Uploaded by Hà Trang Nguyễn

Chủ đề địa lí dân cư

advertisement
Chủ đề địa lí dân cư
I. Cộng đồng các dân tộc Việt Nam
1. Các dân tộc ở Việt Nam
- Nước ta có 54 dân tộc. Mỗi dân tộc có nét văn hóa riêng thể hiện trong ngôn
ngữ, trang phục, phong tục tập quán, quần cư,… => làm cho nền văn hóa Việt
Nam thêm phong phú, giàu bản sắc
+ Dân tộc Việt (Kinh) có số dân đông nhất, chiếm 86,2% dân số cả nước, là lực
lượng lao động đông đảo trong các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ,.. có
nhiều kinh nghiệp trong thâm canh lúa nước, nghề thủ công đạt mức độ tinh xảo.
+ Các dân tộc ít người chiếm 13,8%, có số dân và trình độ phát triển kinh tế khác
nhau, mỗi dân tộc có kinh nghiệm riêng trong trồng cây công nghiệp, cây ăn quả,
làm nghề thủ công,…
+ Người Việt định cư ở nước ngoài là 1 bộ phận của cộng đồng các dân tộc Việt
Nam.
2. Sự phân bố các dân tộc
a. Người Việt (Kinh)
- Phân bố rộng khắp cả nước, chủ yếu tập trung ở đồng bằng, ven biển.
b. Các dân tộc ít người
- Chủ yếu ở miền núi và trung du. Đây là các khu vực: vùng thượng nguồn của các
con sông (tiềm năng lớn về TNTN), có vị trí quan trọng về an ninh quốc phòng.
- Chia ra 3 vùng phân bố chính:
+ TD và MNBB: cư trú đan xen của trên 30 dân tộc. Vùng thấp: Tày,Nùng; Thái,
Mường, núi trung bình và núi cao: Người Mông
+ Trường Sơn – Tây Nguyên: trên 20 dân tộc ít người. Các dân tộc cư trú thành
vùng khá rõ rệt. VD: Ê đê, Gia rai, Cơ ho,….
+ Các tỉnh cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ: người Chăm, Khơ-me cư trú thành dải
hoặc đan xen với người Việt. Người Hoa chủ yếu ở các đô thị (TP.HCM)
- Hiện nay có 4 dân tộc (Kinh, Chăm, Hoa, Khơ me) chủ yếu ở đồng bằng, ven biển,
trung du.
- Hiện nay phân bố dân tộc có nhiều thay đổi.
II. Số dân và gia tăng dân số
1. Số dân
- Việt Nam là nước đông dân (96,2 triệu người - 2019), đứng thứ 3 Đông Nam Á,
thứ 8 Châu Á, 15 thế giới
=> Nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ lớn
2. Gia tăng dân số
- Từ những năm 50 đến những năm cuối thế kỉ XX, nước ta bắt đầu và chấm dứt
hiện tượng bùng nổ dân số.
- Dân số tăng nhanh gây ra ảnh hưởng lớn đến kinh tế - xã hội – môi trường
+ Kinh tế: ảnh hưởng đến vấn đề tích lũy – tiêu dùng, tốc độ tăng trưởng kinh tế.
+ Xã hội: việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục, chăm sóc sức khỏe, tệ nạn xã hội,…
+ Môi trường: cạn kiệt tài nguyên thiên nhiên, ô nhiễm môi trường.
- Nhờ thực hiện tốt chính sách dân số và kế hoạch hóa gia đình => tỉ lệ gia tăng tự
nhiên của dân số có xu hướng giảm, đạt 0,81% (2017). Tuy nhiên mỗi năm dân số
nước ta vẫn tăng lên khoảng 1 triệu người (do quy mô dân số đông, tỉ lệ sinh vẫn
còn cao).
- Tỉ lệ gia tăng tự nhiên có sự khác nhau giữa miền núi với đồng bằng, giữa thành
thị với nông thôn
3. Cơ cấu dân số
a. Cơ cấu dân số theo độ tuổi
- Cơ cấu dân số được thể hiện bằng tháp dân số
- Qua tháp dân số cho thấy Việt Nam là nước có cơ cấu dân số trẻ và đang thay
đổi theo hướng già hóa dân số (đáy có xu hướng thu hẹp, thân phình to, đỉnh mở
rộng => chứng tỏ trẻ em ít đi, người già tăng lên, tuổi thọ trung bình tăng).
- Cơ cấu theo độ tuổi có sự thay đổi rõ rệt:
+ 0-14t (dưới độ tuổi lao động): giảm tỉ lệ (thực hiện công tác dân số, kHHGĐ, tuổi
kết hôn muộn hơn, chi phí nuôi dưỡng trẻ tốn kém, phụ nữ muốn phát triển nghề
nghiệp,…)
+ 15-59t (trong độ tuổi lao động): tăng tỉ lệ (kết quả gia tăng dân số của giai đoạn
trước)
+ >60 tuổi (ngoài độ tuổi lao động): tăng tỉ lệ (chất lượng cuộc sống cải thiện, y tế,
chăm sóc sức khỏe tốt hơn, chế độ ăn uống, rèn luyện sức kkhỏe hợp lí hơn)
b. Cơ cấu dân số theo giới tính
- Tỉ số giới tính: số nam/100 nữ
- Tỉ số giới tính dần tiến tới cân bằng đạt 99,1 (năm 2019) do hòa bình lập lại
- Tỉ số giới tính có sự khác nhau giữa các địa phương và ảnh hưởng bởi hiện tượng
chuyển cư.
