Uploaded by khaiquang118

Ý nghĩa của Logic học trong hoạt động giáo dục đại học

advertisement
Ý nghĩa của Logic học trong hoạt động giáo dục đại học
- Chương 1: Phần lý luận (3 – 5 trang)
1.1 Một số khái niệm
1.2 Lịch sử hình thành và phát triển của logic học
1.3 Ý nghĩa của Logic học
Brochad từng phát biểu: “Đối với con người, sai lầm là quy luật mà chân lí
là ngoại lệ” có nghĩa có tư duy thì sẽ có sai lầm. Khi tư duy không phù hợp với
thực tế khách quan, điều này dẫn đến những phán đoán giả dối. Bên cạnh đó còn
có loại tư duy sai lầm do không phù hợp với các quy luật tư duy, điều này đã dẫn
đến những suy luận phi logic. Cũng vì vậy, logic học là thứ cần thiết, có ích và
mang lại nhiều ý nghĩa cho con người.
- Không phải những người chưa học qua logic học đều tư duy thiếu chính
xác
- Logic giúp nâng cao trình độ tư duy để có được tư duy khoa học một
cách tự giác
- Logic học cũng là công cụ hữu hiệu để khi cần thiết ta có thể trang luận,
phản bác một cách thuyết phục
- Logic học trang bị phương pháp tư duy khoa học
- Logic giúp cho ta có một thế giới quan, nhân sinh quan toàn diện, biện
chứng. Chuyển đổi lối tư duy tự phát sang tự giác đem lại nhiều lợi ích:
 Lập luận chặt chẽ, có căn cứ bên cạnh đó cũng trình bày tư tưởng
của bản thân một cách rõ ràng, chính xác và mạch lạc hơn.
 Phát hiện các lỗi logic trong quá trình lập luận trong cách trình bài
tư tưởng, quan điểm của người khác
 Đồng thời cũng biết được các thủ thuật ngụy biện của đối phương
góp phần cho lập luận ngày càng chặt chẽ hơn
- Khi đã áp dụng đúng cách và hiệu quả của Logic học chuyển đổi từ logic
tự phát sang logic tự giác
Chương 2: Phần thực tiễn (3 – 5 trang);
Logic học lần đầu tiên ở phương Đông cụ thể là bắt nguồn từ Ấn Độ thời cổ
đại đã xuất hiện Nhân minh luận đây là một môn học về phương pháp suy luận quy
nạp. Đã xuất hiện rất lâu trước logic học của Aristote khoảng năm ngàn năm.
Ở phương Tây cũng từ thời cổ đại cũng đã xuất hiện nghiên cứu về một số
khía cạnh của logic, tiêu biểu qua thời gian có thể kể đến là Héraclite, trường phái
Élé (Ecole éléate), Démocrite, Platon. Trong thời kì này đã có sự xuất hiên của tác
phẩm “Canno” – “bàn về logic học” đây cũng chính là tác phẩm đầu tiên trong lịch
sử logic học.
2.1. Logic học truyền thống ( Logique traditionnelle )
Tuy nhiên lịch sử của logic học mới thực sự chính thức bắt đầu, khởi đầu,
đặt nền móng cho Logic học truyền thống ( Logique traditionnelle ) chính là nhà
triết học cổ đại Hi Lạp Aristotelês với bộ sách gồm 6 tập Organon (công cụ) sau
quá trình nhận thức ông đã trình bày những vấn đề sau đây: các phạm trù, phân loại
mệnh đề, tam đoạn luận, chứng minh, tranh luận, phản bác ngụy biện. Sau nhận
thức Aristote còn có các nhà logic khắc kỉ2 đã bổ sung thêm cho logic 5 mệnh đề,
cuối thời Cổ Đại, Apulée đưa ra mối quan hệ giữa các phán đoán cơ bản A, I, E, O.
Để góp phần đưa nhận thực mới mẻ của họ vào thực tiễn. Gần suốt thời Trung Cổ,
do quá được sùng bái nên hầy như logic không được phát triển quá nhiều nhưng
bên cạnh đó vẫn có một số đóng góp nhỏ: Abélard đào sâu khía cạnh ngữ nghĩa và
triết học của logic học, Pierre d’Espagne tóm tắt 19 kiểu đúng của 4 hình tam đoạn
luận thành một bài vè ức thuật bằng tiếng Tây Ban Nha,...
