CÂU HỎI ÔN TẬP KIỂM TRA HỌC KÌ II *Câu 1: Động lượng là gì? Viết biểu thức, nêu tên gọi và đơn vị từng đại lượng có trong biểu thức. Động lượng của một vật khối lượng m đang chuyển động với vận tốc v là đại lượng được xác định bởi công thức: Trong đó : 𝑃⃑: động lượng của vật ( kg.m/s2) m: khối lượng của vật (kg) 𝑣: vận tốc của vật (m/s2) *Câu 2: Hệ cô lập là gì? Phát biểu định luật bảo toàn động lượng? Viết biểu thức cho hệ cô lập có 2 vật? * Hệ cô lập: Hệ cô lập là hệ chỉ có các vật trong hệ tương tác với nhau (gọi là nội lực) các nội lực trực đối nhau từng đôi một. Trong hệ cô lập không có các ngoại lực tác dụng lên hệ hoặc có ngoại lực thì các ngoại lực ấy cân bằng nhau. *Định luật bảo toàn động lượng: Phát biểu định luật: Động lượng của một hệ cô lập là một đại lượng bảo toàn , , , Định luật bảo toàn động lượng: ⃑⃑⃑ 𝑝1 + ⃑⃑⃑⃑ 𝑝2 = ⃑⃑⃑ 𝑝1 + ⃑⃑⃑⃑ 𝑝2 m1.𝑣 ⃑⃑⃑⃑1 + m2.𝑣 ⃑⃑⃑⃑⃑2 = m1.𝑣 ⃑⃑⃑⃑1 + m2.𝑣 ⃑⃑⃑⃑2 , *Câu 3: Nêu định nghĩa công trong trường hợp tổng quát ? Viết biểu thức, chú thích tên gọi và đơn vị từng đại lượng? Cho biết trong trường hợp nào công dương, âm hoặc bằng không? *Định nghĩa công: Khi lực vector F không đổi tác dụng lên một vật và điểm đặt của lực đó chuyển dời một đoạn S theo hướng hợp với hướng của lực góc α thì công thực hiện bởi lực đó được tính bằng theo công thức: A = F. s. cosα Trong đó: A: công của vật (J) F: lực tác dụng lên vật (N) α: góc hợp bởi lực tác dụng lên vật với hướng di chuyển. *Các trường hợp của công : TH1: cosα > 0 (00 ≤ α < 900) A > 0 => Lực thực hiện công dương hay công phát động. TH2: cosα = 0 (α = 900) A = 0 => Lực không sinh công hay công bằng không. TH3: cosα < 0 (900 < α ≤ 1800) A < 0 => Lực thực hiện công âm hay công cản lại chuyển động (công cản trở) *Câu 4: Nêu định nghĩa công suất. Viết biểu thức tính công suất, ghi chú thích và đơn vị trong biểu thức? *Định nghĩa công suất: Công suất là đại lượng đo bằng công sinh ra trong một đơn vị thời gian. *Biểu thức: P= 𝐴 𝑡 Trong đó: P: công suất (W) A: công (J) t: thời gian(s) *Câu 5: Động năng là gì? Viết biểu thức tính động năng? Ghi chú thích và đơn vị các đại lượng trong biểu thức? *Động năng: là dạng năng lượng của một vật có được do nó đang chuyển động, *Biểu thức : 1 Wđ = 2mv2 Trong đó: Wđ: động năng của vật (J) m: khối lượng của vật (kg) v: vận tốc của vật (m/s) *Câu 6: Nêu mối liên hệ giữa độ biến thiên động năng và công của lực tác dụng lên vật (định lý động năng)? Viết biểu thức? *Mối liên hệ giữa độ biến thiên động năng và công của lực tác dụng lên vật (định lý động năng): Độ biến thiên động năng bằng công của lực tác dụng lên vật. Nếu A>0 (công dương) thì động năng tang, nếu A<0 (công âm) thì động năng giảm. *Biểu thức: 1 1 A = ΔWđ = 𝑊đ1 - 𝑊đ2 = 2 𝑚𝑣1 2 - 2 𝑚𝑣2 2 *Câu 7: Nêu định nghĩa thế năng trọng trường? Viết biểu thức, ghi tên gọi và đơn vị trong biểu thức? *Thế năng trọng trường: Thế năng trọng trường (hay còn gọi là thế