CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ GIAO DỊCH TMQT I. Khái niệm - Giao dịch thương mại quốc tế là quá trình tiếp xúc (trực tiếp/gián tiếp), thảo luận, đàm phán về các điều kiện của giao dịch, ký kết và thực hiện hợp đồng giữa các thương nhân (phải đăng ký kinh doanh) có trụ sở kinh doanh/ trụ sở thương mại tại các quốc gia/ vùng lãnh thổ/ khu vực hải quan khác nhau về việc mua bán/ trao đổi hàng hóa/ dịch vụ. Thương nhân: Cá nhân có đăng kí kinh doanh Tổ chức kinh tế thành lập hợp pháp (Công ty, doanh nghiệp, hộ kinh doanh,..) Nếu 1 công ty có nhiều hơn 1 trụ sở thì sử dụng trụ sở nào? Công ước viên 1980, trụ sở kinh doanh có mối liên hệ chặt chẽ nhất đối vs việc thực hiện hđ. Luật Tm2005 có quy định về tính chất quốc tế của gdtm (hđ mua bán) hay không ? Không! (Dựa hoàn toàn vào công ước viên 1980, (công ước viên 1964 Lahay về mua bán động sản hữu hình quốc tế cũng đề cập tới tính chất quốc tế của hđ mua bán) Mối quan hệ giữa hợp đồng mua bán và giao dịch thương mại: Hđ mua bán là cơ sở pháp lý quan trọng nhất của gd thương mại. Chủ thể của hđ là công ty, yếu tố quốc tế căn cứ vào vị trí của trụ sở công ty chứ kp quốc tịch của người đại diện. II. Đặc điểm - Đảm bảo nguyên tắc của giao dịch dân sự (Luật thương mại, luật dân sự 2005) + Tự nguyện + Bình đẳng + Thiện chí: VD: Người bán giao hàng chậm thì người mua phải làm gì để đảm bảo nguyên tắc thiện chí? Những gì k đc thỏa thuận rõ ràng, thì phải tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho đối tác khắc phục hậu quả hành vi vi phạm đồng thời vẫn đạt đc quyền lợi của họ. Ví dụ giao chậm thì vẫn phải giao nhưng sẽ bồi thường. - Chủ thể của gdtmqt: + Thương nhân cá nhân, tổ chức kinh tế, công ty doanh nghiệp có trụ sở kinh doanh ở các nước, vùng lãnh thổ, khu vục hải quan khác nhau - Đối tượng: Hàng hóa hữu hình, có thể di chuyển qua biên giới - Đồng tiền: + Tính giá + Thanh toán =>> Đồng tiền tự do chuyển đổi, có tính ổn định về mặt giá trị, nên được sở hữu bởi những nền kinh tế phát triển, ổn định (đồng tiền mạnh), có thể là ngoại tệ đối vs 1 hoặc 2 bên + Nguồn luật điều chỉnh: Luật quốc gia, công ước viên, điều ước quốc tế, luật của nước thứ 3, tập quán thương mại quốc tế. III. Các bước giao dịch tổng quát 1. Hỏi hàng (Inquiry) - Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phía người mua. (phương diện pháp lý) - Người mua yêu cầu người bán cung cấp những thông tin liên quan đến điều kiện giao dịch của hàng hóa hoặc người mua đưa ra những yêu cầu mong muốn để hỏi người bán có đồng ý không (phương diện thương mại) - Cách hỏi hàng: Cách 1: Hỏi thụ động, người mua yêu cầu người bán cung cấp điều kiện giao dịch, người bán gửi lại, người mua đồng ý thì gửi lại chấp nhận nếu k sẽ gửi lại mặc cả Cách 2: Hỏi chủ động, Đưa ra những đk mong muốn để chờ người bán dồng ý hay k - Đặc điểm: Không ràng buộc nghĩa vụ mua của người hỏi. Nếu người mua hỏi chủ động và người bán phúc đáp đồng ý bán thì người mua k bắt buộc phải mua theo những đk mình đưa ra. =>> Việc viết và gửi thư hỏi hàng k có nhiều rủi ro, thường là thư thương mại mà người mới đi làm đc công ty cho phép viết và gửi vì k có ràng buộc pháp lý. =>> Thường gửi tràn làn để hỏi, tham khảo cách bán hàng của đối thủ,… > cầu ảo - Cách viết thư + Chào hỏi + Cơ sở viết thư càng chính thống thì càng thể hiện ý chí muốn mua hàng + Nội dung chính: Hỏi chủ động hay thụ động + Kết thư: Cảm ơn, gửi lời chúc, mong sớm nhận được phúc đáp. 2. Chào hàng (offer) - Là đề nghị giao dịch xuất phát từ phía người bán (pháp lý) - Là việc người bán cung cấp thông tin giao dịch của hàng và gửi tới người mua (thương mại) -Phân loại: + Chào hàng chủ động: Chủ động tìm đối tác mua tiềm năng + Chào hàng bị động: Phúc đáp lại các thư hỏi hàng Hoặc dựa vào tính chất ràng buộc nghĩa vụ cung cấp hàng của người chào hàng + Chào hàng tự do (free): Đề nghị giao dịch của người bán, không có giá trị pháp lý cung ứng hàng của người bán + Chào hàng cố định (firm): Là chào bán 1 lô hàng xác định theo những đk gd định sẵn cho 1 hoặc 1 số người mua xác định. CHÀO HÀNG CỐ ĐỊNH CÓ HIỆU LỰC + CHẤP NHẬN CÓ HIỆU LỰC = HỢP ĐỒNG MUA BÁN =>> về mặt nội dung hđ tương đối giống chào hàng cố định. * Đặc định lô hàng bằng những đk giao dịch * Xác định người nhận: Người bán xcá định người mua là ai và gửi rõ cho người đó, số lượng người nhận chào cố định phải hạn chế vì ràng buộc nghĩa vụ phải cung cấp hàng của người chào hàng. Hỏi: Chào hàng cố định có cần nêu thời hạn hiệu lực hay k? Đáp: K có quy định nào bắt buộc phải đưa ra hiệu lực nhưng nên nêu thời hạn hiệu lực có định kì. Nếu lỡ quên thì chào hàng cố định luôn luôn có thời hạn hiệu lực nhưng việc xác định hiệu lực kp do 2 bên mà là do cơ quan trung gian - Phân biệt chào hàng cố định và chào hàng tự do: + Khi viết chào hàng cố định phải cẩn thận, phải chắc chắn mình có khả năng cung ứng Chào cố định Chào tự do Tiêu đề: Phải thu hút Đặt rõ là chào cố định (Firm offer) Đặt rõ chào tự do ( free offer) Nội dung Cơ sở viết thư càng chính thống thì tính cố định càng cao Bên nhận chào hàng Hữu hạn Thời hạn hiệu lực Thường có Hỏi: Tiêu đề là cố định nhưng nội dung chỉ có tên hàng và khối lượng thì có phải là chào hàng cố định k? Đáp: Tiêu đề là chào hàng cố định thì chắc chắn là cố định và ngược lại dù cho nội dung thể hiện ngược lại cho dù k đủ =>> chào hàng cố định thiếu nội dung cơ bản - Thu hồi hoặc hủy bỏ chào hàng Luật dân sự: Phải gửi thông báo thu hồi bằng văn bản tới người nhận chào hàng trước hoặc cùng lúc với chào hàng đó thì mới thu hồi được. Hoặc thông báo thu hồi đến trước thời điểm mà người nhận chào hàng chấp nhận thì mới có giá trị thu hồi. =>> Nói chung là khó lắm nhá. Phải viết và gửi cẩn thận kẻo toang đấy. - Điều kiện hiệu lực của chào hàng cố định + Chủ thể của chào hàng phải hợp pháp: Thương nhân, có quyền kinh doanh xnk. + Đối tượng phải hợp pháp: Hàng hóa được phép xnk, kiểm tra hàng hóa bằng cách tìm ở nghị định 69 năm 2018 hướng dẫn thi hành luật quản lý ngoại thương năm 2017: Hàng xnk chia 3 nhóm * Nhóm tự do xnk: Chỉ cần có quyền xnk đã đki thì k cần xin phép gì cả, chỉ cần làm thủ tục hải quan * Nhóm xnk có điều kiện (có giấy phép): Chính phủ phân quyền cho các bộ và cơ quan chuyên môn quản lý các hàng hóa theo diện cấp phép xnk hoặc đưa ra những điều kiện mà hàng hóa cần đáp ứng * Nhóm cấm xnk: Nếu xin đc giấy phép của chính phủ thì vẫn đc phép xnk nhưng 1 số hàng vẫn đc phân quyền cho bộ chuyên môn, vẫn có thể xuất khẩu nhưng trên danh nghĩa chính phủ nxk + Nội dung hợp pháp: Đầy đủ những nội dung cơ bản và hợp pháp - Cách giao kết hợp đồng mua bán quốc tế: Cách 1: Gặp và ký trực tiếp: Tốn thời gian, chi phí, chỉ phù hợp vs những hđ trị giá lớn, đối tác chiến lược Cách 2: Soạn hợp đồng, 1 bên ký trước, gửi cho bên kia một số bản (chẵn), bên kia kiểm tra, ký, giữ lại 1 bản, gửi lại 1 bản. Cách 3: Gửi fax hợp đồng. Cách 4: Ký hợp đồng nhiều văn bản Cách 5: Hợp đồng chỉ có xác nhận của 1 bên: Sale confirmation, purchase confirmation, … 3. Đặt hàng (order) - Là đề nghị giao kết hợp đồng của người mua (giống hỏi hàng chủ động). Nếu người bán chấp nhận thì chúng ta sẽ mua =>> có giá trị pháp lý ràng buộc nghĩa vụ mua hàng của người mua =>> chỉ nên sử dụng khi đối tác quen thuộc. 4. Hoàn giá (Couter offer/ order) Sau khi giao dịch, thường người nhận giao dịch sẽ trải qua bước mặc cả =>> Hoàn giá là việc mặc cả về các điều kiện giao dịch. Cả 2 bên đều có thể là người hoàn giá. Mỗi 1 lần trả giá là (BID) - Đặc điểm: + Làm mất hiệu lực của lời đề nghị cố định liền kề phía trước + Được coi là lời đề nghị giao dịch mới - Trên thực tế không có thư thương mại nào tên là hoàn giá mà thực tế nó nằm dưới hình thức thư chấp nhận có sửa đổi lời đề nghị ban đầu. 5. Chấp nhận (Acceptance) - Luật Vn: Là việc các bên chấp nhận toàn bộ các đk giao dịch đc nêu ra trong đề nghị của đối tác. - Công ước viên 1980: Chấp nhận toàn bộ và chấp nhận có sửa đổi Chấp nhận có sửa đổi: Có thay đổi nhưng k làm biến đổi cơ bản nội dung của lời đề nghị > vẫn có giá trị kết hợp vs lời đề nghị Chấp nhận có thay đổi làm thay đổi cơ bản > hoàn giá - Điều kiện hiệu lực: Có giá trị kết hợp vs lời đề nghị Thỏa mãn: + Phải là chấp nhận toàn bộ nội dung của lời đề nghị hoặc có thay đổi nhưng k cơ bản (công ước viên) + Do chính người nhận lời đề nghị chấp nhận + Phải được gửi tới người đề nghị + Phải được lập dưới hình thức văn bản hoặc tương đương + Phải gửi tới người đề nghị trong thời hạn lời đề nghị đó 6. Xác nhận (Cofirmation) - Là việc hình thành nên 1 văn bản hợp đồng. Hợp đồng nên có xác nhận đủ 2 bên IV. Các phương thức giao dịch cơ bản A. Giao dịch qua trung gian - Kn: Trung gian thương mại là hoạt động của thương nhân để thực hiện các giao dịch cho thương nhân khác theo sự ủy thác. Sự ủy thác nằm trên hợp đồng thương mại - Phân loại: + Đại diện thương nhân + Môi giới + Ủy thác + Đại lý Thế giới 2 loại: Môi giới và đại lý 1. Môi giới thương mại - Là thương nhân làm trung gian trong việc đàm phán và giao kết hđ mua bán - Cơ sở pháp lý: Hợp đồng trung gian và hợp đồng mua bán - Đặc điểm: + Lý thuyết môi giới k đàm phans trực tiếp vs các bên nhưng thực tế vẫn có + Gắn kết người bán và người mua + Xúc tiến quá trình đàm phán + Hợp đồng ngắn hạn, ủy thác từng lần + Người môi giới k đại diện cho quyên lợi của bên nào, k ký kết hợp và thực hiện hđ mua bán 2. Đại lý thương mại - Là hoạt động thương mại theo đó thông qua hđ đại lý thì bên giao và bên đại lý thì sẽ thỏa thuận bên đại lý nhân danh chính mình mua bán cung ứng dịch vụ và nhận thù lao. Bên đại lý có quyền đứng ra ký kết và thực hiện hợp đồng mua bán vs bên cuối cùng. Nước ngoài + Đại lý thụ ủy: Không đc ký hợp đồng, chi phí phụ thuộc hoàn toàn vào bên giao + Đại lý hoa hồng: Chi phí do bên giao cung cấp và đc ký kết hợp đồng + Đại lý kinh tiêu: Hoạt động vs danh nghĩa và chi phí của chính mình 3. Ủy thác mua bán - Là hoạt động thương mại theo đó bên nhận ủy thác và bên ủy thác tham gia. Hợp đồng ủy thác. Bên nhận ủy thác tự mình mua bán hàng hóa theo những đk đã thỏa thuận trong hợp đồng ủy thác chi phí do bên giao cung cấp. Hỏi: Đại lý thương mại và ủy thác mua bán khác nhau ntn ? Đáp: 1. Tên của hợp đồng và tên các bên trong hợp đồng 2. Điểm khác biệt về mặt nd: Đều đc tự mình đứng ra ký kết mua bán hàng hóa dv theo thỏa thuận nhưng thực tế mục đích sd 2 hình thức khác nhau. Nếu sd đại lý thương mại thì để phát triển, mở rộng hđ kinh doanh của mình bằng nội lực và mang tính chất lâu dài còn ủy thác thì mang tính chất thuê ngoài nhiều hơn, ủy thác từng lần, hợp đồng ngắn hạn. 4. Đại diện thương nhân - Gồm 2 bên nhận đại diện và giao đại diện. Bên nhận đại diện hoạt động theo danh nghĩa và chỉ dẫn của bên giao đại diện. Thực hiện công việc điều tra, giới thiệu sp, quảng bá sp,… k đc đứng ra ký kết hợp đồng. B. CÁC PHƯƠNG THỨC GIAO DỊCH KHÁC 1. Mua bán đối lưu - Là hoạt động xnk kết hợp, người xuất khẩu đồng thời là người nhập khẩu, trị giá hàng giao nhận hay mua bán tương đương nhau =>> xuất khẩu hàng cho ai thì nhập khẩu hàng từ chính người đó về. - Ra đời từ khi xã hội loài người chuyển sang giai đoạn chuyên môn hóa phân công lđ =>> thừa thiếu nhu cầu =>> trao đổi lấy hàng hóa tài sản khác Trong tmqt: Phát triển mạnh nhất thời chiến tranh lạnh. Hiện nay: k thịnh hành - Đặc điểm: + Chủ yếu quan tâm tới giá trị sử dụng + Đồng tiền chủ yếu để tính toán + Đảm bảo sự cân bằng về mặt giá trị thông quá giá trị sức lao động kết tinh trong hàng hóa - Hình thức: + Mua đối lưu + Mua lại: có mối qh chặt chẽ giữa hàng hóa bán và mua - Hợp đồng mua bán đối lưu + Một hợp đồng + Hai hơp đồng - Biện pháp bảo đảm thực hiện Để phòng ngừa vi phạm và khắc phục hậu quả của hành vi vi phạm + Phạt + Sử dụng bên thứ 3 để khống chế hàng hóa: Sử dụng 1 trung gian giao hàng sang đó rồi 2 bên đến đó để nhận hàng về > khoảng cách kéo dài, tống kém thời gian ,chi phí. Thực tế người ta vẫn giao trực tiếp nhưng giữ lại chứng từ liên quan đến lô hàng và gửi qua bên trung gian + Thư tín dụng đối ứng 2. Tạm nhập tái xuất: Là xuất khẩu chính hàng hóa đã nhập khẩu trong tình trạng chưa qua gia công chế biến ( nguyên trạng như ban đầu khi nhập khẩu) + Đặc điểm: Chưa thay đổi trạng thái hàng hóa, giữ nguyên + Thường là những hàng hóa có cung và cầu lớn trên thế giới và giá thường xuyên biến động. Lựa chọn vì hàng có cung lớn: Dễ nhập khẩu giá ưu đãi Cầu lớn: Dễ xuất khẩu và giá cao =>> Mặt hàng có cả cung lớn và cầu lớn ở cùng 1 thị trường rất ít. Cầu lớn thì chính phủ sẽ thắt cung lại. =>> Đây là những hàng hóa mang tính thiết yếu như điện nước muối. =>> Cả cung cả cầu lớn ở 2 thị trường khác nhau: Cung ở 1 thị trường, cầu ở 1 thị trường - Quy trình (Phân loại) 1 Tạm nhập tái xuất (tái xuất đúng nghĩa) Hàng hóa đc nước tái xuất nhập từ nước xuất khẩu về có lưu ở nc tái xuất. Cần phải làm thủ tục hải quan nhập khẩu sau đó xuất khẩu sang nước nhập khẩu thì phải làm thủ tục hải quan xuất khẩu hàng hóa đó ra khỏi tái xuất. 2 Kinh doanh chuyển khẩu: Hàng dù có đi về nước tái xuất hay không thì cũng đều không làm thủ tục hải quan ở nước tái xuất Quy trình 1: Hàng k đi qua tái xuất mà đi thẳng từ đi từ nước xuất khẩu sang nước nhập khẩu, đây là chuyển khẩu công khai, chỉ có 1 vận đơn Quy trình 2: Hàng vẫn về nước tái xuất, nhưng hàng vẫn k làm thủ hải quan xnk =>> hàng phải đưa vào nhưng khu vực đặc biệt: Cửa khẩu trung chuyển, cảng trung chuyển ( đơn thuần chỉ làm chuyển tải) hoặc đưa hàng về kho ngoại quan (của doanh nghiệp kinh doanh kho bãi, là nơi chứa hàng hóa chỉ làm thủ tục xuất nhập kho), có 2 vận đơn (khi nộp chứng từ thì nộp bộ chứng từ thứ 2 từ nc tái xuất đến nước nhập khẩu, nên là chuyển khẩu bí mật vì nc nhập khẩu kb hàng nhập từ đâu (thực tế thì kp, chỉ là tên gọi) - Hợp đồng tái xuất Nước trung gian: Bên tái xuất Nước xuất khẩu: Bên xuất khẩu Nước nhập khẩu Ký 2 hợp đồng: Nếu đứng ở góc độ bên tái xuất thì phải ký hợp đồng xuất khẩu và hợp đồng nhập khẩu, ký cái