Đỗ Thiên Kính PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY Hà Nội - 2017 2 Mục lục Lời giới thiệu... ............................................................................................................................7 Chương I – K HÁI LƯỢC VỀ PH ÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘ I.. 10 Đề dẫn .................................................................................................................................... 10 1. Tìm hiểu phân tầng xã hội .................................................................................................. 13 2. Phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội........................................................... 23 3. Di động xã hội ................................................................................................................... 26 4. Đo lường di động xã hội .................................................................................................... 32 5. Khái quát về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới .................... 43 6. Một số vấn đề đặt ra từ tổng quan nghiên cứu giai tầng trong thời kỳ đổi mới .................... 48 Chương II – THỰ C TRẠ NG VÀ XU HƯ ỚNG BIẾN ĐỔ I MÔ HÌNH PHÂN TẦNG XÃ HỘ I ............................................................................................ 54 1. Cơ sở số liệu ...................................................................................................................... 54 2. Phương pháp nghiên cứu .................................................................................................... 57 3. Địa vị kinh tế - xã hội cao thấp giữa các tầng lớp xã hội..................................................... 63 4. Mô hình phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” trong cả nước và hình “quả trám” ở khu vực đô thị .................................................................................................................... 66 5. Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội ...................................... 69 Chương III – DI ĐỘ NG XÃ HỘI G IỮA CÁC TẦNG LỚP..................................... 78 1. Di động xã hội trong cả nước và xu hướng biến đổi của nó ................................................ 78 2. Nguyên nhân của di động xã hội ........................................................................................ 91 Chương IV – K ẾT LUẬN VÀ M ỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐẶT RA .................. 94 1. Kết luận ............................................................................................................................. 94 2. Một số vấn đề cơ bản đặt ra................................................................................................ 96 3. Khuyến nghị định hướng cho phát triển xã hội ................................................................. 100 Phụ lục………. ........................................................................................................................ 103 Tài liệu trích dẫn .................................................................................................................... 104 3 Các chữ viết tắt CNH ĐBSH KT-XH TCTK TLSX TTCN VHLSS XHCN Công nghiệp hóa Đồng bằng sông Hồng Kinh tế - xã hội Tổng cục Thống kê Tư liệu sản xuất Tiểu thủ công nghiệp Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam Xã hội chủ nghĩa 4 Các bảng Bảng 1. 1. Các loại tài sản, nguồn lực và nguồn lợi quy định hệ thống phân tầng xã hội ......................................................................................................... 14 Bảng 1. 2. Tóm tắt một số cách tiếp cận đo lường các tầng lớp xã hội ................... 24 Bảng 1. 3. Đo lường di động xã hội từ thế hệ cha sang thế hệ con ......................... 33 Bảng 1. 4. Các thông số và đặc trưng cơ bản về những hệ thống phân tầng xã hội điển hình trên thế giới ........................................................................... 40 Bảng 1. 5. Những nét đại cương về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới .................................................................................. 43 Bảng 2. 1. Điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và Đông Nam Bộ (2015) ............................................................................ 55 Bảng 2. 2. Điểm số trung bình về uy tín nghề nghiệp ở 55 nước trên thế giới ........ 56 Bảng 2. 3. 48 lĩnh vực nghề nghiệp ở Việt Nam (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số) .............................................................................................................. 60 Bảng 2. 4. Một số chỉ báo về địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2010~2014).......................................................................................... 63 Bảng 2. 5. Địa vị kinh tế - xã hội của đảng viên và người ngoài đảng (2014)......... 64 Bảng 2. 6. Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014) .................... 66 Bảng 2. 7. Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn và đô thị (2002, 2014) ..................................................................................................... 67 Bảng 2. 8. Trị giá chỗ ở chính và khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội (2002~2014).......................................................................................... 71 Bảng 2. 9. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014) ........................... 72 Bảng 2. 10. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014) .............................................................................................................. 74 Bảng 2. 11. So với 5 năm trước, cuộc sống gia đình ông/bà có được cải thiện hơn không? .................................................................................................. 77 Bảng 3. 1. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2002-2004) ...... 79 Bảng 3. 2. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2004-2006) ...... 79 Bảng 3. 3. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2006-2008) ...... 80 Bảng 3. 4. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2010-2012) ...... 80 Bảng 3. 5. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2012-2014) ...... 80 Bảng 3. 6. Di động đi ra từ nghề nghiệp trước đây đến các nghề nghiệp hiện tại ... 81 Bảng 3. 7. Di động đi vào nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp trước đây ....... 83 Bảng 3. 8. Di động đi ra và di động đi vào của ba giai tầng xã hội ......................... 85 Bảng 3. 9. Các chỉ số về di động xã hội qua khảo sát VHLSS (2002~2014) .......... 86 Bảng 3. 10. Tỉ lệ % khác nhau giữa hai mép lề trong các bảng ma trận di động xã hội ......................................................................................................... 88 Bảng 3. 11. Các chỉ số về di động xã hội ở Nhật Bản............................................. 91 5 Các hình Hình 1. 1. Mô hình cơ bản về quy trình phân tầng xã hội ....................................... 28 Hình 1. 2. Mô hình đạt được địa vị của di động xã hội ........................................... 31 Hình 1. 3. Vị trí các đẳng cấp trong hành lang quán Giá (năm 1937) ..................... 45 Hình 1. 4. Mô hình “2 giai, 1 tầng” (hoặc nhiều tầng) đang thay đổi theo thời gian ........................................................................................................................ 53 Hình 2. 1. Địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2014) ................... 64 Hình 2. 2. Sơ đồ 3 tầng lớp xã hội (cao, trung lưu, thấp) ở Việt Nam..................... 65 Hình 2. 3. Mô hình các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014) .......................... 67 Hình 2. 4. Mô hình các tầng lớp xã hội ở nông thôn và đô thị (2002, 2014) ........... 68 Hình 2. 5. Bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội qua trị giá chỗ ở chính (2002~2014).................................................................................................... 71 Hình 2. 6. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014) ............................ 72 Hình 2. 7. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014) . 74 Hình 2. 8. Diện tích đất trồng trọt do các hộ gia đình ở nông thôn quản lý và sử dụng ................................................................................................................ 75 Hộp Hộp 1. 1. Mô hình 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp trên thế giới........... 12 6 Lời giới thiệu Ở Việt Nam, nhiều người nghiên cứu phân tầng xã hội từ đầu những năm 1990 cho đến hiện nay, nhưng chưa có ai tìm hiểu chủ đề này như các nhà xã hội học trên thế giới thường nghiên cứu về nó. Điều này thể hiện sự lạc hậu trong nghiên cứu phân tầng xã hội ở Việt Nam so với quốc tế và đã thôi thúc tôi viết cuốn sách này. Cuốn sách là kết quả tích lũy kiến thức nghiên cứu trong nhiều năm của tác giả và kế thừa trực tiếp từ công trình nghiên cứu trước đây của mình (Đỗ Thiên Kính, 2012). Cuốn sách trình bày những nội dung về lý thuyết và thực nghiệm phân tầng xã hội, di động xã hội trong cả nước theo hướng hội nhập với quốc tế trong hoàn cảnh cụ thể của Việt Nam. Nhưng, đó cũng chỉ là những nội dung thiết thực trước mắt đối với tình trạng nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay mà thôi. Trong đó, riêng nội dung về di động xã hội có rất ít người nghiên cứu xã hội học ở Việt Nam thấu hiểu theo nghĩa là có thể đo lường di động xã hội như thế nào. Chi tiết hơn, xin giới thiệu những nội dung cụ thể được đề cập trong bốn chương của cuốn sách. Chương I trình bày và tìm hiểu một số nội dung khái lược về lý thuyết phân tầng xã hội và di động xã hội. Trong đó, phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội và đo lường di động xã hội chắc là mới lạ đối với đa số người nghiên cứu ở Việt Nam. Đồng thời, chương này cũng tìm hiểu một số nét khái quát về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới. Kết quả nghiên cứu cho thấy cấu trúc xã hội Việt Nam truyền thống “Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương” đã thể hiện lý thuyết phân tầng xã hội của xã hội học quốc tế. Từ lý thuyết xã hội học đã đặt ra một số vấn đề cho nghiên cứu phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới: Tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xã hội là gì? Hệ thống phân tầng xã hội bao gồm những tầng lớp nào? Sắp xếp thứ bậc các tầng lớp xã hội như thế nào? Mô hình tổng thể các tầng lớp xã hội có hình dạng gì? Di động xã hội giữa các tầng lớp ra sao? Những vấn đề đặt ra này sẽ được đề cập và giải quyết trong Chương II và Chương III tiếp theo. Hai chương này trình bày sự vận dụng lý thuyết từ Chương I vào thực nghiệm về phân tầng xã hội và di động xã hội ở Việt Nam (dựa trên cơ sở phân tích các bộ số liệu Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam). Chương II trình bày về mô hình phân tầng xã hội giữa các giai tầng. Kết quả nghiên cứu cho thấy bức tranh khác hẳn với quan điểm “hai giai [cấp] một tầng [lớp]” tồn tại từ thời quan liêu bao cấp cho đến hiện nay. Cụ thể là, đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để phân nhóm và xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới thành các tầng lớp xã hội. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, áp dụng sự phân nhóm dựa vào nghề nghiệp và xếp hạng cao thấp theo một số chỉ báo địa vị kinh tế-xã hội, ta có được cấu trúc thứ bậc từ trên xuống dưới bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ bản trong cả nước. Đó là (1) Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành; (2) Nhóm Doanh nhân; (3) Những người Chuyên môn bậc cao; (4) Những người Nhân viên; (5) Những người Công nhân (thợ thuyền); (6) Tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ; (7) Những người Tiểu thủ công nghiệp; (8) Những 7 người Lao động giản đơn; (9) Tầng lớp Nông dân. Các tầng lớp này tạo thành mô hình phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” với đa số nông dân ở dưới đáy. Đây là mô hình phân tầng hai cực thể hiện sự bất bình đẳng xã hội thuộc loại cao. Khi so sánh trở lại với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nông dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (trung lưu bậc trên) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, tư duy lý luận chủ quan thời bao cấp (và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay) lại xếp tầng lớp trí thức ở vào vị trí cuối cùng trong xã hội: “Công – Nông – Binh – Trí sắp hàng tiến lên”. Chương III trình bày về di động xã hội giữa các giai tầng. Kết quả nghiên cứu cho thấy sự di động giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Đặc biệt là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân còn chậm chạp và quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn. Đối với nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa các giai tầng ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Trên cơ sở kết quả nghiên cứu ở Chương II và Chương III đã đặt ra một số vấn đề từ thực tiễn xã hội Việt Nam. Một số vấn đề đặt ra này được trình bày ở Chương IV tiếp theo. Chương IV trình bày sự cần thiết phải thay đổi nhận thức lý luận về giai cấp công nhân. Trước hết, phải thay đổi nhận thức về các thành phần của giai cấp công nhân. Tiếp theo, phải thay đổi nhận thức về thứ bậc giữa các tầng lớp và tầng lớp nào lãnh đạo xã hội. Cuối cùng, trên cơ sở thực trạng tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé và tầng lớp nông dân rất đông đảo, một vấn đề cơ bản đặt ra là khi nào Việt Nam trở thành nước công nghiệp? Cuốn sách nghiêng về dự báo Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2040 với tầng lớp nông dân sẽ thu hẹp lại và tầng lớp trung lưu mở rộng sẽ chiếm tỉ lệ đông đảo. Mô hình xã hội có tầng lớp trung lưu đông đảo sẽ ít phân cực hơn. Đến khi ấy, xã hội Việt Nam mới thực sự trở thành nước công nghiệp. Cũng đến lúc ấy, tầng lớp nông dân đông đảo ở đáy kim tự tháp mới bị thu hẹp căn bản và chuyển dịch đi lên các tầng lớp trung lưu. Khi mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” trở thành hiện thực, thì nó sẽ thay thế cho mô hình “kim tự tháp” hiện nay ở Việt Nam. Tôi hy vọng rằng, công trình này sẽ là những viên gạch xây dựng nền móng cho nghiên cứu phân tầng xã hội Việt Nam trong tương lai. Cuốn sách này có thể được sử dụng làm tài liệu giảng dạy và tham khảo để nghiên cứu đối với ai quan 8 tâm đến lĩnh vực phân tầng xã hội ở Việt Nam. Nhân dịp cuốn sách xuất bản, tác giả chân thành cám ơn Viện Xã hội học và Nhà xuất bản Khoa học xã hội đã tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình nghiên cứu và xuất bản cuốn sách này. Tác giả rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của độc giả về công trình này để những nghiên cứu tương tự trong tương lai được tốt hơn. Tác giả Đỗ Thiên Kính Email: kinhdt@gmail.com 9 Chương I – KHÁI LƯỢC VỀ PHÂN TẦNG XÃ HỘI VÀ DI ĐỘNG XÃ HỘI Đề dẫn Các khái niệm giai cấp, tầng lớp, hoặc giai tầng trong công trình nghiên cứu này có nghĩa nội dung tương tự nhau. Để hiểu phân tầng trong xã hội công nghiệp hiện nay, cần phải hiểu phân tầng xã hội trong lịch sử. Các hệ thống phân tầng đương đại khác biệt đáng kể với các hệ thống phân tầng cơ bản trong lịch sử. Chế độ chiếm hữu nô lệ (slavery) là một dạng thức cực đoan của phân tầng xã hội dựa trên một chiều cạnh kinh tế chủ yếu là sở hữu con người (Kerbo, 2000:523). Trong xã hội đó, con người được phân chia thành hai loại (chủ nô và nô lệ) dựa trên sở hữu của một số người đối với những người khác được coi như là tài sản của họ. Chủ nô chiếm hữu nô lệ như là một thứ tư liệu sản xuất (TLSX). Mối quan hệ giữa chủ nô và nô lệ như vậy được pháp luật thừa nhận. Hệ thống đẳng cấp (caste) là một dạng thức phân tầng xã hội khép kín dựa trên cơ sở thứ bậc địa vị và sự quy gán sẵn nghiêm ngặt (Kerbo, 2000:518). Trong đó, địa vị xã hội của cá nhân được xác lập ngay từ khi sinh ra và không thể thay đổi. Địa vị này được trao truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác (cha truyền con nối). Giữa các đẳng cấp được xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới và có ranh giới phân chia cứng nhắc. Các đẳng cấp là khép kín và đẳng cấp dưới không thể di động lên đẳng cấp trên. Những thành viên thuộc các đẳng cấp khác nhau không được kết hôn với nhau. Chế độ phong kiến châu Âu (estates) là một dạng thức phân tầng trong xã hội nông nghiệp dựa trên sở hữu đất đai với mức độ cao về quy gán sẵn (Kerbo, 2000:520). Các tầng lớp được phân chia dựa trên cơ sở về sở hữu ruộng đất có quyền thừa kế và được thiết lập bởi pháp luật quy định về quyền và nghĩa vụ của mỗi tầng lớp. Các tầng lớp là khép kín, có ranh giới phân chia riêng biệt và tầng lớp dưới rất khó có thể di động lên tầng lớp trên. Hệ thống giai cấp (class system) là một hệ thống phân tầng mở trong xã hội công nghiệp. Nó chủ yếu dựa trên cơ sở địa vị kinh tế (và cũng dựa trên địa vị quyền lực trong mức độ nhất định) và bao gồm sự kết hợp của quy gán sẵn và giành đạt được (Kerbo, 2000:519). Mặc dù giai cấp là khái niệm được sử dụng thường xuyên nhất trong xã hội học, nhưng vẫn chưa có sự tán thành rõ ràng trong việc đưa ra định nghĩa tốt nhất về khái niệm này như thế nào. Đối với K. Marx, giai cấp bao gồm những người ở vị trí có mối quan hệ cùng nhau đối với tư liệu sản xuất và mối quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột. M. Weber cũng nhìn giai cấp như một phạm trù kinh tế, nhưng ông nhấn mạnh sự tương tác của nó với địa vị xã hội và đảng phái (Giddens, 2001:284, 684). M. Weber còn đưa ra khái niệm cơ hội cuộc đời (life chances) là cách tốt nhất để hiểu nghĩa giai cấp là gì. Cơ hội cuộc đời có nghĩa là những cơ hội của một người để nhằm đạt được sự thịnh vượng về kinh tế (Giddens, Anthony and Mitchell Duneier, 2000:148, 542). Hoặc, “một trong những định nghĩa chung nhất, phổ biến nhất về giai cấp là nhóm người có địa vị tương tự nhau, có lợi ích kinh tế và chính trị cũng tương tự nhau trong hệ thống phân tầng. 10 Theo Max Weber, giai cấp là một chiều cạnh của phân tầng xã hội dựa trên sở hữu tài sản (hoặc không sở hữu) – như lý thuyết Macxit, và cũng dựa trên trình độ kỹ năng nghề nghiệp” (Kerbo, 2000:519). Cũng theo cách diễn đạt của Harold R. Kerbo, sự phân chia giai cấp dựa trên cơ sở ba tiêu chuẩn chủ yếu: (1) Vị trí của một cá nhân trong cấu trúc nghề nghiệp; (2) Vị trí của một cá nhân trong các cấu trúc quyền hành (có bao nhiêu người phải tuân theo lệnh đối với bao nhiêu cá nhân đưa ra lệnh); (3) Sở hữu tài sản của một cá nhân (hoặc cụ thể hơn là sở hữu TLSX, vốn) – có thể gọi đó là cấu trúc tài sản. Trong đó, cấu trúc nghề nghiệp là dạng thức phân tầng dễ nhận thấy phổ biến nhất (trong sự tương phản với các quan hệ tài sản và khác biệt quyền lực), bởi vì hầu hết mọi người trong các xã hội công nghiệp đều phụ thuộc vào thu nhập từ nghề nghiệp (Kerbo, 2000:12, 125). Có lẽ do vậy mà thời gian gần đây, các nhà khoa học xã hội đã sử dụng rộng rãi nghề nghiệp như là chỉ báo giai cấp xã hội. Những người khác thì nhấn mạnh đến sở hữu tài sản và của cải, thậm chí họ lựa chọn cả phong cách sống. Như thế, chúng ta có thể định nghĩa giai cấp là tập đoàn lớn những người cùng nhau chia sẻ những nguồn lực kinh tế. Những nguồn lực này có ảnh hưởng mạnh đến phong cách sống mà người ta hướng theo. Sở hữu của cải và nghề nghiệp là cơ sở chủ yếu của sự phân biệt giai cấp (Giddens, 2001:282, 684-685). Hệ thống giai cấp có bốn đặc điểm nổi bật khác với ba hệ thống trước đó như trình bày dưới đây (Giddens, Anthony and Mitchell Duneier, 2000:148; Giddens, 2001:282): Sự phân chia giai cấp dựa trên cơ sở kinh tế (tức là bất bình đẳng về sở hữu và kiểm soát các nguồn lực vật chất). Trong các hệ thống phân tầng khác, các nhân tố phi kinh tế (như ảnh hưởng của tôn giáo trong hệ thống đẳng cấp Ấn Độ) là quan trọng nhất (tức là những bất bình đẳng thường mang tính chất pháp lý hoặc tôn giáo). Hệ thống giai cấp là lỏng lẻo/mềm dẻo (fluid) hơn các hệ thống phân tầng khác và ranh giới giữa các giai cấp thường không rõ ràng. Không như các kiểu loại tầng lớp khác, các giai cấp không được thiết lập bởi những điều khoản luật pháp, hoặc tôn giáo. Các thành viên giai cấp thường không dựa trên cơ sở kế thừa địa vị bởi luật pháp hoặc tục lệ. Không có hạn chế chính thức về kết hôn giữa những thành viên thuộc các giai cấp khác nhau. Địa vị giai cấp có một phần là địa vị giành đạt được (phải phấn đấu mới giành được), chứ không đơn giản được “ban cho” cá nhân từ lúc sinh ra như trong các hệ thống phân tầng khác. Di động xã hội đi lên, đi xuống trong cấu trúc giai cấp là phổ biến và thường xuyên hơn các hệ thống phân tầng khác. Trong các hệ thống phân tầng khác, sự bất bình đẳng được biểu hiện chủ yếu thông qua mối quan hệ cá nhân về nghĩa vụ và bổn phận giữa tá điền và điền chủ, nô lệ và chủ nô, các cá nhân ở đẳng cấp cao và đẳng cấp thấp. Ngược lại, hệ thống giai cấp hoạt động chủ yếu thông qua sự kết nối rộng rãi của những cá nhân nói chung (không nói về riêng ai). Ví dụ, một cơ sở căn bản của phân biệt giai cấp là sự bất bình đẳng về tiền lương và điều kiện làm việc. Những điều này tác động đến mọi người trong các nhóm nghề nghiệp xác 11 định và nó như là kết quả của hoàn cảnh kinh tế đang thịnh hành trong nền kinh tế nói chung. Từ nội dung khái quát về hệ thống giai cấp ở trên, các nhà nghiên cứu đã tạo dựng nên mô hình 5 giai cấp cơ bản phổ biến đối với hầu hết các quốc gia công nghiệp (Rothman, 2005:43) được thể hiện ở Hộp 1.1. Hộp 1. 1. Mô hình 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp trên thế giới 1. Giai cấp tinh hoa/thượng lưu (elite class) bao gồm số ít người có thế lực đặc biệt về kinh tế, xã hội và chính trị. Họ ở trên đỉnh cao nhất của hệ thống phân tầng. Giai cấp này bao gồm hai nhóm: (1) Giới quan chức tinh hoa (institutional elite) bao gồm cả nam và nữ ở vị trí thượng đỉnh trong các cơ quan, tổ chức chủ đạo và có ảnh hưởng lớn của chính phủ, giới kinh doanh, lĩnh vực công nghiệp, truyền thông, giáo dục và tôn giáo; (2) Giới tinh hoa các nhà tư bản (capitalist elite) bao gồm các cá nhân và gia đình có quyền lực được bắt nguồn từ của cải và tài sản của họ (hơn là từ vị trí theo cấu trúc). 2. Giai cấp trung lưu lớp trên (upper middle class) bao gồm những người có nghề nghiệp trên cơ sở tri thức chuyên môn (ví dụ những người chuyên nghiệp hưởng lương, như các bác sĩ, luật sư, nhà khoa học, kiến trúc sư, kỹ trị cao cấp, kỹ sư, lập trình computer), những người quản lý. Những người này tương đối ít tài sản, nhưng có vị trí cao (hoặc trung bình) trong nghề nghiệp. 3. Giai cấp trung lưu lớp dưới (lower middle class) bao gồm những người như giáo viên phổ thông, các loại nhân viên (kỹ thuật, bảo hiểm, bán hàng, văn phòng, thư ký, dịch vụ) và công chức. 4. Giai cấp lao động (working class) bao gồm những người lao động chân tay (còn gọi là công nhân cổ xanh) trong các nhà máy, công xưởng, hầm mỏ, trang trại, lái xe tải, máy kéo, taxi, những người cứu hỏa và quản giáo. Những người này có ít, hoặc không có tài sản, quyền hành. 5. Giai cấp hạ lưu/nghèo (poor/lower class) ở dưới đáy của hệ thống phân tầng. Họ bao gồm những người sống ở bên lề hệ thống sản xuất. Họ không có kỹ năng và làm những công việc dọn dẹp nhà cửa, văn phòng, nơi công cộng, hoặc là những người thất nghiệp. Những người này không có tài sản và quyền hành. Nguồn: Biên tập lại (có bổ sung và thay đổi) từ các nguồn tài liệu (Rothman, 2005:60, 61; Kerbo, 2000:13, 218; Scott, 2009:469, 470) Hộp 1.1 thể hiện sự phân chia giai cấp theo ba tiêu chuẩn chủ yếu đã dẫn từ Harold R. Kerbo trên đây. Trong đó, giai cấp tinh hoa/thượng lưu ở trên đỉnh được xác định dựa trên sở hữu, kiểm soát tài sản và quyền lực (tức là dựa trên cấu trúc tài sản và cấu trúc quyền lực). Giai cấp này có sở hữu và kiểm soát nhiều nguồn lực nhất, còn giai cấp hạ lưu/nghèo ở dưới đáy có ít nguồn lực nhất và không có quyền hành. Ba giai cấp ở giữa được xác định dựa trên cấu trúc nghề nghiệp. Như vậy, các chiều cạnh xác định giai cấp bao gồm cả tài sản, quyền lực và uy tín nghề nghiệp (dựa trên lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber, có bao hàm cả K. Marx). Các chiều cạnh này cùng nhau hội tụ vào giai cấp trên đỉnh và không hội tụ vào giai cấp dưới đáy. Tức là, giai cấp trên đỉnh có nhiều tài sản, quyền lực và địa vị xã hội cao. Còn giai cấp dưới đáy có ít, hoặc không có những thứ này. Các giai cấp đáng quan tâm và đại diện cho xã hội công nghiệp trong Hộp 1.1 là giai cấp trung lưu ngày 12 càng mở rộng và chiếm phần lớn trong các nước công nghiệp: “Theo hầu hết những quan sát, giai cấp trung lưu hiện nay bao gồm phần lớn dân số nước Anh và hầu hết các nước đã công nghiệp hóa khác” (Giddens, 2001:293). Những nét đại cương về các hệ thống phân tầng trong lịch sử trên đây đã thể hiện như là một bức tranh tổng quát về bất bình đẳng trở nên rộng khắp trong hầu hết các xã hội con người. Từ đây, chúng ta có thể hiểu rằng, xung đột thường nằm ở bên dưới hệ thống phân tầng xã hội. Trên thực tế, tồn tại sự bất bình đẳng và xung đột về các nguồn lực khan hiếm đã tất yếu tạo ra phân tầng xã hội (Kerbo, 2000:73). Như vậy, các hệ thống phân tầng cơ bản trong lịch sử trên đây là sự phân chia thành nhiều tầng lớp xếp chồng lên nhau theo trật tự trên dưới, trong đó những người có nhiều đặc quyền đặc lợi thì ở trên đỉnh, còn người có ít hơn thì ở dưới đáy. Các hệ thống phân tầng đã thể hiện các nguồn lực khan hiếm trong xã hội được phân chia như thế nào. Tức là, các hệ thống phân tầng đều nhằm xác định ai có được cái gì, có tài sản và nguồn lực gì. Mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản (Hộp 1.1) sẽ được tham khảo để xây dựng mô hình phân tầng xã hội cho Việt Nam (Chương II) trong quá trình công nghiệp hóa hiện nay. ♣ Những tri thức về phân tầng xã hội hiện nay đều được xây dựng trên cơ sở nền tảng lý luận của Karl Marx (1818-1883) và Max Weber (1864-1920). Chương này trình bày những kiến thức được tổng hợp và phân tích từ những thành tựu của xã hội học hiện đại về phân tầng xã hội trên thế giới. Những nội dung trình bày trong chương này là thiết thực trước mắt đối với tình trạng lý luận về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Đó là trình bày khái lược hai nội dung về phân tầng xã hội và di động xã hội. Hai nội dung này như là hai góc nhìn “tĩnh” và “động” về cấu trúc xã hội. Cụ thể, nội dung về phân tầng xã hội nhằm trả lời câu hỏi: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy? – Who gets what, and why?” Tiếp theo, làm thế nào mà người ta “có được cái gì” – tức là bằng con đường (cách thức, phương thức) nào để người ta có được tài sản và những nguồn lợi xã hội. Đó chính là nội dung về di động xã hội nhằm trả lời cho câu hỏi tiếp theo: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” (“Who gets ahead, and why?” Đây là hai câu hỏi then chốt nhằm tìm hiểu bản chất của phân tầng xã hội và di động xã hội từ xưa đến nay. Đối với câu hỏi: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy?” “Cái gì” – đó là các loại tài sản, nguồn lực và nguồn lợi xã hội làm nền tảng quy định hệ thống phân tầng được thể hiện trong Bảng 1.1. 1. Tìm hiểu phân tầng xã hội Bắt đầu tìm hiểu phân tầng xã hội: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy?” cần xác định một vài khái niệm cơ bản có liên quan với nhau nhằm dẫn tới sự hiểu biết về phân tầng xã hội. Đó là nội dung tóm lược về ba khái niệm: khác biệt xã hội, bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội (Kerbo, 2000:10, 11). Khác biệt xã hội là sự miêu tả đơn thuần về tình trạng khác nhau theo những đặc điểm, phẩm chất cá nhân và vị trí công việc của mọi người trong xã hội. Ví dụ, có thể phân chia 13 thành những nhóm người khác nhau về giới tính, chủng tộc và sự phân công lao động . . . Xã hội càng công nghiệp hóa, sự phân công lao động càng tăng thì tình trạng khác biệt giữa mọi người càng nhiều. Tức là, càng tăng sự phân công lao động, thì tình trạng khác biệt xã hội càng đa dạng. Điều quan trọng là ở chỗ, sự khác nhau này chưa được xã hội đánh giá và chưa được xếp hạng theo những thứ bậc cao thấp đối với nhau. Đây là tình trạng đầu tiên dẫn tới sự bất bình đẳng và phân tầng xã hội. Chúng ta có thể phân nhóm xã hội theo sự khác nhau này và các nhóm hoàn toàn bình đẳng với nhau theo nghĩa chưa đặt nhóm nào cao hơn nhóm nào. Liên hệ khái niệm này với tình hình nghiên cứu về các giai cấp và tầng lớp ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới ta thấy khái niệm này thể hiện rõ qua cách trình bày trong các nghiên cứu về chủ đề gọi là “cơ cấu xã hội”. Bảng 1. 1. Các loại tài sản, nguồn lực và nguồn lợi quy định hệ thống phân tầng xã hội Nhóm tài sản Các ví dụ chọn lọc 1. Kinh tế Sở hữu đất đai, nhà máy, sức lao động 2. Chính trị Quyền uy trong gia đình, quyền hành nơi làm việc; đảng phái và quyền lực xã hội; thủ lĩnh 3. Văn hóa Khuôn mẫu/thói quen tiêu dùng; phong cách sống; vốn văn hóa 4. Xã hội Tiếp cận các mạng lưới xã hội, câu lạc bộ, hiệp hội, công đoàn; vốn xã hội 5. Uy tín Uy tín (Prestige); danh tiếng; tôn kính và (Honorific) xúc phạm 6. Công dân Quyền có tài sản, bầu cử, ứng cử; tự do ngôn luận và lập hội 7. Con người Kỹ năng; chuyên môn; đào tạo nghề; kinh nghiệm; học vấn; kiến thức Các trường phái liên quan Karl Marx; Erik Wright Max Weber; Ralf Dahrendorf Pierre Bourdieu; Paul DiMaggio W. Lloyd Warner; James Coleman Edward Shils; Donald Treiman T. H. Marshall; Rogers Brubaker Kaare Svalastoga; Gary Becker Nguồn: Biên tập lại (có bổ sung và thay đổi) từ tài liệu (Grusky, 2001:4) Bất bình đẳng xã hội là tình trạng những cá nhân tiếp cận không công bằng các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản, dịch vụ và các vị trí trong xã hội (được thể hiện ở Bảng 1.1). Đồng thời, sự tiếp cận không công bằng này được xã hội đánh giá. Như thế, bất bình đẳng xã hội là sự khác biệt xã hội đã được đánh giá và xếp hạng theo những thứ bậc cao thấp đối với nhau. Đây là điều cần được nhấn mạnh và nó cũng là trạng thái tiếp theo dẫn tới phân tầng xã hội. Do vậy, bất bình đẳng xã hội có liên quan chặt chẽ đến những vị trí khác nhau trong cấu trúc xã hội. Từ những vị trí khác nhau này mà người ta có thể tiếp cận không công bằng các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và dịch vụ xã hội. Điều đó là do sự khác biệt về đặc điểm, phẩm chất cá nhân và vị trí công việc của mỗi người trong xã hội. Giới nghiên cứu xã hội học đã mượn thuật ngữ “các tầng lớp địa chất – strata” trong tự nhiên để áp dụng vào xã hội nhằm miêu tả trực quan “các tầng lớp xã hội”. Sự vay mượn này được bổ sung thêm tính từ “xã hội – social” với hàm ý 14 rằng các nhóm người – như các tầng lớp địa chất – cũng được sắp xếp lần lượt theo trật tự từ tầng cao xuống tầng thấp (Kerbo, 2000:11). Như vậy, xã hội được hình dung là phân chia thành nhiều tầng lớp xếp chồng lên nhau theo trật tự trên dưới, trong đó những người có nhiều đặc quyền đặc lợi thì ở trên đỉnh, còn người kém hơn ở dưới đáy. Các tầng lớp được sắp xếp như vậy gọi là phân tầng xã hội. Bản chất của phân tầng xã hội là một trong những đặc điểm có ý nghĩa nhất và quan trọng nhất cần tìm hiểu (Persell, 1987:183). Nhiều câu hỏi cơ bản đặt ra nhằm tìm hiểu bản chất của phân tầng xã hội (Kerbo, 2000: 17). Trong đó, Gerhard Lenski (1966) đặt ra câu hỏi khái quát hơn đối với nghiên cứu phân tầng xã hội là: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy? – Who gets what, and why?” (dẫn theo Kerbo, 2000:10, 17, 142). Có lẽ vì vậy, Harold R. Kerbo đã định nghĩa “Phân tầng xã hội là tình trạng trong đó sự bất bình đẳng và thứ bậc các nhóm người được xếp hạng theo tôn ti trật tự chặt chẽ và được thiết chế hóa. Đó là hệ thống các mối quan hệ xã hội nhằm xác định ai có được cái gì và tại sao” (Kerbo, 2000:523). Tìm hiểu bản chất của phân tầng nên hướng vào nghiên cứu cách tổ chức xã hội đã khiến cho một số thành viên có nhiều tài sản và nguồn lợi, trong khi một số khác có ít hơn. Những người ở dưới đáy thường chịu nhiều thiệt thòi cả về vật chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, nói về phân tầng là để mô tả những bất bình đẳng giữa các cá nhân, nhóm và các tầng lớp trong xã hội con người. Phân tầng xã hội thể hiện tình trạng bất bình đẳng xã hội mang tính cấu trúc (structured inequalities), và mang tính thiết chế (institutionalized inequalities) - tức là một hệ thống xã hội có sự xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới giữa các tầng lớp được thiết lập và duy trì ổn định. Hệ thống xã hội này nhằm xác định ai có được cái gì và tại sao (Giddens, 2000:146, 149; Kerbo, 2000:11, 523). Thuật ngữ “hệ thống phân tầng – stratification sytem” nhằm nói đến phức hợp các thiết chế xã hội tạo ra và duy trì những bất bình đẳng phải tuân theo. Hệ thống phân tầng bao gồm ba thành phần cơ bản: (1) Quá trình thiết chế hóa để xác định các loại nguồn lợi có giá trị và đáng mong muốn (Tức là cấu trúc xã hội quyết định những cơ hội và sự phân bổ nguồn lợi? – Đỗ Thiên Kính giải thích). (2) Những quy tắc và phương thức để phân phối các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và dịch vụ xã hội. (3) Cơ chế di động xã hội đặt cá nhân vào vị trí nghề nghiệp và tạo ra sự bất bình đẳng về các nguồn lực và nguồn lợi (Grusky, 2001:3). Nội dung ba khái niệm trên có mối quan hệ bao hàm nhau. Chúng như ba vòng tròn đồng tâm. Trong đó, khái niệm khác biệt xã hội là vòng tròn lớn nhất, khái niệm phân tầng xã hội ở trong cùng và nó thể hiện bản chất của xã hội một cách căn bản nhất. Để có thể hiểu và nhận thức được phân tầng xã hội, trước hết cần biết sự phân nhóm xã hội (dựa theo khái niệm khác biệt xã hội). Phân nhóm xã hội là dựa trên một số tiêu chuẩn xác định nào đó để phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở việc phân nhóm xã hội, ta có được các nhóm hoàn toàn bình đẳng với nhau (nhóm nào cũng như nhóm nào). Nhưng, sau khi thực hiện phân nhóm xã hội, người ta tiếp tục tiến hành sắp xếp thứ bậc giữa các nhóm (nhóm nọ đứng trên nhóm kia, dựa theo khái niệm bất bình đẳng xã hội) để tạo thành các tầng lớp theo tôn ti trật tự và dẫn tới phân tầng xã hội (khi bất bình đẳng được cấu trúc hóa và thiết chế hóa). “Khác biệt xã hội trở thành phân tầng xã hội 15 khi con người ta được xếp hạng tôn ti thứ bậc theo chiều cạnh bất bình đẳng nào đó” (Abercrombie, N. et al., 2006:381). Đến lúc này, các nhóm không còn bình đẳng với nhau nữa, mà giữa chúng tồn tại một sự bất bình đẳng xã hội mang tính cấu trúc. Như vậy, sự bất bình đẳng là thuộc tính vốn có trong cấu trúc phân tầng, và phân tầng xã hội đã thể hiện trong nó sự phân nhóm xã hội. Từ mối quan hệ về nội dung ba khái niệm như vậy và dựa trên cơ sở những kết quả đã nghiên cứu, có thể đưa ra khái niệm phân tầng xã hội được trình bày chi tiết dưới đây. Các nhà xã hội học đề cập đến phân tầng xã hội nhằm miêu tả những bất bình đẳng tồn tại giữa các cá nhân, hoặc các nhóm trong xã hội. Các nhóm người tiếp cận không công bằng các loại nguồn lực trên cơ sở vị trí của họ trong xã hội. “Do vậy, phân tầng có thể được định nghĩa một cách đơn giản nhất như là bất bình đẳng có cấu trúc giữa các nhóm người khác nhau” trong việc tiếp cận các loại nguồn lực và nguồn lợi xã hội (Giddens, 2001:282, 699). Hoặc là, “Thuật ngữ phân tầng trong xã hội học thường được áp dụng vào nghiên cứu những bất bình đẳng xã hội có cấu trúc; tức là nghiên cứu bất kỳ những bất bình đẳng có hệ thống giữa các nhóm người, nảy sinh do hậu quả không trù định của các quá trình và quan hệ xã hội” (Scott, J., 2009:735). Chi tiết hơn, phân tầng xã hội là sự phân chia những người trưởng thành trong xã hội thành các nhóm kinh tế-xã hội (KT-XH) khác nhau. Đồng thời, các nhóm này được xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới để tạo thành các tầng lớp trong hệ thống. Mỗi tầng bao gồm những người có địa vị KT-XH tương tự gần với nhau. Hệ thống xếp hạng tôn ti trật tự này là sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc và là thuộc tính của xã hội. Đồng thời, sự bất bình đẳng này cũng mang tính thiết chế và có thể trao truyền qua các thế hệ. Trong hệ thống phân tầng, các thành viên sẽ khác nhau về khả năng thăng tiến (di động) bởi địa vị không giống nhau của họ trong các bậc thang xã hội. Phần lớn các xã hội cho đến hiện nay đều tồn tại sự phân tầng về tài sản, của cải, quyền lực chính trị, uy tín xã hội và đời sống văn hóa. Đồng thời, xã hội còn phân tầng theo giới, tuổi, tôn giáo và tộc người. Định nghĩa chi tiết này được tham khảo từ các nguồn tài liệu (Giddens, Anthony and Mitchell Duneier, 2000:174; Giddens, 2001:282). Để trả lời câu hỏi tại sao đã dẫn ở trên (Who gets what, and why), người ta thường dựa trên lý thuyết chức năng và lý thuyết xung đột để giải thích. Hai lý thuyết này sẽ giải thích vì sao có sự phân tầng, tức là vì sao các tầng lớp lại có được những tài sản và nguồn lợi xã hội khác nhau. “Vì sao tồn tại các hệ thống phân tầng khác nhau? Có mấy cách lý giải cạnh tranh nhau. Một số người cho rằng “con người ta có những gì họ xứng đáng được”; số khác cả quyết rằng những thành viên có lợi thế trong xã hội đã sử dụng quyền lực bề trên, của cải và ảnh hưởng của họ để duy trì địa vị đặc quyền đặc lợi của họ. Số người thứ nhất bao gồm các nhà chức năng luận, những người nhấn mạnh rằng công trạng và sự thành đạt dẫn đến có địa vị xã hội; họ quan tâm xem xét vị trí nghề nghiệp, địa vị, và đôi khi cả số liền kiếm được nữa. Số người sau – các nhà theo thuyết xung đột tập trung vào sự không ngang nhau về của cải, quyền lực và sự kiểm soát. Như vậy, những người theo thuyết chức năng và theo thuyết xung đột đã khảo sát những đặc điểm khác nhau của sự phân tầng” (Persell, 1987:191). 