Uploaded by Đinh Ngọc Liêm

phân tích siêu âm doppler mạch

advertisement
NGUYÊN LÝ SIÊU ÂM
DOPPLER MẠCH MÁU
NT45. Ngụy Hữu Tú
I. Đại Cương

1. Nguyên lý chung của hiệu ứng Doppler
-Năm 1842 Johan Christian Doppler nhà vật lý học
người áo đã phát biểu hiệu ứng mang tên ông trong lĩnh
vực ánh sáng.
- Trong lĩnh vực sóng âm, nguyên lý của hiệu ứng
Doppler được hiểu như sau:

2. Phân tích phổ của siêu âm Doppler
Tín hiệu Doppler (liên tục, xung ) được phân tích dưới
dạng âm thanh, đường ghi hay dạng phổ.
-Âm thanh:
Tiếng êm dịu: tĩnh mạch
Tiếng trong như sáo: động mạch
Tiếng thổi: trong hẹp động mạch
Đánh giá băng âm thanh không chính xác, không định
lượng được nên cần biểu hiện phổ doppler bằng hình vẽ

2. Phân tích phổ của siêu âm Doppler
Phổ Doppler được coi như đường ghi tín hiệu theo
không
gian ba chiều: trục thời gian, trục tần số( hay tốc độ) và
trục thứ ba là trục cường độ( biểu hiện bằng độ sáng) của
các tần số thành phần
II. Phân tích phổ Doppler

Phổ Doppler bình thường
1. Dòng máu chảy trở kháng thấp: ĐM cung cấp máu cho
các cơ quan trọng yếu cho cơ thể như ĐM gan, lách, thận,
cảnh trong, cột sống… với phổ giảm dần từ đỉnh tâm thu
kéo dài suốt kì tâm trương.
II. Phân tích phổ Doppler

Phổ Doppler bình thường
2. Dòng máu chảy trở kháng cao: ĐM cung cấp máu cho
các chi (tay, chân) của cơ thể với phổ 3 pha, pha 1 ứng với
thì tâm thu, pha 2 âm ứng sự phản lại của thành mạch do
trở kháng cao, pha 3 dương tương ứng thì đầu tâm trương,
và cuối cùng là thì cuối tâm trương không có dòng chảy

Phân biệt dòng chảy lớp và dòng chảy cuộn xoáy

Ở dòng chảy bình thường, không bị hẹp, máu chảy giống dòng
chảy lớp với vận tốc khá đồng đều, làm cho phổ doppler có tần số
khá giống nhau , tạo nên đường viền phổ mỏng, cho hình ảnh phổ
“ trống chân” hay còn gọi là có cửa sổ phổ.

Ở dòng chảy bị hẹp, ta có dòng chảy rối với vận tốc không đều,
làm cho phổ doppler có tần số không đều, tạo nên đường viền phổ
dày, làm giảm hình ảnh phổ “trống chân”

Ở dòng chảy bị hẹp nặng, ta có dòng chảy rối loạn vân tốc rất
không đều, dẫn tới tần số rất khác nhau, tạo đường viền phổ rất
dày, mất hình ảnh phổ “trống chân”.
III.Kết luận
Khi đọc kết quả siêu âm doppler mạch chi:
1. Mất tín hiệu-> chắc chắn tổn thương mạch
2. Phổ 1 pha, 2 pha -> có dòng máu đi qua trong thì tâm
thu, nhưng không có dòng máu đi qua thì tâm trương ->
theo dõi tổn thương mạch
3. Phổ 3 pha -> dòng máu chảy bình thường
VI. Thái độ xử trí gãy TLC tổn thương mạch ở trẻ em.
1.
Gãy hở: mổ cấp cứu.

SÂ doppler: phổ 3 pha -> mổ như gãy hở không tổn thương mạch

SÂ doppler: phổ 1,2 pha -> mời hc tim mạch, TD có tổn thương
mạch

SÂ doppler: mất tín hiệu-> gãy hở IIIC
2.
Gãy kín: thái độ phụ thuộc SÂ doppler

SÂ doppler : phổ 3 pha -> không tổn thương mạch, bó bột hoặc cho
lên khoa chờ mổ phiên

SÂ doppler : phổ 1,2 pha -> theo dõi tổn thương mạch tại phòng
khám, nắn, bó bột , SA doppler lại sau bó bột

SÂ doppler: mất tín hiệu -> xử trí như một chấn thương mạch, mổ
cấp cứu

Tài liệu tham khảo: Nguyên lí siêu âm doppler mạch GS TS Phạm Minh Thông, nguyên phó trưởng bộ môn
Chuẩn đoán hình ảnh, Đại học Y Hà Nội
Download