Uploaded by Huynh Nhat Tien

DeCuongSinh10 DapAn

advertisement
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
TỔ SINH HỌC
TÀI LIỆU HỌC TẬP
SINH HỌC 10
(Lưu hành nội bộ)
HỌ VÀ TÊN:……………………………………….......
LỚP: …..
Năm học 2019 - 2020
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
MỤC LỤC
Bài 1: Các cấp tổ chức của thế giới sống ...................................... 3
Bài 2: Các giới sinh vật .................................................................. 6
Bài 3: Các nguyên tố hóa học và nước ......................................... 11
Bài 4: Cacbohidrat và nước .......................................................... 15
Bài 5: Protein .................................................................................. 18
Bài 6: Axit nucleic .......................................................................... 22
Bài 7: Tế bào nhân sơ .................................................................... 27
Bài 8, 9, 10: Tế bào nhân thực ...................................................... 30
Bài 11: Vận chuyển các chất qua màng sinh chất ....................... 41
Bài 13: Khái quát về năng lượng và chuyển hóa vật chất .......... 46
Bài 14: Enzim và vai trò của enzim trong quá trình chuyển hóa
vật chất ............................................................................................ 50
Bài 16: Hô hấp tế bào..................................................................... 54
Bài 17: Quang hợp ......................................................................... 58
Bài 18: Chu kì tế bào và quá trình nguyên phân ........................ 61
Bài 19: Giảm phân ......................................................................... 65
Bài 22: Dinh dưỡng, chuyển hóa vật chất và năng lượng ở vi sinh
vật ................................................................................................... 69
Bài 25: Sinh trưởng của vi sinh vật .............................................. 74
Bài 27: Các yếu tố ảnh hưởng đến sinh trưởng của vi sinh vật . 77
Bài 29: Cấu trúc các loại virus ...................................................... 81
Bài 30: Sự nhân lên của virus trong tế bào chủ........................... 85
Bài 31: Virus gây bệnh. Ứng dụng của virus trong thực tiễn .... 88
Bài 32: Bệnh truyền nhiễm và miễn dịch ..................................... 91
2
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
PHẦN MỘT
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THẾ GIỚI SỐNG
BÀI 1: CÁC CẤP TỔ CHỨC CỦA THẾ GIỚI SỐNG
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Vì sao tế bào được xem là đơn vị cơ bản của thế giới sống?
Vì:
- Tế bào là đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể từ đơn bào
đến đa bào, từ nhân sơ đến nhân thực.
- Tế bào là đơn vị chức năng thông qua các hoạt động sống
của nó.
- Tế bào là đơn vị sinh trưởng và sinh sản, tế bào sinh ra từ
tế bào nhờ đó mới tạo ra sự sinh sản của cơ thể đơn bào, sự sinh
trưởng của cơ thể đa bào.
Câu 2: Thế giới sống được tổ chức theo thứ bậc như thế nào? Lấy 1
ví dụ minh họa.
- Cấp tổ chức nhỏ hơn làm nền tảng để xây dựng nên tổ chức
sống cấp trên; tổ chức sống cấp trên vừa có đặc điểm của tổ chức
sống cấp dưới vừa có những đặc tính nổi trội mà tổ chức sống cấp
dưới không có.
- HS tự lấy ví dụ.
Câu 3: Vì sao các tổ chức như đại phân tử, bào quan, mô, cơ quan,
hệ cơ quan chưa được xem là cấp tổ chức chính của sinh giới?
Vì các tổ chức này ở trạng thái riêng biệt không thực hiện được
chức năng của chúng:
+ Các đại phân tử axit nucleic, protein khi ở trong tế bào mới
thực hiện được chức năng của chúng.
+ Các mô, cơ quan, các hệ cơ quan chỉ thực hiện được đầy đủ
chức năng của chúng khi ở trong cơ thể.
3
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 4: Tại sao nói hệ thống sống là hệ thống mở và tự điều chỉnh?
Lấy ví dụ.
- Hệ thống sống là hệ thống mở vì:
+ Sinh vật ở mọi cấp độ tổ chức đều không ngừng trao đổi vật
chất và năng lượng với môi trường.
+ Sinh vật không chỉ chịu tác động của môi trường mà còn góp
phần làm biến đổi môi trường.
+ Ví dụ: Thực vật sử dụng CO2 cho quá trình quang hợp tổng
hợp chất hữu cơ và thông qua hô hấp trả lại CO2 cho môi trường.
- Hệ thống sống là hệ thống tự điều chỉnh vì:
+ Mọi cấp độ tổ chức sống đều có cơ chế tự điều chỉnh để duy
trì cân bằng động giúp tổ chức đó tồn tại và phát triển.
+ Ví dụ: Ở cơ thể động vật có cơ chế cân bằng nội môi đảm
bảo duy trì ổn định môi trường bên trong…
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Xét các cấp độ tổ chức sau:
1. Phân tử
2. Đại phân tử
3. Bào quan
4. Tế bào
5. Mô
6. Cơ quan
7. Hệ cơ quan
8. Cơ thể
9. Quần thể - loài 10. Quần xã
11. Hệ sinh thái – sinh quyển
Các cấp tổ chức cơ bản theo thứ tự từ thấp đến cao là:
A. 1 – 2 – 3 – 4 – 7
B. 4 – 8 – 9 – 10 – 11
C. 4 – 5 – 6 – 7 – 8
D. 4 – 8 – 10 – 9 – 11
Câu 2. Đáp án nào đúng khi sắp xếp các đơn vị tổ chức sống bên
dưới theo nguyên tắc thứ bậc từ thấp đến cao?
1. Ngựa vằn
2. Ribosome
3. Tế bào thần kinh
4. Bán cầu đại não
5. Axit nucleic 6. Hệ thần kinh
A. 5 – 2 – 3 – 4 – 6 – 1
B. 1 – 2 – 3 – 4 – 5 – 6
C. 4 – 6 – 1 – 5 – 2 – 3
D. 1 – 5 – 3 – 4 – 6 – 2
Câu 3. Đơn vị cơ bản cấu tạo nên mọi cơ thể sống là gì?
A. Phân tử
B. Bào quan
C. Tế bào
D. Nhân .
4
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 4. Tế bào là cấp tổ chức cơ bản nhất vì các lí do sau, ngoại trừ
lí do nào sau đây?
A. Mọi sinh vật đều được cấu tạo từ tế bào.
B. Mọi hoạt động sống đều diễn ra bên trong tế bào.
C. Sự sống chỉ bắt đầu từ cấp độ tế bào.
D. Chỉ có tế bào mới thể hiện tính sống một cách độc lập.
Câu 5. Trong các ý sau, có bao nhiêu ý là đặc điểm của các cấp độ
tổ chức sống cơ bản?
(1) Tổ chức theo nguyên tắc thứ bậc.
(2) Là hệ kín, có tính bền vững và ổn định.
(3) Liên tục tiến hóa.
(4) Là hệ mở, có khả năng tự điều chỉnh.
(5) Có khả năng cảm ứng và vân động.
(6) Thường xuyên trao đổi chất với môi trường.
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
Câu 6. Đặc tính quan trọng nhất đảm bảo tính bền vững và ổn định
tương đối của tổ chức sống là gì?
A. Trao đổi chất và năng lượng
B. Sinh sản
C. Sinh trưởng và phát triển
D. Khả năng tự điều chỉnh và cân bằng nội môi
Câu 7. Trật tự đúng khi sắp xếp các cấp độ tổ chức cơ bản của thế
giới sống sau theo đúng nguyên tắc thứ bậc là gì?
(1) Cơ thể
(2) tế bào
(3) quần thể
(4) quần xã
(5) hệ sinh thái
A. 2 → 1 → 3 → 4 → 5
B. 1 → 2 → 3 → 4 → 5
C. 5 → 4 → 3 → 2 → 1
D. 2 → 3 → 4 → 5 → 1
Câu 8. “Tổ chức sống cấp thấp hơn làm nền tảng để xây dựng nên
tổ chức sống cấp cao hơn” giải thích cho nguyên tắc nào của thế
giới sống?
A. Nguyên tắc thứ bậc.
B. Nguyên tắc mở.
C. Nguyên tắc tự điều chỉnh.
D. Nguyên tắc bổ sung.
Câu 9. Cho các nhận định sau đây về tế bào:
5
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
(1) Tế bào chỉ được sinh ra bừng cách phân chia tế bào.
(2) Tế bào là nơi diễn ra mọi hoạt động sống.
(3) Tế bào là đơn vị cấu tạo cơ bản của cơ thể sống.
(4) Tế bào có khả năng trao đổi chất theo phương thức đồng hóa và
dị hóa.
(5) Tế bào có một hình thức phân chia duy nhất là nguyên phân.
Có bao nhiêu nhận định đúng trong các nhận định trên?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
──────────────────────
BÀI 2: CÁC GIỚI SINH VẬT
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Giới là gì ? Kể tên các đơn vị phân loại thế giới sinh vật
theo trình tự nhỏ dần.
Giới trong sinh học là đơn vị phân loại lớn nhất bao gồm các
ngành sinh vật có chung một số đặc điểm nhất định.
Thế giới sinh vật được phân loại thành các đơn vị theo trình
tự nhỏ dần là: giới  ngành  lớp  bộ  họ  chi (giống) 
loài.
Câu 2: Oaitâykơ và Magulis dựa vào đâu mà chia sinh giới thành 5
giới. Đó là những giới nào? Hãy vẽ lại sơ đồ hệ thống 5 giới sinh
vật.
Oaitâykơ và Magulis dựa vào 3 tiêu chí sau:
+
Mức độ tổ chức cơ thể: đơn bào hay đa bào.
+
Loại tế bào: nhân sơ hay nhân thực.
+
Kiểu dinh dưỡng: tự dưỡng hay dị dưỡng.
Gồm 5 giới: giới Khởi sinh, giới Nguyên sinh, giới Nấm, giới
Thực vật và giới Động vật.
Sơ đồ hệ thống năm giới sinh vật.
6
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 3: Trình bày đặc điểm của các giới sinh vật theo bảng sau:
Đặc
điểm
Đại diện
Đặc điểm cấu tạo
Giới
Giới
khởi
sinh
Giới
nguyên
sinh
Giới
nấm
- TB nhân sơ, đơn bào.
- Kích thước rất nhỏ bé
Vi khuẩn
- Một số loài có sắc tố
quang hợp
- SV nhân thực, đơn bào
hoặc đa bào.
Tảo
- Có thành xenlulozo,
bào quan lục lạp.
- SV nhân thực, đơn bào
Nấm nhầy
hoặc cộng bào.
- Không có lục lạp.
- SV nhân thực, đơn bào.
Động vật
- Không có thành xelulozo
nguyên
và lục lạp.
sinh
- Một số loài di chuyển
bằng lông , roi.
- SV nhân thực, đơn bào
hoặc đa bào.
Nấm men,
- Cấu trúc dạng sợi.
Nấm sợi,
- Có thành kitin, không
Nấm đảm
có lục lạp, không có lông
và roi
Đặc điểm
dinh dưỡng
Hoại sinh,
Kí sinh,
Tự dưỡng.
Quang
dưỡng
tự
Dị dưỡng
Dị dưỡng
Kí sinh
Cộng sinh
Hoại sinh
7
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
Rêu ,
Giới
quyết, hạt
thực vật trần, hạt
kín.
SINH HỌC 10
- SV nhân thực, đa bào.
- Có thành xelulozo và
Quang
lục lạp.
- Phần lớn sống cố định và dưỡng
khả năng phản ứng
chậm.
Nhóm ĐV
không
Giới
xương
động
sống.
Nhóm ĐV
vật
có xương
sống.
II. TRẮC NGHIỆM
SV nhân thực, đa bào.
Có hệ cơ quan vận
động và hệ thần kinh
nên có khả năng di
chuyển và phản ứng
nhanh.
tự
Dị dưỡng
Câu 1. Trong hệ thống phân loại 5 giới, vi khuẩn thuộc Giới nào?
A. Giới Khởi sinh.
B. Giới Nấm.
C. Giới Nguyên sinh.
D. Giới Động vật.
Câu 2. Các ngành chính trong giới thực vật là?
A. Rêu, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
B. Rêu, Hạt trần, Hạt kín.
C. Tảo lục đa bào, Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
D. Quyết, Hạt trần, Hạt kín.
Câu 3. Thế giới sinh vật được phân thành các nhóm theo trình tự là
nào?
A. Loài → chi → họ →bộ→lớp→ngành → giới.
B. chi → họ → bộ→lớp→ngành → giới→ loài
C. Loài → chi → bộ → họ →lớp→ngành → giới.
D. Loài → chi →lớp → họ →bộ →ngành → giới.
Câu 4. Đặc điểm của giới khởi sinh là gì?
A. Đơn bào, nhân sơ, kích thước nhỏ, sinh sản nhanh, thương thức
sống đa dạng.
B. Đơn bào, nhân thực, kích thước nhỏ, sống dị dưỡng.
C. Nhân sơ, kích thước nhỏ, sống tự do.
8
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
D. Nhân thực, đơn bào, sinh sản nhanh, sống tự dưỡng.
Câu 5. Trong các ý sau, có bao nhiêu đặc điểm của giới Nguyên
sinh?
(1) Nhân thực
(2) Đơn bào hoặc đa bào
(3) Phương thức dinh dưỡng đa dạng
(4) Có khả năng chịu nhiệt tốt
(5) Sinh sản vô tính hoặc hữu tính
A. 5.
B.4
C. 3
D. 2
Câu 6. Giới nguyên sinh được chia thành những nhóm nào?
A. Động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh (tảo), nầm nhầy
B. Virus, tảo, động vật nguyên sinh
C. Vi khuẩn, động vật nguyên sinh, thực vật nguyên sinh
D. Virus, vi khuẩn, nấm nhầy
Câu 7. Cho các ý sau:
(1) Tế bào nhân thực
(2) Thành tế bào bằng xenlulozo
(3) Sống tự dưỡng
(4) Cơ thể đơn bào hoặc đa bào dạng sợi
(5) Không có lục lạp, không di động được
(6) Sinh sản bằng bào tử hoặc nảy chồi
Có bao nhiêu ý không phải là đặc điểm của giới Nấm?
A. 3
B. 4
C.2
D. 1
Câu 8. Trong các loài sau đây, loài nào thuộc giới Khởi sinh?
A. Trùng giày
B. Trùng kiết lị
C. Trùng sốt rét
D. Vi khuẩn lao
──────────────────────
PHẦN HAI: SINH HỌC TẾ BÀO
CHƯƠNG I: THÀNH PHẦN HÓA HỌC CỦA TẾ BÀO
BÀI 3: CÁC NGUYÊN TỐ HÓA HỌC VÀ NƯỚC
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt nguyên tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
9
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Nguyên tố đa lượng
Nguyên tố vi lượng
 Chiếm tỉ lệ > 0.01% khối  Chiếm tỉ lệ < 0.01% khối
lượng khô của cơ thể sống
lượng khô của cơ thể sống như
như C, H, O, N, P, Ca, Na,
Fe, Zn, Cu, I, Mo, Bo, ….
Mg, K, …
 Cấu trúc nên tế bào và cơ  Thành phần cấu trúc hay hoạt
thể;
hóa enzim xúc tác cho các
phản ứng sinh hóa trong tế
 Tham gia các hoạt động
bào.
sống của tế bào.
Câu 2: Nhờ đặc điểm cấu tạo nào mà cacbon lại có vai trò là bộ
khung của chất sống ?
- Lớp vỏ electron vòng ngoài cùng của C có 4 electron  C
cùng lúc có thể có 4 liên kết cộng hóa trị với các nguyên tố khác 
tạo ra một số lượng lớn bộ khung C của các phân tử và các đại phân
tử hữu cơ.
Câu 3: Trình bày cấu trúc hóa học, đặc tính và vai trò của nước
trong tế bào.
- Cấu trúc: Gồm một nguyên tử oxy liên kết với hai nguyên tử
hydro bằng liên kết cộng hoá trị phân cực và có công thức hóa học là
H2O.
- Đặc tính:
+ NƯỚC CÓ TÍNH PHÂN CỰC (Độ âm điện của nguyên tử
oxi > nguyên tử Hidro  Cặp electron dùng chung bị kéo lệch về
phía oxi )
+ Các phân tử nước có thể liên kết với nhau (nhờ liên kết
hidro).
+ Phân tử nước hút các phân tử phân cực khác.
- Vai trò:
+ Tham gia cấu tạo tế bào & cơ thể,
10
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
+
+
+
sống.
II.
SINH HỌC 10
Dung môi hòa tan nhiều chất cần thiết,
Là môi trường của các phản ứng sinh hóa,
Tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất để duy trì sự
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho các ý sau:
(1) Các nguyên tố trong tế bào tồn tại dưới 2 dạng: anion và cation.
(2) Cacbon là các nguyên tố đặc biệt quan trọng cấu trúc nên các
đại phân tử hữu cơ.
(3) Có 2 loại nguyên tố: nguyến tố đa lượng và nguyên tố vi lượng.
(4) Các nguyên tố chỉ tham gia cấu tạo nên các đại phân tử sinh
học.
(5) Có khoảng 25 nguyên tố cấu tạo nên cơ thể sống.
Trong các ý trên, có mấy ý đúng về nguyên tố hóa học cấu tạo nên
cơ thể sống?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 2. Nguyên tố vi lượng trong cơ thể sống không có đặc điểm
nào sau đây?
A. Chiếm tỉ lệ nhỏ hơn 0,01% khối lượng chất sóng của cơ thể.
B. Chỉ cần cho thực vật ở giai đoạn sinh trưởng.
C. Tham gia vào cấu trúc bắt buộc của hệ enzim trong tế bào.
D. Là những nguyên tố có trong tự nhiên.
Câu 3. Bệnh nào sau đây liên quan đến sự thiếu nguyên tố vi lượng?
A. Bệnh bướu cổ
B. Bệnh còi xương
C. Bệnh cận thị
D. Bệnh tự kỉ
Câu 4. Tính phân cực của nước là do đâu?
A. Đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía ôxi.
B. Đôi êlectron trong mối liên kết O – H bị kéo lệch về phía hidro.
C. Xu hướng các phân tử nước.
11
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
D. Khối lượng phân tử của ôxi lớn hơn khối lượng phân tử của
hidro.
Câu 5. Trong các yếu tố cấu tạo nên tế bào sau đây, nước phân bố
chủ yếu ở đâu?
A. Chất nguyên sinh
B. Nhân tế bào
C. Trong các bào quan
D. Tế bào chất
Câu 6. Đặc tính nào sau đây của phân tử nước quy định các đặc tính
còn lại?
A. Tính liên kết
B. Tính điều hòa nhiệt
C. Tính phân cực
D. Tính cách li
Câu 7. Chất nào sau đây chiếm khối lượng chủ yếu của tế bào?
A. Protein
B. Lipit
C. Nước
D.Cacbonhidrat
Câu 8. Câu nào không đúng với vai trò của nước trong tế bào?
A. Nước tham gia vào quá trình chuyển hóa vật chất.
B. Nước là thành phần cấu trúc của tế bào.
C. Nước cung cấp năng lượng cho tế bào hoạt động.
D. Nước trong tế bào luôn được đổi mới.
Câu 9. Nước chiếm khoảng bao nhiêu % khối lượng cơ thể người?
A. 30%
B. 50%
C. 70%
D. 98%
Câu 10: Các nhà khoa học khi tìm kiếm sự sống trên các hành tinh
khác đều tìm kiếm sự có mặt của nước vì lý do nào sau đây?
A. Nước là thành phần chủ yếu tham gia vào cấu trúc tế bào.
B. Nước là dung môi cho mọi phản ứng sinh hóa trong tế bào.
C. Nước được cấu tạo từ các nguyên tố đa lượng.
D. Nước đảm bảo cho tế bào và cơ thể có nhiệt độ ổn định.
──────────────────────
BÀI 4: CACBOHIDRAT VÀ LIPIT
12
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Cacbohiđrat là gì? Cacbohiđrat gồm những loại nào?
- Cacbohđrat là hợp chất hữu cơ được cấu tạo từ C, H, O theo
nguyên tắc đa phân với đơn phân là đường đơn.
- Dựa vào số đơn phân Cacbohđrat gồm: đường đơn ( 1 đơn
phân), đường đôi ( 2 đơn phân) và đường đa ( rất nhiều đơn phân)
Câu 2: Phân biệt đường đơn, đường đôi và đường đa.
Đặc
Đường đơn
Đường đôi
Đường đa
điểm
Rất nhiều đơn
Từ 2 đơn phân
phân liên kết
liên kết với nhau
Cấu
Từ 1 đơn phân
với nhau bằng
bằng liên kết
tạo
liên
kết
glicôzit
glicôzit
Xenlulozo,
Glucôzơ
(6C), Mantôzơ,
Tinh
bột,
(5C), Saccarôzơ,
Ví dụ Fructôzơ
Glycôgen,
Ribôzơ (5C)…
Lactôzơ.
kitin.
Nguyên liệu trực
tiếp tham gia hô
Tham gia cấu
hấp giải phong
tạo tế bào và
năng lượng.
Cung cấp và dự thành phần cơ
Vai
Tham gia cấu tạo trữ năng lượng. thể;
trò
nên đường đôi,
Dự trữ năng
đường
đa,
lượng.
Nucleotit.
Câu 3: Kể tên và cho biết chức năng của các loại lipit?
- Mỡ là nguồn nguyên liệu dự trữ năng lượng cho tế bào.
- Photpholipit: cấu tạo nên màng tế bào.
- Stêrôit: cấu tạo nên màng sinh chất, một số loại hoocmon.
13
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
....
Câu 4: Mặc dù ở người không tiêu hóa được xenlulôza nhưng tại
sao chúng ta phải ăn rau xanh hàng ngày?
Mặc dù ở người không tiêu hóa được xenlulôzơ, nhưng chúng ta
vẫn phải ăn rau xanh hàng ngày để:
+
Cung cấp nhiều vitamin,
+ Cung cấp chất xơ có tác dụng chống táo bón, điều hòa hệ vi
khuẩn đường ruột và giảm nguy cơ ung thư ruột già.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Người ta dựa vào đặc điểm nào sau đây để chia saccarit ra
thành ba loại là đường đơn, đường đôi và đường đa?
A. Khối lượng của phân tử
B. Độ tan trong nước
C. Số loại đơn phân có trong phân tử
D. Số lượng đơn phân có trong phân tử
Câu 2. Loại đường cấu tạo nên vỏ tôm, cua là loại nào?
A. Glucozo
B. Kitin
C. Saccarozo
D. Fructozo
Câu 3. Cơ thể người không tiêu hóa được loại đường nào?
A. Lactozo
B. Mantozo
C. Xenlulozo
D. Saccarozo
Câu 4. Nguyên liệu chủ yếu cung cấp cho quá trình hô hấp tế bào là
A. Xenlulozo
B. Glucozo
C. Saccarozo
D. Fructozo
Câu 5. Ăn quá nhiều đường sẽ có nguy cơ mắc bệnh gì trong các
bệnh sau đây?
A. Bệnh tiểu đường
B. Bệnh bướu cổ
C. Bệnh còi xương
D. Bệnh gút
Câu 6. Loại đường nào có trong thành phần cấu tạo của AND và
ARN?
A. Mantozo
B. Fructozo
C.Hecxozo
D.Pentozo
Câu 7. Saccarozo là loại đường có trong sản phẩm nào sau đây?
14
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
A. Cây mía.
B. Sữa động vật. C. Mạch nha.
SINH HỌC 10
D. Tinh bột.
Câu 8. Thành phần nào tham gia cấu trúc màng sinh chất của tế
bào?
A. Phôtpholipit và protein
B. Glixerol và axit béo
C. Steroit và axit béo
D. Axit béo và saccarozo
Câu 9. Ơstrogen là hoocmon sinh dục có bản chất lipit. Loại lipit
cấu tạo nên hoocmon này là?
A. Steroit
B. Phôtpholipit C. Dầu thực vật D. Mỡ động vật
Câu 10: Nhận định nào sau đây không đúng khi nói về lipit?
A. Dầu chứa nhiều axit béo chưa no còn mỡ chứa nhiều axit béo no
B. Màng tế bào không tan trong nước vì được cấu tọa bởi
phôtpholipit
C. Steroit tham gia cấu tạo nên các loại enzim tiêu hóa trong cơ thể
người
D. Một phân tử lipit cung cấp năng lượng nhiều gấp đôi một phân
tử đường
Câu 11: Ý nào không đúng về sự giống nhau giữa đường và lipit?
A. Cấu tạo từ các nguyên tố: C, H, O
B. Là nguồn dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
C. Cấu tạo theo nguyên tắc đa phân
D. Đướng và lipit có thể chuyển hóa cho nhau
──────────────────────
BÀI 5: PRÔTÊIN
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày đặc điểm các bậc cấu trúc của protein.
Các bậc cấu trúc của prôtêin có 4 bậc:
- Cấu trúc bậc một: là trình tự sắp xếp đặc thù của các loại axit
amin trong chuỗi pôlipeptit.
15
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
- Cấu trúc bậc hai: cấu trúc bậc 1 co xoắn lại hoặc gấp nếp.
- Cấu trúc bậc ba: cấu trúc bậc 2 tiếp tục co xoắn tạo nên cấu trúc
không gian 3 chiều đặc trưng.
- Cấu trúc bậc bốn: Khi một prôtêin được cấu tạo từ 1 vài chuỗi
pôlipeptit thì các chuỗi pôlipeptit liên kết với nhau theo một cách
nào đó tạo nên cấu trúc bậc 4.
Câu 2: Nếu cấu trúc bậc 1 của protein bị thay đổi, ví dụ axit amin
này bằng axit amin khác thì chức năng của protein có bị thay đổi
không? Giải thích.
- Nếu cấu trúc bậc 1 của protein bị thay đổi thì chức năng của
protein đó có thể bị thay đổi. Vì thay đổi axit min có thể sẽ tạo nên 1
protein khác, protein này có thể cùng hoặc khác nhau chức năng so với
protein ban đầu.
Câu 3: Trình bày một số chức năng của protein. Lấy ví dụ cụ thể.
Prôtêin có một số chức năng chính sau :
- Cấu tạo nên tế bào và cơ thể. Ví dụ : côlagen tham gia cấu tạo
nên các mỏ liên kết.
- Dự trữ các axit amin. Ví dụ : prôtêin sữa (cazein), prôtêin dự trữ
trong các hạt cây...
- Vận chuyển các chất. Ví dụ : hêmôglôbin.
- Bảo vệ cơ thể. Ví dụ : các kháng thể.
- Thu nhận thông tin. Ví dụ : các thụ thể trong tế bào.
- Xúc tác cho các phản ứng hóa sinh. Ví dụ : các enzim.
Câu 4: Tại sao chúng ta lại cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm
khác nhau?
- Chúng ta cần ăn prôtêin từ các nguồn thực phẩm khác nhau để
cơ thể được cung cấp đầy đủ những loại prôtêin khác nhau đảm nhận
những chức năng khác nhau cho nhu cầu của cơ thể.
Câu 5: Tơ nhện, tơ tằm, sừng trâu, tóc, thịt gà và thịt lợn đều được
cấu tạo từ prôtêin nhưng chúng khác nhau về rất nhiều đặc tính.
16
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Dựa vào kiến thức trong bài, em hãy cho biết sự khác nhau đó là do
đâu?
Các phân tử protein khác nhau:
- Số lượng, thành phần và trình tự sắp xếp các axit amin.
- Khác nhau về cấu trúc không gian 3 chiều ở cấu trúc bậc 3 và 4.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Prôtêin là gì?
A. Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đa phân.
B. Đại phân tử vô cơ có cấu trúc đa phân.
C. Đại phân tử hữu cơ có cấu trúc đơn phân.
D. Đại phân tử vô cơ có cấu trúc đơn phân.
Câu 2. Đơn phân của prôtêin là gì?
A. Nuclêôtit
B.Nuclêôxôm
C. Axit amin.
D. Glucôzơ.
Câu 3. Chuỗi pôlipeptit dạng thẳng là cấu trúc bậc mấy của prôtêin?
A. Bậc 1
B. Bậc 2
C. Bậc 3
D. Bậc 4.
Câu 4. Điều gì quy định tính đa dạng của phân tử protein?
A. Số lượng, thành phần, trình tự các axit amin trong phân tử
protein
B. Nhóm amin của các axit amin trong phân tử protein
C. Số lượng liên kết peptit trong phân tử protein
D. Số chuỗi pôlipeptit trong phân tử protein
Câu 5. Protein bị biến tính chỉ cần bậc cấu trúc nào bị phá vỡ?
A. Cấu trúc bậc 1 của protein
B. Cấu trúc bậc 2 của protein
C. Cấu trúc bậc 4 của protein
D. Cấu trúc không gian ba chiều của protein
Câu 6. Protein không có chức năng nào sau đây?
A. Cấu tạo nên chất nguyên sinh, các bào quan, màng tế bào
B. Cấu trúc nên enzim, hoocmon, kháng thể
C. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
D. Thực hiện việc vận chuyển các chất, co cơ, thu nhận thông tin
Câu 7. Chất nào sau đây được cấu tạo từ các axit amin?
17
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
A. Colesteron – tham gia cấu tạo nên màng sinh học
B. Pentozo - tham gia cấu tạo nên axit nucleic trong nhân tế bào
C. Ơstogen – hoocmon do buồng trứng ở nữ giới tiết ra
D. Insulin – hoocmon do tuyến tụy ở người tiết ra
Câu 8. Nếu ăn quá nhiều protein (chất đạm), cơ thể có thể mắc bệnh
gì sau đây?
A. Bệnh gút
B. Bệnh mỡ máu
C. Bệnh tiểu đường
D. Bệnh đau dạ dày
Câu 9. Ở cấu trúc không gian bậc 2 của protein, các axit amin liên
kết với nhau bằng loại liên kết nào?
A. Liên kết glicozit
B. Liên kết ion
C. Liên kết peptit
D. Liên kết hidro
Câu 10: Cấu trúc bậc mấy quyết định tính đặc thù và đa dạng của
phân tử protein?
A. Cấu trúc bậc 1
B. Cấu trúc bậc 2
C. Cấu trúc bậc 3
D. Cấu trúc bậc 4
Câu 11: Protein nào sau đây có vai trò điều hòa nồng độ các chất
trong cơ thể?
A. Insulin có trong tuyến tụy
B. Kêratin có trong tóc
C. Côlagen có trong da
D. Hêmoglobin có trong hồng cầu
──────────────────────
BÀI 6: AXIT NUCLEIC
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Axit nuclêic gồm những loại nào? Phân biệt chúng.
 Axit nuclêic gồm 2 loại: ADN và ARN
 Phân biệt:
Đặc điểm
ADN
ARN
Kích
thước và
Lớn
Nhỏ
khối
lượng
18
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
Đơn
phân
Gồm 3 thành phần:
nhóm phôtphát,
đường đêôxyribôzơ
(C5H10O4) và 1 trong
4 bazơ nitơ: A, T, G,
X.
Cấu trúc
không
gian
Gồm
2
mạch
polinuclêôtit
xoắn
kép, liên kết với nhau
bằng liên kết hiđrô.
(A liên kết với T bằng
2 liên kết hiđrô, G
liên kết với X bằng 3
liên kiết hiđrô)
Chức
năng
SINH HỌC 10
Gồm 3 thành phần: nhóm
phôtphát, đường Ribôzơ
(C5H10O5) và 1 trong 4 bazơ
nitơ: A, U, G, X.
- 1 mạch pôlinuclêôtit thẳng,
có trình tự Nu đặc biết giúp
khởi động quá trình phiên mã.
(mARN)
- 1 mạch pôlinuclêôtit với cấu
trúc 3 thùy. (tARN).
- 1 mạch pôlinuclêôtit nhưng có
nhiều vùng xoắn kép cục bộ.
(rARN)
- Làm khuôn cho quá trình dịch
mã.(mARN)
- Vận chuyển axit amin tới
Mang, bảo quản và
ribôxôm cho quá trình dịch mã.
truyền đạt thông tin di
(tARN)
truyền.
- Cùng với prôtêin cấu tạo nên
ribôxôm – nơi tổng hợp prôtêin
(rARN)
Câu 2: Tại sao cũng chỉ có 4 loại nuclêôtit nhưng các sinh vật khác
nhau lại có những đặc điểm &kích thước khác nhau
 Phân tử ADN chỉ được cấu tạo từ bốn loại nuclêôtit, nhưng
do số lượng, thành phần và trình tự phân bố các nuclêôtit trên phân
tử ADN khác nhau, mà từ bốn loại nuclêôtit đó có thể tạo ra vô số
phân tử ADN khác nhau.
 Các phân tử ADN khác nhau lại điều khiển sự tổng hợp nên
các prôtêin khác nhau quy định các tính rất đa dạng nhưng đặc thù ở
các loài sinh vật khác nhau.
19
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Các nucleic trên một mạch đơn của phần tử ADN liên kết
với nhau bằng loại liên kết nào?
A. Liên kết phốtphodieste
B. Liên kết hidro
C. Liên kết glicozo
D. Liên kết peptit
Câu 2. Các nguyên tố nào sau đây cấu tạo nên axit nucleic?
A. C, H, O, N, P
B. C, H, O, P, K
C. C, H, O, S D.
D. C, H, O, P
Câu 3. Liên kết phôtphodieste là liên kết giữa loại phân tử nào?
A. Các axit phôtphoric của các nucleotit trên một mạch đơn của
phân tử ADN
B. Các nucleotit giữa hai mạch đơn của phân tử ADN
C. Đường của nucleotit này với axit phôtphoric của nucleotit kế tiếp
trên một mạch đơn của phân tử ADN
D. Liên kết giữa hai bazo nito đối diện nhau của phân tử ADN
Câu 4. Axit nucleic được cấu taọ theo nguyên tắc nào sau đây?
A. Nguyên tắc đa phân
B. Nguyên tắc bán bảo tồn và nguyên tắc đa phân
C. Nguyên tắc bổ sung
D. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc đa phân
Câu 5. Cho các nhận định sau về axit nucleic. Nhận định nào đúng?
A. Axit nucleic được cấu tạo từ 4 loại nguyên tố hóa học: C, H, O,N
B. Axit nucleic được tách chiết từ tế bào chất của tế bào
C. Axit nucleic được cấu tạo theo nguyên tắc bán bảo tồn và
nguyên tắc bổ sung
D. Có 2 loại axit nucleic: axit đêôxiribonucleic (ADN) và axit
ribonucleic (ARN)
Câu 6. Các loại nucleotit cấu tạo nên ADN khác nhau ở điểm nào?
A. Thành phần bazo nito
B. Cách liên kết của đường C5H10O4 với axit H3PO4
C. Kích thước và khối lượng các nucleotit
D. Số nhóm photphat
20
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 7. Loại liên kết hóa học nào đảm bảo cấu trúc của từng đơn
phân nucleotit trong phân tử ADN?
A. Liên kết glicozit và liên kết este
B. Liên kết hidro và liên kết este
C. Liên kết glicozit và liên kết hidro
D. Liên kết đisunphua và liên kết hidro
Câu 8. Cấu trúc không gian của ADN có đường kính không đổi do
lí do nào?
A. Một bazo nito có kích thước lớn (A hoặc G) liên kết bổ sung với
một bazo nito có kích thước nhỏ (T hoặc X)
B. Các nucleotit trên một mạch đơn liên kết theo nguyên tắc đa
phân
C. Các bazo nito giữa hai mạch đơn liên kết với nhau bằng liên kết
hidro
D. Hai bazo nito có kích thước bé liên kết với nhau, hai bazo nito
có kích thước lớn liên kết với nhau
Câu 9. Yếu tố nào là quan trọng nhất tạo nên tính đặc trưng của
phân tử ADN?
