Uploaded by Nguyễn Đức

Covid-khxh-17.7.21

advertisement
Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế
hộ gia đình tại Việt Nam
Nguyễn Thị Mai Hương1, Nguyễn Thị Vân Anh2, Vũ Thị Vân Anh3, Trần Hải
Dương Anh4, Nguyễn Khắc Đức5
Tóm tắt: Bài viết này phân tích tác động của đại dịch Covid-19 đến nền kinh tế
Việt Nam giai đoạn 2020-2021, đặc biệt là ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid19 đến kinh tế của hộ gia đình tại Việt Nam. Dữ liệu được thu thập từ World Bank
và thông qua khảo sát thực tế, sau đó được xử lý bằng phương pháp phân tích và
tổng hợp, thống kê và định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng đại dịch,
Covid-19 ảnh hưởng nặng nề đến nền kinh tế Việt Nam và đặc biệt là kinh tế hộ
gia đình, tác động mạnh vào các vấn đề như: việc làm, hoạt động kinh doanh hộ
gia đình, tài chính. Qua đó, kết quả nghiên cứu chính là tiền đề để xác định phương
hướng và đưa ra các giải pháp hỗ trợ kinh tế của hộ gia đình; đồng thời cũng là
minh hoạ hữu ích để ban hành chính sách tại Việt Nam
Từ khoá: Covid-19, nền kinh tế, kinh tế của hộ gia đình.
Phân loại ngành: Kinh tế học
Abstract: This study analyzes the impact of the COVID-19 pandemic on the
Vietnamese economy in the period 2020-2021, especially the severe impact of
COVID-19 on the economy of households in Vietnam. Data is collected from
Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
Email: maihuongnguyenthi0811@gmail.com
1,2,3,4,5
1
World Bank (World Bank) and through field survey, then processed by analytical
and synthetic, statistical and quantitative methods. Research results show that the
COVID-19 pandemic has severely affected the Vietnamese economy and
especially the household economy, strongly affecting key areas such as
employment, business activities… Thereby, the research results are the premise
for the research team to determine the direction and offer solutions to support the
household's economy; It is also a useful illustration for policy makers in Vietnam.
Keywords: COVID-19, economy, household economy
1. Mở đầu
Tháng 1/2020, dịch bệnh Covid-19 đã bùng phát tại Trung Quốc và nhanh chóng
lan rộng ra toàn thế giới. Ngày 11/3/2020, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã ra
tuyên bố gọi "Covid-19" là "Đại dịch toàn cầu". Theo Thời Báo Tài Chính, Bộ
Tài Chính vừa đưa ra vào ngày 04/04/2021, tổng số ca mắc Covid-19 trên toàn
cầu đã vượt ngưỡng 131,8 triệu ca bệnh, trong đó trên 2,86 triệu người không qua
khỏi.
Đại dịch Covid-19 đã gây ra những tổn thất nặng nề cho nền kinh tế thế giới
nói chung và nền kinh tế Việt Nam nói riêng. Theo Báo cáo Triển vọng Kinh tế
Thế giới, tháng 6/2020, Quỹ tiền tệ Quốc tế (IMF) chỉ ra rằng, Tổng sản phẩm
trong nước (GDP) toàn cầu sẽ giảm 4,9% trong năm 2020 và nền kinh tế được dự
báo sẽ phục hồi vào năm 2021 với mức tăng trưởng 5,4%. Tại Việt Nam, theo báo
cáo của Tổng cục Thống kê (năm 2020), GDP quý I/2020 ước tính tăng 3,82% so
với cùng kỳ năm trước, là mức tăng thấp nhất của quý I các năm trong giai đoạn
2011-2020. Đại dịch Covid-19 đã ảnh hưởng nặng nề đến kinh tế của các hộ gia
đình. Theo chỉ thị của Chính phủ và Nhà nước, để thực hiện các biện pháp phòng
chống dịch đảm bảo an toàn, ngăn chặn sự lây lan của virus, nhiều doanh nghiệp
buộc phải đóng cửa, người lao động mất việc làm hoặc bị cho nghỉ việc tạm thời,
2
thậm chí vô thời hạn. Chính vì vậy, đại dịch Covid-19 đã gây ra những thách thức
vô cùng to lớn cho toàn nền kinh tế và đặc biệt ảnh hưởng trực tiếp, nặng nề và rõ
ràng nhất phải kể đến kinh tế của hộ gia đình. Chính phủ cũng đã có nhiều chính
sách để kiểm soát kinh tế và hỗ trợ doanh nghiệp, hộ gia đình và người dân chịu
ảnh hưởng của dịch bệnh. Ngày 24/04/2020, Chính Phủ đã ra Nghị quyết số
42/NQ-CP của Chính phủ về các biện pháp hỗ trợ người dân gặp khó khăn do đại
dịch Covid-19; Nghị quyết số 42/NQ-CP về các biện pháp hỗ trợ đối tượng bị
giảm sâu thu nhập, mất, thiếu việc làm, gặp khó khăn hoặc không đảm bảo mức
sống tối thiểu, chịu ảnh hưởng của dịch Covid-19. Ngoài ra, một số chính sách hỗ
trợ phát huy tác dụng tốt như chính sách tài khóa giảm 15% tiền thuê đất phải nộp
năm 2020 theo Quyết định số 22/2020/QĐ-TTg đã có một số đối tượng lớn như:
doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân được thụ hưởng chính sách. Về gói
an sinh xã hội 62 nghìn tỷ, người đứng đầu Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội,
ông Đào Ngọc Dung cho biết tính tới ngày 20/5/2020 đã hoàn thành thống kê
được 15,8 triệu người thuộc đối tượng chi trả và mới chi hỗ trợ được khoảng 17,5
ngàn tỷ đồng. Những chính sách kịp thời đó của Chính Phủ đã phần nào giúp
người dân tại Việt Nam bước đầu tháo gỡ được những khó khăn về kinh tế, giúp
các hộ gia đình tránh được nguy cơ phá sản, tăng cường khả năng duy trì việc làm
và chống chịu trước tác động của dịch bệnh. Tuy nhiên, việc hỗ trợ kinh tế của hộ
gia đình vẫn gặp phải nhiều khó khăn như: mức độ bao phủ và thực thi chính sách
chưa được sâu và rộng, nhiều hộ gia đình vẫn chưa nắm bắt rõ các nguyên tắc
pháp lý và điều kiện để được hưởng chính sách, thủ tục chứng minh điều kiện để
được hưởng chính sách còn rườm rà. Chính phủ cần chú ý hơn đến việc này để
đảm bảo hiệu quả thực hiện các chính sách.
Định hướng hỗ trợ và phục hồi nền kinh tế của hộ gia đình trong tình hình
hiện tại cho giai đoạn trung hạn và dài hạn thông qua những kinh nghiệm quốc tế
và khảo sát thực tế nhằm xác định, hoạch định cụ thể, khoa học hơn các nội dung,
giải pháp hỗ trợ kinh tế hộ gia đình. Do vậy, đề tài nghiên cứu “Ảnh hưởng của
Covid-19 đến kinh tế của hộ gia đình tại Việt Nam" đã được thực hiện với mong
3
muốn đưa ra những phân tích cụ thể, khách quan làm tiền đề cho những chính
sách, giải pháp nhằm cải thiện và nâng cao kinh tế của hộ gia đình nói riêng và
kinh tế của toàn thể Việt Nam nói chung.
2. Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế thế giới
Sự bùng phát Covid-19 đã làm gián đoạn cuộc sống của hàng trăm triệu người
trên toàn thế giới, chỉ 2 tháng sau khi trường hợp đầu tiên được phát hiện ở Vũ
Hán (Trung Quốc) đã tạo ra sự bất ổn cho toàn thế giới. Vì cơ chế của loại virus
này vẫn chưa được hiểu đầy đủ, nên không ai có thể chắc chắn rằng dịch bệnh sẽ
kéo dài đến khi nào, chưa nói đến sự gia tăng bất ổn về kinh tế.
