Vai trò lãnh đạo của ĐCS: Là một tất yếu và tất yếu đó xuất phát từ yêu cầu phát triển của dân tộc. - Hồ Chí Minh khẳng định: “Lực lượng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động là rất lớn và vô cùng tận. Nhưng lực lượng ấy cần có Đảng lãnh đạo mới chắc chắn thắng lợi” - Theo điều 4 Hiến pháp VN năm 1992 đã được sửa đổi: “Đảng Cộng sản Việt Nam … là lực lượng lãnh đạo Nhà nước và xã hội”. => Vai trò của ĐCS: là lãnh đạo toàn diện đất nước. - Vai trò lãnh đạo được thể hiện cụ thể ở những điểm: + Lựa chọn con đường, xây dựng đường lối, chiến lược, sách lược cách mạng. Lựa chọn con đường cách mạng đúng đắn cho dân tộc. Đó là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH Xác định chiến lược, sách lược đúng đắn Xác định phương pháp cách mạng Hồ Chí Minh cho răng: “Muốn khỏi đi lạc phương hướng, quần chúng phải có Đảng lãnh đạo để nhận rõ tình hình, đường lối và định phương châm cho đúng” + Tổ chức, đoàn kết, tập hợp lực lượng cách mạng. Theo HCM “Cách mạng là cuộc đấu tranh rất gian khổ. Lực lượng kẻ địch rất mạnh. Muốn thắng lợi, quần chúng phải tổ chức rất chặt chẽ, chí khí phải kiên quyết. Vì vậy, phải có Đảng để tổ chức và giáo dục nhân dân thành một đội quân thật mạnh”. Hồ Chí Minh đã viết trong cuốn sách “Đường Kách Mệnh” xuất bản năm 1927 như sau: “Cách mệnh trước hết phải có cái gì? Trước hết cần có đảng cách mệnh, để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi” + Vai trò tiên phong, gương mẫu của cán bộ, đảng viên. Tính tiên phong, gương mẫu của đảng viên Khả năng thu hút, tập hợp quần chúng của cán bộ, đảng viên Kết luận: - Đảng đã được toàn dân tộc trao cho sứ mệnh lãnh đạo đất nước trong sự nghiệp giải phóng dân tộc và đi lên chủ nghĩa xã hội. - Tính quyết định hàng đầu từ sự lãnh đạo của Đảng đối với cách mạng Việt Nam đã được thực tế lịch sử chứng minh, không có một tổ chức chính trị nào có thể thay thế được. Mọi mưu toan nhằm hạ thấp hoặc xóa bỏ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam, đều xuyên tạc lịch sử thực tế cách mạng dân tộc ta, trái với mặt lý luận lẫn thực tiễn, đều đi ngược lại xu thế phát triển của xã hội Việt Nam.