nào trước cũng đc, tùy vào năng lực của người kinh doanh tái xuất Mối quan hệ 2 hợp đồng: - Đối tượng mua bán: Hàng hóa giống nhau về mọi phương diện, mã HS phải y nguyên - Số lượng, khối lượng: Nếu xuất khẩu k đủ thì phần còn lại thì phải làm thủ tục nhập khẩu như hàng nhập khẩu bình thường =>> có thể k giống nhau - Giá trị: Hợp đồng xuất khẩu có giá trị cao hơn hợp đồng nhập khẩu nếu khối lượng bằng nhau, chênh lệch này là lợi nhuận. - Thời hạn giao hàng: Nếu là chuyển khẩu công khai: giống nhau vì chỉ có 1 lần giao hàng Nếu là chuyển khẩu bí mật: Thông thường hợp đồng nhập khẩu phải giao trước - CÁC BIỆN PHÁP ĐẢM BẢO THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG - Phải đưa vào hợp đồng những biện pháp đảm bảo + Đặt cọc: Người tái xuất yêu cầu bên nhập khẩu đặt cọc cho bên xuất khẩu + Phạt: + Sử dụng thư tín dụng giáp lưng + Thư tín dụng L/C: Là 1 phương tiện thanh toán sử dụng trong phương thức thanh toán quốc tế phổ biến là tín dụng chứng từ ( D/C document credit) Người bán không bao giờ giao hàng trước khi nhận được thư tín dụng do người mua yêu cầu ngân hàng mở. Người mua tới ngân hàng của mình, yêu cầu mở hay phát hành 1 thư tín dụng cho người xuất khẩu hưởng lợi. Điền vào mẫu đơn yêu cầu phát hành L/C, gửi cho ngân hàng, ngân hàng sẽ phát hành L/C, người hưởng lợi là người đc chỉ định trong đơn (người XUẤT KHẨU) =>> L/C là cam kết của ngân hàng sẽ thanh toán cho người hưởng lợi khi người hưởng lợi xuất trình đầy đủ bộ chứng từ theo quy định và thực hiện những yêu cầu của L/C đó. Chứng từ: Việc ngân hàng thanh toán kp khi nhận được hàng mà là khi nhận được chứng từ cần phải có để lưu thông hợp pháp gồm 1. Chứng từ vận tải Người bán cấp cho người vận tải xác nhận đã nhận 1 lượng hàng và cam kết giao cho người chỉ định theo các điều kiện abc… có rất nhiều loại, phổ biến trong hàng hóa vận tải đường biển là vận đơn Bill of Lading B/L B/L: Khi người bán giao hàng cho người chuyên chở ở cảng bốc hàng thì người vận tải sẽ cấp cho bán vận đơn, cố chức năng biên lai nhận hàng để chở của hãng tàu (cam kết chở hàng), là chứng từ sở hữu hàng hóa (ai là người giữ vận đơn hợp pháp thì là người sở hữu hợp pháp hàng hóa đó), khi đến cảng dỡ thì người nhập khẩu phải có vận đơn bằng cách nào đó do người xuất khẩu gửi thì hãng tàu mới giao hàng, sau khi xuất trình rồi thì hãng tàu thu hồi lại. =>> Nếu k có thì người nhập khẩu k thể nhận hàng. 2. Hóa đơn thương mại Để xác định trị thuế nhập khẩu 3. Các loại giấy chứng nhận 4. Phiếu đóng gói và bảng kê hàng hóa. Trong phương thức thanh toán chứng từ, người nhập khẩu k trả tiền, người xuất khẩu đem chứng từ đến ngân hàng để đòi tiền. MQH giữa L/C và hợp đồng Có yêu cầu mở L/C trong hợp đồng thì L/C mới phát hành. Hợp đồng nảy sinh LC Nhưng khi có L/C r thì L/C độc lập tương đối với hợp đồng ngoại thương trong việc thanh toán. Khi đòi tiền thì thực hiện theo yêu cầu của LC not hợp đồng để được thanh toán. LC là cam kết giữa ngân hàng và người hưởng lợi. Hợp đồng là cam kết giữa người bán và người mua =>> Nếu LC và hợp đồng có sự khác biệt thì nên thực hiện theo LC để nhận tiền trước rồi kiện tụng trong hợp đồng để sau. Còn hơn là k bị kiện nhưng cũng k đc tiền. =>> Khi ngân hàng phát hành LC, LC sẽ đc chuyển cho người hưởng lợi trước khi giao hàng để kiểm tra, phải kiểm tra sao cho LC thống nhất với hợp đồng về hàng hóa, giá trị, đồng tiền, … và đặc biệt là bộ chứng từ đề phòng trương hợp người nhập khẩu gài bẫy người bán bằng việc yêu cầu ngân hàng thêm nhiều bộ chứng từ vào LC hơn so với trong hợp đồng hoặc không thêm bớt chứng từ mà thay đổi tên chứng từ một cách tinh vi. Ví dụ: Hóa đơn thương mại là Commercial Incoive C/I sửa thành hóa đơn thương mại có chứng nhận của lãnh sứ quán cũng là C/I nhưng rất khó xin. - Tín dụng: Vay mượn: Hai bên ký hợp đồng xong thì người mua yêu cầu ngân hàng phát hành LC, đơn yêu cầu này gửi tới ngân hàng để nh phát hành LC. Ngân hàng trả hộ người mua =>> Khi viết đơn yêu cầu LC thì người nhập khẩu đồng thời phải ký quỹ LC trị giá LC. Giả sử trị giá LC là 100 nghìn đô thì phải ký đủ, nhưng nếu người mua có mqh tốt vs ngân hàng thì ngân hàng cho người mua cấp tín dụng cho để tạo trị giá thư tín dụng., có thể chỉ cần 10% =>> Ngân hàng cho người nhập khẩu vay tín nhiệm thanh toán của mình Tín dụng tiền thật: Ngân hàng cho người nhập khẩu vay tiền để trả Tín nhiệm thanh toán: Ngân hàng trả hộ, tạo cảm giác an toàn hơn - Giao hàng: lập bộ chứng từ giao hàng: Khi chưa nhận được tiền thì người giao hàng chỉ giao hàng tới cảng đích còn giữ lại bộ chứng từ chưa giao để gửi tới ngân hàng thanh toán L/C để đòi tiền. Để đc thanh toán LC thì người xuất khẩu phải đảm bảo đc nguyên tắc gì? 1. Xuất trình đúng và đủ bộ chứng từ theo quy định của LC 2. Xuất trình trong thời hạn thanh toán của LC Bộ chứng từ đến ngân hàng thì ngân hàng sẽ giao cho người mua đề người mua nhận hàng, nếu nh cấp tín dụng cho người mua thì người mua phải thanh toán tiền nợ cho ngân hàng. Sau khi nhận bộ chứng từ rồi thì người mua đem giao cho hãng tàu để nhận hàng. Hỏi: L/C có an toàn không ? Rất an toàn: Đối với người xuất khẩu: không có trường hợp người mua nhận hàng mà không trả tiền. Trường hợp bị người mua từ chối nhận hàng không trả tiền thì chỉ có LC mới có thể khắc phục được vì người thanh toán và chấp nhận thanh toán không phải người nhập khẩu, chỉ cần LC đúng quy định thì ngân hàng vẫn thanh toán, trường hợp ngân hàng cho người nhập khẩu vay tiền nên người nhập khẩu không sợ và k trả tiền thì đây là rủi ro của ngân hàng chứ không phải của người bán. Đối với ngân hàng: TH người nhập khẩu k nhận hàng thì ngân hàng sẽ đi nhận hàng ( vì lúc này ngân hàng cầm bộ chứng) và có quyền nhận hàng vì L/C là theo lệnh của ngân hàng, ngân hàng là người đầu tiên được nhận hàng, người nhập khẩu nhận hàng khi ngân hàng đã ký hậu chuyển quyền nhận hàng cho người nhập khẩu. L/C giáp lưng: Là việc kết hợp 2 LC để thực hiện thanh toán cho giao dịch tái xuất Người nhập khẩu phải yêu cầu ngân hàng mở LC1 cho người tái xuất hưởng lợi Người tái xuất phải yêu cầu ngân hàng mở LC2 cho người xuất khẩu hưởng lợi =>> Ngân hàng người nhập khẩu sau khi mở LC1 thì thông báo cho ngân hàng của người tái xuất (VCB), người tái xuất đàm phán với VCB không phải ký quỹ vì đã có giá trị của LC1 mà mở LC2 luôn. Lưu ý: Ngân hàng mở LC2 cho người xuất khẩu hưởng lợi là ngân hàng nhận thông báo LC1 3. Gia công quốc tế - Là gd thương mại giữa các bên có trụ sở thương mại khác nhau theo đó bên đặt gia công sẽ giao hoặc bán đầu vào cho bên nhận gia công, bên nhận gia công sẽ giao hoặc bán thành phẩm cho bên đặt gia công. *Phân loại - Theo Hình thức: + Giao nguyên vật liệu và nhận thành phẩm (có thể giao nguyên liệu chính hoặc toàn bộ) + Bán nguyên vật liệu và mua thành phẩm (có thể bán nguyên liệu chính hoặc toàn bộ hoặc bên nhận gia công mua nguyên liệu từ bên thứ 3 (có hoặc k theo sự chỉ định của bên đặt gia công miễn là đáp ứng các yêu cầu) - Theo quyền sở hữu nguyên vật liệu - Hợp đồng thực chi, thực thanh và hợp đồng khoán căn cứ vào hình thức hợp đồng Họp đồng khoán: 2 bên thống nhất giá 1 sản phẩm sau khi gia công k cần biết giá mua nguyên vật liệu Hợp đồng thực chi thực thanh: Thanh toán theo chứng từ mua nguyên vật liệu, lãi chỉ là phí gia công - Theo Số bên tham gia: + Gia công đơn giản (gia công 2 bên): Hàng hóa đơn giản + Gia công nhiều bên (gia công chuyển tiếp): Hàng hóa phức tạp, tất cả các bên nhận gia công đều hoạt động theo sự chỉ định của bên đặt gia công - Hợp đồng gia công: + Điều khoản thanh toán: Thanh toán bằng 1 số phương thức: A, Chuyển tiền: Đơn giản và nhanh gọn nhất nhưng hàm chưa nhiều rủi ro nhất, chỉ thích hợp khi trị giá giao dịch thấp hoặc đối tác uy tín với nhau. Quy trình: Chuyển trả trước hoặc trả sau ( không có trả ngay). Trả sau: Bên bán giao hàng đồng thời giao bộ chứng từ cho bên mua. Sau khi nhận được bộ chứng từ thì bên mua đến ngân hàng của mình viết lệnh chuyển tiền, ngân hàng thực hiện chuyển tiền vào tài khoản của người bán. Chuyển tiền bằng điện: T-T Chuyển tiền bằng thư: Bước ngân hàng thực hiện chuyển tiền sang tk người bán là bằng điện hay bằng thư, nếu bằng điện thì ngân hàng gửi lệnh chuyển tiền bằng 1 bức điện tới ngân hàng đại lý, là điện nội bộ thông qua hệ thống viễn thông liên ngân hàng quốc tế. Chuyển bằng thư không dùng nữa. Trả trước: Người nhập khẩu chuyển tiền cho người bán, người bán nhận đc tiền r mới chuyển bộ chứng từ =>> Cả 2 hình thức đều có rủi ro cho ít nhất 1 bên. Không có chuyển tiền ngay vì không có bên thứ ba đứng ra khống chế hàng hóa và chứng từ giao hàng. B, Thư tín dụng dự phòng Dùng trong trường hợp giao nguyên vật liệu và nhận lại thành phẩm Quy trình: Bên đặt gia công giao nguyên vật liêu cho bên đặt gia công, để tránh rủi ro bên nhận bùng, bên đặt gia công yêu cầu bên nhận đến ngân hàng yêu cầu mở LC cho bên đặt hưởng lợi. LC nguyên vật liệu là LC trả chậm, thời gian trả chậm là thời gian cần thiết để sản xuất ra thành phẩm. Sau khi sx thành phẩm bên nhận giao lại, bên nhận yêu cầu bên đặt mở LC trả ngay cho sản phẩm =>> LC trả chậm đến hạn thanh toán, bên nhận thanh toán LC trả chậm, bên đặt thanh toán LC trả ngay. (Lý thuyết) =>> Do 2 thời hạn đáo hạn LC bằng nhau là ngày kết thúc hợp đồng =>> Lấy trị giá LC trả ngay trừ đi LC trả chậm, phần chênh lệch thì bên đặt gia công thanh toán cho bên nhận gia công. (có thể thanh toán bằng chuyển tiền cho đơn giản) =>> Có 2 LC được mở nhưng k dùng để thanh toán mà chỉ dùng để dự phòng thanh toán. C, LC thường: Dùng trong trường hợp mua bán Khi mua nvl và nhận lại thành phẩm, 2 LC dùng để thanh toán bình thường. Bên nhận phải trả tiền cho LC nvl thì mới nhận đc chứng từ nvl, khi bán lại thành phẩm thì bên đặt phải mở LC cho tiền thành phẩm và thanh toán ngay D, Nhờ thu Kèm chứng từ và nhờ thu trơn. Nói tắt thì hiểu là nhờ thu kèm chứng từ. Quy trình: Chủ nợ là người xuất khẩu là người nhờ ngân hàng thu hộ tiền của mình. Người bán giao hàng cho người mua, giữ lại bộ chứng từ để lập bộ chứng từ nhờ thu gồm: Bộ chứng từ giao hàng ( vận đơn và những từ khác), chứng từ tài chính ( ký phát thêm hối phiếu: Là mệnh lệnh đòi tiền vô điều kiện mà chủ nợ ký phát để yêu cầu con nợ thanh toán ngay hoặc thanh toán chậm để yêu cầu con nợ thanh toán số tiền ghi trrên hối phiếu đó. (Trong LC, con nợ hối phiếu là ngân hàng, ngân hàng giống như đại lý hoa hồng thanh toán của người mua). Trong nhờ thu, hối phiếu là người nhập khẩu: Hối phiếu: Bill of exchange B/E hoặc draft Sau khi lập bộ chứng từ, người bán gửi đến ngân hàng của mình ( ngân hàng nhờ thu), sau đó ngân hàng nhờ thu gửi bộ chứng từ đó sang ngân hàng của người nhập khẩu ( ngân hàng thu hộ), sau khi nhận, ngân hàng yêu cầu người nhập khẩu đến và xuất trình bộ hối phiếu mà người xuất khẩu ký phát (không đưa bộ chứng từ), người nhập khẩu phải thực hiện nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu để nhận được bộ chứng từ đi nhận hàng. Cách thực hiện nghiệp vụ chấp nhận hối phiếu - Nếu là hối phiếu đòi tiền ngay: Người nhập khẩu phải trả tiền ngay cho người bán thông qua ngân hàng của mình, thực hiện nghiệp vụ document agaisnt payment D/P: Thanh toán thì sẽ nhận đc chứng từ. Ngân hàng giao cho người nhập khẩu bộ chứng từ để đi nhận hàng - Nếu là hối phiếu đòi tiền sau: Người nhập khẩu chỉ cần thực hiện nghiệp vụ document agaisnt acceptance D/A bằng 2 cách: Chấp nhận hối phiếu ( ký tên và đóng dấu tên công ty vào hối phiếu hoặc tìm chỗ trống ghi tôi chấp nhận) thì hối phiếu đã có giá trị thanh toán hoặc không chấp nhận trả tiền trên hôí phiếu mà viết một giấy nhận nợ gửi tới người bán (Kỳ phiếu, giấy nhận nợ chấp nhận thanh toán tiền), người bán nhận đc tiền khi hợp đồng đáo hạn thanh toán. Thực tế khi nhận được kỳ phiếu thì người bán có thể cầm đi chiết khấu, ký quỹ, cầm cố để lấy tiền mặt nếu cầm tiền gấp để ngân hàng đi đòi con nợ ( nhưng k đc chiết khấu 100%) Rủi ro: Người thanh toán hay chấp nhận thanh toán vẫn là người nhập khẩu, có thể anh ta không đến ngân hàng để chấp nhận hối phiếu, và người bán sau khi giao hàng sẽ k đc thanh toán. =>> Nhờ thu là phương thức thanh toán ít được sử dụng nhất trong thanh toán quốc tế vì k quá an toàn đồng thời cũng phức tạp. Thanh toán bằng nhờ thu cho gia công quốc tế ntn ? Nếu mqh là giao nhận nvl thành phẩm: Khi bên đặt gia công giao nvl, anh ta nhờ ngân hàng thu hộ tiền nvl nhưng k đòi tiền ngay mà đòi tiền trả chậm và thời gian trả chậm là thời gian cần thiết gia công, khi nhận hối phiếu thì người nhận gia công chỉ cần thực hiện nghiệp vụ D/A để nhận chứng từ sau đó đi nhận nvl về đẻ sx, sau khi sx xong, bên nhận giao thành phẩm cho bên đặt và đòi tiền, a ta lập bộ chứng từ nhờ thu và ký phát bộ hối phiếu trả tiền thành phẩm trả ngay. Bên đặt hàng sử dụng nghiệp vụ D/P. Tuy nhiên D/A đã đến hạn thanh toán, đáng lẽ 2 bên phải thực hiện trả tiền riêng biệt. Tuy nhiên thực tế người ta lấy D/P thành phẩm trừ D/A nvl đáo hạn. Phần chênh lệch là thù lao bên nhận gia công, bên đặt sẽ chuyển tiền cho bên nhận. =>> 2 nhờ thu chỉ để đảm bảo thanh toán chứ k có chức năng thanh toán. Nếu mqh là mua bán nvl thành phẩm: Khi bên đặt bán nvl cho bên nhận, thì bên đặt ký phát hối phiếu đòi ngay, bên nhận phải D/P. Tương ứng khi bên nhận bán lại thì cũng đòi tiền bằng hối phiếu trả ngay. =>> Hối phiếu có chức năng thanh toán. + Điều khoản về nhãn hiệu của thành phẩm Bên nhận nên kí điều khoản: Những tranh chấp liên quan tới nhãn hiệu của thành phẩm thuộc trách nhiệm của bên đặt gia công hoặc bên đặt gia công chịu trách nhiệm về nhãn hiệu của thành phẩm cuối cùng tránh trường hợp bên đặt vi phạm thương hiệu, sở hữu trí tuệ hay chỉ dẫn địa lý nhãn hiệu. 4. Sở giao dịch hàng hóa - Chứng khoán - Bất động sản - Vàng - Sức lao động (sở gd việc làm) - Sở gd hàng hóa thông thg (ở Vn rất ít hoặc chưa có). Thực tế đã có sở gd hàng hóa Vn VNX, kinh danh cà phê hạt, thép xây dựng, cao su. A, Khái niệm: SGD hàng hóa là