(Nhiệt độ) (Đường thở) (Huyết áp) (Xét nghiệm) (Hỗ trợ tinh thần) MÔ-ĐUN BẢY— CẢI THIỆN CHẤT LƯỢNG (Đường và Chăm sóc an toàn) 289 Chương trình S.T.A.B.L.E - Sách hướng dẫn học viên Cải thiện chất lượng – Các mục tiêu của mô-đun Học xong mô-đun này, học viên sẽ được nâng cao hiểu biết về: 1. Những vấn đề liên quan tâm liên quan đến an toàn người bệnh, những phương pháp làm giảm các sai sót y khoa và các sự cố gây hại có thể ngăn ngừa được ở những bệnh nhân dễ bị tổn thương này. 2. Tầm quan trọng của giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả để ngăn ngừa tác hại và cải thiện an toàn người bệnh. 3. Dạy học trên mô phỏng là chiến lược cải thiện an toàn người bệnh. 4. Tầm quan trọng của tự đánh giá và phân tích rút kinh nghiệm để lượng giá chăm sóc trong giai đoạn ổn định sau hồi sức/trước chuyển. Giới thiệu Quy trình chăm sóc chuẩn, thống nhất và tiếp cận nhóm toàn diện có thể cải thiện an toàn người bệnh và cuối cùng là kết quả chăm sóc (dự hậu của) trẻ sơ sinh. Sáu mô-đun của S.T.A.B.L.E. mà bạn vừa học xong tập trung vào vai trò quan trọng của việc đánh giá bệnh sử bệnh nhân, các dấu hiệu, xét nghiệm, kết quả xét nghiệm và phát triển kế hoạch chăm sóc theo nhóm. Điều quan trọng cần nhớ là việc chăm sóc trẻ bệnh đòi hỏi phải đánh giá lại liên tục vì tình trạng của trẻ sơ sinh có thể thay đổi rất nhanh. Mục tiêu của chương trình này là cung cấp các thông tin quan trọng, dựa trên bằng chứng, có thể sử dụng để cải thiện chất lượng chăm sóc những trẻ bệnh dễ bị tổn thương theo cách an toàn nhất. Các cơ chế làm giảm sai sót đã được biết bao gồm chuẩn hóa các quy trình chăm sóc, tránh phụ thuộc vào trí nhớ và truyền đạt thông tin theo các cách rõ ràng, trực tiếp. Hình thức giao tiếp, truyền thông có cấu trúc gồm các mục Tình hình, Thông tin cơ bản, Đánh giá, Khuyến cáo (TTĐK) là một chiến lược được sử dụng để làm giảm các sai sót tiềm tàng do hiểu lầm hoặc thiếu thông tin. Kỹ thuật TTĐK còn giúp đạt mục tiêu quan trọng là tiêu chuẩn hóa quá trình truyền đạt thông tin về tình trạng trẻ bệnh. TTĐK bắt nguồn từ quân đội và được thiết kế để truyền đạt nhanh các thông tin quan trọng đến lãnh đạo. Bảng 7.1 tóm tắt các thành phần của truyền thông TTĐK. Chương trình S.T.A.B.L.E. bổ sung thêm chữ “R” (repeat) có nghĩa là “Nhắc lại” (N) y lệnh hoặc kế hoạch chăm sóc đã được thống nhất với bác sỹ điều trị. 290 C ải thiện chất lượng Bắt đầu cuộc trao đổi bằng việc GIỚI THIỆU về bản thân và về bệnh nhân mà bạn gọi xin ý kiến. Ví dụ: Xin chào bác sỹ Smith, tôi là…………(tên của bạn) và tôi là điều dưỡng đang chăm sóc bé gái Jones ở giường 16. Bé 39 tuần thai, nhập viện đêm qua vì rò khí quản thực quản. Tôi gọi vì thấy lo về tình trạng suy hô hấp tăng lên của trẻ. Lúc tôi bắt đầu trực, trẻ được cho thở oxy 40% và độ bão hòa khoảng 90-95%, nhưng từ lúc chúng tôi bắt đầu truyền dịch cho trẻ một giờ trước, nhu cầu oxy của trẻ tăng lên đến 60% và trẻ bắt đầu thở co kéo … TÌNH HÌNH Báo cáo ngắn gọn vấn đề – điều gì đang xảy ra với bệnh nhân? THÔNG TIN CUNG CẤP Chẩn đoán lúc nhập viện hoặc lý do nhập viện Tuổi Cân nặng Giới Tóm tắt ngắn gọn những điểm quan trọng trong bệnh sử Dấu hiệu/triệu chứng đáng ngại (lý do bạn gọi xin ý kiến) Các dấu hiệu và tình trạng sinh tồn Các xét nghiệm – các kết quả bình thường & bất thường THÔNG TIN CƠ BẢN Các điều trị và thuốc đã cho Các y lệnh trước đó đã nhận Các xét nghiệm – đã chỉ định và các kết quả đã biết hoặc đang đợi Thông tin cần thiết mà bạn quan tâm – vấn đề lâm sàng cơ bản là gì? Tình trạng truyền tĩnh mạch và các dịch truyền Bệnh sử mẹ (nếu có) Các thông tin khác phù hợp với bệnh lý hiện tại ĐÁNH GIÁ Tổng hợp các thông tin thích hợp bạn vừa phân tích – bạn nghĩ trẻ đang có vấn đề gì hoặc bạn đã tìm thấy gì Hô hấp Thần kinh Tim mạch Tiêu hóa / Sinh dục - Tiết niệu Nội tiết / Xét nghiệm Nhiễm trùng Tâm lý xã hội / xã hội của gia đình Các đường truyền/các ống Các hệ cơ quan khác phù hợp với bệnh lý hiện tại Ấn tượng tổng thể và / hoặc mối lo ngại nói chung – cần nêu rõ KHUYẾN CÁO Việc cần làm hoặc đề xuất phải làm để giải quyết vấn đề Đề xuất thay đổi trong kế hoạch chăm sóc hoặc các y lệnh mới cần thiết Xác định kế hoạch chăm sóc Tổng kết: Khi nào bác sỹ hoặc NVYT chăm sóc trẻ muốn theo dõi/xem lại bệnh nhân? NVYT chăm sóc trẻ muốn được thông báo về những thay đổi gì? Nếu bạn muốn bác