I. Quá trình đổi mới nhận thức về kinh tế thị trường 1. Cơ chế quản lý kinh tế trước đổi mới a) Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Tình hình xã hội - Thực hiện công cuộc xây dựng đất nước theo mô hình XHCN được quan niệm lúc bấy giờ. - Nền kinh tế ngày càng trầm trọng nhiệt tình lao động và năng lực sáng tạo của nhân dân, tài nguyên và các nguồn lực chưa được khai thác, phát huy đầy đủ, thậm chí bị xói mòn. Đòi hỏi Đảng và Nhà nước tìm kiếm cách thức phát triển mới. Cơ chế quản lý: Khái niệm - Là hệ thống tổ chức bao gồm nhiều cơ quan, nhiều bộ phận có những chức năng quyền hạn khác nhau nhằm bảo đảm tổ chức và quản lí có hiệu quả các lĩnh vực kinh tế, các hoạt động kinh tế trong xã hội. - Là các quy tắc điều chỉnh các hành vi, hoạt động kinh tế của các cá nhân và tổ chức kinh tế; là hệ thống các biện pháp, hình thức, cách thức tổ chức, điều khiển nhằm duy trì các mối quan hệ kinh tế phát triển phù hợp với những quy luật kinh tế khách quan theo mục tiêu đã xác định trong những điều kiện kinh tế xã hội của từng giai đoạn phát triển. Tác động sâu sắc đến hiệu quả phát triển của nền kinh tế quốc dân. Đặc điểm chủ yếu: Cơ chế kế hoạch hóa tập trung quan liêu, bao cấp Nhà nước quản lý bằng mệnh lệnh hành chính Lỗ Nhà nước bù, Lãi thì Nhà nước thu Cơ quan hành chính can thiệp quá sâu vào sản xuất kinh doanh Ngân sách Nhà nước gánh chịu hậu quả Các doanh nghiệp không có quyền tự chủ Quan hệ hang hóa – tiền tệ bị coi nhẹ Nhiều hang hóa quan trọng không được coi là hang hóa về mặt pháp lý Bộ máy quản lý cồng kềnh Đội ngũ quản lý kém Phong cách cửa quyền, quan lieu, ỷ lại, nạn hối lộ Các hình thức chủ yếu của chế độ bao cấp: - Bao cấp qua giá - Bao cấp qua chế độ tem phiếu - Bao cấp theo chế độ cấp phát vốn của ngân sách nhưng không có chế tài ràng buộc trách nhiệm vật chất đối với các đơn vị cấp vốn HẠN CHẾ Không thừa nhận sự tồn tại của nền kinh tế nhiều thành phần trong thời kỳ quá độ, muốn nhanh chóng xóa sở hữu tư nhân và kinh tế cá thể, tư nhân. Kinh tế quốc doanh và tập thể trì trệ và khủng hoảng. Thủ tiêu cạnh tranh. Kìm hãm tiến bộ khoa học, công nghệ. Triệt tiêu động lực kinh tế với người lao động. Không kích thích tính năng động, sáng tạo của các đơn vị sản xuất kinh doanh. b) Nhu cầu đổi mới cơ chế quản lý kinh tế Chỉ thị số 100-CT/TW của Ban Bí thư Trung ương khóa IV; bù giá vào lương ở Long An; Nghị quyết Trung ương 8 khóa V (năm 1985) về giá - lương — tiền; thực hiện Nghị định số 25 - CP và Nghị định số 26 - CP của Chinh phủ... Căn cứ thực tế để Đảng đi đến quyết định thay đổi về cơ bản cơ chế quản lý kinh tế. Đại hội VI khẳng định "Việc bố trí lại cơ cấu kinh tế phải đi đôi với đổi mới cơ chế quản lý kinh tế. Cơ chế quản lý tập trung quan liêu, bao cấp từ nhiều năm nay không tạo được động lực phát triển, làm suy yếu kinh tế xã hội chủ nghĩa, hạn chế việc sử dụng, và cải tạo các thành phần kinh tế khác, kìm hãm sản xuất, làm giảm năng suất, chất lượng, hiệu quả, gây rối loạn trong phân phối lưu thông, và đẻ ra nhiều hiện tượng tiêu cực trong xã hội". 2. Sự hình thành tư duy của Đảng về kinh tế thị trường thời kỳ đổi mới a) Tư duy của Đảng về kinh tế thị trường từ Đại hội VI đến Đại hội VIII Thay đổi căn bản và sâu sắc: - Kinh tế thị trường không phải là cái riêng có của chủ nghĩa tư bản mà là thành tựu phát triển chung của nhân loại. Khái niệm kinh tế thị trường Kinh tế thị trường (KTTT) là nền kinh tế mà các nguồn lực kinh tế được phân bổ bằng nguyên tắc thị trường. Tức là coi thị trường là 1 công cụ phục vụ nghiên cứu và phân bổ các nguồn lực kinh tế trong quá trình sản xuất và trao đổi. Các yếu tố thị trường bao gồm cung, cầu, giá cả có tác động điều tiết sản xuất hang hoá, phân bổ các nguồn lực kinh tế và tài nguyên thiên nhiên như vốn, tư liệu sản xuất, sức lao động,… Sự ra đời và nguồn gốc của kinh tế thị trường Có mầm mống từ xã hội nô lệ => hình thành trong xã hội phong kiến => phát triển cao trong xã hội tư bản chủ nghĩa Giống