Uploaded by Linh Linh

CD 2 - Ky nang Dam phan Ky ket HD 2015

advertisement
KỸ NĂNG ĐÀM PHÁN, SOẠN THẢO
HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
TS. Vũ Thị Lan Anh
Trường Đại học Luật Hà Nội
1
MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ
2
Sau khi kết thúc chuyên đề này, chúng ta sẽ:
 Nắm được các nguyên tắc trong đàm phán,
ký kết hợp đồng;
 Hiểu rõ các công việc phải thực hiện trước và
trong quá trình đàm phán;
 Có kỹ năng thực hiện một số hoạt động trong
đàm phán, ký kết hợp đồng;
NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ
3
 Phần 1: Những vấn đề chung về đàm phán, ký kết
hợp đồng;
 Phần 2: Kỹ năng soạn thảo hợp đồng.
PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ
ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH
4
1. BẢN CHẤT CỦA ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG:

Đàm phán, ký kết (giao kết hợp đồng) là quá trình các bên
tuyên bố ý chí muốn được ràng buộc trong quan hệ HĐ,
trao đổi thông tin cần thiết để thống nhất nội dung và đi
đến xác lập HĐ.

Việc tuyên bố ý chí của các bên gọi là đề nghị giao kết HĐ
và chấp nhận đề nghị giao kết HĐ.

Việc tuyên bố ý chí có thể bằng văn bản, lời nói, cử chỉ.
MÔ HÌNH ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
5
Đề nghị giao kết HĐ
Bên đề nghị
giao kết HĐ
Đàm phán
Chấp nhận đề nghị
giao kết HĐ
Bên được đề nghị
giao kết HĐ
2. CÁC BƯỚC ĐÀM PHÁN, KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
6
 Một bên (Bên đề nghị giao kết HĐ) đưa ra đề nghị giao
kết HĐ
 Các bên trao đổi thông tin (đàm phán về các nội dung
của HĐ)
 Bên được đề nghị giao kết HĐ chấp nhận đề nghị giao
kết HĐ
 Các bên thể hiện và xác nhận các nội dung đã thoả
thuận dưới 1 hình thức nào đó.
ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG
7
 Đàm phán HĐ là quá trình trao đổi thông tin giữa các
bên tham gia quan hệ HĐ để thống nhất về các nội
dung của HĐ.
 Các bên có thể đàm phán trực tiếp hoặc gián tiếp.
 Kết quả của quá trình đàm phán có thể là HĐ được ký
kết giữa các bên.
KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
8
-
Sự xác nhận của các bên tham gia quan hệ HĐ hoặc
người đại diện của họ về việc hình thành một quan
hệ HĐ.
-
Sự xác nhận này chỉ diễn ra sau khi các bên đã
thống nhất các điều kiện (nội dung) của HĐ.
-
Hành vi xác nhận bằng chữ ký, bằng lời nói, bằng
cử chỉ.
TÌNH HUỐNG:
9
Công ty A làm báo giá giới thiệu chi tiết về hàng hóa: tên
hàng, chất lượng, chủng loại, giá cả, điều kiện giao nhận,
điều kiện thanh toán, thời hạn hiệu lực của báo giá. Công
ty B nhận được báo giá và gửi công văn chấp nhận mua
hàng theo các điều kiện báo giá quy định. Nhưng do giá
hàng lên cao nên Công ty A không muốn giao hàng.
Công ty A có phải giao hàng cho Công ty B không?
3. CÁC YẾU TỐ CỦA ĐÀM PHÁN VÀ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
10
 Đề nghị giao kết hợp đồng:
 Điều kiện để được coi là đề nghị HĐ;
 Sửa đổi, bổ sung đề nghị HĐ.
 Chấp nhận đề nghị giao kết HĐ
 Điều kiện để được coi là chấp nhận HĐ;
 Sửa đổi, bổ sung chấp nhận HĐ.
ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
11
 Được gửi cho một hoặc một số đối tượng xác định;
 Có các nội dung chủ yếu của loại HĐ mà các bên muốn
ký kết với nhau;
 Thể hiện sự mong muốn được ràng buộc trong quan
hệ HĐ, nếu được bên kia chấp nhận (ví dụ, có quy định
thời hạn trả lời).
 Hình thức phù hợp với quy định của Pháp luật.
CHẤP NHẬN ĐỀ NGHỊ GIAO KẾT HỢP ĐỒNG
12
 Thể hiện sự chấp nhận vô điều kiện các nội dung của
đề nghị giao kết HĐ;
 Được gửi cho bên đề nghị HĐ trong thời hạn có hiệu
lực của đề nghị giao kết HĐ.
 Được thực hiện dưới hình thức phù hợp với sự thoả
thuận của các bên và quy định của pháp luật.
4. THỜI ĐIỂM VÀ ĐỊA ĐIỂM KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
13
1. Thời điểm ký kết HĐ
 Ý nghĩa của việc xác định thời điểm ký kết HĐ;
 Thời điểm ký kết HĐ trong từng phương thức giao dịch.
2. Địa điểm ký kết hợp đồng
 Ý nghĩa của việc xác định địa điểm ký kết Hợp đồng;
 Địa điểm ký kết HĐ trong từng phương thức giao dịch.
TÌNH HUỐNG:
14
Ông A tham gia đấu giá qua truyền hình mua Simcard
điện thoại sáu số 8 với giá 1 tỷ 50 triệu đồng. Do đấu giá
qua truyền hình nên không phải đặt cọc hoặc ký quỹ.
Sau khi đấu giá trúng, ông A không thanh toán tiền để
nhận Simcard điện thoại.
A có phải mua hoặc phải bồi thường thiệt hại cho Ban tổ
chức đấu giá hay không?
TÌNH HUỐNG:
15
Nhà máy xi măng ABC gửi dự thảo Hợp đồng bán xi măng với
đầy đủ các nội dung chi tiết cho CTy XD Như Mây, trong đó
giá bán xi măng là 700.000 đ/ 1 tấn. CTy XD Như Mây gửi công
văn qua fax hỏi: “Có thể hạ giá còn 650.000/ 1 tấn hay không?”.
Ngay ngày hôm sau lại gửi tiếp công văn qua fax đồng ý mua
xi măng với giá 700.000 đ/ 1 tấn và ấn định ngày giao hàng.
Nhà máy xi măng ABC nhận được các công văn nói trên
nhưng không trả lời và không giao hàng. CTy XD Như Mây
yêu cầu Nhà máy xi măng ABC phải giao hàng.
Tình huống này giải quyết thế nào?
Phần 2: Kỹ năng soạn thảo văn bản HĐ
16
- Những yêu cầu đặt ra đối với một văn bản
hợp đồng
- Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục
Những yêu cầu đối với văn bản hợp đồng
* Yêu cầu về nội dung:
 Đầy đủ các nội dung mà các bên đã thoả thuận được
với nhau:
 Nội dung cụ thể, rõ ràng, dễ hiểu và hiểu theo nghĩa
thống nhất.
* Yêu cầu về hình thức:
 Đầy đủ các bộ phận cấu thành của hợp đồng.
 Ngôn ngữ phổ thông, thuật ngữ kinh tế và pháp lý
chuẩn xác.
 Các điều khoản cần được đặt tên; tên phải phù
hợp với nội dung trong điều khoản.
 Điều khoản trình bày theo thứ tự hợp lý.
Một số lỗi thường gặp và cách khắc phục
* Phần mở đầu:
- Quốc hiệu
- Cách đặt tên cho HĐ
- Cách liệt kê căn cứ ký kết HĐ
- Lưu ý phân biệt HĐ với các giao dịch khác
- Thông tin về các bên HĐ
- Đại diện ký kết HĐ.
*Phần nội dung chính của HĐ
Những điều khoản thường hay bị sai sót:
 Đối tượng của HĐ
 Thời hạn thực hiện hợp đồng
 Giá cả
 Thời hạn thanh toán
 Bảo hành
 Chế tài do vi phạm hợp đồng
 Giải quyết tranh chấp…
=> Hậu quả pháp lý gì?
* Phần ký kết
Người ký hợp đồng
 Vấn đề uỷ quyền ký hợp đồng