A. Số lượng các nucleotit trong phân tử AND
B. Thành phần các nucleotit trong phân tử ADN
C. Trình tự sắp xếp các nucleotit trong phân tử ADN
D. Cách liên kết giữa các nucleotit trong phân tử ADN
Câu 10: Trong cấu trúc không gian của phân tử ADN, các nucleotit
giữa 2 mạch liên kết với nhau bằng loại liên kết nào?
A. Liên kết glicozit
B. Liên kết phốtphodieste
C. Liên kết hidro
D. Liên kết peptit
Câu 11: ADN có chức năng gì?
A. Dự trữ và cung cấp năng lượng cho tế bào
B. Cấu trúc nên màng tế bào, các bào quan
C. Tham gia và quá trình chuyển hóa vật chất trong tế bào
D. Lưu trữ và truyền đạt thông tin di truyền
──────────────────────
21
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
BÀI 7: TẾ BÀO NHÂN SƠ
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ.
 Chưa có nhân hoàn chỉnh (vùng nhân),
 Tế bào chất không có hệ thống nội màng,
 Tế bào chất không có các bào quan có màng bao bọc,
 Kích thước nhỏ khoảng 1 – 10 µm (bằng 1/10 tế bào nhân
thực)
Câu 2: Tế bào nhân sơ có kích thước nhỏ mang lại lợi thế gì? Vì
sao?
 Kích thước nhỏ giúp tế bào sinh trưởng và sinh sản nhanh
hơn so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước lớn
hơn.
 Vì, kích thước tế bào nhỏ  tỉ lệ S/V lớn  tế bào trao
đổi chất với môi trường nhanh chóng  sinh trưởng và sinh sản
nhanh so với những tế bào có cùng hình dạng nhưng có kích thước
lớn hơn.
Câu 3: Trình bày cấu trúc và chức năng của thành tế bào vi khuẩn.
 Cấu trúc: thành tế bào của vi khuẩn là peptidoglican (cấu tạo từ
các chuỗi cacbohidrat liên kết với nhau bằng các đoạn peptit ngắn).
 Chức năng: bảo vệ và quy định hình dạng tế bào.
Câu 4: Trình bày các thành phần đặc điểm của tế bào chất ở vi
khuẩn.
 TBC gồm 2 phần:
+ Bào tương là thể keo bán lỏng không chuyển động chứa chất
hữu cơ và chất vô cơ.
+ Riboxom và các hạt dự trữ.
 Đặc điểm tế bào chất ở vi khuẩn:
+ Không có hệ thống nội màng,
+ Không có các bào quan có màng bao bọc,
22
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
+ Không có khung xương tế bào.
Câu 5: Trình bày cấu tạo và chức năng của vùng nhân ở tế bào
nhân sơ.
 Cấu tạo: Chưa có màng nhân, chỉ chứa 1 phân tử DNA dạng
vòng (đôi khi có vật chất di truyền độc lập là plasmid).
 Chức năng: Mang, bảo quản và truyền đạt thông tin di truyền
của tế bào. Điều khiển các hoạt động sống của tế bào.
Câu 6. Vẽ hình và chú thích đầy đủ sơ đồ cấu trúc điển hình của một
trực khuần (hình 7.2 trang 32 SGK).
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Cho các đặc điểm sau:
(1) Không có màng nhân
(2) Không có nhiều loại bào quan
(3) Không có hệ thống nội màng
(4) Không có thành tế bào bằng peptidoglican
Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ?
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
Câu 2. Thành tế bào vi khuẩn cấu tạo từ thành phần nào?
A. Peptidoglican B. Xenlulozo
C. Kitin
D. Pôlisaccarit
23
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 3. Vùng nhân của tế bào vi khuẩn có đặc điểm gì?
A. Chứa một phân tử ADN dạng vòng
B. Chứa một phân tử ADN mạch thẳng, xoắn kép
C. Chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
D. Chứa một phân tử ADN liên kết với protein
Câu 4. Tế bào vi khuẩn có chứa loại bào quan nào?
A. Lizoxom
B. Riboxom
C. Trung thể D. Lưới nội chất
Câu 5. Tại sao tế bào vi khuẩn thuộc loại tế bào nhân sơ?
A. Vi khuẩn xuất hiện rất sớm
B. Vi khuẩn chứa trong nhân một phân tử ADN dạng vòng
C. Vi khuẩn có cấu trúc đơn bào
D. Vi khuẩn chưa có màng nhân
Câu 6. Dựa vào tiêu chí nào để chia vi khuẩn ra hai loại là vi khuẩn
Gram dương và vi khuẩn Gram âm?
A. Cấu trúc và thành phần hóa học của thành tế bào
B. Cấu trúc của nhân tế bào
C. Số lượng plasmit trong tế bào chất của vi khuẩn
D. Khả năng chịu nhiệt của vi khuẩn
Câu 7. Yếu tố nào sau đây không phải là thành phần chính của tế
bào nhân sơ và tế bào nhân thực?
A. Màng sinh chất
B. Nhân tế bào/ Vùng nhân
C. Tế bào chất
D. Riboxom
Câu 8. Trong các đặc điểm sau, có bao nhiêu đặc điểm thuộc TB
nhân sơ?
(1) Hệ thống nội màng
(2) Khung xương tế bào
(3) Các bào quan có màng bao bọc (4) Riboxom và các hạt dự trữ
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
Câu 9. Chức năng của thành tế bào vi khuẩn là gì?
A. Giúp vi khuẩn di chuyển
B. Tham gia vào quá trình nhân bào
24
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
C. Duy trì hình dạng của tế bào
SINH HỌC 10
D. Trao đổi chất với môi trường
Câu 10. Các hạt riboxom trong tế bào vi khuẩn có vai trò gì?
A. Bảo vệ cho tế bào
B. Chứa chất dự trữ cho tế bào
C. Tham gia vào quá trình phân bào
D. Tổng hợp protein cho tế bào
Câu 11. Cho các ý sau:
(1) Kích thước nhỏ
(3) Bào quan không có màng bọc
(2) Chỉ có riboxom
(4) Thành tế bào bằng pepridoglican
(5) Nhân chứa ADN dạng vòng
(6) Tế bào chất có plasmit
Có những ý nào là đặc điểm của các tế bào vi khuẩn?
A. (1), (2), (3), (4), (5)
B. (1), (2), (3), (4), (6)
C. (1), (3), (4), (5), (6)
D. (2), (3), (4), (5) , (6)
──────────────────────
BÀI 8 + 9 + 10: TẾ BÀO NHÂN THỰC
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Nêu đặc điểm chung của tế bào nhân thực.
 Có nhân hoàn chỉnh (vùng nhân),
 Tế bào chất có hệ thống nội màng,
 Tế bào chất có các bào quan có màng bao bọc,
 Kích thước lớn khoảng 10 – 100 µm (bằng 10 TB nhân thực).
Câu 2: Mô tả cấu trúc và chức năng của nhân tế bào.
 Cấu trúc:
 Phần lớn có hình cầu với đường kính khoảng 5nm;
 Được bao bọc bởi hai lớp màng, trên màng nhân thường có
nhiều lổ nhỏ;
 Bên trong là dịch nhân chứa chất nhiễm sắc (gồm ADN liên
kết với prôtêin) và nhân con.
 Chức năng:
25
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH

SINH HỌC 10
Nhân có vai trò quan trọng trong việc điều hòa các quá trình
xảy ra trong tế bào
 Nhân tế bào chứa vật chất di truyền.
Câu 3: Lưới nội chất là gì? Phân biệt lưới nội chất trơn và lưới nội
chất hạt.
 Lưới nội chất màng bên trong tế bào tạo nên hệ thống các
ống và xoang dẹp thông với nhau.
 Phân biệt lưới nội chất trơn và lưới nội chất hạt:
Đặc
Lưới nội chất hạt
Lưới nội chất trơn
điểm
Nằm gần nhân, 1 đầu nối Nằm xa nhân, nối tiếp
với màng nhân và đầu kia lưới nội chất hạt.
Cấu
nối với lưới nội chất trơn.
Không có riboxom.
trúc
Trên màng có gắn nhiều Có chứa nhiều loại
ribôxôm.
enzym.
Tổng hợp lipit, chuyển
Chức Sản xuất các protein tiết,
hóa đường, phân hủy
năng prôtêin màng cho tế bào
chất độc hại
Câu 4: Trình bày cấu trúc và chức năng của riboxom.
 Cấu trúc: Riboxom là bào quan không có màn bao bọc; Cấu
tạo gồm một số rRNA và nhiều protein khác nhau.
 Chức năng: là nơi tổng hợp prôtêin.
Câu 5: Trình bày cấu trúc và chức năng của bộ máy Gôngi.
 Cấu trúc: Bộ máy Gôngi là một chồng túi màng dẹp xếp
cạnh nhau nhưng cái nọ tách biệt với cái kia.
 Chức năng:
 Nơi lắp ráp, đóng gói và phân phối sản phẩm của tế bào;
 Thu nhận prôtêin từ LNC hạt (vào các túi tiết) gắn thêm
các chất khác bao gói (vào các túi tiết)  phân phối.
26
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 6: Trình bày cấu trúc và chức năng của ti thể.
 Cấu trúc: Có 2 lớp màng bao bọc: Màng ngoài không gấp
nếp; Màng trong gấp nếp thành các mào chứa enzim hô hấp. Bên
trong chứa ADN dạng vòng và riboxom.
 Chức năng: chuyển hóa chất hữu cơ tạo năng lượng ATP
cung cấp cho tế bào (được ví như nhà máy điện).
Câu 7: Ở người tế bào nào có nhiều ti thể nhất? Tế bào nào không
cần ti thể?
 Ti thể sản sinh năng lượng. Tế bào cơ tim có nhiều ti thể
nhất, vì tim hoạt động không ngừng nghỉ nên cần rất nhiều năng
lượng.
 Tế bào hồng cầu không cần ti thể, không tiêu tốn oxi trong ti
thể do nó được biệt hóa để để thực hiện chức năng vận chuyển O2,
CO2, năng lượng dùng trong vận chuyển lấy từ quá trình đường
phân.
Câu 8: Trình bày cấu trúc và chức năng của lục lạp.
 Cấu trúc: Có 2 lớp màng bao bọc (cả 2 màng đều trơn). Bên
trong gồm: Chất nền chứa ADN dạng vòng, riboxom; Hệ thống túi
dẹt (tilacoit) xếp chồng lên nhau tạo thành grana chứa enzim quang
hợp. Trên màng tilacoit chứa nhiều chất diệp lục và enzim quang
hợp.
 Chức năng: chuyển hóa năng lượng mặt trời thành năng
lượng hóa học.
Câu 9: Trình bày cấu trúc và chức năng của không bào.
 Cấu trúc: Bào quan có 1 lớp màng bao bọc
 Chức năng:
 Các tế bào thực vật thường có không bào lớn chứa chất dự
trữ hoặc các chất phế thải hoặc giúp các tế bào hút nước (ở lông
hút);
27
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10

Một số động vật có thể có không bào nhỏ: không bào co bóp,
không bào tiêu hóa.
Câu 10: Trình bày cấu trúc và chức năng của lizoxom.
 Cấu trúc: Bào quan có 1 lớp màng bao bọc; chứa các enzim
thủy phân.
 Chức năng: phân hủy các tế bào già, bào quan già, các tế
bào bị tổn thương không có khả năng phục hồi.
Câu 11: Tại sao nói mô hình cấu trúc màng sinh chất của Singơ và
Nicônsơn là “mô hình khảm động”?
 Cấu trúc khảm: Màng được cấu tạo chủ yếu từ lớp
photpholipit kép, trên đó có khảm bởi các phân tử prôtêin.
 Cấu trúc động: do lực liên kết yếu giữa các phân tử
phôtpholipit, phân tử photpholipit có thể chuyển động trong
màng, các prôtêin cũng có thể chuyển động nhưng chậm hơn nhiều
so với phôtpholipit.
Chức năng của màng sinh chất
- Trao đổi chất với môi trường một cách có chọn lọc.
- Thu nhận thông tin (nhờ các thụ thể)
- Nhận biết tế bào ( nhờ dấu chuẩn glicoprptein)
Câu 12: Phân biệt tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực.
Đặc điểm
Đại diện
Kích thước
Cấu tạo
Nhân sơ
Nhân thực
Vi khuẩn
Động vật nguyên
sinh, tảo, nấm nhầy,
nấm, thực vật và
động vật.
Nhỏ 1 – 5 µm
Lớn 5 - 100 µm
Đơn giản
Phức tạp
28
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
Nhân
Vật chất
di truyền
Tế bào chất
Thành tế
bào
Chưa hoàn chỉnh, chưa
có màng nhân bao bọc
nên gọi là vùng nhân
Chỉ có 1 phân tử DNA
trần dạng vòng
Không có hệ thống nội
màng, không có các bào
quan có màng bao bọc.
Peptiđôglican (trừ vi
sinh vật cổ).
SINH HỌC 10
Nhân hoàn chỉnh,
được bao bọc bởi 2
lớp màng nhân.
Nhiều phân tử DNA
thẳng, xoắn kép kết
hợp với prôtêin
histôn  NST
Có hệ thống nội
màng và có nhiều
bào quan có màng
bao bọc.
Xenlulôzơ (thực
vật); kitin (nấm).
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Cho các ý sau:
(1) Không có thành tế bào bao bọc bên ngoài
(2) Có màng nhân bao bọc vật chất di truyền
(3) Trong tế bào chất có hệ thống các bào quan
(4) Có hệ thống nội màng chia tế bào chất thành các xoang nhỏ
(5) Nhân chứa các nhiễm sắc thể (NST), NST lại gồm ADN và
protein
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm của tế bào nhân thực?
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
Câu 2: Đặc điểm nào không có ở tế bào nhân thực?
A. Có màng nhân, có hệ thống các bào quan
B. Tế bào chất được chia thành nhiều xoang riêng biệt
C. Có thành tế bào bằng peptidoglican
D. Các bào quan có màng bao bọc
Câu 3: Nhân của tế bào nhân thực không có đặc điểm nào sau đây?
A. Nhân được bao bọc bởi lớp màng kép
29
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
B. Nhân chứa chất nhiễm sắc gồm ADN liên kết với protein
C. Màng nhân có nhiều lỗ nhỏ để trao đổi chất với ngoài nhân
D. Nhân chứa nhiều phân tử ADN dạng vòng
Câu 4: Trong thành phần của nhân tế bào có chứa loại axit nào?
A.axit nitric B. axit phôtphoric C.axit clohidric D. axit sunfuric
Câu 5: Lưới nội chất hạt trong tế bào nhân thực có chức năng nào
sau đây?
A. Bao gói các sản phẩm được tổng hợp trong tế bào
B. Tổng hợp protein tiết ra ngoài và protein cấu tạo màng tế bào
C. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
D. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại đối với cơ thể
Câu 6: Mạng lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. Sản xuất enzim tham gia vào quá trình tổng hợp lipit
B. Chuyển hóa đường trong tế bào
C. Phân hủy các chất độc hại trong tế bào
D. Sinh tổng hợp protein
Câu 7: Bào quan riboxom không có đặc điểm nào?
A. Làm nhiệm vụ tổng hợp protein
B. Được cấu tạo bởi hai thành phần chính là rARN và protein
C. Có cấu tạo gồm một tiểu phần lớn và một tiểu phần bé
D. Được bao bọc bởi màng kép phôtpholipit
Câu 8: Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một
protein ra khỏi tế bào?
A. Lưới nội chất hạt, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
B. Lưới nội chất trơn, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
C. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
D. Riboxom, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào
Câu 9: Tế bào nào sau đây có lưới nội chất trơn phát triển?
30
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
A. Tế bào biểu bì
C. Tế bào hồng cầu
SINH HỌC 10
B. Tế bào gan
D. Tế bào cơ
Câu 10: Bào quan nào không được bao bọc bởi màng?
A. Riboxom
B. Lizoxom
C. Ti thể
D. Không bào
Câu 11: Điều nào sau đây là chức năng chính của ti thể?
A. Chuyển hóa năng lượng trong các hợp chất hữu cơ thành ATP
cung cấp cho tế bào hoạt động
B. Tổng hợp các chất để cấu tạo nên tế bào và cơ thể
C. Tạo ra nhiều sản phẩm trung gian cung cấp cho quá trình tổng
hợp các chất
D. Phân hủy các chất độc hại cho tế bào
Câu 12: Đặc điểm nào sau đây không phải của ti thể?
A. Hình dạng, kích thước, số lượng ti thể ở các tế bào là khác nhau
B. Trong ti thể có chứa ADN và riboxom
C. Màng trong của ti thể chứa hệ enzim hô hấp
D. Ti thể được bao bọc bởi 2 lớp màng trơn nhẵn
Câu 13: Lục lạp có chức năng nào sau đây?
A. Chuyển hóa năng lượng ánh sáng thành năng lượng hóa năng
B. Đóng gói, vận chuyển các sản phẩm hữu cơ ra ngoài tế bào
C. Chuyển hóa đường và phân hủy chất độc hại trong cơ thể
D. Tham gia vào quá trình tổng hợp và vận chuyển lipit
Dùng dữ liệu dưới đây để trả lời các câu 14,15
(1) Có màng kép trơn nhẵn
(2) Chất nền có chứa ADN và riboxom
(3) Hệ thống enzim được đính ở lớp màng trong
(4) Có ở tế bào thực vật
(5) Có ở tế bào động vật và thực vật
(6) Cung cấp năng lượng cho tế bào
31
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 14: Có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở lục lạp?
A. 2
B. 4
C. 5
D. 6
Câu 15: Có bao nhiêu đặc điểm chỉ có ở ti thể?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 16: Tế bào nào có khả năng quang hợp?