Cho tới thời điểm nhóm nghiên cứu thực hiện đề tài: “Ảnh hưởng của Covid19 tới kinh tế của hộ gia đình tại Việt Nam”, đã có khá nhiều công trình khoa học
nghiên cứu về ảnh hưởng của Covid-19 đến nền kinh tế thế giới, có thể kể đến
như sau:
Năm 2020, Udhaya và cộng sự với bài báo “The Rise and Impact of Covid19 in India” (Sự trỗi dậy và tác động của Covid-19 ở Ấn độ) đã chỉ ra rằng: Trong
năm tài chính 2017-18 (FY2017-18), thương mại khu vực Ấn Độ đạt gần 12 tỷ
USD, chỉ chiếm 1,56% trong tổng giá trị thương mại toàn cầu là 769 tỷ USD. Sự
bùng phát của Covid-19 và sự lây truyền của chúng ảnh hưởng đáng kể đến nền
kinh tế Ấn Độ. Hơn nữa, sự bùng phát ở Trung Quốc cũng có thể ảnh hưởng sâu
sắc đến nền kinh tế Ấn Độ, đặc biệt là trong các lĩnh vực điện tử, dược phẩm và
hoạt động hậu cần, do các cảng thương mại với Trung Quốc hiện đang đóng
cửa. Điều này được hỗ trợ thêm bởi tuyên bố của Suyash Choudhary (Trưởng
phòng - Thu nhập cố định), Công ty Tài chính phát triển cơ sở hạ tầng (IDFC),
Công ty Quản lý nợ và Khai thác tài sản ngân hàng thương mại (AMC) nói rằng
GDP có thể giảm do Covid-19. Nhóm tác giả cũng đề cập đến Covid-19 có ảnh
hưởng tới sản xuất công nghiệp. Đánh giá kinh tế tạm thời của Tổ chức Hợp tác
và Phát triển Kinh tế (OECD) đã cung cấp các báo cáo tóm tắt nêu bật vai trò của
4
Trung Quốc trong chuỗi cung ứng và thị trường hàng hóa toàn cầu. Nhật Bản, Hàn
Quốc và Australia là những quốc gia dễ bị tác động bất lợi nhất, vì họ có quan hệ
chặt chẽ với Trung Quốc. Người ta ước tính rằng đã có sự sụt giảm 20% doanh số
bán xe hơi, bằng 10% mức giảm hàng tháng ở Trung Quốc (trong tháng 1/2020).
Giữa nhiều cuộc tranh luận về nền kinh tế bền vững trước tác động của Covid-19,
GDP của Ấn Độ (theo IMF) đã giảm từ 5,8% xuống 1,9% trong năm tài chính 21
(ko hiểu, có phải trong năm tài chính 2021 ko). Cuộc khủng hoảng tài chính bùng
phát do việc đóng cửa trên toàn thế giới phản ánh tác động tiêu cực của nó đối với
một số ngành công nghiệp và chuỗi cung ứng toàn cầu, khiến GDP giảm xuống
4,2% trong năm tài chính 20 (ko hiểu, có phải trong năm tài chính 2021 ko), trước
đó được ước tính là 4,8%.
Theo Fernandes (2020), tại Trung Quốc, họ đã chứng kiến những vụ khóa
cửa nghiêm trọng. Điều này đã dẫn đến việc giảm tiêu thụ và gián đoạn sản
xuất. Nhìn chung, hoạt động của chuỗi cung ứng toàn cầu đã bị gián đoạn, ảnh
hưởng đến các công ty trên toàn cầu. Hàng triệu người mất việc làm trong thời
gian tới vài tháng. Ngoài ra, hàng ngày chúng ta đều nghe thấy những tin tức đáng
lo ngại về việc nhiều công ty đóng cửa hoạt động, sửa đổi các ước tính, hoặc thông
báo sa thải. Người tiêu dùng cũng đã thay đổi cách tiêu dùng và tư duy mua bán,
dẫn đến tình trạng thiếu hụt nhiều hàng hóa tại các siêu thị trên thế giới. Thị trường
tài chính toàn cầu, từ đó đã ghi nhận sự sụt giảm mạnh và sự biến động ở mức
tương tự hoặc cao hơn cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008. Ở giữa sự hỗn loạn
này, IMF đã phát triển một số ước tính mới về tăng trưởng vào tháng
2/2020). Trong các ước tính sửa đổi của mình, IMF dự kiến Trung Quốc sẽ chậm
lại 0,4 điểm phần trăm, cũng như tăng trưởng toàn cầu giảm 0,1 phần trăm
điểm. OECD (2019) cũng đã sửa đổi ước tính của họ vào tháng 3, dự báo kinh tế
toàn cầu tăng trưởng giảm xuống 2,4% trong cả năm, so với 2,9% trong năm 2019.
Một nghiên cứu khác của Warwick McKibbin (2020) đã chỉ ra rằng, ảnh
hưởng của Covid-19 đã tác động nặng nề đến nền kinh tế thế giới như: ngành du
lịch, ngành khách sạn, ngành công nghiệp thể thao, ngành dầu mỏ, ngành xuất
5
nhập khẩu, ngành công nghiệp giải trí, ngành tổ chức sự kiện… cũng như là ảnh
hưởng đến thị trường tài chính. Tại thời điểm đỉnh cao của Covid-19, hầu hết máy
bay đã tạm dừng bay do hành khách hủy chuyến hàng loạt. Du lịch bị hạn chế, sau
đó dẫn đến giảm nhu cầu đối với tất cả các hình thức du lịch và buộc một số hãng
hàng không phải tạm ngừng hoạt động như: Air Baltic, LOT, các hãng hàng không
Ba Lan, La Compagnie và Scandinavian Airlines. Những hạn chế đi lại như vậy
khiến riêng ngành du lịch lỗ hơn 200 tỷ USD trên toàn cầu và được dự báo Covid19 sẽ khiến ngành hàng không thiệt hại tổng cộng 113 tỷ USD theo Hiệp hội Vận
tải Hàng không Quốc tế (IATA)… Ở các ngành khác, Warwick McKibbin cũng
đưa những dẫn chứng để chứng minh rằng Covid-19 đã tàn phá nền kinh tế thế
giới như thế nào.
3. Ảnh hưởng của Covid-19 đến kinh tế Việt Nam và kinh tế hộ gia đình
Bài viết “Tác động của đại dịch Covid-19 đến hoạt động kinh tế tại Việt Nam”
của tác giả Nguyễn Hoàng Nam (năm 2020) cho thấy, dịch Covid-19 tác động
mạnh mẽ đến kinh tế của Việt Nam, đã phân tích tác động của Covid-19 thông
qua các biến, bao gồm: tổng số ca nhiễm, tổng số ca tử vong, tỷ giá hối đoái, giá
vàng, giá dầu, giá bạc, giá đồng và chỉ số VN-index. Phương pháp nghiên cứu của
đề tài là phương pháp định lượng, sử dụng mô hình hồi quy bội thông qua phần
mềm thống kê SPSS 20. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Covid-19 gây ra tác động
tiêu cực đến giá vàng, giá dầu. Đối với chỉ số VN-Index, nghiên cứu không nhận
thấy tổng số ca nhiễm có tác động, còn thông tin về tổng số ca tử vong lại cho ảnh
hưởng tiêu cực đến chỉ số này. Điều này cho thấy kinh tế Việt Nam đang chịu
thiệt hại nặng nề do dịch bệnh Covid 19 gây ra.
Năm 2020, Phạm Hồng Chương cũng nghiên cứu về tác động của đại dịch
Covid-19 đến nền kinh tế Việt Nam và tác giả chủ yếu hướng đến việc dự phóng
các kịch bản tác động của đại dịch Covid-19. Kết quả của nghiên cứu đã chỉ ra
rằng: (1) Tăng trưởng GDP quý II của Việt Nam dự báo khoảng 2,0% so với cùng
6
kỳ và thậm chí suy thoái nếu xảy ra kịch bản xấu; (2) Nếu đại dịch dịch kéo dài
thì ảnh hưởng đến nền kinh tế nói chung và khu vực doanh nghiệp nói riêng là rất
nghiệm trọng (Phạm Hồng Chương, 2020). Tác giả cũng đưa ra một số dự báo
dựa vào kịch bản số ca nhiễm bệnh và số ca cách ly tại Việt Nam. Theo đó, có
vấn đề liên quan đến xuất nhập khẩu, xuất khẩu giảm từ 25% trong quý II và phục
hồi về mức 15% trong các quý sau của năm 2020. Sự thay đổi của tâm dịch sẽ
dịch chuyển từ phía Trung Quốc sang các nước châu Âu, Mỹ và lan rộng sang các
khu vực khác. Nền kinh tế Việt Nam sẽ chịu sự tác động mạnh hơn, chuyển từ
phía đứt gãy nguồn cung ứng đầu vào sang chủ yếu là phía cầu do thị trường xuất
khẩu chính đang rơi vào khủng hoảng dịch bệnh.