III. Phân bố dân cư và đô thị hóa
1. Phân bố dân cư
- Mật độ dân số: dân số/diện tích (người/km2), cho biết trung bình trên 1 km2 lãnh
thổ có bao nhiêu người sinh sống
- Việt Nam là nước có MDDS cao trên thế giới, 290 người/km2 (2019), gấp khoảng
hơn 5 lần MDDS thế giới.
- Phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng, giữa thành thị và nông thôn
+ Dân cư tập trung đông đúc ở đồng bằng, ven biển và các đô thị (tự nhiên: địa
hình, khí hậu, nguồn nước, đất đai; kinh tế xã hội: thu nhập, việc làm, dịch vụ giáo
dục, y tế, chăm sóc sức khỏe, cơ sở hạ tầng, lịch sử khai thác lãnh thổ..)
+ Thưa thớt ở miền núi và cao nguyên
+ Phần lớn dân cư sống ở nông thôn (khoảng 65% dân số 2017), số dân thành thị
thấp hơn nhưng có xu hướng tăng
=> Ảnh hưởng của phân bố dân cư không đều đến sự phát triển kinh tế - xã hội:
+ Diện tích đất canh tác bình quân theo đầu người ở các vùng đồng bằng ngày
càng giảm gây khó khanw cho việc nâng cao sản lượng LTTP
+Miền núi và cao nguyên thiếu nhân lực để khai thác tài nguyên
+ Ảnh hưởng đến các vùng an ninh biên giới vì phần lớn biên giới đất liền thuộc
các tỉnh miền núi và cao nguyên.
- Nguyên nhân phân bố dân cư:
+ Đồng bằng có nhiều điều kiện thuận lợi trong trồng lúa, nền kinh tế nông nghiệp
phát triển trong thời gian dài; địa hình bằng phẳng, giao thông dễ dàng, điều kiện
sản xuất, sinh hoạt thuận lợi
+ Miền núi, cao nguyên: địa hình hiểm trở, đi lại khó khăn, điều kiện sinh hoạt
thiếu thốn.
- Giải pháp khắc phục: Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng cho hợp lí
+ Chuyển một bộ phận dân cư từ đồng bằng lên miền núi, cao nguyên để phát
triển kinh tế mới
+ Phát triển kinh tế ở miền núi, cao nguyên, đầu tư xây dựng cơ sở công nghiệp,
nông nghiệp
+ Phát triển, mở rộng mạng lưới giao thông, giáo dục, y tế, văn hóa miền núi, phát
triển cơ sở hạ tầng,… để thu hút lao động
+ Tiếp tục kiểm soát tốc độ gia tăng dân số.
2. Đô thị hóa
- Quá trình đô thị hóa trong thời gian dài còn chậm, gần đây tăng nhanh hơn;
trình độ đô thị hóa thấp
- Phần lớn dân cư VN vẫn sinh sống ở nông thôn, tỉ lệ dân thành thị 2019 đạt
37,34%.
- Phần lớn đô thị vừa và nhỏ chủ yếu được hình thành với các chức năng: hành
chính, văn hóa
- Cơ sở hạ tầng kĩ thuật và môi trường các đô thị còn yếu kém, chịu sức ép gia
tăng dân số,.. => ảnh hưởng đến quá trình phát triển.
- Khi phát triển đô thị cần chú ý đến vấn đề môi trường, tạo việc làm,…
IV. Lao động và việc làm. Chất lượng cuộc sống
1. Nguồn lao động và sử dụng lao động
a. Nguồn lao động
- Thế mạnh:
+ Nguồn lao động đông, dồi dào, lao động dự trữ lớn, trung bình mỗi năm tăng
khoảng 1 triệu lao động => điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế
+ Lao động trẻ, có khả năng tiếp thu nhanh tiến bộ KTKT, sáng tạo,..
+ Có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp
+ Chất lượng lao động ngày càng được tăng lên
- Hạn chế:
+ Trình độ chuyên môn kĩ thuật
+ Tác phong làm việc
+ Thể lực, chủ yếu lao động chưa qua đào tạo.
+ Năng suất lao động
=> Nâng cao chất lượng lao động, đào tạo nghề
b. Sử dụng lao động
- Cơ cấu sử dụng lao động có nhiều thay đổi:
+ Nông – lâm – ngư nghiệp: tỉ lệ giảm xuống nhưng còn cao
+ Công nghiệp – xây dựng: xu hướng tăng lên
+ Dịch vụ: có xu hướng tăng
- Nguyên nhân:
+ Thực hiện CNH-HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế => các ngành CN, DV phát triển
mạnh, tạo ra nhiều việc làm -> thu hút lao động
+ Xuất phát điểm của VN từ nước nông nghiệp, lao động ở khu vực nông thôn còn
nhiều -> tỉ lệ lao động nông thôn giảm xuống nhưng vẫn còn cao.
- Số lao động hoạt động trong các ngành kinh tế ngày càng tăng lên.
2. Vấn đề việc làm
- Việc làm là một vấn đề gay gắt ở nước ta: lực lượng lao động đông đảo nhưng
chất lượng chưa cao, nền kinh tế chưa phá triển mạnh => lao động còn thất
nghiệp và thiếu việc làm.
- Thiếu việc làm chủ yếu ở nông thôn do đặc điểm mùa vụ của sản xuất nông
nghiệp; thất nghiệp tỉ lệ cao ở thành thị.
- Biện pháp giải quyết việc làm:
+ Phân bố lại dân cư và lao động giữa các vùng
+ Đa dạng các hoạt động kinh tế ở nông thôn
+ Phát triển công nghiệp, dịch vụ ở thành thị
+ Đẩy mạnh xuất khẩu lao động
+ Đào tạo nghề, nâng cao chất lượng lao động
+ Tiếp tục thực hiện KHHGD giảm tỉ suất sinh
3. Chất lượng cuộc sống ngày càng được cải thiện
Download