A. Tế bào vi khuẩn lam
B. Tế bào nấm rơm
C. Tế bào trùng amip
D. Tế bào động vật
Câu 17: Trong các thành phần cấu tạo lục lạp, thành phần nào có
chứa diệp lục và enzim quang hợp?
A. Màng tròn của lục lạp
B. Màng của tilacoit
C. Màng ngoài của lục lạp
D. Chất nền của lục lạp
Câu 18: Cấu trúc nằm bên trong tế bào gồm một hệ thống túi màng
dẹp xếp chồng lên nhau được gọi là gì?
A. Lưới nội chất
B. Bộ máy Gôngi
C. Riboxom
D. Màng sinh chất
Câu 19: Cho các ý sau đây:
(1) Có cấu tạo tương tự như cấu tạo của màng tế bào
(2) Là một hệ thống ống và xoang phân nhánh thông với nhau
(3) Phân chia tế bào chất thành các xoang nhỏ (tạo ra sự xoang hóa)
(4) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp lipit
(5) Có chứa hệ enzim làm nhiệm vụ tổng hợp protein
Trong các ý trên, có bao nhiêu ý là đặc điểm chung của mạng lưới
nội chất trơn và mạng lưới nội chất hạt?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 20: Hemoglobin có nhiệm vụ vận chuyển oxi trong máu gồm 2
chuỗi polipeptit α và 2 chuỗi polipeptit β. Bào quan nào làm nhiệm
vụ tổng hợp protein cung cấp cho quá trình tổng hợp hemoglobin?
A. Ti thể
B. Bộ máy Gôngi
32
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
C. Lưới nội chất hạt
SINH HỌC 10
D. Lưới nội chất trơn
Câu 21: Trong quá trình phát triển của nòng nọc có giai đoạn đứt
đuôi để trở thành ếch. Bào quan nào chứa enzim phân giải làm
nhiệm vụ tiêu hủy tế bào đuôi?
A. Lưới nội chất
B. Bộ máy Gôngi
C. Lizoxom
D. Riboxom
Câu 22: Lưới nội chất trơn không có chức năng nào sau đây?
A. Tổng hợp bào quan peroxixom
B. Tổng hợp lipit, phân giải chất độc
C. Tổng hợp protein
D. Vận chuyển nội bào
Câu 23: Cho các phát biểu sau về lizoxom. Phát biểu nào sai?
A. Lizoxom được bao bọc bởi lớp màng kép
B. Lizoxom chỉ có ở tế bào động vật
C. Lizoxom chứa nhiều enzim thủy phân
D. Lizoxom có chức năng phân hủy tế bào già, tế bào bị tổn thương.
Câu 24: Testosteron là hoocmon sinh dục nam có bản chất là lipit.
Bào quan nào làm nhiệm vụ tổng hợp lipit để phục vụ quá trình tạo
hoocmon này?
A. Llưới nội chất hạt
B. Riboxom
C. Lưới nội chất trơn
D. Bộ máy Gôngi
Câu 25: Cho các nhận định sau về không bào, nhận định nào sai?
A. Không bào ở tế bào thực vật có chứa các chất dự trữ, sắc tố, ion
khoáng và dịch hữu cơ...
B. Không bào được tạo ra từ hệ thống lưới nội chất và bộ máy
Gôngi
C. Không bào được bao bọc bởi lớp màng kép
D. Không bào tiêu hóa ở động vật nguyên sinh khá phát triển.
Câu 26: Cho các đặc điểm về thành phần và cấu tạo màng sinh chất
33
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
(1) Lớp kép photpholipit có các phân tử protein xen giữa
(2) Liên kết với các phân tử protein và lipit còn có các phân tử
cacbohidrat
(3) Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên chuyển động
quanh vị trí nhất định của màng
(4) Xen giữa các phân tử photpholipit còn có các phân tử colesteron
(5) Xen giữa các phân tử photpholipit là các phân tử glicoprotein
Có bao nhiêu đặc điểm đúng theo mô hình khảm – động của màng
sinh chất?
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
Câu 27: Màng sinh chất có cấu trúc động là nhờ yếu tố nào?
A. Các phân tử photpholipit và protein thường xuyên dịch chuyển
B. Màng thường xuyên chuyển động xung quanh tế bào
C. Tế bào thường xuyên chuyển động nên màng có cấu trúc động
D. Các phân tử protein và colesteron thường xuyên chuyển động
Câu 28: Ở tế bào thực vật và tế bào nấm, bên ngoài màng sinh chất
còn có thành phần nào?
A. Chất nền ngoại bào
B. Lông và roi
C. Thành tế bào
D. Vỏ nhầy
Câu 29: Chức năng nào sau đây không phải của màng sinh chất?
A. Sinh tổng hợp protein để tiết ra ngoài
B. Mang các dấu chuẩn đặc trưng cho tế bào
C. Tiếp nhận và di truyền thông tin vào trong tế bào
D. Thực hiện troa đổi chất giữa tế bào với môi trường
Câu 30: Thành tế bào thực vật không có chức năng nào?
A. Bảo vệ, chống sức trương của nước làm vỡ tế bào
B. Quy định khả năng sinh sản và sinh trưởng của tế bào
C. Quy định hình dạng, kích thước của tế bào
D. Giúp các tế bào ghép nối và liên lạc với nhau bằng cầu sinh chất
34
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 31: Không bào lớn, chứa các ion khoáng và chất hữu cơ tạo nên
áp suất thẩm thấu lớn có ở loại tế bào nào sau đây?
A. Tế bào lông hút
B. Tế bào lá cây
C. Tế bào cánh hoa
D. Tế bào thân cây
Câu 32: Không bào tiêu hóa phát triển mạnh ở sinh vật nào sau đây?
A. Người
B. Lúa
C. Trùng giày D. Nấm men
──────────────────────
BÀI 11: VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Phân biệt vận chuyển thụ động và vận chuyển chủ động.
Vận chuyển thụ động
Vận chuyển chủ
động
Từ nơi có nồng độ chất
Chiều hướng
tan cao đến nơi có nồng
vận chuyển
độ chất tan thấp.
Từ nơi có nồng độ chất
tan cao đến nơi có
nồng độ chất tan thấp.
Đặc điểm
Tiêu tốn
năng lượng
Không
lượng
tiêu
tốn
năng
Trực tiếp qua lớp
Nơi
vận
phôtpholipit kép hoặc qua
chuyển
các
các kênh prôtêin xuyên
chất đi qua
màng tương ứng.
Tiêu tốn năng lượng
Qua các máy bơm đặc
chủng cho từng chất
được vận chuyển. (các
máy bơm có bản chất
là các kênh prôtêin
xuyên màng).
35
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
O2, CO2,….. đi trực tiếp
qua lớp phôtpholipit kép.
Axit amin, đường, đi qua
Ví dụ các chất
các kênh prôtêin xuyên Ví dụ như ion K+, Na+
được vận
màng tương ứng.
đi qua bơm Na - Kali
chuyển
Riêng H2O đi qua kênh
prôtêin riêng gọi là
aquaporin.
Câu 2: Thế nào là môi trường ưu trương, đẳng trương, nhược trương?
- MT ưu trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất tan
lớn hơn nồng độ chất tan trong tế bào.
- MT đẳng trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất
tan bằng nồng độ chất tan có trong tế bào.
- MT nhược trương: môi trường bên ngoài tế bào có nồng độ chất
tan thấp hơn so với nồng độ chất tan có trong tế bào.
Câu 3: Tại sao muốn giữ rau tươi, ta phải thường xuyên vảy nước
vào rau?
 Rau bị héo là do tế bào mất nước dẫn đến hiện tượng co
nguyên sinh  cây mềm, oặt ẹo.
 Khi vẩy nước vào rau thì môi trường bên trong rau có lồng
độ chất tan nhiều môi trường bên ngoài là môi trường có lồng độ
chất tan ít,nên nước đi từ môi trường nhược trương sang môi trường
ưu trương  TB trương lên và tươi hơn.
Câu 4: Thế nào là nhập bào? xuất bào? Tóm tắt diễn biến quá trình
nhập bào.
Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong bằng
cách biến dạng màng sinh chất.
Xuất bào là phương thức tế bào đưa các chất ra khỏi tế bào bằng
cách biến dạng màng sinh chất.
- Diễn biến quá trình nhập bào:
36
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
+ Màng tế bào lõm vào lấy thức ăn hay giọt dịch ( đối tượng) .
+ MSC biến dạng đưa đối tượng vào trong TB và chứa trong túi
màng.
+ Lizôxôm gắn vào túi màng và tiết ezim thủy phân vào để phân
hủy.
- Có 2 kiểu:
+ Thực bào: TB lấy những chất rắn.
+ Ẩm bào: TB lấy giọt dịch vào tế bào
* TB sử dụng phương thức nhập bào, xuất bào khi các phân tử có
kích thước lớn hơn kích thước lỗ màng và không qua được lỗ màng.
Câu 5: Khi tiến hành ẩm bào, làm thế nào tế bào có thể chọn được
các chất cần thiết trong số hàng lọat các chất có ở xung quanh để
đưa vào tế bào?
Tế bào sử dụng các thụ thể đặc hiệu trên màng sinh chất để chọn
lấy những chất cần thiết đưa vào tế bào.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Nước được vận chuyển qua màng tế bào nhờ yếu tố nào?
A. Sự biến dạng của màng tế bào
B. Bơm protein và tiêu tốn ATP
C. Sự khuếch tán của các ion qua màng
D. Kênh protein đặc biệt là “aquaporin”
Câu 2. Các chất tan trong lipit được vận chuyển vào trong tế bào
qua yếu tố nào?
A. Kênh protein đặc biệt
B. Các lỗ trên màng
C. Lớp kép photpholipit
D. Kênh protein xuyên màng
Câu 3. Trong các nhóm chất sau, nhóm chất nào dễ dàng đi qua
màng tế bào nhất?
A. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước nhỏ.
B. Nhóm chất tan trong nước và có kích thước lớn.
C. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước nhỏ.
37
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
D. Nhóm chất tan trong dầu và có kích thước lớn.
Câu 4. Chất O2, CO2 đi qua màng tế bào bằng phương thức nào?
A. Khuếch tán qua lớp kép photpholipit
B. Nhờ sự biến dạng của màng tế bào
C. Nhờ kênh protein đặc biệt
D. Vận chuyển chủ động
Câu 5. Nhập bào vận chuyển các chất có đặc điểm gì?
A. Chất có kích thước nhỏ và mang điện.
B. Chất có kích thước nhỏ và phân cực.
C. Chất có kích thước nhỏ và không tan trong nước.
D. Chất có kích thước lớn.
Câu 6. Cơ chế vận chuyển các chất từ nơi có nồng độ thấp đến nơi
có nồng độ cao là cơ chế nào?
A. Vận chuyển chủ động
B. Vận chuyển thụ động
C. Thẩm tách
D. Thẩm thấu
Câu 7. Cho các nhận định sau về việc vận chuyển các chất qua
màng tế bào. Nhận định nào sai?
A. CO2 và O2 khuếch tán vào trong tế bào qua lớp kép photpholipit
B. Các phân tử nước thẩm thấu vào trong tế bào nhờ kênh protein
đặc biệt là “aquaporin”
C. Các ion Na+, Ca+ vào trong tế bào bằng cách biến dạng của màng
sinh chất
D. Glucozo khuếch tán vào trong tế bào nhờ kênh protein xuyên
màng
Câu 8. Hiện tượng thẩm thấu là gì?
A. Sự khuếch tán của các chất qua màng.
B. Sự khuếch tán của các ion qua màng.
C. Sự khuếch tán của các phân tử nước qua màng.
D. Sự khuếch tán của chất tan qua màng.
38
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 9. Môi trường đẳng trương là môi trường có nồng độ chất tan
như thế nào?
A. Cao hơn nồng độ chất tan trong tế bào
B. Bằng nồng độ chất tan trong tế bào
C. Thấp hơn nồng độ chất tan trong tế bào
D. Luôn ổn định
Câu 10: Trong môi trường nhược trương, tế bào nào có nhiều khả
năng sẽ bị vỡ ra?
A. Tế bào hồng cầu
B. Tế bào nấm men
C. Tế bào thực vật
D. Tế bào vi khuẩn
Câu 11: Tại sao sự vận chuyển chủ động và xuất nhập bào luôn tiêu
hao ATP?
A. Tế bào chủ động lấy các chất nên phải mất năng lượng
B. Phải sử dụng chất mang để tiến hành vận chuyển
C. Vận chuyển ngược chiều nồng độ hoặc cần có sự biến dạng của
màng sinh chất
D. Các chất được vận chuyển có năng lượng lớn
──────────────────────
CHƯƠNG III: CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ NĂNG
LƯỢNG TRONG TẾ BÀO
BÀI 13: KHÁI QUÁT VỀ NĂNG LƯỢNG VÀ CHUYỂN HÓA
VẬT CHẤT
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Năng lượng được tích trữ trong tế bào dưới những dạng
nào? Năng lượng chủ yếu của tế bào là dạng nào?
Trong tế bào, năng lượng được tích trữ dưới nhiều dạng như hóa
năng, điện năng, nhiệt năng…
Năng lượng chủ yếu của tế bào là hóa năng (năng lượng tiềm ẩn
trong các liên kết hóa học).
39
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 2: ATP là gì? Trình cấu trúc hóa học và chức năng của phân tử
ATP trong tế bào.
 ATP (Adenozin triphotphat) là hợp chất cao năng và được
xem như đồng tiền năng lượng của tế bào.
 Cấu trúc hóa học: gồm bazo nito adenin, đường ribozo và 3
nhóm photphat. Đây là một hợp chất cao năng vì liên kết giữa 2
nhóm photphat cuối cùng trong ATP rất dễ bị phá vỡ để giải phóng
năng lượng.
 Chức năng trong tế bào:
 Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào.
 Vận chuyển các chất qua màng.
 Sinh công cơ học.
Câu 3: Chuyển hóa vật chất là gì? Trình bày 2 mặt của quá trình
chuyển hóa vật chất.
Chuyển hóa vật chất là tập hợp các phản ứng sinh hóa xảy ra bên
trong tế bào. Chuyển hóa vật chất luôn kèm theo chuyển hóa năng
lượng.
Chuyển hóa vật chất gồm 2 mặt:
Đồng hóa: tổng hợp các chất hữu cơ phức tạp từ các chất đơn
giản.
Dị hóa: phân giải các chất hữu cơ phức tạp thành các chất đơn
giản hơn.
Câu 4: Tại sao ATP được gọi là đồng tiền năng lượng?
ATP được gọi là đồng tiền năng lượng vì:
 ATP là hợp chất cao năng, rất dễ phá vỡ liên kết ở 2 nhóm
photphat sau cùng để giải phóng năng lượng.
 Tế bào sử dụng năng lượng sinh ra từ ATP cho các phản ứng
sinh hoá, vận chuyển chất qua màng và sinh công cơ học.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Năng lượng chủ yếu của tế bào tồn tại ở dạng nào?
A. Dạng tiềm ẩn trong các liên kết hóa học
B. Dạng nhiệt
C. Dạng điện năng
D. Dạng hoặc hóa năng hoặc điện năng
40
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 2. Nói về ATP, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Là một hợp chất cao năng
B. Là đồng tiền năng lượng của tế bào
C. Là hợp chất chứa nhiều năng lượng nhất trong tế bào
D. Được sinh ra trong quá trình chuyển hóa vật chất và sử dụng
trong các hoạt động sống của tế bào
Câu 3. ATP được cấu tạo từ những thành phần nào?
A. Bazo nito adenozin, đường ribozo, 2 nhóm photphat
B. Bazo nito adenozin, đường deoxiribozo, 3 nhóm photphat
C. Bazo nito adenin, đường ribozo, 3 nhóm photphat
D. Bazo nito adenin, đường deoxiribozo, 1 nhóm photphat
Câu 4. Số liên kết cao năng có trong 1 phân tử ATP là bao nhiêu?
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
Câu 5. Liên kết P ~ P ở trong phân tử ATP rất dễ bị phá vỡ để giải
phóng năng lượng. Nguyên nhân là do đâu?
A. Phân tử ATP là chất giàu năng lượng
B. Phân tử ATP có chứa 3 nhóm photphat
C. Các nhóm photphat đều tích điện âm nên đẩy nhau
D. Đây là liên kết mạnh
Câu 6. Trong tế bào, năng lượng ATP được sử dụng vào các việc
chính như:
(1) Phân hủy các chất hóa học cần thiết cho cơ thể
(2) Tổng hợp nên các chất hóa học cần thiết cho tế bào
(3) Vận chuyển các chất qua màng
(4) Sinh công cơ học
Những khẳng định đúng trong các khẳng định trên là?
A. (1), (2), (4) B. (1), (3), (4) C. (1), (2), (3) D. (2), (3), (4)
Câu 7. ATP là một hợp chất cao năng, năng lượng của ATP tích lũy
chủ yếu ở phần nào?
A. Cả 3 nhóm photphat
B. 2 liên kết photphat gần phân tử đường
C. 2 liên kết giữa 2 nhóm photphat ở ngoài cùng
41
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
D. Chỉ 1 liên kết photphat ngoài cùng
Câu 8. Hoạt động nào sau đây không cần năng lượng cung cấp từ
ATP?
A. Sinh trưởng ở cây xanh
B. Sự khuếch tán chất tan qua màng tế bào
C. Sự co cơ ở động vật
D. Sự vận chuyển chủ động các chất qua màng sinh chất
Câu 10: Cây xanh có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ CO2 và H2O
dưới tác dụng của năng lượng ánh sáng. Quá trình chuyển hóa năng
lượng nào luôn đi kèm theo quá trình này?
A. Chuyển hóa từ hóa năng sang quang năng
B. Chuyển hóa từ quang năng sang hóa năng
C. Chuyển hóa từ nhiệt năng sang quang năng
D. Chuyển hóa từ hóa năng sang nhiệt năng
Câu 11: Tại sao ATP được coi là “đồng tiền năng lượng của tế
bào”?