Nhóm tác giả Trần Xuân Bách và cộng sự với bài báo: “Impact of Covid-19
on Economic Well-Being and Quality of Life of the Vietnamese During the
National Social Distancing” (Tác động của COVID-19 đối với nền kinh tế và chất
lượng cuộc sống của người Việt Nam trong thời kỳ quốc gia xã hội xa cách) cho
thấy tỷ lệ mất thu nhập hộ gia đình cao cũng như suy giảm chất lượng cuộc sống
của một số lĩnh vực trong cộng đồng dân cư nói chung ở Việt Nam do tác động
của đại dịch Covid-19. Họ cũng nhận thấy một số yếu tố tiềm ẩn liên quan đến sự
thay đổi thu nhập gia đình và chất lượng cuộc sống của công dân Việt Nam, ngụ
ý cho các chương trình và can thiệp trong tương lai nhằm nâng cao tình trạng kinh
tế - xã hội và hạnh phúc của những người dân đang bị dịch ở những nơi hạn chế
về tài nguyên. Kết quả nghiên cứu của họ cũng cho thấy, hơn 2/3 (66,9%) số người
tham gia Việt Nam cho biết thu nhập gia đình của họ bị giảm do Covid-19. Mức
độ thâm hụt thu nhập do Covid-19 là đóng góp mới trong nghiên cứu nhằm làm
phong phú thêm bằng chứng liên quan đến ảnh hưởng của COVID-19 đối với tình
trạng kinh tế của công chúng. Dựa trên đánh giá về thiệt hại doanh thu hộ gia đình
được nêu bởi tất cả những người được hỏi, họ chỉ ra rằng căn bệnh này gây ra
những tác động khác nhau đến thu nhập, do đó kêu gọi các chiến lược cụ thể để
phục hồi tình trạng kinh tế của các nhóm đối tượng.
7
4. Kinh nghiệm quốc tế về ảnh hưởng của dịch bệnh tới kinh tế của hộ gia
đình
4.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc
Ngày 23/01/2020 (một ngày trước lễ hội mùa xuân của Trung Quốc), Vũ Hán đã
đóng cửa thành phố để kiểm soát sự lây lan của dịch bệnh do vi rút Corona 2019
(Covid-19). Đến ngày 25/01/2020, 30 tỉnh ở Trung Quốc đã bắt đầu “phản ứng
cấp một” đối với các trường hợp khẩn cấp lớn về sức khỏe cộng đồng, bao gồm
việc thực hiện các biện pháp kiểm soát sự lây lan của Covid-19 ở mức độ nghiêm
ngặt nhất. Thực tế, việc cách ly và hạn chế di chuyển đã có tác động đến việc làm,
thu nhập và tiêu dùng của các hộ gia đình tại Trung Quốc (Marchisio, 2020).
Vào đầu năm 2020, tăng trưởng kinh tế giảm xuống mức thấp nhất trong
vòng 40 năm. Trên thực thế, giữa quý IV (năm 2019) và quý I (năm 2020) tăng
trưởng gần như giảm 13 điểm phần trăm, từ 6% xuống -6,8% (National Bureauof
Statistics, 2020).
Tất cả các nguồn sinh kế chính của các hộ gia đình đã bị gián đoạn nghiêm
trọng bởi sự bùng phát Covid-19. Thực tế, việc giãn cách và hạn chế di chuyển đã
có tác động khá lớn đến việc làm. Theo báo cáo của Reuters, cho đến nay chỉ có
2,3 triệu người nhận trợ cấp thất nghiệp, hơn thế nữa, số lượng người lao động
không nhận được lương trong vòng ít nhất hai tháng là cực kỳ cao. Tương tự như
vậy, sự tác động đến việc sản xuất và kinh doanh các sản phẩm, đặc biệt là nông
nghiệp là không hề nhỏ. Việc hạn chế vận chuyển ảnh hưởng đến việc cung cấp
các nguyên liệu đầu vào nông nghiệp như: hạt giống, phân bón, thức ăn gia súc…
Dựa trên một cuộc khảo sát từ Học viện Khoa học Nông nghiệp Trung quốc
(CAAS) thực hiện trên 5 tỉnh, Covid-19 ảnh hưởng đến việc cày cấy và gieo cấy
vụ xuân, và tác động đáng kể đến chăn nuôi. Gần 70% các hợp tác xã được CAAS
(nghĩa là gì) phỏng vấn đã báo cáo tác động đến doanh số bán hàng. Từ đó, dẫn
đến kết quả là những tác động đến thu nhập an ninh lương thực và dinh dưỡng.
8
Nhìn chung, tác động chính của các biện pháp được thực hiện để ngăn chặn tác
động của Covid-19 là tác động đến thu nhập. Theo ước tính của CAAS, nông dân
dự kiến sẽ giảm thu nhập từ 10-40%, 80% nông dân được CAAS khảo sát dự kiến
thu nhập giảm hơn 20%.
Chính sách việc làm phi nông nhiệp: Bộ chính sách đầu tiên được đưa ra
nhằm giúp những hộ gia đình nghèo ở các vùng nông thôn có việc làm trong các
lĩnh vực phi nông nghiệp. Từ tháng 02 - 4/2020, hơn 10 thông báo và đề xuất đã
được SCLGOPAD (nghĩa là gì), Bộ Tài chính (MOF) và MHRSS (nghĩa là gì),
ban hành. Một trong những mục tiêu chính sách chính của họ là giúp người nghèo
có việc làm phi nông nghiệp trong thời gian cửa hàng và nhà máy đóng cửa và
hạn chế đi lại, nhằm giảm thiểu thiệt hại về thu nhập và tránh cho họ rơi vào tình
trạng nghèo đói hơn. Đồng thời, Chính phủ cũng kêu gọi các doanh nghiệp nhà
nước cung cấp cơ hội việc làm cho lao động nghèo nông thôn bằng cách tổ chức
các hội chợ việc làm trực tuyến hoặc tại chỗ (SCLGOPAD và MOF 2020). Cuối
cùng, các quan chức được các cấp chính quyền cử đến sống và làm việc tại các
thôn bản cũng như các bí thư chi bộ được yêu cầu báo cáo công việc của họ trên
tuyến đầu chống đói nghèo và đại dịch Covid-19 (LUO Ren-fu1*, 2020).
Chính sách thu nhập: để đối phó với những cú sốc liên quan đến Covid-19,
Chính phủ cung cấp hỗ trợ cuộc sống cơ bản cho những hộ gia đình tái nghèo, nếu
họ bị mất thu nhập lớn trong đại dịch. Đối với những hộ gia đình nghèo không có
khả năng hoàn trả các khoản vay tín dụng vi mô đúng hạn, họ được gia hạn thêm
thời hạn là 6 tháng. Đối với những hộ nghèo có nhu cầu tín dụng, các biện pháp
cải tiến sẽ được thực hiện để xúc tiến việc xem xét và phê duyệt đơn đăng ký vay
vốn của họ (SCLGOPAD và CBIRC 2020) (LUO Ren-fu1*, 2020).
Các chính sách xây dựng nguồn nhân lực: một bước quan trọng để giúp người
dân nông thôn chuẩn bị tốt hơn cho kỷ nguyên hậu Covid-19 là xây dựng nguồn
nhân lực của họ. Ngày 18/3/2020, Hội đồng Nhà nước đã ra thông báo thúc đẩy
các nỗ lực được tăng cường để tổ chức đào tạo nghề trực tuyến cho người lao
động nghèo. Việc đào tạo có thể được kéo dài bất cứ khi nào cần thiết. Chính phủ
9
trợ cấp cho việc đào tạo và người lao động nghèo được hỗ trợ kinh phí để tham
gia các khóa đào tạo (Hội đồng Nhà nước 2020c) (LUO Ren-fu1*, 2020).
Theo như báo cáo, những công việc đã bắt đầu lại dần dần kể từ giữa tháng
2/2020. Đến giữa tháng 3/2020, 80% lao động nhập cư đã trở lại làm công việc
phi nông nghiệp của họ (MHRSS, 2020). Với những chính sách hỗ trợ về vốn vay
và việc làm, dù những ca mắc Covid-19 tại Trung Quốc vẫn đang tăng cao, song
đời sống của các hộ gia đình đã được cải thiện đáng kể so với thời gian đầu bùng
dịch (LUO Ren-fu1*, 2020).
