Uploaded by Thùy Dương Nguyễn Thị

PLĐC.docx

advertisement
1. Kiến thức cơ bản về NN:
- Nguồn gốc, bản chất NN NN
Nguồn gốc
Theo quan điểm học thuyết phi mác
- Thuyết thần quyền: cho rằng thượng đế chính là người sắp đặt trật tự xã hội, nhà nước là một sản
phẩm của thượng đế
- Thuyết gia trưởng: cho rằng nhà nước xuất hiện chính là kết quả sự phát triển của gia đình và quyền
gia trưởng, là hình thức tự nhiên của cuộc sống con người.
- Thuyết bạo lực: cho rằng nhà nước xuất hiện trực tiếp từ việc sử dụng bạo lực của thị tộc đối với thị
tộc khác mà kết quả là thị tộc chiến thắng đặt ra một hệ thống cơ quan đặc biệt – nhà nước – để nô
dịch kẻ chiến bại.
- Thuyết “khế ước xã hội”: cho rằng sự ra đời của nhà nước là sản phẩm của một khế ước xã hội được
ký kết trước hết giữa những con người sống trong trạng thái tự nhiên không có nhà nước. Chủ quyền
nhà nước thuộc về nhân dân, trong trường hợp nhà nước không giữ được vai trò của mình các quyền tự
nhiên bị vi phạm thì khế ước sẽ mất hiệu lực và nhân dân có quyền lật đổ nhà nước và ký kết khế ước
mới.
Hạn chế: giải thích về nhà nước một cách phi thực tế
Học thuyết mác-lênin
Nhà nước là một hiện tượng lịch sử, ra đời khi có những điều kiện kinh tế- xã hội nhất định, gắn với sự
thay thế các hình thái kinh tế - xã hội
Học thuyết Mác - Lênin xem xét nguồn gốc ra đời của nhà nước gắn liền với sự phát triển của kinh tế,
xã hội. Hai điều kiện cho sự ra đời và tồn tại của nhà nước là: Nguyên nhân kinh tế là sự xuất hiện chế
độ tư hữu về tư liệu sản xuất; và Nguyên nhân xã hội là sự phân chia các giai cấp cũng như sự mâu
thuẫn giữa chúng phát triển đến mức không thể điều hoà được một cách tự nhiên mà cần có một bộ
máy đặc biệt có sức mạnh cưỡng chế là Nhà nước.
Trong xã hội cộng sản nguyên thủy, do công cụ lao động thô sơ, năng suất lao động thất nên con người
không tạo ra được của cải dư thừa không có sở hữu tư nhân. Khi con người biết chế tạo ra các công cụ
lao động bằng đồng, bằng sắt, năng suất lao động cao hơn, xuất hiện của cải dư thừa, sở hữu tư nhân
xuất hiện. Dần dần có sự phân công lao động trong xã hội, xuất hiện giai cấp và đấu tranh giai cấp,
xuất hiện người bóc lột và người bị bóc lột. Các xung đột trong xã hội ngày càng gay gắt và quyết liệt
hơn. Tổ chức thị tộc, bộ lạc không còn phù hợp để quản lí xã hội. Xã hội cần có một tổ chức quyền lực
đặc biệt đủ sức mạnh để điều hòa các mối quan hệ trong xã hội. Tổ chức đó ra đời chính là nhà nước.
+phát triển:trải qua các kiểu nhà nước tương ứng với các hình thái kinh tế xã hội
khác nhau .NN chủ nô, phong kiến, tư sản,xã hội chủ nghĩa.
+tiêu vong:NN sẽ tiêu vong khi xã hội ko còn sự đối kháng về kinh tế và chính
trị.
Bản chất của nhà nước
Bản chất giai cấp của nhà nước
Muốn làm rõ bản chất của nhà nước tức là phải khi xác định: Quyền lực nhà nước thuộc về giai cấp
nào? Nhà nước ưu tiên lợi ích của giai cấp nào? Bản chất giai cấp của nhà nước biểu hiện ở ở quyền
lực Nhà nước luôn thuộc về một giai cấp nhất định trong xã hội: giai cấp thống trị, giai cấp cầm quyền
in và Nhà nước luôn ưu tiên quyền lợi trước hết cho giai cấp cầm quyền.
Các nhà kinh điển của chủ nghĩa Mác Lênin cho rằng nhà nước là công cụ của giai cấp thống trị xã hội
trên cả 3 phương diện kinh tế, chính trị, tư tưởng
về kinh tế, Giai cấp thống trị sở hữu tư liệu sản xuất chủ yếu
về chính trị, giai cấp chiếm ưu thế về kinh tế đàn áp sự phản kháng của giai cấp và Trở thành
giai cấp thống trị về chính trị.
về tư tưởng: nắm quyền lực về kinh tế và chính trị giai cấp thống trị áp đặt, duy trì hệ tư tưởng
của giai cấp mình trở thành hệ tư tưởng thống trị trong xã hội.
Ví dụ nhà nước chủ nô. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ của hai giai cấp chính là chủ nô và nô lệ. Chủ nô
là một bộ phận thiểu số của xã hội nhưng nằm trong tay toàn bộ tư liệu sản xuất chủ yếu của xã hội.
Nhà nước chủ nô thực hiện bảo vệ và củng cố chế độ sở hữu của chủ nô đối với tư liệu sản xuất, sản
phẩm lao động và người nô lệ, đàn áp sự phản kháng của nô lệ bằng bạo lực, củng cố hệ tư tưởng tôn
giáo và sử dụng nó để thống trị về mặt tư tưởng đối với xã hội.
Bản chất Nhà nước thể hiện không chỉ thông qua bản chất giai cấp mà còn thể hiện thông qua bản
chất xã hội của nó. Bản chất xã hội của Nhà nước thể hiện ở chỗ:
Nhà nước quản lý xã hội, thực hiện những chức năng vì lợi ích của xã hội, đặc biệt trong thời
đại ngày nay như xây dựng công trình phúc lợi xã hội, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh...