sỹ đến xem bệnh nhân thì nêu lên đề nghị đó và hỏi xem khi nào bác sỹ đến được NHẮC LẠI tất cả các y lệnh miệng hoặc nhắc lại sự hiểu biết của bạn về những diễn tiến mong đợi ở bệnh nhân Bảng 7.1. Các thành phần của truyền thông TTĐKN. Bản sửa đổi từ TeamSTEPPS www.ahrq.gov/teamsteppstools. NVYT = nhân viên y tế. Khi được tất cả các thành viên của đội ngũ y tế áp dụng, Chương trình S.T.A.B.L.E. có thể giúp mọi người làm việc cùng nhau và theo cùng một hướng. Các hành động được thực hiện chính xác, kịp 291 thời và thích hợp có thể tác động lên kết quả ngắn hạn và dài hạn của trẻ sơ sinh. Chương trình S.T.A.B.L.E - Sách hướng dẫn học viên Tầm quan trọng của làm việc nhóm và đào tạo nhóm Cải thiện kết quả chăm sóc bệnh nhân, giảm các sai sót và sự cố gây hại là mục tiêu của tất cả những người tham gia chăm sóc y tế. Một số đề xuất để hiện thực hóa mục tiêu này bao gồm biết cách vận dụng “chuỗi mệnh lệnh”; sử dụng các cách giao tiếp rõ ràng, không mơ hồ trong mọi lúc; áp dụng quy trình chăm sóc chuẩn, đơn giản; trang bị kiến thức, thiết bị và kỹ năng xử lý các tình huống phát sinh và phân tích đánh giá sau quá trình chăm sóc. Giao tiếp Giao tiếp bằng văn bản và bằng lời nói phải rõ ràng, kịp thời và không mơ hồ. Khi y lệnh miệng được đưa ra, phải nhắc lại cho người ra y lệnh để đảm bảo y lệnh đã được nghe chính xác. Y lệnh viết phải dễ đọc và không được có các chữ viết tắt y khoa dễ gây nhầm lẫn với các từ khác. Tại Hoa Kỳ, Cơ quan Kiểm định Chất lượng Bệnh viện - Ủy ban liên hiệp đã công bố bản báo cáo các sự cố nghiêm trọng1 về 93 trường hợp tử vong sơ sinh và 16 trường hợp thương tật vĩnh viễn. Các vấn đề giao tiếp chiếm hàng đầu danh sách các căn nguyên gốc rễ đã được xác định (72%), 55% cơ sở y tế đã nêu ra văn hóa tổ chức là rào cản đối với giao tiếp và làm việc nhóm hiệu quả (ví dụ như hăm dọa và hệ thống cấp bậc, thất bại khi làm việc theo nhóm và không tuân thủ chuỗi truyền thông). Nhiều chiến lược để làm giảm nguy cơ đã được Ủy ban liên hiệp đề ra trong đó bao gồm việc đào tạo đội ngũ trong lĩnh vực chu sinh nhằm huấn luyện nhân viên y tế biết cách làm việc nhóm và giao tiếp hiệu quả hơn. Chuỗi mệnh lệnh Mỗi cơ sở y tế có một “chuỗi mệnh lệnh” hoặc “chuỗi truyền thông” tại nơi làm việc để giúp nhân viên giải quyết các bất đồng và hỗ trợ bệnh nhân. Chuỗi này được thiết kế để xác định nhân viên có thẩm quyền cao hơn theo thứ tự tăng dần trong khoa hoặc tại cơ sở - người có thể tiếp cận được để giúp giải quyết bất đồng. Ví dụ: một điều dưỡng đang băn khoăn về y lệnh của một bác sỹ, đầu tiên sẽ trao đổi với bác sỹ đó về mối băn khoăn của mình. Nếu điều dưỡng chưa hài lòng với lời giải đáp và cảm thấy rằng cứ thực hiện y lệnh sẽ không đem lại lợi ích cao nhất cho bệnh nhân thì có thể trao đổi về mối băn khoăn của mình với điều dưỡng trưởng. Điều dưỡng trưởng sẽ giúp điều dưỡng đó thảo luận vấn đề này với bác sỹ. Nếu cả hai đều không thỏa mãn với vấn đề đang giải quyết thì điều dưỡng trưởng có thể báo cáo lại với điều dưỡng giám sát, người này sau đó sẽ đến gặp giám đốc chuyên môn của đơn vị sơ sinh v.v… và cứ thế lên đến cấp cao hơn cho đến khi các bất đồng được giải quyết thỏa đáng. Biết cách tiếp cận chuỗi mệnh lệnh bao gồm phải biết khi nào vận dụng chuỗi mệnh lệnh này, các cấp có thẩm quyền và các bước chuyển vấn đề lên cấp cao hơn. Hầu hết các bệnh viện đều có sáng kiến an toàn mà bạn cần biết như chu trình an toàn, ủy ban an toàn, đường dây điện thoại báo cáo ẩn danh hoặc báo cáo điện tử ẩn danh (về các băn khoăn) và các nhân viên phòng chất lượng – những người luôn sẵn sàng có mặt để tư vấn riêng khi bạn có các băn khoăn cần trao đổi. Đào tạo dựa trên mô phỏng: Chuẩn bị cho các tình huống phát sinh 292 Sơ sinh và chăm sóc sơ sinh là lĩnh vực năng động, luôn thay đổi. Một trong những thay đổi mới nhất và thú vị nhất trong những năm gần đây là sự lồng ghép dạy học dựa trên mô phỏng vào đào tạo sơ sinh.2,3 Dù thực hiện có phức tạp và tốn kém hơn dạy học bằng bài giảng, dạy học dựa trên mô phỏng cho phép các học viên liên ngành gồm bác sỹ, điều dưỡng, kỹ thuật viên hô hấp trị liệu, C ải thiện chất lượng điều dưỡng có chứng chỉ hành nghề, những người hỗ trợ điều dưỡng và các nhân viên y tế khác có liên quan được thực hành toàn diện về nhận thức, kỹ thuật và kỹ năng ứng xử.2,4 Dạy học dựa trên mô phỏng cung