Uploaded by Nguyễn Thị Hồng Thủy

chap-123-bai-tap-ke-toan-quan-tri

advertisement
lOMoARcPSD|9418978
Chap 1,2,3 - Bài tâp kế toán quản trị
Toán Tài chính (Trường Đại học Ngoại thương)
StuDocu is not sponsored or endorsed by any college or university
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
CHƯƠNG 2
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm
1. Những chi phí nào dưới đây thuộc chi phí sản xuất chung của một nhà máy sản xuất
máy tính:
a) Chi phí đĩa mềm
b) Lương của thợ lắp ráp máy tính
c) Chi phí mua chíp bộ nhớ
d) Khấu hao thiết bị kiểm tra
2. Yếu tố chi phí nào dưới đây không phải là thành phần của chi phí sản xuất chung ?
a) Lương giám đốc bán hàng
b) Lương giám đốc nhà máy
c) Lương nhân viên sửa chữa trong nhà máy
d) Lương thanh tra viên trong nhà máy
3. Chi phí nhân công gián tiếp là:
a) Chi phí ngoài sản xuất
b) Chi phí chính
c) Chi phí sản phẩm
d) Chi phí thời kỳ
4. Trong năm, Công ty Sơn Mai có giá thành sản phẩm nhập kho là 600.000 nghìn VNĐ,
tồn kho thành phẩm đầu kỳ là 200.000 nghìn VNĐ và tồn kho thành phẩm cuối kỳ là
250.000 nghìn VNĐ. Vậy giá vốn hàng bán là (nghìn VNĐ) :
a) 450.000
b) 500.000
c) 550.000
d) 600.000
5. Phụ lục giá thành sản xuất phản ánh giá trị tồn kho đầu kỳ và cuối kỳ của:
a) Nguyên vật liệu và sản phẩm dở dang
b) Sản phẩm dở dang
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
c) Nguyên vật liệu
d) Nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang và thành phẩm
6. Chi phí ngoài sản xuất là:
(a) Chi phí sản phẩm
(b) Chi phí thời kỳ
(c) Chi phí chìm
(d) Chi phí cơ hội
7. Chi phí bột mì trong một cửa hàng bánh mì là:
a) Chi phí biến đổi
b) Chi phí trực tiếp
c) Chi phí sản xuất chung
d) Cả 3 chi phí trên
8. Chi phí nào sau đây là chi phí ngoài sản xuất:
a) Thu hồi sản phẩm
b) Sửa chữa và thay thế trong bảo hành
c) Sửa chữa và thay thế ngoài bảo hành
d) (a) và (b)
e) (a) và (c)
f) (a), (b) và (c)
9. Chỉ ra chi phí gián tiếp của một phân xưởng lắp ráp ô tô:
a) Chi phí mua vòng đệm bằng nhựa để lắp ráp ôtô
b) Lương quản đốc phân xưởng
c) Lương công nhân lắp ráp sản phẩm
d) Chi phí điện để vận hành thiết bị sản xuất
10. Chỉ ra chi phí thường là chi phí biến đổi
a) Lương nhân viên bảo vệ
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
b) Đất sét để làm gạch
c) Chi phí thuê nhà xưởng
d) Lương trả cho thợ làm đồ gỗ
11. Phân loại những chi phí thành chi phí thời kỳ (chọn A) hay chi phí sản phẩm (chọn B)
a) Chi phí khấu hao ô tô của nhân viên bán hàng
b) Chi phí thuê thiết bị sử dụng trong nhà máy
c) Dầu bôi trơn để bảo dưỡng máy móc
d) Lương của nhân viên coi giữ kho thành phẩm
e) Chi phí bảo hiểm cho công nhân của nhà máy
A
B
a)
b)
c)
d)
e)
12. Công ty Tiến Đạt là một công ty lắp ráp máy tính xách tay từ các bộ phận được cung
cấp bởi rất nhiều nhà sản xuất. Công ty rất nhỏ và phòng lắp ráp và bộ phận bán hàng
phải làm chung tại cùng một nơi. Dưới đây là một số chi phí phát sinh tại công ty. Hãy
phân loại chi phí này một cách phù hợp nhất thành chi phí NC trực tiếp (chọn A), NVL
trực tiếp (chọn B), chi phí bán hàng (chọn C), chi phí quản lý doanh nghiệp (chọn D), chi
phí sản xuất chung (chọn E):
a) Chi phí cài ổ cứng cho máy tính
b) Chi phí quảng cáo trên tạp chí Thế giới vi tính
c) Chi phí lương nhân viên lắp ráp máy tính
d) Hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng
e) Lương người quản lý bộ phận lắp ráp
f) Lương nhân viên kế toán
g) Khấu hao thiết bị dùng để kiểm tra máy tính đã
A
B
C
D
E
a
b
c
d
e
f
g
h
được lắp ráp trước khi bán cho khách hàng
h) Chi phí thuê địa điểm làm việc
13. Tổng chi phí nếu được phân loại theo:
a) Chức năng hoạt động của chi phí, gồm có: định phí và biến phí
b) Cách ứng xử của chi phí, gồm có: chi phí trong sản xuất và chi phí
ngoài sản xuất
c) Cả câu a và b đều sai
d) Cả câu a và b đều đúng
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
14. Biến phí hoạt động có tính chất sau:
a) Thay đổi theo mức độ hoạt động
b) Không thay đổi theo mức độ hoạt động
c) Cả câu a và b đều đúng
d) Cả câu a và b đều sai
15. Cách phân loại chi phí nào rất quan trọng trong kế toán quản trị:
a) Phân loại chi phí theo chức năng hoạt động
b) Phân loại chi phí theo cách ứng xử của chi phí
c) Phân loại chi phí trong sản xuất và ngoài sản xuất
d) Cả 3 câu trên đều đúng
16. Câu nào trong các câu dưới đây về CP gián tiếp là sai:
a) Chúng không thể tính thẳng vào giá thành sản phẩm một cách dễ
dàng
b) Chúng cũng được ngụ ý là các chi phí chung
c) Chúng thực ra là một phân nhóm của chi phí trực tiếp
d) Chúng có quan hệ gián tiếp với đối tượng tập hợp chi phí
17. Chi phí khấu hao máy móc thiết bị SX được xếp vào loại:
a) Chi phí nguyên liệu trực tiếp
b) Chi phí nhân công trực tiếp
c) Chi phí SXC
d) Chi phí quản lý
18. Chi phí thắp sáng trong phân xưởng được xếp vào loại:
a) Chi phí nguyên liệu trực tiếp
b) Chi phí nhân công trực tiếp
c) Chi phí SXC
d) Chi phí quản lý
19. Chi phí SXC bao gồm:
a) Tất cả chi phí SX
b) Chi phí nguyên liệu trực tiếp
c) Chi phí nhân công trực tiếp
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
d) Chi phí SX gián tiếp
20. Khoản chi phí nào trong các khoản dưới đây không thuộc loại chi phí SXC
ở doanh nghiệp may mặc:
a) Chi phí vải may
b) Chi phí dầu nhờn bôi trơn máy may
c) Lương trả cho nhân viên kế toán ở nhà máy
d) Chi phí điện nước sử dụng ở nhà máy
21. Tất cả các chi phí dưới đây đều là chi phí trực tiếp đối với nhà máy ngoại
trừ:
a) Chi phí nguyên liệu trực tiếp
b) Tiền lương và phụ cấp lương trả cho lao động trực tiếp
c) Chi phí mua hàng hoá để bán lại
d) Chi phí thuê nhà máy và bảo hiểm
22. Chi phí nào trong các khoản chi phí dưới đây không phải là chi phí thời kì:
a) Chi phí tiếp thị
b) Chi phí quản lý
c) Chi phí nghiên cứu và phát triển
d) Chi phí SXC
23. Chi phí thời kì:
a) Phải được trừ vào doanh thu ngay trong kì mà chúng phát sinh
b) Luôn luôn được tính thẳng vào giá thành sản phẩm
c) Bao gồm cả chi phí nhân công trực tiếp
d) Tương tự như chi phí SXC
24. Chi phí chuyển đổi bao gồm:
a) Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí nhân công trực tiếp
b) Chi phí nguyên liệu trực tiếp và chi phí SXC
c) Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SXC
d) Chi phí nhân công trực tiếp và chi phí SX
25. Tiền thưởng do làm thêm giờ cho nhân viên trong phân xưởng là:
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
a) Chi phí nhân công trực tiếp
b) Chi phí ngoài sản xuất
c) Chi phí sản xuất chung
d) Cả 3 đều sai
Phần II: Câu hỏi bài tập
Bài 2.1
Tất cả những chi phí dưới đây là chi phí phát sinh của công ty sản xuất A năm 2008, hãy
phân loại theo các hạng mục chi phí như đã học theo sơ đồ.
