CHUYỂN VIỆN SƠ SINH AN TOÀN ThS.BS. Phạm Thị Thanh Tâm I. MỤC TIÊU Chuyển viện sơ sinh an toàn từ BV tuyến đầu đến BV có cấp chăm sóc SS cao hơn cần đạt được 3 mục tiêu sau: Không có TH tử vong trên đường chuyển viện, hoặc tử vong trong vòng 6 giờ sau nhập viện. Giảm thiểu các biến cố xảy ra trên đường chuyển viện. Không có tai biến hoặc biến chứng do thiếu đánh giá và chuẩn bị BN trước chuyển. II. NỘI DUNG Cần sử dụng “Bảng kiểm cho chuyển viện sơ sinh an toàn” để đảm bảo thực hiện đầy đủ nội dung của chuyển viện sơ sinh an toàn. 1. Chuẩn bị nhân lực & dụng cụ chuyển viện Người chuyển bệnh là điều dưỡng hoặc bác sĩ đã được huấn luyện về chuyển bệnh, chăm sóc và xử trí SS, có kinh nghiệm và có khả năng xử trí độc lập các tình huống cấp cứu sơ sinh. Nên có BS chuyển trong TH có SHH nặng, BN có giúp thở qua NKQ, đang sốc. Chuẩn bị đầy đủ dụng cụ chuyển bệnh. Kiểm tra dụng cụ còn hoạt động tốt không. (Xem phụ lục 1 về danh mục dụng cụ và thuốc thiết yếu cho chuyển viện). 2. Đánh giá & chuẩn bị BN trước chuyển viện (STABLE) 2.1. Đánh giá Đánh giá đường huyết: kiểm tra đường huyết nhanh trong 1 giờ trước chuyển; giữ Dextrostix > 45mg/dl (> 2.4mmol/l). Đặt catheter TM rốn vào sâu 4 – 5cm nếu không chích được đường TM ngoại biên. Đánh giá thân nhiệt: Mục tiêu: giữ thân nhiệt > 36,5C. Đánh giá hô hấp xem trẻ có dấu hiệu SHH không (dấuhiệu SHH: thở nhanh > 60l/p; thở chậm < 30l/p; thở rên, rút lõm ngực, cơn ngưng thở gây tím)? Nếu có SHH, cần hỗ trợ hô hấp cho BN trước chuyển, cần đạt SpO2 trên 90% trong vòng 30 phút trước chuyển (Xem phụ lục 2 về chỉ định đặt NKQ cho chuyển viện an toàn). Nếu BN có tràn khí màng phổi áp lực, cần chọc hút khí màng phổi trước chuyển viện. Đánh giá tuần hoàn xem trẻ có dấu hiệu suy tuần hoàn không (dấu hiệu suy tuần hoàn M nhẹ, HA giảm, CRT > 3’’, chi lạnh, da nổi bông tím, NT > 180l/p hoặc < 100l/p, BE < -5, nước tiểu < 1ml.kg/giờ)? Nếu có suy tuần hoàn, cần điều trị suy tuần hoàn cho BN trước chuyển. Chuyển an toàn khi suy tuần hoàn đã ổn định với liều Dopamin không quá 10mcg/kg/phút trong vòng 1 giờ trước chuyển (Xem phụ lục 3 về điều trị suy tuần hoàn trước chuyển viện). CLS: Nếu thử được khi máu: Khí máu ổn định (pH 7.25 – 7.4; pCO2 30 – 45mmHg; pO2 45 – 75 mmHg, BE > - 5). Có thể sử dụng máu mao mạch động mạch hóa. Hct trước chuyển > 35%. Lưu ý: Chuyển viện an toàn khi BN không có 1 trong các hoãn chuyển viện sau: SHH chưa ổn định: SpO2 < 90% (oxy, bóp bóng). Suy tuần hoàn chưa ổn định, cần truyền Dopamin liều cao > 10mcg/kg/phút. Tràn khí màng phổi áp lực chưa chọc hút dẫn lưu. pH máu < 7.1. 106 Hct < 30%. Dextrostix < 25mg/dl (< 1.3mmol/l). 