TRUNG TÂM ỨNG DỤNG KHOA HỌC KỸ THUẬT VÀ DỊCH VỤ BẢO HỘ LAO ĐỘNG Tiền Giang, ngày tháng 04 năm 2021 LỚP HUẤN LUYỆN AN TOÀN LAO ĐỘNG - VỆ SINH LAO ĐỘNG AN TOÀN LÀM VIỆC TRÊN CAO (Nhóm 3 - theo quy định Nghị định số 44/2016/NĐ-CP, Nghị định 140/2018/NĐ-CP) Điểm Họ và Tên:………………………………… Năm sinh:………………………………….. Đơn vị:…………………………………….. Công việc:…………………………………. ĐỀ KIỂM TRA I. Trắc nghiệm chọn lựa: (Khoanh tròn đáp án đúng) 1/ Nguyên tắc xử lý cấp cứu 1 vụ tai nạn lao động tại nơi làm việc: a. Gọi cấp cứu 115 b. Chuyển ngay đến cơ sở y tế gấn nhất c. Sơ cứu rồi chuyển đến cơ sở y tế gần nhất d. Tất cả đều sai 2/ Trách nhiệm cung cấp đủ các phương tiện và phương án sơ cấp cứu tại nơi làm việc của người lao động do: a. Người sử dụng lao động b. Y tế cơ quan c. Ban bảo hộ lao động d. Tất cả đều đúng 3/ Theo quy định, người lao động làm việc theo Hợp đồng lao động có bao nhiêu quyền và nghĩa vụ về công tác an toàn, vệ sinh lao động? a. 6 quyền và 3 nghĩa vụ. b. 7 quyền và 3 ngĩa vụ. c. 3 quyền và 4 nghĩa vụ. 4/ Các biện pháp phòng chống say nắng: a. Phải đội mũ rộng có vành màu sáng b. Có đủ nước uống c. Câu a và b đúng 5/ Khi thấy rõ nguy cơ xảy ra tai nạn lao động, đe dọa nghiêm trọng tính mạng của mình người lao động phải: a. Từ chối hoặc rời bỏ nơi làm việc b. Báo cáo với người phụ trách c. Câu a và b đúng 6/ Điều kiện được hưởng chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật: a. Môi trường có một trong các yếu tố vượt tiêu chuẩn vệ sinh cho phép theo quy định của Bộ y tế; b. Trực tiếp tiếp xúc với nguồn gây bệnh truyền nhiễm. c. Câu a và b đúng 7/ Các yếu tố nguy hiểm trong lao động: a. Nguồn điện, nguồn nhiệt b. Vật văng bắn; vật rơi, đỗ, sập c. Trơn trượt, vấp ngã; tai nạn cuốn kẹp cắt d. Cả 3 đáp án trên 8/ Các yếu tố có hại đối với sức khỏe trong lao động: a. Vi khí hậu xấu, tiếng ồn, rung, bức xạ và phóng xạ, các yếu tố về cường độ lao động – tư thế lao động gò bó và đơn điệu b. Chiếu sáng không hợp lý, bụi, các hóa chất độc, các yếu tố vi sinh vật có hại c. Câu a và b đúng d. Câu a và b sai 9/ Người lao động làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội thì được khám sức khỏe đình kỳ như sau: a. ít nhất 6 tháng 1 lần b. 18 tháng 1 lần c. 12 tháng 1 lần d. 24 tháng 1 lần 10/ Trong trường hợp khẩn cấp cần phải di tản tập thể cần phải: a. Mọi người phải tập trung ở khu vực được chỉ định để di tản b. Không hoảng hốt, la hét; lối thoát có bảng chỉ dẫn, hướng ra đường c. Tuân thủ sự hướng dẫn của người chỉ huy d. Cả 3 đáp án trên 11/ Nguyên tắc an toàn đối với thiết bị cầm tay? a. Bảo quản và bảo dưỡng thiết bị tốt. b. Sử dụng công cụ phù hợp với công việc; sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân đúng cách và phù hợp. c. Kiểm tra thiết bị trước khi sử dụng; vận hành thiết bị theo hướng dẫn của nhà sản xuất. d. Cả 3 đáp án trên 12/ Tác hại của tiếng ồn đến sức khỏe: a. Tiếp xúc tiếng ồn cao, thời gian dài sẽ bị giảm thính lực dẫn đến điếc nghề nghiệp