Uploaded by Huong Nguyen

[123doc] - ngu-phap-ngu-nghia-ngu-dung-cua-dai-tu-tieng-viet-doi-chieu-voi-tieng-anh

advertisement
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trần Ngọc Mai Thảo
NGỮ PHÁP – NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
Thành phố Hồ Chí Minh – 2012
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
-------------------------
Trần Ngọc Mai Thảo
NGỮ PHÁP – NGỮ NGHĨA – NGỮ DỤNG
CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
(ĐỐI CHIẾU VỚI TIẾNG ANH)
Chuyên ngành : NGÔN NGỮ HỌC
Mã số
: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS. TS. HOÀNG DŨNG
Thành phố Hồ Chí Minh – Năm 2012
LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với PGS.TS. Hoàng
Dũng, người đã quan tâm, động viên và tận tình giúp đỡ, hướng dẫn tôi trong
suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi cũng xin được tỏ lòng biết ơn chân thành đến các Quý Thầy Cô
giảng dạy các chuyên đề về Ngôn ngữ học, các anh chị công tác tại phòng Sau
Đại học, các cán bộ thư viện đã tận tình chỉ dẫn, giúp đỡ trong suốt thời gian
tôi theo học Cao học tại trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh.
Xin gửi đến gia đình tôi những lời yêu thương nhất vì đã luôn ở bên cạnh
tôi, động viên, ủng hộ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận
văn.
Tôi sẽ không bao giờ quên tất cả những sự khuyến khích và chia sẻ của
các thành viên lớp Ngôn ngữ học, K20.
Tôi trân trọng những sự giúp đỡ đó và xin được nói lời cảm ơn chân
thành!
Người viết đã nỗ lực hết mình để hoàn thành luận văn. Tuy nhiên, luận
văn không tránh khỏi những thiếu sót. Người viết mong nhận được sự đóng
góp ý kiến của quý thầy cô và các bạn. Xin chân thành cảm ơn!
TP. HCM, ngày 30 tháng 3 năm 2012
Người viết
(ký tên)
0
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 5
1
0.1
Lý do nghiên cứu ................................................................................ 5
0.2
Lịch sử vấn đề ..................................................................................... 5
0.3
Mục đích nghiên cứu ........................................................................ 14
0.4
Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .................................................... 14
0.5
Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu ...................................... 15
0.6
Đóng góp của luận văn ..................................................................... 16
0.6.1
Về mặt lý luận ................................................................................... 16
0.6.2
Về mặt thực tiễn ................................................................................ 16
0.7
Bố cục của luận văn .......................................................................... 17
Chương 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT ..................................................................... 18
2
1.1
Đại từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt: khái niệm – phân loại ....... 18
1.1.1
Khái niệm .......................................................................................... 18
1.1.2
Phân loại............................................................................................ 26
1.1.2.1 Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống..................................... 27
1.1.2.2 Theo quan điểm của ngữ pháp văn bản ............................................ 32
1.1.2.3 Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng ........................................ 37
1.1.3
Tiêu chí nhận diện đại từ - Tiêu chí về trọng âm.............................. 39
1.2
Tiểu kết ............................................................................................. 42
Chương 2 NGỮ PHÁP CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT .................................... 44
2.1
2.1.1
2.1.1.1
2.1.1.2
2.1.1.3
2.1.2
2.1.3
2.1.4
2.1.5
2.2
2.2.1
2.2.1.1
2.2.1.2
2.2.1.3
Khả năng kết hợp .............................................................................. 44
Đại danh từ ........................................................................................ 45
Đại danh từ xưng hô.......................................................................... 45
Đại danh từ phản thân ....................................................................... 47
Đại danh từ tương hỗ ........................................................................ 47
Đại từ chỉ định................................................................................... 47
Đại số từ ............................................................................................ 48
Đại vị từ ............................................................................................ 48
Đại từ nghi vấn - phiếm chỉ .............................................................. 49
Chức năng cú pháp............................................................................ 51
Làm thành phần câu .......................................................................... 51
Đại từ đóng vai trò chủ ngữ .............................................................. 51
Đại từ đóng vai trò vị ngữ ................................................................. 53
Đại từ đóng vai trò trạng ngữ ............................................................ 53
3
2.2.2
Làm thành tố trong ngữ..................................................................... 53
2.2.2.1 Làm định ngữ cho danh từ ................................................................ 53
2.2.2.2 Làm thành tố trung tâm trong danh ngữ ........................................... 54
2.2.2.3 Làm bổ ngữ trực tiếp (trong ngữ vị từ) ............................................. 54
2.2.2.4 Làm bổ ngữ gián tiếp (trong ngữ vị từ) ............................................ 55
2.3
Điểm đặc biệt về ngữ pháp của đại từ “nó” ...................................... 55
2.4
Cặp đại từ hô ứng và kiểu quan hệ giữa hai vế câu .......................... 63
2.5
Mối quan hệ giữa đại danh từ xưng hô với phạm trù số lượng ........ 65
2.6
Tiểu kết ............................................................................................. 71
Chương 3 NGỮ NGHĨA CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT.................................. 72
4
3.1
Ý nghĩa khái quát (ý nghĩa thay thế)................................................. 73
3.2
Ngữ nghĩa của các tiểu loại đại từ tiếng Việt ................................... 76
3.3
Hiện tượng mơ hồ nghĩa của đại từ tiếng Việt ................................. 78
3.4
Tiểu kết ............................................................................................. 81
Chương 4 NGỮ DỤNG CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT ................................... 82
5
Chức năng chỉ xuất của đại từ........................................................... 82
Chỉ xuất ngôi ..................................................................................... 84
Chỉ xuất không gian ........................................................................ 101
Chỉ xuất thời gian ............................................................................ 102
Chức năng hồi chỉ của đại từ .......................................................... 104
Lý thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ - Lý thuyết hàm ngôn hội thoại
của Grice và những quan niệm phát triển ....................................... 104
4.2.2
Phân biệt đại từ chỉ xuất với đại từ hồi chỉ..................................... 111
4.2.3
Phân biệt đại từ hồi chỉ và đại từ khứ chỉ ....................................... 113
4.3
Ý nghĩa ngữ dụng trong quy chiếu không tương thích về phạm trù
ngôi và số của đại từ ....................................................................... 118
4.4
Ý nghĩa hàm ẩn qua sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng trong giao
tiếp ................................................................................................... 119
4.5
Ý nghĩa của các danh từ thân tộc dùng như đại từ ......................... 127
4.6
Tiểu kết ........................................................................................... 131
KẾT LUẬN ................................................................................................... 132
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 134
7
PHỤ LỤC ...................................................................................................... 150
4.1
4.1.1
4.1.2
4.1.3
4.2
4.2.1
0
MỞ ĐẦU
0.1 Lý do nghiên cứu
Trong hệ thống từ loại tiếng Việt, đại từ là một từ loại tuy chiếm số
lượng ít nhưng có vai trò, vị trí rất quan trọng và mang nhiều đặc điểm không
thuần nhất như các từ loại khác. Nhiều công trình nghiên cứu đã có đề cập
đến từ loại này nhưng chưa có sự thống nhất về mặt quan điểm giữa các nhà
ngôn ngữ học. Cho đến nay, vấn đề đại từ vẫn còn rất nhiều điều cần phải
được xem xét lại. Chính vì vậy, chúng tôi đã chọn cho luận văn của mình đề
tài: “Ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng của đại từ tiếng Việt”.
0.2 Lịch sử vấn đề
Thông qua những tài liệu thu thập được, chúng tôi nhận thấy: đại từ tiếng
Việt được đề cập đến trong hầu hết các công trình nghiên cứu về ngữ pháp
tiếng Việt của các nhà ngôn ngữ học nhìn từ các góc độ khác nhau: (i) ngữ
pháp truyền thống, (ii) ngữ pháp văn bản, (iii) ngữ pháp chức năng.
0.2.1. Từ góc độ ngữ pháp truyền thống, trong bài tựa “Báo cáo vắn tắt về
tiếng An Nam hay Đông Kinh” ở cuốn Từ điển An Nam – Lusitan – La tinh 1
(thường gọi là Từ điển Việt - Bồ - La), tuy còn sơ sài và nhiều chỗ chưa hợp
lý, tác giả Alexandre de Rhodes (1651) đã dành một phần đáng kể để miêu tả
từ loại tiếng Việt: danh từ, đại từ, động từ và những phần còn lại không biến
cách của lời nói bao gồm giới từ, phó từ, thán từ và liên từ. Trong đó, đại từ
được tác giả đề cập ở hai chương riêng biệt trong bài tựa này: (i) Chương bốn:
Về các đại từ; (ii) Chương năm: Về những đại từ khác. Chương bốn trình bày
việc sử dụng các “đại từ nguyên thủy” và các “danh từ gọi tên, danh từ chức
vụ, danh từ họ hàng” khi xưng hô ở ba ngôi, các đại từ tương hỗ, chỉ định từ.
Từ điển An Nam- Lusitan – La Tinh của Alexandre de Rhodes ra đời năm 1651. Ở đây, chúng tôi dựa vào
bản dịch sang tiếng Việt của NXB Khoa học xã hội năm 1991.
1
Chương năm đề cập đến các đại từ nghi vấn về tính chất sự vật, mục đích,
cách thức, nguyên nhân.
Tác giả Trần Trọng Kim − Bùi Kỷ − Phạm Duy Khiêm (1940: 52 −
78) có cách nhìn nhận vấn đề đại từ tương đối khác so với quan niệm truyền
thống hiện nay. Cụ thể như, những từ mà hiện nay chúng ta xếp chung vào
một từ loại có tên gọi là đại từ thì nhóm tác giả này lại tách ra thành hai từ
loại riêng biệt (chỉ-định-từ và đại-danh-từ) vì chúng có những đặc điểm ngữ
pháp khác nhau.
Trong cuốn Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam1, với quan niệm dựa vào khả
năng kết hợp với các “chứng tự” 2 để làm tiêu chuẩn xếp từ loại, tác giả Lê
Văn Lý (1972: 43 − 47) đã chia từ loại tiếng Việt thành sáu từ loại: A (Danh
tự), B (Động tự), B’ (Tĩnh tự), C 1 (Ngôi tự), C 2 (Số tự) và C 3 (Phụ tự). Như
vậy, đại từ được tác giả xếp vào nhóm C 1 (hay Ngôi tự) là những từ ngữ “có
thể phối hợp được với từ ngữ “chúng”, là ngữ vị 3 chỉ số nhiều.
Tỉ dụ: chúng tôi, chúng ta, chúng mày, chúng nó.
Tôi, ta, mày, nó là C 1 . Chúng là những tự ngữ chỉ ngôi.”
Cách phân định dựa vào các “chứng tự” như vậy đã tạo được tiêu chí
khách quan. Thế nhưng, trong nhiều trường hợp, các “chứng tự” không hoàn
toàn thuyết phục. Dù vậy, cách phân loại này (dựa vào khả năng kết hợp –
tiêu chí về ngữ pháp – người viết chú thích) vẫn được đánh giá là một bước
tiến bộ so với cách phân định chỉ dựa vào ngữ nghĩa.
Cuốn này vốn được tác giả Lê Văn Lý dịch lại từ luận án tiến sĩ văn chương của ông có tên “Le parler
vietnamien” do NXB Hương Anh ấn hành tại Paris năm 1948.
1
Chứng tự nghĩa là “những tự ngữ làm chứng rằng một tự ngữ nào đó có thể phối hợp với
chúng và sẽ thuộc về một loại tự ngữ nào” – theo Lê Văn Lý (1972: 43).
3
Cho một câu: Cái phòng này có nhiều ghế bằng gỗ.
thì “phòng, có, ghế, gỗ” là những từ ngữ mang ý nghĩa của câu, gọi là ý nghĩa vị.
Còn “cái, này, nhiều, bằng” là những từ ngữ diễn tả những tương quan giữa những ý nghĩa
vị ở trên, không cần thiết hẳn cho ý nghĩa của câu, gọi là ngữ vị.
2
Tác giả Bùi Đức Tịnh (1952: 155) đã tóm tắt: “Đại từ thay thế cho
những danh từ mà ta không muốn lặp lại hay không muốn nói ra. […] Các
loại đại-từ đều có công-dụng và vị-trí trong câu giống như danh-từ.” Trong ý
kiến này, người viết đặc biệt lưu tâm đến quan niệm của Bùi Đức Tịnh về sự
giống nhau giữa danh từ và đại từ về công dụng và vị trí trong câu. Thiết nghĩ
đây là vấn đề cần phải được làm rõ hơn nữa.
Trong bài viết “Kiểm thảo về đại danh từ”, tác giả Phan Khôi (1955:
129 – 140) đã gọi đại từ là đại danh từ. Với mong muốn đi tìm tiếng nói của
người Việt Nam nguyên thủy, tác giả này đã đưa vào bài viết của mình những
câu ca dao cổ xưa “có giấu trong đó ít nhiều đại danh từ tối cổ” mà người viết
rất lấy làm thích thú:
Đông có mầy, tây có tao
Mầy bằng tao, ao bằng giếng.
Cha nó lú có chú nó khôn.
Một đời ta, ba đời hắn
Đố bay con rết có mấy chân,
Cầu ô mấy nhịp, chợ Dinh mấy người.
Từ nhiều chứng cứ, ông đặt ra một giả thuyết rằng: “Tiếng Việt Nam thời
xưa, vào đời Hồng Bàng (?) chẳng hạn, vốn có đại danh từ trung lập: Số một
tự xưng là tao, đối xưng là mày, tha xưng là nó hay hắn; số nhiều: tự xưng là
ta, đối xưng là bay, tha xưng tất nhiên là chúng nó.”
Phan Khôi còn viết rằng: “Nếu quả thật như thế và nếu giữ mãi được như
thế cho đến bây giờ thì tiện lợi biết bao. Ngặt một điều là chúng ta càng ngày
càng văn minh ra, ăn nói càng lịch sự ra, làm cho trong tiếng nói ngày nay gọi
là đại danh từ không hẳn là đại danh từ nữa, mà chỉ là một mớ xưng hô táp
nham lộn xộn.”
Theo Phan Khôi, trong tiếng ta “không còn có đại từ trung lập và phổ
thông xứng với cái tên nó nữa. Chúng ta phải tạm bợ, lấy danh từ làm đại
danh từ.”
Tác giả trình bày cái hại cho ngôn ngữ khi sử dụng các danh từ chỉ quan
hệ thân tộc để xưng hô: mất cái ý khách quan và bình đẳng trong lời nói hay
bài văn. Ông tin rằng: “Khi tiếng Việt có đại danh từ trung lập và phổ thông
thì văn học Việt mới tiến lên mức cao.”
Ông cũng thấy được cái khó cho việc hình thành một thứ đại danh từ
trong tiếng Việt mang tính trung lập, nghĩa là không trọng, không khinh, ai
nấy dùng mà xưng mình, xưng người đều được cả, như đại danh từ của tiếng
Pháp: “Những tiếng xưng hô ấy đã ăn sâu trong ngôn ngữ rồi, muốn cải cách
đi, chế tạo ra được một thứ đại danh từ trung lập và phổ thông để thay vào,
cũng còn phải mất một thời gian lâu lắm.” Tuy nhiên mong muốn này không
phải là không thực hiện được vì như tác giả nói: “Hễ khi mọi người đều thấy
cái lối xưng hô như thế không còn thích dụng nữa, thì tự nhiên nó bị đào thải
đi mà có lối khác mọc lên, tức là đại danh từ trung lập và phổ thông.”
Hoàng Tuệ (2001: 183) (trích Giáo trình về Việt ngữ, tập 1, NXB Giáo
dục, 1962) phê phán cách phân định từ loại trong các sách ngữ pháp xuất bản
ở Việt Nam chủ yếu là quy loại cho các từ vào những từ loại đã được định ra
trước, sẵn có “như những cái hộc với nhãn hiệu có sẵn” là: động từ, danh từ,
tính từ, giới từ, liên từ, v.v. Các từ loại như vậy chỉ là phạm trù ý nghĩa. Tác
giả đề nghị tìm các từ loại ấy theo những tiêu chuẩn ý nghĩa cũng như tiêu
chuẩn ngữ pháp, nói một cách khác, phải hủy bỏ các nhãn hiệu có sẵn, phải
tìm ra từ loại, tìm ra các phạm trù, đặt tên cho chúng và sau đó mới quy loại.
Cuối cùng tác giả tìm được các phạm trù A, B, I, N, Đ, t, … tương ứng với
những từ loại vị từ, danh từ, số từ, đại từ, chỉ từ, các tiểu từ (phó từ, giới từ,
liên từ và trợ từ), loại từ và thán từ. Cách phân định này đã không đề cập đến
hai nhóm thực từ và hư từ. Tuy nhiên, trong bài viết Từ loại tiếng Việt ở
trường học (2001: 41 – 114), Hoàng Tuệ có những cải biên và đưa ra một
danh sách mười loại từ trong tiếng Việt bao gồm: danh từ, động từ, tính từ,
đại từ, số từ, loại từ, chỉ từ, phó từ, quan hệ từ và cảm từ. Cách phân định này
quay trở về hướng phân loại truyền thống. Tác giả (2001: 302) đưa “đại từ”
hay “đại danh từ” vào nhóm phạm trù Đ vốn bao gồm “những tín hiệu có khả
năng thay thế cho một tín hiệu B trong một kết cấu nhất định nào đấy mà tín
hiệu B giữ một chức năng nhất định” và phân thành hai loại: đại từ nhân xưng
và đại từ để hỏi.
Ở công trình “Nghiên cứu về ngữ pháp tiếng Việt” (1997: 272 − 306, in
lần thứ nhất: 1963), tác giả Nguyễn Kim Thản đã có những nhận định rất
khác so với các tác giả trước và có thể nói là hết sức mới mẻ. Mặc dù xếp đại
từ vào trong nhóm thực từ (danh từ, động từ, tính từ, số từ và đại từ) nhưng
ông cho rằng đại từ là một từ loại khác hẳn các loại thực từ khác ở chỗ nó
không gọi tên gì cả mà chỉ dùng để trỏ sự vật, thời gian hay phương hướng, số
lượng hay thứ tự, hoạt động hay tính chất.
Đồng thời, ông cũng là người đầu tiên đề cập đến những tên gọi như: đại
động từ, đại tính từ, đại số từ,… Bởi ông quan niệm đại từ không chỉ thay thế
danh từ mà còn thay thế cho cả động từ hay tính từ, số từ,…
Tác giả Nguyễn Tài Cẩn trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng –
Từ ghép – Đoản ngữ (1975: 338-339) xếp đại từ vào nhóm từ loại đặc biệt
trong cụm A 1. Ông xếp đại từ vào cụm A chỉ là “luận về khả năng tiềm tàng
của chúng – khả năng có thể đứng làm trung tâm đoản ngữ - chứ xét về đặc
Cụm A: nhóm từ có khả năng làm trung tâm đoản ngữ, gồm danh từ, động từ, tính từ. Hai
từ loại đặc biệt trong cụm A: số từ và đại từ.
1
điểm của đại từ trong thực tiễn câu văn thì đại từ lại khác danh từ, động từ,
tính từ một cách rõ rệt. Ông cho rằng: “Nếu từ loại số từ có nét đặc biệt đứng
nhập nhằng giữa cụm A và cụm B 1 , và trong cụm A đứng nhập nhằng giữa
danh từ và động từ, tính từ thì từ loại đại từ lại có nét đặc biệt thể hiện ra ở
một phương diện khác. Đại từ là một từ loại có chức năng làm từ để chỉ trỏ,
thay thế.”
Ở công trình Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập 1 (1983: 111), các tác
giả Lê Cận – Phan Thiều quan niệm đại từ thuộc lớp danh từ đặc biệt, bên
cạnh lớp danh từ bình thường (danh từ chung và danh từ riêng). Cụ thể, ông
cho rằng: “Lớp danh từ đặc biệt gồm bốn lớp nhỏ (lớp nhỏ chỉ không gian –
thời gian, chỉ ý nghĩa chỉ định, chỉ ý nghĩa phiếm chỉ, chỉ ngôi) xưa nay, căn
cứ vào ý nghĩa, được xếp vào lớp từ chỉ ý nghĩa quan hệ (quan hệ từ), chỉ ý
nghĩa chỉ định (chỉ định từ) và ý nghĩa thay thế (đại từ). Ở đây, trong sơ đồ
các lớp nhỏ danh từ, căn cứ vào ý nghĩa phạm trùm, khả năng kết hợp, chức
năng, có thể xếp các lớp từ này vào 4 lớp nhỏ trong phạm trù danh từ, vì
chúng có những đặc điểm ngữ pháp của danh từ, bên cạnh những đặc điểm
riêng của từng lớp nhỏ.”. Người viết nhận thấy đây là điểm khác biệt nổi bật ở
công trình này so với các công trình khác.
Đồng thời, không đồng tình với cách gọi đại từ (nhấn mạnh chức năng
thay thế cho danh từ), nên những từ như đó, đây, ấy, kia, này, nọ,… được
nhóm tác giả này gọi là danh từ chỉ định; những từ như ai, gì, kẻ, người ta,…
là danh từ phiếm định; những từ như tôi, mày, nó,… (vốn được gọi là đại từ
nhân xưng trong các sách ngữ pháp truyền thống) là danh từ chỉ ngôi.
Ở công trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983: 71), các tác giả Ủy ban Khoa
học xã hội Việt Nam không xếp đại từ vào nhóm từ loại thực từ (danh từ,
động từ, tính từ) hay hư từ (phụ từ, kết từ) mà cho rằng “đại từ” là một từ loại
1
Cụm B: nhóm từ chỉ chuyên làm thành tố phụ của đoản ngữ.
“cần được chú ý riêng”. Đại từ không thuộc phạm vi hư từ vì đại từ có thể làm
các thành phần chính của nòng cốt N = a + b.
Đại từ gần với thực từ hơn. Qua đại từ, cũng có thể liên hệ đến sự vật,
hiện tượng nhất định. Tuy vậy, các tác giả cũng cho thấy sự khác nhau quan
trọng giữa đại từ và thực từ: “Đại từ dùng để trỏ, không phải để gọi tên, để
“định danh” như danh từ và động từ, tính từ. Ví dụ: khi dùng đại từ nó thì
không phải là để gọi tên một người nào nhất định, mà để trỏ một người có tên
là X trong một hoàn cảnh nhất định, và trong một hoàn cảnh khác, có thể
dùng vẫn đại từ nó đó, để trỏ một người khác có tên là Y; đại từ tôi thì người
có tên X hay tên Y đều có thể dùng để tự xưng, tức là tự trỏ − bất kỳ ai cũng
có thể tự xưng, tự trỏ mình bằng đại từ tôi.”
Họ rút ra kết luận rằng: “Khi dùng một đại từ để trỏ sự vật, hiện tượng
nhất định thì đại từ ấy biểu thị được giá trị ngữ nghĩa và ngữ pháp của cả một
ngữ”.
Tác giả Đinh Văn Đức trong Ngữ pháp tiếng Việt: Từ loại (2001: 199 −
206, in lần thứ nhất: 1986) không xếp đại từ vào thực từ, cũng không xếp vào
hư từ, mà cho rằng từ loại này có một vị trí trung gian hoặc riêng biệt trong
quan hệ với thực từ và hư từ trong hệ thống từ loại.
Ở bài viết “Đại danh từ nhân xưng tiếng Việt” (1996: 8 − 19), tác giả
Nguyễn Phú Phong trình bày cái nhìn của mình trên hai hệ thống đại danh từ
nhân xưng tiếng Việt: (i) một hệ thống đặt trọng tâm vào personne/ngôi, hệ
thống đại danh từ chính hiệu; (ii) một hệ thống đặt nặng khái niệm
personne/con người trong quan hệ đẳng cấp, những từ vay mượn ở từ loại
danh từ để sử dụng trong chức năng một đại danh từ. Theo ông, hai hệ thống
này rất khác nhau trên mặt hình vị cũng như trên mặt ngữ nghĩa. Tuy nhiên,
sự khác biệt của Nguyễn Phú Phong so với các nhà Việt ngữ học khác là ông
đã tách một loại mới với tên gọi Chỉ định từ ra khỏi hệ thống đại từ và xếp
chung Chỉ định từ cùng với đại từ chỉ ngôi, từ, ngữ thay thế đại từ chỉ ngôi…
vào một nhóm có tên Chỉ thị từ (déictique).
Theo tác giả Hoàng Trọng Phiến (trong Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức
Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến 2006: 273, in lần thứ nhất: 1997), không có sự
đồng nhất về tính chất thực từ và hư từ giữa các tiểu loại đại từ. Nhóm tác giả
này cho rằng: “Đại từ bao gồm nhiều nhóm, cụ thể là đại từ nhân xưng, đại từ
thay thế (thế, vậy), đại từ chỉ định, đại từ chỉ lượng (tất cả, cả). Trong đó đại
từ nhân xưng có tính chất của từ thực nhiều hơn, đại từ chỉ định có tính chất
của từ hư nhiều nhất (nó được coi là chứng tố của danh từ). Tính chất hư
chung của lớp đại từ là ở chức năng thay thế (so sánh ý nghĩa của từ nguyên
nhân với kết từ vì).”
Trong công trình “Từ loại tiếng Việt hiện đại” (1999: 22), tác giả Lê
Biên đã có những ý kiến rất đáng lưu ý về vấn đề đại từ. Ông nêu rằng: “Đại
từ có đặc tính của thực từ, có quan hệ chặt chẽ với thực từ nhưng nó không
phải là thực từ đích thực mà chỉ có tính chất thực từ.”
Theo quan niệm của tác giả, đại từ là lớp từ có tính chất trung gian giữa
thực từ và hư từ, và là một từ loại trung gian giữa các từ loại trên.
Từ nhận định trên, ông đã trình bày khá công phu và đưa ra nhiều vấn đề
về đặc trưng của đại từ. Hơn nữa, chính cái đặc điểm, lúc có thể mang đặc
tính của từ loại này, lúc lại có thể mang đặc tính của từ loại khác, mà tác giả
Lê Biên cho rằng có thể gọi đại từ là từ loại “bao”.
Theo tác giả Bùi Mạnh Hùng trong cuốn Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ
học (Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng, 2007: 104), đại từ có vị trí đặc biệt
trong hệ thống từ loại. Khác với các từ loại như danh từ, động từ, tính từ,
trạng từ, nó không gọi tên sự vật, hành động, quá trình, trạng thái, đặc
trưng,… mà dùng để trực chỉ sự vật trong tình huống giao tiếp. Tác giả này
phân loại đại từ thành: đại từ nhân xưng, đại từ chỉ định (gồm đại từ xác định
như này, kia, ấy, đó, nọ,… và đại từ phiếm định như đâu, nào, gì, sao…).
0.2.2. Từ góc độ ngữ pháp văn bản, Trần Ngọc Thêm (2009: 142, in lần thứ
nhất: 1985) xem đại từ như công cụ của một phương thức liên kết chủ đề dưới
tên gọi là phép thế đại từ. Trên lý thuyết, đại từ được chia thành 28 nhóm nhỏ
theo hai tiêu chí: (1) đối tượng thay thế, (2) quan hệ với tọa độ gốc. Cũng theo
Trần Ngọc Thêm (2009: 142, in lần thứ nhất: 1985) và Nguyễn Thị Việt
Thanh (1999), với chức năng liên kết, đại từ thay thế cho một từ, một ngữ
đoạn, một phát ngôn hoặc một chuỗi phát ngôn có trong các lời nói trước.
Như thế, với ngữ pháp văn bản, chức năng thay thế của đại từ đã vượt ra khỏi
ranh giới câu mà ngữ pháp truyền thống đã ấn định.
Bên cạnh đó, Trần Ngọc Thêm - Hoàng Huy Lập (1991: 10 – 14,) xếp
đại từ vào vị trí đặc biệt thứ 11, nằm ngoài bảng phân loại. Các tác giả này đã
dựa vào tiêu chí hoàn chỉnh về ngữ pháp để chia ra hai loại từ: độc lập và ràng
buộc. Cách phân loại này đã xóa bỏ thế đối lập thực từ và hư từ trong tiếng
Việt.
0.2.3. Từ góc độ ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo (1991: 57) chú ý đến
đại từ trong quan hệ với nghĩa và sở chỉ. Ông cho rằng trong ngôn ngữ có
những từ bao giờ cũng có sở chỉ và bao giờ cũng xác định. Bên cạnh các danh
ngữ được xác định bằng trực chỉ và các danh từ riêng, đó còn là các đại từ
nhân xưng, các đại từ trực chỉ (deictic hay indexical) (trực chỉ hay còn gọi là
chỉ xuất – người viết chú thích). Ông viết: “Các đại từ nhân xưng không có sở
biểu và không có sở thị mà chỉ có sở chỉ. Các đại từ ngôi thứ nhất chỉ người
đang nói, các đại từ ngôi thứ hai chỉ người đang tiếp chuyện, do đó sở chỉ của
nó luôn luôn chuyển từ người này sang người kia: nó không có sở chỉ cố định,
và sở chỉ của nó hoàn toàn lệ thuộc vào tình huống đối thoại. Đại từ ngôi thứ
ba có tính hồi chỉ (anaphoric), nghĩa là nó chỉ một sự vật đã được chỉ ra trước
đó bằng một danh ngữ hay một đại từ. Nó không lệ thuộc vào tình huống đối
thoại, mà lệ thuộc vào ngôn cảnh (văn cảnh)”.
Cũng trong công trình nêu trên (1991: 195), từ góc độc “Những phương
tiện ngôn ngữ học có tác dụng liên kết câu với văn bản (ngôn bản)”, tác giả
Cao Xuân Hạo tiếp tục xem xét đại từ ở khía cạnh là các yếu tố hồi chỉ và khứ
chỉ, có chức năng thay cho những câu, những tiểu cú làm Đề, làm Thuyết, làm
bổ ngữ cho các vị từ nói năng cảm nghĩ.
Những ý kiến của tác giả Cao Xuân Hạo thực sự đã gợi mở cho người
viết nhiều vấn đề trong quá trình nghiên cứu đề tài luận văn.
Qua trên, có thể thấy vấn đề từ loại đại từ tiếng Việt được các nhà nghiên
cứu nhìn nhận không hoàn toàn giống nhau cũng như chưa có sự thống nhất
về vị trí (tính chất thực từ/hư từ), về chức năng, ý nghĩa cũng như cách phân
định các tiểu loại đại từ.
0.3 Mục đích nghiên cứu
Với đề tài này, chúng tôi mong muốn đưa ra những lí giải thích đáng,
thống nhất cho vấn đề đại từ tiếng Việt. Từ đó, khẳng định vị trí đặc biệt của
đại từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt, góp phần làm sáng tỏ những đặc điểm
khác nhau của các tiểu loại đại từ.
0.4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Trước hết, người viết xin có đôi lời được giãi bày rất mong nhận được sự
cảm thông từ phía thầy cô và bạn đọc. Theo quyết định của trường Đại học Sư
phạm Tp. Hồ Chí Minh, đề tài luận văn của chúng tôi có tên chính thức là
Ngữ pháp – Ngữ nghĩa – Ngữ dụng của đại từ tiếng Việt (đối chiếu với tiếng
Anh). Đây cũng là tên đề tài mà lúc đầu người viết đã chọn để thực hiện luận
văn cao học của mình. Thế nhưng, khi bắt tay vào nghiên cứu, người viết
nhận thấy không thể thực hiện được phần nội dung “đối chiếu với tiếng Anh”,
một phần vì khả năng của bản thân người viết còn hạn chế, một phần vì điều
kiện thời gian không có phép. Cho nên, người viết đã xin thầy hướng dẫn cho
giảm bớt đi phần nội dung đó và đã được thầy đồng ý. Tuy nhiên, vì những
nguyên tắc hành chính cần tuân theo, nên người viết vẫn để tên luận văn như
lúc đầu. Rất mong quý thầy cô thông cảm cho sự thiếu hiểu biết về các thủ tục
hành chính của người viết mà đã gây ra những phiền hà không đáng có và
nhìn nhận luận văn của chúng tôi với tên đề tài Ngữ pháp – ngữ nghĩa – Ngữ
dụng của đại từ tiếng Việt.
Đối với đề tài này, người viết xin nghiên cứu về đại từ tiếng Việt (gọi
theo tên gọi truyền thống và phổ biến hiện nay) cùng với tất cả các tiểu loại
của đại từ tiếng Việt xét trên cả ba bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ
dụng. Cụ thể là các đại danh từ (gồm có đại danh từ xưng hô, đại danh từ
tương hỗ, đại danh từ phản thân), các đại từ chỉ định, đại số từ, đại vị từ và
đại từ nghi vấn – phiếm chỉ.
0.5 Phương pháp nghiên cứu và nguồn dữ liệu
0.5.1. Phương pháp nghiên cứu
Để thực hiện đề tài này, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi đã kết hợp
một cách linh hoạt nhiều phương pháp sau đây:
0.5.1.1. Phương pháp miêu tả
Đây là phương pháp chủ yếu, được thực hiện trong suốt luận văn. Chúng
tôi miêu tả đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa và ngữ dụng của đại từ tiếng Việt,
xác định từ loại này trong hệ thống ngôn ngữ. Đồng thời nêu rõ dấu hiệu nhận
biết, cách dùng và công dụng của các đại từ tiếng Việt.
0.5.1.2. Phương pháp phân tích phân bố
Đây là một phương pháp có tầm quan trọng đặc biệt với một thứ tiếng
không có đặc trưng hình thái học như tiếng Việt, vì ở tiếng Việt (và những
ngôn ngữ đơn lập khác), cách phân bố gần như là biểu hiện duy nhất cho tính
chất của từ. Qua việc tìm hiểu khả năng kết hợp của đại từ, chủ yếu là trong
phạm vi câu, chúng tôi phân tích các đặc điểm ngữ pháp – ngữ nghĩa của đại
từ tiếng Việt để thấy được chức năng của nó.
0.5.2. Nguồn ngữ liệu
Nguồn ngữ liệu chính được sử dụng trong luận văn này là các tác phẩm
văn học Việt Nam. Ngoài ra, trong những trường hợp thích đáng, người viết
sẽ sử dụng các ngữ liệu quan sát được trong lời ăn tiếng nói của người Việt.
0.6 Đóng góp của luận văn
0.6.1 Về mặt lý luận
Thông qua luận văn này, người viết sẽ góp thêm tư liệu để các nhà ngôn
ngữ học giải quyết một số vấn đề lý luận liên quan đến từ loại đại từ vì vẫn
còn một số bất đồng về mặt lý thuyết như đã nêu ở phần trước.
Ngoài những đặc điểm ngữ pháp đã được các công trình nghiên cứu
trước đây miêu tả, đại từ tiếng Việt còn có những đặc điểm riêng biệt về ngữ
nghĩa, ngữ dụng. Cho nên, nếu chỉ dừng lại ở những nhận xét từ bình diện
ngữ pháp thì sẽ rất dễ đi vào mô tả các đặc điểm phân bố và khó vượt ra khỏi
việc chỉ tìm vai trò của lớp từ này đối với sự hình thành các kết cấu ngữ pháp.
Vì thế, để làm rõ bản chất từ loại của đại từ, đề tài này, bên cạnh việc hệ
thống hóa các đặc điểm ngữ pháp của đại từ tiếng Việt, còn đặc biệt chú ý đến
việc miêu tả đặc điểm ngữ nghĩa, ngữ dụng của từ loại này. Đây chính là phần
đóng góp khiêm tốn của người thực hiện luận văn.
0.6.2 Về mặt thực tiễn
Luận văn này có thể là tài liệu tham khảo trong thực tế giảng dạy tiếng
Việt cho người Việt và cho cả người nước ngoài.
0.7 Bố cục của luận văn
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung chính của luận văn gồm 4
chương.
Chương 1 trình bày những vấn đề đại cương về đại từ tiếng Việt như
khái niệm đại từ tiếng Việt, phân loại đại từ theo các quan điểm khác nhau,
nêu khái quát các tiêu chí nhận diện đại từ tiếng Việt, đưa ra danh sách các
tiểu loại đại từ tiếng Việt làm cơ sở cho các phân tích ở những chương sau.
Chương 2 chủ yếu nói đến tiêu chí nhận diện đại từ tiếng Việt dựa vào
đặc trưng ngữ pháp về khả năng kết hợp và chức vụ cú pháp của từ loại này.
Chương 3 trình bày tiêu chí nhận diện đại từ tiếng Việt dựa vào đặc
trưng ngữ nghĩa. Chúng tôi sẽ phân tích và miêu tả ý nghĩa khái quát (ý nghĩa
thay thế), ngữ nghĩa của các tiểu loại đại từ tiếng Việt, hiện tượng mơ hồ
nghĩa của đại từ tiếng Việt.
Chương 4 tập trung vào đặc điểm ngữ dụng của đại từ tiếng Việt. Chúng
tôi sẽ tập trung phân tích chức năng chỉ xuất và hồi chỉ của đại từ tiếng Việt.
Bên cạnh đó, người viết cũng trình bày một số vấn đề liên quan như ý nghĩa
ngữ dụng trong quy chiếu không tương thích về phạm trù ngôi và số của đại
từ; ý nghĩa hàm ẩn qua sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng trong giao tiếp;
ý nghĩa của các danh từ chỉ thân tộc dùng như đại từ.
1
Chương 1
CƠ SỞ LÝ THUYẾT
1.1 Đại từ trong hệ thống từ loại tiếng Việt: khái niệm – phân loại
1.1.1 Khái niệm
Trước hết, người viết xin điểm lại một số tên gọi và định nghĩa khác
nhau về đại từ.
Nhóm tác giả Trần Trọng Kim − Bùi Kỷ − Phạm Duy Khiêm (1940:
62) gọi đại từ là đại-danh-từ, những tiếng “dùng thay tiếng danh-từ”.
Tên gọi đại từ được tác giả Đái Xuân Ninh trong cuốn Hoạt động của từ
tiếng Việt (1978: 85) giới hạn trong những từ chỉ ngôi. Những từ này có đặc
điểm của một thể từ1. Chúng đứng ở vị trí thứ nhất trong câu bình thường, tối
thiểu. Trong một hoàn cảnh ngôn ngữ nhất định, nó có thể kèm theo một giới
từ: ở tôi, với tôi, trước nó,…
Tác giả cũng nêu ra sự khác biệt giữa những từ chỉ ngôi (đại từ) với danh
từ: chúng không chỉ người, chỉ vật bằng tên gọi riêng (mẹ, nhà,…) mà chỉ
biểu thị ngôi thứ trong giao tiếp, nghĩa là quan hệ của những người đối thoại:
tôi, mày, nó. Ngoài ra, danh từ có thể kết hợp với một từ tình thái chỉ sự tùy
thuộc “của tôi” còn đại từ thì không 2. Ngược lại, chỉ có đại từ mới có khả
năng kết hợp với từ “chúng” (chỉ số nhiều) ở trước 3.
Những từ như này, kia, ấy, nọ, nào, đó được tác giả gọi tên là chỉ từ
(những từ chỉ về sự vật trong không gian hay thời gian đóng vai bổ tố cho từ
loại danh từ trong cấu trúc mở rộng của câu hai từ đơn). Trong hệ thống phân
Thể từ: từ loại ngữ nghĩa phân chia căn cứ vào cấu trúc ngữ nghĩa, biểu thị thực thể. Đại
từ và phần lớn danh từ là thể từ. (Nguyễn Như Ý 1996: 273)
2
(Dẫn theo ví dụ của Đái Xuân Ninh)
Chim của tôi ăn. (+)
Nó của tôi cưa. (-)
3
(Dẫn theo ví dụ của Đái Xuân Ninh)
Chúng nó cưa. (+)
Chúng tôi nói. (+)
Chúng chim ăn. (-)
1
loại từ loại của tác giả này, chỉ từ thuộc nhóm từ kèm, là những từ đóng vai
trò tiêu chuẩn phụ cho các danh từ, động từ, mở rộng những từ này để lập
thành cụm danh từ, động từ, tính từ.
Theo Nguyễn Kim Thản (1997: 274), Diệp Quang Ban (2009: 517),
đại từ vốn dĩ dịch từ thuật ngữ pronom ra. Trong ngữ pháp học cổ điển ở Tây
Âu, pronom là từ gốc La-tinh do pro (thay thế) và nomen (danh từ, tên gọi)
mà ra. Bởi vậy, người ta thường quan niệm rằng đại từ thay thế danh từ. Từ
đó có người đề nghị dịch pronom là “đại danh từ”. Tuy nhiên, tên gọi đại từ
vẫn được dùng rộng rãi, gần như tuyệt đối.
Nguyễn Kim Thản (1997: 275) cho rằng đại từ không chỉ thay thế cho
danh từ. Ông đưa ra giả định: “Nếu những từ thay thế cho danh từ riêng ra
một loại thì danh từ phải xếp những từ này vào những loại riêng biệt như đại
động từ, đại tính từ, đại số từ, v.v.”. Ông gọi chung một từ loại “đại từ” cho
tất cả những từ thay thế cho danh từ, tính từ, động từ hay số từ, … Vì chúng
có những đặc điểm chung về ý nghĩa – hình thức.
Nguyễn Tài Cẩn (1977: 338) cho rằng: “Vì có chức năng chỉ trỏ, khi trỏ
sự vật hay hành động, tính chất, đại từ lại không có khả năng kèm theo những
thành tố phụ mà ở phần cuối danh ngữ, động ngữ, tính ngữ ta thường thấy.
[…] Nói một cách khác, đại từ không phải là từ loại dùng để nêu lên một khái
niệm chung về sự vật, về hành động, về tính chất như danh từ, động từ, tính từ
mà là một từ loại dùng để chỉ trỏ vào một sự vật, một hành động hay một tính
chất nào đó, đã được xác định rõ ràng bằng cách này hay cách khác ở trước
đó”.
Với chức năng thay thế, trên lý thuyết, tác giả Nguyễn Tài Cẩn cho rằng
hoàn toàn có khả năng đem đại từ phân thành những nhóm nhỏ và tản ra, bộ
phận thì đưa vào danh từ, bộ phận thì đưa vào động từ, tính từ…, coi đó như
là những danh từ, động từ, tính từ đặc biệt. Nhưng với chức năng chỉ trỏ thì
trên lý thuyết, rõ ràng lại cũng hoàn toàn có khả năng đem chúng tập hợp
thành một từ loại riêng biệt. Tác giả Nguyễn Tài Cẩn nhấn mạnh thêm:
“Riêng biệt, nhưng không phải chỉ có cương vị ngang với một từ loại khác.
Trong hệ thống từ loại, tuy chỉ bao gồm một số lượng từ rất ít, nhưng đại từ
lại có một cương vị rất lớn: đây là một từ loại chiếm một vai trò tương đương
đồng thời với cả một loạt nhiều từ loại khác.”
Diệp Quang Ban (2008: 518) dùng tên gọi “đại từ” để chỉ chung cho
bốn lớp con cụ thể như: nhân xưng từ, chỉ định từ, đại từ (nội chiếu), đại từ
nghi vấn và đại từ phiếm chỉ. Theo ông, tên gọi đại từ chủ yếu dùng cho
những từ có chức năng nội chỉ (Diệp Quang Ban gọi là nội chiếu)
(endophora) 1. Còn hai tên gọi nhân xưng từ và chỉ thị từ thì lần lượt dùng cho
hai lớp đại từ nhân xưng và đại từ chỉ thị với chức năng ngoại chỉ (Diệp
Quang Ban gọi là ngoại chiếu) (exphora)2. Theo ông, cần thiết phải trình bày
đại từ (nội chiếu) vì đại từ nhân xưng ngôi thứ ba và chỉ định từ cũng được
dùng cho việc nội chiếu.
Bên cạnh đó, nhiều nhà ngôn ngữ học đã nhấn mạnh chức năng thay thế/
chỉ xuất của đại từ nên từ đó, họ đưa ra định nghĩa: “Đại từ là lớp từ dùng để
thay thế hoặc chỉ trỏ (chỉ định)”. Đây là định nghĩa về đại từ mà người viết
thường gặp nhất trong các tài liệu ngữ pháp.
Tác giả Đinh Văn Đức (2001: 199, in lần thứ nhất: 1986) đồng tình với
định nghĩa trong các sách ngữ pháp cho rằng đại từ là từ loại của các từ có
chức năng thay thế, nhưng ông cũng nói thêm: “chức năng thay thế là một
khái niệm có phần phức tạp, có nhiều cách hiểu”.
Theo Diệp Quang Ban (2008: 518 − 519), đại từ là từ “thay thế cho từ ngữ rõ nghĩa khác bên trong văn bản
(diễn ngôn), tức là từ quy chiếu trong văn bản hay nội chiếu. […] Chức năng nội chiếu của đại từ gồm hai
trường hợp: quy chiếu đến yếu tố đứng trước yếu tố đang xét, được gọi là hồi chiếu (anaphora); quy chiếu
đến yếu tố đứng sau yếu tố đang xét, được gọi là khứ chiếu (cataphora).
2
Cũng theo Diệp Quang Ban (2008: 518 – 519), đại từ là từ “có tác dụng thiết lập mối quan hệ với vật, hiện
tượng ở bên ngoài văn bàn, tức là quy chiếu đến tình huống bên ngoài văn bản, hay ngoại chiếu.”
1
Nguyễn Thị Ly Kha (2008: 79) đề cập đến tên gọi “đại hình thái” (proform). Tác giả này cho rằng: “Sự quy loại tất cả các trường hợp có chức năng
thay thế cho DT, ĐT, TT, thậm chí cho một ngữ đoạn, một chuỗi phát ngôn
được sử dụng trong nhiều tài liệu ngữ pháp lâu nay và của giáo trình này (do
mục đích làm một tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy học ở bậc phổ
thông) mang nội dung của khái niệm đại hình thái (pro-form) trong ngôn ngữ
học hiện đại.”. Tuy có nhắc đến tên gọi đại hình thái, nhưng tác giả cũng chỉ
dừng lại ở đó chứ không đi sâu phân tích, lý giải gì thêm. Do vậy, vấn đề đại
hình thái trong tiếng Việt vẫn chưa được làm sáng tỏ.