NGƯỜI KÝ HỢP ĐỒNG
22
 Người ký HĐ phải là đại diện hợp pháp của
các bên.
 Đại diện hợp pháp gồm:

Đại diện theo PL;

Đại diện theo uỷ quyền:
• Uỷ quyền thường xuyên
• Uỷ quyền theo vụ việc.
ĐẠI DIỆN THEO PHÁP LUẬT
23

Đại diện theo pháp luật là người đứng đầu DN theo
quy định của điều lệ hoặc pháp luật.

Cách xác định người đại diện theo pháp luật:

Công ty Nhà nước;

Công ty TNHH, Công ty Cổ phần;

Công ty hợp danh;

Hợp tác xã;

DN có vốn đầu tư nước ngoài;

Doanh nghiệp tư nhân.
ĐẠI DIỆN THEO ỦY QUYỀN
24

Uỷ quyền thường xuyên:
 Văn bản uỷ quyền;
 Điều lệ hoặc quy chế hoạt động;
 Quyết định thành lập đơn vị phụ thuộc;
 HĐ thuê giám đốc.

Uỷ quyền theo vụ việc:
 HĐ uỷ quyền;
 Giấy uỷ quyền.
ĐIỀU KIỆN ĐỂ ỦY QUYỀN HỢP LỆ
25

Người uỷ quyền và người được uỷ quyền có năng lực
hành vi dân sự đầy đủ;

Tự nguyện;

Không rơi vào các tình huống bị cấm uỷ quyền và cấm
nhận uỷ quyền;

Xác định rõ phạm vi uỷ quyền;

Xác định rõ thời hạn uỷ quyền.
ỦY QUYỀN LẠI
26


Theo Pháp lệnh hợp đồng kinh tế: Người được UQ ký kết
HĐKT không được uỷ quyền lại cho người khác.
Theo BLDS: Được uỷ quyền lại khi:
 Người uỷ quyền
ban đầu đồng ý cho uỷ quyền lại;
 Phạm vi UQ lại không vượt quá
phạm vi UQ ban đầu;
 Hình thức UQ lại phù hợp với hình thức UQ ban

Có thể UQ lại mấy lần?
đầu.
CÁC SAI SÓT THƯỜNG GẶP TRONG ỦY QUYỀN
27
Ghi tên bên ủy quyền không đúng;
 Người không có quyền hạn ký giấy ủy
quyền;
 Ủy quyền sai về hình thức;
 Phạm vi ủy quyền không rõ;
 Ủy quyền lại không đúng quy định
(thường xảy ra ở các DN có nhiều đơn vị
trực thuộc hợp thành).

28
29
Chúc các Anh/ Chị thành công trong Sự nghiệp &
Hạnh phúc trong cuộc sống!
Download