một thị trường đặc biệt mua bán hàng hóa vs khối lượng và gtrị lớn những hàng hóa đồng loại và giá chốt ở thực hiện giao kết hợp đồng nhưng thời điểm thực hiện hợp đồng là trong tương lai. - Khối lượng giá trị (rất) lớn: Có thể bán với khối lượng vượt quá khả năng cung ứng hoặc mua với giá trị vượt quá số tiền của chúng ta Cách giao dịch: - Khi đến hạn thực hiện hợp đồng, các bên có 2 lựa chọn 1. Giao hàng và thanh toán như bình thường (k dùng) 2. Các bên thanh toán bù trừ phần chênh lệch do biến động giá kể từ khi ký hợp đồng cho tới lúc thực hiện hợp đồng. =>> giao dịch chủ yếu liên quan đến tài chính mà klq đến hàng hóa, chủ yếu là 2 bên đầu cơ biến động giá. Cách đầu cơ Người mua (Bull): Đầu cơ giá tăng Người bán (Bear): Đầu cơ giá hạ =>> chỉ cần có đủ tài chính tương đương mức độ biến động giá tối đa trong thời hạn giao dịch đấy. VD: dự đoán biến động giá 10% thì có thể ký hợp đồng trị giá 100đ nếu có trong tay 10đ - Đặc điểm sở gd hàng hóa 1. Giao dịch thông qua trung gian và khớp lệnh 2. Hàng hóa được tiêu chuẩn hóa về chất lượng và khối lượng (theo lô) 3. Giao dịch ở những thời điểm cụ thể và quy chế định sẵn (theo phiên: Liên tục, khớp lệnh) 4. Chủ yếu đầu cơ dựa vào giao dịch khống (gd kỳ hạn) =>> gd kỳ hạn chưa chắc là gd khống, gd khống là gd kỳ hạn - Các loại giao dịch 1. Gd giao ngay: Thời hạn hợp đồng k quá dài (rất ít, thường là giao dịch thật) 2. Gd kỳ hạn: Giá chốt ở thời điểm ký nhưng thực hiện trong TL, các bên đầu cơ gd khống và thanh toán phần chênh lệch 3. Hợp đồng quyền chọn - Là một loại gd kỳ hạn nhưng đối tượng kp hàng hóa mà là quyền mua hoặc bán hàng hóa - Bỏ 1 khoản tiền để thanh toán cho sgd hàng hóa để mua quyền chọn mua hoặc bán 1 lượng hàng hóa nhất định vs 1 mức giá xác định tại tđ ký hợp đồng, thời hiện thực hiện trong TL VD: Các ngân hàng bán quyền chọn mua hoặc bán ngoại tệ 4. Giao dịch tự bảo hiểm Là viêc kết hơp giữa giao dịch thực tế ở trên thị trường hàng hóa thông thường với giao dịch khống ở sgd hàng hóa để bảo vệ bản thân khỏi biến động giá. VD: Ở gd thường, tôi ký hợp đồng mua 100 tấn cà phê giá 2000 đô/ tấn, 1 tháng sau nhận hàng và phải thanh toán đủ số tiền rồi nhận hàng. Khi vừa kí xong thì dự đoán giá cà phê giảm mạnh. Đẻ tự bảo vệ bản thân khỏi lỗ, tôi đến sở gd với vai trò như người đầu cơ giá hạ, ký 1 hợp đồng khống kỳ hạn bán 100 tấn cà phê với giá 2000 đô, thời hạn trùng với hợp đồng trước. 5. Đấu giá quốc tế - Khái niệm: Là hoạt động thương mại theo đó người bán tự bán hoặc thuê người tổ chức bán cho người trả giá cao nhất. - Yếu tố quốc tế: Người tham gia khác trụ sở kinh doanh đối với các thương nhân, còn kp thương nhân thì căn cứ vào quốc tịch - Phân loại: Thương nghiệp : Người tham gia là thương nhân và nhà buôn, mục đích mua hàng là kinh doanh. Phi thương nghiệp: Người tham gia là tự nhiên nhân, mục đích là tiêu dùng và sử dụng. + Phương thức tiến hành Đấu giá tăng: (Kiểu Đức): Người mua hô giá Đấu giá hạ (Kiểu Hà Lan): Phù hợp vs những hàng hóa cần mua bán gấp. Người tổ chức bán sẽ hô giá hạ dần, người đầu tiên chấp nhận mức giá đó là người mua hàng. Áp dụng với hàng hóa số lương ít và tâm lý sợ người khác mua mất hàng. - Đặc điểm: Công khai về thời gian địa điểm thể lệ quy chế đấu giá - Hàng hóa phải là hàng hữu hình và thường khó tiêu chuẩn hóa về mặt chất lượng, chỉ có thể quy định chất lượng bằng cách xem hàng (triển lãm) - Quy trình đấu giá Chuẩn bị: Ký hợp đồng với tổ chức đấu giá. Chuẩn bị hàng hóa, phân lô phan loại cẩn thận ( với đấu giá thương nghiệp. Thông báo đấu giá, tổ chức triển lãm Khai mạc đấu giá Ký hợp đồng vs người mua hàng => Đấu giá chưa hoàn thành giao dịch thương mại vì mới chọn được người mua. Sau đó phải ký hợp đồng mua bán như bình thường. 6. Đấu thầu quốc tế - Kn: Là hoạt động thương mại có sự tham gia của bên mời thầu (là bên muốn mua hàng hóa dịch vụ) kêu gọi những bên có khả năng cung ứng hàng hóa dịch vụ (bên dự thầu) tiến hành cạnh tranh đẻ lựa chọn ra người đáp ứng yêu cầu tốt nhất yêu cầu của mình để ký hợp đồng (bên trúng thầu) - Yếu tố quốc tế: Khác biệt về trụ sở kinh doanh của bên mời thâù và bên dự thầu - Đặc điểm: + Đối tượng: Là hàng hóa và dịch vụ (hữu hình và vô hình), có trị giá cao + Tiến hành theo thể lệ quy định sẵn (phương thức- mở rộng, hạn chế, chỉ định,..) và được thông báo công khai + Thường bị ràng buộc bởi các điều kiện cho vay và sử dụng vốn - Phân loại + Hình thức mời thầu (số lượng các bên dự thầu): • Mở rộng (số lượng k giới hạn bên dự thầu, tham dự bằng cách nộp hồ sơ dự thầu đúng quy định và nộp ký quỹ dự thầu. Điều khoản hồ sơ dự thầu: Phải bỏ tiền ra để mua hồ sơ mời thầu ( là yêu cầu và đề xuất của bên mời thầu) Xây dựng và nộp hồ sơ dự thầu cho bên mời thầu Nộp khoản ký quỹ để dự thầu Nếu được chọn thì phải ký hợp đồng, bên mời thầu là bên mua, bên trúng thầu là bên bán. Bên trúng thầu nộp thêm 1 khoản ký quỹ bảo đảm hợp đồng. Ưu: Bên mời thầu có nhiều sự lựa chọn Nhược: Thời gian và chi phí chọn ra người trúng thầu kéo dài và tốn kém =>> Mở rộng có sơ tuyển (nộp đơn bày tỏ nguyện vọng dự thầu, bên mời thầu phát miễn phí hồ sơ sơ tuyển và gửi lại cho bên mời thầu, chấm điểm và lập danh sách những bên đáp ứng yêu cầu sơ tuyển sẽ được bán hồ sơ mời thầu chính thức) và không sơ tuyển (vừa trình bày bên trên) • • Đấu thầu hạn chế: Chỉ mời một số lượng nhất định người dự thầu hoàn toàn phụ thuộc vào chủ quan của bên mời thầu, số lượng nhà thầu tối thiểu dự mời thầu là 5. Áp dụng khi đối tượng đấu thầu cần tiến hành gấp Chỉ định thầu: Chỉ mời 1 bên duy nhất dự thầu. Thực tế: Bên được chỉ định là bên trúng thầu. Áp dụng đối với những công trình bí mật, hoặc cần tiến hành gấp, đối tượng cần đảm bảo tính đồng bộ. + Phương thức tiến hành • Đấu thầu theo giai đoạn (mở thầu mấy lần): Áp dụng đối với đấu thầu xây lắp. Hồ sơ dự thầu gồm - Đề xuất (phương án) kỹ thuật - Đề xuất tài chính về việc sử dụng tài chính của bên dự thầu để có được đối tượng đấu thầu sao cho tiết kiệm và hiệu quả nhất (mua cgi trước, cgi sau, mua nhiều lần hay 1 lần, giải ngân ntn, vốn đối ứng địa phương bn %,…). Cái này khác báo giá (Báo giá có thể nằm trong hoặc tách biệt vs đề xuất tài chính) * Đấu thầu 1 giai đoạn: -Bên dự thầu nộp hộp sơ dự thầu bao gồm đề xuất kỹ thuật và đề xuất tài chính trong cùng 1 túi hồ sơ. Bên mời thầu chấm cái nào trước cũng được > vai trò 2 đề xuất là như nhau - 1 giai đoạn 2 túi hồ sơ: Khi mở thầu để chấm thầu thì chấm đề xuất kỹ thuật trước, những hồ sơ nào đáp ứng hồ sơ kỹ thuật thì mới được chấm đề xuất tài chính tiếp. * Đấu thầu 2 giai đoạn: Giai đoạn 1: Khi bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu lần 1 thì bên mời thầu, trên cơ sở hồ sơ dự thầu xây dựng hồ sơ mời thầu giai đoạn 2 ( không chấm điểm) Giai đoạn 2: Bên dự thầu nộp hồ sơ dự thầu lần 2, mở thầu lần 2 để chấm và xác định người trúng thầu. =>> Áp dụng vơi những công trình, đối tượng, hàng hóa yêu cầu kĩ thuật cao + Căn cứ vào đối tượng đấu thầu: Hàng hóa và dịch vụ - Quy trình đấu thầu: • • Bên mời thầu xây dựng kế hoạch đấu thầu > thông báo mời thầu Khi nhận thông báo, ,bên dự thầu nộp nguyện vọng hoặc đề nghị dự thầu • • • Bên mời thầu lên danh sách dự thầu (có sơ tuyển hay k) sau đó bán hồ sơ dự thầu, giải đáp thắc mắc trực tiếp hoặc công khai Bên dự thầu mua hồ sơ dự thầu, xây dựng và nộp hồ sơ cho mời thầu, nộp ký quỹ dự thầu Mở thầu, chấm điểm. lựa chọn người trúng thầu, ký hợp đồng mua bán, trúng thầu ký quỹ đảm bảo hợp đồng. CHƯƠNG 2: INCOTERMS 2010 I. Khái niệm: Là văn bản hay bộ quy tắc do ICC ban hành để giải thích những điều khoản liên quan tới vấn đề giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua theo hợp đồng mua bán. ICC là tập hợp những chuyên gia về thương mại của các nước trên thế giới nhưng tập trung là các nước phát triển như Mỹ và châu Âu. II. Vai trò - Là nền móng của thương mại quốc tế vì được sử dụng trong những chứng từ quan trọng nhất - Là ngôn ngữ của thương mại quốc tế vì được dịch ra tất cả các ngôn ngữ của các nước tham gia thương mại quốc tế trên thế giới, giúp thúc đẩy đàm phán và ký kết hợp đồng và phát triển thương mại quốc tế. III. Lịch sử phát triển incoterms 36 > 53>80>90>10>20 Sửa đổi để phù hợp với sự thay đổi của thương mại quốc tế Ý nghĩa của chữ F: Free: Giải phóng nghĩa vụ của người bán sau khi giao hàng theo hướng dẫn sau đó Nhóm D: Người bán giao đến địa điểm đến: Delivery C: Cước phí nói chung Freight: Cước phí vận tải biển =>> Xu hướng phát triển của Incoterms: Tinh gọn dần theo hướng bỏ bớt những điều kiện gần giống nhau hoặc mở rộng phạm vi áp dụng của 1 điều kiện nào đó hoặc thêm 1 điều kiện mới 1990: Bỏ FOA, FOT, FOR vì đã có FCA ( giao cho người chuyên chở) Bổ sung thêm DDU: Giao ở đích chưa nộp thuế (thủ tục hải quan nhập khẩu do người mua làm) 2000: Sửa FCA( làm rõ quá trình bốc dỡ khi giao hàng) , FAS, DEQ (làm rõ nghĩa vụ thay đổi thủ tục hải quan, bên bán làm thủ tục xuất, bên mua làm thủ tục nhập) Tsao k thay đổi nghĩa vụ thủ tục hải quan theo hướng bên cư trú làm trong 2 đk EXW và DDP: Vì 2 đk này sử dụng trong điều kiện chênh lệchh tương quan lực lượng 2 bên rất lớn 2010: Thay đổi về điều kiện trong nhóm D: Bỏ DES, DEQ, DDU, DAF Thay DAT thay cho DEQ và mở rộng phạm vi áp dụng ( giao ở bến đến cho mọi phương thức vận tải), người bán phải dỡ hàng ở bến đến Thay DAP thay cho DES, DDU, DAF: Giao ở nơi đến: Place: Không phải dỡ hàng ở bến đến DAT và DAP thì nghĩa vụ người bán trong dkien nào cao hơn ? DAP cao hơn 2020: Thay DAT bằng DPU (Delivery at Place unloaded) và một số sửa đổi khác: Giao hàng ở địa điểm đích và đã dỡ hàng. DPU khác DAP ở chỗ hàng đã dỡ hay chưa III. Mối liên hệ giữa Ict và hợp đồng ngoại thương - Bản chất của Incoterms: Tập quán thương mại quốc tế, là văn bản được các thương nhân sử dụng rất phổ biến trong thương mại quốc tế nói chung và trong việc soạn thảo và đàm phán hợp đồng ngoại thương nói riêng. =>> không phải luật, k có tính chất bắt buộc áp dụng hữu hình nhưng có tính bắt buộc vô hình - 2 vấn đề chính mà incoterms điều chỉnh về việc giao nhận: Phân chia chi phí và việc di chuyển rủi ro (những mất mát và hư hỏng thực tế của hàng hóa,..) ở địa điểm nào và thời điểm nào. - Phải dẫn chiếu incoterms vào hợp đồng mua bán (các thương nhân thỏa thuận dùng incoterms để điều chỉnh vấn đề giao nhận hàng hóa trong hợp đồng mua bán). Cách dẫn chiếu + Đưa tên đk thương mại muốn sử dụng kèm theo năm của ấn bản incoterms kèm theo địa điểm (nơi hàng đi hoặc đến) liên quan tới việc giao nhân vào trong hợp đồng mua bán (ghi rõ Incoterms vì có nhiều điều kiện ghi giống vậy nhưng kp của incoterms) VD: FOB Cảng Hải Phòng Việt Nam, Incoterms 2020 Nhóm F và E: Ghi địa điểm hàng đi Nhóm C và nhóm D: Ghi địa điểm hàng đến - Thông thường incoterms được dẫn chiếu vào điều khoản giá trong hợp đồng mua bán (nhưng đưa vào đâu cũng được) vì incoterms giải thích rất nhiều các nghĩa vụ và chi phí mà các bên phải gánh chịu nên giúp cho việc so sánh giá giữa các hợp đồng được chính xác hơn. - Có thể sửa đổi incoterms trong quá trình sử dụng (trong chừng mực k làm biến đổi bản chất) để tạo thuận lợi cho quá trình trao đổi của 2 bên IV. NỘI DUNG INCOTERMS 2010 11 điều kiện Kết cấu của incoterms - Chia theo tên: E: EXW F: FOB, FCA, FAS C: CPT, CIP, CFR, CIF D: DAT, DAP, DDP - Chia theo loại hình phương thức vận tải: + Các điều kiện dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức + Các điều kiện chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa 1. Các nghĩa vụ trong incoterms A, Cặp A1- B1 (Nghĩa vụ tổng quan) A1: Người bán có nghĩa vụ cung cấp hàng đúng hợp đồng (đúng chủng loại, khối lượng, số lượng, xuất xứ, trị giá ,…) và chứng từ chứng minh (hóa đơn- invoice (điện tử- giấy), giấy chứng nhận) Ngày của hóa đơn là ngày cùng hoặc sau ngày giao hàng, kp là ngày ký hợp đồng B1: Người mua trả tiền hàng; =>> Nghĩa vụ này giống nhau trong tất cả các hợp đồng. Hỏi: incoterms có điểu chỉnh vấn đề thanh toán không ? Đáp: Không Hỏi: Tại sao incoterms lại ghi trả tiền hàng ? Đáp: Để đối ứng với nghĩa vụ A1, k giải thích thanh toán ntn. B, Cặp A2- B2: Giấy phép kiểm tra an ninh và các thủ tục (Nghĩa vụ làm thủ tục hải quan) Thủ tục hải quan gồm 3 bước chính - Khai và nộp tờ khai hải quan thông qua hệ thống Vnax và Vsis (công việc quan trọng nhất của người làm thủ tục hải quan, có thể tự làm, ủy thác, thuê) Khai cho VNAX, VNAX truyền dữ liệu tới VSIS để phân loại: Nếu xanh, được thông quan luôn. Nếu vàng, nộp thêm các chứng từ yêu cầu. Nếu đỏ, phải đưa tới địa điểm để kiểm tra - Đưa phương tiện vận tải tới địa điểm để kiểm hóa nếu thuộc luồng đỏ. - Thực hiện nghĩa vụ tài chính: Tờ khai, kiểm hóa,…(chính thức) và thuế quan (đắt rẻ phụ thuộc vào hàng hóa) được xác định trên cơ sở thuế suất nhân trị giá xnk. Trị giá nhập khẩu phụ thuộc vào trị giá hàng hóa nhập, chi phí liên quan để mua hàng về nước nhập khẩu đầu tiên. Thuế suất phụ thuộc vào mã HS, xuất xứ, C, A3- B3 (Các hợp đông vận tải và bảo hiểm) - Nhóm E và nhóm F: Người mua chịu nghĩa vụ vận tải chặng chính - Nhóm C và D: Người ký hợp đồng vận tải chặng chính là người bán - Bảo hiểm: CIP và CIF: Người bán có nghĩa vụ mua, ký, trả phí hợp đồng bảo hiểm cho hàng hóa trả tới nơi đến D, A4- B4 (Nghĩa vụ giao nhận) E, A5- B5 (Di chuyển rủi ro) Cặp A4B4 VÀ A5B5 có quan hệ mật thiết: - Địa điểm giao nhận hàng hóa giữa người bán và người mua chính là địa điểm di chuyển rủi ro từ người bán sang người mua. Nhóm C: Địa điểm di chuyển rủi ro là nơi hàng đi. VD: CIF địa điểm di chuyển rủi ro là cảng bốc hàng. F, A6- B6 (Phân chia chi phí giưã người bán và người mua) G, A7- B7 (Thông báo giao hàng) - Thông báo giao hàng là thông báo qua lại giữa người bán và người mua để tạo điều kiện thuận lợi cho các bên hoàn thành nghĩa vụ giao nhận của mình. - Nguyên tắc TBGH: Thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời. Nếu vi phạm sẽ có chế tài theo thỏa thuận trong hợp đồng hoặc phải chịu di chuyển rủi ro