2.2. Chuẩn bị BN trước chuyển - Theo dõi M, SpO2 liên tục: phải ổn định ít nhất 1 giờ trước chuyển. - Đường thở: hút đàm, cố định NKQ. - Nếu BN có NKQ: dùng an thần (Morphin, Hypnovel), không nên cho tự thở qua NKQ. - Giữ ấm: áo, mũ, khăn, găng, lồng ấp… - Đường truyền: tốt, cố định chắc chắn. - Dẫn lưu dạ dày. - Ngưng ăn qua tiêu hóa 1 giờ trước chuyển. - Nếu trẻ có hạ đường huyết, hoặc tg CV > 2 giờ hoặc bệnh lý ngoại khoa: cần truyền dịch nuôi ăn. - Chuẩn bị Bn theo nhóm bệnh lý. 3. Chuẩn bị hành chánh - Liên hệ bằng điện thoại trực tiếp với khoa sẽ tiếp nhận BN: khả năng nhận BN, thảo luận tình trạng bệnh, trợ giúp trên đường chuyển. - Thông báo đến thân nhân về lý do chuyển; lợi – bất lợi, các biến cố trên đường CV; khả năng điều trị của BV sắp chuyển đến. - Viết tóm tắt BA, giấy giới thiệu chuyển viện. - Kèm theo KQ XQ, SA, CT scan / những KQ CLS đã có. 4. Theo dõi & Xử trí tình huống trong khi chuyển 4.1. Theo dõi & Chăm sóc - NVYT chuyển bệnh phải trực tiếp theo dõi BN, ngồi cạnh BN. - NVYT phải trực tiếp bóp bóng. - Phải t/d M, SpO2 liên tục (Ít nhất là TH có hỗ trợ HH). - Theo dõi màu sắc da niêm, nhịp thở, / mỗi 30 phút – 1 giờ. - Theo dõi co giật, nôn ói, triệu chứng khác, sút dây oxy, hết oxy, … - Theo dõi đường truyền & tốc độ dịch truyền / mỗi 30 phút – 1 giờ. - Giữ ấm trên đường CV. 4.2. Xử trí tình huống Thực hiện các cấp cứu cơ bản. (xem phụ lục 4 và 5 về xử trí tình huống trên đường chuyển viện). Ghé vào cơ sở y tế gần nhất. Xin ý kiến BS qua điện thoại. 107 TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Textbook of Paediatric and neonatal critical care transport, 1st edition. BMJ books. Peter Barry & Andrew Leslie, 2003. 2. Guidelines for Air and Ground Transport of Neonatal and Pediatric Patients, American Academy of Pediatrics; 3rd edition, 2007. 3. The Mortality Index for Neonatal Transportation Score: A New Mortality Prediction Model for Retrieved Neonates. PEDIATRICS Vol. 114 No. 4 October 2004. 4. Management of Patients with Respiratory Dysfunctions. http://www.tpub.com/content/armymedical 5. Basic clinical lab competencies for respiratory care: an intergrated approach. 4th edition. Gary C. White, 2003. 108 PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1: DỤNG DỤ & THUỐC THIẾT YẾU CHO CHUYỂN VIỆN Trang thiết bị - dụng cụ Thuốc Máy hút đàm xách tay, Ống hút đàm số 6, 8, 10Fr Bình Oxy có đủ oxy (xem phụ lục 6) Ống thông thở Oxy; dây nối oxy Pulse-oxymeter Bóng 500ml; Mặt nạ vừa cở Bộ đặt NKQ (±, nếu có BS đi kèm): Đèn soi thanh quản lưỡi thẳng cở SS. Ống NKQ cở 2,5; 3; 3,5 Ống nghe Kim luồn TM số 24G & 18G (chọc hút khí màng phổi). Ống chích 1ml, 5ml, 10ml. Gạc, gòn, băng keo Dịch truyền D10%; N/S 9%o Adrenaline 1%o Phenobarbital, Seduxen Bicarbonat 4,2% (±) 2. CHỈ ĐỊNH ĐẶT NKQ CHO CHUYỂN VIỆN SƠ SINH AN TOÀN: Sinh hiệu không ổn. FiO2 > 50% để giữ SpO2 > 90%. PaO2 < 45mmHg. Có dấu SHH: Rút lõm nặng, rên, đầu gật gù. PaCO2 tăng > 50mmHg. Cơn ngưng thở kéo dài, gây tím. Thoát vị hoành. Sốc. Non tháng < 30 tuần tuổi có SHH (±) 3. ĐIỀU TRỊ SUY TUẦN HOÀN SƠ SINH TRƯỚC CHUYỂN VIỆN: Sốc giảm thể tích: Không mất máu cấp: NS 9%o: 10 – 20ml/kg/30ph. Mất máu cấp hoặc Hb < 12g/dL: Cần truyền máu trước khi chuyển. Sốc không đáp ứng truyền