Uploaded by phamphamquanghuy54

20050836 PhamQuangHuy

advertisement
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ
---------------------------
BÀI TẬP LỚN : TRIẾT HỌC MÁC-LÊ NIN
Họ tên :PHẠM QUANG HUY
Mã SV:20050836
Bài 1: Trên cơ sở khái quát nội dung cơ bản của “ Quy luật quan hệ sản xuất phải
phù hợp với trình độ phát triển lực lượng sản xuất ”. Hãy rút ra ý nghĩa phương
pháp luận đối với bản thân trong nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Bài Làm:
Nội dung khái quát của “ Quy luật quan hệ sản xuất phải phù hợp với trình độ
phát triển lực lượng sản xuất ”
Đây là một trong những quy luật cơ bản và quan trọng nhất của sự vận động và
phát triển của con người.
Nội dung căn bản : Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất là hai mặt của phương
thức sản xuất, chúng có tác động biện chứng với nhau khi lực lượng sản xuất chi
phối lẫn quyết định quan hệ quản xuất và sự tác động ngược trở lại lực lượng sản
xuất của quan hệ sản xuất.
Khi quan hệ sản xuất đồng hành ăn khớp với trình độ lực lượng sản xuất thì thúc
đẩy lực lượng sản xuất tiến bộ, ngược lại thì đè nén sự phát triển của lực lượng sản
xuất.
Vai trò quyết định của lực lượng sản xuất đối với quan hệ sản xuất :
+ Lực lượng sản xuất quyết định quan hệ quản xuất vì lực lượng sản xuất là nội
dung còn quan hệ sản xuất là hình thức.
+ Lực lượng sản xuất là yếu tố năng động và cách mạng nhất, thường xuyên thay
đổi. Quan hệ sản xuất thường tụt hậu hơn do sự phát triển nhanh và thường xuyên
của lực lượng sản xuất. Vì thế lực lượng sản xuất luôn biến đổi trước tiên rồi sau đó
mới là sự thay đổi của quan hệ sản xuất để đồng hành ăn khớp với trình độ phát
triển của nó. Chính vì nhu cầu của con người ngày càng cao cũng như tính cải tiến
trong việc sử dụng công cụ lao động đã làm thay đổi sản xuất
Biểu hiện của lực lượng sản xuất quyết định quan hệ sản xuất:
+ Lực lượng sản xuất nào cũng có quan hệ sản xuất của riêng nó, quan hệ sản xuất
song hành phù hợp với trình độ tiến hóa của lực lượng sản xuất.
+ Lực lượng sản xuất biến đổi thì quan hệ sản xuất biến đổi. Lực lượng sản xuất
quyết định sự ra đời, nội dung và tính chất của một quan hệ sản xuất mới. Vì quan
hệ sản xuất có tính trì, đứng im tương đối nên sẽ mâu thuẫn với sự vận động không
ngừng của lực lượng sản xuất. Vị trí của quan hệ sản xuất thay đổi từ “hình thức
phù hợp” cho sự phát triển của lực lượng sản xuất trở thành “hòn đá tảng” kìm hãm
sự phát triển của lực lượng sản xuất. Vì thế luôn cần sự thanh trừng những quan hệ
sản xuất cũ trong nền sản xuất, thiết lập cái mới hơn, phù hợp hơn
Sự tác động trở lại của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất:
Lí do của sự tác động trở lại:
+ Hình thức xã hội của lực lượng sản xuất là quan hệ sản xuất với bản chất độc lập
tương đối với lực lượng sản xuất
+ Quan hệ sản xuất là mối quan hệ giữa người với người trong quá trình sản xuất
vật chất nên nó quyết định mục đích sản xuất, tác động đến yếu tố người lao động,
đến tổ chức phân công lao động xã hội,…tác động mạnh mẽ tới sự phát triển của
lực lượng sản xuất. Quan hệ sản xuất phù hợp với lực lượng sản xuất là nhân tố
điều kiện của nền sản xuất.
Quan hệ sản xuất tác động trở lại như thế nào:
+ Lực lượng sản xuất sẽ được thúc đẩy và phát triển khi có sự phù hợp với quan hệ
sản xuất. Sự phù hợp của quan hệ sản xuất với lực lượng sản xuất là một trạng thái
khi mà quan hệ sản xuất đóng vai trò “hình thức phát triển” của lực lượng sản xuất
cũng như “tạo địa bàn đầy đủ” cho sự phát triển của lực lượng sản xuất.