sớm theo incoterms. VD: FOB thông báo 3 lần + Lần 1: Người bán thông báo chuẩn bị hàng sẵn sàng để giao để người mua chỉ định tàu đến cảng nhận hàng kịp thời + Lần 2: Khi chỉ định tàu, người mua thông báo cho người bán về thông tin của tàu + Lần 3: Sau khi giao hàng trên tàu xong, người bán phải nagy lập tức thông báo vs người mua về tình trạng giao hàng như số lượng, vận đơn, ngày đến,… H, A8- B8 (Chứng từ giao hàng) - Người bán giao hàng thì có nghĩa vụ cung cấp chứng từ giao hàng (vd hãng vận tải cấp cho người bán) để chứng minh với người mua mình đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy định của đk incoterms - Người mua có nghĩa vụ công nhận chứng từ của người bán nếu đúng quy tắc. Hỏi: Chứng từ giao hàng của người bán là gì? Có phải là chứng từ vận tải không? Đáp: Là bất kì chứng từ nào chứng minh người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng theo quy định của đk incoterms đang sử dụng. Chứng từ giao hàng có thể và thông thường là chứng từ vận tải. I, A9- B9 -Người bán đóng gói bao bì, kẻ kí mã hiệu: Giúp đặc định hàng hóa của hợp đồng, chỉ khi đã đc đặc định thì hàng hóa mới có thể giao, nếu k người mua có thể từ chối. Mã hiệu: Nội dung kẻ trên bao bì để hướng dẫn vận chuyển bảo quản - Người mua kiểm tra hàng Tự làm hoặc thuê cơ quan trung gian kiểm tra để lấy đc giấy chứng nhận. K , A10- B10 (Hỗ trợ các thông tin và chi phí có liên quan) CHƯƠNG 3: INCOTERMS 2020 I. Một số điểm mới chính - Thay đổi về đk thương mại: Thay DAT bằng DPU -Thay đổi về mức bảo hiểm trong đk CIP 2010: CIP và CIF người bán mua bảo hiểm tối thiểu ở mức C của hiệp hội bảo hiểm London Mức A: Cao nhất, bảo hiểm mọi rủi ro (trừ 1 số quy định) B; Ít hơn C: Ít nhất 2020: CIF: Vận tải biển, hàng hóa giá trị thấp, khối lượng lớn, chưa qua chế biến sâu: Mua bảo hiểm thấp CIP: Vận tải đa phương thức: Hàng hóa chế biến sâu, mang tính chất công nghiệp và giá trị cao, rủi ro lớn hơn (nhiều quá trình chuyển tải) =>> mức bảo hiểm cao hơn CIF =>> người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm tương đương mức A của bh London - incoterms 2020 làm rất rõ chi phí các bên phải gánh chịu VD: Tiền hàng, thông báo, an ninh vận tải, thủ tục hải quan, bảo hiểm, và các chi phí ở đầu mút giao thông như cảng đi, cảng đến - Bổ sung quy định về an ninh vận tải: Hàng hóa phải an toàn, cần phải được soi chiếu, kiểm tra rõ ràng. Phương tiện vận tải cũng phải đảm bảo an toàn. - Ai có nghĩa vụ thuê vận tải thì phải đảm bảo an ninh vận tải tới khi hết trách nhiệm chuyên chở. - Bổ sung vấn đề tự vận tải hàng hóa - Bổ sung nghĩa vụ của người mua chỉ định người vận tải mà mình thuê cấp vận đơn có ghi chú hàng trong điều kiện FCA cho người bán trong điều kiện có thỏa thuận. - Sắp xếp nghĩa vụ các bên II. NỘI DUNG CÁC ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI INCOTERMS 2020 Khi trình bày các đk phải nói được Tổng quan: Địa điểm giao hàng, chuyển rủi ro ở đâu? A, Nhóm điều kiện vận tải đa phương thức: 7 điều kiện 1. EXW (Ex Works) + Named place (on sellers side) – xưởng người bán * Tổng quan: + Địa điểm giao hàng: Xưởng của người bán + Rủi ro được chuyển giao kể từ khi giao hàng cho người mua từ xưởng của mình. *Nghĩa vụ người bán - Cung cấp hàng hoá theo đúng HĐ, hóa đơn và chứng từ dưới dạng văn bản hoặc điện tử. - Kiểm tra bao bì, kí mã hiệu, đặc định hàng hóa. - Giao hàng chưa bốc lên ptvt nhưng sẵn sàng để bốc của người mua. - Chuyển rủi ro từ thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn. (thời điểm đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trong tình trạng chưa bốc nhưng sẵn sàng bốc) - Chịu mọi chi phí đến khi hoàn thành giao hàng hoặc (và) thêm một số chi phí khác. - Thông báo cho người mua: thông tin an ninh vận tải ở nước mình, thông tin bảo hiểm, hỗ trợ thông tin thông quan XUẤT KHẨU… * Nghĩa vụ người mua - Thanh toán và chấp nhận hóa đơn, chứng từ người bán cung cấp. - Kí HĐ vận tải, trả cước để chuyên chở hàng hóa. - Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro khi người bán hoàn thành giao hàng hoặc sớm hơn. - Cung cấp bằng chứng nhận hàng cho người bán. - Chịu chi phí kể từ khi người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng (cả chi phí bốc hàng) Chịu các chi phí người bán hỗ trợ. - Thông quan xuất khẩu, nhập khẩu (nếu có). - Thông báo cho người bán về thời điểm, địa điểm nhận hàng, phương tiện vận tải… Như nào là hàng sẵn sàng để bốc? Đã đặc định và để ở vị trí thuận tiện để bốc hàng của người mua. * Lưu ý - Dùng trong mọi phương thức vận tải - Phù hợp với giao dịch nội địa - Người mua thường có đại diện ở nước xuất khẩu (để làm thủ tục hải quan) - Xác định rõ địa điểm và điểm giao hàng - Nếu khó bốc hàng phải thỏa thuận với người bán để nhờ bốc giúp 2. FCA (Free Carrier) Named place (on sellers side) - Cách viết: FCA + địa điểm giao hàng quy định Thực tế hay dùng cho vận tải hàng không VD: FCA Nội Bài, VN, incoterms 2020 * Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng cho người mua thông qua người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm quy định ở nước người bán. * Nghĩa vụ chính của người bán - Giao hàng cho người chuyên chở do người mua chỉ định tại địa điểm quy định nằm trong nước người bán (thông thường là đầu mối giao thông). Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn. - Bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua nếu địa điểm giao hàng là tại cơ sở của mình hoặc giao hàng cho người vận tải trên phương tiện vận tải chở đến chưa dỡ ra nếu giao tại một địa điểm khác cơ sở của mình. + Nếu địa điểm giao hàng ở vị trí tiện lợi hơn cho người bán thì người bán bốc hàng lên phương tiện vận tải của người mua + Nếu hàng ở vị trí tiện lợi hơn cho người mua thì người mua phải tự bốc hàng và dỡ hàng ra khỏi phương tiện vận tải của người bán. - Đảm bảo an ninh vận tải đến địa điểm giao hàng. - Nếu có thỏa thuận, người bán ký (thuê phương tiện vận tải) HĐVT theo những điều kiện thông thường. (trong cả nhóm F) + Trong trường hợp người mua không thể thuê phương tiện vận tải vì lý do gì dẫn tới việc người bán k thể giao hàng đó thì có thể thỏa thuận với người bán thuê giúp và người mua chịu mọi chi phí và rủi ro liên quan đến thuê vận tải này. - Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường chứng minh người bán đã hoàn thành nghĩa vụ giao hàng, giúp người mua lấy chứng từ vận tải hoặc chứng từ vận tải ghi chú hàng đã bốc (On board BL). + Thực tế, theo tập quán thanh toán, cứ vận tải đường biển thì phải có vận đơn đã bốc thì mới được ngân hàng trả tiền =>> không nên theo incoterms 1 cách cứng nhắc, phải xem kĩ các tập quán xem mình có được thanh toán không + Nếu có thỏa thuận trong hợp đồng, thì người mua sẽ yêu cầu người vận tải mà mình thuê cấp cho người bán 1 chứng từ vận tải với ghi chú hàng đã bốc (vận đơn hàng đã bốc) + Giao hàng đóng trong container đường biển: Cơ bản có 2 cách (2010) (không nên dùng FOB) 1. Giao nguyên nhận nguyên (FCL): Hàng của các bạn đóng vào 1 số nguyên lần container, người mua nhận nguyên container: Người gửi hàng đến hãng tàu dã kí hợp đồng vận tải mượn vỏ công sau đó đem về kho tự đóng hàng vào trong công, kiểm hóa, niêm phòng, kẹp chì sau đó đem container đến giao ở bãi container 2. Giao hàng lẻ (LCL- Less than contaner load): bạn mang hàng lẻ của mình đến địa điểm CFS giao hàng cho hãng tàu, hãng tàu sẽ đóng hàng cho bạn vào trong container cùng vơi hàng của những người khác. =>> Địa điểm giao hàng đều k phải bốc lên trên tàu mà ở gần cảng biển trong tình trạng hàng chưa được bốc Người bán nhận được gì? + Đc hãng tàu cấp cho vận đơn nhận để xếp hoặc nhận để bốc: Kbh đòi được tiền, phải đợi đến khi hãng tàu bốc hàng xong đổi cho vận đơn đã bốc =>> (nhưng mất thời gian, người bán mất quyền kiểm soát đối với hàng hóa trong giai đoạn chờ vận đơn đã bốc của hãng tàu) + Giao tại CY, CFS xong k nhận đc gì mà đợi lấy vận đơn đã bốc =>> rủi ro còn cao hơn, đem con bỏ chợ Những trường hợp không thể lấy đc On board BL trong vận tải container + Không giao container cho hãng tàu mà giao cho người gom hàng =>> nhận được vận đơn gom hàng House Bill, kp chứng từ vận tải, k có giá trị lấy tiền >> gom xong giao cho hãng tàu, hãng tàu cấp Master bill (cũng là vận đơn đã bốc nhưng chứng tỏ là người giao hàng là người gom hàng) Khắc phục 2020 Ngay khi giao cho người vận tải kể cả kp trong tình trạng đã bốc thì nếu 2 bên thỏa thuận người mua có trách nhiệm yc người vận tải cấp ngay vận đơn đã bốc cho người bán để giải thoát cho người bán luôn. Nhưng thực tế hãng vận tải có đồng ý hay không thì chưa chắc, nếu k đồng ý thì người mua cũng k chịu trách nhiệm gì. - Thông báo cho người mua (3 lần trong các nhóm F) về tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm. Chịu các chi phí cho đến khi hoàn thành giao hàng, chi phí cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, thuế phí XUẤT KHẨU, chi phí hỗ trợ người mua. - Thông quan xuất khẩu. * Nghĩa vụ chính của người mua - Kí HĐ vận tải và trả cước phí. - Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng, người vận tải, phương thức vận tải và các yêu cầu an ninh vận tải. - Nhận hàng và rủi ro kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng. (người bán giao cho người vận tải của người mua) - Chấp nhận bằng chứng giao hàng của người bán cung cấp. Hoặc yêu cầu người vận tải của mình phát hành cho người bán chứng từ vận tải ghi chú hàng đã bốc. - Thông quan NHẬP KHẨU, làm thủ tục nhập khẩu. - Chịu các chi phí từ thời điểm người bán hoàn thành việc giao hàng; thuế phí NHẬP KHẨU, quá cảnh; chi phí giúp đỡ của người bán; chi phí phát sinh do lỗi thông báo hay người vận tải không nhận hàng. Lưu ý: - Mọi phương thức vận tải. - Xác định rõ điểm giao hàng (point), người mua k thông báo thì người bán đc chọn địa điểm phù hợp vs mình nhất - Điểm mới về On board BL trong FCA Incoterms 2020. 3. CPT (Carriage Paid To) + named place (on Buyer’s Side) (Cước phí trả tới) Chú ý: Địa điểm ghi là địa điểm hàng đến ở nước người mua, và kp điểm giao hàng. Địa điểm giao hàng ở nước xuất khẩu - Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi giao cho người vận tải do chính mình thuê tại địa điểm quy định trong nước người bán. *Nghĩa vụ chính của người bán - Ký HĐVT (Hợp đồng thông thường, tuyến đường và cách thức vận tải thông thường, phù hợp tính chất hàng hóa). Thực hiện yêu cầu an ninh vận tải đến điểm đích. Trình bày nghĩa vụ vận tải của người bán trong các đki nhóm C incoterms 2020 - Ký hđ vận tải theo quy định trong hđ mua bán đã kí vs người mua. - Hợp đồng mua bán k quy định thì theo quy định của incoterms 2020 (như trên) - Giao hàng, chuyển rủi ro ở nơi đi - Thông báo cho người mua tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm... + Có thể chỉ thông báo 1 lần ngay sau khi người bán hoàn thành việc giao hàng về tình trạng giao hàng - Theo yêu cầu của người mua, cung cấp trọn bộ chứng từ vận tải thông thường được phát hành trong thời hạn giao hàng quy định giúp người mua nhận hàng hoặc bán hàng trên hành trình. - Thông quan XUẤT KHẨU. - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường, an ninh vận tải, thuế phí XUẤT KHẨU. Trả chi phí liên quan đến chuyển tải, quá cảnh, chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong HĐVT. + Nếu là tàu chợ tính gộp chi phí bốc dỡ thì người bán k đòi đc chi phí dỡ hàng mà phải chịu mặc dù k có nghĩa vụ dỡ hàng + Nếu là tàu chuyến thì tách rõ đâu là chi phí bốc, di chuyển, dỡ, …và người bán có thể đồi từ người mua chi phí dỡ * Nghĩa vụ chính của người mua - Nhận hàng ở nơi hàng đi, chịu di chuyển rủi ro. - Chịu mọi chi phí sau khi hàng người bán hoàn thành giao hàng; chi phí trên đường vận chuyển cũng như chi phí dỡ hàng tại nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong HĐVT; thuế phí NHẬP KHẨU; chi phí giúp đỡ của người bán… - Thông báo cho người bán thời điểm, điểm nhận hàng ở nơi đến nếu thỏa thuận. - Thông quan NHẬP KHẨU. Lưu ý: - CPT dùng cho mọi phương thức vận tải kể cả vận tải đa phương thức. - Cụ thể hóa điểm giao hàng ở nơi đi (First Carrier) và nơi đến. - Phân biệt Taking delivery và Receiving goods. - Chi phí dỡ hàng. - Thủ tục quá cảnh ở nước thứ 3 (vấn đề chi phí và thủ tục) + Chi phí quá cảnh: Người mua phải chịu trừ khi có thỏa thuận trong hợp đồng + Thủ tục quá cảnh: Người mua phải làm 4. CIP (Carriage and Insuarance Paid To) + Name Place (on Buyer’s side) ( Cước phí- bảo hiểm) * Tổng quan: Hoàn toàn giống CPT chỉ khác chỗ người bán có nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hóa * Nghĩa vụ mua bảo hiểm: - Tăng mức bảo hiểm người bán phải mua lên mức A: Bảo hiểm mọi rủi ro - Mua ntn: Người bán mua cho người mua Trình bày nghĩa vụ mua bảo hiểm của người bán CIP và CIF ? 