Nhà nước ban hành chính sách quản lý dựa trên điều kiện thực tế của xã hội
Nhà nước thay đổi khi xã hội thay đổi
Kết luận bản chất giai cấp luôn được biểu hiện sâu sắc hơn. Tuy nhiên do yếu tố khách quan,
chủ quan, mức độ biểu hiện bản chất giai cấp, bản chất Xã hội khác nhau
- Hình thức NN
Là cách thức tổ chức và thực hiện quyền lực nhà nước của giai cấp thống trị. Hình thức nhà nước gồm
hình thức chính thể, hình thức cấu trúc và chế độ chính trị.
Hình thức chính thể là cách thức tổ chức và trình tự thành lập các cơ quan tối cao của nhà nước và xác
lập mối quan hệ cơ bản của các cơ quan đó. Hình thức chính thể bao gồm hình thức chính thể quân
chủ và hình thức chính thể cộng hòa.
Chính thể quân chủ là hình thức mà ở đó quyền lực tối cao của nhà nước tập trung toàn bộ hay một
phần vào người đứng đầu theo nguyên tắc thừa kế, quyền lực không thời hạn. Trong hình thức chính
thể quân chủ có hai biến thể:
Hình thức quân chủ chuyên chế (Tuyệt đối) Người đứng đầu nhà nước có quyền lực vô hạn
(vua trong chế độ phong kiến), không có hiến pháp. Hiện nay, chính thể quân chủ chuyên chế chỉ tồn
tại ở một số quốc gia Hồi giáo như Arập Xêut, vương quốc Quata, vương quốc Ôman...
Hình thức quân chủ lập hiến ( hạn chế) Quyền lực của vua đã được phân chia cho một cơ quan
khác là nghị viện. Hiến pháp có giá trị tối cao. Hiện nay rất nhiều quốc gia trên thế giới được tổ
chức theo hình thức này như Anh, Tây Ban Nha, Thái Lan, Đan Mạch
Chính thể cộng hòa quyền lực tối cao của nhà nước được thực hiện bởi những cơ quan đại diện được
bầu cử theo một thời hạn nhất định. chính thể cộng hòa cũng có những biến dạng Thành cộng hòa dân
chủ ( quyền tham gia thành lập các cơ quan đại diện cho quyền lực nhà nước được trao cho tất cả các
tầng lớp nhân dân lao động) và cộng hòa quý tộc (quyền bầu cử chỉ dành cho Tầng lớp quý tộc)
Hình thức cấu trúc là sự cấu tạo nhà nước thành các đơn vị hành chính, lãnh thổ và xác lập mối
quan hệ giữa các cơ quan nhà nước, giữa trung ương và địa phương
Có hai hình thức cấu trúc nhà nước cơ bản là nhà nước đơn nhất ( nhà nước Có chủ quyền Chung,
có một bộ máy nhà nước thống nhất và một hệ thống pháp luật chung cho cả nước) và Nhà nước Liên
bang (có hai loại chủ quyền, có hai Bộ máy nhà nước toàn liên bang và riêng cho từng Bang, có hai hệ
thống pháp luật của liên bang và các bang riêng), ví dụ Mỹ, Ấn Độ, Malaysia
Chế độ chính trị là tổng thể những phương pháp và biện pháp mà các cơ quan nhà nước sử
dụng để thực hiện quyền lực nhà nước. Có hai loại phương pháp chính:
phương pháp dân chủ : dân chủ trực tiếp (Là sự tham gia trực tiếp của nhân dân vào giải quyết những
vấn đề của nhà nước) và dân chủ giả hiệu
Phương pháp phản dân chủ: thể hiện tính độc tài, cực quyền và có nhiều dạng, đáng chú ý phương
pháp này phát triển ở mức độ cao sẽ là quân phiệt phát xít
- Hệ thống chính trị nước CH XHCN Việt Nam.
HTCT là một chỉnh thể thống nhất bao gồm các bộ phận cấu thành là các thiết chế chính trị có
vị trí, vai trò khác nhau nhưng có mối quan hệ mật thiết với nhau trong quá trình tham gia thực
hiện quyền lực NN
-Hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay gồm 3 bộ phận :
• Đảng cộng sản VN: Ðảng Cộng sản Việt Nam là Ðảng cầm quyền, lãnh đạo Nhà nước và xã hội.
Chức năng lãnh đạo của Đảng thể hiện trên những nội dung chủ yếu sau: Đảng đề ra Cương lĩnh chính
trị, đường lối, chiến lược, chủ trương phát triển kinh tế, xã hội; đồng thời Đảng là người lãnh đạo và tổ
chức thực hiện Cương lĩnh, đường lối của Đảng.
* Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:
Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của Nhân
dân, do Nhân dân, vì Nhân dân. Nhà nước gồm các có các cơ quan trung ương như Quốc hội, Chính
phủ, Tòa án nhân dân, Viện Kiểm sát nhân dân và chính quyền địa phương.
* Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội:
Mặt trận Tổ quốc Việt Nam là một bộ phận của hệ thống chính trị, là cơ sở chính trị của chính quyền
nhân dân. Mặt trận hoạt động theo nguyên tắc tự nguyện, hiệp thương dân chủ, phối hợp và thống nhất
hành động giữa các thành viên.
Các tổ chức chính trị - xã hội bao gồm: “Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh
niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam
+Vai trò:là cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân tức là nơi thông qua nó nhân dân thực hiện quyền
làm chủ của mình.
thừa nhận
tập quán có
sẵn
tiền lệ án, thừa
nhận các quyết
định của tòa án,
cơ sở áp dụng
cho th sau
ban hành quy
phạm Pháp
luật mới
2. Những kiến thức cơ bản về pháp luật:
- Cách thức hình thành PL
PL Là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước
Pháp luật được hình thành bằng ba con đường:
Thứ nhất, NN thừa nhận các tập quán có sẵn trong XH và đưa chúng lên thành luật có giá trị
bắt buộc trên toàn XH. Đối với quyền có họ, tên, khoản 2 Điều 26 BLDS 2015: ” Họ của cá nhân được
xác định là họ của cha đẻ hoặc họ của mẹ đẻ theo thỏa thuận của cha mẹ; nếu không có thỏa thuận thì
họ của con được xác định theo tập quán.