+ Trái với thúc đẩy lực lượng sản xuất, khi quan hệ sản xuất không phù hợp với
trình độ phát triển của lực lượng sản xuất thì gây ra sự cản trở, chướng ngại cho sự
tiến bộ trong lực lượng sản xuất. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất đều
không phù hợp với nhau nếu quan hệ sản xuất chậm tiến và lạc hậu hoặc phát triển
trước lực lượng sản xuất
+ Việc giải quyết mâu thuẫn giữa quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất phải
thông qua sự nhận thức và cải tạo xã hội. Nếu mâu thuẫn xuất hiện trong xã hội có
giai cấp thì giải quyết bằng đấu tranh giai cấp và cách mạng xã hội.
Ý nghĩa phương pháp luận :
+ Phát triển kinh tế gắn bó mật thiết với phát triển lực lượng sản xuất, muốn phát
triển kinh tế phải bắt đầu từ phát triển lực lượng sản xuất, trong đó phát triển lực
lượng lao động và công cụ lao động là trước tiên.
+ Trình độ phát triển của lực lượng sản xuất là căn cứ để xóa bỏ một quan hệ sản
xuất cũ và tạo ra một quan hệ sản xuất mới hơn. Việc này cần phải thực hiện một
cách khách quan, dựa trên tính tất yếu kinh tế, đáp ứng những điều kiện của quy
luật kinh tế chứ không được xóa bỏ vô trách nhiệm, chủ quan, tùy tiện, duy tâm,
duy ý chí.
+ Thấu hiểu và nhận thức đúng đắn quy luật quan hệ sản xuất cũ phù hợp với trình
độ phát triển của lực lượng sản xuất nắm một vị trí đặc biệt quan trọng trong quan
điểm quán triệt, vận dụng đường lối chính sách của Đảng; đóng vai trò là một cơ sở
khoa học để Đảng Cộng Sản Việt Nam căn cứ, tư duy sâu sắc sự tiến bộ đổi mới
trong kinh tế của đất nước.
Ý nghĩa phương pháp luận đối với bản thân trong nhận thức và hoạt động thực
tiễn:
Bản thân là một sinh viên đại học ngành kinh tế, quy luật quan hệ sản xuất phải phù
hợp với trình độ phát triển của lực lượng sản xuất có ý nghĩa sâu sắc đối với tôi.
Giúp tôi nhận thức được bản chất của sự phát triển kinh tế của con người và cũng
như vận dụng vào cuộc sống.
- Trong nhận thức : Quan hệ sản xuất biện chứng gắn bó mật thiết với lực lượng
sản xuất .Để phát triển kinh tế, bắt đầu là phát triển lực lượng sản xuất bao gồm
phát triển lực lượng lao động ( yếu tố con người) và phát triển công cụ lao động
(yếu tố phương tiện vật chất). Một đất nước muốn cho nền kinh tế phát triển thì cần
đảm bảo được trình độ lao động cao, số lượng lao động đầy đủ đáp ứng yêu cầu của
xã hội; công cụ lao động phải hiện đại tiên tiến áp dụng khoa học công nghệ. Trong
thực tiễn cuộc sống của tôi để mai sau phát triển được kinh tế tự thân, tự chủ kinh
tế tôi cần phải phát triển được bản thân tôi trước tiên để hình thành nhận thức và
kinh nghiệm:
+ Phát triển được tinh thần tự giác, tự học cao, chăm chỉ cần mẫn. Học đi đôi với
hành (Phát triển lực lượng lao động)
+ Phát huy sáng tạo trong học tập, phát triển những kĩ năng, công cụ hiệu quả phục
vụ học tập. (Phát triển công cụ lao động)
-Trong nhận thức : Thay đổi quan hệ sản xuất sao cho phù hợp, không xóa bỏ tùy
tiện vô cơ sở cần có sự chuẩn bị. Trong thực tiễn đã chứng minh điều đó, ví dụ
trong một công ty việc cắt giảm chỉ tiêu nhân viên (thay đổi quan hệ sản xuất) là
điều không hiếm gặp, tuy nhiên nếu tổ chức không chuẩn bị nguồn lực tốt , không
xem xét được trình độ năng lực của những nhân viên còn lại có đảm bảo làm được
việc của những người ra đi hay không( trình độ phát triển của lực lượng sản xuất)
thì lại gây nên hiểm họa khôn lường dẫn tới mất cân bằng và sụp đổ. Điều này
khiến tôi cần có cái nhìn và sự chuẩn bị kĩ càng khi quản lí, thay đổi cấu trúc quan
hệ sản xuất của 1 tập thể phải xét đến trình độ của tập thể và cá nhân.