cấp cơ hội quý giá để cải thiện an toàn người bệnh.5,6 Thông qua việc thực hành các tình huống lâm sàng thực tế, học viên sẽ được thử thách với việc đưa ra các quyết định một cách năng động dưới áp lực; đồng thời trực tiếp trải nghiệm tác động của giao tiếp và tương tác giữa các thành viên trong nhóm lên quá trình chăm sóc và dự hậu của bệnh nhân; từ đó hiểu được những thách thức khi phải lựa chọn và sử dụng thích hợp các nguồn lực cũng như thông tin trong các tình huống cấp cứu phải chạy đua với thời gian.6,7 Một trong những phương diện có giá trị nhất của đào tạo dựa trên mô phỏng là tạo cơ hội cho học viên được phân tích rút kinh nghiệm vào cuối mỗi tình huống lâm sàng. Trong quá trình này, học viên được phân tích, thảo luận và hiểu được ý nghĩa của những điều vừa xảy ra.8,9 Điều quan trọng là người phân tích rút kinh nghiệm (người hướng dẫn/tạo điều kiện để làm việc này) phải được đào tạo về phương pháp dạy học trên mô phỏng và phân tích rút kinh nghiệm, vì một buổi học mô phỏng hoặc phân tích rút kinh nghiệm nếu tổ chức kém sẽ làm giảm tác dụng mong muốn của buổi học mô phỏng, thậm chí có thể còn gây hại cho học viên.10,11 Nhìn chung, các sự việc xảy ra trong phòng thực hành trên mô phỏng thường được giữ bí mật. Điều này giúp học viên cảm thấy an toàn khi mắc sai lầm và học từ các sai lầm đó mà không gây bất kỳ hậu quả tai hại nào cho bệnh nhân. Thực ra, chúng ta học từ sai lầm nhiều hơn là từ những thành công của chúng ta. Đào tạo dựa trên mô phỏng là biện pháp có tác động mạnh lên việc học và thực hành làm việc theo nhóm mà khi được áp dụng vào lĩnh vực lâm sàng sẽ cải thiện được chăm sóc và an toàn người bệnh. Yếu tố con người Như đã biết, yếu tố con người góp phần gây ra những sự cố nguy hại trên lâm sàng, bao gồm các lĩnh vực như: Lãnh đạo thiếu hiệu quả; Làm việc nhóm thiếu hiệu quả, bằng chứng là mỗi người làm việc theo một cách, không có sự phối hợp; Sử dụng các phương pháp giao tiếp phân cấp cản trở sự tham gia của các nhân viên ít kinh nghiệm hoặc ít tự tin hơn. Những yếu tố con người này phải được tính đến nếu muốn các chiến lược đào tạo như dạy học dựa trên mô phỏng thành công.12,13 Muốn ổn định trẻ sơ sinh hiệu quả, tất cả những người tham gia đều phải làm việc với tinh thần tôn trọng và hợp tác với nhau. Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy hiểu biết về hành vi, ứng xử của con người trong điều kiện căng thẳng có thể cho cái nhìn thấu đáo hơn về cách đạt được những cải thiện tiếp theo.14 293 Chương trình S.T.A.B.L.E - Sách hướng dẫn học viên Năm 2012, Chương trình S.T.A.B.L.E. đã đưa các tình huống hồi sức và ổn định nan giải và thực tế vào thành các tổ hợp tình huống tùy chọn, bổ sung cho chương trình giảng dạy/tương tác hiện có. Một hoặc nhiều mô-đun của chương trình S.T.A.B.L.E. là cơ sở cho mỗi tình huống. Mục tiêu đào tạo dựa trên mô phỏng của Chương trình S.T.A.B.L.E. là: Các nhân viên chăm sóc liên ngành thể hiện được sự hiểu biết về các nguyên tắc chăm sóc sau hồi sức. Thực hành ra quyết định lâm sàng trong khi đồng thời xử lý các tổ hợp tình huống nan giải về mặt kỹ thuật và ứng xử trong các ca cấp cứu bị áp lực về thời gian. Tạo cơ hội thực hành tương tác nhóm như thật để cuối cùng, nâng cao hiểu biết về cách các chuyên ngành khác nhìn nhận và xử lý thông tin khi ứng phó với một sự kiện lâm sàng. Mục tiêu cuối cùng của dạy học dựa trên mô phỏng của Chương trình S.T.A.B.L.E. là cải thiện chăm sóc và an toàn người bệnh. Mô phỏng là cơ hội vàng để áp dụng những gì đã học được từ lý thuyết và thực hành các tình huống mô phỏng trong một môi trường an toàn. Ngoài ra, việc xây dựng các tình huống dựa vào những tình huống xảy ra trong thực tế còn tạo điều kiện phát triển hơn nữa các kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp.15 Cách học năng động thông qua mô phỏng này sẽ chuyển hóa thành cách xử lý hiệu quả hơn các tình huống và các trường hợp cấp cứu nan giải gặp phải trên lâm sàng. Để biết thêm thông tin, hãy truy cập trang web của Chương trình S.T.A.B.L.E. tại www. stableprogram.org. Quy trình chăm sóc chuẩn hóa, đơn giản: Chương trình S.T.A.B.L.E. Đào tạo các nhân viên chăm sóc sức khỏe bà mẹ-trẻ em và trẻ sơ sinh theo Chương trình S.T.A.B.L.E. giúp đạt một số mục tiêu. Thứ nhất là chương trình giúp đẩy mạnh làm việc nhóm bằng cách làm cho mọi người thống