16 Những người theo thuyết chức năng – đại diện là Kingsley Davis và Wilbert Moore – xuất phát từ một tiền đề cho rằng, không có những xã hội không phân tầng. Do đó, mục tiêu đầu tiên của họ là giải thích vì sao sự phân tầng là tất yếu trong mọi hệ thống xã hội. Sở dĩ như vậy, bởi vì mọi xã hội đều cần xác định vị trí và thu hút những cá nhân vào các địa vị xã hội. Đồng thời, trong xã hội có những vị trí nghề nghiệp quan trọng hơn những nghề nghiệp khác. Phải đảm bảo sao cho những người ưu tú nắm giữ những vị trí nghề nghiệp quan trọng hơn một cách thích hợp. Số người ưu tú như vậy trong xã hội là không nhiều và chi phí đào tạo họ tốn kém về kinh phí và thời gian. Cho nên, những người theo thuyết chức năng cho rằng xã hội “buộc phải” phong thưởng nhiều hơn đối với những vị trí nghề nghiệp quan trọng hơn để thu hút những người ưu tú vào những vị trí nghề nghiệp cần thiết đó. Từ đây, họ cho rằng hệ thống phân tầng là “một cơ chế không có ý thức, nhờ đó mà các xã hội đảm bảo rằng những vị trí quan trọng nhất sẽ do những người có trình độ chuyên môn thích hợp nhất tận tâm nắm giữ” (dẫn theo Persell, 1987:191). Hoặc là, Davis và Moore (1945) cho rằng “một xã hội phải có cách nào đó để phân phối những phần thưởng khác nhau tùy theo địa vị. Những phần thưởng và sự phân phối chúng trở thành một bộ phận của trật tự xã hội và như vậy làm nổi bật lên sự phân tầng” (dẫn theo Bilton, 1993:61). Như vậy, đối với những người theo thuyết chức năng, việc xếp hạng một vị trí được quy định bởi tầm quan trọng của vị trí đó trong xã hội, và bởi cả sự khan hiếm những người tài năng, hoặc lành nghề nắm giữ vị trí đó. Hoặc nói cách khác, những người theo thuyết chức năng xuất phát từ một tiền đề cho rằng, “mọi xã hội đều phải sáng chế ra những phương tiện nhất định để gây động cơ phấn đấu cho những người ưu tú nhất vào làm những nghề quan trọng và khó khăn nhất, và để họ làm việc một cách tận tụy và hiệu quả. Có thể giải quyết ‘vấn đề động cơ’ này theo nhiều cách khác nhau, nhưng có lẽ giải pháp đơn giản nhất là kiến tạo một tôn ti thứ bậc những sự đãi ngộ (ví dụ uy tín, tài sản và quyền lực; nhưng nói chung là bao hàm cả đãi ngộ về kinh tế và sự tán thành của những người khác) để dành đặc quyền cho những người nắm giữ những vị trí quan trọng về mặt chức năng. Điều này có nghĩa là tạo lập một hệ thống bất bình đẳng được thể chế hóa (tức tạo ra một hệ thống phân tầng) mà chủ yếu là cơ cấu nghề nghiệp” (Mai Huy Bích, 2010:3-4). Donald J. Treiman (1977) cho rằng, những cách lý giải của lý thuyết chức năng được sự hỗ trợ ở một mức độ nào đó bởi một cuộc nghiên cứu xuyên quốc gia đã cho thấy các nghề nghiệp được xếp hạng rất giống nhau ở 60 nước công nghiệp và nông nghiệp. Tuy nhiên, tất cả các nghề không được phong thưởng ngang nhau (dẫn theo Persell, 1987:191). Kết quả nghiên cứu thực nghiệm này đều khẳng định và chứng minh cho lý thuyết chức năng. Đây là cơ sở lý luận quan trọng mà các nhà nghiên cứu đã dựa vào cấu trúc nghề nghiệp để vẽ nên bản đồ giai cấp xã hội. Sở dĩ như vậy, bởi vì sự phân công lao động (tức nghề nghiệp) là hợp chức năng đối với một xã hội. Đó cũng là cơ sở để các nhà nghiên cứu dựa vào nhằm giải thích vì sao các nghề nghiệp được xếp hạng giống nhau đến thế ở nhiều xã hội khác nhau (60 nước). Nói tóm lại, sự bất bình đẳng về tài sản, nguồn lợi kinh tế, xã hội trong hệ thống phân tầng là “một cơ chế không có ý thức”, nhờ đó mà các xã hội đảm bảo rằng những cá nhân tài năng được đào tạo sẽ nắm giữ 17 những vị trí quan trọng. Bằng cách này, những chức năng quan trọng nhất trong xã hội sẽ được những người tài năng nhất thực hiện, và các nguồn lợi lớn nhất được dành cho những vị trí đó – mà nó đòi hỏi sự đào tạo nhiều nhất (Scott, J., 2009:269270). Do vậy, “Phân tầng là phổ biến và là kết quả của sự cần thiết phải bổ nhiệm đầy đủ những vị trí quan trọng về chức năng” (Abercrombie, 2006 :158). Một hệ thống phân tầng như thế trong việc ban thưởng, đãi ngộ các nguồn lợi và trừng phạt khác nhau là cần thiết để xã hội vận hành có hiệu quả. Trong khi thuyết chức năng cho rằng các tầng lớp (phân tầng) như là những bộ phận thực hiện các chức năng khác nhau, mang tính chất hợp chức năng đối với xã hội và là nguồn gốc tạo nên sự ổn định, thì các lý thuyết xung đột (đại diện là Karl Marx và Max Weber) lại cho rằng phân tầng nhất định sẽ dẫn đến mất ổn định và biến đổi xã hội. Những người theo lý thuyết xung đột coi phân tầng là nguồn gốc chủ yếu của sự căng thẳng và xung đột xã hội. Họ coi phân tầng là kết quả của sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích, các tầng lớp xã hội hoặc giai cấp khác nhau đối với các loại nguồn lực, nguồn lợi có hạn và khan hiếm trong xã hội. Sự cạnh tranh như vậy đã dẫn đến bất bình đẳng sâu sắc về chính trị, kinh tế và xã hội. Như vậy, các lý thuyết xung đột là một cách nhìn xã hội học nhằm tập trung vào những mâu thuẫn, bất đồng và cạnh tranh nhau về các quyền lợi trong xã hội con người. Những người theo lý thuyết xung đột tin rằng sự khan hiếm và có giá trị của các nguồn lực trong xã hội đã sản sinh ra xung đột như là cuộc đấu tranh của các nhóm để giành quyền tiếp cận và kiểm soát các nguồn lực đó (Giddens, 2001:685). Hoặc là, một cuốn sách nhập môn xã hội học đã viết về những người theo lý thuyết xung đột – họ nhìn phân tầng xã hội như là “kết quả của sự cạnh tranh giữa các nhóm lợi ích hoặc các giai cấp khác nhau. Các nhóm sử dụng quyền lực và các nguồn lực mà họ kiểm soát để khẳng định và bảo vệ vị trí của họ trong quan hệ với các nhóm khác […]. Một khi họ đã có cơ sở vật chất tương đối lâu bền, những vị trí đó có thể được chuyển giao cho con cháu họ. Những bất bình đẳng về của cải nảy sinh và sau đó trở thành nguồn gốc mà người ta có thể sử dụng để duy trì những lợi thế bề trên […]. Phân tầng nảy sinh do sự chinh phục, cạnh tranh và xung đột của nhóm […]. Phân tầng xã hội xuất hiện do kết quả của một hay nhiều nhóm bị các nhóm khác thống trị. Sự thống trị này có thể dựa trên cơ sở sự kiểm soát khác nhau đối với tài sản, hàng hóa, các dịch vụ và giá trị thị trường không ngang nhau của các nghề nghiệp khác nhau. Do phân tầng dựa trên cơ sở thống trị và áp bức, cho nên tiềm năng chống đối, kháng cự và thù địch của các nhóm bị thống trị là luôn có” (Persell, 1987:192-194). Như vậy, lý thuyết xung đột cho rằng phân tầng xã hội như là sự phản ánh kết quả của người thắng cuộc và người thua cuộc trong cuộc cạnh tranh đối với những nguồn lợi có hạn trong xã hội. Lý thuyết này nhấn mạnh đến phương diện cấu trúc xã hội trong hệ thống phân tầng (hoặc là tác động của cấu trúc xã hội đến phân tầng được thể hiện qua sự chuyển giao cho thế hệ sau), hơn là phương diện tài năng và năng lực cá nhân. Từ đây, có thể suy ra rằng cấu trúc xã hội đã an bài địa vị mỗi người, bất kể tài năng và năng lực của họ ra sao. Đồng thời, những xung đột và đấu tranh xã hội tất yếu sẽ xảy ra để phá vỡ thế an bài được cấu trúc hóa đó và tạo lập thế an bài mới. Cứ như thế, xã hội biến đổi và phát triển. 18 Hai loại lý thuyết giải thích vì sao có sự phân tầng trên đây đều có những nội dung hợp lý (nhưng chúng cũng bị phê phán ở một số điểm). Mỗi loại lý thuyết trả lời những nội dung cụ thể cho câu hỏi tại sao là tốt hơn lý thuyết kia và ngược lại. Do vậy, người ta đã cố gắng kết hợp cả hai loại lý thuyết với nhau để đưa ra câu trả lời tổng hợp. Có lẽ Gerhard Lenski (1966) là người “có sự nỗ lực trọn vẹn nhất nhằm tổng hợp các quan điểm chức năng luận và xung đột về sự phân tầng” (Persell, 1987:194). Ông xuất phát từ giả thuyết cho rằng con người ta là ích kỷ, do vậy họ sẽ lựa chọn những lợi ích cho bản thân (hoặc cho nhóm của họ) hơn là cho tất cả những người khác. Đặc biệt, người ta sẽ đấu tranh để giành lấy những nguồn lực khan hiếm trong xã hội. Trong cuộc đấu tranh đó một số người sẽ được hưởng nhiều nguồn lực hơn do vị trí xã hội (quyền lực) của họ (cách giải thích này đã dựa vào lý thuyết xung đột) và do tài năng tự nhiên của họ (cách giải thích này đã dựa vào lý thuyết chức năng). Địa vị xã hội tác động đến cơ may con người để phát triển tài năng của họ. Mặt khác, kỹ năng và đào tạo lại giúp con người đạt được những vị trí xã hội nhất định. Kết quả cuối cùng của cuộc đấu tranh là sự bất bình đẳng xã hội. Như vậy, quyền lực là nguồn gốc hàng đầu của những bất bình đẳng xã hội cơ bản. Đồng thời, một số bất bình đẳng này có thể mang tính chức năng đối với xã hội, bởi vì mỗi người đều thực hiện những vai trò nhất định trong xã hội. Khi bất bình đẳng xã hội được xác lập, con người có xu hướng dùng vị trí (quyền lực) của họ và các nguồn lực khác để duy trì và nâng cao ưu thế của mình lên. Theo cách như vậy, sự bất bình đẳng tiếp tục được mở rộng và trở thành phân tầng xã hội ổn định lâu dài. (dẫn theo Persell, 1987:194-195, 201). Đại biểu Beegley (1989) cũng đã cố gắng kết hợp hai lý thuyết chức năng và xung đột với nhau. Sự kết hợp này được thể hiện qua 3 điểm chính: (1) Quyền lực là yếu tố quyết định chủ yếu đối với sự phân bố các nguồn lực khan hiếm. Xã hội có thể được hiểu như là các nhóm cạnh tranh để giành lấy nguồn lực khan hiếm. (2) Sự phân bố của quyền lực (và các nguồn lực khan hiếm) là bị cấu trúc về mặt xã hội. Tức là cấu trúc xã hội quy định những cơ hội và sự phân bố các nguồn lực. (3) Năng lực và tài năng cá nhân khác nhau đã tạo nên sự khác biệt xã hội. Hai điểm đầu được rút ra từ lý thuyết xung đột, điểm thứ ba bắt nguồn từ lý thuyết chức năng. Trong đó, quyền lực (hay là cấu trúc xã hội của quyền lực) có vai trò quan trọng nhất. Tức là, cấu trúc xã hội là quan trọng hơn tài năng cá nhân (dẫn theo Nguyễn Hữu Minh, 2013:60-61). Khi đánh giá hai lý thuyết chức năng và lý thuyết xung đột, Harold R. Kerbo đã cân đối so sánh những bằng chứng (với sự gia trọng/gia giảm chúng) theo quan điểm lịch sử và đưa ra “kết luận rằng các lý thuyết xung đột có thể trả lời tốt hơn đối với những câu hỏi về phân tầng xã hội”. Đó là câu hỏi chủ yếu Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy? Liên quan đến câu hỏi chủ yếu này là những câu hỏi khác: Sự bất bình đẳng đã được duy trì như thế nào? Tại sao sự bất bình đẳng và các nhóm lại nhận được phần lớn các nguồn lợi trong xã hội thường là khá ổn định qua thời gian dài? Tại sao hệ thống phân tầng lại thay đổi? Sau đó, Kerbo giới thiệu một giả thuyết chủ yếu rằng hệ thống phân tầng sẽ hướng tới giảm bớt sự xung đột công 19 khai thông qua sự phân phối những hàng hóa và dịch vụ có giá trị trong xã hội (Kerbo, 2000:150-151). Kết luận nói trên của Kerbo về sự kết hợp giữa hai lý thuyết chức năng và lý thuyết xung đột (trong đó lý thuyết xung đột đóng vai trò chủ đạo) đã được thể hiện nhiều trong những nghiên cứu về phân tầng xã hội đương đại. Các nhà nghiên cứu phân tầng xã hội đương đại trên thế giới đều xuất phát từ K. Marx và M. Weber (lý thuyết xung đột), kết hợp với đo lường và xếp hạng điểm số uy tín nghề nghiệp (lý thuyết chức năng) để xây dựng nên các mô hình phân tầng xã hội ở mỗi quốc gia. Điều này sẽ được trình bày tiếp tục về lý thuyết ở Mục 2 (Chương I), và về thực nghiệm trong Chương II. Như vậy, họ đã kết hợp với lý thuyết chức năng trên cơ sở nền tảng lý thuyết xung đột và phát triển tiếp tục M. Weber (đã bao hàm cả K. Marx) trong nghiên cứu phân tầng xã hội hiện nay. Nghiên cứu phân tầng xã hội có ba mục tiêu, nhằm: (1) Xác định rõ mức độ ảnh hưởng/chi phối ở cấp độ xã hội của các hệ thống giai cấp (hoặc địa vị). Các hệ thống giai cấp có ảnh hưởng lớn đến mức chúng là nền tảng của những kiểu/phương thức hành động xã hội; (2) Phân tích các cấu trúc giai cấp và địa vị, và những yếu tố quyết định sự hình thành giai cấp và địa vị; (3) Cung cấp những tài liệu bất bình đẳng về điều kiện, cơ hội và kết quả, và những cách thức để các nhóm duy trì ranh giới giai cấp (hoặc địa vị). Tức là, các nhóm có sự khép kín xã hội nhằm duy trì những đặc quyền của mình và loại trừ các nhóm khác tìm cách tiếp cận những đặc quyền đó. Như vậy, ở mức độ chung nhất, phân tầng xã hội quan tâm đến vấn đề về sự hình thành giai cấp và nhóm địa vị. Đó là chìa khóa để hiểu sự hòa nhập xã hội (Scott, J., 2009:735). Nói chung, các mục tiêu của nghiên cứu phân tầng có thể được quy giản về miêu tả cấu trúc các giai cấp xã hội và vạch rõ quá trình tạo lập, duy trì các giai cấp. Từ mục tiêu nghiên cứu quy giản này, một số câu hỏi cơ bản đặt ra như sau (Grusky, 2001:4, 5): Các loại hình và nguồn gốc của phân tầng: Những loại hình bất bình đẳng chủ yếu trong lịch sử loài người là gì? Tồn tại khắp nơi tình trạng bất bình đẳng liệu có thể quy về do sự khác biệt tài năng và năng lực cá nhân hay không? Những dạng bất bình đẳng là đặc tính thường thấy trong đời sống con người có phải không? Cấu trúc của phân tầng hiện nay: Có bao nhiêu giai cấp trong xã hội? Đường phân ranh chủ yếu xác định cấu trúc giai cấp hiện nay là gì? Đường phân ranh đó có trở nên rõ ràng hay mờ nhạt khi chuyển dịch tới xã hội hiện đại và hậu hiện đại hay không? Tạo lập phân tầng: Các cá nhân thường xuyên di động vào các giai cấp, nghề nghiệp và nhóm thu nhập mới như thế nào? Tầng lớp “ngoài lề giai cấp – underclass” có tồn tại thường xuyên hay không? Trí tuệ, sự cố gắng, trình độ giáo dục, lòng khát vọng, giao tiếp xã hội và sự may mắn cá nhân đã tác động tới kết quả nghề nghiệp tới mức độ nào? 20 Hậu quả của phân tầng: Phong cách sống, quan điểm và hành vi cá nhân được chia sẻ bởi vị trí giai cấp của họ như thế nào? Có thể nhận biết được “văn hóa giai cấp” trong các xã hội quá khứ và hiện tại hay không? Quá trình quy gán sẵn: Những kiểu loại nào về quá trình xã hội và chính sách nhà nước đã góp phần duy trì, hoặc thay đổi sự phân biệt sắc tộc, chủng tộc và giới tính trong thị trường lao động? Những loại hình phân biệt đối xử này có trở nên rõ ràng hay mờ nhạt khi chuyển dịch tới xã hội hiện đại và hậu hiện đại hay không? Tương lai của phân tầng: Các hệ thống phân tầng sẽ là những loại hình khác biệt và hoàn toàn mới trong tương lai hay không? Tình trạng bất bình đẳng trong những hệ thống đó sẽ như thế nào? Khái niệm giai cấp xã hội liệu có vẫn được sử dụng để miêu tả các loại hình phân tầng hậu hiện đại không? Các hệ thống phân tầng liệu có loại bỏ dần những đặc tính riêng biệt của nó và hội tụ vào một vài chế độ hậu hiện đại chung hay không? Tiếp tục tìm hiểu phân tầng xã hội và phân tích cụ thể hơn nữa, nó có những nội dung/thông số cơ bản như sau: Mức độ bất bình đẳng về những nhóm tài sản chính: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy?” “Cái gì” – đó là các loại nguồn lực, nguồn lợi và tài sản chủ yếu (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, uy tín . . . ) nằm bên dưới quy định, chi phối hệ thống phân tầng (Bảng 1.1). David B. Grusky đã đưa ra bảng danh mục 07 loại tài sản, nguồn lực và nguồn lợi này trong xã hội (Grusky, 2001:4)1. Các loại nguồn lợi và tài sản đó là những cơ sở và tiêu chuẩn để phân chia thành các tầng lớp xã hội. Từ sự phân chia này, ta có thể xác định được số lượng các tầng lớp cơ bản trong xã hội và sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp như thế nào. Do đó, cần phải tiếp cận dựa trên cơ sở nhiều chiều cạnh để làm tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp xã hội (M. Weber đã tiếp cận theo 3 chiều cạnh), chứ không chỉ là một chiều cạnh (đại diện là K. Marx). Đồng thời, quá trình cấu trúc hóa và thiết chế hóa tạo ra sự bất bình đẳng trong việc phân chia những loại nguồn lực, nguồn lợi và tài sản có giá trị của xã hội. Đó là những quy tắc trong việc phân chia những nguồn lực, nguồn lợi này theo những vị trí nghề nghiệp và địa vị xã hội của mỗi người trong bản đồ hệ thống phân tầng. Những nhóm tài sản chính (Bảng 1.1) dùng làm cơ sở, tiêu chuẩn để phân chia và xếp hạng các tầng lớp thường có mối tương quan chặt chẽ, gắn liền và đi cùng với nhau trong mỗi tầng lớp. Nếu các mối tương quan là mạnh, thì sẽ xuất hiện sự nhất quán về địa vị (status consistency) ở những cá nhân trên đỉnh và dưới đáy hệ thống phân tầng (Grusky, 2001:6). Tức là, nếu mối tương quan mạnh, thì sẽ có sự “quy tụ”/“hội tụ” các loại tài sản vào cùng mỗi tầng lớp (để tạo nên sự rõ ràng/kết tinh về địa vị – status crystallization – cho mỗi tầng lớp đó). Tình trạng này gọi là mức độ kết tinh/hội tụ các địa vị 1 Cụ thể 07 loại tài sản, nguồn lực, nguồn lợi này được trình bày trong Bảng 1.1. 21 (status crystallization). Ví dụ, các loại tài sản thường cùng hội tụ vào tầng lớp trên đỉnh và không hội tụ vào tầng lớp dưới đáy hệ thống phân tầng để tạo nên sự rõ ràng/kết tinh về địa vị cho tầng lớp đó. Đối với các tầng lớp ở giữa có thể ở vị trí cao xét theo tiêu chuẩn này, nhưng lại ở vị trí thấp hơn nếu xét theo tiêu chuẩn khác. Tình trạng này gọi là sự không nhất quán về vị thế (status inconsistency) (Grusky, 2001:6). Nói cách khác, sự không nhất quán về vị thế là “tình trạng các cá nhân trong xã hội có những vị trí cao thấp trái ngược nhau theo những chiều cạnh của phân tầng xã hội” (Kerbo, 2000:523). Xã hội càng phát triển, càng công nghiệp hóa thì tình trạng không nhất quán về vị thế giữa các tầng lớp càng nhiều (đặc biệt là đối với các tầng lớp trung lưu). Điều này dẫn tới “đường ranh giới” giữa các tầng lớp xã hội thường không rõ ràng. Các tầng lớp thường có sự “giao thoa” với nhau. Từ những nhóm tài sản chính (Bảng 1.1), người ta có thể biết được mức độ bền vững (rigidity) về địa vị. Khái niệm rigidity của hệ thống phân tầng nhằm ám chỉ địa vị xã hội của các thành viên được tiếp nối liên tục qua thời gian. Ví dụ, nếu của cải, quyền lực và uy tín hiện tại của cá nhân đã được dự báo chính xác trên cơ sở địa vị trước đây (hoặc địa vị của cha mẹ), thì hệ thống phân tầng đó được gọi là có mức độ bền vững cao, hoặc “khép kín xã hội” (Grusky, 2001:6). Trong hệ thống phân tầng, làm thế nào mà người ta chiếm giữ được một địa vị KT-XH xác định? Đây chính là câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Có hai con đường để “tiến lên phía trước” và đạt tới địa vị như vậy: nhờ dựa vào địa vị quy gán sẵn (ascribed status) và địa vị giành đạt được (achieved status), phải phấn đấu mới giành được (Kerbo, 2000:12). Địa vị quy gán sẵn là địa vị có được khi nhờ dựa chủ yếu vào những nhân tố sinh học tự nhiên và xã hội có sẵn (như tuổi, giới tính, chủng tộc, nguồn gốc giai cấp). Địa vị giành đạt được là khi nhờ dựa chủ yếu vào tài năng và sự nỗ lực cố gắng của cá nhân (như thông qua học vấn và giáo dục). Hai phương thức đạt tới địa vị như vậy đều được cấu trúc hóa và thiết chế hóa. Hai phương thức này thường kết hợp với nhau, trong đó có phương thức nổi trội. Xã hội càng phát triển, càng công nghiệp hóa thì địa vị giành đạt được càng nổi trội, còn địa vị quy gán sẵn sẽ mờ dần. Đối với mỗi tầng lớp xã hội, hoặc toàn bộ hệ thống phân tầng có thể là di động khép kín (đóng), hoặc là di động mở. Xã hội càng phát triển, càng công nghiệp hóa thì trạng thái di động xã hội trong hệ thống phân tầng ngày càng cao (tức là hệ thống phân tầng mở – ngược lại là hệ thống phân tầng khép kín/đóng). Tồn tại sự khác nhau về hành vi, thái độ, quan điểm, phong cách sống của các cá nhân (tức là văn hóa giai cấp – vốn văn hóa) giữa các tầng lớp xã hội. Nói cách khác, giai cấp có xu hướng phát triển và duy trì các nền văn hóa riêng biệt. Mỗi giai cấp thường có nền tiểu văn hóa riêng của mình. Như vậy, các tầng lớp xã hội khác nhau có nguồn vốn văn hóa cũng khác nhau. Vốn 22 văn hóa có thể được tích lũy và trao truyền từ cha mẹ sang cho con cái, giống hệt như cho thừa kế của cải vậy. Đây chính là sự tái tạo văn hóa giai cấp. Các giai cấp không chỉ tái tạo bản thân họ bằng cách chuyển giao tài sản cho thế hệ sau, mà còn tái tạo bản thân về mặt văn hóa. Vốn văn hóa có thể chuyển hóa thành vốn kinh tế, vốn chính trị (quyền lực) và vốn xã hội (mạng lưới xã hội). 2. Phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội Ở Mục 1 (Chương I) trình bày mối quan hệ giữa ba khái niệm (khác biệt xã hội, bất bình đẳng xã hội và phân tầng xã hội). Trong đó, để hiểu phân tầng xã hội, trước hết cần biết sự phân nhóm xã hội (dựa theo khái niệm khác biệt xã hội). Tức là, đầu tiên phải dựa trên một số tiêu chuẩn xác định nào đó để phân chia thành các nhóm xã hội khác nhau. Nếu chỉ dừng lại ở việc phân nhóm xã hội, ta có được các nhóm hoàn toàn bình đẳng với nhau (nhóm nào cũng như nhóm nào). Sau khi thực hiện phân nhóm xã hội, người ta tiếp tục tiến hành sắp xếp thứ bậc giữa các nhóm (nhóm nọ đứng trên nhóm kia, dựa theo khái niệm bất bình đẳng xã hội) để tạo thành các tầng lớp theo tôn ti trật tự và dẫn tới phân tầng xã hội. Như vậy, có hai quy trình cơ bản là phân nhóm và sắp xếp thứ bậc thành các tầng lớp xã hội. Điều này thể hiện hàm ý rằng, nó sẽ quy định phương pháp đo lường các tầng lớp xã hội cũng có hai quy trình cơ bản tương tự như vậy (phân nhóm và xếp hạng cao thấp). Phương pháp đo lường các tầng lớp xã hội đã được trình bày trong ba bài viết (Đỗ Thiên Kính, 2011b, 2013, 2015b). Nội dung trình bày ở đây là những điều nhấn mạnh hơn. Để biết phương pháp đo lường các tầng lớp xã hội, cần phải dựa trên các loại nguồn lợi và tài sản chủ yếu nằm bên dưới quy định, chi phối hệ thống phân tầng. Xã hội càng phát triển, các loại nguồn lợi và tài sản chủ yếu ngày càng đa dạng. Đó là do các xã hội công nghiệp càng phát triển, nhiều nguồn lực có giá trị mới xuất hiện. David B. Grusky đã đưa ra bảng danh mục 07 loại nguồn lực, nguồn lợi và tài sản chủ yếu (kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa, uy tín . . . ) trong xã hội (Grusky, 2001:4). Trước thực tiễn phát triển của xã hội có nhiều loại nguồn lực và tài sản như thế, vậy thì sẽ dựa vào cơ sở nào để phân loại và xếp hạng các tầng lớp xã hội? Hoặc liệu có thể vẫn tiếp tục kiên định bám giữ truyền thống là theo thuyết quy giản (reductionism) về chỉ một loại nguồn lực và tài sản chủ yếu nhất? Đại diện cho cách tiếp cận này là K. Marx đã dựa trên một nguồn lực sở hữu tư liệu sản xuất (TLSX)2. Nếu như vậy, thì sẽ không “bóc tách” được một số tầng lớp khác kiểm soát các loại nguồn lực còn lại. Hơn nữa, có những nguồn lực riêng rẽ mà nếu đo lường trực tiếp nó thì rất khó khăn và không khả thi trên thực tế (ví dụ như quyền lực). Hoặc cách khác là phải tìm hướng đo lường gián tiếp, nhưng là cách đo lường tổng hợp sao cho “quy tụ” và “hội tụ” được các loại nguồn lực, tài sản chủ yếu đồng K. Marx đã dựa trên một nguồn lực sở hữu TLSX dùng để phân chia và xếp hạng thành hai giai cấp đối kháng chủ yếu trong xã hội: Giai cấp tư sản có sở hữu TLSX sẽ đứng trên và bóc lột giai cấp vô sản; còn giai cấp vô sản không sở hữu TLSX ở dưới và chịu sự bóc lột. Như vậy, đối với K. Marx thì cơ sở/chiều cạnh dùng để phân nhóm và xếp hạng thành hai giai cấp được đồng nhất với nhau. 2 23 hành với nhau để nhằm phân loại và xếp hạng các tầng lớp xã hội. Tức là, sao cho “quy tụ” và “hội tụ” được các loại tài sản, nguồn lực vào cùng mỗi tầng lớp (để tạo nên sự rõ ràng/kết tinh về địa vị – status crystallization – cho mỗi tầng lớp đó). Vậy, làm thế nào để đo lường một cách tổng hợp các loại nguồn lực và tài sản chủ yếu cùng với nhau (đồng thời với nhau) trong mỗi tầng lớp xã hội thông qua một chỉ báo đo lường? Tức là, thao tác hóa khái niệm để đo lường thực nghiệm các tầng lớp xã hội như thế nào? (Giddens, 2001:287). Hoặc là, làm thế nào để nhận biết (nhận diện) được các tầng lớp trong xã hội? Để giải quyết vấn đề đo lường tổng hợp nêu trên và trả lời những câu hỏi đặt ra, các nhà nghiên cứu đã có nhiều cách đo lường được tóm tắt trong Bảng 1.2. Bảng 1. 2. Tóm tắt một số cách tiếp cận đo lường các tầng lớp xã hội Cách tiếp cận Các yếu tố đo lường (dùng để phân nhóm và/hoặc xếp hạng) 1. Vị trí trong quan hệ sản Quyền sở hữu và kiểm soát đối với TLSX, vốn tài chính; Kiểm xuất xã hội (1) soát đối với sức lao động (mua, bán và quản lý sức lao động); Mức độ tham gia đưa ra quyết định, quyền uy nơi làm việc, quyền lực chính trị, và mức độ độc lập, tự định hướng trong công việc. 2. Địa vị kinh tế-xã hội (KT- Bao gồm 3 yếu tố: Thu nhập, Giáo dục, Uy tín nghề nghiệp XH) 3. Cấu trúc nghề nghiệp và - Phân nhóm dựa vào cấu trúc nghề nghiệp (phân tổ thành các loại địa vị KT-XH mở rộng nghề). - Phân tầng dựa vào địa vị KT-XH mở rộng: Tài sản/của cải, thu nhập; Giáo dục; Uy tín nghề nghiệp; Vốn văn hóa; Vốn xã hội 4. Tự nhận thức chủ quan Những chỉ báo chủ quan tự đánh giá của cá nhân thuộc về tầng lớp nào Đại biểu cho cách tiếp cận này là Erik O. Wright và những người khác đã kết hợp những khía cạnh trong cách tiếp cận của K. Marx và M. Weber (1) Nguồn: Biên tập lại (có bổ sung và thay đổi) từ các tài liệu (Persell, 1987:204, 209, 210); (Grusky, 2001:3, 7); (Giddens, 2001:287-289) Trong Bảng 1.2, ba cách tiếp cận đầu tiên thuộc về phương pháp đo lường khách quan. Cách tiếp cận số 4 thuộc về phương pháp đo lường chủ quan. Trong đó, cách tiếp cận số 1 là khó áp dụng vào thực tế nhất để đo lường các tầng lớp xã hội. Cách tiếp cận số 2 đã coi nhẹ yếu tố sở hữu/kiểm soát TLSX, tài sản và vị trí trong quan hệ sản xuất (so với cách tiếp cận số 1). Cách tiếp cận số 3 đã bao hàm và khắc phục/vượt qua được cả cách tiếp cận số 1 và số 2. Do đó, đa số các nhà nghiên cứu trên thế giới đã dựa vào nghề nghiệp để đo lường giai cấp xã hội (Rothman, 2005:6) – tức là dựa vào cách tiếp cận số 3. Sở dĩ như vậy, bởi vì nghề nghiệp là điểm xuất phát hữu ích nhất để người ta có được những nguồn lợi tài chính, địa vị xã hội và có ý nghĩa lâu dài đối với thế hệ con cái (Rothman, 2005:7). Hơn nữa, nghề nghiệp là biểu hiện và minh họa cụ thể cho lý thuyết chức năng trong việc giải thích vì sao có sự phân tầng xã hội. Tức là nó trả lời câu hỏi tại sao người ta lại có được những nguồn lợi khác nhau trong hệ thống phân tầng. Thậm chí, kiến thức đo lường thực nghiệm các tầng lớp xã hội qua cấu trúc nghề nghiệp còn được viết trong giáo trình xã hội học trên thế giới: 24 “Đặc trưng phổ biến của hầu hết các sơ đồ giai cấp là nó dựa trên cơ sở cấu trúc nghề nghiệp. [...] Nghề nghiệp là một trong những nhân tố then chốt nhất trong vị thế xã hội, cơ may cuộc sống và mức độ đầy đủ về vật chất của một cá nhân. Các nhà khoa học xã hội sử dụng nghề nghiệp một cách rất phổ biến để làm chỉ báo của giai cấp xã hội, vì họ tin rằng các cá nhân làm cùng một nghề có xu hướng trải nghiệm những ưu thế xã hội hoặc bất lợi ở mức độ tương tự nhau, cùng duy trì những phong cách sống gần nhau, và cùng chia sẻ những cơ hội tương tự nhau trong cuộc sống. […] Các nhà xã hội học xưa nay vẫn dùng các sơ đồ giai cấp nghề nghiệp để vẽ nên bản đồ cấu trúc giai cấp của xã hội” (Giddens, 2001:287, 305)3. Cụ thể hơn, theo hai quy trình đo lường, người ta đã phân nhóm dựa vào cấu trúc nghề nghiệp. Tức là phân tổ, phân nhóm các loại nghề nghiệp – chứ không phải dựa vào ngành kinh tế như các nhà nghiên cứu ở Việt Nam thường hiểu. Tiếp theo, họ đã xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới (tức là phân tầng sau khi phân nhóm) dựa vào địa vị KT-XH mở rộng (Tài sản/của cải, thu nhập; Giáo dục; Uy tín nghề nghiệp; Vốn văn hóa; Vốn xã hội) của mỗi nhóm nghề để tạo thành các tầng lớp trong xã hội (Đỗ Thiên Kính, 2013:97). Sở dĩ như vậy, bởi vì nghề nghiệp là nơi “quy tụ” và “hội tụ” tương đối đầy đủ các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và vị trí xã hội của mỗi cá nhân. Nói cách khác, các loại nguồn lực, nguồn lợi, tài sản và vị trí xã hội thường gắn liền với nhau qua nghề nghiệp của mỗi cá nhân. Có thể nói rằng, ba chiều cạnh kinh điển về phân tầng xã hội (kinh tế/tài sản, chính trị/quyền lực và uy tín xã hội) đều thể hiện đồng thời cùng nhau trong nghề nghiệp – theo ngôn ngữ dân gian thì đó gọi là “3 trong 1”. Chính vì vậy, mà Parkin (1971:18) đã coi cấu trúc nghề nghiệp như là “chiếc xương sống của toàn hệ thống nguồn lợi trong xã hội phương Tây hiện đại”. Hoặc là Hauser và Featherman (1977:4) cũng cho rằng nghiên cứu “cấu trúc di động nghề nghiệp [...] đã mang lại những thông tin đồng thời (mặc dù là gián tiếp) về quyền lực địa vị, quyền lực kinh tế và quyền lực chính trị”. Ngay cả Duncan (1968:689-90) và Parsons (1954:326-29) cũng cho là như vậy (trích lại từ Grusky, 2001:7 – tôi in nghiêng). Từ đây, nghề nghiệp đã thể hiện và minh họa không những cho lý thuyết chức năng, mà cả lý thuyết xung đột (tức là sự kết hợp giữa hai lý thuyết này) trong việc giải thích vì sao có phân tầng xã hội. Hơn nữa, sự phân loại và xếp hạng uy tín nghề nghiệp thường có tính khả thi và độ chính xác cao hơn so với việc thu thập những tiêu chuẩn khác vốn khó đo lường. Như vậy, đa số các nhà xã hội học quốc tế hiện nay đã lựa chọn nghề nghiệp được hiểu như là bộ tiêu chí (chỉ báo) tổng hợp để phân loại/phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp trong xã hội. Ở xã hội Việt Nam truyền thống ngày xưa, cũng tồn tại cách phân chia và xếp hạng thứ bậc cho hầu hết dân cư làng/xã theo nghề nghiệp gọi là tứ dân: Sĩ – Nông – Công – Thương. Nguyên văn tiếng Anh như sau: “A common feature of most class schemes is that they are derived on the basis of the occupational structure. […] occupation is one of the most critical factors in an individual’s social standing, life chances and level of material comfort. Social scientists have used occupation extensively as an indicator of social class because of the belief that individuals in the same occupation tend to experience similar degrees of social advantage or disadvantage, maintain comparable lifestyles, and share similar opportunities in life. […] Sociologists have traditionally used occupational class schemes to map the class structure of society.” (Giddens, 2001: 287, 305) 3 25 “Người ta vốn quen phân biệt bốn giai cấp hoặc đẳng cấp trong xã hội người Việt: Sĩ (nho sĩ), Nông (nông dân), Công (thợ thủ công) và Thương (người buôn bán). Đấy là một sự phân biệt hoàn toàn đại khái, phần lớn dựa trên nghề nghiệp của từng người hơn là dựa trên vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều đó rất rõ nét trong làng xã người Việt, nơi mà cách phân biệt đó chẳng có giá trị gì lắm” (Nguyễn Văn Huyên, 1995:409). Như vậy, sự phân loại các tầng lớp xã hội ở làng/xã nông thôn Việt Nam truyền thống có thể quy giản về tiêu chí nghề nghiệp là chủ yếu. Danh từ “nghề nghiệp” trong tiếng Việt (tôi nhấn mạnh chữ “nghiệp”) như là nơi thể hiện những cơ may và rủi ro, thành đạt và thất bại đều được “hội tụ” vào cái “nghiệp” để tạo nên vị thế xã hội của mỗi cuộc đời một con người. Như thế, tài liệu lịch sử về xã hội Việt Nam truyền thống đã thể hiện phương pháp đo lường các tầng lớp của xã hội học. Thiết nghĩ rằng, những người nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay nên hội nhập với xã hội học quốc tế. Điều này cũng là phù hợp với tiêu chuẩn phân chia và sắp xếp tôn ti trật tự giữa các tầng lớp trong lịch sử Việt Nam. Trên đây là những tìm hiểu về phân tầng xã hội và phương pháp đo lường chủ yếu các tầng lớp xã hội như thế nào. Phương pháp đo lường chủ yếu này sẽ được áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam trong Chương II. 3. Di động xã hội Sau quá trình phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp được trình bày ở Mục 1 và Mục 2 (Chương I), ta có thể hình dung được mô hình phân tầng xã hội (tháp phân tầng) theo góc nhìn “tĩnh”. Còn góc nhìn “động” về mô hình phân tầng xã hội sẽ như thế nào? Tức là, sự di động xã hội của những cá nhân giữa các tầng lớp trong hệ thống phân tầng ra sao? Sự di động như vậy chính là con đường/phương thức làm thế nào mà người ta ở vào một địa vị KT-XH xác định. Từ đây, họ sẽ giành được những nguồn lợi xã hội tương ứng. Nói cách khác, góc nhìn “tĩnh” nhằm trả lời cho câu hỏi: “Ai có được cái gì, và tại sao lại như vậy? – Who gets what, and why”, thì góc nhìn “động” nhằm trả lời câu hỏi tiếp theo: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” (“Who gets ahead, and why?” – Kerbo, 2000:332). Như vậy, trong nghiên cứu phân tầng, chúng ta không chỉ xem xét sự khác nhau giữa các địa vị KT-XH, mà còn điều gì xảy ra đối với các cá nhân chiếm giữ những địa vị đó. Để trả lời những câu hỏi đặt ra ở đây, ta hãy tiếp tục tìm hiểu trong Mục 3 và Mục 4 (Chương I) về di động xã hội. Di động xã hội thường là sự chuyển dịch trở thành khuôn mẫu của các cá nhân (nhưng cũng đôi khi là cả nhóm) giữa các địa vị KT-XH khác nhau trong hệ thống phân tầng của bất kỳ xã hội nào (Scott, J., 2009:477; Kerbo, 2000:332, 355). Nói chung, người ta thường phân chia thành di động theo chiều dọc và theo chiều ngang. Di động theo chiều dọc là sự chuyển dịch đi lên hoặc đi xuống trong dãy tôn ti thứ bậc xã hội, nhưng khả năng di động đi xuống ít khi được xem xét (Persell, 1987:228). Sở dĩ như vậy, bởi vì xã hội càng công nghiệp hóa thì khả năng di động đi lên của các cá nhân càng lớn. Điều này giải thích vì sao mà các tầng lớp trung lưu càng lớn trong quá trình công nghiệp hóa (Giddens, 2001:293). 26 “Với sự xuất hiện cuộc cách mạng công nghiệp, di động đi lên trở nên dễ xảy ra hơn di động đi xuống, bởi vì công nghiệp hóa có nghĩa là mở rộng các vị trí địa vị cao và được trả lương tốt hơn, trong khi việc làm về nông nghiệp tiếp tục co lại. [...] Sự biến đổi dần dần cơ cấu nghề nghiệp với việc mở rộng việc làm trong khu vực thư ký, kỹ thuật, chuyên môn và sự giảm đi công việc lao động chân tay và nông nghiệp đã lý giải nhiều cho sự di động đi lên trong các xã hội công nghiệp phương Tây. Ngoài những biến đổi trong cơ cấu nghề nghiệp, sự di động đi lên còn tăng lên bởi những khác biệt giai cấp trong tỷ lệ sinh. Giai cấp thượng lưu và trung lưu lớp trên có xu hướng đẻ ít con hơn các gia đình giai cấp hạ lưu, do vậy có thể tạo ra những chỗ trống nghề nghiệp để các cá nhân ở địa vị thấp hơn có thể nhảy vào” (Persell, 1987:229). Còn di động theo chiều ngang là sự dịch chuyển từ địa vị xã hội này sang địa vị khác ngang hàng. Các nhà nghiên cứu thường quan tâm đặc biệt đến di động theo chiều dọc hơn là di động theo chiều ngang, bởi vì quy mô tổng thể của di động theo chiều dọc cho ta biết được một số điều rất quan trọng về hệ thống phân tầng. Chẳng hạn như, mức độ di động theo chiều dọc càng lớn, thì hệ thống phân tầng càng mở và xã hội càng tiến gần đến sự bình đẳng về cơ hội. Hoặc, xã hội trở nên bất bình đẳng hơn là do người ta dựa trên các yếu tố thuộc về trình độ, năng lực và kỹ năng cá nhân (tức những yếu tố giành đạt được) hơn là quy gán sẵn (Kerbo, 2000:334). Hoặc cách khác, người ta cũng phân biệt di động xã hội giữa các thế hệ và di động xã hội trong một thế hệ. Di động giữa các thế hệ là sự so sánh địa vị KT-XH của cá nhân với địa vị của cha mẹ họ. Tức là sự biến đổi địa vị KT-XH từ một thế hệ này sang thế hệ tiếp theo. Còn di động trong một thế hệ là sự di động đi lên hoặc đi xuống (tức di động theo chiều dọc) của một cá nhân trải qua trong một thời kỳ dài, thậm chí trong cả cuộc đời lao động của họ. Trên cơ sở phương pháp đo lường phổ biến các tầng lớp xã hội là dựa vào nghề nghiệp, cho nên các nhà nghiên cứu cũng thường khảo sát di động xã hội thông qua nghề nghiệp. Công trình này (ở Chương III) cũng sẽ tập trung nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ qua sự thay đổi nghề nghiệp của họ (bởi vì giới hạn của nguồn số liệu quy định). Trong nghiên cứu di động xã hội, người ta thường tập trung nhiều vào nghiên cứu các mẫu hình (patterns – các khuôn mẫu) di động theo chiều dọc đi lên hoặc đi xuống từ một thế hệ này sang thế hệ tiếp theo trong cấu trúc nghề nghiệp. Tức là, có bao nhiêu người di động đi lên hoặc đi xuống so với địa vị của cha mẹ họ, và bao nhiêu người không di động – vẫn giống với cha mẹ, hoặc gọi là kế thừa nghề nghiệp. Cả hai loại di động xã hội giữa các thế hệ và di động xã hội trong một thế hệ đều có thể cho ta biết về mức độ mở (hoặc đóng) của hệ thống phân tầng. Nhưng, phần lớn các nhà nghiên cứu thường quan tâm nhiều hơn đến di động xã hội giữa các thế hệ, bởi vì tính có thể kế thừa vị thế nghề nghiệp từ cha mẹ đến con cái được xem xét như là chỉ báo then chốt của sự quy gán sẵn đối lập với sự giành đạt được như thế nào (Kerbo, 2000:335). “Ở thế kỷ 19, những người lao động chân tay không lành nghề và nửa lành nghề, như công nhân nhà máy và nông dân có trải nghiệm một sự di động nào đó, nhưng nói chung chỉ tiến lên một hai bước trên bậc thang nghề nghiệp (Thernstrom, 1964) [...] Các mô hình di động ở thế kỷ 20 cũng tương tự. Trong một nghiên cứu đồ sộ của họ về hơn 20.000 người đàn ông và 27 cha họ, Blau và Duncan (1967) thấy rằng sự di động trong một đời và giữa các thế hệ thường xảy ra nhưng hạn chế về phạm vi. Hầu hết con người có xu hướng đi lên chỉ một hay hai bước, và hầu hết các chuyển dịch xảy ra trong nội bộ các khu vực cổ cồn trắng, cổ cồn xanh hay nông trại hơn là giữa các khu vực nghề nghiệp đó” (Persell, 1987:229-230). Cuối cùng, đáng chú ý nhất là các nhà nghiên cứu cũng xem xét sự phân chia di động xã hội thành hai loại di động cấu trúc (structural mobility) và di động trao đổi/tuần hoàn (exchange mobility, circulation mobility), hoặc gọi là di động thuần (pure mobility) – tức là di động phi cấu trúc nói chung (non-structural mobility). Đây là cách phân chia gây ra nhiều tranh cãi hơn cả (Scott, J., 2009:477). Di động cấu trúc là do sự thay đổi của cấu trúc nghề nghiệp tạo ra. Đó là sự chênh lệch khác nhau về cấu trúc nghề nghiệp giữa hai thời điểm diễn ra di động xã hội. Còn di động tuần hoàn được giải thích như là tổng số của sự chuyển dịch cả đi lên và đi xuống đồng thời (chuyển dịch tuần hoàn) trong cấu trúc nghề nghiệp (Kerbo, 2000:339). Tức là có bao nhiêu cá nhân di động đi lên, thì cũng có bấy nhiêu cá nhân tương ứng di động đi xuống. Để hiểu cụ thể hơn về di động cấu trúc và di động tuần hoàn – hai loại di động này sẽ được trình bày ở Mục 4 (Chương I) và ở Chương III. Sự phân chia di động xã hội thành hai loại như thế này là một trong những cách xem xét nguyên nhân gây ra di động xã hội – nghĩa là trả lời một phần câu hỏi tại sao: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” nêu trên. Nguyên nhân gây ra di động xã hội theo cách xem xét này sẽ được tiếp tục trình bày về lý thuyết ở Mục 4 (Chương I) và trình bày qua thực nghiệm ở Mục 2 (Chương III). Học vấn của bố Học vấn của con trai Nghề nghiệp của con trai (1962) Nghề nghiệp của bố Nghề nghiệp đầu tiên của con trai Hình 1. 