Ưu: Các quy định của pháp luật dễ dàng được người dân chấp nhận và tự nguyện, tự giác thực hiện vì
phong tục tập quán chính là thói quen xử sự vậy nên khi nó chưa thành pháp luật thì mọi người cũng
đã tự giác thực hiện theo .
Nhược: Các tập quán hình thành một cách tự phát, chậm thay đổi và có tính cục bộ
Thứ hai, nhà nước thừa nhận các quyết định của tòa án hoặc cơ quan quản lý là cơ sở để áp
dụng cho những trường hợp tương tự sau này. Ví dụ trong vụ án Elizabeth Manley đã trình báo với
cảnh sát rằng có một người đàn ông đã đánh cô và lấy toàn bộ tiền bạc. Tuy nhiên khi cảnh sát tiến
hành điều tra đã phát hiện vụ việc trên là không có thật. Tòa án đã kết tội Elizabeth Manley với tội
danh “làm ảnh hưởng đến trật tự công cộng”. Tội danh này không có quy định trong luật. Do đó, tòa
đã đưa ra hai lý do và sau đó hình thành nên tiền lệ. Thứ nhất, đặt người vô tội trước nguy cơ bị bắt
giữ; thứ hai, là tốn thời gian và công sức của cảnh sát.
Ưu: Án lệ mang tính thực tiễn cao, mang tính mềm dẻo, linh hoạt, phù hợp với sự thay đổi nhanh
chóng của xã hội
Nhược: Mỗi vụ án có những tình tiết vụ việc Không hoàn toàn giống nhau, việc sử dụng tiền lệ pháp
sẽ gặp khó khăn; Tiền lệ pháp hình thành không phải do hoạt động của cơ quan lập pháp dễ tạo ra sự
tùy tiện
Thứ ba, Nhà nước ban hành quy phạm pháp luật mới.Ví dụ: Quyết định về xử phạt vi phạm
hành chính đối với hành vi vi phạm Luật giao thông đường bộ
Ưu điểm pháp luật được ghi nhận ở hình thức văn bản bằng một ngôn ngữ pháp lý nên các quy định
của pháp luật sẽ chính xác rõ ràng cụ thể hơn
Nhược: Văn bản quy phạm pháp luật theo nhiều cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành vì thế dẫn
tới tình trạng các quy định của pháp luật bị mâu thuẫn, chồng chéo
Có thể nói ban hành quy phạm pháp luật là cách phổ biến nhất hiện nay trên thế giới và nhiều quốc gia
- Đặc điểm của PL
PL Là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện để
điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước
Những đặc điểm của pháp luật là những dấu hiệu phân biệt pháp luật với các quy tắc xã hội
khác
Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
Quy phạm là khuôn mẫu, mô hình xử sự chung. Tính quy phạm phổ biến chính là cái để phân biệt quy
phạm pháp luật với các quy phạm xã hội khác. So với các quy phạm xã hội khác, pháp luật có tính phổ
quát hơn, rộng khắp hơn. Về nguyên tắc pháp luật có thể điều chỉnh bất kỳ các quan hệ xã hội nào còn
các quy định của điều lệ Đoàn, Điều lệ Hội Liên hiệp Phụ nữ…. không thể áp dụng ngoài phạm vi các
tổ chức chính trị- xã hội đó. Các quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trên lãnh thổ và theo thời
gian.
Pháp luật có tính quyền lực nhà nước ( tình cưỡng chế)
Pháp luật quy định hành vi phải hoặc không được thực hiện, có tính bắt buộc thi hành và được đảm
bảo thi hành bằng bộ máy bạo lực. Cộng đồng quốc gia có nhiều dân tộc, giai cấp, tầng lớp, họ có các
lợi ích khác nhau, pháp luật có thể phù hợp với lợi ích tầng lớp này nhưng lại không phù hợp thậm chí
mâu thuẫn với lợi ích của tầng lớp khác. Vì vậy việc cưỡng chế buộc mọi người phải thi hành nghiêm
chỉnh pháp luật của nhà nước là không tránh khỏi. Khi vi phạm các quy phạm đạo đức, phong tục con
người không bị cưỡng chế của nhà nước còn nếu vi phạm pháp luật con người sẽ phải chịu trách
nhiệm pháp lý tùy theo tính chất và mức độ vi phạm.
pháp luật có tính hệ thống
Các quy định pháp luật được sắp xếp theo một hệ thống, với giá trị pháp lý cao thấp khác nhau. các
quy định pháp luật có mối quan hệ nội tại, thống nhất.
Ví dụ Văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan có vị trí cao hơn sẽ có giá trị pháp lý lớn hơn, Các quy
phạm pháp luật được chia thành các chế định.
Pháp luật có tính xác định về hình thức
Nội dung của pháp luật được thể hiện trong những hình thức xác định như tập quán, tiền lệ pháp, và
văn bản pháp luật. Nội dung của pháp luật cũng được thể hiện bằng ngôn ngữ pháp lý rõ ràng, chính
xác, có khả năng áp dụng trực tiếp.
pháp luật có tính ý chí
PL luôn thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, kể cả PL hình thành từ con đường tập quán
- Quan hệ PL
PL Là hệ thống quy tắc xử sự chung do nhà nước đặt ra hoặc thừa nhận và bảo đảm thực hiện
để điều chỉnh các quan hệ xã hội theo mục đích, định hướng của nhà nước
QHPL là những quan hệ nảy sinh trong XH được PL điều chỉnh
Cấu thành của quan hệ pháp luật gồm chủ thể, nội dung, khách thể
Chủ thể của QHPL là những cá nhân, tổ chức có đủ năng lực chủ thể tham gia vào các quan hệ PL để
thực hiện quyền và nghĩa vụ pháp lý nhất định. Chủ thể có một thuộc tính đặc biệt là năng lực chủ thể
tức là khả năng trở thành chủ thể pháp luật được nhà nước thừa nhận. Năng lực chủ thể bao gồm 2 yếu
tố cấu thành là: năng lực pháp luật và năng lực hành vi.
năng lực pháp luật là khả năng có quyền và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận và tồn tại từ
khi sinh ra đến khi mất đi.
