Uploaded by khaiquang118

[NGUYENKHACHUY]-[0950040298]

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA QUẢN LÝ ĐẤT ĐAI
BÀI TIỂU LUẬN
KẾT THÚC HỌC PHẦN HỌC KỲ II
NĂM HỌC 2021 - 2022
MÔN THI: LOGIC HỌC
CHỦ ĐỀ: Ý NGHĨA CỦA LOGIC HỌC
TRONG HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Họ và tên: Nguyễn Khắc Huy
MSSV: 0950040298
Lớp: 09QLDD8
Giảng viên: Đặng Hoàng Vũ
Thời gian tiến hành: 06/10/2021-18/10/2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU..................................................................................................01
1. Tính cấp thiết.........................................................................................01
2. Mục tiêu.................................................................................................01
3. Yêu cầu và nhiệm vụ.............................................................................02
4. Kết cấu..................................................................................................02
CHƯƠNG I: LÝ LUẬN..........................................................................03
1. Khái niệm logic học..............................................................................03
2. Lịch sử hình thành và phát triển của logic học.....................................03
2.1. Thời cổ đại...................................................................................03
2.2. Thời phục hưng............................................................................04
2.3. Thời hiện đại...............................................................................04
3. Ý nghĩa của logic học...........................................................................05
CHƯƠNG II. THỰC TIỄN...................................................................06
1. Logic học truyền thống.........................................................................06
2. Logic ứng dụng.....................................................................................07
3. Logic học kí hiệu..................................................................................07
4. Logic học biện chứng...........................................................................08
CHƯƠNG III. KIẾN NGHỊ..................................................................09
KẾT LUẬN..............................................................................................12
TÀI LIỆU THAM KHẢO......................................................................13
1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết
Sử dụng logic trong mọi việc. Sử dụng nó trong các cuộc thảo luận
chuyên nghiệp. Sử dụng nó trong các cuộc trò chuyện cá nhân. Chúng tôi sử
dụng ngôn ngữ logic để trình bày các quan sát, xác định các khái niệm và
chính thức hóa các lý thuyết. Vì vậy những logic được đưa vào trong nền
giáo dục đại học sẽ giúp ích cho việc thành công. Logic trong nền giáo dục
đại học là rất cần thiết để giúp cho sinh viên có thể phát triển tư duy. Có khả
năng giúp cho sinh viên vận dụng kiến thức góp phần vào việc nghiên cứu,
giải quyết các vấn đề xã hội trong các lãnh vực kinh tế, chính trị, xã hội.
Trang bị cho sinh viên nhiều kiến thức, kỹ năng giúp cho sinh viên có thể
phát huy khả năng của mình trong tương lai. Giúp cho sinh viên ngày một
tốt hơn.
2. Mục tiêu
+
Xây dựng hệ thống lí luận phản ánh được những mối liên hệ và quan hệ
của giảng dạy, đào tạo về khoa học và nghề nghiệp.
+
Tích cực hóa hoạt động nhận thức trong dạy học ; phát triển tư duy sáng
tạo ; rèn luyện cách suy nghĩ, cách làm việc có khoa học ; phát triển năng lực
hoạt động trí tuệ và hình thành phẩm chất cá nhân sáng tọa : tự giác, tích cực,
độc lập, sáng tạo của sinh viên.
+
Giúp hình thành thói quen lập luận tuân theo các quy luật, sử dụng khái
niệm và phạm trù một cách chuẩn xác.
+
Xác định các luận điểm cơ bản làm cơ sở cho việc xác định nội dung,
nguyên tắc, phương pháp, hình thức tổ chức dạy học ở đại học.
+
Nghiên cứu áp dụng các phương tiện kỹ thuật dạy học hiện đại vào quá
trình dạy học đại học.
2
3. Yêu cầu và nhiệm vụ
+
Giúp sinh viên hình thành thói quen học tập và thói quen suy nghĩ một
cách có khoa học, giúp sinh viên là cố gắng thực hiện những cách mà giảng
viên đã dạy trên giảng đường.
