TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT TP HỒ CHÍ MINH LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ GV: CHUNG LÊ HỒNG ÂN Bộ môn Công pháp quốc tế - Khoa Luật quốc tế • CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ • CHƯƠNG II: VẬN CHUYỂN HÀNG KHÔNG QUỐC TẾ • CHƯƠNG III: AN NINH HÀNG KHÔNG CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT HÀNG KHÔNG DÂN DỤNG QUỐC TẾ NỘI DUNG I. II. III. IV. Khái niệm – các nguyên tắc cơ bản của Luật Hàng không dân dụng quốc tế Nguồn của Luật Hàng không dân dụng quốc tế. Quy chế pháp lý của vùng trời, phương tiện bay và phi hành đoàn. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế (ICAO). I. Khái niệm – các nguyên tắc cơ bản của Luật HKDDQT 1. 2. Khái niệm Luật HKDDQT Các nguyên tắc cơ bản của Luật HKDDQT 1. Khái niệm Luật HKDDQT 1.1 Định nghĩa Luật HKDDQT là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật quốc tế, bao gồm tổng thể các nguyên tắc và các QPPLQT, điều chỉnh các mối quan hệ pháp lý phát sinh giữa các quốc gia và các chủ thể khác của pháp luật quốc tế trong quá trình khai thác và sử dụng khoảng không gian các đường bay, sân bay quốc tế. 1.2 LS hình thành & phát triển của ngành Luật HK dân dụng quốc tế • Luật HKDDQT là 1 ngành luật trẻ, mới ra đời vào những năm đầu thế kỷ 20. • Quá trình phát triển của luật HKDDQT gắn liền với quá trình phát triển của ngành kỹ nghệ hàng không. -> lịch sử phát triển của luật HKDDQT là lịch sử phát triển của ngành kỹ nghệ hàng không. 1.2 LS hình thành & phát triển của ngành Luật HK dân dụng quốc tế Trước 1919 1919 -> 1944 1944 -> 1999 1999 -> nay Trước 1919 • PTB thô sơ, đơn giản, chủ yếu là khinh khí cầu. • Phạm vi hoạt động: Trong lãnh thổ QG. • Lĩnh vực hoạt động: Chủ yếu là hoạt động thể thao, giải trí ở các nước châu Âu và Bắc mỹ như Nga, Pháp, Mỹ… • Ở Việt Nam: Ngày 10/12/1910 chiếc máy bay đầu tiên của Pháp mới bay trên bầu trời Sài gòn (thiết kế thô sơ, chỉ chở được đội bay gồm 4 người). • Ngày 13/11/1917 sân bay đầu tiên mới được xây dựng ở Việt Nam. Văn bản pháp luật • • Luật hàng không chưa xuất hiện; Nguyên tắc chi phối là “không phận tự do”. Kết luận: - Không gian là lãnh thổ chung của cộng đồng. - Các QG chưa xác lập chủ quyền đối với vùng trời. - Chưa có Luật QT và luật QG về hàng không. Từ 1919 đến 1944 • Sau chiến tranh thế giới lần thứ nhất (1914 1918), công nghệ hàng không phát triển rất nhanh, các loại máy bay hiện đại đã ra đời. • Phạm vị hoạt động: Bao trùm không phận QG và QT. • Lĩnh vực hoạt động: Quân sự, dân sự, thể thao. • Học thuyết “ Tự do tuyệt đối trên không” đã được thay thế bằng học thuyết “chủ quyền quốc gia đối với vùng trời” và được ghi nhận trong luật QT và luật QG. Văn bản pháp luật -Công ước Paris ký ngày 13/10/1919 – CƯ đầu tiên về HK, ghi nhận chủ quyền hoàn toàn, riêng biệt của qg với vùng trời qg mình. -Công ước Madrit 1926: về hàng không dân dụng. -Công ước Lahabana 1928 (bao gồm các qg ở khu vực Trung Mỹ) về hàng không dân dụng. -Công ước Vacsava ngày 12/10/1929 về thống nhất các quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế. Từ 1944 đến 1999 • Công nghệ hàng không đã có bước phát triển vượt bậc. PTB hiện đại đã ra đời; • Lĩnh vực hoạt động ngày càng đa dạng: Quân sự, dân sự, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn, thể