Uploaded by DŨNG Phan

Câu hỏi

advertisement
Câu 1: Nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh?
A. Người có tiền được ưu tiên khám bệnh trước
B. Phát triển hệ thống bác sỹ gia đình
C. Tôn trọng, hợp tác và bảo vệ người hành nghề khi làm nhiệm vụ
D. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa
bệnh
Câu 2: Chính sách của Nhà nước về khám bệnh, chữa bệnh theo
Luật Khám bệnh, chữa bệnh?
A. Ưu tiên khám bệnh theo ngành nghề
B. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh
C. Phòng chống tai nạn thương tích là nhiệm vụ hàng đầu
D. Được hành nghề khi Pháp luật không cấm
Câu 3: Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, các hành vi sau bị cấm?
A. Người hành nghề về y học cổ truyền bán thuốc y học cổ truyền cho
người bệnh
B. Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
C. Tham gia khám chữa bệnh ngoài giờ
D. Cả 3 đều đúng
Câu 4: Theo Luật Khám bệnh, chữa bệnh, nghĩa vụ của người
bệnh?
A. Chi trả chi phí khám bệnh chữa bệnh
B. Nghĩa vụ đối với xã hội
C. Thực hiện đạo đức nghề nghiệp
D. Cả 3 sai
Câu 5: Luật Khám bệnh, chữa bệnh quy định quyền được tôn
trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe bao gồm?
A. Được tôn trọng về tuổi tác, giới tính, dân tộc, tín ngưỡng
B. Không bị phân biệt giàu nghèo, địa vị xã hội
C. Câu a, b đều đúng
D. Câu a, b đều sai
NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI
Lựa chọn nhận định đúng hay sai ?
1. Chính sách của nhà nước về khám, chữa bệnh là :
A. Ưu tiên bố trí ngân sách nhằm đáp ứng nhu cầu khám bệnh, chữa
bệnh cơ bản của nhân dân. Quan tâm dành ngân sách cho việc chăm
sóc sức khỏe đối với người có công với cách mạng, trẻ em, người
nghèo, nông dân, đồng bào dân tộc thiểu số, nhân dân ở vùng có điều
kiện kinh tế – xã hội khó khăn và vùng có điều kiện kinh tế – xã hội
đặc biệt khó khăn.
B. Đẩy mạnh xã hội hóa các hoạt động khám bệnh, chữa bệnh; khuyến
khích tổ chức, cá nhân đầu tư phát triển dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh.
C. Tăng cường phát triển nguồn nhân lực y tế, đặc biệt là nguồn nhân
lực y tế ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội phát triển.
D. Phản đối việc nghiên cứu, ứng dụng khoa học, công nghệ trong khám
bệnh, chữa bệnh.
E. Kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền trong khám bệnh, chữa
bệnh.
2. Có bao nhiêu nhận định ĐÚNG trong các nhận định sau đây?
A. Thuê, mượn, cho thuê, cho mượn bằng đại học y dược là 1 trong
những hành vi bị cấm trong hoạt động khám bệnh, chữa bệnh.
B. Được từ chối xét nghiệm, sử dụng thuốc, áp dụng thủ thuật hoặc
phương pháp điều trị và không cần phải cam kết tự chịu trách
nhiệm bằng văn bản về việc từ chối của mình, trừ trường hợp bắt
buộc chữa bệnh.
C. Chữa bệnh là việc hỏi bệnh, khai thác tiền sử bệnh, thăm khám
thực thể, khi cần thiết thì chỉ định làm xét nghiệm cận lâm sàng,
thăm dò chức năng để chần đoán và chỉ định phương pháp điều
trị phù hợp đã được công nhận.
D. Người bệnh được quyền chấp nhận hoặc từ chối tham gia nghiên
cứu y sinh học về khám bệnh, chữa bệnh.
3. Các hành vi bị cấm trong hoạt động khám, chữa bệnh:
A.Từ chối hoặc cố ý chậm cấp cứu người bệnh
B. Hành nghề khám bệnh, chữa bệnh, cung cấp dịch vụ khám bệnh, chữa
bệnh đúng trong phạm vi hoạt động chuyên môn được ghi trong
chứng chỉ hành nghề, giấy phép hoạt động, trừ trường hợp cấp cứu.
C. Áp dụng phương pháp chuyên môn kỹ thuật y tế chưa được công
nhận, sử dụng thuốc chưa được phép lưu hành trong khám bệnh, chữa
bệnh.
D. Sử dụng hình thức mê tính trong khám bệnh, chữa bệnh.
E. Quảng cáo đúng với khả năng, trình độ chuyên môn và đúng phạm vi
hoạt động chuyên môn được ghi trong chứng chỉ hành nghề, giấy
phép hoạt động; dùng kiến thức y học cổ truyền hoặc kiến thức y
khoa khác để quảng cáo về phương pháp chữa bệnh, thuốc chữa bệnh.
4. Những quyền nào sau đây là đúng của người bệnh khi khám, chữa
bệnh tại cơ sở y tế?
A. Bà A mắc bệnh dễ truyền nhiễm, nhân viên cơ sở y tế khám bệnh e
ngại sẽ bị lây nhiễm nên đã từ chối tư vấn cho bà A
B. Ông B tuổi đã cao nên gặp nhiều vấn đề về nghe, dù vậy nhưng đội
ngũ nhân viên trong bệnh viện vẫn thân thiện niềm nở tư vấn cho ông
về các dịch vụ tốt nhất để khám cho sức khỏe của ông dù phải nói đi
nói lại nhiều lần để ông nghe và hiểu rõ.
C. Bệnh nhân A được nghi ngờ là bị viêm ruột thừa, bác sĩ đưa ra chỉ
định là chụp CT để chẩn đoán chính xác bệnh của bệnh nhân A,
nhưng vì điều kiện kinh tế không đủ đáp ứng nên bệnh nhân A đã từ
chối và làm cam kết chịu trách nhiệm.
D. Y tá D phụ trách chăm sóc 2 phòng bệnh khác nhau, trong lúc sang
phòng 1 đã có hành vi bàn tán, kể cho bệnh nhân phòng 1 về tình
trạng sức khỏe của bệnh nhân phòng 2 khi không được sự cho phép
của bệnh nhân phòng 2.
5. Những nghĩa vụ của người bệnh?
A. Bệnh nhân bị đau bụng dữ dội 2 tiếng mà chưa được thăm khám, nên
người nhà đã chửi bới và hành hung nhân viên y tế
B. Khi được bác sĩ hỏi về tiền sử bệnh tật, chị B đã không thành thực
báo cho bác sĩ về bệnh của mình vì sợ phải chi trả quá nhiều chi phí
cho thuốc men.
C. Anh C bị tai nạn giao thông, sau khi được đưa vào bệnh viện để điều
trị, khi tỉnh dậy và nhận được hóa đơn, thông tin viện phí, anh đã xin
đi vệ sinh và có hành vi “tẩu thoát” để trốn tránh trách nhiệm .
D. Sau khi được thăm khám về bệnh tình, bà D tin tưởng nghe theo chỉ
định của bác sĩ dù người nhà ngăn cản bà vì cho rằng điều trị theo các
phương pháp cây thuốc của ông bà xưa sẽ có hiệu quả hơn .
Download