2 căn cứ: - Mua theo quy định trong hđ mua bán nếu có qđ về việc mua bảo hiểm - Nếu hđ mua bán k quy định về bh thì người bán mua theo incoterms: Mua bảo hiểm loại A ( CIP) hoặc C (CIF) của bảo hiểm London hoặc tương đương, mua tại công ty uy tín (vốn nhiều, khả năng chi trả cao, giá trị của đối tượng bh tối thiểu 110% hợp đồng, giá trị bh càng cao thì phí bh càng nhiều, mua bằng đồng tiền hợp đồng, hiệu lực toàn bộ hành trình, chứng từ bh có thể chuyển nhượng đc) + Giá trị bảo hiểm cũng là giá trị bh của người mua đối vs người mua và tính cả lãi (k vượt quá gt hđ) 5. DAP ( Delivered at Place) + named Place (Buyer’s side) ( Giao ở nơi đến) VD: DAP Công ty May 10, Đức Giang, Gia Lâm, Hà Nội *Tổng quan: Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trên ptvt chưa dỡ, nhưng sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. DAP giống nhất vs DDU incoterms 2000 *Nghĩa vụ người bán: - Thông quan XUẤT KHẨU, quá cảnh. - Ký HĐVT, thực hiện yêu cầu an ninh vận tải tới nơi đến. - Giao hàng, chuyển rủi ro tại nơi đến. (địa điểm đích) - Cung cấp bất kỳ chứng từ giao hàng nào ngưới mua yêu cầu để nhận hàng. - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng, an ninh vận tải, thuế phí XUẤT KHẨU, quá cảnh. Trả chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong HĐVT. - Thông báo để người mua nhận hàng. * Nghĩa vụ người mua: - Thông báo thời điểm, địa điểm nhận hàng. - Thông quan NHẬP KHẨU. - Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro ở địa điểm đích - Dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không được quy định trong HĐVT. Lưu ý: - Mọi phương thức vận tải. - Cụ thể hóa địa điểm giao hàng. Hỏi: Người bán DAP có chịu rủi ro gì liên quan đến thủ tục nhập khẩu k? - Người mua không thực hiện được nghĩa vụ thông quan NHẬP KHẨU thì người bán k thể giao hàng. Lúc này người mua phải nhận rủi ro sớm, kể từ khi hàng bị tắc ở của khẩu 6.DPU (Delivered Place Unloaded) + Name Place (Buyer’s side) * Tổng quan Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa dưới sự định đoạt của người mua trong tình trạng đã dỡ tại nơi đến quy định. *Nghĩa vụ người bán: - Thông quan XUẤT KHẨU, quá cảnh. - Ký HĐVT, thực hiện yêu cầu an ninh vận tải tới nơi đến. - Dỡ hàng, giao hàng, chuyển rủi ro tại nơi đến. - Cung cấp bất kỳ chứng từ giao hàng nào người mua yêu cầu để nhận hàng. - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng, an ninh vận tải, thuế phí XUẤT KHẨU, quá cảnh. - Thông báo để người mua nhận hàng. *Nghĩa vụ người mua: - Thông báo thời điểm, địa điểm nhận hàng. - Thông quan NHẬP KHẨU. - Nhận hàng, nhận di chuyển rủi ro. Lưu ý: - Mọi phương thức vận tải. - Cụ thể địa điểm giao hàng. - Điều kiện duy nhất trong Incoterms 2020 quy định người bán dỡ hàng. - Người mua không thực hiện được nghĩa vụ thông quan NHẬP KHẨU thì người bán k giao hàng đc. 7. DDP (Delivered Duty Paid) Named Place (Buyer’s side) - Tổng quan: Người bán hoàn thành giao hàng khi đặt hàng hóa đã thông quan nhập khẩu dưới sự định đoạt của người mua trong tình trạng chưa dỡ nhưng sẵn sàng để dỡ tại nơi đến quy định. Giống DAP nhưng khác là người bán phải làm nghĩa vụ thủ tục hải quan nhập khẩu Nghĩa vụ người bán: - Thông quan XNK, quá cảnh. - Ký HĐVT, thực hiện yêu cầu an ninh vận tải tới nơi đến. - Giao hàng, chuyển rủi ro tại nơi đến. - Cung cấp bất kỳ chứng từ giao hàng nào người mua để nhận hàng. - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng, an ninh vận tải, thuế phí XNK, quá cảnh, trả phí dỡ hàng nếu thuộc HĐVT. - Thông báo để người mua nhận hàng. Nghĩa vụ chính của người mua - Thông báo thời điểm, địa điểm nhận hàng. - Nhận hàng, chịu di chuyển rủi ro. - Dỡ hàng, trả phí dỡ nếu không quy định trong HĐVT. Lưu ý khi sử dụng DDP - Nghĩa vụ tối đa cho người bán. - Người bán có khả năng thông quan NHẬP KHẨU. - Người bán có sản phẩm cạnh tranh tại nước NHẬP KHẨU. - Cụm từ “nộp thuế” = Thông quan NHẬP KHẨU. NHÓM ĐIỀU KIỆN THƯƠNG MẠI CHỈ SỬ DỤNG CHO VẬN TẢI BIỂN VÀ THUỶ NỘI ĐỊA INCOTERMS® 2020 FAS, FOB, CFR, CIF 8. FAS (Fre Alongside Ship) + Name Place ( Seller’s side) Giao dọc mạn tàu cảng người bán FAS cảng bốc hàng quy định FAS cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2020 - Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng dọc mạn con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm bốc tại cảng bốc hàng. Điểm khác biệt giữa FAS và FOB là gì? Khác ở nghĩa vụ bốc hàng lên tàu - Thực tế hàng vào cảng thì người ta sẽ dùng FOB, vì người bán chắc chắn lấy đc vận đơn đã bốc. - Thực tế địa điểm giao hàng trong FAS là cầu tàu hoặc trên xà lan khi lõng hàng (chỉ việc chúng ta phải trung chuyển hàng từ cầu tàu ra đến tàu mẹ k thể cập vào cầu cảng) > dùng cẩu của tàu để bốc hàng, mà tàu do người mua thuê nên người mua bốc, người bán chỉ giao dọc mạn tàu thôi. - Thực tế ở Vn người ta chỉ dùng FOB và CIF, k dùng FAS * Nghĩa vụ chính của người bán - Thông quan xuất khẩu. - Có thể thuê tàu theo điều kiện thông thường nếu có thỏa thuận. - Giao hàng dọc mạn tàu. Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn. - Thông báo cho người mua về tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm... - Thực hiện các yêu cầu về an ninh vận tải cho đến khi giao hàng. - Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, hoặc giúp người mua lấy chứng từ vận tải. + Chứng từ giao hàng là bất kì chứng từ nào chứng minh người bán hàn thành nghĩa vụ giao hàng. Trong FAS là chứng từ chứng minh người bán giao hàng dọc mạn tàu. Thực tế chứng từ giao hàng trong FAS là vận đơn đã bốc - Chịu các chi phí cho đến khi hoàn thành giao hàng, chi phí cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, thuế phí XUẤT KHẨU, chi phí hỗ trợ người mua. *Nghĩa vụ chính của người mua: - Kí HĐ thuê tàu và trả cước phí. - Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng, tàu vận tải và các yêu cầu an ninh vận tải. - Nhận hàng và rủi ro kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng. - Chấp nhận bằng chứng giao hàng được người bán cung cấp. - Thông quan NHẬP KHẨU. - Chịu các chi phí từ thời điểm người bán hoàn thành việc giao hàng; thuế phí NHẬP KHẨU, quá cảnh; chi phí giúp đỡ của người bán; chi phí phát sinh do lỗi thông báo hay tàu chậm hoặc không nhận hàng. Lưu ý: - Vận tải biển và thủy nội địa. - Dọc mạn tàu? Cụ thể điểm xếp hàng. - Hàng đóng trong container nên chuyển sang dùng FCA. Vì người bán kbh đem container ra cảng mà phải đem ra CY hoặc CFS hoặc người gom hàng > kp dọc mạn tàu > mà giao ở đấy thì k nhận đc vận đơn đã bốc và mất quyền kiểm soát hàng hóa cho tới khi hàng đc bốc. FCA thì giao ở đâu cũng đc, đa phương thức, kp bốc vì kp cơ sở. 9. FOB (Free On Board) Named Place ( loaded on vesel at a port on the seller’s side) - Cách quy định: FOB cảng bốc hàng quy định FOB cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2020 - Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đặt hàng trên con tàu do người mua chỉ định tại địa điểm bốc tại cảng bốc hàng. * Nghĩa vụ chính của người bán - Thông quan xuất khẩu. - Có thể thuê tàu theo điều kiện thông thường nếu có thỏa thuận. - Giao hàng trên tàu. Chuyển rủi ro ở thời điểm giao hàng hoặc sớm hơn. FOB incoterms 2000: Người bán giao hàng qua lan can tàu (across ship rail) FOB incoterms 2010 và 2020: Người bán giao hàng trên tàu (On board) Hỏi: Nếu dang giao hàng thì bị rơi 1 nửa rơi qua lan can 1 nửa k thì ai chịu rủi ro ? Đáp: Theo incoterms 2000 thì là người bán chịu hoàn toàn rủi ro - Thông báo cho người mua về tình trạng giao hàng, an ninh vận tải, thông tin bảo hiểm... - Thực hiện các yêu cầu về an ninh vận tải cho đến khi giao hàng. - Cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, hoặc giúp người mua lấy chứng từ vận tải. - Chịu các chi phí cho đến khi hoàn thành giao hàng, chi phí cung cấp chứng từ giao hàng thông thường, thuế phí XUẤT KHẨU, chi phí hỗ trợ người mua. *Nghĩa vụ chính của người mua: - Kí HĐ thuê tàu và trả cước phí. - Thông báo cho người bán về thời gian, địa điểm giao hàng, tàu vận tải và các yêu cầu an ninh vận tải. - Nhận hàng và rủi ro kể từ khi người bán hoàn thành việc giao hàng. - Chấp nhận bằng chứng giao hàng được người bán cung cấp. - Thông quan NHẬP KHẨU. - Chịu các chi phí từ thời điểm người bán hoàn thành việc giao hàng; thuế phí NHẬP KHẨU, quá cảnh; chi phí giúp đỡ của người bán; chi phí phát sinh do lỗi thông báo hay tàu chậm hoặc không nhận hàng. * Lưu ý: - Vận tải biển và thủy nội địa. - Hàng đóng trong container nên chuyển sang dùng FCA. - Lấy BL sớm. Quy trình lấy vận đơn: Khi giao hàng trên tàu người bán sẽ nhận đc 1 chứng từ gọi là biên lai thuyền phó MR do tàu cấp. Trên cơ sỏ biên lại đấy, người bán kê khai thông tin để đổi lấy vận đơn càng sớm càng tốt để chứng minh vs người mua nghĩa vụ giao hàng và đi đòi tiền. - Nhiều loại FOB (của châu Âu, châu Mỹ, .. chứ k gì của incoterms, các đk đó khác nhau nên khi ghi trong hợp đồng mua bán hàng hóa phải ghi ro là FOB nào 10. CFR (Cost and Freight) + named place (port on buyer’s side) – Tiền hàng- cước phí *Cách quy định: CFR cảng đến quy định VD: CFR cảng Hải phòng, Việt Nam – Incoterms 2020 =>> cảng HP là cảng dỡ hàng, kp cảng giao hàng, cảng giao hàng chuyển giao rủi ro phải là cảng bốc (ghi trong hợp đồng) *Tổng quan: Người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng sau khi đã giao hàng trên tàu do mình thuê tại cảng bốc hàng. *Nghĩa vụ chính của người bán - Ký HĐ thuê tàu (Hợp đồng thông thường, tuyến đường và cách thức vận tải thông thường, phù hợp tính chất hàng hóa). Thực hiện yêu cầu an ninh vận tải đến điểm đích. - Giao hàng, chuyển rủi ro ở cảng bốc. - Thông báo cho người mua tình trạng giao hàng, thông tin bảo hiểm... - Cung cấp trọn bộ chứng từ vận tải thông thường được phát hành trong thời hạn giao hàng quy định giúp người mua nhận hàng hoặc bán hàng trên hành trình. Quy trình nhận hàng: Người bán giao hàng trên tàu,lấy vận đơn đã bốc > lập bộ chứng từ giao hàng gồm vận đơn và chứng từ khác > gửi qua ngân hàng người mua để đòi tiền > người mua ra NH lấy chứng từ để nhận hàng. Người mua đến đại lý hãng tàu ở cảng dỡ xuất trình > hãng tàu thu hồi vận đơn đồng thời đổi cho người mua một lệnh giao hàng DO (Delivery Order). Người mua mang lệnh giao hàng này đi nhận hàng từ tàu. - Thông quan XUẤT KHẨU. - Trả cước, chi phí cung cấp bằng chứng giao hàng thông thường, an ninh vận tải, thuế phí XUẤT KHẨU. Trả chi phí liên quan đến chuyển tải, quá cảnh, chi phí dỡ hàng nếu có quy định trong HĐVT. Hỏi: Chi phí quá cảnh trên hành trình có đương nhiên thuộc nghĩa vụ người bán không ? Đáp: Không. Người bán chỉ chịu những chi phí đc quy định trong hợp đồng vận tải *Nghĩa vụ chính của người mua - Nhận hàng (taking delivery) trên tàu cảng bốc, chịu di chuyển rủi ro. Nhận hàng (receiving goods) tại cảng dỡ từ người vận tải. - Chịu mọi chi phí sau khi hàng người bán hoàn thành giao hàng; chi phí trên đường vận chuyển cũng như chi phí dỡ hàng, lõng hàng… tại nơi đến nếu những chi phí này chưa nằm trong HĐVT; thuế phí NHẬP KHẨU; chi phí giúp đỡ của người bán… - Thông báo cho người bán thời điểm, địa điểm nhận hàng ở cảng đến nếu thỏa thuận. Nếu k thông báo thì người bán có thể giao hàng ở bất kì địa điểm nào tại cảng đến phù hợp vs anh ta nhất. Thông quan NHẬP KHẨU. Lưu ý: - CFR chỉ dùng cho vận tải biển và thủy nội địa. - Cụ thể cảng bốc và điểm dỡ hàng tại cảng đến. - Chi phí dỡ hàng. Nếu nằm trong cước phí thì người bán chịu và k đc đòi. Còn k có trong hợp đồng thì người mua chịu vì trong nhóm C người bán k có nghĩa vụ dỡ hàng. Chỉ có duy nhất 1 đk quy định nghĩa vụ dỡ hàng của người bán là DPU - Địa điểm di chuyển rủi ro (nơi đi) không trùng với địa điểm phân chia chi phí (nơi đến) - Người mua nên dỡ hàng nhanh. Người bán nên bốc hàng nhanh. Vì nếu lưu tàu lâu quá tại cảng thì tàu sẽ phạt trong hợp đồng vận tải. Giải phóng nhanh tàu sẽ thưởng, chậm sẽ bị phạt tươg đương trong hợp đồng vận tải. - Không nên quy định thời gian đến theo điều kiện CFR (và các điều kiện nhóm C nói chung). (vì vậy người mua tự làm khó mình vì người bán thuê tàu và k chịu rủi ro trong suốt hành trình) - Không sử dụng những cách viết tắt khác: C+F, CNF, C&F. - Hàng đóng trong container nên dùng CPT thay CFR . Mối quan hệ: Hàng trong cons: K nên dùng FOB, FAS, CFR, CIF mà nên dùng FCA t hay cho FAS và FOB, CPT thay CFR, CIP thay cho CIF 11. CIF (Cost Insurance Freight) + named place (port on buyer’s side) ( Tiền hàng- Cước phí- Bảo hiểm) CIF = CFR + I Cách quy định: CIF cảng đến quy định CIF cảng Hải Phòng, Việt Nam – Incoterms 2020. - Tổng quan: Bản chất giống CFR, khác biệt duy nhất là người bán CIF có thêm nghĩa vụ mua bảo hiểm cho hàng hoá và cung cấp chứng từ bảo hiểm cho người mua (tương tự CIP, chỉ khác mức bảo hiểm tối thiểu C). Bảo hiểm thì giống CIP nhưng bảo hiểm CIF chỉ quy định ở mức độ tối thiếu là C A: Bảo hiểm mọi rủi ro B: Bảo hiểm tổn thất riêng C: Bảo hiễm miễn tổn thất riêng Tổn thất riêng: Của ai người nấy chịu Tổn thất chung: Tổn thất của 1 người nhưng chia sẻ cho nhiều người có quyền lợi liên quan Mua bh ntn: 2 căn cứ - Mua theo hợp đồng mua bán - Nếu k ghi thì mua theo quy định của incoterms V. Giá hàng hóa theo các điều kiện incoterms Nguyên lý: Nghĩa vụ người bán càng cao thì giá càng cao Quy dẫn giá FOB, CIF CIF = C + I + F (= CFR + I) = FOB + I + F = FOB + r.110%CIF + F =>> CIF = (FOB + F)/ (1 – 110%.r) =>> C trong CIF là giá FOB CHUYÊN ĐỀ 3: KỸ NĂNG SOẠN THẢO, ĐÀM PHÁN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG PHẦN 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ ĐÀM PHÁN THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ A. ĐÀM PHÁN 1. Khái niệm - Đàm phán là quá trình trao đổi giữa các chủ thể để đi đến sự thống nhất - Đối tượng chính của đàm phán: Nội dung trong hợp đồng ngoại thương, gồm quyền lợi và nghĩa vụ. Tuy nhiên nếu trong quá trình thực hiện hợp đồng nếu có tranh chấp thì vẫn tiếp tục đàm phán vấn đề phát sinh. - Mục đích: + Đàm phán nội dung của hợp đồng và đi đến ký kết + Nếu có phát sinh trong quá trình thực hiện hợp đồng mà chưa có trong hợp đồng thì tiếp tục đàm phán để giải quyết tranh chấp 2. Hình thức - Thông qua thư tín: Email, tin nhắn, thông điệp qua lại > phổ biến nhất vì tiện lợi, tiết kiệm chi phí, cùng 1 lúc có thể đàm phán đc vs nhiều đối tác, có nhiều thời gian đưa ra đề xuất chuẩn nhất. Nhược điểm: Tốc độ đàm phán chậm, nhiều khi mất cơ hội - Đàm phán thông qua điện thoại: Tốc độ nhanh, nhưng kbh tiến tới ký hợp đồng ngay mà phải kết hợp vs những hình thức khác - Đàm phán gặp gỡ trực tiếp: Kỹ thuật nắm bắt diện mạo, cử chỉ, hành vi của đối tác để dưa ra quyết định. Đòi hỏi kỹ năng đàm phán tốt vì phải đưa ra quyết đinh nhanh, cần phải chuẩn bị nhiều chiến lược đàm phán linh hoạt Nhược điểm: Thời gian chi phí tốn kém, thường áp dụng vs đối tác lớn, đối tác lâu dài, hợp đồng trị giá cao. PHẦN 2: TỔNG QUAN VỀ HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG 1. Khái niệm (phải học thuộc) Là sự thoả thuận giữa những đương sự (chủ thể) có trụ sở thương mại ở các quốc gia khác nhau theo đó một bên gọi là Bên bán (Bên xuất khẩu) có nghĩa vụ chuyển vào quyền sở hữu của một bên khác gọi là Bên mua (Bên nhập khẩu) một tài sản nhất định, gọi là hàng hoá ; Bên Mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hoá theo thoả thuận. 