thao, giải trí … • Hàng không dân dụng đã trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của các QG trên thế giới. Văn bản pháp luật • Công ước Chicago 07/12/1944 - Bộ luật về hàng không quốc tế đã được ký kết (thành viên của LHQ là thành viên của CƯ Chicago). => tổ chức hàng không dân dụng quốc tế gọi tắt là ICAO được thành lập. - Việt Nam gia nhập ICAO ngày 12/4/1980. - Các QG đã ban hành LHKDD của nước mình (Việt Nam đã ban hành Luật hàng không dân dụng 1991, sửa đổi 1995 và luật HKDD 2006 sửa đổi 2014); - Các ĐƯQT song phương và đa phương về lĩnh vực hàng không ra đời ngày càng nhiều. Văn bản pháp luật • Các Điều ước quốc tế về lĩnh vực hình sự: - Công ước Tokyo ngày 14/9/1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên máy bay; - Công ước Lahay ngày 16/12/1970 nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp máy bay; - Công ước Montreal ngày 23/9/1971 nhằm ngăn chặn những hành động bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động hàng không dân dụng; - Nghị định thư bổ sung Công ước Montreal 1971 năm 1988. Văn bản pháp luật Các Điều ước quốc tế về lĩnh vực dân sự: • Nghị định thư Lahay ngày 20/9/1955 bổ sung cho Công ước Vacsava 1929; • Công ước Roma 1952 về bồi thường thiệt hại cho người thứ ba dưới mặt đất; • Công ước Gudalajara (Mehico)1961; Nghị định thư Goantemala 1971; Nghị định thư Montreal 1975, cả 3 Nghị định thư này đều sửa đổi và bổ sung cho Công ước Vacsava 1929 và Nghị định thư Lahay 1955. Từ 1999 đến nay • Ngành kỹ nghệ hàng không tiếp tục phát triển không ngừng với nhiều thành tựu đặc sắc. • Không còn là vấn đề tốc độ bay, khoảng cách và công nghệ vật liệu mà thế kỷ chứng kiến sự lan rộng của cuộc cách mạng kỹ thuật số cả trong hệ thống điện tử của chuyến bay hay trong thiết kế máy bay và kỹ thuật sản xuất. • Công ước Montréal 28/5/ 1999 có hiệu lực ngày 28/6/2004 về thống nhất hóa một số quy tắc về vận chuyển hàng không quốc tế. • Sự kiện 11/9/2001 đã làm thay đổi các qui định, chuẩn mực về an ninh hàng không quốc tế. Dấy lên một yêu cầu thay đổi theo hướng nghiêm ngặt hơn về kiểm soát an ninh HK. Năm 2004, Hiệp hội Vận tải Hàng không Quốc tế (IATA), xác nhận ngày 31 tháng 12 năm 2007 là hạn chót cho các hãng hàng không chuyển đổi qua 100% vé điện tử. 1.3 Đặc điểm của Luật HKDDQT • Luật HKDDQT là ngành luật có liên quan chặt chẽ đến các ngành luật khác như luật Hình sự, luật Hành chính, luật Dân sự và luật tố tụng hình sự, luật tố tụng dân sự. • Luật HKDDQT là một ngành luật trẻ. • Luật HKDDQT là một ngành luật hiện đại – gắn với khoa học công nghệ, kỹ thuật cao. 1.4 Đối tượng điều chỉnh Có 3 đối tượng điều chỉnh: • Quan hệ phát sinh giữa các chủ thể của luật quốc tế trong quá trình khai thác, sử dụng khoảng không gian, đường bay, sân bay quốc tế; 1.4 Đối tượng điều chỉnh • Quan hệ giữa các chủ thể của luật quốc tế với các hãng hàng không quốc gia & quốc tế; VD: Quan hệ giữa Việt Nam và hãng HK Cathay Pacific • Quan hệ giữa các hãng hàng không với khách hàng. VD: trách nhiệm thực hiện hợp đồng vận chuyển, bồi thường thiệt hại, ... 1.5 Phạm vi điều chỉnh • Chỉ điều chỉnh hoạt động hàng không dân dụng, không điều chỉnh hoạt động hàng không quân sự. Cơ sở pháp lý: Điều 3, Công ước Chicago 1944 Điều 1, Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2014. 