Bên cạnh những ý kiến trên, người viết xin trình bày những quan điểm
rất đáng chú ý của tác giả D.N. S. Bhat (2004). Theo ông, thuật ngữ ‘đại từ’
thường được dùng để nói đến nhiều tập hợp từ vựng khác nhau như đại từ
nhân xưng, đại từ chỉ xuất, đại từ nghi vấn, đại từ quan hệ, đại từ tương
liên,… Tuy nhiên, việc định nghĩa và giới hạn các nhóm từ vựng này vào một
phạm trù từ loại cũng có khá nhiều vấn đề. Theo truyền thống, các đại từ được
định nghĩa là những từ ‘thay thế cho danh từ’, nhưng hầu hết các nhà ngôn
ngữ học đều thấy định nghĩa này không được thỏa đáng. Điều này chủ yếu vì
các đại từ nhân xưng không ‘thay thế’ cho bấy kì danh từ nào theo đúng
nghĩa, trong khi các đại từ chỉ xuất hay đại từ nghi vấn có thể thay thế cho
tính từ, trạng từ, thậm chí là các động từ. Mặt khác, việc cố gắng đưa ra
những định nghĩa đại từ để thay thế cho định nghĩa truyền thống thì cũng
không phù hợp. Vì thế, các nhà ngữ pháp học bắt buộc phải duy trì định nghĩa
truyền thống như một định nghĩa duy nhất có tính khả thi.
Việc thiết lập một định nghĩa thỏa đáng về đại từ gặp phải thất bại là do
các từ vốn thuộc phạm trù đại từ không có tính đồng nhất để có thể hình thành
nên một phạm trù duy nhất. Quan trọng nhất là các đại từ nhân xưng lại có
khá nhiều khác biệt so với các đại từ khác. Có nhiều đặc tính phân biệt xuất
hiện giữa chúng vốn bắt nguồn chủ yếu từ sự việc hai tập hợp đại từ này hoàn
toàn có những chức năng khác nhau khi hoạt động trong ngôn ngữ. Vì sự khác
biệt này, chúng ta khó có thể tìm thấy bất kì đặc trưng nào bao trùm ở cả hai
tập hợp đại từ. Do đó, cũng khá khó khăn khi tìm ra một định nghĩa có hệ
thống mà có thể được ứng dụng cho cả hai tập hợp đại từ đó. Ngoài ra, các
nhà ngữ pháp cũng gặp khó khăn khi phải quyết định những đơn vị từ vựng
nào thì thuộc hay không thuộc về từng loại đại từ nào. Ngay cả khi phân chia
đại từ thành những nhóm nhỏ như đại từ nhân xưng, đại từ chỉ xuất, và đại từ
nghi vấn, các nhà ngữ pháp cũng gặp vấn đề.
Những câu hỏi như các mục (i-iii) thì thông thường bị bỏ trống hoặc trả
lời chỉ mang tính võ đoán.
(i) Các đại từ ngôi thứ ba có “tính nhân xưng” hay “tính chỉ xuất?
(ii) Chúng ta có thể xem những tính từ và trạng từ có tính đại từ là những đại
từ được không?
(iii) Chúng ta có thể cho các từ như such, other, và one là đại từ không?
Chính vì vậy, tác giả D.N. S. Bhat cho rằng chúng ta không thể trình bày
rõ ràng chính xác một định nghĩa mà có thể quán xuyến hết tất cả các đại từ.
Thuật ngữ truyền thống “pronoun” (đại từ - người viết chú thích) không thể
được xem như điển hình cho phạm trù từ vựng này.
Theo D.N. S. Bhat, có một sự khu biệt quan trọng về mặt chức năng giữa
các đại từ nhân xưng (personal pronoun) và đại hình thái (proform). Cái trước
thường dùng để chỉ ra các vai giao tiếp và biểu thị sự liên quan của chúng đối
với các sự kiện hoặc trạng thái trong câu mà chúng xuất hiện, trong khi cái
sau dùng để định vị các tham thể của sự kiện hoặc chính các sự kiện với việc
quy chiếu đến ngữ cảnh nói năng hoặc chỉ ra phạm vi câu hỏi, phạm vi phủ
định,… Sự khu biệt về mặt chức năng của hai loại từ này bắt nguồn từ nhiều
nét khác biệt trong những đặc trưng đi kèm chúng. Và điều này là lý do tại
sao chúng ta khá khó khăn khi thiết lập một định nghĩa đơn nhất có thể bao
quát hết tất cả những loại đại từ này.
D. N. S. Bhat đề xuất dùng các thuật ngữ “đại từ nhân xưng” và “đại
hình thái (proform)” để trình bày sự khu biệt này, trong đó thuật ngữ trước
bao gồm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai, còn thuật ngữ sau bao
gồm tất cả các loại đại từ khác. Đồng thời, vị trí của đại từ nhân xưng ngôi
thứ ba cũng cần phải được xem xét một cách tách biệt khi chúng xuất hiện
cùng với hệ thống đại từ nhân xưng trong một số ngôn ngữ và với các đại từ
chỉ xuất khác.
Qua một số ý kiến trên, người viết nhận thấy tên gọi và định nghĩa về đại
từ chưa có sự thống nhất rõ ràng giữa các nhà ngôn ngữ học. Tên gọi đại từ
với ý nghĩa “đại danh từ” theo truyền thống không phải chỉ có thể thay thế
cho danh từ mà còn thay thế cho động từ, tính từ, lượng từ, câu, đoạn văn,
v.v. Xem xét các ví dụ sau:
(1.1) a. Tri thức là gì? Tri thức là hiểu biết. (Hồ Chí Minh)
b. Hắn ngồi trên. Đấy đắt tiền hơn.
c. Tỉnh anh có 70 vạn dân. Tỉnh tôi cũng có bấy nhiêu dân.
d. Keng phải mang một bộ cánh. Việc này không thể cho bố biết được.
(Nguyễn Kiên)
e. Đáng lẽ vấn đề phải được trình bày rõ ràng, gãy gọn, thì anh đã nói
một cách úp mở, lờ mờ và chẳng có qua cái gì gọi là bằng cớ.
Chính anh, anh cũng tự cảm thấy thế. Và khi đã biết thế, anh càng
hoang mang. (Vũ Thị Thường)
Qua những ví dụ trên, ta thấy tên gọi đại từ với ý chỉ những từ thay thế
cho danh từ thực sự chưa thể hiện được đầy đủ đặc trưng từ loại cũng như
chức năng của lớp từ này.
Hơn thế nữa, trong tiếng Việt hiện nay, các đặc trưng ngữ pháp để nhận
biết được thế nào là đại từ thì còn rất mù mờ, trong khi tiếng Anh thì rất rõ.
Chẳng hạn như những đại từ như he, she, it,… không chắp thêm được tiền tố/
hậu tố, không làm trung tâm một danh ngữ có phụ trước, phụ sau (điểm này
thì rất khác với danh từ). Ví dụ: table → tables/ the tables/ my tables. Nhưng
he, she, it,.. thì không như vậy.
Liên quan đến vấn đề đại từ, chúng ta cần phải thấy rằng thuật ngữ đại
hình thái (pro-form) không phải nói đến một từ loại, mà là một thuật ngữ
nghiêng về mặt chức năng ngữ nghĩa nhiều hơn. Đại hình thái chủ yếu dùng
cho những từ hoặc những cách biểu đạt có chức năng thay thế cho những cách
biểu đạt khác có cùng nội dung như một từ, cụm từ, tiểu cú hoặc câu mà ý
nghĩa có thể phục hồi nhờ vào ngữ cảnh. Chúng được dùng để tránh những
cách diễn đạt trùng lặp hoặc dùng trong phương thức định lượng (giới hạn
những biến tố của một tiểu cú). Đại hình thái (pro-form) được phân thành
nhiều phạm trù tùy thuộc vào bộ phận nào trong lời nói mà chúng thay thế:
• Đại danh từ (pronoun) là một đại hình thái có chức năng như một danh từ
thay thế cho một danh từ hoặc một cụm từ, có hoặc không có định ngữ kèm
theo: it, this. Một ngôn ngữ có thể có nhiều lớp đại danh từ với các đặc tính
như: ngôi, số, sự bao gộp (gộp, trừ), giống, mối quan hệ về ngữ pháp, vai
ngữ nghĩa, cách dùng, vị trí trong không gian và thời gian. Trong tiếng
Anh, đại danh từ gồm các tiểu loại: đại từ nhân xưng (I, they), đại từ phản
thân (herself), đại từ chỉ xuất (this), đại từ nghi vấn (như who, which trong
câu hỏi), đại từ quan hệ (who, which trong tiểu cú quan hệ).
• Đại tính từ (pro-adjective) thay thế cho một tính từ hoặc một cụm từ vốn
có chức năng như tính từ, như so as trong “It is less so than we had
expected.”
(1.2) Her dress is green. Mine is too.
Từ too là một đại-tính từ, thay thế cho tính từ green. Chúng ta cũng có thể
dùng so để viết câu này thay vì dùng too:
(1.3) Her dress is green. So is mine.
So là một đại tính từ với nghĩa green.
• Đại trạng từ (pro-adverb) thay thế cho một trạng từ hoặc một cụm từ vốn
có chức năng như trạng từ, như how hoặc this way.
(1.4) He exercised regularly. I did too.
Từ too thay thế cho từ regularly, cho nên nó là một đại-trạng từ. (did thay thế
cho exercised, và là một đại-động từ)
(1.5) Jo did the work well. Bill did it similarly.
Từ similarly thay thế cho well, và là một đại-trạng từ.
• Đại động từ (pro-verb) thay thế cho một động từ hoặc một cụm động từ.
Đại-động từ phổ biến nhất là do.
(1.6) They speak too groups. I do too.
Do thay thế cho speak.
(1.7) Jack could lift heavy weights. So could Mary.
Chúng ta có thể xem could trong câu thứ hai có nghĩa là could lift. Trong
câu thứ hai could là đại-động từ. Tuy nhiên, với nghĩa could lift, could là một
từ thường; nó không thay thế cho từ nào khác. Một từ đóng vai trò như một
đại hình thái thì đôi khi được lặp lại hình thái thông thường của nó. Từ so
cũng là một đại hình thái thay thế cho heavy weights. Chúng ta có thể dùng
too khi viết câu, thay vì dùng so, như:
(1.8) Jack could lift heavy weights. Mary could too.
Could là một đại-động từ với nghĩa could lift. Từ too cũng là một đại
hình thái với nghĩa lift heavy weights (too), nơi mà từ too được lặp lại là một
trạng từ chỉ phương thức.
(1.9) He is flying to America. I may too.
Trong câu này, từ may là một đại-động từ.
• Đại cú ngữ (pro-sentence) thay thế cho một câu trọn vẹn hoặc câu phụ:
Yes hoặc (một số người cho rằng) that như trong “That is true”.
(1.10) You should not walk on the grass. Fido did not heed this.
Từ this thay thế cho “the rule about not walking on the grass”.
Ngoài ra, chúng có thể ám chỉ đến đoạn văn, v.v.
(1.11) She had been let out of jail. She was violent and would attack without a
thought. She carried a pistol and a knife, and would not hesitate to use
them. She was a psychopath.
I did not know this when I told her to leave for disobeying the rules.
Từ “this” thay thế cho đoạn văn trước đó.
Tác giả Nguyễn Kim Thản có thể chưa biết đến quan niệm proform của
các nhà nghiên cứu ngữ pháp châu Âu, nhưng ông đã có sử dụng tên gọi đại
từ tách thành đại danh từ, đại động từ, đại tính từ, v.v. Tuy nhiên, ông vẫn
chưa tìm ra những đặc điểm ngữ pháp chung cho tất cả các nhóm từ này.
1.1.2 Phân loại
Để phân loại đại từ tiếng Việt thành các tiểu loại, các nhà Việt ngữ học
đã dựa trên những quan điểm khác nhau, chúng tôi tạm phân thành ba nhóm
quan điểm: (i) theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống, (ii) theo quan điểm
của ngữ pháp văn bản, (iii) theo quan điểm của ngữ pháp chức năng.
1.1.2.1 Theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống
Theo truyền thống, một số các nhà ngữ pháp tiếng Việt dựa vào chức
năng của đại từ (để xưng hô, hỏi, chỉ định thời gian, không gian, v.v.) mà
phân chia đại từ ra các nhóm nhỏ. Chẳng hạn như nhóm tác giả Trần Trọng
Kim − Bùi Kỷ − Phạm Duy Khiêm (1940: 52 − 78) chia đại-danh-từ thành
hai loại: nhân-vật đại-danh-từ và chỉ-định đại-danh-từ. Trong đó, những tiếng
nhân-vật đại-danh-từ phần nhiều là do những tiếng danh-từ (tương ứng với
cách gọi hiện nay của chúng ta là những danh từ chỉ quan hệ thân tộc được
dùng trong xưng hô – chú thích của người viết) mà thành ra. Còn chỉ-định
đại-danh-từ được phân thành ba tiểu loại như sau:
1. Chỉ-thị đại-danh-từ (này, kia, kìa, nọ, ấy, cái này, cái ấy, cái đó, …)
2. Nghi-vấn đại-danh-từ (ai, gì, chi,…; những tiếng ghép với nào, gì,
như: người nào, con nào, con gì, cái nào, cái gì, …)
3. Phiếm-chỉ đại-danh-từ (ai, ai ai, nấy, ai nấy, người, người ta, người
ta ai, kẻ … kẻ, kẻ … người, cả, cả thảy, tất, tất cả, hết, hết cả, hết
thảy)
Căn cứ vào ý nghĩa của đại từ và sự tương quan giữa đại từ với các danh
từ mà nó thay thế, tác giả Bùi Đức Tịnh trong cuốn Văn phạm Việt Nam
(1952: 155) đưa ra bốn tiểu loại đại từ: xưng-hiệu-đại-từ, thuộc-đại-từ, vấnđại-từ và phiếm-chỉ-đại-từ.
Xưng-hiệu-đại-từ và thuộc-đại-từ thay-thế cho những danh-từ chỉ-định,
hoặc những danh-từ không nói ra nhưng có một ý-nghĩa được chỉ-định rõràng.
Vấn-đại-từ và phiếm-chỉ-đại-từ thay-thế cho danh-từ để chỉ người và vật
một cách khái-quát. Nó không thay-thế cho những danh-từ nhất định.
Kết hợp hai mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, Nguyễn Kim Thản (1997: 272
– 306, in lần thứ nhất: 1963) chia đại từ thành: đại thể từ (gồm đại từ nhân
xưng, đại từ qua lại, đại từ - số từ, đại từ chỉ định), đại vị từ, đại từ nghi vấn.
Ưu điểm của tác giả này là sự quan tâm đến đặc điểm ngữ pháp của từng tiểu
loại, và có thể gọi được tên cho hai đại từ “thế/ vậy” là đại vị từ.
Trong công trình Ngữ pháp tiếng Việt (1983: 71), dựa vào đối tượng mà
đại từ “trỏ” đến, các tác giả Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam phân đại từ
thành những tiểu loại chính sau đây: Đại từ sự vật (bao gồm đại từ xưng hô,
đại từ không gian và thời gian, đại từ số lượng) dùng để trỏ sự vật; Đại từ
hoạt động, tính chất dùng để trỏ hoạt động, tính chất; Đại từ nghi vấn dùng để
trỏ trong câu hỏi.
Dựa vào đặc điểm những đơn vị mà đại từ thay thế, Nguyễn Thiện Giáp
(1998: 248 − 249), in lần thứ nhất: 1994) phân loại đại từ tiếng Việt thành bốn
tiểu loại:
- Những đại từ thay thế cho danh từ (có thể gọi là đại danh từ), cụ thể là: đại
từ xưng hô (tôi, tao, ta, mày, nó,…), đại từ phiếm định (ai, gì, tất cả, tất
thảy,…), đại từ nghi vấn (ai, gì).
- Những đại từ thay thế cho động từ và tính từ (đại thuật từ), cụ thể là: thế,
vậy; nào, sao
- Những đại từ thay thế cho số từ (đại số từ), cụ thể là: bấy nhiêu, bao nhiêu.
- Những đại từ thay thế cho nhiều từ loại khác nhau và thay thế cho cả một
câu, một chuỗi câu (đại từ chỉ định), cụ thể là: đâu, đấy, đó, ấy, này…
Trong cuốn “Giáo trình ngôn ngữ học” (2008: 261), Nguyễn Thiện Giáp
có nói thêm: “Đối với tiếng Việt, một số người chia đại từ thành hai loại lớn
là đại từ xác định và đại từ chưa xác định. […] Chính do đặc điểm chưa xác
định mà người ta thường dùng đại từ chưa xác định để hỏi và gọi nó là đại từ
nghi vấn.”
Tác giả Dư Ngọc Ngân (2005: 38) quan niệm đại từ là lớp từ dùng để
thay thế hoặc chỉ trỏ (chỉ định) và phân loại đại từ thành:
(1) Đại từ xưng hô: thay thế cho các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp.
(2) Đại từ chỉ định sự vật (này, kia, đó, ấy, nọ, đấy, nay, nãy,…), không gian
(đây, này, đó, kia, nọ, ấy, đâu đây, đâu đấy, đâu đó,…), thời gian (nay, rày,
giờ, bây giờ, nãy, bấy giờ, bấy,…)
(3) Đại từ thay thế là những đại từ có chức năng thay thế cho sự kiện hoặc
hoạt động, trạng thái, đặc trưng của sự vật bao gồm hai từ: THẾ, VẬY.
(4) Đại từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ như ai, gì, nào, thế nào, sao, đâu, bao
nhiêu, mấy, bao giờ, bao lâu… đảm nhiệm một trong hai chức năng: hỏi
hay phiếm chỉ.
(5) Đại từ tổng thể: chỉ ý nghĩa toàn thể, toàn khối cho một khối lượng sự
vật, bao gồm những từ như: cả, tất cả, tất thảy, hết thảy, toàn bộ, tất,…
Chúng tôi nhận thấy rằng các nhà Việt ngữ học đã không hoàn toàn
thống nhất với nhau về số lượng cũng như tên gọi của các tiểu loại đại từ. Có
trường hợp cùng một tiểu loại nhưng có nhiều tên gọi khác nhau; trong
trường hợp khác, các tác giả gọi cùng một tên nhưng ranh giới phân chia tiểu
loại đó không hoàn toàn trùng nhau. Dựa trên những cách phân định của các
tác giả theo quan niệm truyền thống đã nêu ở trên, để có được cái nhìn khái
quát, chúng tôi cũng cố gắng tổng hợp các tiểu loại đại từ tiếng Việt thành
danh sách sau:
(1) Đại từ xưng hô (xưng hiệu đại từ, đại từ chỉ ngôi, nhân vật đại danh từ,
nhân xưng từ, đại từ nhân xưng, v.v) TÔI, TAO, TA, TỚ, MÌNH, MÀY,
MI, NÓ, HẮN, Y, CHÚNG TÔI, CHÚNG TAO, CHÚNG TỚ, CHÚNG
TA, CHÚNG MÌNH, CHÚNG MÀY, CHÚNG BAY, BAY, CHÚNG
NÓ, CHÚNG, HỌ, cụ, ông, bà, cha, mẹ, bác, chú, cậu, dì, anh, chị, em,
con, cháu, … bao gồm các đại từ xưng hô đích thực (chữ hoa) và các đại
từ xưng hô lâm thời (chữ thường). Theo Nguyễn Kim Thản (1997: 276),
cần có sự phân biệt giữa đại từ (gồm cả những danh từ đã chuyển hóa
thành đại từ như tôi, tớ, họ, v.v.) với những danh từ dùng để xưng hô vì
đại từ không có định ngữ trong khi danh từ dùng để xưng hô giữ được đặc
điểm riêng nên có định ngữ và có thể chỉ từ hai đến ba ngôi. Nguyễn Tài
Cẩn (1975), Nguyễn Thiện Giáp (1998) cũng có sự phân biệt rõ giữa đại
từ và các danh từ được sử dụng như đại từ. Do các đại từ xưng hô thực thụ
chiếm số lượng ít và không có nét nghĩa lễ độ nên việc sử dụng các danh
từ thân tộc như đại từ là rất phổ biến. Vì thế, các danh từ này trở thành
một bộ phận không thể tách rời của tiểu loại đại từ xưng hô tiếng Việt và
là điểm đặc sắc của đại từ tiếng Việt. Trong phạm vi luận văn, chúng tôi
có sự phân biệt giữa nhóm đại từ xưng hô đích thực và nhóm đại từ xưng
hô lâm thời nhưng do thực tế sử dụng, các đại từ xưng hô lâm thời xuất
hiện rất thường xuyên. Vì thế chúng tôi cũng quan tâm đến đại từ xưng hô
lâm thời như đối tượng nghiên cứu.
(2) Đại từ chỉ định (chỉ định đại danh từ; đại từ không gian, thời gian) bao
gồm các từ: đây, đấy, đó, nãy, này, nọ, ấy, bây giờ, rày, nay, bấy, bấy giờ,
kia, kìa, …
(3) Đại từ nghi vấn (nghi vấn đại danh từ, đại từ để hỏi, vấn đại từ) bao gồm
các từ: ai, gì, nào, chi, bao giờ, đâu, bao nhiêu, tại sao, sao, thế nào, mấy,
bao lâu, v.v.
(4) Đại từ phiếm chỉ (đại từ phiếm định, phiếm chỉ đại danh từ) bao gồm: ai,
ai ai, ai nấy, người, người ta, kẻ (thì) … , gì, sao, nào, bao nhiêu … bấy
nhiêu, mấy, bao lăm
(5) Đại từ chỉ lượng (đại từ chỉ khối lượng, tổng thể; đại từ chỉ tổng thể; đại
từ số lượng, đại từ - số từ, đại số từ) bao gồm các từ: cả, cả thảy, tất cả,
hết cả, hết thảy, tất, tất thảy, v.v.
(6) Đại vị từ (đại từ chỉ hoạt động, tính chất; các đại từ “thế, vậy”; đại từ (nội
chiếu); đại từ thay thế, đại thuật từ) gồm các từ: thế, vậy
(7) Tương hỗ đại danh từ (đại từ qua lại) bao gồm các từ: nhau, lẫn nhau
Ngoài ra, còn có tiểu loại thuộc đại từ hoặc còn gọi là đại từ liên thuộc
(Bùi Đức Tịnh, 1952: 147) nhưng không được các tác giả khác nhắc đến như
một tiểu loại riêng biệt mà được xóm vào từ loại quan hệ từ. Điều này rất hợp
lý vì tiểu loại thuộc đại từ theo quan niệm của tác giả Bùi Đức Tịnh chính là
từ mà (tương đương với các đại từ quan hệ who, whom, which, … trong tiếng
Anh khi dịch sang tiếng Việt – người viết lấy ví dụ), ví dụ: Người mà các anh
coi khinh chính là người đã làm cho các anh có địa vị như ngày nay.
Bên cạnh đó, vấn đề đại từ nghi vấn và đại từ phiếm chỉ là một tiểu loại
thống nhất hay là hai tiểu loại tách biệt thì vẫn chưa có sự thống nhất trong
giới Việt ngữ học. Nhiều tác giả xem đó là hai tiểu loại đại từ riêng biệt (đại
từ nghi vấn, đại từ phiếm chỉ/phiếm định). Nhưng cũng có một số tác giả lại
xếp chúng vào chung một nhóm (đại từ nghi vấn; đại từ nghi vấn và đại từ
phiếm chỉ; đại từ nghi vấn hoặc phiếm chỉ) vì thực sự chúng có quan hệ với
nhau khá gần gũi về cấu tạo nhưng khác nhau về cách dùng. Thiết nghĩ đây
cũng là một câu hỏi rất cần được trả lời.
Một vấn đề khác được đặt ra là khi phân loại các tiểu loại đại từ thì tiêu
chí về ngữ nghĩa được các nhà Việt ngữ học sử dụng khá nhiều. Nhưng theo
chúng tôi, đại từ là một vấn đề viền ngữ nghĩa, và sẽ là chưa đủ để nhận diện
và phân loại đại từ nếu chỉ dựa vào tiêu chí về ngữ nghĩa. Thiết nghĩ, vì từ
loại là vấn đề ngữ pháp, nên chúng ta cần dựa vào các “ứng xử ngữ pháp”
(behavior grammar) của đại từ để có được những tiêu chí nhận diện và phân
loại đầy đủ hơn, hợp lý hơn.
1.1.2.2 Theo quan điểm của ngữ pháp văn bản
Từ góc độ tổ chức văn bản, Trần Ngọc Thêm đề cập đến đại từ như một
phương tiện từ vựng thực hiện phương thức liên kết mang tên phép thế đại từ.
Đây là “một phương thức liên kết thể hiện ở việc sử dụng trong kết ngôn
đại từ (hoặc từ đại từ hóa) để thay thế cho một ngữ đoạn nào đó ở chủ
ngôn. Các đại từ (hoặc đại từ hóa) ở đây gọi là thế tố”.
Theo Trần Ngọc Thêm (2009: 142 - 144): “Đại từ là một trong số những
từ loại có chức năng liên kết văn bản rõ rệt nhất. Ngôn ngữ học tiền văn bản
mới chỉ nêu ra chức năng “trỏ” của nó. “Trỏ” vào sự vật, dấu hiệu của tình
huống nói năng chỉ là một khía cạnh của sự thay thế, của chức năng liên kết –
đó là liên kết khiếm diện 1. So với liên kết khiếm diện, vai trò của đại từ trong
liên kết hiện diện2, trong việc tổ chức văn bản quan trọng hơn nhiều.”
Tác giả này cho rằng “Các cách phân loại đại từ thành đại từ xưng hô,
đại từ chỉ định, đại từ nghi vấn, v.v., hoặc thành đại từ sự vật, đại từ hoạt động
– tính chất và đại từ nghi vấn (Ngữ pháp tiếng Việt, 1983: 87-88) về cơ bản
đều đúng, nhưng chưa toàn diện, và do vậy, còn chứa đựng mâu thuẫn. Chẳng
hạn, những đại từ nghi vấn ai, gì thì đồng thời cũng thay thế cho sự vật; hoặc
đại từ nghi vấn nào cũng đồng thời thay thế cho tính chất.”
Để tiện cho việc xem xét chức năng liên kết của các đại từ, Trần Ngọc
Thêm phân loại đại từ theo hai hướng: Theo hướng đối tượng thay thế, các đại
từ được chia làm 7 tiểu loại: chỉ người (ký hiệu N), chỉ sự vật (V), chỉ số
lượng (L), chỉ thời gian (T), chỉ không gian (K), chỉ dấu hiệu (D), chỉ cách
thức (C). Theo hướng quan hệ với tọa độ gốc, các đại từ được chia làm 4 tiểu
Liên kết khiếm diện là kiểu liên kết chỉ có một yếu tố tham gia liên kết là có mặt trong văn bản, còn yếu tố
thứ hai thì vắng mặt.
2
Liên kết hiện diện là kiểu liên kết mà hai yếu tố tham gia liên kết đều có mặt trong văn bản.
1
loại: chỉ điểm gốc (1), chỉ điểm gần (2), chỉ điểm xa (3), có tính nghi vấn –
phiếm chỉ (4). Phối hợp hai hướng phân loại này, ông đưa ra một bảng phân
loại rất chi tiết về các tiểu loại đại từ tiếng Việt.
1
2
3
4
Nghi vấn
Điểm gốc
Điểm gần
Điểm xa
–
phiếm
chỉ
TÔI, TAO,
tớ
N Người
MÀY, cậu, anh,
y,
ông,
đồng
HẮN,
Y, thị,
chí…
HỌ
NÓ,
AI
CHÚNG,
TẤT CẢ
TA
MÌNH, NHAU
GÌ
V Sự vật
L
T
K
D
C
Số
BÂY
lượng
NHIÊU
Thời
BÂY GIỜ, BẤY GIỜ
BAO
gian
NAY
GIỜ
Không
gian
Dấu
hiệu
Cách
thức
BAO
BẤY NHIÊU
NHIÊU
NÃY, MAI
ĐẤY,
ĐÂY
trên,
sau…
NÀY
NỌ, ẤY
THẾ, VẬY
ĐÓ
KIA
NÀO
SAO
(Chú thích: chữ in hoa là các đại từ thực thụ còn một số từ đại từ hóa được
kí hiệu bằng chữ in thường.)
Theo Trần Ngọc Thêm, tùy theo thực tế sử dụng mà có những đặc điểm
chuyên biệt cho từng nhóm, nhưng cũng có những đại từ dùng chung cho hai,
ba nhóm (tiểu loại N, D); còn ở những tiểu loại ít quan trọng hơn hoặc ít dùng
hơn thì các đại từ được dùng chung (các tiểu loại L, C), thậm chí có nhóm còn
vắng mặt (tiểu loại V). Những ô trống (tiểu loại V) có thể được lấp đầy bằng
sự kết hợp giữa một danh từ khái quát với một đại từ (danh từ “cái” + tiểu loại
D1), thí dụ: cái này (V1), cái nọ (V2), hoặc bằng sự kết hợp của các đại từ với
nhau, thí dụ: thế này (C1), thế nọ (C2).
(1) Đại từ chỉ người (N)
Đại từ chỉ người N1, N2, N3 tương ứng với nhóm đại từ nhân xưng (tôi,
ta, tao, mày, mi,… ) và đại từ phản thân (mình, tự mình,… ) theo cách phân
chia truyền thống. Riêng nhóm N4 là một phần của nhóm đại từ nghi vấn –
phiếm chỉ dùng để chỉ người (ai).
Các tiểu nhóm N1, N2 và N3 được dùng để chỉ người 1 và được phân biệt
bằng quan hệ của chúng với tọa độ gốc và đều bao gồm hai bộ phận là đại từ
thực thụ (đại từ chính danh) và từ đại từ hóa (đại từ lâm thời). Đại từ thực thụ
bao gồm một số ít từ gốc và một số từ vốn là danh từ song nguồn gốc từ
nguyên của nó đã bị lãng quên (như tôi ← tôi tớ), những yếu tố như giờ trong
bây giờ đều được xếp vào loại đại từ thực thụ. Các đại từ hóa có nguồn gốc là
danh từ thân tộc (ông, bà), danh từ chỉ quan hệ xã hội (bạn, đồng chí), tính từ
danh hóa (lão), từ chỉ vị trí (đây, đấy). Xét về mặt nghĩa, ngoại trừ đại từ
“tôi”, các đại từ thực thụ không có sắc thái nghĩa trung hòa. Ngược lại, các từ
đại từ hóa có sắc thái nghĩa biểu cảm, thể hiện thái độ trọng-khinh, thứ bậc,
tuổi tác,… Các danh từ thân tộc được dùng theo hai hệ thống khác nhau: dùng
trong gia đình và trong giao tiếp xã hội.
1
Trong một số trường hợp (nó, chúng) được dùng để chỉ động vật và bất động vật.
(2) Đại từ chỉ sự vật (V)
Những đại từ trong nhóm này là sự kết hợp của một danh từ khái quát và
một đại từ dấu hiệu, thí dụ như “cái này, cái nọ,…”. Trong nhóm đại từ chỉ sự
vật, còn có tiểu nhóm đại từ nghi vấn-phiếm chỉ dùng để chỉ sự vật “gì, chi,
nào,…”
(3) Đại từ chỉ số lượng (L)
Ở tọa độ điểm gốc L1 có đại từ “bây nhiêu”. Ở điểm gần L2 và điểm xa
L3 có đại từ “bấy nhiêu, cả, tất cả, tất thảy, hết thảy”. Tiểu nhóm L4 nghi
vấn-phiếm chỉ có đại từ “bao nhiêu, mấy”.
(4) Đại từ chỉ thời gian (T)
Các đại từ chỉ thời gian ở tọa độ điểm gốc T1 bao gồm: “giờ, bây giờ, nay”, ở
điểm gần T2 gồm: “nãy, mai”. Ở điểm gần T2 và điểm xa T3 bao gồm: “bấy
giờ”. Tiểu nhóm T4 nghi vấn-phiếm chỉ có đại từ “bao giờ”.
(5) Đại từ chỉ không gian (K)
Ở tọa độ điểm gốc K1 có đại từ “đây”, ở điểm gần K2 có đại từ “đấy, trên,
sau,…”, ở điểm xa K3 có đại từ “kia”. Tiểu nhóm đại từ chỉ không gian nghi
vấn-phiếm chỉ có đại từ “đâu,…”
(6) Đại từ dấu hiệu (D)
Ở tọa độ điểm gốc D1 có đại từ “này”, ở điểm gần D2 có đại từ “nọ, ấy, đó 1”,
ở điểm xa D3 có đại từ “kia 2”. Tiểu nhóm đại từ dấu hiệu nghi vấn-phiếm chỉ
có đại từ “nào”.
(7) Đại từ cách thức (C)
Đại từ “thế, vậy” được dùng chung cho cả ba nhóm thuộc tọa độ điểm gốc C1,
điểm gần C2 và điểm xa C3. Tiểu nhóm đại từ cách thức nghi vấn-phiếm chỉ
có đại từ “sao”.
1
2
Đại từ đó được dùng chung cho hai tiểu nhóm K2 và D2.
Đại từ kia được dùng chung cho hai tiểu nhóm K3 và D3.
1.1.2.3 Theo quan điểm của ngữ pháp chức năng
Từ góc độ của ngữ pháp chức năng, Cao Xuân Hạo (1991: 195) đã nhắc
đến đại từ ở cương vị là một trong các yếu tố hồi chỉ và khứ chỉ. Ông phân
loại các đại từ hồi chỉ thành các nhóm sau:
(1) Những đại từ hồi chỉ chính danh gồm có: nó, hắn, chúng, chúng nó, họ,
thế, vậy, đây, đó, đấy, ấy (ba từ cuối cũng dùng như những định từ - chú
thích của Cao Xuân Hạo)
(2) Những đại từ hồi chỉ có gốc danh từ + định từ ấy (trong đó định từ mất
trọng âm và nhược hóa rất nhiều, thường phát âm là [i5]) gồm có: anh í,
chị í, bà í, ông í, thằng í, con í, dì í, cô í, cậu í, chú í, bác í, bên í, đằng í,
cái í, ngữ í (mô hình trọng âm: [10]), từ í nói rất yếu, đến mức chị í gần
đồng âm với chỉ) (Nam Bộ: ảnh, chỉ, bả, ổng, thẳng, cổ, bển, đẳng).
Vì đi theo hướng tiếp cập xem xét đại từ như những phương tiện ngôn
ngữ học có tác dụng liên kết câu với văn bản (ngôn bản) nên nhìn chung, tác
giả Cao Xuân Hạo đã không bàn một cách chi tiết cách phân định các tiểu loại
đại từ theo như truyền thống. Đại từ có chức năng hồi chỉ hoặc khứ chỉ là tùy
theo văn cảnh (ngôn cảnh).
1.1.2.4. Tiếp thu những phân tích về tên gọi và các quan điểm phân loại đại từ
nêu trên, người viết xin đưa ra bảng phân loại đại từ làm cơ sở cho những
phần nghiên cứu ở các chương kế tiếp như sau:
Đại danh từ xưng hô
Đại danh từ Đại danh từ phản thân
Đại danh từ tương hỗ
Đại từ
Đại từ chỉ định
Đại số từ
Đại vị từ
Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ
Như vậy, “đại từ” với ý chỉ thay thế cho danh từ, động từ, tính từ, trạng
từ, v.v. gồm có các tiểu loại sau:
Đại danh từ là những đại từ thay thế cho danh từ, cụ thể là: đại danh từ xưng
hô, như: tôi, tao, tớ, mình, mày, nó, hắn, ý, chúng tôi, chúng ta, họ, cụ, ông,
bà, cha, mẹ, bác, chú, cậu, dì, anh, chị, em, con, cháu, v.v. ; đại danh từ phản
thân (mình); đại danh từ tương hỗ (nhau).
Đại từ chỉ định là những đại từ có tác dụng xác định sự vật trong không gian,
thời gian nhất định, như: đây, đấy, đó, nãy, này, nọ, ấy, bây giờ, rày, nay, bấy,
bấy giờ, kia, kìa, v.v.
Đại số từ là những đại từ có khả năng thay thế cho số từ, như cả, cả thảy, tất
cả, hết cả, hết thảy, tất, tất thảy, v.v.
Đại vị từ là những đại từ thay thế cho động từ và tính từ, như: thế, vậy.
Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ là những đại từ đảm nhận một trong hai chức
năng: (i) dùng để hỏi về sự vật và số lượng (liên quan đến đại danh từ và đại
số từ), hỏi về tình hình, tính chất của sự vật (liên quan đến đại vị từ), (ii) dùng
để phiếm chỉ (thay thế cho người hay vật không xác định), như: ai, sao, nào,
bao nhiêu … bấy nhiêu, mấy, chi, bao giờ, đâu, bao nhiêu, tại sao, thế nào,
mấy, bao lâu, v.v.
1.1.3 Tiêu chí nhận diện đại từ - Tiêu chí về trọng âm
Bên cạnh việc phân loại các tiểu loại đại từ theo các quan điểm nêu trên,
người viết xin nêu thêm ra đây một tiêu chí nhận diện đại từ, khi phân biệt
danh từ với đại từ, đó là tiêu chí về trọng âm mà tác giả Cao Xuân Hạo
(2007: 147) đã từng đề cập đến trong bài viết “Trọng âm và các quan hệ ngữ
pháp trong tiếng Việt”.
Theo Cao Xuân Hạo, trong câu nói tiếng Việt có sự tương phản giữa các
tiếng (các âm tiết) kế tiếp nhau, về độ dài, độ mạnh và tính trọn vẹn của
đường nét thanh điệu. Sự tương phản này không có tác dụng trực tiếp phân
biệt các tiếng (hay các “từ”) về nghĩa, mà có tác dụng đánh dấu chỗ phân giới
các ngữ đoạn và góp phần xác định quan hệ kết hợp giữa các tiếng. Sự tương
phản đó là sự đối lập về trọng âm. Một điểm lưu ý là trong khi nói ở nhịp độ
chậm, và nhất là trong khi đọc theo văn bản, những tiếng khinh âm (không có
trọng âm) có thể được phát âm mạnh và dài gần bằng những tiếng trọng âm,
nhưng ngược lại, dù nói nhanh đến đâu thì một tiếng trọng âm cũng không thể
rút ngắn và giảm nhẹ ngang một tiếng khinh âm. Chẳng hạn, nhà văn [01] khi
nói chậm có thể phát âm gần như [11], nhưng nhà cửa [11] không bao giờ có
thể phát âm thành [01] được. 1
Khi xét trọng âm trong các tổ hợp gồm hai tiếng “thực từ”, cụ thể là
trọng âm trong kết cấu chủ-vị (Đề-Thuyết) gồm hai tiếng, tác giả Cao Xuân
Hạo nhận định rằng: “Một tổ hợp hai tiếng gồm có một chủ ngữ và một vị
ngữ (một chủ đề và một phần thuyết) có mô hình trọng âm [11] nếu chủ ngữ
(chủ đề) là danh từ, và có mô hình trọng âm [01] nếu chủ ngữ (chủ đề) là đại
từ nhân xưng hay hồi chỉ.” Chẳng hạn:
(1.12) a. Ngựa ăn [11]
b. Nó ăn
1
nhưng
[01]
Tác giả Cao Xuân Hạo dùng số [0] để chỉ các tiếng khinh âm, và số [1] để chỉ các tiếng có trọng âm.
Ở ví dụ (1.12a), chủ ngữ là danh từ “ngựa”, ngữ đoạn “ngựa ăn” có
trọng âm [1 1]. Trong (1.12b), chủ ngữ là đại từ xưng hô “nó”, ngữ đoạn “nó
ăn” có trọng âm [0 1]. Một ví dụ khác tương tự.
(1.13) a. Anh chắt1 Hòe1 đấy hả?
b. Anh0 kiếm1 ai0 vậy?
Ở ví dụ (1.13), “chắt Hòe” được phát âm với trọng âm [11], chứ không
phải là [010] như ở “anh kiếm ai?”
Cách phân tích trọng âm của Cao Xuân Hạo đã cung cấp một tiêu chí
hình thức để phân biệt danh từ với đại từ ở cương vị chủ đề của câu, đặc biệt
là trong những trường hợp mà tiếng được dùng làm đại từ vốn là danh từ chỉ
quan hệ thân tộc hay ngôi thứ như: bố, mẹ, con, anh, chị, em, ông, bác, chú,
thím, cô, dì, cậu, mợ, cháu, tôi, tớ, thầy, bạn, họ, v.v. hoặc là tên riêng dùng
để xưng hô giữa những người có quan hệ bạn bè, thân thiết. Trong câu:
(1.14) Đừng nghịch, mẹ đánh cho đấy.
tổ hợp mẹ đánh với mô hình trọng âm [01] là lời của người mẹ nói với con
mình (mẹ là đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất). Nếu tổ hợp mẹ đánh được phát
âm với mô hình trọng âm [11] thì câu trên đây lại là lời của một người không
phải là mẹ đứa trẻ (mẹ là danh từ). Mẹ đánh trong trường hợp thứ nhất [01]
cùng mẫu với nó đánh, tao đánh, còn trong trường hợp thứ hai [11] thì lại
cùng mẫu với chủ đánh, sét đánh, địch đánh.
Ngoài ra, danh từ riêng chỉ tên người được dùng làm đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai khi làm chủ ngữ có thể được xử lý về phương
diện trọng âm như một đại từ (mô hình trọng âm [01]) hay một danh từ (mô
hình trọng âm [11]).
(1.15) a. Lan về nhà [001] (Lan nói, hay người nào nói với Lan)
hoặc [101]: (“(Con) Lan về nhà”, người nào nói về Lan)
b. Bé ăn rồi [011] (nếu Bé nói, hay ai nói với Bé)
hay [111] (nếu ai nói về Bé)
Qua những quy tắc đặt trọng âm đã trình bày ở trên, ý kiến cho rằng các
danh từ chỉ quan hệ thân thuộc có thể dùng làm đại từ nhân xưng ở ngôi thứ
nhất, ngôi thứ hai và cả ở ngôi thứ ba (tức như một đại từ hồi chỉ) là một ý
kiến không đúng. Vì tác giả Cao Xuân Hạo quan niệm rằng “khi các danh từ
ấy được dùng để hồi chỉ (chứ không phải để xưng hô, tức không phải như đại
từ nhân xưng), thì đó là những danh từ chính danh, và mang trọng âm như
những danh từ, dù có được dùng một mình thành một danh ngữ (như một thứ
tên riêng) hay được dùng với một định ngữ chỉ xuất (ông í, bà í, anh í, chị í
[chĩ], em í, - nhưng không phải *bố í, *mẹ í, *con í).”
Một trường hợp khác, cách phân bố trọng âm trong kết cấu “vị từ + bổ
ngữ” theo mô hình [01] nếu bổ ngữ biểu thị một đối tượng phiếm định hay bất
định (không có sở chỉ) và theo mô hình [11] nếu bổ ngữ biểu thị một đối
tượng (có sở chỉ) xác định”.
Theo đó, những danh từ khi dùng một mình làm bổ ngữ thì luôn đòi hỏi
mô hình trọng âm [11]. Đó là những danh từ mà ý nghĩa bản thân bao hàm
tính xác định, cụ thể là danh từ chỉ quan hệ thân thuộc, ngôi thứ, bổn phận
hay tình cảm và những danh từ chỉ bộ phân cơ thể. Khi đứng một mình làm
bổ ngữ, danh từ này bao giờ cũng bao hàm thêm ý nghĩa “của mình”. Chẳng
hạn: nuôi con, sợ bố, gọi mẹ, nghe thầy, đánh bạn, ôm đầu, giụi mắt, giơ tay,
kiễng chân. Tuy nhiên, một số vị từ “tạo tác” có thể làm cho loại bổ ngữ nói
trên mất tính chất xác định và do đó có thể yêu cầu mô hình trọng âm [01]:
có, làm, sinh, đẻ, lấy, cưới, tìm. Chẳng hạn, các kết cấu làm mẹ, làm bố, làm
con, làm chồng, làm bạn có mô hình trọng âm [01], vì ý nghĩa của nó không
phải là “làm mẹ của mình” như ý nghĩa của thương mẹ là “thương mẹ của
mình” mà là “làm bổn phận của một người mẹ” (bất định). Hay nói một cách
khác, những từ mẹ, bố, con, chồng, bạn là danh từ.
Một thí dụ khác, sinh con và đẻ con có mô hình trọng âm [01] nếu con là
danh từ: “sinh, đẻ một (những) đứa con” – bất định. Nó có mô hình trọng âm
[11] nếu con là đại từ nhân xưng, như trong câu: Con ạ, mẹ sinh con được hai
tháng thì bố mất. Thế nhưng các kết cấu sinh cha, sinh ông, sinh cháu trong
câu ca dao “Sinh con rồi mới sinh cha – Sinh cháu giữ nhà rồi mới sinh ông”
có mô hình trọng âm [01] (bổ ngữ bất định).
Tác giả Cao Xuân Hạo (2007: 150) cho rằng: “Đại danh từ và danh từ
chỉ tên người bao giờ cũng biểu thị một đối tượng xác định, vì vậy kết cấu “vị
từ + bổ ngữ” có đại danh từ (hay danh từ thân thuộc dùng làm đại danh từ) và
tên người làm bổ ngữ, cũng như kết cấu “danh từ + định ngữ” có đại danh từ
(hay danh từ thân thuộc dùng làm đại danh từ) và tên người làm định ngữ (chỉ
có thể là định ngữ chỉ sở hữu) bao giờ cũng có mô hình trọng âm [11]. Chẳng
hạn: (a) tìm nhau, đẻ nó, lấy anh, thuê họ, yêu Lan, giết tôi, mua nó; (b) xe tôi,
chuồng nó, vợ anh, chữ mày, tranh Phái, lăng Bác, nước ta.”