- Trong nhận thức: Tôi đã thấy được Đảng và nhà nước ta đã và đang vận dụng,
nhận thức đúng đắn được tầm quan trọng của quy luật quan hệ sản xuất phù hợp
với trình độ sản xuất trong việc quản lí , dẫn dắt đất nước phát triển. Trên thực tế ,
khi dựa trên việc vận dụng quy luật trọng yếu này 1 cách phù hợp quy củ thì nước
ta đã hình thành nên được 1 nền kinh tế nhiều thành phần, công nghiệp hóa hiện đại
hóa với những thành tích đổi mới đáng ghi nhận. Áp dụng thực tế vào bản thân, tôi
càng thấy được tầm quan trọng của việc hiểu biết đúng đắn cũng như sự áp dụng
quy luật này vào trong balo vào đời của mình để phát triển tiềm lực tương lai một
cách tốt nhất, luôn phải nắm vững quy luật trọng yếu này để vận dụng vào cuộc
sống bởi nó là cơ sở khoa học, là căn cứ lẫn phương thức của phát triển kinh tế.
Bài 2 (5 điểm) (Mỗi câu 1 điểm)
Hãy chọn phương án ĐÚNG / SAI và giải thích ngắn gọn (mỗi câu khoảng 5dòng):
1. Sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con người là quá trình tự
nhận thức của con người.
ĐÚNG. Ý thức là sự phản ánh thế giới khách quan của bộ óc con người, là
hình ảnh chủ quan của thế giới khách quan, quá trình tự nhận thức là quá
trình tự ý thức – tự ý thức là một cấp độ ý thức của con người mà ý thức chỉ
xuất hiện trong đầu óc con người nên quá trình tự nhận thức là của con người
Vì thế có thể kết luận sự phản ánh thế giới khách quan vào trong đầu óc con
người là quá trình tự nhận thức của con người
2. Ý thức là thuộc tính của mọi dạng vật chất.
SAI . Vì nguồn gốc tự nhiên của ý thức chỉ là thuộc tính của một dạng vật
chất có tổ chức cao là bộ não người. Chỉ con người mới có ý thức. Những
dạng vật chất khác như cái bàn, cái ghế, con chó, con mèo,…không hề tồn tại
thuộc tính ý thức.
3. Chất là sự thống nhất giữa các thuộc tính, các yếu tố làm cho sự vật là nó
nhưng không phân biệt được nó với các sự vật khác.
SAI. Vì chất dùng để chỉ tính quy định khách quan vốn có của sự vật, hiện
tượng, là sự thống nhất hữu cơ giữa các thuộc tính làm cho sự vật là nó, phân
biệt nó với các sự vật khác.( trích dẫn ) Ví dụ sắt có nguyên tử khối là 56
đvC, nhiệt độ nóng chảy là 1538 , nhiệt độ sôi là 2862 độ C… Những thuộc
tính này thể hiện chất riêng của sắt làm phân biệt nó với các kim loại khác.
4. Sự thay đổi về lượng và sự thay đổi về chất của sự vật là độc lập tương đối,
không có quan hệ với nhau.
SAI. Vì giữa chất và lượng có quan hệ biện chứng với nhau. Lượng thay đổi
sẽ dẫn đến chất thay đổi. Ví dụ: Quá trình học tập :Tích lũy kiến thức theo
thời gian để bước vào cuộc thi đại học (thay đổi về lượng) nhờ vậy ta chuyển
từ học phổ thông sang học đại học( thay đổi về chất). Ngược lại chất tạo điều
kiện cho lượng biến đổi, khi chất mới ra đời sẽ tạo điều kiện cho sự vật thay
đổi với quy mô, tốc độ. Ví dụ: khi bạn tốt 1 ngoại ngữ thì bạn sẽ dễ dàng học
thêm những ngôn ngữ khác.
5. Độ là phạm trù triết học để chỉ sự biến đổi về chất và sự biến đổi về lượng.
SAI. “Độ” là phạm trù triết học dùng để chỉ khoảng giới hạn mà trong đó sự
thay đổi về lượng chưa dẫn đến sự thay đổi về lượng, bản chất sự vật vẫn giữ
nguyên, chưa chuyển hóa thành sự vật hiện tượng khác.Ví dụ: trong khoảng
từ 0-100 độ C nước vẫn ở thể lỏng, sự thống nhất giữa trạng thái nước lỏng
và nhiệt độ C tương ứng là “độ” tồn tại của nước không có sự thay đổi về
lượng cần thiết (nhiệt độ) để thay đổi căn bản chất (thể của nước)
Download