(1) ATP là một hợp chất cao năng
(2) ATP dễ dàng truyền năng lượng cho các hợp chất khác thông
qua việc chuyển nhóm photphat cuối cùng cho các chất đó để tạo
thành ADP
(3) ATP được sử dụng trong mọi hoạt động sống cần tiêu tốn năng
lượng của tế bào
(4) Mọi chất hữu cơ trải qua quá trình oxi hóa trong tế bào đều sinh
ra ATP.
Những giải thích đúng trong các giải thích trên là:
A. (1), (2), (3) B. (3), (4)
C. (2), (3), (4) D. (1), (2), (3), (4)
──────────────────────
BÀI 14: ENZIM VÀ VAI TRÒ CỦA ENZIM TRONG QUÁ
TRÌNH CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Enzim là gì? Trình bày cấu trúc của enzim.
42
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
 Enzim là chất xúc tác sinh học được tổng hợp trong các tế
bào sống. enzim chỉ làm tăng tốc độ phản ứng mà không bị biến đổi
sau phản ứng.
 Cấu trúc enzim:
 Thành phần chỉ là protein hoặc protein kết hợp với chất khác
không phải là protein.
 Enzim có vùng cấu trúc không gian đặc biệt chuyên liên kết
với cơ chất gọi là trung tâm hoạt động.
 Cấu hình không gian của cơ chất và trung tâm hoạt động tương
thích với nhau.
Câu 2: Trình bày cơ chế tác dụng của enzim.
Enzim liên kết với trung tâm hoạt động tạo nên phức hợp enzim –
cơ chất, enzim tương tác với cơ chất tạo ra sản phẩm.
Enzim + cơ chất  phức hợp enzim – cơ chất  sản phẩm + enzim.
Câu 3: Enzim có vai trò gì trong quá trình chuyển hóa vật chất?
 Tăng tốc độ của phản ứng sinh hóa  duy trì hoạt động
sống.
 Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất
bằng cách điều chỉnh hoạt tính của các enzim thông qua các chất ức
chế hoặc hoạt hóa enzim.
 Chất ức chế liên kết với enzim làm biến đổi cấu hình enzim 
enzim không liên kết được với cơ chất.
 Chất hoạt hóa làm tăng hoạt tính của enzim.
Câu 4: Cho ví dụ và giải thích ảnh hưởng của nhiệt độ và pH tới
hoạt tính enzim.
Mỗi enzim có 1 nhiệt độ tối ưu. Ví dụ: đa số enzim trong tế bào
người hoạt động tối ưu ở khoảng 35oC – 40oC. Nếu bị sốt cao trên
38oC, các enzim sẽ bị biến đổi ảnh hưởng đến các hoạt động sống
của cơ thể, người bệnh có thể bị co giật, hôn mê.
Mỗi enzim có pH tối ưu riêng. Phần lớn enzim có pH tối ưu từ 6
đến 8. Tuy nhiên enzim pepsin ở dạ dày hoạt động ở pH = 2.
43
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 5: Tế bào nhân thực có các bào quan có màng bao bọc cũng
như có lưới nội chất chia tế bào chất thành những xoang tương đối
cách biệt có lợi gì cho sự hoạt động của các enzim? Giải thích.
Mỗi loại enzim cần các điều kiện khác nhau. Vì vậy, mỗi bào
quan là môi trường thích hợp cho hoạt động của một số loại enzim
nhất định.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sơ đồ dưới đây mô tả các con đường chuyển hóa giả định.
Mũi tên chấm gạch chỉ sự ức chế ngược. Nếu chất G và F dư thừa
trong tế bào thì nồng độ chất nào sẽ tăng một cách bất thường?
A. B
B. H
C. A
Câu 2: Thành phần chính của enzim là gì?
A. Protein
B. Lipit
C. Cacbohydat
D. C
D. Muối vô cơ
Câu 3: Trong phân tử enzim vùng cấu trúc không gian đặc biệt
chuyên liên kết với cơ chất gọi là gì?
A. Phức hợp enzim – cơ chất
B. Chỗ lõm bề mặt
C. Vùng liên kết tạm thời
D. Trung tâm hoạt động
Câu 4: Yếu tố nào không ảnh hưởng đến hoạt tính của enzim?
A. Nhiệt độ
B. Độ pH
C. Độ ẩm
D. Nồng độ cơ chất
Câu 5: Chọn câu trả lời đúng khi nói về ảnh hưởng của nồng độ
enzim đến hoạt tính của enzim.
A. Khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng tăng.
B. Khi nồng độ enzim càng cao thì hoạt tính của enzim càng giảm.
C. Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì
hoạt tính của enzim càng tăng.
D. Với một lượng cơ chất xác định, khi nồng độ enzim càng cao thì
hoạt tính của enzim càng giảm.
44
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 6: Với một lượng enzim xác định nếu tăng dần lượng cơ chất
trong dung dịch thì thoạt đầu hoạt tính của enzim tăng dần, nhưng
đến một lúc nào đó thì sự gia tăng về nồng độ cơ chất cũng không
làm tăng hoạt tính của enzim. Giải thích tại sao?
A. Vì enzim đã bị phân giải hết để phân cắt các cơ chất trước đó.
B. Vì tất cả trung tâm hoạt động của enzim đã được bão hòa cơ chất.
C. Vì nồng độ cơ chất quá cao sẽ ức chế hoạt động của enzim
D. Vì hoạt động phân cắt lượng cơ chất có trước làm tăng nhiệt độ
quá mức, dẫn đến enzim bị bất hoạt.
Câu 7: Tế bào có thể tự điều chỉnh quá trình chuyển hóa vật chất
bằng cách nào?
A Thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt
hóa hay ức chế ngược
B Thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất ức
chế
C Thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt
hóa
D Thông qua điều khiển hoạt tính của các enzim bằng các chất hoạt
hóa hay ức chế
Câu 8: Đặc điểm nào về cấu trúc khiến cho enzim có thể liên kết
một cách đặc hiệu với cơ chất?
A. Cấu hình không gian của trung tâm hoạt động của enzim tương
thích với cấu hình không gian của cơ chất
B. Enzim có bản chất là protein nên dễ dàng tạo được lực hút với cơ
chất
C. Nhiệt độ bên trong tế bào hình thành các liên kết giữa cơ chất và
enzim
D. Cấu hình của enzim tương thích với cấu hình của cơ chất
Câu 9: Đặc điểm nào sai khi nói về cơ chế tác động của enzim?
A. Enzim liên kết với cơ chất tại trung tâm hoạt động tạo nên phức
hợp enzim – cơ chất
B. Enzim trực tiếp phân cắt cơ chất thành các phần tử đơn giản hơn
C. Liên kết enzim cơ chất mang tính đặc thù
45
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
D. Mỗi enzim thường chỉ xúc tác cho một phản ứng
Câu 10: Tại sao cơ thể người có thể tiêu hóa được tinh bột nhưng
không thể tiêu hóa được xenlulozo?
A. Vì cấu trúc xenlulozo phức tạp hơn tinh bột
B. Vì cơ thể người không cần tiêu hóa xenlulozo
C. Vì cơ thể người không có enzim phân giải xenlulozo
D. Vì nồng độ tinh bột cao hơn trong tế bào đã ức chế sự phân giải
xenlulozo
──────────────────────
BÀI 16. HÔ HẤP TẾ BÀO
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Hô hấp tế bào là gì? Viết phương trình tổng quát quá trình
hô hấp tế bào. Quá trình hít thở của con người có liên quan như thế
nào với quá trình hô hấp tế bào?
Hô hấp tế bào là quá trình phân giải nguyên liệu hữu cơ (chủ yếu
là glucozơ) thành các chất đơn giản (CO2, H2O) và giải phóng năng
lượng cho các hoạt động sống.
C6H12O6 + 6O2 → 6CO2 + 6H2O + Năng lượng (ATP + nhiệt)
Quá trình hít thở của con người là quá trình hô hấp ngoài. Quá
trình này giúp trao đổi O2 và CO2 cho quá trình hô hấp tế bào.
Câu 2: Bản chất của quá trình hô hấp tế bào là gì?
Bản chất của hô hấp tế bào là một chuỗi các phản ứng oxi hóa
khử. Thông qua chuỗi phản ứng này, phân tử glucozo được phân giải
dần dần và giải phóng năng lượng từng phần ở các giai đoạn khác
nhau.
Câu 3: Hoàn thành bảng mô tả các giai đoạn của hô hấp tế bào.
Chuỗi truyền
Đường phân
Chu trình crep
electron hô hấp
Tế bào chất
Tế bào nhân Tế bào nhân thực:
thực: Chất nền ti Màng trong ti thể
Nơi
thể
Tế bào nhân sơ:
xảy ra
Tế bào nhân sơ: Màng tế bào chất
46
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Tế bào chất
Glucozo, ATP, Axetyl-CoA,
NADH, FADH2, O2
Nguyên
+
+
+
NAD
NAD , FAD ,
liệu
ADP.
ADP, NADH, NADH, FADH2, H2O, ATP.
Sản
CO2.
phẩm axit piruvic.
Câu 4: Quá trình hô hấp tế bào của một vận động viên đang tập
luyện diễn ra mạnh hay yếu? Vì sao?
Mạnh vì khi tập luyện, các tế bào cơ bắp đều cần nhiều năng lượng
ATP, do đó quá trình hô hấp tế bào phải được tăng cường.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Sản phẩm của hô hấp tế bào gồm những thành phần nào?
A. Oxi, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
B. Nước, đường và năng lượng (ATP + nhiệt)
C. Khí cacbonic, nước và ATP
D. Khí cacbonic, nước và năng lượng (ATP + nhiệt)
Câu 2: Điền nội dung phù hợp theo thứ tự các số 1, 2, 3, 4, 5 trong
hình sau:
A. Ti thể, chất nền ti thể, đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền
electron.
B. Tế bào chất, lục lạp, đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền
electron.
C. Tế bào chất, Ti thể, đường phân, chu trình crep, chuỗi chuyền
electron.
D. Tế bào chất, Ti thể, chuỗi chuyền electron, đường phân, chu trình
crep.
47
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 3: Sau khi kết thúc quá trình đường phân, 1 phân tử glucozo tạo
được bao nhiêu ATP?
A. 2
B. 4
C. 6
D. 8
Câu 4: Chất hữu cơ nào trực tiếp đi vào chu trình Crep?
A. axit lactic
B. axetyl – CoA C. axit axetic
D. glucozo
Câu 5: Trong các giai đoạn của hô hấp tế bào, giai đoạn nào tạo
được nhiều ATP nhất?
A. Đường phân
B. Chu trình Crep
C. Chu trình Canvin
D. Chuỗi chuyền electron
Câu 6: Ở sinh vật nhân sơ không có ti thể thì hô hấp tế bào diễn ra ở
đâu?
A. Tế bào chất và nhân tế bào
B. Tế bào chất và màng nhân
C. Tế bào chất và màng sinh chất D. Nhân tế bào và màng sinh chất
Câu 7: O2 được sử dụng ở giai đoạn nào của quá trình hô hấp tế
bào?
A. Đường phân
B. Chu trình Crep
C. Tổng hợp H2O
D. Chuỗi chuyền electron
Câu 8: CO2 được tạo ra ở giai đoạn nào của quá trình hô hấp tế bào?
A. Đường phân
B. Chu trình Crep
C. Chuỗi chuyền electron
D. Cả 3 giai đoạn trên
Câu 9: Tốc độ của quá trình hô hấp tế bào phụ thuộc vào yếu tố
nào?
A. Nhu cầu năng lượng của tế bào
B. Nhiệt độ của cơ thể
C. Nồng độ glucozo trong tế bào
D. Nồng độ O2 trong tế bào
Câu 10: Có bao nhiêu nội dung không đúng khi nói về hô hấp tế
bào:
(1)
Hô hấp tế bào là quá trình đồng hóa.
(2)
Hô hấp tế bào chuyển hóa năng lượng của các nguyên liệu
hữu cơ thành năng lượng của ATP
(3)
Hô hấp tế bào bao gồm 1 phản ứng chuyển hóa trực tiếp từ
C6H12O6 thành ATP
(4)
Đường phân luôn xảy ra trong tế bào chất của tế bào
48
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
(5)
A. 5
SINH HỌC 10
Ở sinh vật nhân sơ, chu trình crep xảy ra ở chất nền ti thể
B. 4
C. 3
D. 2
──────────────────────
BÀI 17. QUANG HỢP
I.
TỰ LUẬN
Câu 1: Quang hợp là gì? Viết phương trình tổng quát quá trình
quang hợp.
Quang hợp là quá trình tổng hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
đơn giản nhờ năng lượng ánh sáng với sự tham gia của hệ sắc tố.
Năng lượng ánh sáng
6CO2 + 6H2O
C6H12O6 + 6O2
Sắc tố quang hợp
Câu 2: Hoàn thành bảng phân biệt pha sáng và pha tối quang hợp:
Pha sáng
Pha tối
Nơi xảy
Màng tilacoit
Chất nền lục lạp (Stroma)
ra
Điều
Ánh sáng
Không cần ánh sáng
kiện
Nguyên
H2O, ADP, NADP+
CO2, ATP, NADPH
liệu
Sản
O2, ATP, NADPH
C6H12O6, ADP, NADP+
phẩm
Bản
chất
Chuyển hóa năng
lượng ánh sáng.
Cố định CO2.
Câu 3: Tại sao người ta lại gọi con đường C3 là chu trình?
Vì trong con đường này chất kết hợp với CO2 đầu tiên là RiDP lại
được tái tạo trong giai đoạn sau để con đường tiếp tục quay vòng.
Câu 4: Câu nói “Pha tối của quang hợp hoàn toàn không phụ thuộc
vào ánh sáng” có chính xác không? Vì sao?
Câu nói không chính xác. Vì nguyên liệu của pha tối chính là sản
phẩm của pha sáng, mà pha sáng phụ thuộc vào ánh sáng.
49
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
II.
SINH HỌC 10
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Trong các sinh vật sau đây, những sinh vật
quang hợp?
1. Sán dây
2. Cây rêu
3. Con bọ ngựa
5. Trùng biến hình 6. Trùng roi
7. Tảo lục
A. 1, 2, 4, 5, 7 B. 2, 4, 5, 7, 8 C. 2, 4, 6, 7, 8
nào có khả năng
4. Rong biển
8. Vi khuẩn lam
D. 2, 3, 6, 7, 8
Câu 2: Điền nội dung phù hợp với các số 1, 2, 3, 4 trong hình bên
dưới.
A. H2O, O2, CO2, C6H12O6
C. CO2, O2, H2O, C6H12O6
B. O2, H2O, C6H12O6, CO2
D. O2, CO2, C6H12O6, H2O
Câu 3: Pha sáng cung cấp nguyên liệu nào cho pha tối?
A. CO2, ATP
B. CO2, ADP
C. ATP, NADPH
D. ADP, NADP+
Câu 4: Oxi được sinh ra từ chất nào và trong pha nào của quá trình
quang hợp?
A. Từ H2O, trong pha tối
B. Từ H2O, trong pha sáng
C. Từ CO2, trong pha tối
D. Từ CO2, trong pha sáng
Câu 5: Thành phần nào chịu trách nhiệm hấp thụ năng lượng ánh
sáng cho quang hợp?
A. Màng tilacoit
B. H2O
C. Chất nền lục lạp
D. Sắc tố quang hợp
Câu 6: Chu trình nào sau đây xảy ra trong pha tối của quá trình
quang hợp?
A. Chu trình Canvin
B. Chu trình Crep
50
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
C. Chu trình electron
SINH HỌC 10
D. cả A, B, C
Câu 7: Trong các nội dung bên dưới, có bao nhiêu nội dung đúng
khi nói về quang hợp?
(1)
Quang hợp là quá trình dị hóa
(2)
Trong sinh giới, chỉ có thực vật có khả năng quang hợp
(3)
Pha sáng là giai đoạn trực tiếp phụ thuộc vào ánh sáng
(4)
Pha tối diễn ra trong tế bào chất
(5)
Thông qua pha sáng, năng lượng ánh sáng được chuyển
thành năng lượng trong ATP và NADPH.
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
Câu 8: Quang trình quang hợp lấy CO2 từ đâu?
A. CO2 từ quá trình hô hấp chuyển qua
B. CO2 từ khí quyển
C. CO2 trong các hợp chất hữu cơ
D. CO2 do pha sáng tạo ra
──────────────────────
BÀI 18: CHU KÌ TẾ BÀO VÀ
QUÁ TRÌNH NGUYÊN PHÂN
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Chu kì tế bào là gì? Trình bày diễn biến chính của các giai
đoạn trong kì trung gian.
Chu kì tế bào là khoảng thời gian giữa 2 lần phân bào.
Chu kì tế bào gồm kì trung gian và quá trình nguyên phân. Kì
trung gian gồm 3 pha G1, S và G2.
 Pha G1 (pha sinh trưởng của TB): TB tổng hợp các chất cần
cho sự sinh trưởng.
 Pha S: Nhân đôi ADN và NST.
 Pha G2: TB tổng hợp tất cả những gì còn lại cần cho quá trình
phân bào.
Câu 2: a) Tại sao các NST phải co xoắn tối đa trước khi bước vào kì
sau quá trình nguyên phân?
Các NST phải xoắn tối đa trước khi bước vào kì sau là để thu gọn
lại (tránh sự cồng kềnh) dễ di chuyển trong quá trình phân bào.
51
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
b) Nếu ở kì giữa của nguyên phân, thoi phân bào bị phá hủy thì điều
gì sẽ xảy ra?
Vì ở kì giữa các NST đã được nhân đôi, nếu không có thoi vô sắc
thì các nhiễm sắc tử sẽ không thể di chuyển đồng đều về các tế bào
con, tạo ra tế bào con 4n.
Câu 3: Những hình dưới đây mô tả kì nào của quá trình nguyên
phân? Trình bày diễn biến trong kì đó ở mỗi hình.
a) Kì đầu.