1. Mô hình cơ bản về quy trình phân tầng xã hội Nguồn: Dẫn theo Grusky, 2001:394 và Kerbo, 2000:358 Cùng với di động xã hội theo chiều dọc hoặc chiều ngang, người ta cũng thường tập trung nhiều vào nghiên cứu sự đạt được về địa vị KT-XH. Nó đặt ra câu hỏi tại sao sự di động như vậy (như trên) lại xảy ra, hay không xảy ra? Những nhân tố nào giải thích cho khuôn mẫu di động theo chiều dọc, hay không di động? 28 Nói cách khác, nghiên cứu sự đạt được về địa vị KT-XH sẽ trả lời cho câu hỏi tại sao: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Đây cũng là một trong những cách xem xét nguyên nhân gây ra di động xã hội. Nội dung nghiên cứu này nhằm tập trung vào khuôn mẫu của sự chuyển dịch trong cấu trúc nghề nghiệp (Kerbo, 2000:331-332, 357). Blau và Duncan (1967) đã trình bày một khuôn mẫu kinh điển sự chuyển dịch này trong Mô hình cơ bản về quy trình phân tầng xã hội (tức là quy trình đạt được về vị thế nghề nghiệp) ở Mỹ năm 1962 (Hình 1.1) trên cơ sở số liệu của hơn 20.000 người đàn ông và cha của họ. Trong khuôn mẫu về di động xã hội ở Hình 1.1 của Blau và Duncan, chiều các mũi tên chỉ sự tác động của nhân tố này đến nhân tố khác: (1) Học vấn của cha tác động đến nghề nghiệp của con trai thông qua học vấn của anh ta; (2) Nghề nghiệp của cha cũng tác động đến nghề nghiệp của con trai thông qua học vấn và nghề nghiệp đầu tiên của anh ta; (3) Trong bốn nhân tố, học vấn của con trai có tác động mạnh nhất đến nghề nghiệp (1962) của anh ta. (4) Nhưng dù sao, bốn nhân tố cũng chỉ có thể lý giải được khoảng 43% khác biệt về vị thế nghề nghiệp của con trai (còn khoảng 57% khác biệt – hoặc nguyên nhân/điều gì gây ra vị thế nghề nghiệp của con trai – thì chưa được lý giải) (Kerbo, 2000:358). Phân tích tiếp tục cho thấy, tỉ trọng so sánh giữa tác động của học vấn con trai và tác động của nghề nghiệp bố đến nghề nghiệp của anh ta (1962) là 2,9 trên 1. Phát hiện này đã đưa Blau và Duncan đi đến kết luận rằng sự giành đạt được là quan trọng hơn sự quy gán sẵn trong việc quyết định tình trạng vị thế nghề nghiệp ở Mỹ giữa thế kỷ 20 (Scott, J., 2009:731). Như vậy, từ Hình 1.1 có thể quy giản thành hai loại nhân tố cơ bản tác động để xác định địa vị KT-XH của một cá nhân trong hệ thống phân tầng. Đó là nguồn gốc gia đình (bao gồm học vấn/giáo dục và nghề nghiệp/địa vị KT-XH của cha mẹ - như là sự biểu lộ cho địa vị quy gán sẵn đối với thế hệ con cái) và học vấn/giáo dục của bản thân cá nhân (đặc biệt là giáo dục bậc cao - như là sự biểu lộ cho địa vị giành đạt được của họ). Sự phân chia thành hai loại nhân tố cơ bản như thế này nhằm minh họa và là phù hợp với nội dung lý thuyết phân tầng xã hội được trình bày ở Mục 1 (Chương I). Đó là hai phương thức đạt tới địa vị KT-XH: nhờ dựa vào địa vị quy gán sẵn và địa vị giành đạt được. Hai phương thức này thường kết hợp với nhau, trong đó có phương thức nổi trội. Xã hội càng phát triển, càng công nghiệp hóa thì địa vị giành đạt được càng nổi trội, còn địa vị quy gán sẵn sẽ mờ dần. “Vị thế nghề nghiệp giữa các thế hệ của các cá nhân xem ra có thể được lý giải bằng hai nhân tố cơ bản – trình độ giáo dục, đặc biệt là giáo dục bậc cao, và nguồn gốc gia đình. Bằng cách so sánh thành công tương đối của các anh em trai, Jencks và những người khác (1979) thấy rằng nguồn gốc gia đình lý giải được gần một nửa khác biệt về vị thế nghề nghiệp và khoảng 1/4 khác biệt về số tiền kiếm được hàng năm. Nền tảng giáo dục có tác dụng rõ rệt đến vị thế nghề nghiệp và tiền kiếm được. Giáo dục xem ra tăng số tiền kiếm được chủ yếu bằng cách mở cửa đến với các nghề nghiệp có địa vị cao (và được trả lương cao)” (Persell, 1987:230). So sánh giữa hai loại nhân tố cơ bản nói trên cho thấy rằng, mặc dù xã hội càng công nghiệp hóa thì địa vị giành đạt được càng nổi trội hơn địa vị quy gán sẵn, 29 nhưng nguồn gốc xã hội (trong đó có nguồn gốc gia đình là quan trọng) vẫn có tác động bền vững đến địa vị KT-XH của con cái (ở xã hội phương Tây) và tác động đến mọi nhân tố trong quá trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1). Có lẽ đây là phát hiện then chốt (key finding) trong quá trình này: “Tóm lại, nguồn gốc giai cấp xã hội không thể không liên quan [đến sự đạt được về địa vị KT-XH – Đỗ Thiên Kính giải thích]! ” (Rothman, 2005:225). Điều này đã được Raymond Boudon chứng minh bằng lý thuyết và bằng thực nghiệm trong công trình nổi tiếng của ông (Boudon, 1974). Đồng thời, nó cũng được thể hiện qua sự kế thừa nghề nghiệp là cao hơn ở hai tầng lớp trên đỉnh và dưới đáy của cơ cấu nghề nghiệp (tháp phân tầng xã hội) ở Mỹ. Giữa hai cực (tức là các tầng lớp trung lưu) thì sự kế thừa nghề nghiệp ít hơn và sự di động giữa các thế hệ lớn hơn (Kerbo, 2000:356, 374). Điều đó có nghĩa rằng những người sinh ra ở hai cực đỉnh và đáy tháp phân tầng thường có xu hướng gắn liền với địa vị của cha mẹ hơn. Sở dĩ như vậy, bởi vì giai cấp ở đỉnh tháp thường có sự “khép kín xã hội” cao hơn các giai cấp phía dưới để bảo vệ quyền lợi của họ và ngăn cản không giai cấp trung lưu cho xâm nhập vào giai cấp họ; còn giai cấp lao động (working class – thường dịch sang tiếng Việt là giai cấp công nhân) ở dưới đáy cũng buộc phải chịu đựng sự “khép kín xã hội” và sự bất lợi của họ, không thể di động đi lên được (Bilton et al., 1993: 94-95). Khuôn mẫu về di động xã hội ở Hình 1.1 chính là sự trả lời cho câu hỏi tại sao đặt ra ở trên: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Tuy nhiên, trong Hình 1.1 vẫn còn khoảng 57% khác biệt về vị thế nghề nghiệp của con trai chưa được lý giải. Đồng thời, người ta cũng muốn biết học vấn và nghề nghiệp của bố tác động đến học vấn của con trai như thế nào? Và người ta cũng muốn tìm hiểu những nhân tố khác (không có trong mô hình của Blau và Duncan) lý giải vị thế nghề nghiệp và học vấn của con trai như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, William H. Sewell cùng với các trợ lý của ông đã đưa ra cái gọi là Mô hình Wisconsin nhằm phát triển tiếp tục mô hình của Blau và Duncan. Mô hình Wisconsin đã bổ sung thêm một vài biến số tâm lý xã hội, hoặc thái độ (như khát vọng về học vấn, nghề nghiệp, khả năng trí tuệ và thành tích học tập) nhằm lý giải đầy đủ hơn mô hình gốc của Blau và Duncan. Tức là nhằm giải thích tại sao một số người lại đạt được nhiều học vấn và vị thế nghề nghiệp cao. Phát hiện quan trọng trong mô hình Wisconsin cho rằng, địa vị KT-XH của cha mẹ có tác động đến học vấn và nghề nghiệp của con cái thông qua những nhân tố khác (đặc biệt là khát vọng về học vấn và nghề nghiệp). Như vậy, tầm quan trọng của khát vọng về học vấn và nghề nghiệp trong quy trình đạt được về địa vị KT-XH đã thể hiện ở mô hình Wisconsin. Mô hình Wisconsin cũng cho thấy sự đạt được về học vấn có tác động mạnh nhất đến sự đạt được về nghề nghiệp (điều này cũng giống với mô hình của Blau và Duncan). Về tổng thể, mô hình Wisconsin lý giải được khoảng 40% khác biệt về vị thế nghề nghiệp và khoảng 57% khác biệt về học vấn đạt được (Kerbo, 2000:359-361). Cuối cùng, từ hai mô hình nêu trên, giới xã hội học quốc tế đã trình bày tổng hợp lại chúng trong mô hình mới đầy đủ hơn (Hình 1.2). 30 Năng lực học tập, trí tuệ Học vấn cha mẹ Học vấn g Nghề đầu tiên Những nghề sau Nghề nghiệp cha mẹ Khát vọng học vấn, nghề nghiệp, v.v… Hình 1. 2. Mô hình đạt được địa vị của di động xã hội Nguồn: Biên tập lại từ tài liệu của Rothman, 2005:225. Trong Hình 1.2, mô hình của Blau và Duncan được thể hiện qua 5 ô in đậm nằm trên trục chính: Học vấn cha mẹ, Nghề nghiệp cha mẹ, Học vấn, Nghề nghiệp đầu tiên, Những nghề sau. Năm ô này là trục xương sống trong Hình 1.2. Nó thể hiện cuộc đời cá nhân từ khi sinh ra, trải qua quá trình học tập và trưởng thành để đạt tới những bậc thang xã hội về sau. Trong đó, nguồn gốc giai cấp xã hội của cha mẹ luôn gắn liền theo suốt quá trình này. Hai ô còn lại thuộc về mô hình Wisconsin: Năng lực học tập, trí tuệ và Khát vọng học vấn, nghề nghiệp, v.v… Tóm tắt lại, Hình 1.2 thể hiện ba giai đoạn của quy trình đạt được về địa vị KT-XH: (1) Giai đoạn thứ nhất: Nguồn gốc giai cấp xã hội của cha mẹ có ảnh hưởng trực tiếp đến học vấn đạt được, năng lực học tập và những khát vọng của con cái. Những khát vọng và năng lực của con cái có tác động độc lập đến quá trình học tập; (2) Giai đoạn thứ hai: Nguồn gốc xã hội và trình độ học vấn có tác động đến nghề nghiệp đầu tiên; (3) Giai đoạn thứ ba: Nguồn gốc xã hội, trình độ học vấn và nghề nghiệp đầu tiên có ràng buộc chặt chẽ đến những nghề sau (Rothman, 2005:224-225). Hình 1.2 là một trong những cách xem xét tương đối đầy đủ nguyên nhân gây ra di động xã hội. Những kết quả nghiên cứu lý thuyết, cùng thực nghiệm về di động xã hội và mô hình về quy trình đạt được về địa vị KT-XH trình bày trên đây được đặt trong bối cảnh rộng lớn hơn. Đó là bối cảnh của mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hóa và phân tầng xã hội. Tức là, quá trình công nghiệp hóa đã có ảnh hưởng lớn đến hệ thống phân tầng xã hội như thế nào. Điều này có ý nghĩa đặc biệt đối với Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa đất nước hiện nay. Chủ đề về mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hóa và phân tầng xã hội đã được các nhà nghiên cứu trên thế giới quan tâm từ những năm 1960~1970 cho đến tận năm 2000 (Imada, 31 2000:51), và tiếp tục sau năm 2000 thì tôi chưa rõ. Những nghiên cứu về chủ đề này trên thế giới đều dựa trên các số liệu thực nghiệm và đã đưa ra một số luận điểm cơ bản (có ý nghĩa như các luận đề kinh điển – classical thesis) về mối quan hệ giữa quá trình công nghiệp hóa và phân tầng xã hội. Đặc biêt, Treiman là người đã nghiên cứu và biên soạn lại các luận đề một cách có hệ thống. Ông đã lập luận và dựa trên những nghiên cứu thực nghiệm để đưa ra 24 luận điểm, hoặc phát biểu về chủ đề này trong một bài viết của mình (Treiman, 1970). Các luận điểm tập trung vào những lĩnh vực nghề nghiệp, giáo dục, thu nhập, di động xã hội và quy trình đạt được về địa vị, hậu quả của phân tầng. Nhiều nhà xã hội học gọi đó là những luận đề kinh điển về công nghiệp hóa (Imada, 2000:35-36). Tức là những luận đề nói về tác động của công nghiệp hóa đến hệ thống phân tầng xã hội. Trong số 24 luận điểm, có vài luận điểm được thực nghiệm khẳng định là đúng. Phần lớn các luận điểm còn là giả thuyết và cần được thực nghiệm kiểm tra. Trên cơ sở Hình 1.1, cuốn sách này giới thiệu một số luận điểm về di động xã hội và quy trình đạt được về địa vị KT-XH (trong bối cảnh tác động của công nghiệp hóa đến phân tầng xã hội) của Treiman đưa ra còn là giả thuyết khi ấy (Treiman, 1970:221): “I.B.1. Xã hội càng công nghiệp hóa, thì ảnh hưởng trực tiếp của vị thế nghề nghiệp của cha lên vị thế nghề nghiệp của con trai càng giảm. I.B.2. Xã hội càng công nghiệp hóa, thì ảnh hưởng trực tiếp của sự đạt được về học vấn lên vị thế nghề nghiệp càng lớn. I.B.3. Xã hội càng công nghiệp hóa, thì ảnh hưởng của địa vị của cha mẹ lên sự đạt được về học vấn càng giảm. I.B.4. Xã hội càng công nghiệp hóa, thì tỉ lệ di động tuần hoàn càng lớn.” Những luận điểm công nghiệp hóa của Treiman được dựa trên số liệu thực nghiệm của các nước công nghiệp vào năm 1950s~1960s. Những năm tiếp theo về sau, đã có nhiều nhà xã hội học ở Nhật Bản tiếp tục kiểm chứng những luận điểm này thông qua các cuộc khảo sát Phân tầng xã hội và Di động xã hội (gọi tắt là SSM). Một số luận điểm tiếp tục được sự ủng hộ bằng số liệu thực nghiệm mới, một số luận điểm khác lại không được sự ủng hộ đó. Luận điểm I.B.4 của Treiman cũng sẽ được kiểm chứng trong sách này (Chương III). Vấn đề đặt ra là cần tiếp tục nghiên cứu để phát triển mở rộng nhằm hoàn thiện hơn những hiểu biết về tác động của công nghiệp hóa đến phân tầng xã hội trong quá trình phát triển của xã hội loài người. Hy vọng rằng, các luận điểm trên đây sẽ được những người nghiên cứu ở Việt Nam kiểm chứng là rất thiết thực trong bối cảnh công nghiệp hóa đất nước hiện nay. 4. Đo lường di động xã hội Mục này nhằm tìm hiểu phương pháp đo lường sự thay đổi từ địa vị gốc ban đầu tới địa vị xã hội tại một thời điểm xác định nào đó. Trước đây, chỉ số gắn kết (Index of Association) thường được sử dụng rộng rãi trong việc đo lường mức độ gắn kết về địa vị xã hội giữa hai thế hệ. Sau đó, chỉ số này tỏ ra sai lệch. Vì vậy, Saburo Yasuda (nhà xã hội học Nhật Bản) đã nghiên cứu ra phương pháp đo lường 32 mới được thể hiện qua chỉ số Yasuda (Yasuda Index) mang tên ông. Phương pháp đo lường di động xã hội giữa các thế hệ của Yasuda và ý nghĩa xã hội học của chúng được trình bày chi tiết trong nguồn tài liệu (Yasuda, 1964, 1971; Kosaka, 1994:54~60, 186~187). Mục này trình bày tóm tắt lại phương pháp đó từ các nguồn tài liệu này dựa trên cơ sở xuất phát từ Bảng 1.3. Bảng 1. 3. Đo lường di động xã hội từ thế hệ cha sang thế hệ con Địa vị xã hội của con Địa vị xã hội của cha 1.........i........ k 1 n11 n1k Tổng n1. : i nii ni. : k nk1 Tổng n.1 n.i nkk nk. n.k N Nguồn: Biên tập lại từ (Yasuda, 1964:17; 1971:70) và (Kosaka, 1994:186) Ta có Bảng 1.3 vuông (k k) thể hiện mối tương quan giữa địa vị xã hội của cha và địa vị xã hội của con. Công trình nghiên cứu này áp dụng Bảng 1.3 để đo lường sự di động dọc trong một thế hệ. Bảng 1.3 thể hiện và biểu lộ (demonstrate) sự biến đổi của cấu trúc xã hội trong quãng thời gian dài một thế hệ (khoảng 25 năm). Điều này đã thể hiện ý nghĩa xã hội học một cách tổng quát của Bảng 1.3 về di động xã hội. Bảng 1.3 thể hiện hai dòng di động đi ra (outflow mobility) và di động đi vào (inflow mobility). Đây là điều quan trọng khi nghiên cứu về di động xã hội. Dòng di động đi ra chính là các hàng ni. (tỉ lệ % tính theo mỗi hàng = 100%), còn dòng di động đi vào chính là các cột n.i (tỉ lệ % tính theo mỗi cột = 100%). Dòng di động đi ra cho thấy những người cha với địa vị xã hội của mình đã sinh ra những người con chiếm giữ các địa vị xã hội hiện tại như thế nào. Tức là, dòng di động đi ra cho biết những người cha đã có bao nhiêu người con kế thừa địa vị của họ và bao nhiêu người con khác di chuyển đến những địa vị xã hội mới (không kế thừa). Mặt khác, dòng di động đi vào xác định rõ nguồn gốc địa vị xã hội trước đây của những người con gia nhập vào các địa vị xã hội hiện tại là từ đâu. Tức là, dòng di động đi vào cho biết hiện tại có bao nhiêu người con được tuyển dụng kế thừa từ địa vị xã hội trước đây của cha mình và bao nhiêu người con còn lại được tuyển dụng từ những địa vị xã hội khác với cha mình (không kế thừa). Như vậy, tiêu điểm chính của dòng di động đi ra là mức độ kế thừa nghề nghiệp từ cha sang con, còn tiêu điểm chính của dòng di động đi vào là mức độ gia nhập nghề nghiệp hiện tại của con từ các nghề nghiệp trước đây của cha mình như thế nào. 33 Trong Bảng 1.3, dãy số nằm trên đường chéo chính (n11 . . . nii . . . nkk) thể hiện sự không thay đổi về địa vị xã hội từ cha đến con. Những con số còn lại nằm ở hai phía đường chéo chính thể hiện sự di động xã hội: di động đi lên (upward mobility) và di động đi xuống (downward mobility). Tổng số hai loại di động đi lên và đi xuống chính là tổng số di động thực tế trong Bảng 1.3: Tổng số di động thực tế = Tổng số di động đi lên + Tổng số di động đi xuống Như vậy, tổng số di động thực tế (factual mobility, hoặc gross mobility) trong Bảng 1.3 bằng tổng số N trừ đi tổng số địa vị không thay đổi từ cha sang con (nii), tức là trừ đi tổng dãy số nằm trên đường chéo chính từ n11 đến nkk . Biểu diễn bằng công thức toán học ta có: Tổng số di động thực tế = N — nii (1) Khi tính toán tỉ lệ di động thực tế trong xã hội từ công thức (1), ta sẽ có: Tỉ lệ di động thực tế = N nii N (2) Căn cứ vào xu hướng thay đổi của tỉ lệ di động thực tế ở công thức (2) ta có thể biết được xã hội đó vận động như thế nào (vận động đi lên, hoặc tụt lùi, hoặc ổn định không thay đổi). Ví dụ, nếu một xã hội tất cả những người con hoàn toàn có địa vị xã hội giống hệt như những người cha của họ thì ta có thể biết rằng xã hội đó là đóng kín một cách nghiêm ngặt về mặt cấu trúc xã hội. Lúc đó, tỉ lệ di động thực tế bằng 0. Mặt khác, nếu địa vị xã hội của những người con khác hoàn toàn với cha của họ thì ta có thể nói rằng xã hội đó đã trải qua một cuộc cách mạng về cấu trúc xã hội (hình ảnh ví von như là xảy ra một cuộc cách mạng xã hội). Lúc đó, tỉ lệ di động thực tế bằng 1. Điều này cũng thể hiện ý nghĩa xã hội học tiếp theo qua công thức (2) từ Bảng 1.3. Yasuda cho biết, di động thực tế của xã hội được tạo ra bởi di động của các cá nhân. Nó có thể do ba nhóm nguyên nhân: (1) Sự thay đổi khách quan về kết cấu của những tầng lớp trong xã hội; (2) Sự thay đổi về quy mô dân số trong mỗi tầng lớp xã hội khác nhau (sinh, chết, nhập cư, chuyển cư); và (3) Sự thay thế dịch chuyển lẫn nhau của những cá nhân giữa các nhóm địa vị xã hội4. Chúng ta không thể quy gán được di động của từng cá nhân vào một trong ba nhóm nhân tố kể trên. Nhưng chúng ta có thể phân tách được tổng số di động thực tế của toàn xã hội thành hai loại: (a) Di động cưỡng bức, hoặc di động cấu trúc (forced mobility, structural mobility) được tạo ra do hai nhóm nguyên nhân đầu tiên (tức nguyên nhân thuộc về cấu trúc); và (b) Di động thuần, hoặc di động tuần hoàn, hoặc di động trao đổi (pure mobility, circulation mobility, exchange mobility) được tạo ra do nhóm nguyên nhân thứ ba (nguyên nhân không thuộc về cấu trúc). Đồng thời, chúng ta có thể đánh giá được phần đóng góp của mỗi loại di động chiếm bao nhiêu phần trăm (Yasuda, 1964:16). Cụ thể, biểu diễn bằng phương trình toán học ta có: Nguyên nhân thứ ba này được truyền đạt chính xác hơn so với thể hiện trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012:151). 4 34 Tổng số di động thực tế5 = Tổng số di động cấu trúc + Tổng số di động tuần hoàn Di động cấu trúc thể hiện sự thay đổi về địa vị xã hội từ thế hệ cha sang thế hệ con do hai nhóm nguyên nhân thứ nhất và thứ hai quy định. Như thế, nó cũng biểu lộ sự biến đổi cấu trúc xã hội trong quá trình phát triển. Cụ thể, tổng số di động cấu trúc trong toàn xã hội là sự khác nhau của những con số thể hiện tần suất ở mép lề của cha và con trong Bảng 1.36. Khi tính theo tỉ lệ, ta có công thức sau đây (Kosaka, 1994:187): Tỉ lệ di động cấu trúc = | n i. - n .i | 2N (3) Ý nghĩa xã hội học của công thức (3) đã được trình bày ở đoạn trên. Hoặc, từ hai nhóm nguyên nhân thứ nhất và thứ hai ta sẽ hiểu rõ hơn ý nghĩa của công thức (3)7. Cuối cùng là di động tuần hoàn ở Bảng 1.3: Số di động tuần hoàn (cho tầng lớp i) = min(ni. , n.i) – nii (Yasuda, 1964:18)8. Hoặc, viết theo cách khác (Yasuda, 1971:91): Số di động tuần hoàn = n.i – nii nếu ni. > n.i Số di động tuần hoàn = ni. – nii nếu ni. < n.i Từ Bảng 1.3, người ta cũng phân tách chi tiết hơn nữa rằng, tổng số di động thực tế đi ra khỏi (factual out-mobility) hàng địa vị thứ 1 của cha bằng (=) tổng số hàng địa vị thứ 1 của cha (n1.) trừ đi tổng số địa vị không thay đổi từ cha sang con (n11). Tức là (bằng) = n1. – n11 . Ở các hàng địa vị khác (hàng thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động thực tế đi ra khỏi hàng thứ i (bằng) = ni. – nii (Yasuda, 1964:18; 1971:91). Mặt khác, tổng số di động thực tế đi vào (factual in-mobility) cột địa vị thứ 1 của con bằng (=) tổng số địa vị cột thứ 1 của con (n .1) trừ đi tổng số địa vị không thay đổi từ cha sang con (n11). Tức là (bằng) = n.1 – n11 . Ở các cột địa vị khác (cột thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động thực tế đi vào cột thứ i (bằng) = n.i – nii (Yasuda, 1964:18; 1971:91). 6 Về đại thể, từ Bảng 1.3 di động cấu trúc được hiểu như sau: Di động cấu trúc là sự khác nhau giữa phân bố tần suất ở mép lề của cha và con trong bảng và nó phản ánh sự thay đổi nghề nghiệp hoặc công nghiệp từ thế hệ cha sang thế hệ con. Nó thường được đo lường bởi phần trăm khác nhau giữa hai mép lề trong bảng (Kosaka, 1994:56). Từ đây, tôi suy ra công thức tính toán tỉ lệ khác nhau giữa hai mép lề trong Bảng 1.3 là = | ni. – n.i | / N (Kosaka, 1994:57). 7 Từ Bảng 1.3 và công thức (3), người ta cũng phân chia thành di động cấu trúc đi ra khỏi (structural out-mobility) và di động cấu trúc đi vào trong (structural in-mobility) từng nhóm địa vị xã hội. Tổng số di động cấu trúc đi ra khỏi hàng địa vị thứ 1 của cha bằng (=) tổng số hàng địa vị thứ 1 của cha (n 1.) trừ đi số nhỏ hơn trong hai số (n1.) và (n.1). Tức là (bằng) = n1. – min(n1. , n.1). Ở các hàng địa vị khác (hàng thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động cấu trúc đi ra khỏi hàng thứ i (bằng) = ni. – min(ni. , n.i) (Yasuda, 1964:18). Như vậy, nếu n i. n.i (tức biểu lộ cho sự thu hẹp tầng lớp i – Đỗ Thiên Kính giải thích thêm) thì di động cấu trúc đi ra (bằng) = ni. – n.i , còn nếu ni. < n.i (tức biểu lộ cho sự mở rộng tầng lớp i – Đỗ Thiên Kính giải thích thêm) thì di động cấu trúc đi ra (bằng) = ni. – ni. = 0 (Yasuda, 1971:91). Mặt khác, tổng số di động cấu trúc đi vào cột địa vị thứ 1 của cha bằng (=) tổng số cột địa vị thứ 1 của cha (n .1) trừ đi số nhỏ hơn trong hai số (n1.) và (n.1). Tức là (bằng) = n.1 – min(n1. , n.1). Ở các cột địa vị khác (cột thứ i, . . . thứ k) cũng tương tự. Khái quát lại ta có, tổng số di động cấu trúc đi vào cột thứ i (bằng) = n.i – min(ni. , n.i) (Yasuda, 1964:18). Như vậy, nếu n i. n.i thì di động cấu trúc đi vào (bằng) = n.i – n.i = 0 , còn nếu n i. < n.i thì di động cấu trúc đi vào (bằng) = n.i – ni. (Yasuda, 1971:91). Từ sự phân chia thành di động cấu trúc “đi ra” và “đi vào” trên đây, Kenji Kosaka cho biết tổng tỉ lệ di động cấu trúc đi ra và đi vào (Bảng 1.3) đều là = ∑ | ni. – n.i | / N . Do vậy, tổng tỉ lệ di động cấu trúc cho toàn xã hội sẽ bao gồm cả hai hướng “đi ra” và “đi vào” = ∑ | ni. – n.i | / 2N (Kosaka, 2004). Từ đây, tôi suy ra tỉ lệ di động cấu trúc cho phạm trù (tầng lớp) i được đo lường bằng tỉ lệ khác nhau giữa hai mép lề trong bảng (Kosaka, 1994:72) sẽ = | ni. – n.i | / N . 8 Từ đây, tôi suy ra tỉ lệ di động tuần hoàn (cho tầng lớp i) = [min(ni. , n.i) – nii ] / N 5 35 Tỉ lệ di động tuần hoàn (cho toàn xã hội) được tính toán theo công thức sau đây (Kosaka, 1994:187): Tỉ lệ di động tuần hoàn = min( n i. , n.i ) nii (4) N Ý nghĩa xã hội học của công thức (4) được suy ra từ nhóm nguyên nhân thứ ba trình bày trên đây. Dựa vào xu hướng thay đổi của tỉ lệ di động tuần hoàn ở công thức (4), ta có thể biết được sự vận động của xã hội là mở (khi dãy chỉ số tăng dần), hay khép kín (khi dãy chỉ số giảm dần), và thậm chí khép kín hoàn toàn (khi di động tuần hoàn bằng 0). Yasuda đã cho biết mối quan hệ giữa di động thực tế, di động cấu trúc và di động tuần hoàn thông qua ba nhóm nguyên nhân ở trên. Người ta cũng dễ dàng chứng tỏ rằng: Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn Hoặc là: N nii N = | n i. - n .i | 2N + min( n i. , n.i ) nii N Tóm lại: Từ Bảng 1.3, Yasuda đã trình bày theo cách khác về số di động thực tế, số di động cấu trúc và số di động tuần hoàn cho phạm trù (tầng lớp) i như sau: Nếu ni. > n.i , thì: Đi ra Đi vào Số di động thực tế = ni. – nii n.i – nii Số di động cấu trúc = ni. – n.i 0 Số di động tuần hoàn = n.i – nii Nếu ni. < n.i , thì: Đi ra Đi vào Số di động thực tế = ni. – nii n.i – nii Số di động cấu trúc = 0 n.i – ni. Số di động tuần hoàn = ni. – nii Nguồn: Yasuda, 1971:91 Mặc dù di động xã hội được tạo ra bởi di động của các cá nhân, nhưng các khái niệm di động thực tế, di động cấu trúc và di động tuần hoàn là những khái niệm ở cấp độ toàn xã hội, hoặc từng nhóm địa vị xã hội, mà không phải ở cấp độ cá nhân. Trong số các công thức nêu trên, người ta thường đề cập nhiều đến công thức (4). Sở dĩ như vậy, bởi vì từ công thức (4), người ta có thể tìm ra hệ số mở (coefficient of openness) cho toàn xã hội, hoặc cho từng nhóm/tầng lớp xã hội. Hệ số mở cho từng nhóm/tầng lớp xã hội được tính toán như sau (Yasuda, 1964:18): yii = min( ni. , n.i ) nii min( ni. , n.i ) fii (5) 36 Hệ số mở cho toàn xã hội (tức là cho tổng số các nhóm địa vị xã hội) còn gọi là chi số Yasuda tổng thể (Overall Yasuda Index), gọi tắt là chỉ số Yasuda (Yasuda Index) sẽ là (Yasuda, 1964:18; Kosaka, 1994:187): Y= min( n min( n i. i. ,n ) f , n.i ) nii .i (6) ii Trong công thức (5) và (6), fii = (ni. × n.i)/N chính là giá trị kỳ vọng (expected value) với điều giả sử có sự độc lập thống kê. Điều này có nghĩa rằng, giả sử số quan sát ở ô nii đạt tới giá trị kỳ vọng, thì ta có thể kết luận rằng những người con ở ô đó đã di chuyển tới địa vị xã hội mới một cách độc lập hoàn toàn với địa vị xã hội cũ của cha họ. Nói cách khác, địa vị xã hội của cha đã không có tí ảnh hưởng nào tới địa vị xã hội của con. Cả hai giá trị yii và Y đều bằng 1 khi ô thứ i và tất cả các ô nii trên đường chéo chính đạt giá trị kỳ vọng. Lúc đó, di động xã hội ở Bảng 1.3 đạt tới trạng thái gọi là di động hoàn hảo (perfect mobility) độc lập hoàn toàn với địa vị xã hội của cha. Mặt khác, cả hai giá trị yii và Y đều bằng 0 khi không có di động tuần hoàn, tức là di động tuần hoàn bằng 0 (Yasuda, 1964:18; Kosaka, 1994:58). Đến khi ấy, di động xã hội ở Bảng 1.3 đạt tới trạng thái gọi là tình trạng xã hội khép kín hoàn toàn (totally closed). Một số lưu ý về phuơng pháp đo lường di động xã hội giữa các thế hệ: (a) Thời điểm so sánh giữa các thế hệ (Yasuda, 1964:20-22) Khi nghiên cứu di động giữa các thế hệ, việc chọn thời điểm so sánh giữa nghề nghiệp của con trai và của cha là vào khi nào? Đây là yêu cầu quan trọng về mặt phương pháp luận để tính toán chỉ số Yasuda trong Bảng 1.3 sao cho chính xác và có ý nghĩa. Trong cuộc đời của người con trai, từ khi anh ta sinh ra đến khi có nghề nghiệp để sinh sống là khoảng thời gian mà địa vị xã hội của anh ta phụ thuộc vào địa vị xã hội của cha (hoặc địa vị mượn – borrowed status). Tại thời điểm mà người con trai có nghề nghiệp để sinh sống là thời điểm đánh dấu sự trưởng thành của anh ta. Lúc đó, người con trai đã trưởng thành và độc lập với cha của họ. Khi ấy, để xác định địa vị xã hội của người con trai thì phải dựa vào nghề nghiệp của anh ta, mà không dựa vào địa vị của người bố nữa. Đây là thời điểm có nghề nghiệp đầu tiên (nghề nghiệp thứ nhất) của cuộc đời con người. Cũng tại thời điểm này, địa vị xã hội của bố thường có ảnh hưởng đến nghề nghiệp đầu tiên của con trai (Yasuda, 1964:20-21). Hoặc đó cũng là thời điểm ghi nhận thành quả hướng nghiệp cho con trai trong suốt quá trình sống phụ thuộc vào cha mẹ để anh ta có được nghề nghiệp đầu tiên. Như vậy, nghề nghiệp đầu tiên của con trai có thể giống và cũng có thể khác với nghề nghiệp của cha tại cùng thời điểm đó. Điều này đã phản ánh sự thay đổi nghề nghiệp từ cha sang con trai. Đây chính là thời điểm tốt nhất để đo lường di động xã hội giữa các thế hệ. Tức là, việc so sánh nghề nghiệp đầu tiên của người con trai với nghề nghiệp của cha tại cùng thời điểm (cùng thời điểm có nghề nghiệp đầu tiên của người con trai) là yêu cầu quan trọng trong việc đo lường di 37 động xã hội giữa các thế hệ. Nếu thỏa mãn yêu cầu này thì phép đo lường mới thể hiện chính xác sự di động giữa các thế hệ. Ngoài ra, việc chọn những thời điểm đo lường khác rất có thể dẫn đến những kết quả khác nhau và sẽ không thể hiện chính xác sự di động giữa các thế hệ. Ví dụ sau khi có nghề nghiệp đầu tiên, người con trai có thể không thay đổi, hoặc tiếp tục thay đổi sang những nghề nghiệp khác. Điều này nó phản ánh sự di động nội tại trong một thế hệ (intra-generational mobility). Tức là, sau thời điểm có nghề nghiệp đầu tiên, sự di động trong một thế hệ đã có thể bắt đầu diễn ra. Nếu đo lường di động xã hội vào thời kỳ này thì nó sẽ phản ánh sự di động nội tại trong một thế hệ, mà không thể phản ánh chính xác di động giữa các thế hệ. (b) Gia đình trong di động thế hệ (Yasuda, 1964:22-23) Chúng ta thường xem xét di động xã hội dưới góc độ của hành vi cá nhân thuần túy, mà lại quên rằng giữa cha và con trai đều cùng thuộc một đơn vị gia đình. Do vậy, các nhà xã hội học đã chỉ ra sự cần thiết phải lưu ý đến quan hệ gia đình khi nghiên cứu di động xã hội. Dưới đây là trình bày cụ thể hơn. (b.1) Chọn mẫu nghiên cứu là con trai trưởng, hay là con trai thứ? Trong một gia đình, những người con trai khác nhau sẽ kế tục nghề nghiệp của cha cũng khác nhau. Trong đó, người con trai trưởng thường kế tục nghề nghiệp của cha hơn là những người con trai thứ. Đặc biệt ở các nước phương Đông – nơi có truyền thống quyền thừa kế thường dành cho người con trai trưởng – thì vấn đề con trai trưởng kế tục nghề nghiệp của cha lại càng nổi rõ. Ví dụ điển hình về vấn đề này là tầng lớp nông dân trong xã hội Nhật Bản. Những hộ gia đình nông dân ở Nhật Bản thường dành cho con trai trưởng sự kế tục nghề nông của gia đình để giữ lấy quyền thừa kế đất đai là vốn quý ở Nhật Bản (Yasuda, 1964:22). Ta có thể suy ra hai trường hợp khi nghiên cứu về di động xã hội trong tầng lớp nông dân ở Nhật Bản như sau: (1) Trường hợp thứ nhất, nếu lấy mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm những người con trai trưởng, thì ta sẽ quan sát thấy sự di động giữa các thế hệ rất ít xảy ra trong tầng lớp nông dân ở Nhật Bản. Tức là tầng lớp nông dân ở Nhật Bản là nhóm xã hội tương đối khép kín và có độ mở rất nhỏ, bởi vì nghề nghiệp của con trai trưởng thường giống với nghề nghiệp của cha họ. (2) Trường hợp thứ hai, nếu lấy mẫu nghiên cứu chỉ bao gồm những người con trai thứ thì kết quả sẽ khác với trường hợp thứ nhất. Lúc đó, ta sẽ quan sát thấy tầng lớp nông dân ở Nhật Bản không còn là nhóm xã hội khép kín như trường hợp thứ nhất nữa. Cả hai trường hợp này đều phản ánh sai lệch về di động xã hội giữa các thế hệ. Các cuộc điều tra thực nghiệm xã hội học khi tiến hành nghiên cứu thường không rơi vào một trong hai trường hợp kể trên. Người ta thường chọn mẫu những người con trai một cách ngẫu nhiên và có thể bao gồm cả con trai trưởng cùng với con trai thứ. Nêu ra hai trường hợp ở đây nhằm lưu ý đến điều này khi tiến hành nghiên cứu di động xã hội giữa các thế hệ. Nếu ngẫu nhiên rơi vào một trong hai trường hợp như vậy, thì chúng ta sẽ biết cách giải thích sự sai lệch của kết quả nghiên cứu là do đâu. (b.2) Xác định thế hệ được bắt đầu từ bố, hay là từ con trai? 38 Thứ nhất là bắt đầu từ con trai. Những nghiên cứu về di động xã hội giữa các thế hệ thường sử dụng người con trai như là xuất phát điểm (tức là dùng làm đơn vị chọn mẫu) để đi tìm thông tin về bố của anh ta. Nhưng trong thực tế xã hội, một người cha lại thường có nhiều hơn một người con trai. Do vậy, nếu bắt đầu từ những người con trai thì rất có thể sẽ tìm đến và trùng lặp vào cùng một người cha của họ. Như thế, số lượt người cha được gắn vào con trai sẽ nhiều hơn những người cha trong thực tế. Nói cách khác, số lượng người cha sẽ bị “phóng đại” lên, bởi vì một người cha có thể được tính “lặp lại” tới hai lần. Tất nhiên, mẫu nghiên cứu thực tế về những người con trai thì số con trai cùng chung một bố có thể là không đáng kể. Hơn nữa, nếu người ta chọn mỗi hộ gia đình một người con trai đại diện thì số lượng người bố được tính “lặp lại” sẽ ít đi rất nhiều. Thứ hai là bắt đầu từ bố. Tuy nhiên, ta có thể tránh xa trường hợp thứ nhất bằng cách xác định thế hệ được bắt đầu từ bố. Tức là, đầu tiên hãy sử dụng người cha làm đơn vị chọn mẫu để đi tìm thông tin về con trai của họ. Trong trường hợp này, mỗi người con trai đều có tương ứng một người cha riêng biệt. Sẽ không có người bố nào được tính “lặp lại” tới hai lần. Tuy nhiên, trường hợp này sẽ có những hạn chế nhất định so với trường hợp thứ nhất. Dưới đây là ví dụ minh họa cho hai trường hợp nêu trên (Yasuda, 1964:22~23). Giả sử ta có một xã hội tưởng tượng X bao gồm 3 hộ gia đình. Gia đình A chỉ có 1 con trai và anh ta kế tục theo nghề của cha. Gia đình B có 2 con trai. Trong đó, người con trai cả theo nghề của cha, còn người con trai thứ thì không. Gia đình C có 3 người con trai. Trong đó, một trong hai người con trai thứ theo nghề của cha, hai con trai còn lại thì không. Tùy thuộc vào cách phân tích di động giữa các thế hệ mà ta có những kết quả khác nhau dưới đây: (b.2.1) Theo cách tiếp cận thông thường và phổ biến, như ở trường hợp thứ nhất là bắt đầu từ tất cả những người con trai, ta có trong xã hội X bao gồm tất cả 6 người con trai trong mẫu nghiên cứu. Trong đó, có 3 con trai kế tục nghề của bố và 3 con trai còn lại thì không. Như vậy, tỉ lệ kế tục nghề nghiệp là 3 con trai/tổng số 6 con trai = 50% = 0,5. Phần còn lại sẽ là 50% con trai không kế tục nghề của bố. Tức là tỉ lệ di động nghề nghiệp là 50% và tỉ lệ không di động (cố định) nghề nghiệp cũng là 50%. Hoặc là dựa vào công thức (2) = (N — nii)/N, ta cũng tính được tỉ lệ di động nghề nghiệp thực tế là: (6 – 3)/6 = 3/6 = 50%. Từ đây suy ra tỉ lệ không di động thực tế cũng là 50%. (b.2.2) Theo cách tiếp cận khác, như ở trường hợp thứ hai là bắt đầu từ tất cả những người cha, ta có trong xã hội X bao gồm tất cả 3 người bố trong mẫu nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu sẽ khác hẳn với mục (b.2.1). Cụ thể như sau: - Ta có thể xem xét theo một cách nhìn và cho rằng tỉ lệ kế tục nghề nghiệp trong xã hội X là 100%, bởi vì mỗi nghề nghiệp của một người cha đều được một người con trai kế tục. - Cũng có thể xem xét theo cách nhìn khác: Nếu bổ sung thêm tiêu chí chỉ lựa chọn những người con trai trưởng để gắn vào 3 người cha, thì tỉ lệ kế tục nghề 39 nghiệp trong xã hội X là 2 người bố/tổng số 3 người bố được những người con trai trưởng kế tục nghề nghiệp. Tỉ lệ 2/3 là 66,7%. Phần còn lại sẽ là 1/3 = 33,3% người bố không được con trai trưởng kế tục nghề nghiệp. Tức là tỉ lệ di động nghề nghiệp là 33,3% và tỉ lệ không di động (cố định) nghề nghiệp là 66,7%. Hoặc là dựa vào công thức (2) = (N — nii)/N, ta cũng tính được tỉ lệ di động nghề nghiệp thực tế là: (3 – 2)/3 = 1/3 = 33,3%. Từ đây suy ra tỉ lệ không di động thực tế là 66,7%. - Cuối cùng là cách nhìn khác hẳn với hai trường hợp trên đây: Nếu tính toán tỉ lệ kế tục nghề nghiệp riêng rẽ cho từng hộ gia đình, thì tỉ lệ kế tục nghề nghiệp là 100% ở gia đình A, 50% ở gia đình B và 33,3% ở gia đình C, bởi vì ở hai gia đình B và C những người con trai chỉ kế tục một phần nghề nghiệp cha của họ. Từ đây, ta có tỉ lệ kế tục nghề nghiệp trong toàn xã hội sẽ là (100% + 50% + 33,3%)/3 = 61,1%. Trong hai cách tiếp cận kể trên (xuất phát từ cha, hoặc con), cách tiếp cận nào phản ánh sát thực tế nhất về xã hội? Điều đó sẽ phụ thuộc vào từng hoàn cảnh xã hội cụ thể. Nhưng dù sao trong trường hợp thứ hai (tức mục b.2.2), tỉ lệ kế tục nghề nghiệp theo ba cách nhìn kể trên (bằng 100%, 66,7% và 61,1%) đều lớn hơn trường hợp thứ nhất (tức mục b.2.1) bằng 50%. Sở dĩ có điều này, bởi vì tỉ lệ kế tục nghề nghiệp được xác định theo phương pháp bắt đầu từ bố thường cao hơn bắt đầu từ con trai. Điều này càng thể hiện rõ hơn trong những xã hội phương Đông – nơi có truyền thống quyền thừa kế thường dành cho người con trai trưởng (ví dụ, xã hội Nhật Bản chẳng hạn). Như vậy trong ví dụ của xã hội tưởng tượng X trên đây, việc xác định thế hệ được bắt đầu từ con trai hay là từ người bố, đã cho ta hai bức tranh khác hẳn về di động xã hội. Dẫn ra hai trường hợp của việc xác định thế hệ được bắt đầu từ đâu là nhằm để lưu ý đến điều này khi tiến hành nghiên cứu di động xã hội giữa các thế hệ. Trên thực tế, những nghiên cứu về di động xã hội giữa các thế hệ thường sử dụng người con trai như là xuất phát điểm để dùng làm đơn vị chọn mẫu. Trên đây là những tìm hiểu về di động xã hội và phương pháp đo lường di động xã hội giữa các tầng lớp như thế nào. Phương pháp đo lường này sẽ được áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam trong Chương III. ♣ Tóm lại, dựa trên thực tế lịch sử và những trình bày lý thuyết về phân tầng xã hội, di động xã hội, ta có thể tóm lược một số đặc trưng cơ bản và các thông số về 8 hệ thống phân tầng xã hội điển hình trong lịch sử loài người như sau: Bảng 1. 4. Các thông số và đặc trưng cơ bản về những hệ thống phân tầng xã hội điển hình trên thế giới 40 Hệ thống Những tài sản chính Các giai tầng chủ yếu Bền vững9 về địa vị Mức độ hội tụ10 các địa vị Phương thức đạt tới địa vị Di Hệ tư tưởng động xã hội Thấp Cao - - Trung bình Cao - - Trung bình – Cao Cao Cao Cao Trung bình – Cao Cao Trung Trung bình – bình Cao Cao Quy gán sẵn, giành đạt được Quy gán sẵn, giành đạt được Quy gán sẵn, giành đạt được Ít khép kín Chủ nghĩa tự do kinh điển/cổ điển Ít khép kín Chủ nghĩa Marx và Lenin Mở Chủ nghĩa tự do kinh điển/cổ điển Bất bình đẳng A. Xã hội săn bắn và hái lượm 1. Bộ lạc Con người Thủ lĩnh, Thấp (săn bắn và pháp sư và kỹ năng đặc các thành biệt) viên bộ lạc B. Xã hội nông nghiệp 2. Hình Chính trị (giữ Người có Cao thái chức vụ) chức vụ và châu Á nông dân 3. Chiếm Kinh tế (tài Chủ nô, nô Cao hữu nô sản con lệ, người tự lệ người) do 4. Xã hội Uy tín và văn đẳng hóa (dân tộc cấp thượng đẳng, lối sống) 5. Phong Kinh tế (đất kiến đai và sức lao (châu động) Âu) C. Xã hội công nghiệp 6. Hệ Kinh tế (tư thống liệu sản xuất) giai cấp Các đẳng cấp, tiểu đẳng cấp 7. Chủ nghĩa xã hội nhà nước 8. Công nghiệp phát triển Người quản Thấp – Thấp – Cao lý, bị quản Trung Trung lý bình bình Chính trị (đảng phái và quyền hành nơi làm việc) Con người (học vấn, chuyên môn) Cao Quý tộc, Cao tăng lữ, thường dân Tư sản và người lao động Các nhóm Trung kỹ năng bình nghề nghiệp Thấp – Trung Trung bình bình Chọn lựa người tài Giáo lý tín ngưỡng và tôn giáo Quy gán Khép Giáo lý về sẵn kín bản chất & sự thấp kém xã hội của nô lệ Quy gán Khép Giáo lý tín sẵn kín ngưỡng và tôn giáo Hindu Quy gán Khép Giáo lý sẵn kín Catholic La Mã và tín ngưỡng Nguồn: Biên tập lại (có bổ sung và thay đổi) từ tài liệu (Grusky, 2001:9) Mức độ “bền vững về địa vị” được chuyển ngữ từ khái niệm cơ bản “rigidity”. Khái niệm này của hệ thống phân tầng nhằm ám chỉ địa vị xã hội của các thành viên được tiếp nối liên tục qua thời gian. Ví dụ, nếu của cải, quyền lực và uy tín hiện tại của cá nhân đã được dự báo chính xác trên cơ sở địa vị trước đây (hoặc địa vị của cha mẹ), thì hệ thống phân tầng đó được gọi là có mức độ bền vững cao, hoặc “khép kín xã hội” (Grusky, 2001:6). 