1.6 Phương pháp điều chỉnh • Quan hệ công pháp quốc tế về hàng không: phương pháp bình đẳng- thỏa thuận; • Quan hệ tư pháp quốc tế về hàng không: phương pháp điều chỉnh đặc thù của tư pháp quốc tế và phương pháp điều chỉnh của pháp luật quốc gia. 2. Các nguyên tắc cơ bản của Luật HKDDQT •Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với không phận của mình. •Nguyên tắc tự do trên không phận quốc tế. •Nguyên tắc các quốc gia bình đẳng trong hoạt động hàng không quốc tế. •Nguyên tắc bảo đảm an ninh cho hàng không dân dụng quốc tế. •Nguyên tắc chống ô nhiễm không gian. Nguyên tắc chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt của quốc gia đối với không phận của mình Không phận quốc gia Θ Vùng trời quốc gia? • Các quốc gia có chủ quyền hoàn toàn và riêng biệt đối với khoảng không gian bao trùm lên lãnh thổ quốc gia đó. • Quốc gia sở tại có quyền tài phán đối với mọi hoạt động hàng không dân dụng trong phạm vi lãnh thổ của mình. (Điều 1, Công ước Chicago 1944) Nguyên tắc tự do trên không trên không phận quốc tế Vùng trời quốc tế Θ Không phận quốc tế? • Mọi QG đều bình đẳng trong hoạt động khai thác không gian VTQT. =>Phương tiện bay của tất cả các quốc gia đều có quyền tự do bay trên không phận quốc tế. =>Tuân thủ quyền tài phán mà PTB mang quốc tịch. • Tuy nhiên, khi bay trong không phận quốc tế, các PTB của quốc gia phải tuân các quy định được ghi nhận trong các điều ước quốc tế và các chuẩn mực do ICAO ấn định. Nguyên tắc các quốc gia bình đẳng trong hoạt động hàng không quốc tế Các quốc gia trên thế giới không phân biệt chế độ chính trị, trình độ phát triển kinh tế… đều có quyền bình đẳng tham gia vào các hoạt động hàng không quốc tế. Như: + Ký kết, gia nhập các ĐƯQT về hàng không + Khai thác không gian đường bay quốc tế + Chấp nhận hoặc từ chối các HHKNN khai thác trên VTQG. + Tài phán đối với hoạt động hàng không… Nguyên tắc bảo đảm an ninh cho hàng không dân dụng quốc tế • Các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện mọi biện pháp ngăn ngừa và trừng trị các hành động can thiệp bất hợp pháp và hoạt động hàng không, đe dọa an ninh các chuyến bay quốc tế mà đặc biệt là các tội phạm khủng bố hàng không quốc tế. • Các quốc gia có nghĩa vụ áp dụng các biện pháp cần thiết nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về kỹ thuật đối với phương tiện bay, sân bay, dịch vụ bay như điều khiển không lưu, tìm kiếm cứu nạn… Cơ sở pháp lý: Công ước Tokyo 1963, Công ước Lahay 1970, Công ước Montreal 1971… Nguyên tắc chống ô nhiễm không gian. • Các quốc gia và các hãng hàng không phải không ngừng cải tiến, nâng cấp các thiết bị phục vụ hoạt động hàng không mà đặc biệt là các phương tiện bay nhằm giảm đến mức thấp nhất ô nhiễm tiếng ồn và khí thải ra ngoài không gian. II. Nguồn của Luật HKDDQT • Khái niệm: Nguồn luật HKQT là tổng hợp các NT, QP do các chủ thể LQT thỏa thuận xây dựng trên cơ sở tự nguyện và bình đẳng=> điều chỉnh quan hệ giữa các chủ thể LQT trong quá trình thiết lập và thực hiện QHQT về HK. Nguồn của luật quốc tế • Nguồn thành văn; • Nguồn bất thành văn; • Một số nguồn bổ trợ khác. Nguồn của luật HKDDQT • Chỉ có điều ước quốc tế. • Không có tập quán quốc tế. => Vì luật HKDDQT là một ngành luật trẻ. Nguồn của luật HKDDQT • Công