Trong Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương do đồng chí Lê Duẩn trình bày đã phân tích tình hình chung của cả nước và đưa ra đường lối chung của cách mạng xã hội chủ nghĩa ở nước ta là: Nắm vững chuyên chính vô sản, phát huy quyền làm chủ tập thể của nhân dân lao động, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học -kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học kỹ thuật là then chốt; Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa là nhiệm vụ trung tâm của cả thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội; xây dựng chế độ làm chủ tập thể xã hội chủ nghĩa; Xây dựng nền sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền văn hoá mới, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa; Xoá bỏ chế độ người bóc lột người, xoá bỏ nghèo nàn và lạc hậu; không ngừng đề cao cảnh giác, thường xuyên củng cố quốc phòng, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự xã hội; - Xây dựng thành công Tổ quốc Việt Nam hoà bình, độc lập, thống nhất và xã hội chủ nghĩa; - Góp phần tích cực vào cuộc đấu tranh của nhân dân thế giới vì hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và chủ nghĩa xã hội Trên cơ sở đường lối chung, Báo cáo vạch ra đường lối kinh tế: - Đẩy mạnh công nghiệp hoá xã hội chủ nghĩa, xây dựng cơ sở vật chất - kỹ thuật của chủ nghĩa xã hội, đưa nền kinh tế nước ta đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. - Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công-nông nghiệp; - Vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; - Kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; - Kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền và các bên cùng có lợi; - Làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8-1979) Trong Hội nghị Trung ương 6 khoá IV (tháng 8-1979) được coi là bước đột phá đầu tiên đổi mới kinh tế của Đảng với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xhcn phá bỏ những rào cản để cho “sảm xuất bung ra” Theo đó, Hội đồng chính phủ ra quyết định (10/1979): - Miễn thuế, trả thù lao và được sử dụng toàn bộ sản phẩm cho việc đất đai nông nghiệp để khai hoang, phục hóa Xóa bỏ trạm kiểm soát để thúc đẩy trao đổi hàng hóa ngoài thị trường. Khắc phục hiện tượng “Khoán chui” Trước hiện tượng “khoán chui”, Ban bí thư đã ban hành Chỉ thị số 100-CT/TW (1-1981). Theo Chỉ thị: - Mỗi xã viên nhận mức khoán theo diện tích và tự mình làm các khâu, cấy, chăm sóc và thu hoạch, còn những khâu khác do hợp tác xã đảm nhiệm. Thu hoạch vượt mức khoán sẽ được tự do mua bán. Trong lĩnh vực công nghiệp: Để xử lý hiện tượng “xé rào” bù giá vào lương ở Thành phố Hồ Chí Minh và Long An, Chính phủ ban hành quyết định số 25-CP (1-1981) về quyền chủ động sản xuất kinh doanh và quyền tự chủ về tài chính của các xí nghiệp và Quyết định số 26-CP về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất kinh doanh của nhà nước. Tuy nhiên, bởi vì nền kinh tế ban đầu thấp kém, thiên tai nặng nề, chiến tranh biên giới, và chính sách bao vây, cấm vận, cô lập của Mỹ; kết quả nhìn chung không đạt chỉ tiêu do đại hội IV đề ra: lưu thông, phân phối rối ren, giá cả cao, nhập khẩu cao gấp 4-5 lần xuất khẩu, đời sống người dân khó khăn, xuất hiện hiện tượng “xé rào”, “khoán chui” ở miền Nam,… Ban Chấp hành Trung ương Đảng đã tự phê bình về những khuyết điểm và sai lầm đó trước Đai hội V của Đảng