+
Nắm vững tri thức, cung cấp cho sinh viên hiểu biết hơn về cách suy
nghĩ, giúp sinh viên có khả năng phân tích về mọi vấn đề một cách đơn giản.
+
Vận dụng nhiều phương pháp và hình thức giảng dạy nhằm hình thành
các thói quen suy nghĩ một cách khoa học.
+
Khuyến khích sinh viên để cho mọi người cảm thấy hững thú với môn
học hơn và cũng có thể giúp cho khả năng tư duy nâng cao. Hiểu được các
lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn.
4. Kết cấu
Bài viết dưới đây bao gồm 3 chương, mỗi chương được giải thích trên
cơ sở lý luận, bằng chứng thực tiễn và kiến nghị nhằm mang lại những thông
tin dễ hiểu chính xác nhất, giúp khẳng định và làm rõ hơn tầm quan trọng
của “ý nghĩa của logic học trong giáo dục đại học”
Trong quá trình theo dõi bài viết, chúng tôi rất mong nhận được sự quan
tâm và đóng góp ý kiến của bạn đọc để chúng tôi hoàn thiện hơn và cho
những bài viết sau.
3
CHƯƠNG I. LÝ LUẬN
1. Khái niệm
Từ “logic” có nguồn gốc từ Hy Lạp “Logos”, có rất nhiều nghĩa, trong
đó hai nghĩa ngày nay được dùng nhiều nhất như sau. Thứ nhất, nó được
dùng để chỉ tính quy luật của sự tồn tại và phát triển của thế giới khách quan.
Thứ hai, từ “logic” dùng để chỉ những quy luật đặc thù của tư duy. Khi ta
nói “Logic của sự vật là như vậy”, ta đã sử dụng nghĩa thứ nhất. Còn khi nói
“Anh ấy suy luận hợp logic lắm”, ta dùng nghĩa thứ hai của từ logic.
(Nghiệm, 2013)
Theo quan điểm phổ biến nhất hiện nay thì logic học là khoa học về các
hình thức, các quy luật của tư duy. Nhưng khác với các khoa học khác cũng
nghiên cứu về tư duy như tâm lý học, sinh lý học thần kinh, ..., logic học
nghiên cứu các hình thức và quy luật của tư duy để đảm bảo suy ra các kết
luận chân thực từ các tiền đề, kiến thức đã có, và đưa ra các phương pháp
để có được các suy luận đúng đắn. (Nghiệm, 2013)
2. Lịch sử hình thành và phát triển của logic học
2.1. Thời cổ đại
Ở thời cổ đại, logic học của Aristote được các học trò của ông tiếp tục
phát triển sau khi ông mất. Các nhà triết học thuộc trường phái Megat và
trường phái Khắc kỷ, đặc biệt là Chrysippus - người cho rằng các mệnh đề
chỉ có thể đúng hoặc sai và là người đã nghiên cứu các quy tắc xác định tính
đúng sai của mệnh đề phức dựa vào tính đúng sai của các mệnh đề thành
phần tạo nên nó, đi xa hơn. Họ đã đưa ra hình thức đầu tiên của định lý diễn
dịch - định lý làm cơ sở cho các phép chứng minh trong các hệ thống hình
thức hóa: một suy luận là hợp logic khi và chỉ khi công thức biểu thị nó là
một công thức hằng đúng.
4
Các thành tựu quan trọng nhất của logic học ở thời La Mã cổ đại là: hệ
thống các thuật ngữ logic được sử dụng đến ngày nay; hình vuông logic
(sau này được Boethius hoàn thiện); lý thuyết về tam đoạn luận phức hợp và
tam đoạn luận với tiền đề là phán đoán quan hệ. (Nghiệm, 2013)
2.2. Thời phục hưng (XVI -> cận XIX)
Ở thời trung cổ, logic học của Aristote được nghiên cứu phát triển bởi
các nhà triết học kinh viện. Các thành quả thời kỳ này chủ yếu là các nghiên
cứu về khái niệm và ngữ nghĩa học. Về phần logic diễn dịch thì phải đến
thế kỷ XVII nó mới được nhà toán học và triết học như R. Descates người
Pháp thanh minh và bảo vệ. Ông muốn xây dựng nó thành phương pháp nhận
thức tổng hợp. Công lao rất lớn trong việc phát triển logic diễn dịch thuộc về
nhà triết học, toán học và logic học người Đức Leibniz. Tư tưởng của Leibniz
về sau được các nhà toán học và logic học J. Boole người Anh, và
De Moorgan phát triển. Họ đã xây dựng các hệ đại số logic.
