Uploaded by Hà Giang

Đề số 1

advertisement
Câu nào đỏ là chưa ghi
ĐỀ SỐ 1
Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao
và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không
đổi)
1. Giả sử tổng tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ và đầu tư đạt 4.500 tỷ
đồng, giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu. GDP là 4,000 tỷ đồng. Giá trị xuất
khẩu của nền kinh tế là 2,500 tỷ đồng.
2. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức sống cao hơn.
3. Để giảm lạm phát, NHTW có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng.
4. Tiến bộ về công nghệ chỉ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn chứ không làm
dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
5. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam (Er) tăng lên thì xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sẽ tăng.
6. Người dân tiêu dùng ít hơn sẽ làm cho cán cân thương mại của Việt Nam giảm thâm
hụt
7. Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thêm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp và do đó
làm giảm thất nghiệp tự nhiên.
8. Khi mức giá trong nền kinh tế tăng sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải.
9. Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ tăng lên và kết quả
là tỷ giá hối đoái (EĐ/USD) cũng tăng theo.
10. Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 nhưng không thuộc khối tiền
M2.
Bài II(2 điểm) Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng và cán cân
thương mại đang cân bằng. Trong năm 2015, hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện vào
Việt Nam được tăng thêm 1,500 tấn.
1. Sử dụng (các) mô hình thích hợp, hãy phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại
này đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa ((EĐ/USD)và cán cân thương mại của Việt Nam?
2. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khóa như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên cùng (các) mô hình của câu 1.
Bài III: (3 điểm)
Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %)
C = 100 + 0,75 (Y-T);
T = 100
MD = 50 – 5r
I = 150 – 25 r
G = 200
MS = 40
1. Xác định mức sản lượng cân bằng bằng phương trình Y= C+I+G và minh họa trạng
thái của nền kinh tế trên mô hình tổng cung – tổng cầu.
2. Giả sử đầu tư I giảm còn 25 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Nhận xét trạng
thái của nền kinh tế và minh họa trên cùng mô hình ở câu 1 (biết Y*=YN= 1000).
3. Nếu NHTW muốn sử dụng chính sách tiền tệ để đưa sản lượng về mức sản lượng tự
nhiên thì NHTW phải mua hay bán trái phiếu chính phủ? Xác định giá trị trái phiếu mà
NHTW cần mua/ bán. Biết số nhân tiền là 3.
BÀI LÀM
Bài I: (5 điểm) Khẳng định các nhận định dưới đây đúng hay sai? Giải thích tại sao
và minh họa bằng đồ thị thích hợp nếu có thể? (Các điều kiện khác xem như không
đổi)
1. Giả sử tổng tiêu dùng của hộ gia đình, chi tiêu của chính phủ và đầu tư đạt 4.500 tỷ
đồng, giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu. GDP là 4,000 tỷ đồng. Giá trị xuất
khẩu của nền kinh tế là 2,500 tỷ đồng
->Ta có giá trị nhập khẩu bằng 120% giá trị xuất khẩu, từ đó cho thấy IM = 1.2X
->Ta có công thức GDP = Y = C + G + I + NX
Y = C + G + I + X – IM
Y = C + G + I + X - 1.2X
Y = C + G + I – 0.2X
=> X = (C + G + I – Y)/0.2 = (4500 – 4000)/0.2
X = 2500 (Xuất khẩu bằng 2500 tỷ đồng) => Đúng
2. Tỷ lệ tiết kiệm cao hơn dẫn đến mức sống cao hơn
->Đúng vì tỷ lệ tiết kiệm tăng thì vốn đầu tư tăng Do đó làm tăng hàng hóa tư bản dẫn
đến nâng cao năng suất lao động, suy ra làm tăng mức sống
3. Để giảm lạm phát, NHTW có thể sử dụng chính sách tiền tệ mở rộng.
Sai. Bởi vì chính sách tiền tệ mở rộng thực chất là ngân hàng trung ương mở rộng mức
cung tiền trong nền kinh tế, Đường cung tiền dịch chuyển qua phải, làm cho lãi suất giảm
xuống. Lãi suất giảm thì đầu tư tăng qua đó làm tăng tổng cầu, nhờ vậy mà quy mô của
nền kinh tế được mở rộng, thu nhập tăng và tỷ lệ thất nghiệp giảm đồng thời với đó sẽ
làm cho lạm phát tăng lên thêm. Để giảm lạm phát NHTW sử dụng chính sách tiền tệ thắt
chặt
4. Tiến bộ về công nghệ chỉ làm dịch chuyển đường tổng cung dài hạn chứ không làm
dịch chuyển đường tổng cung ngắn hạn.