2.2. Logic ứng dụng ( Logique appliequée )
Tiếp đến là sự xuất hiện của logic ứng dụng ( Logique appliequée ) ở thời kì
Phục Hưng, với sự phát triển của khoa học thực nghiệm lúc bấy giờ tại Anh.
F.Bacon đã cho xuất bản tác phẩm Novum Organum (công cụ mới) để phê phán
phương pháp của Aristote có phần suy diễn và là logic học hình thức, và ông cũng
đề cao phương pháp suy luận quy nạp và cũng như logic học ứng dụng khoa học
thực nghiệm. Dựa trên nhận thức và lý thuyết của F.Bacon, R.Descartes đã phát
triển tư tưởng này với tác phẩm Discuorse de la méthode (phương pháp luận). Về
sau nhà logic học J.Stuart Mill đã hoàn thiện phương pháp của F.Bacon và đưa ra
bốn phương pháp quy nạp: phương pháp tương hợp, phương pháp sai biệt, phương
pháp đồng biến và phương pháp trừ dư. Có thể thấy logic học ứng dụng đã có phần
khác biệt khi đề cao ứng dụng khoa học thực nghiệm và phương pháp quy nạp, đưa
nhận thức thành lý thuyết và áp dụng vào thực nghiệm.
2.3. Logic học kí hiệu (Logic toán học – Logique mathêmatique)
Khởi xướng bởi nhà bác học G.W.Leonnitz về việc áp dụng những phương
pháp hình thức của toán học bao gồm kí hiệu, công thức vào lĩnh vực logic. Ông
cũng là người đầu tiên có tư tưởng quan trọng đầu tiên về logic xác suất. Sau đến
giữa thế kỉ XIX đã được thực hiện hóa bởi nhà toán học người Irealand G.Boole
với các công trình : “toán giải tích logic”, “tìm hiểu những quy luật của tư tưởng
đặt nền tảng cho lí thuyết toán học về logic và xác suất”, ... Từ cuối thế kỉ XIX,
một hướng nghiên cứu khác được ra đời có liên quan đến những nhu cầu của toán
học cho việc luận chứng cho những khái niệm và những phương thức chứng minh
nó đã được phát triển trong công trình của J. Veen, G. Frege của B. Russel cùng
A. N. Whitehead
Có thể thấy logic toán học có ảnh hưởng rất lớn đối với toán học hiện đại với
những lý thuyết angorit, lí thuyết hàm đệ quy đã được phát triển từ logic toán học.
2.4. Logic học biện chứng (Logique dialectique)
Logic học biện chứng là “khoa học về những quy luật và những hình thức
phản ánh trong tư duy sự phát triển và biến đổi của thế giới khách quan, về những
quy luật nhận thức chân lí”. Những yếu tố của logic học biện chứng đã có từ trong
triết học Cổ Đại, người đầu tiên nghiên cứu một cách toàn diện và có hệ thống là
nhà triết học duy tâm G. V. Hegel trong tác phẩm “Khoa học logic” . Sau đó vào
giữa thế kỉ XIX các nhà duy vật Nga đã cải tạo thành biện chứng duy vật. Cuối thế
kỉ XX K. Marx, F. Engles và V. I. Lénine đã phát triển logic biện chứng thành một
khoa học chặt chẽ về mặt nhận thức.
Logic học biện chứng không bác bỏ logic hình thức của Aristote mà vạch rõ
ràng ranh giới và coi đây là một hình thức cần thiết nhưng không đầy đủ tư duy
logc. Nhưng mặt khác trong logic biện chứng đã phản ánh sự tồn tại của ý thức liên
quan chặt chẽ với nhau.
Ngày nay logic học đã phát triển với nhiều hệ thống bên cạnh những hệ
thống đã được đề cập ở trên còn có nhều hệ thống logic khác như: logic mờ, logic
hình thái, logic trực giác, logic ngôn ngữ ... và có lẽ sự phát triển của các hệ thống
này vẫn sẽ còn tiếp tục trong tương lai phục vụ cho quá trình lập luận, tư duy của
con người, cũng như cung cấp những lý thuyết để áp dụng vào thực tiễn và từ lý
thuyết cũng giúp con người tư duy tìm ra nhiều hệ thống.