2. Đặc điểm - Chủ thể: Có trụ sở thương mại ở các nước khác nhau hoặc các khu vực hải quan riêng - Đối tượng: Có thể di chuyển qua biên giới hoặc tại chỗ - Đồng tiền: Có thể là ngoại tệ vs 1 hoặc 2 bên - Nguồn luật điều chỉnh: Đa dạng, phức tạp > nhưng phải am hiểu luật đấy + Điều ước thương mại quốc tế + Tập quán thương mại quốc tế + Luật quốc gia + Án lệ, tiền lệ xét xử (Mỹ) 3. Điều kiện hiệu lực - Chủ thể: Hợp pháp + Thương nhân VN và nước ngoài =>> Có quyền kinh doanh XNK - Đối tượng: Hàng hóa hợp pháp, được phép XNK: Tự do XNK, XNK có đk, cấm XNK - Hình thức hợp đồng: Văn bản hoặc tương đương văn bản: telex, fax, điện báo, … - Nội dung hợp đồng: Hợp pháp + 6 đk bắt buộc: Tên hàng, số lượng, phẩm chất, giá, thanh toán, giao hàng Hỏi: Trình bày quy định của 1 số nguồn luật tiêu biểu của nội dung hợp đồng mua bán qt Luật Vn: + Luật TM 1997: 6 đk + Luật Tm 2005: Không quy định Đ402 Luật dân sự 2005: 8 đk Luật quốc tế: + CƯ Viên 1980: Đ14: Chào hàng: hàng hoá, số lượng, giá cả Đ19: 7 yếu tố cấu thành thay đổi cơ bản: Số lượng, giá, phẩm chất, thanh toán, giao hàng, phạm vi trách nhiệm, giải quyết tranh chấp + Luật Anh: 3 yếu tố: tên hàng, phẩm chất, số lượng + Luật Pháp: 2 yếu tố: đối tượng, giá cả I. NỘI DUNG TỔNG QUÁT 1. Các điều khoản trình bày (không học) - Thông tin về chủ thể - Số hiệu và ngày tháng - Cơ sở pháp lý - Dẫn chiếu, giải thích định nghĩa thuật ngữ,… 2. Các điều khoản quy định quyền lợi và nghĩa vụ (4 nhóm) - Điều khoản đối tượng: Là hàng hóa: Tên đối tượng (commodity, Số lượng, khối lương; chất lượng) - Điều khoản tài chính: Giá, thanh toán, ( Đặt cọc, ký quỹ,…) - Điều khoản vận tải: Giao hàng, bảo hiểm, bao bì (đưa vào đối tượng cũng đc) - Điều khoản pháp lý: Luật, khiếu nại, trọng tài, kiện, điều khoản bất khả kháng, khó khăn, trở ngại PHẦN 3: CÁCH SOẠN THẢO 1. Điều khoản tên hàng: Điều khoản quan trọng nhất để đặc định đối tượng của hợp đồng - Tên thương mại của hàng hóa + Tên khoa học (Tên thương mại là tên của hàng hóa đc sử dụng trong gd thương mại > tên chính thống dùng để mua bán) Về sau gọi tên hàng hiểu là tên thương mại: Áp dụng với những loại hàng hóa nông sản, khoáng sản, giống cây trồng, vật nuôi, hóa chất, dược phẩm + Tên hàng + tên địa phương sản xuất: Áo dụng vs những hàng hóa là đặc sản của địa phương đấy. Nếu hàng hóa đc đki sở hữu trí tuệ liên quan đến chỉ dẫn địa lý thì ghi còn k thì k ghi vào hợp đồng xuất khẩu, chỉ ghi là tên hàng hóa + Việt Nam VD: Chè Thái Nguyên + Tên hàng + Tên nhà sản xuất + Nhãn hiệu : Áp dụng vs hàng hóa công nghiệp chế biến (nên kèm theo thời gian sx, series sản phẩm) + Tên hàng + Quy cách chính của hàng hóa: K nên đưa nhiều quá nhiều chi tiết chất lượng vào điều khoản tên hàng mà chỉ đưa quy cách chính, phụ thuộc vào kinh nghiệm soạn hợp đồng VD: Gạo 5% tấm, + Tên hàng + công dụng: Nếu đưa vào chức năng có mã HS có thuế thấp nhất thì nên đưa vào đối với hàng hóa đa chức năng. Nếu chức năng như nhau thì phải so sánh thuế của mã HS. Mã HS là mã số của hàng hóa đc quy định trong danh mục HS + Tên hàng + Mã HS + Kết hợp các phương pháp VD: Thuốc lá 555, xe chở khách Huyndai 29 chỗ, Sơn chống gỉ, điều hòa nhiệt độ 84152000, tivi Sony 14 inches 2. Điều khoản số lượng, khối lượng 2.1 Đơn vị tính - Đơn vị tính: Cái, chiếc, hòm, kg, tấn, .. - Đơn vị theo hệ mét: MT 1 ton = 1000 kg - Đơn vị theo hệ đo lường Anh Mỹ: LT, ST 1 long ton > 1000 kg, 1 short ton ~ 900 kg Đơn vị tính tập thể: Tá, gross 2. Phương pháp quy định số lượng 1. Quy định chính xác, cụ thể số lượng hàng hóa VD: 10 cái xe máy, 5 chiếc ô tô, Nếu là khối lượng thì bất tiện vì k thể giao đủ chính xác tuyệt đối chính xác khối lượng, chỉ phù hợp vs mức số lượng nhỏ 2. Quy định phỏng chừng A, Phương pháp quy định Quy định 1 số lượng hay khối lượng cụ thể vs 1 khoảng dung sai cho phép hơn kém B, Dung sai - Khái niệm: Dung sai là 1 mức khối lượng/ số lượng mà nêu như mức hao hụt hoặc dư thừa thực tế khi giao hoặc nhận mà nhỏ hơn dung sai thì các bên đc coi là hoàn thành nghĩa vụ giao nhận hàng về mặt số lượng - Bên chọn dung sai là ai? Phải đc thỏa thuận khi đàm phán, có thể là 1 trong 2 bên, thường thì bên nào thuê phương tiện vận tải thì đc chọn dung sai. Bên chọn dung sai có quyền giao hoặc nhận mức khối lượng bn tùy ý trong vùng dung sai và đối phương bắt buộc phải nhận hoặc giao - Cách thể hiện dung sai: + Cộng trừ 1 mức lượng nào đó + Cộng trừ 1 tỷ lệ phần trăm + Từ … đến… + Ghi rõ: VD: 100 MT dung sai 10% - Cơ sở lấy mức dung sai: Do hai bên thỏa thuận dựa vào tập quán mức dung sai của hàng hóa Quyền của bên chọn dung sai đc thể hiện khi giao nhận hàng hóa, vd dung sai do người bán chọn 10% thì có thể nhận 90 hoặc 110 đối vs 100 tấn, nếu nhận 110 mà chỉ đem đến 100 thì phải đem thêm, kiểu thế,.. - Giá dung sai: Dung sai có tính tiền k? Có thể theo đơn giá hợp đồng hoặc mức giá khác Vd: Giá của hàng tại thời điểm giao nhận VD: 100 MT, giá 1 đô/ tấn, giao 90 tấn? Tính tiền tnn? Người mua trả 100 MT x 1đô/ MT – 10 MT x 1đô/ MT (trường hợp này may là giống phần dung sai giống giá hợp đồng, còn nếu khác 1 đô thì phải tính khác, ncl phải tách riêng, k đc gộp kiểu 90 x 1 Lợi ích của việc tính giá dung sai theo giá thị trường tại thời điểm giao nhận: Các bên sẽ k còn động lực lợi dụng quyền lựa chọn dung sau của mình để làm lợi dựa trên biến động giá Hỏi: Trình bày những vấn đề liên quan đến dung sai khối lượng ? Đáp: Khái niệm, cách biểu hiện, mức dung sai đc lấy ở đâu, bên chọn dung sai là ai, có quyền gì? Giá dung sai đc quy định ntn và tầm quan trọng của giá dung sai 3. Điều kiện miễn trừ - Là mức hao hụt tự nhiên hoặc mức dư thừa mà nếu như mức hao hụt thực tế hoặc mức dư thừa thực tế khi giao nhận nhỏ hơn thì các bên được miễn trách. VD: 100 MT miễn trừ 10%, người bán giao 90 MT thì người bán đc thanh toán đủ 100 MT, nhưng nếu người bán giao 110MT thì người mua chỉ phải trả 100 MT Miễn trừ dấu trừ: Cho người bán lợi ( giao ít > khi hàng hóa bị hao hụt tự nhiên) Miễn trừ dấu cộng: Cho người mua lợi ( khi giao hàng theo kiểu FOC Free of Charge: Hàng khuyễn mãi) Điểm khác biệt giữa miễn trừ và dung sai - Miễn trừ thì tính tiền - Miễn trừ rất nhỏ 1%, dung sai có thể lớn - Cách thực hiện miễn trừ: + Miễn trừ không trừ: Người bán chỉ đc thanh toán cho 80 MT VD: 100 MT miễn trừ 10% thực tế giao 80 MT > người bán giao thiếu 20 MT nhưng đc trừ đi 10 MT miễn trừ nên người bán chỉ giao thiếu 10 MT và đc thanh toán cho 80 MT + Miễn trừ có trừ: Là hình thức thực hiện miễn trừ khi mức hao hụt hoặc dư thừa thực tế lớn hơn mức miễn trừ và cho phép trừ khỏi mức hao hút hoặc dư thừa thực tế mức miễn trừ quy định trong hợp đồng. VD: 100 MT miễn trừ 10% thực tế giao 80 MT > người bán giao thiếu 20 MT nhưng đc trừ đi 10 MT miễn trừ nên người bán chỉ giao thiếu 10 MT và đc thanh toán cho 90 MT 2.3 Phương pháp xác định khối lượng 2.3.1 Trọng lượng cả bì Là trọng lượng của bản thân hàng hóa và của bao bì hàng hóa Ký hiệu: GW: Gross Weight - Mua bán trong giao dịch hàng hóa là mua bán theo trọng lượng tịnh vì đơn giá bao bì khác. Nhưng thực tế thì người ta mua bán theo GW vì nhiều hàng hóa khó có thể tách khỏi bao bì trong quá trình vận chuyển, bảo quản, cân đo - Khi làm thủ tục hải quan thì dựa vào trọng lượng bì có chính xác k? Vẫn chính xác. Vì có điều khoản: Bao bì thường dùng để chưa hàng đc coi như là hàng, đồng nhất là 1 mã HS - Đơn giá tính theo NW hay GW sẽ khác nên kp lăn tăn 2.3.2 Trọng lượng tịnh - Trọng lượng tịnh thuần túy: Net net weight: Là trọng lượng của chỉ riêng bản thân hàng hóa k kèm theo bất kì loại bao bì đi kèm nào - Trọng lượng tịnh nửa bì: Semi net weight: Trọng lượng tịnh thuần túy của hàng hóa và bao bì k thể tách rời - Trọng lượng tịnh theo luật định: Legal NW: Áp dụng ở các sở giao dịch hoặc sàn giao dịch,… những nơi có thể chế riêng 2.3.3 Trọng lượng lý thuyết: Theorical Weight Được xác định không thông qua cân, k cần cân! Mà là trọng lượng được xác định thông qua tính toán bằng những công thức đã đc công bố và xác nhận rộng rãi. Bất kì hàng hóa nào biết khối lượng riêng đều k cần cần VD: 1 lít nước tương đương 1 kg 1 tàu chở than, đá, quặng đc xác định thông qua mớn nước. Khi chưa có hàng thì tàu nổi hơn,.. Độ chìm của tàu ở mức nào thì khối lượng hàng là bn 2.3.4 Trọng lượng thương mại: Commercial weight 100 + Wtc GTM = GTT x 100 + Wtt GTM : Trọng lượng thương mại của hàng hóa GTT : Trọng lượng thực tế của hàng hóa (thời điểm cân hàng hóa) Wtt : Độ ẩm thực tế của hàng hóa (thủy phần tại thời điểm cân hàng) Wtc : Độ ẩm tiêu chuẩn của hàng hóa (độ ẩm tại trọng lượng thương mại do các bên thỏa thuân khi ký hợp đồng mua bán, thỏa thuận theo tập quán về độ ẩm, ở độ ẩm tiêu chuẩn trọng lượng hàng hóa bằng trọng lượng thương mại - Là trọng lượng dùng để thanh toán, áp dụng với những hoàng hóa có khả năng biến đổi khối lượng ở mức độ lớn do sự biến đổi của độ ẩm mội trường. VD: vải vóc, len, bông, mút, xốp,.. Wtt: Vd: 15% Giả sử ở độ ẩm 0% tối ưu trọng lượng hàng hóa là G0, nếu độ ẩm bằng độ ẩm thực tế thì trọng lượng hàng hóa là trọng lượng thực tế và bằng trọng lượng hàng hóa khi k có độ ẩm + trọng lượng tăng thêm do độ ẩm tạo ra GTT= GTM + trọng lượng tăng thêm do độ ẩm thực tế 3. Điều khoản chất lượng 3.1 Các cách quy định chất lượng hàng hóa Nhóm 1: Dựa vào hàng thật: Dựa vào bản thân hàng hóa đang giao dịch hoặc hàng giống vs hàng giao dịch - Dựa vào mẫu hàng Điều khoản chất lượng: Chất lượng hàng hóa trong hợp đồng như mẫu: tên mẫu, số hiệu , ngày tháng lập mẫu. Mẫu là bộ phận k tách rời của hợp đồng VD: Chất lượng hàng như mẫu áo sơ mi số 1234 được lập ngày 1/4/2020. Mẫu được coi là bộ phận k thể tách rời của hợp đồng =>> Mẫu là 1 đơn vị hàng hóa có thể đại diện cho chất lượng của lô hàng. Mẫu có thể đc lấy trong chính lô hàng đang giao dịch hoặc đc sản xuất sao cho giống vs chất lượng của lô hàng (chất lượng trung bình) + Ai là người đưa ra mẫu? - Nếu người bán đưa ra mẫu trước, anh ta sản xuất mẫu và gửi chào hàng tới cho người mua (catalogue hoặc mẫu), sx ít nhất 2-3 mẫu giống hệt nhau để người bán giữ, người mua giữ hoặc trung gian giữ. Khi lưu mẫu cần niêm phong, ký xác nhận vào mẫu, dẫn chiếu vào hợp đồng. - Nếu người mua lấy mẫu trước (lấy mẫu đối- couter ): người mua gửi đặt hàng kèm theo mẫu mong muốn mua vs người bán, nếu người bán thấy ổn thì sẽ sx 1 mẫu giống hệt mẫu của người mua để gửi lại cho người mua. Nếu bên kia đồng ý mẫu thì người bán lại làm như là mình đưa ra mẫu trước. + Mẫu được bảo quản đến bao giờ ? Khi tất cả quyền lợi và nghĩa vụ chấm dứt về mặt thời hạn. Khiếu nại liên quan đến số lượng là 3 tháng kể từ ngày giao hàng. Khiếu nại liên quan đến chất lượng là 6 tháng kể từ ngày giao hàng > người mua phải giữ mẫu tối thiểu 6 tháng kể từ ngày giao hàng để hết thời hạn khiếu nại về chất lượng. + Áp dụng với những hàng hóa ntn? May mặc, thủ công mỹ nghệ, nông sản, … rất đa dạng - Dựa vào sự xem hàng trước: Áp dụng với những hàng đã qua sử dụng, những hàng hóa k đồng bộ và đã qua sử dụng, kluong mua bán lớn, đấu giá truyền thống. mgư Soạn điều khoản: Người mua đã xem và đồng ý về chất lượng - Dựa vào hiện trang hàng hóa: Soạn điều khoản: Mua với chất lượng hiện tại của hàng. Sale as it arrive. Nhóm 2: Dựa vào thuyết minh: Nêu các chỉ tiêu chất lượng của hàng - Dựa vào phẩm cấp hoặc tiêu chuẩn: Áp dụng với bất kì hàng hóa nào đc cơ quan có thẩm quyền ban hành bộ tiêu chuẩn phẩm cấp. Cơ quan ban hành: Nhà nước hoặc đc ủy quyền. Soạn điều khoản: Chất lượng của hợp đồng như tiêu chuẩn phẩm cấp + tên phẩm cấp + cơ quan ban hành + thời gian ban hành nếu có. Tiêu chuẩn phẩm cấp là bộ phận k thể tách rời. + Tiêu chuẩn là hệ thống những chỉ tiêu chất lượng đc cơ quan có thẩm quyền ban hành + Phẩm cấp là việc phân chia thứ bậc trên cơ sở 1 tiêu chuẩn nào đó - Dựa vào tài liệu kỹ thuật : Áp dụng với hàng công nghiệp, máy móc, thiết bị phương tiện vận tải, .. Soạn điều khoản: Chất lượng theo tài liệu kỹ thuật do nhà sản xuất ban hành, tên tài liệu kĩ thuật, thời điểm nào. Tài liệu kĩ thuật là bộ phận k thể tách rời. - Dựa vào dung trọng hàng hóa: Dung trọng là trọng lượng trên một đơn vị dung tích Áp dụng vs những hàng hóa là chất khí, chất lỏng, các loại dung dịch Có thể áp dụng khi mua bán nông sản mà có hình thù là các loại hạt bằng mắt thường có thể đếm đc (cà phê, hạt điều, ca cao, kp gạo, vừng,..) - Dựa vào chỉ tiêu đại khái quen dùng: mang tính tương đối cao. VN k dùng + FAQ: Phẩm chất bình quân khá + GAQ: Phẩm chất bình quân tốt =>> Áp dụng vs nông sản và khoáng sản. k cần soạn gì trong hợp đồng vì có hợp đồng mẫu. + Ai là người đứng ra xác định FAQ và GAQ: Cơ quan thương mại ở khu vực thị trường đấy VD: Tại 1 khu vực cảng biển ở châu Âu tập trung mua bán than rất nhiều > chuyên gia thương mại đã về hưu, cơ quan thương mại ở đấy xác định FAQ và GAQ cho mặt hàng than. Mỗi con tàu chở than cập cảng thì xin 1 ít than lấy mẫu trong vòng 30 ngày ( cùng phẩm cấp) > sau đó trộn các mẫu lại > Lấy ra 1 ít phân tích các chỉ tiêu chất lượng > ghi vào 1 biên bản quy định về chất lượng trung bình của mặt hàng than vs tiêu chuẩn … ở mặt hàng đó. =>> Chất lượng mua bán phải tương đương vs chất lượng bình quân đã đc công bố nếu tích vào FAQ, nếu tích vào GAQ thì chất lượng thực tế phải cao hơn chất lượng bình quân biên bản công bố. + GMQ: Phẩm chất tiêu thụ tốt: Áp dụng vs rất nhiều hàng hóa. Là phẩm chât của hàng ở điều kiện giao dịch thông thường mà một người mua bình thường sẽ chấp nhận mua về mặt chất lượng. (k nói đến giá) + Cách xác định GMQ: Chất lượng hàng hóa trong hợp đồng phải tương đương vs chất lượng hàng hóa mà GMQ công bố + Cách xác định GMQ: - Dựa vào hàm lượng chất chủ yếu trong hàng hóa (dựa vào hàm lượng thành phần chủ yếu) Nhóm thành phần cố ích và có hại. Cái nào có ích càng nhiều càng tốt và ngược lại. Áp dụng vs rất nhiều hàng khác nhau (khoáng sản, nông sản, hóa chất, thực phẩm,..) Quy định tối tiểu mix nhóm có ích là bn %, max có hại là bn %, dấu đẳng thức chỉ có thể là 100% hoặc 0% - Dựa vào số lượng thành phẩm thu được từ hàng: Áp dụng vs hàng nguyên vật liệu bán thành phẩm hoặc máy móc thiết bị công cụ chế tạo. Để lượng thành phẩm có dung sai Thời điểm, điều kiện, địa điểm để sx, xác định chất lượng của phải phải quy định rõ trong hợp đồng. - Dựa vào nhãn hiệu hàng hóa: Soạn điều khoản: Chất lượng như nhãn hiệu > không phản ánh chính xác tuyệt đối chất lượng của hàng mà là phương pháp gián tiếp dẫn chiếu tiêu chuẩn, phẩm chất, cam kết kỹ thuật của nhà sx,..