SAI. Vì công nghệ là một trong các nguồn lực sản xuất, khi công nghệ tiến bộ làm tăng
năng suất, nền kinh tế có thể sản xuất nhiều sản lượng đầu ra hơn, do đó cả đường tổng
cung ngắn hạn và dài hạn đều dịch chuyển sang phải.
5. Khi tỷ giá hối đoái thực tế của Việt Nam (Er) tăng lên thì xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam sẽ tăng.
Đáp án: ĐÚNG
Vì: Er =
E
𝑃∗
P
(Er còn gọi là Sức cạnh tranh của hàng hoá trong nước)
P là mức giá tại Việt Nam ( tính bằng đồng Việt Nam) và P* là mức giá tại Mỹ tính
bằng USD.
Er tăng có thể do P giảm, P* tăng Do đó Tỷ giá hối đoái thực tế được biểu thị bằng
lượng hàng hoá trong nước trên 1 đơn vị hàng hoá nước ngoài  Tỷ giá hối đoái thực tế
là tỷ lệ trao đổi hàng hoá giữa 2 nước hàng nội rẻ hơn hàng ngoại => sức cạnh tranh
của hàng hóa trong nước tăng. xuất khẩu tăng. Trong khi hàng ngoại đắt hơn tác nhân
trong nền kinh tế mua ít hàng ngoại hơn nhập khẩu giảmxuất khẩuròng tăng
Hoặc Do E tăng thì các doanh nghiệp xuất khẩu có lợi khi xuất khẩu nên đẩy mạnh xuất
khẩu
6. Người dân tiêu dùng ít hơn sẽ làm cho cán cân thương mại của Việt Nam giảm thâm
hụt
Đúng: Vì khi người dân tiêu dùng Y=C+I+G+NX ít hơn thì tiết kiệm S= Y-C-G tăng nên
chi tiêu và đầu tư giảm => NX tăng nên cán cân thương mại giảm thâm hụt.
Hoặc: ĐÚNG : Người dân tiêu dùng ít hơn thì xuất khẩu tăng và nhập khẩu giảm. Do đó
giảm thâm hụt cán cân thương mại.
7. Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thêm nỗ lực tìm việc của người thất nghiệp và do đó
làm giảm thất nghiệp tự nhiên.
Đáp án: SAI
Vì dựa vào một trong mười nguyên lý của Kinh tế học: Con người phản ứng với các động
cơ khuyến khích. Vì khoản tiền nhận được khi thất nghiệp sẽ chấm dứt khi người lao
động nhận được việc mới, người thất nghiệp sẽ ít có nỗ lực kiếm việc hơn và có xu
hướng không quan tâm đến các công việc kém hấp dẫn.
SAI: Bảo hiểm thất nghiệp làm tăng thấp thiệp cọ sát, dẫn đến tăng thất nghiệp tự nhiên.
8. Khi mức giá trong nền kinh tế tăng sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang phải
SAI: Khi mức giá trong nền kinh tế tăng thì lạm phát tăng Do đó người dân sẽ giữ ít tiền
hơn để tránh thiệt hại, vì vậy cầu tiền giảm sẽ làm đường cầu tiền dịch chuyển sang trái
9. Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì xuất khẩu ròng của Việt Nam sẽ tăng lên và kết quả
là tỷ giá hối đoái (EVNĐ/USD) cũng tăng theo.
Đáp án: SAI
Vì khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu dẫn tới nhu cầu về hàng hóa tăng khuyến khích tăng
nhập khẩu. NX = X – IM nên tăng nhập khẩu khiến cho xuất khẩu ròng của Việt Nam
giảm và tỷ giá hối đoái cũng giảm.
Hoặc: Khi dỡ bỏ hạn ngạch nhập khẩu thì nhập khẩu tăng Do đó xuất khẩu ròng của Việt
Nam sẽ giảm=> Giá trị xuất khẩu lớn hơn giá trị nhập khẩu
=> Tỷ giá hối đoái giảm => Sai
10. Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 nhưng không thuộc khối tiền
M2
SAI: Vì Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1, mà trong khối M2 lại
chứa khối M1 nên Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn vẫn thuộc khối M2
Hoặc: SAI Vì:M0 = tiền mặt.