b. Tiếng ồn gây ù tai, chóng mặt, mất thăng bằng, dễ gây tai nạn lao động c. Tiếng ồn cao làm giảm thị lực, rối loạn màu sắc, tiếp xúc lâu dài có nguy cơ bị bệnh thần kinh, tâm thần d. Cả 3 đáp án trên 13/ Biện pháp phòng chống tác hại của tiếng ồn: a. Máy, thiết bị thường xuyên được bảo hành b. Tại nơi làm việc người lao động không sử dụng: bịt tai, nút tai c. Hàng năm không khám sức khỏe nghề nghiệp, đo điếc d. Cả 3 đáp án trên 14/ Các biện pháp phòng ngừa điện giật: a. Nối đất, “nối không” thiết bị b. Bao che,rào ngăn và biển báo c. Bảo vệ chống sét, sử dụng đầy đủ và đúng chủng loại phương tiện bảo vệ cá nhân d. Cả 3 đáp án trên 15/ Môi trường lao động có nhiệt độ cao vượt tiêu chuẩn cho phép gây tác hại gì tới người lao động? a. Mất nước, mất khoáng b. Chóng mặt, nhức đầu c. Giảm chú ý, mất tập trung d. Cả 3 đáp án trên 16/ Để đảm bảo an toàn trong sử dụng, sửa chữa điện người lao động phải? a. Sử dụng đầy đủ trang bị PTBVCN. b. Chấp hành đúng quy trình an toàn trong sửa chữa, sử dụng điện. c. Kiểm tra tình trạng an toàn thiết bị, hệ thống điện trước khi làm việc. d. Cả 3 đáp án trên 17/ Nguyên nhân các vụ tai nạn lao động ngã cao? a. Công nhân làm việc trên cao không đáp ứng các điều kiện như: sức khỏe không đảm bảo, chưa được đào tạo chuyên môn, chưa huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động b. Công nhân vi phạm nội qui an toàn lao động, làm bừa, làm ẩu trong thi công. c. Thiếu hoặc không sử dụng các phương tiện bảo vệ cá nhân như dây an toàn, giày, mũ … bảo hộ lao động d. Cả 3 đáp án trên 18/ Người sử dụng lao động khi phân công người lao động làm việc trên cao cần lưu ý: a. Trên 18 tuổi, sức khỏe đảm bảo cho yêu cầu làm việc trên cao. Phụ nữ có thai, người có bệnh huyết áp, điếc, mắt kém không được làm việc trên cao. b. Được học về an toàn làm việc trên cao. c. Được trang bị các phương tiện bảo hộ phù hợp với công việc trên cao, có người giám sát. d. Cả 3 đáp án trên 19/ Phải trang bị dây đai an toàn cho công nhân hoặc lưới bảo vệ nếu không làm được sàn thao tác có lan can an toàn khi công nhân làm việc từ độ cao từ bao nhiêu mét trở lên? a. 2 m b. 3 m c. 4 m d. 5 m 20/ Làm việc ở trên cao, nơi có khả năng xảy ra nguy hiểm ngã cao cần phải: a. Đội mũ bảo hộ lao động đúng quy định b. Không được hút thuốc lá c. Đeo dây an toàn đúng quy định d. Cả 3 đáp án trên II. Phần tự luận: Trong công việc cụ thể của mình. Anh (chị) hãy nêu 05 yếu tố nguy hiểm gây tai nạn lao động và 05 yếu tố có hại làm suy giảm sức khỏe? ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... ................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... ..................................................................................................................................... .................................................................................................................................... Người làm bài (Ký, ghi họ tên) Cán bộ chấm bài (Ký, ghi họ tên)