Đây cũng là một tiêu chí hình thức nữa để đối lập đại từ với danh từ,
đồng thời cũng tập hợp các đại từ nhân xưng, các danh từ riêng chỉ người và
các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc thành một phạm trù tuy không hoàn toàn
đồng chất nhưng có nhiều tiêu chí chung quan trọng. Điều đó cho thấy rõ tại
sao trong tiếng Việt lại có thể dùng đúng hai loại danh từ chỉ quan hệ thân
thuộc và danh từ riêng chỉ tên người (chứ không bao giờ dùng các danh từ
khác) làm đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai hay làm một thứ “chức
danh” dùng với tư cách đồng vị ngữ của tên riêng (anh Nam, chú Tư, ông Ba,
thầy Tá, Bác Hồ), với mô hình trọng âm [01].
1.2 Tiểu kết
Ở chương này, người viết đã trình bày những quan niệm của các nhà
ngôn ngữ học về khái niệm “đại từ”. Từ đó cho thấy tên gọi “đại từ” mặc dù
là cách gọi truyền thống và phổ biến hiện nay nhưng thật sự chưa phù hợp và
cần phải có cách hiểu khác về khái niệm từ loại này. Chúng tôi đã đề cập đến
thuật ngữ “đại hình thái” (proform) trong mối liên quan với từ loại đại từ.
Bên cạnh đó, việc định nghĩa đại từ cũng không rõ ràng và còn nhiều
vấn đề liên quan chưa được giải quyết thỏa đáng. Đại từ là một vấn đề ngữ
nghĩa, nhưng chỉ là viền ngữ nghĩa. Tiêu chí nhận diện đại từ dựa vào ý nghĩa
thật sự chưa đưa đến kết quả như mong đợi. Việc xác định đại từ là thuộc ngữ
dụng. Nhưng trước hết, chúng ta cần dựa vào tiêu chí ngữ pháp, cụ thể hơn là
các ứng xử ngữ pháp (behavior grammar) của đại từ để nhận diện các từ thuộc
từ loại này.
Để phân loại đại từ, một số nhà ngôn ngữ học dựa vào tiêu chí ý nghĩa –
ngữ pháp, một số khác lại dựa vào tiêu chí chức năng – chức năng liên kết.
Tuy nhiên, dù dựa theo tiêu chí nào đi chăng nữa thì vẫn chưa có sự thống
nhất giữa các nhà nghiên cứu trong cách phân loại đại từ. Người viết cũng
đưa vào luận văn tiêu chí nhận diện đại từ về mặt hình thức, xem như có tính
gợi mở cho một hướng đi phân biệt đại danh từ với danh từ, đó là tiêu chí về
trọng âm của tác giả Cao Xuân Hạo. Đồng thời, chúng tôi cũng cố gắng tiếp
thu, phân tích và chọn lọc các cách phân loại đại từ của các tác giả đi trước,
để đưa ra một hệ thống các tiểu loại đại từ phù hợp với đặc trưng của từ loại
này.
Chương kế tiếp, người viết xin trình bày chi tiết tiêu chí nhận diện đầu
tiên của từ loại đại từ tiếng Việt: tiêu chí về ngữ pháp.
2
Chương 2
NGỮ PHÁP CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
Như đã biết, một trong những căn cứ để phân định từ loại trong tiếng
Việt là tiêu chí về ngữ pháp. Dựa vào tiêu chí này, từ loại tiếng Việt được
xem xét trên hai bình diện: khả năng kết hợp trong ngữ và chức năng cú pháp
trong câu. Vì vậy, khi khảo sát đặc điểm ngữ pháp của từ loại đại từ trong
tiếng Việt, chúng tôi cũng sẽ trình bày lần lượt theo hai bình diện vừa nêu.
2.1 Khả năng kết hợp
Chúng ta biết rằng đại từ có thể thay thế cho các thực từ và giữ những
chức vụ ngữ pháp của thực từ. Thế nhưng đại từ lại không có được hoàn toàn
khả năng kết hợp của thực từ. Đại từ có thể làm trung tâm đoản ngữ (chẳng
hạn như: tất cả chúng tôi; ba chúng tôi; cũng vậy, đã vậy, cũng đã vậy; lại thế,
cũng thế, vẫn thế, đều thế, cũng lại vẫn thế) như những từ loại thực từ (danh
từ, động từ, tính từ). Tuy nhiên, trong khi các từ loại thực từ này có khả năng
kết hợp rất phong phú trong đoản ngữ, thì khả năng kết hợp của đại từ khi làm
trung tâm đoản ngữ (khả năng tập hợp các thành tố phụ chung quanh nó) lại
hết sức hạn chế.
So sánh:
(2.1) a. học sinh của trường này (+)
b. nghỉ học hai hôm (+)
(2.2) a’. chúng nó của trường này (-)
b’. thế (vậy) hai hôm (-)
Ngoài ra, trong thực tế sử dụng, chúng ta có thể bắt gặp những cách nói
như: hai chúng ta, thấy những ai, bán những gì, đi những đâu (hai, những làm
thành tố phụ cho các đại từ chúng ta, ai, gì, đâu).
Chính vì khả năng kết hợp có những nét đặc biệt của đại từ như đã nêu
trên, mà tác giả Đinh Văn Đức (1986: 202-203) đã lấy đó để đưa ra xác nhận
về “một đặc điểm nữa trong bản chất các kết hợp của thực từ: tính thống nhất
của đoản ngữ - cấu trúc đoản ngữ có bản chất của từ trung tâm và trung tâm
chi phối bản chất của toàn đoản ngữ. Do đó đại từ trong khi thay thế cho thực
từ nào đó thì cũng có khả năng thay thế cho toàn đoản ngữ của thực từ này, và
theo đó, khả năng kết hợp của chính nó bị thu hẹp lại”.
Các tác giả Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (2009) cũng có nhận
xét: “Do có chức năng thay thế, đại từ chủ yếu có khả năng hoạt động trên
trục đối đoạn (hệ hình) mà rất hạn chế hoạt động trên trục cú đoạn (kết hợp).”
Sau đây, chúng tôi sẽ trình bày cụ thể khả năng kết hợp của từng tiểu
loại đại từ:
2.1.1 Đại danh từ
2.1.1.1 Đại danh từ xưng hô
2.1.1.1.1 Đại danh từ xưng hô chính danh
a. Không có khả năng kết hợp được với tất cả những từ ở những vị trí cố định
trong cụm từ.
b. Trừ những trường hợp sau:
(i) Kết hợp được với tất cả, tất thảy, như:
- Tất cả chúng tôi/ chúng mày/ chúng nó
- Tất thảy chúng tôi/ chúng mày/ chúng nó
(ii) Kết hợp được với số từ.
(2.3) Năm chúng tôi rón rén trong sương mù đen xịt.
(iii) Kết hợp với danh từ đơn vị bọn, tụi, lũ, như:
- bọn/tụi tao, bọn/tụi tôi, bọn/tụi ta
- bọn/tụi mày, bọn/tụi bay, bọn/tụi nó, v.v.;
- lũ chúng tôi/chúng bay/chúng mày, v.v.
(2.4) Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn
(Chế Lan Viên)
(iv) kết hợp với định ngữ định lượng [Số từ Loại từ], trong đó loại từ
thường là “đứa”, “thằng”, như:
- hai thằng/đứa tao, hai thằng/đứa tôi, hai thằng/đứa ta
- năm thằng/đứa mày
- bốn thằng/đứa nó
2.1.1.1.2. Đại danh từ xưng hô lâm thời (có gốc từ danh từ chỉ quan hệ thân
tộc)
a. Không kết hợp với số đếm hoặc lượng từ, trừ từ các.
b. [chúng + DTT ngôi 1 số nhiều], xảy ra hai trường hợp:
(i) [chúng + DTT] (người xưng ở bậc dưới) → tổ hợp được dùng để biểu
thị sắc thái kính trọng, lễ độ. Chẳng hạn: chúng con, chúng em, chúng
cháu.
(ii) [chúng + DTT] (người xưng ở bậc trên) → tổ hợp được dùng để biểu
thị sắc thái trịch thượng hoặc suồng sã, thân mật. Chẳng hạn: chúng ông,
chúng chị, chúng anh.
(2.5) Đi đâu mà vội mà vàng
Mà vấp phải đá mà quàng phải dây
Thủng thỉnh như chúng anh đây
Chẳng đá nào vấp, chẳng dây nào quàng.
c. [tụi/bọn + DTT], DTT chủ yếu ở ngôi thứ nhất, rất ít gặp ở ngôi thứ hai,
nếu có gặp thì thường mang sắc thái thân mật, suồng sã. Ví dụ:
(2.6) a. bọn tui, tụi tôi, bọn mày, tụi mày, tụi nó, bọn nó.
b. Tụi/bọn chị đi đằng này tí nhé!
2.1.1.2 Đại danh từ phản thân
a. Đại danh từ phản thân dùng chỉ hành động nêu ở động từ đứng trước nó tác
động trở lại chủ thể nêu ở chủ ngữ của hành động do động từ diễn đạt. Cho
nên, tùy sự chi phối về ý nghĩa của động từ mà không cần hoặc cần thêm vào
trước mình những quan hệ từ thích hợp, như trong Nó tự sắm cho mình những
đồ đạc ấy.
b. Đồng thời, để nhấn mạnh ý nghĩa phản thân, đại từ phản thân có thể (không
bắt buộc) được dùng kèm với phó từ tự đứng trước động từ. Ví dụ:
(2.7) Chúng tôi (tự) trách mình thôi. (= Chúng tôi (tự) trách chúng tôi thôi.)
2.1.1.3 Đại danh từ tương hỗ
a. Đại danh từ tương hỗ nhau thường kết hợp với những động từ biểu thị
những động tác có qua và có lại, như: cãi nhau, đánh nhau, chửi nhau, kiện
nhau, v.v.
(2.8) Con tưởng con không chửi nhau với nó thì nó kiện thế nào được con?
(Nguyễn Công Hoan).
b. kết hợp với giới từ của khi làm định ngữ chỉ sở thuộc, ví dụ:
(2.9) Chúng biết rõ tình cảnh của nhau. (Nam Cao)
2.1.2 Đại từ chỉ định
- kết hợp với loại từ :
Loại từ + Đại từ chỉ định [này/ kia/ ấy]
Ví dụ: cái này, chiếc này, miếng này
Anh nọ, con kia, tấm ấy
- Tổ hợp “danh từ thời gian + đại từ chỉ định thời gian”
hôm/ ngày/ bữa/ năm/ thời/ đời/ sáng/ trưa/ chiều/ tối/ khuya… + nay/ này
hồi/ lúc/ khi/ ban + nãy
khi/ hồi/ hôm ấy/ bữa + ấy
(2.10) a. Tuần này nó đi vắng.
b. Nó vắng nhà hai tháng nay.
2.1.3 Đại số từ
- kết hợp với danh từ (trừ tất) ví dụ:
(2.11) a. Tất cả tài sản ba mẹ tôi để lại chỉ có thế..
b. Nó mua về cả thảy 25 cuốn.
c. Cả thành phố quằn quại trong cơn bão.
- tất cả, tất thảy, cả thảy, cả có khả năng đứng trước những từ chỉ lượng số
nhiều những/ mọi/ các. Ví dụ: Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình
đẳng.
2.1.4 Đại vị từ
- Đại từ “thế, vậy” thường kết hợp với một quan hệ từ để tạo thành một tổ hợp
dùng như những quán ngữ chuyển tiếp câu với câu hoặc với đoạn: vì vậy, vì
thế, bởi vậy, do thế, tuy vậy, tuy thế, mặc dù vậy,…
- có khả năng kết hợp với các loại phụ từ đi kèm với động từ, tính từ như các
động từ, tính từ, như: cũng vậy, vẫn vậy, chẳng vậy, cũng thế, vẫn thế, chẳng
thế; cũng đã vậy rồi, cũng đã thế rồi
- cả hai từ thế/ vậy đều có thể nhận như vào trước để có như thế, như vậy.
- thế kết hợp được về phía sau với một số đại từ chỉ định để tạo nên những tổ
hợp như thế này, thế kia, thế nọ, thế đó, thế ấy (không nói thế đây); vậy không
có khả năng này.
2.1.5 Đại từ nghi vấn - phiếm chỉ
Ở đây, người viết nhận thấy cần phải đi vào phân biệt đại từ nghi vấn và
đại từ phiếm chỉ. Trong tiếng Việt, những từ như ai, gì, nào, đâu, mấy, sao,
v.v. có hai chức năng chính: hoạt động vừa với tư cách là đại từ nghi vấn, vừa
với tư cách là đại từ phiếm chỉ. Sự phân biệt hai chức năng này của nhóm từ
trên nhiều khi rất tinh tế. Có lẽ vì vậy mà Cao Xuân Hạo gọi đó là những từ
“nghi vấn - bất định” (1999: 1). Tuy nhiên, tác giả Bùi Mạnh Hùng (2003, 4757) cho rằng trong hầu hết các trường hợp, những dấu hiệu về cấu trúc cú
pháp mà các từ này tham gia, những “từ chứng” mà các từ này có thể kết hợp
sẽ giúp ta phân biệt khá rõ khi nào thì chúng hoạt động như đại từ nghi vấn và
khi nào thì chúng hoạt động như đại từ phiếm chỉ (Lê Văn Lý 1972: 179; Cao
Xuân Hạo 1999: 1 – 8). Về cơ bản, có thể thấy sự phân biệt này được xác lập
như sau.
a. Khi ai, gì, nào, đâu, v.v. kết hợp/có khả năng kết hợp với cũng (đứng
trước cũng, như: ai cũng, gì cũng, nào cũng, đâu cũng, v.v.) và/hoặc kết
hợp/có khả năng kết hợp với bất kỳ/bất cứ (đứng sau bất kỳ/bất cứ, như: bất
kỳ ai, bất kỳ cái gì, bất kỳ cái nào, bất kỳ đâu, v.v.) thì chúng được xác định là
đại từ phiếm chỉ.
So sánh:
(Bất kỳ) Ai cũng đọc sách.
với
Ai đọc sách?
(Bất kỳ) Điều gì cô ấy cũng biết.
với
Cô ấy biết điều gì?
(Bất kỳ) Nhà nào nó cũng thích.
với
Nó thích nhà nào?
(Bất kỳ) Lúc nào nó cũng cười.
với
Lúc nào nó cười?
(Bất kỳ) Ai cũng đồng ý
với
Ai đồng ý?
Anh ấy đi (bất kỳ) đâu cũng được.
với
Anh ấy có thể đi đâu?
Nó đến thì (bất kỳ) ai cũng tiếp đón.
với
Nó đến thì ai tiếp đón?
Bài này dễ (bất kỳ) ai cũng làm được.
với
Bài này khó thế ai mà làm được?
Nó có thể làm bất kỳ việc gì.
với
Nó có thể làm việc gì?
b. Khi ai, gì, nào, đâu, v.v. kết hợp với từ phủ định như không, chẳng (đứng
sau không, chẳng, như: không/ chẳng ai, không/ chẳng gì, không/ chẳng việc/
cái nào, không/ chẳng đâu, v.v.) và có thể có thêm cả (đứng trước cả,
như không/ chẳng ai cả, không/chẳng gì cả, không/ chẳng việc/ cái nào cả,
không/ chẳng đâu cả, v.v) thì chúng được xác định là đại từ phiếm chỉ, còn
khi những từ này kết hợp với từ phủ định như chẳng, không, chưa, nhưng
đứng trước những từ này (như: ai chẳng/ không, gì chẳng/ không, việc/ cái
nào chẳng/ không, đâu chẳng/ không, v.v.) thì chúng được xác định là đại từ
nghi vấn.
So sánh:
Không ai đồng ý (cả).
với
Ai không đồng ý?
Nó chẳng thích cái gì (cả).
với
Cái gì mà nó chẳng thích?
Hắn chẳng đọc cuốn nào (cả).
với
Cuốn nào mà hắn chẳng đọc?
Chẳng bao giờ nó làm như vậy (cả).
với
Bao giờ nó chẳng làm như vậy?
Từ sáng đến giờ, anh chưa ăn gì (cả).
với
Từ sáng đến giờ, anh ăn gì chưa?
c. Khi ai, gì, nào, đâu, v.v nằm trong kết cấu đối ứng như: ai…(người) nấy;
gì…(cái) nấy; nào…nấy; đâu…đấy; v.v; chẳng hạn: Ai làm (người) nấy chịu;
Gieo gì thì gặt nấy; Cha nào con nấy; Ở đâu có áp bức, ở đấy có đấu tranh;
v.v. thì chúng được xác định là đại từ phiếm chỉ.
Sau đây, chúng tôi xin nêu ra một số trường hợp cụ thể về khả năng kết
hợp của đại từ nghi vấn – phiếm chỉ:
- kết hợp với loại từ :
Loại từ + Đại từ nghi vấn [nào, gì]
(2.12) quyển nào? (quyển này); tấm nào? (tấm gỗ)
lúc nào? khi nào? hồi nào?
quyển gì? (quyển toán); tấm gì? (tấm gỗ)
- Đại từ ai, gì, đâu có khi kết hợp được với từ chỉ số lượng những
(2.13) a. Chị đã đi những đâu, gặp những ai, làm những gì?
b. Nền văn hóa mới kết tinh những gì đẹp nhất trong truyền thống bốn
nghìn năm của tâm hồn Việt Nam, của văn hóa Việt Nam.
c. Còn ai ai tỉnh hay mê
Những ai thiên cổ đi về những đâu. (Tản Đà)
- Đại từ nghi vấn có nghĩa chỉ chung có thể trực tiếp kết hợp với không, ít,
hoặc có khi không mấy (ai), không một (ai)
(2.14) không ai, ít ai, không gì, không đâu.
2.2 Chức năng cú pháp
2.2.1 Làm thành phần câu
Nhìn chung, chức năng cơ bản của đại từ là thay thế cho các thực từ
(danh từ, động từ, tính từ, số từ). Vì vậy, đại từ sẽ đảm nhiệm các chức năng
cú pháp của thực từ mà nó thay thế. Trong phần này, chúng tôi sử dụng quan
điểm về thành phần câu của Nguyễn Minh Thuyết và Nguyễn Văn Hiệp
(2004).
2.2.1.1 Đại từ đóng vai trò chủ ngữ
Chủ ngữ trong câu có thể do tất cả các tiểu loại đại từ đảm nhiệm, nhất là
đại danh từ xưng hô (các đại từ ‘mình, nhau’ là ngoại lệ). Chủ ngữ có thể là:
- Đại danh từ xưng hô, ví dụ:
(2.15) a. Nam mê đọc truyện. Hễ có tiền, nó lại nhào vào hiệu sách.
b. Tôi và Dế Trũi rủ nhau đi ngao du thiên hạ. Chúng tôi ngày đi đêm
nghỉ, cùng nhau say ngắm dọc đường. (Tô Hoài, Dế Mèn phiêu lưu kí)
c. Con đã về đây ơi mẹ Tơm
Hỡi người mẹ khổ đã dành cơm
Cho con, cho Đảng ngày xưa ấy
Không sợ tù gông, chấp súng gươm! (Tố Hữu)
- Đại từ chỉ định, ví dụ:
(2.16) Đây không phải là cuộc vật lộn của nghị lực với hoàn cảnh bất như ý
như thường khi xảy ra trong ông.
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)
(2.17) Cuộc chống Mỹ cứu nước của nhân dân ta dù phải kinh qua gian khổ
hi sinh nhiều hơn nữa, song nhất định thắng lợi hoàn toàn. Đó là một
điều chắc chắn. (Hồ Chí Minh)
(2.18) a. Ấy là tình nặng, ấy là ơn sâu. (Nguyễn Du)
b. Này chồng, này mẹ, này cha
Này là em ruột, này là em dâu. (Nguyễn Du)
- Đại số từ, ví dụ:
(2.19) Tất cả đều xuống đường biểu tình.
- Đại vị từ, ví dụ:
(2.20) Vậy thì tốt.
- Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ, ví dụ:
(2.21) a. Ai (không) biết việc này?
b. Ai mà chẳng sợ đói nghèo.
2.2.1.2 Đại từ đóng vai trò vị ngữ
Các tiểu loại của đại từ đều có thể làm chức năng vị ngữ nhưng phố biến
nhất là các tiểu loại:
- Đại vị từ có khả năng và cách thức thực hiện các chức năng ngữ pháp trong
câu như động từ và tính từ, ví dụ:
(2.22) a. Anh ấy vẫn thế. (≈ Anh ấy vẫn như trước đây, không có gì thay đổi)
b. Tôi thích đá bóng, em tôi cũng vậy. (≈ Em tôi cũng thích đá bóng)
c. Em đi khắp buôn làng
Tiếng hát lời ca vẫn thế. (Thanh Hải)
Khi làm vị ngữ, có thể cần hay không cần từ là (tùy theo từng tiểu loại
của đại từ).
2.2.1.3 Đại từ đóng vai trò trạng ngữ
Các đại từ có thể làm trạng ngữ cho câu để chỉ nơi chốn hoặc thời gian.
(2.23) Làm cho rõ mặt phi thường
Bấy giờ ta sẽ rước nàng nghi gia. (Nguyễn Du)
2.2.2 Làm thành tố trong ngữ
2.2.2.1 Làm định ngữ cho danh từ
- Đại danh từ xưng hô, ví dụ:
(2.24) Con phố này, chân tôi giẫm nát đêm ngày.
- Đại từ chỉ định thường làm định ngữ chỉ vị trí, và thường đứng cuối cùng
trong cụm danh từ, ví dụ:
(2.25) a. Những ngôi nhà sàn cuối cùng ấy của vùng đồi đang có nguy cơ bị
bán nốt cho mấy tay lái gỗ kia.
b. Vẫn là mùi hoa ngan ngát nơi bàn thờ ấy.
- Đại số từ có đặc điểm ngữ pháp như số từ: đứng trước danh từ để biểu thị ý
nghĩa số lượng cho danh từ. Trong cụm danh từ, nó đứng ngay trước vị trí của
số từ hoặc phụ từ chỉ lượng, vị trí mở đầu danh ngữ). Tuy nhiên, có những
trường hợp có thể đảo nó ra sau danh từ. Và khác với số từ, nó có thể thay thế
toàn bộ cụm danh từ đi sau nó, ví dụ:
(2.26) a. Tất cả mọi người đi lên núi. → Tất cả đi lên núi.
b. Tất cả 10 lớp đã đến đông đủ. → Tất cả đều đã đến đông đủ.
c. Nó mua về cả thảy 25 cuốn. → Nó mua về 25 cuốn cả thảy.
d. Bao nhiêu tấc đất, tấc vàng bấy nhiêu.
e. Mấy cái cậu học sinh ấy. (mấy: định tố chỉ số lượng)
f. Tất cả mấy cái cậu học sinh ấy. (tất cả: định tố chỉ ý nghĩa toàn bộ)
2.2.2.2 Làm thành tố trung tâm trong danh ngữ
Đại từ vì có tính chất thực từ, nên về nguyên tắc, đại từ có thể làm trung
tâm một ngữ đại từ, như
(2.27) a. Tất cả chúng tôi.
b. Năm chúng tôi.
c. Suốt mấy tháng mưa, ít người qua lại, hầu như chỉ có ba chúng tôi
quấn quýt bên nhau.
2.2.2.3 Làm bổ ngữ trực tiếp (trong ngữ vị từ)
- Đại danh từ xưng hô, ví dụ:
(2.28) Hắn tự trách mình là đã quá vô tâm.
- Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ, ví dụ:
(2.29) a. Tấn nhìn tôi. Nhưng tôi không biết nói gì.
b. Mình thì đi đâu cũng được.
- Đại vị từ, ví dụ: Ông bảo thế.
- Đại số từ, ví dụ:
(2.30) a. Được ăn cả ngã về không.
b. Anh chỉ làm được bấy nhiêu thôi!
c. Bàn tay ta làm nên tất cả.
2.2.2.4 Làm bổ ngữ gián tiếp (trong ngữ vị từ)
- Đại danh từ xưng hô, ví dụ:
(2.31) … đèn đường vừa bật sáng, cô người yêu của tôi đến với tôi.
- Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ, ví dụ:
(2.32) … người đàn ông này phải nói câu gì đó với tôi hay bất kỳ ai khác.
2.3 Điểm đặc biệt về ngữ pháp của đại từ “nó”
Chúng tôi vừa trình bày đặc điểm ngữ pháp của từng tiểu loại đại từ. Bên
cạnh đó, người viết xin nêu ra ở đây một trường hợp rất đặc biệt về ngữ pháp
của đại từ “nó”.
Trong quá trình giảng dạy tiếng Việt cho người nước ngoài, chúng tôi
thường gặp những thắc mắc của người học về những ngữ cảnh có đại từ “nó”
xuất hiện. Chẳng hạn như: trong câu “Ăn đi cho nó no” thì “nó” ở đây là cái
gì? Tại sao trong sách chỉ thấy những câu “Ông Nam không muốn đi du lịch”,
vậy câu “Thằng Nam nó không muốn đi học” thì giống hay khác gì về cấu
trúc so với câu trước? Có lẽ các ví dụ trong sách giáo khoa chủ yếu lựa chọn
những câu “chuẩn”, nhưng thực tế ranh giới giữa cái “đúng” và cái “dùng”
hay “thật” không phải luôn trùng nhau.
Nằm trong nhóm đại từ nhân xưng của tiếng Việt, đại từ “nó” được định
nghĩa (Hoàng Phê, 2005): “Từ dùng để chỉ người hay vật ở ngôi thứ ba, khi
chỉ người hàm ý không coi trọng hoặc thân mật. Tôi có biết nó. Tôi thích hoa
này, hương nó thơm lắm.”. Nguyễn Kim Thản cũng đồng ý với cách định
nghĩa trên, đồng thời bổ sung “Khi chỉ người, nó chỉ trẻ con hoặc có nghĩa
khinh miệt, suồng sã, và gần đây, nó còn được dùng để chỉ sự kiện hay sự vật
trừu tượng không có sắc thái khinh miệt”. Chính do có thể thay thế cho cả
người, vật hoặc sự kiện, lại có khả năng mang những sắc thái biểu cảm khác
nhau nên điều kiện sử dụng của đại từ “nó” khá rộng rãi.
Xét hai ví dụ sau đây:
(2.33) - Ảnh là dân biển, hè nào cũng nghỉ học theo thuyền đánh cá…
- Nó có mấy anh chị em? Cha mẹ còn đầy đủ không…
(Kim Quyên, Sóng ngầm)
(2.34) Chế độ thực dân đã đầu độc dân ta với rượu và thuốc phiện. Nó đã
dùng mọi thủ đoạn nhằm hủ hóa dân tộc chúng ta.
(Hồ Chí Minh, Những nhiệm vụ cấp bách, 9-1945)
Ở (2.33), nó thay thế và trỏ một đối tượng rất cụ thể. Nhưng ở (2.34), nó
thay thế cho một đối tượng trừu tượng.
Mặc dù phạm vi sử dụng khá rộng rãi, nhưng người đọc (hay người
nghe) vẫn dễ dàng quy chiếu để xác định khi yếu tố mà đại từ “nó” thay thế
nằm trong cùng một câu hoặc nằm ở ngoài câu, thuộc phần văn bản hay lời
nói phía trước. Có thể thấy hai cách sử dụng của đại từ “nó” vừa nêu trên đây
đã được hầu hết các cuốn sách giáo khoa hay sách dạy tiếng Việt cho người
nước ngoài nhắc đến. Tuy nhiên, thực tế sử dụng của đại từ này phong phú
hơn nhiều. Do vậy, ở mục này, người viết xin tập trung phân tích một số dạng
hoạt động có tính đặc trưng của đại từ này trong khẩu ngữ tiếng Việt.
Qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận thấy một trong những dạng cấu
trúc thường gặp có sử dụng đại từ “nó” là:
(2.35) a. Cái Mai nó đặc biệt có năng khiếu về ngoại ngữ.
b. Không hiểu sao con chuột nó gặm mất một đầu.
c. Học sinh nó quý cô chủ nhiệm lắm.
Đại từ “nó” được dùng đứng ngay sau danh từ (hay danh ngữ) đứng ở
đầu câu. Về mặt ý nghĩa, đại từ này được tiếp nhận như yếu tố thay thế cho
chính danh từ (hay danh ngữ) đứng trước đó. Ở (2.35a), “nó” thay thế cho
một danh từ chỉ người; ở (2.35b) “nó” thay thế cho một danh từ chỉ động vật;
ở (2.35c) “nó” thay thế cho một tập hợp, cùng tính chất là “học sinh”. Do vậy,
về mặt hình thức, các trường hợp này đáp ứng đúng nguyên tắc tồn tại của đại
từ trong câu (phải đứng sau yếu tố mà nó quy chiếu).
So sánh các câu (2.35a), (2.35b), (2.35c) với những câu kiểu như (2.36)
dưới đây:
(2.36) Mỗi cái Hằng có xe máy thì nó lại về quê mất.
Ta thấy ở (2.36), “cái Hằng” và “nó” mặc dù có cùng sở chỉ nhưng lại là
chủ ngữ của hai mệnh đề khác nhau. Còn ở (2.35a), (2.35b), (2.35c), đại từ
“nó” và các danh từ cùng sở chỉ nằm trong cùng một mệnh đề với cùng một vị
ngữ. Có thể thấy đây là những câu thuộc một dạng cấu trúc thường thấy trong
khẩu ngữ với những dạng biểu hiện khá đa dạng:
Thằng này
nó
có khiếu ngoại ngữ lắm.
Ông Nam
ông í
chỉ luôn mồm kêu thôi.
Chị Nga
chị ấy
cũng không đến nỗi đâu.
Sinh viên
bọn nó
lắm trò ma lắm.
Tác giả Nguyễn Thị Việt Thanh (2010: 7-11) đã công thức hóa các câu
có cấu trúc trên thành dạng X1X2V. Trong đó, X1 là một danh từ hoặc một
danh ngữ chỉ người hoặc vật, đứng sau X1 là một đại từ “nó”, “chúng nó”
hoặc danh từ ngôi thứ ba được lâm thời sử dụng như một đại từ (anh ấy, chị í,
ông ấy, thầy ấy …) tương hợp với danh từ đứng trước (ông Nam – ông í, chị
Nga – chị ấy, thầy Hoàng – thầy ấy).
Do những hạn định về mặt sắc thái nghĩa, khả năng thay thế của đại từ
nó bị hạn chế ở những đối tượng là vật, hoặc là người thuộc bậc dưới hay bậc
ngang hàng so với người phát ngôn trong những tình huống giao tiếp thân
mật, suồng sã. Vì vậy, chỉ thấy những cách nói như: cái cặp này nó …, thằng
này nó …, cái Mai nó …, nhưng không thể gặp những câu với cách diễn đạt
như: anh ấy nó …, chị Nga nó …
Trong số các đại từ (hay các đại từ lâm thời) được sử dụng ở vị trí thứ
hai, “nó” tương đối tự do trong việc phù hợp về số với từ mà chúng thay thế.
Nó có thể thay cho một từ số ít, (thằng này – nó …, con Mai – nó …), nhưng
cũng có khả năng thay cho một danh từ chỉ một tập hợp không phải số ít. Do
vậy, trong cùng một câu có thể thấy hiện tượng sử dụng hoặc nó hoặc chúng
nó đều được. Các ví dụ (2.37a), (2.37b) dưới đây có thể minh họa cho điều
này.
(2.37) a. Học sinh nó/chúng nó quý cô chủ nhiệm lắm.
b. Đế quốc nó/chúng nó biết bộ đội đóng ở đây đấy.
Như vậy, loại cấu trúc dạng X1X2V thường được dùng khi người nói có
thái độ thân mật, suồng sã với đối tượng được nói đến. Có thể thấy điều này
khi so sánh cặp câu sau đây:
(2.38) a. Thầy Hoàng đến chưa hả các cậu?
b. Thầy Hoàng thầy ấy đến chưa hả các cậu?
Thế nhưng, không phải danh từ nào cũng có thể tìm được từ được sử
dụng như đại từ tương hợp với danh từ đó (theo kiểu anh A anh ấy, chị B chị
ấy…). Đối với những danh từ chỉ một đối tượng cụ thể thì có thể tìm những
đại từ tương hợp về giống như: anh bộ đội – anh ấy, bác bảo vệ - bác ấy.
Song đối với những danh từ chỉ một lớp đối tượng, đặc biệt khi lớp đối tượng
này được xã hội hoặc người nói kính trọng thì cấu trúc này không được sử
dụng. Nhưng một khi người nói muốn thể hiện một thái độ có phần coi
thường hoặc không mấy kính trọng thì thường dùng nó (hoặc chúng) để thay
thế. So sánh về mặt sắc thái của hai câu dưới đây.
(2.39) a. Công an vừa thổi còi phạt mấy người xong.
b. Công an nó vừa thổi còi phạt mấy người xong.
Mặc dù có cùng nội dung mệnh đề, nhưng (2.39a) và (2.39b) lại khác
nhau ở độ kính trọng hay lịch sự.
Trong các tác phẩm văn học, khi muốn nhấn mạnh đặc trưng “khẩu ngữ”
đồng thời thể hiện một sắc thái tình cảm nào đó đối với đối tượng được nói
đến, người viết thường giữ nguyên dạng cấu trúc trên.
Hiện tượng này trước đây đã từng được Nguyễn Kim Thản (1997) nhắc
đến và gọi “nó” là “thành phần đồng ngữ của danh từ”, còn hầu như trong các
sách ngữ pháp ít thấy ai phân tích một cách cặn kẽ chức năng của X2 trong
loại cấu trúc X1X2V trên.
Một câu hỏi được đặt ra: tại sao chúng (tức X2) lặp lại chủ thể X1 để làm
gì trong khi không đem lại một thông tin mới nào cả?
Trong một mức độ nhất định, chúng ta có thể so sánh kiểu câu trên (cùng
với các ví dụ được dẫn thêm ở cột A) với một kiểu cấu trúc có hình thức gần
giống với chúng – kiểu cấu trúc XYV (cột B) .
A
B
Phần đề
/
Phần thuyết
- Thằng này /nó có khiếu ngoại - Cái bánh mì này /nhân thiu hết rồi.
ngữ.
- Mẹ tớ
/tóc đã bạc trắng từ
- Ông Nam /ông í chỉ luôn mồm mấy năm trước.
kêu thôi.
- Huế
/chùa chiền khá
- Chị Nga /chị ấy cũng không đến nhiều.
nỗi đâu
Ta thấy phần thuyết của các câu ở cột B đều có cấu trúc mệnh đề. Sự
khác biệt nằm ở chỗ đối với nhóm dưới (XYV), phần đề X và chủ ngữ của
phần thuyết Y không cùng sở chỉ mà chỉ có những quan hệ ngữ nghĩa nhất
định nào đó (quan hệ toàn thể-bộ phân, quan hệ chủng loại-tiểu loại, quan hệ
chỉ loại,… ). Vị ngữ V có giá trị biểu hiện hành động, tính chất của chủ ngữ
chứ không phải của bộ phận chủ đề. Do vậy sự tồn tại của cả chủ đề và chủ
ngữ là cần thiết cả về cấu trúc lẫn ý nghĩa.
Kiểu câu có cấu trúc X1X2Y
Kiểu câu có cấu trúc XYV
- X1 và X2 có cùng sở chỉ, chỉ chung - Phần đề X và chủ ngữ của phần
một đối tượng.
thuyết Y không cùng sở chỉ mà chỉ
có những quan hệ ngữ nghĩa nhất
định nào đó (quan hệ toàn thể-bộ
phận, quan hệ chủng loại-tiểu loại,
quan hệ chỉ loại,… ).
- Vị ngữ V biểu thị hành động, tính
- Vị ngữ V có giá trị biểu hiện hành
chất… của chung cả X1 và X2.
động, tính chất của chủ ngữ chứ
không phải của bộ phận chủ đề.
 Hoàn toàn có thể lược bỏ X2 mà  Sự tồn tại của cả chủ đề và chủ
giá trị thông tin của câu không
ngữ là cần thiết cả về cấu trúc lẫn
thay đổi.
ý nghĩa.
Như vậy, qua sự so sánh trên đây, ta thấy hoàn toàn có thể bỏ đi đại từ
“nó”/ “chúng nó” hoặc danh từ ngôi thứ ba được lâm thời sử dụng như một
đại từ đứng ngay sau một danh từ hoặc một danh ngữ chỉ người hoặc vật. Tuy
nhiên, việc lặp lại một yếu tố cùng sở chỉ ngay sau danh từ phải chăng nên coi
là một đặc trưng của khẩu ngữ khi người nói chịu ảnh hưởng của thói quen về
sự phân định giữa một bộ phận đánh dấu chủ đề được nói đến và một bộ phận
nói về cái đó với cấu trúc được lấp đầy đủ. X2 không thể lặp lại hoàn toàn X1
mà chỉ phải là đại từ (hoặc một đại từ lâm thời) có chức năng thay thế cho X1
mặc dù thực tế nhu cầu này không lớn, ngay cả khi giữa X1 và X2 tồn tại một
bộ phận phụ, có tính chêm xen như ví dụ dưới đây.
(2.40) Thằng Thuận không hiểu sao tự dưng nó chết mê chết mệt con Thu.
Xem xét về vị trí, hiện tượng lặp này không chỉ có khi X1 và X2 nằm ở
đầu câu trong vị trí chủ ngữ mà có thể gặp ở sau một số nhóm động từ cảm
nghĩ, sai khiến mà bộ phận bổ ngữ có kết cấu là một mệnh đề. Ví dụ:
(2.41) a. Con nhớ nhắc Bình nó mua hai bìa đậu nhé.
b. Tao biết Thành nó là đứa có hiếu.
Trong những bối cảnh giao tiếp chính thức, yêu cầu thông tin phải rõ
ràng, chặt chẽ thì không thấy sử dụng cách diễn đạt này. Tuy nhiên, theo
chúng tôi, khẩu ngữ là nơi có thể chấp nhận tính dư thừa hay không chặt chẽ
về thông tin, và cũng là nơi thường có nhu cầu lấp đầy chỗ trống về cú pháp.
Người nói do không có sự chuẩn bị trước, không có sự trau chuốt khi bố trí
các thành phần câu nên thường có xu hướng hiển ngôn các vị trí ngữ pháp,
đặc biệt là chủ ngữ của các mệnh đề trong câu. Xem xét ví dụ dưới đây:
(2.42) a. - Mẹ bảo mấy giờ mẹ về hả con?
- Mẹ không nói nhưng mẹ dặn cứ ăn trước đi đừng đợi mẹ.
b. - Tôi làm mấy đĩa cơ. Nhưng tự dưng tối qua con Thúy nó kêu đau
bụng nó không ăn, chỉ có thằng Nghĩa nó ăn thôi.
Có lẽ những câu trên, nếu được “văn bản hóa” hay trình bày trong những
bối cảnh giao tiếp chính thức hoặc có “cẩn thận” đôi chút thì có thể được diễn
đạt một cách “trong sáng” hơn, thành:
(2.43) a. - Mẹ bảo mấy giờ về hả con?
- Mẹ không nói nhưng có dặn cứ ăn trước đi đừng đợi.
b. - Tôi làm mấy đĩa cơ. Nhưng tự dưng tối qua con Thúy kêu đau bụng,
không ăn, chỉ có thằng Nghĩa ăn thôi.
Như vậy, đồng thời với sự phổ biến của hiện tượng tỉnh lược vốn được
một số người nhắc đến như một đặc trưng của khẩu ngữ, hiện tương “dư” do
thói quen lấp đầy chỗ trống về ngữ pháp cũng nên coi là một đặc điểm nữa
của khẩu ngữ.
Trong khẩu ngữ, chúng ta thường bắt gặp những câu:
(2.44) a. Ngủ cho nó sưng mắt ra.
b. Ra đường thì cứ phải mặc cái áo vào cho nó đàng hoàng.
c. Cứ nói cho nó sướng mồm chứ không biết hậu họa ra sao.
Có thể mô hình hóa kết cấu của loại câu này thành V1 cho nó V2, trong
đó V1 là một động từ (hoặt một động ngữ), còn V2 có thể do tính từ hay động
từ đảm nhiệm thể hiện kết quả của V1.
Cấu trúc này có thể coi là biến thể của cấu trúc V1 cho V2 thể hiện ở các
câu như:
(2.45) a. Cần giải thích rõ cho học sinh hiểu và sử dụng được.
b. Tôi chỉ muốn làm sao cho cha mẹ vui lòng.
mà ở đó V2 có kết cấu của một mệnh đề “học sinh hiểu và sử dụng”, “cha mẹ
vui lòng” với phần chủ ngữ xác định. Tuy nhiên ở các ví dụ thuộc nhóm trên,
V2 không có chủ ngữ và cũng không thể gán cho nó một chủ ngữ cụ thể nào
cả. Do vậy, nó được chêm xen vào với chức năng lâm thời của chủ ngữ trong
mệnh đề phụ. Tính lâm thời được thể hiện rõ khi bỏ nó đi mà cân vẫn tồn tại
và đảm bảo giữ nguyên ý nghĩa, thành:
(2.46) a. Ngủ cho sưng mắt ra!
b. Ra đường thì cứ phải mặc cái áo vào cho đàng hoàng.
c. Cứ nói cho sướng mồm chứ không biết hậu họa ra sao.
Như vậy, để tạo nên sự dễ dàng trong diễn đạt cũng như trong khi tiếp
nhận thông tin khi chưa có sự chuẩn bị kĩ của khẩu ngữ, xu hướng sử dụng
một chủ ngữ giả để lấp đầy chỗ trống trong cấu trúc mệnh đề phụ nảy sinh, và
trong đó, lựa chọn đại từ nó – một đại từ số ít có khả năng thay thế lớn với sắc
thái trung hòa hoặc suồng sã, là hợp lí nhất. Khi đó, nó thuần túy thực hiện
chức năng đệm cú pháp chứ không có giá trị ngữ nghĩa, không có sở chỉ.
2.4 Cặp đại từ hô ứng và kiểu quan hệ giữa hai vế câu
Trong tiếng Việt, bên cạnh các cặp phụ từ hô ứng, cặp đại từ hô ứng “đại
từ phiếm chỉ - đại từ xác định” cũng góp phần tạo ra một kiểu câu gồm hai vế
có quan hệ qua lại với nhau, gọi là kiểu câu ghép qua lại. Trong phạm vi luận
văn, người viết chỉ tính đến trường hợp mỗi câu chứa hai vế câu và mỗi vế
câu là một kết cấu chủ ngữ - vị ngữ.
Như đã biết, khi sử dụng câu ghép qua lại, người nói cho rằng hai sự việc
(sự thể) được diễn đạt trong hai vế câu có quan hệ qua lại hô ứng với nhau,
tức là hai sự việc không hẳn là ngang hàng và tách biệt với nhau như ở câu
ghép chính phụ. Có thể thấy đây là hiện tượng phụ thuộc hai chiều khiến cho
mỗi vế câu vừa có tư cách vế này phụ thuộc vào vế kia, lại vừa có tư cách
ngang hàng với vế kia. Do đó không có sự việc nào là cảnh huống sự việc
nào, và hai sự việc không giản đơn là ngang hàng nhau. Nội dung mối quan
hệ giữa các vế trong câu ghép qua lại khá phức tạp và nhìn chung gắn bó chặt
chẽ với nội dung mệnh đề của các vế câu (tức là nội dung có được do các thực
từ chứa trong mỗi vế câu).
Câu ghép dùng cặp đại từ phiếm chỉ – xác định hô ứng diễn đạt quan hệ
bổ sung. Trật tự các vế là ổn định, vế trước chứa đại từ phiếm chỉ, vế sau chứa
đại từ xác định tương ứng. Trong nhiều trường hợp có thể nhận ra giữa hai vế
có quan hệ điều kiện.
(2.47) a. Ai làm, nấy (người ấy) chịu trách nhiệm.
b. Rau nào, sâu ấy. (tục ngữ)
c. Anh cần gặp người nào, tôi mời cho anh người ấy.
d. Giáp đi đâu, em Giáp theo đấy.
e. Anh bảo sao, tôi làm vậy.
g. Anh chỉ như thế nào, tôi làm như thế ấy.
h. Công trình cần bao nhiêu xi măng, chúng tôi chở đến bấy nhiêu.
Có thể sử dụng các quan hệ từ thích hợp để thử làm bộc lộ mối quan hệ
điều kiện giữa các vế trong kiểu câu ghép này trong những trường hợp cụ thể.
Điều đó không có nghĩa là có thể tùy tiện cho các quan hệ từ xuất hiện. Ví dụ:
(Nếu) ai làm (thì) người đó chịu trách nhiệm.
Ăn cây nào (thì) rào cây nấy.
Mặc dù có thể hiểu trong những trường hợp như thế có chứa quan hệ
điều kiện, nhưng những câu đang bàn vẫn là câu ghép qua lại. Vì khi có ý
dùng câu ghép qua lại, người nói không muốn dùng các quan hệ từ tương ứng
để làm hiển lộ những mối quan hệ đó, mặc dù rất có thể người nói vẫn có hàm
ý nhắc đến chúng. Khi các quan hệ từ phụ thuộc xuất hiện thì những câu ghép
chứa chúng được coi là câu ghép chính phụ.
Một điểm đáng chú ý là đối với dạng câu ghép dùng cặp đại từ phiếm chỉ
– xác định hô ứng, khi vế chứa đại từ phiếm chỉ được dùng làm một câu riêng
thì nó có dạng nghi vấn. Ví dụ:
(2.48) a. Ai làm?
b. Rau nào?
c. Anh cần gặp người nào?
d. Giáp đi đâu? Anh bảo sao?
e. Công trình cần bao nhiêu xi măng?
Phần miêu tả trên cho thấy rằng giữa những vế câu dùng cặp đại từ
phiếm chỉ – xác định hô ứng vốn có những mối quan hệ nhất định do chính
cặp từ này tạo ra. Khả năng có thêm những kiểu quan hệ khác lệ thuộc khá
nhiều vào nội dung mệnh đề của hai vế câu và hoàn cảnh sử dụng. Điều cần
ghi nhận là cả những kiểu quan hệ vốn có ở những kiểu câu này lẫn những
quan hệ có được do nội dung mệnh đề và hoàn cảnh sử dụng đều có giá trị
ngang nhau trong hoạt động giao tiếp.