4.2. Kinh nghiệm của Mỹ
Đại dịch Covid-19 đã có những tác động lan rộng chưa từng có đối với các hộ gia
đình trên khắp nước Mỹ. Một loạt các cuộc thăm dò của NPR (nghĩa là gì), Đại
học Harvard T.H. Chan School of Public Health, và Robert Wood Johnson
Foundation nhận thấy rằng, phần lớn các hộ gia đình không được bảo vệ khỏi
những tác động nghiêm trọng của đại dịch trên nhiều lĩnh vực cuộc sống của cư
dân. Các cuộc nghiên cứu “Tác động của Coronavirus” cung cấp một cái nhìn
toàn thể về các vấn đề nổi lên từ đại dịch liên quan đến tài chính hộ gia đình, việc
làm, chăm sóc sức khỏe, nhà ở, giao thông và đời sống. Các nhà nghiên cứu đã
phỏng vấn 3.454 người từ 18 tuổi trở lên trên khắp Hoa Kỳ và dưới đây là một số
vấn đề đã được chỉ ra về tác động của Covid-19 (NPR, 2020).
- Ít nhất một nửa số hộ gia đình ở bốn thành phố lớn nhất của Hoa Kỳ: Thành
phố New York (53%), Los Angeles (56%), Chicago (50%) và Houston (63%) báo
cáo các vấn đề tài chính nghiêm trọng bao gồm sự cạn kiệt về tiền tiết tiệm và
những khó khăn khi thanh toán hóa đơn hoặc chăm sóc y tế (NPR, 2020).
- Những khó khăn tập trung ở các hộ gia đình da màu và Latinh; hộ gia đình
có thu nhập hàng năm dưới 100.000 USD; các hộ gia đình bị mất việc làm hoặc
mất lương kể từ khi bắt đầu bùng phát dịch (NPR, 2020).
- Một trong năm hộ gia đình ở Hoa Kỳ (20%) cho biết các thành viên trong
10
gia đình không thể được chăm sóc y tế khi có các vấn đề nghiêm trọng. Đa số
không thể nhận được sự chăm sóc khi cần thiết (57%), điều này cho thấy hậu quả
rất tiêu cực về sức khỏe (NPR, 2020).
- Hơn 1/3 (36%) hộ gia đình có trẻ em phải đối mặt với các vấn đề về duy trì
việc học của con cái họ và trong số các hộ gia đình có bố mẹ đang đi làm, gần 1/5
(18%) cho biết có vấn đề nghiêm trọng trong việc chăm sóc trẻ khi người lớn cần
đi làm (NPR, 2020).
- 43% các hộ gia đình nông thôn cho biết bất kể thành viên trưởng thành nào
trong gia đình đều đã bị mất việc làm, bị sa thải hoặc bị giảm lương hoặc giờ làm
việc kể từ khi dịch bắt đầu bùng phát, với 2/3 số hộ gia đình này (66%) chỉ ra
rằng, họ có các vấn đề nghiêm trọng về tài chính (NPR, 2020).
Ngày 6/3/2020, Đạo luật bổ sung sẵn sàng ứng phó và chuẩn bị cho Covid19, HR (nghĩa là gì) (6.074 (là cái gì) bao gồm 8,3 tỷ USD viện trợ: Tài trợ ban
đầu và hỗ trợ phát triển vắc xin
Có những chính sách thường có hiệu lực trong suy thoái kinh tế, chẳng hạn
như: bảo hiểm thất nghiệp và Chương trình Hỗ trợ dinh dưỡng bổ sung (SNAP).
Ngoài ra, Quốc hội đã ban hành luật vào tháng 3/2020 với điều kiện tạm thời, các
cải tiến đặc biệt đối với các chính sách duy trì thu nhập, bao gồm những điều sau:
(CSR, 2020).
Hai quyền (ko hiểu) nghỉ phép tạm thời có lương cho một số công nhân, có
thể được sử dụng cho một số các nhu cầu liên quan đến Covid-19, sẽ hết hạn vào
cuối năm 2020 (CSR, 2020).
Bảo hiểm thất nghiệp (UI) tăng cường, bao gồm cung cấp thêm 600 USD
hàng tuần lợi ích, mở rộng lợi ích cho một số nhóm nhất định, những người thường
không đủ điều kiện và cung cấp thêm 13 tuần trợ cấp và đã hết hạn vào ngày
25/7/2020, với các điều khoản khác sẽ hết hạn vào cuối năm 2020. Tổng thống
Trump sau đó đã ban hành biên bản ghi nhớ cho phép trợ cấp mất việc làm (LWA)
cấp bổ sung quyền lợi hàng tuần của một số người yêu cầu bảo hiểm thất nghiệp
đủ điều kiện ở các tiểu bang tham gia. Các khoản trợ cấp của LWA có thể được
11
trả với số tiền 300 USD một tuần trong quỹ liên bang; nếu một tiểu bang chọn để
đóng góp thêm 100 USD/ tuần một tuần vào quỹ tiểu bang, thì khi ấy tổng cộng
là 400 USD/ tuần. LWA tài trợ có hiệu lực đến tháng 12/2020, nhưng chương
trình sẽ kết thúc sớm hơn nếu chắc chắn đáp ứng các điều kiện (liên quan đến tài
trợ hoặc ban hành luật) (CSR, 2020).
Trợ giúp cho các doanh nghiệp nhỏ, bao gồm một chương trình (Chương
trình bảo vệ tiền lương) có thể giúp họ duy trì bảng lương CSR, 2020).
Thanh toán trực tiếp một lần cho nhiều cá nhân (1.200 USD/ người; 2.400
USD/ cặp vợ chồng, với 500 USD cho mỗi người phụ thuộc) (CSR, 2020).
Chính quyền Trump đã cắt giảm lớn ngân sách của Viện Y tế Quốc gia và
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC). Ngân sách cuối cùng được
chính quyền Trump đệ trình vào tháng 2/2020, khi đại dịch đang bắt đầu, kêu gọi
cắt giảm thêm 693 triệu USD cho ngân sách CDC (ko hiểu). Điều này ảnh hưởng
đến khả năng chuẩn bị cho đại dịch bùng phát (Krisberg, 2020). Các hộ gia đình
chịu ảnh hưởng lớn từ vấn đề mất việc làm và cắt giảm tiền lương (Krisberg, 2020)
5. Thực trạng về kinh tế của hộ gia đình trong đại dịch Covid-19 tại Việt Nam
5.1. Tổng quan tác động của Covid-19 đến các hộ gia đình tại Việt Nam
Theo số liệu của Tổng Cục Thống kê đưa ra trong quý I/2021, có tổng 9,1 triệu
người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-19, có 540 nghìn người bị mất việc,
2,8 triệu người phải tạm nghỉ/ tạm ngừng sản xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho
biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5
triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập. Đại dịch Covid-19 đã khiến gần 5
triệu người lao động Việt Nam mất việc làm tính đến giữa tháng 4, đưa số liệu
việc làm quý 1 xuống mức thấp nhất trong 10 năm.
Một trong những nguyên nhân giúp Việt Nam ngăn ngừa đại dịch Covid-19
diễn ra, không thể không kể đến các hành vi và ý thức người dân trong việc tuân
12
thủ lệnh giãn cách xã hội. Để đáp ứng chính sách giãn cách xã hội của Chính phủ,
từ người dân cho đến các cấp chính quyền đã cùng nhau chấp hành nghiêm túc
các quy định khiến cho đại dịch Covid-19 tại Việt Nam được hạn chế. Chính nhân
tố đã góp phần quan trọng trong công cuộc dập dịch tại địa phương và xa hơn là
cả nước.
Vào vấn đề chính, nguồn thu nhập của hộ gia đình bị đại dịch tác động rõ rệt.
Nguyên nhân chủ yếu do tác động bởi sự gián đoạn trong nông nghiệp (giãn cách
xã hội), giảm giờ làm cho những công việc không cần thiết trong giai đoạn giãn
cách xã hội, giảm thu nhập kinh doanh và giảm giờ công.
