Phần 2: Mô phỏng Động lực học phân tử Molecular Dynamic (MD) Simulation Mô phỏng động lực học phân tử Chương trình học: 07 buổi, 03 tiết / 01 buổi Buổi 1: Cơ sở của quá trình mô phỏng Buổi 2: Phương pháp mô phỏng MD: Cơ sở lý thuyết Buổi 3: Phương pháp mô phỏng MD: Các chi tiết mô phỏng Buổi 4: Kỹ thuật mô phỏng: Mô phỏng vật liệu có kích thước nano, vật liệu màng mỏng. Buổi 5: Kỹ thuật mô phỏng: Vật liệu y sinh, thiết kế thuốc. Buổi 6: Hướng dẫn sử dụng phần mềm LAMMPS, GROMACS, VMD. Buổi 7: Giao đồ án và hướng dẫn làm đồ án theo nhóm Buổi 2: Phương pháp mô phỏng MD The hero Isaac Newton (1642 – 1727) 4 Các bước tiến hành quá trình mô phỏng Diễn tả vấn đề cần nghiên cứu Thu thập dữ liệu, xác lập mô hình Sai Mức độ tin cậy? Đúng Thiết kế thí nghiệm (thiết lập hệ) Chạy mô phỏng Đã có các phần mềm có sẵn thay thế việc phải tự viết các chương trình Phân tích kết quả Thực thi kết quả nhận được Một số phần mềm thông dụng • Phần mềm mô phỏng động lực học phân tử cổ điển: Materials Studio, Gromacs, Lammps, NAMD, VMD, ESPRESSO, MXDORTO… • Phần mềm mô phỏng dung các tính toán lượng tử VASP, SIESTA, quantum ESPRESSO… • Phần mềm xử lý dữ liệu: ORIGIN, VMD, PYMOL Tương quan kích thước – Tương quan thời gian – Phương pháp mô phỏng • Tùy thuộc vào kích thước mà hệ được phân thành microscale, mesoscale, macroscale. • Không có biên giới cứng chia tách 03 loại hệ. • Phải dùng các phương pháp tính toán phù hợp cho từng hệ. 8 Hệ ở mức microscale • Hệ ở kích thước nguyên tử-phân tử hoặc cụm nguyên tử đến vài ngàn nguyên tử (<10000 nguyên tử). • Các hiệu ứng lượng tử đóng vai trò quan trọng và yếu dần theo chiều tăng kích thước. • VD: virus, DNA, atomic clusters, … Không có ranh giới cứng để phân lọai hệ ở các mức micro, meso và macroscale! 9 Hệ ở mức mesoscale • Kích thước trung gian giữa micro và macroscale: 10 000 – 100 000 nguyên tử. • Các hiệu ứng lượng tử giảm – có thể dùng các phương pháp tính toán-mô phỏng cổ điển để khảo sát. 10 Hệ ở mức macroscale • Kích thước > 100 000 nguyên tử. • Dùng các phương pháp tính toán trong môi trường liên tục kết hợp với các lý thuyết về hệ vĩ mô. 11 12 CÁC PHƯƠNG PHÁP LƯỢNG TỬ • Đặc điểm chung: - Tương tác giữa các nguyên tử-phân tử được tính trên cơ sở cơ học lượng tử (giải phương trình Schrodinger) - Các nguyên tử-phân tử có đầy đủ cấu trúc điện tử • Những phương pháp thường dùng: - Hatree-fock molecular orbital (HF-MO), Generalize valence bonds (GVB), Complete Active Space Self-consistent Filed (CASSCF) - Density Functional Theory (DFT) calculations … - Ab initio Molecular dynamics (ab intio MD) • Độ tin cậy: cho độ tin cậy cao, thực hiện các tính toán với hệ từ vài nguyên tử