2.5 Mối quan hệ giữa đại danh từ xưng hô với phạm trù số lượng
Một vấn đề khác cần nói đến, đó là ý nghĩa số lượng của các đại danh từ
xưng hô. Như đã biết, trong tiếng Việt, phạm trù số lượng được thể hiện nhờ
vào các phương tiện từ vựng. Chẳng hạn như ngoại trừ trường hợp đại danh từ
xưng hô họ vốn mang nghĩa số nhiều, còn bản thân các đại danh từ xưng hô
như tôi, nó lại không mang nghĩa số nhiều, nên chúng ta phải thêm từ chúng
để tạo nghĩa số nhiều cho các đại danh từ nhân xưng đó.
Bên cạnh khả năng kết hợp với các từ như: “các, chúng” để biến đổi một
đại từ số đơn trở thành đại từ số phức như trường hợp: anh => các anh, tôi =>
chúng tôi, một số đại từ bản thân có ý nghĩa số phức như đại từ “họ, người ta,
v.v.”. Tuy nhiên, khả năng kết hợp để có dạng thức số phức là hạn chế vì một
số đại từ chỉ có thể kết hợp với một trong hai từ nêu trên mà thôi.
Cần lưu ý đến sự phân biệt đại từ xưng hô ngôi thứ nhất số nhiều bao
gộp (inclusive) và không bao gộp (exclusive). Từ xưng hô ngôi thứ nhất số
nhiều bao gộp gồm một nhóm người, kể cả người nghe, lấy người nói làm
trung tâm. Từ xưng hô không bao gộp gồm một nhóm người với người nói là
trung tâm không kể người nghe. Chúng ta là đại từ bao gộp. Chúng tôi là đại
từ không bao gộp. Chúng mình là đại từ bao gộp, vừa không bao gộp. Đại từ
we trong tiếng Anh cũng vừa bao gộp, vừa không bao gộp. Xem xét các ví dụ
dưới đây:
(2.49) a. Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp
Giấc mơ con đè nát cuộc đời con
Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp
Một mái nhà yên rũ bóng xuống tâm hồn.
b. Lũ chúng ta bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ thuở một hai.
c. Chúng tôi đều nghĩ như vậy.
d. Chúng tôi xin đọc bản báo cáo.
e. Nam ơi, chúng mình đi chơi đây, cậu trông nhà nhé!
g. Nam ơi, chúng mình đi chơi đi!
Ở các ví dụ (2.49a) và (2.49b), chúng ta được dùng để chỉ gộp chung cả
bản thân mình và người đối thoại. Trong khi ở ví dụ (2.49c), chúng tôi được
dùng để chỉ tôi cộng với một số hay nhiều người khác. Chúng tôi còn được
dùng để tự xưng mình một cách trang trọng khi viết sách, báo, đơn từ hoặc
khi nói trước đám đông, trước người trên như ở ví dụ (2.49d). Đại từ chúng
mình ở (2.49e) là đại từ không bao gộp, trong khi ở (2.49g) thì là đại từ bao
gộp.
Sau đây, người viết sẽ trình bày lần lượt một số trường hợp tiêu biểu.
TA - Xem xét các ví dụ sau:
(2.50) a. Mình về mình có nhớ ta,
Ta về ta nhớ hàm răng mình cười.
b. Em ơi chua ngọt đã từng
Non xanh nước bạc ta đừng quên nhau.
Đại từ ta trong (2.50a) là từ dùng để tự xưng mình, nhưng ta trong
(2.50b) lại dùng để chỉ gộp chung mình và người đối thoại với ý thân mật, gần
gũi.
NÓ – Xem xét các ví dụ:
(2.51) a. Nó ăn rồi. (nó - số ít) nhưng
b. Mẹ mới mua 5 con cá. Con làm đi kẻo nó ươn. (nó - số nhiều)
Tác giả Nguyễn Phú Phong (1996: 8-19) phân biệt đại từ nó ra hai
trường hợp: (i) “nó” hồi chỉ (anaphore) có thể có số ít hay số nhiều tùy số
lượng của tiền ngữ (antécédent) được nó thay thế; (ii) “nó” chỉ thị (déictique)
thì bao giờ cũng số ít vì trong trường hợp này nó dùng để chỉ đến một người/
con vật và chỉ một đơn vị thôi, nằm ngoài cặp đối thoại trong một không gian
xác định. Các ví dụ (2.52a, 2.52b) sau đây, tiền ngữ của nó là một ngữ danh
từ (in đậm) số nhiều, có chứa số từ ba:
(2.52) a. Một chè, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. (Trần Tế Xương).
b. Năm thằng ăn cướp đã vào làng. Nó đang đốt nhà.
Trong (2.52a) và (2.52b), chúng ta có thể thay nó bằng chúng, chúng được
nhìn nhận là đại danh từ ngôi thứ 3, số nhiều.
Tác giả Cao Xuân Hạo (1991:196) cũng đề cập đến ý nghĩa phức số của
đại từ nó khi dùng cho người và cho cả động vật qua các thí dụ sau:
(2.53) a.“Mấy cháu đâu cả? – Nó chơi ngoài vườn ấy.”
b. “Mấy con cá này vớt ở đâu ra? – Tôi vớt nó ở ngoài suối í.”
c. Hết nước, “rọ lợn” bay đi, có thằng bọt xà phòng còn dính trắng cả
bụng. Thế là chúng vung nắm đấm lên chửi om xòm theo “rọ lợn”.
d. Sao anh biết nó chửi? (TB)
Theo Trần Đại Nghĩa (2004: 75-76), đại từ “nó” thực hiện “chức năng
ngữ nghĩa: phần tử hóa “chúng nó”, và do đó đã thực hiện một chức năng ngữ
pháp là số ít hóa một số nhiều ngữ nghĩa của đại từ “nó” như trong câu: “Lẳng
lặng mà nghe nó chúc nhau, / Chúc nhau trăm tuổi bạc đầu râu. (Trần Tế
Xương)”.
HỌ - Theo Nguyễn Kim Thản (1997: 284) họ là gốc rễ danh từ, và có lẽ bắt
nguồn từ “hộ” của tiếng Hán. Bản thân đại danh từ xưng hô ngôi thứ ba “họ”
đã mang ý nghĩa số nhiều. Ví dụ: Họ biết rằng ngoài họ, không ái có tiền mua
nổi… (NCH).
Ở chương “Các hư tự 1”, Lê Văn Lý có đề cập đến những hư tự có nguồn
gốc danh tự mà ra như: họ, của, hơi, khi, nhà, người và các danh tự chỉ tên
những phần tử trong gia đình hay họ hàng. Chú ý đến hư từ họ, người viết xin
nêu ra đây ý kiến của tác giả: “Khi là Hư tự, Họ chỉ một nhóm người; nó được
dùng như một ngôi tự chỉ ngôi thứ ba số nhiều. Khi ở ngôi thứ ba số ít, người
ta nói: Hắn, khi ở số nhiều, người ta sẽ nói: chúng hắn hay là HỌ.”.
CHÚNG – Đây là một đại danh từ xưng hô có phần phức tạp. Trong các sách
ngữ pháp, chúng thường được xem là dạng số nhiều của nó tuy giữa nó và
chúng không có một quan hệ từ nguyên nào cả. Chúng là một từ gốc Hán có
nghĩa là “đông, nhiều”. Chúng còn được sử dụng để làm thành những từ ghép
như chúng sinh, chúng dân.
Theo Nguyễn Kim Thản (1997) và một số tác giả khác, chúng và chúng
nó không khác nhau về ngữ nghĩa, và vì vậy được xem như hai biến thể chỉ
ngôi thứ ba, số nhiều. Tuy nhiên, tác giả Nguyễn Phú Phong (2002: 153) đưa
ra sự khác biệt giữa nó và chúng (nó) dựa vào một điểm quan yếu: sở chỉ của
chúng (nó) không những phải là số nhiều mà còn phải đếm được; sở chỉ của
nó thì hoặc là số ít, hoặc là dưới dạng khối. Xét ví dụ (2.54) (lặp lại ví dụ
(2.53)):
(2.54) Một chè, một rượu, một đàn bà
Ba cái lăng nhăng nó quấy ta. (Trần Tế Xương).
Trong (2.54), chúng chiếu đến ba cái lăng nhăng như một đoản ngữ có
định lượng bởi tổ hợp [Số từ Loại từ: ba cái], trái lại thay cho chúng, nó sẽ
chiếu đến tiền ngữ ba cái lăng nhăng như chiếu đến một khái niệm khối,
không phân lập.
Theo Lê Văn Lý, hư tự hay là “những Tự ngữ rỗng là những tự ngữ đã được xếp vào một
Tự loại rồi, nhưng đã mất đặc tính và một phần ý nghĩa cũ của chúng và được sử dụng như
những dụng cụ ngữ pháp.”.
1
Việc sử dụng hai từ chúng nó và chúng là đại danh từ xưng hô đặt ra một
số vấn đề cần được giải thích. Hầu hết các tác giả ngữ pháp tiếng Việt đều xác
định rằng chúng là dấu tích đa hóa của chúng nó. Theo L.C. Thompson, “Từ
tập thể chúng xuất hiện như một bổ từ giới hạn những ngữ đoạn có đại từ
khác dùng như từ trung tâm. Chúng được sử dụng để đa hóa những đại từ
này.” Tác giả Nguyễn Kim Thản cũng ghi nhận rằng “để tạo số nhiều của đại
từ nhân xưng, ta thường dùng từ đầu chúng – đặt trước các đại từ tao, tôi, tớ,
mày, nó. Từ tố chúng gốc ở tiếng Hán, có nghĩa là “nhiều người, đông
người”.” Quan niệm như vậy chẳng khác gì xem chúng như một “từ tố”,
giống như từ tố dùng để đa hóa khác như những, các. Điều này không thể trả
lời được những câu hỏi như: (i) một từ tố số nhiều, hay đúng ra là một phụ tố,
thì làm sao có thể đứng độc lập làm thành phần câu như trong nhiều trường
hợp được?; (ii) làm phụ tố cho các đại danh từ xưng gọi số ít tao (ngôi 1),
mày (ngôi 2), nó (ngôi 3), chúng chỉ đa hóa cho mỗi phần tử này ở ngôi riêng
của nó hay sao? Nói một cách khác, nếu đặt chúng như một số nhân n thì phải
chăng ta phải hiểu là: chúng tao = n tao (n lần tao)?
Nếu chúng là một từ tố dùng để đa hóa thôi thì chúng có thể đặt trước tất
cả các danh từ. Nhưng điều này lại rất hiếm xảy ra, từ chúng chỉ có thể dùng
trước một số rất ít danh từ và trước các đại từ để tạo thành số nhiều như chúng
bạn. Tuy nhiên, chúng thầy thì lại không được vì bản thân từ chúng mang sắc
thái suồng sã, thân mật hoặc trịch thượng không thể kết hợp với từ thầy mang
sắc thái đề cao, tôn trọng. Và hơn nữa, người viết nhận thấy trong lời ăn tiếng
nói của người Việt, tổ hợp chúng thầy không xuất hiện.
Cách giải quyết cho vấn đề này mà tác giả Nguyễn Phú Phong đưa ra là
“thay vì xem chúng như một phụ tố chỉ số nhiều, nghĩa là một từ ngữ pháp
tiền phụ tố cho đại từ theo sau, ta lại nhìn nhận nó như một từ ngữ có tính từ
vựng làm thành phần của một đại từ ghép 1.” Hay nói một cách khác, cần nhìn
nhận chúng nó là hai từ. Người viết đồng tình với quan điểm này.
Nếu phân tích một cách kĩ lưỡng thì đại danh từ xưng hô như chúng tao
tuy gọi là “đại danh từ xưng hô ngôi thứ nhất, số nhiều” nhưng thực ra là một
đại danh từ có ngôi kép 1+3. Ghép với ngôi 1 số ít (được biểu thị bởi tao), với
ngôi 3 được biểu thị bằng chúng, nhưng chúng ở đây có thể số ít hay số nhiều.
Nói một cách khác, khi phát ngôn “chúng tao”, thì tao chỉ đến một người duy
nhất, chủ thể của phát ngôn, còn chúng có thể chỉ đến một hay nhiều người
nằm ngoài đối thoại. Trường hợp đầu thì chúng tao tương đương với “tao và
nó = chúng tao”. Tính đơn độc gắn liền với ngôi 1/tao-tôi cũng có thể chứng
minh được. Ví dụ chúng tao có nghĩa tương đương với “tao và chúng nó” chứ
không đồng nghĩa với “tao và tao và chúng nó”. Vì tính đơn độc của ngôi 1
nên mỗi khi nói chúng tao, mặc dù gọi là “ngôi 1 số nhiều” nhưng vẫn chỉ có
một tao thôi.
Tóm lại, khi xem chúng là một thành viên trong những đại từ ghép,
chúng là dấu tích của một thao tác đa hóa khá phức tạp vì sự đa hóa này có
tính cách ngôn ngữ học hơn là toán học bởi tùy thuộc nhiều vào ngôi đơn làm
cơ sở cho phép đa hóa. Việc ghép chúng với những đại danh từ xưng hô khác
nhau đưa đến những nhận xét sau đây:
(1) Với ngôi 1 tao, chúng kết hợp đem thêm vào một cá thể ngôi 3, số
lượng của ngôi 1 vẫn là một; thành quả là chúng tao có ngôi hỗn hợp
“1+3”, không thuần nhất.
(2) Với ngôi 3 đơn nó, chúng kết hợp đem thêm vào ít nhất là một cá thể
ngôi 3 và đại từ ghép chúng nó có ngôi 3 số nhiều thuần nhất. Như vậy,
Tác giả Nguyễn Phú Phong dùng “đại từ ghép” để phân biệt với cách gọi “đại từ kép” – chú thích của người
viết
1
chúng thực hiện một bài toán nhân mà chúng là số nhân và nó là đơn vị
được nhân.
Một điểm cần chú ý khác, trong chúng tôi/ chúng tao/chúng ta là một
phối hợp ngôi 1 tao/tôi với ngôi 3 chúng, hoặc phối hợp [ngôi 1 + ngôi 3] ta
với ngôi 3 chúng, rõ ràng yếu tố ngôi 1 luôn luôn là yếu tố lấn áp. Xét về
ngôi, ta thấy chúng ngôi thứ 3 số nhiều, chúng tôi ngôi thứ nhất; chúng mày
ngôi thứ hai. Như vậy, quyết định ngôi là ở yếu tố “tôi, mày”, quyết định số
nhiều là ở yếu tố chúng.
2.6 Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi đã trình bày tiêu chí ngữ pháp để nhận diện đại
từ trong tiếng Việt. Tiêu chí đó được thể hiện qua khả năng kết hợp trong ngữ
và chức năng cú pháp trong câu. Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra một trường
hợp đặc biệt về ngữ pháp của đại từ “nó”. Ngoài ra, các đại từ còn kết hợp
thành cặp đại từ hô ứng để tạo nên các kiểu quan hệ ý nghĩa giữa hai vế câu
ghép qua lại. Cuối cùng, người viết đi vào phân tích mối quan hệ giữa các đại
danh từ xưng hô với các phạm trù ý nghĩa số lượng. Đáng chú ý là quan niệm
về từ “chúng” trong “chúng tao, chúng tôi, chúng mày,...”.
Đến chương 3, người viết tiếp tục đi vào phân tích thêm một tiêu chí
nhận diện đại từ nữa, tiêu chí về ngữ nghĩa.
3
Chương 3
NGỮ NGHĨA CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
Ở chương 2, chúng tôi đã bàn đến tiêu chí nhận diện đại từ về mặt ngữ
pháp. Theo truyền thống, sự phân định từ loại bắt đầu bằng cơ sở tiêu chí ngữ
nghĩa và cách gọi tên các từ loại cũng dựa vào ý nghĩa khái quát của từ loại
đó.
Đề cập đến ngữ nghĩa của đại từ, hầu hết các nhà ngôn ngữ học đều cho
đại từ là một từ loại “rỗng nghĩa”, nó không có gì ngoài một số nét nghĩa
phạm trù, nghĩa đánh giá. Thế nhưng, chúng tôi nhận thấy cần phải hiểu theo
hướng khác khi xem xét ý nghĩa của đại từ.
Ý nghĩa của đại từ không trực tiếp là nội dung phản ảnh thực tại như các
thực từ, nhưng nó cũng không chỉ thuần phản ánh mối quan hệ giữa các khái
niệm trong tư duy như các hư từ. Đại từ có chức năng thay thế. Tuy nhiên, sự
thay thế của đại từ có tính chất đặc biệt bởi vì trong khi thực hiện chức năng
thay thế, đại từ không chỉ có ý nghĩa từ vựng như thường hiểu.
Như đã biết, ý nghĩa từ vựng là ý nghĩa riêng của từng từ, mỗi ý nghĩa từ
vựng thuộc về một từ. Nó không có tính chất chung, đồng loạt cho nhiều từ.
Đồng thời, ý nghĩa từ vựng cũng thường được hiểu là sự phản ánh các sự vật,
hiện tượng, thuộc tính… trong thế giới khách quan. Do đó, nó có tính chất
hiện thực. Đại từ có chức năng thay thế nên nó lâm thời có được ý nghĩa từ
vựng và chức năng ngữ pháp của đơn vị ngôn ngữ mà nó thay thế. Do đó, đại
từ không có một ý nghĩa từ vựng cụ thể thuộc về riêng nó như các thực từ
khác. Ngược lại, nó có chức năng thay thế và đây được xem là ý nghĩa khái
quát, đồng loạt cho các thành viên của từ loại đại từ.
3.1 Ý nghĩa khái quát (ý nghĩa thay thế)
Theo tác giả Bhat (2004), việc áp dụng đặc điểm “thay thế danh từ”
khiến cho vấn đề đại từ còn nhiều điều khó giải quyết. Thứ nhất, thường
không làm rõ khái niệm “thay thế” có nghĩa là gì và tại sao nó nên áp dụng
chỉ cho mỗi đại từ còn những từ loại khác thì không. Chẳng hạn, có thể xem
một từ có ý nghĩa khái quát như human thay thế cho nhiều từ cụ thể hơn như
man, woman, boy, girl,v.v. Trong ý nghĩa nào thì đại từ thay thế cho danh từ
còn các từ khác thì không? Mặt khác, rõ ràng là có một số ý nghĩa mà trong
đó mối quan hệ giữa đại từ và danh từ thì khác biệt với mối quan hệ giữa các
từ có ý nghĩa khái quát và các từ có ý nghĩa cụ thể. Bên cạnh đó, đại từ không
chỉ thay thế cho ‘danh từ’ mà còn thay thế cho “ngữ danh từ”.
Khái niệm thay thế cho ‘danh từ’ cũng có thể có vấn đề, bởi vì ngoại trừ
các đại từ nhân xưng, các loại đại từ khác có thể bao gồm các phạm trù tính
từ, trạng từ và ngay cả động từ. Chẳng hạn, phạm trù đại từ chỉ xuất bao gồm,
trong hầu hết các ngôn ngữ, không chỉ các hình thức danh tính mà còn có các
hình thức tính từ và trạng từ. Một số ngôn ngữ còn có chỉ xuất vị từ. Điều này
cũng đúng với các đại từ nghi vấn, bất định và quan hệ.
Một số nhà ngữ pháp học cho rằng chỉ những từ thuộc phạm trù danh
tính mới là đại từ và loại bỏ những từ thuộc các phạm trù khác như tính từ
hoặc trạng từ, để duy trì định nghĩa đại từ là từ thay thế cho danh từ. Tuy
nhiên, điều này có hiệu quả trong việc phân nhóm các hệ đối vị khác nhau của
đại từ, chẳng hạn như phân nhóm các đại từ chỉ xuất, nghi vấn, bất định,…
thành hai tập hợp hoặc nhiều hơn và đặt chúng vào các lớp từ khác biệt. Điều
này cũng có tác dụng khi gán cho các hình thái đơn như this vào các lớp từ
khác nhau như danh từ và tính từ. Một số nhà ngôn ngữ học như Quirk,
Greenbaum, Leech và Svartvik (Bhat, 2004) sử dụng thuật ngữ “đại hình thái
(pro-form)” thay thế cho “đại từ (pronoun)” để giải thích nguyên nhân cho sự
đa dạng này.
Mặt khác, khái niệm “thay thế” một cái gì đó thì hoàn toàn không thích
hợp cho đặc tính của đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và thứ hai. Điều này là
hiển nhiên cho bất kì danh từ hay đại từ khác mà chúng tôi cố gắng sử dụng
bởi vì những đại từ này sẽ không có khả năng cung cấp một loại ý nghĩa chủ
yếu mà chúng được biểu thị
(3.1) a. I am reading a book.
b. The speaker is reading a book.
Chú ý câu (3.1b) không thể thực hiện chức năng của câu (3.1a). Đại từ I
xuất hiện trong (3.1a) chỉ ra rằng tác thể của hành động (đọc) được biểu thị
trong câu nói đó chính là người nói câu nói đó, trong khi cụm danh từ the
speaker xuất hiện trong (3.1b) không phải như vậy. Nó chỉ có thể ám chỉ đến
người nói của một số câu khác và không phải là người nói ra câu (3.1b).
Theo Nguyễn Thiện Giáp và Đoàn Thiện Thuật, tên gọi “đại từ” trong
tiếng Hán cũng như trong tiếng Việt có nghĩa là từ thay thế.
Trong công trình “Từ loại tiếng Việt hiện đại” (1999), tác giả Lê Biên đã
trình bày khá công phu và đưa ra nhiều vấn đề về đặc trưng của đại từ. Trong
đó nổi lên ý kiến: “Sự thay thế của đại từ có tính chất đặc biệt. Nó không phải
là thay thế tên gọi này bằng một tên gọi khác cho sự vật (cùng trường nghĩa)
như: bác sĩ = thầy thuốc; bao diêm = hộp quẹt; chết = mất;…. Đại từ thay thế
cho sự gọi tên chứ không phải thay thế cho tên gọi. Nói cụ thể hơn, ví dụ: bất
cứ người nào (anh A, chị B, ông C, em H,… ) là chủ thể phát ngôn thì từ “tôi”
thay thế được. “Nó” thay thế cho bất cứ một sự vật, một hiện tượng nào trong
thực tại được nói đến trong giao tiếp. Cho nên “nó” có thể thay thế cho người,
cho loài vật, cho vật thể, ý nghĩa thay thế ở đây là thay thế chức năng được
quy chiếu theo hệ hình. Vì thế, đại từ có thể thay thế cho một từ, một ngữ, …
thậm chí một đoạn văn.” Hơn nữa, chính cái đặc điểm, lúc có thể mang đặc
tính của từ loại này, lúc lại có thể mang đặc tính của từ loại khác, mà tác giả
Lê Biên cho rằng có thể gọi đại từ là từ loại “bao”.
Trần Ngọc Thêm cho rằng đại từ chỉ là cái “địa chỉ liên lạc” cho ngữ
đoạn mà nó thay thế (chủ tố) ở ngoài phát ngôn. Đại từ là cái dấu hiệu chắc
chắn chỉ ra sự không hoàn chỉnh về mặt nội dung của phát ngôn, làm cho nó
trở thành phát ngôn hợp nghĩa1.
Qua khảo sát ngữ liệu, người viết thấy rằng đại từ trong tiếng Việt được
dùng để thay cho một từ, một ngữ, một phát ngôn, một câu hay cả một đoạn
văn xuất hiện trước hoặc phía sau nó. Dưới đây là những minh họa cho chức
năng thay thế của đại từ.
(1) Thay cho danh từ
(3.2) a.Luận… bưng cả cây quất từ ngoài vườn vào, đặt ở giữa phòng, rồi
đứng ngẩn ngơ ngắm nó. (Ma Văn Kháng)
b. Con chó chạy trước tôi. Chợt nó dừng chân và bắt bò, tuồng như đánh
hơi thấy vật gì. (Theo Tuốc-ghê-nhép)
(2) Thay cho danh ngữ
(3.3) a. Nhân cũng không dám nói cho bố biết ý nghĩ của Dân về cái gác xép
của cụ vì nó tàn nhẫn quá. (Lê Ngọc Mai)
b. Lăng của các vua Hùng kề bên đền Thượng, ẩn trong rừng cây xanh
xanh. Đứng ở đây nhìn ra xa, phong cảnh thật là đẹp. (Đoàn Minh
Tuấn)
(3) Thay cho tính ngữ
Dựa vào tiêu chí hoàn chỉnh về nội dung, Trần Ngọc Thêm phân loại phát ngôn thành hai loại: các phát
ngôn hoàn chỉnh về nội dung và các phát ngôn không hoàn chỉnh về nội dung. Những phát ngôn hoàn chỉnh
về nội dung là những phát ngôn tự thân chúng đã đủ nghĩa, ta có thể hiểu được mà không cần tới sự hỗ trợ
của một phát ngôn nào khác – loại này gọi là các phát ngôn tự nghĩa. Còn những phát ngôn không hoàn
chỉnh về nội dung thì bao giờ cũng phải phối hợp với các phát ngôn xung quanh mới đủ nghĩa (người đọc
mới hiểu được) – loại này gọi là các phát ngôn hợp nghĩa.
1
(3.4) - Bác vẫn thế, đường bệ hệt nhà ngoại giao. (Bùi Mai Hạnh)
(4) Thay cho động ngữ
(3.5) Sao mẹ vẫn chưa về. Và bố cũng thế. (Nguyễn Quang Thân)
(5) Thay cho một cấu trúc chủ vị
(3.6) Cô Lý này, cây nó cũng biết cảm xúc, biết nghe nhạc đấy. Ông bảo tôi
thế. (Ma Văn Kháng)
3.2 Ngữ nghĩa của các tiểu loại đại từ tiếng Việt
Sau đây, người viết xin đi vào phân tích ý nghĩa của các tiểu loại đại từ
tiếng Việt.
Đại danh từ xưng hô: biểu thị các đối tượng tham gia quá trình giao tiếp,
được dùng để thay thế hay chỉ trỏ. Các đại từ này bao hàm ý nghĩa phạm trù
ngữ pháp của các từ mà nó thay thế hay quy chiếu. Ngoài ra, đại từ xưng hô
tiếng Việt có thể biểu hiện thái độ và quan hệ giữa người nói và người nghe.
Một số đại từ xưng hô chính danh như:
tao, tớ
Từ người nói dùng để tự xưng, biểu hiện thái độ thân mật. Khi
người nói là số phức thì có dạng kết hợp với từ chúng: chúng tao,
chúng tớ.
ta
Ngôi 1; trước đây từ này thường được dùng khi người nói có địa
vị cao hơn người nghe, tuy nhiên hiện nay nó đã mất nét nghĩa
này. Ngoài ra, từ này cũng được dùng ở số phức (bao gộp cả
người nghe) như dạng tương ứng với đại từ chúng ta.
tôi
Có nguồn gốc từ danh từ “tôi tớ” nhưng từ này đã mất đi nghĩa
gốc và hiện nay được người nói dùng để tự xưng. Tuy nhiên, nó
chỉ được sử dụng trong quan hệ ngang bằng ngoài xã hội và mang
sắc thái trung hòa. Chúng tôi là hình thức số phức (không bao
gộp người nghe) của tôi.
mày
Từ người nói gọi người nghe với sắc thái thân mật hoặc khinh
miệt. Chúng mày là hình thức số phức của mày.
bay,
Ngôi 2; mang sắc thái tương tự như chúng mày, tuy nhiên thái độ
chúng bay khinh miệt rõ nét hơn.
nó
Ngôi 3; được dùng để chỉ đối tượng là trẻ con nhưng nói về người
lớn thì từ này bao hàm thái độ khinh miệt, ghét bỏ. Ngoài ra, đại
từ nó còn được dùng để chỉ một sự kiện, sự vật hay động vật.
Trong khẩu ngữ “nó” thường làm thành phần đồng ngữ của danh
từ (như đã đề cập ở mục 2.3). Chúng và chúng nó là dạng số phức
của đại từ nó.
chàng
nàng
Ngôi 3;
Được dùng chủ yếu trong thể loại văn học,
chỉ nam giới.
đặc biệt trong giai đoạn văn học hiện đại
Ngôi 3; chỉ nữ
giới.
trước cách mạng, hai đại từ này được dùng
để trỏ tầng lớp trung lưu.
hắn/ y
Ngôi 3, để chỉ nam giới và mang sắc thái trung hòa.
thị
Ngôi 3, gốc tiếng Hán và chuyển nghĩa để chỉ nữ giới nhưng
mang sắc thái khinh miệt.
họ
Đại từ ngôi 3, số phức. Từ này có cùng nghĩa như chúng và
chúng nó, tuy nhiên nó mang sắc thái trung hòa và chỉ dùng để
thay thế đối tượng là người.
mình
Có nguồn gốc từ danh từ nhưng đã trở thành đại từ. Đại từ này có
thể là ngôi 1 khi người nói tự xưng hay để chỉ người nghe là vợ
hoặc chồng, hay với thái độ thân mật. Từ này có thể là đa ngôi
(ngôi 1, 2 và 3) với ý nghĩa phản thân.
Ngoài những đại từ chỉ ngôi thực thụ bên trên còn có những từ được lâm
thời sử dụng như đại từ. Số từ này khá đa dạng và luôn đi kèm với ý nghĩa
ngữ dụng và sẽ được trình bày chi tiết hơn ở mục 4.5 (chương 4).
Đại từ chỉ định, gồm có các từ chỉ thời gian dùng để trỏ, định vị thời gian
dựa vào mốc thời gian được xác định rõ tùy theo quan hệ với tọa độ gốc: bây
giờ, nay (điểm gốc), nãy, mai (điểm gần), bấy giờ (điểm xa); các từ chỉ không
gian từ dùng để trỏ, định vị nơi chốn dựa vào mốc không gian được xác định
rõ: đây (điểm gốc), đấy, đó (điểm gần), kia (điểm xa). Đây, đấy và đó có thể
được dùng để xưng hô trong khẩu ngữ.
Đại số từ (cả, cả thảy, tất cả, hết cả, hết thảy, tất, tất thảy, v.v.) có khả năng
thay thế cho số từ.
Đại vị từ (thế, vậy) không mang nét nghĩa cố định mà thay đổi tùy theo đối
tượng nó thay thế, được dùng để thay thế một ngữ hoặc một câu hoặc cả đoạn
văn đã xuất hiện phía trước.
Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ (ai, gì, nào, bao nhiêu, … ) không mang nét
nghĩa cụ thể và được dùng trong các câu hỏi hoặc các trường hợp không xác
định rõ về người, sự vật, thời gian, không gian, số lượng, cách thức, … Một
số đại hình thái nghi vấn – phiếm chỉ mang nét nghĩa chất vấn hoặc bác bỏ và
được đặt ngay sau nội dung đó (X bao giờ, X đâu, X thế nào được…)
3.3 Hiện tượng mơ hồ nghĩa của đại từ tiếng Việt
Đại từ được dùng để thay thế hoặc trỏ một đối tượng xác định qua tình
huống của diễn ngôn hoặc hồi chỉ tới một “tiền ngữ”, một biểu thức khác đã
được nói đến trước đó trong diễn ngôn. Khi trong ngôn cảnh xuất hiện hai đối
tượng cùng loại và được thay thế bằng đại từ thì hiện tượng mơ hồ sẽ xảy ra.
(3.7) Thứ nhường việc tính toán cho San. Y chả đã làm nội trợ rồi đấy ư?
(Nam Cao, Sống Mòn)
Trong phát ngôn đầu có hai đối tượng “Thứ” và “San” và trong phát
ngôn tiếp theo có đại từ “y”. Vì thế, những tình huống như thế này rất có khả
năng xảy ra hiện tượng mơ hồ của đại từ.
Trên thực tế, để tránh hiện tương mơ hồ trong phép thế đại từ, người ta
có thể dùng kèm các phương thức liên kết khác. Với thí dụ trên, chủ tố được
nhận diện nhờ vào sự hỗ trợ của phép liên tưởng đồng loại tính toán – làm
nội trợ.
Ngoài ra, người nói hoặc viết thường đưa vào ngôn cảnh các yếu tố khác
như nét nghĩa tuổi tác, tôn ti, thái độ trọng – khinh,…
(3.8) a. Ba đến gặp giám đốc. Ông ấy nói chuyện với nó trong 2 giờ
b. Ba đến gặp giám đốc. Nó nói chuyện với ông ấy trong 2 giờ.
Từ “ông ấy” mang sắc thái tôn trọng và đại từ “nó” mang sắc thái kém tôn
trọng khi dùng để chỉ người nên tuy ở vị trí chủ ngữ hay bổ ngữ, người ta đều
nhận thức rằng từ “ông ấy” thay cho “giám đốc”, người có cương vị cao hơn,
và “nó” thay cho Ba, một người chỉ nêu tên mà không kèm chức vụ nên có
cương vị thấp hơn. Do vậy, ngữ nghĩa giúp xác định được sự quy chiếu của
đại từ tiếng Việt.
Nếu không có bất kỳ yếu tố hỗ trợ nào kể trên thì đại từ được quy vào
đối tượng gần nhất, tức là danh từ đứng sau cùng trong câu trước.
Ở đây, người viết xin bàn thêm về hiện tượng tương tự trong tiếng Anh.
Trong các câu sau, việc sử dụng đại từ có thể dẫn đến sự mơ hồ về nghĩa:
(3.9) a. Sam cooks his dinner every evening. (Sam nấu bữa ăn tối cho anh ta
mỗi đêm)
b. Caroline still thinks she was right. (Caroline vẫn nghĩ rằng cô ấy
đúng)
Ở (3.9a), đại từ sở hữu “his” có thể quy chiếu Sam hoặc một người khác
không xuất hiện trong câu. Trong khi ở (3.9b), đại từ “she” có thể quy chiếu
Caroline hoặc một người khác mà không được nhắc đến.
John Lyons đưa ra các thí dụ sau:
(3.10) a. When he came in, my friend looked up. (Khi anh ta bước vào, bạn
tôi ngước lên nhìn.)
b. He came in and my friend looked up. (Anh ta bước vào và bạn tôi
ngước lên nhìn)
c. John looked up when HE came in. (John ngước lên nhìn khi anh ta
bước vào)
Ở (3.10a), đại từ “he” có thể là đồng sở chỉ với danh ngữ “my friend”,
hoặc nó có thể quy chiếu đến một người khác không xuất hiện trong câu. Tuy
nhiên ở (3.10b), thì đại từ “he” không thể là đồng sở chỉ với danh ngữ “my
friend”, vì quy chiếu khứ chỉ (hoặc dự báo) không xảy ra trong trường hợp
cấu trúc câu ghép. Ngược lại, với đại từ “he” có trọng âm ở (3.10c), thì đại từ
này có thể là hồi chỉ hoặc trực chỉ. Nếu là hồi chỉ, nó có thể là đồng sở chỉ với
John, hoặc quy chiếu một tiền tố nào đó ở trước. Nếu là yếu tố trực chỉ, nó
thường phải đi kèm với một hành động chỉ trỏ bằng tay, cái gật đầu.
Theo Lý thuyết Ràng buộc (Lý thuyết về các quan hệ cú pháp – sở chỉ
trong câu) (Binding Theory), đại từ phản thân hoặc tương hỗ phải đồng sở chỉ
với danh ngữ mà nó quy chiếu (chính là tiền ngữ) khi danh ngữ này cùng xuất
hiện trong cùng mệnh đề tối giản. Riêng đại từ nhân xưng không bị bó buộc
trong phạm vi cú pháp cụ thể, mà nó chỉ bị kiểm định bởi các thành tố bên
ngoài phạm vi cú pháp.
(3.11) Without looking away from his papar, the man reached in his pocket
and handed him a pack of matches. (Không rời mắt khỏi tờ báo (của anh ta),
người đàn ông lần trong túi (của anh ta) rồi đưa cho anh một bao diêm.)
Trong câu trên, đại từ cách bổ ngữ “him” ngôi 3, số đơn không đồng sở
chỉ với danh ngữ “the man” bởi vì nó là đại từ nhân xưng, do đó không bị giới
hạn bởi thành tố trong phạm vi cú pháp cụ thể; có nghĩa là đại từ “him” không
xuất hiện trong cùng một mệnh đề tối giản với danh ngữ “the man”. Do vậy,
danh ngữ này không thể là tiền ngữ của đại từ “him” nên không có quyền
kiểm định đối với nó. Sở chỉ đích thực của đại từ nhân xưng “him” nhất thiết
phải có mặt ở câu trước đó.
Như vậy, trong ngôn ngữ có biến hình như tiếng Anh, thì cú pháp – yếu
tố hình thái – góp phần làm rõ việc xác định tiền ngữ của đại từ trong câu.
Do số lượng đại từ nhân xưng tiếng Anh là không nhiều nên có những
trường hợp tạo ra mơ hồ nghĩa. Vì thế, bên cạnh việc dựa vào ngôn cảnh,
người ta có thể dựa vào các dấu hiệu hình thái để xác định sở chỉ. Trong tiếng
Việt, người ta còn dựa vào sắc thái nghĩa của các từ đại từ hóa và ngữ cảnh.
Do số lượng đại danh từ xưng hô tiếng Việt nhiều hơn và nhờ sắc thái nghĩa
rõ nét nên không gây khó khăn cho người đọc hoặc người nghe để xác định sở
chỉ của các đại từ dù rằng đại từ tiếng Việt không có sự biến đổi về hình thái
để tương hợp với sở chỉ. Như vậy, sự chọn lựa sử dụng và xác định sở chỉ của
đại từ tiếng Việt chịu sự chi phối của các yếu tố ngữ nghĩa trong khi đại từ
tiếng Anh nghiêng về yếu tố ngữ pháp.
3.4 Tiểu kết
Ở chương này, người viết đã cố gắng đi tìm tiêu chí nhận diện đại từ về
mặt ngữ nghĩa. Mặc dù không có ý nghĩa từ vựng, nhưng bản thân các đại từ
đều mang một ý nghĩa khái quát, đó là ý nghĩa thay thế. Và mỗi đại từ lại giữ
một ý nghĩa đặc trưng theo tiểu loại của mình. Bên cạnh đó, người viết cũng
đưa ra phân tích hiện tượng mơ hồ nghĩa khi đại từ hành chức.
4
Chương 4
NGỮ DỤNG CỦA ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
Ở các chương trước, người viết đã trình bày những tiêu chí nhận diện đại
từ về ngữ pháp và ngữ nghĩa. Thế nhưng, xét về đặc trưng của từ loại này,
mối quan hệ giữa nó với những vấn đề ngữ dụng mới thực sự cần được quan
tâm nghiên cứu nhiều hơn và còn bởi lẽ, việc xác định đại từ vốn thuộc địa
hạt của ngữ dụng.
Theo các tác giả Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng (2007: 104), đại từ là
một lớp từ mang đặc điểm chỉ xuất, nghĩa là khi đặt ngoài ngữ cảnh thì không
thể biết rõ được sự vật mà từ biểu thị. Về điều này, các tác giả đã nêu lên một
nhận xét rất đáng chú ý: “ […] cách hiểu đại từ là từ có chức năng thay thế
không phản ánh đúng bản chất của lớp từ này, vì nhiều đại từ không thay thế
cho một từ nào cả, mà như đã nói, nó có chức năng chỉ xuất. Chỉ có những đại
từ hồi chỉ là có chức năng thay thế, thay thế cho một từ đã dùng trước đó như
hắn, nó, thị, họ,…”.
Bên cạnh ý nghĩa nổi trội là thay thế, hoạt động của đại từ không đơn
giản chỉ là sự thay thế. Theo Trần Ngọc Thêm (2009: 142), “trỏ” vào sự vật,
dấu hiệu của tình huống nói năng chỉ là một khía cạnh của sự thay thế, của
chức năng liên kết – đó là liên kết khiếm diện. Chỉ trỏ là một hình thức của
quy chiếu và đại từ với chức năng chỉ trỏ được xem là một trong những từ
loại chỉ xuất (yếu tố trực chỉ) hoặc biểu thức chỉ xuất.
4.1 Chức năng chỉ xuất của đại từ
Trước hết cần thấy rằng khi đề cập đến ý nghĩa của từ, chúng ta muốn
nói đến các mối quan hệ bên trong ngôn ngữ. Còn khi đề cập đến sự quy
chiếu, chúng ta lại nói đến mối quan hệ giữa ngôn ngữ và thế giới hiện thực.
Nhờ phương thức của sự quy chiếu, người nói chỉ rõ những sự vật nào
trong thế giới (kể cả con người) đang được đề cập đến. Ví dụ:
(4.1) Ông nội của tôi đã từng ngồi ở chiếc ghế này.
(xác định người)
(xác định vật)
Trong giao tiếp hàng ngày, chúng ta thường gặp những phát ngôn trong
tiếng Việt mà ta không dễ gì hiểu được nếu không biết chủ thể của phát ngôn,
thời gian và không gian phát ngôn. Ví dụ:
(4.2) Tôi không lấy cái ấy, lấy cho tôi cái kia.
Những cụm từ như tôi, ấy, kia trong (4.2) làm cho người nghe không hiểu
được nội dung của phát ngôn nếu họ đứng ngoài ngôn cảnh. Những cụm từ
như vậy được gọi là chỉ xuất (deixis).
Có thể nói chỉ xuất quan trọng nhất là MỐC. Nếu mốc thay đổi thì vật chỉ
xuất thay đổi, dẫn đến ý nghĩa cũng thay đổi. Hôm qua và Thứ hai, thì chỉ có
hôm qua là có ý nghĩa chỉ xuất, liên quan đến cái mốc là hôm nay. Khi nói
“Chị Hồng”, ta dùng phương thức quy chiếu bằng tên riêng; khi nói “Cái chị
mặc áo đỏ đằng kia” là ta đã quy chiếu bằng biểu thức miêu tả; còn khi nói
“Đây là người tôi muốn giới thiệu với anh” thì lúc đó xuất hiện phương thức
quy chiếu bằng chỉ xuất (nói một cách nôm na là dùng đại từ để quy chiếu).
Như vậy, quy chiếu là dùng biểu thức diễn đạt, chỉ xuất là một phương tiện
của quy chiếu.
Theo tác giả Đỗ Hữu Châu (2007:72), chỉ xuất là một trong ba phương
thức quy chiếu (reference) (Đỗ Hữu Châu gọi là chiếu vật) là tên riêng, biểu
thức miêu tả, chỉ xuất. “Chỉ xuất là phương thức chiếu vật bằng ngôn ngữ dựa
trên hành động chỉ trỏ. Quy tắc điều khiển chỉ trỏ là: sự vật được chỉ trỏ phải
ở gần (trong tầm với của người chỉ và trong tầm nhìn của người chỉ lẫn người
được chỉ) đối với một vị trí được lấy làm mốc. Điểm lấy làm mốc để chỉ trỏ
thường là cơ thể của người chỉ tính theo hướng nhìn thẳng của người này.
Quy tắc này sẽ giải thích sự chiếu vật bằng chỉ xuất trong ngôn ngữ”.
Trong cuốn Dụng học, George Yule (2003: 29) dành hẳn một chương
riêng biệt (chương 2, phần I) để bàn về vấn đề “Chỉ xuất và khoảng cách”.
Theo đó, ông cho rằng: “Chỉ xuất (dexis) là một thuật ngữ chuyên môn (gốc
từ Hi Lạp) dành cho một trong số nhiều những cái cơ bản mà chúng ta làm
khi tạo ra các phát ngôn. Nó có nghĩa là ‘chỉ ra’ thông qua ngôn ngữ. Bất cứ
một hình thái ngôn ngữ nào được dùng để thể hiện sự ‘chỉ ra’ này đều được
gọi là một biểu thức chỉ xuất (deictic expression). […] Sự chỉ xuất rõ ràng là
một dạng của sự quy chiếu liên quan chặt chẽ giữa ngữ cảnh của người nói,
với một sự khu biệt cơ bản nhất giữa biểu thức chỉ xuất là ở gần người nói đối
lại với ở xa người nói.”
Tất cả các ngôn ngữ đều có hệ thống từ chuyên quy chiếu theo phương
thức chỉ xuất. Nằm trong hệ thống từ đó, đại từ được xem là một từ loại tiêu
biểu mang đặc điểm chỉ xuất. Các biểu thức chỉ xuất (tức là các tổ hợp có từ
chỉ xuất) thực hiện chức năng quy chiếu thông qua chức năng định vị, cụ thể
là thông qua việc xác định vị trí của vật được nói tới, phân biệt nó với các vật
khác theo quan hệ không gian, thời gian và các quan hệ khác.
Đại từ tiếng Việt tham dự vào ba loại phạm trù chỉ xuất phổ biến nhất
trong các ngôn ngữ là phạm trù chỉ xuất ngôi (nhân xưng), phạm trù chỉ xuất
không gian, phạm trù chỉ xuất thời gian.
4.1.1 Chỉ xuất ngôi
4.1.1.1. Trong số năm loại chỉ xuất phổ biến trong các ngôn ngữ: chỉ xuất về
ngôi, chỉ xuất thời gian, chỉ xuất không gian, chỉ xuất diễn ngôn và chỉ xuất
xã hội, có lẽ chỉ xuất về ngôi là đáng quan tâm nhất vì nó liên quan trực tiếp
đến các vai tham gia vào sự kiện lời nói.
Chỉ xuất xưng hô hay chỉ xuất ngôi bao gồm những phương tiện quy
chiếu nhờ đó người nói tự quy chiếu, tức tự đưa mình vào diễn ngôn (tự xưng)
và đưa người giao tiếp với mình (đối xưng) vào diễn ngôn. Như vậy, chỉ xuất
ngôi thuộc quan hệ vai giao tiếp ngay trong cuộc giao tiếp đang diễn ra với
điểm gốc là người nói.