NST kép dần co xoắn. Màng nhân và nhân con dần
tiêu biến. Thoi phân bào dần xuất hiện.
b) Kì cuối.
NST dãn xoắn, màng nhân và nhân
con xuất hiện, thoi phân bào tiêu
biến.
c) Kì giữa. NST kép co xoắn cực đại và tập trung
thành 1 hàng trên mặt phẳng xích đạo. Thoi phân bào
đính vào 2 phía của NST tại tâm động.
Câu 4: Nguyên phân có ý nghĩa gì?
Đối với sinh vật nhân thực đơn bào, NP là cơ chế sinh sản.
Đối với sinh vật nhân thực đa bào: NP làm tăng số lượng TB giúp cơ
thể sinh trưởng và phát triển; Giúp cơ thể tái sinh những mô hoặc cơ
quan bị tổn thương; là hình thức sinh sản của các loài sinh sản sinh
dưỡng.
Câu 5: Quan sát hình cho biết tế bào bên dưới đang ở kì nào của
quá trình nguyên phân? Mô tả diễn biến của kì đó. Tính số NST đơn,
NST kép, cromatit và tâm động trong tế bào đó.
Kì sau.
Diễn biến: Nhiễm sắc tử tách nhau ra và di
chuyển về 2 cực của tế bào.
Số NST đơn: 12.
Số NST kép: 0.
Số cromatit: 0.
52
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Số tâm động: 12.
Câu 6: Một tế bào ruồi giấm (2n = 8) đang xảy ra quá trình nguyên
phân. Hãy tính số NST đơn, NST kép, cromatit và tâm động của tế
bào này ở các kì của nguyên phân.
NST đơn NST kép Cromatit Tâm động
Kì đầu
0
8
16
8
Kì giữa
0
8
16
8
Kì sau
16
0
0
16
Kì cuối
8
0
0
8
(trong mỗi TB con)
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Khoảng thời gian giữa 2 lần nguyên phân liên tiếp gọi là gì?
A. Chu kì tế bào.
B. Quá trình phân bào.
C. Phân chia tế bào.
D. Phân cắt tế bào.
Câu 2: Hiện tượng gì xảy ra ở kỳ đầu của nguyên phân?
A. Màng nhân tiêu biến đi
B. Các NST bắt đầu co xoắn lại
C. Thoi phân bào bắt đầu xuất hiện
D. Cả a, b, c đều đúng
Câu 3: Sắp xếp đúng theo trình tự các giai đoạn của chu kì tế bào.
A. G1– G2 – S – nguyên phân.
B. G2 – G1 – S – nguyên phân.
C. G1 – S – G2 – nguyên phân.
D. S – G1 – G2– nguyên phân.
Câu 4: Giai đoạn nào có thời gian dài nhất trong một chu kì tế bào?
A. Kì trung gian.
B. Kì đầu.
C. Kì giữa.
D. Kì cuối.
Câu 5: Hoạt động chính xảy ra trong pha G1 của kì trung gian là gì?
A. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
B. Trung thể tự nhân đôi.
C. NST tự nhân đôi.
D. ADN tự nhân đôi.
Câu 6: Hoạt động xảy ra trong pha S của kì trung gian là gì?
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Nhân đôi ADN và NST.
53
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
C. Thoi phân bào hình thành.
D. NST sắp xếp trên mặt phẳng xích đạo.
Câu 7: Hoạt động xảy ra trong pha G2 của kì trung gian là gì?
A. Tổng hợp các chất cần cho quá trình phân bào.
B. Tổng hợp các chất cần thiết cho sự sinh trưởng.
C. Tổng hợp tế bào chất và bào quan.
D. Phân chia tế bào.
Câu 8: Giai đoạn phân chia nhân trong quá trình nguyên phân diễn
ra gồm những kì nào?
A. Kì đầu, giữa, sau, cuối.
B. Kì đầu, giữa, cuối, sau.
C. Kì trung gian, giữa, sau, cuối. D. Kì trung gian, đầu, giữa, cuối.
Câu 9: Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại có hình thái đặc trưng và dễ
quan sát nhất vào kì nào của nguyên phân?
A. Kỳ giữa.
B. Kỳ cuối. C. Kỳ sau.
D. Kỳ đầu.
Câu 10: NST ở trạng thái kép tồn tại trong kỳ nào của quá trình NP?
A. Kì trung gian đến hết kì giữa.
B. Kì trung gian đến hết kì sau.
C. Kì trung gian đến hết kì cuối.
D. Kì đầu, giữa và kì sau.
Câu 11: Kết quả của nguyên phân là từ một tế bào mẹ (2n) ban đầu
sau một lần nguyên phân tạo ra là gì?
A. 2 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội 2n giống TB mẹ.
B. 2 tế bào con mang bộ NST đơn bội n khác TB mẹ.
C. 4 tế bào con mang bộ NST lưỡng bội n.
D. Nhiều cơ thể đơn bào.
Câu 12: Ý nghĩa của quá trình nguyên phân là gì?
A. Thực hiện chức năng sinh sản, sinh trưởng, tái sinh các mô và các
bộ phận bị tổn thương.
B. Truyền đạt, duy trì ổn định bộ NST 2n đặc trưng của loài sinh sản
hữu tính qua các thế hệ.
C. Tăng số lượng tế bào trong thời gian ngắn.
D. Giúp cho quá trình sinh trưởng và phát triển của cơ thể.
54
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
──────────────────────
BÀI 19: GIẢM PHÂN
I. TỰ LUẬN
Câu 1: Trình bày diễn biến các kì trong giảm phân I.
Kì đầu I: Các NST kép trong cặp tương đồng tiếp hợp và có thể
xảy ra hiện tượng trao đổi chéo. NST kép dần co xoắn lại. Thoi phân
bào được hình thành. Màng nhân, nhân con tiêu biến.
Kì giữa I: NST co xoắn cực đại và xếp thành 2 hàng trên mặng
phẳng xích đạo. Thoi phân bào đính vào 1 phía của NST kép tại tâm
động.
Kì sau I: Mỗi NST kép trong cặp tương đồng di chuyển về mỗi
cực của tế bào.
Kì cuối I: Sau khi đi về cực của tế bào, NST kép dần dãn xoắn.
Màng nhân và nhân con dần xuất hiện. Thoi phân bào tiêu biến. Sự
phân chia tế bào chất diễn ra tạo thành 2 tế bào con với số NST kép
giảm đi một nửa.
Câu 2: Tại sao giảm phân lại tạo ra được các tế bào con có bộ NST
giảm đi một nửa?
Vì có 2 lần phân chia nhưng chỉ có 1 lần nhân đôi NST (ở lần
phân bào II NST không nhân đôi).
Câu 3: Phân biệt nguyên phân và giảm phân?
Đặc điểm Nguyên phân
Giảm phân
so sánh
Nơi thực Xảy ra ở TB sinh dưỡng Xảy ra ở tế bào sinh dục
và tế bào sinh dục sơ khai. thời kì chín.
hiện
2 lần
Số
lần 1 lần
phân bào
Diễn biến Kì đầu: Không có sự tiếp Kì đầu I: có sự tiếp hợp,
hợp, trao đổi chéo.
trao đổi chéo.
Kì giữa: các NST xếp Kì giữa I: các NST xếp
thành 1 hàng trên mặt thành 2 hàng trên mặt
phẳng xích đạo.
phẳng xích đạo.
55
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Kì sau: các NST tách nhau
ở tâm động thành NST
đơn và tiến về 2 cực của tế
bào.
Kết quả
Ý nghĩa
II.
Kì sau: các NST kép trong
cặp tương đồng phân li và
tiến về 2 cực của tế bào
(không tách thành NST
đơn).
Từ 1 TB mẹ 2n NST tạo ra Từ 1 TB mẹ 2n NST tạo
2 tế bào con có bộ NST ra 4 tế bào con có bộ NST
giống hệt nhau và giống tế giảm đi ½ (n).
bào ban đầu (2n).
Là cơ sở cho sinh sản vô Là cơ sở cho sinh sản hữu
tính
tính
Cần thiết cho sự tăng Góp phần đa dạng di
trưởng, sửa chữa các mô truyền nhờ hiện tượng tiếp
cơ quan.
hợp trao đổi chéo.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Loại TB nào trong cơ thể sinh vật đa bào xảy ra quá trình
giảm phân?
A. Tế bào sinh dục chín.
B. Tế bào sinh dục sơ khai.
C. Tế bào sinh dưỡng.
D. Tất cả tế bào trong cơ thể
Câu 2: Trong giảm phân, cấu trúc của nhiễm sắc thể có thể thay đổi
do hiện tượng nào xảy ra?
A. Nhân đôi
B. Trao đổi chéo
C. Tiếp hợp
D. Co xoắn
Câu 3: Khi giảm phân, hiện tượng trao đổi đoạn trên cặp NST kép
tương đồng xảy ra ở kì nào?
A. Kì đầu I.
B. Kì giữa I.
C. Kì giữa I.
D. Kì đầu II.
Câu 4: Ý nghĩa của sự trao đổi chéo nhiễm sắc thể trong giảm phân
về mặt di truyền là gì?
A. Góp phần tạo ra sự đa dạng về kiểu gen ở loài.
B. Tạo ra sự ổn định về thông tin di truyền.
C. Duy trì tính đặc trưng về cấu trúc nhiễm sắc thể.
D. Làm tăng số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào.
56
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 5: Trong giảm phân, các NST kép của cặp tương đồng di
chuyển đến 2 cực đối diện trong kì nào?
A. kì cuối II.
B. kì đầu I.
C. kì giữa I. D. kì cuối I.
Câu 6: Kết quả của giảm phân I là gì?
A. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.
B. 4 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn.
C. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST kép.
D. 2 tế bào con, mỗi tế bào có n NST đơn.
Câu 7: Kết quả của quá trình giảm phân là gì?
A. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
B. 4 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n.
C. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể n kép.
D. 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể 2n.
Câu 8: Trong kì giữa của GPI, NST xếp thành mấy hàng trên mặt
phẳng xích đạo?
A. Một hàng
B. Hai hàng
C. Ba hàng
D. Bốn hàng
Câu 9: Trong giảm phân, nhiễm sắc thể tự nhân đôi giai đoạn nào?
A. Kỳ giữa I
B. Kỳ trung gian trước lần phân bào I
C. Kỳ giữa II
D. Kỳ trung gian trước lần phân bào II
Câu 10: Ý nghĩa của quá trình giảm phân là gì?
A. Hình thành giao tử có bộ NST n, tạo cơ sở cho quá trình thụ tinh.
B. Tạo nên nhiều tế bào đơn bội cho cơ thể.
C. Giảm bộ NST trong tế bào.
D. Giúp cho cơ thể tạo thế hệ mới.
Câu 11: Điểm giống nhau giữa nguyên phân và giảm phân gì?
A. Đều có một lần nhân đôi NST.
B. Đều xảy ra ở tế bào sinh dưỡng.
C. Đều xảy ra ở tế bào sinh dục chín.
D. Đều hình thành tế bào con có bộ NST giống nhau.
──────────────────────
57
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
BÀI 22: DINH DƯỠNG, CHUYỂN HÓA VẬT CHẤT VÀ
NĂNG LƯỢNG Ở VI SINH VẬT
I. TỰ LUẬN
Câu 1: VSV có những đặc điểm chung nào?
Kích thước hiển vi.
Hấp thụ và chuyển hóa chất dinh dưỡng nhanh.
Sinh trưởng và sinh sản nhanh.
Phân bố rộng.
Câu 2: Trong phòng thí nghiệm, căn cứ vào các chất dinh dưỡng,
môi trường nuôi cấy VSV được chia thành những loại nào? Lấy ví
dụ minh họa.
3 loại môi trường:
 Môi trường dùng chất tự nhiên, gồm các chất tự nhiên. Ví dụ:
cao nấm men, nước dừa, pepton…
 Môi trường tổng hợp gồm các chất đã biết thành phần hóa học
và số lượng.
 Môi trường bán tổng hợp gồm các chất tự nhiên và các chất
hóa học.
Câu 3: Dựa vào tiêu chí nào để phân chia các kiểu dinh dưỡng của
VSV? Hãy mô tả các kiểu dinh dưỡng đó.
Dựa vào nguồn năng lượng và nguồn cacbon.
Kiểu dinh dưỡng
Nguồn năng lượng Nguồn cacbon chủ yếu
Quang tự dưỡng
Ánh sáng
CO2
Hóa tự dưỡng
Chất vô cơ
CO2
Quang dị dưỡng
Ánh sáng
Chất hữu cơ
Hóa dị dưỡng
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ
Câu 4: Khi có ánh sáng và giàu CO2, một loại VSV có thể phát triển
trên môi trường với thành phần được tính theo đơn vị g/l như sau:
(NH4)3NO4
1,5
CaCl2
0,1
KH2PO4
1,0
NaCl
5,0
MgSO4
0,2
a. Môi trường trên là môi trường gì?
58
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
b. VSV phát triển trên môi trường này có kiểu dinh dưỡng gì?
c. Nguồn C, nguồn năng lượng và nguồn N của VSV này là gì?
a. Môi trường tổng hợp.
b. Quang tự dưỡng.
c. Nguồn C là CO2; nguồn năng lượng là ánh sáng; nguồn N là
(NH4)3NO4.
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nội dung nào sau đây là Sai khi nói về VSV?
A. VSV rất đa dạng nhưng phân bố của chúng lại rất hẹp.
B. VSV là những cơ thể sống nhỏ bé mà mắt thường không thể nhìn
thấy được.
C. VSV là tập hợp các SV thuộc nhiều giới có những đặc điểm
chung nhất định.
D. Phần lớn VSV là cơ thể đơn bào nhân sơ hay nhân thực.
Câu 2: Có những loại môi trường nuôi cấy cơ bản của vi sinh vật
nào?
A. Môi trường tổng hợp, môi trường đất, nước và bán tổng hợp
B. Môi trường tổng hợp, tự nhiên và bán tổng hợp.
C. Môi trường đất, nước và môi trường sinh vật.
D. Môi trường tổng hợp và tự nhiên.
Câu 3: Căn cứ vào đâu mà người ta chia thành 3 loại môi trường
nuôi cấy VSV trong phòng thí nghiệm?
A. Thành phần chất dinh dưỡng.
B. Thành phần VSV.
C. Mật độ VSV.
D. Tính chất vật lí của môi trường.
Câu 4: Căn cứ vào đâu người ta chia VSV thành các nhóm khác
nhau về kiểu dinh dưỡng?
A. Nguồn năng lượng và nguồn C.
B. Nguồn năng lượng và nguồn H.
C. Nguồn năng lượng và nguồn N.
D. Nguồn năng lượng và nguồn C hay H.
59
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 5: Dinh dưỡng ở vi khuẩn có nguồn năng lượng là ánh sáng và
nguồn cacbon là chất hữu cơ. Đây là kiểu dinh dưỡng gì?
A. Quang tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hoá tự dưỡng.
D. Hoá dị dưỡng.
Câu 6: Hình thức dinh dưỡng bằng nguồn cacbon chủ yếu là CO2 và
năng lượng ánh sáng được gọi là gì?
A. Quang tự dưỡng.
B. Hoá tự dưỡng.
C. Hoá dị dưỡng.
D. Quang dị dưỡng.
Câu 7: Vi sinh vật hoá dị dưỡng cần nguồn năng lượng và cacbon
chủ yếu từ đâu?
A. Ánh sáng và chất hữu cơ.
B. Chất hữu cơ.
C. Chất hữu cơ và cacbonic.
D. Ánh sáng và cacbonic.
Câu 8: Kiểu dinh dưỡng dựa vào nguồn năng lượng từ chất vô cơ và
nguồn cacbon CO2, được gọi là gì?
A. Hoá tự dưỡng.
B. Quang dị dưỡng.
C. Hoá dị dưỡng.
D. Quang tự dưỡng.
Câu 9: Có những nhận định sau khi nói về VSV hoá tự dưỡng?
1- Cần nguồn năng lượng chất vô cơ hoặc chất hữu cơ và nguồn
cacbon từ CO2.
2- Gồm VK nitrat hóa, VK oxi hóa hiđrô, ôxi hóa lưu huỳnh.
3- Cần nguồn năng lượng ánh sáng và nguồn cacbon từ CO2.
4- Gồm VK lưu huỳnh màu tía và màu lục, VK lam, tảo đơn bào.
5- Cần nguồn năng lượng và nguồn cacbon từ chất hữu cơ.
6- Gồm Nấm, động vật nguyên sinh, phần lớn VK không quang hợp.
Có bao nhiêu nhận định không đúng?
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 10: Nuôi cấy vi khuẩn tía trong môi trường có nhiều chất hữu
cơ và sử dụng nguồn năng lượng ánh sáng. Vi khuẩn này có kiểu
dinh dưỡng là gì?
A. Quang dị dưỡng.
B. Quang tự dưỡng.
C. Hóa tự dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng.
60
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 11: Loại vi sinh vật nào sau đây không phải là vi sinh vật quang
tự dưỡng?
A. Vi khuẩn lactic.
B. Tảo đơn bào.
C. Vi khuẩn lam.
D. Vi khuẩn lục không chứa lưu huỳnh.
Câu 12: Có các nhóm vi sinh vật sau: (1). VK lam, (2). VK Nitrat
hóa, (3). VK không chứa lưu huỳnh màu lục và màu tía, (4). ĐV
nguyên sinh, (5). Tảo đơn bào. Những VSV thuộc kiểu dinh dưỡng
quang tự dưỡng và quang dị dưỡng lần lượt là:
A. 1,5,3
B. 1,2,4
C. 2,3,4
D. 1,3,4
Câu 13: Ở vi khuẩn có các hình thức dinh dưỡng nào sau đây?
A. Hóa tự dưỡng, quang dị dưỡng, hóa dị dưỡng và quang tự dưỡng.
B. Quang tự dưỡng, hóa tự dưỡng, hóa tổng hợp và quang tổng hợp.
C. Quang dị dưỡng, quang hóa dưỡng, hóa dị dưỡng và hóa tự
dưỡng.