Các phương pháp được nêu trên chính là thực tiễn lịch sử của logic học bằng
cách phân tích và tổng hợp lý thuyết từ những bước đầu tiên xây dựng logic học
hình thức cho đến sự ra đời của nhiều trường phái logic học hiện đại như logic học
biện chứng.
Từ phương pháp thực tiến là đi tìm và nghiên cứu về nguồn gốc phát sinh
của logic học cũng như quá trình phát triển. Từ thực tiễn đó ta rút ra được bản chất
của logic học từ đó áp dụng và phát huy những bản chất này, cũng như nắm được
các quy luật cơ bản của logic học và đối tượng của logic học.
- Chương 3: Phần kiến nghị (3 – 5 trang);
Logic học là một trong những bộ môn được xây dựng, nghiên cứu và đưa ra
từ rất lâu đời, đặt nền tảng đầu tiên bởi Aristote. Logic học sau đó được nghiên cứu
và bổ sung bởi các nhà triết học qua từng thời điểm trong lịch sử. Hiện nay logic
học với sự xuất hiện logic học biện chứng đã phân địch rạch ròi với logic hình thức
của Aristote, dù vậy logic học vẫn không ngừng phát triển đưa ra nhiều biện
chứng, phương pháp, quy tắc mới và đối tượng.
Logic học được áp dụng trong nhiều ngành nghề, lĩnh vực hiện nay như toán
học, điều khiển học, pháp lí, quản lí, ngoại giao, điều tra và cả trong việc dạy học.
Có thể thấy logic học mang lại cho con người nhiều lợi ích cũng như nhiều phương
pháp luận áp dụng vào thực tiễn hiện nay. Tiêu biểu đó chính là việc áp dụng ý
nghĩa của logic học vào hoạt động giáo dục đặc biệt là giáo dục đại học hiện nay,
giúp cho con người lập luận một cách chặt chẽ hơn về luận điểm của mình cũng
như dễ dàng thuyết phục người khác.
Trong vấn đề giáo dục logic đã được áp dụng từ rất lâu chỉ là bản thân con
người không biết đến sự tồn tại của logic. Ngay từ thời cổ đại tiêu biểu chính là
nền văn minh Hy Lạp đã xuất hiện logic trong việc chứng minh các khám phá về
toán học, thiên văn, triết học. Nói cách khác logic học tồn tại trong mọi mặt trong
đời sống của con người nhưng hầu hết chúng ta đều không nhận ra hoặc thậm chí
không biết đến sự tồn tại của logic trong cuộc sống.
Có thể nói logic có tầm quan trọng trong cuộc sống của mỗi người, từ phát
biểu trên ta có thể nhận ra nguồn gốc, khả năng sử dụng logic là bẩm sinh có trong
mỗi người vì không phải những người chưa học là logic đều tư duy thiếu chính
xác. Nhưng mặt khác tư duy đúng đắn có thể được hình thành bằng kinh nghiệm,
hay thông qua quá trình học tập, giao tiếp ...
Không thể phủ nhận rằng trong giáo dục đại học hiện nay logic học được áp
dụng rất nhiều trong các môn học để chứng minh tính cấp thiết và áp dụng những
kiến thức này vào thực tế. Đây cũng là cách áp dụng lý luận vào thực tiễn cũng
đồng thời tăng tính thuyết phục của môn học cho sinh viên.
Đồng thời hiện nay nền giáo dục đại học nói riêng và nền giáo dục nói chung
hiện nay đang ngày càng phát triển vì thế nền giáo dục cũng phải ngày càng thích
nghi để đáp ứng với nhu cầu hiện nay của thế giới.
http://hcmup.edu.vn/images/stories/site_168/giaotrinh/logichoc.pdf
http://eldata11.topica.edu.vn/HocLieu/LOG101/PDF%20slide/LOG101_Bai
1_v1.0014105215.pdf
http://thuvienso.bvu.edu.vn/bitstream/TVDHBRVT/4637/1/Bai%20giang%2
0Nhap%20mon%20Logic%20hoc.pdf
http://triethoc.edu.vn/vi/chuyen-de-triet-hoc/logic-hoc-tu-duy-phan-bien/doituong-cua-logic-hoc_197.html
Download