đến vài ngàn nguyên tử, khảo sát cả vùng nhiệt độ thấp gần 0 K, khảo sát được các hiệu ứng lượng tử. 13 14 TƯƠNG QUAN GiỮA KÍCH THƯỚC-THỜI GIAN-PHƯƠNG PHÁP MÔ PHỎNG 15 • Kích thước ~ Å (đến 100 nguyên tử), thời gian diễn ra quá trình vật lý ~ps: dùng cơ học lượng tử (QM), các phương pháp lượng tử như DFT .. • Kích thước từ ~Å đến ~nm (từ 100 đến 5.000 nguyên tử), thời gian ~ns: dùng reactive force field (ReaxFF). • Kích thước từ nm đến micrometer (~5.000 – 10.000 nguyên tử), thời gian micro giây: dùng pp cổ điển như MD, MC. • Kích thước ở mức micrometer (10.000 – 100.000 nguyên tử), thời gian micro giây: pp mô phỏng cổ điển, thực nghiệm với các pp quang học. • Kích thước lớn hơn micrometer, thời gian ~ giây: các phương pháp thực nghiệm truyền thống, dùng kính hiển vị điện tử. Tính toán: phương pháp phần tử hữu hạn. 16 Multiscale simulation Phương pháp MD cung cấp các hệ số để thực hiện các tính toán trong môi trường liện tục 17 Bài tập 3 a) Tìm tổng số nguyên tử, số nguyên tử của từng loại trong hạt TiO2 vô định hình dạng hình cầu có bán kính 2nm. Cho khối lượng riêng của TiO2 vô định hình là 3.8g/cm3. b) Khi mô phỏng hạt nano này trên máy tính, ta nên dùng phương pháp động lực học phân tử cổ điển hay phương pháp động lực học phân tử lượng tử? Vì sao? Theo em, trong SiO2 vô định hình có những dạng liên kết cơ bản nào? CÁC PHƯƠNG PHÁP CỔ ĐiỂN • Đặc điểm chung: - Dùng thế tương tác – trường lực cổ điển để thể hiện tương tác giữa các nguyên tử phân tử - Xem các nguyên tử-phân tử là những chất điểm không có cấu trúc điện tử: tương tác thuần túy là hút và đẩy. - Thực hiện các tính toán dựa trên cơ sở cơ học cổ điển hoặc các phương pháp tính toán-xử lý cổ điển * Nhóm các phương pháp tính toán trong môi trường liên tục: giải gần đúng các phương trình vi phân, tích phân … • Những phương pháp thường dùng: - Phương pháp Động lực học phân tử cổ điển (classical molecular dynamics – classical MD) - Phương pháp Monte-Carlo cổ điển (classical Monte-Carlo – classical MC) *Nhóm các phương pháp tính toán trong môi trường liên tục; PP Phần tử hữu hạn, • Độ tin cậy: chỉ cho thông tin với độ tin cậy khi mô phỏng hệ có kích thước đủ lớn và vùng nhiệt độ từ nhiệt độ phòng trở lên 19 Mô phỏng MD • Trạng thái ban đầu • Trạng thái cân bằng Chuyển động dưới tác dụng của lực tương tác: F = ma 22 Các bước của mô phỏng MD • Một chương trình tính theo phương pháp MD trải qua những bước cơ bản như sau: - Đọc các thông số ban đầu để chương trình hoạt động: tổng số nguyên tử, tọa độ nguyên tử, nhiệt độ ban đầu của hệ, kích thước hệ, bước thời gian… - Gán vận tốc ban đầu cho các nguyên tử - Tính các lực tác dụng lên toàn bộ nguyên tử - Tính tích phân các phương trình chuyển động của Newton. Quá trình này được lặp lại cho đến khi hết tất cả các nguyên tử trong hệ. Khởi tạo vận tốc ban đầu Phân bố Maxwell-Boltzmann Xác suất tìm thấy hạt với vận tốc v 1/ 2 m P( v x ) = 2k BT 1 2 exp − mv x / k BT 2 Khởi tạo vận tốc ở nhiệt độ T 3 1 2 k BT = mv 2 2 PHƯƠNG TRÌNH CHUYỂN ĐỘNG CỦA NGUYÊN TỬ Thế năng tương tác Các tham số trong trường lực 𝑑𝐸 𝑑 2 𝑟𝑖 − = 𝑚𝑖 2 𝑑𝑟𝑖 𝑑𝑡 𝐸 𝑟 = 𝐸𝑠𝑡𝑟𝑒𝑡𝑐ℎ + 𝐸𝑏𝑒𝑛𝑑 + 𝐸𝑑𝑖ℎ𝑒𝑑𝑟𝑎𝑙 + 𝐸𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑠𝑡𝑎𝑡𝑖𝑐 + 𝐸𝑣𝑑𝑊 Trường lực chứa công thức và các tham số là hằng số, các trường lực khác nhau đôi chút về hàm mô tả tương tác và cách tính các thông số. Một số trường lực phổ biến là GROMOS (Groningen và ETH Zurich), AMBER (UC Sanfrancisco), OPLS (Yale), CHARMM (Havard và Maryland) và các biến thể từ những trường lực này. Tương tác cộng hóa trị (bonded atoms) Có 3 loại tương tác liên kết giữa các nguyên tử: • Tương tác giữa hai nguyên tử có liên kết cộng hóa trị với nhau • Tương tác góc giữa hai liên kết hóa học xuất phát từ một nguyên tử • Chuyển động xoay của bốn nguyên tử xung quanh một liên kết hóa học. 𝐸𝑏𝑜𝑛𝑑𝑒𝑑 = 𝐸𝑏𝑜𝑛𝑑−𝑠𝑡𝑟𝑒𝑡𝑐ℎ + 𝐸𝑎𝑛𝑔𝑙𝑒−𝑏𝑒𝑛𝑑 + 𝐸𝑟𝑜𝑡𝑎𝑡𝑒−𝑎𝑙𝑜𝑛𝑔−𝑏𝑜𝑛𝑑 Tương tác giữa hai nguyên tử 𝐸𝑏𝑜𝑛𝑑−𝑠𝑡𝑟𝑒𝑡𝑐ℎ = 𝑲𝒃 (𝑟 − 𝒓𝟎 )2 1,2𝑝𝑎𝑖𝑟𝑠 Kb: hằng số lực mô tả độ cứng lò xo r0: Độ dài liên kết trong trạng thái cân bằng r=|rj-rr|: Độ dài liên kết cộng hóa trị giữa nguyên tử i và nguyên tử j Xác định tham số từ thực nghiệm Xác định r0: Dựa vào dữ liệu độ dài liên kết trong cấu trúc tinh thể của protein. Xác định Kb: từ phổ dao động vì Kb liên quan đến tần số dao động của liên kết hóa học Xác định tham số từ tính toán lượng tử Tính toán lượng tử cho các phân tử trong mô hình (từng aa riêng lẻ trong chân không): ▪ r0 là độ dài liên kết hóa học khi cấu trúc cân bằng. Cấu trúc cân bằng được tìm bằng cách cực tiểu hóa thế tương tác lượng tử. ▪ Kb được tính dựa trên thế tương tác lượng tử tương ứng với nhiều độ dài khác nhau của liên kết hóa học xung quanh giá trị cân bằng. Năng lượng góc Là thế tương tác khi góc của các liên kết trong phân tử lệch khỏi vị trí cân bằng. K I J 𝐸𝑏𝑜𝑛𝑑−𝑏𝑒𝑛𝑑 = 𝐾𝜃 (𝜃 − 𝜃0 )2 𝑎𝑛𝑔𝑙𝑒𝑠 Năng lượng góc 𝐸𝑏𝑜𝑛𝑑−𝑏𝑒𝑛𝑑 = 𝐾𝜃 (𝜃 − 𝜃0 )2 𝑎𝑛𝑔𝑙𝑒𝑠 𝜃 Góc giữa hai liên kết hóa học I-J và J-K 𝜃0 : Góc giữa hai liên kết hóa học I-J và J-K tại vị trí cân bằng 𝜃 = 𝑎𝑟𝑐𝑐𝑜𝑠 𝑅IJ 𝑅IK 𝑅IJ 𝑅IK kθ: Hằng số độ cứng của góc liên kết Năng lượng giữa hai mặt phẳng Chuyển động xoay của bốn nguyên tử xung quanh một liên kết hóa học. Chuyển động xoay được mô tả bởi góc nhị phân. Mỗi góc nhị phân được hình thành bởi 3 liên kết hóa học kế tiếp nhau. Khi tịnh tiến liên kết a-O’ dọc theo liên kết O’-O’’ sao cho O’ trùng