> k nên dùng - Dựa vào mô tả hàng hóa: k thể quy định chính xác nhưng do dễ nên hay đc dùng. Tốt nhất là kết hợp vs các phương pháp khác. 3.2 Kiểm tra chất lượng và khối lượng - Ai có nghĩa vụ phải kiểm tra: Thuộc về người bán. Kiểm tra trước khi giao > Người bán có nghĩa vụ chứng nhận và lấy chứng nhận Cũng có thể 2 bên kết hợp nhưng thông thường là nhà sản xuất hoặc bên trung gian - Ai chịu chi phí: Người bán. - Địa điểm kiểm tra: Kiểm tra ở nơi đi, có thể người bán tự kiểm tra hoặc thuê trung gian hặc kết hợp vs người mua để cấp giấy chứng nhận phẩm chất. Giấy chứng nhận này có giá trị pháp lý cuối cùng. Người mua hoàn toàn yên tâm k lo khiếu nai, nếu như thỏa thuận điều khoản kiểm tra lại ở nơi đến của người mua, nếu người mua nghi ngờ thì có thể thuê trung gian ghi trong thỏa thuận để kiểm tra lại, giấy chứng nhận này là cơ sở để bác bỏ giấy trước. Nếu k thỏa thuận thì người mua vẫn có thể khiếu nại cho người bán rồi 2 bên có thể đàm phán để kịp thời chỉ định và thỏa thuận cơ quan tổ chức kiểm tra lại kiểm tra chất lượng, k đc đơn phương tự chỉ định người kiểm tra vì như thế là người mua tự tước bỏ quyền khiếu nại 4. Điều khoản bao bì- ký mã hiệu Không đc coi là điều khoản chủ yếu của hàng hóa 4.1 Căn cứ quy định điều khoản bao bì - Tính chất của hàng hóa - Phương thức vận tải - Tuyến đường vận chuyển: Xa thì cần bao bì bền chắc hơn, khí hậu, … - Quy định của pháp luật: Cấm chất liệu nhất định có nguy cơ gây hại 4.2. Chức năng bao bì - Lớp ngoài cùng: Hướng dẫn xếp dỡ, vận chuyển, bảo quản sản phẩm - Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm - Bảo quản, tiêu thụ, sử dụng hàng hóa. 4.3. Phương pháp quy định - Quy định chung phù hợp với phương thức vận chuyển Soạn điều khoản: Người bán có nghĩa vụ cung cáp bao bì phù hợp với phương thức vận tải hàng không, biển, sắt, bộ,.. + Nếu vận tải biển:: Tập quán bao bì: Hình khối, kích cỡ đa dạng, bền, chắc, chịu được va đập, áp lực, chống rơi vãi, chống được hơi nước mặn + Nếu hàng không: Gọn, nhẹ, tiết kiệm diện tích để giảm chi phí vì cước vận tải hàng không rất đắt, k đc dễ gây cháy, nổ + Nếu vận tải đường bộ, đường sắt: Đặc tính bao bì tương đương như đường biển nhưng kích cỡ phải phù hợp theo quy định của hãng vận tải, cơ quan quản lý giao thông và k nhất thiết phải chống xâm mặn - Quy định cụ thể những nội dung sau + Ai là người cung cấp bao bì? + Loại bao bì: Thùng, hộp, bao + Vật liệu làm bao bì: Bao dứa, bao đay, PE, gỗ, carton,.. + Kích cỡ bao bì: Chưa đc bn hàng khối lượng tịnh ở bên trong + Số lớp của bao bì + Đai nẹp của bao bì: Viền xung quanh bao bì: VD Miệng bao phải khâu bằng loại chỉ gì, các góc đc gia cố ntn , niêm phong ntn … 4.4. Người cung cấp bao bì - Bên bán: Có nghĩa vụ cung cấp bao bì hiển nhiên. - Bên mua: Trong một số trường hợp, khi bao bì quá đặc biệt mà người bán k có khả năng cung cáp, hoặc k tin tưởng người bán mà tự cung cấp để bảo quản hàng hóa của mình mua. - Người chuyên chở: Trường hợp hàng hóa đc vận tải bằng container Khi thuê tàu mà hãng đóng trong container thì mượn vỏ công của hãng tàu, ký quỹ đặt cọc vỏ công đấy, rồi hàng đã đóng đến cảng đến người mua sẽ rút vỏ công hoặc hãng vận tải tự rút ruột, đến hạn thì đem trả vỏ công cho hãng vận tải ở bãi ở cảng đến. 4.5. Phương thức xác định trị giá bao bì - Giá cả của bao bì được tính gộp trong giá hàng hóa (quy định trọng điều khoản giá) - Giá cả của bao bì do bên mua trả riêng 5. Điều khoản giao hàng Là điều khoản quan trọng chủ yếu của hợp đồng. Những nội dung cơ bản của điều khoản giao hàng 5.1. Thời hạn giao hàng: Là thời hạn mà người bán phải hoàn thành nghĩa vụ giao hàng cua mình theo quy định cua hợp đồng. Thông thường là thời điểm chuyển rủi ro sang cho người mua. Phương pháp quy định về thời hạn Nhóm 1: Quy định giao hàng định kỳ: Có nêu thời gian cụ thể -Quy định cụ thể, chính xác một hoặc một vài ngày giao hàng. VD: Hàng đc giao vào ngày 1,2,3, tháng 4 2020. Ưu điểm: Người mua và người bán sẽ chắc chắn đc thời điểm giao nhận. Nhược điểm: Gây sự thiếu chủ động cho các bên trong quá trình giao nhận, người bán có thể chưa cbi đủ hàng, trục trặc khách quan, thời gian giao hàng kéo dài,… > chỉ phù hợp khi là các bên chắc chắn đc thời hạn giao hàng khi ký hợp đồng, lượng hàng là ít. - Quy định mốc thời gian chậm nhất: VD: Hàng đc giao k muộn hơn ngày 31/3/2020 Ưu: Tạo sự chủ động giao hàng đối vs người bán, nhiều hàng thì giao sớm hơn nhưng k hẳn có lợi cho người mua. Gs nhập hàng về bán lại đã ký r, thời hạn hđ nhập khẩu k muộn hơn 31/3, thời hạn giao hàng của hợp đồng bán lại là 5/4. Nếu nhập hàng sớm quá thì người nhập khẩu k muốn vì phụ thuộc vào thời điểm bán lại hang hóa hoặc sử dụng để sx, nếu quá dài thì phát sinh nhiều chi phí cho người nhập khẩu như lưu kho, trong coi, bảo quản hàng hóa,… > nếu người xuất khẩu giao quá sớm thì người nhập khẩu cũng k muốn. > cách này chưa ổn lắm -Quy định khoảng thời gian: Hàng được giao từ ngày này đến ngày này. Nên dùng cách này. Nhóm 2: Quy định k định kỳ: Tuyệt đối k nên dùng - Quy định kèm điều kiện: Giao khi thuê đc tàu, giao khi có chuyến tàu đầu tiên, giao khi nhận đc LC,..> quy định thừa -Quy định chung chung: ASAP, Prompt > theo tập quán có nêu nhưng k nên dùng vì ngân hàng khuyến cáo nếu như trong LC mà quy định thời hạn giao hạn bằng những cụm từ kia thì ngân hàng k có nghĩa vụ hiểu là bn ngày và sẽ bỏ qua thời hạn giao hàng khi kiểm tra bộ chứng từ thanh toán 5.2. Địa điểm giao hàng Phụ thuộc vào incoterms, nơi đi và nơi đến, - Căn cứ xác định địa điểm giao hàng + 1 cảng đi, 1 cảng đến xác định: Sử dụng trong trường hợp khi ký hợp đồng mua bán đã chắc chắn chốt được tuyến đường vận tải hàng hóa rồi. + 1 đi nhiều đến, nhiều đi 1 đến, nhiều đi nhiều đến: Chưa chốt tuyến đường khi ký hoặc - Điều kiện cơ sở giao hàng Đi không xác định, đến k xác định thì điều kiện cơ sở giao hàng thường là nhóm C hoặc D - Phương thức vận tải - Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng Cách quy định 5.3. Thông báo giao hàng Căn cứ thông báo giao hàng: Incoterms Số lần thông báo, thời điểm thông báo, phương thức và nội dung thông báo Nghĩa vụ và trách nhiệm của các bên liên quan đến việc thông báo giao hàng (thông báo sai , k kịp thời thì sao,…) =>> Thông báo phải kịp thời, đầy đủ thông tin, chính xác 5.4. Những quy định khác về giao hàng Giao hàng từng phần. Nếu đồng ý thì phải quy định trong hợp đồng. Allow hay k Chuyển tải. Nếu đồng ý thì phải quy định trong hợp đồng. Allow hay k (Bảo hiểm sẽ cao hơn so vs vận tải thẳng) Nhóm F: Thưởng phạt bốc Nhóm C, D: Thưởng phạt dỡ 6. Điều khoản giá 6.1. Đồng tiền tính giá -Đồng tiền nước xuất khẩu, nhập khẩu hoặc nước thứ ba: Do thỏa thuận của các bên - Theo tập quán buôn bán một số mặt hàng: Dầu mỏ-USD, kim loại màu-GBP…(Trước kia thôi bh k đúng) -Vị thế của các bên trong giao dịch. =>> Yêu cầu: Đồng tiền tự do chuyển đổi và có xu hướng ổn định về mặt giá trị 6.2. Mức giá: 2 bên đàm phán vs nhau, người bán gửi chào hàng, người bán gửi hoàn giá, mặc cả,… Hoặc người mua đưa ra mức giá trước khi gửi và 2 bên đàm phán để chốt mức giá. Cơ sở định giá + Theo chi phí: Chi phí sx ra hàng, chi phí bán hàng, lợi nhuận. + Hàng hóa đặc thù: Định giá theo thị trường: Dựa trên quan hệ cung cầu của hàng hóa. Giá thâm nhập: Thấp Định giá hớt váng: Những hàng hóa có yếu tố công nghệ cao, đặc thù, khó bắt chước, mang tính độc quyền. Vòng đời sản phẩm thường ngắn Tuy nhiên cơ sở chính vẫn phải dựa vào: Giá QTế: Giá của hàng hóa đc mua bán ở 1 thời điểm nhất định trên thị trường quốc tế hoặc ở thị trường tập trung sản lượng lớn sản phẩm Giá khu vực: Giá quốc gia: Thâm nhập vào thị trường nào thì phải quan tâm tới giá của thị trường đấy 6.3. Phương pháp quy định giá 1) Giá cố định: Fixed price Khi ký hợp đồng các bên chốt 1 mức giá và k thay đổi trong suốt quá trình thay đổi hợp đồng Ưu: Tính toán dc lợi nhuận, chi phí bỏ ra. Nhược: Giá biến động sẽ bất lợi cho các bên 2) Giá linh hoạt: Flexible Price: Giá có thể xét lại Xác định mức giá cơ sở Quy định: điều kiện, phương thức, thời điểm xác định lại giá Điều khoản soạn hợp đồng: Vào thời điểm 5 ngày trc ngày giao hàng nếu giá ở sở gd VNX biến động quá 10% mức giá cơ sở thì các bên sẽ đàm phán lại giá. Ưu: Rút ngắn thời gian chịu biến động giá, giới hạn phạm vi rủi ro 3) Giá quy định sau Không xác định mức giá cơ sở Soạn điều khoản: Giá sẽ được 2 bên thỏa thuận vào thời điểm 10 ngày trước ngày giao hàng trên cơ sở giá của sở giao dịch hàng hóa Vn VNX Quy định: điều kiện, phương thức, thời điểm xác định 4) Giá trượt: Sliding price Quy định các yếu tố: - Giá cơ sở P0 - Kết cấu giá: Mức giá Po đc cấu thành trên 3 cơ sở, tỷ trọng là bn % trong cơ cấu giá - Công thức giá thanh toán P1: P1 = P0 ( F + m* M1/M0 + w *W1/W0) P0, P1 : Giá sản phẩm M0, M1 : Giá nguyên vật liệu tại thời điểm 1 (thực hiện hợp đồng) và thời điểm 0 (Ký hợp đồng) W0, W1 : Chi phí nhân công F : Tỷ trọng chi phí cố định m : Tỷ trọng chi phí nguyên vật liệu W : Tỷ trọng chi phí nhân công Tổng kết cấu luôn là 100% 6.4. Cách quy định trong Hợp đồng Đơn giá: Unit price Đồng tiền tính giá/ Mức giá/ Đơn vị tính/ dẫn chiếu tới đk Incoterms Tổng giá: Total Price (bằng số, bằng chữ) Các chi phí liên quan Ví dụ: Đơn giá: 1000 USD/MT, FOB Cảng Hải Phòng, VN, Incoterms 2020 Tổng giá: 500.000 USD (Bằng chữ: Năm trăm nghìn đô la Mỹ chẵn) Những giá trên đã bao gồm chi phí bao bì và chi phí bốc hàng tại cảng đi. 7. Điều khoản thanh toán Những nội dung của đk thanh toán: Phương thức, đồng tiền, thời hạn, thời hạn thực hiện thủ tục thanh toán, thời hạn hiệu lực của thanh toán, giá trị thanh toán, các bên liên quan đến việc thanh toán, BỘ CHỨNG TỪ THANH TOÁN (một số hợp đồng sẽ đc tách thời điều khoản riêng, nhưng khi soạn đk thanh toán thì nên đưa bộ chứng từ vào, đi thi mà thiếu bộ chứng từ thì bị trừ hết điểm !!!!!!!!!!!!!) 7.1.Đồng tiền thanh toán Vị thế các bên trong giao dịch Tập quán thương mại Hiệp định thương mại Thỏa thuận các bên trong Hợp đồng 7.2. Thời hạn thanh toán Trả trước : Ứng trước, CWO, CBD… Trả ngay: CAD, COD, TT, Nhờ thu, L/C… Trả sau: Ghi sổ, Nhờ thu, L/C… Kết hợp: Những hàng máy móc thiết bị thường thanh toán 3 lần, đặt hàng, nhận hàng, hết bảo hành 7.3. Phương thức thanh toán 7.3.1. Chuyển tiền Bằng điện : T/T- Telegraphic Transfer Bằng thư : M/T – Mail Transfer 8.1 Điều khoản khiếu nại 8.1.1. Khái niệm Khiếu nại là việc một bên trong giao dịch yêu cầu bên kia phải giải quyết những tổn thất hoặc thiệt hại mà bên kia gây ra hoặc đã vi phạm cam kết trong hợp đồng. 8.1.2. Đối tượng khiếu nại: Nhà XUẤT KHẨU (giao chậm, muộn, sai số lượng,sai phẩm chất, xuât xứ,..), Nhà NHẬP KHẨU (không nhận, đưa tàu đến chậm, từ chối thanh toán khi người bán giao đúng,..) Người chuyên chở, Công ty BH 8.1.3. Thời hạn khiếu nại: Do quy định của luật áp dụng trong hợp đồng. Luật VN: 3 tháng đối vs khối lượng, số lượng, 6 tháng đối vs chất lượng kể từ ngày giao hàng. 6 tháng kể từ khi hết thời hạn bảo hành Tính chất hàng hóa Quan hệ, thoả thuận của các bên trong hợp đồng. Luật định 8.1.4. Quyền hạn và nghĩa vụ của các bên a. Bên bị khiếu nại Xem xét đơn khiếu nại trong thời gian quy định và khẩn trương phúc đáp lại bên khiếu nại Xác nhận lại vấn đề khiếu nại Giải quyết trên nguyên tắc thiện chí thực hiện Nếu hồ sơ khiếu nại thiếu thì phải thông báo cho bên khiếu nại Phối hợp với bên khiếu nại để giải quyết b. Bên khiếu nại Lập và gửi hồ sơ khiếu nại trong thời gian khiếu nại trong thời hạn khiếu nại gồm: Thư khiếu nại (nếu lý do khiếu nại) , chứng từ liên quan tới giao dịch, minh chứng (hàng thiếu, đổ vỡ, biên bản giám định,..), mức độ tổn thất, đề xuất hướng giải quyết (mang về sửa, giao bù hàng, bồi thường, đổi hàng mới,…), hồ sơ lô hàng HỎI: TRÌNH BÀY NHỮNG CHỨNG TỪ PHÁP LÝ BAN ĐẦU LẬP KHI NHẬN HÀNG Ở CẢNG ĐẾN HỢP ĐỒNG, B/L, CHỨNG NHẬN SỐ LƯỢNG, CHẤT LƯỢNG, BIÊN BẢN GIÁM ĐỊNH HẦM TÀU (CÓ VỆ SINH, ĐÚNG QUY CÁCH HAY K), COR (BIÊN BẢN HÀNG ĐỔ VỠ), ROROC (BIÊN BẢN KẾT TOÁN NHẬN HÀNG), CSC (BIÊN BẢN THIẾU HÀNG), THƯ DỰ KHÁNG LOR (THƯ DỰ KHÁNG ĐỂ BẢO LƯU QUYỀN KHIẾU NẠI NẾU NGHI NGỜ HÀNG CÓ DẤU HIỆU HƯ HẠI VỀ MẶT CHẤT LƯỢNG) (NHỮNG CHỨNG TỪ PHÁP LÝ BAN ĐẦU LẬP KHI NHẬN HÀNG Ở CẢNG ĐẾN) Giữ nguyên trạng hàng hóa, bảo quản hàng hóa Thu thập các chứng từ cần thiết làm căn cứ khiếu nại Khẩn trương thông báo cho các bên liên quan Hợp tác với bên bị khiếu nại để giải quyết KN 8.2 Điều khoản trọng tài 8.2.1. Khái niệm trọng tài thương mại quốc tế Trọng tài là tự nhiên (con người) nhân hoặc pháp nhân (tổ chức trọng tài) được các bên thỏa thuận sẽ đảm nhận việc giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Nếu k có thỏa thuận thì trọng tài k đc phép xét xử tranh chấp. Nếu kiện ra tòa thì k cần thiết phải thỏa thuận. Thỏa thuận trọng tài là thỏa thuận của các bên sẽ dùng trọng tài để giải quyết tranh chấp =>> Trọng tài k mặc nhiên và đương nhiên giải quyết tranh chấp phát sinh từ hợp đồng. Khi ký hợp đồng nên đưa điều khoản trọng tài vào hợp đồng. > Trao cho trọng tài quyền phán quyết. Nếu đã có thỏa thuận trọng tài rồi thì tòa án sẽ từ chối thụ lý trừ khi thỏa thuận trọng tài vô hiệu hoặc phán quyết của trọng tài k có giá trị thi hành. Nếu khi ký hợp đồng k có điều khoản trọng tài thì khi tranh chấp phát sinh thì phải thỏa thuận bổ sung