Uploaded by Nguyễn Vinh

Decuong Hop chat be mat

advertisement
TRƯỜNG ĐH NÔNG LÂM TPHCM
CÔNG NGHỆ HOÁ HỌC
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐỀ CƯƠNG MÔN HỌC
CÔNG NGHỆ CÁC CHẤT HOẠT ĐỘNG BỀ MẶT
1. Thông tin về giảng viên:
Họ và tên:
Chức danh, học hàm, học vị:
Thời gian, địa điểm làm việc:
Địa chỉ liên hệ:
Điện thoại, email:
Các hướng nghiên cứu chính:
Thông tin về trợ giảng (nếu có) (họ và tên, địa chỉ liên hệ, điện thoại, e-mail):
2. Thông tin chung về môn học:
-
Tên môn học: Hóa học hợp chất bề mặt
-
Mã môn học:
-
Số tín chỉ: 2.
-
Môn học: - Bắt buộc:
-
Các môn học tiên quyết: Hóa hữu cơ, Hóa lý, Tổng hợp hữu cơ.
-
Giờ tín chỉ đối với các hoạt động:
+ Lý thuyết: 30 tiết.
- Địa chỉ Khoa/ bộ môn phụ trách môn học: Khoa CNHH - Trường đại học Nông Lâm TP.HCM.
3. Mục tiêu của môn học:
Kiến thức:
+ Nắm được kiến thức sâu rộng của ngành học;
+ Nắm được kiến thức cơ bản của các ngành học liên quan để hiểu và tiếp tục học tập;
+ Nắm bắt xu hướng phát triển;
+ Nhận biết thế giới theo phân tích khoa học;
+ Nắm được kiến thức có thể phân tích, thảo luận và bình luận về những sự vật phức tạp.
Kỹ năng:
+ Có các kỹ năng thực tiễn về nghề nghiệp.
+ Có kỹ năng làm việc nhóm.
+ Có các kỹ năng tư duy, phân tích và ra quyết định, kỹ năng phát hiện và giải quyết vấn đề;
+ Có kỹ năng tìm kiếm và lựa chọn kiến thức, kỹ năng trình bày vấn đề.
-
Thái độ, chuyên cần.
+ Yêu thích môn học hóa học hợp chất bề mặt.
+ Xây dựng thái độ của mình dựa trên kiến thức môn học được học.
4. Tóm tắt nội dung môn học:
Lý thuyết cơ bản về các chất hoạt động bề mặt, đánh giá kỹ thuật chất lượng chất hoạt động
bề mặt, phân loại, các ứng dụng trong nhiều ngành công nghệ khác nhau, công nghệ sản xuất bột
giặt và các sản phẩm tẩy rửa khác. Chú trọng cơ sở lý thuyết và quá trình tổng hợp các chất hoạt
động bề mặt tiêu biểu.
5. Học liệu
Học liệu bắt buộc:
[1] Drew Myers (2006), " Surfactant science and technology", Wiley - Interscience publishers.
[2] Martin J.Schick (1987), " Nonionic surfactants physycal chemistry", Marcel Dekker, Inc Publishers.
[3] Thrward F.Tadros (2005), “Applied Surfactants Principles and Applications”, Wiley - VCH publishers.
[4] E. Smulders (2002), “Laundry Detergrent”, Wiley - VCH publishers.
[5] Phan Minh Tân (1993), " Tổng hợp hữu cơ và hóa dầu ", ÐHBK TPHCM.
[6] Nguyễn Quốc Tín, Ðỗ Phổ (1984), " Xà phòng và các chất tẩy giặt tổng hợp ", NXB Khoa học kỹ thuật.
[7] Louis Hồ Tấn Tài (1999), " Các sản phẩm tẩy rửa và chăm sóc cá nhân ", Unilever Việt Nam.
[8] Trần Kim Quy (1989), " Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt ", NXB TPHCM.
[9] Nguyễn Đình Triệu (2005), “Hóa học các hợp chất hoạt động bề mặt”, Bài giảng chuyên đề cao học hóa
hữu cơ.
[10] Mai Hữu Khiêm (1994) Hóa keo, ĐHBK TP. HCM.
6. Phân phối thời gian và đề cương chi tiết.
PHẦN 1: TỔNG QUAN VỀ CÁC CHẤT HOẠT ÐỘNG BỀ MẶT [10 tiết]
Chương 1: Lý thuyết cơ bản về chất hoạt động bề mặt.
1.1. Các khái niệm cơ bản
1.
2.
3.
Sức căng bề mặt và các yếu tố ảnh hưởng
Các chất hoạt động bề mặt, chất không hoạt động bề mặt và chất không ảnh hưởng đến sức căng
bề mặt của dung môi.
Ðộ hoạt động bề mặt - Qui tắc Traube I
1.2. Các phương pháp xác định sức căng bề mặt [tự đọc]
1.3. Tính chất vật lý của dung dịch chất hoạt động bề mặt
1.
Cấu tạo lớp bề mặt trên giới hạn lỏng khí
2.
Trạng thái phân tử chất hoạt động bề mặt trong dung dịch
3.
Nồng độ mixen tới hạn - Ðiểm Kraft - Ðiểm đục - HLB và các yếu tố ảnh hưởng
1.4. Ðặc tính bề mặt lỏng rắn và quan hệ bề mặt trong hệ ba pha
Chương 2: Ðánh giá kỹ thuật chất hoạt động bề mặt
2.1.
Khả năng tạo nhũ
2.2.
Khả năng tẩy rửa
2.3.
Khả năng tạo bọt
2.4.