Năng lực hành vi là khả năng thực tế để thực hiện quyền và nghĩa vụ do điều kiện chủ quan của cá
nhân tổ chức quyết định, tồn tại trong điều kiện nhất định về độ tuổi, nhận thức. Đối với cá nhân, Mỗi
ngành luật xác định thời điểm phát sinh NLHV khác nhau, thường dựa vào 2 yếu tố: Độ tuổi và khả
cá nhân tổ chứ đủ năng lực tham gia vào qh pl
năng lực pháp luật là khả năng có quyề và nghĩa vụ pháp lý được nhà nước thừa nhận
năng lực hành vi là khả năng thực hiện quyền và nghĩa vụ do đk chủ quan
năng nhận thức. Ví dụ: Trong lĩnh vực luật dân sự, cá nhân có năng lực hành vi khi cá nhân đó đủ 6
tuổi, còn năng lực hành vi đầy đủ khi cá nhân đó đủ 18 tuổi.
Để có năng lực hành vi, cá nhân phải có phải năng nhận thức và điều khiển hành vi của mình. Những
người bị mất trí hoặc mắc các bệnh làm mất khả năng nhận thức thì coi là người mất năng lực hành vi.
Năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể không phải một thuộc tính tự nhiên của con người
mà phụ thuộc vào ý chí Nhà Nước. Năng lực pháp luật chỉ là tiền đề cho năng lực hành vi và một cá
nhân, tổ chức muốn trở thành chủ thể quan hệ pháp luật thì đồng thời phải có cả năng lực pháp luật và
năng lực hành vi.
Có hai loại chủ thể là chủ thể cá nhân vào tổ chức. Cá nhân là chủ thể của quan hệ pháp luật bao gồm:
công dân Việt Nam, người nước ngoài cư trú, sinh sống và làm việc trên lãnh thổ Việt Nam và người
không quốc tịch. Tổ chức là các cơ quan nhà nước các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể nhân dân, các
tổ chức kinh doanh, dịch vụ… năng lực Pháp luật và năng lực hành vi xuất hiện cùng lúc với việc
thành lập tổ chức đó.
Nội dung quan hệ pháp luật
Quyền chủ thể là cách xử sự được PL cho phép và bảo vệ. Quyền chủ thể có các đặc điểm: Khả năng
được xử sự dựa theo pháp luật, thỏa thuận, khả năng yêu cầu chủ thể khác tôn trọng quyền của mình,
khả năng yêu cầu chính quyền nhà nước bảo vệ lợi ích của mình.
Nghĩa vụ chủ thể: cách xử sự bắt buộc phải thực hiện khi tham gia vào QHPL để bảo đảm quyền của
bên kia. Nghĩa vụ chủ thể của các đặc điểm như sau: Chủ động thực hiện theo pháp luật hoặc theo thỏa
thuận, kiềm chế không thực hiện hành vi, phải chịu trách nhiệm pháp lý trong trường hợp không thực
hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ của mình. Ví dụ; Đối với người vi phạm tùy theo từng
trường hợp phải chịu trách nhiệm pháp lý tương ứng như bị phạt tiền do không đội mũ bảo hiểm, buộc
phải trả nợ và chịu lãi suất nợ quá hạn do chậm trả, bị phạt hành chính do hành vi gây ô nhiễm môi
trường.
Khách thể QHPL
Những lợi ích (vật chất, tinh thần) mà chủ thể hướng tới khi tham gia quan hệ pháp luật. Khách thể của
quan hệ pháp luật có thể là những tài sản hoặc lợi ích tinh thần
Ví dụ: quan hệ hôn nhân đc thành lập
Chủ thể: cô dâu và chú rể
Nội dung: Vợ, chồng bình đẳng với nhau, có quyền, nghĩa vụ ngang nhau về mọi mặt trong gia đình,
trong việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của công dân, Vợ, chồng có nghĩa vụ tôn trọng, giữ gìn và
bảo vệ danh dự, nhân phẩm, uy tín cho nhau.
Khách thể: cùng nhau yêu thương xây dựng gđ, lợi ích về nhân thân như họ tên, quốc tịch…, lợi ích
về vật chất như tài sản, các khoản cấp dưỡng, tài sản được thừa kế.
Sự kiện pháp lý
SKPL là các sự kiện thực tế mà sự xuất hiện hay mất đi của chúng được PL gắn liền với việc
hình thành, thay đổi hoặc chấm dứt QHPL
Căn cứ vào dấu hiệu Ý Chí, sự kiện pháp lý có thể được chia thành sự biến và hành vi.
Sự biến là những hiện tượng tự nhiên mà trong những trường hợp nhất định PL gắn việc xuất hiện của
chúng với sự hình thành quyền và nghĩa vụ của chủ thể, xảy ra ngoài ý muốn chủ quan của con người.
(sự kiện khách quan). VD: thiên tai, sinh, tử… về Pl hợp đồng , trong trường hợp bất khả kháng như lũ
lụt, thiên tai, dịch bệnh, các bên có thể đc miễn trừ trách nhiệm nếu vi phạm.
