Uploaded by ngantang761

Các-nhân-tố-chính-ảnh-hưởng-đến-cấu-trúc-tài-chính-của-doanh-nghiệp-ngành (1)

advertisement
Các nhân tố chính ảnh hưởng đến cấu trúc tài chính của doanh nghiệp ngành nông nghiệp
-
Đòn bẩy tài chính ( DBTC)
+ Cấu trúc tài chính của doanh nghiệp bao gồm nợ và vốn cổ phần, là nguồn tài trợ
cho các hoạt động của doanh nghiệp.
+ Lựa chọn biến đòn bẩy tài chính để nghiên cứu cấu trúc tài chính của doanh
nghiệp và các nhân tố tác động lên nó.
Đòn bẩy tài chính được đo lường như sau:
DBTC =
-
-
Tổng nguồn vốn
Rủi ro kinh doanh ( RR)
+ Được đo lường thông qua độ lệch chuẩn của các yếu tố: lợi nhuận, lợi nhuận
trước thuế, lãi vay,…
+ Rủi ro kinh doanh càng lớn thì việc các doanh nghiệp tiếp cận được với các
nguồn vốn từ bên ngoài sẽ càng nhỏ, nói cách khách tỷ lệ nợ sẽ thấp hơn. ( Theo lý
thuyết trật tự phân hạng). Đây là yếu tố then chốt trong việc có quyết đinh cho vay
hay không.
Rủi ro kinh doanh được đo lường như sau:
RR =
-
Tổng nợ
% Biến động EBIT
% Biến động doanh thu
Giả thuyết cho biến thứ nhất (H1): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ nghịch biến
với rủi ro kinh doanh.
Quy mô doanh nghiệp ( QM)
+ Quy mô của doanh nghiệp có thể đo lường bằng số lượng tài sản, số lượng nhân
viên hay tổng doanh thu.
+ Các doanh nghiệp có quy mô lớn sẽ có thông tin tài chính, vị thế tín dụng tốt
hơn so với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ. Vì vậy các doanh nghiệp này có khả
năng huy động vốn từ bên ngoài nhiều hơn các doanh nghiệp có quy mô thấp.
Quy mô của doanh nghiệp được đo lường như sau:
QM = Ln( Tổng doanh thu cuối kỳ)
Giả thuyết cho biến thứ hai ( H2): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng biến với
quy mô doanh nghiệp.
Thuế thu nhập doanh nghiệp ( TTN)
+ Theo lý thuyết MM khi có thuế thu nhập doanh nghiệp, khi doanh nghiệp sử
dụng nợ càng cao thì giá trị của doanh nghiệp sẽ càng tăng, và khi được tài trợ
bằng nợ 100%, doanh nghiệp sẽ được tối đa hóa giá trị.
+ Doanh nghiệp với mức thuế suất cao sẽ có xu hướng sử dụng nợ nhiều để đạt
được lợi ích của tấm chắn thuế.
Thuế thu nhập doanh nghiệp được đo lường như sau:
TTN =
-
Lợi nhuận trước thuế
Giả thuyết cho biến thứ ba ( H3): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng biến với
thuế thu nhập doanh nghiệp.
Tăng trưởng doanh nghiệp ( TT)
+ Theo lý thuyết trật tự phân hạng thì cơ hội tăng trưởng sẽ tỷ lệ thuận với đòn bẩy
tài chính. Tuy nhiên, một số nghiên cứu (…) cho rằng các cơ hội tăng trưởng lại tỷ
lệ nghịch với đòn bẩy tài chính.
+ Dựa vào tốc độ tăng trưởng doanh thu của doanh nghiệp năm được khảo sát ( n)
so với năm trước đó ( n-1).
Tăng trưởng doanh nghiệp được đo lường như sau:
TT =
-
Thuế TNDN phải nộp trong kỳ
Doanh thu năm (n)-doanh thu năm (n-1)
Doanh thu năm (n-1)
Giả thuyết cho biến thứ tư ( H4): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng biến hoặc
nghịch biến với tăng trưởng doanh nghiệp.
Cấu trúc tài sản ( CTTS)
+ Các doanh nghiệp có thể dễ dàng hơn trong việc tiếp cận với các nguồn vốn bên
ngoài nếu có tỷ trọng tài sản cố định lớn để làm thế chấp. Tuy nhiên, trường hợp
các nhà cung cấp vốn bên ngoài có mối quan hệ thân thiết với các doanh nghiệp
thì bằng chứng thế chấp không thực sự cần thiết.
+ Dựa vào giá trị của tổng tài sản và giá trị của tổng tài sản cố định
Cấu trúc tài sản được đo lường như sau:
CTTS =
-
=
Tài sản cố định
Tổng tài sản
Giả thuyết cho biến thứ năm ( H5): đòn bẩy tài chính có mối quan hệ đồng biến
hoặc nghịch biến với cấu trúc tài sản.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh ( HQ)
+ Đo lường khả năng sinh lời từ các hoạt động kinh doanh thông qua các chỉ tiêu:
khả năng sinh lời tài sản ( ROA). Theo lý thuyết trật tự phân hạng, các nhà quản trị
doanh nghiệp có xu hướng ưu tiên sử dụng nguồn vốn bên trong trước, sau đó mới
đến các nguồn vốn vay mượn từ bên ngoài do sự bất cân xứng thông tin giữa bên
trong doanh nghiệp và bên ngoài. Nhất là ở các nước đang phát triển như Việt
Nam, việc bất cân xứng thông tin càng trầm trọng, từ đó dẫn đến việc các nhà
quản lí sẽ có xu hướng giữ lại lợi nhuận để tài trợ cho tài sản của mình.
+ Được xác định bằng tỷ lệ giữa lợi nhuận sau thuế và tổng tài sản bình quân.
Hiệu quả hoạt động kinh doanh được đo lường như sau:
HQ =
Lợi nhuận sau thuế
Tổng tài sản bình quân
Giả thuyết cho biến thứ sáu ( H6): đòn bẩy tài chính có mối quan hê nghịch biến
với hiệu quả hoạt động kinh doanh.
Nhân tố tác động
Ký hiệu
Xu hướng dự đoán
Rủi ro kinh doanh
RR
Quy mô doanh nghiệp
QM
+
Thuế thu nhập doanh nghiệp
TTN
+
Tăng trưởng doanh nghiệp
TT
+/Cấu trúc tài sản
CTTS
+/Hiệu quả hoạt động kinh doanh
HQ
-
Download