10 Mức độ “kết tinh/hội tụ các địa vị” được chuyển ngữ từ khái niệm cơ bản “status crystallization”. Khái niệm này nhằm ám chỉ mối tương quan giữa các loại tài sản (ở Bảng 1.1). Nếu các mối tương quan là mạnh, thì sẽ xuất hiện sự nhất quán về địa vị (status consistency) ở những cá nhân trên đỉnh và dưới đáy hệ thống phân tầng (Grusky, 2001:6). Tức là, nếu mối tương quan mạnh, thì sẽ có sự “quy tụ”/“hội tụ” các loại tài sản vào cùng mỗi tầng lớp (để tạo nên sự rõ ràng/kết tinh về địa vị – status crystallization – cho mỗi tầng lớp đó). Các loại tài sản thường cùng hội tụ vào tầng lớp trên đỉnh và không hội tụ vào tầng lớp dưới đáy hệ thống phân tầng. Như vậy, khái niệm “status crystallization” có phần tương đương với “status consistency”. 9 41 Từ Bảng 1.4, ta có thể rút ra một số đặc điểm của hệ thống phân tầng xã hội theo tiến trình phát triển từ xã hội nông nghiệp lên xã hội công nghiệp như sau: Càng đến xã hội công nghiệp, các hệ thống phân tầng có sự di động xã hội nhiều hơn (ít khép kín hơn) và người ta kỳ vọng di động đi lên nhiều hơn. Do vậy, hệ thống phân tầng xã hội cũng có tính mở nhiều hơn (tức là hệ thống phân tầng mở, không phải khép kín/đóng). Hệ thống phân tầng trong xã hội công nghiệp có tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo, bởi vì di động đi lên đã tạo lập nên quá trình hình thành tầng lớp trung lưu. Hệ thống phân tầng trong xã hội công nghiệp có địa vị giành đạt được thường nổi trội hơn địa vị quy gán sẵn. Tức là, quá trình đạt được về địa vị KT-XH của cá nhân thường dựa nhiều hơn vào những nhân tố có thể phấn đấu để giành đạt được (như học vấn, bằng cấp, tri thức, kỹ năng và kinh nghiệm), chứ không phải những nhân tố quy gán sẵn. Xã hội công nghiệp càng phát triển, các loại nguồn lợi và tài sản chủ yếu (Bảng 1.1) dùng để phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp ngày càng đa dạng (do nhiều nguồn lực có giá trị mới xuất hiện). Do vậy, hệ thống phân tầng trở nên phức hợp hơn, bởi vì những tiêu chuẩn phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp đã tương tác và đan chéo lẫn nhau. Từ đây dẫn đến việc sắp xếp thứ hạng các cá nhân và các nhóm theo những chiều cạnh khác nhau trong tôn ti thứ bậc xã hội thường không trùng hợp nhau, do vậy dẫn đến tình trạng không nhất quán về vị thế. Mặc dù đa số các nhà nghiên cứu trên thế giới nhất trí rằng vị thế nghề nghiệp và công ăn việc làm đã tạo lập nên chiếc xương sống của phân tầng hiện đại, nhưng họ cũng thừa nhận còn có thể nảy sinh các tầng lớp xã hội xung quanh các nhóm tài sản và nguồn lợi khác (ảnh hưởng chính trị, quyền uy, vị thế chủng tộc-sắc tộc, giới, uy tín, học vấn, kỹ năng, vốn con người, tri thức, mạng lưới xã hội, vốn xã hội, vốn văn hóa, thị hiếu, phong cách sống, quyền con người). Các nhà nghiên cứu hiện nay về phân tầng xã hội thường kết hợp các chiều cạnh giai cấp (kinh tế), vị thế nghề nghiệp và quyền uy với nhau để tạo lập nên những sơ đồ phân tầng và bản đồ giai cấp mang tính tổng hợp. Đặc biệt, Erick Olin Wright (1997) đã lần lượt phân tích giai cấp, nghiên cứu phân tầng theo giới và tộc người đặt cạnh nhau (Pakulski, 2006:586). Như vậy, bước phát triển tiếp tục là sự chuyển hướng quan tâm nghiên cứu đến vai trò của tộc người và giới trong sự phân tầng, tức là sự phân tầng theo tộc người và giới (từ 1960~1970 cho tới nay). Trong xã hội hiện đại ngày nay, giới có ảnh hưởng nhất định đến sự phân tầng và nó độc lập tương đối so với giai cấp. Tuy nhiên đời sống hàng ngày, giới, tộc người và giai cấp cùng kết hợp với nhau trong hệ thống phân tầng, tương tác với nhau nhằm tiếp cận những nguồn tài sản, nguồn lợi của con người và thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” Quá trình toàn cầu hóa tăng lên hiện nay, nhiều nhà xã hội học nhìn thế giới trong một tổng thể như là được phân tầng điển hình theo chiều cạnh kinh tế và quyền lực. Do vậy, 42 quốc gia phụ thuộc và các nhà lý luận về hệ thống thế giới đã phân biệt các tầng lớp quốc gia quyền lực giữa các nước trung tâm quyền lực, các nước vùng ven và các nước ngoại vi (Pakulski, 2006:586-587). Như vậy, các lý thuyết phân tầng xã hội đều xuất phát từ K. Marx, M. Weber và đã phát triển tiếp tục về sau này. Từ chỗ chỉ thừa nhận chiều cạnh kinh tế trong sự phân chia thành các giai cấp và mối quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ bóc lột (K. Marx), đã đi đến chỗ cho rằng ba chiều cạnh căn bản (kinh tế, quyền lực và uy tín) làm cơ sở xác định các tầng lớp xã hội (M. Weber). Đồng thời, mối quan hệ giữa các giai cấp là quan hệ chức năng và xung đột (tức là kết hợp giữa thuyết chức năng và thuyết xung đột), chứ không chỉ là quan hệ bóc lột như trước nữa. Tiếp tục, các chiều cạnh vốn văn hóa, vốn xã hội, vốn con người và quyền công dân cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình tạo lập nên hệ thống phân tầng xã hội. Cuối cùng, chiều cạnh giới và tộc người cũng tham gia đan chéo với các chiều cạnh đã có làm khuếch đại thêm những bất bình đẳng trong hệ thống phân tầng. Thành tựu nghiên cứu này về phân tầng xã hội trên thế giới là những kiến thức cơ bản cần nắm vững để suy ngẫm và gợi ra những vấn đề cho xã hội học Việt Nam trong quá trình hội nhập quốc tế hiện nay. 5. Khái quát về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới Các mục trên đây đã trình bày những kiến thức khái lược về phân tầng và thực tế lịch sử phân tầng xã hội trên thế giới. Vậy còn trường hợp ở Việt Nam thì sao? Bảng 1.5 trình bày tóm tắt về hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam trong lịch sử dựa trên kết quả nghiên cứu ở đề tài cấp Bộ năm 2009-2010 (Đỗ Thiên Kính, 2011a:35~58). Bảng 1. 5. Những nét đại cương về phân tầng xã hội ở Việt Nam từ truyền thống đến trước đổi mới 1. Mô hình đẳng cấp-giai cấp (XVI~giữa XIX): Phong kiến Tiêu chí Dựa trên quyền lực, địa vị phân chính trị-xã hội, sở hữu chia ruộng đất và nghề nghiệp - Vua-quan và địa chủ Các giai - Nho sĩ/sĩ phu tầng và - Nông dân tự canh (trung thứ bậc nông) cao thấp - Nông dân nghèo - Thợ thủ công - Thương nhân 2. Mô hình giai cấp 3. Mô hình giai cấp ở miền (1858~1945): Thuộc địa Bắc (1954~1975) & cả nửa phong kiến nước (1975~1986): XHCN Dựa trên quyền lực chính Dựa trên quyền lực chính trị trị, sở hữu tài sản và nghề và công hữu tài sản (toàn nghiệp dân và tập thể) - Tư sản và địa chủ (vua - - Công nhân (cán bộ, “Hai bù nhìn) công nhân, v.chức) giai, - Tiểu tư sản (trí thức, - Nông dân một công chức, tiểu thương, - Trí thức tầng” tiểu chủ) và phú nông "Trời xanh, mây trắng, nắng - Nông dân tự canh (trung vàng. nông) và công nhân Công, nông, binh, trí sắp - Bần nông và cố nông hàng tiến lên" Một số nhận xét chung về 3 mô hình ở Bảng 1.5 như sau: 43 Mô hình 1, 2 trong lịch sử thể hiện sự chuyển đổi từ cấu trúc đẳng cấp (với hai đẳng cấp thống trị và bị trị) sang cấu trúc giai cấp (với giai cấp tư sản và địa chủ thống trị, còn lại là giai cấp công nhân và nông dân bị trị). Tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xã hội dựa trên quyền lực và tài sản. Bên cạnh tiêu chuẩn này, mô hình xã hội trong lịch sử luôn tồn tại tiêu chuẩn khác phân chia các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp: “Sĩ – Nông – Công – Thương”. Tiêu chuẩn khác này đã bổ sung, làm phong phú và cụ thể hơn bức tranh phân tầng xã hội trong lịch sử Việt Nam. Một ví dụ nghiên cứu trường hợp về phân tầng xã hội trong lịch sử qua quán Giá ở hai làng Yên Sở và Sở Đắc (tỉnh Hà Đông) được trình bày dưới đây là minh họa sống động về cấu trúc xã hội thời kỳ này. Mô hình 3 thể hiện cấu trúc giai cấp công nhân, nông dân tập thể và tầng lớp trí thức xã hội chủ nghĩa (XHCN), hay còn gọi là cơ cấu “hai giai, một tầng”. Hai giai cấp thời kỳ này được quy định bởi cơ sở kinh tế với hai hình thức sở hữu nhà nước và tập thể đối với tư liệu sản xuất (chế độ công hữu). Các tầng lớp xã hội khác còn lại đều nhằm củng cố và phát triển hai giai cấp chủ chốt của xã hội. Hai giai cấp đều là anh em, trong đó giai cấp công nhân giữ vai trò lãnh đạo. Lý luận phân tầng xã hội theo lý thuyết giai cấp của MarxLenin giữ địa vị thống trị tuyệt đối. Mô hình “hai giai, một tầng” là có tính phổ biến trong hệ thống các nước xã hội chủ nghĩa hồi bấy giờ nói chung. Một ví dụ về phân tầng xã hội ở Việt Nam trong lịch sử Tài liệu lịch sử trong ví dụ này được trích dẫn chủ yếu từ những công trình nghiên cứu của tác giả Nguyễn Văn Huyên (1995): “Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam” – Tập I. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội11. Việc thờ thành hoàng làng được thực hiện ở nhiều làng quê người Việt vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH). Thành hoàng Lý Phục Man – một viên tướng trung thành của ông vua Lý Bí (503~548) – là một trong những trường hợp như vậy. Lý Phục Man được thờ làm thành hoàng làng trong 20 làng ở vùng ĐBSH. Tại quán Giá – nơi trung tâm thờ Lý Phục Man được thực hiện bởi hai làng Yên Sở và Đắc Sở cùng nhau trông nom việc thờ cúng – đã thể hiện toàn bộ cấu trúc xã hội của hai làng qua hai dãy hành lang trong quán Giá dành cho hai làng này (Hình 1.3). Toàn bộ đàn ông của mỗi làng được chia thành 12 hạng. Mỗi dãy hành lang đều có 11 ô ngăn dành cho các đẳng cấp của mỗi làng. Trong đó, 10 ô ngăn dành cho 10 đẳng cấp và 1 ô ngăn còn lại. Vào những ngày lễ hội Lý Phục Man hàng năm, các đẳng cấp được phân chia theo những ô ngăn đã quy định của hành lang. Tôn ti trật tự cao thấp (ngôi thứ) giữa các ô ngăn được tính từ điện thờ. Đẳng cấp nào ở gần điện thờ hơn, thì có địa vị xã hội cao hơn. Tiếp theo, mỗi ô Tác giả Đỗ Thiên Kính đã tham khảo bài viết của ông Bùi Xuân Đính đăng trên Tạp chí Văn hóa Nghệ An (bản điện tử) ngày 5/9/2020: "Bàn thêm về phân tầng xã hội ở nước ta trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945" http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/14390-ban-them-ve-phan-tang-xa-hoi-o-nuoc-ta-truoc-cachmang-thang-8-nam-1945, để đính chính một số tư liệu của tác giả Nguyễn văn Huyên. Đặc biệt là sửa chữa bản dịch khái niệm/từ ngữ "đình" chuyển thành "quán Giá". 11 44 ngăn lại còn được chia nhỏ thành 3 bậc (bên trên rải chiếu) có độ cao thấp khác nhau (mỗi bậc cao hơn bậc dưới khoảng 10~15 cm) dành cho 3 lớp người cũng khác nhau trong cùng một đẳng cấp (Nguyễn Văn Huyên, 1995:332, 347, 349, 409, 410). Như vậy, mỗi lớp người sẽ ngồi ăn uống cùng một chiếu và có “chiếu trên, chiếu dưới” trong cùng đẳng cấp. Sơ đồ hai dãy hành lang trong quán Giá: ĐIỆN THỜ Số người: Lão thượng (> 70 tuổi) 50 Lão trung (60~69 tuổi) 100 Kỳ mục Quan viên chính 52 Tư văn 38 Tư võ (xã binh) 143 Xã dân Quan viên tôn 40 Quan viên mới 23 Lão hạ (55~59 tuổi) 95 Hàng phiên 30 Hành lang Yên Sở = 571 (nhất xã nhất thôn) Dân số > 5000 người Số người: Tư văn Yên Thái 30 Tư văn Đại Đồng 30 Tư văn Diễm Xá 120 Chức dịch Tam thôn Trung đình Diễm Xá 100 Trung đình Đại Đồng 160 Trung đình Yên Thái 100 Lão Diễm Xá 60 Lão Đại Đồng 60 Lão Yên Thái 40 Hàng phiên kiệu Hành lang Đắc Sở = 700 (nhất xã tam thôn: Yên Thái, Đại Đồng, Diễm xá) N Dân số < 3000 người B Hình 1. 3. Vị trí các đẳng cấp trong hành lang quán Giá (năm 1937) Nguồn: Biên tập lại từ tài liệu (Nguyễn Văn Huyên, 1995:312, 343~349) Dưới đây là miêu tả về hành lang phía tây dành cho làng Yên Sở: “Thật ra, chỉ có 10 hạng kỳ mục; thập tịch, gọi nôm na là mười nóc. Hạng kỳ mục chỉ tồn tại khi người ta bàn việc làng. Lúc ăn uống, hội hè, các kỳ mục trở về chỗ của họ. Người đứng đầu hội đồng xã có thể là một người nhà binh, hàm ngũ phẩm. Khi ăn uống, người này ngồi ở chiếu đầu tiên của các xã binh. Lý trưởng ngồi chiếu xã dân. Bởi thế trong ngày hội, các chiếu kỳ mục dùng làm nơi tiếp đón. […] Mỗi đẳng cấp được dành những chỗ ngồi riêng biệt ở ngôi nhà công cộng của làng gọi là quán Giá. Những ngày lễ hội, cả mười đẳng cấp thân hào tập họp ở hành lang, tức là một dãy nhà gạch không cửa ngõ gì, nằm ở phía trái cái sân chính. Dãy hành lang có 11 ô ngăn, trong đó có 10 ô dành cho 10 đẳng cấp thân hào, và một ô dành cho các đại diện chính thức của làng gọi là Kỳ mục. […] Người ta nhận thấy rằng những ngày có họp bàn việc làng, cái ô thứ ba được dành riêng cho những người Kỳ mục tức là những đại diện chính thức của làng. Nếu không thì đó là nơi tiếp khách long trọng trong những ngày lễ hội. Mỗi đẳng cấp còn được chia nhỏ làm ba lớp, mỗi lớp có góc chiếu ngồi riêng. Mỗi ô ngăn được chia thành ba phần: lớp thân hào thứ nhất ngồi vào chiếc chiếu trải phần trên ô ngăn thứ 45 nhất ở phía trái, đắp cao hơn hai phần ô ngăn kia 25 cm. Rồi đến lớp thân hào thứ hai. Lớp thân hào thứ 3 ngồi trên chiếc chiếu ở phía sân quán. Những người thuộc cùng đẳng cấp, cùng tầng lớp, cùng ngồi một chiếu, cùng ăn một mâm. Muốn gia nhập đẳng cấp người ta phải đáp ứng những điều kiện đặc biệt được xác định nghiêm ngặt. Thí dụ: phần thứ nhất của ô dành cho đẳng cấp Tư văn, được dành cho những ai đỗ giải ưu trong kỳ thi văn học. Ở đó ngày nay bị bỏ trống vì chẳng ai trong làng đáp ứng được điều kiện đó cả. […] Muốn cho thể chế đẳng cấp đó có một cơ sở vững chắc, người ta đã tạo cho nó một tính chất tôn giáo. Những ai thỏa mãn những điều kiện vật chất và đạo đức để gia nhập một đẳng cấp, trước tiên phải hiến một lễ tế Thần Thành hoàng. Do đấy, địa vị xã hội của họ mang tính chất tôn giáo” (Nguyễn Văn Huyên, 1995:349, 409, 410). Bên dưới các đẳng cấp thuộc hai dãy hành lang trên đây là những dân đinh (hạng thứ 12 – cùng đinh). Chỉ những người thuộc 11 hạng mới có quyền có chỗ ở quán Giá (còn hạng thứ 12 thì không như vậy). Tiếp theo, ta hãy phân tích cấu trúc xã hội của hai làng Yên Sở và Đắc Sở theo những kiến thức khái lược về phân tầng xã hội như trình bày dưới đây: Về đại thể, cấu trúc xã hội của hai làng Yên Sở và Đắc Sở được phân chia thành hai loại hạng người: Những người quản lý xã thôn (thể hiện qua 11 ô ngăn ở hai dãy hành lang) và đa số dân đinh còn lại (hạng 12). Nói theo ngôn ngữ của M. Weber, sự phân chia thành hai loại hạng người như thế này là dựa theo tiêu chuẩn về quyền lực chính trị (đồng thời cũng bao hàm và hội tụ cả về địa vị KT-XH trong đó). Thứ bậc cao thấp rõ ràng là những người quản lý xã thôn ở trên đa số dân đinh. Cụ thể hơn, đối với những người quản lý xã thôn thì mỗi làng Yên Sở và Đắc Sở lại có sự phân chia theo tôn ti trật tự (ngôi thứ) theo hai cách khác nhau. Trong đó, cả hai làng đều sắp xếp hạng thứ 11 (hàng phiên) đứng cuối cùng là do sự di động luân phiên cắt cử từ hạng 12 đưa lên. Hết thời gian luân phiên (thường là một/vài năm) thì họ lại trở về hạng 12, và được thay mới bằng những người khác cũng từ hạng 12. Các đẳng cấp ở bậc trên hàng phiên không giống hoàn toàn với đẳng cấp ở Ấn Độ cổ đại là cha truyền con nối và đóng kín, mặc dù các đẳng cấp này ở làng xã Việt Nam được duy trì địa vị xã hội của họ như vậy khá dài (có thể đến già) và có thể di động lên các đẳng cấp trên. Biểu hiện của đẳng cấp được thể hiện rất rõ ở quán Giá qua sinh hoạt ăn uống, đứng ngồi, tế lễ và thờ cúng. Các tiêu chuẩn để phân chia và xếp hạng các đẳng cấp này ở hai làng là sự kết hợp về tuổi tác, chức tước, bằng cấp và địa vị. Cuối cùng là cách phân chia và xếp hạng tổng quát cho toàn bộ dân cư làng xã theo cái gọi là tứ dân: Sĩ – Nông – Công – Thương. Điều này được thể hiện qua các hình trang trí trên những viên gạch đỏ trạm trổ tạo thành đường gờ của bức tường hai bên tam quan (gần hai hành lang) ở quán Giá: 46 “Các gờ tường ở đây trình bày rồng, phượng, và lân. Sự yên ổn chỉ có thể được thực hiện trong nước bằng lao động và sự tổ chức hài hòa của các giai tầng trong xã hội. Nghệ thuật trang trí thể hiện ý này bằng cách trình bày nhóm tứ dân: sĩ, nông, công, thương; hoặc bốn cảnh của đời sống bình thường: ngư, tiều, canh, mục. Ta thấy bốn cảnh này trong bốn hình trạm khắc ở đây: người đọc sách,... người tiều phu,... người câu cá,…và người làm ruộng […] Người ta vốn quen phân biệt bốn giai cấp hoặc đẳng cấp trong xã hội người Việt: Sĩ (nho sĩ), Nông (nông dân), Công (thợ thủ công) và Thương (người buôn bán). Đấy là một sự phân biệt hoàn toàn đại khái, phần lớn dựa trên nghề nghiệp của từng người hơn là dựa trên vai trò của mỗi cá nhân trong xã hội. Điều đó rất rõ nét trong làng xã người Việt, nơi mà cách phân biệt đó chẳng có giá trị gì lắm” (Nguyễn Văn Huyên, 1995:330, 409). Cách phân chia theo 4 loại hình tứ dân này đã bao hàm thêm cả hạng 12 trên đây (gồm có Nông – Công – Thương). Theo ngôn ngữ của xã hội học hiện đại, thì đó là dựa theo tiêu chuẩn nghề nghiệp đã bao hàm cả địa vị xã hội. Ta có thể tổng hợp lại tôn ti trật tự từ trên xuống dưới các đẳng cấp ở làng xã Việt Nam trong lịch sử (thời kỳ phong kiến) như sau: Quản lý xã/thôn (bao gồm cả Sĩ) – Nông – Công – Thương. Sự phân chia này trước hết là dựa trên quyền lực chính trị, sau đó là dựa theo nghề nghiệp. Theo ý nghĩa của sự phân loại các nhóm nghề nghiệp hiện nay, thì nhóm Quản lý xã thôn cũng là một loại nghề đặc biệt. Do vậy, sự phân loại các tầng lớp xã hội ở làng/xã nông thôn trên đây có thể quy giản về tiêu chuẩn nghề nghiệp. Việc sắp xếp theo tôn ti trật tự ở hai dãy hành lang trong quán Giá đã thể hiện sự bất bình đẳng mang tính cấu trúc của xã hội. Bất bình đẳng giữa các đẳng cấp ở làng/xã là thuộc tính của cấu trúc xã hội Việt Nam. Sự bất bình đẳng này được thể hiện qua việc phân chia những loại tài sản, nguồn lực, nguồn lợi của xã hội. Cụ thể hơn, đó là những quy tắc trong việc phân chia những nguồn lực, nguồn lợi này theo địa vị xã hội của mỗi đẳng cấp nơi chốn quán Giá và đã trả lời cho nửa đầu câu hỏi: “Ai có được cái gì và tại sao?” Dẫn chứng từ lịch sử dưới đây là thể hiện sự trả lời cho nửa đầu câu hỏi này. “Con vật bị giết (bò, lợn, gà...) thường được quy định thành một “bản đồ khu vực” rất tỉ mỉ, dành cho từng chức tước, đẳng cấp nhất định. […] Sự phân chia các bộ phận con vật làm quà biếu cho các ngôi thứ không chỉ đơn thuần theo một thứ tự ưu tiên, mà là theo một quy định nghiêm ngặt được quy chế hóa trong làng xã” (Nguyễn Thừa Hỷ, 1978:128). Phương thức di động xã hội gia nhập vào các đẳng cấp ở làng Yên Sở bằng nhiều con đường khác nhau: thiên định (hay Xỉ, trọng lão đối với người già), thi cử (đối với Tư văn), đề bạt và chuẩn y (đối với Quan viên chính), mua ngôi (đối với Quan viên mới), và cắt cử (đối với tuần đinh, tức hàng phiên). Phương thức di động xã hội như thế này đã tạo nên địa vị xã hội cho các đẳng cấp. Theo kiến thức khái lược về phân tầng xã hội, có hai con đường để đạt tới địa vị KT-XH: nhờ dựa vào địa vị quy gán sẵn (ví dụ điển hình như đẳng cấp Lão) và địa vị giành đạt được, phải phấn đấu mới giành được (ví dụ điển hình như đẳng cấp Tư văn). Phương thức di động xã hội như thế này chính là đã trả lời cho câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước và tại sao?” Dù cho phương 47 thức di động xã hội bằng nhiều con đường khác nhau, nhưng dẫu sao tất cả các đẳng cấp ở bậc trên hàng phiên đều phải hiến một lễ tế Thần Thành hoàng. Tức là đều phải làm lễ cúng ở quán Giá và sau đó là tiệc tùng khao vọng: “Một câu ngạn ngữ nói: vô vọng bất thành quan, nghĩa là “nếu không có tiệc tùng khao vọng, thì không thành quan (của làng) được”. Muốn được chấp nhận vào hạng mình có quyền được vào, cần phải có lễ cúng ở quán Giá, tức là cho các kỳ mục của làng ăn uống” (Nguyễn Văn Huyên, 1995:346). Như vậy, phương thức di động xã hội trong đời sống hiện thực nơi trần thế đã được bao phủ bởi màu sắc tôn giáo. Tôn giáo đã tạo thêm sự ràng buộc và làm tăng thêm sức mạnh cho thể chế nơi trần tục. Qua những điểm phân tích trên đây, ta thấy cấu trúc xã hội Việt Nam truyền thống đã thể hiện lý thuyết phân tầng xã hội của xã hội học hiện đại. 6. Một số vấn đề đặt ra từ tổng quan nghiên cứu giai tầng trong thời kỳ đổi mới Trong thời kỳ đổi mới (từ năm 1986 đến nay), Việt Nam đã thực hiện nhất quán mô hình kinh tế tổng quát là phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bao gồm nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế. Dưới sự tác động tổng hợp của mô hình kinh tế đó, cơ cấu xã hội - giai cấp ở nước ta cũng đã có sự thay đổi. Từ chỗ chỉ có một cơ cấu xã hội - giai cấp đơn giản "hai giai, một tầng" đã chuyển sang hình thành cơ cấu xã hội - giai cấp mới đa dạng hơn với nhiều tầng lớp xã hội. Phản ánh hiện thực mới đó, Báo cáo chính trị tại Đại hội IX của Đảng cũng đã cho rằng: "Trong thời kỳ quá độ, có nhiều hình thức sở hữu về tư liệu sản xuất, nhiều thành phần kinh tế, giai cấp, tầng lớp xã hội khác nhau, nhưng cơ cấu, tính chất, vị trí của các giai cấp trong xã hội đã thay đổi nhiều cùng với những biến đổi to lớn về kinh tế - xã hội" (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2001:85). Trong bối cảnh này, những nghiên cứu về biến đổi cơ cấu xã hội – giai cấp hiện đang đứng trước ngã ba đường và rẽ theo ba hướng nghiên cứu khác nhau. Hướng thứ nhất cố gắng thoát khỏi tư duy lý luận cũ thời bao cấp bằng cách tập trung nghiên cứu về sự phân hóa giàu nghèo, phân tầng mức sống (Tương Lai, 1995; Trịnh Duy Luân, 1992, 2001; Lê Du Phong et al., 2000; Đỗ Thiên Kính, 2001, 2003; Nguyễn Đình Tấn, 2005; Tổng cục Thống kê, 2000, 2006, 2007, 2011, 2014; Ngân hàng thế giới, 2012). Về đại thể, hướng nghiên cứu này khẳng định rằng đang tồn tại khá phổ biến sự phân tầng xã hội theo mức sống (tức là phân hóa giàu - nghèo). Bởi vì hiện tượng phân hóa giàu nghèo diễn ra ở mọi nơi (nông thôn, đô thị và các vùng/miền KT-XH khác nhau) và ngày càng doãng ra. Chẳng hạn, qua cuộc Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam (VHLSS) năm 2014 cho thấy hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất năm 2014 là 9,7 lần, tăng so với các năm trước (năm 2002 là 8,1 lần, năm 2004 là 8,3 lần, năm 2006 là 8,4 lần, năm 2008 là 8,9 lần, năm 2010 là 9,2 lần và năm 2012 là 9,4 lần) (Tổng cục Thống kê, 2016:19, 303). Tóm lại, hướng nghiên 48 cứu này đã đưa ra những nét khái quát về sự phân hóa giàu nghèo đang diễn ra rõ rệt trong phạm vi toàn bộ lãnh thổ Việt Nam. Hướng thứ hai vẫn tiếp tục nghiên cứu theo lối tư duy cũ. Chính xác hơn, hướng nghiên cứu này còn chịu ảnh hưởng bởi tư duy lý luận về cơ cấu xã hội - giai cấp trong thời kỳ quan liêu bao cấp trước đây, nhưng có thừa nhận hiện thực cơ cấu xã hội mới đa dạng. Do vậy, hướng nghiên cứu này cố gắng khuôn mẫu mô hình cơ cấu xã hội mới trong mô hình cũ “2 giai, 1 tầng”; thành phần nào không phù hợp với mô hình cũ thì coi đó là những tầng lớp xã hội mới xuất hiện (Đỗ Nguyên Phương, 1994; Lê Ngọc Triết, 2003; Nam Sơn, 2009; Nguyễn Thanh Tuấn, 2007; Phạm Ngọc Quang - Đinh Quang Ty, 2006; Phạm Quang Trung et al., 2001; Phạm Xuân Nam, 2001, 2008, 2010; Văn Tạo, 2002, 2008; Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học, 1992). Về đại thể, hướng nghiên cứu này đưa ra một cơ cấu xã hội - giai cấp mới đa dạng, bao gồm giai cấp công nhân, giai cấp nông dân, tầng lớp trí thức, tầng lớp doanh nhân, tầng lớp tiểu thương, tiểu chủ, chủ trang trại và một số nhóm xã hội khác (Phạm Xuân Nam, 2008, 2010). Về thực chất, đây chính là mô hình cũ mở rộng thành “2 giai, nhiều tầng”. Từ hai hướng nghiên cứu trên đây, nổi lên một số vấn đề cơ bản đặt ra có liên quan trực tiếp đến lý luận và phương pháp luận nghiên cứu như sau: 1. Tiêu chuẩn phân chia các tầng lớp xã hội như thế nào? Hướng thứ nhất dựa vào tiêu chuẩn thu nhập/chi tiêu để phân chia thành các nhóm giàu nghèo về mức sống (thường gọi là phân tầng xã hội về mức sống). Thực chất, hướng này không phải là nghiên cứu về phân tầng xã hội, mà chỉ là nghiên cứu sự “khác biệt giàu nghèo”, hoặc “phân hóa giàu nghèo”, hoặc về bản chất đó là “bất bình đẳng xã hội”. Tình trạng nghiên cứu như thế về phân tầng xã hội ở Việt Nam là phổ biến. Do vậy, những người nghiên cứu thường gọi là “phân tầng về mức sống” (mà không phải là “phân tầng xã hội”). Tồn tại tình trạng nghiên cứu về phân tầng xã hội như thế là tất yếu, bởi vì họ gặp phải vấn đề lý luận và phương pháp luận chưa giải quyết được. Hướng thứ hai lại xuất phát từ tiền đề ngầm định mặc nhiên rằng, tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp xã hội ở Việt Nam hiện nay là dựa vào sở hữu tư liệu sản xuất (TLSX), bởi vì hệ tư tưởng nền tảng của lý luận này là chủ nghĩa Marx-Lenin. Theo đó, cách phân chia thành hai giai cấp và một tầng lớp (tức là “2 giai, 1 tầng”: giai cấp công nhân, giai cấp nông dân và tầng lớp trí thức) vẫn còn ảnh hưởng lớn đến những nghiên cứu về phân tầng xã hội hiện nay. Mặc dù những nghiên cứu về cơ cấu xã hội - giai cấp hiện nay có những nội dung mới (như cho rằng cơ cấu xã hội - giai cấp không đơn giản là 2 giai cấp, 1 tầng lớp như trước đây nữa, mà có sự xuất hiện những tầng lớp xã hội mới: doanh nhân, tiểu thương - tiểu chủ và các nhóm xã hội khác), nhưng về cơ bản cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam hiện nay vẫn được cấu thành bởi hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Nói cách khác, cơ cấu cũ “2 giai, 1 tầng” là cơ cấu “hạt nhân/lõi” của cấu trúc mở rộng thành “2 giai, nhiều tầng”. Sở dĩ tồn tại nhận thức về “2 giai, nhiều tầng”, bởi vì tiêu chuẩn phân chia chủ yếu là dựa vào sở hữu TLSX, trong đó công hữu giữ vai trò chủ yếu. Do vậy, khi chúng ta thừa nhận sự 49 tồn tại nhiều hình thức sở hữu TLSX khác nhau (ngoài công hữu) thì sẽ dẫn tới thừa nhận sự xuất hiện của những tầng lớp xã hội mới. Đối với tiêu chuẩn ngầm định mặc nhiên trong hướng nghiên cứu thứ hai ở trên, nhiều người nghiên cứu ở Việt Nam không biết được rằng trên thế giới người ta đã phân tách ra thành quyền sở hữu và quyền kiểm soát đối với TLSX. Lý luận về sở hữu TLSX của K. Marx đã được bổ sung thêm mặt kiểm soát đối với chúng. Trong thời kỳ đổi mới hiện nay, có nhiều hình thức sở hữu ở Việt Nam (kể cả sở hữu tư nhân), trong đó công hữu về TLSX giữ vai trò chủ yếu. Do vậy, cái gọi là “quyền sở hữu” những TLSX thuộc nhà nước (công hữu) sẽ không nổi trội bằng “quyền kiểm soát” chúng. Bởi vì quyền sở hữu những TLSX thuộc nhà nước là ngang nhau giữa mọi người trong xã hội, nhưng quyền kiểm soát chúng thì không ngang nhau. Những người lãnh đạo các cấp và các ngành (những người có chức vụ, quan chức) gắn liền với “quyền kiểm soát” tài sản công (tài sản nhà nước) nhiều hơn đa số dân chúng trong xã hội. Đồng thời với tiêu chuẩn dựa vào sở hữu TLSX trên đây, những người nghiên cứu còn kết hợp thêm cả tiêu chuẩn dựa vào ngành sản xuất (như các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ) để phân chia các tầng lớp trong xã hội. Cụ thể hơn, khi xác định một giai cấp (hoặc một tầng lớp), người ta thường đưa ra định nghĩa giai cấp (hoặc tầng lớp) đó là gì. Sau đó xác định những thành viên xã hội nào thỏa mãn định nghĩa đã đưa ra thì gộp chung lại vào một giai cấp (hoặc tầng lớp) đó. Chẳng hạn như định nghĩa về giai cấp công nhân12. Trong định nghĩa này, theo tiêu chuẩn ngành sản xuất (chứ không phải là nghề nghiệp), chẳng lẽ người lái xe riêng cho Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN & PTNT) và người lái xe khác cho Bộ trưởng Bộ Công Thương lại thuộc về 2 tầng lớp xã hội khác nhau. Trong khi đó, 2 người lái xe này có địa vị xã hội giống hệt nhau hoàn toàn (và 2 người Bộ trưởng cũng như vậy). Cũng theo tiêu chuẩn ngành sản xuất, chẳng lẽ Bộ trưởng Bộ Công thương thuộc về giai cấp công nhân, còn Bộ trưởng Bộ NN & PTNN không phải là giai cấp công nhân? Hoặc là, cũng theo định nghĩa này, thì Bộ trưởng Bộ Công Thương và tất cả mọi người trong các xí nghiệp, nhà máy công nghiệp (từ giám đốc cho tới nhân viên bảo vệ, quét dọn vệ sinh) đều thuộc về giai cấp công nhân. Trong khi đó, nhân vật Bộ trưởng, giám đốc nhà máy và các nhân viên bảo vệ, quét dọn vệ sinh có địa vị KT-XH khác hẳn nhau hoàn toàn, bởi vì các nhân vật xã hội đó có sự kiểm soát khác nhau đối với TLSX, mặc dù họ đều làm công hưởng lương trong lĩnh vực công nghiệp và không có sở hữu tư nhân bất kỳ loại TLSX nào trong nhà máy đó. Đây chính là cơ sở thực tiễn để người ta phân tách ra thành quyền sở hữu và quyền kiểm soát đối với TLSX. Trên cơ sở thực tiễn này, chúng ta không thể áp dụng máy móc và giáo điều lý luận MarxLenin về sở hữu TLSX làm tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp trong xã hội “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2008) 12 50 được nữa, mà phải dựa vào quyền kiểm soát đối với TLSX (và quyền kiểm soát đối với các nguồn lực khác) để nghiên cứu những vấn đề thuộc về phân tầng xã hội. Từ vấn đề đặt ra đối với tiêu chuẩn phân chia thành các tầng lớp trong xã hội như đã phân tích, công trình nghiên cứu này sẽ áp dụng tiêu chuẩn phân chia phổ biến trên thế giới trong quá trình hội nhập quốc tế. Đó là hệ tiêu chuẩn dựa vào nghề nghiệp và địa vị KT-XH để xác định các tầng lớp trong xã hội như đã trình bày ở Mục 2 (Chương I). Phương pháp đo lường này sẽ được áp dụng vào nghiên cứu ở Việt Nam trong Chương II. 2. Hệ thống phân tầng xã hội bao gồm những tầng lớp nào? Từ tiêu chuẩn phân chia ở hướng nghiên cứu thứ hai trên đây sẽ quy định số lượng các nhóm, tầng lớp trong cấu trúc xã hội. Cụ thể, hướng nghiên cứu này cho rằng cơ cấu xã hội - giai cấp không đơn giản là 2 giai cấp, 1 tầng lớp như trước đây nữa, mà có sự xuất hiện những tầng lớp xã hội mới: doanh nhân, tiểu thương - tiểu chủ và các nhóm xã hội khác. Tức là, từ mô hình cũ mở rộng thành “2 giai, nhiều tầng” như đã đề cập ở trên. Bởi vì tiêu chuẩn ngầm định căn bản của những nghiên cứu về cơ cấu xã hội trước đây là dựa trên sở hữu TLSX (trong đó công hữu là chủ yếu, tiếp theo là sở hữu tập thể và sở hữu tư nhân . . . ), do vậy về cơ bản cơ cấu xã hội - giai cấp Việt Nam được cấu thành bởi hai giai cấp công nhân, nông dân và tầng lớp trí thức. Khi phân tách riêng giữa quyền sở hữu và quyền kiểm soát đối với TLSX, kết hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp (đã trình bày ở Mục 2, Chương I), thì ta có thể phân nhóm lại giai cấp công nhân theo cách hiểu trước đây (là cán bộ, công nhân, viên chức) và hiện nay (theo định nghĩa về giai cấp công nhân đã dẫn) đại thể thành 3 tầng lớp xã hội khác nhau: (1) Những người lãnh đạo các cấp, các ngành; (2) Những người thợ công nhân; (3) Những người viên chức, nhân viên. Tiếp theo, sẽ xuất hiện những tầng lớp xã hội mới do cơ cấu kinh tế thay đổi và xã hội phát triển theo hướng công nghiệp. Đồng thời, một số tầng lớp trong xã hội truyền thống (như Công, Thương) đã xuất hiện trở lại trên thực tế theo tiêu chuẩn phân chia dựa vào nghề nghiệp. Như vậy, việc xác định giai cấp công nhân theo cách hiểu trước đây và hiện nay là không thỏa đáng và cần phải thay đổi lại nhận thức lý luận về giai cấp này. 3. Sắp xếp thứ bậc các tầng lớp xã hội như thế nào? Trong xã hội truyền thống ngày xưa, thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp xã hội được sắp xếp như sau: Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương (Mục 5, Chương I). Tiếp theo, trong thời kỳ quan liêu - bao cấp, thứ bậc cao thấp (tôn ti trật tự) giữa các tầng lớp xã hội được sắp xếp theo nhận thức chủ quan duy ý chí: Công nhân, nông dân và trí thức (“Công – Nông – Binh – Trí sắp hàng tiến lên” – dân gian). Thứ bậc chủ quan này ở hướng nghiên cứu thứ hai vẫn còn ảnh hưởng và tồn tại đến hiện nay (so sánh hai ảnh ở hàng trên trong Hình 1.4). Chuyển sang thời kỳ đổi mới hiện nay, trật tự sắp xếp các giai tầng xã hội dường như đang trở về trạng thái thứ bậc tự nhiên vốn có của nó (ảnh ở hàng dưới trong Hình 1.4). Đó là những hình ảnh về chân dung các tầng lớp xã hội đang thay đổi theo thời gian dưới góc nhìn xã hội học. 51 Ở Hình 1.4, khi phân nhóm lại giai cấp công nhân như phân tích trên đây, thì thứ bậc đầu tiên phải là những người Lãnh đạo các cấp, các ngành. Đó mới chính là những người lãnh đạo xã hội. Tầng lớp trí thức (Sĩ) ở vị trí cao hơn so với Nông dân (như ảnh ở hàng dưới, chứ không phải như ở hàng trên trong Hình 1.4). Tầng lớp Nông dân sẽ nằm trong nhóm các thứ bậc cuối cùng. Tầng lớp Thương (ngày xưa còn gọi là “con buôn” – không thể hiện trong Hình 1.4) đã vươn lên vị trí xã hội mới cao hơn Nông dân trong quá trình biến chuyển của xã hội. Đây chính là sự thay đổi địa vị xã hội (hoặc là sự thay đổi bảng giá trị) khi chuyển từ xã hội tiền công nghiệp sang xã hội công nghiệp ở Việt Nam hiện nay. Tôn ti trật tự mới này sẽ được trình bày ở Chương II (Hình 2.2). Ngoài 3 vấn đề cơ bản đặt ra trên đây, còn tồn tại 2 vấn đề cơ bản nữa mà hai hướng nghiên cứu ở trên chưa đề cập đến. Đó là mô hình tổng thể các tầng lớp xã hội như thế nào? Di động xã hội giữa các tầng lớp ra sao? Tất cả 3 vấn đề đã đặt ra cùng với 2 vấn đề mới này sẽ được đề cập trong hướng nghiên cứu thứ ba dưới đây. Hướng thứ ba nghiên cứu về phân tầng xã hội theo hội nhập với xã hội học quốc tế (Đỗ Thiên Kính, 2011b, 2012, 2013, 2014, 2015b; Bùi Thế Cường, 2010, 2015, 2016; Lê Thanh Sang, 2010, 2013). Hướng nghiên cứu này đề cập đến nhiều nội dung của phân tầng xã hội như các nhà xã hội học trên thế giới thường nghiên cứu về chủ đề này. Do vậy, hướng nghiên cứu này đã áp dụng phương pháp đo lường các tầng lớp xã hội như đa số các nhà xã hội học trên thế giới sử dụng (Mục 2, Chương I) – tức là dựa vào tiêu chuẩn “phân nhóm” chủ yếu là nghề nghiệp và tiêu chuẩn “xếp hạng” là địa vị KT-XH. Từ nghề nghiệp, tiếp tục dựa vào địa vị KT-XH để tiến hành sắp xếp thứ bậc giữa các nhóm và tạo thành phân tầng xã hội. Kết quả của hướng nghiên cứu này đã đưa ra được mô hình phân tầng xã hội bao gồm 9~12 tầng lớp xã hội (tùy theo mỗi tác giả). Cụ thể, đối với tác giả Đỗ Thiên Kính đã phân chia thành 9 tầng lớp cơ bản trong xã hội Việt Nam từ bộ số liệu VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008 theo thứ bậc từ cao (trên đỉnh tháp phân tầng) xuống thấp (dưới đáy tháp phân tầng) như sau: (1) Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành; (2) Nhóm Doanh nhân; (3) Những người Chuyên môn bậc cao; (4) Những người Nhân viên; (5) Những người Công nhân (thợ thuyền); (6) Tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ; (7) Những người Tiểu thủ công nghiệp; (8) Những người Lao động giản đơn; (9) Tầng lớp Nông dân. Chín tầng lớp này tạo thành mô hình phân tầng xã hội có hình dạng “Kim tự tháp” với tầng lớp nông dân chiếm tỉ lệ đông đảo nhất và nằm ở dưới đáy tháp phân tầng (Đỗ Thiên Kính, 2012). Công trình nghiên cứu này sẽ kế tiếp hướng nghiên cứu thứ ba của chính tác giả, nhằm giải quyết tốt hơn 5 vấn đề cơ bản đặt ra nêu trên trong lĩnh vực nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam. 52 "Trời xanh, mây trắng, nắng vàng. Công nông binh trí sắp hàng tiến lên" Hình 1. 4. Mô hình “2 giai, 1 tầng” (hoặc nhiều tầng) đang thay đổi theo thời gian 53 Chương II – THỰC TRẠNG VÀ XU HƯỚNG BIẾN ĐỔI MÔ HÌNH PHÂN TẦNG XÃ HỘI Chương I đã trình bày khái lược những vấn đề lý thuyết, phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội và di động xã hội. Chương này sẽ trình bày việc áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu vào thực tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới. Cụ thể hơn, Chương II nhằm trả lời một phần câu hỏi then chốt thứ nhất về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy?” Đây là một trong hai câu hỏi thể hiện hai góc nhìn “tĩnh” và “động” về cấu trúc xã hội. 1. Cơ sở số liệu Trong quá trình hội nhập quốc tế, công trình nghiên cứu này áp dụng lý thuyết, phương pháp nghiên cứu và cách đo lường về phân tầng xã hội của xã hội học hiện đại trên thế giới (Chương I). Để thực hiện điều này, tôi sẽ phân tích bổ sung và chỉnh sửa lại kết quả đã nghiên cứu trước đây của mình (Đỗ Thiên Kính, 2012) từ các bộ số liệu Khảo sát Mức sống Dân cư Việt Nam: VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008. Đồng thời, cập nhật các bộ số liệu tiếp theo: VHLSS 2010, 2012, 2014. Đây là các bộ số liệu có quy mô chọn mẫu đại diện cho cả nước và hai khu vực nông thôn, đô thị (mẫu thu nhập và chi tiêu), do Tổng cục Thống kê (TCTK) thực hiện (với cỡ mẫu tương ứng cho các năm 2002~2014 là 29.530 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.189 hộ, 9.399 hộ, 9.399 hộ và 9.399 hộ). Phạm vi chọn mẫu VHLSS được phân bố đều ở tất cả các tỉnh, thành phố trong cả nước (trừ các hải đảo) và phân bố đồng đều theo các vùng địa lý- kinh tế xã hội. Đồng thời, mẫu được chọn độc lập cho 2 khu vực thành thị và nông thôn. Do vậy, số liệu đảm bảo đại diện cho cả nước, 2 khu vực nông thôn, đô thị và 6 vùng KT-XH trong mỗi năm khảo sát. Công trình này sẽ nghiên cứu ở cấp độ vĩ mô cả nước (có vài phân tích so sánh giữa nông thôn và đô thị) nhằm tìm hiểu khái quát thực trạng và xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (2002~2014). Các cuộc điều tra VHLSS là thích hợp cho việc nghiên cứu về phân tầng xã hội. Bởi vì các bộ số liệu này có thông tin về nghề nghiệp (bảng mã nghề cấp II) của những cá nhân dùng để “phân nhóm” và có những chỉ báo đo lường địa vị kinh tế cá nhân dùng để “phân tầng” (thu nhập trung bình của thành viên trong hộ, học vấn cá nhân). Đối tượng khảo sát trong VHLSS bao gồm những hộ gia đình và các thành viên trong hộ. Đối với số liệu về địa vị xã hội (uy tín nghề nghiệp) không có trong các cuộc khảo sát VHLSS, công trình nghiên cứu này sử dụng kết quả một cuộc điều tra xã hội học về điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội và Bắc Ninh vào năm 2010 (Đỗ Thiên Kính, 2012:16, 19-21, 35-36, 50-51). Trong cuộc điều tra này, có câu hỏi đo lường về điểm số uy tín nghề nghiệp do người trả lời đánh giá. Tuy nhiên, do điều kiện khảo sát hạn chế và nhằm bổ sung cho kết quả xử lý số liệu của VHLSS, điểm số uy tín nghề nghiệp trong cuộc khảo sát này được đo lường cho 9 nhóm nghề (chứ không phải là từng nghề nghiệp cụ thể như thông lệ quốc tế). Người trả lời được yêu cầu chấm điểm cho 9 nhóm nghề với thang điểm từ thấp nhất là 1 điểm đến cao nhất là 9 điểm, sao cho 9 nhóm nghề có số điểm khác nhau. 54 Mục đích của việc chấm điểm uy tín nghề nghiệp này là để sắp xếp theo thứ bậc các tầng lớp xã hội. Đồng thời, công trình nghiên cứu này cũng tham khảo một cuộc điều tra tương tự khác về điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở vùng Đông Nam Bộ vào năm 2015 (Bùi Thế Cường, 2016:15-17). Hai nguồn số liệu này ở Việt Nam (Bảng 2.1) là đáng tin cậy khi so sánh với nghiên cứu tương tự về điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới (Bảng 2.2). Bảng 2. 1. Điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và Đông Nam Bộ (2015) Hà Nội, Bắc Ninh Nhóm nghề Điểm nghiệp số Chuyên môn 8,2 cao Lãnh đạo 7,5 Doanh nhân 7,1 Công nhân 5,1 Buôn bán, dịch vụ Nhân viên 4,7 Tiểu thủ công nghiệp Nông dân 4,0 Lao động giản đơn 1,9 4,4 2,1 Đông Nam Bộ Nhóm nghề nghiệp Điểm Thứ số bậc 2,2 1 Người có chức vụ quản lý cao cấp, trung cấp khu vực Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đoàn thể xã hội. Sĩ quan lực lượng vũ trang (công an, quân đội). 3,2 Người có trình độ chuyên môn cao (chuyên viên kỹ thuật cao 3,2 cấp trên đại học, bác sĩ, giảng viên đại học). Người có chức vụ quản lý cấp thấp, chuyên viên, nhân viên khu 4,6 vực Đảng, Nhà nước, doanh nghiệp Nhà nước, đoàn thể xã hội. Chủ sở hữu hoặc người quản lý công ty hoặc tổ chức tư nhân 4,9 khác (bệnh viện, trường học,…). Người có trình độ chuyên môn trung bình (chuyên viên kỹ 5,5 thuật đại học, cao đẳng, trung cấp, giáo viên phổ thông). Người có trình độ chuyên môn thấp (nhân viên dịch vụ, hành 7,4 chính, y tá, nhà trẻ mẫu giáo). Chủ cơ sở sản xuất kinh doanh không chính thức (cửa hàng, 8,1 cửa hiệu, kiot). Nông dân lớp trên (có nhiều ruộng, thuê 8,7 mướn lao động). Công nhân, thợ thủ công lành nghề. 9,0 Người làm dịch vụ, buôn bán, kinh doanh nhỏ. 9,1 Lao động chân tay giản đơn, công nhân, thợ không lành nghề. 11,2 Nông dân lao động (ít ruộng, tự làm, đi làm mướn). 11,4 2 2 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 Nguồn: Đỗ Thiên Kính, 2012:50; Bùi Thế Cường, 2016:16. Chú thích: cột “Điểm số” ở Hà Nội và Bắc Ninh từ thấp nhất đến cao nhất (1~9 điểm); cột “Thứ bậc” ở Đông Nam Bộ từ cao nhất đến thấp nhất (1~13) Nhận xét về Bảng 2.1, tác giả Bùi Thế Cường viết: “Nghiên cứu của chúng tôi ở vùng Đông Nam Bộ năm 2015 cho kết quả tương tự v ớ i nghiên cứu của Đỗ Thiên Kính ở Hà Nội và Bắc Ninh năm 2010. Nó cho thấy ở hai vùng đất nước tương đối xa nhau về địa lý, song tương đối gần nhau về trình độ phát triển kinh tế - xã hội, người dân có quan niệm khá giống nhau về thứ bậc uy tín các nghề nghiệp” (Bùi Thế Cường, 2016:17). Kết quả nghiên cứu điểm số uy tín các nhóm nghề nghiệp ở Việt Nam (Bảng 2.1) cũng tương tự với nghiên cứu về điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới (Bảng 2.2). 55 Bảng 2. 2. Điểm số trung bình về uy tín nghề nghiệp ở 55 nước trên thế giới Nghề nghiệp 55 Nghề nghiệp nước Chủ tịch trường cao đẳng Thẩm phán tòa án tối cao Luật sư Kiến trúc sư Nha sĩ Nhà sinh vật học Nhà xã hội học Chủ ngân hàng Nhà tâm lý học Phi công Kỹ sư điện 86 82 78 78 73 72 70 69 67 67 66 66 65 Giáo viên trung học Dược sĩ Bác sĩ thú y 64 Nhân viên cảnh sát 64 Nhạc sĩ nhạc Jazz 61 Thợ mộc Bác sĩ Giáo sư trường cao đẳng 55 Nghề nghiệp nước Giám mục Nhạc sĩ cổ điển Người công tác xã hội Kế toán Nhà báo Y tá chính thức Thư ký Diễn viên Huấn luyện viên điền kinh Người quản lý bất động sản Vận động viên Nông dân Thợ điện 60 56 56 55 55 54 53 52 50 49 48 47 44 55 nước Thợ hàn chì Thợ nề Nhân viên bán hàng Người đưa thư Lái xe tải Thợ cắt tóc Công nhân nhà máy Lái xe taxi Nhân viên trạm gas Người phục vụ quầy bar Người hầu bàn nhà hàng Người gác cổng Người sống nhờ trợ giúp công cộng 40 Người thu dọn rác 38 Người quét đường 37 Người đánh giầy 34 34 34 33 33 30 29 28 25 23 23 21 16 13 13 12 Nguồn: Treiman, 1977 (trích lại từ Giddens, 2000:154). Chú thích: Cột điểm số trung bình từ thấp nhất (10 điểm) đến cao nhất (90 điểm). Donald J. Treiman đã nghiên cứu so sánh về điểm số uy tín nghề nghiệp ở 60 nước trên thế giới. Kết luận quan trọng của ông trong nghiên cứu so sánh rằng, trên thực tế mọi người có sự đồng thuận rộng rãi về chỗ đứng tương đối của các vị trí nghề nghiệp trong một xã hội, cũng như trong phần lớn các nước công nghiệp (dẫn theo Kerbo, 2000:127). Cụ thể, kết quả nghiên cứu điểm số uy tín nghề nghiệp trên thế giới chứng tỏ rằng, bác sĩ, giáo sư trường cao đẳng, luật sư và nha sĩ được đánh giá và xếp hạng vào bậc cao nhất. Trong khi đó, người thu dọn rác và nhân viên trạm gas được xếp vào bậc cuối cùng. Những người ở giữa bao gồm y tá chính thức, lập trình computer, nhân viên bảo hiểm. Điều thú vị là, dãy xếp hạng đều tương tự giống nhau, bất kể người xếp hạng và họ ở nước nào. So sánh dãy xếp hạng địa vị giữa 55 nước chứng tỏ rằng có sự đồng thuận nói chung về một nghề có địa vị cao là như thế nào – Bảng 2.2 (Giddens, 2000:154): “Chúng tôi có thể kết luận rằng […] mọi người trong các xã hội công nghiệp có quan niệm cực kỳ tương tự nhau về các xếp hạng nghề nghiệp” (Kerbo, 2000:129). Mặc dù việc chấm điểm nghề nghiệp là theo ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người, nhưng kết quả đo lường điểm số uy tín nghề nghiệp cho toàn bộ cấu trúc nghề nghiệp thường là ổn định trong thời gian khá dài cho từng nước, kể cả so sánh giữa các nước khác nhau cũng thường giống nhau: “90 nghề nghiệp ở Mỹ được xếp hạng theo điểm số, chúng được những người trả lời khác nhau tại Mỹ đánh giá vào năm 1963 và 1947. Điểm số của các nghề nghiệp nằm trong khoảng từ cao (96 điểm) đến thấp (33 điểm). Các điểm số này và thứ hạng tương đối của các nghề nghiệp khác nhau thay đổi rất ít từ năm 1963. Các nghề nghiệp được xếp hạng theo những 56 cách rất giống như thế ở 60 nước công nghiệp cũng như nông nghiệp khác” (Persell, 1987: 205). 2. Phương pháp nghiên cứu 2.1. Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp trên thế giới và Nhật Bản Ở mỗi nước trên thế giới có khoảng vài trăm (thậm chí tới cả hàng nghìn) nghề nghiệp cụ thể khác nhau (tương đương với mã số cấp IV về nghề nghiệp của Tổng cục Thống kê Việt Nam) được các nhà xã hội học dựa vào đó để phân chia thành các nhóm nghề (nhóm xã hội). Trước tiên, người ta chọn ngẫu nhiên một mẫu dân cư và yêu cầu mọi người cho điểm đánh giá về vị thế nói chung của khoảng 80~90 nghề nghiệp cụ thể khác nhau. Thang điểm số đánh giá về vị thế nói chung để xếp hạng nghề nghiệp gồm có 5 bậc. Theo cách chấm điểm này, nghề nghiệp được đánh giá ở mức độ có uy tín cao nhất (bậc cao nhất) được ghi là 100 điểm, bậc nghề nghiệp ở mức độ có uy tín cao thứ hai là 75 điểm, bậc nghề nghiệp thứ ba là 50 điểm, bậc thứ tư là 25 điểm và nghề ở bậc thấp nhất là 0 điểm (Kosaka, 1994:196; Persell, 1987:204). Mặc dù việc chấm điểm uy tín nghề nghiệp là theo ý kiến đánh giá chủ quan của mỗi người, nhưng kết quả điều tra ở khoảng 60 nước công nghiệp và nông nghiệp trên thế giới đều cho thấy điểm số uy tín nghề nghiệp của từng nghề cụ thể thường là tương tự nhau giữa các nước khác nhau (Bảng 2.2). Tiếp theo, người ta nhóm gộp những người có nghề nghiệp tương tự gần nhau vào thành một nhóm13. Thông thường, từ vài trăm nghề cụ thể được nhóm gộp lại thành khoảng 10 nhóm nghề cơ bản thể hiện những đặc trưng cho khoảng 10 tầng lớp chủ yếu trong xã hội. Sau đó, tính điểm trung bình của mỗi nhóm nghề nghiệp bằng trung bình cộng các điểm số của từng nghề cụ thể trong nhóm nghề đó. Đồng thời, mỗi nhóm nghề nghiệp cũng sẽ có con số thống kê trung bình về thu nhập, học vấn . . . của nhóm nghề đó dùng để sắp xếp thứ bậc cao thấp. Cuối cùng, sắp xếp thứ bậc cao thấp giữa các nhóm nghề dựa trên điểm số uy tín nghề nghiệp và một số chỉ tiêu khách quan (thu nhập, học vấn . . . ) trung bình của các cá nhân thuộc nhóm nghề đó. Cả hai quá trình sắp xếp thứ bậc cao thấp theo điểm số uy tín nghề nghiệp và những chỉ tiêu khách quan (thu nhập, học vấn . . . ) thường là phù hợp tương ứng với nhau. Kết hợp cả hai cách sắp xếp này, ta sẽ có được những chỉ báo phản ánh địa vị KT-XH để phân chia thành các tầng lớp xã hội. Ở Nhật Bản, các cuộc điều tra xã hội học về phân tầng xã hội và di động xã hội được thực hiện rất cụ thể và đầy đủ. Đại thể là, để xác định và đo lường các tầng lớp xã hội, phải thực hiện một cuộc điều tra chọn mẫu đại diện cấp quốc gia về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp (Occupational Clasification and Hệ thống nghề nghiệp Việt Nam được Tổng cục Thống kê phân loại dựa trên hai khái niệm chính: loại công việc đã làm và tay nghề. Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm gắn liền với phương tiện để thực hiện nó. Loại công việc là cơ sở để phân loại nghề. Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi. Tay nghề được thể hiện trên 2 mặt: (a) Trình độ tay nghề: là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách nhiệm phải giải quyết; (b) Đặc tính chuyên môn hóa: bao gồm lĩnh vực chuyên môn mà công việc đòi hỏi, các công cụ máy móc đã sử dụng, các nguyên liệu vật liệu dùng trong sản xuất và loại sản phẩm và dịch vụ đã làm ra (Tổng cục Thống kê, 2008). Dựa vào những khái niệm và tiêu chuẩn này, TCTK đã phân chia thành 48 lĩnh vực nghề nghiệp (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số) được sử dụng trong các cuộc khảo sát VHLSS (Bảng 2.3). 13 57 Prestige). Từ cuộc điều tra này làm cơ sở để phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp. Độc lập với cuộc điều tra này là cuộc điều tra khác về phân tầng xã hội và di động xã hội. Tuy nhiên, cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp thường có kết quả ổn định khoảng vài chục năm (20 năm) trong một quốc gia. Kể cả giữa các nước công nghiệp và nông nghiệp khác nhau thì kết quả về điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp cũng tương tự nhau (Bảng 2.2). Do vậy, không cần thiết phải tiến hành 2 cuộc điều tra này đồng thời với nhau mỗi khi điều tra. Cụ thể hơn, ở Nhật Bản đã thực hiện điều tra về phân tầng xã hội và di động xã hội cứ 10 năm/lần (1955, 1965, 1975, 1985, 1995, 2005, 2015?). Nhưng họ chỉ thực hiện 2 cuộc điều tra về Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp vào năm 1975 và 1995. Bạn đọc có thể tìm hiểu cụ thể hơn về phương pháp thực hiện cuộc điều tra này ở Nhật Bản trong tài liệu (Kosaka, 1994: 193-196) lưu giữ tại thư viện Viện Xã hội học và những tài liệu liên quan khác trên thế giới. Cuộc điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp như các nước trên thế giới chưa có điều kiện khả thi ở Việt Nam hiện nay (do thiếu kiến thức về phương pháp luận, phương pháp và kỹ thuật phân tích số liệu…). Điều này đòi hỏi những người nghiên cứu xã hội học nước ta cần phải cố gắng nhiều để hội nhập với xã hội học quốc tế. Những trình bày trong công trình nghiên cứu này và kết quả áp dụng chúng vào Việt Nam là nỗ lực của bản thân tác giả trong điều kiện hạn chế hiện nay. Hy vọng rằng, thế hệ những người nghiên cứu xã hội học tương lai ở nước ta sẽ thực hiện tiếp tục công việc này để hội nhập với xã hội học quốc tế. Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau. 2.2. Phân nhóm và xếp hạng các tầng lớp xã hội dựa vào nghề nghiệp và địa vị KT-XH ở Việt Nam Mục này trình bày chi tiết hơn về sự áp dụng phương pháp nghiên cứu và cách đo lường phân tầng xã hội trên thế giới (Mục 2, Chương I) vào việc phân tích các bộ số liệu VHLSS ở Việt Nam. Đồng thời, nó cũng đã được áp dụng thích hợp vào cuộc điều tra xã hội học về đánh giá điểm số uy tín nghề nghiệp ở Hà Nội, Bắc Ninh (2010) và Đông Nam Bộ (2015) đã dẫn trên đây (Mục 1, Chương II). Đối với thông tin về nghề nghiệp, Tổng cục Thống kê ban hành tài liệu “Danh mục nghề nghiệp Việt Nam” (Tổng cục Thống kê, 2008). Tài liệu này được soạn thảo dựa theo bảng phân loại chuẩn quốc tế về nghề nghiệp 2008 (ISCO 08). Do vậy, danh mục nghề nghiệp trong tài liệu có thể so sánh quốc tế. Hệ thống phân loại nghề trong tài liệu này được thiết kế theo hình tháp gồm 4 cấp: Cấp 1 (mã số nghề gồm 1 chữ số) có 10 trình độ tay nghề; cấp 2 (mã số nghề gồm 2 chữ số) có 48 lĩnh vực nghề được chia nhỏ từ 10 nhóm nghề cấp 1; tương tự cấp 3 (mã số nghề gồm 3 chữ số) có 147 nhóm nghề và cấp 4 (mã số nghề gồm 4 chữ số) có 506 nghề. Đó là 506 tên nghề nghiệp cụ thể trong thực tế xã hội. Nhưng, các cuộc khảo sát VHLSS chỉ ghi mã nghề tới mã số cấp II, mà không ghi mã nghề tới cấp IV để liệt kê từng nghề nghiệp cụ thể (thông lệ quốc tế là ghi tới mã số nghề cấp IV trong nghiên cứu thực nghiệm phân tầng xã hội). Bảng mã số cấp II về các lĩnh vực nghề là tương tự nhau ở những cuộc khảo sát VHLSS 2002-2004-2006-2008-2010-2012-2014 (Bảng 2.3). Do vậy, 58 ta có thể nghiên cứu so sánh được về sự biến đổi của phân tầng xã hội từ năm 2002 đến 2014 ở Việt Nam. Từ các mã số cấp II (Bảng 2.3), tiếp theo là lựa chọn tất cả các cá nhân có mã nghề này (chứ không chỉ là chủ hộ đại diện cho gia đình) trong độ tuổi 15 trở lên14 và đã nghỉ học. Đây là lực lượng lao động chủ yếu trong xã hội. Áp dụng sự “phân nhóm” dựa vào nghề nghiệp, ta nhóm gộp những người có nghề nghiệp tương tự gần nhau để tạo thành một nhóm nghề đặc trưng cho một tầng lớp xã hội nào đó. Sau quá trình nhóm gộp, phân chia và sắp xếp thứ bậc cao thấp theo một số chỉ tiêu về địa vị KT-XH (thu nhập, trị giá chỗ ở, học vấn, điểm số uy tín nghề nghiệp), ta được cấu trúc bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ bản trong cả nước (không kể lực lượng quân đội15). Tuy nhiên, sự phân chia thành 9 tầng lớp xã hội như trình bày dưới đây không phải dựa trên vài trăm nghề cụ thể như thông lệ quốc tế, mà là dựa trên vài chục lĩnh vực nghề cấp II ở VHLSS. (1) Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 11 đến số 17). Nhóm này bao gồm những người làm việc trong các ngành, các cấp có giữ các chức vụ, có quyền quản lý, chỉ huy, điều hành từ Trung ương tới cơ sở. Nhóm này đã từng thuộc về giai cấp công nhân theo quan niệm thời quan liêu, bao cấp trước đây. Bởi vì trước đây, giai cấp công nhân có thể được hiểu ngắn gọn trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Việc tách riêng thành nhóm lãnh đạo là phù hợp với cấu trúc phân tầng xã hội Việt Nam trong lịch sử và cũng phù hợp với cách phân loại phổ biến các tầng lớp trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1), bởi vì bất kỳ xã hội nào cũng phải có những người làm công việc lãnh đạo và quản lý đất nước. (2) Nhóm Doanh nhân (bao gồm các nhóm mã nghề số 18 và số 19). Các nước trên thế giới thường gộp nhóm doanh nhân vào nhóm lãnh đạo trên đây, bởi vì doanh nhân cũng là người lãnh đạo và quản lý chủ chốt trong đơn vị sản xuất và kinh doanh của họ. Nhưng ở Việt Nam đang chuyển sang nền kinh tế thị trường, nhóm doanh nhân đang hình thành và phát triển. Do vậy, chúng tôi tách riêng thành một nhóm độc lập. (3) Những người Chuyên môn bậc cao (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 21 đến số 26). Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi phải có kiến thức chuyên môn, nghiệp vụ và kinh nghiệm ở trình độ cao (đại học trở lên) trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật, sức khỏe, giáo dục, công nghệ thông tin và truyền thông và luật pháp, văn hóa, xã hội. Đây là nhóm người có trình độ chuyên môn cao, kỹ thuật cao, chuyên nghiệp. Ở Việt Nam, tầng lớp Trí thức hiện nay xếp vào nhóm này và tầng lớp Sĩ trong thời kỳ phong kiến ngày xưa cũng xếp vào nhóm này. Nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) lựa chọn các cá nhân trong độ tuổi từ 15 đến 60 tuổi để sắp xếp họ vào các tầng lớp xã hội. Do vậy, tỉ lệ các tầng lớp xã hội và số liệu về mức sống của họ trong nghiên cứu trước đây có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu này. 15 Các mã số cấp II về lực lượng quân đội là khác nhau trong những cuộc khảo sát VHLSS. 14 59 Bảng 2. 3. 48 lĩnh vực nghề nghiệp ở Việt Nam (mã số nghề cấp II, gồm 2 chữ số) (1) NHÀ LÃNH ĐẠO TRONG CÁC NGÀNH, CÁC CẤP VÀ CÁC ĐƠN VỊ 11. Nhà lãnh đạo cơ quan Đảng Cộng sản Việt Nam cấp Trung ương và địa phương (chuyên trách ) (5) NHÂN VIÊN DỊCH VỤ VÀ BÁN HÀNG 51. Nhân viên dịch vụ cá nhân 52. Nhân viên bán hàng 12. Nhà lãnh đạo Quốc hội và Văn phòng Chủ tịch nước 53. Nhân viên chăm sóc cá nhân 13. Nhà lãnh đạo Chính phủ 54. Nhân viên dịch vụ bảo vệ 14. Nhà lãnh đạo Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân 15. Nhà lãnh đạo Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân địa phương (kể cả các cơ quan chuyên môn ở địa phương, trừ tư pháp và đoàn thể ) 16. Khối đoàn thể; Mặt trận Tổ quốc, Liên đoàn Lao động, Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Đoàn Thanh niên CSHCM, Hội cựu chiến binh 17. Nhà lãnh đạo Tổ chức nghiệp chủ, nhân đạo và vì quyền lợi đặc thù khác 18. Lãnh đạo của các đơn vị lớn (các tập đoàn, tổng công ty và tương đương) 19. Lãnh đạo các đơn vị nhỏ ( các công ty, doanh nghiệp, các trường nhỏ ) (2) NHÀ CHUYÊN MÔN BẬC CAO (6) LAO ĐỘNG CÓ KỸ NĂNG TRONG NÔNG NGHIỆP, LÂM NGHIỆP VÀ THỦY SẢN 61. Lao động có kỹ năng định hướng thị trường trong nông nghiệp 62. Lao động có kỹ năng thị trường trong lâm nghiệp, thủy sản và săn bắn 63. Lao động nông nghiệp, đánh cá, săn bắt và thu hái tự cung tự cấp (7) LAO ĐỘNG THỦ CÔNG VÀ CÁC NGHỀ NGHIỆP CÓ LIÊN QUAN KHÁC 71. Lao động xây dựng và lao động có liên quan đến nghề xây dựng (trừ thợ điện ) 72. Thợ kim loại, thợ máy và thợ có liên quan 73. Thợ thủ công và thợ liên quan đến in 21. Nhà chuyên môn trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật 74. Thợ điện và thợ điện tử 22. Nhà chuyên môn về sức khỏe 75. Thợ chế biến thực phẩm, công việc đồ gỗ, may mặc 23. Nhà chuyên môn về giáo dục và đào tạo 24. Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý và nghề thủ công khác và thợ khác có liên quan (8) THỢ LẮP RÁP VÀ VẬN HÀNH MÁY MÓC, THIẾT BỊ 25. Nhà chuyên môn trong lĩnh vực CNTT và truyền thông 81. Thợ vận hành máy móc và thiết bị cố định 26. Nhà chuyên môn về luật pháp, văn hóa, xã hội 82. Thợ lắp ráp (3) NHÀ CHUYÊN MÔN BẬC TRUNG 31. Kỹ thuật viên khoa học và kỹ thuật 83. Lái xe và thợ vận hành thiết bị chuyển động (9) LAO ĐỘNG GIẢN ĐƠN 32. Kỹ thuật viên sức khỏe 91. Người quét dọn và giúp việc 33. Nhà chuyên môn về kinh doanh và quản lý 92. Lao động giản đơn trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản 34. Nhà chuyên môn luật pháp, văn hóa, xã hội 93. Lao động trong khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp và giao thông vận tải 35. Kỹ thuật viên thông tin và truyền thông 94. Người phụ giúp chuẩn bị thực phẩm 36. Giáo viên bậc trung 95. Lao động trên đường phố và lao động có liên quan đến bán hàng (4) NHÂN VIÊN TRỢ LÝ VĂN PHÒNG 41. Nhân viên tổng hợp và nhân viên làm các công việc bàn giấy 96. Người thu dọn vật thải và lao động giản đơn khác (0) LỰC LƯỢNG QUÂN ĐỘI 42. Nhân viên dịch vụ khách hàng 01. Sĩ quan 43. Nhân viên ghi chép số liệu và vật liệu 02. Người không phải là sĩ quan 44. Nhân viên hỗ trợ văn phòng khác 03. Lực lượng quân đội khác (4) Những người Nhân viên (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 31 đến số 44). Nhóm này chủ yếu là những người công chức nhà nước và bao gồm thêm những người làm việc trong khu vực kinh tế ngoài nhà nước đang phát triển trong nền kinh tế thị trường ở Việt Nam hiện nay (trong thời kỳ quan liêu, bao cấp trước đây, nhóm này đã từng thuộc về giai cấp công nhân và được thể hiện trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước). (5) Những người Công nhân (thợ thuyền) (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 81 đến số 83). Nhiệm vụ chính của họ là vận hành và giám sát các máy móc thiết bị trong khai thác mỏ, trong công nghiệp và xây dựng, trong xử lý sản phẩm và sản xuất; lái các phương tiện giao thông; lái và vận hành các máy móc, thiết bị và lắp ráp thành sản phẩm hoàn chỉnh. Đó là những người thợ chuyên nghiệp, có kỹ năng, kỹ thuật trong các lĩnh vực và họ thường sử dụng máy móc trong hoạt động nghề nghiệp. Trong thời kỳ quan liêu, bao cấp trước đây, nhóm này thuộc về giai cấp công nhân, và hiện nay vẫn có thể xếp nhóm này vào giai cấp công nhân công nghiệp theo quan niệm (cách hiểu) phổ thông. (6) Tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 51 đến số 54)16. Họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực thương nghiệp, buôn bán và dịch vụ. Ở Việt Nam, tầng lớp Thương trong thời kỳ phong kiến ngày xưa – hiện nay gọi là Tiểu thương - cũng xếp vào nhóm này. (7) Những người Tiểu thủ công nghiệp (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 71 đến số 75). Họ hoạt động chủ yếu trong các lĩnh vực xây dựng, công nghiệp nhẹ và công nghiệp chế biến. Ở Việt Nam, tầng lớp Công trong thời kỳ phong kiến ngày xưa cũng xếp vào nhóm này. Do vậy, nhóm này bao chứa trong mình nó tầng lớp xã hội truyền thống ngày xưa và thể hiện nhiều đặc trưng của xã hội truyền thống hơn là xã hội hiện đại. (8) Những người Lao động giản đơn – lao động tự do (bao gồm các nhóm mã nghề 91 và từ số 93 đến số 96)17. Họ thường làm các công việc phổ thông, đơn giản và đơn điệu. Họ hoạt động rải rác trong nhiều ngành và nhiều lĩnh vực sản xuất khác nhau, nhưng tập trung chủ yếu trong lĩnh vực khai thác mỏ, xây dựng, công nghiệp chế biến và giao thông vận tải. (9) Tầng lớp Nông dân (bao gồm các nhóm mã nghề từ số 61 đến số 63 và số 92). Họ hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản. Đây là nhóm có sự định hình ổn định và tồn tại lâu dài trong lịch sử phát triển của Việt Nam từ xưa đến nay. Do vậy, nhóm này hầu như trùng khớp hoàn toàn (trùng khớp về lĩnh vực/ngành kinh tế và quan trọng hơn là trùng khớp cả về sự Tầng lớp này được phân nhóm lại so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012). Cụ thể, nhóm mã nghề số 91 “Lao động giản đơn về bán hàng và làm dịch vụ” ở VHLSS 2002~2008 – nó từng được phân nhóm vào tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ trong nghiên cứu trước đây, nay được phân nhóm trở lại vào tầng lớp Lao động giản đơn. Nó chính là mã nghề số 95 ở VHLSS 2010~2014. Do vậy, tỉ lệ hai tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ và Lao động giản đơn và số liệu về mức sống của họ trong nghiên cứu trước đây có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu này. 17 Tầng lớp này được phân nhóm lại so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) (như chú thích 15 ở trên). 16 phân loại dựa trên cơ sở nghề nghiệp để đặt tên là tầng lớp Nông dân) với giai cấp nông dân trong xã hội truyền thống ngày xưa và thời kỳ quan liêu, bao cấp. Nói cách khác, đây là tầng lớp thể hiện nhiều đặc trưng nhất của xã hội truyền thống so với các tầng lớp khác. Mô hình 9 tầng lớp trên đây được tạo dựng dựa trên mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I). Về cơ bản, nó cũng phù hợp với mô hình ở Hộp 1.1, nhưng không có giai cấp tinh hoa/thượng lưu trên đỉnh và giai cấp hạ lưu/nghèo dưới đáy tháp phân tầng. Đây là hạn chế thứ nhất của công trình nghiên cứu, bởi vì hạn chế của phương pháp đo lường giai cấp dựa vào nghề nghiệp đã không phản ánh được hai tầng lớp đó. Trên thực tế, ở Việt Nam cũng có tầng lớp tinh hoa/thượng lưu, nhưng bất khả thi trong điều tra thực nghiệm đối với tầng lớp này. Đối với tầng lớp hạ lưu/nghèo có thể điều tra thực nghiệm được, nhưng đã không thể hiện trong công trình nghiên cứu. Có thể một số thành viên tầng lớp nông dân sẽ rơi xuống tầng lớp hạ lưu/nghèo? Lưu ý rằng, cần phân biệt sự khác nhau giữa nghề nghiệp (dùng để phân nhóm) và uy tín nghề nghiệp (dùng để phân tầng). Uy tín nghề nghiệp được thể hiện qua điểm số đánh giá về nghề nghiệp đó. Dựa vào điểm số uy tín nghề nghiệp để người ta sắp xếp thứ bậc giữa các tầng lớp trong xã hội. Cách sắp xếp này sẽ bổ sung cho cách sắp xếp khách quan – tức địa vị kinh tế (thu nhập, trị giá chỗ ở, học vấn) dựa theo 9 nhóm nghề nghiệp nêu trên. Kết hợp cả hai cách sắp xếp (địa vị kinh tế và uy tín nghề nghiệp) sẽ có được những chỉ báo phản ánh địa vị KT-XH của các tầng lớp trong xã hội. Mã số các lĩnh vực nghề nghiệp cấp II là thông tin cuối cùng về nghề nghiệp cá nhân. Do vậy, tác giả bị giới hạn trong khuôn khổ của bảng mã số này, mà không được chủ động phân nhóm và xếp hạng từ các nghề cụ thể ở mã số cấp IV như thông lệ quốc tế (sẽ chính xác hơn so với mã số cấp II). Đây cũng là giới hạn bắt buộc đối với những nghiên cứu phân tầng xã hội dựa vào bộ số liệu VHLSS. Nhưng dù sao, dựa vào mã số cấp II cũng sẽ tạo dựng được mô hình tổng thể và khái quát về phân tầng xã hội đại diện cho cả nước, phù hợp với chuẩn mực và phương pháp nghiên cứu trên thế giới. Hơn nữa, các nhóm mã nghề cấp II ở VHLSS 2002~2014 là tương tự nhau. Từ đây, ta có thể so sánh và kết nối các cuộc điều tra VHLSS với nhau để tìm hiểu xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (2002~2014). Do vậy, những phát hiện và kết luận về mô hình phân tầng xã hội có ý nghĩa ở mức độ khái quát trong phạm vi cả nước và hai khu vực nông thôn, đô thị ở Việt Nam, mà không đi sâu được vào mỗi tầng lớp xã hội cụ thể (trừ tầng lớp nông dân). Đó cũng là giới hạn khoa học thứ hai của công trình này. Trong điều kiện ở Việt Nam hiện nay, cách phân chia dựa vào mã số cấp II về các lĩnh vực nghề nghiệp là tối ưu và có tính khả thi để thực hiện nghiên cứu. Phương pháp sắp xếp thứ bậc cao thấp các tầng lớp xã hội theo địa vị KT-XH trình bày trên đây sẽ được thể hiện cụ thể hơn ở Mục 3 tiếp theo. 62 3. Địa vị kinh tế - xã hội cao thấp giữa các tầng lớp xã hội Mục trên đã trình bày phương pháp phân nhóm các tầng lớp xã hội theo nghề nghiệp và trình bày trước về kết quả sắp xếp thứ bậc giữa chúng theo địa vị KTXH. Ở mục này, tôi trình này chi tiết hơn về sắp xếp thứ bậc cao thấp theo địa vị KT-XH như thế nào. Địa vị KT-XH được thể hiện qua những chỉ báo cơ bản, như thu nhập, trị giá chỗ ở của hộ gia đình, học vấn và uy tín nghề nghiệp (VHLSS 2014 có thêm chỉ báo đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam). Trong đó, thu nhập và trị giá nhà ở được đo lường bằng tiền. Học vấn được đo lường qua số năm đi học. Ba chỉ báo này có số liệu trong khảo sát VHLSS. Uy tín nghề nghiệp được đo lường qua điểm số trung bình của các tầng lớp xã hội do người dân đánh giá theo ý kiến chủ quan của họ (khảo sát ở Hà Nội và Bắc Ninh, năm 2010). Kết quả đo lường các chỉ báo này và đồ thị minh họa của nó được thể hiện ở Bảng 2.4 và Hình 2.1. Trong Bảng 2.4, những người lãnh đạo các cấp, các ngành được xếp đặt ở vị trí cao nhất, bởi vì đây là nhóm lãnh đạo toàn xã hội. Thứ bậc cao nhất này là phù hợp với mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong các xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I) và cũng phù hợp với xã hội truyền thống Việt Nam trong lịch sử. Các tầng lớp xã hội còn lại được sắp xếp theo trật tự lớn nhỏ giữa các con số. Trong đó, tầng lớp nông dân và những người lao động giản đơn ở vị trí thấp nhất. Các cột con số trong Bảng 2.4 được sắp xếp thứ bậc cao thấp từ trên (lớn hơn) xuống dưới (thấp hơn). Bảng 2.4 thể hiện các tầng lớp ở trên có nhiều thứ (nguồn lực, nguồn lợi) hơn các tầng lớp ở dưới. Tức là thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” Các năm trước đó (VHLSS 2008, 2006, 2004, 2002) cũng thể hiện thứ bậc cao thấp giữa các con số (không trình bày ở đây) tương tự như Bảng 2.4. Bảng 2. 4. Một số chỉ báo về địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2010~2014) Tầng lớp xã hội Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Công nhân B.bán-D.vụ Tiểu thủ CN L.động g.đơn Nông dân Trung bình 2010 Thu nhập 1.745 7.263 3.939 2.827 1.977 2.074 1.442 1.337 1.061 1.580 Trị giá Số năm Điểm chỗ ở đi học số nghề 524 3.391 2.187 1.027 760 818 447 425 215 526 (giá hiện hành) 2014 2012 12,4 14,5 15,8 11,9 9,1 8,5 8,5 7,2 6,4 8,0 7,5 7,1 8,2 4,4 5,1 4,7 4,0 1,9 2,1 Thu nhập 2.618 9.122 5.432 3.163 2.539 2.875 2.147 1.896 1.519 2.215 Trị giá Số năm chỗ ở đi học 892 3.132 2.323 1.073 791 1.053 636 502 324 668 12,0 15,2 15,8 12,1 9,1 8,6 8,6 7,2 6,6 8,1 Thu nhập 3.775 6.891 5.165 3.680 3.129 3.236 2.522 2.276 1.829 2.550 Trị giá Số năm Đảng chỗ ở đi học viên (%) 1.137 2.877 2.226 1.288 862 1.117 687 563 363 725 13,0 15,1 15,8 12,7 9,3 8,8 8,8 7,5 6,7 8,4 68,0 35,9 28,2 24,1 1,6 2,9 1,9 0,8 3,4 5,8 Ghi chú: Thu nhập (đ.v = 1000 đ/người/tháng). Trị giá chỗ ở chính của hộ gia đình (đ.v = 1.000.000 đ). Tỉ lệ đảng viên tính riêng cho mỗi tầng lớp xã hội (ví dụ, tầng lớp lãnh đạo có 68,0% là đảng viên, 32,0% không là đảng viên) Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2010~2014 Phân tích sâu hơn về chỉ báo đảng viên (là lực lượng lãnh đạo xã hội Việt Nam và thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực trong lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber), ta có kết quả ở Bảng 2.5 (năm 2014). Sở dĩ chỉ báo “đảng viên 63 Đảng Cộng sản Việt Nam” thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực, bởi vì dựa vào Hiến pháp nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (năm 2013: Điều 4) quy định rằng: “Đảng Cộng sản Việt Nam [...] là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. Bảng 2. 5. Địa vị kinh tế - xã hội của đảng viên và người ngoài đảng (2014) (giá hiện hành) 2014 Đảng viên Thu Trị giá Số năm nhập chỗ ở đi học Đảng viên 3.914 1.270 12,7 Không đảng viên 2.467 692 8,1 Trung bình 2.550 725 8,4 Ghi chú: Thu nhập (đ.v = 1000 đ/người/tháng). Trị giá chỗ ở chính của hộ gia đình (đ.v = 1.000.000 đ) Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014 Trong Bảng 2.5, tỉ lệ đảng viên chiếm 5,8%, còn lại 94,2% người ngoài đảng (trên tổng mẫu 20.765 người thuộc các tầng lớp xã hội). Bảng này thể hiện đảng viên có nhiều thứ (thu nhập, trị giá chỗ ở, số năm đi học) hơn người ngoài đảng. Như vậy, những người có quyền lực sẽ được nhiều thứ hơn người khác. Kết quả này thể hiện một phần chiều cạnh quyền lực trong lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber và nó phù hợp với lý thuyết này. Đáng chú ý rằng, so sánh thu nhập, trị giá chỗ ở và số năm đi học của đảng viên ở Bảng 2.5 cũng tương tự (phù hợp lẫn nhau) với các số liệu của tầng lớp lãnh đạo ở Bảng 2.4. Đường kết nối giữa các con số trong Bảng 2.4 của mỗi tầng lớp (năm 2014) sẽ cho ta đồ thị Hình 2.1. Mỗi đường kết nối sẽ cho ta hình ảnh về một tầng lớp xã hội. Các đường đồ thị này tương đối tách bạch với nhau. Tuy vậy, vẫn có một số đoạn thẳng cắt nhau làm cho đường đồ thị không tách bạch hoàn toàn với nhau. Điều này thể hiện cái gọi là sự không nhất quán về vị thế (status inconsistency) giữa các tầng lớp xã hội. Trong các xã hội công nghiệp có tình trạng không nhất quán về vị thế phổ biến hơn các xã hội trước đó. Sự không nhất quán về vị thế ở Hình 2.1 là minh họa cụ thể cho lý thuyết phân tầng xã hội (các thông số cơ bản) đã trình bày ở Mục 1 (Chương I). Từ số liệu ở Bảng 2.4, ta có thể vẽ được 3 đồ thị thể hiện các tầng lớp xã hội qua cho 3 năm 2010, 2012, 2014, nhưng chúng đều có hình dạng tương tự như nhau. Hình 2.1 là đồ thị của năm 2014 đại diện. Phân lớp địa vị kinh tế-xã hội (2014) 10 Lãnh đạo Do anh nhân Thứ bậc cao thấp 8 Chuyên M .cao Nhân viên 6 Cô ng nhân B .bán-D.vụ 4 Tiểu thủ CN LĐ giản đơn Nô ng dân 2 0 Thu nhập Giá trị chỗ ở Số năm đi học Tỉ lệ đảng viên Điểm số uy tín nghề nghiệp (2010) Hình 2. 1. Địa vị kinh tế - xã hội của các tầng lớp ở Việt Nam (2014) 64 Dựa trên mô hình phổ biến về 5 giai cấp cơ bản trong xã hội công nghiệp (Hộp 1.1, Chương I), ta có thể nhóm gộp 9 tầng lớp ở Bảng 2.4 và Hình 2.1 thành 3 tầng lớp xã hội lớn hơn (Hình 2.2)18. Đó là ba tầng lớp cao (1, 2), tầng lớp trung lưu (3, 4, 5, 6) và tầng lớp thấp (7, 8, 9). Tầng lớp trung lưu được chia ra trung lưu bậc trên (3) và trung lưu bậc dưới (4, 5, 6). Công trình nghiên cứu này sẽ sử dụng cách phân chia thành 9 tầng lớp, và/hoặc 3 tầng lớp thượng lưu, trung lưu, hạ lưu ở Hình 2.2. Trong Hình 2.2, tầng lớp cao chiếm hữu và kiểm soát nhiều loại nguồn lực và nguồn lợi của xã hội hơn cả, còn tầng lớp thấp có ít nguồn lực nhất. Hình 2.2 có dạng tổng thể tựa như hình ảnh “Kim tự tháp”, bởi vì tầng lớp nông dân dưới đáy chiếm tỉ lệ lớn nhất trong tháp phân tầng. Điều này sẽ được lý giải và biểu hiện cụ thể hơn ở Mục 4 tiếp theo. Lãnh đạo 1 Doanh nhân 2 Chuyên môn cao 3 Nhân viên 4 Thợ công nhân 5 B.bán-D.vụ 6 Tiểu thủ CN 7 L.động g.đơn 8 Nông dân 9 Tầng lớp cao (thượng lưu) Trung lưu bậc trên Trung lưu bậc dưới Tầng lớp thấp (hạ lưu) Hình 2. 2. Sơ đồ 3 tầng lớp xã hội (cao, trung lưu, thấp) ở Việt Nam Tóm lại: Dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp và địa vị KT-XH, ta đã phân chia và sắp xếp được thành 9 tầng lớp xã hội (Hình 2.2). Nếu so sánh trở lại với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Vua-quan-địa chủ – Sĩ – Nông – Công – Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nông dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (trung lưu bậc trên) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, tư duy lý luận chủ quan thời bao cấp (và vẫn còn ảnh hưởng đến hiện nay) lại xếp tầng lớp trí thức ở vào vị trí cuối cùng trong xã hội: “Công – Nông – Binh – Trí sắp hàng tiến lên”. Sự phân chia thành 3 tầng lớp xã hội ở Hình 2.2 có khác chút ít so với phân chia thành 3 tầng lớp trong nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012). 18 65 4. Mô hình phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” trong cả nước và hình “quả trám” ở khu vực đô thị Sau khi trình bày thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp xã hội trên đây, mục này sẽ trình bày tiếp bảng số liệu tỉ lệ % thể hiện 9 tầng lớp xã hội qua các năm 2002~2014 như sau: Bảng 2. 6. Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014)19 Tầng lớp xã hội Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Công nhân Buôn bán, dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp Lao động giản đơn Nông dân Tổng số (N) 2002 0,8 0,2 1,8 4,0 2,2 2,8 9,3 20,9 58,0 70.453 2004 1,0 0,4 2,4 4,6 2,4 3,2 10,3 22,3 53,4 21.579 2006 1,1 0,5 2,8 4,6 2,7 3,7 11,4 21,7 51,6 21.474 2008 1,0 0,4 3,7 4,5 3,1 4,6 12,4 19,8 50,4 21.280 2010 0,6 0,5 4,7 5,2 5,3 12,9 13,1 10,4 47,3 20.721 2012 0,5 0,6 5,1 5,1 5,9 13,4 13,4 9,0 47,0 20.947 2014 0,6 0,6 5,4 5,1 5,8 13,6 13,6 9,7 45,6 20.765 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014 Trong Bảng 2.6, các nhóm thuộc tầng lớp trung lưu (chuyên môn bậc cao, nhân viên, công nhân và buôn bán–dịch vụ) thể hiện những đặc trưng của xã hội công nghiệp còn chiếm tỉ lệ ít (mặc dù tỉ lệ này đang tăng dần từ các năm 2002 đến 2014). Cụ thể, tỉ lệ các tầng lớp trung lưu tăng lên qua 7 cuộc khảo sát VHLSS từ năm 2002 đến 2014 như sau: 10,8% →12,6% →13,8% →15,9% → 28,1% → 29,5% → 29,9% (trung bình mỗi năm tăng khoảng 1,6%). Trong bảng này có 3 tầng lớp (tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn và nông dân) thể hiện như là tầng lớp của xã hội truyền thống ngày xưa (Nông – Công). Nói cách khác, đây là những tầng lớp thể hiện nhiều đặc trưng của xã hội truyền thống hơn là xã hội hiện đại, với tổng dân số của 3 tầng lớp này chiếm 88,2% (năm 2002) giảm xuống còn 68,9% (năm 2014). Trong đó, tỉ lệ tầng lớp lao động giản đơn và nông dân có xu hướng giảm, còn tiểu thủ công nghiệp có xu hướng tăng lên. Riêng tỉ lệ tầng lớp nông dân có xu hướng giảm đi rõ rệt (nhưng còn chậm) qua 7 cuộc khảo sát VHLSS từ năm 2002 đến 2014 như sau: 58,0% → 53,4% → 51,6% → 50,4% → 47,3% → 47,0% → 45,6% (trung bình mỗi năm giảm được khoảng 1,0% nông dân – đây là tốc độ giảm chậm chạp). Sự giảm đi của tầng lớp nông dân là phù hợp với quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đang tiến hành ở nước ta. Từ số liệu ở Bảng 2.6, ta có thể vẽ được 7 đồ thị thể hiện các tầng lớp xã hội cho 7 cuộc điều tra VHLSS (2002~2014), nhưng chúng đều có hình dạng tương tự như nhau. Hình 2.3 là đồ thị của 2 năm 2002, 2014 đại diện cho xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội trong cả nước từ năm 2002 đến 2014. Qua Hình 2.3 ta thấy, mô hình phân tầng xã hội trong thời gian qua (2002~2014) có hình dạng kim Tỉ lệ các tầng lớp xã hội trong bảng này có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) do mở rộng độ tuổi trong phân tích số liệu (đã giải thích ở phần trước). 19 66 tự tháp với đa số nông dân ở dưới đáy. Mô hình này bao chứa trong nó nhiều tầng lớp của xã hội truyền thống (ví dụ, tiểu thủ công nghiệp và nông dân). Các tầng lớp đại diện cho xã hội công nghiệp còn nhỏ bé (chuyên môn bậc cao, nhân viên, công nhân và buôn bán - dịch vụ). Cả nước (2014) Cả nước (2002) Lãnh đạo 0.6 0.2 Doanh nhân 0.6 ChuyênM.cao 1.8 ChuyênM.cao 5.4 Nhân viên 4.0 Nhân viên 5.1 Công nhân 2.2 Công nhân 5.8 B.bán-D.vụ 2.8 B.bán-D.vụ 13.6 9.3 Tiểu thủ CN 13.6 Lãnh đạo 0.8 Doanh nhân Tiểu thủ CN Lđộng giảnđ. Nông dân 20.9 Lđộng giảnđ. 58.0 Nông dân 9.7 45.6 Tỷ lệ % Tỷ lệ % Hình 2. 3. Mô hình các tầng lớp xã hội ở Việt Nam (2002~2014) Trên đây là mô hình phân tầng xã hội trong tổng thể cả nước. Khi phân tách thành hai khu vực nông thôn và đô thị, ta có 9 tầng lớp xã hội cho mỗi khu vực được thể qua Bảng 2.7 đại diện cho thời gian từ năm 2002 đến 2014. Bảng 2. 7. Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn và đô thị (2002, 2014) Tầng lớp xã hội Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Công nhân B.bán-D.vụ Tiểu thủ CN L.động giản đơn Nông dân Chung 2002 Nông thôn Đô thị N % N % 377 0,7 167 1,1 58 0,1 103 0,7 398 0,7 846 5,7 1.298 2,3 1.499 10,1 717 1,3 785 5,3 902 1,6 1.067 7,2 4.088 7,4 2.422 16,3 9.297 16,7 5.328 35,9 38.490 69,2 2.610 17,6 55.626 100,0 14.827 100,0 2014 Nông thôn Đô thị N % N % 83 0,6 41 0,7 21 0,1 94 1,7 285 1,9 808 14,3 520 3,4 529 9,4 735 4,9 459 8,1 1.408 9,3 1.361 24,0 1.994 13,2 827 14,6 1.354 9,0 647 11,4 8.703 57,6 895 15,8 15.103 100,0 5.662 100,0 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002, 2014 Từ số liệu ở Bảng 2.7, ta vẽ được 2 cặp đồ thị ở Hình 2.4 thể hiện xu hướng biến đổi mô hình phân tầng xã hội từ nông thôn chuyển lên đô thị trong thời kỳ 12 năm (2002~2014). 67 Đô thị (2002) Nông thôn (2002) Lãnh đạo Lãnh đạo 1.1 Doanh nhân 0.7 ChuyênM.cao 5.7 0.7 Doanh nhân 0.1 ChuyênM.cao 0.7 Nhân viên 10.1 Nhân viên 2.3 Công nhân 1.3 Công nhân 5.3 B.bán-D.vụ 1.6 B.bán-D.vụ 7.2 Tiểu thủ CN 7.4 Lđộng giảnđ. Nông dân Tiểu thủ CN 16.3 16.7 Lđộng giảnđ. 35.9 69.2 Nông dân Tỷ lệ % Đô thị (2014) Nông thôn (2014) Lãnh đạo 0.6 17.6 Tỷ lệ % Lãnh đạo 0.7 1.7 Doanh nhân 0.1 Doanh nhân ChuyênM.cao 1.9 ChuyênM.cao Nhân viên 3.4 Nhân viên 9.4 Công nhân 4.9 Công nhân 8.1 B.bán-D.vụ 9.3 B.bán-D.vụ 24.0 Tiểu thủ CN 13.2 Tiểu thủ CN 14.6 Lđộng giảnđ. 9.0 Lđộng giảnđ. 11.4 Nông dân 57.6 Tỷ lệ % Nông dân 14.3 15.8 Tỷ lệ % Hình 2. 