D. Hóa dị dưỡng, quang tổng hợp, hóa tự dưỡng và quang hóa
dưỡng.
──────────────────────
BÀI 25: SINH TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I.
TỰ LUẬN
Câu 1: Thời gian thế hệ (g) là gì?
Thời gian thế hệ là thời gian tính từ khi một TB sinh ra cho đến
khi TB đó phân chia. Sau g, số TB trong quần thể tăng gấp đôi.
Câu 2: Tại sao nói Dạ dày - ruột người là một hệ thống nuôi cấy
liên tục đối với vi sinh vật?
Dạ dày – ruột người thường xuyên bổ sung thức ăn và đồng thời
cũng thường xuyên thải ra ngoài các sản phẩm chuyển hóa vật chất
cùng với các vi sinh vật do đó tương tự như một hệ thống nuôi cấy
liên tục.
Câu 3: Vẽ đồ thị mô tả đường cong sinh trưởng của quần thể vi
khuẩn trong nuôi cấy không liên tục. Trình bày đặc điểm các pha
sinh trưởng của quần thể vi khuẩn trên.
61
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Pha tiềm phát: VK thích nghi với môi trường, số lượng tế bào
trong quần thể chưa tăng. Enzim cảm ứng được hình thành để phân
giải cơ chất.
Pha lũy thừa: VK sinh trưởng với tốc độ lớn nhất và không đổi,
số lượng tế bào trong quần thể tăng lên rất nhanh.
Pha cân bằng: số lượng VK trong quần thể đạt cực đại và không
đổi theo thời gian, vì số lượng tế bào sinh ra bằng số lượng tế bào
chết đi.
Pha suy vong: Số lượng TB giảm dần do chất dinh dưỡng cạn
kiệt, chất độc hại tích lũy nhiều.
Câu 3: Vì sao trong nuôi cấy liên tục không có pha tiềm phát và suy
vong?
Khi ở trong môi trường nuôi cấy liên tục, môi trường nuôi cấy đã
ổn định, vi sinh vật đã có sẵn enzym cảm ứng tương ứng với cơ chất,
đã thích nghi với môi trường → không có pha tiềm phát.
Chất dinh dưỡng luôn được bổ sung vào và các chất độc hại được
lấy ra → không có pha suy vong
II.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Nói đến sự sinh trưởng của VSV là nói đến sự sinh trưởng
của đơn vị tổ chức sống nào?
A. Cá thể vi sinh vật cụ thể.
B. Quần thể vi sinh vật.
C. Tùy từng trường hợp, có thể là nói đến sự sinh trưởng của từng vi
sinh vật cụ thể hoặc cả nhóm vi sinh vật.
D. Tất cả các quần thể vi sinh vật trong một môi trường nào đó.
Câu 2: Đặc điểm cấu tạo nào của VSV giúp chúng có tốc độ sinh
trưởng nhanh?
62
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
A. Kích thước nhỏ.
B. Phân bố rộng.
C. Chúng có thể sử dụng nhiều chất dinh dưỡng khác nhau.
D. Tổng hợp các chất nhanh.
Câu 3: Ý nào sau đây không phải là đặc điểm của phương pháp nuôi
cấy không liên lục?
A. Điều kiện môi trường được duy trì ổn định.
B. Pha lũy thừa thường chỉ được vài thế hệ.
C. Không đưa thêm chất dinh dưỡng vào môi trường nuôi cấy.
D. Không rút bỏ các chất thải và sinh khối dư thừa.
Câu 4: Khi nói về sự sinh trưởng của quần thể vi khuẩn, có bao
nhiêu phát biểu đúng?
1- Trong nuôi cấy không liên tục có 4 pha: Tiềm phát → Luỹ thừa
→ Cân bằng → Suy vong.
2- Trong nuôi cấy liên tục có 2 pha: Luỹ thừa → Cân bằng.
3- Trong nuôi cấy liên tục quần thể VSV sinh trưởng liên tục, mật độ
VSV tương đối ổn định.
4- Trong nuôi cấy không liên tục, số lượng tế bào trong quần thể
tăng rất nhanh ở pha cân bằng.
5- Mục đích của 2 phương pháp nuôi cấy là để nghiên cứu và sản
xuất sinh khối.
Phương án trả lời:
A. 2.
B. 3.
C. 4.
D. 5.
Câu 5: Trật tự đúng của quá trình sinh trưởng của quần thể VSV
trong nuôi cấy không liên tục là gì?
A. Pha lũy thừa → pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.
B. Pha tiềm phát → pha cân bằng → pha suy vong.
C. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng.
D. Pha tiềm phát → pha lũy thừa → pha cân bằng → pha suy vong.
Câu 6: Thời gian pha tiềm phát phụ thuộc vào yếu tố nào?
(1). Loại VSV.
(2). Mức độ sai khác giữa môi trường đang sinh trưởng với môi
trường trước đó.
(3). Giai đoạn đang trải qua của các tế bào được cấy.
(4). Tùy kiểu nuôi cấy.
63
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Phương án đúng:
A. 1,2
B. 1,3,4
C. 1,2,3
D. 1,4
Câu 7: Nguyên tắc của phương pháp nuôi cấy liên tục là gì?
A. Luôn lấy ra các sản phẩm nuôi cấy
B. Luôn đổi mới môi trường và lấy ra sản phẩm nuôi cấy.
C. Không lấy ra các sản phẩm nuôi cấy.
D. Luôn đổi mới môi trường nhưng không cần lấy ra sản phẩm nuôi
cấy.
Câu 8: Với trường hợp nuôi cấy không liên tục, để thu được lượng
sinh khối vi sinh vật tối đa nên tiến hành thu hoạch vào thời điểm
nào?
A. Pha cân bằng.
B. Cuối pha cân bằng.
C. Cuối pha lũy thừa.
D. Đầu pha lũy thừa.
Câu 9: Thời gian thế hệ là khoảng thời gian được tính như thế nào?
A. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi số lượng các tế bào trong
quần thể vi sinh vật tăng lên gấp đôi.
B. Khi một tế bào được sinh ra cho đến khi tế bào đó chết đi.
C. Khi một tế bào được sinh ra đến khi tế bào đó tạo ra 2 tế bào
D. Cả A và C đều đúng.
BÀI 27: CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SINH
TRƯỞNG CỦA VI SINH VẬT
I.
TỰ LUẬN
Câu 1. Vì sao nên đun sôi lại thức ăn còn dư trước khi lưu giữ trong
tủ lạnh?
Sau khi ăn, các thức ăn thừa đã nhiễm khuẩn, do đó trước khi cho
vào tủ lạnh cất giữ cần đun sôi lại để diệt khuẩn  hạn chế sự phát
triển của vi khuẩn và giữ thức ăn được lâu hơn và tốt hơn.
Câu 2. Hãy kể những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viện,
trường học và gia đình.
- Vì sao sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc
tím pha loãng 5 - 10 phút?
- Xà phòng có phải là chất diệt khuẩn không?
64
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
- Những chất diệt khuẩn thường dùng trong bệnh viên, trường học và
gia đình là: cồn, nước javel (natri hipôclorit), thuốc tím, chất kháng
sinh...
- Sau khi rửa rau sống nên ngâm trong nước muối hay thuốc tím pha
loãng trong thời gian từ 5 đến 10 phút để gây co nguyên sinh làm
cho vi sinh vật không thể phát triển được, hoặc trong thuốc tím pha
loãng, thuốc tím có tác dụng ôxi hoá rất mạnh.
- Xà phòng không phải là chất diệt khuẩn, nhưng có tác dụng loại vi
khuẩn, vì xà phòng tạo bọt và khi rửa vi sinh vật trôi đi.
Câu 3. Vì sao, trong sữa chua hầu như không có VSV gây bệnh?
Trong sữa chua không có vi sinh vật gây bệnh vì khi sữa chua lên
men tốt vi khuẩn lactic đã tạo ra môi trường axit, pH thấp ức chế
mọi vi khuẩn kí sinh gây bệnh, vì những vi khuẩn này thường sống
trong điều kiện pH trung tính.
Câu 4. Vì sao trẻ em ăn nhiều kẹo thường bị sâu răng?
Khi ăn kẹo, nếu làm vệ sinh không sạch thì sau một thời gian (đặc
biệt khi ngủ), các vi khuẩn trong miệng sẽ phân giải đường, các chất
hữu cơ tạo ra các chất có tính axít cao nên nó làm răng của trẻ chóng
hư.
Câu 5. Vì sao phương pháp phơi khô, ướp muối có thể giúp bảo
quản thực phẩm?
Phơi khô để giảm hàm lượng nước (giảm độ ẩm) để ức chế sự
sinh trưởng của vi khuẩn ( vì vi khuẩn cần nước để sinh trưởng).
Ứớp muối để tăng nồng độ muối tạo sự chênh lệch áp suất thẩm
thấu, nước trong tế bào vi sinh vật sẽ bị rút hết ra ngoài, làm VSV
chết hoặc ức chế sinh trưởng và sinh sản.
II.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1: Dựa vào nhiệt độ sinh trưởng, VSV sống kí sinh trong cơ thể
người thuộc nhóm VSV nào sau đây?
A. Nhóm ưa nóng.
B. Nhóm ưa lạnh.
C. Nhóm ưa ấm.
D. Nhóm chịu nhiệt.
Câu 2: Chất nào trong số các chất sau có thể vừa dùng để bảo quản
thực phẩm, vừa dùng để nuôi cấy vi sinh vật ?
A. Đường, muối ăn và các hợp chất có trong sữa.
B. Muối ăn và các hợp chất phenol.
65
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
C. Đường và chất kháng sinh.
D. Đường và muối ăn.
Câu 3: Đối với sự sinh trưởng của vi sinh vật, Mn, Zn, Mo… là
nguyên tố có vai trò quan trọng trong quá trình gì?
A. Hóa thẩm thấu, phân giải protein
B. Hoạt hóa enzim, phân giải protein
C. Hóa thẩm thấu, hoạt hóa enzim
D. Phân giải protein hoặc tổng hợp protein
Câu 4: Cơ chế tác động của hợp chất phênol là gì?
A.Thay đổi khả năng cho đi qua của lipit ở màng sinh chất.
B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.
C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.
D. Ôxi hoá các thành phần của tế bào.
Câu 5: Tại sao người ta thường dùng phenol để khử trùng phòng thí
nghiệm, bệnh viện?
A. Gây biến tính các protein.
B. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.
C. Làm bất hoạt các protein.
D. Ôxi hóa các thành phần TB.
Câu 6: Trong những chất hữu cơ sau, chất nào là yếu tố sinh trưởng
của vi khuẩn E. coli?
A.Triptophan.
B. Các axit amin.
C. Các Enzim.
D. Các vitamin.
Câu 7: Cơ chế tác động của chất kháng sinh là gì?
A. Diệt khuẩn có tính chọn lọc.
B. Oxi hóa các thành phần tế bào
C. Gây biến tính các protein
D. Bất hoạt các protein
Câu 8: Cơ chế tác động của cồn là gì?
A. Diệt khuẩn có chọn lọc .
B. Sinh ôxi nguyên tử có tác dụng ôxi hoá mạnh.
C. Biến tính các prôtêin, các loại màng tế bào.
D. Thay đổi sự cho đi qua của lipit màng.
Câu 9: Các tia tử ngoại thường tác động như thế nào đến VSV?
A. Ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của VSV
B. Thiêu đốt các VSV, gây chết.
C. Không gây đột biến ở VSV.
D. Gây biến tính các axit nuclêic.
66
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 10: Clo được sử dụng để kiểm soát sinh trưởng của vi sinh vật
trong lĩnh vực nào?
A. Khử trùng phòng thí nghiệm.
B. Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại.
C. Tẩy trùng trong bệnh viện.
D.Thanh trùng nước máy.
Câu 11: Các tia Rơnghen, tia Gamma tác động như thế nào đến
VSV?
A. Ion hóa các prôtêin và axit nuclêic của VSV
B. Thiêu đốt các VSV, gây chết. C. Không gây đột biến ở VSV.
D. Gây mất nước ở VSV, gây chết.
Câu 12: Chất nào sau đây có nguồn gốc từ hoạt động của vi sinh vật
và có tác dụng ức chế hoạt động của vi sinh vật khác?
A. Chất kháng sinh.
B. Axit amin.
C. Các hợp chất cacbonhiđrat.
D. Axit pyruvic.
Câu 13: Đối với một số vi sinh vật, các chất nào sau đây có thể coi
là yếu tố sinh trưởng ?
A. Chất kháng sinh.
B. Các chất ôxyhóa.
C. Axit amin và vitamin.
D. Các enzim.
BÀI 29: CẤU TRÚC CÁC LOẠI VIRUS
I.
TỰ LUẬN
Câu 1. Trình bày đặc điểm của virus.
 Là thực thể chưa có cấu tạo tế bào.
 Kích thước siêu nhỏ (đo bằng nm).
 Cấu tạo rất đơn giản, gồm 1 loại acid nucleic được bao bọc
bởi vỏ protein.
 Kí sinh nội bào bắt buộc.
Câu 2. Tại sao virus phải kí sinh nội bào bắt buộc?
Virus phải kí sinh bắt buộc do thiếu hệ enzyme thực hiện trao đổi
chất và virus không có bộ máy sinh tổng hợp protein cho riêng nó.
Khi kí sinh trong tế bào chủ, virus sử dụng enzyme của tế bào chủ để
thực hiện sự nhân đổi acid nucleic và thực hiện sinh tổng hợp
protein.
67
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 3. Hoàn thành chú thích hình mô tả cấu tạo virus trần và virus
có vỏ bọc.
Câu 4. Hoàn thành bảng sau để phân loại cấu trúc virus dựa trên
hình thái.
Cấu trúc
Đặc điểm capsome
Đại diện
Cấu trúc Sắp xếp theo chiều xoắn của Virus khảm thuốc lá,
xoắn
acid nucleic. Virus thường có virus bệnh dại, virus
hình que, sợi hoặc cầu.
cúm, virus sởi…
Cấu trúc Sắp xếp theo hình khối đa diện Virus bại liệt…
khối
với 20 mặt tam giác đều.
Cấu trúc Đầu có cấu trúc khối chứa acid Phage.
hỗn hợp nucleic, đuôi có cấu trúc xoắn.
II.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Capsome là gì?
A. Vỏ bọc ngoài virus
B. Protein và acid nucleic
C. Nucleocapsit
D. Các phân tử axit nucleic
Câu 2. Đặc điểm nào sau đây không thuộc virus?
A. Một dạng sống đặc biệt chưa có cấu trúc tế bào
B. Chỉ có vỏ là protein và lõi là acid nucleic
C. Sống kí sinh bắt buộc trong tế bào chủ
D. Có thể sống trong môi trường chỉ có các chất vô cơ
Câu 3. Đặc điểm chủ yếu nào sau đây của virus mà người ta coi
virus chỉ là một dạng sống?
A. Không có cấu tạo tế bào.
68
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
B. Cấu tạo bao gồm vỏ prôtêin và lõi axit nuclêic.
C. Trong tế bào chủ có khả năng sinh sản và sinh trưởng.
D. Có khả năng lây lan từ cá thể này sang cá thể khác.
Câu 4. Vì sao HIV có thể xâm nhập và làm tan tế bào limphô T ở
người?
A. HIV không thể tồn tại được bên ngoài tế bào chủ.
B. Mỗi loại vi rut chỉ có thể xâm nhập vào 1 số tế bào nhất định.
C. Gai glicôprôtêin của chúng đặc hiệu với thụ thể trên tế bào
limphô T ở người.
D. Kích thước của chúng quá nhỏ nên chỉ có thể xâm nhập vào tế
bào limphô T ở người.
Câu 5. Nulêôcapsit là gì?
A. Phức hợp giữa axit nuclêic và glixêrol.
B. Phức hợp giữa vỏ capsit và lõi axit nuclêic.
C. Phức hợp giữa vỏ capsit và đường ribôzơ.
D. Phức hợp giữa vỏ prôtêin bên ngoài và bên trong chứa cả lõi
ADN và ARN.
Câu 6. Hệ gen của virus có thể là loại nào?
A. ADN hoặc ARN
B. AND, ARN, protein
C. ARN, protein
D. Nucleocapsit
Câu 7. Virus ADN và virus ARN lần lượt là:
(1).VR đậu mùa. (2). VR viêm gan B. (3).VR cúm. (4). VR viêm não
Nhật Bản. (5). phagơ.
Phương án đúng:
A. 1,2,5/3,4
B. 1,2,4/3,5 C. 1,2,3/4,5 D. 1,3/2,4,5
Câu 8. Virrus khảm thuốc lá có dạng cấu trúc nào sau đây ?
A. Cấu trúc xoắn.
B. Phối hợp giữa cấu trúc xoắn và khối.
C. Cấu trúc hình trụ.
D. Cấu trúc khối.
Câu 9. Có bao nhiêu phát biểu đúng về virus?
1. Virus có thể có hệ gen là ARN chuỗi kép.
2. Virus có khả năng tạo khuẩn lạc trên môi trường nhân tạo.
3. Cấu tạo tế bào virus gồm 3 phần màng sinh chất, tế bào chất,
nhân.
4. Virus là ranh giới giữa vật sống và vật không sống.
5. Virus sống kí sinh nội bào bắt buộc
69
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
6. Kích thước vô cùng nhỏ, chỉ thấy được dưới kính hiển vi điện tử.
Số ý đúng là:
A.2
B.3
C.4
D.5
Câu 10: Tại sao không thể tiến hành nuôi virus trong môi trường
nhân tạo giống như vi khuẩn được?
A. Không có hình dạng đặc thù. B. Có kích thước vô cùng nhỏ bé.
C. Chỉ sống kí sinh nội bào bắt buộc.
D. Có hệ gen chỉ chứa 1 loại axit nucleic.
Câu 11: Đặc điểm capsome của virus có cấu trúc xoắn là gì?