Vào thời Phục hưng logic học truyền thống bị chỉ trích mạnh mẽ. Một
số nhà tư tưởng tiến bộ của thời kỳ này buộc tội logic học là chỗ dựa cho tư
tưởng kinh viện. (Nghiệm, 2013)
Sự phát triển của logic hình thức trong thời hiện đại gắn liền với tên tuổi
của các nhà bác học lớn như G. Frege, Peano, B. Russell, Marcov, Peirce …
Quá trình phát triển của logic học kể từ Leibnitz, và đặc biệt là từ Russel
trở về sau, liên quan rất chặt chẽ với toán học.
2.3. Thời hiện đại
Ngày nay logic học hình thức bao gồm rất nhiều nhánh khác nhau như
logic cổ điển, logic tình thái, logic thời gian, logic kiến thiết, logic relevant,
logic không đơn điệu, logic mờ, logic xác suất, logic quy nạp, logic lượng
tử, logic đa trị,… (Nghiệm, 2013)
Cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ thứ XIX nhà triết học người Đức Hegel
xây dựng nên logic biện chứng. Các hình thức phản ánh hiện thực
5
khách quan trong tư duy mà logic biện chứng nghiên cứu không lý tưởng
hóa như vậy. Ăngghen đã xây dựng lại logic biện chứng của Hegel trên
cơ sở duy vật. V. I. Lênin và các nhà triết học mác-xít đã nghiên cứu phát
triển sâu thêm logic học biện chứng. (Nghiệm, 2013)
3. Ý nghĩa của logic học
Brochad từng phát biểu: “Đối với con người, sai lầm là quy luật mà chân
lí là ngoại lệ” có nghĩa có tư duy thì sẽ có sai lầm. Khi tư duy không phù hợp
với thực tế khách quan, điều này dẫn đến những phán đoán giả dối. Bên cạnh
đó còn có loại tư duy sai lầm do không phù hợp với các quy luật tư duy, điều
này đã dẫn đến những suy luận phi logic. Cũng vì vậy, logic học là thứ cần
thiết, có ích và mang lại nhiều ý nghĩa cho con người. (Hoàng, 2004)
-
Không phải người chưa học qua logic học đều tư duy thiếu chính xác.
-
Logic giúp nâng cao trình độ tư duy để có được một cách tự giác.
-
Logic học cũng là công cụ hữu hiệu để khi cần thiết ta có thể trang luận,
phản bác một cách thuyết phục.
-
Logic học trang bị phương pháp tư duy khoa học.
-
Logic giúp cho ta có một thế giới quan, nhân sinh quan toàn diện, biện
chứng. Chuyển đổi lối tư duy tự phát sang tự giác đem lại nhiều lợi ích:
+
Lập luận chặt chẽ, có căn cứ bên cạnh đó cũng trình bày tư tưởng của
bản thân một cách rõ ràng, chính xác và mạch lạc hơn.
+
Phát hiện các lỗi logic trong quá trình lập luận trong cách trình bài tư
tưởng, quan điểm của người khác
+
Đồng thời cũng biết được các thủ thuật ngụy biện của đối phương góp
phần cho lập luận ngày càng chặt chẽ hơn
6
CHƯƠNG 2: THỰC TIỄN
Logic học lần đầu tiên ở phương Đông cụ thể là bắt nguồn từ Ấn Độ thời
cổ đại đã xuất hiện Nhân minh luận đây là một môn học về phương pháp suy
luận quy nạp. Đã xuất hiện rất lâu trước logic học của Aristote khoảng năm
ngàn năm.
