Uploaded by PN Nhã Trang

tiểu-luận-KTCT

advertisement
2.3: ý nghĩa
Tuần hoàn tư bản là sự vận động theo 3 giai đoạn:
- Giai đoạn 1 – giai đoạn lưu thông: T – H ( sức lao động, tư liệu sản xuất) Giai đoạn này
tư bản tồn tại dưới hình thức tư bản tiền tệ, chức năng của giai đoạn này là mua các yếu
tố cho quá trình sản xuất, tức là biến tư bản tiền tệ thành tư bản sản xuất.
- Giai đoạn 2 – giai đoạn sản xuât: H – H’ ( tư liệu sản xuất, sức lao động)Giai đoạn này
tư bản tồn tại dưới hình thái tư bản sản xuất, có chức năng thực hiện sự kết hợp 2 yếu tố
tư liệu sản xuất và sức lao động để sản xuất ra hàng hóa mà trong giá trị của nó có giá trị
thăng dư.
- Giai đoạn 3 – giai đoạn lưu thông: H’ – T’Giai đoạn này tư bản tồn tại dưới hình thái tư
bản sản xuất, có chức năng thực hiện giá trị của khối lượng hàng hóa đã sản xuất ra
=> Tuần hoàn của tư bản là sự vận động liên tục của tư bản trải qua 3 giai đoạn, lần lượt
mang 3 hình thái khác nhau, thực hiện 3 chức năng khác nhau để rồi lại quay về trạng
thái ban đầu có kèm theo giá trị thặng dư.
Chu chuyển tư bản:
Sự tuần hoàn của tư bản, nếu xét nó là một quá trình định lỳ đổi mới và thường
xuyên lặp đi lặp lại thì gọi là cu chuyển tư bản. Thời gian chu chuyển tư bản bao gồm:
thời gian sản xuất và thời gian lưu thông. Trong đó thời gian sản xuất gồm: thời gian lao
động, thời gian gián đoạn lao động và thời gian dự trữ sản xuất; thời gian lưu thông bao
gồm: thời gian mua và thời gian bán
Tốc độ chu chuyển của tư bản
n = CH / ch
trong đó: n là số vòng chu chuyển của tư bản
CH là thời gian trong 1 năm
ch là thời gian cho một vòng chu chuyển của tư bản
Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản có ý nghĩa thực tiễn trong việc sử dụng tiền
vốn trong sản xuất và kinh doanh hợp lý nhằm đạt được hiệu quả kinh tế cao.
Nghiên cứu chu chuyển tư bản cần nghiên cứu về việc chu chuyển 2 bộ phận giá trị của
tư bản sản xuất là tư bản cố định và tư bản lưu động: Tư bản cố định là tư bản tham gia
vào quá trình sản xuất nhưng giá trị của nó được chuyển dần dần vào sản phẩm. Tư bản
cố định được sử dụng lâu dài và hao mòn dần. Có 2 loại hao mòn: hao mòn vô hình và
hao mòn hữu hình. Hao mòn hữu hình là hao mòn về giá trị sử dụng, do quá trình sử dụng
và do tác động của tự nhiên mà bị hao mòn. Hao mòn vô hình là hao mòn về giá trị do
quá trình hiện đại hóa của khoa học kỹ thuật, nhiều máy móc mới được sản xuất ra tốt
hơn, rẻ hơn, làm cho máy móc cũ đang được sử dụng bị giảm giá trị ban đầu. Tư bản lưu
động là bộ phận của tư bản sản xuất ( nguyên nhiên vật liệu…) được tiêu dùng hoàn toàn
trong một chu kỳ sản xuất và giá trị của nó được chuyển toàn bộ vào sản phẩm
Ý nghĩa: Để nâng cao tốc độ chu chuyển tư bản, thu hồi vốn nhanh cần phải tăng tốc độ
chu chuyển tư bản cố định, tận dụng tối đa công suất máy móc, thiết bị. Phải đẩy nhanh
tốc độ xây dựng để đưa công trình, máy móc vào sản xuất càng sớm càng tốt Quá trình
tuần hoàn và chu chuyển vốn nhanh sẽ góp phần phát triển kinh doanh của doanh nghiệp.
Nghiên cứu tuần hoàn và chu chuyển tư bản sẽ giúp các doanh nghiệp tìm ra các biện