để dùng trọng tài. Trọng tài thương mại: Là trọng tài giải quyết các tranh chấp về thương mại VD: VIAC: Trung tâm trọng tài thương mại quốc tế tại VN Trọng tài thương mại quốc tế: Là trọng tài có thẩm quyền giải quyết tranh chất phát sinh trong kinh doanh quốc tế. Hoạt động của TTTMQT dựa trên những cơ sở pháp lý nhất định. 8.2.2. Đặc điểm -Hiệu lực, tính chung thẩm của quyết định trọng tài. Giá trị phán quyết trọng tài và tòa án là như nhau, đều ràng buộc các bên phải thực hiện. Nếu k thực hiện trọng tài yêu cầu cơ quan thi hành. Trọng tài chỉ phán quyết 1 lần và có giá trị cuối cùng, Tòa thì xử nhiều cấp. =>>Tiết kiệm thời gian Tòa án nhiều khi k có chuyên môn về thương mại trong khi trọng tài đều là những chuyên gia thương mại > phán quyết rất chính xác và giải quyết nhanh Thẩm quyền dựa trên thỏa thuận của các bên. Nếu có thỏa thuận thì trọng tài mới được giải quyết tranh chấp. (Pháp lệnh trọng tài thương mại 2003 và luật trọng tài thương mại 2010) Tính bí mật??? > Luật trọng tài thương mại 2010: Trọng tài xét xử công khai trừ khi có thỏa thuận khác > thường yêu cầu xử bí mật, còn tòa thì là quyền của tòa. > giữ đc uy tín của mình với đối tác khác Tính liên tục > xử 1 lần và xử liên tục Tính linh hoạt > Duy trì được quan hệ đối tác Trọng tài cho phép các bên sử dụng kinh nghiệm của các chuyên gia. 8.2.3. Phân loại ✓ Trọng tài quy chế Là trọng tài hoạt động thường xuyên và xét xử theo quy chế định sẵn của nó. Hoạt động dưới danh nghĩa tổ chức trọng tài chứ kp hội đồng trọng tài cho dù giải quyết xong vẫn giải tán ✓ Trọng tài vụ việc (trọng tài tự tiến hành) Hoạt động k thường xuyên và xét xử theo quy chế do các bên liên quan thỏa thuận vs nhau =>> Xét xử xong 1 vụ tranh chấp sẽ tự giải tán sau khi giải quyết xong tranh chấp. Xét xử k dưới danh nghĩa của hội đồng nào cả. HỎI: Nên dùng trọng tài quy chế hay trọng tài vụ việc? Nên dùng trọng tài quy chế cho đỡ mất thời gian vì đã có quy chế sẵn và trình độ trọng tài đc đảm bảo. 8.2.4. Ví dụ Mọi tranh chấp xảy ra phát sinh có liên quan tới Hợp đồng này ưu tiên giải quyết bằng thương lượng, hòa giải. Nếu không đạt được thỏa thuận thì sẽ đưa ra xét xử tại Trung tâm trọng tài quốc tế Việt nam (VIAC) bên cạnh Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam theo những thủ tục, quy chế của trọng tài này. Phán quyết của trọng tài có giá trị chung thẩm, ràng buộc hai bên. Chi phí trọng tài sẽ do bên thua kiện chịu. Chi phí trọng tài đắt hay rẻ: Tùy 9. Điều khoản bất khả kháng 9.1.Khái niệm Bất khả kháng (BKK) là những hiện tượng, sự kiện có tính chất: khách quan, không thể lường trước được, nằm ngoài tầm kiểm sóat của con nguời, không thể khắc phục được, xảy ra sau khi ký kết Hợp đồng và cản trở việc thực hiện các nghĩa vụ của Hợp đồng. 9.2. Quyền và nghĩa vụ các bên a. Quyền Bên gặp BKK: Miễn thi hành nghĩa vụ trong khoảng thời gian xảy ra BKK cộng thêm thời gian cần thiết để khắc phục hậu quả. Trường hợp BKK kéo dài quá thời gian quy định hoặc hậu quả quá nặng nề thì một bên (bên bị ảnh hưởng tới quyền lợi) có quyền xin hủy HĐ mà không phải bồi thường. b. Nghĩa vụ - Bên gặp BKK: Thông báo BKK bằng văn bản và chứng minh BKK cho đối tác Xác nhận lại trong thời gian quy định và kèm theo giấy chứng nhận BKK của cơ quan chức năng. Bằng mọi cách nỗ lực để tự khắc phục hậu quả của BKK. - Đối tác của bên gặp BKK: Yêu câu bên kia cung cấp thông báo và chứng minh BKK, nếu kéo dài quá quy định của pháp luật thì cho phép bên kia hủy hợp đồng mà k yêu cầu bồi thường gì Luật TM 2005 - Đ296: 1. Trong trường hợp bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng, nếu các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng được tính thêm một thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp BKK cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng không được kéo dài qua các thời hạn sau đây: 5 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận không quá 12 tháng kể từ khi giao kết Hợp đồng. 8 tháng đối với hàng hóa, dịch vụ mà thời hạn giao hàng, cung ứng dịch vụ được thỏa thuận trên 12 tháng kể từ khi giao kết Hợp đồng. 2. Trường hợp kéo dài quá các thời hạn quy định tại khoản 1, các bên có quyền từ chối thực hiện hợp đồng và không bên nào có quyền yêu cầu bên kia bồi thường. 9.3. Cách quy định trong Hợp đồng Nêu Quy định khái niệm và các tiêu chí Liệt kê đầy đủ các sự kiện được coi là BKK, thủ tục tiến hành khi xảy ra BKK và nghĩa vụ của các bên. Dẫn chiếu văn bản của ICC ấn phẩm số 421 Quy định kết hợp Cách 1: Hai bên không chịu trách nhiệm về việc không thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng trong trường hợp Bất khả kháng. Ngay khi xuất hiện Bất khả kháng là các sự kiện nằm ngoài tầm kiểm soát của các bên, sự việc không lường trước và không nhìn thấy được bao gồm nhưng không hạn chế: Chiến tranh, nội chiến, bạo loạn, đình công, thiên tai, bão lũ, động đất, sóng thần, nổ cháy, nhà xưởng hỏng hóc, sự can thiệp của Chính phủ,.. bên bị ảnh hưởng sẽ gửi thông báo bằng Fax cho bên kia trong vòng 3 ngày kể từ khi xảy ra sự cố. Bằng chứng Bất khả kháng sẽ được Cơ quan có thẩm quyền phát hành và được gửi cho bên kia trong vòng 7 ngày. Quá thời gian trên, Bất khả kháng không được xem xét. Trong trường hợp bất khả kháng các bên có thể thỏa thuận kéo dài thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng ; nếu các bên không có thỏa thuận hay không thỏa thuận được thì thời hạn thực hiện nghĩa vụ Hợp đồng được tính thêm một khoảng thời gian bằng thời gian xảy ra trường hợp BKK cộng thêm thời gian hợp lý để khắc phục hậu quả nhưng nếu khoảng thời gian được kéo dài qua các thời hạn theo quy định của luật áp dụng cho hợp đồng này thì bên bị ảnh hưởng sẽ được miễn thực hiện nghĩa vụ hợp đồng. Cách 2: Trường hợp BKK sẽ áp dụng theo ấn bản 421 của ICC. Văn bản được coi là phần đính kèm theo Hợp đồng. 10. Điều khoản chế tài hành vi vi phạm hợp đồng - Phạt: Yêu cầu bên vi phạm trả 1 khoản tiền nếu vi phạm thỏa thuận trong hợp đồng. Kbh phạt đối vs phần nghĩa vụ k vi phạm. Luôn bị khống chế về mức phạt. Điều 301 Luật Thương mại 2005: “Mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm - Bồi thường thiệt hại: Toàn bộ trực tiếp và gián tiếp thiệt hại phát sinh do hành vi vi phạm Điều 303 Luật Thương mại 2005: Căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại 1. Có hành vi vi phạm hợp đồng; 2. Có thiệt hại thực tế; 3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại. + Vi phạm cơ bản: Vi phạm rất nghiêm trọng > hủy hợp đồng + Vi phạm k cơ bản: Ít nghiêm trọng hơn - Hủy hđồng: Bên bị ảnh hưởng bên hành vi vi phạm hđ nghiêm trọng bởi bên kia không thực hiện hđ nữa đồng thời bên vi phạm cơ bản sẽ phải bồi thường tất cả thiệt hại phát sinh gây ra cho bên hủy hợp đồng. =>> Chỉ đc phép hủy hợp đồng khi vi phạm cơ bản =>> Khi ký hợp đồng cần thỏa thuận cụ thể về việc định lượng thế nào là vi phạm cơ bản để dẫn tới chế tài hủy hợp đồng. 11. Điều khoản luật áp dụng trong hđồng 11.1. Cơ sở lựa chọn luật áp dụng: Luật quốc gia: Thỏa thuận, quyết định của cơ quan giải quyết tranh chấp, HĐ mẫu quy định Điều ước, công ước QT: Thỏa thuận, là thành viên thì mặc nhiên sử dụng Tập quán thương mại quốc tế: Thỏa thuận, quyết định cơ quan giải quyết tranh chấp, hợp đồng mẫu. Muốn dùng thì phải dẫn chiếu. 11.2. Ví dụ: VD1: Luật áp dụng cho HĐ này là Luật Việt Nam (hiện hành) > k ghi rõ luật chuyên ngành vì chưa chắc đã giải quyết đc hết VD2: Các vấn đề phát sinh từ hoặc liên quan đến hợp đồng này được giải quyết theo Luật nước người mua VD3: Hợp đồng này và các tranh chấp phát sinh chịu sự điều chỉnh của pháp luật hiện hành ở CH Pháp vào thời điểm HĐ bắt đầu có hiệu lực. CHƯƠNG 4: KỸ NĂNG THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NGOẠI THƯƠNG Hỏi: Trình bày quy trình xuất khẩu, nhập khẩu một mặt hàng cụ thể? 1. Nghiên cứu tiếp cận thị trường 1.1 Nghiên cứu hàng hóa + DN nên lựa chọn nhóm hàng nào thích hợp, có lợi nhất ở 1 thời điểm nhất định để tiến hành xnk hàng hóa đấy Nghiên cứu cái gì? + Đặc tính cơ bản của hàng hóa + Các yếu tố liên quan đến quá trình sx + Chu kì, vòng đời sản phẩm + Yếu tố cung cầu + Tỷ suất ngoại tệ: Là tỷ số giữa lượng nội tệ hoặc ngoại tệ bỏ ra hoặc thu về từ hoạt động xnk 2 loại: - Tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu: Là tỷ số giữa lượng ngoại tệ thu về từ hđ xuất khẩu với lượng nội tệ bỏ ra để xuất khẩu Re= Fe/De Ý nghĩa: Cho biết để thu về đc 1 đv ngoại tệ từ xuất khẩu thì phải bỏ ra bn đơn vị bn đơn vị nội tệ từ xuất khẩu Nghiên cứu tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu để đưa ra quyết định có nên xuất khẩu hay k Trên cơ sở so sánh tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu vs tỷ giá hối đoái hoặc đưa ra quyết định nên xuất khẩu mặt hàng nào trên cơ sở so sánh tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu nhiều mặt hàng khác nhau - Tỷ suất ngoại tệ nhập khẩu: Là tỷ số giữa lượng nội tệ thu về từ việc bán hàng nhập khẩu đối với lượng ngoại tệ bỏ ra để nhập khẩu Ri = Di/ Fi Ý nghĩa: Cho biết bỏ 1 đơn vị ngoại tệ để nhập khẩu sẽ thu đc bn đơn vị nội tệ từ việc bán hàng nhập khẩu đó Ý nghĩa: Đưa ra quyết định có nên nhập khẩu k hoặc lựa chọn mặt hàng nhập khẩu tốt nhất. 1.2 Nghiên cứu thị trường Quy trình nghiên cứu ntn: DN Vn thường nghiên cứu tại bàn. Ưu: Nhược: Thông tin đa dạng nhưng k đồng nhất, mình biết đối thủ cũng biết, tiếp cận thông tin chậm, phản ứng chính sách k chính xác kịp thời do phản ứng thị trường chậm + Nghiên cứu tại thị trường: Yêu cầu có đội ngũ nghiên cứu tốt: Tổng quan, phân tích, tổng hợp,… + Mua thông tin: Thuê người nghiên cứu hộ 1.3 Nghiên cứu đối tác + Tư cách pháp lý: Phải ký hợp đồng vs người có đủ thẩm quyền 2. Lập phương án kinh doanh 2.1 Khái niệm Là kế hoạch hoạt động của DN nhằm đạt được những mục tiêu xác định trong kinh doanh 2.2 Nội dung CHUẨN BỊ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG XNK 1. Chuẩn bị nguồn hàng để xuất khẩu/ xác định lượng đặt mua tối ưu a, Chuẩn bị nguồn hàng: Tùy thuộc vào quy mô và năng lực của doanh nghiệp, Có thể tiến hành trước hoặc sau khi ký hđ - Có thể tự sx hoặc liên doanh, liên kết, nhập khẩu về để xuất, thu mua để sx,… b, Đóng gói bao bì, kẻ ký mã hiệu sơ bộ: Để bảo quản hàng hóa. Nếu đã ký r thì đóng gói theo hđ c, Kiểm tra hàng hóa: Chưa ký thì kiểm tra sơ bộ, ký r thì kiểm tra theo hđ d, Định giá hàng xuất khẩu, quy dẫn giá, kiểm tra giá: Thực hiện trước khi ký hợp đồng Quy dẫn giá: Là việc đưa các mức giá về cùng 1 mặt bằng điều kiện giao dịch (incoterms, giao nhận, thanh toán, thời gian, đơn vị tính,… để so sánh. Quy dẫn về cùng 1 điều kiện tín dụng: Đưa cùng về trả ngay hay trả chậm: Chứng minh công thức: Khi nhận hàng TRẢ NGAY 50% thì đc hưởng 50% tiền hàng chưa thanh toán trong 0 tháng > thời hạn tín dụng của lần 1 là 0 tháng. Lần 2 trả 20% sau 2 tháng thì đc hưởng toàn bộ 20% tiền hàng trong 2 tháng Vậy thời hạn tín dụng của 20% tiền hàng là 2 tháng nhưng chúng ta tính thời hạn tín dụng của 100% tiền hàng thì là 20% x 2 tháng Tương tự sau 3 tháng trả nốt 30% tiền hàng 2. chào hàng/ hỏi hàng/ đặt hàng/ hoàn giá 3. Đàm phán QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG XUẤT KHẨU Phải trình bày đủ các bước tổng quan trước, sau đó chờ thầy co hỏi chi tiết bước nào? Bước 1: Xin phép xuất khẩu Bước 2: Yêu cầu đối tác thực hiện nghĩa vụ thanh toán Bước 3: Chuẩn bị hàng hóa theo hợp đồng: Thu gom, kiểm tra, lấy giấy chứng nhận, đóng gói bao bì kẻ ký mã hiệu Bước 4: Thuê tàu và phương tiện vận tải (nhóm C, D) + tàu chợ: Chỉ có vận đơn chứ k có hợp đồng thuê tàu. + Tàu chuyến: Có cả hợp đồng thuê tàu vs vận đơn + Thuê định hạn Bước 5: Mua bảo hiểm (CIP. CIF) Bước 6: Thông quan xuất khẩu Bước 7: Giao hàng K đóng trong container + Book tàu, liên hệ thông báo thời gian làm hàng + Mang hàng ra cảng, ký hđ ủy thác cho cảng bốc hàng + Bốc hàng trên tàu, giám sát quá trình bốc hàng + Lấy biên lại thuyền phó MR đổi lấy vận đơn đã bốc BL Giao hàng đóng trong container + Giao nguyên công - Mượn vở công về, tự đóng hàng vào - Làm thủ tục hải quan, niêm phong kẹp chì + mang công ra CY, lấy vận đơn nhận để bốc sau đó đổi lấy vận đơn đã bốc. Nếu giao cho người gom hàng thì lấy giấy xác nhận gom hàng + Giao hàng lẻ - Mang hàng ra CFS để đóng hàng vào công + Nhận vận đơn gom Bước 8: Tiến hành thủ tục thanh toán + Giục đối tác mở LC + So sánh LC với hợp đồng mua bán, nếu chưa thống nhất thì yêu cầu người mua sửa lại Bước 9: Khiếu nại, giải quyết khiếu nại C/O: Giấy chứng nhận xuất xứ, xin sau khi đã có vận đơn (đã giao hàng) Phân loại: C/O ưu đãi: Các form nhóm: Dùng để hưởng ưu đãi (thuế quan) khi xuất khẩu sang các nhóm. Áp dụng khi xuất khẩu sang các nước cho hhưởng ưu đãi hoặc các nước đối tác trong hiệp định thương mại. C/O không ưu đãi: Form B, S,… Cơ quan cấp C/O: Bộ công thương (ưu đãi), VCCI (form A(EU) và các C/O thông thường khác Tự chứng nhận xuất xứ từ người xuất khẩu: Điều kiện rất ngặt nghèo. (Học trong môn hải quan) Nguyên tắc thanh toán bằng LC: Lập bộ chứng từ đúng quy định của LC và gửi tới ngân hàng thanh toán trong thời hạn hiệu lực của LC QUY TRÌNH THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG NHẬP KHẨU Bước 1: Xin phép nhập khẩu (nếu có): Nghị định 187 Bước 2: Tiến hành thủ tục thuộc nghĩa vụ thanh toán Bước 3: Thuê tàu (mua nhóm E, F) Bước 4: Mua bảo hiểm (trừ CIF, CIP) Bước 5: Nhận hàng Bước 6: Thông quan nhập khẩu Bước 7: Kiểm tra, giám định chất lượng, kiểm dịch, kiểm nghiệm Bước 8: Khiếu nại và giải quyết khiếu nại Người mua FOB thuê tàu ntn? Người mua FOB thuê tàu vì quyền lợi của mình vì rủi ro thuộc về anh ta và đưa tàu đến cảng nhận hàng đúng quy định. Kiểm tra chất lượng hàng xnk nhằm mục đích gì? 1. Để xác nhận hàng hóa đúng quy định về chất lượng theo hđ mua bán 2. Để kiểm tra theo yêu cầu nhà nước đối vs chất lượng hàng xnk (người nhập khẩu phải thực hiện) =>> Khi ký hợp đồng phải thỏa thuận mức cl phù hợp vs quy định của nhà nước mình