nhất, đồng lòng với nhau để cả nhóm có thể làm việc hiệu quả và phối hợp đồng bộ. Thứ hai là chương trình giúp lượng giá sự chăm sóc cũng như giúp xác định những sai lệch so với các hướng dẫn của chương trình. Đôi lúc, cũng cần thay đổi và điều chỉnh trong chăm sóc trẻ sơ sinh bệnh nhưng khi mọi người cùng sử dụng cách tiếp cận chung và như nhau thì những sai lệch không phù hợp dễ nhận ra hơn. Phân tích đánh giá sau chăm sóc / rút kinh nghiệm Đánh giá chăm sóc là một khía cạnh quan trọng trong cải thiện chăm sóc và an toàn người bệnh. Để xây dựng chiến lược cải thiện chăm sóc trong bối cảnh của một tình huống cụ thể, cần xem xét các nguyên nhân chăm sóc kém hoặc không đầy đủ và các loại sai sót mắc phải. Quá trình này bao gồm rà soát lại bệnh án, tất cả các thành viên nhóm chăm sóc sức khỏe phải tham gia vào buổi thảo luận rút kinh nghiệm và hội chẩn với các chuyên gia sơ sinh khi cần thiết.16 Chương trình S.T.A.B.L.E. khuyến cáo rà soát lại ca bệnh trong các tình huống sau: Một trẻ sơ sinh lẽ ra khỏe nhưng lại bất ngờ bị bệnh, cần phải được chuyển viện/chuyển khoa. Xảy ra sai sót trong quá trình chăm sóc. 294 C ải thiện chất lượng ● Sai sót được định nghĩa là sai lầm trong lập kế hoạch để đạt mục tiêu (sai sót do kế hoạch); hoặc không hoàn thành được hành động dự kiến theo ý muốn (sai sót do thực hiện).17 Một sự cố gây hại có thể ngăn ngừa đã được xác định. ● Sự cố gây hại được định nghĩa là tổn thương gây ra do xử trí của bác sỹ và/hoặc điều dưỡng chứ không do bệnh tật hay bệnh lý cơ bản.17 Phải rà soát lại quá trình chăm sóc khi trẻ sơ sinh trở bệnh nặng hơn so với dự kiến hoặc khi có các vấn đề bất ngờ khác phát sinh, bao gồm cả các biến chứng làm kéo dài thời gian nằm viện. Ngoài ra, các tình huống khác có thể phát sinh đòi hỏi phải rà soát lại quá trình chăm sóc trẻ bệnh. Khi trẻ sơ sinh cần được chuyển đi, đánh giá toàn diện quá trình chăm sóc ổn định trước chuyển là hữu ích. Một lần nữa, việc làm này chỉ có hiệu quả và ích lợi nhất khi các nhân viên chăm sóc trẻ tham gia vào quá trình đánh giá. Công cụ tự đánh giá quá trình ổn định bệnh nhân trước chuyển (PSSAT) ở trang 299, là biểu mẫu có thể sử dụng trong phân tích rút kinh nghiệm của các nhân viên chăm sóc trẻ sơ sinh tham gia chuyển trẻ. Công cụ thu thập dữ liệu PSSAT còn có thể được sử dụng để đánh giá tính kịp thời và đầy đủ của quá trình chăm sóc ổn định. Thời điểm “A” và “B” phải được bệnh viện nơi trẻ sinh (nơi chuyển trẻ) ghi lại và thời điểm “C” phải được đội chuyển bệnh nhân và nơi chuyển trẻ cùng ghi lại. Hướng dẫn sử dụng PSSAT được trình bày ở trang 298. Có thể tải các biểu mẫu PSSAT từ trang web của Chương trình S.T.A.B.L.E. tại http://www. stableprogram.org/ stabilizationtool.php Các câu hỏi cần đặt ra khi đánh giá quá trình chăm sóc ổn định bệnh nhân Bệnh nhân đã được ổn định tốt chưa? Chúng ta có gặp phải các vấn đề gây ảnh hưởng đến khả năng ổn định trẻ không? ● Thiếu thiết bị hoặc thiếu kiến thức về cách sử dụng thiết bị? ● Thiếu nhân sự cần thiết? ● Thiếu hụt trong giáo dục đào tạo? ● Thiếu kinh nghiệm hoặc kỹ năng? ● Thiếu phác đồ hoặc quy trình hướng dẫn chăm sóc? Chúng ta đã làm việc theo nhóm như thế nào? Chúng ta có thể làm gì để cải thiện hiệu quả công việc? Chúng ta đã chăm sóc bệnh nhân an toàn chưa? Chúng ta có tìm ra được các sai sót hay những sự cố gây hại có thể ngăn ngừa không? Kết quả đem lại cho bệnh nhân là những gì? Việc tự hỏi bản thân và các thành viên trong nhóm của bạn xem có thể làm bất kỳ điều gì khác đi hoặc tốt hơn sẽ thúc đẩy thảo luận về cách cải thiện quá trình chăm sóc trong thời gian tới khi có trẻ bệnh cần được ổn định và/hoặc chuyển đến đơn vị hồi sức sơ sinh. Ngoài ra, quá trình rà soát/xem xét quan trọng này cũng rất bổ ích cho việc xác định các hoạt động dạy học dựa trên mô phỏng có thể giúp chuẩn bị cho những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. 