4.1.1.2. Trong giao tiếp ngôn ngữ, các nhân vật (chỉ chung cả người cùng sự
vật) tham gia hoạt động này đều được phân định rõ rệt ở 3 ngôi vị (số ít và số
nhiều) là: người nói – ngôi 1, người nghe (tiếp nhận) – ngôi 2, người được nói
đến – ngôi 3.
Ở đây, cần phải giải quyết một vấn đề đặt ra là ngôi thứ ba có thuộc
phạm trù chỉ xuất xưng hô như ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai hay không? Cho
đến nay, nhiều tác giả vẫn xếp ngôi thứ ba vào phạm trù xưng hô như ngôi thứ
nhất và ngôi thứ hai. Chúng tôi nhận thấy chỉ có ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai
mới thực sự là các ngôi xưng hô bởi vì những người đang giao tiếp với nhau
dùng chúng để “chỉ” nhau. Ngôi thứ ba trong thực tế được dùng để quy chiếu
người hay sự vật được nói tới chứ không tham gia vào cuộc giao tiếp, không
phải là nhân vật cùng với người nói 1, người nói 2 góp phần tạo nên cuộc giao
tiếp, xúc tiến cuộc giao tiếp. Đại từ ngôi thứ ba phân biệt với đại từ ngôi thứ
nhất và đại từ ngôi thứ hai về các mặt sau:
(i) Đại từ ngôi thứ nhất và đại từ ngôi thứ hai chỉ người nói và người nghe là
những đối tượng nhất thiết phải có mặt trong tình huống phát ngôn, còn
đại từ ngôi thứ ba chỉ những đối tượng không những có thể vắng mặt
trong tình huống phát ngôn mà còn có thể không được nhận thức.
(ii) Các đại từ ngôi thứ nhất và thứ hai nhất thiết phải chỉ người. Những
trường hợp dùng đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai để chỉ động vật và
đồ vật trong truyện ngụ ngôn và thần thoại là những hiện tượng nhân cách
hóa mà thôi.
(iii) Các đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai là những từ xưng hô trong giao
tiếp, còn đại từ ngôi thứ ba không phải là từ xưng hô vì nó không nhất
thiết chỉ những người tham gia vào tình huống giao tiếp.
4.1.1.3. Đại từ nhân xưng đích thực được dùng để chỉ xuất. Là hiện tượng phổ
quát ngôn ngữ, đại từ nhân xưng có ở mọi thứ tiếng với số lượng không nhiều
lắm, dùng để trỏ và thay thế cho nhân vật tham gia giao tiếp. Việc thay thế
này là cần thiết tất yếu, để khỏi lặp đi lặp lại những từ ngữ biểu thị nhân vật
tham gia giao tiếp.
Trong phạm vi luận văn này, người viết xin đề cập đến hai bộ phận trong
hệ thống từ xưng hô tiếng Việt: (i) bộ phận đóng với số lượng hữu hạn đại từ
nhân xưng đích thực, việc sử dụng những đại từ nhân xưng gốc này lại hết sức
hạn chế, trong đó có nhiều từ rất ít dùng hoặc chỉ dùng trong những điều kiện,
tình huống và đối tượng giao tiếp nhất định, hầu như tất cả các đại từ nhân
xưng ở mỗi ngôi vị cũng đều mất đi tính trung lập, việc sử dụng chúng được
quyết định bởi nhiều yếu tố xã hội, tâm lí, bởi tình cảm, thái độ của những
người tham gia giao tiếp; (ii) Bộ phận mở với vô số những đại từ nhân xưng
lâm thời, cũng lại là những từ ngữ được đem thay thế một lần nữa cho những
đại từ nhân xưng gốc kia.
Theo Diệp Quang Ban (2008), các đại từ nhân xưng tiếng Việt được
dùng để xưng hô và thường có sự phân biệt theo vai trò của người/ vật tham
gia giao tiếp, giữa người nói: tôi, tớ, tao, v.v.; người nghe: mày, mi, v.v.;
người/ vật được nói đến: nó, hắn, v.v. (xem bảng 4.1.1.3 dưới đây – theo Diệp
Quang Ban (2008).
vật Nhân xưng từ
Nhân
trong giao tiếp
Người
Số đơn
nói:
Ngôi thứ nhất
Người
Số nhiều loại trừ
tôi, tao, chúng tôi, chúng tao, chúng ta, ta, chúng
tớ
(ta), chúng tớ (ngôi thứ mình (ngôi thứ nhất
mình
nhất số nhiều loại trừ) số nhiều bao gộp)
nghe: mày, mi, chúng
ngôi thứ hai
mình
Nhân vật được nói nó, hắn,
đến: Ngôi thứ ba
Số nhiều bao gộp
y
mày,
bay,
chúng bay
chúng nó, chúng, họ
Bảng 4.1.1.3. Các đại từ nhân xưng gốc tiếng Việt
Từ ta hoặc được dùng ở ngôi thứ nhất số đơn (tương đương tôi, tao, tớ)
với sắc thái ngạo mạn, trịch thượng (ngày xưa người bề trên thường dùng để
tự xưng mình), hoặc được dùng ở ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp (tương
đương với chúng ta, chúng mình). Ngôi thứ nhất số nhiều bao gộp (inclusive)
là ngôi thứ nhất gồm chung cả người nói lẫn người nghe; nó được phân biệt
với ngôi thứ nhất số nhiều loại trừ (exclusive) trong đó không tính đến người
nghe như chúng tôi.
Để rõ hơn về vấn đề này, chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau:
(4.3) a. Được ông chủ tịch cho phép, chúng tôi cứ mạnh dạn nêu chung như
thế chứ không có ý gì.
b. Anh cứ nói tự nhiên, nói hết sự thoải mái, chúng ta tranh luận với
nhau tự nhiên.
c. Cậu nói nhiều triển vọng, chúng mình tin lắm, rất tin!
d. Anh biết em đã vượt qua thói quen rất nghiêm ngặt để chúng mình
có dịp nói chuyện với nhau.
Chúng tôi được sử dụng với ý nghĩa loại trừ trong ví dụ (4.3a). Chúng ta
được sử dụng với ý nghĩa bao gộp trong (4.3b). Chúng mình có thể được sử
dụng với ý nghĩa loại trừ ở ví dụ (4.3c), hoặc với ý nghĩa bao gộp như trong
ví dụ (4.3d).
Cách dùng đại từ nhân xưng ngôi thứ ba có phần phức tạp hơn. Đại từ
nhân xưng nó và chúng vừa trỏ người vừa trỏ cả động vật và sự vật.
(4.4) a. Khi ấp trứng, chúng hót líu lo suốt chiều. (TH)
b. Chúng chỉ bé thôi, nhưng chúng lăn tăn, chúng lấp lánh như nhạo,
như cười, như khinh khỉnh với người ta. (NC, Về những con mắt)
Trong các truyện cổ tích, thần thoại, ngụ ngôn, v.v. mọi đại từ nhân xưng
đều có thể dùng để trỏ những nhân vật hành động là động vật, sự vật.
(4.5) Thích quá, hổ bảo thỏ: “Mày cho tao đánh với”. (NĐC)
4.1.1.4. Cần thấy rằng bản thân từ mình vốn là một danh từ chỉ cơ thể người
nói chung (vd: đặt mình xuống là ngủ ngay) hoặc chỉ bộ phận thân thể người,
động vật không kể đầu, đuôi (động vật) và tứ chi (ví dụ: con lợn thon mình;
đau mình đau mẩy). Nó đã được dùng để tự xưng hoặc để chỉ bản thân cùng
với người đối thoại một cách thân mật, vd: bọn mình, chúng mình, cậu giúp
mình một tay.
Đại từ mình vừa được dùng với ngôi thứ nhất (4.6a, 4.6d) vừa được dùng
ngôi thứ hai (4.6b, 4.6c, 4.6e); vừa được dùng để chỉ số đơn (4.6a, 4.6b, 4.6c)
vừa được dùng để chỉ số phức (ngôi thứ nhất bao gộp cả người nói lẫn người
nghe) (4.6d, 4.6e).
(4.6) a. “Hừm, tại sao mình để nó dắt đi như con chó con.” (Trầm Hương,
Biệt ly trắng) => mình: ngôi 1, số đơn.
b. Mình có nghe thấy người ta đồn rằng tôi sắp lấy mình không? =>
mình: ngôi 2, số đơn.
c. Ít ra là cậu sẽ thấy mình quá ích kỷ. (Trầm Hương, Biệt ly trắng) =>
mình: ngôi 2, số đơn.
d. Anh Hai thổi sạch rồi mình ăn. (Lý Thanh Thảo, Anh Hai) => mình:
ngôi 1, số phức.
e. Nó bảo tôi: “Mình cùng đi thôi.” = “Chúng ta cùng đi thôi.”
=> mình: ngôi 2, số phức
Đặc biệt, đại từ mình còn được dùng với ý nghĩa phản thân (đại từ phản
thân), chỉ vào đối tượng đã được đề cập ở trước đó trong câu, tức là tự xưng ở
ngôi thứ nhất (4.7a), ngôi thứ hai (4.7b), ngôi thứ ba (4.7c).
(4.7) a. Tôi lặng lẽ trở về phòng mình.
b. Bạn hãy nghĩ về mình một chút chứ.
c. Cô ấy không thích người khác nói về mình.
4.1.1.5. Danh từ thân tộc làm từ chỉ xuất ngôi. Những người tham gia vào
tình huống phát ngôn không phải chỉ đóng vai người nói hay người nghe, họ
còn đóng các vai giao tiếp khác nhau, tùy theo vị thế và mức thân hữu giữa
họ. Các đại từ nhân xưng thực thụ không thể hiện được quan hệ vị thế và tất
cả các cung bậc khác nhau của quan hệ thân hữu giữa người nói và người
nghe. Hay nói một cách khác, các đại từ xưng hô trong tiếng Việt vốn có ý
nghĩa liên cá nhân bao gồm ý nghĩa biểu cảm quá đậm − tiếng Việt thiếu hẳn
một đại từ ngôi thứ hai hoàn toàn trung tính như you trong tiếng Anh – cho
nên chúng không thể được dùng trong giao tiếp ở những ngữ vực quy thức và
phi quy thức, theo phép lịch sự trang trọng, tôn kính, mà chúng thường chỉ
được dùng trong ngữ vực thân tình với thái độ từ thân mật đến suồng sã hoặc
khinh rẻ. Vì vậy, tiếng Việt đã sử dụng các danh từ, đặc biệt là các danh từ
thân tộc làm các yếu tố trực chỉ ngôi. Vấn đề các danh từ thân tộc được dùng
để xưng hô (có thể gọi là những từ đại từ hóa) sẽ được chúng tôi trình bày chi
tiết hơn ở các mục sau. Ở đây, người viết chỉ xin nêu ra một số nội dung liên
quan nhằm hướng đến chức năng chỉ xuất ngôi của các từ đại từ hóa này.
Danh từ thân tộc là một nhóm thường có thể dùng với hai nghĩa: (i) dùng
với ý nghĩa chính xác của chúng để xưng hô với anh em, bà con trong gia tộc
và (ii) dùng với ý nghĩa mở rộng để xưng hô ngoài xã hội với những người
vốn không có quan hệ thân thích gì với mình. Trong giao tiếp, tùy theo vị thế
xã hội và mức độ thân hữu giữa người nói và người nghe mà người ta lựa
chọn những từ thích hợp.
Các danh từ thân tộc tiếng Việt có thể chia thành ba nhóm: (i) những từ
như u, bầm, bủ, tía, ba, má, v.v.; (ii) các từ như anh, chị, em, chú, bác, cha,
mẹ, cháu, con, v.v.; (iii) các từ như anh họ, ông nội, chị họ, dâu, rể, v.v.
Nhóm thứ nhất chỉ dùng để xưng hô, không dùng để miêu tả quan hệ, còn
nhóm thứ ba chỉ dùng để miêu tả quan hệ, không dùng để xưng hô. Nhóm thứ
hai vừa dùng để miêu tả, vừa dùng để xưng hô.
Ngoài việc dùng danh từ thân tộc làm đại từ nhân xưng (không chính
danh), người Việt còn dùng danh từ chỉ chức danh làm đại từ nhân xưng ngôi
thứ hai, thường chỉ để hô gọi, rất hiếm khi dùng để xưng. Vd: Nếu em nào
muốn trở về sống với gia đình thì trung đoàn cho các em về. (Phùng Quán).
Trong sinh hoạt, người ta cũng có thể xưng bằng chức danh của mình (khi vui
đùa, màu sắc tu từ khá rõ): Hôm nay giám đốc xin tạm khao anh em một chầu
bia; Các đồng chí thông cảm, bí thư hôm nay hơi bị … bí thơ.
Riêng ba từ thầy, cô, vú làm thành một lệ ngoại của nhóm danh từ chỉ
chức danh về cả hai phương diện, dùng với nghĩa gốc và dùng với nghĩa phái
sinh thay thế đại từ nhân xưng. Khi dùng xưng hô, các từ thầy, cô, vú được
dùng như đại từ nhân xưng ở cả ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai, vd: Thưa cô,
em đến xin lỗi cô; Ngày mai, cô sẽ mang đến cho em, yên tâm nhé.
Tuy nhiên, đối với các danh từ thân tộc dùng để xưng hô (đại từ nhân
xưng lâm thời) như ông, bà, mình, bố, mẹ, chú, bác, cô, dì, cậu, dượng, anh,
chị, em, con, cháu,…(trừ vợ, chồng) … , vì việc dùng chúng thường gắn với
tình huống sử dụng nên nhiều khi khó nhận biết ngôi do chúng diễn đạt, và có
thể dùng nhân xưng từ đích thực để diễn giải chúng. Xem xét ví dụ sau:
(4.8) Cậu cho cháu gói quà.
Phân tích:
+ cậu: ngôi 1, cháu: ngôi 2, tương đương: Tao cho mày gói quà. (Cậu nói,
cháu nghe, cháu nhận quà)
+ cậu: ngôi 2, cháu: ngôi 1, tương đương: Mày cho tao gói quà. (Cháu nói,
cậu nghe, cháu được nhận quà)
+ cậu: ngôi 1, cháu: ngôi 3, tương đương: Tao cho nó gói quà. (Cậu nói,
người nghe là mẹ cháu chẳng hạn, cháu được nhận quà)
+ cậu: ngôi 2, cháu: ngôi 3, tương đương: Mày cho nó gói quà. (Mẹ cháu nói,
cậu nghe, cháu được nhận quà)
Trong khẩu ngữ, thường gặp cách kết hợp một danh từ thân tộc với một
trong các từ cháu, em, nó, mình về phía sau để tạo dạng nhân xưng ngôi thứ
hai và ngôi thứ ba, như ông cháu, thầy nó, u em, chú mình (từ này không dùng
cho ngôi thứ ba). Từ nào trong các từ trên được chọn là tùy thuộc hoàn cảnh
nói và thái độ của người nói.
Cũng trong khẩu ngữ, kết hợp danh từ thân tộc với từ ta về phía sau để
tạo dạng nhân xưng ngôi thứ ba: ông ta, bà ta, cậu ta, cô ta, anh ta, chị ta..
(không nói: con ta, em ta, cháu ta…). Ta cũng có thể kết hợp với một số danh
từ chỉ người theo độ tuổi và giới tính để chỉ ngôi nhân xưng thứ ba: lão ta, mụ
ta,…
Cách kết hợp với ta chỉ dùng cho người cùng lứa tuổi hoặc cao tuổi hơn
và thường không mang sắc thái kính trọng, không dùng cho người ít tuổi, bề
dưới trong ý nghĩa của ngôi nhân xưng thứ ba.
Ta kết hợp với hắn (nhân xưng từ ngôi thứ ba) để nhấn mạnh: hắn ta.
Ta kết hợp với người tạo thành đại từ phiếm chỉ (chỉ những người nào đó
không xác định và cũng có thể chỉ có một người, tức phiếm chỉ cả về mặt số
lượng). Người ta cũng được dùng thay tôi khi nói dỗi.
Ta còn kết hợp sau danh từ tập thể để tạo ý nghĩa nhân xưng ngôi thứ
nhất, như bọn ta, nhóm ta, lớp ta,… giống như nhân xưng từ chúng ta.
Đồng thời, khi chỉ xuất cho ngôi thứ nhất số nhiều, các danh từ thân tộc
như: anh, em, cháu thường kết hợp với các từ chúng, bọn, tui để tạo ra các
cụm từ chỉ xuất tụi anh, bọn anh, tụi cháu, bọn em, chúng em, chúng
cháu,v.v. (không dùng: chúng anh, chúng bác, v.v.). Khi chỉ xuất vai người
nghe ở số nhiều, các danh từ này lại kết hợp với từ chỉ số lượng “các” để tạo
ra các cụm từ chỉ xuất như các em, các bạn, các anh, v.v. Ví dụ:
(4.9) a. Anh Ba Quân chủ tịch nói anh Hai ngày trước là sếp bự của ảnh, ảnh
dặn tụi em phải đối xử với anh Hai thiệt đàng hoàng.
b. Trong thương trường và trong chính trường của bọn em, người như
vậy kêu bằng hãnh tiến.
c. Tôi xin các anh, các anh vì thương mà cứ nói quá lên như vậy, nghe
kỳ lắm!
4.1.1.6. Mối quan hệ giữa đại từ với vai tương tác.
Như trên đã nói, đại từ có khả năng biểu thị vai tương tác, hay nói cách
khác, nó có chức năng chỉ xuất ngôi. Khi thực hiện nhiệm vụ đó, nó đồng thời
cũng thể hiện các vai xã hội hay các vai tương tác bằng lời. Vai xã hội là mẫu
hình toàn diện về hành vi và thái độ của cá nhân từ đó định ra chiến lược đối
ứng với tình huống xã hội gắn với trách nhiệm và quyền lợi. Vai tương tác
bằng lời cũng xuất phát từ vai xã hội và được cụ thể hóa trong quan hệ giao
tiếp từ đó định ra chiến lược giao tiếp trong các tình huống khác nhau. Vì vậy,
vai tương tác bằng lời thường xuyên được các bên tham gia bộc lộ, xác định,
củng cố hoặc khước từ, xóa bỏ hoặc đàm phán lại để tái lập mà định ra hoặc
thay đổi chiến lược giao tiếp.
Có thể thấy bản thân các đại từ chỉ xuất đã hàm chứa các nét nghĩa của
vai tương tác nên tình huống và ngữ cảnh không mấy cần thiết để nắm về các
nét nghĩa này cho nó nữa. Chẳng hạn trong phát ngôn “Thầy nhớ các em lắm”
thì yếu tố chỉ xuất thầy tự thân nó đã cho thấy các nét nghĩa cụ thể:
Phái tính: đàn ông; nghề nghiệp: dạy học; cảnh huống xưng hô: thân mật; vai
quan hệ: thầy-trò.
Xem xét phát ngôn trên ở các tình huống, ngữ cảnh cụ thể khác:
(4.10) a. (vợ thầy nói với học sinh của thầy khi thầy đang ở xa) Thầy nhớ các
em lắm, cô nghe thầy nói trong thư như thế.
b. Thầy nhớ các em lắm, thật vậy sao thầy?
Ở ví dụ (4.10a), thầy ở ngôi thứ ba, còn ở ví dụ (4.10b), thầy ở ngôi thứ
hai.
Tuy nhiên, trong tiếng Việt không phải bao giờ các đại từ trực chỉ cũng
bộc lộ những nét nghĩa đầy đủ như vậy. Ví dụ phát ngôn “Tôi viết thư này cho
Hòa cốt là để …” thì đại từ trực chỉ tôi lúc này chỉ xuất ngôi thứ nhất số ít,
không bộc lộc tình cảm, không thể hoán đổi các ngôi khác, tự giới hạn ở cặp
đối ứng tương tác là ngang vai nhau.
Bên cạnh đó, đại từ chỉ xuất ngôi tao trong tiếng Việt lại là một yếu tố có
tính đối ứng tương tác đa dạng hơn, ngoài tao-mày: chỉ xuất ngôi thứ nhất số
ít, không thể hoán đổi các ngôi khác, tương tác ngang hàng hoặc vai dưới,
biểu hiện tình cảm: thân mật, coi khinh. Ví dụ:
(4.11) (Coi khinh) Con kia đã bán cho ta
Nhập gia phải cứ phép nhà tao đây.
(câu 972 Kiều)
Hoặc: Đã đem mình bán cửa tao
Lại còn khủng khỉnh làm cao thế nào!
(câu 1733 Kiều)
Trong tiếng Việt, các đại từ chỉ xuất ở ngôi thứ hai rất phong phú. Mỗi
yếu tố có thể mang nghĩa tình thái khác nhau, sử dụng khác nhau thể hiện vai
trò giao tiếp khác nhau. Ai, thường là một đại từ nghi vấn − phiếm chỉ ở ngôi
thứ ba, lại có thể là yếu tố chỉ xuất vừa cụ thể vừa không cụ thể để chỉ xuất
ngôi thứ hai. Ví dụ:
( 4.12) Ai ơi đừng bỏ ruộng hoang
Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu. (Ca dao)
Trong trường hợp sau, ai có thể chỉ xuất cả ba ngôi, tùy theo tình huống
sử dụng:
(4.13) Đừng điều nguyệt nọ hoa kia
Ngoài ra ai 1 lại tiếc gì với ai 2
“Ai” còn được dùng để tự xưng mình trong những trường hợp phủ
định. Đây là một cách chỉ xuất độc đáo của yếu tố này. Ví dụ:
(4.14) a. Em nói như vậy ai (mà) nghe được. (Em nói như vậy anh không
nghe được.)
b. – Phải, mua nhà cửa đất cát ở bên tận Ninh Bắc thì ai sang đấy mà
ở. (… chúng tôi không sang ỏ được)
Để biểu thị sắc thái nghĩa, tiếng Việt có những yếu tố trực chỉ như: sắc
thái nguyền rủa: mày, bay, chúng bay, chúng mày như:
(4.15) Mác Na-ma-ra
Mày trốn đâu? Giữa bãi tha ma
…
Hỡi tất cả chúng bay, một bầy ma quỷ
Nhân danh ai?
Bay mang những B52.
(thơ Tố Hữu)
Tiếp đến, ta nói đến tính tương ứng của các đại từ chỉ xuất trong tương
tác. Đối với tiếng Việt, vấn đề này cực kỳ phức tạp và khá tinh tế. Hãy xem
hệ thống tương ứng vai giao tiếp trong tiếng Việt:
Số ít:
Tôi/Chúng tôi … anh, chị, bạn, quý vị, …
Ta … Ngươi
Ta … Bạn
Ta … Ta
Em … Mình (ví dụ: Mình hãy thương em đi)
Anh … Ai (ví dụ: Anh đi anh nhớ quê nhà
Nhớ canh rau muống, nhớ cà dầm tương
Nhớ ai dãi nắng dầm sương
Nhớ ai tát nước bên đường hôm nao. (Ca dao)
Sự đối ứng vai tương tác là một quá trình vận hành nghĩa rất phức tạp và
tinh tế. Cũng vì thế mà chỉ xuất ngôi có khi cũng hoạt động theo cái yêu cầu
đa dạng này. Đôi khi cái khập khiễng lại là sự tác dụng lớn cho giao tiếp.
Xem xét ví dụ sau để thấy sự đối ứng giữa sự vật và con người:
(4.16) Bớ chiếc ghe sau chèo mau anh đợi!
Kẻo khúc sông này bờ bụi tối tăm!
(Ca dao)
Trong (4.16), chiếc ghe sau chính là yếu tố để từ đó chỉ xuất người, ở
đây là người con gái. Lại nữa, đôi khi sự vật không chỉ xuất ngôi thứ hai mà
còn tự chỉ xuất mình. Ví dụ:
(4.17) Khăn thương nhớ ai
Khăn rơi xuống đất
Khăn thương nhớ ai
Khăn vắt lên vai
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt
Đèn thương nhớ ai
Mà đèn không tắt
Mắt thương nhớ ai
Mắt ngủ không yên
Đêm qua em những lo phiền
Em lo một nổi không yên mọi bề.
Ta thấy sự đối ứng trong hội thoại rất phức tạp: Trước hết là người tự sự
lấy các vật như khăn, đèn, mắt làm người đối thoại. Đây là những yếu tố chỉ
vai tương tác thứ hai tạm thời. Nhưng ở hai câu cuối khi người tự sự xưng
“em” thì khăn, đèn, mắt không còn là ngôi thứ hai nữa, mà chúng chính là
hiện thân biểu trưng của ngôi thứ nhất trong ngữ cảnh này, và đại từ ai – một
đại từ nghi vấn lại trở thành đại từ chỉ xuất ngôi thứ hai: chính là người yêu,
người chồng đi xa vắng để lại sự nhớ nhung.
Số nhiều: Chúng tôi … Các anh, các chị, quý vị
Chúng mình .. (các bạn)
Chúng con/chúng cháu … (những danh từ thân tộc dùng làm đại từ
chỉ xuất vai trên: cha, mẹ, cụ, …)
Như vậy, sự tương ứng là vấn đề then chốt trong quá trình tương tác của
tiếng Việt. Nếu sự tương ứng bị phá vỡ thì sẽ dẫn đến phá vỡ hội thoại. Chính
vì vậy, khi cần có sự thay đổi về quan hệ trong thế tương tác, người tham
thoại cần phải biết chủ động sử dụng phép thế yếu tố chỉ vai, gọi tên hoặc lựa
chọn các yếu tố trung gian chuẩn bị hòa nhập để tạo quan hệ đối thoại tốt hơn.
Ví dụ:
(4.18) Mùi hỏi: - Nhìn mãi, em mới nhận ra cậu Trương ở trọ học bên nhà cụ
giáo. Trông độ này …
Trương ngắt lời: - Độ này tôi gầy đi nhiều.
Chàng nhận thấy tiếng “em” Mùi tự xưng và biết không nên coi Mùi như cô
hàng xóm ngày trước nữa.
- Chẳng mấy khi gặp gỡ người cũ. Ta vào đây nói dăm ba câu chuyện. Mùi
nghĩ sao? (Nhất Linh, Bướm trắng)
Rõ ràng, ở tiếng Việt, nhìn vào những đại từ chỉ xuất ngôi là có thể hiểu
ngay mối quan hệ của các bên tham thoại.
Một hiện tượng đáng chú ý là hiện tượng chuyển vai, chuyển chỉ xuất
trong tiếng Việt. Xem xét các ví dụ sau:
(4.19) a. - Một con của anh 1 về nhất rồi. Mừng đi. Anh 2 đánh mấy vé?
- Có bốn vé thôi. Nhưng anh 3 đã đánh bao cả năm con ở giải tư.
(Nhất Linh, Bướm trắng)
b. - Em 1 biết rồi à?
- Không, em 2 đoán. (Nhất Linh, Bướm trắng)
Cặp đại từ anh – anh, em – em trong ( 4.19a) và (4.19b) có hiện tượng
chỉ xuất xuôi và chỉ xuất ngược. Ở (4.19a), anh 1 , anh 2 chỉ xuất ngôi thứ hai,
anh 3 chỉ xuất ngôi thứ nhất. Ở (4.19b), em 1 chỉ xuất ngôi thứ hai, em 2 chỉ xuất
ngôi thứ nhất.
Có thể thấy, khi vai của người nói chuyển thành vai của người nghe, thì
các chỉ xuất về ngôi cũng biến đổi theo cho phù hợp.
(4.20) + Ông đang làm gì thế hở ông?
- Ấy chế, cháu đừng có mó vào hoa của ông. Ông đang thăm xem đúng hôm
nào thì hoa của ông nở đủ.
+ Ông cho cháu một cái… Cháu xin ông cái lá gãy kia nhá!
Ở phát ngôn thứ nhất, ông là ngôi thứ hai, nhưng qua phát ngôn thứ hai,
ông lại là ngôi thứ nhất và cháu là ngôi thứ hai, sang phát ngôn thứ ba, ông lại
là ngôi thứ hai và cháu là ngôi thứ nhất.
Chỉ xuất ngôi trong tiếng Việt chịu tác động nhiều của các yếu tố phi
ngôn ngữ như giới tính, tuổi tác, nghề nghiệp, vị trí xã hội và quan hệ xã hội.
Trong thực tế giao tiếp hiện nay, tiếng Việt tồn tại một số cặp vai không theo
thông lệ chẳng hạn em-bác, anh-chú thay vì em-anh, anh-em. Người Việt có
xu hướng xưng hô theo con, cháu của mình trong giao tiếp. Ví dụ:
(4.21) Cần gì chú cứ hét một tiếng tụi anh theo răm rắp ngay.
4.1.1.7. Nhiều nhà Việt ngữ học cho rằng trong tiếng Việt, danh từ thân tộc
được dùng như đại từ nhân xưng ở cả ba ngôi (xin xem Nguyễn Tài Cẩn
(1975), Phạm Thành (1985), Lê Biên (1999), Nguyễn Văn Tu (1996), v.v.)
Một số nhà Việt ngữ học như Cao Xuân Hạo (2001: 201 – 207, 297 – 304),
Nguyễn Thị Ly Kha (1996: 9-10) có quan điểm cho rằng danh từ chỉ quan hệ
thân tộc không thể được dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ ba. Danh ngữ
gồm “DTTT (đã chuyển loại) + ấy”, có mô hình trọng âm [10], định ngữ ấy
mất trọng âm và bị nhược hóa rất rõ, thường phát âm thành í, từ í được phát
âm rất yếu, yếu đến mức chúng gần như đồng âm với ảnh, chỉ, ổng, bả, cổ
của phương ngữ Nam Bộ. Xung quanh vấn đề ảnh, chỉ, ổng, xưa nay có
nhiều ý kiến khác nhau. Có tác giả xem đấy là dấu hiệu biến đổi hình thức
của từ, có tác giả lại xem đấy là một dấu hiệu ngữ pháp của phương ngữ Nam
Bộ, hoặc khẳng định đó là hiện tượng nói tắt. Bằng những kết quả thu được
trên máy (phần mềm CECIL for Windows), Cao Xuân Hạo (2001: 201-207)
khẳng định: “Cách phát âm ổng, ảnh, chỉ, ngoải, v.v. của tiếng Sài Gòn tuân
theo những quy tắc ngữ âm học có hiệu lực trong ngôn ngữ của toàn dân, chứ
không phải là một nét đặc trưng của riêng phương ngữ Nam Bộ. Cụ thể hơn,
đó là những quy tắc chi phối cách đặt trọng âm trên các ngữ đoạn có tác dụng
phân giới các thành phần cú pháp trong câu và chi phối hiện tượng nhược hóa
của những âm tiết không mang trọng âm.” Vì vậy, có thể nói rằng những
trường hợp như anh ấy, ông ấy, chị ấy, ổng, cổ, chỉ, bả, v.v. không phải là đại
từ nhân xưng ngôi thứ ba. Hơn nữa, tác giả Nguyễn Thị Ly Kha (1996: 9-10)
cũng đồng tình với quan niệm trên. Theo đó, đại từ ngôi thứ ba khác với đại
từ ngôi thứ nhất và đại từ ngôi thứ hai ở chỗ đại từ ngôi thứ ba không có tính
trực chỉ như đại từ ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai mà là một đại từ hồi chỉ. Nó
tiền giả định rằng người nghe phải biết trước sở chỉ nhờ ngôn cảnh đi trước.
Và, khác với danh từ, đại từ không có định ngữ. Khi dùng hồi chỉ, danh từ có
thể có chỉ định từ đi kèm còn đại từ thì không thể có.
(4.22) a. Anh này là bạn tôi. (ss: * nó này là bạn tôi.)
b. Cái chị tre trẻ ấy vừa mới cưới chồng đấy. (ss: * nó tre trẻ ấy.)
Bên cạnh đó, các tác giả Cao Xuân Hạo và Nguyễn Thị Ly Kha đã có
chú ý đến yếu tố trọng âm khi xét về các quan hệ cú pháp và các cách hồi chỉ
trong phát ngôn.
Xem xét ví dụ sau:
(4.23) Đừng nghịch, mẹ đánh cho đấy.
Nếu (4.23) là lời của mẹ nói với con thì mẹ được hiểu là đại từ nhân
xưng ngôi thứ nhất và được phát âm không có trọng âm. Nếu đó là lời của bà
hoặc chị hoặc ai đó nói với đối tượng thì vấn đề đặt ra là mẹ có phải được
dùng như đại từ nhân xưng ngôi thứ ba hay không?
Những khảo sát về ngữ âm của Cao Xuân Hạo cho thấy khi hiểu theo
khả năng một (mẹ nói với con) thì mẹ không mang trọng âm còn khi hiểu
theo khả năng hai (bà/ chị nói với cháu/ em) thì mẹ mang trọng âm. Đồng
thời, “mẹ” (ở khả năng hai) có thể thay bằng danh ngữ “bà ấy”. Thêm nữa,
khi dịch sang tiếng Anh, ở trường hợp này (khả năng hai) phải thay bằng một
danh ngữ tương đương chứ không bằng đại từ ngôi thứ ba số ít, chẳng hạn:
tiếng Anh: Don’t be naughty, your mother will beat you.
Theo tác giả Nguyễn Thị Ly Kha, trong tiếng Việt, có ba cách hồi chỉ:
(1) dùng danh từ đứng một mình (hầu như chỉ gặp trong văn viết và thường
gặp nhất là các từ ông, bà, anh, chị, cô, cậu, chú, bác, em, cháu), vd: Cắm xốc
lại dây súng, anh đi nhanh trong đêm quen thuộc. (Nguyên Hồng, Rẻo cao);
(2) thay bằng đại từ chính danh (đại từ hồi chỉ chính danh gồm có: nó, hắn,
chúng, chúng nó, họ); (3) dùng danh từ thân tộc kèm ấy, ta, này. Khi đi với
ta/ này thì cả danh ngữ có sắc thái hơi ngạo mạn trịch thượng, còn khi đi với
ấy thì thường mang sắc thái trung hòa.
Như vậy, ta có thể nói rằng “mẹ” ở vd (4.23) không dùng như đại từ
nhân xưng ngôi thứ ba mà được dùng như danh từ thân tộc. Tóm lại, danh từ
thân tộc chỉ được dùng như đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất và ngôi thứ hai,
không được dùng như đại từ ở ngôi thứ ba.
4.1.1.8 Theo Đỗ Hữu Châu (2007), cần có sự phân biệt giữa cụm từ chỉ xuất
và biểu thức gọi. Biểu thức gọi là sự kết hợp của danh từ thân tộc với các từ
như ơi, ạ để thu hút sự chú ý của người nghe. Ví dụ:
(4.24) a. Anh ơi… Sao anh buồn thế?
b. Bác ơi, tim Bác mênh mông thế.
4.1.1.9. Các đại từ chỉ xuất không gian như đây, này, đằng ấy cũng được dùng
để chỉ xuất ngôi. Ví dụ:
(4.25) a. Đã thật thì đẩy chứ sợ gì, đằng ấy nhỉ.
b. Sinh rằng: Hay nói dè chừng!
Lòng đây lòng đấy chưa từng hay sao?
Đằng ấy trong (4.25a) và đấy (4.25b) chỉ xuất vai người nghe, đây trong
(4.25b) chỉ xuất vai người nói.
Chúng tôi cũng nhận thấy khả năng của một số các đại từ chỉ định không
gian được dùng như đại từ để trực chỉ người nói và người nghe.
(4.26) a. Kể từ ngày mất đó, đó ơi,
Đó chẳng phân qua, phân lại một lời nào cho đây hay.
b. Có nên thì nói rằng nên
Chẳng nên sao để đấy quên đây đừng.
c. Nói gì thì nói, đây không sợ.
4.1.2 Chỉ xuất không gian
Phạm trù này do một số đại từ chỉ định đảm nhiệm: đây, đấy, đó, kia,
kìa, nọ, này, ấy, v.v. Những từ này chỉ ra những quan hệ về không gian giữa
người nói và đối tượng hoặc vị trí được quy chiếu. Chúng phải được phân biệt
bằng sự gần hay xa người nói. Người nói ở chỗ nào thì chỗ đó là điểm gốc để
định vị vật được nói tới. Những đại từ chỉ định nêu trên không quy chiếu một
vật nhất định nhưng khi chúng được kèm với một từ nào đó, chúng đều cho
chúng ta biết vị trí của đối tượng do danh từ biểu thị. Chẳng hạn, khi nói Cô
sinh viên này thì từ này cho ta biết rằng đối tượng quy chiếu của cô sinh viên
chính là người đang ở trước mặt, đang được người nói và người nghe đề cập
đến. Trong các đại từ chỉ định của tiếng Việt, các từ đây, này, v.v. chỉ những
đối tượng ở gần người nói; các từ đấy, đó, kia, ấy, v.v. thì chỉ những đối
tượng ở xa người nói. Ví dụ: Đây là rạp háy còn đấy là thư viện; Bức tranh
này đẹp hơn bức tranh kia; Nay đây mai đó.
L. C. Thompson (Nguyễn Phú Phong 2002: 114) giải thích ba từ “đây,
đấy, kia” tương ứng với ba cấp độ: gần người nói, xa người nói, xa hơn. Trần
Ngọc Thêm (2009: 141 – 142) xác định không gian dựa trên quan hệ với tọa
độ gốc để có: điểm gốc (đây), điểm gần (đấy, đó, trên, sau,…) và điểm xa
(kia). Lại Cao Nguyện (2004: 10-18) có một cách định vị khác khi cho là đại
từ chỉ định tiếng Việt là một hệ thống phức hợp ba vùng không gian bao gồm
hai hệ thống nhỏ1. Dù không hoàn toàn thống nhất với nhau về chi tiết nhưng
nhìn chung, các nhà Việt ngữ học cũng thống nhất với nhau về ba cấp độ gần
xa trong tiếng Việt.
4.1.3 Chỉ xuất thời gian
Các đại từ chỉ định như “đây, đấy, đó, này, nọ, ấy, kia,..” còn có chức
năng chỉ thời gian căn cứ vào thời điểm phát ngôn của người nói. Đây, này
được dùng để chỉ thời điểm ở vào lúc đang nói, vd: Ba năm trước đây, em còn
thơ ngây lắm; Lúc này tôi không thể trả lời anh được; Sau này sẽ hay. Đấy
được dùng để chỉ thời điểm không còn ở vào lúc đang nói, vd: Sau đấy ít lâu,
cô ta đi lấy chồng. Kia được dùng để chỉ thời điểm nào đó không xác định,
nhưng coi như ta có thể hình dung được cụ thể, vd: Trước kia, tôi cũng nghĩ
như anh; Một ngày kia anh sẽ hối hận. Nọ được dùng để chỉ một thời điểm
không xác định trong quá khứ, vd: Hôm nọ, nó đến nhà tôi chơi.
Vì đây, đấy, đó, này, nọ, ấy, kia,.. được “chuyển nghĩa” từ chỉ xuất
không gian sang chỉ xuất thời gian, chúng ta chỉ có thể căn cứ vào ngữ cảnh
(những từ trước và sau đây, đấy, đó, này, nọ, ấy, kia,.. trong câu) để xác định
chức năng của chúng, ví dụ: chỗ này, ở đây, nơi ấy (chỉ không gian); giờ đây,
giờ này, lúc ấy (chỉ thời gian).
Ngoài những đại từ chỉ xuất thời gian nói trên, trong tiếng Việt còn có
các trạng ngữ chỉ thời gian được sử dụng như đại từ. Theo Trần Ngọc Thêm
(2009: 144), các đại từ này bao gồm: bây giờ, nay (tọa độ gốc), bấy giờ, nãy,
mai (tọa độ gần), bấy giờ (tọa độ xa).
- Khi nhấn mạnh đến vị trí của cả người nói và người đối thoại thì về mặt ý nghĩa có ba nhóm tương ứng
với ba vùng: a) gần người nói và xa người đối thoại: đây, này; b) gần người đối thoại và xa người nói: đấy,
ấy; c) xa người nói và người đối thoại: kia, kìa.
- khi chỉ đứng ở góc độ người nói không tính đến người đối thoại thì về mặt ý nghĩa có ba nhóm để chỉ ba
vùng: a) gần người nói: đây, này; b) xa người nói: kia, kìa; c) không gần không xa: đó, nọ.
1
Một điểm đáng chú ý là độ dài thời gian của từ chỉ xuất nay, này cũng có
sự chênh lệch rất lớn giữa các biểu thức do nghĩa của danh từ chỉ thời gian đi
trước nó quy định. Ví dụ:
( 4.27) - Sao anh hẹn rôi không tới, làm mọi người đội quá trời.
- Xin lỗi nhé, sáng nay bận quá, quên.
Nay chỉ buổi sáng của ngày hiện tại đang xảy ra cuộc giao tiếp, một
lượng thời gian ngắn được tính trong vòng vài giờ. So sánh với câu: Ngày nay
người ta đã có thể sống trên cung trăng. Nay chỉ thời hiện tại so với các thời
đại đã qua, nó có thể được tính bằng con số hàng chục năm.
Thông thường người Việt dùng nay để chỉ xuất thời hiện tại, tuy nhiên
không phải bao giờ cũng thế, đôi khi nay còn được dùng để chỉ xuất thời gian
quá khứ. Ví dụ:
(4.28) Làm cả tháng nay mới xong đó.
Như vậy, tháng nay là thời gian đã thuộc về quá khứ, cho đến thời điểm
giao tiếp thì công việc đã hoàn thành rồi. Còn trong trường hợp:
(4.29) - Anh định bao giờ làm đám cưới?
- Tính năm nay nè!
thì năm nay là năm hiện tại nhưng lúc nói thì đám cưới vẫn chưa xảy ra, như
vậy đám cưới là sự kiện sẽ xảy ra trong tương lại gần.
Cũng giống như từ chỉ xuất nay, từ này biểu thị thời gian hiện tại nhưng
đôi khi cũng chỉ xuất thời gian quá khứ. Ví dụ:
(4.30) Tiền điện tháng này nhiều quá.
Khi nói câu này người nói đang cầm giấy báo tiền điện của tháng đó
trong tay, có nghĩa là tiền điện phải trả là của tháng vừa qua, thuộc về quá
khứ, không phải hiện tại. Sáng nay, sáng này là sáng của ngày mà những từ
ngữ được phát ngôn, mặc dù lúc nói đã là buổi chiều, ví dụ: Sáng nay mưa lớn
quá.
Này cũng có thể chỉ xuất thời gian trong tương lai. Ví dụ:
(4.31) Tháng mười này có Hội chợ triển lãm giáo dục ở Nhà thi đấu Phú Thọ.
Thời điểm nói có thể không phải là tháng mười mà tháng mười sắp tới,
thời gian thuộc về tương lai.
Ngoài ra, phạm trù chỉ xuất thời gian cũng gắn với một thời điểm mốc.
Tuy nhiên, độ rộng thời gian của điểm mốc là không giống nhau giữa các biểu
thức quy chiếu. Ví dụ:
(4.32) Bây giờ là 5 giờ 2 phút 30 giây.
Điểm mốc thời gian ở biểu thức này rất ngắn, nó được tính chính xác đến
từng giây, nhưng khi chúng ta nói:
(4.33) Thời bây giờ đâu có nhất thiết đàn ông mới làm được bí thư, giám đốc.
thì “bây giờ” lại chỉ thời gian hiện tại, phân biệt với thời phong kiến đã quan,
cái thời mà người phụ nữ chỉ được phép làm nội trợ và nuôi con, không được
ra khỏi nhà.
Một ví dụ nữa như câu ca dao: “Khi đi trúc mới le le – Giờ về trúc đã
cánh bè sang sông.” Khi người thành niên rời làng ra đi thì cô gái kia vẫn
chưa trưởng thành nhưng anh về làng thì cô đã theo chồng. Giờ chính là thời
điểm anh thanh niên trở về làng quê và cô gái đã lớn và đi lấy chồng.
4.2 Chức năng hồi chỉ của đại từ
4.2.1 Lý thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ - Lý thuyết hàm ngôn hội
thoại của Grice và những quan niệm phát triển
4.2.1.1 Lý thuyết Hàm ngôn hội thoại của Grice
Hàm ngôn hội thoại là một trong hai vấn đề cơ bản trong hệ thống lý thuyết
dụng học của Grice. Trong lý thuyết về hàm ngôn hội thoại, Grice cho rằng có
một nguyên tắc nền tảng để xem xét sự luân phiên lời thoại là xác định những
phương thức mà ngôn ngữ đó sử dụng một cách hiệu quả nhất để tạo được
một tương tác hợp lý. Ông gọi đó là nguyên tắc hợp tác trong hội thoại và chi
nhỏ nó ra thành 9 phương châm được phân loại thành 4 phạm trù.
(1.1) Lý thuyết của Grice về hàm ngôn hội thoại
a. Nguyên tắc hợp tác: tham gia cuộc thoại đúng mục đích và đề tài của cuộc
thoại.
b. Các phương châm hội thoại:
1. Phương châm về lượng: phải chắc chắn về tính xác thực của lời nói.
+ Đừng nói những gì bạn tin là sai
+ Đừng nói thiếu cũng như thừa
2. Phương châm về chất:
+ Xây dựng hội thoại với những thông tin có giá trị như được yêu cầu
+ Không cung cấp dư thông tin.
3. Phương châm về quan hệ: phải thỏa đáng
4. Phương châm về nghĩa: phải rõ ràng
+ Tránh diễn đạt tối nghĩa.
+ Tránh đa nghĩa, mờ nghĩa.
+ Ngắn gọn (tránh dài dòng không cần thiết)
+ Có thứ tự, rành mạch.
Nguyên tắc hợp tác và những phương châm hội thoại của nó được xem
xét từ cả người nói và người nghe trong một cuộc thoại. Grice đề nghị rằng
hàm ngôn hội thoại – nói đại khái, một tập hợp các cách suy diễn phi logic
chứa các thông điệp được chuyển tải vốn được dự định nhưng không phải
điều đang được nói ra về mặt ý nghĩa tuyệt đối – có thể phát sinh từ việc thực
hiện hoặc một cách nghiêm túc và trực tiếp hoặc có cân nhắc và phô trương
các phương châm hội thoại. Grice phân biệt hàm ngôn hội thoại ra thành hai
loại: một loại xuất hiện không phụ thuộc điều kiện ngữ cảnh cụ thể và một
loại xuất hiện do ngữ cảnh. Ông gọi loại thứ nhất là hàm ngôn chung và loại
thứ hai là hàm ngôn riêng (hàm ngôn cụ thể).