A. Có các capsome sắp xếp theo hình khối đa diện gồm 20 mặt, mỗi
mặt là 1 tam giác đều .
B. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối, phần
đuôi có cấu trúc xoắn.
C. Có các capsome sắp xếp theo chiều xoắn của axit nucleic.
D. Gồm có 2 phần, phần đầu chứa axit nucleic có cấu trúc khối, phần
đuôi có cấu trúc xoắn và chỉ có ở phần đuôi mới có các capsome
Câu 12: Đặc điểm nào có thể chứng minh virus là dạng trung gian
giữa thể sống và thể không sống?
A. Vật chất di truyền chỉ là ADN hoặc ARN.
B. Kí sinh nội bào bắt buộc.
C. Cấu trúc rất đơn giản.
D. Hình thái đơn giản.
Câu 13: Nếu trộn axit nucleic của virus chủng B với một nửa protein
của chủng virus A và một nửa protein của chủng virus B thì chủng
virus lai sẽ có dạng gì?
A. vỏ giống A và B, lõi giống B.
B. vỏ giống A, lõi giống B.
C. giống chủng A.
D. giống chủng B.
BÀI 30: SỰ NHÂN LÊN CỦA VIRUS TRONG TB CHỦ
I.
TỰ LUẬN
Câu 1. Tại sao mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào một số loại tế
bào nhất định?
Bởi vì gai glycoprotein hoặc protein bề mặt virus phải đặc hiệu
với thụ thể của tế bào thì virus mới có thể bám vào được. vậy nên
mỗi loại virus chỉ có thể xâm nhập vào 1 số loại tế bào nhất định.
70
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 2. Mô tả các giai đoạn nhân lên của virus trong tế bào chủ.
Sự hấp phụ: virus bán lên bề mặt tế bào chủ nhờ sự đặc hiệu của
các gai glycoprotein với thụ thể tương ứng trên tế bào.
Xâm nhập: Phage phá húy thành TB để bơm acid nucleic vào tế
bào chất; virus động vật đưa cả nucleocapsid vào tế bào chất rồi “cởi
vỏ” để giải phóng acid nucleic.
Sinh tổng hợp: virus sử dụng enzim và nguyên liệu của TB chủ để
tổng hợp protein và acid nucleic (một số trường hợp virus có enzim
riêng).
Lắp ráp: lắp acid nucleic vào protein để tạo virus hoàn chỉnh.
Phóng thích: virus chui ra khỏi TB.
Câu 3. Trong những năm gây đây, các phương tiện thông tin đại
chúng thông báo nhiều bệnh mới lạ ở người và động vật, gây nên bởi
các loại virus. Hãy giải thích nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất
hiện các bệnh virus mới lạ này.
Do các virus có sẵn đột biến thành các virus gây bệnh mới. Nhiều
loại virus rất dễ đột biến tạo nên nhiều loại virus khác nhau
Do sự chuyển đổi virus từ vật chủ này sang vật chủ khác. Việc
chuyển đổi vật chủ là do virus bị đột biến làm phát sinh các thụ quan
mới giúp virus dễ dàng tiếp xúc, hấp thụ và xâm nhập vào tế bào của
các vật chủ mới.
II.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Giai đoạn hình thành mối liên kết hóa học đặc hiệu giữa các
thụ thể của virus và tế bào chủ được gọi là gì?
A. Lắp ráp.
B. Hấp phụ.
C. Sinh tổng hợp.
D. Xâm nhập.
Câu 2. Vi sinh vật gây bệnh cơ hội là những vi sinh vật như thế nào?
A. kết hợp với một loại virus nữa để tấn công vật chủ.
B. tấn công khi vật chủ đã chết.
C. lợi dụng lúc cơ thể bị suy giảm miễn dịch để tấn công.
D. tấn công vật chủ khi đã có sinh vật khác tấn công.
Câu 3. Đáp án nào đúng khi sắp xếp theo trình tự các giai đoạn của
chu trình nhân lên của virus?
A. Hấp phụ, xâm nhập, sinh tổng hợp, lắp ráp, phóng thích.
B. Hấp phụ, xâm nhập, lắp ráp, sinh tổng hợp, phóng thích.
71
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
C. Hấp phụ, lắp ráp, sinh tổng hợp, xâm nhập, phóng thích.
D. Hấp phụ, lắp ráp, xâm nhập, sinh tổng hợp, phóng thích.
Câu 4. Trong cơ thể người, HIV hoạt động như thế nào?
A. Làm giảm hồng cầu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để
tấn công
B. Gây nhiễm và phá hủy một số tế bào hệ thống miễn dịch (tế bào
limphô t4 và đại thực bào)
C. Kí sinh, phá hủy và làm giảm hồng cầu, làm cho người bệnh thiếu
máu, người yếu dần, các vi sinh vật lợi dụng để tấn công
D. Kí sinh và phá hủy hồng cầu làm cho người bệnh thiếu máu
Câu 5. Đối với những người nhiễm HIV, người ta có thể tìm thấy
virus này ở dịch tiết nào của cơ thể?
A. Máu, tinh dịch, dịch nhầy âm đạo.
B. Nước tiểu, mồ hôi.
C. Đờm, mồ hôi, nước bọt ở miệng.
D. Nước tiểu, đờm, nước bọt ở miệng.
Câu 6. Đặc điểm nào không phải là điểm giống nhau của AIDS, lậu,
giang mai?
A. Truyền từ mẹ sang con.
B. Khi mới nhiễm virus hay vi khuẩn → không thấy biểu hiện bệnh.
C. Khả năng lây truyền rất cao.
D. Nguyên nhân chủ yếu do quan hệ tình dục bừa bãi ngoài xã hội.
Câu 7. Đối tượng tác động của virus HIV là loại tế bào nào?
A. Bạch cầu LimphoT4.
B. Bạch cầu.
C. Hồng cầu.
D. Tiểu cầu.
Câu 8. HIV là gì?
A. Là bệnh quy giảm miễn dịch ở người
B. Là giai đoạn cuối của quá trình suy giảm miễn dịch ở người
C. Là virus gây suy giảm miễn dịch ở người
D. Là virus gây suy giảm miễn dịch
Câu 9. AIDS là gì?
A. Là virus gây suy giảm miễn dịch ở người
B. Là Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
C. Là bệnh suy giảm miễn dịch
D. Là tác nhân gây suy giảm miễn dịch ở người
72
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
Câu 10: Giai đoạn cửa sổ kéo dài trong bao lâu?
A. 2 tuần – 3 tháng
B. 1 – 10 năm
SINH HỌC 10
C. 25 năm
BÀI 31: VIRUS GÂY BỆNH. ỨNG DỤNG CỦA VIRUS
TRONG THỰC TIỄN
I.
TỰ LUẬN
Câu 1. Virus thực vật lan truyền theo con đường nào?
Virus thực vật lan truyền nhờ côn trùng (bọ tri, bọ rày…) một số
lan truyền qua phấn hoa, qua hạt, qua các vết xây xát do dụng cụ bị
nhiễm gây ra. Sau khi nhân lên trong tế bào, virus chuyển sang tế
bào khác qua cầu sinh chất nối giữa các tế bào và cứ thế lan rộng ra.
Câu 2. Hãy nêu tầm quan trọng của đấu tranh sinh học trong việc
xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và bền vững.
Dư lượng thuốc hóa học có thể tích lũy lâu dài trong đất, đi vào
chuỗi thức ăn và khi tích lũy đến nồng độ nhất định sẽ gây bệnh cho
cơ thể. Việc sử dụng các biện pháp đấu tranh sinh học như thuốc trừ
sâu vi sinh, vi sinh vât chống bệnh ở cây, ong mắt đỏ chống sâu
hại,… sẽ khắc phục được những tác hại trên.
Câu 3. Phagơ gây thiệt hại cho ngành công nghiệp vi sinh vật như
thế nào?
Ngành công nghiệp vi sinh rất đa dạng, bao gồm nhiều ngành sản
xuất khác nhau như ngành sản xuất chất kháng sinh, vitamin, axit
hữu cơ, axit amin, thuốc trừ sâu sinh học... Nếu trong quy trình sản
xuất không đúng, gây nhiễm phagơ thì vi sinh vật trong nồi lên men
sẽ bị chết, phải hủy bỏ, gây thiệt hại rất lớn về kinh tế.
Câu 4. Nói virus không có lợi cho con người là đúng hay sai? Vì
sao?
Sai.
Vì virus được ứng dụng vào nhiều lĩnh vực đời sống: sản xuất chế
phẩm sinh học, sản xuất vacxin, sản xuất thuốc trừ sâu, nghiên cứu,..
II. TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Điều nào sau đây là đúng khi nói về virus kí sinh ở thực vật?
A. Virus kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật thông qua
thụ thể đặc hiệu trên bề mặt của tế bào thực vật
73
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
B. Virus kí sinh ở thực vật xâm nhập vào tế bào thực vật qua cầu
sinh chất nối giữa các tế bào thực vật
C. Côn trùng khi chích vào cơ thể thực vật đã giúp virus kí sinh thực
vật xâm nhập vào tế bào thực vật
D. Cả A, B và C
Câu 2. Virus di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác của cây nhờ
vào yếu tố nào?
A. Các cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
B. Qua các chất thải bài tiết từ bộ máy Gôngi.
C. Sự di chuyển của các bào quan.
D. Hoạt động của nhân tế bào.
Câu 3. Vi rut gây bệnh cho người, vật nuôi và cây trồng, nhưng nó
cũng có vai trò quan trọng trong sản xuất các chế phẩm y học. Vai
trò đó là gì?
A. Xâm nhập vào tế bào vi khuẩn và làm tan tế bào vi khuẩn gây hại.
B. Nuôi vi rut để sản xuất intêfêron.
C. Nuôi vi rut để sản xuất insulin.
D. Công cụ chuyển gen từ tế bào người vào tế bào vi khuẩn.
Câu 4. Virus thực vật xâm nhiễm tế bào và lan truyền bệnh theo con
đường nào?
A. Nhờ côn trùng hay qua các vết trầy xước.
B. Nhờ các thụ thể trên bề mặt tế bào.
C. Nhờ cầu sinh chất nối giữa các tế bào.
D.Nhờ côn trùng, gió, nước.
Câu 5. Nội dung nào là sự xâm nhập của Virus kí sinh động vật?
A. Sau khi bám thụ thể, Virus đưa hệ nucleocapsit vào tế bào chủ,
sau đó "cởi áo" protein.
B. Sau khi bám thụ thể,Virus bơm axitnucleic vào trong tế bào chủ
C. Sau khi bám thụ thể, Virus tự tổng họp vật chất ở đó.
D. Sau khi bám thụ thể, Virus xâm nhập vào và lắp ráp các thành
phần tạo Virus hoàn chỉnh.
Câu 6. Là loại prôtêin đặc biệt do nhiều loại tế bào của cơ thể tiết ra
chống lại virus, tế bào ung thư và tăng cường khả năng miễn dịch
gọi là gì?
A. Chất kháng thể.
B. Enzim.
C. Hoocmon.
D. Intefêron.
74
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Câu 7. Điều nào sau đây không đúng khi nói về cơ chế lây truyền
của virus kí sinh ở những loại côn trùng ăn lá cây?
A. Côn trùng ăn lá cây chứa virus
B. Chất kiềm trong ruột côn trùng phân giải thể bọc, giải phóng virus
C. Virus xâm nhập vào cơ thể côn trùng qua tế bào ruột hoặc qua
dịch bạch huyết của côn trùng
D. Virus xâm nhập qua da của côn trùng
Câu 8. Điều nào sau đây không đúng khi nói về cách phòng chống
những bệnh virus ở người?
A. Sống cách li hoàn toàn với động vật
B. Tiêu diệt những động vật trung gian truyền bệnh như muỗi
anophen, muỗi vằn…
C. Phun thuốc diệt côn trùng là động vật trung gian truyền bệnh
D. Dùng thức ăn, đồ uống không có mầm bệnh là các virus
Câu 9. Inteferon có những khả năng nào sau đây?
A. Chống virus
B. Chống tế bào ung thư
C. Tăng cường khả năng miễn dịch
D. Cả A, B và C
Câu 10: Virus kí sinh ở côn trùng là gì?
A. Virus có vật chủ là côn trùng
B. Bám trên cơ thể côn trùng
C. Chỉ kí sinh ở côn trùng
D. Cả B và C
BÀI 32: BỆNH TRUYỀN NHIỄM VÀ MIỄN DỊCH
I.
TỰ LUẬN
Câu 1. Bệnh truyền nhiễm là gì? Tác nhân gây ra và các phương
thức lây truyền bệnh truyền nhiễm là gì?
Bệnh truyền nhiễm là bệnh có khả năng lây lan từ cá thể này sang
cá thể khác
Tác nhân: VK, vi nấm, ĐVNS, virus…
Phương thức lây truyền: truyền ngang và truyền dọc.
Truyền ngang: qua sol khí, đường tiêu hóa, tiếp xúc trực tiếp,
động vật cắn hoặc côn trùng đốt…
Truyền dọc: mẹ sang con.
Câu 2. Dựa vào các con đường lây truyền, muốn phòng tránh bệnh
do virus thì phải thực hiện những biện pháp gì?
75
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
Tiêm vaccine, giữ môi trường sống sạch sẽ, ăn uống hợp vệ sinh,
tiêu diệt côn trùng truyền bệnh…
Câu 3. Thế nào là miễn dịch đặc hiệu, miễn dịch không đặc hiệu.
Miễn dịch không đặc hiệu mang tính bẩm sinh và không phân biệt
bản chất của kháng nguyên. Đó là các hàng rào bảo vệ các cơ quan
như da, niêm mạc ngăn không cho vi sinh vật xâm nhập, pH dịch dạ
dày giết chết hầu hết vi sinh vật….
Miễn dịch đặc hiệu là miễn dịch hình thành để đáp lại sự xâm
nhập của kháng nguyên và không phụ thuộc vào bản chất của kháng
nguyên. Miễn dịch đặc hiệu gồm miễn dịch tế bào và miễn dịch thể
dịch.
Câu 4. Hoàn thành bảng sau để phân biệt miễn dịch thể dịch và
miễn dịch tế bào?
Điểm phân
Đặc điểm
Tác dụng
biệt
Sản xuất ra kháng thể Làm nhiệm vụ ngưng kết,
Miễn dịch
nằm trong dịch
bao bọc các loại virut, vi sinh
dịch thể
thể(máu, sữa, dịch
vật gây bệnh, lắng kết các
hạch bạch huyết)
độc tố do chúng tiết ra
Có sự tham gia của
Tiết ra loại prôtêin làm tan
Miễn dịch
các tế bào T độc
các tế bào bị nhiễm độc và
tế bào
ngăn cản sự nhân lên của
virut
II.
TRẮC NGHIỆM
Câu 1. Bệnh nào sau đây không phải là bệnh truyền nhiễm do virus
gây ra?
A.Viêm gan.
B.Sởi.
C. Lao.
D. Bại liệt
Câu 2. Miễn dịch đặc hiệu gồm những loại nào?
A. Các loại miễn dịch tự nhiên, bẩm sinh
B. Các loại miễn dịch thể dịch.
C. Miễn dịch thể dịch và miễn dịch tế bào
D. Các loại miễn dịch nhân tạo.
Câu 3. Miễn dịch không đặc hiệu là gì?
A. Loại miễn dịch tự nhiên mang tính bẩm sinh.
76
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
B. Xuất hiện sau khi bị bệnh và tự khỏi.
C. Xuất hiện sau khi được tiêm vacxin vào cơ thể.
D. Khả năng của cơ thể chống lại các tác nhân gây bệnh.
Câu 4. Điều kiện để có miễn dịch đặc hiệu là gì?
A. Xảy ra khi có virus xâm nhập.
B. Xảy ra khi có kháng nguyên xâm nhập.
C. Xảy ra khi có vi khuẩn xâm nhập.
D. Xảy ra khi có kháng thể xâm nhập.
Câu 5. Các yếu tố sau:
(1). Nước mắt; (2). Dịch axit của dạ dày; (3). Kháng nguyên; (4).
Đại thực bào; (5). Máu; (6). Tế bào T độc.
Tổ hợp đúng về loại miễn dịch không đặc hiệu là:
A.1, 2, 3, 4.
B.1, 2, 4, 5. C.1, 2, 4.
D. 2, 3, 5, 6.
Câu 6. Khi giẫm phải dây kẽm gai, khi đến bệnh viện sẽ được tiêm
loại thuốc nào?
A. Huyết thanh chống vi trùng uốn ván.
B. Vacxin phòng vi trùng uốn ván.
C. Thuốc kháng sinh.
D. Thuốc bổ.
Câu 7. Virus gây bệnh vào cơ thể tới thần kinh trung ương theo dây
thần kinh ngoại vi là gì?
A. HIV
B. dại.
C. đậu mùa. D. viêm não.
Câu 8. Để gây bệnh truyền nhiễm, cần có đủ 3 điều kiện nào?
A. Độc lực đủ mạnh + Không có kháng thể + Hệ hô hấp suy yếu
B. Đường xâm nhiễm phù hợp + Độc lực đủ mạnh + Số lượng nhiễm
đủ lớn
C. Hệ miễn dịch yếu + Hệ tiêu hóa yếu + Số lượng nhiễm đủ lớn
D. Có virus gây bệnh + Môi trường sống thuận lợi phát bệnh +
Đường xâm nhiễm phù hợp
Câu 9. Chỉ tiêm phòng vacxin khi nào?
A. Đang bị kháng nguyên xâm nhập vào cơ thể.
B. Cơ thể đã mắc bệnh 1 lần.
C. Biết bệnh đó có thực sự nguy hiểm hay không.
D. Cơ thể khỏe mạnh.
77
TỔ SINH HỌC
TRƯỜNG THPT GIA ĐỊNH
SINH HỌC 10
HẾT
78
TỔ SINH HỌC
Download