BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA QUẢN TRỊ KINH DOANH ~~~~~~*~~~~~~ BÀI TIỂU LUẬN ĐỀ TÀI: CHUYỆN THỜI BAO CẤP Giáo viên hướng dẫn Lớp Nhóm Tên thành viên : : : : Bùi Thị Huyền ADC04 – QTKD CLC TV – K46 Nhóm 1 1. Võ Mỹ Dung 2. Lê Võ Hữu Dinh 3. Hoàng Bá Phúc 4. Huỳnh Lê Hoàng Phúc 5. Lê Minh Quân 6. Phan Huỳnh Vân Thảo 7. Trần Huy Trình NĂM HỌC: 2021 - 2022 1 Phân chia công việc bài tiểu luận : Họ và tên MSSV Võ Mỹ Dung (Nhóm trưởng) 31201022989 Lê Võ Hữu Dinh Hoàng Bá Phúc Huỳnh Lê Hoàng Phúc Trần Huy Trình Lê Minh Quân Phan Huỳnh Vân Thảo 31201025741 31201021266 31201024051 31201024981 31201021291 31201022691 Công việc thực hiện Phân công nội dung Đọc lại tất cả nội dung, đóng góp ý kiến và thực hiện điều chỉnh Nội dung phần 1 Nội dung phần 2 Nội dung phần 3 và Kết Luận Phân chia công việc bài thuyết trình : Họ và tên MSSV Võ Mỹ Dung (Nhóm trưởng) 31201022989 Lê Võ Hữu Dinh 31201025741 Hoàng Bá Phúc 31201021266 Huỳnh Lê Hoàng Phúc Trần Huy Trình Lê Minh Quân Phan Huỳnh Vân Thảo 31201024051 31201024981 31201021291 31201022691 Công việc thực hiện Phân bổ công việc Đọc lại tất cả nội dung trên bài thuyết trình và điều chỉnh Chuẩn bị nội dung phần 2 Thuyết trình – Chuẩn bị nội dung phần 1 Thuyết trình – Chuẩn bị nội dung phần 3 Chuẩn bị bài Powerpoint và thực hiện trả lời câu hỏi 2 Mục Lục: Lời mở đầu ......................................................................................................................... 1 1. Tổng quan về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. . 2 1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm: ........................................................................... 2 1.2. Các hình thức của chế độ bao cấp: ....................................................................... 3 1.3. Ưu điểm và hạn chế của cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa: ........................... 6 1.3.1 Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp: ....................................................................................................................... 6 1.3.2 Trả lời câu hỏi tình huống: .............................................................................. 8 2. Những bước tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế qua 2 nhiệm kỳ Đại hội IV ( 1976 ), V (1982): ................................................................................................... 9 2.1. Đường lối chung của 2 nhiệm kỳ Đại hội IV (1976) và V (1982): ...................... 9 2.2. Ba bước đột phá về tư duy kinh tế :.................................................................... 11 2.3. Ý nghĩa của 3 bước đột phá kinh tế: ................................................................... 12 3. Vì sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là yêu cầu bức thiết, sống còn của Việt Nam: .................................................................................................................................. 13 3.1. Tình hình thế giới và trong nước trong giai đoạn Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX: .................................................................................... 13 3.2. Lý do đổi mới đất nước năm 1986. Những đổi mới ấy đã tác động thế nào đến Việt Nam trong giai đoạn trên: .................................................................................. 14 4. Kết Luận:...................................................................................................................... 16 Tài liệu trích dẫn: ............................................................................................................ 19 Tài liệu tham khảo:.......................................................................................................... 20 3 Lời mở đầu Mỗi thời đại luôn gắn liền với những sự kiện lịch sử và con người của thời đại đó. Mỗi người trong chúng ta tuy sinh ra trong các thời đại khác nhau, hoàn cảnh khác nhau nhưng đều có điểm chung là mang trong mình những kí ức khó có thể quên về thời đại. Như trong tác phẩm “Sống thời bao cấp”, tác giả Ngô Minh có nói: “Ở đời có những thứ phải nhớ để không bao giờ lặp lại, trước khi chôn sâu vào dĩ vãng. Tôi viết cuốn tự truyện này để nhắc lại với bạn bè, người thân và gia đình tôi cái thời thật đáng ghét – thật đáng thương, thật đáng quên – thật đáng nhớ, giữa ngổn ngang những bi hài cay cực là những tấm lòng “sống để yêu nhau”. Tôi muốn gửi tới các con tôi và bạn bè của chúng, thế hệ 7x, 8x, 9x cái thời mà cha ông họ đã sống để họ yêu thêm thế hệ đi trước và tránh cho được những gì mà thế hệ trước đã lầm lạc.” Chính tên quyển sách cũng đã đề cập đến một thời kỳ đặc biệt nhất trong lịch sử Việt Nam – Thời kỳ chế độ bao cấp. Một giai đoạn mà trong tâm trí mỗi người là một cảm xúc khác nhau. Có người nhớ về giai đoạn lạc hậu, khó khăn thiếu thốn, có người cho đó là thời chuyển mình phát triển của đất nước sau chiến tranh. Vậy thời đại bao cấp là gì – chế độ bao cấp là gì mà khiến cho biết bao nhiêu người vừa muốn quên mà vừa muốn nhớ? 1 1. Tổng quan về cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung, quan liêu bao cấp. 1.1. Lịch sử hình thành và đặc điểm: a) Lịch sử hình thành: Thời bao cấp là tên gọi được sử dụng tại Việt Nam kéo dài từ năm 1976 đến cuối năm 1986. Giai đoạn này hầu hết sinh hoạt kinh tế đều diễn ra dưới nền kinh tế kế hoạch hóa - đặc điểm của nền kinh tế Chủ nghĩa Cộng Sản. Ở đó, nền kinh tế tư nhân hoàn toàn bị xóa bỏ, thay vào đó là nền kinh tế do nhà nước chỉ huy. Sau khi cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp kết thúc thắng lợi, hòa bình được lập lại ở miền Bắc, trong khi miền Nam vẫn chịu ách thống trị của Mỹ - ngụy và chính quyền tay sai. Từ đó, chế độ chính trị và kinh tế - xã hội của hai miền hoàn toàn trái ngược nhau. Miền Bắc bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội, xây dựng và phát triển nền kinh tế với sự hỗ trợ về vật chất và con người đến từ các nước xã hội chủ nghĩa khác trên thế giới đặc biệt là Liên Xô. Miền Nam phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa, chú trọng phát triển mạnh nền kinh tế thị trường, tự do buôn bán. Ngày 30 tháng 4 năm 1975, Việt Nam cộng hòa chính thức sụp đổ, nước Việt Nam thống nhất hai miền Nam – Bắc. Ngày 16 tháng 5 năm 1975, Bí thư Đảng Lao động Việt Nam lúc đó là đồng chí Lê Duẩn đã trực tiếp vào miền Nam nắm tình hình chính trị và kinh tế - xã hội miền Nam . Sau khi thấy được lợi ích mà nền kinh tế tư nhân – kinh tế thị trường ở miền Nam mang lại, ngày 29 tháng 9 năm 1975, tại cuộc họp Hội nghị lần thứ 24 Ban chấp hành Trung ương Đảng Lao Động Việt Nam khóa III ông đã đề xuất xây dựng song song nền kinh tế bao cấp ở miền Bắc và kinh tế tư nhân ở miền Nam. Tuy nhiên, Nghị quyết sau cùng của Đại hội vẫn quyết định bãi bỏ tư sản mại bản, xây dựng nền kinh tế kế hoạch hóa mô hình Xô Viết cả 2 miền Nam – Bắc bỏ qua những ý kiến đề xuất của Lê Duẩn. Có thể nói, nguyên nhân chủ yếu của quyết định trên xuất phát việc số đông các nhà lãnh đạo trong nước đều tin vào hiệu quả mô hình kinh tế kế hoạch hóa. Và không muốn đi vào vết xe đổ của Nam Tư khi quốc gia này đưa ra khái niệm kinh tế thị trường và bị khai trừ ra khỏi hệ thống các nước Xã hội chủ nghĩa , đặc biệt khi đó Liên Xô - nước đứng đầu khối Xã hội chủ nghĩa vẫn rất hùng mạnh. b) Đặc điểm : Đặc điểm trong nền kinh tế - xã hội thời kỳ bao cấp: -Thứ nhất, kinh tế tư nhân trong thời kì này bị xóa bỏ hoàn toàn, không được công nhận. Việc vận chuyển hàng hóa, vật phẩm lương thực từ khu vực này đến khu vực khác là trái với quy định. Hàng hóa do nhà nước phân phối độc quyền và hạn chế trao đổi bằng tiền mặt. Việc phân phối lương thực, thực phẩm sẽ dựa theo đầu người, xét theo hộ khẩu. Tiêu biểu nhất là sổ gạo để ấn định số lượng và mặt hàng được phép mua. Ngoài ra, có thể nói hàng hóa do nhà nước trực tiếp quản lí và phân phối đến người dân thông qua hệ thống tem phiếu nên tiền tệ trong thời kì này không có nhiều giá trị sử dụng. - Thứ hai, Nhà nước quản lý nền kinh tế bằng mệnh lệnh hành chính dựa trên hệ thống chỉ tiêu pháp lệnh chi tiết áp đặt từ trên xuống dưới. Tất cả phương hướng sản xuất, nguồn vật tư, tiền vốn; định giá sản phẩm, tổ chức bộ máy, nhân sự, tiền lương... đều do các cấp có thẩm quyền quyết định. Nhà nước giao chỉ tiêu kế hoạch cấp phát vốn, 2 vật tư cho doanh nghiệp, doanh nghiệp giao nộp sản phẩm cho Nhà nước. Lỗ thì Nhà nước bù, lãi thì Nhà nước thu. - Thứ ba, Doanh nghiệp được các cơ quan hành chính liên quan tham gia nhiều vào việc kinh doanh, sản xuất nhưng không phải chịu trách nhiệm về lãi lỗ và pháp lý đối với các quyết định của mình. Ngân sách nhà nước sẽ là cơ quan thu lãi và lỗ cho các hoạt động của doanh nghiệp. - Thứ tư, bộ máy quản lý cồng kềnh, nhiều cấp trung gian vừa kém năng động, vừa sinh ra đội ngũ quản lý kém năng lực, phong cách cửa quyền, quan liêu nhưng lại được hưởng quyền lợi cao hơn người lao động. Đặc điểm trong đời sống văn hóa: Trong thời bao cấp, lĩnh vực phim ảnh, nghệ thuật, mĩ thuật đều được nhà nước kiểm duyệt kĩ trước khi phát hành đến người dân. Hầu hết phim ảnh , tác phẩm nghệ thuật trong giai đoạn này đều có nội dung gần gũi với đời sống thường ngày, mang tư tưởng và quan điểm của Đảng và xã hội chủ nghĩa. Các bộ phim chủ yếu là phim nhựa, phim tài liệu của Xô Viết và các nước xã hội chủ nghĩa. Tất cả hầu như được chiếu tại các rạp chiếu lưu động, rạp chiếu trung ương do nhà nước quản lí. Có thể thấy giai đoạn này rất ít xuất hiện các tác phẩm văn học, phim,… đến từ các nước phương Tây, Mĩ,….Về mặt y tế, người dân không mất tiền khám chữa bệnh nhưng điều kiện còn nhiều thiếu thốn. Người dân đi khám chữ bệnh, mua thuốc sau đó mang hóa đơn về cơ quan hay bệnh viện thanh toán. Nhà nước viện trợ trang thiết bị y tế, thuốc men... 1.2. Các hình thức của chế độ bao cấp: a) Bao cấp qua giá: Đây là hình thức các tài sản, thiết bị, hàng hóa và vật tư do nhà nước quyết định giá trị nên giá trị của nó thấp hơn nhiều lần so với giá trị thực trên thị trường. Cùng với việc bao cấp lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng, nhà nước cũng nắm việc phân phối nhà cửa. Mỗi người được cấp tiêu chuẩn là 4 mét vuông. Một khía cạnh trong đời sống bao cấp thành phố là những khu tập thể ngày càng tồi tệ với việc chăn nuôi gia súc trong những căn hộ chật hẹp gây mất vệ sinh nhưng để tăng thêm thu nhập. Mặc dù giá nhà ở các thành phố tương đối rẻ nhưng công nhân viên chức vẫn không mua nổi vì thu nhập quá thấp. b) Bao cấp qua chế độ cấp phát vốn ngân sách: Nhà nước cấp phát vốn cho tất cả các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh. Tuy cấp vốn nhưng nhà nước lại không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị được cấp vốn mà phụ thuộc chủ yếu vào ý thức của các cơ quan này. Điều đó vừa làm tăng gánh nặng ngân sách, vừa thể hiện việc sử dụng vốn kém hiệu quả. 3 c) Bao cấp qua chế độ tem phiếu: Bao cấp qua chế độ tem phiếu là việc phân phối hàng hóa, nhu yếu phẩm trong đời sống hàng ngày cho người dân qua tem phiếu. Nước ta bắt đầu áp dụng chế độ hộ khẩu vào năm 1960 để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người. Lúc đầu là sổ mua lương thực, sau thêm tem phiếu cho tất cả các mặt hàng thiết yếu. Sổ quan trọng nhất vẫn là sổ mua lương thực hay còn gọi tắt là “sổ gạo”, là một quyển sổ ghi chi tiêu lương thực của một hộ gia đình được hàng tháng, đây được coi là một trong những hiện tượng tiêu biểu khi nhắc đến thời kì bao cấp ở nước ta. Sổ này do Sở Lương thực cấp căn cứ vào tên, tuổi, nghề nghiệp đăng ký trong sổ hộ khẩu chính thức. Nếu tên, tuổi hay nghề nghiệp không giống như trong sổ thì sổ cũng sẽ không còn hiệu lực, không được công nhận. Một câu chuyện chẳng biết là nên vui hay nên buồn về tên trong cuốn sổ gạo đã được tác giả Tuệ Nguyên kể lại trên báo Gia Lai. Nhân vật Q người đã có những tháng ngày dài cùng gia đình “vật vã” với chuyện xếp hàng chờ mua thực phẩm tại cửa hàng mậu dịch quốc doanh kể một chuyện vui về tên của cô con gái út. “Số là, tôi đặt con gái tên Minh Thuyên, chị ghi sổ gạo nghe thế nào, ghi thành “Minh Thu”; khi gia đình phát hiện ra thì việc đã lỡ rồi, nên cũng đành đổi tên con theo, vì thời ấy, việc sửa sổ gạo rất loằng ngoằng, rắc rối. Chưa hết, bẵng đi một thời gian, khi kiểm tra sổ tôi lại phát hiện, con gái mình đã được đổi tên một lần nữa, khi không biết từ bao giờ, chữ “Thu” đã được ngoắc thêm một dấu móc, thành ra chữ “Thư” và mất luôn chữ “Minh”, từ Lê Thị Minh Thu thành Lê Thị Thư. Chuyện giờ kể lại thì thấy có nét vui vui, nhưng tôi thiển nghĩ đây chính là một trong những “kỳ tích” không thể xóa bỏ được của thời bao cấp, bao gồm cả sự qua loa đại khái trong công việc của một số nhân viên cửa hàng và tâm lý ngại rắc rối của người dân, trong đó có tôi…”. [1] Tuy gạo trong thời kì này có một giá thống nhất và ổn định nhưng mặc nhiên không phải ai cũng mua được một số lượng gạo như nhau mà có quy định rõ ràng cho từng đối tượng. Công nhân lao động tùy theo tính chất công việc được nhận từ 18kg 24kg/tháng. Vì có sự khác nhau như vậy nên lúc này có những người không thích làm công việc nhẹ nhàng, muốn được giao làm công việc nặng nhọc để được tiêu chuẩn lương thực cao hơn. Tuy định lượng như vậy nhưng không phải là được mua toàn gạo mà phải mua kèm chất độn có thể là ngô, khoai, sắn, bột mỳ, mỳ sợi, hạt bo bo. Trong buổi tọa đàm về cuốn sách tranh “Thương nhớ thời bao cấp” , Giáo sư Nguyễn Minh Thuyết kể lại kỷ niệm ở cơ quan ông hồi đó còn có người cả tháng không cắt được nổi ô tem phiếu nào, vì cửa hàng thực phẩm chỉ có cám, không có gạo mà bán. Những cảnh ăn độn bo bo, bột mì, gạo hẩm, gạo mọt khá phổ biến. “Chỉ cần nhúng rá gạo vào nước là mọt nổi lên cả mớ” – ông nói vui.