Quan niệm của Levinson
Levinson cho rằng hệ thống lý thuyết của Grice (loại trừ phương châm
về chất) được quy về ba phương thức suy luận sau: nguyên tắc Q (lượng), I
(thông tin) và M (cách thức).
a. Nguyên tắc Q:
Phương châm của người nói: Không cung cấp một câu mà tính truyền tin của
nó yếu (ít) hơn mức hiểu biết cho phép của bạn, nếu việc cung cấp một câu có
tính truyền tin mạnh hơn không đối lập với nguyên tắc I.
Hệ quả của người nhận: biết rằng người nói đã tạo ra những câu có tính
truyền tin mạnh nhất tương ứng với những gì anh ta biết nên do đó:
(i) Nếu người nói khẳng định hình thức A(W) và S(W) (thuật ngữ theo phạm
vi lý thuyết của Horn) thì một hình thức diễn đạt có thể suy ra K~(A(S)), tức
là người nói biết rằng không nên sử dụng một biểu thức diễn đạt cụ thể hơn.
2. Nếu người nói khẳng định A(W) và S(W) thì không có hàm ý Q trong khi
A(S) mạnh hơn có hàm ý Q và {S, W} là hai mệnh đề trái ngược thì một câu
có thể suy ra ~ K(Q). Như vậy, người nói sẽ không biết liệu Q có chứa đựng
hàm ý A(W) hay không.
b. Nguyên tắc I
Phương châm của người nói: Phương châm về sự giảm đến mức tối thiểu
“Chỉ nói những điều cần thiết”, nghĩa là tạo ra những thông tin bằng ngôn ngữ
đủ để truyền đạt nội dung thông tin.
Hệ quả của người nhận: quy luật tự mở rộng thông tin
Người nhận tự nhận biết và mở rộng nội dung thông tin mà người nói đưa
đến, bằng cách tìm ra cách hiểu cụ thể nhất dựa trên những gì mà người nói
hướng đến. Cụ thể là:
1. Người nghe sẽ xâu chuỗi những mối quan hệ sẵn có giữa các vật sở chỉ
hoặc những sự kiện, trừ khi: (1) điều này trái với lẽ tự nhiên, (2) người
nói đã bỏ qua phương châm về sự giảm đến mức tối thiểu mà chọn một
cách biểu đạt dài dòng.
2. Người nghe nhận biết hàm ý của câu nói từ những thông tin có liên
quan nếu điều đó phù hợp với lẽ thường.
3. Tránh cách hiểu mà làm tăng các thực thể được nói đến (giả định có
tính sở chỉ); đặc biệt, thường dùng các cách hiểu đồng sở chỉ của các
cụm danh từ tỉnh lược (các đại từ hoặc các yếu tố zero).
c. Nguyên tắc M:
Phương châm của người nói: không diễn đạt dài dòng, tối nghĩa mà không có
lí do.
Hệ quả của người nhận: nếu người nói đã dùng cách diễn đạt M rườm rà hoặc
được đánh dấu, anh ta đã không có ý định sử dụng cách diễn đạt U không
được đánh dấu, cụ thể là anh ta đang cố gắng tránh những sự liên tưởng rập
khuôn và các hàm ngôn I của U.
Cả hai nguyên tắc Q và I đều chủ yếu bị chi phối bởi thông tin ngữ nghĩa và
liên quan đến việc tự mở rộng thông tin để nhận biết nội dung. Nguyên tắc Q
chủ yếu nghiên cứu vấn đề về chất của sự diễn đạt hàm ngôn hội thoại được
Horn đề ra như sau:
Theo lý thuyết của Horn, nơi có cách diễn đạt mạnh hơn về nghĩa thay thế
một câu A bất kì đòi hỏi một câu giống với một cách diễn đạt ngữ nghĩa yếu
hơn.
A (S) → A (W) => S & W là những cách diễn đạt đại khái tương ứng về nội
dung (sự vắn tắt), thì việc sử dụng W sẽ hàm ý Q là phủ nhận S: A(W) +> ~
A (S). (ký hiệu +> có nghĩa: “có hàm ngôn hội thoại là” – chú thích của người
viết)
Ví dụ:
[all, some]
(4.34) Some of my friends prefer classical music.
+> Not all of my friends prefer classical music.
(Một số người bạn của tôi thích nhạc cổ điển hơn.
+> Không phải tất cả các bạn của tôi đều thích nhạc cổ điển hơn.)
4.2.1.2 Lý thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ của Grice
Hồi chỉ là một vấn đề bao hàm cả các yếu tố về ngữ pháp, ngữ nghĩa và
ngữ dụng. Các nhà ngôn ngữ học theo Lý thuyết Chi phối và Ràng buộc như
đã trình bày ở trên vốn xem các yếu tố ngữ pháp và ngữ nghĩa học mới có tính
chất quyết định đến hồi chỉ trong câu. Thế nhưng, một điều không thể phủ
nhận là các yếu tố ngữ dụng lại đóng một vai trò quan trọng trong hồi chỉ diễn
ngôn. Đồng thời, hai bình diện ngữ pháp và ngữ dụng có liên quan với nhau
khi xác định nhiều tiến trình của hồi chỉ vốn được cho là nằm trong phạm vi
của ngữ pháp.
Một điều đáng chú ý nữa là phương pháp tiếp cận cú pháp học theo Lý
thuyết GB của Chomsky không bao quát được tất cả những biểu hiện của cách
nói hồi chỉ trong tiếng Việt. Các biểu hiện hồi chỉ trong tiếng Việt phong phú
và sinh động hơn rất nhiều so với những quy tắc mà lý thuyết của Chomsky
đã đưa ra.
Bên cạnh việc được coi là khung lý thuyết nền tảng từ phương diện cú
pháp về vấn đề hồi chỉ, Lý thuyết Chi phối và Ràng buộc (GB Theory) của
Chomsky còn được Grice vận dụng tạo nên một bước đột phá trong nghiên
cứu hồi chỉ: đó là tiếp cận hồi chỉ từ phương diện dụng học. Theo đó, hồi chỉ
phần lớn được xác định bởi sự tác động qua lại mang tính hệ thống của hai
nguyên tắc dụng học là nguyên tắc M và nguyên tắc I, bị chi phối bởi giả thiết
tách hồi chiếu (DRP), sự nổi bật thông tin cùng những điều kiện chung trong
hội thoại.
Ở đây, người viết xin trình bày lý thuyết dụng học về vấn đề hồi chỉ của
trường phái ngôn ngữ học Grice.
Có thể thấy, hồi chỉ thể hiện mối quan hệ giữa hai yếu tố ngôn ngữ học,
trong đó, cách giải thích yếu tố này (yếu tố hồi chỉ) về phương diện nhất định
được xác định bởi yếu tố kia (yếu tố tiền sở chỉ). Theo cách hiểu này, nó bao
gồm nhiều hiện tượng ngôn ngữ không đồng nhất, từ đại từ dưới cách hiểu hồi
chỉ theo ngữ cảnh đến những hàm ý mơ hồ do ngữ cảnh đưa lại. Theo công
trình của Webber, trong tiếng Anh có những loại hồi chỉ sau đây: (i) Đại từ
hồi chỉ xác định, (ii) Cụm danh từ hồi chỉ xác định, (iii) Hồi chỉ “one(s)”, (iv)
Cụm động từ hồi chỉ, (v) Hồi chỉ “do it”, (vi) Hồi chỉ “do so”, (vii) Bổ ngữ
hồi chỉ zero, (viii) Hồi chỉ “it thuộc câu”, (ix) Chỗ trống, (x) tỉnh lược trung
tâm và (xi) Hồi chỉ “such”.
Áp dụng nguyên tắc I & M, có một quy ước chung trong việc sử dụng
các phương tiện hồi chỉ, theo cấp độ nội dung nghĩa, quy ước dụng học được
biểu hiện theo hệ đối vị như sau: Cụm danh từ - từ vựng > Đại từ > Hồi chỉ
zero. Ttrong đó, cụm danh từ - từ vựng có nghĩa cụ thể hơn một đại từ và một
đại từ có nghĩa cụ thể hơn hồi chỉ zero.
Tiếp đến, người viết xin trình bày Lý thuyết ngữ dụng học về hồi chỉ:
a. Các nguyên tắc giải thích:
Giả định là một đại từ phản thân cần phải bị ràng buộc về mặt sở chỉ, còn một
đại từ và một hồi chỉ zero thì không bắt buộc nhưng tốt nhất là có ràng buộc
về mặt sở chỉ,
(i) Sử dụng hồi chỉ zero sẽ hàm ý I một sự giải thích đồng sở chỉ nội bộ.
(ii) Sử dụng một đại từ cũng sẽ hàm ý I một sự giải thích đồng sở chỉ nội bộ,
nếu một đại từ không được sử dụng ở chỗ mà hồi chỉ zero có thể xuất
hiện, trong trường hợp đó, sử dụng một đại từ sẽ hàm ý M phần bổ sung
của hàm ý I kết hợp với việc sử dụng hồi chỉ zero.
(iii) Sử dụng một đại từ phản thân sẽ hàm ý I một cách hiểu đồng sở chỉ nội
bộ, nếi một đại từ phản thân không được sử dụng ở chỗ mà một đại từ
hay một hồi chỉ zero có thể xuất hiện, trong những trường hợp đó, việc
sử dụng một đại từ phản thân sẽ hàm ý M, bổ sung vào hàm ý I, kết hợp
với việc sử dụng một đại từ hay một hồi chỉ zero.
(iv) Việc sử dụng một cái tên hay một cụm danh từ - từ vựng ở chỗ mà một
hồi chỉ zero có thể xuất hiện sẽ hàm ý M, bổ sung cho hàm ý I kết hợp
với việc sử dụng một đại từ hay một hồi chỉ zero.
b. Những hạn lệ về sự nhất quán
Bất kỳ sự giải thích hàm ý bởi (a) tùy thuộc vào độ yêu cầu sự nhất quán với:
(i) Giả thiết tách hồi chiếu (the DRP: disjoint reference presumption)
(ii) Cấp độ thông tin, để:
(1) Hàm ý vì những cấu trúc cao hơn có thể nhận được một tiền vật vượt ra
ngoài hàm ý của một cấu trúc thấp hơn (đó gọi là “Lực ấn định”), và:
(2) Hàm ý đến đồng sở chỉ có thể được thiên vị theo cấp bậc của tiền sở chỉ
trong hệ đối vị sau: CHỦ ĐỀ > CHỦ NGỮ > BỔ NGỮ CHỈ ĐỐI
TƯỢNG, v.v.; và
(iii) Những sự hạn lệ về hàm ngôn khái quát, cụ thể là:
(1) Giả định nền,
(2) Nghĩa -tự nhiên/phi tự nhiên và
(3) Quan hệ bao hàm nghĩa (chẳng hạn như sự phụ thuộc sở chỉ)
Sau đây, người viết xin nói thêm về “Giả thiết tách hồi chiếu của Farmer
và Harnish”. Theo giả thiết này, chủ ngữ của một vị ngữ có xu hướng bị tách
riêng nếu không được đánh dấu. Trong lý thuyết này, giả định rằng có một sự
phân biệt về sự phụ thuộc hồi chỉ giữa một bên là đại từ phản thân với những
biểu thức hồi chỉ khác, và quy vào ngữ nghĩa học. Sự giải thích hồi chỉ zero,
đại từ, đại từ phản thân và cụm danh từ - từ vựng chủ yếu được giải thích bởi
sự tác động có hệ thống giữa nguyên tắc M và I (với trật tự ưu tiên như vậy),
bị hạn định bởi DRP, cấp độ thông tin và những điều kiện phù hợp chung của
hàm ngôn hội thoại.
4.2.2 Phân biệt đại từ chỉ xuất với đại từ hồi chỉ.
Xét các ví dụ sau:
(4.35) a. Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn.
b. Phải đấy hắn cứ thế mà chửi, hắn cứ chửi đứa chết mẹ nào đẻ ra
thân hắn, đẻ ra cái thằng Chí Phèo.
c. Cụ dắt Chí Phèo đứng dậy, giục thêm vài tiếng nữa, và Chí Phèo
chịu đi; hắn chỉ cố khập khiễng cái chân như bị què.
Ta trong (4.35a) không có thuộc tính chỉ xuất vì mang nghĩa chung
chung. Thế nhưng, hắn trong (4.35b) là khứ chỉ, hắn trong (4.35c) là hồi chỉ.
Như đã biết, chỉ xuất chỉ ra và đồng nhất quy chiếu bằng cách trực tiếp dựa
ngay vào những mốc do hành động phát ngôn của người nói tạo ra. Những
mốc cơ bản là người nói – lúc nói – nơi nói. Đồng thời, quy chiếu của yếu tố
chỉ xuất khả biến theo hành động phát ngôn. Và nó chỉ được xác định
khi gắn với hành động phát ngôn mà thôi. Điều này dẫn đến một hệ quả là
chúng ta phải chú ý có những yếu tố về bản chất và chức năng điển hình
thường thấy là chỉ xuất. Nhưng trong những ngữ cảnh nhất định, trong những
cách dùng nhất định, nó không còn gắn với những mốc do hành động phát
ngôn tạo ra. Trong những cách dùng đó, yếu tố chỉ xuất không còn mang tính
chỉ xuất. Ví dụ:
(4.36) a. Người du mục thích sống nay đây mai đó.
b. Tôi tư duy là tôi tồn tại.
c. “Bây giờ” là một phương tiện thực hiện chức năng chỉ xuất trong
tiếng Việt.
d. Hãy dùng từ "bây giờ" để đặt câu.
Trong các câu (4.36c) và (4.36d), các yếu tố chỉ xuất được coi là những
yếu tố siêu ngôn ngữ.
Khi phân biệt chỉ xuất với hồi chỉ, chúng ta có thể dựa vào các tiêu chí sau
đây: (i) phương tiện chỉ ra quy chiếu, (ii) điều kiện ngữ cảnh, (iii) nguyên tắc
tri nhận.
Bảng dưới đây sẽ cho thấy những điểm khác nhau cơ bản giữa chỉ xuất và
hồi chỉ.
Chỉ xuất
Hồi chỉ
Đều phụ thuộc ngữ cảnh
- Gắn với những thực thể, yếu tố nằm - Gắn với ngữ cảnh bên trong diễn
ngoài ngôn ngữ
ngôn
- Không cần tiền từ
- Đòi hỏi phải có một tiền từ
- Xác định quy chiếu không thông - Xác định quy chiếu thông qua quan
qua quan hệ đồng quy chiếu mà dựa hệ đồng quy chiếu với tiền từ
vào mốc do hành động phát ngôn tạo
ra.
- Không đòi hỏi duy trì tiêu điểm chú - Đòi hỏi người nói phải duy trì sự
ý.
chú ý, đặt tiêu điểm chú ý vào những
yếu tố cho trước.
4.2.3 Phân biệt đại từ hồi chỉ và đại từ khứ chỉ
Theo tác giả Cao Xuân Hạo (1991: 195), “các câu làm thành một tổ hợp
câu hay một đoạn văn có thể gồm những sở chỉ chung. Trong trường hợp đó
sở chỉ của những danh ngữ, động ngữ trong một câu, hay của cả câu đó (tức
cái sự tình được câu đó biểu thị) có thể được biểu thị bằng những yếu tố hồi
chỉ (anaphoric) trong (các) câu kế theo sau và bằng những yếu tố khứ chỉ
(cataphotic) trong (các) câu đi trước. Các yếu tố hồi chỉ được dùng nhiều hơn
hẳn các yếu tố khứ chỉ.” Bên cạnh những vị từ hay những danh ngữ được xác
định bằng định từ hồi chỉ (như này, ấy, đó, nói trên, đã dẫn, ban nãy (cho
danh ngữ) hay (như) thế, (như) vậy), đại từ cũng được xem là những yếu tố
hồi chỉ. Tác giả Cao Xuân Hạo chia các đại từ hồi chỉ thành:
(i) Các đại từ hồi chỉ chính danh gồm có: nó, hắn, chúng, chúng nó, nọ,
thế, vậy, đây, đó, đấy, ấy.
(ii) Các đại từ hồi chỉ có gốc danh từ + ấy (trong đó ấy bị mất trọng âm và
nhược hóa rất nhiều, thường phát âm là [i5]: anh í, chị í, bà í, ông í,
thằng í, con í, dì í, cô í, cậu í, chú í, bác í, bên í, đằng í, cái í, ngữ í
(mô hình trọng âm [10], từ í nói rất yếu, đến mức chị í gần đồng âm
với chỉ) (Nam Bộ: ảnh, chỉ, bả, ổng, thẳng, cổ, bển, đẳng).
Trong văn viết, các danh từ chỉ quan hệ (phần lớn là quan hệ thân thuộc
dùng theo nghĩa phái sinh (ẩn dụ) tùy lứa tuổi hay thái độ của người viết,
được dùng không có định từ bên cạnh những danh từ cổ đã chuyển thành đại
từ chính danh (mang sắc thái cổ hay thi vị): chàng, nàng, ngài.
Sau đây, người viết xin trình bày một cách hệ thống, chi tiết hơn về các
đại từ hồi chỉ trong tiếng Việt. Trước hết, chúng ta hãy xem xét các ví dụ sau:
(4.37) a. Hay là nó chuồn ra cửa trường ăn bánh tôm? (TH)
b. Nhưng độ này thì trẻ con không đứa nào buồn ra đón Tràng nữa, chúng
nó ngồi ủ rũ dưới những xó đường không buồn nhúc nhích. (KL)
c. Hắn có tật vừa đi vừa nói. Hắn lảm nhảm những điều hắn nghĩa. (KL)
Nó ở (4.37a) muốn nói đến người không có mặt trong giờ học, chúng
nó ở (4.37b) hồi chỉ cho “trẻ con”, hắn ở (4.37c) chính là anh Tràng. Những
đại từ này là những đại từ nhân xưng thuộc ngôi thứ ba số ít (nó, hắn) và ngôi
thứ ba số nhiều (chúng nó), đây là những đối tượng đã được ngôi thứ nhất và
thứ hai thỏa thuận và đều biết tới từ trước.
Như vậy, có thể thấy những đại từ nhân xưng ngôi thứ ba nó, hắn, họ, y,
thị, chúng, chúng nó, v.v. quy chiếu với vật hay người được nói tới trước đó
trong giao tiếp.
Thêm nữa, các từ đây, đó, đấy vốn là những từ chỉ xuất (trực chỉ), cũng
được dùng như những từ hồi chỉ để thay cho những giới ngữ chỉ nơi chốn. Ví
dụ:
(4.38) Ác thay cái bãi đá tai mèo nằm giữa khúc suối dưới chân núi (…) Con
suối chảy đến đây thì phình rộng ra, chảy lênh láng và réo lên ầm ầm trên
một cái nền đá lởm chởm. (NMC)
Điều đáng lưu ý là các đại từ thế, vậy, đây, đó, đấy, ấy được dùng để
thay cho những câu, những tiểu cú, những vị ngữ.
Cụ thể, các đại từ hồi chỉ đây, đó, đấy, ấy có thể thay cho một câu hay
một tiểu cú, tự nó làm thành phần Đề của câu (thường là câu có là) hay làm
phụ ngữ cho những chuyên tố như từ, do, ở hoặc những danh từ định vị dùng
làm chuyên tố như trên, dưới, trong, ngoài, trước, sau trong một khung đề
hay một trạng ngữ chỉ nơi chốn hay thời gian (riêng đây dùng sau dưới, sau
không có tác dụng hồi chỉ mà có tác dụng khứ chỉ). Ví dụ:
(4.39) a. Phải đến cho kịp. Đây là một vấn đề sinh tử. (Đây = đến cho kịp)
b. Có đến năm chục tên kéo vào. Ấy là chưa kể những tên đã đứng
chực sẵn. (ấy = nói đến năm chục tên là chưa kể những tên…)
c. Hãy học cho giỏi. Đấy/đó/ấy là bổn phận duy nhất của con.
(đấy/đó/ấy = học cho giỏi)
d. Hải gọi điện cho Minh. Sau đó anh lấy xe lên tổng công ty.
(sau đó = sau khi gọi điện cho Minh)
e. Tôi không có quyền ký. Do đó anh phải gặp ông giám đốc.
(do đó = do tôi không có quyền ký)
g. Họ xử bắn ba tên. Từ đấy trong vùng yên tĩnh hẳn.
(từ đấy = từ khi họ xử bắn ba tên)
h. Cả mấy vụ đều được xát xử công khai. Trong đó có cả vụ của bà
Mai.
(trong đó = trong mấy vụ [kiện])
i. Anh đừng lo cho xưởng B. Ở đó/đây đã có anh Nam.
(ở đây = ở xưởng B)
k. Nam đến. Trước đó mười phút anh có gọi điện.
(trước đó = trước khi Nam đến)
l. Đừng ra sân. Ngoài ấy rét lắm.
(Ngoài ấy = ngoài sân)
Trong các câu (4.39a), (4. 39c), các đại từ hồi chỉ thay cho những vị ngữ;
trong các câu (4. 39d), (4. 39e), (4.39g), (4.39i), các đại từ hồi chỉ thay cho
những câu, hay nói cho đúng hơn, thay cho những sự tình là sở chỉ của những
câu đó (trong (4.39d), (4.39g), (4.39i), đại từ hồi chỉ tương đương với một
danh ngữ có khi làm trung tâm và một tiểu cú liên hệ làm định ngữ); trong (4.
39b), ấy có tính siêu ngôn ngữ, nó thay cho cái hành động phát ngôn ra câu đi
trước.
Tiếp đến, chúng ta xét đến hai đại từ thế, vậy. Hai đại từ này thường hồi
chỉ cho hoạt động, trạng thái, tính chất đã được nói ở câu trước. Ví dụ: Em đi
khắp buôn làng – Tiếng hát lời vẫn thế. (Th.H)
Đặc biệt, hai đại từ thế, vậy còn chuyên thay cho những câu, những tiểu
cú làm Đề, làm Thuyết, làm bổ ngữ cho các vị từ nói năng cảm nghĩ. Cũng
như các tiểu cú, nó có thể đi sau những chuyển tố như vì, nếu. Nó cũng bổ
nghĩa cho những vị từ tình thái như có, đã, cũng, chỉ, v.v. Ví dụ:
(4.40) a. Em đã quét nhà xong.
- Thế/Vậy là rất tốt. (= (Việc) “em đã quét nhà xong” là rất tốt)
b. Tôi rất thích bóng đá.
- Tôi cũng thế/vậy. (= tôi cũng “rất thích đá bóng”)
c. Chiều nay mình được nghỉ.
- Thế/vậy thì ta đi chơi đi. (= “Chiều nay cậu được nghỉ” thì ta đi chơi đi!)
d. Tôi cho là nó sẽ bỏ đi.
- Tôi cũng nghĩ thế. (= Tôi cũng nghĩ là “nó sẽ bỏ đi”)
e. Mọi người đã soạn sửa hành lý cho nó. Thế nhưng nó lại không chịu đi.
(Thế = mọi người đã soạn sửa hành lý cho nó)
g. Anh đã xúc phạm đến Minh. Vì thế mà nó không đến nữa.
(thế = anh đã xúc phạm đến nó)
h. Như vậy, góc ABC bằng góc CDE.
(như vậy = như những điều đã nói trên cho thấy)
i. Bàng rút gươm. Thấy thế, Công lùi hai bước thủ thế.
(thấy thế = thấy Bàng rút gươm)
k. Nó khinh ông cơ chứ. Đã thế thì ông cho mọt gông.
(đã thế = (nó) đã khinh ông)
Các đại từ chỉ định này, đây, bên cạnh tính chất hồi chỉ như trên đã nêu,
còn là những đại từ khứ chỉ chính danh. Do vậy, việc xác định tính hồi chỉ
hay khứ chỉ của những yếu tố này chỉ có thể nhờ vào ngữ cảnh mà thôi.
Trong những câu như:
(4.41) a. Tôi kể cho anh nghe chuyện này thế nào anh cũng cho là bịa. Nhưng
tôi có bịa một tí nào, tôi chết.
b. Muốn rõ tính cách của hắn, anh cứ nghe tôi kể đây.
c. Chẳng qua đây là tôi buột miệng nói ra, xin anh coi như không nghe
thấy.
d. Anh đã biết chuyện này qua chị Lan rồi thì tôi khỏi kể.
tính chất khứ chỉ của này và đây (câu 4.41a và 4.41b) cũng như tính chất hồi
chỉ của hai từ đó (câu 4.41c và 4.41d) lộ rõ nhờ văn cảnh trong câu.
Nhưng trong những câu như
(4.42) a. Việc này cần giải quyết ngay.
b. Đây là một vấn đề mà tôi suy nghĩa từ lâu.
thì chỉ có thể biết tính chất hồi chỉ hay khứ chỉ của này và đây nhờ vào
(những) câu đi trước hay đi sau.
4.3 Ý nghĩa ngữ dụng trong quy chiếu không tương thích về phạm trù
ngôi và số của đại từ
Một số đại từ tiếng Việt có giá trị ngữ nghĩa số phức nhưng có ý nghĩa
ngữ dụng ở số đơn.
Theo Trần Đại Nghĩa (2003: 58-59), “họ” là đại từ ngôi 3 số phức nhưng
vẫn có trường hợp họ là ngôi 3 số đơn. Tuy đây là điều bất thường nhưng
không phải không tồn tại trong tiếng Việt, thí dụ như câu: “Thôi chị đừng nói
với anh ấy nữa. Nói cũng vô ích. Họ có còn yêu em nữa đâu.”. Trong thí dụ
trên, đại từ “họ” số phức, được dùng ở số đơn để quy chiếu nhân vật xuất hiện
ở câu trước “anh ấy”. Việc biến đổi này đã thể hiện sự giận dỗi và xa cách về
mặt tình cảm của người nói đối với đối tượng quy chiếu.
Đại từ số phức “người ta” cũng được sử dụng ở số đơn để thể hiện ý
nghĩa ngữ dụng là sự xa cách, không quen biết với đối tượng được quy chiếu
như trong trường hợp dưới đây.
(4.43) Tôi nói cho các bà biết, người ta gửi cho tôi hẳn hoi, tôi chẳng quen
thuộc gì với người ta cả, các bà vừa vừa chứ - Bất ngờ Hồng quay lại phía cô
giáo – Mà cái nhà chị này nữa, mồm miệng nhà chị để đâu mà người ta nói
sai lại cứ im thin thít như thế, thời buổi này mà cứ như nhà chị thì chỉ có mà
ăn…
Trong minh họa trên, hai đại từ “người ta” đầu tiên để quy chiếu một cá
nhân mà người nói cho là xa lạ với mình dù rằng trong câu tiếp theo, người
đọc biết sở chỉ của đại từ này chính cô giáo của nhân vật Hồng. Đại từ “người
ta” thứ ba có ý nghĩa phiếm chỉ thông lệ quy chiếu những người có mặt trong
ngôn cảnh.
Đại từ phiếm chỉ “người ta” cũng còn được sử dụng để quy chiếu người
nói như trong minh họa sau.
(4.44) Ngủ như hổ ngủ, gọi hết cả hơi mà không ra đỡ hộ người ta một tay.
(Ma Văn Kháng, Mùa lá rụng trong vườn)
Đại từ phiếm chỉ “người ta” trong câu này là ngôi 1, quy chiếu một cá
nhân và đó là người nói với thái độ bực dọc, bất bình và tự tạo ra khoảng cách
tình cảm trong quan hệ giữa người nói và người nghe.
4.4 Ý nghĩa hàm ẩn qua sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng trong
giao tiếp
Trong Nửa chừng xuân của Khái Hưng có đoạn kể chuyện bà Án cố
thương lượng với Mai, người đã từng là vợ con trai bà nhưng bị bà đuổi đi,
giành quyền nuôi dưỡng cháu nội như sau:
(4.45) Bỗng chợt ngớ ra một điều, bà Án tươi cười hỏi Mai:
- Nếu tôi đền ơn cô một nghìn bạc thì cô nghĩ sao?
Mai không hiểu:
- Thưa cụ, ơn gì ạ?
- Ơn cô nuôi nấng cháu tôi.
Mai cười nhạt:
- Thưa cụ, cụ cho tôi là một người vú em nuôi cháu cho cụ phải không?
Nếu trong đoạn hội thoại diễn ra trước đó giữa hai người, bà Án đã gọi
Mai là mợ: “Hôm nay tôi thân hành lên đây là vì bổn phận cũng có, nhưng
điều thứ nhất là vì… là vì... thôi có mợ với tôi đây, can gì phải úp mở… Tôi
lên đây là vì sự hối hạn bắt buộc phải xin lỗi mợ” và Mai tự xưng là con khi
đáp trả: “Ấy chết, cụ dạy quá lời, con đâu dám” thì đến đoạn hội thoại trên,
cách xưng hô của bà Án và Mai đã có sự thay đổi.
Ví dụ trên đây xem như có tác dụng gợi mở vấn đề. Việc bà Án thay đổi
cách xưng hô từ tôi – mợ chuyển thành tôi – cô như vậy dường như ẩn chứa ý
nghĩa nào chăng?
Một điều hiển nhiên là trong giao tiếp, các từ xưng hô không chỉ được
dùng để thể hiện vai giao tiếp mà còn có tác dụng xác lập khung quan hệ giữa
những người tham gia giao tiếp. Việc thay đổi cách xưng hô sẽ dẫn đến kết
quả là một khung quan hệ mới được thiết lập, đồng thời, kéo theo cả sự thay
đổi trong cách gọi các đối tượng thứ ba có quan hệ với cả hai bên tham gia
giao tiếp. Sự thay đổi trong cách xưng hô và tha xưng là một dấu hiệu ngôn
ngữ để xác định ý nghĩa hàm ẩn – một vấn đề mà các công trình và các bài
viết của các tác giả trước đây hầu như chưa đề cập đến, ngoại trừ bài viết của
tác giả Bùi Thùy Linh (2010).
Ở mục này, chúng tôi sẽ tập trung vào việc khảo sát sự thay đổi trong
cách tha xưng như là một hệ quả của sự thay đổi cách xưng hô trong phạm vi
gia đình người Việt. Từ đó xác định quy luật tạo hàm ngôn thông qua các biểu
thức quy chiếu khác được dùng để thay thế tên riêng hay các đại từ khi tha
xưng.
Như đã biết, người Việt dùng hệ thống các danh từ thân tộc để xưng hô
và tha xưng, qua đó, thể hiện các quan hệ bậc (quan hệ định vị do A nhìn
những người trên, những người dưới hay những người ngang hàng với mình),
quan hệ hệ (quan hệ huyết thống), quan hệ bên (quan hệ nội, ngoại) và quan
hệ vai (theo trật tự sinh trước rồi sinh sau) trong gia đình. Khi tham gia vào
diễn ngôn, các từ này có chức năng quy chiếu, giúp người tiếp nhận định hình
rõ mối quan hệ được thiết lập. Có hai khả năng thiết lập mối quan hệ gia đình
thông qua xưng hô và tha xưng: (i) Sử dụng từ ngữ chỉ đúng quan hệ thân tộc
như đã quy ước → không vi phạm quy tắc quy chiếu; (ii) sử dụng từ ngữ
không đúng với quan hệ thân tộc như đã quy ước → vi phạm quy tắc quy
chiếu.
Khi gia đình yên ấm, hòa thuận thì vợ chồng xưng hô với nhau là anh –
em, ông – bà, mẹ nó – ba nó, bố cái A – mẹ cái A,… và gọi con cái là con,
thằng Tèo/ cái Tí nhà mình, nhưng một khi có mâu thuẫn, bất hòa thì cách
xưng hô, tha xưng giữa các mối quan hệ này cũng thay đổi. Thế nên, mối
quan hệ gia đình không thể xem là bình thường một khi những biểu thức ngôn
ngữ như con anh/ con cô, con tôi, con chúng ta được sử dụng. Rõ ràng, thay
đổi cách xưng hô và tha xưng trong giao tiếp là nhằm thể hiện dụng ý của
những người tham gia giao tiếp.
Phân tích sâu hơn đoạn hội thoại ở trên đây, ta thấy cách xưng hô của bà
Án và Mai có sự thay đổi theo hai giai đoạn của cuộc thương lượng.
(i) Giai đoạn 1: Bà Án bắt đầu thương lượng. Về phía bà Án, việc gọi Mai
là mợ đã thể hiện sự thừa nhận của Mai là vợ của con trai bà – điều mà
trước đây bà luôn phủ nhận. Mục đích của sự hạ mình này của bà Án thực
chất là nhằm để hợp pháp hóa mối quan hệ của bà với con trai của Mai.
Về phía Mai, xưng hô cụ và con thể hiện sự tôn trọng, nhún nhường của
bề dưới đối với bề trên trong quan hệ xã hội.
(ii) Giai đoạn 2: Bà Án nhận thấy việc thương lượng không có kết quả. Khi bà
Án thay đổi cách xưng hô từ tôi – mợ chuyển thành tôi – cô thì đồng thời
tư cách là thành viên trong gia đình bà Án của Mai bị chối bỏ. Lúc này,
giữa bà Án và Mai chỉ tồn tại mối quan hệ xã hội: bình đẳng, xa cách.
Đồng thời, với thái độ nhún nhường của bề dưới đối với bề trên cũng
được thay thế bởi thái độ bình đẳng khi Mai thay đổi cách xưng hô: cụ con → cụ - tôi.
Bên cạnh đó, ta thấy được tham vọng chiếm đoạt đứa cháu nội – con trai
của Mai – của bà Án thể hiện rõ khi bà gọi đứa bé là cháu tôi. Biểu thức ngôn
ngữ cháu tôi = cháu của tôi chỉ quan hệ sở hữu, do vậy, người sở hữu có
hoàn toàn trách nhiệm đối với đối tượng được sở hữu. Với cách tha xưng này,
vai trò làm mẹ của Mai bị mờ nhạt, vai trò làm bà nội của bà Án được nhấn
mạnh.
Hiện tượng các thành viên trong một gia đình không sử dụng những
danh từ thân tộc có sẵn mà thiết lập biểu thức ngôn ngữ khác để xưng hô với
nhau và để nói về một nhân vật thứ ba khi tham gia giao tiếp thường xuất hiện
khi các mối quan hệ trong gia đình có những chuyển biến bất thường, phần
lớn là theo chiều hướng tiêu cực. Trong trường hợp này, các đối tượng tham
gia giao tiếp đã phủ nhận mối quan hệ chính thống (vợ - chồng, bố mẹ - con
cái, mẹ chồng – nàng dâu, ông bà – con cháu), thiết lập khung quan hệ mới
thông qua các biểu thức ngôn ngữ khác nhằm thể hiện thái độ giao tiếp của
mình: hài lòng/ không hài lòng; yêu thương/ ghét bỏ; gần gũi/ xa cách, nồng
nhiệt/ lạnh nhạt, thờ ơ; đầy trách nhiệm/ chối bỏ trách nhiệm…
Xem xét sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng ở ví dụ dưới đây trong
phạm vi mối quan hệ giữa mẹ chồng – nàng dâu; đối tượng trung gian có quan
hệ thân tộc với cả hai bên là một người đàn ông C giữ hai tư cách: con trai
của mẹ chồng A và chồng của nàng dâu B.
Khi A nói chuyện với B và nói về C, A sẽ tự xưng, đối xưng và tha xưng
như sau:
A
A
B
C
Mẹ
Con
Gọi tên của C
(ví dụ: thằng Tính)
Khi B nói chuyện với A và nói về C, B sẽ tự xưng, đối xưng và tha xưng
như sau:
B
A
B
C
Mẹ
Con
Gọi tên của C
(ví dụ: anh Tính)
Như vậy, cách A và B dùng biểu thức ngôn ngữ: danh từ thân tộc + tên
để tha xưng C như trên là một cách tha xưng trung tính, thể hiện mối quan hệ
thân tộc theo đúng quy ước. Thế nhưng đoạn hội thoại sau đây đã vi phạm
điều này.
(4. 46) Chị về đến nhà thì mẹ chồng gắt:
- Con mẹ Tính này hay nhỉ. Định bỏ kệ mụ già này đấy à?
Chị thản nhiên:
- Động tí bà cứ cuống lên. Thế không đi nhờ người tìm con giai bà về
à? (Thời xa vắng – Lê Lựu)
Ở đây có sự thay đổi về cách tự xưng, đối xưng và tha xưng.
A
B
A
B
Mụ già này
Con mẹ Tính
A
B
C
Mẹ
∅
Con giai bà
Cách tự xưng và đối xưng của người mẹ chồng thể hiện rõ sự hằn học,
không hài lòng của mình đối với cô con dâu là chị Tính. Các biểu thức ngôn
ngữ mụ già này và con mẹ Tính được sử dụng thay thế các danh từ thân tộc
mẹ và con đã tạo nên một khung quan hệ mới nằm ngoài phạm vi gia đình.
Trong đó, bản thân các cụm từ mụ già và con mẹ thể hiện rất rõ ý khinh miệt,
chì chiết. Bà mẹ chồng đã sử dụng các biểu thức ngôn ngữ có chứa chúng với
mục đích: chuyển cách xưng hô mẹ - con dùng trong ngữ vực thân tình (gia
đình) thành cách xưng hô mụ già này – than trách, cam chịu và con mẹ Tính –
khinh bỉ, trách móc dùng trong ngữ vực xung đột ngoài xã hội.
Chị Tính gọi mẹ chồng là bà thay vì mẹ (thay quan hệ gia đình bằng
quan hệ xã hội) gọi C là con giai bà cũng là một cách thể hiện thái độ đáp trả
thái độ của người mẹ chồng. Đối với người con dâu, con trai bà cụ đồng thời
là chồng của chị, có thể được quy chiếu bằng một trong các biểu thức ngôn
ngữ với khả năng biểu thị thái độ khác nhau như sau: (i) con giai bà = con
giai của bà, tức là người của nhà bà chứ không liên quan gì đến nhà tôi (có thể
hiểu “nhà tôi” = ∅ - đã bị tỉnh lược trong phát ngôn của chị Tính) → mối
quan hệ thân thích đối với “nhà tôi” bị đẩy ra xa; (ii) Chồng (của) con/ chồng
(của) tôi/ anh Tính nhà con → mối quan hệ thân thích đối với bà bị đẩy ra xa;
(iii) anh Tính → mức độ thân tình bình đẳng trong hai khung quan hệ.
Chị Tính đã dùng biểu thức thứ nhất để tha xưng. Cách dùng này có tác
dụng khẳng định sự trách móc của bà mẹ chồng đối với việc chậm trễ của chị
Tính là vô lí, bởi nguyên nhân của sự chậm trễ là “nhờ người đi gọi” cái
người có quan hệ trực tiếp với bà mẹ chồng, phục vụ cho lợi ích của gia đình
bà mẹ chồng chứ bản thân chị chẳng có lợi lộc gì.
Trong quan hệ giữa bố mẹ - con cái và anh – em, những thay đổi trong
xưng hô và tha xưng cũng có tác dụng bộc lộ dụng ý của những người tham
gia giao tiếp. Xem xét đoạn hội thoại giữa anh Tính và bố mình về việc của
Sài (em anh Tính) dưới đây.
(4.47) - Tôi thấy thầy nuông thằng Sài lắm, rồi bây giờ mới khổ.
- Anh bảo tôi sung sướng với thằng em anh lắm à?
- Nếu ngày nào thầy cũng đe nẹt nghiêm ngặt với nó thì đâu đến nỗi.
(Thời xa vắng – Lê Lựu)
Kiểu xưng hô tôi – thầy, anh – tôi như trên của hai bố con anh Tính khi
nói chuyện với nhau được coi là bình thường, nhất là trong trường hợp người
con trai lớn trong gia đình có một chút địa vị xã hội như anh Tính. Điểm bất
thường trong cuộc hội thoại này là cách tha xưng. Ba biểu thức ngôn ngữ
đồng sở chỉ trong ba lượt lời (thằng Sài = thằng em anh = nó) phản ánh dụng
ý của những người sử dụng chúng.
Hai biểu thức thằng Sài và nó mà anh Tính dùng để gọi Sài là trung tính,
thể hiện sự khách quan trong cả hai mối quan hệ: anh Tính và Sài, bố anh
Tính và Sài là con của ông. Còn đối với ông đồ Khang, việc anh Tính chỉ trích
sự dễ dãi của ông đối với Sài đã ám chỉ những tội lỗi mà Sài gây ra một phần
là do ông. Vì thế, ông đã san phần trách nhiệm ấy qua anh Tính bằng cách
dùng biểu thức thằng em anh, nghĩa là vì Tính là anh của Sài nên anh Tính
phải cùng ông nuôi dạy thằng bé. Ông đồ Khang đã không sử dụng cách
chung mà ông và anh Tính có thể dùng để gọi Sài là nhằm dụng ý đó. Nói một
cách khái quát hơn, dụng ý đó là nhằm nhấn mạnh trách nhiệm hay sự liên
lụy của người nghe đối với đối tượng tha xưng, đồng thời tách người nói
ra khỏi khung quan hệ đó.
Điều này cũng tương tự với biểu thức quy chiếu mà bà đồ Khang dùng
để nói về Sài khi hai ông bà bàn về việc có nên để Sài sang xin lỗi nhà Tuyết
– vợ của Sài hay không:
(4.48) - Tôi không phải xin xỏ gì cả. Con tôi ốm chín phần chết không được
phần sống, nhà nó có ai thèm lai vãng đến đây? Mà tôi hỏi có gì khi thằng
chồng ốm con vợ lại không về?
- Thì con mình đã đuổi nó đi.
(Thời xa vắng – Lê Lựu)
Sài là con của ông bà đồ nên danh từ thân tộc con là danh từ mà cả hai
người có thể dùng chung khi nói về Sài. Tuy nhiên, do không đồng nhất quan
điểm trong tranh luận, ông bà đồ Khang đã gọi Sài theo những cách khác
nhau: (i) con tôi = con của tôi (con của bà đồ), tức là chỉ có bà đồ mới có
quyền quyết định Sài nên và không nên làm gì; (ii) con mình = con của chúng
ta (con của ông bà đồ), tức là cả ông đồ và bà đồ đều có trách nhiệm như nhau
đối với Sài, cho nên, cần phải tham khảo ý kiến của cả hai. Đặt trong ngữ
cảnh trên, hai biểu thức đồng sở chỉ con tôi và con mình là những chỉ dẫn
ngôn ngữ để suy ra dụng ý của bà đồ và ông đồ khi bày tỏ ý kiến của mình. Ở
(i) là dụng ý nhấn mạnh trách nhiệm hay sự liên lụy của người nghe đối
với đối tượng tha xưng, đồng thời tách người nói ra khỏi khung quan hệ
đó, còn ở (ii) là dụng ý nhấn mạnh trách nhiệm hay sự liên lụy của cả
người nói và người nghe đối với đối tượng tha xưng.
Qua một số phân tích trên, có thể thấy sự thay đổi cách xưng hô và tha
xưng đã tạo ra sự chuyển biến trong quan hệ giao tiếp: (i) dùng những từ xưng
hô không trực tiếp phản ánh mối quan hệ gia đình của những người tham gia
giao tiếp có tác dụng biến quan hệ gia đình vốn có thành mối quan hệ xã hội.
Dụng ý của cách thay đổi này là nhằm tạo ra sự xa cách, bình đẳng, phần lớn
được sử dụng trong ngữ vực xung đột; (ii) sử dụng các biểu thức quy chiếu có
cấu trúc: danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng/ danh từ thân tộc chỉ ngôi
thứ hai (con giai bà, thằng em anh, mẹ con mày, mẹ chúng mày,…), danh từ
thân tộc + đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất số ít hoặc số nhiều (không bao
gộp người nói) (cháu tôi, con tôi,..), danh từ thân tộc + đại từ nhân xưng
ngôi thứ nhất số nhiều (bao gộp người nói) (con mình,…) thay vì tên riêng
hay đại từ nhân xưng ngôi thứ ba sẽ tạo ra sự chuyển biến từ quan hệ gia đình
sang quan hệ sở hữu. Có thể căn cứ vào các cấu trúc trên để xác định dụng ý
của những người thực hiện cuộc hội thoại.
Như đã biết, mục đích của giao tiếp là giúp con người hiểu biết lẫn nhau
nhưng giao tiếp chỉ đạt hiệu quả khi và chỉ khi những người tham gia giao
tiếp hiểu được đầy đủ và chính xác những điều được nói ra và những điều
được truyền báo nhưng không được nói ra trong lời nói. Có thể căn cứ vào sự
thay đổi cách xưng hô và tha xưng trong giao tiếp để giải mã ý nghĩa hàm ẩn.
Điều này góp phần khẳng định một sự thật là: sự sáng tạo của con người trong
sử dụng ngôn ngữ không nằm ngoài quy luật của ngôn ngữ.
4.5 Ý nghĩa của các danh từ thân tộc dùng như đại từ
Để việc trình bày có tính hệ thống, người viết xin nêu ra ở đây một số
vấn đề liên quan đến danh từ thân tộc dùng như đại từ. Trước hết là khái niệm
từ xưng gọi. Từ xưng gọi là tất cả các hình thức ngôn ngữ dùng để chỉ người
nói và/ hoặc người nghe 1 trong giao tiếp ngôn ngữ, ví dụ: anh, em và chúng
mình trong phát ngôn: “Anh đến nhà em rồi chúng mình cùng đi nhớ!”. Từ
xưng gọi trong tiếng Việt thu hút sự chú ý của các nhà khoa học không chỉ
bởi vì sự đa dạng của các biến thể từ vựng mà còn vì sự phong phú về chức
năng dụng học của chúng.
Thứ nhất, hệ thống này gồm ba tiểu loại là danh từ chung (ví dụ: từ chỉ
quan hệ họ hàng, từ chỉ chức vụ, học vị, v.v…), danh từ riêng (thường là tên
người), và đại từ nhân xưng. Thành phần quan trọng và được sử dụng nhiều
nhất là từ chỉ quan hệ họ hàng.