Hành vi là những sự kiện xảy ra theo ý chí của con người, tồn tại dưới dạng hành động (kê khai và nộp
thuế, kết hôn…) hoặc không hành động (không tố giác tội phạm, không dừng trước tín hiệu đèn đỏ…).
Trong thực tế, một SKPL có thể làm phát sinh một hoặc nhiều QHPL, ngược lại, một QHPL đôi khi
chỉ phát sinh khi có một tập hợp các SKPL
Ví dụ: Sk đứa trẻ được sinh ra
Quan hệ thừa kế: hưởng ts thừa kế
Quan hệ gia đình: ông bà anh chị em có quyền nuôi dưỡng đứa trẻ
Quan hệ hành chính: cơ quan quản lý địa phương: công dân – nhà nước, đầu tiên là khai sinh.
một QHPL đôi khi chỉ phát sinh khi có một tập hợp các SKPL
Ví dụ: Bán xe máy
Phải có giấy tờ chứng minh sở hữu tài sản: giấy tờ đk xe, chủ thể cần đủ năng lực hành vi, hợp đồng
phải đem đi công chứng. Làm thủ tục sang tên đổi chủ.
3. Thực hiện pháp luật, vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý
- Các hình thức thực hiện pháp luật
Thực hiện pháp luật là hành vi thực tế, hợp pháp, có mục đích của các chủ thể được hình thành trong
quá trình hiện thực hóa các quy định của pháp luật.
Hình thức thứ nhất là tuân thủ pháp luật (tuân theo pháp luật) trong đó chủ thể pháp luật kiềm chế,
không tiến hành các hoạt động mà pháp luật cấm. Ví dụ pháp luật cấm trộm cắp, buôn bán ma túy, do
đó không thực hiện hành vi trộm cắp, buôn bán ma túy là tuân thủ pháp luật.
Hình thức thứ hai là Thi hành pháp luật (chấp hành pháp luật) trong đó chủ thể pháp luật chủ động
thực hiện các nghĩa vụ của mình. Ví dụ Pháp luật quy định về nghĩa vụ đóng thuế thu nhập cá nhân/
thuế thu nhập doanh nghiệp. Do đó, nếu không thuộc đối tượng không chịu thuế thì chủ thể đóng thuế
được xem là “thi hành pháp luật”.
Hình thức thứ ba là Sử dụng pháp luật trong đó chủ thể pháp luật thực hiện quyền chủ thể của mình.
VD: Công dân sử dụng quyền tự do kinh doanh của mình không bị giới hạn về quy mô, lĩnh vực trừ
những gì pháp luật cấm
Hình thức thứ tư là Áp dụng pháp luật. Nhà nước thông qua các cơ quan có thẩm quyền, tổ chức cho
các chủ thể pháp luật thực hiện các quy định của pháp luật, hoặc ban hành quyết định làm phát sinh,
thay đổi, chấm dứt các quan hệ pháp luật cụ thể. VD: cảnh sát giao thông ra quyết định xử phạt vi
phạm hành chính đối với người đi vào đường ngược chiều
- Vi phạm pháp luật: dấu hiệu, các yếu tố cấu thành
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực
hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu sau:
Thứ nhất, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật. Hành vi của con người biểu hiện dưới
dạng: hành động và không hành động. Tính trái pháp luật của hành vi thể hiện ở chỗ thực hiện các quy
định pháp luật cấm và không thực hiện các quy định bắt buộc phải thực hiện.
thứ hai, vi phạm pháp luật là hành vi xâm hại tới các quan hệ xã hội được pháp luật xác lập và
bảo vệ. Ví dụ hành vi cướp tài sản vi phạm quyền sở hữu tài sản hay hành vi lăng mạ xâm phạm quyền
được bảo vệ danh dự, nhân phẩm của người khác.
Thứ ba vi phạm pháp luật là hành vi có lỗi của chủ thể. Chủ thể có lỗi là người điều khiển được
hành vi của mình, không mắc các bệnh tâm thần, nhận thức được hành vi của mình và hậu quả của
hành vi đó. Ví dụ một người mắc bệnh tâm thần ăn trộm tài sản không được coi là chủ thể có lỗi
Thứ tư, VPPL là hành vi của chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý. Năng lực trách nhiệm
pháp lý là khả năng điều khiển hành vi và chịu trách nhiệm về hành vi của cá nhân. Năng lực này phụ
thuộc vào độ tuổi và khả năng nhận thức. Ví dụ Điều 12 Bộ luật Hình sự năm 2015 quy định:
“ Người từ đủ 16 tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.”
Cấu thành vi phạm pháp luật bao gồm khách thể, chủ thể, mặt khách quan, mặt chủ quan
Khách thể của VPPL là những QHXH được PL bảo vệ. Ví dụ: Hành vi đánh người gây
thương tích xâm phạm quyền bất khả xâm phạm về thân thể người, Đưa thông tin sai lệch trên mạng
XH. Tuy có nhiều hành vi xâm hại đến XH, nhưng đó là QHXH không được PL điều chỉnh nên không
được coi là VPPL.
Chủ thể của vi phạm pháp luật là cá nhân hoặc tổ chức có năng lực trách nhiệm pháp lý mà
theo quy định của pháp luật họ phải chịu trách nhiệm đối với hành vi trái pháp luật của mình.
Mặt khách quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện ra bên ngoài của vi phạm pháp
luật.
+ Hành vi trái pháp luật là hành vi của chủ thể không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy
đủ các quy định của pháp luật, có thể tồn tại dưới dạng hành động hoặc không hành động. VD: ko đội
mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông.
+ Hậu quả do hành vi trái pháp luật gây ra là thiệt hại đã xảy ra hoặc có khả năng xảy ra trên thực tế.
Mức độ nguy hiểm của hành vi trái pháp luật có cơ sở xác định là tính chất và mức độ thiệt hại gây ra
hoặc có khả năng gây ra.