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chi phí
Chi phí lương theo từng công việc
Chi phí nguyên vật liệu theo từng công việc
Thuê thiết bị theo từng công việc
Chi phí lương cho nhân viên bảo trì
Tiền điện
Tiền thuê nhà xưởng
Hoa hồng trả cho nhân viên bán hàng
Lương của nhân viên bán hàng
Chi phí đi lại của nhân viên bán hang
Chi phí thuê cửa hàng
Chi phí sửa chữa máy móc
Khấu hao máy móc
Lương của thủ kho
Chi phí quảng cáo
Chi phí kiểm toán
Chi phí văn phòng phẩm
Chi phí phân phối
Giá trị
900.500
950.000
10.400
24.200
10.100
40.600
10.200
9.200
2.800
4.700
5.700
12.800
4.000
25.000
4.000
5.000
10.000
Bài 2.2
Công ty Giant chuyên sản xuất những mẫu xe đạp leo núi. Giả sử rằng một mẫu mới,
Jaguar, đã được chào đón trên thị trường. Kết quả là công ty quyết định thành lập một chi
nhánh chuyên sản xuất loại xe này. Công ty sản xuất 1000 chiếc xe mỗi tháng. Chi phí
sản xuất và các chi tiêu hàng tháng của Giant về loại xe này như sau:
Đơn vị: 1000 đồng
1. Tiền thuê thiết bị sản xuất
20.000/tháng
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
2.
3.
4.
5.
6.
Bảo hiểm nhà xưởng
Nguyên liệu thô
Chi phí khấu hao của thiết bị sản xuất
Văn phòng phẩm
Tiền công cho công nhân trực tiếp sản xuất
7. Khấu hao trang thiết bị văn phòng
8. Nguyên vật liệu phụ
9. Thuế nhà xưởng sản xuất
10. Tiền công giám sát sản xuất
11. Chi tiêu quảng cáo sản phẩm
12. Hoa hồng bán hàng
13. Khấu hao nhà xưởng sản xuất
7.500/tháng
800/sp
1.000/tháng
80/tháng
300/sp
650/tháng
120/sp
2.400/năm
3.000/tháng
30.000/năm
10/sp
1.500/tháng
Yêu cầu:
1. Chuẩn bị một bảng trả lời gồm những cột sau:
Khoả
Chi phí sản phẩm
Chi phí
Chi phí
Chi phí
n mục
nguyên
Nhân
sản xuất
chi
vật liệu
công trực
chung
phí
trực tiếp
tiếp
Chi phí
Chi phí
Chi phí
chuyển
thời kỳ
chính
đổi
Điền các khoản mục chi phí vào bảng, điền chữ "X" vào đầu mục tương ứng.
2. Tính toán tổng chi phí sản xuất cho 1 tháng
Bài 2.3
Công ty sản xuất Hòa Phát có tài liệu về chi phí và chi tiêu cho năm kết thúc vào
31/12/2008 như sau:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Nguyên vật liệu 1/1/08
Nguyên vật liệu 31/12/08
NVL mua vào
NVL gián tiếp
Sản phẩm dở dang 1/1/08
Sản phẩm dở dang 31/12/08
30.000
20.000
205.000
15.000
80.000
50.000
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Thành phẩm 1/1/08
Thành phẩm 31/12/08
Chi phí nhân công trực tiếp
Lương giám đốc nhà máy
Bảo hiểm nhà máy
Thuế tài sản, nhà máy
Doanh thu bán hàng (thuần)
Chi phí vận chuyển hàng hóa
Chiết khấu bán hàng
Chi phí nhân công gián tiếp
Thuê máy móc thiết bị
Công cụ. dụng cụ xuất dùng 1 lần cho nhà máy
Khấu hao nhà máy
Chi phí quản lý
110.000
120.000
350.000
35.000
14,000
6,000
1.500.000
100.000
150.000
90.000
40.000
65.000
24.000
300.000
Yêu cầu:
1. Lập một Bảng chi tiết tính giá thành sản phẩm của công ty Hòa Phát năm 2008.
2. Lập một báo cáo thu nhập của công ty Hòa Phát năm 2008.
3. Giả sử trong sổ cái của công ty Hòa Phát phản ánh số dư của các tài khoản tài sản lưu
động như sau: Tiền mặt: 17.000; Phải thu (ròng): 120.000; Chi phí trả trước ngắn hạn:
13.000; và Đầu tư tài chính ngắn hạn: 26.000. Hãy lập phần tài sản ngắn hạn trong
bảng cân đối tài sản của công ty Hòa Phát vào ngày 31 tháng 12 năm 2008.
Bài 2.4:
Công ty N báo cáo về chi phí trong tháng 1/2012 như sau (nghìn VNĐ):
Công cụ, dụng cụ trong xưởng
Khấu hao trang thiết bị nhà máy
Khấu hao xe tải vận chuyển
Chi phí nhân công gián tiếp
NVL gián tiếp
NVL trực tiếp đã dùng
Lương giám đốc nhà máy
8.500
12.650
3.500
48.900
96.200
137.600
8.000
Nhân công trực tiếp
Lương nhân viên bán hàng
Thuế tài sản đối với nhà xưởng
Sửa chữa thiết bị văn phòng
Sửa chữa nhà xưởng
Chi phí quảng cáo
Văn phòng phẩm đã dùng
Yêu cầu: Từ những thông tin trên, hãy xác định:
1. Chi phí chính
2. Chi phí sản xuất chung
3. Chi phí chuyển đổi
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
69.100
49.400
2.500
1.300
2.000
18.000
3.000
lOMoARcPSD|9418978
4. Chi phí sản phẩm
5. Chi phí thời kỳ
Bài 2.5
Dưới đây là dữ liệu về chi phí chưa hoàn chỉnh năm 2008 của Công ty sản xuất Hòa
Bình. Hãy xác định các khoản còn thiếu:
Đơn vị tính: 1000 đồng
Chi phí NVL trực
(a)
(b)
(c)
Chi phí nhân
Chi phí sản xuất
tiếp đã sử dụng
công trực tiếp
chung
49.000
61.000
?
88.000
55.000
?
Tổng chi phí sản
xuất
50.000
120.000
95.000
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
?
296.000
300.000
lOMoARcPSD|9418978
Bài 2.6
Sử dụng số liệu ở bài trên, Tính giá thành sản phẩm của Công ty sản xuất Hòa Bình năm
2008
Tổng chi phí sản
Sản phẩm dở
Sản phẩm dở
Giá thành sản
dang (1/1)
120.000
?
470.000
dang (31/12)
86.000
98.000
?
phẩm
?
318.000
715.000
xuất
?
296.000
300.000
Bài 2.7
Có tài liệu theo dõi chi phí sản xuất của công ty Hoàng Gia như sau:
NVL trực tiếp sử dụng
Nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí sản xuất
Sản phẩm dở dang 1/1/11
Tổng chi phí
Sản phẩm dở dang 31/12/11
Giá thành sản phẩm
Tình huống 1
(a)
60.000
42.500
180.650
(b)
221.500
(c)
185.275
Tình huống 2
70.000
86.000
81.600
(d)
16.500
(e)
9.000
(f)
Tình huống 3
130.000
(g)
102.000
260.000
(h)
327.000
70.000
(i)
Đơn vị tính: nghìn đồng
Yêu cầu
Xác định những khoản mục còn thiếu.
Bài 2.8 (đơn vị: nghìn đồng)
Một phân tích về hệ thống tài khoản của Công ty Hoàng Sơn cho thấy chi phí sản xuất
của tháng kết thúc vào 30/6/11 như sau:
Tồn kho
Nguyên vật liệu
Sản phẩm dở dang
Thành phẩm
Chi phí phát sinh:
Đầu kỳ
9.000
5.000
8.000
Cuối kỳ
10.000
8.000
6.000
Nguyên vật liệu mua vào 64.000; Nhân công trực tiếp 50.000; Chi phí sản xuất chung
19.200; Chi phí sản xuất chung gồm: Nhân công gián tiếp 5.500; bảo hiểm nhà xưởng
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
4.000; Khấu hao máy móc 4.000; Sửa chữa máy móc 1.800; Công cụ, dụng cụ trong
xưởng 2.400; Chi phí NVL phụ 1.500.
Yêu cầu
1. Lập Bảng chi tiết tính giá thành sản phẩm cho tháng 6/2011.
2. Phản ánh giá trị hàng tồn kho cuối kỳ vào 30/6/11 trong bảng cân đối kế toán.
Bài 2.9
Bảng chi tiết tính giá thành sản phẩm biểu diễn các thành phần của chi phí. Hãy hoàn
thiện phụ lục đối với công ty linh kiện điện tử Phúc Anh:
Phúc Anh Co.,
Bảng chi tiết tính giá thành sản phẩm
Đối với năm tài chính kết thúc ngày 31 tháng 12 năm 2009
Sản phẩm dở dang, 1/1
Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp
Nguyên vật liệu tồn kho, 1/1
Cộng: Nguyên vật liệu mua vào
Trừ: Nguyên vật liệu tồn kho, 31/12
NVL trực tiếp đã sử dụng
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí sản xuất chung
CF nhân công gián tiếp
Khấu hao nhà xưởng
Công cụ, dụng cụ dùng trong xưởng
Đơn vị: nghìn đồng
200.000
?