Thứ hai, sự lựa chọn từ xưng gọi chịu sự chi phối của các quy tắc khác
nhau. Trong phạm vi gia đình và họ hàng, luật tôn ti hành chức tương đối chặt
chẽ. Ở ngoài xã hội, sự lựa chọn trên thường chịu sự chi phối của nguyên tắc
trọng tuổi tác và địa vị xã hội. Tuy nhiên, các yếu tố khác như phong cách
ngôn từ, sự thân mật giữa những người tham gia giao tiếp, mục đích giao tiếp
v.v… cũng ảnh hưởng đến cách dùng từ xưng gọi. Trong những trường hợp
nhất định, một trong những yếu tố này có thể trở thành yếu tố quyết định sự
lựa chọn từ xưng gọi như một biểu hiện của sự tôn trọng, tính thân thiện, tình
cảm hoặc những điều gì khác mà người nói muốn dành cho người nghe.
Người nói và người nghe được hiểu theo nghĩa rộng như hai chủ thể trong giao tiếp, tức là người phát ngôn
và người nhận thông điệp ngôn ngữ.
1
Thứ ba, giới tính được thể hiện ở trong bản thân các từ xưng gọi (ví dụ:
anh – chị, cô – chú, v.v…) và trong cách lựa chọn từ xưng gọi theo quy tắc
ứng xử có tính chất văn hóa xã hội của cộng đồng (ví dụ: người vợ thường
xưng là em và gọi chồng mình là anh như một biểu hiện của sự khiêm nhường
của nữ giới trong đối xử với nam giới).
Theo Trần Ngọc Thêm (Lý Toàn Thắng (2002), “Hệ thống từ xưng hô
trong tiếng Việt hiện đại”, Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại
cương, NXB KHXH), hệ thống từ xưng hô thể hiện rất rõ các đặc tính của văn
hóa ngôn nghiệp Việt Nam như: a) tính chất thân mật hóa cao – đặc tính trọng
tình cảm, b) tính chất cụ thể hóa cao – tính linh hoạt, c) tính xã hội hóa cao –
tính cộng đồng, d) tính đa nghĩa cao – tính tổng hợp, e) tính tôn ty, và f) tâm
lý nhường nhịn trọng sự hòa thuận – tính hiếu hòa. Chính vì ảnh hưởng những
đặc tính nói trên của nền văn hóa gốc nông nghiệp, các đại từ chỉ người thực
thụ có sắc thái không lịch sự. Do nguyên tắc xưng khiêm hô tôn mà việc sử
dụng các danh từ chỉ quan hệ thân tộc hoặc chức danh như các đại từ trong
chức năng chỉ xuất và quy chiếu ngày càng được sử dụng rộng rãi, không
những trong quan hệ gia đình mà còn có xu hướng gia đình hóa các quan hệ
ngoài xã hội. Vì được sử dụng quá phổ biến mà các đại từ có nguồn gốc từ
các danh từ thân tộc có thêm nghĩa phái sinh là nghĩa ngữ dụng xa hẳn với
nghĩa gốc.
Phân tích phong cách xưng hô trong 148 câu cầu khiến giữa ông bà cha
mẹ và con cháu 16 tuổi trở xuống trong 4 gia đình trung lưu tại TP. HCM,
nhóm tác giả Phan Thị Yến Tuyết và Hy V. Lương (2000: 98-114) đưa ra 4
loại phong cách xưng hô, trong đó đáng chú ý là phong cách xưng hô: (i)
dùng “từ thân tộc để xưng (không hô), hay để hô (không xưng), hoặc dùng để
xưng lẫn hô, hay dùng kết hợp với tên riêng trong việc xưng hô” ; (ii) dùng
“đại danh từ như tao mày được dùng để xưng (không hô), hay để hô (không
xưng), hay được dùng để xưng lẫn hô”. Các tác giả này đưa ra sự khác biệt
giữa việc mẹ và bà có khuynh hướng dùng nhiều từ thân tộc như má, ngoại,
con để xưng hô với con cháu với việc cha và ông lại có khuynh hướng dùng
nhiều đại danh từ như mày, tao. Điều này xuất phát từ nguyên do là mối quan
hệ của người bà, người mẹ với con cháu thì thân mật hơn, tương đối thoải mái
và bình đẳng hơn mối quan hệ giữa người ông, người cha với con cháu. Đồng
thời, bản thân các từ thân tộc như ngoại, con,… cũng có tính cách thân mật
hơn các đại danh từ như mày, tao,…
Các đại từ có gốc danh từ thân tộc được sử dụng trên cơ sở hai quan hệ
là quan hệ gia đình và quan hệ xã hội. Trong quan hệ gia đình, các từ xưng hô
này được phân biệt theo nét nghĩa giới tính, tôn ti, quan hệ đối lập nội-ngoại,
v.v… Các từ này phải theo các cặp tương ứng chính xác như các cặp từ: “ông,
bà – cháu, con; cha-mẹ – con; cô, chú, dì, dượng – cháu, con; anh, chị –
em…”
Trong quan hệ xã hội, các từ đại từ hóa được dùng trong xưng hô và qua
đó biểu hiện nét nghĩa định vị tuổi tác, vị thế xã hội, tình cảm giữa người nói
và người nghe. Các từ này không tương ứng chính xác, thí dụ như các cặp từ:
“anh-chị – tôi; bác, chú, cô, dì, cậu – tôi; bác – em”.
Trong khẩu ngữ, có thể kết hợp một danh từ chỉ quan hệ thân thuộc hàng
trên (ví dụ: ông, bà, bố, mẹ, chú, cô, bác…) với một danh từ chỉ quan hệ thân
thuộc hàng dưới (ví dụ: cháu, chị, anh, em) để tạo ra đại từ nhân xưng ngôi
thứ hai, ví dụ:
(4.49) a. Ông cháu đi đâu đấy?
b. Xin chào bà chị!
c. Chú em hôm nay diện quá nhỉ!
d. Ông anh đòi cao thế thì em biết trả thế nào!
e. Sao cô em nóng tính thế?
Ngoài ra, cũng có thể kết hợp các từ chỉ quan hệ thân thuộc với các đại
từ mày, nó và mình để tạo đại từ chỉ ngôi II. Ví dụ:
(4.50) a. Chú mày định chuồn à?
b. Bố nó hôm nay bị ốm à?
c. Cô mình có đi với bọn anh không?
d. Mẹ nó vào ăn cơm.
Đại từ chỉ ngôi thứ ba số ít có thể được tạo ra bằng cách kết hợp từ ‘ta’
hoặc ‘ấy’ với các danh từ chỉ quan hệ thân thuộc. Ví dụ: ông ta/ông ấy, bà
ta/bà ấy, chị ta/chị ấy. Đại từ hắn cũng có thể kết hợp với ta để tạo thêm đại
từ hắn ta chỉ ngôi thứ ba. Nói chung, từ ta thường cho ý nghĩa tiêu cực hơn,
trong khi từ ấy thường cho ý nghĩa trung hòa hơn. So sánh:
(4.51) a. Anh ta chẳng thích ai ở cơ quan mình.
b. Anh ấy chẳng thích ai ở cơ quan mình.
Cần nhớ rằng, từ ta chỉ có thể kết hợp với những từ chỉ người lớn tuổi
hơn (anh, chị, chú, cô, ông, bà…), chứ không thể kết hợp với những từ chỉ
người ít tuổi hơn (em, cháu, con…), ví dụ: không thể nói ‘em ta’ hay ‘cháu ta’
với ý nghĩa là ‘nó’ mà chỉ dùng với ý nghĩa: ‘em của chúng ta’ hay ‘cháu của
chúng ta’.
Ngoài ra, từ ‘ta’ và ‘ấy’ còn có thể được kết hợp với một số danh từ chỉ
người theo độ tuổi và giới tính (lão, mụ) để chỉ ngôi thứ ba. Thường thì dạng
thức này mang thêm ý nghĩa tiêu cực hoặc thân mật, tuỳ theo ngữ cảnh. Ví
dụ:
(4.52) a. Lão ta về vườn rồi.
b. Mụ ấy có tới năm cái nhà cho thuê.
4.6 Tiểu kết
Ở chương này, chúng tôi tập trung phân tích chức năng chỉ xuất, chức
năng hồi chỉ của đại từ trong tiếng Việt. Theo đó, từ loại này tham gia vào ba
phạm trù chỉ xuất: chỉ xuất ngôi, chỉ xuất không gian và chỉ xuất thời gian.
Tính chất hồi chỉ của đại từ được đặt trong sự so sánh với chức năng chỉ xuất.
Bên cạnh đó, việc quy chiếu không tương thích về phạm trù ngôi và số của
đại từ đã đưa đến những nét nghĩa ngữ dụng rất đáng được quan tâm xem xét
kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, người viết cũng cố gắng tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn
qua sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng trong giao tiếp. Tiếp đó, nội dung ý
nghĩa của các danh từ thân tộc dùng như đại từ được chúng tôi đưa vào phân
tích ở mục cuối chương này.
5
KẾT LUẬN
Sau những cố gắng tìm hiểu bản chất của từ loại đại từ tiếng Việt trên cả
ba bình diện ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng, người viết xin đi điểm lại
những kết luận chính và đưa ra những đề xuất liên quan đến đề tài luận văn.
Mặc dù với số lượng khá khiêm tốn, đại từ lại là một từ loại có những
đặc trưng ngữ pháp – ngữ nghĩa – ngữ dụng hết sức độc đáo so với các từ loại
khác trong hệ thống từ loại tiếng Việt.
Tên gọi “đại từ” theo cách hiểu truyền thống và phổ biến hiện nay không
nói lên được đầy đủ bản chất của từ loại này. Vì đại từ không chỉ thay thế cho
danh từ mà còn thay thế cho động từ, tính từ, số từ, cho cả câu, đoạn văn,…
Cho nên, việc dùng tên gọi “đại từ” với ý nghĩa “thay thế cho danh từ” là
không thỏa đáng. Chúng ta cần phải có một cái nhìn khác đối với từ loại này.
Trong quá trình phân tích, người viết đã nêu ra thuật ngữ “đại hình thái”, một
khái niệm của ngôn ngữ học hiện đại. Khái niệm này là tên gọi dùng để chỉ
những từ có chức năng thay thế cho danh từ và cho các từ loại động từ, tính
từ, số từ, v.v. Chính tên gọi này đã góp phần tạo ra sự thống nhất về chức
năng, ngữ nghĩa của các tiểu nhóm đại từ.
Tiếp thu và chọn lọc những quan điểm phân loại đại từ từ trước đến nay,
người viết đã đề xuất ra một bảng phân loại tiểu loại đại từ tiếng Việt chú
trọng đến chức năng của từ loại đại từ này. Theo đó, đại từ tiếng Việt gồm có
các tiểu loại như sau: (1) Đại danh từ, gồm: đại danh từ xưng hô, đại danh từ
phản thân, đại danh từ tương hỗ, (2) Đại từ chỉ định, (3) Đại số từ, (4) Đại vị
từ, (5) Đại từ nghi vấn – phiếm chỉ.
Tiêu chí ngữ pháp để nhận diện đại từ được xây dựng trên hai bình diện:
khả năng kết hợp và chức năng cú pháp. Các tiểu loại của đại từ nhìn chung
có khả năng kết hợp không đồng nhất và có nhiều khác biệt so với nhau. Có
thể nói, đại từ có khả năng kết hợp hạn chế với các yếu tố khác. Nhưng bên
cạnh đó, chúng lại có thể đảm nhận những chức năng ngữ pháp hết sức phong
phú.
Xét về mặt ngữ nghĩa, đại từ mang ý nghĩa khái quát là ý nghĩa thay thế.
Và mỗi tiểu loại đại từ cũng có ý nghĩa riêng biệt của nó. Khi sử dụng đại từ,
nhiều khi chúng ta bắt gặp hiện tượng mơ hồ nghĩa của đại từ vì xuất hiện sự
đồng sở chỉ. Để hiểu được chính xác, chúng ta cần phải dựa vào yếu tố ngữ
nghĩa và ngữ dụng để xác định sở chỉ của đại từ tiếng Việt.
Xét về mặt ngữ dụng, đại từ tiếng Việt có chức năng chỉ xuất: chỉ xuất
ngôi, chỉ xuất không gian, chỉ xuất thời gian. Đồng thời, nó cũng có chức
năng hồi chỉ. Việc quy chiếu không tương thích về phạm trù ngôi và số của
đại từ đã đưa đến những nét nghĩa ngữ dụng rất đáng được quan tâm xem xét
kỹ lưỡng hơn. Đồng thời, người viết cũng cố gắng tìm hiểu ý nghĩa hàm ẩn
qua sự thay đổi cách xưng hô và tha xưng trong giao tiếp.
Một số hướng gợi mở cho đề tài này cũng là những điều mà tác giả luận
văn mong muốn nhưng chưa thực hiện được đó là: (i) cần phải nghiên cứu đại
từ tiếng Việt trong thế so sánh đối chiếu với đại từ tiếng Anh, (ii) vấn đề mơ
hồ giữa chức năng chỉ xuất và thay thế, (iii) tìm hiểu xem đại từ nào trong
tiếng Việt là đại từ chỉ xuất mà không phải là đại từ hồi chỉ, hoặc là đại từ hồi
chỉ mà không phải là đại từ chỉ xuất, hoặc có hay chăng đại từ vừa có chức
năng chỉ xuất vừa có chức năng hồi chỉ, (iv) nghiên cứu sâu hơn về khái niệm
đại hình thái và mối quan hệ của thuật ngữ này với vấn đề đại từ tiếng Việt.
Với những nghiên cứu nêu trên, chúng tôi hy vọng luận văn sẽ có đóng
góp phần nào vào công việc giảng dạy tiếng Việt cho người Việt và cả cho
người nước ngoài, đồng thời có thể gợi mở một hướng tiếp cận hợp lý, thỏa
đáng hơn đối với vấn đề đại từ tiếng Việt.
6
TÀI LIỆU THAM KHẢO
TIẾNG VIỆT
1. Nguyễn Ngọc Ẩn (2002), “Dùng đúng từ xưng gọi với người dạy học”,
Ngôn ngữ và đời sống, số 8.
2. Lâm Uyên Ba (2003), “Từ chỉ quan hệ - thân tộc của tiếng Tiều được sử
dụng trong tiếng Việt ở địa phương cực Tây Nam Bộ”, Ngôn ngữ, số 8, tr.:
5-8.
3. Diệp Quang Ban – Lù Thị Hồng Nhâm (1999), “Cặp phụ từ và cặp đại từ
hô ứng với các kiểu quan hệ giữa hai vế câu”, Ngôn ngữ, số 8, tr.: 9-16.
4. Diệp Quang Ban (2008), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt theo định hướng
ngữ pháp chức năng – hệ thống của M.A.K.Halliday, tập 1: Phần từ loại –
cụm từ - cấu tạo từ, H.: Giáo dục.
5. Diệp Quang Ban – Hoàng Văn Thung (2009), Ngữ pháp tiếng Việt, tập 1,
H.: Giáo Dục.
6. Lê Biên (1999), Từ loại Tiếng Việt hiện tại, NXB ĐHQGHN.
7. Phan Kế Bính (1990), Việt Nam phong tục, NXB TP.HCM.
8. Nguyễn Tài Cẩn (1975), Từ loại danh từ trong tiếng Việt hiện đại, NXB
Khoa học xã hội, Hà Nội.
9. Nguyễn Tài Cẩn (1977), Ngữ pháp tiếng Việt: Tiếng – Từ ghép – Đoản
ngữ, NXB Đại học và Trung học chuyên nghiệp, Hà Nội.
10. Lê Cận – Phan Thiều (1983), Giáo trình ngữ pháp tiếng Việt, tập I, HN.
11. Phó Thành Cật (1999), “Cách xưng hô của tiếng Hán và tiếng Việt với
văn hóa truyền thống của hai nước Trung – Việt”, Ngôn ngữ, số 7, tr.: 10
− 19.
12.
Nguyễn Hữu Chấn (2005), “Bước đầu tiên hiểu khả năng sử dụng các
đại từ quy chiếu chỉ định this/these và that/those trong liên kết văn bản
tiếng Anh qua các bài viết của sinh viên năm thứ hai”, Ngôn ngữ, số 5, tr.:
47-56.
13. Khúc Hữu Chấp (1993), Danh từ & đại từ trong tiếng Anh, Đà Nẵng :
Nxb. Đà Nẵng.
14. Đỗ Hữu Châu (1962), Giáo trình Việt ngữ học, tập 2 – Từ hội học, NXB
Giáo Dục, Hà Nội.
15. Đỗ Hữu Châu (1973), “Khái niệm trường và việc nghiên cứu hệ thống
trường từ vựng”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 45-54.
16. Đỗ Hữu Châu (1979), “Cách xử lý hiện tượng trung gian trong ngôn ngữ”,
Ngôn ngữ, số 1, tr.: 20-31.
17. Đỗ Hữu Châu (2000), “Tìm hiểu văn hóa qua ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số
10, tr.: 1-8.
18. Đỗ Hữu Châu (2003), Cơ sở ngữ dụng học, tập 1, NXB ĐHSP, TP.HCM.
19. Đỗ Hữu Châu (2007), Đại cương ngôn ngữ học, tập 2: Ngữ dụng học,
NXBGD, HN.
20. Hoàng Thị Châu (1989), Tiếng Việt trên các miền đất nước – Phương ngữ
học, NXB KHXH, HN
21. Hoàng Thị Châu (1995), “Vài đề nghị về chuẩn hóa cách xưng hô trong
xã giao”, Ngôn ngữ và đời sống, số 3, tr.: 12-13.
22. Hoàng Thị Châu (2009), Phương ngữ học tiếng Việt, NXB ĐHQGHN.
23. Nguyễn Phương Chi – Hoàng Tử Quân (1984), “Tên gọi và cách gọi tên”,
Ngôn ngữ, số phụ 2, tr.: 22- 24.
24. Nguyễn Văn Chiến (1991), “Sắc thái địa phương của các danh từ thân tộc
trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 53-57.
25. Nguyễn Văn Chiến (1988), “Các lớp yếu tố chỉ người trong hệ thống đại
từ nhân xưng ngôn ngữ Đông Nam Á”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông
Nam Á, HN.
26. Nguyễn Văn Chiến (1992), Ngôn ngữ học đối chiếu và đối chiếu các
ngôn ngữ Đông Nam Á, HN.
27. Trương Văn Chình, Nguyễn Hiến Lê (1963), Khảo luận về ngữ pháp Việt
Nam, ĐH Huế.
28. Nguyễn Hữu Chỉnh (2010), “Hiện tượng “ổng ảnh” trong tiếng Nam Bộ”,
Ngôn ngữ, số 12, tr.: 10-19.
29.Mai Ngọc Chừ (2003), “Từ đâu và những cấu trúc chứa đâu”, Ngôn ngữ,
số 3, tr.: 60-62.
30. Mai Ngọc Chừ - Vũ Đức Nghiệu – Hoàng Trọng Phiến (2006, in lần thứ
nhất: 1997), Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt, NXB Giáo Dục.
31.
32. Nguyễn Hồng Cổn (2003), “Về việc phân định từ loại trong tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, số 2, tr.: 36-46.
33. Nguyễn Đức Dân (2000), Ngữ dụng học, tập 1, NXB Giáo Dục.
34. Trương Thị Diễm (1999), “Nghĩa và sự chi phối cách sử dụng các danh
từ thân tộc kỵ, chắt, chút, vợ, chồng, dâu, rể”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 63-72.
35. Trương Thị Diễm (2002), Từ xưng hô có nguồn gốc danh từ thân tộc
trong giao tiếp tiếng Việt: Luận án Tiến sĩ Ngữ văn, Chuyên ngành : Lý
luận ngôn ngữ, Vinh: Trường Đại học Vinh.
36.Hoàng Dũng – Nguyễn Thị Ly Kha (2000), “Ngữ nghĩa và ngữ pháp của
danh từ riêng”, Ngôn ngữ, số 12.
37. Hoàng Dũng – Nguyễn Thị Ly Kha (2004), “Về các thành tố phụ sau
trung tâm trong danh ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 24-34.
38. Hoàng Dũng – Bùi Mạnh Hùng (2007), Giáo trình Dẫn luận ngôn ngữ
học, Dự án Đào tạo giáo viên THCS, Bộ Giáo dục và Đào tạo.
39. Lò Thị Duyên (1997), “Xưng hô giữa vợ chồng trong gia đình người Thái
ở Việt Nam”, Ngôn ngữ và đời sống, số 7, tr.21.
40.Nguyễn Đức Dương (1974), “Về hiện tượng: ổng, chỉ, ngoải”, Ngôn ngữ,
số 1, tr.: 51-55.
41.Nguyễn Thế Dương (2003), “Sự chuyển vai xưng hô trong gia đình”,
Ngôn ngữ và đời sống, số 12, tr.: 2-12.
42. Trần Xuân Điệp (1999), “Sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ qua những
danh hiệu và những từ tôn xưng”, Ngôn ngữ, số 7, tr.: 37-42.
43. Dương Xuân Đống (1996), “Anh bộ đội” và “chú bộ đội”, Ngôn ngữ và
đời sống, số 2(10), tr. 26.
44. Đinh Văn Đức (1978), “Về một cách hiểu ý nghĩa các từ loại trong tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 31 – 39.
45. Đinh Văn Đức (2001, in lần thứ nhất: 1986), Ngữ pháp tiếng Việt – Từ
loại, NXB ĐH & THCN, HN.
46. Đinh Văn Đức (2001), “Tìm hiểu ngữ trị của các từ loại thực từ tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, số 5, tr.: 1-6.
47. George Yule (2003), Dụng học, (Dịch từ bản in lần thứ ba 1997), Nhóm
biên tập Khoa học xã hội NXB ĐHQGHN, HN.
48. Gillian Brown, George Yule – Trần Thuần dịch (2002), Phân tích diễn
ngôn, NXB ĐHQGHN, HN.
49. Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) (1998, in lần thứ nhất: 1994), Dẫn luận
ngôn ngữ học, NXB GD.
50. Nguyễn Thiện Giáp (2000), Dụng học Việt ngữ, NXB ĐHQG, HN.
51. Nguyễn Thiện Giáp (2008), Giáo trình ngôn ngữ học, NXB ĐHQG HN.
52.Nguyễn Thiện Giáp (2010), 777 Khái niệm ngôn ngữ học, NXB ĐHQG
HN.
53. Phạm Ngọc Hàm (2004), “Một số cách kết hợp của đại từ nhân xưng tạo
tổ hợp xưng hô trong tiếng Hán”, Ngôn ngữ, số 12, tr.: 9-15.
54.Phạm Ngọc Hàm (2007), “Đôi nét về cách sử dụng đại từ nhân xưng trong
giao tiếp tiếng Hán”, Ngôn ngữ, số 7, tr.: 70-77.
55.Phạm Văn Hảo (1998), “Để góp phần lí giải thanh hỏi trong lối nói
phương ngữ ổng, chỉ, ngoải”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 70-76.
56.Cao Xuân Hạo (1991), “Mấy tiền đề cho việc phân tích cú pháp tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 1-9.
57. Cao Xuân Hạo (1991), Tiếng Việt – Sơ thảo ngữ pháp chức năng, quyển
1, NXB KHXH, TP.HCM.
58.Cao Xuân Hạo (1996), “Văn hóa trong cách xưng hô”, Kiến thức ngày
nay, số 225.
59.Cao Xuân Hạo (1997), “Anh trai, chị gái có phải là trùng ngữ không?”,
Ngôn ngữ và đời sống, số 12, tr.: 3-5.
60.Cao Xuân Hạo (1999), Ngữ pháp chức năng, quyển 1 – Câu trong tiếng
Việt, NXB GD, TP.HCM.
61. Cao Xuân Hạo (1999), “Nhận định tổng quát, phủ định tổng quát, phủ
nhận tính tổng quát của nhận định tổng quát và phủ định tổng quát”,
Ngôn ngữ, số 8.
62.Cao Xuân Hạo (2001), “Mấy vấn đề về văn hóa trong cách xưng hô của
người Việt”, Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt, tr.: 297 – 304, NXB Trẻ,
TP. HCM.
63.Cao Xuân Hạo (2001), “Về cách phát âm các đại từ chỉ người và chỉ chỗ
trong tiếng Sài Gòn”, Tiếng Việt – Văn Việt – Người Việt, tr.: 201 – 207,
NXB Trẻ, Tp. HCM.
64.Cao Xuân Hạo (2005), Ngữ pháp chức năng, quyển 2 - Ngữ đoạn và từ
loại, NXB Giáo Dục, Hà Nội.
65. Cao Xuân Hạo (2007), Tiếng Việt – Mấy vấn đề ngữ âm, ngữ pháp, ngữ
nghĩa, NXB Giáo Dục.
66. Lê Thị Minh Hằng (2010), “Thế /vậy dưới góc độ thực hành tiếng”, Ngôn
ngữ, số 1, tr.: 68-80.
67. Nguyễn Minh Hoạt (2007), “Đại từ nhân xưng trong tiếng Êđê (đối chiếu
với tiếng Việt)”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 72-80.
68. Lê Anh Hiền (1995), “Cách xưng gọi – sự phản ánh một phần tâm thế các
nhân vật trong Truyện Kiều”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 15-19.
69. Lê Anh Hiền (1999), “Chung quanh một từ tôi”, Ngôn ngữ và đời sống,
số 6, tr. 6-7.
70. Hiroki Tahara (1996), “Mấy nhận xét về cách xưng hô tiếng Việt qua
điện thoại”, Ngôn ngữ và đời sống, số 3, tr.10-11.
71.Thanh Hòa (2000), “Từ con trong văn hóa giao tiếp của người xứ Huế”,
Ngôn ngữ và đời sống, số 7, tr.: 19-20.
72. Nguyễn Hữu Hoành (2002), “Những đặc điểm cơ bản trong cách xưng hô
của người Dao Tiền”, Ngôn ngữ, số 5, tr.: 45 - 51.
73. Bùi Mạnh Hùng (1998), “Bàn về hô ngữ”, Ngôn ngữ, số 1.
74. Bùi Mạnh Hùng (2003), “Bàn về vấn đề “Phân loại câu theo mục đích
phát ngôn”, Ngôn ngữ, số 2, tr. 47-57.
75. Nguyễn Thượng Hùng (1990), “Đại từ ‘it’ ở vị trí chủ ngữ trong câu tiếng
Anh so sánh với câu tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 61-62.
76. Mai Xuân Huy (1996), “Thử khảo sát các cung bậc ngôn ngữ trong giao
tiếp vợ chồng người Việt”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 42-51.
77. Mai Xuân Huy (1999), “Thầy giáo-giáo viên và các từ chỉ người thầy”,
Ngôn ngữ, số 3, tr.: 25-26.
78.Mai Xuân Huy (2003), “Về khái niệm tắt tố và các kiểu định danh tắt
trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 10, tr.: 11-17.
79. Mai Xuân Huy (2004), “Về hiện tượng xưng hô trong giao tiếp quảng cáo
(trên cứ liệu tiếng Việt)”, Ngôn ngữ, số 8, tr.: 19-29.
80. Nguyễn Thị Hương (1999), “Đặc trưng ngữ nghĩa của nhóm tục ngữ chức
các từ chỉ quan hệ thân tộc”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 27-33.
81. Lương Văn Hy (Hy.V.Lương, chủ biên) (2000), Ngôn từ, giới và nhóm
xã hội từ thực tiễn tiếng Việt, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội.
82. Nguyễn Bá Hỷ (1997), “Xưng hô ở các lớp tiền học đường”, Ngôn ngữ
và đời sống, số 11, tr.: 18-20.
83. Nguyễn Thị Ly Kha (1996), “Có phải danh từ chỉ quan hệ thân thuộc
được dùng như đại từ nhân xưng ở cả ba ngôi”, Ngôn ngữ và đời sống, số
4, tr.: 9-10.
84. Nguyễn Thị Ly Kha (1998), “Thử tìm hiểu thêm về danh từ thân tộc của
tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 41-54.
85. Nguyễn Thị Ly Kha (1999), “Phải chăng danh ngữ tiếng Việt là kết quả
sao phỏng ngữ pháp Âu châu?”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 66-75.
86. Nguyễn Thị Ly Kha (2007), “Từ “xưng hô” thuộc hệ thống nào?”, Ngôn
ngữ và đời sống, số 10, tr. 40.
87.Nguyễn Thị Ly Kha (2008), Ngữ pháp tiếng Việt, NXB Giáo Dục.
88. Phan Đăng Khải (2003), “Một vài cách dùng từ “chỉ trỏ” trong Truyện
Kiều”, Ngôn ngữ và đời sống, số 11, tr.: 22-25; 27.
89. Nguyễn Văn Khang (chủ biên) (2000), “Xưng và gọi trong hoạt động
hành chính ở một xã thuộc đồng bằng Bắc Bộ: Tôn ti và bình đẳng”,
Tiếng Việt trong giao tiếp hành chính, tr.: 117- 142, H.: Văn hóa thông
tin.
90. Nguyễn Thục Khánh (1994), Các công trình ngôn ngữ học nước ngoài –
Các vấn đề từ loại, Viện Ngôn ngữ học.
91. Phan Khôi (1997), Việt ngữ nghiên cứu, NXB Đà Nẵng tái bản (in lần
đầu năm 1955).
92. Nguyễn Trung Kiên (2007), “Cách sử dụng linh hoạt đại từ nghi vấn
trong câu phản vấn tiếng Hán và tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số
1+2, tr.70.
93. Nguyễn Tuấn Kiệt (2002), “Bàn về từ chỉ ngôi”, Ngôn ngữ và đời sống,
số 8.
94.Trần Trọng Kim, Bùi Kỷ, Phạm Duy Khiêm (1940), Việt Nam văn phạm,
NXB Tân Việt.
95. Đinh Trọng Lạc, Nguyễn Thái Hòa (1999), Phong cách học tiếng Việt, tái
bản lần thứ 4, NXB Giáo Dục, Hải Phòng.
96. Trần Thị Ngọc Lang (1995), Phương ngữ Nam Bộ, NXB KHXH.
97. Trần Thị Ngọc Lang (chủ biên) (2005), Một số vấn đề phương ngữ xã
hội, NXB KHXH, Hà Nội.
98. Đỗ Thị Kim Liên (2006), “Khảo sát các tục ngữ Việt Nam có nhóm từ
chỉ quan hệ thân tộc biểu thị quan hệ so sánh”, Ngôn ngữ, số 5, tr.: 10 18.
99. Thủy Liên (2000), “Tính chất đạo đức lễ nghi trong một cặp xưng hô”,
Ngôn ngữ và đời sống, số 7, tr.: 21-22.
100. Nguyễn Thế Lịch (1983), “Nghĩa của từ chỉ quan hệ họ hàng trong lối
nói có hàm ngôn”, Ngôn ngữ, số 1, tr.: 52-59.
101. Bùi Thùy Linh (2010), “Ý nghĩa của sự thay đổi cách xưng hô và tha
xưng (khảo sát gia đình người Việt)”, Ngôn ngữ và đời sống, số 5, tr.:1519.
102. Đỗ Long (1990), “Về một khía cạnh biểu hiện “cái tôi” với cách tiếp
cận ngôn ngữ”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 27-29.
103. Lê Văn Lý (1972, in lần thứ nhất: 1968), Sơ thảo ngữ pháp Việt Nam,
Trung tâm học liệu, Bộ Giáo Dục, Sài Gòn.
104. Đường Công Minh (2003), “Cấu trúc có thành phần hồi chỉ với ý nghĩa
đại từ quan hệ trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 24-30.
105. Quang Minh (2006), “Thêm một cách nhìn về một số biểu hiện của sự
kì thị giới tính trong việc sử dụng tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 13-19.
106. Hà Quang Năng (1998), “Đặc trưng ngữ nghĩa của hiện tượng chuyển
loại các đơn vị từ vựng tiếng Việt”, Tiếng Việt và các ngôn ngữ Đông
Nam Á, HN, trang 141-144.
107. Dư Ngọc Ngân (2005), Giáo trình Ngữ pháp tiếng Việt (Phần Từ loại),
tài liệu lưu hành nội bộ, TP. Hồ Chí Minh.
108. Trần Đại Nghĩa (2003), “Đại từ ngôi ba ‘họ’ trong một bài thơ của
Trần Tế Xương”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 58-59.
109. Trần Đại Nghĩa (2003), “Ba con mèo không phải là danh ngữ”, Ngôn
ngữ và đời sống, số 11, tr.: 1-2.
110. Trần Đại Nghĩa (2004), “Ngữ pháp đại từ ‘nó’ trong bài thơ ‘Năm mới
chúc nhau’ của Trần Tế Xương”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 75-76.
111. Trần Đại Nghĩa (2007), “Giá trị thi pháp, từ pháp tên gọi nhân vật Chí
Phèo”, Ngôn ngữ, số 1, tr. 61-62.
112. Quảng Nguyên (1997), “Ai xưng thần, ai xưng nô tài?”, Ngôn ngữ và
đời sống, số 9, tr. 23.
113. Triều Nguyên (1999), “Cách xưng gọi của học sinh trong nhà trường
Thừa Thiên - Huế”, Ngôn ngữ và đời sống, số 11, tr. 5-6.
114. Đức Nguyễn (2000), “Về một cách xưng hô của học sinh đối với thầy
giáo”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 72-74.
115. Lại Cao Nguyện (2004), “Tính chất ba vùng của đại từ tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, số 1, tr.: 10-18.
116. Đái Xuân Ninh (1978), Hoạt động của từ tiếng Việt, H.: KHXH.
117. Đái Xuân Ninh, Nguyễn Trọng Báu, Nguyễn Đức Dân, Nguyễn
Quang, Vương Toàn,… (1984), Ngôn ngữ học: Khuynh hướng-Lĩnh vựcKhái niệm, tập 1, H.: KHXH.
118. Đái Xuân Ninh – Nguyễn Đức Dân − Nguyễn Quang − Vương Toàn
(1986), Ngôn ngữ học: Khuynh hướng-Lĩnh vực-Khái niệm, tập 2, H.:
KHXH.
119. Dương Thị Nụ (2002), “Tìm hiểu cấu trúc ngữ nghĩa cơ bản của từ
thân tộc trong tiếng Anh”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 31-40.
120. Dương Thị Nụ (2002), “Từ chỉ quan hệ thân tộc trong tri nhận của
người Anh và người Việt”, Ngôn ngữ, số 12, tr.: 67-78.
121. Dương Thị Nụ (2006), “Bước đầu tiên hiểu từ thân tộc trong ẩn dụ
(trên cơ sở đối chiếu tương phản Anh – Việt)”, Ngôn ngữ, số 7, tr.: 28-38.
122. Đào Văn Phái (2003), “Có nên xưng “tôi” với thầy học cũ?”, Ngôn ngữ
và đời sống, số 9, tr. 23.
123. Hoàng Phê (1989), “Đâu, đây, đấy”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 7.
124. Hoàng Phê (chủ biên) (2005), Từ điển tiếng Việt, H.: NXB KHXH.
125. Nguyễn Phú Phong (1996), “Đại danh từ nhân xưng trong tiếng Việt”,
Ngôn ngữ, số 1, tr.: 8-19.
126. Nguyễn Phú Phong (2002), Những vấn đề ngữ pháp tiếng Việt: loại từ
và chỉ thị từ, NXB ĐHQGHN.
127. Nguyễn Phú Phong (2003), “Đại từ chỉ ngôi trong tiếng Việt và tiếng
Mường”, Ngôn ngữ, số 10, tr.: 1-5.
128. Nguyễn Phú Phong (2004), “Đi tìm (cái) tôi”, Ngôn ngữ, số 8, tr.: 1-7.
129. Mai Thị Kiều Phượng (2004), “Từ xưng hô và cách xưng hô trong câu
hỏi mua bán bằng tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 15-25.
130. Nguyễn Quang (1996), “Vài suy nghĩ về hình thức xưng hô trong ngôn
ngữ”, Ngoại ngữ, số 2.
131. Nguyễn Anh Quế (1988), Hư từ trong tiếng Việt, NXB KHXH, HN.
132. Võ Xuân Quế (1998), “Những từ cùng nghĩa với ‘mẹ’ trong tiếng
Việt”, Ngôn ngữ, số 7, tr.: 15-16.
133. Nguyễn Tú Quyên (2007), “Vai trò của các phương tiện ngôn ngữ đồng
sở chỉ đối với việc thể hiện vị thế và mối quan hệ thân sơ giữa các nhân
vật giao tiếp trong tác phẩm truyện Kiều”, Ngôn ngữ, số 12, tr.: 34-38.
134. Nguyễn Đức Quyền (1970), “Ta với mình trong bài thơ Việt Bắc của
Tố Hữu”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 66-67.
135. Nguyễn Hữu Quỳnh (1994), Tiếng Việt hiện đại, H.: Trung tâm biên
soạn từ điển bách khoa Việt Nam.
136. Rhodes A. de (1991, in lấn thứ nhất: 1651), Từ điển Annam-LusitanLatinh (thường gọi là Từ điển Việt - Bồ - La) (tiếng La Tinh: Dictionarium
Annamiticum Lusitanum et Latinum), Thanh Lãng [và nh.ng. khác] dịch,
H.: Khoa học Xã hội.
137. Stankevich N.V. (1993), “Cần tìm hiểu thêm về cách xưng hô trong
tiếng Việt”, Những vấn đề ngôn ngữ và văn hóa, Hội Ngôn ngữ học Việt
Nam, NXB ĐH Ngoại ngữ HN, HN.
138. Stankevich N.V. (1982), Loại hình các ngôn ngữ, NXB ĐH và THCN,
HN.
139. Đào Thản (2002), “Ngữ nghĩa của khuôn ‘nào…ấy, bao…ấy’ trong các
ngữ cố định”, Ngôn ngữ, số 13, tr.: 7-10.
140. Nguyễn Kim Thản (1981), Cơ sở ngữ pháp tiếng Việt, NXB Tp. Hồ
Chí Minh.
141. Nguyễn Kim Thản (1997, in lần thứ nhất: 1963), Nghiên cứu ngữ pháp
tiếng Việt, NXB Giáo dục, Hà Nội.
142. Lưu Nhuận Thanh (1998), Các trường phái ngôn ngữ học phương Tây,
Đào Hà Ninh dịch, NXB Lao Động.
143. Nguyễn Thị Việt Thanh (1999), Hệ thống liên kết lời nói tiếng Việt,
NXB Giáo dục.
144. Nguyễn Thị Việt Thanh (2010), “Hoạt động của đại từ “nó” trong khẩu
ngữ tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 4, tr.: 7-11.
145. Phạm Thành (1985), “Vài nét về các đại từ nhân xưng trong tiếng Việt
hiện đại”, Ngôn ngữ, số 4, tr.: 53-54.
146. Nguyễn Thị Trung Thành (2001), “Từ ghép đẳng lập chỉ quan hệ thân
tộc trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ và đời sống, số 12, tr.: 8 - 12.
147. Nguyễn Thị Trung Thành (2003), “Việc sử dụng cặp từ xưng gọi ‘taomày’ trong giao tiếp hội thoại”, Ngôn ngữ & đời sống, số 7, tr.: 16-20.
148. Nguyễn Thị Trung Thành (2007), “Cần phân biệt từ xưng hô với đại từ
xưng hô”, Ngôn ngữ và đời sống, số 3, tr.1.
149. Nguyễn Đức Thắng (2002), “Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong
giao tiếp tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 59-65.
150. Lý Toàn Thắng (2002), “Hệ thống từ xưng hô trong tiếng Việt hiện
đại”, Mấy vấn đề Việt ngữ học và ngôn ngữ học đại cương, NXB KHXH.
151. Bùi Khánh Thế (1990), “Về hệ thống đại từ xưng hô trong tiếng
Chàm” (Một số vấn đề chung với khu vực), Ngôn ngữ, số 1, tr.: 43-46.
152. Trần Ngọc Thêm (1996), Tìm về bản sắc văn hóa Việt Nam, NXB TP.
Hồ Chí Minh.
153. Trần Ngọc Thêm, Hoàng Huy Lập (1991), “Thử bàn về từ và việc
phân loại từ tiếng Việt trong cách nhìn từ văn bản”, Ngôn ngữ, số 2, tr.:
10-14
154. Trần Ngọc Thêm (2009, in lần thứ nhất: 1985), Hệ thống liên kết văn
bản tiếng Việt, tái bản lần thứ năm, NXB GDVN.
155. Hoàng Anh Thi (1999), “Về nhóm từ xưng hô thân tộc trong tiếng Nhật
và tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 9, tr.: 43-55.
156. Tạ Văn Thông (2000), “Cách xưng gọi của ‘người kể chuyện’ trong
Dế Mèn phiêu lưu kí”, Ngôn ngữ & đời sống, số 3, tr.: 19-21.
157. Tạ Văn Thông (2001), “Cách xưng gọi trong Dế Mèn phiêu lưu kí”,
Ngôn ngữ, số 16, tr.: 21-26.
158. Nguyễn Thị Kiều Thu (2000), “Các từ xưng hô ngôi thứ 3 trong tác
phẩm Chiếc lược ngà”, Ngôn ngữ và đời sống, số 6, tr.: 22-24
159. Nguyễn Thị Kiều Thu (2005), Sự hành chức của đại từ trong tiếng Việt
và tiếng Anh: luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, Tp. Hồ Chí Minh : Trường Đại
học Khoa học Xã hội và Nhân văn.
160. Cao Thị Thu (2002), “Dạy đại từ chỉ định trong tiếng Việt cho sinh
viên nước ngoài”, Ngôn ngữ, số 8, tr.: 35 - 42.
161. Nguyễn Minh Thuyết (1986), “Thảo luận về vấn đề xác định hư từ
trong tiếng Việt”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 39-44.
162. Nguyễn Minh Thuyết (1988), “Vài nhận xát về đại từ và đại từ xưng
hô”, Tiếng Việt (số phụ của Tạp chí ‘Ngôn ngữ’), tr.: 29-30.
163. Nguyễn Minh Thuyết (chủ biên) (2004), Thành phần câu tiếng Việt,
NXB Giáo Dục.
164. Nguyễn Thị Thủy (2002), “Về khái niệm truyện kể ở ngôi thứ 3 và
người kể chuyện ở ngôi thứ 3”, Ngôn ngữ, số 9, tr.: 52-57.
165. Nguyễn Hạ Thương - Trần Văn Minh (1999), “Từ xưng hô trong thơ
Tản Đà và thơ Tố Hữu”, Ngôn ngữ và đời sống, số 10, tr.: 7-9
166. Phạm Ngọc Thưởng (1995), “Đại từ nhân xưng khỏi (tôi) trong tiếng
Tày – Nùng”, Ngôn ngữ và đời sống, số 4, tr. 20.
167. Phạm Ngọc Thưởng (1995), “Xưng hô giữa dâu rể với các thành viên
trong gia tộc Tày - Nùng”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 51 - 57.
168. Phạm Ngọc Thưởng (1995), “Xưng hô giữa vợ - chồng trong gia đình
người Tày – Nùng”, Dân tộc học, số 1, tr.: 47 - 49.
169. Phạm Ngọc Thưởng (1996), “Những kiêng kị trong xưng hô ở người
Nùng”, Ngôn ngữ và đời sống, số 4, tr.: 23-24.
170. Phạm Ngọc Thưởng (1997), “Đặc điểm cách xưng hô trong tiếng
Nùng”, Ngôn ngữ, số 1, tr.: 62-66.
171. Phạm Ngọc Thưởng (2010), “Cách sử dụng đại từ xưng hô ngôi thứ
nhất, số ít trong tiếng Nùng (xét trong mối liên hệ với tiếng Việt), Ngôn
ngữ, số 1, tr.: 46-52.
172. Trương Xuân Tiếu (2007), “Tìm hiểu nghệ thuật sử dụng từ xưng hô
của Nguyễn Du trong lời thoại của nhân vật Thúy Kiều đêm “Trao
duyên”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 42-44.
173. Phạm Văn Tình (1992), “Từ AI trong ca dao”, Ngôn ngữ & đời sống,
số thử nghiệm, tr.: 46-47.
174. Phạm Văn Tình (1999), “Xưng hô dùng chức danh”, Ngôn ngữ & đời
sống, số 11, tr.: 2-4.
175. Bùi Đức Tịnh (1952), Văn phạm Việt Nam, Sài Gòn: NXB P. Văn
Tươi.
176. Nguyễn Đức Tồn (Đức Nguyễn) (2000), “Về một cách xưng hô của học
sinh đối với thầy giáo”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 72-74.
177. Nguyễn Thế Truyền (1999), “Cách xưng hô của người Nam Bộ”, Ngôn
ngữ và đời sống, số 10, tr. 13-14.
178. Nguyễn Nguyên Trứ (1971), “Hiểu về từ em ở ngôi thứ hai trong thơ
Tố Hữu”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 62-64.
179. Nguyễn Văn Tu (1996), “Về cách xưng hô trong cơ quan Nhà nước,
đoàn thể, trường học”, Ngôn ngữ và đời sống, số 1, tr.: 11.
180. Hoàng Tuệ (1988), “Xưng hô”, Văn hóa nghệ thuật, số 16.
181. Hoàng Tuệ (2001), “Hệ thống ngữ pháp của Việt ngữ”, Hoàng Tuệ Tuyển tập ngôn ngữ học, NXB ĐHQG TP. Hồ Chí Minh.
182. Cao Văn Tư (1999), “Những tiếng xưng hô ấm áp tình người”, Ngôn
ngữ và đời sống, số 8, tr. 16.
183. Ủy ban Khoa học xã hội Việt Nam (1983), Ngữ pháp tiếng Việt, H.:
KHXH.
184. Nguyễn Thị Quỳnh Vân (2005), “Thêm một nhận xét về việc dịch từ
xưng hô trong Ngục trong nhật ký của Bác Hồ”, Ngôn ngữ, số 6, tr.: 3637.
