See discussions, stats, and author profiles for this publication at: https://www.researchgate.net/publication/338901224 Solutions for Attracting FDI to Southern Economic Region of Vietnam Conference Paper · January 2020 CITATION READS 1 82 1 author: Nguyen Hoang Tien GAIE (Group of Asian Int'l Education) 614 PUBLICATIONS 1,256 CITATIONS SEE PROFILE Some of the authors of this publication are also working on these related projects: English teaching View project International relations View project All content following this page was uploaded by Nguyen Hoang Tien on 14 March 2020. The user has requested enhancement of the downloaded file. National Scientific Conference on: “Mechanims and Policies for Attracting Investments for the Development of Southern Economic Region of Vietnam”. September 2018, Binh Duong. Solutions for Attracting FDI to South East Economic Region of Vietnam. Giải pháp thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ TS. Nguyễn Hoàng Tiến, ĐH Thủ Dầu Một Dr Nguyen Hoang Tien Thu Dau Mot University vietnameu@gmail.com 01208741048 Tóm tắt: Miền Đông Nam Bộ là khu vực phát triển năng động nhất và là đầu tàu kinh tế lớn nhất cả nước. FDI là nguồn vốn đầu tư quan trọng cho các nước đang phát triển trên thế giới và là nguồn vốn kế cận một khi các nguồn vốn ODA đã dần chậm phát huy tác dụng. Các nước đang phát triển cần tới nguồn vốn FDI để đa dạng hóa nền kinh tế và đổi mới mô hình tăng trưởng. Do vậy việc nhận diện ra các yếu tố tác động tích cực tới thu hút đầu tư FDI, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu trở nên vô cùng quan trọng đối với các quốc gia này. Bài viết này đề cập đến những giải pháp không chỉ thu hút mà còn đảm bảo sử dụng hiệu quả các nguồn vốn FDI cho Việt Nam nói chung và khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ nói riêng. Từ khóa: FDI, miền Đông Nam Bộ, thu hút đầu tư Abstract: South East region of Vietnam is the most dynamically developing area and the largest economic powerhouse in the country. FDI is an important source of investment capital for developing countries in the world and is the next source of funds once all the ODA funds are slowly taking effect. Developing countries need FDI to diversify their economies and to reform toward changing the growth model. Therefore, the identification of factors that have a positive impact on attracting FDI, thus providing effective solutions becomes extremely important. This article deals with solutions not only to attract but also to effectively utilize FDI capital sources the Southeast region of Vietnam. Keywords: FDI, South East region, investment attraction 1.Dẫn nhập Việt Nam là nên kinh tế đang phát triển do vậy rất cần thu hút đầu tư nước ngoài để nâng cấp cơ sở hạ tầng, tạo công ăn việc làm cho người dân và nâng cao trình độ dân trí của toàn thể xã hội. Với vai trò là đầu tàu kinh tế và là khu vực kinh tế năng động nhất của cả nước, cùng với những thuận lợi về mặt địa lý, khí hậu và cảnh quan sẵn có, khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ cần có những giải pháp căn cơ tháo gỡ những nút thắt trong thu hút và sử dụng nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài một cách hiệu quả và bền vững nhằm tạo đà phát triển cho nền kinh tế và trở thành mô hình kiểu mẫu cho các địa phương khác trong cả nước và các nước khác trong khu vực noi