158.000
6.500
190.000
?
18.000
36.000
68.000
Tổng CF sản xuất chung
Tổng chi phí sản xuất
Tổng chi phí
Trừ: Sản phẩm dở dang, 31/12
Giá thành sản phẩm
122.000
?
?
87.000
560.000
Bài 2.10
Công ty Nam Thành là một công ty sản xuất máy tính. Người quản lý tài chính của họ là
ông Hoàng Minh đã về hưu tháng 10 năm 2009. Một trợ lý kế toán ít kinh nghiệm lập
bảng báo cáo thu nhập của tháng 10/2009 như sau:
Nam Thành Co.,
Báo cáo thu nhập tháng 10
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
kết thúc vào 31/10/2009
Doanh thu bán hàng (thuần)
Trừ: Chi phí hoạt động
Nguyên vật liệu mua vào
Chi phí nhân công trực tiếp
Chi phí quảng cáo
Tiền lương nhân viên bán hàng và quản lý
Thuê máy móc thiết bị
Khấu hao thiết bị bán hàng
Khấu hao trang thiết bị sản xuất
Chi phí nhân công gián tiếp
Công cụ, dụng cụ trong xưởng
Bảo hiểm nhà xưởng
Lỗ gộp
Đơn vị tính: nghìn VNĐ
780.000
260.000
190.000
90.000
75.000
60.000
45.000
30.000
25.000
12.000
8.000
795.000
(15.000)
a) Cân đối tồn kho vào thời điểm đầu và cuối tháng 10 như sau:
Nguyên vật liệu
Sản phẩm dở dang
Thành phẩm
1/10/2009
15.000
16.000
30.000
31/10/2009
31.000
14.000
48.000
b) Chỉ có 80% chi phí trực tiếp và 70% chi tiêu bảo hiểm được tính cho hoạt động
sản xuất, số còn lại tính cho hoạt động bán hàng và quản lý.
Yêu cầu
1. Lập một Bảng chi tiết tính giá thành sản phẩm cho tháng 10/2009.
2. Lập báo cáo thu nhập chính xác cho tháng 10/2009.
Phần III: Câu hỏi tình huống
Tình huống 2.1
Ông Nam Thắng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Hoà Bình, đã xem xét lại báo cáo chi
phí sản xuất trong năm. Một khoản chi trong những báo cáo này làm ông phải băn khoăn,
đó là chi phí quảng cáo. Trong năm, Công ty đã thực hiện một chiến dịch quảng cáo tốn
kém để bán một số sản phẩm khó tiêu thụ của họ. Còn quá sớm để kết luận rằng liệu
chiến dịch quảng cáo đó có thành công hay không. Rất nhiều cuộc tranh luận nội bộ đã
nổ ra về việc làm thế nào để phản ánh chi phí quảng cáo. Giám đốc tài chính cho rằng chi
phí quảng cáo cần được coi như một loại chi phí sản xuất, giống như chi phí nguyên vật
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
liệu trực tiếp và nhân công trực tiếp. Do vậy, ông ta cho rằng chi phí này cần được xếp
vào loại chi phí sản xuất chung và được phản ánh như là một phần giá trị tồn kho cho đến
khi hàng được bán. Một số người khác không đồng ý. Nam Thắng tin rằng chi phí này
cần được coi như một loại chi tiêu (chi phí thời kỳ). Một số người khác lại cho rằng chi
phí quảng cáo cần được phản ánh như là chi phí Quảng cáo Trả trước và được xếp vào
loại tài sản lưu động.
Tổng giám đốc cần phải đưa ra quyết định. Ông ta cho rằng những chi phí này cần được
phản ánh như một loại giá trị tồn kho. Ông ta lưu ý mọi người rằng công ty đang trải qua
một giai đoạn khó khăn về tài chính và việc chi tiêu khoản này trong kỳ nghiên cứu sẽ
gây nguy hiểm cho một kế hoạch chào bán cổ phiếu. Thêm vào đó, bằng cách phản ánh
chi phí quảng cáo là giá trị tồn kho chứ không phải là chi phí quảng cáo trả trước, hội
đồng tài chính sẽ ít chú ý đến công ty.
Yêu cầu
1. Ai sẽ là người có quan điểm đúng trong trường hợp này?
2. Vấn đề đạo đức nào có liên quan trong trường hợp này?
3. Bạn sẽ làm gì nếu bạn là ông Nam Thắng?
Tình huống 2.2
Đơn vị tính: 1.000đ
Công ty D chuyên sản xuất quần áo thời trang theo bộ. Vào 31/7/2008, một cơn bão mạnh
đã đánh vào nhà xưởng và văn phòng của họ. Hàng hoá trong kho và cả nhà máy đã bị hư
hỏng nặng vì mưa to và độ ẩm quá cao. Khu vực văn phòng ở gần đó bị hư hỏng hoàn
toàn. Hôm sau, sau khi tìm kiếm kỹ lưỡng khu vực bị huỷ hoại, Việt Dũng, người quản lý
công ty và Tường Vân, kế toán chi phí đã tìm thấy và phục hồi được một phần nhỏ số liệu
về chi phí sản xuất của tháng đó.
“Thật là một chuyện kinh khủng” Việt Dũng thở dài, “và điều tồi tệ nhất là chúng ta có
thể không tìm đủ chứng cớ để hoàn thiện đơn khiếu nại, bảo hiểm”
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
“Thật tồi tệ” Tường Vân đáp lại “Tuy nhiên, tôi sẽ cố gắng phục hồi một số số liệu về chi
phí sản xuất mà tôi đã xử lý chiều hôm qua. Số liệu đó cho thấy rằng chi phí nhân công
trực tiếp trong tháng 7 là 250.000 và chúng ta đã mua Nguyên vật liệu trị giá 345.000.
Bên cạnh đó, tôi nhớ lại rằng Nguyên vật liệu đã dùng trong tháng 7 là 350.000. Nhưng
tôi không chắc là những số liệu đó có giúp được gì; phần lưu trữ còn lại đã bị bão thổi
bay đi mất rồi.”
“Cũng chưa chắc” Việt Dũng nói, “Tôi đang xử lý báo cáo thu nhập cho năm tài chính thì
nghe thấy thông báo về tin bão gần. Tôi nhớ lại rằng doanh thu tháng 7 là 1.250.000 và tỷ
lệ lãi gộp là 40% doanh thu. Thêm nữa, tôi nhớ rằng trị giá thành phẩm sẵn có để bán cho
tháng 7 là 790.000.”
“Có thể chúng ta sẽ tìm ra được một cái gì đó từ những số liệu ấy” Tường Vân kêu lên,
“Kinh nghiệm của tôi cho thấy rằng chi phí sản xuất chung của chúng ta thường bằng
60% chi phí nhân công trực tiếp.”
“Này, xem tôi tìm thấy gì này” Tường Vân thốt lên “đây là bản copy của Bảng chi tiết
tính giá thành sản phẩm tháng 6, và nó cho thấy rằng tồn kho vào 30/6 là 36.000 đối với
thành phẩm, 22.000 đối với sản phẩm dở dang và 19.000 đối với Nguyên vật liệu.”
“Tuyệt vời” Việt Dũng kêu lên, “Hãy hành động đi thôi!”
Để hoàn thiện đơn khiếu nại bảo hiểm, công ty D phải xác định lượng hàng tồn kho vào
31/7/2008, thời điểm gặp bão.
Yêu cầu:
Hãy xác định tồn kho Nguyên vật liệu, Sản phẩm dở dang và Thành phẩm vào ngày bị
bão.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
CÂU HỎI CHƯƠNG 3
A. Kế toán chi phí theo công việc
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm
1. Nguồn tài liệu để phân bổ chi phí trong bảng tính chi phí theo công việc là:
(a) Hoá đơn, bảng chấm công, và Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung.
(b) Phiếu xuất NVL, bảng chấm công và chi phí chung thực tế.
(c) Phiếu xuất NVL, bảng lương và Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung.
(d) Phiếu xuất NVL, bảng chấm công và Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung.
2. Khi theo dõi việc xuất nguyên vật liệu trong hệ thống tính chi phí theo công việc, sẽ
không đúng nếu:
(a) Ghi nợ tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang.
(b) Ghi nợ tài khoản Tồn kho thành phẩm.
(c) Ghi nợ tài khoản chi phí chung.
(d) Ghi có tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang.
3. Khi phân bổ chi phí nhân công trực tiếp, bút toán là ghi nợ:
(a) Tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang và ghi có tài khoản Nhân công trực tiếp.
