PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG KINH DOANH TS. VŨ THỊ LAN ANH Trường Đại học Luật Hà Nội MỤC TIÊU CỦA CHUYÊN ĐỀ 2 Sau khi chuyên đề kết thúc, chúng ta sẽ: Nắm được những kiến thức tổng quan về Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh; Biết được những quy định của pháp luật về Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh và các nguyên tắc áp dụng; Nắm được các trường hợp hợp đồng vô hiệu và cách thức xử lý hợp đồng vô hiệu; Hiểu được về vi phạm hợp đồng và các chế tài do vi phạm hợp đồng; Biết được một số lưu ý khi quản lý và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh. Nội dung của chuyên đề 3 Khái quát về Hợp đồng trong hoạt động kinh doanh Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh và nguyên tắc áp dụng Hợp đồng vô hiệu và xử lý hợp đồng vô hiệu Vi phạm HĐ và các chế tài do vi phạm HĐ Một số lưu ý trong quản lý và thực hiện hợp đồng Phần 1 KHÁITỔNG QUÁTQUAN VỀ HỢP TRONG KINH DOANH VỀ ĐỒNG HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI 4 Khái niệm hợp đồng – Phân biệt hợp đồng với các giao dịch khác sự thỏa thuận giữa các bên Hợp đồng là sự thỏa thuận làm phát sinh các nghĩa vụ pháp lý Hợp đồng là một sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự. (Đ.388 BLDS) Quan niệm mới về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh 5 • Trước 01/01/2006 phân biệt 2 loại hợp đồng: - Hợp đồng dân sự: do BLDS năm 1995 quy định; - Hợp đồng kinh tế: do Pháp lệnh HĐKT năm 1989 quy định. • Từ 01/01/2006: mọi hợp đồng được gọi chung là Hợp đồng dân sự và chịu sự điều chỉnh chung của BLDS năm 2005. • Hợp đồng trong kinh doanh: Khái niệm để chỉ hợp đồng do các chủ thể kinh doanh (chủ yếu là doanh nghiệp) ký kết để phục vụ hoạt động kinh doanh thu lợi nhuận. 3. Chủ thể hợp đồng Điều kiện trở thành chủ thể hợp đồng: - Là chủ thể pháp lý độc lập; - Đáp ứng yêu cầu của pháp luật về chủ thể của loại hợp đồng cụ thể. Hỏi: Chi nhánh cỉa HABECO có thể đứng tên chủ thể hợp đồng được hay không? Phân biệt chủ thể hợp đồng và người ký kết hợp đồng. 4. Hình thức hợp đồng Sự thỏa thuận, thống nhất ý chí của các bên phải được thể hiện dưới hình thức cụ thể: - Văn bản - Lời nói - Hành vi Đối với những loại hợp đồng mà pháp luật yêu cầu phải lập thành văn bản có công chứng, chứng thực hoặc đăng ký thì phải đáp ứng các yêu cầu đó. Phần 2 PHÁP LUẬT VỀ HỢP ĐỒNG TRONG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH 8 1 – Vai trò của pháp luật đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh 2 - Cấu trúc pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh 3 – Các điểm mới trong điều chỉnh pháp luật đối với HĐ trong hoạt động kinh doanh Vai trò của pháp luật đối với việc ký kết và thực hiện hợp đồng trong kinh doanh 9 Pháp luật tạo cơ chế bảo đảm thực hiện các thoả thuận hợp pháp của các bên. Thoả thuận trái luật không được pháp luật bảo vệ (bị vô hiệu). Pháp luật là căn cứ quan trọng để xác định các quyền và nghĩa vụ của các bên. HABECO ký hợp đồng mua bán với Công ty B là DN 100% vốn đầu tư nước ngoài. Các bên thống nhất tất cả các nội dung ngoại trừ điều khoản phạt HĐ. Công ty B muốn phạt 30% giá trị HĐ, coi đó là điều kiện tiên quyết để ký hợp đồng; còn HABECO chỉ muốn phạt 5% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm. Phương án giải quyết như thế nào? Cấu trúc pháp luật về hợp đồng trong hoạt động kinh doanh 11 Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh là tổng hợp các quy định do Nhà nước ban hành điều chỉnh các quan hệ phát sinh từ việc ký kết và thực hiện hợp đồng phục vụ hoạt động kinh doanh của các tổ chức, cá nhân. Pháp luật về hợp đồng trong kinh doanh gồm 2 bộ phận cơ bản: Các quy định chung về mọi loại hợp đồng; Các quy định riêng về từng loại hợp đồng cụ thể. Các quy định chung về mọi loại hợp đồng 12 Luật chung bao gồm các quy định mang tính nguyên tắc chung về mọi loại HĐ, không phụ thuộc HĐ đó là mua bán, vận chuyển, xây dựng, bảo hiểm hay tín dụng... Luật chung trong giai đoạn trước 01/01/2006: Bộ luật Dân sự năm 1995; Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. Luật chung trong giai đoạn từ 01/01/2006: Bộ luật Dân sự năm 2005. Những nội dung cơ bản của pháp luật chung về hợp đồng 13 Nguyên tắc, điều kiện và thủ tục giao kết hợp đồng; Điều kiện có hiệu lực của hợp đồng, các trường hợp hợp đồng vô hiệu và xử lý hậu quả của hợp đồng vô hiệu; Nội dung của hợp đồng, các quyền và nghĩa vụ cơ bản của các bên khi tham gia hợp đồng; Các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ hợp đồng; Trách nhiệm do vi phạm hợp đồng. Các quy định trong BLDS 2005 liên quan đến hợp đồng 14 Giao dịch dân sự (Chương VI); Đại diện (Chương VII) và uỷ quyền (Chương XVIII); Nghĩa vụ dân sự và Hợp đồng dân sự (Chương XVII); Các hợp đồng dân sự thông dụng (Chương XVIII); Các quy định liên quan đến hợp đồng như: những quy định chung, chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự, các quy định về tài sản, thời hiệu, thời hạn... Các quy định riêng về từng loại hợp đồng cụ thể 15 Luật thương mại (mua bán hàng hoá, đại lý, uỷ thác, đại diện, môi giới, gia công...); Luật kinh doanh bảo hiểm; Các văn bản về vận chuyển: Bộ luật hàng hải Việt Nam, Luật giao thông thuỷ nội địa, Luật đường sắt, Luật hàng không dân dụng VN... Luật Điện lực... Các loại hợp đồng do Luật thương mại quy định 16 1. 2. 3. Luật thương mại áp dụng đối với các hợp đồng khi đáp ứng các điều kiện sau đây: Được ký kết để triển khai các hoạt động thương mại; Được ký giữa thương nhân với thương nhân hoặc thương nhân với bên không phải là thương nhân nhưng bên đó lựa chọn áp dụng Luật thương mại; Các bên ký hợp đồng với mục đích lợi nhuận hoặc 1 bên có mục đích lợi nhuận; bên kia không có mục đích lợi nhuận nhưng lựa chọn áp dụng Luật thương mại. Nguyên tắc áp dụng pháp luật 17 Áp dụng phối hợp Luật chung và Luật chuyên ngành; Áp dụng quy định trong các văn bản của cùng nhóm luật chung hoặc cùng nhóm luật chuyên ngành; Áp dụng pháp luật theo thời gian; Áp dụng pháp luật theo không gian. Áp dụng phối hợp Luật chung và Luật chuyên ngành 18 Nếu Luật chuyên ngành và Luật chung cùng quy định về 1 vấn đề thì ưu tiên áp dụng các quy định của Luật chuyên ngành; Những vấn đề nào Luật chuyên ngành không quy định thì áp dụng các quy định của Luật chung. Để xác định quy định chung hay quy định chuyên ngành phải xem xét trong từng quan hệ hợp đồng cụ thể. Áp dụng các quy định trong cùng nhóm luật chung hoặc cùng nhóm luật chuyên ngành 19 Ưu tiên áp dụng quy định trong văn bản có giá trị pháp lý cao hơn: Hiến pháp; Bộ luật; Các đạo luật; Pháp lệnh; Nghị định; quyết định của TTg; thông tư... Nếu cùng giá trị pháp lý thì áp dụng quy định trong văn bản pháp luật ra đời sau. Áp dụng pháp luật theo thời gian 20 Nguyên tắc không hồi tố của pháp luật HĐ ký kết trước 01/01/2006: Bộ luật Dân sự năm 1995; Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế năm 1989. HĐ ký kết từ ngày 01/01/2006: Bộ luật Dân sự năm 2005. Áp dụng pháp luật theo không gian 21 Pháp luật Việt Nam được áp dụng đối với: Hoạt động ký kết, thực hiện hợp đồng trên lãnh thổ Việt Nam; Ngoài lãnh thổ Việt Nam nhưng các bên thoả thuận lựa chọn luật Việt Nam. Hợp đồng giữa các tổ chức, cá nhân Việt Nam với tổ chức, cá nhân nước ngoài có thể quy định áp dụng luật nước ngoài. Phần 3 HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU VÀ XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU 22 Điều kiện có hiệu lực của Hợp đồng Các trường hợp Hợp đồng vô hiệu Xử lý Hợp đồng vô hiệu Các điều kiện có hiệu lực của hợp đồng 23 Các bên có năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự; Nội dung, mục đích của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái đạo đức xã hội; Các bên tự nguyện; (Hình thức hợp đồng chỉ là điều kiện có hiệu lực nếu được pháp luật quy định). Các trường hợp vô hiệu của hợp đồng 24 Ký sai thẩm quyền Người ký kết hợp đồng không đủ năng lực hành vi dân sự đầy đủ Giả tạo Nhầm lẫn, lừa dối, đe doạ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU Do Một bên không có đăng ký KD Vi phạm điều cấm của pháp luật, trái đạo đức xã hội Không tuân thủ các quy định về hình thức hợp đồng XỬ LÝ HỢP ĐỒNG VÔ HIỆU TOÀN BỘ 25 Nếu HĐ chưa được thực hiện Nếu HĐ được thực hiện 1 phần Nếu HĐ đã thực hiện xong Không được phép tiếp tục thực hiện Phải chấm dứt việc thực hiện và bị xử lý về tài sản Bị xử lý về tài sản NGUYÊN TẮC XỬ LÝ TÀI SẢN 26 Các bên hoàn trả cho nhau các tài sản đã nhận được từ việc thực hiện HĐ. Nếu không thể hoàn trả bằng hiện vật thì phải trả bằng tiền (nếu tài sản đó không bị tịch thu). Thu nhập bất hợp pháp nộp ngân sách Nhà nước Thiệt hại phát sinh: Nếu các bên cùng có lỗi thì thiệt hại của bên nào bên đó tự chịu; Nếu 1 bên có lỗi thì bên đó phải bồi thường thiệt hại. Phần 4 VI PHẠM HỢP ĐỒNG VÀ CÁC CHẾ TÀI DO VI PHẠM HỢP ĐỒNG 27 Hợp đồng được giao kết hợp pháp làm phát sinh nghĩa vụ giữa các bên. Các bên có nghĩa vụ thực hiện những gì đã thỏa thuận. Không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ là vi phạm hợp đồng Bên vi phạm phải chịu các chế tài do vi phạm HĐ. Vi phạm hợp đồng Vi phạm HĐ là hành vi không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ các quy định trong HĐ; Các hành vi vi phạm thường gặp là: Vi phạm nghĩa vụ thanh toán (không thanh toán hoặc chậm thanh toán tiền hàng); Chậm nhận hàng; Giao, nhận hàng không đủ số lượng; Giao hàng không đúng chất lượng; Giao hàng chậm. Khiếu nại đối với hành vi vi phạm HĐ Khiếu nại là phản ứng của bên bị vi phạm đối với bên vi phạm khi phát hiện hành vi vi phạm HĐ. Khiếu nại được thực hiện bằng những hình thức nhất định theo sự thoả thuận của các bên hoặc theo quy định của pháp luật. Việc khiếu nại phải được thực hiện trong thời hạn khiếu nại do HĐ quy định hoặc theo quy định của pháp luật. Nếu không khiếu nại trong thời hạn khiếu nại sẽ mất quyền yêu cầu. Các chế tài phổ biến nhất 30 Phạt vi phạm Bồi thường thiệt hại Phạt vi phạm (phạt hợp đồng) Căn cứ áp dụng chế tài phạt vi phạm: Có hành vi vi phạm HĐ; Các bên thoả thuận trước về phạt HĐ. Mức phạt tối đa: BLDS 2005 không khống chế mức phạt tối đa LTM 2005 quy định phạt tối đa không quá 8% giá trị nghĩa vụ bị vi phạm. Bồi thường thiệt hại: Căn cứ áp dụng: Có hành vi vi phạm HĐ; Có thiệt hại thực tế (giá trị tổn thất thực tế và khoản lợi đáng lẽ được hưởng); Có mối quan hệ nhân quả giữa hành vi vi phạm và thiệt hại thực tế; Các bên không cần thoả thuận trước về áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại. Bên bị vi phạm có nghĩa vụ hạn chế tổn thất. Thiệt hại bao nhiêu bồi thường bấy nhiêu. Điều kiện để áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại Theo BLDS 2005: Để áp dụng đồng thời phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thì các bên phải thoả thuận trước (Đ.422 BLDS). Theo LTM 2005: Nếu HĐ có quy định về phạt vi phạm thì bên bị thiệt hại, có thể yêu cầu áp dụng đồng thời vừa phạt vi phạm vừa bồi thường thiệt hại (Đ.307 LTM). Huỷ bỏ, đình chỉ hợp đồng Căn cứ để huỷ hoặc đình chỉ HĐ: Theo sự thoả thuận của các bên; Xảy ra hành vi vi phạm mà các bên đã thoả thuận là điều kiện để huỷ bỏ hoặc đình chỉ HĐ; Một bên vi phạm cơ bản nghĩa vụ HĐ. Bên yêu cầu huỷ bỏ, đình chỉ phải thông báo ngay cho bên kia. Các bên không tiếp tục thực hiện HĐ; bên bị vi phạm được yêu cầu bồi thường thiệt hại. Phần 5 MỘT SỐ LƯU Ý TRONG QUẢN LÝ, THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG 35 1. Quản lý hợp đồng Tại sao phải quản lý hợp đồng? Ai quản lý hợp đồng? Quản lý hợp đồng như thế nào? 2. Thay đổi nghĩa vụ hợp đồng: Lưu ý ghi nhận bằng Phụ lục hợp đồng Thời hiệu khởi kiện Là thời hạn do pháp luật quy định để người khởi kiện nộp đơn yêu cầu Toà án giải quyết tranh chấp; nếu không nộp đơn trong thời hạn này thì TA không thụ lý giải quyết. Thời hiệu khởi kiện tranh chấp thường là 2 năm, kể từ ngày bên có quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm. THẢO LUẬN 37 Trao đổi về các vấn đề thực tế liên quan đến hợp đồng mà các học viên quan tâm Xin cảm ơn sự quan tâm của các bạn!