Ở phương Tây cũng từ thời cổ đại cũng đã xuất hiện nghiên cứu về một
số khía cạnh của logic, tiêu biểu qua thời gian có thể kể đến là Héraclite,
trường phái Élé (Ecole éléate), Démocrite, Platon. Trong thời kì này đã có
sự xuất hiên của tác phẩm “Canno” – “bàn về logic học” đây cũng chính là
tác phẩm đầu tiên trong lịch sử logic học.
1. Logic học truyền thống ( Logique traditionnelle )
Tuy nhiên lịch sử của logic học mới thực sự chính thức bắt đầu, khởi
đầu, đặt nền móng cho Logic học truyền thống (Logique traditionnelle) chính
là nhà triết học cổ đại Hi Lạp Aristoteles với bộ sách gồm 6 tập Organon
(công cụ) sau quá trình nhận thức ông đã trình bày những vấn đề sau đây:
các phạm trù, phân loại mệnh đề, tam đoạn luận, chứng minh, tranh luận,
phản bác ngụy biện. Sau nhận thức Aristote còn có các nhà logic khắc kỉ2 đã
bổ sung thêm cho logic 5 mệnh đề, cuối thời Cổ Đại, Apulée đưa ra mối quan
hệ giữa các phán đoán cơ bản A, I, E, O. Để góp phần đưa nhận thực mới mẻ
của họ vào thực tiễn. Gần suốt thời Trung Cổ, do quá được sùng bái nên hầy
như logic không được phát triển quá nhiều nhưng bên cạnh đó vẫn có một số
đóng góp nhỏ: Abélard đào sâu khía cạnh ngữ nghĩa và triết học của logic
học, Pierre d’Espagne tóm tắt 19 kiểu đúng của 4 hình tam đoạn luận thành
một bài vè ức thuật bằng tiếng Tây Ban Nha,...
7
2. Logic ứng dụng ( Logique appliequée )
Tiếp đến là sự xuất hiện của logic ứng dụng ( Logique appliequée ) ở
thời kì Phục Hưng, với sự phát triển của khoa học thực nghiệm lúc bấy giờ
tại Anh. F.Bacon đã cho xuất bản tác phẩm Novum Organum (công cụ mới)
để phê phán phương pháp của Aristote có phần suy diễn và là logic học hình
thức, và ông cũng đề cao phương pháp suy luận quy nạp và cũng như logic
học ứng dụng khoa học thực nghiệm. (Hoàng, 2004) Dựa trên nhận thức và
lý thuyết của F.Bacon, R.Descartes đã phát triển tư tưởng này với tác phẩm
Discuorse de la méthode. Về sau nhà logic học J.Stuart Mill đã hoàn thiện
phương pháp của F.Bacon và đưa ra bốn phương pháp quy nạp: phương pháp
tương hợp, phương pháp sai biệt, phương pháp đồng biến và phương pháp
trừ dư. “Có thể thấy logic học ứng dụng đã có phần khác biệt khi đề cao ứng
dụng khoa học thực nghiệm và phương pháp quy nạp, đưa nhận thức thành
lý thuyết và áp dụng vào thực nghiệm.” (Hoàng, 2004)
3. Logic học kí hiệu (Logic toán học – Logique mathêmatique)
Khởi xướng bởi nhà bác học G.W.Leonnitz về việc áp dụng những
phương pháp hình thức của toán học bao gồm kí hiệu, công thức vào lĩnh
vực logic. Ông cũng là người đầu tiên có tư tưởng quan trọng đầu tiên về
logic xác suất. Sau đến giữa thế kỉ XIX đã được thực hiện hóa bởi nhà toán
học người Irealand G.Boole với các công trình : “toán giải tích logic”, “tìm
hiểu những quy luật của tư tưởng đặt nền tảng cho lí thuyết toán học về logic
và xác suất”, ... Từ cuối thế kỉ XIX, một hướng nghiên cứu khác được ra đời
có liên quan đến những nhu cầu của toán học cho việc luận chứng cho những
khái niệm và những phương thức chứng minh nó đã được phát triển trong
công trình của J. Veen, G. Frege của B. Russel cùng A. N. Whitehead.