(b) Tài khoản chi phí sản xuất chung và ghi có tài khoản Nhân công trực tiếp.
(c) Tài khoản Nhân công trực tiếp và ghi có tài khoản chi phí sản xuất chung.
(d) Tài khoản Nhân công trực tiếp và ghi có tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang.
4. Công thức xác định Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung là lấy chi phí sản xuất
chung ước tính chia cho một hoạt động sản xuất dự tính hàng năm, được hiểu là:
(a) Chi phí nhân công trực tiếp.
(b) Số giờ lao động trực tiếp.
(c) Số giờ máy chạy.
(d) Bất kỳ loại nào trong 3 loại trên đây.
5. Tại công ty X, Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung là 80% chi phí nhân công trực
tiếp. Trong 1 tháng, chi phí nhân công phát sinh là 210.000 nghìn đồng, trong đó
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
180.000 nghìn đồng là chi phí nhân công trực tiếp, còn 30.000 nghìn đồng là chi phí
nhân công gián tiếp. Chi phí sản xuất chung thực tế phát sinh là 200.000 nghìn đồng.
Khoản chi phí chung ghi nợ vào tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang sẽ là (đơn vị:
nghìn đồng)
(a) 120.000
(b) 144.000
(c) 168.000
(d) 160.000
6. Tại công ty BAC, CV 26 đã hoàn thành với chi phí là 4.500 nghìn VNĐ và được bán
với giá 7.000 nghìn VNĐ bằng tiền mặt. Bút toán đúng là:
(a) Ghi nợ tài khoản Tồn kho Thành phẩm 7.000 nghìn VNĐ và ghi có tài khoản Tồn
kho sản phẩm dở dang 7.000 nghìn VNĐ
(b) Ghi nợ tài khoản Giá vốn hàng bán 7.000 nghìn VNĐ và ghi có tài khoản Tồn kho
Thành phẩm 7.000 nghìn VNĐ
(c) Ghi nợ tài khoản Tồn kho Thành phẩm 4.500 nghìn VNĐ và ghi có tài khoản Tồn
kho sản phẩm dở dang 4.500 nghìn VNĐ
(d) Ghi nợ tài khoản Phải thu 7.000 nghìn VNĐ và ghi có tài khoản Doanh thu 7.000
nghìn VNĐ
7. Khi lập các báo cáo tài chính hàng tháng, chi phí sản xuất chung phân bổ thừa được
phản ánh trong bảng cân đổi kế toán như là:
(a) Khoản chi phí trả trước.
(b) Doanh thu chưa thực hiện.
(c) Tài sản cố định.
(d) Nợ dài hạn.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Phần II: Bài tập
Bài 3.1
Có tài liệu về chi phí của công ty Kosko, sử dụng hệ thống tính chi phí theo công việc
như sau:
Chi phí NVL trực tiếp
Chi phí nhân công
Chi phí chung phân bổ
Tổng chi phí sản xuất
Tồn kho sản phẩm
TH 1
(a)
45.000
42.500
190.650
dở dang (b)
1/1/99
Tổng chi phí
Tồn kho SP dở dang 31/12/99
Giá thành sản phẩm
201.500
(c)
192.300
TH 2
83.000
90.000
(d)
(e)
15.500
TH 3
65.000
(h)
(i)
287.000
18.000
(f)
11.800
(g)
(j)
(k)
262.000
Yêu cầu
Xác định những chi phí còn thiếu theo thứ tự. Giả sử rằng trong mọi tình huống (TH), chi
phí sản xuất chung đều được phân bổ trên cơ sở chi phí nhân công trực tiếp và hệ số phân
bổ là giống nhau.
Bài 3.2
Công ty Ánh Dương phân bổ chi phí sản xuất chung vào các công việc dựa trên cơ sở số
giờ sử dụng máy móc. Tổng chi phí chung ước tính khoảng 275.000 nghìn VNĐ và số
giờ sử dụng máy khoảng 125.000 giờ.
Trong tháng 1, chi phí chung phát sinh là 26.000 nghìn VNĐ và số giờ sử dụng máy móc
là 10.000 giờ. Trong thời gian còn lại của năm, chi phí chung phát sinh là 274.000 nghìn
VNĐ và số giờ sử dụng máy móc là 120.000 giờ.
Yêu cầu
1. Xác định hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung trong năm.
2. Chi phí chung phân bổ thừa, hoặc thiếu vào thời điểm 31 tháng 1 là bao nhiêu? Khoản
chi phí này sẽ được phản ánh trong báo cáo tài chính lập vào 31 tháng 1 như thế nào?
3. Khoản chi phí chung phân bổ thừa, hoặc thiếu tại thời điểm 31 tháng 12 là bao nhiêu?
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
4. Giả sử rằng khoản chi phí chung phân bổ thừa, hoặc thiếu không được phân bổ trong
các tài khoản tồn kho, hãy lập bút toán điều chỉnh để phân bổ khoản chi phí này vào
trong giá vốn hàng bán.
Bài 3.3
Có bảng tính chi phí theo công việc của công ty Đức Mai như sau
Bảng tính chi phí theo công việc
Công việc số:_________469
Số lượng:__________2.000
Hạng mục: Khung White Lion
Ngày bắt đầu:_________2/7
Cho:________Công ty Tesla
Ngày
NVL trực tiếp
10/7
825
Ngày hoàn thành:________31/7
Nhân công trực tiếp Chi phí SX chung
12/7
900
15/7
440
550
22/7
380
475
540
675
24/7
1.600
27/7
1.500
31/7
Chi phí đối với công việc đã hoàn thành
NVL trực tiếp
$_______________
Nhân công trực tiếp
_______________
Chi phí sản xuất chung
Tổng chi phí
_______________
$_______________
Yêu cầu
1. Trên cơ sở những dữ liệu trên đây, hãy trả lời những câu hỏi sau:
a) Nguồn tài liệu để tính chi phí NVL trực tiếp, chi phí nhân công trực tiếp và chi phí
chung phân bổ cho công việc này là gì?
b) Hệ số phân bổ chi phí sản xuất chung là bao nhiêu?
c) Tổng chi phí và chi phí trên đơn vị của công việc đã hoàn thành là bao nhiêu?
2. Lập bút toán để phản ánh công việc đã hoàn thành.
Bài 3.4
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Công ty sản xuất sản phẩm xây dựng M là một trong những nhà sản xuất và phân phối
lớn đối với sản phẩm cửa garage theo yêu cầu đặt hàng, họ cũng là nhà cung cấp chính
đối với các sản phẩm như cửa công nghiệp và thương mại, bộ phận dẫn nhiệt, cửa chớp
cho các công trình xây dựng mới, sửa chữa và tạo mẫu. M đã lập các nhà máy để tiếp tục
phát triển mạng lưới dịch vụ bán hàng, lắp đặt, và dịch vụ chế tạo và lắp đặt lò sưởi, cửa
garage và các sản phẩm liên quan.
Công ty M sử dụng hệ thống tính chi phí theo công việc và phân bổ chi phí sản xuất
chung theo cơ sở chi phí nhân công trực tiếp. Trong khi tính toán Hệ số phân bổ chi phí
sản xuất chung cho năm 2008, công ty ước tính chi phí sản xuất chung vào khoảng 24
triệu đồng và chi phí nhân công trực tiếp khoảng 20 triệu đồng. Bên cạnh đó, có thêm
những thông tin sau:
Chi phí thực tế phát sinh năm 2008 (nghìn VNĐ)
Chi phí NVL trực tiếp đã dùng
30.000.000
Chi phí nhân công trực tiếp phát sinh
21.000.000
Chi phí sản xuất phát sinh trong năm 2008 (nghìn VNĐ)
Bảo hiểm nhà xưởng
500.000
Chi phí nhân công gián tiếp
7.500.000
Chi phí bảo dưỡng
1.000.000
Tiền thuê nhà xưởng
11.000.000
Khấu hao trang thiết bị
2.000.000
Yêu cầu:
1. Giải thích tại sao Công ty sản phẩm xây dựng M sử dụng hệ thống tính chi phí theo
công việc?
2. M phân bổ chi phí sản xuất chung trên cơ sở nào. Tính hệ số phân bổ chi phí sản xuất
chung cho năm nghiên cứu.
3. Tính khoản chi phí chung sản xuất phân bổ thừa hoặc thiếu cho năm 2008.
4. M có số dư đầu kỳ và cuối kỳ của các tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang và Tồn
kho thành phẩm như sau:
1/1/08
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
31/12/08
lOMoARcPSD|9418978
Sản phẩm dở dang
Thành phẩm
5.000.000
4.000.000
13.000.000
11.000.000
Xác định (1) giá thành sản phẩm và (2) giá vốn hàng bán của M năm 2008. Giả sử
rằng bất kỳ khoản chi phí chung phân bổ thừa hoặc thiếu cũng được tính vào giá vốn
hàng bán.