[2] Sổ gạo như là một tài sản lớn để đảm bảo cuộc sống cho một gia đình, nếu không may làm mất thì trong thời gian chờ đợi các thủ tục cấp lại phải ăn gạo giá thị trường thì vô cùng khốn khổ. Khi nhớ lại những ngày tháng khó khăn của thời kỳ bao cấp, ông 4 Nguyễn Tiến Dũng, con trai cố nhà văn Kim Lân bồi hồi: “có một thứ mà không ai có thể quên được, đó là tem phiếu. Chỉ trừ dân buôn có tiền ra chợ đen mua đồ, còn lại tất tật đều mua bằng tem phiếu, từ gạo, thịt, đường, mắm… cho tới bó lá dong. Tem phiếu sắp hết hạn mà chưa mua được hàng là hai mẹ con tôi cuống lên, chỉ đợi xem loa có thông báo gia hạn không. Được gia hạn thêm mấy ngày là mừng lắm”[3].Còn nói về tầm quan trọng của sổ gạo và tem phiếu, ông kể không ai là không biết vì nếu làm mất sổ thì phải nhịn đói hàng tháng ròng trong khi thủ tục xin cấp sổ lại rất rườm rà và phức tạp. Việc đi vay mượn lương thực là không thể tránh khỏi. Do đó, cũng ở thời bao cấp này mà câu nói “Mặt như mất sổ gạo” chỉ những người có gương mặt nhăn nhó, khổ sở và pha lẫn những buồn bã, lo âu lưu truyền qua biết bao thế hệ. Trọng tâm của thời bao cấp là tem phiếu quy định loại hàng và số lượng người dân được phép mua, chiếu theo một số tiêu chuẩn như cấp bậc và niên hạn của các cán bộ công nhân viên chức. Có nhiều diện được hưởng ưu đãi hơn rất nhiều: Ví dụ như thịt lợn, người dân thường chỉ được mua 1,5 kg/tháng nhưng cán bộ cao cấp có quyền mua 6 kg/tháng. Tất cả mọi hàng tiêu dùng đều được quy định dưới dạng tem phiếu. Ví dụ như : sổ mua lương thực, phiếu vải, phiếu sữa, phiếu đường, phiếu mua chất đốt, sổ cung cấp phụ tùng xe đạp, bìa mua hàng gia đình, phiếu mua thực phẩm,... Hàng hóa các loại lúc này đều rất khan hiếm, dù có tiền cũng không mua được. Thậm chí có tem phiếu nhưng có quá nhiều người xếp hàng mua nên không ít trường hợp chờ đến lượt mình thì không còn hàng, đành phải ra về. Cũng trong buổi tọa đàm về cuốn sách tranh “Thương nhớ thời bao cấp”. Bà Phạm Chi Lan – chuyên gia kinh tế kể: “Hồi đó không phải lúc nào cũng mua được hàng nhu yếu phẩm. Một loạt cửa hàng gạo, dầu, mắm, muối, thịt… chỗ nào cũng phải xếp hàng, thành ra người nội trợ phải xoay sở bằng cách đem cục gạch, cái nón, cái xô rách hoặc bất cứ cái gì ra đặt chỗ xếp hàng, và quan trọng nhất là phải dặn được người đứng trước hoặc đứng sau đẩy hộ lên, để có thể rảnh tay chạy đi mua hàng khác.”[2]. Thời đó tuy có nghèo, nhưng mọi người đều rất tuân thủ quy định xếp hàng, không ai chen lấn. Nếu hỏi một người đã từng sống trong thời kì bao cấp đó, không ai là không trải qua câu chuyện xếp hàng một lúc nhiều chỗ như vậy. Khái niệm về chợ lúc này là không tồn tại đối với người dân. Việc mua bán thông qua tiền mà không phải dùng tem phiếu được coi là thị trường “chợ đen”. Thị trường tự do bị xem là bất hợp pháp và bị hạn chế nên hàng hóa lưu thông trên thị trường “chợ đen” ít và giá rất cao. Người dân, cán bộ công nhân viên thường bán hàng tiêu dùng mà họ không sử dụng ra thị trường “chợ đen”.Một phần đặc điểm của hình thức này là khi mua hàng hóa gì cũng dùng tem phiếu nên đồng tiền lúc này bị mất giá nghiêm trọng. Lương công nhân đôi khi cũng được trả bằng hiện vật vì giá trị đồng tiền cứ sụt dần. Nếu lấy đồng lương năm 1978 làm chuẩn thì số tiền đó năm 1980 chỉ có giá trị bằng phân nửa . Trong vòng 4 năm, đến năm 1984 giá trị lại bị mất đi gần 20% 5 1.3. Ưu điểm và hạn chế của cơ chế quản lí kinh tế kế hoạch hóa 1.3.1. Ưu điểm và nhược điểm của nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp: Ưu điểm: Trong thời kì kinh tế còn phát triển chậm, phát triển kinh tế theo chiều rộng, ( có nghĩa là phát triển kinh tế bằng cách gia tăng lượng lao động, khai thác các nguồn tài nguyên thiên nhiên,…) đặc biệt là hoàn cảnh của Đất nước đang lâm vào thời kì chiến tranh lúc bấy giờ thì cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung cũng có những ưu điểm sau: - Nó cho phép tập trung tối đa hóa các nguồn lực kinh tế , phát huy tổng hợp sức mạnh của cả nước vào các mục tiêu quan trọng, chủ yếu trong từng giai đoạn và điều kiện cụ thể, có thể thấy rõ thông qua quá trình nước ta từng bước đi theo công nghiệp hóa, mà đặc biệt là ưu tiên về ngành công nghiệp nặng. - Đáp ứng kịp thời những yêu cầu lúc đó, bởi khi ấy đất nước ta đang bị nước đế quốc, thực dân xâm lược, mục tiêu hàng đầu là giải phóng đất nước, giải phóng dân tộc. Cấp trên khi ấy sẽ huy động được tối đa sức lực của nhân dân xây dựng và phát triển kinh tế, thực hiện mục tiêu kế hoạch hóa tập trung, có thể nói đây chính là nhiệm vụ chung, chứ không phải của riêng một ai. - Thêm một ưu điểm của thời kì bao cấp chính là khi người chiến sĩ ra trận, họ sẽ bớt đi được một phần lo toang đối với gia đình, người thân ở lại. Vì họ biết rằng lúc này đời sống của những người mà mình thương yêu cũng đã được giúp đỡ, và có nơi để dựa vào một phần. Nhược điểm: Có thể nói, có chế kinh tế hóa tập trung còn mang rất nhiều hạn chế trong cả thời kì chiến tranh ở nước ta nhưng nó chưa bộc lộ một cách gay gắt. Cơ chế này bắt đầu bộc lộ điểm yếu của nó sau khi đất nước thống nhất (1975), khi ấy cả nước đang đi lên xây dựng và phát triển kinh tế sau những tổn thất từ những cuộc chiến tranh. Một số nhược điểm của cơ chế quản lý kinh tế kế hoạch hóa tập trung: - Thủ tiêu sự cạnh tranh, kìm hãm sự phát triển cũng như sự tiến bộ của khoa học công nghệ. Khi tất cả mọi thứ đều được Nhà nước bao bọc, điều hiển nhiên sẽ xảy ra chính là tâm lý ỷ lại và sự hạn chế nhất định đối với tư duy phát triển của người dân. - Triệt tiêu động lực kinh tế đối với người lao động, không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất trong kinh doanh. Cùng một công việc, sẽ có người lao động làm việc tích cực, sẽ có người ù lì làm việc qua loa nhưng kết quả cuối cùng họ đều nhận được một giá trị bằng nhau cho công sức họ bỏ ra. Chính vì điều này đã nảy sinh dần tâm lý lười biếng, người dân sẽ không còn động lực để tích cực hoàn thành công việc của mình. Theo thời gian, sự trì trệ này sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy làm trì trệ xã hội, khiến cho xã hội không thể phát triển. Vì thế, ở phần 1.2 cũng thấy được tình trạng nhiều người sẽ chọn làm công việc nặng nhọc hơn hẳn để có được tiêu chuẩn lương thực cao hơn. 6 - - - Hạn chế sự phát triển của các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, gây rối loạn trong phân phối lưu thông và gây ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội như tham ô, lãng phí. Làm cho đội ngũ cán bộ công chức của các cơ quan hành chính Nhà nước trở nên quan liêu, lộng quyền, hách dịch. Điển hình nhất chính là vụ biển thủ của bà Trương Thị Bé, số tiền tham ô của hai vợ chồng thị đã lên tới bằng tổng số tiền lương trong 217 năm mà hai người làm việc. Riêng về mặt văn hóa trong nền kinh tế tập trung bao cấp, hệ thống giáo dục trở thành độc quyền của Nhà nước; nhà trường chỉ là nơi thực hiện mọi kế hoạch và chỉ tiêu, pháp lệnh mà Nhà nước giao, không cần quan tâm nhiều đến đầu ra nhưng chúng ta không thể không phủ nhận những thành tựu giáo dục do cơ chế tập trung bao cấp tạo ra, bên cạnh đó cũng cần thấy rằng, chính cơ chế quản lý đó đã làm cho hệ thống giáo dục thiếu tính cạnh tranh, kém năng động, sáng tạo, và khi ấy đất nước ta chính là mảnh đất cho những căn bệnh thành tích và chủ nghĩa hình thức tồn tại. Khi nền kinh tế trên thế giới bắt đầu chuyển sang giai đoạn phát triển theo chiều sâu dựa trên cơ sở áp dụng những ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ hiện đại thì cơ chế bao cấp càng bộc lộ những khiếm khuyết của nó, làm cho nền kinh tế các nước xã hội chủ nghĩa (trong đó có nước ta) lâm vào tình trạng khủng hoảng, trì trệ. 1.3.2. Trả lời câu hỏi tình huống: a) Vì sao người mẹ trong câu chuyện phải xếp hàng cả buổi để mua lương thực? Vì khi đó, ở thời bao cấp nhà nước cung cấp và phân phối hàng hóa theo chế độ tem phiếu, hàng hóa không được mua bán tự do trên thị trường và cũng không được phép vận chuyển tự do hàng hoá từ địa phương này sang địa phương khác. Phân phối hàng hóa bị hạn chế nên đều diễn ra cảnh người xếp hàng dài mà người xưa thường nói là người xếp hàng “ rồng rắn lên mây” để