Mặt chủ quan của vi phạm pháp luật là những biểu hiện tâm lý bên trong của chủ thể vi phạm
pháp luật. Mặt này bao gồm lỗi, động cơ và mục đích.
+ Lỗi là trạng thái tâm lý của chủ thể đối với hành vi trái pháp luật của mình và hậu quả do hành vi đó
mang lại. Dựa vào thái độ có 2 loại lỗi: Lỗi cố ý khi chủ thể nhận thức rõ hành vi nhưng vẫn thực hiện
và mong muốn hậu quả xảy ra (Cố ý trực tiếp) hoặc tuy không mong muốn nhưng để mặc cho hậu quả
xảy ra (Cố ý gián tiếp) và Lỗi vô ý khi chủ thể thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả nguy
hiểm cho xã hội và không mong muốn cho hậu quả đó xảy ra ( Vô ý do quá tự tin và vô ý do cẩu thả)
+ Động cơ vi phạm: là động lực bên trong thúc đẩy chủ thể thực hiện hành vi vi phạm pháp luật
+ Mục đích vi phạm: là kết quả trong ý thức mà chủ thể vi phạm pháp luật đặt ra và mong muốn đạt
được khi thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Phân loại vi phạm pháp luật là cơ sở để xác định loại trách nhiệm pháp lý thích hợp.
* Vi phạm hình sự (tội phạm): tính nguy hiểm cho xã hội ở mức cao nhất, xâm phạm những quan hệ
xã hội quan trọng nhất trong hệ thống quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ
Vd buôn bán ma túy, ấu dâm, giết người, hối lộ
* Vi phạm hành chính: tính nguy hiểm cho xã hội thấp hơn tội phạm
vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều
* Vi phạm kỷ luật: là vi phạm trong trường hợp chủ thể ko thực hiện hoặc thực hiện ko đầy đủ nghĩa
vụ của họ trong một quan hệ pháp luật được xác lập trong nội bộ cơ quan, tổ chức thuộc phạm vi quản
lý Nhà nước
đi làm muộn, hút thuốc tại cơ quan nhà nước
* Vi phạm dân sự: là vi phạm pháp luật trong trường hợp chủ thể ko thực hiện hoặc thực hiện ko đúng,
ko đầy đủ nghĩa vụ của họ trong một quan hệ pháp luật dân sự cụ thể.
xô xát làm hỏng tài sản nhà nước, sử dụng hình ảnh cá nhân chưa xin phép…
- Trách nhiệm pháp lý: căn cứ, các loại trách nhiệm pháp lý
Trách nhiệm pháp lý là những hậu quả bất lợi được pháp luật quy định, do các cơ quan Nhà nước có
thẩm quyền hoặc các chủ thể được Nhà nước ủy quyền áp dụng đối với chủ thể có hành vi vi phạm
pháp luật.
Căn cứ để truy cứu trách nhiệm pháp lý là Căn cứ pháp lý và Căn cứ thực tế
Căn cứ pháp lý là toàn bộ các quy định của pháp luật được sử dụng làm căn cứ pháp lý cho tất cả các
hoạt động trong quá trình truy cứu trách nhiệm pháp lý. Đó là những quy định về :vi phạm pháp luật
xử lý vi phạm pháp luật
Căn cứ thực tế là các yếu tố cấu thành vi phạm pháp luật
– Về mặt khách quan: hành vi trái pháp luật là căn cứ đầu tiên; tính chất phương pháp thủ đoạn thực
hiện hành vi; thiệt hại cho xã hội.
– Về chủ thể: đối với cá nhân thì căn cứ vào độ tuổi, khả năng nhận thức và điều khiển hành vi; tư
cách pháp nhân của các tổ chức.
– Về mặt chủ quan: lỗi là yếu tố quan trọng; động cơ và mục đích có ý nghĩa trong việc quyết định áp
dụng biện pháp cưỡng chế cụ thể đối với chủ thể vi phạm.
– Khách thể: tính chất và tầm quan trọng của quan hệ xã hội bị xâm hại là căn cứ để quyết định có hay
ko tiến hành hoạt động truy cứu trách nhiệm pháp lý.
Các loại trách nhiệm pháp lý
Tương ứng với 4 loại vi phạm pháp luật thì có 4 loại trách nhiệm pháp lý:
Trách nhiệm hình sự: do Tòa án áp dụng đối với chủ thể có hành vi phạm tội.
VD: phạt tù, phạt tiền, tử hình…
Trách nhiệm hành chính: do cơ quan Nhà nước hoặc cá nhân có thẩm quyền áp dụng
VD: phạt tiền, cảnh cáo…
Trách nhiệm kỷ luật : do thủ trưởng cơ quan áp dụng đối với cán bộ, công chức, người lao
động trong đơn vị và đc áp dụng với hành vi vi phạm quy định về kỷ luật lao động, học tập, công tác
… VD: thuyên chuyển công tác, đuổi học…
Trách nhiệm dân sự :do Tòa án hoặc cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng đối với chủ
thể vi phạm pháp luật dân sự.
VD: bồi thường thiệt hại, phạt vi phạm HĐ…
Tuy nhiên, có các trường hợp không áp dụng TNPL như chủ thể không có năng lực trách nhiệm pháp
lý, chủ thể không thể thấy trước /không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra ( ví
dụ một người đang lái xe (đúng theo quy định pháp luật) bỗng dưng có một người chạy ngang qua đầu
xe người lái đã phanh gấp nhưng vẫn đâm phải người đó , phòng vệ chính đáng ( VD: Trên đường đi
làm về A bị một nhóm thanh niên vây đánh tới tấp, trong lúc đó A tự vệ bằng cách đánh lại nhóm
thanh niên để bỏ chạy, hậu quả 1 người trong nhóm thanh niên bị chết) hoặc thực hiện hành vi trong
tình thế cấp thiết (Để cứu ngăn ngừa đám lửa cháy, B quyết định phá nhà C để ngăn đám lửa, nếu ko
phá nhà C thì đám lửa đó tiếp tục đốt cháy nhiều nhà khác và gây thiệt hại nhiều hơn).