O’’ thì góc nhị phân là góc giữa a-O’ và O’’-c. Năng lượng tạo bởi 4 nguyên tử 4 nguyên tử sẽ trở về trạng thái ban đầu nếu ta xoay một góc 𝜑 = 2 𝜋 → Thế tương tác phải là hàm tuần hoàn đối với phép quay 2 𝜋 𝐸𝑟𝑜𝑡𝑎𝑡𝑒−𝑎𝑙𝑜𝑛𝑔−𝑏𝑜𝑛𝑑 1 = 𝑉𝑛 1 + cos( 𝑛γ − δ ] 2 • n chạy trong khoảng từ 1 đến số lượng các cực tiểu nằm trong khoảng γ ϵ 0,2𝜋 (Nmin) của Udihedral • Vn: Độ cao rào thế tương tác • δ: pha của hàm tuần hoàn cos để dịch chuyển vị trí các cực tiểu trong khoảng γ ϵ 0,2𝜋 của Udihedral Năng lượng tạo bởi 4 nguyên tử Thế tương tác dihedral của phân tử C2H6 với ba cực tiểu có cùng thế tương tác Tương tác Coulomb 𝑈𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑠𝑡𝑎𝑡𝑖𝑐 = 𝑞𝑖 𝑞𝑗 ε𝑟𝑖𝑗 qi, qj: Điện tích của nguyên tử i và nguyên tử j rij: khoảng cách giữa các nguyên tử i, j ε: hằng số điện môi, trong chân không ε=1, trong nước ε=80, trong plastic hoặc protein ε=2-4 Tương tác Coulomb 𝑈𝑒𝑙𝑒𝑐𝑡𝑟𝑜𝑠𝑡𝑎𝑡𝑖𝑐 = 𝑞𝑖 𝑞𝑗 ε𝑟𝑖𝑗 • Mỗi aa được đặc trưng bởi tập hợp {QI} bao gồm giá trị điện tích của tất cả các nguyên tử. • {QI} được tính bằng phương pháp bình phương tối thiểu dựa vào thế tĩnh điện thu được bằng các phương pháp lượng tử. • {QI} thu được cho từng aa trong chân không và được giả sử không thay đổi giá trị khi các aa liên kết với nhau. Tương tác Van der Waals Tương tác tầm xa giữa các nguyên tử ở khoảng cách từ 4 liên kết hóa học trở lên hoặc giữa các nguyên tử thuộc hai phân tử khác nhau R0 là hằng số, sao cho, ULJ=0 khi r-r0, E0 là giá trị cực tiểu của U Tương tác Van der Waals ▪ Số hạng đầu tiên mô tả tương tác đẩy giữa hai nguyên tử ở khoảng cách rất gần. ▪ Các điện tử luôn chuyển động không ngừng quanh hạt nhân, do đó tại một thời điểm nào đó phân bố của điện tử trên nguyên tử là không đồng đều và tạo ra một lưỡng cực điện tức thời trên nguyên tử, khi nó được đưa đến gần một nguyên tử khác nó sẽ kích thích hình thành lưỡng cực điện tức thời trên nguyên tử kia nhưng theo chiều ngược lại, tạo nên tương tác hút. Tương tác Van der Waals Các tham số trong thế tương tác van der Waals Project Gromacs 1. Mô phỏng protein (bất kỳ) Tutorials: http://www.mdtutorials.com/gmx/lysoz yme/index.html Cài đặt: HĐH Linux, phần mềm Gromacs, VMD, XMGRACE Có thể tùy chọn làm theo một tutorial bất kỳ trên đường dẫn Lammps Mô phỏng quá trình nóng chảy của SiO2 Tổng số phân tử: 1000 phân tử SiO2 Cài đặt: Download lammps từ website https://lammps.sandia.gov/download.html Có thể chạy trên cửa sổ cmd của Windows https://lammps.sandia.gov/doc/Install_windows.html Hoặc trên linux ( khuyến khích dùng vì tốc độ tính toán nhanh hơn) https://lammps.sandia.gov/doc/Install_linux.html Phần mềm hiển thị và phân tích kết quả: VMD, ORIGIN, XMGRACE