chờ mua thực phẩm và nhu yếu phẩm cho gia đình mình, Từ đó hình thành nên thói quen nhẫn nại, kiên trì, bền bỉ khi xếp hàng suốt cả ngày tới đêm khuya. Vào những năm đó, khi nghe được tin những cửa hàng bán lương thực có gạo thì bà con lại rủ nhau xếp hàng từ rất sớm, vào sáng tinh mơ lúc 3-4 giờ, nối đuôi nhau cả một hàng dài từ cửa hàng này sang cửa hàng khác, kể cả có tem phiếu thì lượng sản phẩm cung cấp cũng vẫn không đủ hết cho người dân vì thế người ta có thể xếp hàng vào mua nhưng đến lượt mình thì không còn, đành phải về tay không. Do đó nếu như người mẹ không xếp hàng từ sớm thì chuyện gia đình không có lương thực để dùng là chuyện rất bình thường. Ngoài ra như đã kể ở trên, đôi khi các bà nội trợ còn phải nhờ người đứng trước hay đứng sau trông chỗ để còn rảnh tay mà đi mua mặt hàng khác. Thẻ ưu tiên ( hay còn được gọi vui là “ thẻ chen ngang” ) được vào mua trước và không cần phải xếp hàng thì chỉ dành cho những người thuộc gia đình thương binh, liệt sĩ, 7 người có công với cách mạng. Nhưng số lượng những gia đình có người tham gia chiến tranh cũng rất là đông, kéo theo đó là số lượng thẻ thương binh, liệt sĩ cũng khá nhiều nên họ cũng phải xếp hàng. Chỉ có những gia đình có cán bộ cấp trên có sổ ưu tiên ở các cửa hàng cung cấp đặc biệt như Tôn Đản là ít khi phải xếp hàng. Ở thời bao cấp, người dân Việt Nam ta đã quá quen với việc xếp hàng và việc xếp hàng ấy đều diễn ra một cách tự nguyện, những người thích chen hàng, đến sau mà mua trước đều bị mọi người lên án và khinh miệt. Và cho đến ngày nay, Văn hóa xếp hàng vẫn đang là chủ đề được mọi người quan tâm trên mạng xã hội, vì một số lớp trẻ hiện nay vẫn có lối sống “ bon chen, gấp rút” , chen chúc, xô đẩy nhau để được đến trước mặc kệ dòng người vẫn kiên trì xếp hàng ngay bên cạnh bọn họ. b) Vì sao việc mất tem phiếu thì cả nhà nhịn ăn, nhịn mặc cả tháng? Vào thời kì bao cấp, chế độ hộ khẩu cũng được thiết lập để phân phối lương thực, thực phẩm theo đầu người, mỗi gia đình sẽ được phát cho một cuốn sổ gạo. Trong sổ gạo sẽ cho biết tiêu chuẩn lương thực hàng tháng mà gia đình bạn có thể nhận. Tiêu chuẩn phát gạo khi đó được đặt ra là nếu gia đình bạn có người làm công nhân lao động nặng, thì một tháng bạn sẽ được cấp 20kg, còn nếu gia đình bạn có người làm trong cán bộ công chức thì là 13kg. Tuy nhiên, trong đó không hoàn toàn sẽ là gạo, gạo sẽ được độn chung với các loại thực phẩm khác như ngô, khoai, sắn, bo bo vào. (Chẳng hạn như 13kg gạo thì trong đó “ thực phẩm độn” chiếm hết gần 10 kg). Chính vì thế mà đã sinh ra các câu chuyện “dở khóc dở cười” như đã kể trên ở phần 1.2. Đó là chưa kể số gạo nhận được có chất lượng vô cùng tệ, có khi lên mốc xanh, mốc đen. Đối với thời này mà nói thì tem phiếu và sổ gạo là của cải quý giá nhất mà cả gia đình phải chung tay bảo vệ, để mất thì kết cục của cả gia đình đảm bảo bi thảm vô cùng.Nếu làm mất sổ thì phải nhịn đói hàng tháng ròng vì thủ tục xin cấp sổ gạo lại rất rườm rà và phức tạp. Việc đi vay mượn lương thực là không thể tránh khỏi. Do đó, cũng ở thời bao cấp này mà câu nói “Mặt như mất sổ gạo” chỉ những người có gương mặt nhăn nhó, khổ sở và pha lẫn những buồn bã, lo âu lưu truyền qua biết bao thế hệ. Tem, phiếu lúc đó có sức mạnh tương tự như đồng tiền bây giờ vậy đó. Thay vì “ mua - bán - trả tiền” thì ở thời này là “tem phiếu - đổi hàng” . Đừng nghĩ lúc đó “có tiền thì mua gì cũng được”, dù có một cọc tiền đi chăng nữa thì cũng không người bán hàng nào dám bán cho bạn đâu vì khi đó tiền chỉ như là giấy vụn thôi. Những người bán chui ở thời kì đó, người xưa thường gọi là “ tư thương” hay “chợ đen” thì sẽ bị bắt và tịch thu nếu chẳng may bị phát hiện. 2. Những bước tìm tòi, khảo nghiệm đường lối đổi mới kinh tế qua 2 nhiệm kỳ Đại hội IV ( 1976 ), V (1982): Từ những hạn chế thời kỳ bao cấp đã kể trên và lý do tổng quan trong tình hình kinh tế, Đảng đã quyết định thay đổi và đã tạo ra những bước đột phá tư duy kinh tế nhất định thông qua hai nhiệm kỳ Đại hội IV (1976) và V (1982). Để hiểu hơn về những bước đột phát trên, ta sẽ có cái nhìn tổng quan về bối cảnh đất nước trước hai kì Đại hội. 8 - - Trước kì Đại hội IV (1976): Công cuộc giải phóng miền Nam đã hoàn toàn thắng lợi, đất nước đã được thống nhất sau hơn 20 năm chia cách. Nhiệm vụ được chuyển đổi từ xây dựng xã hội chủ nghĩa ở Miền Bắc thành thực hiện và xây dựng xã hội chủ nghĩa trên toàn đất nước. Trước những yêu cầu thay đổi để phát triển của đất nước, Đại hội IV (1976) đã được triệu tập. Trước kì Đại hội V (1982): Kế hoạch 5 năm (1976-1980) được đề ra ở Đại hội IV đã đạt được một số thành tựu nhất định trong công cuộc khôi phục kinh tế, văn hóa, giáo dục,... Tuy nhiên vẫn còn vấp phải rất nhiều hạn chế như không đánh giá đúng tình hình cũng như điều kiện đất nước lúc này, đặt ra mục tiêu quá cao, chủ trương “tiến nhanh, tiến mạnh, tiến vững chắc lên chủ nghĩa xã hội” quá nóng vội dẫn đến kinh tế Việt Nam mất cân đối lớn, các mô hình kinh tế nhà nước thì thua lỗ nặng trong khi kinh tế tư nhân bị cấm hoạt động. Sản xuất chậm phát triển, năng suất thấp, đời sống bao cấp nhân dân khó khăn và nảy sinh nhiều tiêu cực. 2.1. Đường lối chung của 2 nhiệm kỳ Đại hội IV (1976) và V (1982): - Đại hội IV (1976): Vạch ra đường lối kinh tế, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo XHCN, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH. Đưa nền kinh tế nước ta đi từ sản xuất nhỏ lên sản xuất lớn xã hội chủ nghĩa. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng một cách hợp lý trên cơ sở phát triển nông nghiệp và công nghiệp nhẹ, kết hợp xây dựng công nghiệp và nông nghiệp cả nước thành một cơ cấu kinh tế công-nông; vừa xây dựng kinh tế trung ương vừa phát triển kinh tế địa phương, kết hợp kinh tế trung ương với kinh tế địa phương trong một cơ cấu kinh tế quốc dân thống nhất; kết hợp phát triển lực lượng sản xuất với xác lập và hoàn thiện quan hệ sản xuất mới; kết hợp kinh tế với quốc phòng; tăng cường quan hệ phân công, hợp tác, tương trợ với các nước xã hội chủ nghĩa anh em trên cơ sở chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa, đồng thời phát triển quan hệ kinh tế với các nước khác trên cơ sở giữ vững độc lập chủ quyền và các bên cùng có lợi; làm cho nước Việt Nam trở thành một nước xã hội chủ nghĩa có kinh tế công – nông nghiệp hiện đại, văn hoá và khoa học kỹ thuật tiên tiến, quốc phòng vững mạnh, có đời sống văn minh, hạnh phúc". - Đại hội V (1982): Khẳng định toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân bố lại lao động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất XHCN. Ở miền Nam, công cuộc cải tạo XHCN đạt được những kết quả bước đầu. 1. Giải quyết những vấn đề cấp bách nhất để ổn định và cải thiện một bước đời sống của nhân dân. 2. Phát triển và sắp xếp lại sản xuất, tiếp tục thực hiện việc phân công và phân bố lại lao động xã hội. 3. Bố trí lại xây dựng cơ bản cho phù hợp với khả năng và theo hướng tạo thêm điều kiện để phát huy các cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có nhằm vào các mục tiêu cấp bách nhất về kinh tế và xã hội. 9 4. Cải tiến công tác phân phối lưu thông, thiết lập một bước trật tự mới trên mặt trận này. 5. Đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa, củng cố quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa trong