Bảng 1: Thống kê mô tả về các dữ liệu nghiên cứu
Chỉ tiêu
n
Min
Max
Mean
Std. Dev
Việc làm (giảm thời gian làm việc)
250
1
5
4,00
0,685
Việc làm (làm việc từ xa)
250
1
5
3,93
0,717
Việc làm (mất việc)
250
1
5
4,08
0,687
250
1
5
3,69
0,868
250
1
5
3,72
0,893
250
1
5
3,48
0,974
250
1
5
3,40
0,948
250
1
5
3,20
1,021
Thu nhập - kinh tế hộ gia đình
250
1
5
3,94
0,697
Valid N (listwise)
250
Hoạt động kinh doanh hộ (gián đoạn
trồng trọt chăn nuôi)
Hoạt động kinh doanh hộ (gián đoạn đầu
ra)
Hoạt động kinh doanh hộ (đóng cửa hộ
kinh doanh cá thể)
Mức giá của sản phẩm (giá đầu ra giảm)
Mức giá của sản phẩm (giá cả thị trường
tăng mạnh do khan hiếm thực phẩm)
Nguồn: Nhóm nghiên cứu xử lý dữ liệu từ SPSS
Nhìn vào Bảng 1 cho thấy việc làm bị ảnh hưởng nặng nề nhất trong đại dịch
Covid-19, đặc biệt là mất việc làm với trung bình mean = 4,08 cho thấy mức độ
mất việc rất lớn. Ngoài ra Covid-19 cũng ảnh hưởng nặng nề với hoạt động kinh
doanh của hộ cũng khiến nhiều hộ phải đóng cửa kinh doanh cá thể với mean =
3,48. Với mức thu nhập của kinh tế hộ cũng rất bị ảnh hưởng mean = 3,94, cho
13
thấy kinh tế hộ bị ảnh hưởng rất lớn bởi dịch bệnh. Nguyên nhân giảm thu nhập
chủ yếu là do mất việc làm và thay đổi công việc. Từ đó, có thể cho thấy rằng,
những công việc trước họ đang làm chưa đủ quan trọng trong thời gian giãn cách
xã hội và họ sẽ phải tìm những công việc khác để đáp ứng cho nhu cầu xã hội
ngày nay. Họ sẽ phải đối mặt với những điều mới và những bước chuyển mình để
thích nghi với cuộc sống khi những công việc cũ trước đó đã bị máy móc thay thế.
Sự mất việc và thay đổi công việc của một người trong gia đình kéo theo sự
áp lực về các khoản chi tiêu trong gia đình. Những công việc mới trong thời dịch
Covid-19 này sẽ có lương cao hơn công việc trước đó của họ. Hơn thế nữa là mất
việc, không tìm được công việc mới và dần dần kinh tế của hộ gia đình sẽ giảm
sút.
Trên phương diện tinh thần và quan hệ gia đình, các thành viên trong hộ gia
đình bị tác động của đại dịch thường có xu hướng xích mích, lo lắng, không ổn
định, tâm trạng thay đổi bất thường. Theo Vòng Khảo sát đầu tiên được tiến hành
từ ngày 5/6/2020 đến 8/7/2020, với sự tham gia của hơn 6.000 hộ tại mọi tỉnh
thành trên cả nước cho thấy rằng, phụ nữ phải giảm số giờ lao động nhiều hơn so
với nam giới, hoặc phải ngừng việc hoàn toàn trong thời gian trường học đóng
cửa để chăm sóc con cái. Các tác động này càng lớn hơn đối với các hộ gia đình
đã có con (đã tính cả những trường hợp làm cha/ mẹ gà trống/ mái nuôi con).
Theo khảo sát được thực hiện trong hai tuần cuối của tháng 4/2020 với tổng
số 292 người lao động từ 22 tỉnh/ thành phố của tổ chức lao động quốc tế (ILO)
về tác động của đại dịch Covid-19 tới doanh nghiệp và người lao động trong một
số ngành kinh tế chính chỉ ra: có 13,7% người lao động cho rằng, quan hệ giữa
các thành viên trong gia đình của họ đã tốt lên vì họ có nhiều thời gian ở nhà hơn
vì dịch bệnh và dành thời gian cho nhau nhiều hơn. Ngược lại, có 34,25% người
lao động cho rằng, mối quan hệ giữa các thành viên trong gia đình họ kém đi, lý
do chủ yếu là do các thành viên lo lắng về sức khoẻ và tương lai, nguồn thu nhập
để trang trải sinh hoạt hàng ngày. Đáng chú ý, có 5% cho biết họ có sự diễn ra của
bạo hành về lời nói và hành động trong gia đình.
14
Tiếp theo, tác động của đại dịch ảnh hưởng lớn đến chi tiêu của các hộ gia
đình vì mất việc làm, đồng nghĩa với thu nhập bị giảm sút một cách đáng kể được
phân loại chi tiêu theo các 3 nhóm chính như: nhóm cơ bản (chi phí di chuyển,
trang phục, mua sắm, tiêu vặt, học tập,…), nhóm nhà ở, nhóm thực phẩm. Người
lao động cho rằng, nhóm cơ bản là nhóm bị tác động dẫn đến giảm nhiều nhất, vì
do những biện pháp cách ly và phong toả của Chính phủ, các gia đình hầu hết là
ở nhà vì vậy họ cắt giảm được các khoản tiền cho mua sắm quần áo, giày dép mới,
chi phí giáo dục cho con em,… Ngược lại, chi phí cho y tế cũng lại tăng. Về chi
phí nhà ở, hầu hết các hộ gia đình đều sở hữu nhà nên họ không phải lo lắng quá
nhiều về khoản này, còn đối với các hộ gia đình thuê nhà, họ buộc phải đám phán
với chủ nhà, nhằm giảm giá thuê vì trong thời kỳ dịch bệnh, rất khó để tìm một
ngôi nhà trọ mới với giá hợp lý. Do vậy, các hộ gia đình có xu hướng cắt giảm chi
phí cho nhóm thực phẩm nhiều hơn nhóm nhà ở. Nhiều hộ gia đình cho biết, họ
không con đủ chi phí để chi tiêu cho cơm gạo, họ thường xuyên ăn tạm mỳ tôm
và đồ ăn nhanh. Bên cạnh đó là kiếm thêm nguồn hỗ trợ từ các cây ATM gạo, từ
gia đình và bạn bè, hoặc các tổ chức công đoàn.
Biện pháp ứng phó của hộ gia đình: Các hộ gia đình chọn biện pháp ứng phó
đầu tiên đó chính là cắt giảm chi phí theo 3 nhóm chính. Tuy nhiên, họ không thể
cắt giảm chi tiêu mãi được, mà cho rằng dù có giảm chi tiêu đến mức tối thiểu thì
cũng chỉ có thể cầm cự được dài nhất là 2-3 tháng. Trong đó, 86,3% người lao
động cho rằng, nếu đại dịch tiếp tục tiếp diễn và lệnh cách ly phong toả của Chính
phủ vẫn còn, mức sống của họ sẽ tiếp tục giảm trong vòng 2 tháng tiếp theo;
18,8% người lao động cho rằng, mức sống của họ sẽ tụt dưới mức tối thiểu nếu
dịch bệnh tiếp tục diễn biến nặng nề tới tháng 01/2021.
Mặc dù còn gặp nhiều trắc trở và bi quan, những người lao động trong các
hộ gia đình vẫn tích cực tìm kiếm các giải pháp như các công việc bán thời gian
để làm nguồn thu nhập bổ sung. Bên cạnh đó, các ngành nghề như: bán hàng
online, shipper lên ngôi do tính thuận tiện và không phải trực tiếp tiếp xúc khi trao
đổi hàng hoá,… Có những gia đình nông dân thì họ cố gắng điều chỉnh công việc
15
theo hướng nuôi trồng và cung cấp lương thực, thực phẩm.