theo. 2.Mục tiêu và phương pháp nghiên cứu Để đạt được mục tiêu tìm ra những giải pháp thu hút đầu tư FDI vào khu vực kinh tế miền Đông nam Bộ, trước tiên bài báo sẽ nêu những nét đặc trưng chính, những điểm mạnh là lợi thế nổi bật của vùng đất này. Sau đó bài báo sẽ nêu rõ thực trạng thu hút đầu tư FDI của năm 2017 vừa qua, định hướng phát triển, điểm mạnh và điểm yếu của từng tỉnh thành thuộc khu vực này. Tiếp theo bài báo dựa trên những nghiên cứu trước đây của các tâc giả trong và ngoài nước nhận diện ra những yếu tố tác động tích cực tới thu hút đầu tư và hiệu quả sử dụng nguồn vốn quý báu này, xác định những yếu tố nào đóng vai trò then chốt và từ đó đưa ra, phân tích tính khả thi của các nhóm giải pháp hỗ trợ và tăng cường thu hút đầu tư vào khu vực kinh tế trong điểm phía Nam này. Với phương pháp nghiên cứu đi từ thực trạng của vấn đề, tìm kiếm, nhận diện, đánh giá và phân loại những yếu tố tác động then chốt tới đề xuất những nhóm giải pháp cụ thể, mang tính thuyết phục sẽ góp phần vào việc cơ cấu lại danh mục các dòng vốn đầu tư đang được đổ vào khu vực, đồng thời cơ cấu và điều chỉnh lại các cơ chế và biện pháp chính sách nhằm gia tăng hiệu quả sử dụng, tránh gây lãng phí thất thoát ảnh hưởng xấu tới các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế nước nhà. 3.Đặc trưng khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ Hiện nay, Đông Nam Bộ đang thu hút mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài do có được vị trí địa lí thuận lợi, giao lưu với các vùng trong và ngoài nước bằng nhiều loại hình giao thông, đặc biệt là giao thông đường biển qua cụm cảng Sài Gòn, Cát Lái - Hiệp Phước và các cảng Vũng Tàu, Thị Vải. Điều kiện địa chất, khí hậu ổn định, kết cấu hạ tầng được xây dựng tốt. Có trữ lượng dầu khí khá lớn ở vùng thềm lục địa, nguồn nguyên liệu cây công nghiệp phong phú, liền kề với các vùng nguyên liệu (nông sản, thủy sản, lâm sản) và thị trường quan trọng (Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên, Campuchia). Số dân đông, năng động, tập trung nhiều lao động trẻ có tay nghề, chuyên môn kĩ thuật. Bên cạnh đó, cơ sở hạ tầng vật chất và kĩ thuật phát triển tương đối đồng bộ, có chính sách thu hút đầu tư nước ngoài thông thoáng. Đông Nam Bộ là một trong hai phần của Nam Bộ Việt Nam, có tên gọi khác ngắn gọn được người dân Việt Nam thường gọi là Miền Đông. Vùng Đông Nam Bộ có một thành phố và 5 tỉnh: Thành phố Hồ Chí Minh, tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, tỉnh Bình Dương, tỉnh Bình Phước, tỉnh Đồng Nai và tỉnh Tây Ninh. Bảng sau sẽ trình bày những số liệu chi tiết hơn về khu vực này. STT 1 2 Bảng. Diện tích và dân số các tỉnh/thành miền Đông Nam Bộ Tỉnh/Thành Tỉnh lỵ Diện tích Dân số (km2) (2014) Thành phố Hồ Chí Minh Bà Rịa-Vũng Tàu Quận 1 2.095 8.244.400 Mật độ dân số (người/km2) 3.925 TP. Vũng Tàu 1.982 1.059.800 529 3 Bình Dương 4 Bình Phước 5 6 Đồng Nai Tây Ninh TP. Thủ Dầu Một TP. Đồng Xoài TP. Biên Hòa TP. Tây Ninh 2.695 1.802.500 669 6.857 905.300 132 5.907 4.029 2.872.700 1.104.237 489 272 Nguồn: (Lâm Nguyễn Hoài Diễm, 2018) Qua khái quát về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội vùng Đông Nam Bộ cho thấy khả năng thu hút nhiều đầu tư trực tiếp nước ngoài là do [4]: + Thứ nhất, Đông Nam Bộ gồm 6 tỉnh/thành là khu vực phát triển năng động nhất ở phía Nam + Thứ hai: nguồn lao động ở