cả nước về các mặt chế độ sở hữu, quản lý, phân phối. 6. Làm tốt hợp tác kinh tế với Liên Xô, Lào và Campuchia, với các nước trong Hội đồng tương trợ kinh tế. 7. Thực hành tiết kiệm nghiêm ngặt, đặc biệt coi trọng tiết kiệm trong xây dựng cơ bản và sản xuất. 8. Làm tốt việc ứng dụng nhanh chóng và rộng rãi thành tựu khoa học và tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất và đời sống. 9. Đổi mới một bước hệ thống quản lý kinh tế. 10. Đẩy mạnh các hoạt động văn hoá, y tế phù hợp với yêu cầu và khả năng kinh tế. Thực hiện cải cách giáo dục một cách tích cực và vững chắc. Xác định quy hoạch hợp lý và tiếp tục đào tạo cán bộ khoa học kỹ thuật, cán bộ quản lý và công nhân lành nghề. 11. Tăng cường quản lý xã hội, kiên quyết đấu tranh chống các hành vi phạm pháp, tệ nạn xã hội và các biểu hiện tiêu cực khác, đề cao kỷ cương trong quản lý Nhà nước, quản lý kinh tế, giữ vững trật tự và an toàn xã hội. 12. Bảo đảm các nhu cầu về kinh tế của công cuộc củng cố quốc phòng và an ninh, bảo vệ đất nước, đồng thời huy động năng lực công nghiệp quốc phòng và sử dụng hợp lý lực lượng quân đội vào những hoạt động kinh tế thích hợp. Kết luận: Cả 2 đại hội đều có một mục tiêu chung là phát triển kinh tế xã hội, xây dựng cơ sở vật chất – kỹ thuật của xã hội chủ nghĩa, bước đầu hình thành cơ cấu kinh tế mới trong cả nước mà bộ phận chủ yếu là cơ cấu công - nông nghiệp và cải thiện một bước đời sống vật chất và văn hóa của nhân dân lao động, phát triển thêm một bước, sắp xếp lại cơ cấu và đẩy mạnh cải tạo xã hội chủ nghĩa nền kinh tế quốc dân, tiến hành đồng thời ba cuộc cách mạng: cách mạng về quan hệ sản xuất, cách mạng khoa học - kỹ thuật, cách mạng tư tưởng và văn hoá, trong đó cách mạng khoa học - kỹ thuật là then chốt của sự phát triển kinh tế nước ta lúc bấy giờ. Ngoài ra Đại hội V còn bổ sung đường lối do Đại hội IV đề ra, thêm vào những quan điểm mới. 2.2. Ba bước đột phá về tư duy kinh tế: Sau khi chiến tranh kết thúc, Đảng và Nhà nước ta luôn muốn tìm cách đưa đất nước trở lại con đường phát triển, nhưng hậu quả do chiến tranh để lại rất nặng nề. Sau năm 1975, đất nước vẫn còn rất nghèo nàn, khó khăn, thêm vào đó là các cuộc chiến tranh xảy ra ở biên giới phía Tây Nam và phía Bắc, vì thế chúng ta phải huy động nguồn sức mạnh của người dân, ra các khu vực gần biên giới để bảo vệ đất nước. Thời đó, trường học đã bắt đầu được phát triển nhưng về kinh phí hoạt động thì rất eo hẹp, đời sống của thầy cô không cao. Có tin đồn nhiều người dân phải di cư, tìm đến nơi có cuộc sống đủ đầy hơn. Chính vì những điều đó, Đảng và nhà nước nhận thấy mình cần phải can thiệp vào để đời sống của mọi người để nhân dân được ấm no, hạnh phúc hơn. Đó là một trong những lý 10 do, Đại hội đại biểu lần thứ IV, V ra đời, để khắc phục, đáp ứng nhiều thiếu sót của nước ta lúc bấy giờ. Để mau chóng lấy lại những gì đã mất sau 30 năm chiến tranh kể từ năm 1945, thì đòi hỏi các Tổ chức và cũng như là Đảng với chủ trương đưa đất nước thoát khỏi sự khủng hoảng về nền kinh tế, cần phải có những bước đột phá về kinh tế thông qua các kỳ Đại hội IV và V. Chính từ những khó khăn ấy, ta mới thấy sự tài tình và lãnh đạo xuất sắc của Đảng và tạo ra 3 bước đột phá to lớn về tư duy trong kinh tế : Bước đột phá thứ nhất: Có thể thấy thông qua Hội nghị Trung ương 6 khóa IV ( 15-23/8/1979 ) , với chủ trương khắc phục những khuyết điểm, sai lầm trong quản lý kinh tế, trong cải tạo xã hội chủ nghĩa; mục đích là “ tìm kiếm lối thoát” cho nền kinh tế, đưa đất nước ra khỏi khủng hoảng, trì trệ, những hạn chế mà đất nước ta còn phải đối mặt với mong muốn đưa nước ta trở lại cuộc sống bình thường hóa, làm cho sản xuất “bung ra”, tạo những điều kiện thuận lợi, thúc đẩy cho lực lượng sản xuất phát triển, khuyến khích người dân sử dụng các nguồn lực tự nhiên hiện có như ao hồ, ruộng đất hoang,.. tận dụng những cái có sẵn để phục vụ về vấn đề lương thực cũng như lấy đó làm kinh nghiệm cho sau này….; đồng thời giúp tự do lưu thông hàng hóa giữa các miền trong nước, quốc gia láng giềng, giao lưu giữa các nước qua đó học hỏi cách sản xuất của các nước bạn, tăng tinh thần hữu nghị, bên cạnh đó là xóa bỏ “ ngăn sông, cấm chợ” thông qua các chủ trương, các biện pháp hữu hiệu do Hội nghị Trung ương 6 khóa IV đem lại, kiên quyết, mau chóng khôi phục nền kinh tế , đem lại những hiệu quả thực tế là đẩy mạnh sản xuất, được cuộc sống dần dần về ổn định,.. Đặc biệt là Chỉ thị 100-CT/TW của Ban Bí thư ngày 13/01/1981 về cải tiến công tác khoán, mở rộng khoán sản phẩm đến nhóm lao động và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp theo chỉ thị 100-CT/TW hay còn hiểu nôm na là Khoán 100. Quyết định 25/CP ngày 21/1/1981 của Hội đồng chính phủ về lĩnh vực công nghiệp, làm rõ về vị trí của mỗi cá nhân trong quyền làm chủ trong việc tự do kinh doanh sản xuất; quyền tự làm chủ về tài chính của mỗi cá nhân doanh nghiệp, xí nghiệp và Nghị quyết 26/CP về mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm và vận dụng hình thức tiền thưởng trong các đơn vị sản xuất, kinh doanh được áp dụng của Nhà nước. Tuy những thay đổi này chưa mang lại được nhiều và còn để lộ ra nhiều thiếu sót, song nó đã góp một phần khởi đầu rất quan trọng để từ đó tạo nên bước đột phá phát triển về sản xuất nông nghiệp, mở ra nhiều phương hướng cho các vùng nông thôn tiếp cận đến với những sự thay đổi này, tạo ra mối quan hệ kinh tế mới ở nông thôn. Bước đột phá thứ hai: xảy ra ở Hội nghị trung ương 8 khóa V (1-7/6/1985), phát triển một số thứ mới trong công cuộc đổi mới, cùng với đó chỉ ra những yếu điểm của Đại hội V, sai lầm của cá nhân lãnh đạo trong những năm qua và rút ra từ những sai lầm đó, xác định những đường lối đúng đắn tại Hội nghị trung ương 8 khóa IV. Đó có thể gọi là một bước đột phá mạnh mẽ của Nhà nước về phát triển tư duy kinh tế với chủ trương là xóa bỏ cơ chế tập trung ( cơ chế bao cấp ). Xóa bỏ hẳn các khoản chi của ngân sách trung ương, địa phương mang tính chất bao cấp tràn lan. Các ngân hàng được chuyển sang hình thức hạch toán kinh tế; công tác sản xuất 11 kinh doanh trong thời bao cấp lúc bấy giờ đều được chuyển sang cơ chế hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa với “Giá-lương-tiền” làm mẫu và dùng nó để phát triển nền kinh tế; chuyển đổi hình thức kinh doanh, sản xuất, xóa bỏ hình thức tem phiếu, chế độ cung cấp hiện vật qua giá, thực hiện chế độ cung cấp hàng hóa theo một giá ( “ Trong một thị trường hiệu quả, tất cả các hàng hóa giống nhau phải được bán với cùng 1 giá” ) mà có thể thấy rõ ở đây chính là chợ truyền thống. Đó là những điều mà Đại hội muốn thông qua Hội nghị trung ương lần này, quan trọng ở Hội nghị lần này là họ đã bắt đầu quan tâm đến việc sản xuất hàng và cũng từ đó họ bắt đầu thừa nhận tầm quan trọng của sản xuất hàng hóa và những quy luật của sản xuất hàng hóa, giúp người dân có việc làm cũng như là tạo điều kiện để mọi người cùng nhau học hỏi, góp phần vào quá trình đi lên của cả nước. Bước đột phá thứ ba: Hội nghị Bộ chính trị khóa V ( 8 -1986 ), đây có thể được xem là bước đột phá trong việc đổi mới tư duy kinh tế với kết luận được đưa ra ở Hội nghị này là “ Kết luận đối với một số vấn đề thuộc về quan điểm kinh tế”. Chính sự quyết tâm của kỳ Hội nghị lần lần này, có thể nói đây là một mốc đánh dấu cho sự lãnh đạo