năng hấp dẫn) của một vật là dạng năng lượng tương tác giữa trái đất và vật, nó phụ thuộc vào vị trí của vật trong trọng trường. *Biểu thức: Wt = mgz Trong đó: Wt: thế năng trọng trường (J) m: khối lượng của vật (kg) z: độ cai của vật (m) *Câu 8: Thế năng đàn hồi là gì? Viết biểu thức, ghi chú thích và đơn vị từng đại lượng trong biểu thức? *Thế năng đàn hồi: Thế năng đàn hồi: là dạng năng lượng của vật chịu tác dụng của lực đàn hồi. *Biểu thức: 1 Wt (đh) = 2k(Δl)2 Trong đó: Wt (đh): thế năng đàn hồi (J) k: độ cứng của lò xo (N/m) Δl: độ biến dạng của lò xo. { 𝛥𝑙 = 𝑙 − 𝑙0 𝑛ế𝑢 𝑙ò 𝑥𝑜 𝑏ị 𝑑ã𝑛 ( 𝑙 > 𝑙0 ) 𝛥𝑙 = 𝑙0 − 𝑙 𝑛ế𝑢 𝑙ò 𝑥𝑜 𝑏ị 𝑛é𝑛 ( 𝑙0 > 𝑙 ) *Câu 9: Cơ năng là gì? Viết biểu thức cơ năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của trọng lực? của lực đàn hồi? *Cơ năng: Cơ năng của vật là năng lượng bằng tổng động năng và thế năng. *Biểu thức : W = Wđ + Wt 1 { 𝐶ơ 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑣ậ𝑡 𝑐ℎị𝑢 𝑡á𝑐 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑡𝑟ọ𝑛𝑔 𝑙ự𝑐: 𝑊 = 𝑊đ + 𝑊𝑡 = 2𝑚𝑣 2 + 𝑚𝑔𝑧 1 1 𝐶ơ 𝑛ă𝑛𝑔 𝑡𝑟𝑜𝑛𝑔 𝑡𝑟ườ𝑛𝑔 ℎợ𝑝 𝑣ậ𝑡 𝑐ℎị𝑢 𝑡á𝑐 𝑑ụ𝑛𝑔 𝑐ủ𝑎 𝑙ự𝑐 đà𝑛 ℎồ𝑖: 𝑊 = 𝑊đ + 𝑊𝑡 (đℎ) = 2𝑚𝑣 2 + 2𝑘(𝛥𝑙)2 *Câu 10: Phát biểu và viết biểu thức định luất bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của: trọng lực? lực đàn hồi? *Định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của trọng lực : Trong quá trình chuyển động chỉ dưới tác dụng của trọng lực (không ma sát, không kéo, không căng) thì cơ năng của vật được bảo toàn. 1 1 W1 = W2 2mv12 + mgz1 = 2mv22 + mgz2 *Định luật bảo toàn cơ năng trong trường hợp vật chịu tác dụng của lực đàn hồi: Trong quá trình chuyển động chỉ dưới tác dụng của lực đàn hồi (không ma sát, không kéo, không căng) thì cơ năng của vật được bảo toàn. 1 1 1 1 W1 = W2 2mv12 + 2k(Δl)2 = 2mv22 + 2k(Δl)2 *Định luật bảo toàn cơ năng dạng tổng quát: Trong quá trình chuyển động dưới tác dụng của trọng lực và lực đàn hồi (không ma sát, không kéo, không căng) thì cơ năng của vật được bảo toàn. W1 = W2 *Câu 11: Trình bày thuyết động học phân tử chất khí? Khí lý tưởng là gì? *Thuyết động học phân tử chất khí: - Chất khí được cấu tạo từ các phân tử có kích thước rất nhỏ so với khoảng cách giữa chúng. - Các phân tử khí chuyển động hỗn loạn không ngừng; chuyển động này càng nhanh thì nhiệt độ của chất khí càng cao. - Khi chuyển động hỗn loạn, các phân tử khí va chạm vào nhau và va chạm vào thành bình, gây áp suất lên thành bình. *Khí lí tưởng: Chất khí trong đó các phân tử được coi là các chất điểm và chỉ tương tác khi va chạm gọi là khí lí tưởng. *Câu 12: Phát biểu định luật Boyle – Mariotte? Viết biểu thức định luật? Đường đẳng nhiệt trong hệ pOV có hình dạng gì? *Định luật Boyle - Mariotte: Trong quá trình đẳng nhiệt của một khối lượng khí xác định, áp suất tỉ lệ nghịch với thể tích. *Biểu thức : 1 𝑉 𝑃 P ⁓ 𝑉 hay 𝑉1 = 𝑃2 2 1 P1V1 = P2V2 *Đường đẳng nhiệt trong hệ pOV có hình dạng: là đường hypebol.