4. Mô hình các tầng lớp xã hội ở nông thôn và đô thị (2002, 2014) Nhìn vào đồ thị ở Hình 2.4 ta thấy, mô hình các tầng lớp xã hội ở khu vực nông thôn vẫn có hình dạng kim tự tháp, còn ở đô thị là hình quả trám. Mô hình này thể hiện sự tương phản rõ rệt giữa hai khu vực nông thôn và đô thị ở Việt Nam. Nông thôn vẫn là xã hội truyền thống, còn đô thị đã biểu lộ hình dáng của xã hội hiện đại. Điều này cho thấy, tiến hành công nghiệp hóa mới thể hiện rõ ở khu vực đô thị. Như vậy, quá trình chuyển biến từ xã hội truyền thống sang xã hội công nghiệp (được thể hiện qua mô hình phát triển xã hội là chuyển từ mô hình khu vực nông thôn sang mô hình đô thị) ở Việt Nam còn rất dài mới đạt được mô hình cả nước có hình quả trám. Tóm lại: Mục này trình bày mô hình kim tự tháp về phân tầng xã hội ở Việt Nam. Dựa trên thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp xã hội và tỉ lệ mỗi tầng lớp trong cấu trúc xã hội tổng thể, ta có thể mô phỏng hình dạng phân tầng xã hội ở Việt Nam như là hình ảnh “kim tự tháp” với tầng lớp nông dân chiếm tỉ lệ đông đảo nằm ở dưới đáy và có địa vị kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất (so với các tầng lớp xã hội khác). Trong mô hình này, các tầng lớp xã hội truyền thống chiếm tỉ lệ lớn và là chủ yếu (ví dụ, tiểu thủ công nghiệp và nông dân), các tầng lớp của xã hội hiện đại (là sản phẩm của quá trình công nghiệp hóa) chiếm phần nhỏ bé (ví dụ, chuyên môn bậc cao và nhân viên). Các tầng lớp đại diện cho xã hội hiện đại có địa vị kinh tế xã hội cao hơn và nằm ở nửa trên tháp phân tầng. Các tầng lớp của xã hội truyền thống có địa vị thấp hơn và nằm ở nửa dưới tháp. Trong đó, tầng lớp nông dân có địa vị kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất (ở dưới đáy). Điều này đã thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” (chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao lại như vậy?). Đây là mô 68 hình của xã hội chưa hiện đại, mà đang trong quá trình chuyển đổi sang xã hội công nghiệp – chính xác hơn là đang ở giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp. Xu hướng vận động của mô hình “kim tự tháp” sẽ tiến tới hình dạng “quả trám” – như từ nông thôn chuyển lên đô thị (Hình 2.4). Sở dĩ như vậy, bởi vì khi trở thành một nước công nghiệp, thì các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp phải thể hiện rõ và chiếm tỉ lệ đông đảo, còn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) chỉ còn tỉ lệ nhỏ bé. Do đó, mô hình hệ thống phân tầng xã hội của một nước công nghiệp là phải có hình dạng “quả trám”. Trên thế giới, hệ thống phân tầng xã hội hình quả trám với các tầng lớp trung lưu ở giữa (middle class) phình to ra và nông dân ở dưới đáy thu hẹp là dạng mô hình phổ biến ở các nước công nghiệp hiện đại: “Theo hầu hết những quan sát, giai cấp trung lưu hiện nay bao gồm phần lớn dân số nước Anh và hầu hết các nước đã công nghiệp hóa khác” (Giddens, 2001:293). 5. Tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội Bức tranh tổng quan về bất bình đẳng nói chung ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới cho thấy khoảng cách giữa các nhóm hộ từ giàu đến nghèo ngày càng doãng ra và bất bình đẳng đang gia tăng. Cụ thể, qua 7 cuộc khảo sát định lượng VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008, 2010, 2012, 2014 đã cho biết hệ số chênh lệch về thu nhập bình quân 1 người 1 tháng giữa nhóm hộ giàu nhất và nhóm hộ nghèo nhất lần lượt tăng lên qua các năm tương ứng như sau: 8,1 lần → 8,3 lần → 8,4 lần → 8,9 lần → 9,2 lần → 9,4 lần → 9,7 lần (Tổng cục Thống kê, 2016:19, 303). Kết quả nghiên cứu định tính của Ngân hàng Thế giới qua trải nghiệm thực tế trong cuộc sống của người dân cũng cho rằng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây: “Nghiên cứu về nhận thức cho thấy người dân Việt Nam, dù ở đô thị hay nông thôn, dù giàu hay nghèo đều cho rằng tình trạng bất bình đẳng đã gia tăng đáng kể trong vòng 5 năm trở lại đây” (Ngân hàng Thế giới, 2012:148). Nhận thức và đánh giá về bất bình đẳng xã hội đang gia tăng cũng thường xuất hiện qua báo chí và các nhà hoạch định chính sách, các học giả ở Việt Nam. Phân tích chuyên sâu các bộ số liệu VHLSS (2002~2012), tôi đã đưa ra nhận định khái quát rằng: “Qua 20 năm đổi mới (1992~2012), bất bình đẳng trong phạm vi cả nước ngày càng tăng lên và ở mức cao nhất, tiếp đó là khu vực đô thị, cuối cùng là nông thôn. […] bất bình đẳng mức sống ở Việt Nam nói chung ít nhất đã thuộc loại mức độ bất bình đẳng vừa từ năm 2008 đến nay. […] Trong quá trình bất bình đẳng tăng lên ở Việt Nam (cũng như khu vực nông thôn) đã xuất hiện sự phân cực xã hội. Một cực là nhóm giàu có mức sống cao nhất, cực kia là các nhóm còn lại (trong đó nhóm nghèo là thấp nhất). Như vậy, ta có thể nhận định rằng sự bất bình đẳng hiện nay ở Việt Nam nói chung và khu vực nông thôn nói riêng có xu hướng phân hóa thành hai cực. Đây là nhận định mới và tổng kết khái quát về xu hướng bất bình đẳng ở Việt Nam trong thời kỳ đổi mới” (Đỗ Thiên Kính, 2015a:18). Vậy, khái niệm “phân cực” trong nhận định trên đây là gì? Theo cuốn sách “Từ điển xã hội học Oxford”, thì: “Phân cực là xu hướng tập trung vào hai cực đối lập. […] Nhưng dù sao, phát biểu một cách chặt chẽ, thuật ngữ phân cực nhằm nói 69 đến sự phân rẽ và đối lập của hai nhóm bất bình đẳng nhau ở hai đầu mút của sự phân bố các nguồn lực” (Scott, J., 2009:570). Tức là sự phân bố các nguồn lực, nguồn lợi xã hội có xu hướng phân rẽ và tập trung vào hai cực đối lập (tương phản) bất bình đẳng nhau. Dựa vào khái niệm phân cực này, ta hãy tìm hiểu tình trạng bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội như thế nào? Nội dung trình bày trong mục này là bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội về tài sản chỗ ở (gồm nhà ở và đất ở). Tài sản chỗ ở là chỉ báo rất cơ bản thể hiện mức sống tổng hợp của dân cư. Các nhà lý luận mác-xít đã từng nhấn mạnh con người ta trước hết cần phải ăn, mặc, ở, sau đó mới đến hoạt động chính trị, khoa học và nghệ thuật. Sau khi lao động có nguồn thu nhập để trang trải những nhu cầu thiết yếu trong đời sống hàng ngày, các hộ gia đình thường cố gắng để dành ra phần tích lũy cho việc tu tạo và xây dựng chỗ ở của mình. Như vậy, ta có thể coi trị giá tài sản chỗ ở như là tài khoản thu nhập “cộng dồn” sau nhiều năm lao động. Theo cách hiểu như thế, tài sản chỗ ở có ý nghĩa “gấp nhiều lần” so với chỉ báo thu nhập (hoặc chi tiêu) trong sự phản ánh mức sống của người dân. Cuộc sống của cư dân Việt Nam ngày trước thường mơ ước tới hình ảnh “nhà ngói, cây mít”, còn hiện nay thì vươn tới ước mơ cao hơn là “nhà lầu, xe hơi”. Vậy, sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội được thể hiện qua các chỉ báo cụ thể về tài sản chỗ ở như thế nào? Ta hãy trả lời câu hỏi này dưới các góc độ bất bình đẳng về trị giá chỗ ở chính, kiểu loại ngôi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác được trình bày dưới đây. 5.1. Bất bình đẳng qua trị giá chỗ ở chính Các tầng lớp xã hội trong Bảng 2.8 được phân chia dựa theo Hình 2.2. Trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS có câu hỏi thu thập số liệu về trị giá chỗ ở chính (đơn vị = 1000 đồng): “Nếu mua toàn bộ chỗ ở này bây giờ, theo ông/bà khoảng bao nhiêu tiền?” Kết quả xử lý số liệu câu hỏi này được trình bày trong Bảng 2.8 và đồ thị Hình 2.5 tương ứng. Trị giá tiền trong Bảng 2.8 là giá hiện hành, không so sánh được các năm với nhau. Do vậy, tôi đã dựa trên trị giá tiền của chỗ ở để tính toán khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội nhằm so sánh các năm với nhau. Số liệu ở Bảng 2.8 được minh họa bằng đồ thị Hình 2.5 thể hiện khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính giữa các tầng lớp xã hội được rõ ràng và trực quan hơn. Đối chiếu với khái niệm phân cực nêu trên, ta thấy Hình 2.5 (a) có hai cực phân biệt nhau rõ rệt. Một cực gồm tầng lớp doanh nhân và chuyên môn bậc cao có 2 đường đồ thị nổi lên cao nhất và cách xa các tầng lớp phía dưới. Cực thứ hai bao gồm 7 tầng lớp còn lại (trong đó tầng lớp nông dân ở vị trí thấp nhất) với 7 đường đồ thị gần nhau hơn. Như vậy, ta thấy có sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp (cao/thượng lưu, trung lưu, thấp/hạ lưu), ta thấy 3 đường đồ thị có xu hướng ngày càng loe ra ở Hình 2.5 (b), nhưng thể hiện sự loe ra với bắt đầu thu hẹp. Đồ thị loe ra ở Hình 2.5 (b) là rõ ràng hơn ở Hình 2.5 (a). Khi tìm hiểu đến chỉ báo có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác thì sự loe ra của đồ thị sẽ còn rõ ràng hơn nữa (tiểu mục 5.3). Điều này thể hiện khoảng cách chênh lệch giữa 3 tầng lớp xã hội ngày càng tăng lên. Nói cách khác, tồn tại 70 tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp. Bảng 2. 8. Trị giá chỗ ở chính và khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội (2002~2014) Tầng lớp xã hội 2002 2004 2006 2008 2010 2012 Trị giá chỗ ở chính (1000 đ/người – giá hiện hành) Lãnh đạo 33.406 38.600 64.093 94.582 131.499 232.877 Doanh nhân 89.456 163.148 245.416 399.467 831.347 747.136 Chuyên môn cao 94.445 218.884 209.959 328.847 604.502 576.968 Nhân viên 56.709 88.558 114.802 171.008 260.698 281.310 Công nhân 48.155 62.921 83.719 105.326 189.399 188.658 Buôn bán, dịch vụ 53.344 82.541 84.793 164.829 208.452 270.539 Tiểu thủ công nghiệp 31.199 53.531 55.770 83.337 108.755 158.778 Lao động giản đơn 32.556 57.344 71.273 102.976 105.441 128.429 Nông dân 7.818 17.562 21.225 33.408 56.593 84.895 Chung (1000 đ/người) 21.219 42.187 51.041 80.978 135.687 169.674 Khoảng cách chênh lệch (nông dân = 1 lần) Lãnh đạo 4,3 2,2 3,0 2,8 2,3 2,7 Doanh nhân 11,4 9,3 11,6 12,0 14,7 8,8 Chuyên môn cao 12,1 12,5 9,9 9,8 10,7 6,8 Nhân viên 7,3 5,0 5,4 5,1 4,6 3,3 Công nhân 6,2 3,6 3,9 3,2 3,3 2,2 Buôn bán, dịch vụ 6,8 4,7 4,0 4,9 3,7 3,2 Tiểu thủ công nghiệp 4,0 3,0 2,6 2,5 1,9 1,9 Lao động giản đơn 4,2 3,3 3,4 3,1 1,9 1,5 Nông dân 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 Trị giá chỗ ở chính (1000 đ/người – giá hiện hành) Tầng lớp cao (thượng lưu) 46.315 73.134 117.181 184.149 444.308 517.196 Tầng lớp trung lưu 60.397 106.943 119.746 193.375 281.011 308.695 Tầng lớp thấp (hạ lưu) 16.137 32.214 38.671 57.570 73.405 104.795 Khoảng cách chênh lệch (hạ lưu = 1 lần) Tầng lớp cao (thượng lưu) 2,9 2,3 3,0 3,2 6,1 4,9 Tầng lớp trung lưu 3,7 3,3 3,1 3,4 3,8 2,9 Tầng lớp thấp (hạ lưu) 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2014 342.358 705.155 542.349 309.791 214.916 299.835 167.580 142.861 95.428 184.751 3,6 7,4 5,7 3,2 2,3 3,1 1,8 1,5 1,0 520.331 329.077 116.345 4,5 2,8 1,0 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014 Khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính Khoảng cách chênh lệch trị giá chỗ ở chính 15 15 Lãnh đạo 12 Doanh nhân Chuyên M.cao 9 Nhân viên Công nhân 6 B.bán-D.vụ Tiểu thủ CN 3 LĐ giản đơn Nông dân 0 2002 2004 2006 2008 (a) 2010 2012 2014 Chênh lệch (lần) Chênh lệch (lần) 12 9 Thượng lưu 6 Trung lưu 3 Hạ lưu 0 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 (b) Hình 2. 5. Bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội qua trị giá chỗ ở chính (2002~2014) 71 Lưu ý ở Hình 2.5 (a) vào năm 2010, tầng lớp doanh nhân và chuyên môn bậc cao có 2 đường đồ thị vọt lên cao đột ngột. Sở dĩ như vậy, vì năm 2010 là đỉnh điểm của cơn sốt trong thị trường đất đai đã làm cho trị giá chỗ ở chính của 2 tầng lớp này tăng lên cao hơn. Tương tự như vậy, cơ sốt đất đai năm 2010 cũng được thể hiện ở Hình 2.5 (b). Riêng tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của tầng lớp này. Tuy nhiên, khi tìm hiểu về chỉ báo kiểu loại ngôi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác thì lại không như vậy. Tức là, tầng lớp lãnh đạo sẽ thể hiện có nhiều tài sản về chỗ ở hơn tầng lớp trung lưu bậc dưới và hạ lưu. Chúng ta hãy tiếp tục xem xét hai chỉ báo này ở các mục tiếp theo sau đây. 5.2. Bất bình đẳng qua kiểu loại ngôi nhà ở chính Bảng 2. 9. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014) Tầng lớp xã hội Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Công nhân Buôn bán, dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp Lao động giản đơn Nông dân Tổng Biệt thự (%) 100 3,8 100 3,1 100 2,7 100 0,8 100 0,5 100 1,0 100 0,3 100 0,6 100 0,3 Tầng lớp cao (thượng lưu) Tầng lớp trung lưu Tầng lớp thấp (hạ lưu) Chung 100 100 100 100 Kiên cố khép kín 34,9 68,9 60,4 36,3 25,5 35,5 22,8 18,4 8,1 3,5 1,2 0,3 0,6 Kiên cố không khép kín 18,8 3,6 5,4 13,4 14,0 11,7 16,6 12,9 15,0 Bán kiên cố 42,0 24,1 31,1 48,0 56,4 48,2 56,8 60,7 66,7 11,3 11,3 15,0 13,8 33,2 46,6 63,9 58,4 51,6 38,2 12,5 20,6 Tạm và khác 0,6 0,3 0,4 1,6 3,6 3,7 3,5 7,5 10,0 0,4 2,7 8,4 6,6 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014 Các tầng lớp xã hội sống trong kiểu loại nhà ở 70 60 Tỉ lệ (%) 50 40 30 Thượng lưu 20 Trung lưu 10 Hạ lưu 0 Biệt thự Kiên cố khép kín Kiên cố không khép kín Bán kiên cố Tạm và khác Hình 2. 6. Các tầng lớp xã hội sống trong loại nhà ở nào (2014) Cùng với trị giá chỗ ở chính trình bày trên đây, trong bảng hỏi các cuộc điều tra VHLSS còn có câu hỏi: “Ngôi nhà chính hộ ông/bà đang ở thuộc loại nào?” 72 Các phương án trả lời câu hỏi này được thể hiện trong Bảng 2.9. Đây là câu hỏi dành cho đơn vị hộ gia đình, còn các tầng lớp xã hội lại theo đơn vị cá nhân. Do vậy, sẽ có tình trạng hai cá nhân ở hai tầng lớp khác nhau (ví dụ, lãnh đạo và nông dân) cùng sống trong một ngôi nhà. Điều này dẫn đến mỗi kiểu loại nhà ở hầu như thể hiện đầy đủ tất cả các tầng lớp xã hội. Nhưng dù sao, quy luật thống kê số lớn trong toàn mẫu khảo sát vẫn thể hiện tình trạng nhà ở giữa các tầng lớp xã hội có sự phân hóa thành hai cực rõ rệt (Bảng 2.9). Ở cực thứ nhất, những tầng lớp trên đỉnh tháp phân tầng (lãnh đạo, doanh nhân, chuyên môn bậc cao) có tỉ lệ sinh sống trong những ngôi nhà biệt thự và kiên cố khép kín là lớn hơn những tầng lớp khác (xem những con số in đậm đối với 3 nhóm đỉnh). Mặt khác, ở cực thứ hai, những tầng lớp thuộc nửa dưới tháp phân tầng (tiểu thủ công nghiệp, lao động giản đơn, nông dân) có tỉ lệ sinh sống trong những ngôi nhà bán kiên cố và nhà tạm là lớn hơn những tầng lớp khác (xem những con số in đậm đối với 3 tầng lớp đáy). Quay trở lại tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của họ, nhưng ở Bảng 2.9 đã thể hiện “đẳng cấp cao” tương ứng của tầng lớp này với tỉ lệ nhà biệt thự là cao nhất (3,8%). Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp cao (thượng lưu), tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp (hạ lưu), ta thấy sự phân cực cũng tương tự và rõ ràng hơn (đồ thị Hình 2.6 thể hiện cho 3 tầng lớp thượng lưu, trung lưu và hạ lưu trong Bảng 2.9). Cụ thể, đối với kiểu loại nhà ở biệt thự và nhà tạm, nhà khác đều có ít người sinh sống trong đó, nhưng cột đồ thị của tầng lớp cao (thượng lưu) vẫn nổi lên cao hơn ở loại nhà biệt thự. Ngược lại, cột đồ thị của tầng lớp thấp (hạ lưu) lại nổi lên cao hơn ở loại nhà tạm và nhà khác. Tiếp theo, đối với hai loại nhà kiên cố khép kín và bán kiên cố cũng thể hiện hình ảnh hai cột đồ thị tương phản nhau giữa hai tầng lớp thượng lưu và hạ lưu (Hình 2.6). Như vậy, mặc dù trị giá chỗ ở dễ gây ra sự hoài nghi về thu thập số liệu, còn kiểu loại ngôi nhà thì ai cũng nhìn thấy, nhưng cả hai Hình 2.5 (a) và Hình 2.6 đều thể hiện sự phân cực rõ ràng về chỗ ở chính. Cả hai hình này đều phù hợp với khái niệm phân cực nêu trên. 5.3. Bất bình đẳng qua tài sản có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác Ngoài nơi ở chính hiện tại, VHLSS có câu hỏi thu thập thông tin về nơi ở thứ hai trở lên, hoặc có mảnh đất ở khác nữa: “Ngoài chỗ đang ở, hộ ông/bà còn mảnh đất ở hoặc nhà ở khác không?” Phương án trả lời là Có, hoặc Không. Kết quả phân tích tỉ lệ % có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác của các tầng lớp xã hội được trình bày trong Bảng 2.10 và đồ thị Hình 2.7 tương ứng. Tỉ lệ % trong Bảng 2.10 hoàn toàn so sánh trực tiếp được các năm với nhau, do vậy không cần tính toán khoảng cách chênh lệch giữa các tầng lớp xã hội như Bảng 2.8 nữa. Số liệu ở Bảng 2.10 được minh họa bằng đồ thị Hình 2.7 thể hiện tỉ lệ % có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác giữa các tầng lớp xã hội được rõ ràng và trực quan hơn. Đối chiếu với khái niệm phân cực nêu trên và so sánh với Hình 2.5 (a), Hình 2.6, ta thấy Hình 2.7 (a) cũng có hai cực phân biệt nhau rõ rệt. Một cực là tầng lớp doanh nhân có đường đồ thị nổi lên cao nhất và cách xa các tầng lớp phía dưới. Cực thứ hai bao gồm 8 tầng lớp còn lại với 8 đường đồ thị gần nhau hơn (trong đó tầng lớp nông dân vẫn ở vị trí thấp nhất, 73 còn tầng lớp lãnh đạo và chuyên môn bậc cao vẫn ở trên cùng). Quay trở lại tầng lớp lãnh đạo ở Hình 2.5 (a) có trị giá chỗ ở không cao tương ứng so với địa vị xã hội của họ, nhưng ở Hình 2.7 (a) đã thể hiện “đẳng cấp cao” tương ứng của tầng lớp này (họ chỉ ở dưới tầng lớp doanh nhân và tương đương với tầng lớp chuyên môn bậc cao). Như vậy, ta thấy có sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Khi quy giản từ 9 tầng lớp thành 3 tầng lớp cao (thượng lưu), tầng lớp trung lưu và tầng lớp thấp (hạ lưu), ta thấy 3 đường đồ thị có xu hướng ngày càng loe ra ở Hình 2.7 (b). Đồ thị loe ra ở Hình 2.7 (b), Hình 2.7 (a) và Hình 2.5 (b) đều tương tự như nhau. Điều này thể hiện tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp. Bảng 2. 10. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014) Tầng lớp xã hội 2002 Đơn vị = % Lãnh đạo 7,2 Doanh nhân 12,5 Chuyên môn cao 10,0 Nhân viên 6,8 Công nhân 7,2 Buôn bán, dịch vụ 7,5 Tiểu thủ công nghiệp 5,4 Lao động giản đơn 5,2 Nông dân 3,5 Chung 4,5 Đơn vị = % Tầng lớp cao (thượng lưu) 8,4 Tầng lớp trung lưu 7,6 Tầng lớp thấp (hạ lưu) 4,1 2004 2006 2008 2010 2012 2014 14,1 28,7 16,6 14,8 13,1 14,2 9,8 10,4 7,2 9,3 17,9 29,9 15,9 14,0 11,7 10,6 9,8 9,5 7,6 9,2 19,9 41,4 20,9 18,1 12,8 15,1 9,1 10,0 7,5 9,9 18,3 29,1 14,0 13,5 9,5 12,5 9,2 7,2 6,3 8,6 15,8 20,5 16,5 10,1 11,8 10,6 8,0 6,8 5,5 7,9 14,9 24,2 16,2 13,5 8,9 13,3 8,3 6,1 6,7 8,9 18,2 14,7 8,3 21,4 13,0 8,4 26,2 16,9 8,3 23,2 12,4 6,9 18,4 11,8 6,1 19,5 13,0 6,9 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2002~2014 Có mảnh đất ở, nhà ở khác 45 Lãnh đạo 40 Doanh nhân 35 Chuyên M.cao Tỉ lệ (%) 30 Nhân viên 25 Công nhân 20 B.bán-D.vụ 15 Tiểu thủ CN 10 LĐ giản đơn Nông dân 5 0 2002 2004 2006 2008 2010 2012 2014 (a) (b) Hình 2. 7. Tỉ lệ các tầng lớp xã hội có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác (2002~2014) ♣ Kết quả nghiên cứu bất bình đẳng về tài sản chỗ ở trình bày trên đây cũng được bổ sung bằng nghiên cứu trước đó từ phân tích số liệu VHLSS của tác giả cho thấy, hộ gia đình của tầng lớp lãnh đạo ở khu vực nông thôn có diện tích sử dụng các loại đất trồng trọt (đất trồng cây hàng năm, lâu năm và đất rừng) nhiều nhất. 74 Còn hộ gia đình nông dân ngày càng sử dụng ít diện tích đất trồng trọt hơn so với tầng lớp lãnh đạo: “Tổng hợp lại diện tích các loại đất trồng trọt đặt cạnh nhau (Hình 2.8), có thể thấy xu hướng dịch chuyển (dòng dịch chuyển) diện tích các loại đất trồng trọt tập trung vào nhóm hộ lãnh đạo, quản lý là nhiều hơn so với nhóm hộ nông dân” (Đỗ Thiên Kính, 2015c:43). 2000 1000 Hộ giữa 800 Hộ N.dân Đất lâm nghiệp 800 600 Hộ L.đạo 400 Hộ giữa 200 TB (m2/ng) Hộ L.đạo TB (m2/ng/HGĐ) TB (m2/ng/HGĐ) 1200 3000 Đất lâu năm Đất hàng năm 1600 2000 Hộ L.đạo Hộ giữa 1000 Hộ N.dân Hộ N.dân 400 0 0 0 2004 2006 2008 2004 2006 2008 2004 2006 2008 2010 Hình 2. 8. Diện tích đất trồng trọt do các hộ gia đình ở nông thôn quản lý và sử dụng Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2004, 2006, 2008, 2010 Tóm lại, qua trình bày cả ba chỉ báo về trị giá chỗ ở chính, kiểu loại ngôi nhà ở chính và có mảnh đất ở, hoặc nhà ở khác ta thấy, có sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Một cực là tầng lớp cao (thượng lưu) có nguồn tài sản chỗ ở chính nhiều hơn cực kia – các tầng lớp còn lại. Điều này thể hiện các tầng lớp ở trên có nhiều thứ hơn (cụ thể là tài sản chỗ ở chính) so với các tầng lớp ở dưới. Tức là thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” (chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao lại như vậy?). Đồng thời với quá trình phân cực là tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp. Tình trạng phân cực giữa các tầng lớp xã hội và bất bình đẳng tăng lên là biểu hiện trên bề mặt cuộc sống. Vậy, lý giải hiện trạng này như thế nào? Hoặc là, tại sao có sự phân cực trong mô hình phân tầng xã hội ở Việt Nam? Để trả lời câu hỏi này, ta hãy xem xét trong tiểu mục tiếp theo. 5.4. Tại sao có sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội? Chúng ta hãy đi tìm câu trả lời từ vấn đề là ở chỗ, do mô hình phân tầng xã hội có dạng “kim tự tháp” với tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé, đã tạo nên mô hình phân tầng xã hội hai cực trong thời kỳ đổi mới. Ta hãy tìm hiểu vấn đề này trên thế giới để soi tỏ cho trường hợp Việt Nam. Nước Mỹ đã từng có một giai cấp trung lưu đông đảo. Nhưng, từ năm 1968 đến 1983, quy mô dân cư được phân loại là “giai cấp trung lưu” theo thu nhập bắt đầu co lại. Trong khi đó, những hộ gia đình kiếm được tiền ở mức cao và mức thấp lại tăng lên. Các hộ giàu và hộ nghèo đang thay thế vào khoảng trống rộng rãi của các hộ trung lưu trước đây bị co lại. Tức là, các hộ gia đình ở hai mức thu nhập cao nhất và thấp nhất tăng nhanh hơn các hộ gia đình trung lưu ở giữa. Tình trạng này dẫn tới sự phân cực về thu nhập đã tăng lên ở nước Mỹ trong thời kỳ này. Sở dĩ như vậy, bởi vì những biến đổi về kinh tế, chính trị và nhân khẩu đã góp phần vào sự thay đổi này (Persell, 1987:211). 75 “Những xu hướng như trên rất có thể dẫn chúng ta đến xã hội hai cực. Trong đó, người nghèo và phụ nữ không phải da trắng sẽ tạo thành một giai cấp ở dưới, còn người giàu và nam giới da trắng sẽ thống trị từ trên xuống. Kết quả rất có thể là sự phân cực ngày càng tăng ở tất cả mọi khía cạnh của xã hội. Điều này được phản ánh trong mọi thứ từ các sản phẩm tiêu dùng, đến nhà ở, chăm sóc sức khỏe và xuất hiện sự khác biệt về văn hóa giai cấp. Chúng ta cũng có thể lường trước sự va chạm và xung đột giữa các nhóm xã hội. […] Theo truyền thống, sự tồn tại một giai cấp trung lưu đông đảo đáp ứng như là cái giảm xóc về chính trị và kinh tế, và nhen nhóm lên hy vọng di động xã hội của con người và trách nhiệm của họ đối với trật tự xã hội, kinh tế và chính trị. Trái lại, các nước Mỹ La tinh có dân cư giai cấp trung lưu nhỏ bé lại nghiêng về đầu tư cho lực lượng cảnh sát để kiểm soát giai cấp bên dưới. Các chế độ độc tài quân phiệt nở rộ. Những người giàu sống trong lo lắng bị vây bọc xung quanh, trong những khu vực có tường bao quanh với dây thép gai, có chó gác và những người bảo vệ có vũ trang. Những người nghèo đấu tranh để nuôi con cái họ và ngày càng giận dữ với chế độ có ít hy vọng cải thiện tình trạng. Những điều kiện như thế là không thuận lợi cho một xã hội dân chủ rộng mở. Đó là điều có thể xảy ra những hậu quả giống như các hậu quả này đã khiến cho các nhà xã hội học quan tâm khi họ xem xét xu hướng dẫn tới một xã hội hai cực ở Mỹ” (Persell, 1987:214). Như vậy, nước Mỹ từ cấu trúc xã hội có giai cấp trung lưu đông đảo chuyển sang trạng thái co lại đối với giai cấp này, còn các giai cấp ở hai đầu đỉnh và đáy tháp phân tầng phình to ra. Quá trình này đã dẫn đến xã hội hai cực trong thời kỳ 1968~1983. Còn ở Việt Nam thì ngược lại. Tức là, tầng lớp trung lưu ở nước ta nhỏ bé từ trước (giống với các nước Mỹ La tinh trên đây). Quá trình công nghiệp hóa ở Việt Nam đang làm cho tầng lớp trung lưu lớn dần lên, nhưng còn chậm chạp (xem lại Bảng 2.6). Cụ thể, tỉ lệ các tầng lớp trung lưu tăng lên qua 7 cuộc khảo sát VHLSS từ năm 2002 đến 2014 như sau: 10,8% →12,6% →13,8% →15,9% → 28,1% → 29,5% → 29,9% (trung bình mỗi năm tầng lớp trung lưu tăng khoảng 1,6% do tầng lớp thấp giảm trung bình 1,6% di động đi lên tầng lớp trung lưu). Do tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé, cho nên mô hình phân tầng xã hội hai cực ở Việt Nam đã thể hiện trong thời kỳ đổi mới. Đến khi nào Việt Nam hoàn thành công nghiệp hóa và trở thành nước công nghiệp, thì cấu trúc xã hội sẽ có tầng lớp trung lưu đông đảo. Cũng đến lúc ấy, mô hình phân tầng hai cực hiện nay sẽ thay đổi và bất bình đẳng giữa các tầng lớp xã hội sẽ giảm đi. Còn hiện nay, mô hình phân tầng hai cực biểu hiện qua đánh giá tổng hợp về sự cải thiện cuộc sống nói chung của các tầng lớp xã hội ở hai đầu tháp phân tầng cũng thể hiện sự tương phản nhau (qua kết quả xử lý số liệu câu hỏi trong Bảng 2.11 từ VHLSS). 76 Bảng 2. 11. So với 5 năm trước, cuộc sống gia đình ông/bà có được cải thiện hơn không? Đơn vị: % Tầng lớp xã hội Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Công nhân B.bán-D.vụ Tiểu thủ CN L.động g.đơn Nông dân Chung Tổng (%) 100 100 100 100 100 100 100 100 100 100 2012 (so với năm 2008) Hơn Hơn ít Như nhiều cũ 3,1 48,8 45,9 5,4 44,3 49,0 4,7 36,9 55,5 6,3 37,8 53,1 22,4 61,5 11,3 29,1 53,2 12,2 28,4 58,3 9,1 24,3 55,8 12,6 28,3 57,4 9,5 28,8 56,6 9,7 2014 (so với năm 2010) Không Giảm Hơn Hơn ít Như Giảm Không biết nhiều biết sút cũ sút 2,2 1,3 2,4 2,8 4,6 5,4 4,1 7,1 4,8 4,7 0,0 0,0 0,5 0,0 0,2 0,1 0,1 0,3 0,1 0,2 31,1 41,0 37,5 38,2 26,0 27,2 26,0 20,6 27,3 27,6 62,7 46,6 54,9 52,8 63,7 58,1 60,8 61,4 58,5 58,8 4,7 11,6 6,0 5,9 7,4 10,0 8,7 12,2 9,2 9,1 1,5 1,0 1,6 3,0 2,9 4,6 4,2 5,4 4,6 4,2 0,0 0,0 0,0 0,1 0,0 0,1 0,3 0,5 0,3 0,3 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2012, 2014 Trong Bảng 2.11 ta thấy, các tầng lớp ở phía trên tháp phân tầng có tỉ lệ cuộc sống hộ gia đình được cải thiện nhiều hơn so với các tầng lớp ở phía dưới tháp. Trái lại, các tầng lớp ở phía dưới tháp lại có tỉ lệ cuộc sống hộ gia đình bị giảm sút là nhiều hơn so với các tầng lớp ở phía trên tháp. Các dãy số in đậm ở Bảng 2.11 thể hiện sự tương phản hai cực trong tháp phân tầng xã hội ở Việt Nam. Một cực có cuộc sống gia đình được cải thiện nhiều hơn, còn cực kia thì ngược lại và bị giảm sút cuộc sống gia đình nhiều hơn. Đây là quá trình diễn ra theo xu hướng trái chiều nhau (tương phản) ở hai phía trên và dưới tháp phân tầng. Như vậy, tình trạng bất bình đẳng hai cực trình bày trên đây là sự bất bình đẳng bền vững thuộc về cấu trúc xã hội và là thuộc tính của hệ thống phân tầng xã hội hình kim tự tháp ở Việt Nam. Đây là cách nhìn cơ bản, bởi vì đó là cách nhìn về bất bình đẳng từ trong cốt lõi bản chất thuộc về mô hình phân tầng xã hội. 77 Chương III – DI ĐỘNG XÃ HỘI GIỮA CÁC TẦNG LỚP Chương này tiếp tục áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu vào thực tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, nhằm trả lời một phần câu hỏi then chốt thứ hai về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Đây là một trong hai câu hỏi thể hiện hai góc nhìn “tĩnh” và “động” về cấu trúc xã hội – Đó là nội dung về di động xã hội. 1. Di động xã hội trong cả nước và xu hướng biến đổi của nó Ở Chương I đã trình bày về lý thuyết và phương pháp đo lường di động xã hội. Chương này sẽ tập trung nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ qua sự thay đổi nghề nghiệp của cá nhân, mà không phải giữa các thế hệ (bởi vì khảo sát VHLSS không thu thập thông tin về lịch sử nghề nghiệp các thế hệ). Do vậy, chương này không áp dụng nghiên cứu quy trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1 và Hình 1.2) – tức là không trả lời được đầy đủ câu hỏi: “Tại sao?” Chương này sẽ áp dụng phương pháp và các công thức ở Mục 4 (Chương I) để đo lường sự di động theo chiều dọc trong một thế hệ giữa hai thời điểm xác định cụ thể. Đồng thời, chương này cũng sẽ kiểm chứng luận điểm I.B.4 của Treiman được đề cập ở Mục 3 (Chương I): “Xã hội càng công nghiệp hóa, thì tỉ lệ di động tuần hoàn càng lớn.” Sở dĩ có thể nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ giữa hai thời điểm xác định cụ thể là do cách chọn mẫu lặp lại ở VHLSS – các cuộc khảo sát định kỳ 2 năm một lần. Ở bộ số liệu VHLSS, chỉ có lựa chọn những cá nhân đã khảo sát lặp lại thì mới biết được họ có di động xã hội hay không. Để xác định được những cá nhân này, trước hết ta hãy tìm hiểu quy trình chọn mẫu lặp lại ở các VHLSS. Về đại thể, Tổng cục Thống kê đã thực hiện việc chọn mẫu theo cách luân phiên lặp lại cho các cuộc điều tra VHLSS 2002, 2004, 2006, 2008 dựa trên dàn mẫu chủ của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 1999. Đến Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 có dàn mẫu mới, do vậy các cuộc điều tra VHLSS 2010, 2012, 2014 đã thực hiện từ đầu việc chọn mẫu theo cách luân phiên lặp lại dựa trên dàn mẫu mới này. Cụ thể, chọn mẫu cho VHLSS 2008 như sau: Chọn lại 50% số địa bàn của VHLSS 2006 (trong đó có một nửa số địa bàn đã được khảo sát cả trong VHLSS 2004 và 2006, và nửa số địa bàn còn lại chỉ được khảo sát trong VHLSS 2006) và 50% số địa bàn còn lại được chọn mới hoàn toàn từ dàn mẫu chủ, phần chưa được chọn vào mẫu của VHLSS 2004 và 2006. Đối với VHLSS 2006, quy trình chọn mẫu cũng tương tự như vậy. Nhưng trở về VHLSS 2004, việc chọn mẫu theo cách luân phiên chỉ còn chọn lại 50% số địa bàn đã điều tra ở VHLSS 2002 và 50% được chọn mới hoàn toàn. Với VHLSS 2002 thì không có sự chọn mẫu luân phiên lặp lại, bởi vì đây là cuộc khảo sát đầu tiên. Như vậy, cứ hai cuộc điều tra VHLSS kế tiếp nhau thì cuộc điều tra sau đều chọn lại 50% số địa bàn đã điều tra ở cuộc điều tra trước – tức là mỗi Panel cũng chiếm tới 50% trong tổng thể mẫu cả nước. Đối với các cuộc điều tra VHLSS 2010, 2012, 2014 cũng thực hiện từ đầu 78 việc chọn mẫu theo cách luân phiên lặp lại tương tự như vậy, nhưng dựa trên dàn mẫu mới của Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009. Cùng với số địa bàn điều tra được chọn lặp lại theo cách luân phiên như trên, Tổng cục Thống kê cũng đã chọn tất cả các hộ gia đình trong địa bàn để khảo sát lặp lại. Như vậy, có nhiều hộ gia đình đã được khảo sát lặp lại trong cả 2 cuộc điều tra, số ít hơn được khảo sát lặp lại trong cả 3 cuộc điều tra (không hộ gia đình nào được khảo sát lặp lại tới lần thứ 4). Phần mẫu các hộ gia đình được khảo sát lặp lại gọi là Panel. Cụ thể là, phần mẫu các hộ gia đình được khảo sát lặp lại trong cả 2 cuộc điều tra từ 2002 đến VHLSS 2004 gọi là Panel 2002-2004. Tương tự như vậy, ta có Panel 2004-2006, Panel 2006-2008, Panel 2010-2012, Panel 2012-2014. Do đó, việc xác định những cá nhân trong 9 tầng lớp xã hội để nghiên cứu về di động xã hội ở chương này sẽ được lựa chọn trong các phần mẫu đã khảo sát lặp lại 2 lần của các Panel: 2002-2004, 2004-2006, 2006-2008, 2010-2012, 2012-2014. Những Panel này sẽ được sắp đặt liên tục kế tiếp nhau để nhằm tìm hiểu quá trình diễn ra di động xã hội và xu hướng biến đổi của nó trong 12 năm vừa qua (2002~2014). Bởi vì nghiên cứu di động xã hội từ các Panel, cho nên kết quả nghiên cứu ở Chương III này không đại diện cho cả nước như ở Chương II. Do vậy, những phân tích trong chương này là có giới hạn và chưa thể hiện được nhiều luận điểm lý thuyết đề cập ở Chương I. Nhưng dù sao, lựa chọn số liệu từ các Panel là tối ưu nhất và có tính khả thi cao để thực hiện nghiên cứu di động xã hội ở Việt Nam trong thời gian này (2002~2014). Ta có 5 bảng số liệu thể hiện sự di động xã hội giữa các tầng lớp trong 5 Panel: 2002-2004, 2004-2006, 2006-2008, 2010-2012, 2012-2014 (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5). Bảng 3. 1. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2002-2004) Nghề nghiệp Nghề nghiệp (2004) Quy giản về 3 giai tầng (2002) Lãnh Doanh C.môn Nhân Công B.B- TTC LĐ Nông Tổng Thượng Trung Hạ Tổng đạo nhân cao viên nhân D.V N g.đơn dân lưu lưu lưu Lãnh đạo 3 0 9 0 1 0 3 6 40 62 Doanh nhân 0 1 6 0 0 0 2 0 17 11 9 17 Thượng lưu 52 80 C.môn cao 2 8 37 0 0 4 3 2 138 82 Nhân viên 11 6 38 208 3 12 7 22 20 327 Công nhân 0 0 1 9 5 14 39 17 160 Trung lưu 31 240 74 565 836 B.bán-D.vụ 3 1 5 14 3 12 71 29 210 72 Tiểu thủ CN 1 3 0 14 27 16 357 158 91 667 LĐ giản đơn 2 6 4 18 34 88 184 915 330 1583 Hạ lưu 33 291 6680 7005 Nông dân 17 4 7 26 16 41 158 437 4050 4755 Tổng 75 40 139 341 158 235 735 1651 4545 7920 Tổng 115 873 6932 7920 Ghi chú: Những con số trong bảng này được làm tròn (bởi vì yêu cầu xử lý số liệu VHLSS phải được gia trọng/weight). Các chỉ số về di động xã hội của bảng này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9. Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002, 2004 Bảng 3. 2. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2004-2006) Nghề nghiệp Nghề nghiệp (2006) Quy giản về 3 giai tầng (2004) Lãnh Doanh C.môn Nhân Công B.B- TTC LĐ Nông Tổng Thượng Trung Hạ Tổng đạo nhân cao viên nhân D.V N g.đơn dân Lưu lưu lưu Lãnh đạo 0 1 12 0 4 2 3 12 55 89 Doanh nhân 0 11 3 0 0 1 1 0 30 19 18 33 Thượng lưu 73 122 C.môn cao 5 6 37 0 2 0 2 6 155 96 Nhân viên 10 5 44 226 1 11 15 13 19 343 28 249 649 925 Công nhân 0 1 0 7 104 2 22 42 15 192 Trung lưu 79 B.bán-D.vụ 1 1 1 9 3 106 19 72 23 235 Tiểu thủ CN 0 2 0 7 30 15 533 186 93 866 LĐ giản đơn 4 4 1 18 59 140 179 1133 292 1832 Hạ lưu 31 366 6887 7284 Nông dân 19 2 0 22 20 53 136 365 3970 4586 Tổng 94 37 154 340 218 333 907 1817 4430 8332 Tổng 132 1045 7155 8332 Ghi chú: Những con số trong bảng này được làm tròn (bởi vì yêu cầu xử lý số liệu VHLSS phải được gia trọng/weight). Các chỉ số về di động xã hội của bảng này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9. Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2004, 2006 Bảng 3. 3. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2006-2008) Nghề nghiệp Nghề nghiệp (2008) Quy giản về 3 giai tầng (2006) Lãnh Doanh C.môn Nhân Công B.B- TTC LĐ Nông Tổng Thượng Trung Hạ Tổng đạo nhân cao viên nhân D.V N g.đơn dân lưu lưu lưu Lãnh đạo 0 1 7 0 1 0 3 17 57 86 Doanh nhân 1 4 7 1 1 1 0 2 21 23 12 28 Thượng lưu 71 114 C.môn cao 2 8 37 2 1 1 1 1 211 159 Nhân viên 6 8 70 194 1 13 22 18 14 346 Công nhân 1 0 0 5 102 10 29 28 16 191 Trung lưu 24 279 1033 730 B.bán-D.vụ 0 0 4 9 5 119 7 112 30 286 Tiểu thủ CN 1 2 5 10 26 24 566 188 103 924 LĐ giản đơn 0 7 7 29 58 139 249 965 269 1722 Hạ lưu 23 372 6589 6984 Nông dân 12 1 1 15 19 40 155 330 3766 4337 Tổng 80 38 250 312 214 346 1030 1644 4217 8131 Tổng 118 1122 6890 8131 Ghi chú: Những con số trong bảng này được làm tròn (bởi vì yêu cầu xử lý số liệu VHLSS phải được gia trọng/weight). Các chỉ số về di động xã hội của bảng này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9. Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2006, 2008 Bảng 3. 4. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2010-2012) Nghề nghiệp Nghề nghiệp (2012) Quy giản về 3 giai tầng (2010) Lãnh Doanh C.môn Nhân Công B.B- TTC LĐ Nông Tổng Thượng Trung Hạ Tổng đạo nhân cao viên nhân D.V N g.đơn dân Lưu lưu lưu Lãnh đạo 0 8 12 0 2 2 0 7 23 53 Doanh nhân 0 6 3 0 1 0 0 0 32 9 23 33 Thượng lưu 46 86 C.môn cao 3 13 53 2 10 8 1 2 317 225 Nhân viên 8 3 65 203 18 27 19 13 28 384 Công nhân 0 0 2 13 250 20 40 21 41 386 Trung lưu 33 1644 393 2070 B.bán-D.vụ 0 5 9 30 19 698 37 101 83 983 Tiểu thủ CN 2 0 5 25 77 56 632 97 124 1019 LĐ giản đơn 0 0 5 13 65 122 123 278 159 766 Hạ lưu 16 521 5314 5852 Nông dân 11 2 0 23 42 87 156 170 3575 4067 Tổng 48 47 325 374 474 1023 1017 681 4019 8008 Tổng 95 2197 5716 8008 Ghi chú: Những con số trong bảng này được làm tròn (bởi vì yêu cầu xử lý số liệu VHLSS phải được gia trọng/weight). Các chỉ số về di động xã hội của bảng này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9. Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2010, 2012 Bảng 3. 5. Ma trận dịch chuyển cá nhân giữa các tầng lớp xã hội (2012-2014) Nghề nghiệp Nghề nghiệp (2014) Quy giản về 3 giai tầng (2012) Lãnh Doanh C.môn Nhân Công B.B- TTC LĐ Nông Tổng Thượng Trung Hạ Tổng đạo nhân cao viên nhân D.V N g.đơn dân Lưu lưu lưu Lãnh đạo 1 2 6 0 0 1 0 5 27 43 Doanh nhân 4 7 1 0 0 2 0 0 17 8 20 34 Thượng lưu 53 77 C.môn cao 3 9 65 0 10 6 2 1 375 279 Nhân viên 3 3 60 194 17 37 19 12 26 371 Công nhân 0 4 3 13 251 26 62 43 24 426 Trung lưu 22 1699 493 2214 B.bán-D.vụ 1 1 5 19 24 695 63 131 103 1042 Tiểu thủ CN 1 0 8 24 51 42 653 106 138 1023 LĐ giản đơn 0 0 3 6 44 120 110 306 121 711 Hạ lưu 10 467 5056 5533 Nông dân 9 0 6 16 41 105 149 167 3306 3799 Tổng 47 37 374 345 428 1035 1066 767 3725 7824 Tổng 85 2182 5557 7824 Ghi chú: Những con số trong bảng này được làm tròn (bởi vì yêu cầu xử lý số liệu VHLSS phải được gia trọng/weight). Các chỉ số về di động xã hội của bảng này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9. 80 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2012, 2014 Các tầng lớp xã hội trong 5 bảng ma trận (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5) được xác định dựa theo Hình 2.2 (Mục 3, Chương II)20. Các chỉ số cơ bản về di động xã hội của 5 bảng ma trận này được tổng hợp lại trong Bảng 3.9. Trước hết, ta hãy phân tích các bảng di động đi ra (outflow mobility) và di động đi vào (inflow mobility). Đây là hai trong số những công cụ quan trọng khi nghiên cứu về di động xã hội. Theo bảng lý thuyết (Bảng 1.3, Chương I), di động đi ra chính là các hàng ni. (tỉ lệ % tính theo mỗi hàng = 100%), còn di động đi vào chính là các cột n.i (tỉ lệ % tính theo mỗi cột = 100%). Bảng di động đi ra cho thấy những cá nhân xuất phát từ các địa vị xã hội trước đây để họ chiếm giữ những địa vị xã hội nào ở hiện tại. Tức là bảng di động đi ra cho biết, từ các địa vị xã hội gốc trước đây đã có bao nhiêu cá nhân kế thừa địa vị gốc và bao nhiêu cá nhân còn lại di chuyển đến những địa vị xã hội mới (không kế thừa). Mặt khác, bảng di động đi vào xác định rõ nguồn gốc địa vị xã hội trước đây của những cá nhân gia nhập vào các địa vị xã hội hiện tại là từ đâu. Tức là, bảng di động đi vào cho biết hiện tại có bao nhiêu cá nhân được tuyển dụng kế thừa từ chính địa vị xã hội gốc trước đây và bao nhiêu cá nhân còn lại được tuyển dụng từ những địa vị xã hội khác (không kế thừa). Như vậy, tiêu điểm chính của bảng di động đi ra là mức độ kế thừa nghề nghiệp gốc trước đây, còn tiêu điểm chính của bảng di động đi vào là mức độ gia nhập nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp gốc trước đây như thế nào (Kerbo, 2000:336). Từ 5 bảng ma trận (Bảng 3.1~Bảng 3.5), ta có các bảng di động đi ra và di động đi vào được trình bày trong Bảng 3.6, Bảng 3.7 và Bảng 3.8. Bảng 3. 