tài tình của Đảng trong việc đổi mới đường lối. Nội dung của kỳ đổi mới lần này bao gồm: về cơ cấu sản xuất, phải biết “ thực sự coi nông nghiệp là mặt trận hàng đầu”, khắc phục những sai lầm từ những chủ trương trước mà lãnh đạo đề ra làm cho chi phí sản xuất thì không ngừng tăng lên mà sản xuất lương thực, thực phẩm cho ra gần như bằng không, bước đầu cho việc phát triển ngành công nghiệp nhẹ; phát triển có chọn lọc công nghiệp nặng; về cải tạo xã hội chủ nghĩa, phải làm rõ và xác định các thành phần kinh tế dựa trên quy mô của Đất nước để đưa ra hình thức hợp lý, nên đi từ thấp đến cao, hay từ quy mô vừa và nhỏ rồi mới bắt đầu đi lên quy mô trung bình rồi từ từ chuyển sang quy mô lớn, tất cả đều phụ thuộc vào những nhà lãnh đạo có xác định nền kinh tế nhiều thành phần của nước ta hay không trong thời kỳ quá độ lên của xã hội chủ nghĩa khi đó; về cơ chế quản lý kinh tế, nắm rõ các quy luật kinh tế xã hội chủ nghĩa để có thể phát huy tối đa vai trò của nó trong việc đổi mới, vận dụng đúng đắn quan hệ hàng hóa tiền tệ, cá nhân có quyền tự làm chủ trong kinh doanh, sản xuất, đảm bảo được các quyền tự chủ sản xuất kinh doanh của các cơ sở, tạo mọi điều kiện khuyến khích người dân sản xuất và trao đổi hàng hóa, tiến tới thực hiện cơ chế một giá. Những kết luận được rút ra trong cuộc họp Hội nghị Bộ chính trị khóa V, là một bước ngoặt trong công cuộc thay đổi giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, nói tạm biệt với những quy luật làm cho Đất nước ta chậm phát triển, mở đầu cho một thời kỳ đi lên của lĩnh vực kinh tế nước nhà. Đây là sự đổi mới về tư duy kinh tế, có ý nghĩa lớn trong đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam. 2.3. Ý nghĩa của 3 bước đột phá kinh tế: Nhìn một cách khái quát, các bước đột phá tháng 8-1979, tháng 6-1985 và tháng 81986 trong đổi mới tư duy kinh tế kể trên là những nhận thức thông qua quá trình khảo nghiệm đúc kết từ thực tiễn,từ sáng kiến và nguyện vọng lợi ích của nhân dân để hình thành đường lối đổi mới đối với việc phải giải phóng mạnh mẽ lực lượng sản xuất khỏi sự yếu 12 kém, sự cấp bách phải tạo ra những động lực thiết thực cho người lao động- cần quan tâm đến lợi ích kinh tế, lợi ích vật chất thiết thực của người lao động,... Những tư duy đổi mới về kinh tế đó tuy mới mang tính chất từng mặt, từng bộ phận, chưa cơ bản và toàn diện, nhưng lại là những bước chuẩn bị quan trọng, tạo tiền đề cho bước phát triển nhảy vọt ở Đại hội VI. Một cách rõ hơn, ba thành tựu ấy còn là kết quả tổng hợp của quá trình tìm tòi, thử nghiệm, đấu tranh giữa quan điểm mới và quan điểm cũ, đặt biệt ở lĩnh vực kinh tế. Từ đó, đáp ứng được đòi hỏi của thực tiễn lịch sử, tình hình kinh tế của cả nước; thể hiện bản lĩnh vững vàng, tư duy sáng tạo của Đảng Cộng sản Việt Nam và mở ra một thời kỳ mới cho sự phát triển của đất nước. Những thắng lợi bước đầu đó được Đảng ta từng bước một hoàn thiện và ngày càng cụ thể hóa hơn. 3. Vì sao đến năm 1986 đổi mới đất nước là yêu cầu bức thiết, sống còn của Việt Nam. 3.1. Tình hình thế giới và trong nước trong giai đoạn Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX: a) Tình hình chung trên thế giới: Từ cuối những năm 70, đầu những năm 80 của thế kỷ XX, thế giới đã chứng kiến rất nhiều những biến đổi to lớn, sâu sắc, mang tính cấu trúc và toàn cầu. Các nước xã hội chủ nghĩa sau một thời kỳ dài phát triển với những thành tựu rực rỡ trên nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội thì bắt đầu lâm vào tình trạng khủng hoảng kinh tế - xã hội ngày càng trầm trọng và kéo dài, có nguy cơ đe dọa sự sống còn của Đảng Cộng sản cũng như vận mệnh của hệ thống xã hội chủ nghĩa. Khủng hoảng này có nhiều nguyên nhân, nhưng cơ bản chỉ tập trung vào hai lý do là do sự kém hiệu quả của nền nông nghiệp tập thể hóa và sự thiếu linh hoạt của nền kinh tế tập trung. Mặc dù có thể giúp nhà nước kiểm soát và tái phân phối đa phần sản lượng chung nhưng hai lý do trên lại kiềm hãm và thậm chí triệt tiêu động lực tăng trưởng sản xuất nói chung. Do đó, hệ thống xã hội chủ nghĩa càng bộc lộ sự yếu kém của mình khi càng về sau và chỉ thực hiện được vai trò ở những giai đoạn đầu. Nhà nước càng cổ xúy cho nền kinh tế tập trung thì càng lạc hậu so với nền kinh tế tăng trưởng. Tiếp theo đó là sự diễn ra của cuộc cách mạng khoa học và kỹ thuật. Các nước tư bản chủ nghĩa, do điều chỉnh, thích ứng và sử dụng những thành quả của cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật hiện đại nên đã vượt qua được những khó khăn, kinh tế có bước tăng trưởng đáng kể, tăng nhanh năng suất, giảm giá thành và bỏ xa các nước xã hội chủ nghĩa. Hệ thống xã hội chủ nghĩa nói chung, Liên Xô nói riêng không đủ sức cạnh tranh với nền kinh tế tư bản, năng động và dễ dàng chuyển đổi, áp dụng công nghệ thông tin, so với bộ máy nặng nề, quan liêu, cồng kềnh, kém hiệu quả của nền kinh tế tập trung kế hoạch hóa. Và chế độ xã hội chủ nghĩa sụp đổ hoàn toàn vào năm 1989-91, điển hình là sự tan rã của Liên Xô. b) Tình hình chung trong nước: Nhìn lại vào thời kỳ trước đổi mới, vì những nguyên nhân khác nhau, chủ yếu là những sai lầm mang nặng tính chủ quan, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước về việc cải cách xã hội chủ nghĩa và xây dựng xã hội chủ nghĩa theo mô hình cũ đã lỗi thời, thế nên chỉ mấy năm sau khi toàn thắng lợi trong sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu 13 nước, giải phóng miền Nam thống nhất hoàn toàn đất nước thì Việt Nam chúng ta lại lâm vào cuộc khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng. Khi đó nền kinh tế của Việt Nam chỉ dựa vào hai thành phần quốc doanh và tập thể, kinh tế tư nhân không được phát triển, thị trường không được công nhận... đã làm thui chột đi động lực tăng trưởng của nền kinh tế, đặc biệt là trong nông nghiệp, tiểu thủ công nghiệp... Có thể nói là cả nước làm không đủ ăn! Trong khi đó đất nước ta lại còn bị các thế lực thù địch bao vây, cấm vận; chiến tranh biên giới Tây Nam và biên giới phía Bắc... Lạm phát có lúc bị đẩy lên tới mức 700 - 800%, người dân không đủ lương thực, tem phiếu thì thiếu thốn. Chúng ta vẫn phải phụ thuộc rất lớn vào Liên Xô bốn mặt hàng dân dụng như xăng dầu, lương thực, bột mì, bông xơ phục vụ cho ngành dệt, phân bón thì lượng viện trợ ngày càng ít dần. Các hiện tượng tiêu cực như vi phạm pháp luật, vượt biên trái phép diễn ra với tần suất khá phổ biến .Có thể nói trong giai đoạn này kinh tế nước ta đang trên đà trượt dốc và ngày càng kiệt quệ. 3.2. Lý do đổi mới đất nước năm 1986. Những đổi mới ấy đã tác động thế nào đến Việt Nam trong giai đoạn trên. a) Lý do dẫn đến đổi mới đất nước:Do hoàn cảnh lịch sử mới lúc bấy giờ, từ chiến tranh chuyển đổi sang thời bình buộc Đảng phải thay đổi tư duy, nội dung và phương thức lãnh đạo phù hợp. Nghị quyết Đại hội IV và Đại hội V của Đảng đã đặt ra yêu cầu phải phát triển kinh tế - xã hội, giữ được sự vững chắc và phát huy được sức mạnh của quốc phòng, từng bước đưa nước ta thành nước xã hội chủ nghĩa phồn vinh. Song sau 10 năm xây dựng chủ nghĩa xã hội 1976 - 1985 mặc dù đã đạt được những thành tựu nhất định nhưng vẫn vấp phải khó khăn, sai lầm. Chiến thắng chống Mỹ cứu nước tạo ra nhiều thuận lợi vô cùng to lớn cho những sự phát triển tiếp theo của nước ta, dẫu vậy chiến thắng ấy lại tạo ra tâm lý chủ quan, duy ý chí cẩn trở cả một đất nước. Ngay cả bộ máy nhà nước cũng trì trệ, hiệu lực thì bị hạn chế, các hoạt động cũng chỉ còn mang tính hình thức. Sau khi giành lại được độc lập, chính trị cũng là một vấn đề căng thẳng. Nước ta dần nhận ít viện trợ hơn từ các nước anh em mà thay vào đó đổi sang mối quan hệ hợp tác, trao đổi theo giá của thị trường quốc tế. Chúng ta bị Mỹ tiến hành cuộc bao vây cấm vận ngày càng gay gắt; các thế lực phản động quốc tế câu kết với nhau chống phá nước ta như cuộc chiến biên giới Tây - Nam, cuộc chiến biên giới Việt Trung 1979 ...quan hệ đối ngoại của nước ta càng ngày càng khó khăn, vị thế của đất nước trên trường quốc tế bị giảm sút. Đời sống của người dân không được cải thiện. Cơ chế quản lý kinh tế tập trung, bao cấp ngay từ lâu đã không thể nào phát triển được kinh tế và xã hội của Việt Nam. Tốc độ tăng trưởng kinh tế thì thấp, lạm phát thì phi mã nhiều năm liền ở mức ba con số, lưu thông phân phối ách tắc, ở thành thị mức lương chỉ đủ sống trong 10-15 ngày, hàng triệu người con Việt Nam thiếu ăn và còn nhiều mặt trầm trọng tồi tệ hơn thế nữa. Vì thế cần phải xóa bỏ đi cơ chế kinh tế cũ và đưa vào cơ chế kinh tế mới phù hợp với tình hình. Trước tình hình đó Đảng và Nhà nước đã đưa ra nhiều chủ trương, chính sách, biện pháp để khắc phục tình hình khó khăn và tháo gỡ khúc mắc. Lần lượt là các phương 14 hướng phát triển hàng tiêu dùng và công nghiệp địa phương, làm sản xuất “bung ra” tới cuộc cải cách “Giá - Lương - Tiền” năm 1985 cũng không cải thiện nhiều được vấn đề. Và trong bối cảnh như vậy Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng được triệu tập. Đại hội khẳng định: “Quyết tâm đổi mới công tác lãnh đạo của Đảng theo tinh thần cách mạng và khoa học”. Đổi mới phải toàn diện, đồng bộ trọng tâm là đổi mới kinh tế. b) Ảnh hưởng của cuộc cải cách: Quá trình đổi mới bước đầu với việc thực hiện kế hoạch 5 năm (1986 - 1990). Đại hội VI diễn ra với tinh thần “nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, nói rõ sự thật” và khẳng định Đất nước sẽ tiếp tục đường lối chủ nghĩa xã hội và đường lối xây dựng kinh tế - xã hội chủ nghĩa. Tập trung sức người, sức của thực hiện ba chương trình kinh tế về lương thực thực phẩm, hàng tiêu dùng và hàng xuất khẩu. Nông nghiệp được xem là mặt trận hàng đầu đặt trên tất cả và được ưu tiên vốn đầu tư, năng lực, vật tư, lao động kỹ thuật. Mặc dù tình hình khó khăn là thế nhưng Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đã thể hiện rõ ý chí quyết tâm, bản lĩnh vững vàng để từng bước thực hiện Nghị quyết Đại hội VI, khắc phục khó khăn, cải thiện đời sống và đã có những thành tựu nhất định sau 5 năm. Kinh tế nước ta dù chưa ổn định nhưng có thể nói là đã rất khác từ khi đổi mới. Việc thực hiện tốt ba chương trình kinh tế đã đem về nhiều mặt tích cực. Lương thực thực phẩm đạt 21,4 triệu tấn, từ một đất nước nông nghiệp nhưng làm không đủ ăn phải nhập khẩu lương thực, nhận viện trợ thì nay đã có dự trữ và xuất khẩu góp phần ổn định cuộc sống. Hàng tiêu dùng dồi dào, đa dạng: lưu thông thuận lợi, hàng trong nước tăng hơn trước và có tiến bộ về mẫu mã, chất lượng. Các cơ sở sản xuất gắn chặt, hiểu rõ nhu cầu thị trường. Lạm phát giảm dần xuống đến năm 1990 còn 67,4%, GDP tăng 4,4%/năm, tổng giá trị sản xuất nông nghiệp tăng bình quân 3,8 - 4%/năm, công nghiệp tăng bình quân 7,4%/năm, trong đó sản xuất hàng tiêu dùng tăng 13 -14%/năm [4] ... Kinh tế đối ngoại mở rộng về quy mô và hình thức: hàng xuất khẩu tăng gấp 3 lần, mỗi năm có thể xuất khẩu 1-1,5 tấn gạo, dầu thô..[5]. tiến gần đến với mức cân bằng giữa xuất và nhập khẩu. Nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà Nhà nước được hình thành đã thể hiện rõ đây là chiến lược lâu dài của Đảng, khơi dậy được tiềm năng, sức sáng tạo để phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống. Đồng thời với đổi mới về kinh tế, ta đã tiến hành từng bước đổi mới về chính trị. Chủ trương kiện toàn hệ thống chính trị không có nghĩa là thay đổi hệ thống chính trị cũ bằng hệ thống chính trị khác mà là bổ sung, tăng cường sức mạnh hiệu lực, hiệu quả hoạt động. Bộ máy nhà nước ở trung ương và đại phương được sắp xếp lại theo hướng phát huy dân chủ nội bộ và quyền làm chủ của nhân dân, tăng cường quyền lực của các cơ quan dân cử. Ở trong nước thì tiếp tục giữ vững quốc phòng an ninh không được chủ quan lơ là, giữ vững nền chính trị ổn định. Công tác xây dựng Đảng và Nhà nước có tiến bộ, lòng tin của dân dần được khôi phục. Về đối 15 ngoại Nghị quyết nhấn mạnh chính sách “thêm bạn bớt thù”, đa dạng hóa quan hệ trên trường quốc tế với nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, cùng có lợi. Những đổi mới về tư duy và chính sách đã nhanh chóng thu được nhiều điểm sáng, bước đầu trong việc phá bỏ thế bao vây cấm vận của Mỹ. 4. Kết Luận: Như mọi người biết thì nước ta đã trải qua những thời kì đổi mới mà nó khác hoàn toàn so với thời bao cấp. Vậy điều gì đã khiến cho Đảng quyết định cải tổ lại phương hướng phát triển của đất nước? Đã có ba bước đột phá quan trọng khi đất nước chuyển mình từ nền kinh tế kế hoạch hóa sang nền kinh tế thị trường nhiều thành phần. Từ những năm 1976 đến 1986, nước ta đã trải qua 10 năm trong trì trệ và ách tắc. Sở dĩ tồn tại những điều đó là bởi vì nền kinh tế bấy giờ có một số hạt sạn lớn: Thể chế kinh tế đi theo hướng chủ nghĩa xã hội đã bị nhà nước áp dụng theo một công thức thiếu linh hoạt và duy ý chí. Những công thức đó có thể đúng trong một thời đại nhất định, nhưng nếu nó trở thành một “tiêu chuẩn” được “nhận thức” là không thể không tuân theo, thì nó sẽ là rào cản cho sự phát triển. Tiêu biểu nhất đó là “tiêu chuẩn” về chế độ công hữu xã hội chủ nghĩa, về sự điều khiển nền kinh tế theo một kế hoạch hóa tập trung. Một hệ thống những kênh truyền tải thông tin khép kín, chậm chạp và làm méo mó thông tin từ thực tiễn đến cách tư duy, từ tư duy sai lầm dẫn đến đường lối lãnh đạo cách mạng nặng tính chủ quan, duy ý chí. Bởi lẽ, những cuộc khảo sát khách quan, cơ quan báo chí thường chỉ là vật làm cảnh hơn là công cụ để trưng cầu ý kiến người dân. Vai trò của các nhóm “chuyên gia rường cột” bị suy yếu. Tại thời điểm mà làn sóng đầu tiên của chủ nghĩa xã hội lan rộng, nhiều quốc gia đã áp dụng những đường lối kinh tế “sách vở” mà phủ nhận những chính sách thực tế từ những nhà khoa học. Những nhà khoa học chỉ là người thể hiện cho tư duy của nhà lãnh đạo hơn là thực hiện vai trò như một nhà cố vấn.Tại Liên Xô chẳng hạn, các nhà lãnh đạo thời đó, đôi khi cũng hay cho mời các nhà chuyên môn lên gặp để nghe ý kiến. Nhưng trong nhiều cuộc gặp, nhà lãnh đạo lại giành phần lớn thời gian để chỉ giáo về chính ngành chuyên môn đó. Cuối cùng, kết thúc cuộc hội thoại bằng không có một kết luận chung nào được rút ra. Bởi vì những thiếu sót của nhà nước nên đời sống nhân dân thời bao cấp vô cùng khốn khổ. Điển hình là nhân vật người mẹ trong câu chuyện trên. Tạo sao bà lại buồn như thế bởi vì làm mất sổ gạo ? Bởi vì bất cứ thứ gì (lương thực, nhu yếu phẩm) cũng đều quy ra dạng tem phiếu, được quy hết tất cả trong một cuốn sổ gạo. Khi đi đổi lương thực bằng tem phiếu thì phải xếp hàng rất lâu, nhưng có khi đến lượt mình thì vật phẩm đã hết rồi, khi ấy thì chỉ có nhịn đói qua ngày. Còn phải lo lắng chuyện tem phiếu thì sắp hết