ước Chicago 1944; • Các công ước liên quan đến lĩnh vực dân sự; • Các công ước liên quan đến an ninh hàng không; • Nguồn bổ trợ - Các tiêu chuẩn do các tổ chức HKQT soạn thảo. Công ước Chicago 1944 • Là công ước mang tính bao quát, và quan trọng của luật hàng không dân dụng. Gần 200 quốc gia là thành viên. Các ĐƯQT song phương và đa phương cũng như luật HKDD của các quốc gia đều thống nhất với các nguyên tắc cơ bản trong CƯ này. Công ước Chicago 1944 • Gồm 4 vấn đề lớn: - Không lưu (phần I, từ chương 1 đến chương 6); - Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế (phần II từ chương 7 đến chương 13); - Vận chuyển HKDD quốc tế (phần III, từ chương 14 đến chương 16); - Những điều khoản cuối cùng (từ chương 17 đến chương 22). Các điều ước về lĩnh vực dân sự • Công ước Vasava 12/10/1929 về thống nhất các quy tắc liên quan đến vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế; • Nghị định thư Lahay bổ sung Công ước Vasava ngày 20/9/1955; • Công ước Roma 1952 về bồi thường thiệt hại cho người thứ ba dưới mặt đất; • Nghị định thư Goantemala 1971; Các điều ước về lĩnh vực dân sự • Nghị định thư Montreal 1975 sửa đổi bổ sung Công ước Vacsava và Nghị định thư Lahay 1955; • Nghị định thư Montreal 30/9/1977 về việc sửa đổi Công ước Chicago 1944; • Công ước về công nhận quốc tế các quyền đối với tàu bay, ký tại Geneve ngày 19/6/1948; • Công ước Montréal 28/5/1999 về thống nhất một số quy tắc về vận chuyển hàng không dân dụng quốc tế. Các điều ước liên quan đến an ninh hàng không • Công ước Tokyo 14/9/1963 về các hành vi phạm tội và các hành vi khác thực hiện trên máy bay; • Công ước Lahay 16/12/1970 nhằm ngăn chặn việc chiếm giữ bất hợp pháp máy bay; • Công ước Montreal 23/9/1971 nhằm ngăn chặn những hành động bất hợp pháp chống lại an toàn hoạt động hàng không dân dụng; • Nghị định thư bổ sung Công ước Montreal 1971 năm 1988 . Nguồn bổ trợ - Các tiêu chuẩn do ICAO, IATA soạn thảo • Các qui tắc, thể lệ, qui chế do các tổ chức quốc tế về hàng không dân dụng soạn thảo dưới hình thức kiến nghị, khuyến nghị. => Tác động rất lớn trong quá trình pháp điển hóa LHKDDQT. => Hiện nay, LHKDD của các QG thành viên ICAO đều có xu hướng thống nhất hoá các tiêu chuẩn của kỹ thuật về HKDDQT cho phù hợp với các tiêu chuẩn do ICAO soạn thảo. III. Quy chế pháp lý của vùng trời – phương tiện bay – phi hành đoàn 1. Quy chế pháp lý vùng trời 2. Quy chế pháp lý của phương tiện bay 3. Quy chế pháp lý của phi hành đoàn 1. Quy chế pháp lý vùng trời • Qui chế pháp lý vùng trời là tổng hợp các nguyên tắc, QPPL điều chỉnh và thiết lập các tiêu chuẩn, thể lệ sử dụng vùng trời cho các hoạt động HKDDQT. • Việc sử dụng, khai thác, quản lí và bảo vệ vùng trời quốc tế thuộc trách nhiệm chung của cộng đồng quốc tế. 1. Quy chế pháp lý vùng trời •Điều 1 Công ước Chicago qui định: “Các quốc gia ký kết xác nhận rằng mọi quốc gia đều có chủ quyền hoàn toàn và tuyệt đối đối với không phận phía trên lãnh thổ của mình”. -> Vùng trời quốc gia là thuộc quyền tối cao của quốc gia. Mọi phương tiện bay muốn bay vào vùng trời quốc gia đều phải xin phép. 1. Quy chế pháp lý vùng trời • Phương tiện bay nước ngoài phải tuân thủ các luật lệ và quy định của quốc gia chủ nhà, phải bay đúng các đường bay theo sự hướng dẫn của trung tâm kiểm soát không lưu có thẩm quyền (Vùng thông báo bay – FIR). 