dịch/ Sốc tim: Dopamine 5 – 20 μg/kg/ph. 109 4. XỬ TRÍ TRÊN ĐƯỜNG CHUYỂN VIỆN: Tím & hoặc kèm nhịp tim chậm: Cơn ngưng thở / thở oxy cannula: thông đường thở. kiểm tra nguồn oxy, hệ thống thở oxy. bóp bóng qua mặt nạ, đặt NKQ (BS). BN đang có NKQ: Kiểm tra di động lồng ngực: 1. Không di động: Sút hệ thống. Nghẹt đàm: Hút đàm; đặt lại NKQ. Tràn khí màng phổi: phế âm giảm, lồng ngực nhô. 2. Di động: Yếu: Cần áp lực bóp bóng, tần số, chú ý Tràn khí màng phổi. BN tự thở: An thần. 5. XỬ TRÍ TRÊN ĐƯỜNG CHUYỂN VIỆN: Nhịp tim < 60l/ph với thông khí hiệu quả: Ấn tim/ bóp bóng: 3/1. Sau 30s – 1’ nhịp tim vẫn < 80l/p: Adrenaline 1%oo liều 0,1ml/kg (TMC, qua NKQ). Nếu không hiệu quả: Bicarbonate 4,2%: 2 – 4ml/kg (TMC); sau đó: Adrenaline 1%oo liều 0,3ml/kg. (Adrenalin không hiệu quả khi pH thấp). Dextrose 10% 2,5 ml/kg (TMC). NS 10 – 20ml/kg /15 phút khi có bằng chứng mất dịch. 110 PHỤ LỤC 6: Thời gian cung cấp oxy cho chuyển viện của các loại bình chứa oxy kích thước E và D Lưu lượng oxy Áp lực hiện trên đồng hồ đo áp lực trên bình oxy / thời gian thở oxy Bình oxy kích thước “E” 2000psi (đầy bình) 1500psi (3/4 bình) 1000psi (1/2 bình) 500psi (1/4 bình) 1 lit/p 8 giờ 6,5 giờ 4 giờ 2 giờ 2 lit/p 4 giờ 3 giờ 2 giờ 1 giờ 3 lit/p 2,5 giờ 2 giờ 1 giờ 15 phút 25 phút 4 lit/p 2 giờ 1,5 giờ 1 giờ 15 phút 5 lit/p 1,5 giờ 1 giờ 0,5 giờ 5 phút 1 lit/p 5 giờ 3,5 giờ 2 giờ 1 giờ 2 lit/p 2 giờ 1,5 giờ 1 giờ 15 phút 3 lit/p 1 giờ 15 phút 50 phút 30 phút 5 phút 4 lit/p 1 giờ 45 phút 20 phút 0 5 lit/p Không khuyến cáo Không khuyến cáo Không khuyến cáo Không khuyến cáo (Chứa 680 L Oxy) Bình oxy kích thước “D” (Chứa 425 L Oxy) 111 SỞ Y TẾ …….. Tên chuyển:............................................. BV……………….. BS NHS BẢNG KIỂM CHUYỂN VIỆN SƠ SINH AN TOÀN Ho ̣ và Tên BN: ………………………………………. Ngày sanh: ……. / ……. / …… Nam Nữ Điạ chỉ:………………………………………………... Cân nặng: ………. kg người DD / SHS: ……………/…….. Ngày nhâ ̣p viê ̣n: ……./……./…....... giờ……… Ngày chuyển viê ̣n: ……./……./….......giờ…….. Ngày chuyển đến: ……./……./….......giờ…….. Nội dung Có Không Ghi chú KIỂM TRA NHÂN LỰC & DỤNG CỤ: 1. NV chuyển bệnh đã được huấn luyện về chuyển bệnh / chăm sóc & xử trí SS 2. Máy hút đàm xách tay. Ống hút đàm số 6, 8, 10Fr 3. Bình oxy có đủ oxy trong thời gian chuyển (Xem phụ lục 6) 4. Dây nối oxy, dây thở oxy 5. Máy pulse-oxymeter đo SpO2, nhịp mạch 6. Bóng tự phồng 500ml, mặt nạ vừa cở, sử dụng được 7. Đèn soi thanh quản lưỡi thẳng cở SS. Ống NKQ cở 2,5; 3; 3,5 8. Ống nghe 9. Dịch truyền D10%; NS 9%o. Thuốc: Adrenalin 1%o, Phenobarbital, Seduxen, Bicarbonate 4,2% (±) 10. Kim luồn TM số 24G, 18G. Ống chích 1ml, 5ml, 10ml và gạc, gòn, băng keo ĐÁNH GIÁ BN TRƯỚC CHUYỂN: (STABLE) & XEM PHỤ LỤC 2, 3 11. Đường huyết nhanh trong vòng 1 giờ trước chuyển > 45mg/dl (> 2,4mmol/l) 12. Thân nhiệt ổn định > 3605 C, nhất là trẻ > 1,5kg 13. Không có biểu hiện SHH (thở nhanh > 60l/p; thở chậm < 30l/p; thở rên, rút lõm ngực, cơn ngưng thở gây tím). Hoặc SHH đã hỗ trợ hô hấp, đạt SpO2 trên 90%. 