Các chỉ tiêu đánh giá khác
Chương 3: Phân loại và ứng dụng của chất hoạt động bề mặt
3.1. Phân loại chất hoạt động bề mặt
1.
Phân loại theo sử dụng
2.
Phân loại theo cấu tạo
3.2. Ứng dụng của chất hoạt động bề mặt
1.
Trong công nghệ dệt nhuộm
2.
Trong công nghệ mỹ phẩm [ tự đọc]
3.
Trong công nghệ sản xuất chất tẩy rửa [giới thiệu]
4.
Trong công nghệ sản xuất chất dẻo
5.
Trong công nghệ dược phẩm, thuốc sát trùng
6.
Trong công nghệ dầu mỏ [ giới thiệu]
7.
Trong công nghệ thực phẩm.
8.
Các ứng dụng khác [giới thiệu]
PHẦN 2: TỔNG HỢP CÁC CHẤT HOẠT ÐỘNG BỀ MẶT [10 tiết]
A.
CHẤT HOẠT ÐỘNG BỀ MẶT ANION
Chương 1: Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt nguồn gốc acid carboxylic
1.1. Xà phòng:
1.2. Các chất hoạt động bề mặt từ acid carboxylic thiên nhiên khác
1.3.Các chất hoạt động bề mặt từ acid carboxylic tổng hợp
Chương 2: Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt sulfate
2.1. Sulfate hóa rượu- Sản xuất chất hoạt động bề mặt alkyl sulfate
2.2. Sulfate hóa olefin- Sản xuất chất hoạt động bề mặt alkyl sulfate
2.3. Sulfate hóa dầu thực vật, ester và amide [giới thiệu]
2.4. Công nghệ quá trình sulfate hóa
2.5. Các chất hoạt động bề mặt có nhóm kỵ nước liên kết với nhóm ái nước qua các liên kết trung gian [tự
đọc]
Chương 3: Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt sulfonate
3.1. Các chất hoạt động bề mặt alkyl aren sulfonate
3.2. Các chất hoạt động bề mặt alken sulfonate
3.3. Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt alkan sulfonate
3.4. Các chất hoạt động bề mặt sulfonate có nhóm kỵ nước liên kết với nhóm ái nước qua các liên kết trung
gian [tự đọc]
B.
CHẤT HOẠT ÐỘNG BỀ MẶT CATION
Chương 4: Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt cation
4.1. Giới thiệu về chất hoạt động bề mặt cation
4.2. Cơ sở lý thuyết của quá trình
4.3. Công nghệ quá trình [tự đọc]
4.4. Các chất hoạt động bề mặt có nhóm kỵ nước liên kết với nhóm ái nước qua liên kết trung gian [tự đọc]
4.5. Các chất hoạt động bề mặt cation không chứa nitrogen [tự đọc]
C.
Chất hoạt động bề mặt lưỡng tính và không ion
Chương 5: Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính [tự đọc]
5.1. Giới thiệu
5.2. Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính họ acid carboxylic
5.3. Các chất hoạt động bề mặt lưỡng tính họ sulfate và sulfonate
Chương 6: Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt không ion
6.1. Giới thiệu về chất hoạt động bề mặt không ion
6.2. Tổng hợp chất hoạt động bề mặt không ion từ alkyl phenol
6.3. Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt không ion từ alcol
6.4.Tổng hợp các chất hoạt động bề mặt không ion từ acid béo
6.5. Các chất hoạt động bề mặt không ion khác [tự đọc]
6.6. Các chất hoạt động bề mặt không ion làm chất trung gian tổng hợp các chất hoạt động bề mặt ion
1.
Sulfate hóa chất hoạt động bề mặt không ion
2.
Phosphate hóa chất hoạt động bề mặt không ion [tự đọc]
PHẦN 3: SẢN XUẤT BỘT GIẶT VÀ CÁC SẢN PHẨM TẨY RỬA KHÁC [10 tiết]
Chương 1: Các thành phần chính trong hỗn hợp tẩy rửa
1.1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình tẩy rửa
1.2. Các chất hoạt động bề mặt
1.3. Các tác nhân làm tăng bọt và chống bọt
1.4. Các tác nhân làm mềm nước
1.5. Các tác nhân tạo môi trường kiềm [tự đọc]
1.6. Các tác nhân tẩy trắng
1.7. Các chất xúc tác sinh học
1.8. Các tác nhân chống tái bám
1.9. Các tác nhân làm mềm vải
1.10. Các chất tạo hương [tự đọc]
1.11. Các chất chống di chuyển màu
1.12. Các chất độn [tự đọc]
Chương 2: Các phương pháp sản xuất bột giặt
2.1. Sản xuất bột giặt theo phương pháp sấy phun
2.2. Sản xuất bột giặt theo phương pháp khác [giới thiệu]
2.3. Sản xuất các sản phẩm tẩy rửa dạng lỏng [giới thiệu]
7. Chính sách đối với môn học và các yêu cầu khác của giảng viên:
Giảng dạy bằng giáo án điện tử (powerpoint), yêu cầu sinh viên tham gia đầy đủ các buổi
học và kiểm tra theo quy chế hiện hành.
8. Phương pháp, hình thức kiểm tra - đánh giá kết quả học tập môn học:
Kiểm tra trắc nghiệm giữa kỳ. (20%).
Kiểm tra cuối kỳ. (bài viết). (80%).
Giảng viên
Duyệt Chủ nhiệm bộ môn
(Ký tên)
(Ký tên)
Thủ trưởng đơn vị đào tạo
(Ký tên)
Download