1. Quy chế pháp lý vùng trời • Không được sử dụng vũ lực chống lại các máy bay dân sự. (Điều 3 bis CƯ Chicago) 2. Phương tiện bay Định nghĩa phương tiện bay • Phương tiện bay hàng không quốc tế là tất cả các loại phương tiện có thể tự di chuyển trong không gian nhờ tác động tương hỗ với không khí chứ không phải nhờ tác động qua lại của không khí thổi từ bề mặt của trái đất lên. (Phụ lục của Công ước Chicago 1944). 2. Phương tiện bay Định nghĩa theo pháp luật quốc gia: • Phương tiện bay là tất cả các loại máy móc được chế tạo hay được sáng chế để dùng hoặc dành riêng vào việc không vận hoặc để bay trong không khí (Luật HKDD Hoa kỳ) • Tàu bay là thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí, bao gồm máy bay, trực thăng, tàu lượn, khí cầu và các thiết bị bay khác, trừ thiết bị được nâng giữ trong khí quyển nhờ tác động tương hỗ với không khí phản lại từ bề mặt trái đất. (Luật HKDD Việt Nam Khoản 1, Điều 13) 2. Phương tiện bay • Kết luận: Phương tiện bay là: tất cả các loại máy móc được chế tạo hay được sáng chế có thể tự di chuyển trong không gian nhờ tác động tương hỗ với không khí, để dùng hoặc dành riêng vào việc không vận hoặc để bay trong không khí. Phân loại phương tiện bay • Theo Công ước Chicago năm 1944, phương tiện bay gồm: - Phương tiện bay dùng vào mục đích dân sự; - Phương tiện bay Nhà nước. • Có thể phân chia phương tiện bay theo các tiêu chuẩn thiết kế kỹ thuật thành các loại có động cơ và không có động cơ, loại có hoa tiêu và không có hoa tiêu. Đăng ký phương tiện bay • Đăng ký phương tiện bay là hành vi của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp quốc tịch cho phương tiện bay. (Điều 17, 18, 19 Công ước Chicago 1944, Điều 13 Luật HKDD Việt Nam). • Một PTB chỉ được đăng ký tại một QG; • Đăng ký hoặc chuyển đăng ký PTB tại QG nào phải theo quy định của PLQG đó (Điều 17,18 CƯ. Chicago). • QG có nghĩa vụ thông báo cho tổ chức ICAO biết các thông tin liên quan đến việc đăng ký và quyền sở hữu bất kỳ máy bay tại các QG đó. Điều kiện bay của phương tiện bay • Khi thực hiện hoạt động hàng không quốc tế, phương tiện bay phải đáp ứng đủ điều kiện bay do quốc gia nơi phương tiện bay đăng ký cấp hoặc thừa nhận. (Điều 29, 31, 33 Công ước Chicago. Điều 25 Luật HKDD Việt Nam.) Xoá đăng ký PTB Tàu bay bị xoá đăng ký QTVN trong các trường hợp sau đây: • Bị tuyên bố mất tích (theo quy định tại khoản 3 Điều 103); • Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi; • Không còn đáp ứng điều kiện (quy định tại khoản 2 Điều 13); • Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay. Quốc tịch của PTB • Tàu bay mang quốc tịch của quốc gia mà tàu bay đăng ký (Điều 17 Cư Chicago); • Phương tiện bay mang quốc tịch của quốc gia thì phải có dấu hiệu quốc tịch của quốc gia đó (Điều 20 Cư Chicago); • Quốc tịch tàu bay có thể thay đổi từ QG này sang QG khác (Điều 18 Cư Chicago). Ý nghĩa của mối liên hệ quốc tịch của phương tiện bay • Quốc tịch của phương tiện bay là mối liên hệ pháp lý giữa phương tiện bay với quốc gia đăng tịch; • Để quốc gia kiểm soát và bảo vệ chủ quyền; • Để xác định thẩm quyền tài phán khi có vi phạm xảy ra; • Để xác định được nguồn luật để giải quyết các tranh chấp phát sinh. Phi hành đoàn hàng không dân dụng quốc