4. Hệ thống pháp luật
- Hệ thống quy phạm pháp luật
a. Quy phạm pháp luật:
Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện để điều
chỉnh các quan hệ xã hội theo những định hướng và nhằm đạt được những mục đích nhất định.
Quy phạm xã hội bao gồm quy phạm pháp luật và các quy phạm khác ( đạo đức, Tôn giáo, quy định
của tổ chức)
Đặc điểm của quy phạm pháp luật
Quy phạm pháp luật là các quy tắc xử sự chung.
Quy phạm pháp luật đưa ra giới hạn, khuôn mẫu xử sự QPPL áp dụng cho toàn xã hội. VD: QP bắt
buộc: Phải làm gì, Qp giải thích, hướng dẫn: Làm như thế nào, Qp cấm: Không được làm
Quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành và bảo đảm thực hiện:
Nhà nước là chủ thể duy nhất có quyền ban hành các quy phạm pháp luật. NN bảo đảm cho QPPL
được thực thi: tuyên truyền, khuyến khích, cưỡng chế
QPPL mang tính bắt buộc chung:
QPPL áp dụng đối với mọi cá nhân, tổ chức trong XH. NN có bộ máy cưỡng chế bảo đảm cho các
QPPL được thực hiện
QPPL được thực hiện nhiều lần:
QPPL được áp dụng có hiệu lực được áp dụng trong thời gian dài, đối với bất kỳ chủ thể nào ở trong
hoàn cảnh nêu ra trong QPPL
b. Cấu trúc của quy phạm pháp luật:
* Bộ phận giả định:
Giả định là một bộ phận của quy phạm pháp luật nêu lên những hoàn cảnh, điều kiện có thể xảy ra
trong đời sống xã hội mà quy phạm pháp luật sẽ tác động đối với những chủ thể nhất định.
Có hai loại giả định:
Giả định giản đơn − chỉ nêu lên một hoàn cảnh, điều kiện VD. HP 1992: “Công dân có quyền tự do
kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm
Giả định phức tạp − nêu lên nhiều điều kiện hoàn cảnh khác nhau. VD “Người nào cho thuê, cho
mượn địa điểm hoặc có bất kỳ hành vi nào khác chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy, thì bị
phạt tù từ hai năm đến bảy năm”
* Quy định:
Quy định là một bộ phận của QPPL nêu lên những quy tắc xử sự mà các chủ thể có thể hoặc buộc
phải tuân theo khi ở vào điều kiện, hoàn cảnh đã nêu ra trong phần giả định của quy phạm pháp luật.
Hai dạng quy định:
Quy định xác định: chỉ nêu ra một cách xử sự để chủ thể phải tuân theo mà không có sự lựa chọn
nào khác.
Ví dụ: “Trong trường hợp không có người thừa kế theo di chúc, theo pháp luật hoặc có nhưng không
được quyền hưởng di sản, từ chối quyền hưởng di sản thì di sản không có người nhận thừa kế thuộc
Nhà nước”
Quy định tùy nghi: nêu ra một số cách xử sự để chủ thể phải lựa chọn.
VD: người có tài sản hợp pháp có quyền bán, tặng, cho, để thừa kế, cầm cố, thế chấp tài sản theo quy
định pháp luật
* Chế tài:
Chế tài là một bộ phận của quy phạm pháp luật chỉ ra những biện pháp tác động dự kiến sẽ áp
dụng đối với các chủ thể không thực hiện đúng mệnh lệnh đã nêu ra ở phần quy định của quy phạm
pháp luật. chủ thể có thẩm quyền áp dụng quy phạm có thể áp dụng những biện pháp nào đối với chủ
thể vi phạm pháp luật? chủ thể vi phạm pháp luật sẽ phải gánh chịu hậu quả gì?
Chế tài cố định nêu chính xác biện pháp tác động sẽ áp dụng đối với chủ thể vi phạm pháp
luật.
VD: Trong trường hợp bên thuê sử dụng tài sản không đúng mục đích, không đúng công dụng,
thì bên cho thuê có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và yêu cầu bồi thường thiệt hại”.
Chế tài không cố định: không nêu lên một cách chính xác hậu quả phải gánh chịu mà chỉ nêu
lên mức cao nhất và mức thấp nhất của biện pháp tác động.
Người nào ngược đãi hoặc hành hạ ông bà, cha mẹ, vợ, chồng, con, cháu hoặc người có công
nuôi dưỡng mình gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi
phạm, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến ba năm.
Các loại chế tài: Chế Tải hình sự, hành chính, kỷ luật, dân sự
Điều 132 Bộ luật hình sự 2015
Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà
không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến
02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm.
“Người nào thấy người khác trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng , tuy có điều kiện mà
không cứu giúp, dẫn đến hậu quả người đó chết ” là bộ phận giả thiết
bộ phận quy định “ tuy có điều kiện mà không cứu giúp” có hàm ý là phải cứu người bị nạn.