5.2. Hỗ trợ người lao động trong các hộ gia đình gặp khó khăn
Ngày 19/10/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị Quyết số 154/NQ-CP sửa đổi và
bổ sung Nghị quyết 42/NQ-CP ngày 09/04/2020 về việc hỗ trợ người dân gặp khó
khăn do đại dịch Covid-19. Người lao động nghỉ việc không hưởng lương từ 01
tháng trở lên do doanh nghiệp, cơ sở giáo dục dân lập, tư thục, cơ sở giáo dục
công lập tự bảo đảm chi thường xuyên ở các cấp mầm non, mẫu giáo, tiểu học,
trung học cơ sở, trung học phổ thông gặp khó khăn bởi đại dịch Covid-19, không
có doanh thu hoặc không có nguồn tài chính để trả lương thì được hỗ trợ với mức
1.800.000 đồng/ người/ tháng. Cụ thể, Nghị quyết 154/NQ-CP quy định: người
sử dụng lao động có doanh thu quý I/2020 giảm từ 20% trở lên so với quý IV/2019
hoặc doanh thu quý liền kề trước thời điểm đề nghị xét hưởng giảm 20% trở lên
so với cùng kỳ năm 2019 được vay không có tài sản đảm bảo tối đa 50% tiền
lương tối thiểu vùng để trả lương ngừng việc cho người lao động theo quy định
tại khoản 3 Điều 98 Bộ luật Lao động trong khoảng thời gian từ tháng 4-12/2020
theo thời gian trả lương thực tế nhưng không quá 3 tháng với lãi suất vay 0%, thời
hạn vay tối đa 12 tháng tại Ngân hàng Chính sách xã hội. Người sử dụng lao động
trực tiếp lập hồ sơ vay, tự kê khai, chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính
xác, trung thực về số lao động ngừng việc, số liệu xác định doanh thu đáp ứng
điều kiện vay vốn, gửi Ngân hàng Chính sách xã hội để hưởng chính sách hỗ trợ
theo quy định. Ngoài ra, Nghị quyết 154/NQ-CP cũng sửa đổi nội dung hỗ trợ tạm
dừng đóng quỹ hưu trí, tử tuất như sau: người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi
đại dịch Covid-19 dẫn đến phải giảm từ 20% lao động tham gia bảo hiểm xã hội
trở lên so với thời điểm cơ quan có thẩm quyền công bố dịch (kể cả lao động
ngừng việc, tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, thỏa thuận nghỉ không hưởng
lương) thì người lao động và người sử dụng lao động được tạm dừng đóng vào
quỹ hưu trí và tử tuất không quá 3 tháng kể từ thời điểm nộp hồ sơ đề nghị xét
16
hưởng.
Theo khảo sát của chúng tôi, 51% người lao động đã được tiếp cận với thông
tin về các gói hỗ trợ của Chính phủ; 89,96% người lao động chưa nhận được sự
hỗ trợ của Chính phủ và các tổ chức; 75% đã đăng ký sử dụng gói hỗ trợ của
Chính phủ nhưng họ chưa biết hoàn thành các thủ tục để được nhận hỗ trợ; 92,7%
người lao động dù chưa nhận được hỗ trợ nhưng họ cho rằng chương trình hỗ trợ
này là một thông tin hữu ích đối với họ.
Bên cạnh đó, theo khảo sát, 87,5% cho rằng nguồn hỗ trợ từ bạn bè và gia
đình là rất quan trọng (52,1% thấy hữu ích, 35,4% thấy tương đối hữu ích); 5,2%
người lao động được chủ nhà giảm tiền thuê nhà; 7,3% người lao động thấy sự hỗ
trợ từ các cây ATM gạo, các tổ chức công đoàn, thanh niên tình nguyện là hữu
ích.
Chính vì những sự khó khăn và dịch bệnh vẫn tiếp tục tiếp diễn, chưa có dấu
hiệu dừng lại thì 49% người lao động muốn được nhận hỗ trợ ngay lúc này để duy
trì cuộc sống.
Chính phủ Việt Nam đã rất đúng đắn khi ban hành các gói hỗ trợ kịp thời và
cần thiết cho người lao động trong các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh,
góp phần giúp người lao động tháo gỡ khó khăn. Bên cạnh đó, khả năng tiếp cận
của người lao động là chưa cao, các khoản kinh phí hỗ trợ chưa thực sự đến được
tay người lao động bị ảnh hưởng. Hơn nữa, thủ tục nhận hỗ trợ còn khá phức tạp
và rườm rà, người lao động đang thiếu hiểu biết về công đoạn này.
Triển vọng phục hồi của người lao động trong các hộ gia đình phụ thuộc vào
các yếu tố sau: mạng lưới xã hội của họ: khả năng các nhân tố xung quanh họ hỗ
trợ ngay lúc họ gặp khó khăn; Chính phủ: Các chính sách mà chính phủ ban hành
có thực sự đang hiệu quả và đem lại sự hỗ trợ cần thiết cho các hộ gia đình không.
Các dự đoán gần đây về khả năng phục hồi và thu nhập việc làm sau đại dịch
dường như không mấy khả quan vì dịch bệnh vẫn đang diễn biến khó lường và
chưa biết ngày kết thúc. Vậy nên người lao động trong các hộ gia đình bị ảnh
hưởng sẽ phục hồi tương đối chậm. Chỉ có 32,3% người lao động cho rằng, thu
17
nhập và việc làm sẽ quay trở lại như trước sau tháng 01/2021; 57,3% cho rằng sự
phục hồi phải kéo dài từ 1-2 năm.
6. Phương hướng và giải pháp hỗ trợ kinh tế của hộ gia đình trong đại dịch
Covid-19
6.1. Mục tiêu hỗ trợ kinh tế hộ gia đình
Mục tiêu hỗ trợ nguồn thu nhập của từng hộ gia đình gồm mục tiêu chung, lâu dài
và mục tiêu cụ thể cho từng giai đoạn hay từng thời kì của quá trình dịch Covid19 diễn ra và được thể hiện trong cách ứng phó đại dịch của Chính phủ và phương
hướng Chính phủ đã nêu trong những buổi họp được công khai trên các phương
tiện điện tử.
Mục tiêu chung của hỗ trợ kinh tế hộ gia đình mà Chính phủ cần hướng tới
là trên cơ sở bộ máy nhà nước đã ổn định nên việc các tổ trưởng tổ dân phố, chủ
tịch xã, huyện quan tâm đến từng hộ gia đình như thế nào. Vì lẽ đó, từng hộ gia
đình được phản ánh ý kiến, tìm hiểu các gói hỗ trợ từ các tổ chức cũng như Chính
phủ bởi vì mỗi hộ gia đình là mỗi một hạt nhân trong việc chống lại đại dịch toàn
cầu cũng như nền kinh tế của Quốc gia. Do có sự khác nhau về vùng dịch, nơi có
dịch, nơi không có dịch nên mục tiêu cụ thể của hỗ trợ kinh tế hộ gia đình cũng
khác nhau.
Chuyên gia kinh tế trưởng của Ngân hàng Phát triển châu Á, ông Nguyễn
Minh Cường cho rằng, triển vọng kinh tế Việt Nam trong năm 2021 là rất khả
quan, bất chấp đại dịch Covid-19. Đến giữa năm 2021, mục tiêu hỗ trợ kinh tế của
hộ gia đình là: đảm bảo cho người dân an toàn trong thời kì COVID-19 diễn biến
phức tạp, đảm bảo cho người dân tích trữ đủ lương thực, thúc đẩy nguồn thu nhập
của các nhân khẩu trong hộ gia đình, giữ ổn định nền kinh tế, tăng trưởng dân số
và kinh tế đạt kỳ vọng.
18
6.2. Phương hướng hỗ trợ kinh tế của hộ gia đình
Trong việc hỗ trợ kinh tế hộ gia đình, cần chú ý những đặc điểm sau: (1) Việc hỗ
trợ phải được diễn ra song song, phù hợp với hoàn cảnh các hộ gia đình; (2) Ưu
tiên hỗ trợ những hộ gia đình gặp hoàn cảnh khó khăn; (3) Cho phép người dân
được gửi những ý kiến phản hồi thông qua bưu điện, cổng thông tin điện tử; (4)
Chính phủ cần cập nhật tình hình, hỗ trợ kịp thời những tình huống xấu xảy ra;
(5) Chính phủ thông báo các gói hỗ trợ qua các cấp chính quyền, địa phương và
qua thông tin điện tử để người dân được nắm bắt nhanh và chính xác nhất; (6)
Việc xét các hộ trong diện được nhận gói hỗ trợ có thể qua cổng thông tin điện tử
giúp cho quá trình trở nên dễ dàng, thuận tiện và tránh lây nhiễm chéo trong cộng
đồng; (7) Nếu các gói hỗ trợ đến tay các hộ gia đình chậm sẽ làm tăng nguy cơ
rủi ro kinh tế hộ gia đình. Trong đó, Covid-19 sẽ làm tăng tỉ lệ nghèo và cận nghèo
về thu nhập và làm sụt giảm thu nhập tạm thời của hộ gia đình và người lao động.