295 Chương trình S.T.A.B.L.E - Sách hướng dẫn học viên Khi chăm sóc trẻ bệnh, mục tiêu là . . . Dự kiến, lường trước các vấn đề có thể phát sinh, Nhận biết được các vấn đề khi chúng xảy ra, và sau đó Hành động để giải quyết các vấn đề ngay và hiệu quả. Tái đánh giá, tổng kết lại ca bệnh và các việc đã làm. Dự kiến Lên kế hoạch đối với các vấn đề tiềm ẩn - Đặt các câu hỏi, chuẩn bị cho các tình huống dự kiến Sử dụng mọi thông tin sẵn có - Bệnh sử, tìm thêm thông tin, giải thích và đáp ứng với tình trạng bệnh nhân và các dữ kiện Nhận biết Tái đánh giá Phân bổ sự chú ý - Nắm vững chi tiết / tránh các sai sót cố định - Theo dõi toàn cảnh, xác định đúng thứ tự ưu tiên Đánh giá toàn bộ Tổng kết ca bệnh & các việc đã làm Nói rõ các bước tiếp theo Phân công công việc / Người được ủy nhiệm - Phân công nhiệm vụ cụ thể - Phân công vai trò thích hợp với kỹ năng đặt ra - Nhận biết được sự bão hòa công việc Hành động Giao tiếp hiệu quả - Công cụ SBARR, mô hình chia sẻ trí tuệ/tư duy, lắng nghe người khác Lãnh đạo và tuân theo - Đưa ra sự trợ giúp, thành thạo chuyên môn, điều phối nhóm - Tuân theo chỉ đạo, xem lại tiến trình công việc Gọi giúp đỡ kịp thời Mô hình chăm sóc theo Chương trình S.T.A.B.L.E 296 C ải thiện chất lượng Cải thiện kết quả thông qua đào tạo 297 Chương trình S.T.A.B.L.E - Sách hướng dẫn học viên Hướng dẫn sử dụng biểu mẫu tự đánh giá quá trình ổn định bệnh nhân trước chuyển 1. Hoặc trong lúc chăm sóc ổn định trước chuyển hoặc ngay sau khi chuyển trẻ, hoàn tất các thông tin về trẻ trong phần Thông tin bệnh nhân của biểu mẫu. 2. Trong phần Chỉ định chuyển bệnh nhân, chọn tất cả các chẩn đoán xác định hoặc nghi ngờ tương ứng với thời điểm chuyển bệnh nhân. 3. Các thời điểm A, B, và C được dùng lặp lại nhiều lần trên trang đầu và trang thứ hai của biểu mẫu. Ghi lại các dấu hiệu sinh tồn, kết quả khám thực thể và các quy trình ổn định đã thực hiện: Tại thời điểm gọi đội chuyển bệnh nhân (yêu cầu chuyển bệnh nhân) = Thời điểm A Lúc đội chuyển bệnh nhân đến đơn vị/khoa Sơ sinh của bạn = Thời điểm B Lúc đội chuyển bệnh nhân rời đơn vị/khoa Sơ sinh của bạn = Thời điểm C ● Đội chuyển bệnh nhân phải giúp hoàn tất các mục trong Thời điểm C, trừ khi tình trạng trẻ sơ sinh không ổn định và thời gian không cho phép. Trong trường hợp đó, nếu có thể, yêu cầu đội chuyển bệnh nhân để lại bản sao hồ sơ ổn định bệnh nhân của họ để bạn có thể hoàn tất các mục trong Thời điểm C. 4. Việc hoàn tất biểu mẫu này cho phép đánh giá quá trình chăm sóc ổn định bệnh nhân bằng việc xem xét ba khoảng thời gian cụ thể: Những hành động nào đã được thực hiện để ổn định bệnh nhân tại thời điểm xác định trẻ bị bệnh? Những hành động nào đã được thực hiện để ổn định bệnh nhân trong khi chờ đội chuyển bệnh nhân đến? Những hành động ổn định bệnh nhân nào đã được hoàn tất bởi đội chuyển bệnh nhân? Có thể xảy ra các tình huống sau: ● Khi đội chuyển bệnh nhân đến, công việc ổn định bệnh nhân đã được hoàn tất nên họ không cần làm gì hơn ngoài việc đánh giá trẻ, gắn các thiết bị vận chuyển và đưa trẻ vào lồng ấp. ● Đội chuyển bệnh nhân nhanh chóng đến và hoàn tất các quy trình ổn định mà bạn chưa có thời gian thực hiện hết. ● Đội chuyển bệnh nhân đến và nhận thấy cần phải thực hiện thêm một số chăm sóc khác, vì vậy đã làm những công việc này (chẳng hạn như đặt ống NKQ cho bệnh nhân, đặt các đường truyền, thay ống NKQ, cho một số thuốc v.v...). Bằng cách ghi lại các việc làm này, hy vọng đội ngũ lãnh đạo bác sỹ và điều dưỡng có thể đánh giá được sự đầy đủ của quá trình chăm sóc ổn định bệnh nhân trước chuyển (hoặc trong chuyển). Ngoài ra, quá trình rà soát/xem xét quan trọng này cũng rất bổ ích cho việc xác định các hoạt động dạy học dựa trên mô phỏng có thể giúp chuẩn bị cho những sự việc tương tự xảy ra trong tương lai. Nếu bạn gặp khó khăn khi điền biểu mẫu hoặc cần có thêm ý kiến chuyên môn để trả lời các câu hỏi trên trang thứ ba của biểu mẫu thì nên hội ý với đội chuyển bệnh nhân để được trợ giúp. Quá trình ổn định bệnh nhân được thực hiện tối ưu là mục tiêu của cả nhân viên chăm sóc sức khỏe 298 cộng đồng cũng như của đội chuyển bệnh nhân! THỜIĐIỂM THÔNG TIN TỪ BỆNH NHÂN Công cụ tự đánh giá quá trình ổn định bệnh nhân trước chuyển (PSSAT) Cân nặng lúc sinh: Hồi sức khi sinh: gam Con thứ:___trong số _____ Phát triển: AGA SGA LGA Giới: Trai Gái Mơ hồ giới tính *AGA: tương ứng tuổi thai; SGA: nhẹ cân so với tuổi thơ; LGA: nặng cân so với tuổi thai - Ước tính tuổi thai: Trẻ nhập viện từ: / Khác Suy hô hấp (giải thích): Thở oxy (oxy thổi gần mặt) Ấn ngực CPAP Các thuốc hồi sức (liệt kê):____________________________________ ________________________________________________________ Các thuốc khác (liệt kê):______________________________________ ________________________________________________________ (ví dụ: 34-3/7) Phòng sinh Đơn vị bà mẹ-trẻ sơ sinh Phòng sơ sinh Phòng cấp cứu Chỉ định chuyển bệnh nhân Sinh non tuần/ngày Hút NKQ & PPV CPAP & PPV Apgar lúc 1 phút: 5 phút: 15 phút: 10 phút: 20 phút: (khoanh tất cả các mục thích hợp) Nhiễm trùng Tim Chuyển hóa Di truyền Thần kinh Huyết học Phẫu thuật Ngạt khi sinh _____________________________________________________________________________________________________ Tuổi của bệnh nhân theo ngày và giờ sau sinh – vào thời điểm gọi đội chuyển bệnh nhân (BN) ___________ngày__________giờ Gọi đội chuyển BN Đội chuyển BN đến A _____________ B đơn vị sơ sinh____________ sáng chiều sáng chiều C Đội chuyển BN đến sáng chiều đơn vị sơ sinh_____________ Lưu ý: những thời điểm này được sử dụng xuyên suốt biểu mẫu. Khi trả lời câu hỏi, đánh giá thông số gần nhất với các thời điểm A, B, và C. sáng chiều Thời gian bệnh nhân tử vong; vận chuyển bỏ dở __________________ (hoàn tất những phần còn lại của biểu mẫu dù bệnh nhân tử vong) DẤU HIỆU SINH TỒN AGA: tương ứng tuổi thai; SGA: nhẹ cân so với tuổi thai; LGA: nặng cân so với tuổi thai; PPV: thông khí áp lực dương Nhiệt độ ˚C ˚F Thời điểm A __________ ______ / Phương pháp *(TP, TT, CP, CT) hoặc Động mạch _________________ Thời điểm B __________ ______ / _________________ Thời điểm C __________ ______ / _________________ Nách hoặc Tần số tim Tần số thở Hậu môn Huyết áp Tâm thu/Tâm trương Trung bình *TP: tay phải; TT: tay trái; CP: chân phải; CT: chân trái Tưới máu/Mạch Thời gian đầy lại mao mạch (giây) KHÁM THỰC THỂ trên ngực Mạch trên đầu gối Mạch đều (nếu không, giải thích) trên & dưới Thời điểm A ____________ ___________ giây Bình thường Giảm Tăng CÓ KHÔNG _______________________ Thời điểm B ____________ ___________ giây Bình thường Giảm Tăng CÓ KHÔNG _______________________ Thời điểm C ____________ ___________ giâyBình thường Giảm Tăng CÓ KHÔNG _______________________ Co kéoĐộ nặng (khoanh tất cả những mục thích hợp) Vị trí (khoanh tất cả các mục thích hợp) Bão hòa O2 FiO2 Thời điểm A Nhẹ Vừa Nặng Thở nấc Dưới xương ức Liên sườn Hạ sườn % % Thời điểm B Nhẹ Vừa Nặng Thở nấc Dưới xương ức Liên sườn Hạ sườn % % Thời điểm C Nhẹ Vừa Nặng Thở nấc Dưới xương ức Liên sườn Hạ sườn % % Mức độ tri giác Đáp ứng với kích thích đau (khoanh tất cả các mục thích hợp) Khác (giải thích) Thời điểm A Co lại/trương lực tốt, khóc Li bì, không khóc Co giật Không đáp ứng, hôn mê ___________________________ Thời điểm B Co lại/trương lực tốt, khóc Li bì, không khóc Co giật Không đáp ứng, hôn mê ___________________________ Thời điểm C Co lại/trương lực tốt, khóc Li bì, không khóc Co giật Không đáp ứng, hôn mê ___________________________ Sử dụng thuốc giãn cơ (như pavulon)? Có Không Lý do cho: _____________________________________________________ Thời gian/liều của tất cả các opioid cho trong 24 giờ qua (liệt kê các loại) ______________________________________________________ Thời gian/liều của tất cả các thuốc an thần cho trong 24 giờ qua (liệt kê các loại) ________________________________________________ Báo cáo mật nhằm cải thiện điều kiện bệnh viện và chăm sóc bệnh nhân – Không phải là một phần của hồ sơ bệnh án và không sử dụng trong kiện tụng theo (bang)___________ mã _____________________ Công cụ tự đánh giá quá trình ổn định bệnh nhân trước chuyển (PSSAT) CÁC QUY TRÌNH ÔN ĐỊNH Sử dụng thời điểm A B C từ trang 1 Thời điểm A __________ Thời điểm B __________ Thời điểm C __________ Đã đặt TM? C K C K Vị trí _____________________ C K Vị trí ________________ Vị trí ________________ Dịch truyền TM? C K Loại ___________________ C K Tốc độ ml/kg/ngày ______ Loại ____________________ C K Loại ______________________ Tốc độ ml/kg/ngày _______ Tốc độ ml/kg/ngày _________ Đã đặt catheter TMR? C K Vị trí đầu catheter ________ C K Vị trí đầu catheter ________ C K Vị trí đầu catheter ___________ Đã đặt catheter ĐMR? C K Vị trí đầu catheter ________ C K Vị trí đầu catheter ________ C K Vị trí đầu catheter __________ Glucose – TG gần nhất từ 15 – 30 phút đến lúc này C K Giá trị mg/dl ___________ C K Giá trị mg/dl ____________ C K Giá trị mg/dl ______________ Bolus glucose? C K Dịch ___________________ C K Lượng __________________ Dịch ____________________ C K Dịch_______________________ Lượng ___________________ Lượng _____________________ Đang sử dụng