tế • Phi hành đoàn hàng không quốc tế là những nhân viên đảm nhiệm các công việc cụ thể trên chuyến bay, có liên quan đến việc điều khiển phương tiện bay. Phi hành đoàn hàng không dân dụng quốc tế •Thành phần phi hành đoàn gồm: -Nhân viên kỹ thuật -Nhân viên kinh tế •Tất cả các nhân viên của phi hành đoàn đều được quyền lưu trú tại quốc gia nơi phương tiện bay được phép hạ cánh. Quyền của chỉ huy tàu bay •Quyền được bắt giữ trong trường hợp cần thiết. •Trục xuất khỏi máy bay những người có hành vi vi phạm an toàn chuyến bay xuống những sân bay gần nhất trong chuyến bay. •Quyền được thực hiện những biện pháp cưỡng chế khác đối với những kẻ có hành động vi phạm hoặc biện pháp giao nộp kẻ phạm pháp cho nhà đương cục của quốc gia sở tại. •Quyền thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết khác để bảo đảm an toàn cho chuyến bay. (Đọc thêm Điều 74,75,76 Luật HKDD Việt Nam 2014) IV. Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế 1. 2. 3. 4. Khái quát về tổ chức ICAO Mục đích hoạt động của ICAO Phạm vi hoạt động của ICAO Cơ cấu tổ chức của ICAO Tổ chức Hàng không dân dụng quốc tế - ICAO 1. Khái quát về ICAO • Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế : International Civil Aviation Organization; viết tắt: ICAO • Thành lập năm 1947. • Trụ sở đặt tại Montreal, Canada. 2. Mục đích hoạt động của ICAO Điều 44 Công ước Chicago - Thúc đẩy sự phát triển của ngành hàng không; - Đảm bảo sự bình đẳng giữa các quốc gia trong hoạt động hàng không dân dụng quốc tế; - Đưa ra các tiêu chuẩn đảm bảo an toàn hàng không; - Thống nhất hoạt động hàng không dân dụng quốc tế. 3. Phạm vi hoạt động của ICAO • Lĩnh vực pháp luật - ICAO soạn thảo các Công ước quốc tế về hàng không dân dụng; - Giải thích các Điều ước quốc tế về hàng không dân dụng trong trường hợp có tranh chấp về giải thích. - Đưa ra các khuyến nghị đề cập tới tiêu chuẩn, dịch vụ kỹ thuật hàng không. 3. Phạm vi hoạt động của ICAO • Lĩnh vực kinh tế, kỹ thuật hàng không Giúp đỡ các quốc gia thành viên: - Phát triển kỹ thuật hàng không; - Trang thiết bị chuyên dụng trong lĩnh vực hàng không; - Đào tạo phi công, nhân viên kỹ thuật khí tượng hàng không; - Quy hoạch tổng thể ngành hàng không… 4. Cơ cấu tổ chức của ICAO • Đại Hội đồng • Hội đồng ICAO • Ủy ban không lưu Đại hội đồng ICAO • Đại hội đồng ICAO gồm tất cả các thành viên của ICAO (191 thành viên). • Đại hội đồng họp ít nhất 3 năm 1 lần. • Đại hội đồng có thể họp bất thường nếu Hội đồng hoặc có 10 quốc gia thành viên đề nghị. Điều 48 Công ước Chicago • Thẩm quyền của Đại hội đồng được quy định tại Điều 49 Công ước Chicago. Hội đồng ICAO • Hội đồng ICAO là cơ quan chịu trách nhiệm chính • • trước Đại hội đồng. Hội đồng gồm 33 đại diện, bầu bằng cách bỏ phiếu kín, bao gồm: 11 quốc gia có nền hàng không phát triển nhất; 11 quốc gia có nhiều đóng góp nhất cho nền hàng không dân dụng quốc tế ; 11 quốc gia đại diện cho những vùng lãnh thổ rộng lớn. Thẩm quyền được quy định tại Điều 50 Công ước Chicago 1944. Ủy ban không lưu • Uỷ ban không lưu gồm 15 thành viên do hội đồng lựa chọn trong danh sách đề cử của các nước thành viên của ICAO. • Chủ tịch ủy ban hàng không do Hội đồng ICAO chỉ định. • Nhiệm vụ của Ủy ban không lưu được quy định tại Điều 56 Công ước Chicago 1944. KẾT THÚC CHƯƠNG I