5. Trong năm 2008, công việc số G408, đã được bắt đầu và kết thúc. Bảng tính chi phí
cho thấy tổng chi phí là 100,000 và công ty tính giá của sản phẩm đó thêm 50% chi
phí. Vậy giá bán cho khách hàng đối với sản phẩm đó là bao nhiêu theo chính sách giá
của công ty?
Bài 3.5
(Đơn vị tính: 1000 đồng)
Công ty sản xuất G sử dụng hệ thống tính chi phí theo công việc và phân bổ chi phí
chung vào sản xuất trên cơ sở số giờ lao động trực tiếp. Vào 1/1/08, công việc số 25 là
công việc duy nhất đang được thực hiện (còn dở dang). Những chi phí phát sinh trước
ngày 1/1/08 đối với công việc này bao gồm: chi phí NVL trực tiếp, 10.000, chi phí nhân
công trực tiếp 6.000 và chi phí sản xuất chung 10.500. Bên cạnh đó, công việc số 23 đã
hoàn thành với chi phí là 45.000 và trở thành một phần của thành phẩm tồn kho, và số dư
của tài khoản nguyên vật liệu tồn kho là 5.000.
Trong tháng 1, công ty sản xuất G bắt đầu thực hiện công việc số 26 và 27, và hoàn thành
công việc số 25 và 26. Trên tài khoản, công việc số 23 và 25 đã được bán trong tháng với
giá lần lượt là 52.000 và 58.000. Những nghiệp vụ đã phát sinh trong tháng như sau:
a) Mua chưa thanh toán số nguyên vật liệu trị giá 45.000.
b) Chi phí nhân công phát sinh là 31.500. Trong đó, 6.500 là thuế thu nhập.
c) Chi phí sản xuất chung phát sinh như sau: NVL gián tiếp là 10.000, nhân công
gián tiếp là 7.500, khấu hao là 10.000 và những chi phí sản xuất chung khác là
15.000 chưa thanh toán.
d) Chi phí NVL và nhân công trực tiếp được phân bổ cho các công việc như sau:
Công việc số
25
Chi phí NVL TT Chi phí NC TT
5.000
3.000
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
26
27
20.000
15.000
12.000
9.000
e) Công ty sử dụng số giờ lao động trực tiếp làm cơ sở để phân bổ chi phí chung. Số
giờ lao động trực tiếp phát sinh đối với mỗi công việc là: CV 25: 200 giờ, CV 26:
800 giờ, CV 27: 600 giờ.
Yêu cầu
1. Tính hệ số phân bổ chi phí chung cho cả năm 1999, giả sử rằng G Manu ước tính
Tổng chi phí chung cả năm là $500.000, chi phí nhân công trực tiếp là $300.000 và số
giờ lao động là 20.000 giờ.
2. Mở bảng tính chi phí theo công việc cho công việc số 25, 26 và 27. Nhập số liệu về số
dư ngày 1/1 cho công việc 25.
3. Lập bút toán nhật ký để phản ánh việc mua nguyên vật liệu, chi phí nhân công phát
sinh và chi phí sản xuất chung cho tháng 1.
4. Lập bút toán nhật ký để phản ánh việc phân bổ chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi
phí nhân công trực tiếp và chi phí sản xuất chung vào sản xuất. Khi phân bổ chi phí
sản xuất chung, sử dụng hệ số phân bổ đã tính ở phần (a). Đưa tất cả các số liệu cần
thiết vào bảng tính chi phí theo công việc.
5. Tính tổng các bảng tính chi phí theo công việc đối với các công việc đã hoàn thành.
Lập bút toán nhật ký để phản ánh sự hoàn thành các công việc trong tháng.
6. Lập bút toán nhật ký phản ánh việc bán các công việc đã hoàn thành trong tháng.
7. Số dư trong tài khoản Tồn kho sản phẩm dở dang cuối tháng bằng bao nhiêu? Số dư
đó bao gồm những thành phần nào?
8. Chi phí chung phân bổ thừa, hoặc thiếu trong tháng là bao nhiêu? Khoản này được
phản ánh trong báo cáo tài chính như thế nào?
Bài 3.6
Công ty TNHH A sử dụng hệ thống tính chi phí theo công việc. Trong nhiều tháng
thường xuyên có sự không thống nhất giữa bộ phận bán hàng và bộ phận sản xuất về sản
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
phẩm đặt hàng riêng, TC-1. TC-1 là một sản phẩm thời vụ có sản lượng sản xuất là 1.000
đơn vị. TC-1 được bán với giá bằng chi phí cộng thêm 40%.
Bộ phận bán hàng không hài lòng vì chi phí sản xuất trên đơn vị dao động mạnh có ảnh
hưởng lớn đến giá bán hàng. Nhân viên bán hàng phàn nàn rằng điều đó làm cho rất
nhiều khách hàng phàn nàn và làm mất nhiều đơn hàng đối với sản phẩm TC-1.
Bộ phận sản xuất lại cho rằng mỗi công việc phải được hạch toán chi phí đầy đủ trên cơ
sở chi phí phát sinh trong thời gian mà công việc đó được thực hiện. Nhân viên sản xuất
cho rằng giải pháp duy nhất cho vấn đề này là bộ phận bán hàng cần tăng doanh số bán
hàng trong thời gian không phải thời vụ.
Lâm Hùng, tổng giám đốc công ty, yêu cầu bạn, với tư cách là kế toán của công ty, thu
thập số liệu theo quý trong năm ngoái đối với sản phẩm TC-1. Từ hệ thống kế toán chi
phí, bạn thu thập được số liệu về sản lượng và chi phí như sau:
(đơn vị: 1.000 VNĐ)
Chi phí
Quý
NVL trực tiếp
Nhân công trực tiếp
Chi phí chung
Tổng
Sản lượng theo lô
Chi phí đơn vị (theo lô)
Yêu cầu:
1
100.000
60.000
105.000
265.000
5
53.000
2
220.000
132.000
123.000
475.000
11
43.182
3
80.000
48.000
97.000
225.000
4
56.250
4
200.000
120.000
125.000
445.000
10
44.500
Chia lớp thành nhóm, hãy trả lời những câu hỏi sau:
1. Bộ phận chi phí nào là nguyên nhân chính gây ra việc chi phí đơn vị dao động? Tại
sao?
2. Bạn đề xuất giải pháp gì để giải quyết vấn đề chi phí đơn vị dao động?
3. Tính lại số liệu từng quý trên cơ sở giải pháp của bạn.
Bài 3.7
Công ty Sành Sứ chuyên chế tác những mặt hàng sành sứ theo đặc tính kỹ thuật riêng,
nộp thuế GTGT khấu trừ, tổ chức kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành theo chi phí
thực tế kết hợp với chi phí ước tính. Ngày 1/9/N, công ty tiến hành triển khai đơn đặt
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
hàng của công ty K với số lượng 1.200 sản phẩm sứ kiểu M, doanh số 80 triệu đồng,
ngày đặt hàng 28.08.N, ngày giao hàng ngày 30.09.N tại kho số 1 của công ty K
Theo tài liệu về tình hình thực hiện đơn đặt hàng trong tháng 09/N như sau:
a) Phiếu xuất kho số 1 ngày 01.09.N xuất NVL chính dùng cho sản xuất sản phẩm
14.448.000đ.
b) Phiếu xuất kho số 2 ngày 10.09.N xuất NVL phụ và nhiên liệu dùng trực tiếp sản
xuất sản phẩm 7.800.000đ
c) Bảng thanh toán lương số 1 ngày 30.09.N lương CNTT SX 9.600.000đ, khoản
trích vào chi phí lương gồm kinh phí công đoàn 2%, BHXH 15%, BHYT 2%
d) Hóa đơn chi phí năng lượng ngày 30/09/N với phần chi phí cố định 770.000đ,
phần phụ trội 774.000đ
e) Bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định ngày 30/09/N là 7.920.000đ.
f) Một số chi phí cố định khác ở xưởng đã ứng cho các bộ phận theo phiếu tạm ứng
ngày 07/09/N là 3.536.000đ nhưng tháng sau mới quyết toán.
g) Báo cáo tình hình từ phân xưởng sản xuất:
Số lượng sản phẩm hoàn thành nhập kho trong kỳ là 1.200 sản phẩm và đã bàn giao cho
công ty K ngày 30/09/N tại kho số 1 do ông Nguyễn Văn A ký nhận.
Phế liệu ước thu hồi từ NVL chính sản xuất trong kỳ với giá vốn ước tính 24.000, giá bán
thu hội bằng tiền mặt 36.000đ.
Yêu cầu:
1. Tính toán, phản ánh vòa sơ đồ tài khoản, lập phiếu chi phí công việc trong tháng 9/N.
Cho biết, mức phân bổ chi phí sản xuất dự toán trong kỳ 10.000đ/sp.
