Uploaded by 30. Văn Anh Quân lớp 9/7

3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 2

advertisement
3 Đặc điểm phát triển ngôn ngữ của trẻ 2-3 tuổi
Trẻ 2-3 tuổi có số lượng từ tăng nhanh. Đặc biệt ở trẻ 22 tháng, trẻ 30 tháng. Trong vốn từ của
trẻ , phần lớn là các danh từ , động từ. các loại khác như tính từ, đại từ, trạng từ…được xuất hiện
với số lượng ít và được tăng dần theo tháng tuổi của trẻ
Trẻ ở lứa tuổi này không chỉ hiểu nghĩa của từ biểu thị các sự vật, hành động cụ thể mà còn có
thể hiểu nghĩa các từ biểu thị tính chất, màu sắc, thời gian và các mối quang hệ . Tuy nhiên, mức
độ hiểu nghĩa của từ này ở 2-3 tháng tuổi còn rất hạn chế và có nét đặc trưng rieng. Trẻ dưới 3
tuổi, sử dụng các từ biều thị thời gian chưa chính xác. Ví dụ, để chỉ thời gian quá khứ, mỗi trẻ
thường hay dùng 1 từ mà chưa phân biệt quá khứ gần,quá khứ xa. Khi kể về một sự việc đã xảy
ra lâu hằng tháng, trẻ vẫn sử dụng từ “lúc nãy” .Ngược lại có sự việc vừa mới xảy ra , trẻ lại
dụng từ “ hôm qua”. Các từ chỉ màu sắc, số lượng trẻ hiểu nhưng dùng chưa chính xác. Một đặc
điểm nổi bật về hiểu từ và sử dụng từ của trẻ 2- 3 tuổi là với một số đồ vật gần giống nhau , trẻ
đều gọi chung một từ :
+ấm-thìa
+ gõ – đập
+Cốc – bát
Trong quá trình tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ, đối với một số đồ vật mà trẻ chưa biết tên
gọi,trẻ tự đặt ra một từ mới hoặc một tổ hợp từ mới như :
Cái xô – cái múc nước
Cái làn – cái đi chợ
Lọ hoa – cái cắm hoa
Trẻ 2-3 tuổi đã sử dụng được nhiều loại cấu trúc khác nhau trong giao tiếp, các câu nói của
trẻ có cấu trúc từ đơn giản đến phức tạp.Đến cuối 3 tuổi, trẻ có khả năng sử dụng nhiều loại câu
đơn mở rộng thành phần và nhiều thành phần mở rộng trong cùng một câu. Độ dài câu nó được
nối dài
Các câu phức hợp phụ thuộc được trẻ 3 tuổi sử dụng ít và ở dạng chưa đầy đủ . Câu còn
thiếu từ nối hoặc thiếu thành phần trong mệnh đề . Trẻ nhận thức về công cụ ngữ pháp và sử
dụng nó còn rất hạn chế . Vì vậy , khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ dưới 3 tuổi tuy có những
bước tiến mới , nhưng cũng chỉ là bước đầu . Trẻ còn phải vượt qua những bước tiến dài hơn nữa
mới có thể nắm bắt và sử dụng thành thao các cầu đơn mở rộng thành phần và các câu phức hợp
vốn có trong ngôn ngữ dân tộc để biểu hiện ngày càng phong phú hơn những hiểu biết và nhu
cầu giao tiếp của mình .
Với trẻ ở giai đoạn này , chúng ta cần giúp trẻ phát triển , mở rộng các từ loại trong vốn từ , biết
sử dụng nhiều loại câu bằng cách thường xuyên trò chuyện với trẻ về những sự vật , sự việc trẻ
nhìn thấy trong sinh hoạt hàng ngày . Nói cho trẻ biết các từ biểu hiện về các đặc điểm , tính chất
, công dụng của chúng . Cho trẻ xem tranh , kể cho trẻ nghe các câu chuyện đơn giản qua tranh .
Đặt một số loại câu hỏi giúp trẻ biết kể chuyện theo tranh bằng ngôn ngữ của trẻ
Download