Khác Kinh tế hang hóa (KTHH) KTTT - Nhằm sản xuất ra để bán - Nhằm mục đích giá trị và đều trao đổi thông qua quan hệ hang hóa – tiền tệ - Dựa trên cơ sở phân công lao động xã hội và các hình thức sở hữu khác nhau về tư liệu sản xuất - Kinh tế tự nhiên -> KTHH - KTHH -> KTTT - Trình độ thấp, kỹ thuật thủ công - Trình độ cao hơn, lấy khoa học, công nghệ làm cơ sở KTTT là thành tựu của văn minh nhân loại KTTT là sản phẩm của sự phát triển tất yếu, khách quan của nền sản xuất xã hội Chỉ có KTTT tư bản chủ nghĩa mới là sản phẩm của tư bản chủ nghĩa - Kinh tế thị trường còn tồn tại khách quan trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội KTTT là phương thức tổ chức, vận hành nền kinh tế, là phương tiện điều tiết kinh tế ấy cơ chế thị trường làm cơ sở để phân bổ các nguồn lực kinh tế và điều tiết mối quan hệ giữa người với người. Không đối lập với chệ độ xã hội và không phải là đặc trưng bản chất cho chế độ kinh tế cơ bản của xã hội Tồn tại và phát triển nhiều phương thức sản xuất khác nhau Có thể liên hệ cả với 2 chế độ tư hữu và công hữu và phục vụ cho chúng. Đại hội VII của Đảng (tháng 6/1991) và Đại hội Đảng VIII của Đảng (tháng 6/1996) - Có thể và cần thiết sử dụng KTTT để xây dựng CNXH ở nước ta Các chủ thể kinh tế có tính độc lập, nghĩa là có quyền tự chủ trong sản xuất, kinh doanh, lỗ, lãi tự chịu Giá cả cơ bản do cung cầu điều tiết, hệ thống thị trường phát triển đồng bộ và hoàn hảo Nền kinh tế có tính mở cao và vận hành theo quy luật vốn có của KTTT như quy luật giá trị, quy luật cung cầu, quy luật cạnh tranh Có hệ thống pháp quy kiện toàn và sự quản lý vĩ mô của Nhà nước b) Tư duy của Đảng về KTTT - Đại hội IX của Đảng (2001) đã xác định: “nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là mô hình kinh tế tổng quát của nước ta trong thời kỳ quá độ đi lên chủ nghĩa xã hội” - Đại hội X của Đảng (2006) nêu rõ phát triển nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là để “thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh” - Đại hội XI của Đảng (2011) xác định hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa là một trong ba đột phá chiến lược để phát triển đất nước. Đại hội chỉ rõ nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa “là một hình thức kinh tế thị trường vừa tuân theo những quy luật của kinh tế thị trường, vừa dựa trên cơ sở và được dẫn dắt, chi phối bởi các nguyên tắc và bản chất của chủ nghĩa xã hội” và yêu cầu “hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đồng bộ và hiện đại”. - Đại hội XII của Đảng : “là nền kinh tế vận hành đầy đủ, đồng bộ theo các quy luật của kinh tế thị trường, đồng thời bảo đảm định hướng xã hội chủ nghĩa phù hợp với từng giai đoạn phát triển của đất nước, là nền kinh tế thị trường hiện đại và hội nhập quốc tế, có sự quản lý của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, nhằm mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”; “trong đó, kinh tế nhà nước giữ vai trò chủ đạo, kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng của nền kinh tế. Thị trường đóng vai trò chủ yếu trong huy động và phân bổ có hiệu quả các nguồn lực phát triển, là động lực chủ yếu để giải phóng sức sản xuất; các nguồn lực nhà nước được phân bổ theo chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phù hợp với cơ chế thị trường”. - Kế thừa tư duy của Đại hội IX, Đại hội X, Đại hội XI, Đại hội XII đã làm sáng tỏ thê nội dung cơ bản của định hướng xã hội chủ nghĩa trong phát triển kinh tế thị trường ở nước ta được thể hiện dưới 4 tiêu chí: Về mục đích phát triển: “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” Về phương hướng phát triển: Phát triển nền kinh tế với nhiều hình thức sở hữu, nhiều thành phần kinh tế Về định hướng xã hội và phân phối: Thực hiện tiến bộ và công bằng xã hội và Phân phối chủ yếu theo kết quả lao động Về quản lý: Phát huy vai trò làm chủ xã hội của nhân dân, bảo đảm vai trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của Đảng