Có thể thấy logic toán học có ảnh hưởng rất lớn đối với toán học hiện
đại với những lý thuyết angorit, lí thuyết hàm đệ quy đã được phát triển từ
logic toán học.
8
4. Logic học biện chứng (Logique dialectique)
“Logic học biện chứng là “khoa học về những quy luật và những hình
thức phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan,
về những quy luật nhận thức chân lí””. (Hoàng, 2004) Những yếu tố của
logic học biện chứng đã có từ trong triết học Cổ Đại, người đầu tiên nghiên
cứu một cách toàn diện và có hệ thống là nhà triết học duy tâm G.V. Hegel
trong tác phẩm “Khoa học logic” . Sau đó vào giữa thế kỉ XIX các nhà duy
vật Nga đã cải tạo thành biện chứng duy vật. Cuối thế kỉ XX K. Marx, F.
Engles và V. I. Lénine đã phát triển logic biện chứng thành một khoa học
chặt chẽ về mặt nhận thức.
Logic học biện chứng không bác bỏ logic hình thức của Aristote mà vạch
rõ ràng ranh giới và coi đây là một hình thức cần thiết nhưng không đầy đủ
tư duy logic. Nhưng mặt khác trong logic biện chứng đã phản ánh sự tồn tại
của ý thức liên quan chặt chẽ với nhau. (Hoàng, 2004)
Ngày nay logic học đã phát triển với nhiều hệ thống bên cạnh những hệ
thống đã được đề cập ở trên còn có nhều hệ thống logic khác như: logic mờ,
logic hình thái, logic trực giác,...và sự phát triển của các hệ thống này vẫn sẽ
còn tiếp tục trong tương lai phục vụ cho quá trình lập luận, tư duy con người,
cũng như cung cấp những lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn và từ lý thuyết
cũng giúp con người tư duy tìm ra nhiều hệ thống. (Hoàng, 2004)
Các phương pháp được nêu trên chính là thực tiễn lịch sử của logic học
bằng cách phân tích và tổng hợp lý thuyết từ những bước đầu tiên xây dựng
logic học hình thức cho đến sự ra đời của nhiều trường phái logic học hiện
đại như logic học biện chứng.
Từ phương pháp thực nghiệm là đi tìm và nghiên cứu về nguồn gốc phát
sinh của logic học cũng như quá trình phát triển. Từ thực tiễn đó ta rút ra
được bản chất của logic học từ đó áp dụng và phát huy những bản chất này,
cũng như nắm được các quy luật cơ bản và đối tượng của logic học.
9
CHƯƠNG 3: PHẦN KIẾN NGHỊ
Logic học là một trong những bộ môn được xây dựng, nghiên cứu và
đưa ra từ rất lâu đời, đặt nền tảng đầu tiên bởi Aristote. Logic học sau đó
được nghiên cứu và bổ sung bởi các nhà triết học qua từng thời điểm trong
lịch sử. Hiện nay logic học với sự xuất hiện logic học biện chứng đã phân
địch rạch ròi với logic hình thức của Aristote, dù vậy logic học vẫn không
ngừng phát triển đưa ra nhiều biện chứng, phương pháp, quy tắc mới và đối
tượng.
Logic học được áp dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay như
toán học, điều khiển học, pháp lí, quản lí, ngoại giao, điều tra và cả trong
việc dạy học. Có thể thấy logic học mang lại cho con người nhiều lợi ích
cũng như nhiều phương pháp luận áp dụng vào thực tiễn hiện nay. Tiêu biểu
đó chính là việc áp dụng ý nghĩa của logic học vào hoạt động giáo dục đặc
biệt là giáo dục đại học hiện nay, giúp cho con người lập luận một cách chặt
chẽ hơn về luận điểm của mình cũng như dễ dàng thuyết phục người khác.
Trong vấn đề giáo dục logic đã được áp dụng từ rất lâu chỉ là bản thân
con người không biết đến sự tồn tại của logic. Ngay từ thời cổ đại tiêu biểu
chính là nền văn minh Hy Lạp đã xuất hiện logic trong việc chứng minh các
khám phá về toán học, thiên văn, triết học. Nói cách khác logic học tồn tại
trong mọi mặt trong đời sống của con người nhưng hầu hết chúng ta đều
không nhận ra hoặc thậm chí không biết đến sự tồn tại của logic trong cuộc
sống.