14. Không có biểu hiện suy tuần hoàn, sốc (M nhẹ, HA giảm, CRT > 3’’, chi lạnh, da nổi bông tím, NT > 180l/p hoặc < 100l/p, BE < -5, nước tiểu < 1ml.kg/giờ). Hoặc sốc đã ổn định với liều Dopamin không quá 10mcg/kg/phút. 15. ± Khí máu ổn định (pH 7.25 – 7.4; pCO2 30 – 45mmHg; pO2 45 – 75 mmHg, BE > - 5). 112 16. Hct trước chuyển > 35% 17. Không có các hoãn chuyển viện sau: SHH chưa ổn định: SpO2 < 90% (oxy, bóp bóng). Suy tuần hoàn chưa ổn định, cần truyền Dopamin liều cao > 10mcg/kg/phút. Tràn khí màng phổi áp lực chưa chọc hút dẫn lưu. pH máu < 7.1. Hct < 30%. Dextrostix < 25mg/dl (< 1.3mmol/l). KIỂM TRA VIỆC CHUẨN BỊ HÀNH CHÁNH: 18. Liên hệ bằng điện thoại trực tiếp với khoa sẽ tiếp nhận BN 19. Thông báo đến thân nhân về lý do chuyển, lợi – bất lợi, khả năng điều trị của BV sắp chuyển đến 20. Viết tóm tắt BA (mẫu), giấy giới thiệu chuyển viện 21. Kèm theo KQ XQ, SA, CT scan / những KQ CLS đã có CHUẨN BỊ BN TRƯỚC CHUYỂN & XEM MỤC (*): 22. Theo dõi M, SpO2 liên tục: phải ổn định ít nhất 1 giờ trước chuyển 23. Hút đàm. 24. Nếu có ống NKQ, cố định NKQ chắc chắn. Dùng an thần (Morphin, Hypnovel), không nên cho tự thở qua NKQ 25. Giữ ấm: áo, mũ, khăn, găng. (Lồng ấp CV). 26. Đường truyền: tốt, cố định chắc chắn 27. Dẫn lưu dạ dày 28. Ngưng ăn qua tiêu hóa 1 giờ trước chuyển. 29. Truyền dịch nuôi ăn: Nếu trẻ có hạ đường huyết, hoặc thời gian CV > 2 giờ, hoặc bệnh lý ngoại khoa CHĂM SÓC – THEO DÕI BN TRONG KHI CHUYỂN 30. NVYT chuyển bệnh phải trực tiếp theo dõi BN, ngồi cạnh BN 31. NVYT phải trực tiếp bóp bóng cho BN có giúp thở qua NKQ 32. Phải theodõi M, SpO2 liên tục / monitor (Ít nhất là TH có hỗ trợ hô hấp) 33. Theo dõi màu sắc da niêm, nhịp thở, / mỗi 30 phút – 1 giờ 34. Theo dõi co giật, nôn ói, triệu chứng khác, sút dây oxy, hết oxy 35. Theo dõi đường truyền & tốc độ dịch truyền / mỗi 30 phút – 113 1 giờ XỬ TRÍ ĐƯỢC TÌNH HUỐNG TRÊN ĐƯỜNG CHUYỂN: (XEM PHỤ LỤC 4, 5) 36. Tím & hoặc kèm nhịp tim chậm / thở oxy cannula: thông đường thở, kiểm tra nguồn oxy, hệ thống thở oxy, bóp bóng qua mặt nạ, đặt NKQ (BS). 37. Tím & hoặc kèm nhịp tim chậm / có NKQ: Kiểm tra di động lồng ngực, sút hệ thống, nghẹt đàm. Tăng áp lực và tần số bóp bóng. Kiểm tra TKMP. 38. Nhịp tim < 60l/ph & đã thông khí áp lực dương hiệu quả: Ấn tim / bóp bóng. Adrenaline. 39. Nếu không hiệu quả: Bicarbonate. Lập lại Adrenaline. Dextrose 10%. NS 10 – 20ml/kg/15 phút khi có bằng chứng mất dịch. * ỔN ĐỊNH BN TRƯỚC CHUYỂN THEO BỆNH LÝ: Thoát vị hoành: Nằm đầu cao, nghiêng bên thoát vị - Đặt NKQ trước CV - An thần Morphin Hở thành bụng: - Bọc treo khối thoát vị bằng túi nước tiểu hoặc túi máu - Bù dịch: 20 – 60ml/kg trong 6 giờ đầu & có điện giải trong dịch truyền Teo thực quản: Nằm đầu cao - Hút túi cùng trên bằng 1 ống hút đàm số 8 – 10Fr / mỗi 5 – 10phút & 1 ống thông DD dẫn lưu túi cùng trên. Teo tắc ruột: Bù dịch: D10% & ½ NS ≥ 100ml/kg/ngày hoặc hơn 114