Để phương hướng đề ra không bị gián đoạn, các cơ quan Chính phủ cùng với
các tổ chức cần sát sao và chú trọng trong các khâu làm việc để đạt được một hiệu
quả cao nhất. Năm 2021 là một năm bước tiến quan trọng để tạo bàn đạp phát
triển kinh tế trong giai đoạn tiếp theo. Qua đó, đây cũng chính là lúc các chính
quyền khẳng định được tầm quan trọng trong công tác hỗ trợ và phát triển kinh tế
xã hội nói chung và kinh tế hộ gia đình nói riêng.
6.3. Các giải pháp cải thiện và thực thi
Chính phủ Việt Nam đã có một số giải pháp quản lý thâm hụt tài khóa để giải
quyết những vấn đề trước mắt như tập trung thực hiện hiệu quả các biện pháp kích
cầu trong nước, sử dụng nguồn tiết kiệm từ việc giá dầu quốc tế giảm để kiềm chế
khủng hoảng, tìm nguồn tài trợ từ Ngân hàng Thế giới (WB) và IMF… (DT,
2020).
Bên cạnh đó, các giải pháp phục hồi kinh tế như thúc đẩy sản xuất, kinh
19
doanh, phát triển kinh tế - xã hội cũng được đưa ra ở 3 nội dung chính: giải pháp
tổng thể, các giải pháp cấp bách,à các giải pháp dài hạn.
Thứ nhất, theo Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục ảnh hưởng của đại dịch
Covid-19 để cải thiện và phát triển kinh tế, Chính phủ sẽ hỗ trợ dưới hình thức:
(1) Để tận dụng tối đa thị trường trong nước, đồng thời thời gian để ngăn ngừa và
ứng phó với những bất ổn từ bên ngoài; (2) Xây dựng môi trường kinh doanh
thuận lợi, hấp dẫn, phù hợp với xu thế mới, có năng lực cạnh tranh trong khu vực
và quốc tế; (3) Xác định các cơ hội và thách thức để tận dụng các giải pháp, chuyển
cơ hội và thách thức thành động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế (Bộ Chính trị,
2020).
Thứ hai, đối với các giải pháp cấp bách để giải quyết các vấn đề trước mắt
bao gồm: (1) Gia hạn nộp thuế và các nghĩa vụ khác (bảo hiểm xã hội, kinh phí
công đoàn…) (Nickbakhsh S, 2020); (2) Hỗ trợ tài chính thông qua các chính sách
yêu cầu những tổ chức cho vay giảm lãi suất cho vay, tạo điều kiện giãn nợ, cung
cấp thanh khoản cho các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi Covid-19 (Nickbakhsh
S, 2020); (3) Trợ cấp tiền và cho vay 0% lãi suất cho những người có việc làm
của họ bị ảnh hưởng bởi đại dịch (Nickbakhsh S, 2020); (4) Thúc đẩy thị trường
trong nước và kích thích tiêu dùng trong nước (Nickbakhsh S, 2020).
Ngoài ra, một số giải pháp như dừng đóng bảo hiểm xã hội (BHXH), dừng
đóng, giảm 50% đoàn phí và giảm 15% chính sách giảm tiền thuê đất nên được
áp dụng cho tất cả các doanh nghiệp vì hầu hết các doanh nghiệp đều bị ảnh hưởng,
có thể đang hoạt động nhưng gặp nhiều khó khăn (theo Nghị quyết 84/NQ-CP của
Chính phủ ban hành ngày 29/05/2020 : Về các nhiệm vụ, giải pháp tiếp tục tháo
gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, thúc đẩy giải ngân vốn đầu tư công và bảo
đảm trật tự an toàn xã hội trong bối cảnh đại dịch COVID-19. Bình ổn giá điện,
nước của các doanh nghiệp, xóa bỏ giá độc quyền trong lĩnh vực này. Một số
chính sách về tài chính ngân hàng như giải pháp hỗ trợ thanh khoản, giãn nợ, bảo
lưu nhóm nợ; Giảm lãi suất cho vay; Mở rộng các biện pháp bảo lãnh tín dụng để
các doanh nghiệp nhỏ, vừa và siêu nhỏ, hộ kinh doanh được vay vốn (Chinh,
20
2020). Cụ thể, chính phủ Việt Nam đã giới thiệu quỹ cứu trợ trị giá 2,7 tỷ USD
để hỗ trợ tất cả người lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch Covid-19 tại Việt
Nam. Đặc biệt, gói cứu trợ này tập trung hỗ trợ các doanh nghiệp gặp khó khăn,
người lao động bị ảnh hưởng nặng nề về thu nhập, người dễ bị tổn thương không
được hỗ trợ truy cập nhiều mạng an sinh xã hội hiện có trong vòng 3 tháng (tháng
4, 5, 6) với các mức hỗ trợ khác nhau cho mỗi nhóm công nhân (WiaSA, 2020).
Vì vậy, điều quan trọng là phải đảm bảo rằng chính sách kinh tế - xã hội
được xây dựng dựa trên ba khía cạnh: Chính phủ, người sử dụng lao động và
người lao động. Việt Nam đã quyết liệt giải quyết khủng hoảng việc làm liên quan
đến Covid-19, giảm thiểu thiệt hại ảnh hưởng đến doanh nghiệp và người lao
động. Đây là thời điểm quan trọng để đảm bảo rằng chính sách kinh tế - xã hội
được xây dựng theo hướng bao trùm trên cơ sở chính phủ, người sử dụng lao động
và người lao động. Những thời điểm khó khăn này tạo cơ hội cho Việt Nam thiết
lập một nền tảng tăng trưởng bao trùm hơn (Huong T. T. Nguyen, 2020).
7. Kết luận
Trên cơ sở các báo cáo thống kê, bài viết đã tổng quan lại những tác động của đại
dịch tới thị trường lao động và việc làm nói chung và một số nhóm lao động dễ bị tổn
thương nói riêng. Các kết quả cho thấy, mức động trầm trọng từ việc giảm giờ làm do
tác động của đại dịch và các biện pháp phòng chống dịch toàn diện khiến lực lượng rất
lớn lao động nói chung rơi vào tình trạng thất nghiệp, mất thu nhập, trong đó các nhóm
lao động dễ bị tổn thương như lao động khu vực phi chính thức, lao động di cư, lao động
nghèo, lao động là phụ nữ… rơi vào tình trạng tuyệt vọng hơn. Tuy nhiên, những báo
cáo thống kê mới chỉ chủ yếu là ước lượng, vẫn chưa đánh giá đầy đủ, chi tiết, sâu hơn
về mức độ nghiêm trọng bên trong và những hệ lụy liên quan. Bên cạnh đó, nhóm lao
động dễ bị tổn thương còn phải nói đến nhóm thanh niên trẻ bị mất việc, nhóm người
lao động cao tuổi, nhóm lao động tật nguyền, lao động trẻ em, v.v. những lao động này
cũng phải chịu những tác động nghiêm trọng, thậm chí cùng cực do bị giảm việc làm,
mất việc, giảm thu nhập mạnh hoặc mất hẳn thu nhập vì cuộc khủng hoảng.
Vấn đề việc làm và thất nghiệp của lao động khi đại dịch đã và vẫn đang diễn ra
trở thành mối quan tâm lớn trên toàn cầu, của mỗi quốc gia, trở thành gánh nặng lớn
21
trong các gói cứu trợ, nhằm đảm bảo an sinh xã hội cho người dân và hỗ trợ doanh
nghiệp, đồng thời, làm sụt giảm quá trình sản xuất kinh doanh, chuỗi cung ứng sản phẩm
và khả năng vực lại của các nền kinh tế trong thời gian tới. Với thực trạng này, ILO đã
kêu gọi thực hiện các biện pháp khẩn cấp, quyết liệt trên diện rộng và đồng bộ trên các
trụ cột: bảo vệ người lao động tại nơi làm việc; kích thích nền kinh tế, việc làm; hỗ trợ
việc làm và thu nhập. ILO cũng đã nhận định “Khủng hoảng COVID-19 làm trầm trọng
thêm tình trạng dễ bị tổn thương và bất bình đẳng hiện hữu. Do vậy, những phản ứng
chính sách phải đảm bảo sự hỗ trợ đến được với những người lao động và doanh nghiệp
cần sự hỗ trợ nhất”.