oxy? C K % _____________________ C K % ______________________ C K %_________________________ Đang đo độ bão hòa oxy? C K Bão hoà O2 _____________ Bão hoà O2 _____________ C K Bão hoà O2 _________________ C K Đang sử dụng CPAP? C K Loại ___________________ C K Áp lực _________________ Loại____________________ C K Loại_______________________ Áp lực __________________ Áp lực _____________________ Thông khí áp lực dương? C K Áp lực _________________ C K Tần số _________________ Áp lực __________________ C K Áp lực _____________________ Tần số__________________ Tần số _____________________ Đã đặt ống NKQ? C K Cm tại môi _____________ Cm tại môi ________________ C K Cm tại môi _________________ NKQ cố định đúng vị trí? C K C K C K Đã đặt ống dẫn lưu ngực? C K C K C K Đã đặt kim hoặc catheter dẫn lưu ngực? C K C K C K C K Bolus dịch? C K Loại ___________________ C K Lượng _________________ Loại ___________________ C K Loại _______________________ Lượng__________________ Lượng _____________________ Đang dùng dopamin? C K Liều mcg/kg/phút _______ Liều mcg/kg/phút ________ Đã làm CTM và thành phần bạch cầu C K C K C K Đã lấy máu nuôi cấy? C K C K C K Kháng sinh đã cho? C K C K C K Đang nằm giường sưởi bức xạ điều khiển tự động? C K C K C K Đang nằm lồng ấp điều khiển tự động? C K C K C K Đang nằm lồng ấp ở nhiệt độ phòng? C K C K C K C K C K Liều mcg/kg/phút __________ Kháng sinh hoặc liều bổ sung đã cho? KHÍ MÁU Thời gian Chỉ định Cài đặt thông khí FiO2 Phương pháp * KMMM, KMĐM PIP/PEEP Tần số Bóng/Mặt nạ? Tĩnh mạch Gọng (râu)? Lều NKQ Sáng Chiều _________ pH ______ pCO2 ______ pO2 ______ HCO3 ______ BE ______ ______ /______ ______ _______% _____________ Sáng Chiều _________ pH ______ pCO2 ______ pO2 ______ HCO3 ______ BE ______ ______ /______ ______ _______% _____________ pH ______ pCO2 ______ pO2 ______ HCO3 ______ BE ______ ______ /______ ______ _______% _____________ Sáng Chiều * KMMM: khí máu mao mạch; KMĐM: khí máu động mạch; C: có; K: không Báo cáo mật nhằm cải thiện điều kiện bệnh viện và chăm sóc bệnh nhân – Không phải là một phần của hồ sơ bệnh án và không sử dụng trong kiện tụng theo (bang)___________ mã______________________ Công cụ tự đánh giá quá trình ổn định bệnh nhân trước chuyển (PSSAT) Đường thở CÁC CAN THIỆP CỤ THỂ Vị trí ống NKQ (đánh dấu cm tại môi) khi đội chuyển BN đến: ________________cm Vị trí ống NKQ đã được điều chỉnh trước khi đội chuyển BN đến? Có Không Giải thích:____________________________________ Vị trí ống NKQ đã được điều chỉnh sau khi đội chuyển BN đến? Có Không Giải thích:____________________________________ Bệnh nhân đã được đội chuyển BN đặt lại ống NKQ? Có Không Giải thích:____________________________________ Khác: ____________________________________________________________________________________________________________ Kháng sinh Sáng Chiều Y lệnh cho kháng sinh Thời gian _____________ Y lệnh đưa ra bằng (khoanh một lựa chọn) Viết Miệng Sáng Chiều Lấy máu nuôi cấy Thời gian _____________ Sáng Chiều Bắt đầu cho KS 1 (tên/liều) ___________________________________________________________________ Thời gian _____________ Sáng Chiều Bắt đầu cho KS 2 (tên/liều) ___________________________________________________________________ Thời gian _____________ Các nỗ lực ổn định khác chưa được nêu ra: ______________________________________________________________________ _________________________________________________________________________________________________________________ Các nhân viên y tế tham gia vào quá trình ổn định này (do nhân viên y tế của cầu đội chuyển bệnh nhân đến: Bác sỹ gia đình Bác sỹ nhi cơ sở chăm sóc sức khỏe ban đầu hoàn tất). Bác sỹ sơ sinh Nữ hộ sinh Nhân viên y tế yêu Điều dưỡng thực hành Y sỹ Có Bác sỹ hoặc nhân viên y tế ban đầu CÓ MẶT bên giường bệnh nhân hoặc trong đơn vị sơ sinh vào thời điểm đội chuyển bệnh nhân đến không? Có Không THỜI GIAN hội (nếu không, giải thích):__________________________________________________________________________________ Sáng Sáng Sáng chẩn: ______________ Chiều Gọi bác sĩ gia đình________________ Chiều Gọi bác sỹ nhi ______________ Chiều Gọi bác sỹ sơ sinh Đề tên hoặc tên viết tắt của các nhân viên y tế khác tham gia vào quá trình ổn định này: CÂU HỎI TỰ ĐÁNH GIÁ Điều dưỡng đại học (RN) ____________________________________________________________________________________________ KTV hô hấp trị liệu_______________ Điều dưỡng trung cấp ________________ Trợ lý điều dưỡng______________ Khác:_____________ 1. Chúng tôi thấy những điểm mạnh của chúng tôi trong nỗ lực ổn định này là: ____________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ Những người sau đây nên được khen ngợi: _________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 2. Chúng tôi thấy những điểm yếu của chúng tôi trong nỗ lực ổn định này là: ______________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 3. Chúng tôi đã gặp phải những trở ngại sau làm thay đổi khả năng làm việc theo nhóm của chúng tôi:_________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 4. Chúng tôi mong có cơ hội học hỏi thêm về (liệt kê tất cả các nhu cầu học tập):___________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 5.Chúng tôi đã gặp phải các vấn đề sau làm thay đổi khả năng thực hiện quá trình ổn định mà chúng tôi muốn thực hiện (bao gồm thiết bị hỏng hoặc không có, thời gian đáp ứng của các khoa/phòng khác chậm, không rõ về chẩn đoán, các vấn đề giao tiếp v.v...). ____________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ 6. Lần tới, nếu phải ổn định trẻ sơ sinh bệnh, chúng tôi muốn thay đổi như sau:____________________________________________ _______________________________________________________________________________________________________________ TÊN NGƯỜI hoàn tất biểu mẫu này & ngày hoàn tất: __________________________________________________________________ Báo cáo mật nhằm cải thiện điều kiện bệnh viện và chăm sóc bệnh nhân – Không phải là một phần của hồ sơ bệnh án và không sử dụng trong kiện tụng theo (bang)___________ mã______________________ Chương trình S.T.A.B.L.E - Sách hướng dẫn học viên Tài liệu tham khảo 1.Sentinel event alert issue 30--July 21, 2004. Preventing infant death and injury during delivery. Adv Neonatal Care 2004;4:180-1. 2.Anderson JM, Warren JB. Using simulation to enhance the acquisition and retention of clinical skills in neonatology. Semin Perinatol 2011;35:59-67. 10.Owen H, Follows V. GREAT simulation debriefing. Med Educ 2006;40:488-9. 3.Draycott TJ, Crofts JF, Ash JP, et al. Improving neonatal outcome through practical shoulder dystocia training. Obstet Gynecol 2008;112:14-20. 11.Rudolph JW, Simon R, Dufresne RL, Raemer DB. There’s no such thing as “nonjudgmental” debriefing: a theory and method for debriefing with good judgment. Simul Healthc 2006;1:49-55. 4.Merien AE, van de Ven J, Mol BW, Houterman S, Oei SG. Multidisciplinary team training in a simulation setting for acute obstetric emergencies: a systematic review. Obstet Gynecol 2010;115:1021-31. 12.Reason J. Human error: models and management. West J Med 2000;172:393-6. 5.Miller KK, Riley W, Davis S, Hansen HE. In situ simulation: a method of experiential learning to promote safety and team behavior. J Perinat Neonatal Nurs 2008;22:105-13. 14.Shepherd M. Improving health care systems following an incident investigation. Conf Proc IEEE Eng Med Biol Soc 2004;5:3500-2. 6.Fioratou E, Flin R, Glavin R. No simple fix for fixation errors: cognitive processes and their clinical applications. Anaesthesia 2010;65:61-9. 7.Salas E, Wilson KA, Burke CS, Priest HA. Using simulationbased training to improve patient safety: what does it take? Jt Comm J Qual Patient Saf 2005;31:363-71. 8.Gaba DM, Howard SK, Fish KJ, Smith BE, Sowb YA. SimulationBased Training in Anesthesia Crisis Resource Management (ACRM): A Decade of Experience. Simulation & Gaming 2001;32:175-93. 302 9.Rudolph JW, Simon R, Raemer DB, Eppich WJ. Debriefing as formative assessment: closing performance gaps in medical education. Acad Emerg Med 2008;15:1010-6. 13.Berwick DM, Leape LL. Reducing errors in medicine. Qual Health Care 1999;8:145-6. 15.Bush MC, Jankouskas TS, Sinz EH, Rudy S, Henry J, Murray WB. A method for designing symmetrical simulation scenarios for evaluation of behavioral skills. Simul Healthc 2007;2:102-9. 16.Fanning RM, Gaba DM. The role of debriefing in simulationbased learning. Simul Healthc 2007;2:115-25. 17.Kohn LT, Corrigan JM, Donaldson MS, Committee on Quality of Health Care in America. To Err is Human: Building a Safer Health Care System. Washington, DC: National Academy Press 2000.