6. Di động đi ra từ nghề nghiệp trước đây đến các nghề nghiệp hiện tại Đơn vị: % Nghề nghiệp trước đây Lãnh đạo Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Doanh nhân Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Chuyên môn cao Nghề nghiệp hiện tại Nhân Công B.bán TTCN L.động Nông môn viên nhân -D.vụ giản dân Tổng cao đơn Lãnh Doanh đạo nhân Chuyên 63,8 61,9 66,5 42,7 63,6 4,8 0,0 0,0 0,0 2,4 0,0 1,0 0,9 15,3 5,7 14,4 13,2 7,9 22,0 13,6 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 1,3 4,2 1,3 3,6 0,0 0,0 2,4 0,0 3,1 2,6 5,5 3,8 3,5 0,0 0,0 10,2 13,5 20,0 13,3 12,1 100 100 100 100 100 0,0 0,0 4,1 0,0 11,2 50,5 53,4 42,9 69,0 59,5 5,3 32,2 15,4 17,0 20,4 34,6 9,5 23,6 10,2 3,6 0,0 0,0 2,8 0,0 0,0 0,0 0,0 2,8 3,9 0,0 0,0 2,2 2,8 0,0 5,3 9,6 2,8 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 5,7 0,0 0,0 100 100 100 100 100 Số liệu trong các Bảng 3.1, Bảng 3.2 và Bảng 3.3 có sự chênh lệch chút ít so với nghiên cứu trước đây của tác giả (Đỗ Thiên Kính, 2012) do mở rộng độ tuổi cá nhân và điều chỉnh lại sự phân nhóm nghề nghiệp trong phân tích số liệu (đã giải thích ở phần trước). Do vậy, các chỉ số về di động xã hội được tổng hợp trong Bảng 3.9 cũng có sự thay đổi chút ít so với nghiên cứu trước đây của tác giả. 20 81 Nghề nghiệp trước đây Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Nhân viên Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Công nhân Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Buôn bán, dịch vụ Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Tiểu thủ công nghiệp Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Lao động giản đơn Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Nông dân Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 1,3 2,9 1,0 1,0 0,8 5,8 3,8 3,8 4,2 2,3 Nghề nghiệp hiện tại Nhân Công B.bán TTCN L.động Nông môn viên nhân -D.vụ giản dân Tổng cao đơn 0,0 0,0 3,2 1,9 1,7 100 59,5 26,6 0,0 1,6 0,0 1,5 4,0 100 62,2 23,9 0,7 0,3 0,6 0,5 0,3 100 75,2 17,6 0,6 3,0 2,5 0,4 0,5 100 71,2 16,7 0,0 2,8 1,6 0,5 0,4 100 74,4 17,3 3,3 3,0 1,7 2,1 0,7 2,0 1,3 2,2 0,9 0,7 11,7 12,8 20,3 17,0 16,1 63,5 65,7 56,0 52,8 52,3 0,9 0,4 0,4 4,7 4,5 3,7 3,2 3,7 7,0 10,1 2,1 4,3 6,3 4,9 5,2 6,8 3,7 5,3 3,4 3,3 6,0 5,5 4,1 7,3 7,0 100 100 100 100 100 0,0 0,0 0,4 0,0 0,0 0,0 0,3 0,0 0,0 0,9 0,9 0,0 0,0 0,5 0,8 5,8 3,4 2,5 3,4 3,1 46,5 53,9 53,8 64,7 58,9 2,9 1,0 5,1 5,1 6,0 8,5 11,3 15,2 10,5 14,6 24,7 22,0 14,8 5,4 10,2 10,7 8,1 8,1 10,5 5,6 100 100 100 100 100 1,3 0,4 0,0 0,0 0,1 0,4 0,4 0,0 0,5 0,1 2,2 0,4 1,3 0,9 0,5 6,8 3,7 3,2 3,0 1,9 1,6 1,4 1,8 2,0 2,3 34,3 45,3 41,6 71,1 66,7 5,5 8,2 2,5 3,8 6,1 33,9 30,5 39,1 10,2 12,5 13,9 9,8 10,6 8,5 9,9 100 100 100 100 100 0,2 0,0 0,1 0,2 0,1 0,5 0,2 0,2 0,0 0,0 0,0 0,0 0,5 0,5 0,8 2,1 0,8 1,1 2,4 2,3 4,0 3,5 2,8 7,6 5,0 2,4 1,8 2,6 5,5 4,1 53,5 61,6 61,2 62,0 63,8 23,7 21,5 20,3 9,5 10,4 13,6 10,7 11,1 12,2 13,5 100 100 100 100 100 0,1 0,2 0,0 0,0 0,0 0,4 0,2 0,4 0,0 0,0 0,3 0,1 0,4 0,7 0,4 1,1 1,0 1,7 1,7 0,9 2,2 3,2 3,3 8,5 6,3 5,6 7,6 8,1 16,0 16,9 11,6 9,8 14,5 16,0 15,5 57,8 61,9 56,0 36,3 43,0 20,8 16,0 15,6 20,8 17,0 100 100 100 100 100 0,4 0,4 0,3 0,3 0,2 0,1 0,0 0,0 0,1 0,0 0,1 0,0 0,0 0,0 0,2 0,6 0,5 0,4 0,6 0,4 0,3 0,4 0,4 1,0 1,1 0,9 1,1 0,9 2,1 2,8 3,3 3,0 3,6 3,8 3,9 9,2 7,9 7,6 4,2 4,4 85,2 86,6 86,8 87,9 87,0 100 100 100 100 100 Lãnh Doanh đạo nhân Chuyên Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014 Dù cho phân chia thành 9 tầng lớp xã hội (hay quy giản thành 3 giai tầng), ở bảng di động đi ra (Bảng 3.6, Bảng 3.8a) đều có các ô số liệu nằm trên đường chéo chính (in đậm) thể hiện từ các địa vị xã hội gốc trước đây đã có phần lớn cá nhân kế 82 thừa địa vị gốc, và số ít hơn những cá nhân còn lại di chuyển đến những địa vị xã hội mới (không kế thừa). Mặt khác, ở bảng di động đi vào (Bảng 3.7, Bảng 3.8b) cũng đều có các ô số liệu nằm trên đường chéo chính (in đậm) thể hiện sự tuyển dụng từ nghề nghiệp gốc trước đây là lớn nhất, và số ít hơn những cá nhân còn lại được tuyển dụng từ những địa vị xã hội khác (không kế thừa). Như vậy, cả hai dòng di động đi ra và di động đi vào đều thể hiện sự kế thừa nghề nghiệp trước đây là chủ yếu. Trong đó, tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp lớn nhất. Điều này có nghĩa rằng, sự dịch chuyển ra khỏi nghề nông là rất khó khăn và chậm chạp trong thời kỳ công nghiệp hóa ở Việt Nam. Đồng thời, điều này cũng thể hiện nhân tố nguồn gốc xã hội có thể tác động bền vững đến địa vị KT-XH hiện tại và góp phần kiểm chứng quá trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1 và Hình 1.2): “Tóm lại, nguồn gốc giai cấp xã hội không thể không liên quan [đến sự đạt được về địa vị KT-XH – Đỗ Thiên Kính giải thích]! ” (Rothman, 2005:225). Từ đây sẽ gợi mở cho ta trả lời câu hỏi tại sao: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau. Bảng 3. 7. Di động đi vào nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp trước đây Đơn vị: % Nghề nghiệp trước đây Lãnh đạo Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Doanh nhân Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Chuyên môn cao Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Nhân viên Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Công nhân Panel 2002-2004 Nghề nghiệp hiện tại Lãnh Doanh Chuyên Nhân Công B.bán TTCN L.động Nông đạo nhân môn cao viên nhân -D.vụ giản dân đơn 53,1 58,6 71,6 47,5 57,8 7,4 0,0 0,0 0,0 2,8 0,0 0,6 0,3 2,5 0,7 2,6 3,5 2,2 3,1 1,7 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,3 1,1 0,3 0,2 0,0 0,0 0,2 0,0 0,2 0,1 0,2 0,2 0,2 0,0 0,0 0,1 0,3 0,4 0,2 0,1 0,0 0,0 1,4 0,0 8,1 21,5 47,3 31,5 48,6 54,4 0,7 6,9 1,7 1,7 1,9 1,7 0,9 2,1 0,9 0,4 0,0 0,0 0,4 0,0 0,0 0,0 0,0 0,2 0,1 0,0 0,0 0,1 0,1 0,0 0,2 0,1 0,1 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 0,0 2,3 4,8 2,5 6,5 6,1 20,0 15,6 21,1 28,2 22,9 59,4 62,6 63,5 69,3 74,7 10,8 10,9 11,9 14,1 18,8 0,0 0,0 0,7 0,4 0,0 0,0 0,7 0,2 0,9 1,0 0,6 0,0 0,1 0,8 0,5 0,2 0,1 0,1 0,2 0,3 0,1 0,1 0,0 0,0 0,0 14,4 10,8 7,4 17,0 5,3 15,8 12,2 20,0 7,1 6,8 27,6 28,6 28,1 20,1 16,0 61,0 66,4 62,1 54,2 56,3 1,9 0,6 0,6 3,8 3,9 5,2 3,3 3,7 2,6 3,6 0,9 1,6 2,1 1,9 1,8 1,3 0,7 1,1 1,9 1,6 0,4 0,4 0,3 0,7 0,7 0,0 0,0 1,0 2,7 47,1 2,0 1,8 2,4 0,4 83 Nghề nghiệp trước đây Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Buôn bán, dịch vụ Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Tiểu thủ công nghiệp Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Lao động giản đơn Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Nông dân Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Nghề nghiệp hiện tại Lãnh Doanh Chuyên Nhân Công B.bán TTCN L.động Nông đạo nhân môn cao viên nhân -D.vụ giản dân đơn 0,0 1,6 0,0 1,9 47,5 0,6 2,4 2,3 0,3 1,0 0,0 0,0 1,6 47,9 2,8 2,8 1,7 0,4 0,0 0,0 0,6 3,5 52,7 1,9 4,0 3,0 1,0 0,0 10,3 0,9 3,8 58,6 2,5 5,8 5,7 0,6 3,5 0,9 0,0 0,8 1,9 2,2 2,7 0,0 10,8 2,8 3,4 0,6 1,4 2,6 1,3 4,2 2,6 2,9 8,0 5,6 2,2 1,5 2,4 4,1 5,5 30,6 31,9 34,3 68,2 67,1 1,6 2,1 0,7 3,7 5,9 4,3 3,9 6,8 14,8 17,0 0,6 0,5 0,7 2,1 2,8 1,4 0,0 1,6 4,1 2,4 7,7 4,9 5,8 0,0 0,0 0,0 0,0 1,8 1,5 2,2 4,1 2,0 3,2 6,6 6,9 16,8 13,9 12,2 16,3 11,9 6,9 4,6 6,9 5,5 4,0 48,5 58,8 55,0 62,2 61,3 9,6 10,2 11,4 14,3 13,9 2,0 2,1 2,4 3,1 3,7 2,9 4,8 0,0 0,0 0,0 15,8 10,7 19,4 0,8 0,0 3,2 0,8 2,8 1,6 0,7 5,1 5,3 9,2 3,5 1,8 21,8 27,3 26,9 13,7 10,4 37,6 42,0 40,1 12,0 11,6 25,1 19,8 24,2 12,1 10,4 55,4 62,4 58,7 40,9 39,8 7,3 6,6 6,4 4,0 3,2 22,4 20,1 14,4 24,1 18,3 9,5 5,0 2,1 4,6 0,0 4,7 0,0 0,3 0,0 1,7 7,7 6,5 4,9 6,1 4,8 10,2 9,3 8,8 8,9 9,6 17,3 15,8 11,5 8,5 10,1 21,5 15,0 15,0 15,4 14,0 26,5 20,1 20,1 25,0 21,7 89,1 89,6 89,3 88,9 88,8 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014 (tổng mỗi cột của mỗi Panel = 100%) Khi xem xét quá trình biến đổi theo thời gian ở các Panel từ năm 2002 đến 2014, ta thấy xu hướng kế thừa địa vị xã hội như sau: (1) Tầng lớp cao có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn (Bảng 3.8a): từ 64,7% (Panel 2002-2004) tăng lên 68,1% (Panel 2012-2014). Cụ thể ở Bảng 3.6, tầng lớp doanh nhân có tỉ lệ kế thừa từ 50,5% (Panel 2002-2004) tăng lên 59,5% (Panel 2012-2014), và tầng lớp chuyên môn cao (dưới tầng lớp cao, thuộc trung lưu bậc trên) có tỉ lệ kế thừa từ 59,5% (Panel 2002-2004) tăng lên 74,4% (Panel 2012-2014). (2) Ngược lại, tầng lớp thấp có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng ít hơn (Bảng 3.8a): từ 95,4% (Panel 2002-2004) giảm xuống 91,4% (Panel 20122014). Trong đó (Bảng 3.6) tập trung vào tầng lớp lao động giản đơn thể hiện xu hướng kế thừa ngày càng giảm đi rõ ràng nhất từ 57,8% (Panel 2002-2004) xuống 84 còn 43,0% (Panel 2012-2014). Trái lại, tầng lớp nông dân có xu hướng tỉ lệ kế thừa từ ngày càng tăng lên từ 85,2% (Panel 2002-2004) đến 87,0% (Panel 2012-2014). (3) Kết luận rút ra từ hai điểm (1) và (2) ở trên là tầng lớp cao và tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn. Điều này có nghĩa rằng, các tầng lớp ở phía trên và đáy tháp phân tầng đã thể hiện sự “kép kín” trong nội bộ tầng lớp ngày càng rõ hơn. Ta có thể giải thích sự “khép kín” này ở Việt Nam dựa trên kết quả đã nghiên cứu trên thế giới. Đó là giai cấp ở đỉnh tháp phân tầng thường có sự “khép kín xã hội” cao hơn các giai cấp phía dưới để bảo vệ quyền lợi của họ và ngăn cản không giai cấp trung lưu cho xâm nhập vào giai cấp họ; còn giai cấp lao động ở dưới đáy cũng buộc phải chịu đựng sự “khép kín xã hội” và sự bất lợi của họ, không thể di động đi lên được (Bilton et al., 1993: 94-95). Đối với xu hướng gia nhập nghề nghiệp hiện tại ở sơ đồ 3 giai tầng là như sau: Tầng lớp cao có tỉ lệ gia nhập nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp gốc trước đây ngày càng nhiều hơn (Bảng 3.8b): từ 44,6% (Panel 2002-2004) tăng lên 62,1% (Panel 2012-2014). Ngược lại, tầng lớp thấp có tỉ lệ gia nhập nghề nghiệp hiện tại từ các nghề nghiệp gốc trước đây ngày càng ít hơn (Bảng 3.8b): từ 96,4% (Panel 2002-2004) giảm xuống 91,0% (Panel 2012-2014). Từ đây, ta có thể kết luận rằng, tầng lớp cao và tầng lớp thấp thể hiện hai xu hướng tuyển dụng từ nghề nghiệp gốc trước đây là trái chiều nhau. Đối với sơ đồ 9 tầng lớp xã hội (Bảng 3.7) cũng thể hiện hai xu hướng tuyển dụng từ nghề nghiệp gốc trước đây là trái chiều nhau giữa các tầng lớp ở phía trên và phía dưới tháp phân tầng. Bảng 3. 8. Di động đi ra và di động đi vào của ba giai tầng xã hội Đơn vị: % (a) Di động đi ra Tầng Trung Tầng lớp cao lưu lớp thấp Tầng lớp cao Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Trung lưu Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Tầng lớp thấp Panel 2002-2004 Panel 2004-2006 Panel 2006-2008 Panel 2010-2012 Panel 2012-2014 Tổng (b) Di động đi vào Tầng Trung Tầng lớp cao lưu lớp thấp 64,7 59,6 61,7 52,9 68,1 20,9 24,7 18,5 37,1 21,4 14,4 15,8 19,8 10,1 10,5 100 100 100 100 100 44,6 55,4 59,6 48,0 62,1 1,9 2,9 1,9 1,5 0,8 0,2 0,3 0,3 0,2 0,1 3,7 3,0 2,4 1,6 1,0 67,6 70,1 70,6 79,4 76,7 28,8 26,9 27,0 19,0 22,3 100 100 100 100 100 26,4 21,0 20,7 35,2 26,3 64,7 62,1 65,0 74,8 77,8 3,5 3,5 4,1 6,9 8,9 0,5 0,4 0,3 0,3 0,2 4,2 5,0 5,3 8,9 8,4 95,4 94,5 94,3 90,8 91,4 100 100 100 100 100 28,9 23,6 19,7 16,8 11,6 33,4 35,0 33,1 23,7 21,4 96,4 96,3 95,6 93,0 91,0 85 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014 Ghi chú: Tổng mỗi cột di động đi vào của mỗi Panel = 100% Bảng 3. 9. Các chỉ số về di động xã hội qua khảo sát VHLSS (2002~2014) 9 tầng lớp xã hội Quy giản về 3 giai tầng Panel 02-04 04-06 06-08 10-12 12-14 Tỉ lệ di động đi lên ,152 ,140 ,153 ,145 Tỉ lệ di động đi xuống ,115 ,111 ,116 ,118 Tỉ lệ di động thực tế ,267 ,251 ,270 ,262 Tỉ lệ di động cấu trúc ,027 ,021 ,029 ,019 Tỉ lệ di động tuần hoàn ,240 ,230 ,240 ,244 Chỉ số Yasuda tổng thể ,417 ,369 ,380 ,358 Chỉ số Yasuda (hệ số mở) cho mỗi tầng lớp xã hội: Lãnh đạo ,365 ,385 ,287 ,528 Doanh nhân ,497 ,468 ,573 ,312 Chuyên môn cao ,413 ,382 ,256 ,301 Nhân viên ,381 ,350 ,396 ,481 Công nhân ,540 ,473 ,475 ,376 Buôn bán, dịch vụ ,677 ,570 ,610 ,332 Tiểu thủ công nghiệp ,513 ,431 ,444 ,434 Lao động giản đơn ,533 ,482 ,524 ,654 Nông dân ,273 ,231 ,229 ,225 ,135 ,133 ,267 ,014 ,254 ,361 Panel 02-04 04-06 06-08 10-12 12-14 ,045 ,034 ,079 ,009 ,070 ,339 ,051 ,036 ,087 ,016 ,071 ,324 ,052 ,040 ,091 ,011 ,080 ,329 ,071 ,054 ,125 ,017 ,108 ,278 ,064 ,066 ,130 ,004 ,126 ,304 ,366 Thượng ,358 ,411 ,389 ,477 ,323 lưu ,407 ,266 ,459 Trung ,364 ,341 ,341 ,284 ,309 lưu ,435 ,379 ,419 ,632 Hạ lưu ,314 ,298 ,310 ,261 ,297 ,218 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014 Tiếp theo, ta hãy phân tích ba chỉ số cơ bản về di động xã hội (di động thực tế, di động cấu trúc và di động tuần hoàn). Thứ nhất, tính toán tỉ lệ di động thực tế bằng cách áp dụng công thức (2) ở Mục 4 (Chương I) cho tổng thể xã hội: Tỉ lệ di động thực tế = N nii N Kết quả tính toán tỉ lệ di động thực tế được thể hiện trong Bảng 3.9. Trong bảng này, dãy số in đậm về tỉ lệ di động thực tế cho tổng thể 9 tầng lớp (hoặc quy giản về 3 giai tầng) cho biết rằng có bao nhiêu phần trăm (%) những cá nhân đã di chuyển khỏi địa vị xã hội ban đầu của mình. Theo lý thuyết đo lường di động xã hội (Bảng 1.3), tỉ lệ di động thực tế bằng tổng số hai loại di động thành phần như sau (Bảng 3.9): Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động đi lên + Tỉ lệ di động đi xuống Tỉ lệ di động thực tế21 = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn Quan sát dãy số in đậm ở các cột quy giản về 3 giai tầng đã thể hiện tỉ lệ di động thực tế trong tổng thể có xu hướng ngày càng tăng lên từ năm 2002 đến 2014: Mục 3 (Chương I) đã cho biết sự phân chia di động xã hội thành hai loại di động cấu trúc và di động tuần hoàn – Đây là cách phân chia gây ra nhiều tranh cãi hơn cả (Scott, J., 2009:477). 21 86 0,079 → 0,087 → 0,091 → 0,125 → 0,13022. Trung bình 12 năm, mỗi năm tỉ lệ di động thực tế tăng khoảng (0,130 – 0,079)/12 = 0,004 (khoảng 0,43%). Xu hướng tăng lên này chứng tỏ rằng cấu trúc xã hội đang vận động theo hướng đi lên, nhưng còn rất chậm chạp. Nhưng dù sao, điều này cũng là hợp quy luật trong quá trình công nghiệp hóa. So sánh với Nhật Bản (Bảng 3.11), qua sơ đồ 3 tầng lớp ta thấy tỉ lệ di động thực tế tăng lên trong thời kỳ 1955~1985: 0,358 → 0,496 → 0,506 → 0,497. Đối với 5 tầng lớp, tỉ lệ di động thực tế cũng có xu hướng tăng lên như vậy (Bảng 3.11). Trung bình 10 năm (1955-1965) công nghiệp hóa mạnh mẽ ở Nhật Bản, mỗi năm tỉ lệ di động thực tế (sơ đồ 3 tầng lớp) tăng khoảng (0,496 – 0,358)/10 = 0,014 (khoảng 1,38%). Đối với sơ đồ 5 tầng lớp, con số tương ứng cũng tăng tương tự như vậy (khoảng 1,36%). So sánh con số tăng lên về tỉ lệ di động thực tế giữa Việt Nam (khoảng 0,43%) và Nhật Bản (khoảng 1,38%), ta thấy Nhật Bản tăng gấp 3,2 lần (cùng trong thời kỳ công nghiệp hóa). Như vậy, ta có thể nhận xét rằng tỉ lệ di động thực tế ở Việt Nam có tăng lên nhưng còn rất chậm chạp23. Nhưng ở sơ đồ 9 tầng lớp xã hội (Bảng 3.9) không thể hiện rõ xu hướng tăng lên, mà là ổn định ít thay đổi của tỉ lệ di động thực tế. Điều này liệu có thể là do hạn chế của số liệu từ Panel, hay là nguyên nhân nào khác? 23 Phân tích tiếp tục tỉ lệ di động thực tế “đi ra” = (ni. – nii)/N và “đi vào” = (n.i – nii)/N cho mỗi tầng lớp xã hội như bảng dưới đây: Bảng: Tỉ lệ di động thực tế ở khảo sát VHLSS (2002~2014) 22 Panel 02-04 04-06 06-08 10-12 12-14 9 tầng lớp xã hội ,267 ,251 ,270 ,262 ,267 Mỗi tầng lớp xã hội: Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Lãnh đạo ,003 ,004 ,004 ,005 ,004 ,003 ,004 ,003 ,002 ,003 Doanh nhân ,001 ,004 ,002 ,002 ,002 ,003 ,001 ,003 ,002 ,002 Chuyên môn cao ,007 ,007 ,007 ,007 ,006 ,011 ,011 ,012 ,012 ,012 Nhân viên ,015 ,017 ,014 ,014 ,019 ,015 ,023 ,021 ,023 ,019 Công nhân ,011 ,011 ,011 ,014 ,011 ,014 ,017 ,028 ,022 ,023 Buôn bán, dịch vụ ,017 ,021 ,015 ,027 ,021 ,028 ,036 ,041 ,044 ,043 Tiểu thủ công nghiệp ,039 ,048 ,040 ,045 ,044 ,057 ,048 ,048 ,047 ,053 Lao động giản đơn ,084 ,093 ,084 ,082 ,093 ,084 ,061 ,050 ,052 ,059 Nông dân ,089 ,063 ,074 ,055 ,070 ,055 ,061 ,055 ,063 ,054 Quy giản về 3 giai tầng ,079 ,087 ,091 ,125 ,130 Mỗi giai tầng xã hội: Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Ra Vào Thượng lưu ,004 ,008 ,006 ,007 ,005 ,006 ,005 ,006 ,003 ,004 Trung lưu ,034 ,039 ,033 ,048 ,037 ,048 ,053 ,069 ,066 ,062 Hạ lưu ,041 ,032 ,048 ,032 ,049 ,037 ,067 ,050 ,061 ,064 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS (2012~2014) Ở bảng trên, ta thấy di động thực tế diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công nghiệp). Cả hai loại tỉ lệ di động thực tế đi ra và đi vào 3 tầng lớp này là cao nhất. Điều đó thể hiện sự di chuyển lẫn nhau giữa 3 tầng lớp này là chủ yếu, một số ít hơn di chuyển lên các tầng lớp trung lưu. Đến đây, đã trả lời cho câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước?” Có thể quan sát trực tiếp điều này qua 5 bảng ma trận ở trên (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5). Trong 5 bảng này, khi xem xét những con số thể hiện sự di động xã hội nằm ngoài đường chéo chính, ta thấy tần suất của chúng thường phân bố và tập trung nhiều ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng. Như vậy, sự di động giữa 9 tầng lớp xã hội diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Tức là, nó sẽ quy định quá trình chuyển biến từ hệ thống phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” chuyển sang mô hình “quả trám” chậm chạp một cách tương ứng. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Vẫn trong bảng trên, khi quy giản về 3 giai tầng cũng cho thấy tình trạng có phần tương tự như 9 tầng lớp xã hội, nhưng lại thể hiện một điều mới. Đó là tỉ lệ di động thực tế đi vào tầng lớp trung lưu là cao nhất (so với hướng đi 87 Khi phân tách di động thực tế thành hai loại, ta biết được có bao nhiêu tỉ lệ % di động đi lên và di động đi xuống (Bảng 3.9). So sánh giữa hai loại di động này, ta thấy tỉ lệ di động đi lên có cao hơn di động đi xuống nhưng không nhiều (Bảng 3.9) và còn chậm chạp. Điều này cũng phù hợp với tỉ lệ di động thực tế ở Việt Nam có tăng lên nhưng còn rất chậm chạp như đã phân tích ở trên. Hai loại di động này gợi mở cho ta trả lời câu hỏi: “Ai tiến lên phía trước?” Còn câu hỏi: “Tại sao lại như vậy?” sẽ dựa vào mô hình đạt được địa vị của di động xã hội (Hình 1.2) ở Mục 3 (Chương I). Câu hỏi này chưa được trả lời trong công trình nghiên cứu. Đây cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau. Thứ hai, từ sự phân chia thành di động cấu trúc “đi ra” và “đi vào” từng nhóm địa vị xã hội, ta có thể quy giản về đại thể rằng, tổng số di động cấu trúc trong toàn xã hội là sự khác nhau giữa phân bố tần suất được thể hiện qua những con số ở mép lề của cha và con trong Bảng 1.3 và nó phản ánh sự biến đổi công nghiệp hoặc nghề nghiệp từ thế hệ cha sang thế hệ con. Nó thường được đo lường bởi phần trăm (%) khác nhau giữa hai mép lề trong bảng (Kosaka, 1994:56). Từ đây, tôi suy ra công thức tính toán tỉ lệ khác nhau giữa hai mép lề trong Bảng 1.3 là = | ni. – n.i | / N (Kosaka, 1994:57). Áp dụng công thức này, ta có tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5 được trình bày trong Bảng 3.10. Tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề của tầng lớp nào đó càng lớn thì cấu trúc của tầng lớp ấy càng thay đổi nhiều (Bảng 3.10). Bảng 3. 10. Tỉ lệ % khác nhau giữa hai mép lề trong các bảng ma trận di động xã hội Panel: (a) 9 tầng lớp xã hội Lãnh đạo Doanh nhân Chuyên môn cao Nhân viên Công nhân Buôn bán, dịch vụ Tiểu thủ công nghiệp Lao động giản đơn Nông dân (b) Quy giản về 3 giai tầng Thượng lưu Trung lưu Hạ lưu 02-04 04-06 06-08 10-12 12-14 0,16 0,29 0,00 0,17 0,02 0,32 0,87 0,86 2,65 0,06 0,05 0,01 0,04 0,31 1,18 0,49 0,18 1,87 0,08 0,12 0,48 0,42 0,29 0,75 1,30 0,96 1,48 0,07 0,17 0,11 0,13 1,10 0,51 0,03 1,07 0,60 0,05 0,04 0,02 0,33 0,03 0,09 0,54 0,72 0,95 0,45 0,47 0,92 0,11 1,44 1,55 0,05 1,10 1,15 0,11 1,59 1,69 0,10 0,41 0,31 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS 2002~2014 vào tầng lớp thượng lưu và hạ lưu) trong tất cả các Panel (trừ Panel 12-14): 0,039; 0,048; 0,048; 0,069; 0,62. Điều này thể hiện tầng lớp trung lưu đang mở rộng do tầng lớp hạ lưu di động đi lên. Có thể quan sát trực tiếp điều này qua số liệu trung bình mỗi năm tầng lớp trung lưu tăng khoảng 1,6% do tầng lớp hạ lưu giảm trung bình 1,6% di động đi lên tầng lớp trung lưu (Bảng 2.6, Mục 4, Chương II), hoặc qua 5 bảng ma trận (từ Bảng 3.1 đến Bảng 3.5 ở các ô số liệu quy giản về 3 giai tầng). 88 Trong mô hình 9 tầng lớp ở Bảng 3.10(a), các tầng lớp ở phía dưới tháp phân tầng có tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự biến đổi cấu trúc nhiều hơn các tầng lớp ở phía trên. Đặc biệt, hàng số liệu tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề của tầng lớp nông dân thể hiện sự biến đổi cấu trúc là lớn nhất. Điều này đã thể hiện quá trình công nghiệp hóa có ảnh hưởng đến cấu trúc tầng lớp nông dân như thế nào (so với các tầng lớp khác). Như vậy, sự biến đổi của di động cấu trúc diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng.24 Đối với mô hình quy giản về 3 giai tầng ở Bảng 3.10(b), các số liệu thể hiện xu hướng biến đổi cấu trúc của 3 giai tầng còn rõ ràng hơn nữa. Cụ thể đối với 4 Panel từ năm 2002 đến 2012, giai tầng hạ lưu luôn có tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự thay đổi cấu trúc là lớn nhất, tiếp theo là giai tầng trung lưu và cuối cùng là thượng lưu. Xu hướng này là nhất quán ở cả 4 Panel từ năm 2002 đến 2012. Nhưng đến Panel 2012-2014 đã thay đổi xu hướng qua tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự biến đổi cấu trúc của giai tầng trung lưu là lớn nhất (0,41%) so với giai tầng hạ lưu (0,31%) và giai tầng thượng lưu (0,10%). Điều này thể hiện giai tầng trung đang hình thành và đã thể hiện sự biến đổi cấu trúc của giai tầng này bắt đầu lớn nhất. Nhưng dù sao, tỉ lệ % khác nhau giữa 2 mép lề thể hiện sự thay đổi cấu trúc của cả 3 giai tầng vẫn còn nhỏ bé. Thứ ba, về tính toán tỉ lệ di động tuần hoàn bằng cách áp dụng công thức (4) ở Mục 4 (Chương I) cho tổng thể xã hội: Tỉ lệ di động tuần hoàn = min( n i. , n.i ) nii N Kết quả tính toán tỉ lệ di động tuần hoàn được thể hiện trong Bảng 3.9. Trong Bảng 3.9, dãy số tỉ lệ di động tuần hoàn chung cho tổng thể 9 tầng lớp xã hội (hoặc quy giản về 3 giai tầng) đều thể hiện xu hướng tăng lên theo thời gian (2002~2014). Đặc biệt, khi quy giản về 3 giai tầng đã thể hiện tỉ lệ di động tuần hoàn chung cho tổng thể có xu hướng ngày càng tăng lên từ năm 2002 đến 2014: 0,070 → 0,071 → 0,080 → 0,108 → 0,126. Xu hướng này chứng tỏ sự vận động của hệ thống phân tầng trong cả nước đang mở (tức không khép kín). Điều này phù hợp với quá trình công nghiệp hóa đang diễn ra ở Việt Nam và phù hợp với luận điểm I.B.4 của Treiman được đề cập ở Mục 3 (Chương I): “Xã hội càng công nghiệp hóa, thì tỉ lệ di động tuần hoàn càng lớn.” So sánh với sơ đồ 3 tầng lớp ở Nhật Bản, ta cũng thấy tỉ lệ di động tuần hoàn tăng lên trong thời kỳ 1955~1985 (Bảng 3.11): 0,188 → 0,202 → 0,205 → 0,218. Đối với 5 tầng lớp, tỉ lệ di động tuần hoàn cũng có xu hướng tăng lên tương tự (Bảng 3.11). Như vậy, xu hướng tăng lên của tỉ lệ di động tuần hoàn ở Việt Nam và Nhật Bản đã kiểm chứng luận điểm I.B.4 của Treiman là đúng25. Điều này cũng tương tự như di động thực tế và di động tuần hoàn diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng. Như vậy, tất cả ba loại di động thực tế, di động cấu trúc và di động tuần hoàn đều tương tự như nhau. Tức là chúng đều diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng. 25 Phân tích tiếp tục tỉ lệ di động tuần hoàn cho mỗi tầng lớp xã hội = [min(ni. , n.i) – nii ]/N như bảng dưới đây: Bảng: Tỉ lệ di động tuần hoàn ở khảo sát VHLSS (2002~2014) 24 89 Thứ tư, ta hãy phân tích chỉ số Yasuda (vì có liên quan trực tiếp với di động tuần hoàn) bằng cách áp dụng công thức (6), (5) ở Mục 4 (Chương I) cho tổng thể (Y) và từng nhóm xã hội (yii): yii = min( ni. , n.i ) nii min( ni. , n.i ) fii và Y= min( n min( n i. i. ,n ) f , n.i ) nii .i ii Kết quả tính toán chỉ số Yasuda được thể hiện trong Bảng 3.9. Như nội dung lý thuyết về di động xã hội ở Mục 4 (Chương I) đã đề cập, chỉ số Yasuda có liên quan trực tiếp đến di động tuần hoàn (bởi vì chỉ số Yasuda dựa trên cơ sở tỉ lệ di động tuần hoàn và giá trị kỳ vọng theo lý thuyết). Tức là, khi tỉ lệ di động tuần hoàn có xu hướng tăng lên (thể hiện sự vận động của hệ thống phân tầng đang mở), thì chỉ số Yasuda cũng thể hiện xu hướng tương tự như vậy. Ví dụ, tỉ lệ di động tuần hoàn ở Nhật Bản có xu hướng tăng lên (như so sánh đã trích dẫn ở trên) thì chỉ số Yasuda tổng thể cũng tăng lên tương tự trong thời kỳ 1955~1985 (đối với sơ đồ 5 tầng lớp): 0,507 → 0,575 → 0,589 → 0,619 (Bảng 3.11). Đối với sơ đồ 3 tầng lớp, chỉ số Yasuda tổng thể cũng có xu hướng tăng lên tương tự (Bảng 3.11). Cả hai chỉ số này đều thể hiện sự vận động của hệ thống phân tầng đang mở (tức không khép kín) trong xã hội công nghiệp. Còn ở Việt Nam, mặc dù tỉ lệ di động tuần hoàn có xu hướng tăng lên cũng giống với Nhật Bản (và ủng hộ luận điểm I.B.4 của Treiman), nhưng đối với chỉ số Yasuda tổng thể thì không thể hiện xu hướng tăng lên tương tự và không phân tích được gì về nó. Điều này liệu có thể là do hạn chế của số liệu từ Panel, hay là nguyên nhân nào khác? Khi xem xét chỉ số Yasuda cho mỗi tầng lớp, ta thấy riêng tầng lớp nông dân Việt Nam có hệ số mở (chỉ số Yasuda) nhỏ nhất và chúng thể hiện xu hướng giảm dần theo thời gian từ năm 2002 9 tầng lớp xã hội Quy giản về 3 giai tầng Panel 02-04 04-06 06-08 10-12 12-14 Panel 02-04 04-06 06-08 10-12 12-14 Chung ,070 ,071 ,080 ,108 ,126 Chung ,240 ,230 ,240 ,244 ,254 Lãnh đạo Thượng ,004 ,006 ,005 ,005 ,003 ,003 ,004 ,003 ,003 ,002 lưu Doanh nhân ,001 ,002 ,002 ,001 ,002 Chuyên môn cao ,007 ,007 ,006 ,011 ,012 Nhân viên ,015 ,014 ,015 ,021 ,019 Trung lưu ,034 ,033 ,037 ,053 ,062 Công nhân ,011 ,011 ,011 ,017 ,022 Buôn bán, dịch vụ ,017 ,015 ,021 ,036 ,043 Tiểu thủ công nghiệp ,039 ,040 ,044 ,048 ,047 Hạ lưu ,032 ,032 ,037 ,050 ,061 Lao động giản đơn ,084 ,082 ,084 ,050 ,052 Nông dân ,063 ,055 ,055 ,055 ,054 Nguồn: Kết quả xử lý số liệu từ VHLSS (2002~2014) Ở bảng trên, ta thấy tỉ lệ di động tuần hoàn cũng thể hiện xu hướng tương tự như tỉ lệ di động thực tế và di động cấu trúc. Tức là, di động tuần hoàn diễn ra chủ yếu ở các tầng lớp phía dưới tháp phân tầng (nông dân, lao động giản đơn, tiểu thủ công nghiệp – 3 hàng số liệu in đậm ở cuối bảng). Khi quy giản về 3 giai tầng, tỉ lệ di dộng tuần hoàn của tầng lớp trung lưu là cao nhất (so với tầng lớp thượng lưu và hạ lưu) trong tất cả các Panel. Điều này cũng thể hiện xu hướng tương tự như tỉ lệ di động thực tế. Đồng thời, tỉ lệ di động tuần hoàn của tầng lớp trung lưu có xu hướng tăng lên theo thời gian (2002~2014): 0,034 → 0,033 → 0,037 → 0,053 → 0,062. Tầng lớp hạ lưu cũng thể hiện xu hướng tương tự. Điều đó có nghĩa rằng, tầng lớp trung lưu và hạ lưu đang mở (tức không khép kín). Sự mở của hai tầng lớp này đã quy định sự mở của toàn xã hội. 90 đến 2014 như sau: 0,273 → 0,231 → 0,229 → 0,225 → 0,218 (Bảng 3.9). Điều này chứng tỏ rằng tầng lớp nông dân Việt Nam đang ở trong trạng thái khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Tức là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân là chậm nhất và ngày càng khó khăn. Nói cách khác, tỉ lệ giảm bớt tầng lớp nông dân ngày càng chậm dần. So sánh với sơ đồ 5 tầng lớp ở Nhật Bản, ta cũng thấy hệ số mở của tầng lớp nông dân là nhỏ nhất và chúng thể hiện xu hướng giảm dần trong thời kỳ 1955~1985 (Bảng 3.11): 0,250 → 0,234 → 0,213 → 0,162. Đối với sơ đồ 3 tầng lớp, hệ số mở của tầng lớp nông dân cũng thể hiện xu hướng như vậy (Bảng 3.11). Điều này cũng giống với Việt Nam và cho thấy rằng tầng lớp nông dân nói chung trên thế giới có sự khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Như vậy, quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông còn gặp nhiều khó khăn. Bảng 3. 11. Các chỉ số về di động xã hội ở Nhật Bản 5 tầng lớp xã hội 1955 1965 1975 1985 Tỉ lệ di động đi lên Tỉ lệ di động đi xuống Tỉ lệ di động thực tế ,464 ,600 ,621 ,634 Tỉ lệ di động cấu trúc ,200 ,321 ,340 ,334 Tỉ lệ di động tuần hoàn ,264 ,279 ,281 ,300 Chỉ số Yasuda tổng thể ,507 ,575 ,589 ,619 Chỉ số Yasuda (hệ số mở) cho mỗi tầng lớp xã hội: Cổ trắng có lương ,587 ,628 ,605 ,574 Cổ trắng tự làm ,658 ,668 ,725 ,668 Cổ xanh có lương ,600 ,680 ,652 ,789 Cổ xanh tự làm ,670 ,680 ,700 ,627 Nông dân ,250 ,234 ,213 ,162 Tỉ lệ % nông dân 40,4 19,9 15,2 7,5 3 tầng lớp xã hội 1955 1965 1975 1985 ,268 ,405 ,408 ,411 ,091 ,091 ,098 ,086 ,358 ,496 ,506 ,497 ,171 ,294 ,301 ,279 ,188 ,202 ,205 ,218 ,400 ,500 ,516 ,550 Cổ trắng ,450 ,487 ,506 ,475 Cổ xanh ,519 ,686 ,698 ,723 Nông dân ,256 ,256 ,243 ,195 Nguồn: Kosaka, 1994:47, 56, 58, 62 (số liệu 4 hàng trên cùng ở mô hình 3 tầng lớp xã hội do tác giả Đỗ Thiên Kính tính toán từ bảng ma trận di động trong nguồn tài liệu này: trang 56) Về mối quan hệ giữa ba chỉ số cơ bản về di động xã hội (di động thực tế, di động cấu trúc, di động tuần hoàn) sẽ được đề cập trong Mục 2 tiếp theo nhằm trả lời một phần câu hỏi: “Tại sao?” 2. Nguyên nhân của di động xã hội Như đã trình bày ở Mục 4 (Chương I) về phương pháp đo lường di động xã hội, tỉ lệ di động thực tế được phân chia thành 2 phần (=) tỉ lệ di động cấu trúc (di động cưỡng bức) + tỉ lệ di động tuần hoàn (di động trao đổi). Người ta có thể tính toán được phần đóng góp của mỗi loại tỉ lệ di động chiếm bao nhiêu phần trăm. Đồng thời, nguyên nhân tạo nên 2 thành phần tỉ lệ di động này như sau: (a) Di động cấu trúc (di động cưỡng bức) là do nguyên nhân thuộc về cấu trúc (ví dụ, sự thay đổi về cơ cấu kinh tế sẽ tất yếu kéo theo sự thay đổi về cấu trúc xã hội, hoặc là sự 91 thay đổi về quy mô dân số trong mỗi tầng lớp cũng kéo theo cấu trúc xã hội thay đổi); (b) Di động tuần hoàn là do nguyên nhân không thuộc về cấu trúc. Bảng 3.9 thể hiện đầy đủ cả ba thành phần về tỉ lệ di động xã hội: Tỉ lệ di động thực tế = Tỉ lệ di động cấu trúc + Tỉ lệ di động tuần hoàn Trong Bảng 3.9, tỉ lệ di động cấu trúc được tính toán theo công thức (3) ở Mục 4 (Chương I) cho toàn thể xã hội: Tỉ lệ di động cấu trúc = | n i. - n .i | 2N Khi so sánh giữa 2 thành phần trong Bảng 3.9 ta thấy rằng tỉ lệ di động tuần hoàn luôn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc trong tất cả các Panel chung cả nước. Cụ thể, đối với 9 tầng lớp: 0,240 > 0,027; 0,230 > 0,021; 0,240 > 0,029; 0,244 > 0,019; 0,254 > 0,014 và đối với 3 giai tầng: 0,070 > 0,009; 0,071 > 0,016; 0,080 > 0,011; 0,108 > 0,017; 0,126 > 0,004. Như vậy, khi xem xét nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa 9 tầng lớp (hoặc 3 giai tầng) ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Trong khi đó, có lẽ xu hướng chung của các nước công nghiệp trên thế giới thì nguyên nhân lại thuộc về cấu trúc là chủ yếu? Ví dụ như ở Nhật Bản (Bảng 3.11), những năm đầu thời kỳ công nghiệp hóa (cho đến năm 1955) thì tỉ lệ di động tuần hoàn cao hơn tỉ lệ di động cấu trúc: 0,264 > 0,200. Những năm sau đó (1965~1985), xu hướng này đã đảo ngược. Tức là, tỉ lệ di động cấu trúc đã cao hơn tỉ lệ di động tuần hoàn: 0,321 > 0,279 (năm 1965), 0,340 > 0,281 (năm 1975) và 0,334 > 0,300 (năm 1985). Điều này có nghĩa là quá trình công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ ở Nhật Bản đã quyết định sự tác động của cơ cấu kinh tế đến sự biến đổi của cấu trúc xã hội. Tức là nguyên nhân tạo nên sự biến đổi của cấu trúc xã hội (cũng là gây ra sự di động xã hội) do những nhân tố thuộc về cấu trúc là chủ yếu. Sở dĩ như vậy, bởi vì sự thay đổi của cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ quy định chủ yếu sự biến đổi về cấu trúc xã hội (chẳng hạn như sự tồn tại nhiều hình thức sở hữu và nhiều thành phần kinh tế sẽ làm xuất hiện các tầng lớp xã hội tương ứng). Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc là chủ yếu (cụ thể là do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi của cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Đến đây ta đã tìm hiểu được nguyên nhân của di động xã hội dưới góc nhìn nguyên nhân thuộc về cấu trúc và phi cấu trúc. Còn dưới góc nhìn theo quy trình đạt được về địa vị KT-XH (Hình 1.1 và Hình 1.2) thì chưa được xem xét. Như vậy, ta đã trả lời được một phần câu hỏi: “Tại sao?”. Phần trả lời còn lại cũng là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau. ♣ 92 Tóm lại: Kết quả nghiên cứu chương này cho thấy sự kế thừa nghề nghiệp gốc trước đây là chủ yếu. Cụ thể, tầng lớp cao và tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa địa vị gốc trước đây ngày càng nhiều hơn, đặc biệt tầng lớp nông dân có tỉ lệ kế thừa nghề nghiệp lớn nhất. Hai tầng lớp này thể hiện sự “kép kín” trong nội bộ tầng lớp ngày càng rõ hơn. Trong đó, tầng lớp nông dân Việt Nam đang ở trong trạng thái khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Tức là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân còn chậm chạp và quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông còn gặp nhiều khó khăn. Dù sao, sự di động giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng còn chậm chạp. Cụ thể hơn, sự di động xã hội diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Mặc dù như vậy, kết qủa nghiên cứu cũng thể hiện tầng lớp trung lưu đang mở rộng do tầng lớp hạ lưu di động đi lên và sự vận động của hệ thống phân tầng trong cả nước đang mở (tức không khép kín). Đối với nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa 9 tầng lớp (hoặc 3 giai tầng) ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Trong khi đó, có lẽ xu hướng chung của các nước công nghiệp trên thế giới thì nguyên nhân lại thuộc về cấu trúc là chủ yếu. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Như vậy, chương này đã trả lời được một phần câu hỏi then chốt thứ hai về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” 93 Chương IV – KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN ĐẶT RA Chương II và Chương III đã áp dụng lý thuyết và phương pháp nghiên cứu vào thực tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới để trả lời hai câu hỏi then chốt nhằm tìm hiểu bản chất của phân tầng xã hội và di động xã hội: “Ai có được cái gì và tại sao lại như vậy? Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” Chương này sẽ trình bày tóm tắt một số kết quả nghiên cứu ở hai chương trước. Từ đây, sẽ nêu lên một số vấn đề cơ bản về nhận thức lý luận và thực tiễn cuộc sống đặt ra. Trên cơ sở đó, đề xuất một số khuyến nghị nhằm định hướng cho phát triển xã hội. 1. Kết luận Về mô hình phân tầng xã hội Từ sự kết hợp giữa lý luận giai cấp của K. Marx và lý thuyết phân tầng xã hội của M. Weber, đa số các nhà xã hội học quốc tế đã dựa vào nghề nghiệp để phân nhóm và xếp hạng theo tôn ti trật tự trên dưới thành các tầng lớp xã hội. Trong thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế ở Việt Nam, áp dụng sự phân nhóm dựa vào nghề nghiệp và xếp hạng cao thấp theo một số chỉ báo địa vị KT-XH, ta có được cấu trúc thứ bậc bao gồm 9 tầng lớp xã hội cơ bản trong cả nước. Đó là (1) Những người Lãnh đạo các cấp và các ngành; (2) Nhóm Doanh nhân; (3) Những người Chuyên môn bậc cao; (4) Những người Nhân viên; (5) Những người Công nhân (thợ thuyền); (6) Tầng lớp Buôn bán – Dịch vụ; (7) Những người Tiểu thủ công nghiệp; (8) Những người Lao động giản đơn; (9) Tầng lớp Nông dân. Các tầng lớp này tạo thành mô hình phân tầng xã hội “Kim tự tháp” với đa số nông dân ở dưới đáy (Hình 2.2 được nhắc lại dưới đây). Lãnh đạo 1 Doanh nhân 2 Chuyên môn cao 3 Nhân viên 4 Thợ công nhân 5 B.bán-D.vụ 6 Tiểu thủ CN 7 L.động g.