2. Điều chỉnh giá thành ước tính của đơn đặt hàng cuối kỳ.
B. Kế toán chi phí theo quy trình
Phần I: Câu hỏi trắc nghiệm
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
1. Hệ thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm theo quy trình sản xuất
được áp dụng để tính giá thành những sản phẩm
a) Chưa xác định trước người mua
b) Sản xuất theo tiêu chuẩn kỹ thuật riêng của doanh nghiệp
c) Thường được tái lập lại nhiều lần trong sản xuất
d) Tất cả các trường hợp trên
2. Giải thích nào sau đây là hợp lý về sự khác biệt giữa giá thành khi tính sản lượng hoàn
thành tương đương theo phương pháp bình quân và theo phương pháp nhập trước xuất
trước
a) Do khác biệt về sản lượng hoàn thành tương đương
b) Do khác biệt về chi phí giữa các kỳ sản xuất
c) Do khác biệt về năng suất sản xuất giữa các kỳ
d) Tất cả các trường hợp trên
3. Trong các điểm sau đây, điểm nào không phải là đặc điểm của hệ thống tính giá thành
theo quy trình?
a) Khi quy trình sản xuất bắt đầu, quy trình này sẽ tiếp tục cho đến khi thành phẩm ra
đời.
b) Các sản phẩm được sản xuất ra không đồng nhất về bản chất.
c) Điều cốt yếu là liên tục sản xuất ra các sản phẩm đồng nhất.
d) Khi thành phẩm ra đời, mọi đơn vị sản phẩm đều có khối lượng chính xác như
nhau về nguyên vật liệu, nhân công và các chi phí sản xuất chung.
4. Trong các câu sau đây, câu nào không đúng
a) Cả hai hệ thống tính giá thành theo công việc và theo quy trình đều theo dõi ba
thành tố chi phí sản xuất giống nhau - nguyên vật liệu trực tiếp, nhân công trực
tiếp, và chi phí sản xuất chung.
b) Trong hệ thống tính giá thành theo công việc, chỉ sử dụng một tài khoản Chi phí
sản xuất dở dang, trong khi ấy hệ thống tính giá thành theo quy trình thì sử dụng
nhiều tài khoản Chi phí sản xuất dở dang.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
c) Cả hai hệ thống tính giá thành theo công việc và theo quy trình đều tập hợp các chi
phí sản xuất theo cùng một cách.
d) Cả hai hệ thống tính giá thành theo công việc và theo quy trình đều phân bổ các
chi phí sản xuất theo cùng một cách.
5. Trong hệ thống tính giá thành theo quy trình, các chi phí chỉ được phân bổ:
a) Cho một tài khoản Chi phí sản xuất dở dang.
b) Cho tài khoản Chi phí sản xuất dở dang và tồn kho thành phẩm.
c) Cho tài khoản Chi phí sản xuất dở dang, thành phẩm và Giá vốn hàng bán.
d) Cho các tài khoản Chi phí sản xuất dở dang.
6. Để định khoản cho các chi phí nguyên vật liệu (SO5):
a) Ghi nợ cho tài khoản Thành phẩm tồn kho.
b) Thường ghi nợ cho hai hoặc nhiều hơn các tài khoản Chi phí sản xuất dở dang.
c) Thường ghi có cho hai hoặc nhiều hơn các tài khoản Chi phí sản xuất dở dang.
d) Ghi có cho tài khoản Thành phẩm tồn kho.
7. Sản lượng của Bộ phận Trộn trong cả kỳ là 20.000 đơn vị sản phẩm hoàn chỉnh và
chuyển đi, và 5.000 đơn vị sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn thành tương
đương là 60% về nguyên vật liệu và chi phí chuyển đổi. Sản phẩm dở dang đầu kỳ là
1.000 đơn vị sản phẩm, 40% hoàn thành về nguyên vật liệu và chi phí chuyển đổi. Số
đơn vị sản phẩm quy đổi là:
a) 22.600.
b) 23.000.
c) 24.000.
d) 25.000.
8. Trong Công ty RYZ, số đơn vị sản xuất dở dang đầu kỳ là 0; 7.000 đơn vị sản phẩm
được bắt đầu sản xuất, và có 500 đơn vị sản phẩm dở dang cuối kỳ với mức độ hoàn
thành 20%. Số đơn vị vật chất được tính là:
a) 7.000.
b) 7.360.
c) 7.600.
d) 7.340.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
9. Công ty Mora có 2.000 đơn vị sản xuất dở dang đầu kỳ với mức độ hoàn thành 20% về
chi phí chuyển đổi, 23.000 đơn vị sản phẩm được chuyển sang thành phẩm và 3.000 đơn
vị sản phẩm dở dang cuối kỳ với 33 1/3% hoàn thành về chi phí chuyển đổi. Sản phẩm dở
dang đầu kỳ và cuối kỳ đều hoàn thành 100% về chi phí nguyên vật liệu. Đơn vị sản
phẩm quy đổi về chi phí nguyên vật liệu và chi phí chuyển đổi tương ứng là:
a) 22.000, 24.000.
b) 24.000, 26.000.
c) 26.000, 24.000.
d) 26.000, 26.000.
10. Công ty Thành Trung không có chi phí sản xuất dở dang đầu kỳ; 9.000 đơn vị sản
phẩm hoàn thành được chuyển đi và 3.000 đơn vị sản phẩm dở dang cuối kỳ với một
phần ba hoàn thành về chi phí chuyển đổi và hoàn thành 100% về chi phí nguyên vật liệu.
Nếu tổng chi phí nguyên vật liệu là 60.000 nghìn VNĐ, chi phí nguyên vật liệu trên đơn
vị sản phẩm là: (đơn vị: nghìn VNĐ)
a) 5.00.
b) 5.45 làm tròn.
c) 6.00
d) Không có câu trả lời nào ở trên đúng.
11. Công ty Thành Tín có chi phí trên đơn vị sản phẩm là 10 nghìn VNĐ đối với nguyên
vật liệu và 30 nghìn VNĐ cho chi phí chuyển đổi. Nếu có 2.500 đơn vị sản phẩm dở dang
cuối kỳ, với mức độ hoàn thành 40% về chi phí chuyển đổi và 100% hoàn thành về chi
phí nguyên vật liệu, tổng chi phí phân bổ cho sản phẩm dở dang cuối kỳ là: (đơn vị:
nghìn VNĐ)
a) 45.000.
b) 55.000.
c) 75.000.
d) 100.000.
Phần II: Bài tập
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Bài 3.8
Bộ phận Pha trộn của Công ty Dion có các số liệu về tình hình sản xuất và chi phí cho
tháng 4 như sau:
Chi phí:
Chi phí sản xuất dở dang, ngày 1/4
Nguyên vật liệu trực tiếp: 100% hoàn thành
$ 100.000
Chi phí chuyển đổi: 20% hoàn thành
70.000
Tổng chi phí sản xuất dở dang, ngày 1/4
170.000
Chi phí sản xuất phát sinh trong tháng
Nguyên vật liệu trực tiếp
$ 800.000
Chi phí chuyển đổi
353.000
Tổng chi phí phát sinh trong tháng
$ 1.153.000
Số đơn vị sản phẩm chuyển đi là 9.000, cuối tháng có 1.000 đơn vị sản phẩm dở dang với
mức độ hoàn thành 100% về nguyên liệu và 40% hoàn thành về chi phí chuyển đổi.
Yêu cầu
1. Tính số đơn vị sản phẩm quy đổi cho 1) nguyên vật liệu và 2) chi phí chuyển đổi cho
tháng 4.
2. Tính chi phí trên đơn vị cho tháng này.
3.
Xác định chi phí phân bổ cho các đơn vị sản phẩm chuyển đi và sản phẩm dơ dang
cuối kỳ.
Bài 3.9
Sổ cái của công ty Hoàng Hà có các tài khoản Chi phí sản xuất dở dang sau:
(Đơn vị: triệu đồng)
1/5
Chi phí sản xuất dở dang – bộ phận Sơn
Số dư
3.680 31/5 Chuyển đi
31/5
Nguyên vật liệu
6.030
31/5
Chi phí
2.500
31/5
Chi phí sản xuất chung
1.350
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
?
lOMoARcPSD|9418978
31/5
Số dư
?
Các tài liệu cho thấy có 800 đơn vị sản phẩm dở dang đầu kỳ với mức độ hoàn thành là
30%, 1.100 đơn vị sản phẩm được đưa vào sản xuất, và 1.300 đơn vị được chuyển đi. Sản
phẩm dở dang đầu kỳ có chi phí nguyên vật liệu là 2.140 triệu đồng và chi phí chuyển đổi
là 1.540 triệu đồng. Sản phẩm dở dang cuối kỳ có mức độ hoàn thành là 40%. Nguyên
liệu đều đưa vào từ thời điểm đầu của công đoạn sơn.