Chế tài “bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm”
- Luật quốc tế: Khái niệm, đặc điểm của công pháp QT
Công pháp quốc tế là tập hợp các nguyên tắc, quy phạm pháp lý được các quốc gia, các chủ thể khác
của luật quốc tế xây dựng trên cơ sở thỏa thuận, tự nguyện, bình đẳng nhằm điều chỉnh quan hệ nhiều
mặt giữa chúng
Đặc điểm của CPQT
Trình tự xây dựng: Được xây dựng dựa trên nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia nên
không có cơ quan lập pháp chung, việc xây dựng luật chủ yếu do thỏa thuận, tự nguyện giữa các chủ
thể
Luật quốc gia
+ Do cơ quan lập pháp, Chủ thể PL không bình đẳng với cơ quan lập pháp
Đối tượng điều chỉnh: là quan hệ quốc tế giữa các quốc gia, tổ chức QT, những quan hệ vượt khỏi
phạm vi QG
Luật quốc gia quan hệ giữa các cá nhân, tổ chức trong nội bộ quốc gia
Chủ thể: Quốc gia, Tổ chức QT liên CP, Dân tộc đang đấu tranh giành quyền tự quyết, Các chủ thể
đặc biệt
Luật quốc gia Cá nhân, Tổ chức trong nội bộ quốc gia
Tính cưỡng chế: Chủ thể tự nguyện thực hiện không có cơ quan cưỡng chế
Biện pháp các chủ thể bị hại sử dụng với quốc gia gây hại : buộc xin lỗi, yêu cầu khôi phục nguyên
trạng, rút đại sứ về nước, cắt đứt QH ngoại giao, bao vây kinh tế, trả đũa, chấm dứt quan hệ…
Luật quốc gia: Chủ thể buộc phải thực hiện, Có cơ quan cưỡng chế
5. Luật phòng chống tham nhũng
- Khái niệm,
Tham nhũng là hành vi của người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn đó vì vụ lợi.
Nhũng nhiễu:
Hành vi cửa quyền, hách dịch, đòi hỏi, gây khó khăn, phiền hà của người có chức vụ, quyền hạn trong
khi thực hiện nhiệm vụ, công vụ
Vụ lợi :
Người có chức vụ, quyền hạn đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn nhằm đạt được lợi ích vật chất/phi vật
chất không chính đáng.
đặc điểm của hành vi tham nhũng
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, tham nhũng có những đặc trưng cơ bản như sau:
Một là, chủ thể tham nhũng là người có chức vụ, quyền hạn
Chủ thể thực hiện hành vi phải là người có chức vụ, quyền hạn. Ở đây, người có chức vụ, quyền hạn
do bổ nhiệm, do bầu cử, do tuyển dụng, do hợp đồng hoặc do một hình thức khác, có hưởng lương
hoặc không hưởng lương và được giao thực hiện nhiệm vụ, công vụ nhất định và có quyền hạn nhất
định bao gồm cán bộ, công chức, viên chức; Sĩ quan, quân nhân; Người giữ chức danh, chức vụ quản
lý trong doanh nghiệp, tổ chức NN; Người được giao thực hiện nhiệm vụ
Hai là, chủ thể tham nhũng lợi dụng chức vụ, quyền hạn được giao
Chủ thể tham nhũng phải sử dụng “chức vụ, quyền hạn của mình” như một phương tiện để mang lại
lợi ích cho mình, cho gia đình mình hoặc cho người khác
Ba là, động cơ của hành vi tham nhũng là vì vụ lợi
Mục đích của hành vi tham nhũng là vụ lợi. Vụ lợi là lợi ích vật chất (tiền, nhà, đất, các vật có giá
trị...) hoặc lợi ích tinh thần. Nếu chủ thể thực hiện hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn mà không xuất
phát từ động cơ vụ lợi thì hành vi đó không là hành vi tham nhũng. Tuy nhiên, lợi ích vật chất hiện nay
trong cơ chế thị trường thể hiện ở rất nhiều dạng khác nhau, nếu chỉ căn cứ vào những tài sản phát
hiện hoặc thu hồi được để đánh giá lợi ích mà kẻ tham nhũng đạt được thì sẽ là không đầy đủ. Thêm
nữa, các lợi ích vật chất và phi vật chất đan xen rất khó phân biệt;
Trách nhiệm của công dân trong phòng chống tham nhũng
Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng
Trách nhiệm phòng, chống tham nhũng của công dân được thể hiện trước hết bằng việc chấp hành
nghiêm chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng. Việc phòng, chống tham nhũng đòi hỏi mỗi
người phải luôn “giữ mình” để bản thân không lạm dụng quyền lực, vi phạm pháp luật hay có hành vi
tham nhũng, đồng thời mỗi người còn phải có trách nhiệm vận động, giáo dục chấp hành nghiêm
chỉnh pháp luật về phòng, chống tham nhũng để không cho hành vi tham nhũng xảy ra
Lên án, đấu tranh với những người có hành vi tham nhũng
Bằng hành động cụ thể của mình, khi phát hiện hành vi tham nhũng, công dân cần chủ động nhắc nhở,
phê bình lên án, tố cáo người có hành vi tham nhũng, kiên quyết đấu tranh không khoan nhượng.
Giám sát, phát hiện, phản ánh, tố cáo, tố giác, báo tin về hành vi tham nhũng
khi biết có hành vi tham nhũng, công dân có quyền tố cáo hành vi này trước cơ quan có thẩm quyền
để xử lý theo pháp luật. Phát hiện và tố cáo hành vi tham nhũng là quyền, đồng thời cũng là nghĩa vụ
của công dân.
Hợp tác, giúp đỡ các cơ quan có thẩm quyền trong phòng, chống tham nhũng
Hợp tác với các cơ quan có thẩm quyền trong việc xác minh, xử lý hành vi tham nhũng là trách nhiệm
của công dân. Việc không hợp tác của công dân có thể làm cản trở việc xác minh, điều tra xử lí hành vi
tham nhũng, có thể bị xử lí theo quy định của pháp luật.
Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoàn thiện cơ chế, chính sách pháp luật về
phòng, chống tham nhũng
khi phát hiện những hạn chế của chính sách và pháp luật qua đó người có chức vụ, quyền hạn có thể
lợi dụng để thực hiện hành vi tham nhũng, thì công dân có quyền kiến nghị với cơ quan nhà nước có
thẩm quyền hoàn thiện cơ chế.
Góp ý kiến xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng
công dân có thể thông qua các hội nghị, diễn đàn hoặc thông qua các cơ quan, tổ chức của mình kiến
nghị, góp ý kiến với cơ quan có thẩm quyền xây dựng pháp luật về phòng, chống tham nhũng.
Download