hạn mà lương thực thì vẫn chưa đổi được. Nhìn chung là khó khăn vô cùng. 16 Nếu làm mất sổ gạo thì chỉ có thể sống tạm bằng cách mượn nhờ lương thực bà con, vì quy trình làm lại sổ gạo rất rườm rà phức tạp bởi bộ máy quan liêu phân cấp đặc thù, hơn nữa là láng giềng cũng chẳng dư dả là bao. Tuy số lượng lương thực đã được nhà nước quy định phân phát dựa theo đầu người, nhưng đôi khi vẫn không có đủ gạo để ăn, phải ăn độn cám, bo bo. Có những người muốn tự sản xuất, thì họ phải sản xuất ngay trong chính nơi ở của mình, chật hẹp và mất vệ sinh. Những chính sách đã làm cho đời sống của người dân bị gò bó, bất tiện đủ đường. Nhân dân phản đối, lầm than, biểu hiện ra rõ ở bất ổn về kinh tế. Đảng ta, các vị lãnh tụ lắng nghe được tiếng nói nơi người dân, đã quyết định phải đổi mới và cải cách bộ máy kinh tế. Sau khi nhận thức được tính chất thời đại thay đổi và công thức hướng tới xã hội chủ nghĩa không nên được rập khuôn, tại đại hội Đảng IV-V, Đảng đã đưa ra những chính sách mới, để thiết lập lại đường lối phát triển của đất nước và tạo ra được ba bước đột phá về tư duy kinh tế: Đại hội IV (1976): Vạch ra đường lối kinh tế, chủ trương xuyên suốt giai đoạn này là thực hiện chính sách hòa hợp dân tộc, cải tạo XHCN, hàn gắn vết thương chiến tranh, từng bước khôi phục, phát triển kinh tế, văn hóa, giáo dục, xã hội; đẩy mạnh công nghiệp hóa XHCN, xây dựng cơ sở vật chất-kỹ thuật của CNXH. Đại hội V (1982): Khẳng định toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta đã khắc phục những hậu quả nặng nề do chiến tranh xâm lược và thiên tai gây ra, khôi phục và phát triển sản xuất, phân bố lại lao động xã hội, củng cố quan hệ sản xuất XHCN. Ở miền Nam, công cuộc cải tạo XHCN đã đạt được những kết quả bước đầu. Trước khi có đổi mới ở đại hội IV V thì cơ quan báo chí, các tổ chức khác chưa được rộng đường phê phán hay góp ý như thời bấy giờ. Người ta dùng ca dao, hò vè, tiếu lâm truyền miệng để thể hiện sự phản ứng. Những năm cuối thập kỷ 70, đầu thập kỷ 80 những câu chuyện phê phán chê trách chế độ được lan truyền rất rộng, chứng tỏ nó được quần chúng đồng tình hưởng ứng. Từ ngày có đổi mới rồi quả nhiên những chuyện đó giảm hẳn đi.Về khía cạnh này, Thủ tướng Phạm Văn Đồng nhận xét: “Dân mình tốt quá, tốt lạ lùng. Ta có đền đáp bao nhiêu cũng chưa đủ, chưa đúng, chưa thỏa đáng, bất cứ ai có chức có quyền cũng phải đóng góp thật tương xứng cho dân. Tình hình kinh tế của ta thế này, người ta cực, người ta có nói, có nói nặng một chút cũng phải nghe, để thấy hết cái hư hỏng của mình…” [6]. Tuy nhiên, như thế là chưa đủ cho một đường lối dẫn dắt đất nước qua thời kì quá độ. Về lâu dài, Đảng phải không ngừng củng cố và đổi mới chính sách cho phù hợp với thời đại. Vấn đề lớn nhất sau đại hội Đảng V mà chúng ta chưa thực hiện được là cơ bản ổn định tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Vì thế, năm 1986 ở đại hội VI, Đảng đã đưa ra những chủ trương đổi mới toàn diện. Mốc Đại hội VI cực kỳ quan trọng, nhìn thẳng vào sự thật nói rõ sự thật, nói đúng sự thật và nhấn xoáy vào điểm là đổi mới tư duy. Việc thực hiện tốt ba chương trình kinh tế đã đem về nhiều mặt tích cực. Nước ta từ một đất nước nông nghiệp nhưng làm không đủ ăn phải nhập khẩu lương thực, nhận viện trợ 17 thì nay đã có dự trữ và xuất khẩu góp phần ổn định cuộc sống. Nền kinh tế nhiều thành phần, vận hành theo cơ chế thị trường dưới sự quản lý của nhà Nhà nước dần được hình thành, khơi dậy được tiềm năng, sức sáng tạo để phát triển kinh tế, tạo thêm công ăn việc làm, ổn định đời sống. Cùng với sự phát triển của nền kinh tế thị trường nhiều thành phần, đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì cơ cấu giai cấp - tầng lớp xã hội cũng được phân hóa, phân chia rõ ràng hơn. Sự biến đổi cơ cấu các giai tầng xã hội đã thúc đẩy mọi giai cấp, khai thác được triệt để tiềm lực của mình. Vì vậy mà tình trạng suy thoái, trì trệ của nền kinh tế dần được đẩy lùi, đời sống của đại bộ phận dân cư được cải thiện rõ rệt. Bên cạnh đó, bộ máy chính trị mới được bổ sung thêm những cái tân tiến, dựa trên những bài học ở chế chế độ cũ, giúp nó hoàn thiện và hoạt động hiệu quả hơn. Đảng và Nhà nước đã chủ động hướng đến bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc, Mỹ và gia nhập Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Củng cố nền quốc phòng ngày và giữ vững chính trị. Việt Nam dần xóa bỏ thế bị bao vây, cô lập trên trường quốc tế. Nhìn chung, các chủ trương, chính sách đổi mới bắt đầu mang lại kết quả rõ rệt, tình hình kinh tế và đời sống nhân dân dần được cải thiện, lòng tin của nhân dân vào công cuộc đổi mới, cũng như lòng tin vào sự lãnh đạo của Đảng cũng tăng lên. 18 Tài liệu trích dẫn: [1]: Tuệ Nguyên (2016), Những câu chuyện thời bao cấp, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021 <https://bit.ly/3h2TOpk > [2]: Tuyết Loan (2018), Thương nhớ thời bao cấp, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021 <https://bit.ly/3zKYCXP > [3]: Nguyễn Thảo – Ngọc Trang (2019), Những nỗi khổ khó nói của phụ nữ thời bao cấp, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021 <https://bit.ly/3BJOqz9 > [4]: ThS. Đỗ Thị Thảo và Ths. Nguyễn Thị Phong Lan (2013), Những thành tựu cơ bản về phát triển kinh tế - xã hội của Việt Nam từ khi đổi mới đến nay, truy cập ngày 4 tháng 9 năm 2021 <https://bit.ly/3yE3vR6 > [5]: Văn kiện Đảng Toàn tập, Tập 55, tr.345-348, Nxb.Chính trị Quốc gia, năm 2015 [6]: Lược ý kiến của anh Tô đối với nhóm biên tập trong tổ thơ ký của bản tổng kết kinh tế (ngày 25/3/1981) Tài liệu tham khảo: 1. Nhà thơ Nguyễn Việt Chiến (2019), Thói quen thời bao cấp,từ < bit.ly/38xH2ua > 2. Hà Đăng (2005), Đổi mới bắt đầu từ đâu?, từ < bit.ly/3DFsves > 3. ThS. Trần Văn Hòa, Nhìn lại sự đột phá, đổi mới về tư duy kinh tế của Đảng Cộng sản Việt Nam , < https://bit.ly/3mYOJCa > 4. TS. Lê Minh Nghĩa (17/12/2018), Đổi mới tư duy kinh tế trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa Việt Nam-Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, < https://bit.ly/2Yl9Y75> 5. Giấu tên (2020), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IV của Đảng, từ <https://bit.ly/3h2JVrz> 6. Giấu tên (2018), Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Đảng, từ < https://bit.ly/3yKM9Ca> 7. Bách khoa toàn thư Wikipedia, Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam IV, V 8. Quyết định 25-CP 21/01/1981 9. Nghị quyết Hội nghị lần thứ 8 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa V) năm 1985 về giá - lương - tiền 10. Quyết định 26-CP năm 1981 về việc mở rộng hình thức trả lương khoán, lương sản phẩm 11. Viet Cuong Sarraut (2021), Thời bao cấp, truy cập ngày 22 tháng 8 năm 2021 <https://bit.ly/3zKuqw3 > 12. Thời bao cấp, truy cập ngày 20 tháng 8 năm 2021. <https://bit.ly/thoibaocap> 13. ‘Phá rào’ trong kinh tế vào đêm trước Đổi mới (Nxb Tri Thức 2009, 534 trang 19 14. GS. TS. Phạm Quang Minh(2017), Việt Nam sau 30 năm đổi mới - thành tựu và triển vọng, 1st edn, nhà xuất bản Hồng Đức, Hà Nội. <https://bit.ly/3DLhgkE > 15. Hoàng Nhật (2019), 3 lần khủng hoảng và 3 lần kinh tế Việt Nam chuyển mình sau 1975, truy cập 4/9/2021 <https://bit.ly/3BIHHFI > 16. (2021), Tháng 12-1986: Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Đảng, truy cập 4/9/2021 <https://bit.ly/3DNtJEj > 20