Có thể nói logic có tầm quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, từ
phát biểu trên ta có thể nhận ra nguồn gốc, khả năng sử dụng logic là bẩm
sinh có trong mỗi người vì không phải những người chưa học là logic đều tư
duy thiếu chính xác. Nhưng mặt khác tư duy đúng đắn có thể được hình thành
bằng kinh nghiệm, hay thông qua quá trình học tập, giao tiếp ...
10
Không thể phủ nhận rằng trong giáo dục đại học hiện nay logic học được áp
dụng rất nhiều trong các môn học để chứng minh tính cấp thiết và áp dụng
những kiến thức này vào thực tế. Đây cũng là cách áp dụng lý luận vào thực
tiễn cũng đồng thời tăng tính thuyết phục của môn học cho sinh viên.
Đồng thời hiện nay nền giáo dục đại học nói riêng và nền giáo dục nói
chung hiện nay đang ngày càng phát triển vì thế nền giáo dục cũng phải ngày
càng thích nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện nay của thế giới. Nhiều trường
đại học cần áp dụng giảng dạy STEM là Science (Khoa học), Technology
(Công nghệ), Engineering (Kỹ thuật) và Math (Toán học) về bản chất của
STEM là trang bị cho người học những kiến thức cũng như kỹ năng liên quan
đến nhiều lĩnh vực hiện nay như khoa học, công nghệ, ký thuật và toán học.
Hiện nay, nhập môn logic đã được đưa vào chương trình giảng dạy môn
học đại cương của một số trường đại học, trong đó được giảng dạy ở một số
ngành liên quan đến toán học, kỹ thuật – điện tử,... đây là bước tiến có ý
nghĩa khi thêm môn học này vào trong quá trình giảng dạy. Tuy nhiên việc
áp dụng các lý thuyết và phương pháp của môn học vào thực tiễn chưa thực
sự hiệu quả và cần phải điều chỉnh để thích hợp với mục tiêu đề ra cho môn
học này. Nhưng môn học này về lý thuyết mà nói còn rất khái quát và chỉ đề
cập đến một số vấn đề cơ bản chưa đi sâu vào các vấn đề, đồng thời môn học
này được áp dụng cho nhiều lĩnh vực chứ không phân chia để phù hợp với
từng lĩnh vực ví dụ sinh viên trong lĩnh vực toán học muốn nghiên cứu sâu
hơn về toán học trong logic để áp dụng logic học vào lĩnh vực của mình. Vì
thế theo tôi giáo trình cần phải thay đổi và phân chia rõ ràng cho từng lĩnh
vực chứ không còn là những kiến thức cơ bản, từ đó sinh viên dễ dàng nghiên
cứu và tìm kiếm trong lĩnh vực riêng của mình.
11
Giáo dục đại học hiện nay không còn là nền giáo dục “may đo” theo tờ
dantri.com “GS.TSKH Đặng Ứng Vận - thành viên Hội đồng Giáo dục quốc
gia cho biết, cách mạng công nghiệp 4.0 ra đời từ năm 2000, cùng với việc
kết nối mạng máy tính trong công nghiệp, internet được đưa vào hệ thống
giáo dục.
Tuy vậy, vẫn chưa có những thay đổi về các mô hình giáo dục, người
học vẫn được kiểm tra bằng các tiêu chuẩn của CN 2.0, lợi ích từ máy tính
và internet vẫn bị cản trở/sa lầy ở một khâu nào đó trong mô hình GD đáp
ứng các đòi hỏi của CN 2.0.”. Hiện nay giáo dục đại học đã có nhiều thay
đổi thích ứng với thời kì công nghiệp 4.0 tuy nhiên việc áp dụng công nghệ
4.0 vào giảng dạy vẫn còn nhiều hạn chế.
Phải thừa nhận rằng trong giáo dục đại học, một số trường đại học dù
không được giảng dạy logic học như một môn học độc lập nhưng một số yếu
tố của logic học vẫn xuất hiện trong một số môn học như xác suất thống kê,
toán thực tế, ... dùng để chứng minh một hay nhiều vấn đề trong thực tế.