M1 = M0 + các khoản tiền gửi có thể viết séc + tiền gửi không kì hạn.
M2 = M1 + tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn.
Do đó: Tiền mặt và tiền gửi không kỳ hạn thuộc khối tiền M1 đồng thời thuộc khối tiền
M2
Bài II(2 điểm) Giả sử nền kinh tế Việt Nam đang ở trạng thái cân bằng và cán cân
thương mại đang cân bằng. Trong năm 2015, hạn ngạch nhập khẩu đường tinh luyện vào
Việt Nam được tăng thêm 1,500 tấn.
1) Sử dụng (các) mô hình thích hợp, hãy phân tích ảnh hưởng của chính sách thương mại
này đến tỷ giá hối đoái danh nghĩa ((EĐ/USD)và cán cân thương mại của Việt Nam?
Hạn ngạch nhập khẩu tăng làm cho giá hàng ngoại giảm=>cầu ngoại tệ giảm
E(đ/USD)
Sngt
Eo
E1
D’ngt
0
Q1
Qo
Dngt
Ngoại tệ
=>E giảm => Giá cả đường nhập khẩu trở nên rẻ hơn=> IM tăng => NX giảm
2. Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khóa như thế nào? Giải thích và biểu diễn trên cùng (các) mô hình của câu 1.
Nếu muốn giữ tỷ giá hối đoái như ban đầu thì chính phủ có thể sử dụng chính sách tài
khóa bằng cách tăng thuế nhập khẩu. Thuế nhập khẩu tăng thì giá hàng ngoại tăng Cầu
ngoại tệ tăng đường cầu ngoại tệ dịch chuyển sang phải trở về vị trí ban đầu nên tỷ giá
hối đoái tăng và trở về vị trí ban đầu
Bài III: (3 điểm)
Trong nền kinh tế có các dữ liệu sau: (Đơn vị: tỷ đồng, r: %)
C = 100 + 0,75 (Y-T);
T = 100
MD = 50 – 5r
I = 150 – 25 r
G = 200
MS = 40
1. Xác định mức sản lượng cân bằng bằng phương trình Y= C+I+G và minh họa trạng
thái của nền kinh tế trên mô hình tổng cung – tổng cầu.
P
ASSR
ASLR
E0
Po
Nền kinh tế lạmphát
ADo
0
Y*
Yo
Sản lượng(Y)
MS=MD=>50-5r=4o=>ro=2;
Y=C+I+G=100+0,75(Y-100)+100+200=>Yo=1300
2. Giả sử đầu tư I giảm còn 25 thì sản lượng cân bằng mới là bao nhiêu? Nhận xét trạng
thái của nền kinh tế và minh họa trên cùng mô hình ở câu 1 (biết Y*=YN= 1000).
I’=25=>Y’ = C + I + G = 100+0,75(Y-100)+ 25 + 200=>Y’=1000
Trạng thái cân bằng dài hạn: AD -AS
LR
3. Nếu NHTW muốn sử dụng chính sách tiền tệ để đưa sản lượng về mức sản lượng
tự nhiên thì NHTW phải mua hay bán trái phiếu chính phủ? Xác định giá trị trái
phiếu mà NHTW cần mua/ bán. Biết số nhân tiền là 3.
Như câu b để đưa sản lượng về mức sản lượng tự nhiên Y*=YN= Y’= 1000 thì I’=25
Mà I = 150 – 25 r Nên 150 – 25r =25 Vậy r = (150-25)/25 = 5
Khi r = 5 thì MD’ = 50 – 5r = 50 – 5x5 = 25
Để thị trường tiền tệ cân bằng thì MS’ = MD’ = 25
MS>MS’=>Để đưa sản lượng về mức tự nhiên thì NHTW phải mua trái phiếu
chính phủ;
∆𝑀𝑆 40−25
∆B=
𝑚𝑀
=
3
=5 tỷ đồng
 MS>MS’ =) Để đưa sản lượng về mức tự nhiên thì NHTW phải bán trái phiếu
chính phủ:
∆𝑀𝑆 25−40
∆B=
𝑚𝑀
=
3
=-5 tỷ đồng
Download