đây dồi dào, có trình độ, tay nghề cao, giá thuê nhân công lại rẻ,… + Thứ ba: điều kiện tự nhiên có nhiều thuận lợi, được thiên nhiên ưu đãi. Đông Nam Bộ có vị trí địa lý thuận lợi, cầu nối các vùng kinh tế, trung tâm khu vực Đông Nam Á, dẫn đầu cả nướ trong hoạt động xuất nhập khẩu. Có nhiều mỏ dầu khí , bãi biển ẹp, di tích văn hóa lịch sử, vườn quốc gia + Thứ tư: xã hội chính trị ổn định nên đầu tư ít bị rủi ro, Đây là nguyên nhân thu hút các nhà đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung chứ không riêng Đông Nam Bộ. Đây là một trong những điểm vượt trội của chúng ta so với một số nước khác trong khu vực + Thứ năm, Đông Nam Bộ được nhà nước quy hoạch trở thành vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. Do đó, Nhà nước có những chính sách ưu đãi đầu tư cho khu vực này, các thủ tục đầu tư đơn giản, ưu đãi dành cho nhà đầu tư là rất lớn Môi trường đầu tư thông thoáng, cơ sở hạ tầng đầy đủ, hiện đại thu hút các nhà đầu tư nước ngoài đến đầu tư vào khu vực này. 4.Thực trạng thu hút FDI vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ năm 2017 Kết thúc năm 2017, TP HCM là địa phương dẫn đầu cả nước trong thu hút FDI với 5.68 tỷ USD, chiếm 17.2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam Trong đó, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo chiếm 24.7% với gần 480 triệu USD, tăng gấp 5.4 lần so với năm trước. Điển hình như dự án đầu tư của CJ Cầu Tre (Hàn Quốc) xây dựng một tổ hợp chế biến thực phẩm từ thịt và thủy sản tại Khu công nghiệp Hiệp Phước, huyện Nhà Bè có tổng vốn đầu tư khoảng 53.3 triệu USD trên diện tích 7.1 ha, gồm các hạng mục: Nhà máy chế biến thực phẩm, trung tâm nghiên cứu phát triển, trung tâm an toàn thực phẩm hiện đại… Giai đoạn một của dự án có công suất thiết kế khoảng 12,000 tấn sản phẩm/năm. Bên cạnh đó, TP HCM thực hiện cấp giấy phép đầu tư mới cho dự án Khu phức hợp thông minh tại khu chức năng só 2A trong khu đô thị mới ThủThiêm, quận 2, tổng vốn đầu tư đăng ký 885.85 triệu USD do Hàn Quốc đầu tư với mục tiêu kinh doanh bất động sản [3, 4]. Để thu hút vốn FDI, TP HCM xác định phải tìm ra phương pháp để 4 ngành công nghiệp trọng yếu phát triển (cơ khí chế tạo, điện tử, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến lương thực thực phẩm). Cụ thể như ngành cơ khí chế tạo tiếp tục tập trung tăng quy mô sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, đã chuyển biến mạnh mẽ với việc đầu tư nhiều trang thiết bị mới có khả năng cạnh tranh trong khu vực. Nhiều dây chuyền, hệ thống thiết bị, máy móc điều khiển tự động được DN sản xuất thay thế hàng nhập khẩu, có khả năng cạnh tranh cao do chất lượng ổn định và giá thành khoảng 50 - 70% so với sản phẩm nhập khẩu cùng loại, Ngành điện tử - công nghệ thông tin ngày càng phát triển thông qua việc tiếp thu trình độ khoa học kỹ thuật cao từ các dự án của các tập đoàn kinh tế thế giới đầu tư sử dụng công nghệ bán dẫn, công nghệ vi mạch, bo mạch điện tử… Ngoài ra, để thu hút vốn đầu tư FDI vào các khu chế xuất, khu công nghiệp, UBND TP HCM chỉ đạo Ban Quản lý các khu chế xuất và công nghiệp TP. HCM có giải pháp thúc đẩy nhanh các dự án tại các khu công nghiệp Vĩnh Lộc 3, Vĩnh Lộc mở rộng, Phong Phú, Lê Minh Xuân 2, Lê Minh Xuân 3, Tây Bắc Củ Chi mở rộng, Hiệp Phước giai đoạn 2, Đông Nam, Cơ khí Ô tô và An Hạ,…[3, 4] Bình Dương là một trong những địa phương