Logic học còn được vận dụng trong giáo dục đại học đó chính là các đồ
án, các buổi giao lưu chia sẻ giành cho sinh viên hay những hoạt động hùng
biện, tranh luận trong nhà trường điều này đã góp phần tạo thêm cơ hội cho
sinh viên áp dụng những phương pháp của logic học vào đời sống giúp sinh
viên có những lý luận phản bác chặt chẽ và thuyết phục người nghe
Như vậy, tư duy logic cũng như bất kì loại tư duy nào khác đều có thể
rèn luyện và phát triển. Tuy nhiên, hiệu quả và mức độ phát triển năng lực
tư duy logiclại phụ thuộc vào sự lựa chọn biện pháp nào để cho hoạt động
nhận thức phù hợp với từng nội dung cụ thể. Thực chất, rèn luyện kĩ năng tư
duy là tạo điều kiện để nắm vững một hệ thống các thao tác nhằm làm sáng
tỏ những thông tin chứa đựng trong nhiệm vụ nghiên cứu và đối chiếu chúng
với hành động cụ thể.
12
KẾT LUẬN
Tóm lại, tôi cho rằng logic là một môn học rất cần thiết trong môi trường
giáo dục đại học. Logic cũng là một trong những môn học mang tính ứng
dụng cao giúp cho sinh viên có lối suy nghĩ đúng đắn cũng như đưa ra những
lập luận sắc bén đầy tính logic. Logic là bẩm sinh nhưng không phải những
người chưa học qua logic học là tư duy thiếu chính xác, để có thể có tư duy
đúng đắn và chính xác mỗi người chúng ta đều phải trải qua một quá trình
trau dồi, học hỏi, giao tiếp ... từ đó có thể rèn luyện được tư duy Logic học
cũng trang bị cho mỗi người phương pháp tư duy khoa học, đồng thời cũng
có cái nhìn khác về thế giới nhân sinh quan trong cuộc sống của mỗi người.
Việc áp dụng logic học vào môi trường đại học nên là môn học bắt buộc
trong giáo dục đại học vì môi trường đại học là nơi lý tưởng để sinh viên có
thể thỏa sức trau dồi kỹ năng tư duy, lập luận của bản thân.
13
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Hải, N. T. (n.d.). LOGICBUY TECH GROUP.
Lấy từ https://www.logicbuy.vn/viet-nam-dang-thuc-day-trien-khaigiao-duc-stem-trong-chuong-trinh-giao-duc-pho-thong-de-hoc-sinhhuong-den-cac-hoat-dong-thuc-hanh-va-van-dung-kien-thuc-de-taora-san-pham-hoac-giai-quyet-cac-van-de/
Hạnh. (2019, 10 02). Việt Nam nên xây dựng nền giáo dục “may đo”.
Lấy từ Dân trí: https://dantri.com.vn/giao-duc-huong-nghiep/vietnam-nen-xay-dung-nen-giao-duc-may-do-20191002091049583.htm
Hoàng, T. (2004). Logic học nhập môn. TP. Hồ Chí Minh .
Hưng, P. T. (n.d.). Nhập môn logic học . TP. Hồ Chí Minh.
Nghiệm, P. Đ. (2013, 08 08). Đối tượng của logic học. Lấy từ Triết học:
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/logic-hoc-tu-duy-phanbien/doi-tuong-cua-logic-hoc_197.html
Thông, L. N. (n.d.). Nhập môn logic học. TP. Hồ Chí Minh.
Tỉnh, M. V. (2021, 10 08). PHÂN TÍCH LOGIC THỂ CHẾ NHÀ TRƯỜNG
TRONG NGHIÊN CỨU GIÁO DỤC ĐẠI HỌC. Lấy từ CENTER
FOR HIGHER EDUCATION TECHNOLOGY - SCIENCE
TRANSFER - RESEARCH:
https://www.cetstr.edu.vn/2021/08/phan-tich-logic-che-nha-truongtrong.html
Download