đơn 8 Nông dân 9 Tầng lớp cao (thượng lưu) Trung lưu bậc trên Trung lưu bậc dưới Tầng lớp thấp (hạ lưu) Hình 2.2 (được nhắc lại) Mô hình 9 tầng lớp xã hội được xây dựng trên cơ sở số liệu 7 cuộc khảo sát VHLSS (2002~2014) do Tổng cục Thống kê thực hiện với quy mô chọn mẫu đại diện cho cả nước. Tôn ti trật tự trong mô hình (đặc biệt là tầng lớp cao và tầng lớp 94 nông dân ở dưới đáy) cũng tương tự như các nước trên thế giới. Nếu so sánh trở lại với xã hội Việt Nam truyền thống trong lịch sử, thì trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội hiện nay đã có sự thay đổi. Trong mô hình “kim tự tháp” về phân tầng xã hội ở Việt Nam, các tầng lớp của xã hội hiện đại có địa vị kinh tế - xã hội cao hơn, nằm ở nửa trên tháp phân tầng và chiếm phần nhỏ bé, còn các tầng lớp của xã hội truyền thống có địa vị thấp hơn, nằm ở nửa dưới tháp và chiếm tỉ lệ lớn. Trong đó, tầng lớp nông dân có địa vị kinh tế - xã hội vào loại thấp nhất (ở dưới đáy). Đây là mô hình của xã hội chưa hiện đại, mà đang trong quá trình chuyển đổi sang xã hội công nghiệp – chính xác hơn là đang ở giai đoạn đầu của xã hội công nghiệp. Xu hướng vận động của mô hình “kim tự tháp” sẽ tiến tới hình dạng “quả trám” với các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp (tầng lớp trung lưu) chiếm tỉ lệ đông đảo và phình to ra, còn các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) chỉ còn tỉ lệ nhỏ bé và thu hẹp lại. Mô hình “kim tự tháp” cũng thể hiện sự phân cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Một cực là tầng lớp cao (thượng lưu) có nhiều thứ hơn so với cực kia – các tầng lớp còn lại. Điều này thể hiện các tầng lớp ở trên có nhiều thứ hơn so với các tầng lớp ở dưới. Tức là thể hiện câu hỏi: “Ai có được cái gì?” (chưa trả lời được câu hỏi: Tại sao lại như vậy?). Đồng thời với quá trình phân cực là tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp. Đây là sự bất bình đẳng bền vững thuộc về cấu trúc xã hội và là thuộc tính của hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam. Đó là cách nhìn rất cơ bản về bất bình đẳng từ trong cốt lõi bản chất thuộc về mô hình phân tầng xã hội. Về di động xã hội giữa các giai tầng Kết quả nghiên cứu cho thấy sự di động giữa các tầng lớp xã hội có tăng lên nhưng còn chậm chạp. Về đại thể, sự di động xã hội diễn ra chủ yếu ở khu vực các tầng lớp xã hội truyền thống, mà không phải ở khu vực các tầng lớp xã hội hiện đại. Điều này có nghĩa rằng, sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại diễn ra còn chậm chạp. Thực trạng di động xã hội này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp không kém. Nhưng dù sao, kết qủa nghiên cứu cũng thể hiện tầng lớp trung lưu đang mở rộng do tầng lớp hạ lưu di động đi lên và sự vận động của hệ thống phân tầng trong cả nước đang mở (tức không khép kín). Trong đó, tầng lớp nông dân Việt Nam đang ở trong trạng thái khép kín nhiều hơn những tầng lớp xã hội khác. Tức là, sự di động ra khỏi tầng lớp nông dân còn chậm chạp và quá trình rút bớt lao động nông nghiệp ở Việt Nam để chuyển sang phi nông còn gặp nhiều khó khăn. Đối với nguyên nhân gây ra sự di động xã hội giữa các giai tầng ở Việt Nam cho thấy rằng nguyên nhân phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Nhìn vào Việt Nam thì nước ta chưa đạt tới điều này. Như vậy, nghiên cứu này đã trả lời được một phần câu hỏi then chốt thứ hai về phân tầng xã hội đặt ra ở Chương I: “Ai tiến lên phía trước, và tại sao?” 95 2. Một số vấn đề cơ bản đặt ra Những nội dung trình bày về lý thuyết và thực nghiệm trong sách này là thiết thực trước mắt đối với tình trạng nghiên cứu về phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tuy nhiên, từ đây cũng đặt ra một số vấn đề bất cập về lý luận và phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội và di động xã hội ở nước ta như sau: Thứ nhất là nội dung về phân tầng xã hội. Đối với nội dung này, chúng ta cần phải tiến hành một cuộc điều tra Phân nhóm và xếp hạng uy tín nghề nghiệp như các nước trên thế giới. Thế nhưng, cuộc điều tra như vậy chưa có điều kiện khả thi ở Việt Nam hiện nay (do thiếu kiến thức về phương pháp luận, phương pháp và kỹ thuật phân tích số liệu…). Điều này đòi hỏi những người nghiên cứu xã hội học nước ta cần phải cố gắng nhiều để tiếp tục nắm vững lý luận và phương pháp nghiên cứu phân tầng xã hội trên thế giới. Hy vọng rằng, thế hệ những người nghiên cứu xã hội học tương lai ở Việt Nam sẽ thực hiện tiếp tục công việc này để hội nhập với xã hội học quốc tế. Khi giải quyết được vấn đề đó, tôi hy vọng rằng cuộc điều tra tiếp theo về Phân tầng xã hội và Di động xã hội (chọn mẫu đại diện cho cả nước) sẽ được thực hiện như các nước trên thế giới. Đây là vấn đề đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo về sau. Thứ hai là nội dung về di động xã hội. Đối với nội dung này, công trình nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ, mà không phải giữa các thế hệ. Hơn nữa, nghiên cứu về di động xã hội trong sách này được lựa chọn trong các phần mẫu đã khảo sát lặp lại 2 lần của các Panel. Bởi vì nghiên cứu di động xã hội từ các Panel, cho nên kết quả nghiên cứu không đại diện cho cả nước. Do vậy, những phân tích trong công trình nghiên cứu này là có giới hạn và chưa thể hiện được nhiều luận điểm lý thuyết về di động xã hội. Nhưng dù sao, mỗi Panel cũng chiếm tới 50% trong tổng thể mẫu cả nước. Như thế, nghiên cứu di động theo chiều dọc trong một thế hệ và lựa chọn số liệu từ các Panel là tối ưu nhất và có tính khả thi cao để thực hiện nghiên cứu di động xã hội ở Việt Nam hiện nay. Kết quả nghiên cứu đạt được là phù hợp với lý thuyết, phản ánh sát thực tiễn xã hội và có thể so sánh với Nhật Bản. Khi nào cuộc điều tra tiếp theo về Phân tầng xã hội và Di động xã hội (chọn mẫu đại diện cho cả nước) được thực hiện như các nước trên thế giới, thì kết quả nghiên cứu về di động xã hội giữa các thế hệ ở Việt Nam sẽ đầy đủ hơn. Đây cũng là vấn đề nữa đặt ra và gợi mở cho những nghiên cứu tiếp theo. Đồng thời với vấn đề bất cập về lý thuyết và phương pháp nêu trên, một số vấn đề từ thực tiễn cuộc sống đặt ra dưới góc nhìn phân tầng xã hội và di động xã hội được trình bày tiếp theo dưới đây. 2.1. Nhận thức lý luận về giai cấp công nhân (a) Trước hết là về các thành phần của giai cấp công nhân. Từ một số vấn đề đặt ra về nghiên cứu giai tầng trong thời kỳ đổi mới (Mục 6, Chương I) ta thấy, ở Việt Nam hiện nay nhận thức về giai cấp công nhân vẫn còn ảnh hưởng bởi nhận thức từ hồi bao cấp (mặc dù quan niệm về giai cấp công nhân có thay đổi so với thời kỳ quan liêu, bao cấp). Giai cấp công nhân theo quan niệm thời quan liêu, bao 96 cấp có thể được hiểu ngắn gọn trong cụm từ cán bộ, công nhân, viên chức nhà nước. Cụm từ này bao gồm ba thành phần, trong đó công nhân là chủ yếu và hai bộ phận còn lại là cán bộ và viên chức nhà nước. Giai cấp công nhân trong thời kỳ đổi mới được những người nghiên cứu lý luận chính trị thể hiện qua Nghị quyết số 20NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCH Trung ương Đảng như sau: “Giai cấp công nhân Việt Nam là một lực lượng xã hội to lớn, đang phát triển, bao gồm những người lao động chân tay và trí óc, làm công hưởng lương trong các loại hình sản xuất kinh doanh và dịch vụ công nghiệp, hoặc sản xuất kinh doanh và dịch vụ có tính chất công nghiệp”. Từ nội hàm của khái niệm giai cấp công nhân này, đối chiếu nó với thực tế xã hội và nội dung khái niệm phân tầng xã hội (Mục 1, Chương I), ta thấy rằng việc đưa các thành phần xã hội có địa vị kinh tế-xã hội khác nhau (thậm chí rất khác nhau) vào trong cùng một phạm trù giai cấp công nhân là chưa thỏa đáng. Chẳng lẽ hai vị Bộ trưởng Bộ Công Thương và Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lại thuộc hai giai cấp khác nhau: một người thuộc giai cấp công nhân, còn người kia thì không. Trong khi đó, hai vị Bộ trưởng này có địa vị kinh tếxã hội giống hệt nhau hoàn toàn. Dù cho tiêu chuẩn phân chia giai tầng như thế nào thì hai vị Bộ trưởng này cũng phải được phân nhóm và sắp xếp vào cùng một tầng lớp. Như vậy, sự phân chia và sắp đặt các thành viên vào các tầng lớp xã hội phải dựa trên cơ sở họ có địa vị kinh tế, xã hội, chính trị và uy tín tương tự gần với nhau. Đáng lẽ ra phải xuất phát từ địa vị kinh-xã hội tương tự gần với nhau (ví dụ như cùng nghề nghiệp, hoặc các nhóm nghề, chứ không phải cùng ngành kinh tế) giữa các thành viên trong xã hội để nhóm gộp thành giai cấp công nhân (hoặc các tầng lớp xã hội khác), thì trong định nghĩa này lại xác định giai cấp công nhân là gì, rồi sau đó sắp xếp những thành viên xã hội nào phù hợp với định nghĩa đã nêu thì gọi là giai cấp công nhân. Điều này là không hợp lý. (b) Tiếp theo là về thứ bậc giữa các tầng lớp và tầng lớp nào lãnh đạo xã hội. Từ ba mô hình cơ bản về phân tầng xã hội ở Việt Nam (Bảng 1.5) ta thấy, trong xã hội truyền thống ngày xưa, thứ bậc các giai tầng xã hội được sắp xếp như sau: Vua-quan-địa chủ – Sĩ-nông-công-thương. Tiếp theo, trong thời kỳ quan liêu-bao cấp, thứ bậc giữa các giai tầng được sắp xếp: Công nhân, nông dân và trí thức (Công – Nông – Binh – Trí sắp hàng tiến lên). Hiện nay, trật tự/thứ bậc giữa các tầng lớp xã hội đã có sự thay đổi (Hình 2.2). So với nông dân, tầng lớp thợ thủ công và tiểu thương (“con buôn”) trước kia được xếp ở vị trí cuối cùng trong xã hội (Sĩ – Nông – Công – Thương), thì hiện nay hai tầng lớp này đã có vị trí cao hơn. Trong khi đó, tầng lớp nông dân chuyển xuống vị trí phía dưới trong bậc thang xã hội. Đây chính là sự thay đổi địa vị xã hội (hoặc là sự thay đổi bảng giá trị?) khi chuyển sang xã hội công nghiệp ở Việt Nam. Riêng tầng lớp Sĩ/trí thức (thuộc trung lưu bậc trên) vẫn giữ địa vị cao từ trong xã hội truyền thống ngày xưa cho đến hiện nay. Ấy thế mà, lý luận chính trị ở Việt Nam về thứ bậc các giai tầng lại xếp tầng lớp trí thức ở vào vị trí cuối cùng trong số “tứ dân”: “Công – Nông – Binh – Trí sắp hàng tiến lên”. Trong mô hình “kim tự tháp” về phân tầng xã hội ở Việt Nam (Hình 2.2), công nhân không là tầng lớp đứng đầu trong tháp phân tầng xã hội. Thứ bậc đầu tiên là những người lãnh đạo các cấp và các ngành. Đó mới chính là những người 97 lãnh đạo xã hội. Giả sử, nếu công nhân là tầng lớp lãnh đạo thì sẽ lý giải như thế nào về mối quan hệ chủ - thợ giữa người giám đốc (là người lãnh đạo, và là người chủ đi thuê lao động) với người công nhân (là người bị lãnh đạo, và là người đi làm thuê) trong các nhà máy, xí nghiệp tư nhân (kể cả cơ sở sản xuất 100% vốn từ nước ngoài) ở nước ta hiện nay? Chẳng lẽ tầng lớp công nhân trong các nhà máy và xí nghiệp đó lại thực hiện “quyền lãnh đạo” trở lại với chính người giám đốc – người chủ đi thuê lao động? Tóm lại, quan điểm lý luận về vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân là không phù hợp với thực tiễn xã hội hiện nay. 2.2. Khi nào Việt Nam trở thành nước công nghiệp? Các nhà nghiên cứu trên thế giới đã đưa ra một trong những tiêu chuẩn quan trọng để hoàn thành công nghiệp hóa (CNH) là sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế. Trong đó được thể hiện qua sự giảm bớt tỉ lệ lao động nông nghiệp. Theo góc nhìn của xã hội học, thì đó là sự giảm bớt tầng lớp nông dân ở dưới đáy hệ thống phân tầng xã hội. Có thể tổng hợp lại tiêu chí giảm bớt tỉ lệ lao động nông nghiệp theo giáo sư Mỹ H. Chenery như sau: Giai đoạn tiền CNH có tỉ lệ lao động nông nghiệp >60% Khởi đầu CNH (60~45%) Phát triển CNH (45~30%) Hoàn thiện CNH (30~10%) Hậu CNH (<10%) (Trích lại từ Bùi Tất Thắng, 2011:25). Đối với Việt Nam, hệ thống phân tầng xã hội trong cả nước cho đến hiện nay (2014) vẫn có hình “Kim tự tháp” (Hình 2.2). Trong đó, các tầng lớp của xã hội truyền thống (đặc biệt là nông dân) còn chiếm quá nửa, các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp chưa lớn mạnh và còn nhỏ bé. Đối chiếu với sự phân chia thành các giai đoạn CNH của H. Chenery, ta thấy vào năm bắt đầu đổi mới (1986), Việt Nam thuộc Giai đoạn tiền CNH, bởi vì đến năm 1992 tỉ lệ nông dân trong cả nước vẫn là 70%. Sau gần 30 năm đổi mới (1986~2014), Việt Nam mới đang trong giai đoạn cuối của Khởi đầu CNH (45,6% nông dân – năm 2014) và đang bước sang giai đoạn Phát triển CNH. Như vậy, xu hướng biến đổi của mô hình “kim tự tháp” trở thành hình “quả trám” còn chậm và thể hiện sự tụt hậu của đất nước, bởi vì tỉ lệ tầng lớp nông dân đông đảo nhất ở dưới đáy giảm đi còn chậm chạp (khoảng 1%/năm). Với tốc độ giảm trung bình như vậy, theo xu hướng vận động này có thể dự báo tỉ lệ nông dân ở nước ta sẽ còn khoảng 30% vào năm 2030. Từ đây, tôi đưa ra dự báo rằng Việt Nam sẽ ở vào thời gian cuối “Phát triển CNH” và bắt đầu chuyển sang thời kỳ “Hoàn thiện CNH” vào năm 2030 (theo tiêu chí tỉ lệ nông dân còn khoảng 30%). Nếu dự báo đúng, thì liệu có thể nói rằng Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2030 được không? Hay là phải bước vào giai đoạn “Hoàn thiện CNH” (sau năm 2030 – cụ thể là năm 2040, hoặc năm 2045) thì mới xác định Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp? Tôi nghiêng về dự báo Việt Nam sẽ cơ bản trở thành nước công nghiệp vào năm 2040 (hoặc năm 2045). 2.3. Phân tầng xã hội có hình dạng “kim tự tháp” – mô hình hai cực Từ mục 4 và mục 5 (Chương II), vấn đề đặt ra là ở chỗ mô hình phân tầng xã hội có dạng “kim tự tháp” ở Việt Nam với tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé. Trong khi đó, đặc trưng của hệ thống phân tầng xã hội ở các nước công nghiệp là có tầng lớp trung lưu ngày càng đông đảo. Đây là dạng mô hình phổ biến trong xã hội công 98 nghiệp (Hộp 1.1, Chương I). Do vậy, xu hướng vận động của mô hình “kim tự tháp” ở Việt Nam sẽ tiến tới hình dạng “quả trám” với các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp – các tầng lớp trung lưu sẽ chiếm tỉ lệ đông đảo, còn tầng lớp nông dân sẽ thu hẹp lại. Nhưng hiện nay, tầng lớp trung lưu còn nhỏ bé đã tạo nên mô hình phân tầng hai cực giữa các tầng lớp xã hội ở Việt Nam. Những xã hội hai cực – ví dụ các nước Mỹ La tinh có cư dân giai cấp trung lưu nhỏ bé (Persell, 1987:214) – thường tạo ra rất ít hy vọng và cơ hội để tầng lớp đáy di động đi lên nhằm cải thiện cuộc sống của họ. Xã hội hai cực thường tạo ra những rào cản “kìm hãm” xã hội. Tức là, trong những xã hội đó thiếu vắng tầng lớp trung lưu như là những khoảng không gian về địa vị KT-XH để người ta chuyển dịch đi lên. Tầng lớp đáy không thể di động “bỏ qua/vượt qua” để vươn lên đỉnh tháp phân tầng được. Hơn nữa, tầng lớp ở đỉnh tháp thường có sự “khép kín xã hội” không cho tầng lớp dưới xâm nhập vào “lãnh địa” của họ; còn tầng lớp ở dưới đáy cũng buộc phải chịu đựng sự “khép kín xã hội” không thể di động đi lên được (Bilton et al., 1993:94-95). Hai quá trình “khép kín xã hội” theo hướng trái chiều nhau ở mô hình hai cực sẽ tạo ra những rào cản “kìm hãm” xã hội theo nghĩa như vậy. Chỉ khi nào tầng lớp trung lưu được phát triển và mở rộng, thì sự “kìm hãm” xã hội mới được khai thông và trạng thái hai cực của xã hội sẽ dần dần biến mất. Như vậy, thực trạng phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay biểu lộ như là mô hình của xã hội nông nghiệp (đang chuyển đổi sang xã hội công nghiệp). Mô hình đó có hình dạng “kim tự tháp” với đa số nông dân ở dưới đáy. Trong khi đó, xu hướng biến đổi của nó sẽ trở thành hình “quả trám”. Mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” sẽ thay thế cho mô hình “kim tự tháp” hiện nay. Đây chính là vấn đề đặt ra đối với sự phát triển xã hội và quản lý sự phát triển xã hội ở nước ta trong thời kỳ công nghiệp hóa. Để giải quyết vấn đề này, thì phải phát triển mạnh các tầng lớp trung lưu nói chung (sẽ được trình bày ở mục 3 tiếp theo), mà không nên quá chú trọng chỉ vào giai cấp công nhân (theo ý muốn chính trị hiện nay). Đồng thời với quá trình phân tầng hai cực là tình trạng bất bình đẳng ngày càng tăng giữa các tầng lớp xã hội với sự bắt đầu thu hẹp. Đây là sự bất bình đẳng thuộc về cấu trúc phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” ở Việt Nam. 2.4. Di động xã hội còn chậm chạp Từ Chương III về di động xã hội giữa các tầng lớp, vấn đề đặt ra là ở chỗ sự hình thành các tầng lớp của xã hội hiện đại còn chậm chạp. Điều này đã phản ánh quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế cũng chậm chạp tương ứng. Đồng thời, nó cũng cho thấy nguyên nhân gây ra di động xã hội giữa các tầng lớp thuộc về phi cấu trúc là chính, còn nguyên nhân thuộc về cấu trúc chiếm phần nhỏ. Chỉ khi nào nguyên nhân tạo nên sự di động xã hội thuộc về cấu trúc là chính (tức là chủ yếu do sự thay đổi của cơ cấu kinh tế) thì khi ấy sự thay đổi của cấu trúc xã hội mới là căn bản. Do vậy, vấn đề đặt ra là phải chuyển dịch cơ cấu kinh tế để tạo ra di động xã hội nhanh hơn. Đây là cơ sở để đưa ra khuyến nghị về chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở mục 3.3. 99 3. Khuyến nghị định hướng cho phát triển xã hội 3.1. Thay đổi nhận thức lý luận về giai cấp công nhân Từ vấn đề đặt ra ở mục 2.1, trước hết chúng tôi đưa ra khuyến nghị rằng nên phân chia và sắp xếp các thành viên vào các tầng lớp xã hội phải dựa trên cơ sở họ có vị trí kinh tế, xã hội, chính trị và uy tín tương tự gần với nhau. Điều này có nghĩa rằng, nên xuất phát từ địa vị kinh tế-xã hội tương tự gần với nhau giữa các thành viên trong xã hội để nhóm gộp thành mỗi tầng lớp xã hội. Tức là, nên dựa vào nội dung khái niệm phân tầng xã hội (Mục 1, Chương I) để phân chia thành các tầng lớp xã hội. Như vậy, những thành viên nào có địa vị kinh tế-xã hội khác nhau sẽ thuộc về những tầng lớp xã hội cũng khác nhau. Cụ thể, nên dựa vào tiêu chuẩn nghề nghiệp (chứ không phải ngành kinh tế) để phân nhóm tạo thành tầng lớp công nhân (và các tầng lớp khác) ở Việt Nam (như Hình 2.2). Phương pháp này là phù hợp và hội nhập với những nghiên cứu xã hội học trên thế giới về phân tầng xã hội trong các nước công nghiệp. Khi thay đổi nhận thức lý luận về việc xác định các giai cấp (hoặc tầng lớp) trong xã hội như thế nào sẽ có ý nghĩa và ảnh hưởng lớn đến đến hoạt động thực tiễn như thế ấy. Trên cơ sở phân loại chính xác các tầng lớp xã hội, thì các chính sách của nhà nước mới phù hợp đối với mỗi giai tầng. Tiếp theo, nên thay đổi nhận thức lý luận về sự sắp xếp thứ bậc các tầng lớp trong xã hội (như Hình 2.2). Cụ thể, nên thay đổi nhận thức cho rằng giai cấp công nhân là lãnh đạo xã hội, chuyển sang nhận thức mới và thay vào đó là vai trò lãnh đạo thuộc về các tầng lớp cao (những người lãnh đạo, doanh nhân và chuyên môn bậc cao). Còn tầng lớp nông dân có địa vị KT-XH thấp nhất và ở dưới đáy xã hội. Thứ bậc cao thấp giữa các tầng lớp như vậy cũng tương tự như các nước trên thế giới. Sự thay đổi nhận thức lý luận sẽ kéo theo sự thay đổi về hoạt động thực tiễn. Cuối cùng, cũng nên thay đổi nhận thức từ hướng tiếp cận theo “giai cấp xã hội” chuyển thành hướng tiếp cận theo các “tầng lớp xã hội” với nội dung mới và phản ánh đúng thực tiễn hơn. Bởi vì, thuật ngữ “giai cấp” thường có ý nghĩa thể hiện một trong những đặc trưng cơ bản trong định nghĩa về giai cấp của Lênin: “Giai cấp là những tập đoàn người, mà tập đoàn này thì có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác.” (Rôdentan M., 1986:209). Điều này dễ tạo ra tâm lý chia rẽ trong xã hội. Trong khi đó, triết lý truyền thống của dân tộc Việt Nam trong quá trình dựng nước và giữ nước là tinh thần đại đoàn kết toàn dân tộc. Giá trị của triết lý này đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng cộng sản Việt Nam luôn luôn coi trọng. 3.2. Xây dựng mô hình xã hội trung lưu Từ vấn đề đặt ra ở mục 2.2 và mục 2.3, tất cả đều thuộc về mô hình phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” quy định. Đây là những cơ sở để dẫn tới khuyến nghị rằng cần phải xây dựng mô hình có các tầng lớp xã hội ở giữa (phần thân tháp – tầng lớp trung lưu) phình ra to nhất. Hoặc gọi là mô hình xã hội trung lưu có hình dạng “quả trám”. Phần thân tháp này sẽ bao gồm các tầng lớp của xã hội công nghiệp. Các tầng lớp trung lưu trong mô hình (Hình 2.2) có sự phân biệt rạch ròi với các tầng lớp khác ở trên đỉnh và dưới đáy tháp, chứ không phải nó bao gồm những người có mức sống trên trung bình và khá giả của tất cả những tầng lớp khác 100 hợp thành như quan niệm của một số người nghiên cứu ở Việt Nam (Nguyễn Thanh Tuấn, 2007). Mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” sẽ thay thế cho mô hình phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” hiện nay. Đây cũng là xu hướng vận động của các nước trong quá trình công nghiệp hóa. Mô hình xã hội có tầng lớp trung lưu đông đảo sẽ ít phân cực hơn. Sự tăng lên của tầng lớp trung lưu có tác dụng làm giảm đi sự xung đột xã hội. Tầng lớp trung lưu như là một “khâu trung gian”, như là chiếc “van an toàn” có tác dụng “điều hòa” sự xung đột xã hội, làm giảm đi sự xung đột giữa các tầng lớp ở hai cực: “Sự tồn tại một giai cấp trung lưu đông đảo đáp ứng như là cái giảm xóc về chính trị và kinh tế, và nhen nhóm lên hy vọng di động xã hội của con người và trách nhiệm của họ đối với trật tự xã hội, kinh tế và chính trị” (Persell, 1987:214). Tầng lớp xã hội trung lưu sẽ đảm bảo cho sự phát triển ổn định, hài hòa và bền vững của một cấu trúc xã hội hiện đại. Khi mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám” trở thành hiện thực, thì nó sẽ thay thế cho mô hình “kim tự tháp” hiện nay ở Việt Nam. Đến khi ấy, xã hội Việt Nam mới thực sự trở thành một nước công nghiệp. Cũng đến lúc ấy, tầng lớp nông dân đông đảo ở đáy kim tự tháp mới bị thu hẹp căn bản và chuyển dịch đi lên các tầng lớp trung lưu. Với mô hình xã hội trung lưu có dạng “quả trám”, sự bất bình đẳng giữa các tầng lớp sẽ được giải quyết một cách căn bản. Còn hiện nay, dù cho mọi cố gắng làm hạn chế sự phân hóa giàu nghèo và nâng cao mức sống cho người dân (đặc biệt tầng lớp nông dân) là rất cần thiết, nhưng cố gắng đó vẫn bị giới hạn trong khuôn khổ của hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” – một mô hình từ trong bản chất có sự bất bình đẳng vào loại cao. Đồng thời, người nông dân có mức sống vào loại thấp nhất trong các tầng lớp xã hội. Theo cách nhìn nghèo đói từ hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” cho thấy tầng đáy chiếm hữu và kiểm soát nguồn lực ít nhất trong xã hội. Do vậy tầng này cũng tập trung nghèo đói cao nhất – là nơi chủ yếu chứa đựng tình trạng nghèo đói của toàn xã hội. Như thế, một cách nhìn khác căn bản hơn về nguyên nhân nghèo đói là nằm ở trong bản thân hệ thống phân tầng xã hội hình “kim tự tháp” quy định. Khi đáy tháp còn lớn (tức là tầng lớp nông dân còn đông) thì tình trạng nghèo đói ở đáy tháp còn nhiều. Do vậy, giải pháp căn bản để xóa đói giảm nghèo là phải làm biến đổi mô hình “kim tự tháp” trở thành mô hình “quả trám”. Theo đó, tầng lớp nông dân cũng giảm đi tương ứng để các thành viên của tầng lớp này di động lấp đầy những vị trí ở các tầng lớp bên trên sẽ được mở ra rộng rãi. Sự giảm nghèo như thế mới là căn bản. 3.3. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phát triển kinh tế tư nhân Từ mục 3.2 trên đây (và cả mục 2.4), câu hỏi đặt ra là làm thế nào để xây dựng mô hình xã hội trung lưu? Để trả lời câu hỏi này, cần tìm hiểu ở tầng sâu hơn là phải quy về nền tảng kinh tế mà trên đó xây dựng nên mô hình xã hội trung lưu. Nền tảng kinh tế ở đây, tức là chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp sao cho để tạo ra và mở rộng các vị trí lao động, việc làm ở khu vực dành cho tầng lớp trung lưu. Theo cách diễn đạt của kinh tế học, đó chính là quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động nông nghiệp do cơ cấu kinh tế quy định. Tức là, cơ cấu kinh tế như 101 thế nào sẽ quyết định cơ cấu lao động, việc làm như thế ấy. Cơ cấu lao động, việc làm sẽ tạo ra cấu trúc nghề nghiệp tương ứng, và tạo nên hệ thống các tầng lớp xã hội. Sự quy định này được thể hiện khái quát như sau: Cơ cấu kinh tế Cấu trúc nghề nghiệp tạo nên Hệ thống các tầng lớp xã hội. Ở đây, cấu trúc nghề nghiệp – tầng lớp xã hội thể hiện như là một cấu trúc có hai mặt. Một mặt, nó phản ánh cơ cấu kinh tế tạo ra nghề nghiệp. Mặt khác, nó lại thể hiện các tầng lớp xã hội tương ứng. Như vậy, sự thay đổi cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa sẽ quy định chủ yếu sự biến đổi về hệ thống các tầng lớp xã hội. Khi cấu trúc lại nền kinh tế theo hướng công nghiệp sẽ dẫn tới kết quả là giảm tỉ lệ những tầng lớp của xã hội truyền thống và kéo theo sự tăng dần các tầng lớp đặc trưng cho xã hội công nghiệp. Nhưng, cơ cấu kinh tế ở Việt Nam hiện nay chưa thay đổi mạnh để tạo ra và mở rộng các vị trí lao động, việc làm ở khu vực dành cho tầng lớp trung lưu để người nông dân di chuyển đi lên vào những vị trí đó. Nếu không có sự thay đổi ở đường lối chiến lược thuộc về cơ cấu kinh tế, thì tầng lớp nông dân đông đảo hiện nay (kể cả thế hệ tương lai) giảm đi còn chậm chạp. Điều này đòi hỏi phải phát triển ưu tiên/chủ đạo mạnh mẽ kinh tế tư nhân (dựa trên sở hữu tư nhân, bao gồm các thành phần kinh tế cá thể, tiểu chủ, tư bản tư nhân) thì sẽ tạo ra việc làm, nghề nghiệp mới nhiều hơn, so với việc làm được tạo ra từ kinh tế nhà nước (dựa trên sở hữu nhà nước/công hữu). Từ đây, đến lượt nó đòi hỏi phải chăng nên xem xét lại quan điểm chiến lược coi kinh tế nhà nước đóng vai trò chủ đạo? Phải chăng nên thay đổi quan điểm này bằng chiến lược coi kinh tế tư nhân đóng vai trò chủ đạo? Kinh tế nhà nước chiếm dụng chủ yếu các nguồn lực của quốc gia, nhưng lại tạo ra số lượng của cải không tương xứng – đóng góp được khoảng 1/3 GDP cả nước, làm ăn kém hiệu quả và tạo ra tỉ lệ việc làm ít ỏi (khoảng 10% – Tổng cục Thống kê, 2015:114). Trong khi đó, kinh tế ngoài nhà nước thì không như vậy. Khuyến nghị trên đây không phải là mới. Điểm mới là ở chỗ nó dựa trên cơ sở tiếp cận xã hội học, và cùng với cách tiếp cận kinh tế học nhằm xem xét hiện thực theo hai phương diện kinh tế và xã hội. Do vậy, cả hai cách tiếp cận này cùng đưa ra cái nhìn căn bản về cấu trúc kinh tế - xã hội. Về khuyến nghị này, cũng đã được nhiều chuyên gia (trong nước và nước ngoài) làm việc ở Việt Nam đưa ra (Vũ Tiến Lộc, 2014; Jim Yong Kim, 2014; Trần Đình Thiên và Bùi Kiến Thành, 2014). Hiện nay, Đảng Cộng sản Việt Nam cũng đang thực hiện Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2017). 102 Phụ lục Tỉ lệ dân số các tầng lớp xã hội ở 6 vùng KT-XH, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh TP. Hà Nội (2014) Lãnh đạo 1.3 Doanh nhân 1.3 ChuyênM.cao 6.4 Công nhân 5.8 B.bán-D.vụ 17.6 Tiểu thủ CN 20.5 Nông dân Lãnh đạo 1.0 Doanh nhân 0.7 ChuyênM.cao 7.9 17.1 Nhân viên Lđộng giảnđ. Đồng bằng sông Hồng (2014) 6.8 Nhân viên 5.7 Công nhân 7.7 B.bán-D.vụ 15.2 Tiểu thủ CN 20.2 Lđộng giảnđ. 10.3 Nông dân 31.4 Tỷ lệ % 23.2 Tỷ lệ % Bắc Trung bộ và duyên hải miền Trung (2014) Trung du và miền núi phía Bắc (2014) 0.7 Lãnh đạo 0.6 Doanh nhân 0.4 Doanh nhân 0.4 ChuyênM.cao 2.9 ChuyênM.cao 3.7 Lãnh đạo Nhân viên 3.8 Nhân viên 4.9 Công nhân 2.5 Công nhân 3.4 B.bán-D.vụ 7.5 B.bán-D.vụ 11.5 Tiểu thủ CN 8.9 Tiểu thủ CN 14.2 Lđộng giảnđ. 5.7 Lđộng giảnđ. Nông dân 67.7 Tỷ lệ % Nông dân 0.4 Doanh nhân 0.1 ChuyênM.cao 4.4 Nhân viên 3.3 52.2 Tỷ lệ % Đông Nam Bộ (2014) Tây Nguyên (2014) Lãnh đạo 9.0 Lãnh đạo 0.3 Doanh nhân 1.3 ChuyênM.cao 10.5 Nhân viên 8.3 13.6 Công nhân 2.0 Công nhân B.bán-D.vụ 9.4 B.bán-D.vụ 19.4 Tiểu thủ CN 5.4 Tiểu thủ CN 13.7 4.1 Lđộng giảnđ. 12.5 Nông dân 20.6 Tỷ lệ % Lđộng giảnđ. Nông dân 70.8 Tỷ lệ % Đồng bằng sông Cửu Long (2014) Lãnh đạo 0.4 Doanh nhân 0.4 ChuyênM.cao 2.7 Nhân viên 4.0 Công nhân 4.0 B.bán-D.vụ 15.5 Tiểu thủ CN 11.0 Lđộng giảnđ. Nông dân 12.6 49.5 TP. Hồ Chí Minh (2014) Lãnh đạo 0.1 Doanh nhân 2.4 ChuyênM.cao 18.2 Nhân viên 10.9 Công nhân 18.0 B.bán-D.vụ 26.1 Tiểu thủ CN 13.6 Lđộng giảnđ. Nông dân 8.3 2.5 Tỷ lệ % Tỷ lệ % Nguồn: Kết quả xử lý số liệu VHLSS 2014 (Ghi chú: Số liệu VHLSS đại diện cho 6 vùng KT-XH, nhưng không đại diện cho cấp tỉnh. Do vậy, mô hình phân tầng xã hội ở Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh chỉ có tính chất tham khảo) 103 Tài liệu trích dẫn Abercrombie, Nicholas. et al. 2006. The Penguin Dictionary of Sociology. Fifth edition. Penguin Books. London. Bilton, Tony et al.. 1993. Nhập môn xã hội học (bản dịch tiếng Việt từ nguyên bản tiếng Anh, 1987). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Blau, Peter M., and Otis Dudley Duncan. 1967. The American Occupational Structure. Weley. New York. Boudon, Raymond. 1974. Education, Opportunity, and Social Inequality. John Wiley. New York. Bùi Tất Thắng. 2011. Vấn đề chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong xây dựng nông thôn mới. Tạp chí Xã hội học. Số 4 (116):22-30. Bùi Thế Cường. 2016. Người dân ở vùng Đông Nam Bộ xếp bậc uy tín nghề nghiệp. Tạp chí Xã hội học. Số 1 (133):13-19. Bùi Thế Cường. 2015. Nông dân trong cấu trúc phân tầng xã hội. Tạp chí Xã hội học. Số 2 (130):20-31. Bùi Thế Cường. 2015. Nghiên cứu phân tầng xã hội ở Nam Bộ (Nhìn từ đóng góp của Viện Khoa học xã hội vùng Nam Bộ). Tạp chí Khoa học xã hội. Số 9+10 (205+206):45-60. Bùi Thế Cường, Lê Thanh Sang. 2010. Một số vấn đề về cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội ở Tây Nam Bộ: Kết quả từ cuộc khảo sát định lượng năm 2008. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 3(139):35-47. Bùi Xuân Đính. 2020. Bàn thêm về phân tầng xã hội ở nước ta trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945. Tạp chí Văn hóa Nghệ An (bản điện tử), ngày 05-9-2020: <http://vanhoanghean.com.vn/component/k2/35-dien-dan/14390-ban-them-vephan-tang-xa-hoi-o-nuoc-ta-truoc-cach-mang-thang-8-nam-1945> Duncan, Otis Dudley. 1968. “Social Stratification and Mobility: Problems in the Measurement of Trend.” Pages 675-719 in Indicators of Social Change, edited by Eleanor B. Sheldon and Wilbert E. Moore. Russell Sage Foundation. New York. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2017. Nghị quyết số 10-NQ/TW ngày 3/6/2017 Hội nghị lần thứ năm Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2008. Nghị quyết số 20-NQ/TW ngày 28/1/2008 của BCH Trung ương Đảng. Đảng Cộng sản Việt Nam. 2001. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX. Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia. Hà Nội. Đỗ Nguyên Phương (chủ biên). 1994. Về sự phân tầng xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay. Đề tài KX-07-05. Hà Nội. 104 Đỗ Thiên Kính. 2015a. Xu hướng bất bình đẳng về mức sống ở Việt Nam và khu vực nông thôn trong giai đoạn 1992-2012. Tạp chí Nghiên cứu Con người. Số 5 (80), 2015. Đỗ Thiên Kính. 2015b. Xu hướng biến đổi cấu trúc các tầng lớp xã hội ở vùng kinh tế trọng điểm phía Nam trong thời kỳ đổi mới. Tạp chí Khoa học xã hội (TP. Hồ Chí Minh). Số 4 (200), 2015. Đỗ Thiên Kính. 2015c. Bất bình đẳng về diện tích đất đai trong hệ thống phân tầng xã hội ở nông thôn hiện nay. Tạp chí Xã hội học. Số 4 (132), 2015:37-44. Đỗ Thiên Kính. 2014. Cản trở đối với tầng lớp nông dân trong hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay. Tạp chí Xã hội học. Số 2 (126), 2014:4-14. Đỗ Thiên Kính. 2013. Khái niệm phân tầng xã hội và cách tiếp cận trong việc đo lường các tầng lớp xã hội. Tạp chí Xã hội học. Số 1, 2013:91-103. Đỗ Thiên Kính. 2012. Hệ thống phân tầng xã hội ở Việt Nam hiện nay (Qua những cuộc Điều tra Mức sống Hộ gia đình Việt Nam 2002-2004-2006-2008). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Đỗ Thiên Kính. 2011a. Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài khoa học cấp Bộ 20092010: “Một số vấn đề cơ bản về biến đổi cơ cấu xã hội ở Việt Nam giai đoạn 2011-2020” (Tài liệu lưu trữ tại thư viện Viện Xã hội học, Viện Hàn lâm KHXH Việt Nam) Đỗ Thiên Kính. 2011b. Cấu trúc xã hội trong cả nước, nông thôn - đô thị và chân dung tầng lớp nông dân Việt Nam. Tạp chí Xã hội học. Số 4 (116), 2011:8~21. Đỗ Thiên Kính. 2003. Phân hóa giàu- nghèo và tác động của yếu tố học vấn đến nâng cao mức sống cho người dân Việt Nam (Qua hai cuộc Điều tra mức sống dân cư Việt Nam năm 1993, 1998). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Đỗ Thiên Kính và các tác giả khác. 2001. "Chương II: Bất bình đẳng ":39-52. Trong sách: Mức sống trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam. Nhóm biên tập: Haughton, Dominique; Haughton, Jonathan và Nguyễn Phong). Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Giddens, Anthony. 2001. Sociology - 4th edition. Polity Press. UK. Giddens, Anthony and Mitchell Duneier. 2000. Introduction to Sociology – 3rd edition. W. W. Norton & Company. New York. London. Grusky, David B. (ed.). 2001. Social Stratification: Class, Race, and Gender in Sociological Perspective – 2nd edition. Westview Press. The United States of America and the United Kingdom. Hauser, Robert M., and David L. Featherman. 1977. The Process of Stratification: Trends and Analyses. Academic Press. New York. 105 Imada, Takatoshi. 2000. "Industrialization and the Regime of Social Mobility in Postwar Japan". International Journal of Japanese Sociology. Number 9 September 2000:35-52. Jim Yong Kim (Chủ tịch Ngân hàng Thế giới). 2014. (Truy cập ngày 05-3-2015) http://www.thesaigontimes.vn/117641/Khu-vuc-tu-nhan-la-chia-khoa-tuong-laitang-truong-kinh-te-VN.html Kerbo, Harold R. 2000. Social Stratification and Inequality: Class Conflict in Historical, Comparative, and Global Perspective – 4th edition. McGraw-Hill. New York. Kosaka, Kenji (ed.). 1994. Social Stratification in Contemporary Japan. Kegan Paul International. London and New York. Kosaka, Kenji. 2004. Tài liệu bài giảng về di động xã hội (tư liệu cá nhân). Kwansei Gakuin University, Japan. Lenski, Gerhard. 1966. Power and Privilege. McGraw-Hill. New York. Lê Du Phong và các tác giả khác. 2000. Giải quyết vấn đề phân hóa giàu nghèo ở các nước và Việt Nam. Nhà xuất bản Nông nghiệp. Hà Nội. Lê Ngọc Triết. 2003. “Xu hướng biến đổi của cơ cấu xã hội của giai cấp nông dân ở đồng bằng sông Cửu Long”. Tạp chí Cộng Sản. Số 38/2003. Hà Nội. Lê Thanh Sang và Nguyễn Thị Minh Châu. 2013. Cơ cấu phân tầng xã hội ở Đông Nam Bộ trong tầm nhìn so sánh với Thành phố Hồ Chí Minh và Tây Nam Bộ. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 2(174):20-32. Lê Thanh Sang. 2010. Nghiên cứu phân tầng xã hội: Từ lý thuyết đến đo lường thực nghiệm. Tạp chí Khoa học xã hội. Số 2(138):31-40. Mai Huy Bích. 2010. Một số quan điểm xã hội học phương Tây (phi Marxist) trong việc tiếp cận nghiên cứu phân tầng xã hội trên thế giới (Báo cáo chuyên đề, thuộc đề tài cấp Bộ, năm 2010 – tài liệu cá nhân). Nam Sơn. 2009. “Biến đổi cơ cấu xã hội và tác động của nó đến nông dân, nông thôn hiện nay”. Tạp chí Cộng sản. Số 20 (188)/2009. Website: http://www.tapchicongsan.org.vn Ngân hàng Thế giới. 2012. Báo cáo đánh giá nghèo 2012. Khởi đầu tốt, nhưng chưa phải đã hoàn thành: Thành tựu ấn tượng của Việt Nam trong giảm nghèo và những thách thức mới. Hà Nội. Nguyễn Đình Tấn. 2005. Cơ cấu xã hội và phân tầng xã hội (sách chuyên khảo). Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Hà Nội. Nguyễn Hữu Minh. 2013. Chương II: Phân tầng xã hội. Trong sách do Bùi Quang Dũng (chủ biên), 2013. Xã hội học (Giáo trình sau đại học). Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 106 Nguyễn Thanh Tuấn. 2007. “Về nhóm xã hội trung lưu ở Việt Nam hiện nay”. Tạp chí Cộng sản. Số 2+3 (122+123)/2007. Hà Nội. Nguyễn Thừa Hỷ. 1978. “Về sự phát triển và cấu trúc đẳng cấp trong các làng xã cổ truyền Việt Nam” (Trong sách: Viện Sử học – Nông thôn Việt Nam trong lịch sử – Tập II. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Nguyễn Văn Huyên. 1995. Góp phần nghiên cứu văn hóa Việt Nam (bản dịch sang tiếng Việt) – Tập I. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Pakulski, Jan. 2006. “Social stratification”. Trong: Bryan S. Turner (ed.). The Cambridge Dictionary of Sociology. Cambridge University Press. Cambridge. Parkin, Frank. 1971. Class Inequality and Political Order: Social Stratification in Capitalist and Communist Societies. Praeger. New York. Parsons, Talcott. 1954. Essays in Sociological Theory. Glencoe. Free Press. IL. Persell, Caroline Hodges. 1987. Understanding society. An introduction to sociology. Happer & Row, Publishers. New York. Phạm Ngọc Quang, Đinh Quang Ty. 2006. “Góp phần nhận diện cơ cấu xã hội ở nước ta qua 20 năm đổi mới”. Tạp chí Triết học. Website: http://www.vientriethoc.com.vn Phạm Quang Trung - Cao Văn Biền - Trần Đức Cường. 2001. Về thực trạng giai cấp công nhân Việt Nam hiện nay. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Phạm Xuân Nam. 2010. Một số đặc điểm chủ yếu của cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta trước và trong thời kỳ đổi mới (Bài viết chuyên đề, thuộc đề tài cấp Bộ, năm 2010 – tài liệu cá nhân). Phạm Xuân Nam. 2008. Báo cáo tổng hợp kết quả nghiên cứu chuyên đề “Xu hướng biến đổi cơ cấu xã hội Việt Nam trong thời kỳ đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa” (tài liệu cá nhân). Hà Nội. Phạm Xuân Nam. 2001. “Mấy nét sơ bộ về sự biến đổi cơ cấu xã hội-giai cấp ở nước ta khi chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa”. Tạp chí Xã hội học. Số 4 (76)/2001: 3-13. Hà Nội. Rothman, Robert A. 2005. Inequality and Stratification: Race, Class and Gender 5th edition. Pearson Prentice Hall. United States of America. Scott, John. and Gordon Marshall. 2009. A Dictionary of Sociology - Third Edition Revised. Oxford University Press. New York. Thernstrom, Stephan. 1964. Poverty and Progress: Social Mobility in a NineteethCentury City. MA: Harvard University Press. Cambridge. Tổng cục Thống kê. 2016. Kết quả Khảo sát Mức sống Dân cư năm 2014. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. 107 Tổng cục Thống kê. 2015. Niên giám thống kê 2014 (văn bản điện tử). Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Tổng cục Thống kê. 2014. Kết quả Khảo sát Mức sống Dân cư năm 2012. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Tổng cục Thống kê. 2011. Kết quả Khảo sát Mức sống Dân cư năm 2010. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Tổng cục Thống kê. 2008. Quyết định Về việc ban hành Danh mục Dân tộc, Danh mục Tôn giáo và Danh mục nghề nghiệp áp dụng cho Tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2009 (Số: 1019/QĐ-TCTK, ngày 12 tháng 11 năm 2008). Tổng cục Thống kê. 2007. Kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2006. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Tổng cục Thống kê, 2006. Kết quả Khảo sát mức sống hộ gia đình năm 2004. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Tổng cục Thống kê. 2000. Điều tra Mức sống Dân cư Việt Nam 1997-1998. Nhà xuất bản Thống kê. Hà Nội. Tương Lai. 1995. Khảo sát xã hội học về phân tầng xã hội. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. Trần Đình Thiên (Viện trưởng Viện Kinh tế VN) và chuyên gia kinh tế Bùi Kiến Thành. 2014. http://www.thanhnien.com.vn/chinh-tri-xa-hoi/tien-si-tran-dinhthien-vien-truong-vien-kinh-te-vn-doi-moi-da-lam-thay-doi-mot-dan-toc450445.html (Truy cập ngày 05-3-2015). Treiman, Donald. 1977. Occupational Prestige in Comparative Perspective. Academic Press. New York. Treiman, Donald J. 1970. “Industrialization and Social Stratification”. Social Stratification: Research and Theory for the 1970s (Edited by Edward O. Laumann). Bobbs-Merrill Company, Inc. New York. Trịnh Duy Luân – Bùi Thế Cường. 2001. “Về phân tầng xã hội và công bằng xã hội ở nước ta hiện nay”. Tạp chí Xã hội học. Số 2 (74): 3-11. Trịnh Duy Luân. 1992. “Sự phân tầng xã hội theo mức sống tại thủ đô Hà Nội trong những năm đầu thực hiện đổi mới”. Tạp chí Xã hội học. Số 4: 16-28. Rôdentan M. (chủ biên). 1986. Từ điển triết học. Nhà xuất bản Tiến bộ Mát-xcơ-va (Bản dịch ra tiếng Việt có sửa chữa và bổ sung của Nhà xuất bản Tiến bộ và Nhà xuất bản Sự thật). Mát-xcơ-va. Văn Tạo. 2008. Giai cấp công nhân Việt Nam với nền kinh tế tri thức. Nhà xuất bản Lý luận chính trị. Hà Nội. Văn Tạo. 2002. Sử học và hiện thực (Tập III): Đổi mới tư duy về công nhân và giai cấp công nhân – Kinh tế trí thức và công nhân trí thức. Nhà xuất bản Khoa học xã hội. Hà Nội. 108 Viện Chủ nghĩa xã hội khoa học. 1992. Cơ cấu xã hội – giai cấp ở nước ta (lý luận và thực tiễn). Nhà xuất bản Thông tin lý luận. Hà Nội. Vũ Tiến Lộc (Chủ tịch Phòng TM & CN Việt Nam). 2014. (Truy cập ngày 05-32015) http://www.thesaigontimes.vn/118226/Hay-quen-GDP-nho-chi-tieu-taoviec-lam.html Yasuda, Saburo. 1964. "A Methodological Inquiry into Social Mobility." American Sociological Review. Volume 29 Number 1:16-23. Yasuda, Saburo. 1971. SHAKAI IDO NO KENKYU (A Study of Social Mobility). Tokyo University Press. 109