Nhà nước và các doanh nghiệp chưa thực sự có những chính sách đãi ngộ, hỗ trợ
tốt đối với người lao động. Trong cuộc phỏng vấn, các hộ gia đình đã phải tích cực lên
tiếng, sử dụng những hình thức đấu tranh khác nhau nhằm đòi quyền lợi và hỗ trợ từ
phía chính phủ và người sử dụng lao động. Nhờ sự hỗ trợ của 1 số công đoàn và nghiệp
đoàn mà người dân đã phần nào tiếp cận được các sự hỗ trợ cần thiết. Tuy nhiên vẫn có
sự hạn chế lớn vì không phải công đoàn và nghiệp đoàn nào cũng có đủ khả năng và
năng lực để hỗ trợ người lao động trong các hộ gia đình bị ảnh hưởng bởi đại dịch, đặc
biệt là đối với các dông đoàn địa phương. Ngoài ra, người lao động chính trong các hộ
gia đình đang bị mất đi nguồn thu nhập, họ cho biết rằng chỉ có thể duy trì cuộc sống
cho gia đình trong vòng 3 tháng đổ lại. Đặc biệt với những người là trụ cột gia đình thì
việc này càng trở nên khó khăn hơn, gia đình họ rất dễ bị tổn thương và chạm mức nghèo
đói.
Lật ngược lại vấn đề, nghiên cứu này của chúng tôi đã chứng minh được rằng với
nghị lực, sự kiên cường và sự hỗ trợ kịp thời, nhiều hộ gia đình đã phục hồi mạnh mẽ
thậm trí ổn định trong thời kỳ dịch bệnh. Họ đã thích nghi với cuộc sống đại dịch bằng
cách tìm các nguồn thu nhập bổ sung dựa vào mạng lưới của họ để duy trì cuộc sống.
Nước ta đang chuẩn bị Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, tổng kết
thực hiện Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm giai đoạn 2011 - 2020 và xây
dựng Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn 2045, hướng
đến xây dựng Việt Nam trở thành nước hùng cường, thịnh vượng. Yêu cầu cơ cấu lại
nền kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng; hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường
22
định hướng xã hội chủ nghĩa; phát triển khoa học - công nghệ, đổi mới sáng tạo; thực
hiện chuyển đổi số nền kinh tế đang trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết vì đó là cách thức
để nền kinh tế tăng trưởng nhanh và bền vững, đuổi kịp các nước đi trước và đạt được
tầm nhìn xây dựng một nước Việt Nam hùng cường, thịnh vượng.
Đại dịch COVID-19 xuất hiện vào năm cuối thực hiện Chiến lược phát triển kinh
tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và khả năng sẽ ảnh hưởng đến một vài năm đầu của
giai đoạn 2021 - 2030 đang đặt ra những thách thức mới không lường trước được. Đây
là cú sốc bất ngờ làm nền kinh tế chệch khỏi đường ray đang trên đà phát triển kể từ
năm 2012. Vì thế, để nền kinh tế nhanh chóng quay trở lại quỹ đạo phát triển bình thường
mới, cú sốc dịch bệnh “vô tiền khoáng hậu” này cần được xử lý kịp thời, không để kéo
dài và không để các vấn đề phát sinh trong thời kỳ dịch bệnh tồn đọng dai dẳng, kéo
chậm tốc độ tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu nền kinh tế. Để hướng đến mục tiêu dài
hạn, Chính phủ cần có giải pháp giúp nền kinh tế trong thời gian sắp tới vừa phát triển
kinh tế, vừa ổn định xã hội, tạo nền tảng cho tăng trưởng nhanh và bền vững.
Trước tác động của đại dịch COVID-19 lên nền kinh tế, Chính phủ nhanh chóng
đưa ra các chính sách tiền tệ, tài khóa, an sinh xã hội nhằm hỗ trợ doanh nghiệp và người
dân vượt qua giai đoạn khó khăn nhất của cú sốc COVID-19. Thứ nhất, gói chính sách
tiền tệ - tín dụng nhằm cơ cấu lại, giãn - hoãn nợ và xem xét giảm lãi đối với tổng dư nợ
chịu ảnh hưởng. Thứ hai, gói cho vay mới với tổng hạn mức cam kết khoảng 300.000
tỷ đồng với lãi suất ưu đãi hơn tín dụng thông thường từ 1% - 2,5%/năm. Thứ ba, gói
tài khóa (giãn, hoãn thuế và tiền thuê đất, giảm một số thuế và phí) với tổng giá trị
180.000 tỷ đồng. Thứ tư, gói an sinh xã hội 62.000 tỷ đồng cho hơn 20 triệu lao động
và đối tượng yếu thế…
Tài liệu tham khảo
1. Đinh Trường Hinh (2020), Một số giải pháp cho kinh tế Việt Nam mùa dịch
Covid-19, https://www.bbc.com/vietnamese/business-52254390, truy cập ngày
(ngày tháng năm truy cập)
23
2. Bộ Chính trị (2020), Kết luận của Bộ Chính trị về chủ trương khắc phục tác
động của đại dịch Covid-19 để phục hồi và phát triển nền kinh tế,
https://ncov.moh.gov.vn/web/guest/-/ket-luan-cua-bo-chinh-tri-ve-chu-truongkhac-phuc-tac-ong-cua- ai-dich-covid-19-e-phuc-hoi-va-phat-trien-nen-kinh-te,
truy cập ngày (ngày tháng năm truy cập)
3. Nickbakhsh S, H. A. (2020), Epidemiology of seasonal coronaviruses, J Infect
Dis.
4. Chinh (2020), Một loạt các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp: Báo cáo trực tuyến
của
Chính
phủ
nước
Cộng
hòa
xã
hội
chủ
nghĩa
Việt
Nam.
http://baochinhphu.vn/Thi-truong/Hang-loat-giai-phap-ho-tro-doanhnghiep/399631.vgp, truy cập ngày (ngày tháng năm truy cập)
5. WiaSA, B. L. (2020), Bộ lao động thương binh và xã hội,
http://www.molisa.gov.vn/Pages/tintuc/chitiet.aspx?tintucID=222479, truy cập
ngày (ngày tháng năm truy cập)
6. Huong T. T. Nguyen, Tham T. Nguyen, Vu A. T. Dam, Long H. Nguyen, Giang
T. Vu, Huong L. T. Nguyen, Hien T. Nguyen, Huong T. Le (2020), Frontiers in
Public
Health,
https://www.frontiersin.org/articles/10.3389/fpubh.2020.590074/full#B23, truy
cập ngày (ngày tháng năm truy cập)
7.
Marchisio,
M.
(2020),
China's
Poverty
Reduction
Online,
http://p.china.org.cn/2020-06/01/content_76114092.htm, truy cập ngày (ngày
tháng năm truy cập)
8.
National
Bureauof
Statistics
(2020),
(tên
http://www.stats.gov.cn/tjsj/zxfb/202004/t202004171739602.html.,
bài
viết)
truy
cập
ngày (ngày tháng năm truy cập)
9. LUO Ren-fu1*, L. C.-f.-j.-y.-y.-f.-k. (tên tác giả đúng ko, ghi đầy đủ) (2020),
(tên
bài
viết)
elsevier,
https://www.sciencedirect.com/science/article/pii/S2095311920634268?via%3D
ihub, truy cập ngày (ngày tháng năm truy cập)
24
10. NPR. (tên tác giả đúng ko, nếu có ghi đầy đủ) (2020), Robert Wood Johnson
Foundation,
https://www.rwjf.org/en/library/research/2020/09/the-impact-of-
coronavirus-on-households-across-america.html, truy cập ngày (ngày tháng năm
truy cập)
11. CSR. (tên tác giả đúng ko, nếu có ghi đầy đủ) (2020), Congressional Research
Service, https://crsreports.congress.gov/product/pdf/IN/IN11457, truy cập ngày
(ngày tháng năm truy cập).
12.
Krisberg,
K.
(2020),
the
nation's
health,
https://www.thenationshealth.org/content/50/2/1.2, truy cập ngày (ngày tháng
năm truy cập)
25
Download