Yêu cầu:
1. Có bao nhiêu đơn vị sản phẩm dở dang vào ngày 31/5?
2. Chi phí nguyên vật liệu trên đơn vị sản phẩm trong tháng 5 là bao nhiêu?
3. Chi phí chuyển đổi trên đơn vị sản phẩm trong tháng 5 là bao nhiêu?
4. Tổng chi phí của các đơn vị sản phẩm được chuyển đi trong tháng 5 là bao nhiêu?
5. Chi phí của sản phẩm dở dang ngày ngày 31/5 là bao nhiêu?
Bài 3.10
Bộ phận Đánh bóng của Công ty Chế tạo Sơn Hải có các số liệu sau về tình hình sản xuất
và chi phí sản xuất cho tháng 9. Nguyên vật liệu được đưa vào từ khi bắt đầu quy trình.
Sản xuất: Sản phẩm dở dang đầu kỳ là 1.600 đơn vị với 100% hoàn thành về nguyên vật
liệu và 30% hoàn thành về chi phí chuyển đổi; số đơn vị sản phẩm được đưa vào sản xuất
trong giai đoạn này là 12.000; sản phẩm dở dang cuối kỳ là 3.000 đơn vị với 10% hoàn
thành về chi phí chuyển đổi.
Chi phí sản xuất: Chi phí tồn kho đầu kỳ bao gồm 20.000 nghìn VNĐ nguyên vật liệu và
43.180 nghìn VNĐ chi phí chuyển đổi; chi phí nguyên vật liệu bổ sung của Bộ phận
Đánh bóng trong tháng là 167.680 nghìn VNĐ; chi phí nhân công và chi phí sản xuất
chung trong cả tháng tương ứng là 100.080 nghìn VNĐ và 277.480 nghìn VNĐ.
Yêu cầu
1. Tính số đơn vị sản phẩm quy đổi cho chi phí nguyên vật liệu và chi phí chuyển đổi
trong tháng 9.
2. Tính chi phí nguyên vật liệu và chi phí chuyển đổi trên đơn vị sản phẩm cho tháng 9.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
3. Xác định chi phí phân bổ đối cho số đơn vị sản phẩm chuyển đi và dở dang cuối kỳ.
Bài 3.11
Công ty A sản xuất ván trượt nước qua hai quy trình: Đúc và Đóng gói. ở bộ phận Đúc,
các thanh thuỷ tinh được làm nóng và tạo hình thành một chiếc ván trượt. Còn ở bộ phận
đóng gói, các ván trượt được cho vào hộp các tông và gửi vào kho thành phẩm. Nguyên
vật liệu thì được đưa vào từ đầu của mỗi quy trình. Các chi phí nhân công và chi phí sản
xuất chung phát sinh đồng bộ trên mỗi quy trình. Số liệu về chi phí và tình hình sản xuất
cho Bộ phận đúc tháng 1 năm 2009 được trình bày dưới đây:
Số liệu Sản xuất
Số đơn vị Sản phẩm dở dang đầu kỳ
Số đơn vị đưa vào sản xuất
Tháng 1
0
42.500
Số đơn vị Sản phẩm dở dang cuối kỳ
2.500
Mức độ hoàn thành – tồn kho cuối kỳ
Số liệu Chi phí (đvt: 1.000đ)
Nguyên vật liệu
40%
Chi phí nhân công
510.000
96.000
Chi phí sản xuất chung
150.000
Tổng cộng
756.000
Yêu cầu
1. Tính số đơn vị vật chất trong sản xuất.
2. Xác định số đơn vị sản phẩm quy đổi cho chi phí nguyên vật liệu và chi phí chuyển
đổi.
3. Tính chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm.
4. Xác định chi phí phân bổ cho số đơn vị sản phẩm được chuyển đi và số đơn vị vẫn
còn trong quy trình đang thực hiện.
5. Lập một báo cáo chi phí sản xuất tháng 1 cho bộ phận đúc.
Bài 3.12
Tập đoàn Hoàng Nam sản xuất đồ gỗ gia dụng qua nhiều quy trình khác nhau. ở mỗi quy
trình, nguyên liệu đều được đưa vào từ đầu, và chi phí chuyển đổi thì phát sinh đồng bộ.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Số liệu về tình hình chi phí và sản xuất cho quy trình đầu tiên để sản xuất hai sản phẩm
tại hai phân xưởng khác nhau được như sau:
Bộ phận Cắt
Phân xưởng 1
Phân xưởng 2
T 12 Bàn
C 10 - Ghế
Số liệu sản xuất – Tháng 7
Số đơn vị SP dở dang, 1/ 7
0
0
Số đơn vị đưa vào sản xuất
20.000
18.000
Số đơn vị SP dở dang, 31/7
1.000
500
Mức độ hoàn thành công việc
Số liệu về chi phí – T7
60
80
Chi phí sản xuất dở dang, 1/7
0
0
Nguyên vật liệu
360.000
270.000
Nhân công
180.000
110.200
94.400
86.700
1.480.000
466.900
Các chi phí sản xuất chung
Tổng
Yêu cầu
Cho mỗi phân xưởng:
1. Tính số đơn vị vật chất trong sản xuất.
2. Tính số đơn vị sản phẩm quy đổi cho chi phí nguyên vật liệu và chi phí chuyển đổi.
3. Xác định chi phí sản xuất trên đơn vị sản phẩm.
4. a) Biểu diễn việc phân bổ chi phí cho số đơn vị sản phẩm chuyển đi và số đơn vị sản
phẩm dở dang cuối kỳ.
b) Lập báo cáo chi phí sản xuất cho Phân xưởng 1 tháng 7 năm 2008.
Bài 3.13
Công ty B&A sử dụng hệ thống tính giá thành theo quy trình với phương pháp bình quân
gia quyền và chế tạo một sản phẩm– dầu gội đầu cao cấp làm dày tóc. Hoạt động sản xuất
tháng 10 vừa được kết thúc. Một báo cáo chi phí sản xuất tháng 10 cho bộ phận pha trộn
đã hoàn thành một phần được trình bày dưới đây:
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
CÔNG TY TNHH B&A
Bộ phận Pha Trộn
Báo cáo chi phí sản xuất tháng 10
31/10/2009
Số đơn vị quy đổi
Đơn vị Nguyên
vật chất
liệu
Chi phí
chuyển
đổi
SỐ LƯỢNG
Số sản phẩm được tính
- Chi phí sản xuất dở dang,
1 tháng 10
(100% nguyên liệu, 70% Chi
phí chuyển đổi)
- Đưa vào sản xuất
20.00
0
200.00
Tổng các đơn vị
0
Số đơn vị sản phẩm thực hiện
220.00
?
?
0
?
?
31 tháng 10
180.00
?
?
(50% nguyên liệu, 25% CF
0
- Chuyển đi
- Chi phí sản xuất dở dang,
chuyển đổi)
Tổng các đơn vị
40.00
0
220.00
0
CHI PHÍ
- Các chi phí trên đơn vị
Nguyên
Chi phí
vật liệu
chuyển
240.000
đổi
95.000
-Các đơn vị quy đổi
?
?
=
-Chi phí trên đơn vị
?
+
?
- Các chi phí trong tháng
Tổng
335.000
10
?
Số chi phí được tính
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Chi phí sản xuất dở dang, 1
30.000
tháng 10
Đưa vào sản xuất
305.000
Tổng chi phí
335.000
Kế hoạch điều chỉnh Chi phí
Chi phí phân bổ cho
?
- SP chuyển đi
?
- Chi phí sản xuất dở dang,
?
31 tháng 10
?
Nguyên vật liệu
?
Chi phí chuyển đổi
Tổng chi phí
Yêu cầu
1. Lập một kế hoạch trình bày cách tính số đơn vị sản phẩm quy đổi để có thể hoàn
thành phần “Số lượng: Số đơn vị thực hiện” trong báo cáo chi phí sản xuất trên, và
tính các chi phí trên đơn vị của tháng 10.