pháp phù hợp để tăng tốc độ chu chuyển vốn và đó chính là quá trình tái sản xuất vốn.
Tái sản xuất vốn mở rộng dẫn đến lợi nhuận doanh nghiệp tăng từ đó tăng khả năng cạnh
tranh của doanh nghiệp trên thị trường. Từ đó góp phần tích cực đến sự phát triển của
doanh nghiệp cũng như của nền kinh tế đất nước.
Xem nội dung đầy đủ tại: https://123docz.net/document/2554533-phan-tich-y-nghia-cuaviec-nghien-cuu-tuan-hoan-tu-ban-va-chu-chuyen-tu-ban-tu-ban-co-dinh-va-tu-ban-luudong-doi-voi-san-xuat-kinh-doanh-o-nuoc-ta-hi.htm
Lê Anh Dũng : 1/3/2015
PHẦN 2: THỰC TRẠNG VÀ VẬN DỤNG KIẾN THỨC TUẦN
HOÀN – CHU CHUYỂN CỦA VỐN ( TƯ BẢN ) VÀO VIỆC
NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA NỀN KINH TẾ NƯỚC TA HIỆN
NAY.
1.
Thực trạng tình hình tuần hoàn và chu chuyển của vốn ( tư
bản ) ở nước ta hiện nay:
a.
Tình hình thực trạng:
Kể từ khi bắt đầu công cuộc đổi mới, nền kinh tế nước ta đã chuyển
biến tích cực, ngày càng vươn lên mạnh mẽ.Tuy có lúc phải trải qua
cơn khủng hoảng, nhưng nhìn chung, nền kinh tế nước ta vẫn đang
trên đà phát triển.
Mặc dù từ năm 2008 đến nay, Việt Nam bị ảnh hưởng bởi cơn suy
thoái kinh tế toàn cầu, nhưng các chuyên gia kinh tế nước nhà đã đưa
ra dự đoán khả quan rằng nền kinh tế đang trên đà phát triển, bằng
chứng cụ thể là các ngành sản xuất đang được mở rộng mạnh mẽ.
Theo số liệu của tổng cục thống kê, nền sản xuất của Việt Nam các
năm 2011, 2012 đều tăng:
Tốc độ tăng trưởng của nền sản xuất năm 2011 so với năm 2010
Giá trị sản xuất 10 tháng năm 2012 so với cùng kỳ năm
trước
Đánh giá thực trạng:
+ Thành tựu:
Quả thực nền kinh tế Việt Nam vẫn đang trên đà phát triển. Giá trị
sản xuất vẫn đang tăng lên, năm sau có cao hơn năm trước, nguồn
vốn vẫn đang liên tục quay vòng để thực hiện 3 giai đoạn của tuần
hoàn và chu chuyển.
Mức tăng trưởng năm 2012 được đánh giá là thấp hơn mức tăng
5,89% của năm 2011 nhưng trong bối cảnh kinh tế thế giới gặp khó
khăn, cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm
phát, ổn định kinh tế vĩ mô thì mức tăng như vậy là hợp lý và thể
hiện xu hướng cải thiện qua từng quý.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 12/2012 tăng 0,27% so với tháng
trước và tăng 6,81% so với tháng 12/2011. CPI bình quân năm 2012
tăng 9,21% so với bình quân năm 2011.
Năm 2012 xuất siêu 284 triệu USD, là năm đầu tiên Việt Nam xuất
siêu hàng hóa từ năm 1993.Trong năm chỉ có 3 tháng nhập siêu ở
mức thấp, các tháng còn lại đều xuất siêu, đặc biệt là các tháng cuối
năm.
Trên cổng thông tin điện tử của chính phủ cũng đã công bố kết quả
sản xuất của Việt Nam trong 4 tháng đầu năm 2013, càng cho thấy
kinh tế Việt Nam đang trên đà tăng trưởng dù còn chậm do sự ảnh
hưởng của suy thoái kinh tế toàn cầu: Tính chung bốn tháng đầu năm
2013, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 5% so với cùng kỳ năm trước
(thấp hơn mức tăng 5,9% của cùng kỳ năm 2012).
+ Hạn chế:
Dù số liệu trên cho thấy giá trị sản xuất vẫn đang tăng lên, tốc độ
tuần hoàn và chu chuyển của lượng vốn vẫn luôn được cải thiện;
song chúng ta vẫn phải thừa nhận những hạn chế, yếu kém trong
nhiệm vụ phát triển đẩy mạnh kinh tế:

Giá trị sản xuất, tốc độ chu chuyển vẫn tăng; nhưng vẫn còn rất
chậm so với mục tiêu và so với các nước khác.Theo số liệu của Tổng
cục thống kê quốc gia, GDP của Việt Nam năm qua đã tăng 5,03%,
đây là mức tăng thấp nhất kể từ năm 1999, trong khi các nước trong
khu vực có tốc độ phát triển cao hơn: Trung Quốc tăng 7,9%; Thái
Lan tăng 5,8% và Singapo là 5,6%.

Thực tế cho thấy mấy năm nay tình hình sản xuất của Việt Nam
bị đình trệ hẳn, nguồn hàng tiêu thụ được, phải để tồn kho cả 1 thời
gian dài, có khi phải vứt bỏ; dẫn đến tốn kém nguồn vốn đã đầu tư
vào

Theo kết quả cuộc khảo sát của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, năm
2012 là 1 năm đáng buồn của các doanh nghiệp. Con số giật mình
được đưa ra là hơn 70.000 doanh nghiệp trên toàn quốc đã bị phá
sản. Điều này dẫn đến hệ lụy là một phần lớn của nguồn lao động đã
rơi vào tình trạng thất nghiệp.

Nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ đều rơi vào tình trạng đình
trệ, vốn bị ứ đọng. Bất động sản thì đóng băng, nhiều khu chung cư
được đầu tư rất nhiều vốn vào đó, cuối cùng lại để không vì không
thể bán được.
ð
Tốc độ tăng trưởng của nền công nghiệp sản xuất thực sự là có
tăng, nhưng không đáng kể. Dẫu nguyên do là bị ảnh hưởng bởi cơn
khủng hoảng – suy thoái kinh tế toàn cầu, thì cũng không thể không
thừa nhận sự yếu kém trong của bộ máy quản lý nền kinh tế Việt
Nam. Người ta thường nói vui rằng các bộ máy quản lý của các
doanh nghiệp, của nền kinh tế cứ tái cấu trúc mãi, tái đi tái lại mà vẫn
không chín; là nói đến mức độ thành công của các hoạt động nhằm
mục đích cải thiện. Rõ ràng rằng, quản lý thì yếu kém, trình độ người
lao động thì thấp.
2.
Các biện pháp cải thiện tốc độ tuần hoàn – chu chuyển của
vốn ở Việt Nam.
Dựa trên những cơ sở của lý thuyết tuần hoàn - chu chuyển vốn ( tư
bản) ở phần đầu bìa tiểu luận, em xin mạnh dạn đưa ra những giải
pháp của mình để áp dụng nâng cao tốc độ chu chuyển của vốn ở
Việt Nam hiện nay:
Về phía các doanh nghiệp.
Vì tốc độ chu chuyển phụ thuộc vào thời gian sản xuất và thời gian
lưu thông, ta cần nâng cao không chỉ trình độ kĩ thuật mà còn phải
nâng cao cả trình độ quản lý. Nên:
+ Xác định đường lối sản xuất kinh doanh cho doanh nghiệp, tiết
kiệm tư bản ứng trước, hạn chế rủi ro trong kinh doanh.
+ Đổi mới và kiện toàn bộ máy quản lý từ trên xuống dưới, đầu tư
chi phí để đội ngũ quản lý có thể trau dồi thêm kiến thức. Chúng ta
phải thường xuyên đào tạo, bồi dưỡng kiến thức mới cho họ, chỉ có
làm như vậy mới đáp ứng được xu thế của thời đại. Một cán bộ quản
lý có năng lực, có tri thức là 1 điều kiện không thể thiếu được cho
các doanh nghiệp.
+ Quản lý sản xuất cần phải thấy rõ được số lượng, khối lượng và
chất lượng của sản phẩm, tránh tình trạng sản xuất tràn lan không
tiêu thụ được sản phẩm.
+ Sản xuất cần năng động, bắt kịp nhu cầu thị hiếu của người tiêu
dùng.
+ Quản lý, đầu tư nguồn vốn có hiệu quả, có mục đích tránh tình
trạng đầu tư không trọng điểm, không đem lại kết quả gây ra thất
thoát nguồn vốn.
+ Tìm cho mình nguồn lao động có chất lượng từ cao xuống thấp. Bộ
máy quản lý phải nhanh nhạy, phải giỏi, phải có chiến lược tốt để đẩy
nhanh tốc độ sản xuất, tốc độ bán hàng.
+ Liên tục cập nhật các phương thức sản xuất mới, cải tiến máy móc
hiện đại, tránh các hao mòn, nâng cao ý thức người lao động, tăng
cường sử dụng hết công suất để thu hồi vốn nhanh và thu nhiều lợi
nhuận trong thời gian ngắn nhất.
Về phía người lao động:
+ Cần cải thiện trình độ lao động của mình để xây dựng lên 1 nguồn
lao động có chất lượng.
+ Có ý thức, có tinh thần trách nhiệm trong công việc, luôn ham tìm
tòi học hỏi thêm kĩ năng cho bản thân mình.
Về phía nhà nước:
+ Cần ngày càng nâng cao kĩ năng và tinh thần trách nhiệm của đội
ngũ cán bộ quản lý.
+ Liên tục đưa ra các chính sách hợp lý để kích thích sản xuất, kích
thích khả năng tiêu dùng, nới lỏng các điều luật để hàng hóa lưu
thông nhanh hơn, giảm các loại thuế, đẩy mạnh tốc độ phát triển của
nền kinh tế.
Đối với các tổ chức xã hội, đoàn thể: Khuyến khích các tổ chức
xã hội tham gia cho doanh nghiệp vây vốn để tận dụng nguồn vốn
nhàn rỗi của các cơ quan này, đồng thời mở rộng thị trường vốn trong
nước, đáp ứng nhu cầu vốn đầu tư của doanh nghiệp.
https://text.xemtailieu.net/tai-lieu/ly-luan-ve-tuan-hoan-chu-chuyen-cua-tu-ban-va-vandung-trong-viec-nang-cao-hieu-qua-cua-nen-kinh-te-nuoc-ta-hien-nay-555567.html
Download