185. Như Ý (1990), “Vai trò xã hội và ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp”,
Ngôn ngữ, số 3.
186. Nguyễn Như Ý (chủ biên) (1996), Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn
ngữ học, NXB Giáo Dục.
187. Nguyễn Thị Hoàng Yến (2006), “Vấn đề xưng hô trong phát ngôn chê”,
Ngôn ngữ, số 1, tr.: 53-61.
188. Bùi Minh Yến (1990), “Xưng hô giữa vợ và chồng trong gia đình người
Việt”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 30-38.
189. Bùi Minh Yến (1993), “Xưng hô giữa anh chị và em trong gia đình
người Việt”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 10-19.
190. Bùi Minh Yến (1994), “Xưng hô giữa ông, bà và cháu trong gia đình
người Việt”, Ngôn ngữ, số 2, tr.: 31-40.
191. Bùi Minh Yến (1998), “Xưng hô trong gia đình người Việt”, Ứng xử
ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt, NXB VHTT, HN.
192. Bùi Minh Yến (1999), “Ngôn ngữ xưng hô bạn bè trong nhà trường
hiện nay: khảo sát trên địa bàn Hà Nội”, Ngôn ngữ, số 3, tr.: 48-61.
193. Bùi Thị Minh Yến (Bùi Minh Yến) (2001), Từ xưng hô trong gia đình
đến xưng hô ngoài xã hội của người Việt: Luận án Tiến sĩ Ngữ Văn, H.:
Viện Ngôn ngữ học.
194. Hoàng Thị Yến (2002), “Về nhóm danh từ chỉ quan hệ thân tộc trong
tiếng Hàn”, Ngôn ngữ, số 12, tr.: 59-62.
TIẾNG ANH
1. Bhat D. N. S. (2004), Pronouns, Oxford University Press, New York.
2. Haspelmath M. (1997), Indefinite Pronouns, Oxford University Press,
New York.
3. Yan Huang (1994), The syntax and pragmatics of anaphora: a study with
special reference to Chinese, Cambridge University Press, New York.
7
PHỤ LỤC
Ký hiệu chữ viết tắt:
cd.
cao dao
d.
danh từ, hay danh ngữ hoặc tổ hợp tương đương
đ.
đại từ, hay tổ hợp đại từ
đg.
động từ, hay động ngữ hoặc tổ hợp tương đương
id.
ít dùng
kng.
khẩu ngữ
ph.
phương ngữ
tng.
tục ngữ
thgh.
thông tục
vch.
văn chương
Phụ lục 1: DANH SÁCH CÁC ĐẠI TỪ VÀ TỔ HỢP ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
Phụ lục 2: DANH SÁCH CÁC ĐẠI TỪ HOÁ TRONG TIẾNG VIỆT
Phụ lục 1
DANH SÁCH CÁC ĐẠI TỪ VÀ TỔ HỢP ĐẠI TỪ TIẾNG VIỆT
1. ả
(kng.) Từ dùng trong đối thoại để chỉ người con gái nào đó
với ý coi thường. Nói thế nào ả cũng không nghe.
(ph.) Chị. Tại anh, tại ả, tại cả đôi bên (tng.)
2. ai
1. Từ dùng chỉ người nào đó, không rõ (thường dùng để hỏi).
Không biết ai. Ai đấy? Nhà có những ai?
2. Từ dùng chỉ người nào đó, bất kì. Ai cũng được. Tất cả,
không trừ một ai.
3. Từ dùng chỉ người nào đó, có khi là chính mình, mà không
muốn nêu rõ ra. Ai biết đâu đấy!
3. ai ai
(chỉ dùng làm chủ ngữ, và thường dùng trước cũng). Tất cả
mọi người. Ai ai cũng biết điều đó
4. ai nấy
Người nào cũng vậy; tất cả, không trừ một ai. Cả nhà ai nấy
đều mạnh khỏe.
5. ái khanh
Từ vua chúa dùng để gọi người đàn bà mình yêu khi nói với
người ấy.
6. ảnh
(ph.; kng.) Anh (đã nói đến) ấy.
7. ấy
(thường dùng phụ sau d. hoặc dùng làm chủ ngữ trong câu).
Từ dùng để chỉ cái đã được nhắc tới, biết tới, nhưng không ở
kề bên người nói hoặc không thuộc về hiện tại. Đưa cho tôi
quyển sách ấy. Rau nào, sâu ấy (tng.). Cái thời ấy đã qua rồi.
8. bả
(ph.; kng.). Bà (đã nói đến) ấy.
9. bao giờ
1. Khoảng thời gian nào đó, không rõ (thường dùng để hỏi).
Không biết đến bao giờ mới xong. Bao giờ thì có kết quả?
2. Khoảng thời gian nào đó không muốn nói rõ ra, hoặc là bất
kì thời gian nào. Bảo từ bao giờ mà vẫn chưa làm. Việc ấy
bao giờ xảy ra sẽ hay. Hơn bao giờ hết. Bao giờ cũng thế.
10.bao lăm
(ph.; dùng trong câu có ý phủ định). Bao nhiêu. Chẳng đáng
bao lăm.
11.bao
nhiêu
1. Số lượng nào đó không rõ nhiều hay ít (thường dùng để
hỏi). Hỏi xem cần bao nhiêu? Cao bao nhiêu? Trong bao
nhiêu lâu? Trăng bao nhiêu tuổi trăng già?... (cd.). Bao
nhiêu cũng được… Bao nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu
(cd.).
2. (thường dùng trong câu cảm xúc hoặc câu có ý phủ định).
Số lượng hoặc mức độ không biết chính xác, nhưng nghĩ là
nhiều lắm. Bao nhiêu là cờ! Vinh dự bao nhiêu, lớp người
mới!
3. (dùng trong câu có ý phủ định). Số lượng không nói rõ,
nhưng biết là không nhiều gì. Không đáng bao nhiêu. Có
bao nhiêu tiền đâu!
12.bay 3
(ph.; kng.). chúng mày. Tụi bay
13.bậu
(ph.). Từ người con trai dùng để gọi vợ hay người yêu khi nói
với vợ, với người yêu (tỏ ý thân thiết). Áo đen năm nút viền
tà, Ai may cho bậu hay là bậu may? (cd.)
14.bây chừ
(cũ, hoặc ph.). Bây giờ
15.bây giờ
khoảng thời gian hiện đang nói; lúc này. Bây giờ là tám giờ.
16.bây
Số lượng đã xác định cụ thể hiện đang nói đến; ngần này. Chỉ
nhiêu
17.bấy
có bấy nhiêu tiền thôi.
(kết hợp hạn chế). 1. Từ dùng để chỉ số lượng hoặc khoảng
thời gian được xác định và đã nói đến. Từ bấy đến nay. 2. (cũ;
vch.; thường dùng trong câu biểu cảm). Từ dùng để chỉ mức
độ nhiều như đã biết; dường ấy. Khéo vô duyên bấy!
18.bấy
(cũ; vch.). Bấy lâu, bao lâu nay.
chầy
19.bấy chừ
(cũ, hoặc ph.). Bấy giờ.
20.bấy giờ
Khoảng thời gian được nói đến, trong quá khứ hoặc trong
tương lai; khi ấy, lúc đó. Bấy giờ là năm 1945. Làm xong việc,
bấy giờ sẽ hay.
21.bấy lâu
Khoảng thời gian dài từ lúc đã nói cho đến bây giờ; bao lâu
nay. Chờ đợi bấy lâu.
22.bấy nay
Khoảng thời gian từ lúc đã nói đến cho đến ngày nay. Bấy nay
công việc vẫn bình thường.
23.bấy
nhiêu
Số lượng đã nói đến; ngần ấy. Chỉ cần bấy nhiêu thôi. …Bao
nhiêu tấc đất tấc vàng bấy nhiêu (cd.)
24.bọ
(ph.). Cha (chỉ dùng để xưng gọi)
25.cả
Toàn thể, hết thảy, không trừ một thành phần nào. Cả nước
một lòng. Nhà đi vắng cả.
26.cả… cả
(dùng xen kẽ với hai d.). Không có sự loại trừ nào hết, gồm đủ
các (thường là hai) yếu tố, thành phần trong trường hợp chỉ có
bấy nhiêu yếu tố, thành phần. Mưa cả ngày cả đêm (suốt ngày
đêm). Cả anh cả tôi (cả hai người chúng ta) đều đi.
27.cả thảy
(kng.). Số lượng tính gộp lại toàn bộ; tất cả. Nhà có năm
người cả thảy.
28.chi
(ph.; kng.). Như gì. Có cần chi.
29.chỉ
(ph.; kng.). Chị (đã nói đến) ấy.
30.choa
(ph.). Tao, chúng tao.
31.chú mày (thgt.). Như chú mình (nhưng gọi một cách hơi sỗ sàng).
32.chú
mình
(kng.). Tổ hợp dùng trong đối thoại để gọi một cách thân mật
em trai (hay là người đàn ông khác coi như vai em trai của
mình) chưa lớn tuổi lắm.
33.chúng
Từ dùng để chỉ những người đã được nói đến, với ý coi khinh.
Bọn cướp và tên cầm đầu của chúng.
34.chúng
mình
(kng.). Tổ hợp dùng chỉ bản thân người nói cùng với người
đối thoại ngang hàng với ý thân mật. Hai chúng mình. Bọn
chúng mình.
35.chúng ta Tổ hợp người nói dùng để chỉ bản thân mình cùng với người
đối thoại.
36.chúng
tôi
1. Tổ hợp dùng để nhân danh một số người mà tự xưng.
Chúng tôi đều nghĩ như vậy.
2. Tổ hợp dùng để cá nhân tự xưng thay cho tôi một cách
trang trọng khi viết sách, báo, đơn từ hoặc khi nói trước
đám đông, trước người trên. Chúng tôi xin đọc bản báo
cáo.
37. cô mình (kng.). Tổ hợp dùng để gọi người con gái còn ít tuổi. coi như
vai em mình, với ý trêu cợt.
38. cổ
39. đại nhân
(ph.; kng.). Cô (đã nói đến) ấy.
(cũ). Từ dùng để gọi người bậc trên, thường là người có chức
vị, với ý tôn kính.
40.đằng ấy
(kng.). Từ dùng để gọi bạn một cách thân mật (thường giữa
bạn bè còn ít tuổi).
41.đâu
1. Từ dùng để chỉ một nơi, một chỗ nào đó không rõ, cần
được xác định (thường dùng để hỏi). Nhà ở đâu? Từ sáng
đến giờ đi những đâu?
2. Từ dùng để chỉ một nơi, một chỗ nào đó không nói rõ, vì
không thể hoặc không cần nói rõ. Đi đâu một lát thì về.
Tiền để đâu trong tủ ấy.
3. Từ dùng để chỉ chung bất cứ nơi nào. Ở đâu cũng được.
Mua đâu chả được.
4. Từ dùng để chỉ một khoảng, một điều nào đó biết không
được đích xác lắm. Hơn nhau đâu năm sáu tuổi. Hội nghị
đâu thứ năm thì khai mạc. Nghe đâu anh ta sắp cưới vợ.
5. Từ dùng để chỉ một cái, một điều nào đó không rõ, cần
được xác định, là nguyên do hoặc kết quả, hay là điểm đạt
tới, của sự việc nói đến (thường dùng để hỏi). Tại đâu? Vì
đâu? Việc ấy sẽ đi đến đâu? Nó biết, sẽ giận đến đâu?
42.đâu đâu
1. Bất cứ ở đâu; khắp nơi. Đâu đâu cũng thế.
2. Linh tinh, không có mục đích, không có căn cứ. Nghĩ đâu
đâu. Chuyện đâu đâu.
43.đâu đây
Chỗ nào đó không rõ, nhưng biết là gần đây. Nhà anh ta ở
đâu đây thôi. Nghe đâu đây có tiếng người.
44.đâu đấy
1. Chỗ nào đó, không biết đích xác, nhưng biết là có. Để
lẫn đâu đấy, không mất đâu.
2. Nơi nào cũng như nơi nào; mọi nơi. Đâu đấy đều sẵn
sàng.
3. (kng.; dùng sau đg.). Đâu vào đấy, hoặc đâu ra đấy (nói
tắt). Xếp đâu đấy cả rồi.
45. đâu … 1. Biểu thị cái hoặc điều nói đến có sự tương ứng hoàn toàn
đấy
với bản thân nó. Dụng cụ sắp xếp đâu vào đấy (cái nào
đúng chỗ cái ấy). Tiền nong tính toán đâu ra đấy (khoản
nào đúng khoản ấy).
2. Biểu thị cái hoặc điều nói đến sau tương ứng hoàn toàn với
điều nói đến trước. Đánh đâu thắng đó.
46. đâu đó
(ph.). như đâu đấy
47. đâu … (ph.). như đâu … đấy
đó
48. … đẩu (kng.; dùng xen với đg., d. ở dạng lặp). như đâu (ý nhấn
… đâu
49.đây
mạnh). Ở đẩu ở đâu không ai biết. Đi tận đẩu tận đâu.
1. Từ dùng để chỉ một sự vật, địa điểm ở nơi vị trí người
nói hoặc thời điểm ở vào lúc đang nói; trái với kia, đấy,
đó. Đây là bạn tôi. Đây, anh cầm lấy. Nơi đây. Ba năm
trước đây. Tiện đây xin hỏi.
2. Từ người nói dùng để tự xưng với người đối thoại một
cách thân mật, hoặc trịch thượng, sỗ sàng; đối lập với
đấy (là từ dùng để gọi người đối thoại). Đừng doạ, đây
không sợ đâu.
50.đây đó
Như đó đây.
51.đấy
(như đó, nhưng nghĩa thường cụ thể hơn, và đôi chút có tính
chất kng.)
1. Từ dùng để chỉ một sự vật, địa điểm, thời điểm hoặc sự
việc đã được xác định, được nói đến, nhưng không ở vào vị
trí người nói, hoặc không ở vào lúc đang nói. Đây là rạp
hát, còn đấy là thư viện. Ai gõ cửa đấy? Từ đấy trở về sau.
Sau đấy ít lâu.
2. (dùng sau đại từ nghi vấn). Từ dùng để chỉ một sự vật, địa
điểm, thời điểm hoặc sự việc được xác định là có, tuy
không biết cụ thể. Cầm trong tay một cái gì đấy. Để lẫn
đâu đấy. Một ngày nào đấy trong mùa hè. Có điều gì đấy
khó nói ra.
3. (kng.). Từ người nói dùng để gọi người đối thoại một cách
thân mật, hoặc trịch thượng, sỗ sàng; đối lập với đây (là từ
người nói dùng để tự xưng). Có nên thì nói rằng nên,
Chẳng nên, sao để đấy quên đây đừng (cd.).
52.đệ
(cũ). Từ người đàn ông dùng để tự xưng với người đàn ông
khác là bạn ngang hàng của mình, tự coi mình là đàn em, theo
lối nói khiêm nhường hoặc để vui đùa.
53.đó
(như đấy, nhưng thường có sắc thái ph.)
1. Từ dùng để chỉ người, sự vật, địa điểm, thời điểm hoặc sự
việc đã được xác định, được nói đến, nhưng không ở vào vị
trí người nói hoặc không ở vào lúc đang nói. Mấy người đó
hôm qua không đến. Ai đó? Từ đây đến đó không xa mấy.
Nay đây mai đó. Vừa mới đó mà đã ba năm. Cứ theo đó mà
làm.
2. (dùng sau đ. nghi vấn). Từ dùng để chỉ người, sự vật, địa
điểm, thời điểm hoặc sự việc được xác định là có, tuy
không biết cụ thể. Có người nào đó bỏ quên cái mũ. Nói
một câu gì đó, nghe không rõ. Để quên ở đâu đó. Đến một
lúc nào đó.
3. Từ người nói dùng để gọi người đối thoại một cách thân
mật hoặc trịch thượng, sỗ sàng; đối lập với đây (là từ người
nói dùng để tự xưng). Trăng kia làm bạn với mây, Đó mà
làm bạn với đây thiệt gì? (cd.).
54.đó đây
Nơi này nơi khác; mọi nơi. Đi khắp đó đây. Rải rác đó đây.
55.… đó … Biểu thị tình trạng hay trạng thái, hành động trái ngược nhau
đó
mà lại luân phiên nhau nhanh chóng. Tính khí thất thường, vui
đó lại buồn đó.
56.gì
1. Từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó không rõ
(thường dùng để hỏi). Cái gì kia? Tên là gì? Đi những đâu.
Làm những gì, không ai biết. Gì thế? Còn gì gì nữa nào?
(kng.) Gì, chứ việc ấy thì dễ quá (kng.).
2. (thường dùng đi đôi với cũng hoặc dùng trong câu phủ
định). Từ dùng để chỉ sự vật, sự việc, hiện tượng nào đó
bất kì. Việc gì cũng làm được. Thấy gì cũng hỏi. Chẳng cần
gì hết. Không có gì vui bằng. Muốn gì gì cũng có (kng.). Gì
thì cũng đã muộn rồi (kng.).
3. (kng.; dùng sau d., đg.). Từ dùng để chỉ một hạng, loại, tính
chất nào đó, với ý chê bai nhằm phủ định. Người gì lại có
người như thế! Bàn ghế gì mà ọp ẹp! Vợ chồng gì chúng
nó! Toàn những chuyện gì gì ấy. Làm ăn gì thế này?
57. giờ đây
(kng.). Lúc này đây, giờ này đây. Tình hình giờ đây đã đổi
khác.
58.hắn
(kng.). Từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba với hàm ý coi
thường hoặc thân mật. Hắn không phải là người tử tế.
59.hết thảy
Tất cả, không trừ một ai hoặc một bộ phận nào. Hết thảy mọi
người. Giải quyết hết thảy mọi việc.
60.họ
Từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba, số nhiều. Có mấy người
đến, nhưng họ lại đi rồi.
61.kia
1. Từ dùng để chỉ một sự vật, địa điểm, hiện tượng ở xa vị trí
của người nói, nhưng trong phạm vi có thể nhìn thấy cụ
thể. Đây là trường học, còn kia là nhà ở. Bức tranh này
đẹp hơn bức tranh kia. Đằng kia mát hơn ở đây. Nó đang
đến kia.
2. (kết hợp hạn chế). Từ dùng để chỉ một thời điểm nào đó
không xác định, nhưng coi như là có thể hình dung được cụ
thể. Một ngày kia, anh sẽ hối hận. Trước kia, tôi cũng nghĩ
như thế. Xưa kia.
3. (dùng đi đôi với này, nọ). Từ dùng để chỉ một người, một
cái khác, trong quan hệ đối lập với người, cái đã được nói
đến. Không người này thì người kia. Hết tháng này sang
tháng kia. Chuyện nọ, chuyện kia.
62. kìa
(kng.; thường dùng ở đầu câu hoặc ở cuối câu). Từ dùng để
chỉ một nơi xa vị trí người nói, nhưng có thể nhìn thấy cụ thể,
rõ ràng, nêu lên để gợi sự chú ý của người đối thoại. Kìa, họ
đã về. Xem kìa, có ngôi sao băng. Có ai gọi kìa. Ở đằng kia
kìa.
63. mày
1. Từ dùng để gọi người ngang hàng hoặc hàng dưới khi nói
với người ấy, tỏ ý coi thường, coi khinh. Không thầy đố
mày làm nên (tng.).
2. (kng.). Từ dùng để gọi thân mật người có quan hệ rất gần
gũi, ngang hàng hoặc hàng dưới, khi nói với người ấy
(thường dùng trong lớp người trẻ tuổi, nhỏ tuổi). Mày đến
tao chơi.
64. mậy
(ph.; kng.). (dùng ở cuối câu). Mày. Đi không mậy?
65. mi
(ph.). Mày. Bọn mi.
66. mình
1. (kng.) Từ dùng để tự xưng hoặc để chỉ bản thân cùng với
người đối thoại một cách thân mật, có tính chất bạn bè.
Cậu giúp mình một tay. Bọn mình. Người đằng mình.
2. (kng.). Từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè
trẻ tuổi. Mình đi trước, tớ còn bận.
3. Từ vợ chồng hoặc người yêu gọi nhau một cách âu yếm.
Mình mong em lắm phải không?
4. (không dùng làm chủ ngữ). Từ dùng để chỉ bản thân chủ
thể được nói đến. Nó chỉ nghĩ đến mình.
67. mô
(ph.). 1. Đâu. Đi mô không ai biết?. Ở mô?
2. Nào. Khi mô. Đứa mô.
68. nào
(thường dùng sau d.)
1. Từ dùng để hỏi về cái không biết cụ thể và cần xác định
trong một tập hợp những cái cùng loại. Anh biết người nào
trong tấm ảnh? Mượn những quyển sách nào? Tin cho biết
ngày nào đi.
2. Từ dùng để chỉ ra mà không nói cụ thể, vì không thể hoặc
không cần nói cụ thể. Có người nào đó muốn gặp anh. Một
nơi nào không rõ. Mới ngày nào.
3. (thường dùng đi đôi với cũng, thì hoặc có kèm ý phủ định).
Từ dùng để chỉ một cái bất cứ trong một tập hợp những cái
cùng loại. Ngày nào cũng như ngày nào. Nơi nào làm tốt
thì được thưởng. Người nào chả thế. Rau nào sâu ấy.
69. nay
1. Từ dùng để chỉ thời gian hiện tại, phân biệt với quá khứ
hoặc tương lai. Từ xưa đến nay. Nay thế này mai thế khác.
Lớp trước nay không còn ai. Đời nay. Chiều nay (chiều của
ngày hôm nay). Ba hôm nay (ba hôm cho đến ngày hôm
nay).
2. (dùng trong các văn bản chính thức của nhà nước để mở
đầu lời văn nêu một quyết định). Bây giờ. Nay quyết
định… Nay công bố lệnh…
70. này
(thường dùng phụ sau d.) Từ dùng để chỉ người, sự vật, địa
điểm, thời điểm hoặc sự việc được xác định và ở ngay hoặc
tựa như ở ngay trước mặt vào lúc đang nói. Anh này tôi không
quen. Cái này đẹp. Nơi này. Tháng này năm ngoái. Việc này
tôi không biết.
71. này nọ
(kng.). Thế này thế kia (không nói cụ thể, vì không muốn
hoặc không tiện nói cụ thể). Đòi hỏi này nọ. Viện lí do này nọ
để từ chối.
72. nãy
Từ dùng để chỉ khoảng thời gian ngắn, trong phạm vi một
ngày, vừa mới qua. Lúc nãy. Ban nãy. Từ nãy đến giờ.
73. nãy giờ
(kng.). Từ lúc nãy đến bây giờ. Suốt nãy giờ vẫn ngồi im.
74. nấy
1. (dùng đi đôi với ai, gì đứng trước). Từ dùng để chỉ chính
cái vừa nói đến trước đó, chứ không phải cái nào khác;
người ấy, cái ấy. Việc ai nấy làm. Có gì ăn nấy. Bảo gì làm
nấy.
2. (dùng phụ cho d. và đi đôi với nào đứng trước). Từ dùng
để chỉ tính tương ứng tất yếu với cái vừa nói đến trước đó.
Cha nào con nấy (cha thế nào thì tất con thế ấy). Thầy nào
tớ nấy. Mùa nào thức nấy.
3. (dùng phụ cho một d. ở dạng lặp lại và đi đôi với nào đứng
trước). Từ dùng để chỉ phạm vi toàn bộ, không có ngoại lệ,
của những cái được nói đến. Lớp nào lớp nấy đều im phăng
phắc. Người nào người nấy lo chuẩn bị.
75. ngài
1. Từ dùng để chỉ hoặc gọi với ý tôn kính người đàn ông có
địa vị cao trong xã hội cũ hoặc trong xã hội tư sản. Ngài
đại sứ. Xin mời ngài
2. (thường viết hoa). Từ người mê tín dùng để chỉ thần thánh
với ý kính sợ. Ngài thiêng lắm.
76. ngoải
(ph.; kng.). Nơi ở ngoài (đã được nói đến) ấy; ngoài ấy. Ở
ngoải.
77. ngươi
(cũ). 1. (dùng trước một tên riêng) Từ dùng để chỉ người nào
đó, với ý coi khinh. Trần Hưng Đạo đánh đuổi ngươi Thoát
Hoan.
2. Từ dùng để gọi người đối thoại, thường là người bề dưới,
với ý coi thường. Ta truyền gọi các ngươi đến.
78. người
ta
(kng.)
1. Từ dùng để chỉ chung những người bất kì, ngoài mình
hay những người đang trong cuộc. Của người ta, không
phải của mình. Đừng để thiên hạ người ta chê cười.
2. Từ dùng để chỉ người nào đó mà không muốn nêu rõ ra
(thường hàm ý giễu cợt hay oán trách). Người ta cần gì
đến mình.
3. (kng.). Từ dùng để tự xưng trong đối thoại (thường với
ý thân mật hay trịch thượng). Đưa đây cho người ta!
Người ta bảo mà không chịu nghe.
79. nhau
(chỉ dùng làm bổ ngữ).
2. Từ biểu thị quan hệ tác động qua lại giữa các bên. Đánh
nhau. Giúp đỡ nhau. Yêu nhau. Xoa hai tay vào nhau.
3. Từ biểu thị quan hệ tác động của một bên này đến bên kia,
giữa các bên có quan hệ gắn bó mật thiết. Tiễn đưa nhau.
Tìm đến thăm nhau. Hai chị em hơn nhau ba tuổi.
4. Từ biểu thị quan hệ cùng hoạt động giữa nhiều bên. Xúm
nhau lại. Họp mặt nhau một buổi. Phối hợp chặt chẽ với
nhau.
80. những
ai
81. nó
(thường đặt ở đầu câu). Tất cả những người nào. Những ai có
thành tích đều được khen thưởng. Có mặt những ai?
1. Từ dùng để chỉ người hay vật ở ngôi thứ ba, khi chỉ
người hàm ý không coi trọng hoặc thân mật. Tôi có biết
nó. Tôi thích hoa này, hương nó thơm lắm.
2. (kng.). Từ dùng để chỉ người, vật hay sự việc vừa nêu
ngay trước đó, có tính chất như nhắc lại để nhấn mạnh,
hoặc đệm thêm vào cho lời nói có sắc thái tự nhiên.
Thằng ấy nó hỗn láo lắm. Nói thế cho vui. Cái tính tôi
nó quen rồi.
82. nọ
Từ dùng để chỉ cái không xác định cụ thể ở cách xa hay ở
trong quá khứ. Đến thăm một nhà máy nọ. Việc này việc nọ.
Điều nọ tiếng kia. Hôm nọ.
83. nọ kia
(id.). Thế nọ thế kia; dùng để chỉ những điều, những cái mà vì
lí do nào đó không muốn nói rõ, nói thẳng ra (hàm ý chê).
Đem lòng nọ kia.
84. nớ
(ph.). Ấy. Bữa nớ. Ở trong nớ. Từng nớ chuyện.
85. ổng
(ph.; kng.). Ông (đã nói đến) ấy.
86. qua
(ph.; kng.). Từ người lớn tuổi dùng để tự xưng một cách thân
mật khi nói với người vai em, vai dưới. Qua đây là bạn của
má.
87. răng
(ph.). Sao. Biết nói răng. Mần răng (làm sao).
88. ri
(ph.). Thế này. Như ri.
89. rứa
90. sao
(ph.). Thế. Đi mô rứa? Ra rứa.
1. Từ dùng để chỉ cái không biết cụ thể như thế nào
(thường dùng để hỏi). Sao, có chuyện gì xảy ra không?
Anh nghĩ sao? Trời mưa hay sao thế? Có sao không?
Người sao một hẹn thì nên, Người sao chín hẹn thì quên
cả mười (cd.)
2. Từ dùng để chỉ nguyên nhân không biết rõ của điều đã
xảy ra (thường dùng để hỏi). Sao không đi nữa? Sao
lâu thế? Sao lại như thế được? Không hiểu vì sao.
3. Từ dùng để chỉ một phương thức, cách thức nào đó
được xác định đại khái. Nghĩ sao nói vậy. Lo sao cho
ổn thỏa.
91. ta
1 (cũ.). Từ dùng để tự xưng khi nói với người khác, thường
với tư cách người trên. Ta bảo để các người biết.
2 (vch.). Từ dùng để tự xưng khi nói thân thiết với người
ngang hàng hoặc khi tự nói với mình. Mình về, mình có nhớ
ta, Ta về, ta nhớ hàm răng mình cười. (cd.). Cũ người mới ta
(tng.).
3. Từ dùng để chỉ gộp chung mình và người đối thoại với ý
thân mật, gần gũi (hàm ý coi nhau như chỉ là một). Anh với
tôi, ta cùng đi. Em ơi chua ngọt đã từng, Non xanh nước bạc
ta đừng quên nhau (cd.). Dân tộc ta.
4. (hay t.; dùng phụ sau d.). Từ người Việt Nam dùng để chỉ
cái của dân tộc, của đất nước mình; phân biệt với tây, tàu. Tết
ta. Quần áo ta. Thuốc ta. Quả táo ta.
5. (kng.; dùng phụ sau một số d. hoặc đ. chỉ người). Từ dùng
trong đối thoại để chỉ người đã được nói đến trước đó với ý
không coi trọng. Ông ta. Chị ta. Hắn ta.
1. Từ dùng để tự xưng khi nói với người ngang hàng hay
92. tao
người dưới, tỏ ý coi thường, coi khinh. Lại đây tao bảo!
Tao nói thì phải nghe.
2. (kng.). Từ dùng để tự xưng một cách thân mật khi nói
với người có quan hệ rất gần gũi, ngang hàng hoặc
hàng dưới (thường dùng trong lớp người trẻ tuổi, nhỏ
tuổi). Hôm nào rỗi đến nhà tao chơi.
93. tất
(kng.). Tất cả (nói tắt); hết cả. Kéo nhau đi tất. Mua tất. Làm
tất mọi việc. Sẽ xong tất. Tất tất việc gì cũng nhờ nó cả.
94. tất cả
Từ dùng để chỉ số lượng toàn bộ, không trừ một cái gì hoặc
không trừ một ai. Mua tất cả. Tất cả đều đồng ý. Tất cả chúng
ta.
95. tất tần Như tất tật (láy).
tật
96. tất tật
(kng.). Hết tất cả. Mua tất tật. Láy: tất tần tật (ý nhấn mạnh).
Xong tất tần tật.
97. tất thảy (id.). Như tất cả (nhưng chỉ thường nói về người). Tất cả mọi
người.
98. tê
(ph.). Kia. Nhà bên tê song.
99. thảy
(cũ). Tất cả, không trừ một ai, một cái gì. Bàn ghế, đồ đạc
thảy đều gọn gàng.
100. thân
(id.). Đích thân (nói tắt). Tổng tư lệnh thân chỉ huy trận đánh.
101. thẩy
(ph.). Thảy.
102. thế
Từ dùng để chỉ điều như hoặc coi như đã biết, vì vừa được nói
đến, hay đang là thực tế ở ngay trước mắt. Cứ thế mà làm.
Nghĩ như thế cũng phải. Bao giờ chả thế. Thế này thì ai chịu
được. Giỏi đến thế là cùng.
103. thế nào
1. Tổ hợp dùng để chỉ một tình trạng, trạng thái, tính chất,
cách thức nào đó không biết được cụ thể (thường dùng
để hỏi). Công việc thế nào rồi? Sức khỏe thế nào?
Luống cuống không biết làm thế nào.
2. (kng.). Tổ hợp dùng để chỉ một tình trạng, tính chất có
gì đó không hay, không bình thường, nhưng khó nói
cho rõ. Trông nó thế nào ấy, không đẹp. Dạo này cậu ta
thế nào ấy.
3. (dùng ở đầu câu). Tổ hợp biểu thị có một điều muốn hỏi
(chỉ dùng với người ngang hàng hoặc người dưới). Thế
nào, anh lại không đi à? Thế nào, mày có chịu nói
không?
4. (dùng đi đôi với cũng). Từ dùng để chỉ bất cứ một tình
trạng, trạng thái, tính chất, cách thức, mức độ nào. Thế
nào rồi anh ấy cũng đến. Nói thế nào cũng không nghe.
Khó khăn thế nào cũng không ngại.
104. tôi
Từ cá nhân dùng để tự xưng với người ngang hàng hoặc khi
không cần tỏ thái độ tình cảm gì. Tôi rất quý anh. Đây là
quyển sách của tôi. Quê tôi.
105. tớ
Từ dùng để xưng một cách thân mật giữa bạn bè còn ít tuổi.
Tớ mang giúp cậu.
106. trển
(ph.; kng.). Nơi ở trên (đã được nói đến) ấy; trên ấy. Ở trển.
107. trỏng
(ph.; kng.). Nơi ở trong (đã được nói đến) ấy; trong ấy. Ở
trỏng.
108. tuốt
(kng.; không dùng làm chủ ngữ). Tất cả không chừa, không
trừ một cái gì hoặc một ai. Còn bao nhiêu cho tuốt. Mất tuốt.
Như nhau tuốt.
109. tuốt
(ph.). Tuốt tuột. Đoán trật tuốt luốt.
luốt
110. tuốt
Như tuốt tuột (láy).
tuồn
tuột
111. tuốt
(kng.; không dùng làm chủ ngữ). Như tuốt (nhưng nghĩa
tuột
mạnh hơn). Mọi dự đoán đều sai tuốt tuột. Láy: tuốt tuồn tuột
(ý nhấn mạnh). Đem mọi chuyện ra nói tuốt tuồn tuột.
112. từng
Từ dùng để chỉ đối tượng là mỗi một đơn vị riêng lẻ của
những sự vật được nói tới, hết đơn vị này đến đơn vị khác.
Nhớ từng câu từng chữ. Phân công từng người phụ trách từng
việc. Lo từng li từng tí.
113. vả
(ph.; kng.). Anh ta, ông ta (nói về người cùng lứa hoặc lớn
tuổi hơn không nhiều, với ý không khinh, không trọng). Tôi
vừa gặp vả hôm qua.
114. vậy
1. Từ dùng để chỉ điều như (hoặc coi như) đã biết, vì vừa
được (hoặc đang) nói đến, hoặc đang là thực tế ở ngay
trước mắt; như thế, nhưng nghĩa cụ thể hơn. Anh nói
vậy, nó không nghe đâu. Gặp sao hay vậy. Năm nào
cũng vậy, nghỉ hè là tôi về thăm quê. Bởi vậy. Đúng
như vậy.
2. (dùng ở đầu câu hoặc đầu phân câu). Từ dùng để chỉ
điều vừa được nói đến để làm xuất phát điểm cho điều
sắp nêu ra. Vậy anh tính sao. Muộn rồi, vậy tôi không đi
nữa.
115. y
Từ dùng để chỉ người ở ngôi thứ ba với hàm ý ít nhiều coi
thường. Y đang điên đầu vì thất bại.
Phụ lục 2
DANH SÁCH CÁC ĐẠI TỪ HOÁ TRONG TIẾNG VIỆT
1. anh
1. Người con trai cùng một thế hệ trong gia đình, trong họ, nhưng
thuộc hàng trên (sinh trước, là con nhà bác, v.v.; có thể dùng để
xưng gọi). Anh ruột. Anh rể. Anh họ. Người anh con bác.
2. Từ dùng để chỉ hoặc gọi người đàn ông còn trẻ; hay là dùng để
gọi người đàn ông cùng tuổi hoặc vai anh mình.
3. Từ phụ nữ dùng để gọi chồng, người yêu, hoặc người đàn ông
dùng để tự xưng khi nói với vợ, người yêu.
4. Từ dùng đề gọi người đàn ông thuộc thế hệ sau mình (như cha
mẹ gọi con rể hoặc con trai đã trưởng thành, v.v.) với ý coi trọng
(gọi theo cách gọi của những con còn nhỏ tuổi của mình)
2. ba
Cha (chỉ dùng để xưng gọi). Ba má tôi.
3. bà
1. Người đàn bà thuộc thế hệ sinh ra cha hoặc mẹ (có thể dùng để
xưng gọi). Bà nội. Bà ngoại. Bà thím (thím của cha hoặc mẹ).
Hai bà cháu.
2. Từ dùng để chỉ hoặc gọi người đàn bà đứng tuổi hoặc được kính
trọng. Bà giáo. Bảo vệ bà mẹ và trẻ em.
3. Từ người đàn bà dùng để tự xưng khi tức giận, muốn tỏ vẻ trực
thượng hoặc hách dịch. Bà bảo cho mà biết!
4. bác
1. Anh của cha hoặc chị dâu của cha (có thể dùng để xưng gọi). Bác
ruột. Bác họ. Bác gái. Con chú con bác. Cháu lại đây với chú.
2. (ph.). Cô, cậu hoặc dì ở hàng anh hay chị của cha mẹ.
3. Từ dùng trong đối thoại để gọi người coi như bậc bác của mình
với ý kính trọng, hoặc để tự xưng một cách thân mật với người
coi như hàng cháu của mình.
4. Từ dùng để chỉ người lớn tuối với ý tôn trọng, hoặc chỉ người
nhiều tuổi hơn cha mẹ mình. Bác công nhân già.
5. Từ dùng để gọi nhau giữa người nhiều tuổi với ý kính trọng một
cách thân mật.
5. bạn
1. Người quen biết và có quan hệ gần gũi, coi nhau ngang hàng, do
hợp tính, hợp ý hoặc cùng cảnh ngộ, cùng chí hướng, cùng hoạt
động, v.v. Bạn nghèo với nhau. Bạn chiến đấu. Người với người
là bạn.
2. (ph.). Người đàn ông đi ở làm thuê theo mùa, theo việc trong xã
hội cũ. Ở bạn. Bạn ghe.
3. Người đồng tình, ủng hộ. Bạn đồng minh. Thêm bạn bớt thù.
4. (dùng phụ sau d.). Đơn vị tổ chức có quan hệ gần gũi. Đội bạn.
Nước bạn.
6. bồ (kng.). Nhân tình, người yêu.
7. bố 1 (kng., hoặc ph.). Cha (có thể dùng để xưng gọi). Con giống bố. Bố
chồng. Con lại đây với bố!
2. (kng.) Từ dùng để gọi người lớn tuổi, đáng bậc cha (tỏ ý thân mật
hoặc vui đùa). Nhà bố ở đâu? Bố già*.
3. Từ dùng để gọi người đàn ông hàng bạn bè hoặc trẻ em trai (hàm
ý đùa nghịch hoặc không bằng lòng, trách mắng). Thôi đi các bố,
đừng nghịch nữa!
8.
(kng.). Người lớn tuổi, đáng bậc cha (chỉ dùng để xưng gọi, tỏ ý
bố già
thân mật hoặc vui đùa). Bố già đi đâu đấy?
9. cậu
1. Em trai hoặc anh trai của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Cậu
ruột. Cậu và mợ.
2.Từ dùng để chỉ hoặc gọi người con trai còn nhỏ tuổi, thường với
ý mến trọng. Cậu bé. Cậu học trò.
3.(cũ). Từ trong xã hội cũ dùng để chỉ hoặc gọi người con trai nhà
giàu sang, hoặc cai, lính, với ý coi trọng. Cậu ấm. Cậu cai.
4.Từ dùng để gọi nhau một cách thân mật giữa bạn bè còn ít tuổi.
Cậu làm giúp tớ.
5.Từ người chị dùng để gọi em trai, hoặc người anh rể dùng để gọi
em trai của vợ đã lớn tuổi với ý coi trọng (gọi theo cách gọi của
con mình).
6. Từ người cha dùng để tự xưng với con, người con gọi cha (trong
một số gia đình, thường là ở thành phố), hoặc người vợ gọi
chồng (gọi theo cách gọi của con cái trong gia đình).
10.
chàng
0. (id.). Người đàn ông trẻ tuổi có vẻ đáng mến, đáng yêu. Mấy
chàng trai trẻ.
1. (cũ; vch.). Từ phụ nữ dùng để gọi chồng hoặc người yêu còn trẻ,
có ý thân thiết.
11.
cháu
1. Người thuộc một thế hệ sau nhưng không phải là con, trong quan
hệ với người thuộc thế hệ trước (có thể dùng để xưng gọi). Hai
ông cháu. Cháu ngoại. Cháu gọi bằng chú. Cháu dâu. Cháu lại
đây với bà. Cháu năm đời.
2. Từ dùng trong đối thoại để gọi thân mật người coi như hàng cháu
của mình, hoặc để tự xưng với người mình kính trọng, coi như
bậc ông bà, chú bác của mình. Cháu xin ông tha lỗi.
3. Từ dùng trong đối thoại để chỉ con mình hoặc con người khác,
còn nhỏ hoặc còn trẻ, coi như hàng cháu của mình hoặc của
người cùng đối thoại với mình. Ông được mấy cháu?
12. con Người hoặc động vật thuộc thế hệ sau, trong quan hệ với người hoặc
động vật trực tiếp sinh ra (có thể dùng để xưng gọi). Con hơn cha là
nhà có phúc (tng.). Con có khóc mẹ mới cho bú (tng.). Anh em con
chú con bác. Con lại đây với mẹ! gà con.
13.cô
1. Em gái hoặc chị của cha (có thể dùng để xưng gọi). Cô ruột. Bà
cô họ. Cô đợi cháu với.
2. Từ dùng để chỉ hoặc gọi người con gái hoặc người phụ nữ trẻ
tuổi, thường là chưa có chồng. Cô bé. Cô thợ trẻ.
3. Từ dùng để gọi cô giáo hoặc cô giáo dùng để tự xưng khi nói với
học sinh. Cô cho phép em nghỉ học một buổi.
4. Từ dùng trong đối thoại để gọi người phụ nữ coi như bậc cô của
mình với ý yêu mến, kính trọng, hoặc để người phụ nữ tự xưng
một cách thân mật với người coi như hàng cháu của mình.
5. Từ dùng trong đối thoại để gọi em gái đã lớn tuổi với ý coi trọng,
hoặc để gọi một cách thân mật người phụ nữ coi như vai em của
mình (gọi theo cách của con mình).
14.dì
1. Em gái hoặc chị của mẹ (có thể dùng để xưng gọi). Sẩy cha còn
chú, sẩy mẹ bú dì (tng.).
2. Từ chị hoặc anh rể dùng để gọi em gái hoặc em gái vợ đã lớn,
theo cách gọi của con mình (hàm ý coi trọng).
3. Vợ lẽ của cha (chỉ dùng để xưng gọi).
15.
1. Bố dượng (nói tắt; có thể dùng để xưng gọi)
dượng
2. Chồng của cô hay chồng của dì (có thể dùng để xưng gọi).
16.em 1. Người cùng một thế hệ trong gia đình, trong họ, nhưng thuộc
hàng dưới (sinh sau, là con nhà chú, v.v.; có thể dùng để xưng
gọi). Em ruột. Em họ. Em dâu. Chị ngã em nâng (tng.).
2. Từ dùng để chỉ hoặc gọi người còn nhỏ tuổi, hay dùng để gọi
người vai em mình một cách thân mật hoặc để tự xưng một cách
thân mật với người vai anh, chị mình. Em học sinh. Các em thiếu
nhi quàng khăn đỏ.
3. Từ người đàn ông dùng để gọi vợ, người yêu hoặc người phụ nữ
dùng để tự xưng khi nói với chồng, người yêu.
17.gã
Từ chỉ người đàn ông nào đó với hàm ý coi là xa lạ hoặc không có
thiện cảm. Một gã lái buôn. Không ai biết gã là người như thế nào.
18.kẻ
1. Người hoặc những người như thế nào đó, nhưng không nói cụ thể
là ai. Ăn quả nhớ kẻ trồng cây (tng.). Kẻ đàn anh.
2. Người hoặc những người như thế nào đó, không nói cụ thể là ai,
nhưng hàm ý coi thường, coi khinh. Trừng trị những kẻ gây rối.
Kẻ xu nịnh. Kẻ gian.
3. (dùng sóng đôi với người). Người hoặc những người như thế này,
nói trong quan hệ đối lập với người hoặc những người như thế
kia, không nói cụ thể là ai. Kẻ ở người đi. Kẻ hầu người hạ. Kẻ
trước người sau.
4. (cũ). Từ dùng phối hợp với này để tạo tổ hợp tự xưng một cách
khiêm nhường, có phần kiểu cách. Kẻ hèn mọn này xin được thưa
đôi lời.
19.mẹ 1. Người đàn bà có con, trong quan hệ với con (có thể dùng để
xưng gọi). Công cha nghĩa mẹ. Giống mẹ như đúc. Lại đây với
mẹ. Mẹ đẻ (phân biệt với mẹ nuôi, mẹ ghẻ).
2. Từ dùng để gọi người đàn bà đáng bậc mẹ (hàm ý coi trọng). Hội
mẹ chiến sĩ.
20.
(cũ; vch.). Từ dùng để chỉ hoặc gọi người phụ nữ trẻ tuổi được yêu
nàng
quý, tôn trọng. Ước gì anh lấy được nàng … (cd.).
21. nội
(ph.; kng.). Ông nội hay bà nội (gọi tắt một cách thân mật, trong
ngôn ngữ của trẻ con hoặc dùng với trẻ con). Cháu lại đây với nội!
22.
(ph.; kng.). Ông ngoại hay bà ngoại (gọi tắt một cách thân mật,
ngoại
trong ngôn ngữ của trẻ con hoặc dùng với trẻ con). Cháu đưa ngoại
bế nào!
23.thị (kng.). Từ dùng để chỉ người phụ nữ ở ngôi thứ ba với ý coi khinh.
Thị bị bắt khi mang hàng lậu.
24.
thím
1. Vợ của chú (có thể dùng để xưng gọi). Hai thím cháu. Mời thím
vào chơi.
2. (ph.). Từ người đàn ông (và vợ) đối thoại để gọi em dâu hoặc gọi
thân mật người phụ nữ đã có chồng và coi như em dâu mình
(theo cách gọi của con mình).
25.tía (ph.). Cha (chỉ dùng để xưng gọi).
26.trò Học trò (nói tắt). Lần sau, trò không được đi học trễ nữa!.
Download