2. Hoàn thành phần “Kế hoạch điều chỉnh chi phí” trong báo cáo chi phí sản xuất trên
Bài 3.14
Công ty BC có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm 2 giai đoạn chế biến kế tiếp
nhau và tài liệu sản xuấ như sau:
a) Tài liệu sản xuất giai đoạn 1
Khoản
mục
chi phí
Sản phẩm
Sản phẩm đưa
Sản phẩm hoàn
Sản phẩm
dở dang đầu kỳ
Số
Tỷ lệ
vào SX trong kỳ
Số
Tỷ lệ
thành cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
dở dang cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
lượng
lượng
hoàn
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
thành
NVL
chính
200
100%
1.000
-
1.000
100%
200
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
100%
lOMoARcPSD|9418978
NVL
phụ
NCTT
SXC
200
200
200
60%
60%
60%
1.000
1.000
1.000
-
1.000
1.000
1.000
100%
100%
100%
200
200
200
40%
40%
40%
b) Tài liệu sản xuất giai đoạn 2
Khoản
mục chi
phí
Sản phẩm
Sản phẩm đưa
Sản phẩm hoàn
Sản phẩm
dở dang đầu kỳ
Số
Tỷ lệ
vào SX trong kỳ
Số
Tỷ lệ
thành cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
dở dang cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
lượng
lượng
hoàn
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
thành
BTP
GĐ 1
NVL phụ
NCTT
SXC
500
500
500
500
100%
40%
40%
40%
1.000
1.000
1.000
1.000
-
800
800
800
800
100%
100%
100%
100%
700
700
700
700
100%
50%
50%
50%
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương của từng khoản mục theo PPBQ
2. Tính sản lượng hoàn thành tương đương của từng khoản mục theo PP FIFO
Cho biết, chỉ có chi phí NVL chính sử dụng từ đầu, các chi phí khác phát sinh theo mức
độ sản xuất
Bài 3.15
Công ty XY có quy trình công nghệ sản xuất phức tạp gồm 3 giai đoạn chế biến kế tiếp
nhau và tài liệu tình hình sản xuất sau:
a) Tài liệu sản xuất giai đoạn 1
Khoản
mục
chi phí
Sản phẩm
Sản phẩm đưa
Sản phẩm hoàn
Sản phẩm
dở dang đầu kỳ
Số
Tỷ lệ
vào SX trong kỳ
Số
Tỷ lệ
thành cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
dở dang cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
lượng
lượng
hoàn
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
thành
NVL
chính
NVL
100
100
100%
40%
1.300
1.300
-
1.200
1.200
100%
100%
200
200
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
100%
30%
lOMoARcPSD|9418978
phụ
NCTT
SXC
100
100
40%
40%
1.300
1.300
-
1.200
1.200
100%
100%
200
200
30%
30%
b) Tài liệu sản xuất giai đoạn 2
Khoản
mục chi
phí
Sản phẩm
dở dang đầu kỳ
Số
Tỷ lệ
lượng
hoàn
thành
Sản phẩm đưa Sản phẩm hoàn
vào SX trong kỳ thành cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
Số
Tỷ lệ
lượng
hoàn
lượng
hoàn
thành
thành
Sản phẩm
dở dang cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
lượng
hoàn
thành
BTP
GĐ 1
NVL phụ
NCTT
SXC
80
80
80
80
100%
50%
50%
50%
1.200
1.200
1.200
1.200
-
1.000
1.000
1.000
1.000
100%
100%
100%
100%
280
280
280
280
100%
40%
40%
40%
c) Tài liệu sản xuất giai đoạn 3
Khoản
mục chi
phí
Sản phẩm
Sản phẩm đưa
Sản phẩm hoàn
Sản phẩm
dở dang đầu kỳ
Số
Tỷ lệ
vào SX trong kỳ
Số
Tỷ lệ
thành cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
dở dang cuối kỳ
Số
Tỷ lệ
lượng
lượng
hoàn
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
lượng
thành
hoàn
thành
BTP
GĐ 1
BTP
GĐ 2
NVL phụ
NCTT
SXC
80
100%
1.000
-
800
100%
300
100%
100
80
80
80
100%
60%
60%
60%
1.000
1.000
1.000
1.000
-
800
800
800
800
100%
100%
100%
100%
300
300
300
300
100%
50%
50%
50%
Yêu cầu:
1. Tính sản lượng hoàn thành tương đương của từng khoản mục theo PP BQ.
2. Tính sản lượng hoàn thành tương đương của từng khoản mục theo PP FIFO.
Cho biết, chỉ có chi phí NVL chính sử dụng từ đầu, các chi phí khác phát sinh theo mức
độ sản xuất
Bài 3.16
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Công ty M sản xuất kem làm rám nắng, có tên là Surtan, đựng trong chai nhựa 11 ao xơ.
Thị trường bán Surtan là một thị trường cạnh tranh. Do vậy, ban giam đốc rất quan tâm
đến vấn đề giá thành. Surtan được sản xuất qua hai quy trình: pha trộn và đóng chai.
Nguyên liệu được đưa vào từ đầu mỗi quy trình, nhân công và các chi phí sản xuất chung
thì phát sinh đồng bộ trong suốt quy trình. Chi phí trên đơn vị được tính dựa trên chi phí
trên mỗi ga lông Surtan, sử dụng phương pháp tính giá thành bình quân gia quyền.
Ngày 30 tháng 6 năm 2008, Thanh Hiền, người làm kế toán trưởng đã được trên 20 năm,
quyết định về hưu sớm. Người kế nhiệm của Thanh Hiền là Minh Thắng, người có kinh
nghiệm rất sâu trong lĩnh vực kế toán khách sạn song lại có kiến thức hạn chế trong lĩnh
vực kế toán sản xuất.
Trong tháng 7, Minh Thắng đã tính một cách chính xác dữ liệu về số lượng và chi phí sản
xuất cho bộ phận Pha Trộn như sau (đvt: 1000đ).
Số lượng sản xuất: Chi phí sản xuất dở dang ngày 1/7: có 8.000 ga lông đã hoàn thành
75%; đưa vào sản xuất 100.000 ga lông; Chi phí sản xuất dở dang ngày 31/7: có 5.000 ga
lông đã hoàn thành 20%. Nguyên vật liệu được đưa vào từ đầu quy trình.
Chi phí sản xuất: Giá trị sản phẩm dở dang đầu kỳ là 88.000, gồm 21.000 chi phí nguyên
vật liệu và 67.000 chi phí chuyển đổi; chi phí phát sinh trong tháng 7: nguyên vật liệu là
60.000, chi phí chuyển đổi là 785.000.
Sau đó, Minh Thắng lập một báo cáo chi phí sản xuất trên cơ sở các đơn vị vật chất đưa
vào sản xuất. Báo cáo của Minh Thắng cho thấy chi phí sản xuất trên một ga lông sản
phẩm Surtan là 14.738. Ban quản lý M đã rất ngạc nhiên với con số chi phí đơn vị cao
như vậy. Ông chủ tịch tìm đến bạn, với tư cách là trợ lý cao cấp của Thanh Hiền, xem lại
báo cáo của Minh Thắng và lập một báo cáo đúng nếu cần.
Yêu cầu:
Hãy chia lớp thành các nhóm, trả lời các câu hỏi sau:
1. Trình bày cách Minh Thắng đã đi tới con số chi phí trên đơn vị là14.738 trên một ga
lông Surtan.
2. Minh Thắng đã có (những) sai sót nào trong việc lập báo cáo CF SX của mình?
3. Lập một báo cáo chi phí sản xuất đúng cho tháng 7.
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
lOMoARcPSD|9418978
Bài 3.17
Công ty J sản xuất một phụ tùng công nghệ cao với hai công đoạn sản xuất thuộc hai bộ
phận là Đúc và Lắp ráp. Giám đốc mỗi bộ phận được trả công một phần theo số đơn vị
sản phẩm được thực hiện và chuyển đi tương ứng với số đơn vị sản phẩm được đưa vào
sản xuất. Chế độ này là nhằm nâng cao hiệu suất và giảm thiểu lãng phí.
Bình Thanh là giám đốc bộ phận của Bộ phận đúc, và Sắc Mạnh thì là chuyên gia giám
sát chất lượng. Trong tháng 6, Bình Thanh có thêm ba nhân viên mới chưa được đào tạo
về kỹ thuật. Do vậy, nhiều đơn vị sản phẩm sản xuất trong tháng sáu đã có khiếm khuyết
về kỹ thuật đúc nhỏ. Để duy trì hiệu quả thực hiện công việc cao như bình thường cho bộ
phận, Bình Thanh yêu cầu Sắc Mạnh bỏ qua kiểm định và chuyển tiếp tới bộ phận Lắp
ráp tất cả các đơn vị sản phẩm mà có khiếm khuyết nhưng không thể nhận thấy bằng mắt
thường. Bình Thanh nói, “dung sai của công ty và ngành đối với sản phẩm này dù sao là
quá cao. Các sản phẩm chúng ta sản xuất ra trên thị trường có ít hơn 2% phải chịu kiểm
tra về dung sai. Những sản phẩm không phù hợp ngoài số 2% này trong số các đơn vị sản
phẩm sản xuất của tháng này thì còn ít hơn. Hơn nữa, chúng ta đang tiết kiệm tiền cho
công ty đấy.”
Yêu cầu:
1. Những ai là người sẽ có liên quan trong tình huống này?
2. Sắc Mạnh có thể có cách nào khác cho trường hợp này? Công ty có thể làm gì để ngăn
chặn điều này xảy ra?
Downloaded by Nguy?n Th? H?ng Th?y (thuy24052001@gmail.com)
Download