phía Nam có nguồn vốn đầu tư FDI dẫn đầu cả nước. Theo Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bình Dương, năm 2017 tổng vốn đầu tư nước ngoài đăng ký cấp mới, điều chỉnh và góp vón mua cổ phần trên toàn tỉnh đạt 2,546 tỷ USD, tăng 125% so với năm 2016. Vốn FDI đã đóng góp hơn 49% tổng vốn đầu tư toàn xã hội, đóng góp hơn 67% giá trị sản xuất công nghiệp và chiếm trên 82% kim ngạch xuất khẩu của tỉnh Bình Dương. Đáng chú ý, phần lớn vốn FDI tại Bình Dương đầu tư vào lĩnh vực chế biến, chế tạo, trong đó có nhiều dự án có hàm lượng công nghệ cao, ít thâm dụng lao động và hiện đại. Cụ thể, lĩnh vực công nghiệp chế biến, chế tạo có 161 dự án ầu tư đăng ký mới, 110 lượt dự án điều chỉnh tăng vốn và 71 dự án góp vốn, mua cổ phần với tổng số vốn đầu tư 2,138 tỷ USD, chiếm 83.6% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài từ đ ầu năm trên toàn tỉnh. Chẳng hạn, mới đây diễn ra lễ khánh thành nhà máy sản xuất trị giá 20 triệu USD của Công ty TNHH Bel Việt Nam, thành viên của Tập đoàn Bel (Pháp) Đây là nhà sản xuất những thương hiệu phô mai nổi tiếng như Con Bò Cười, Kiri, Babybel, Goodi, Regal Picon,... Nhà máy này ứng dụng công nghệ hiện đại trong xử lý, sản xuất các sản phẩm từ sữa để phục vụ thị trường xuất khẩu và trong nước. Hay những dự án đầu tư của Công ty TNHH Polytex Far Eastern, đây là dự án rất đáng chú ý bởi lĩnh vực công ty đăng ký hoạt động là phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành may, bao gồm các sản phẩm xơ tổng hợp polysester. Dự án có vốn đầu tư đăng ký tăng thêm 485 8 triệu USD, tổng vốn đầu tư sau khi tăng thêm là 760 triệu USD, tại Khu công nghiệp Bàu Bàng, huyện Bàu Bàng. Với dây chuyền máy móc hiện đại, áp dụng công nghệ cao trong sản xuất, chủ đầu tư kỳ vọng sẽ áp ứng nhu cầu phụ trợ cho ngành công nghiệp dệt may không chỉ của Bình Dương mà còn mở rộng ra thị trường cả nước. Để phát triển bền vững, thu hút nhiều hơn nữa từ các nhà đầu tư FDI trong thời gian tới, tỉnh Bình Dương tập trung các nguồn lực đầu tư hoàn thiện hệ thống hạ tầng; tiến hành quy hoạch mở rộng các khu công nghiệp, tạo quỹ đất sạch cho thu hút đầu tư; triển khai đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng nhà ở xã hội, nhà ở cho công nhân, cung ứng đầy đủ, kịp thời nguồn lao động cho DN đến đầu tư. Bên cạnh đó, Bình Dương sẽ tiếp tục đẩy mạnh cải cách th tục hành chính bảo đảm công khai, minh bạch, đơn giản; tập trung phát triển các loại hình dịch vụ chất lượng cao đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh của DN và nhu cầu phát triển công nghiệp, đô thị của tỉnh; tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành tập trung đảm bảo an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện cho DN yên tâm đầu tư vào Bình Dương Ngoài ra, một số địa phương phía Nam như Đồng Nai, Bà Rịa - Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh, Bình Phước cũng có nhiều sự khởi sắc trong thu hút vốn đầu tư FDI, hứa hẹn một năm thắng lợi lớn. Điển hình như Đồng Nai thu hút FDI đạt gần 1.18 tỷ USD, vượt gần 180 triệu USD so vớ i kế hoạch năm 2017 [3, 4]. Ở giai đoạn 2017 - 2020, Việt Nam sẽ tiếp tục hội nhập sâu hơn, điều này sẽ làm tăng sức ép cạnh tranh không chỉ với thị trường ngoài nước mà còn cả thị trường nội địa. Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, tham gia các hiệp ước tự o hóa thương mại có thể giúp hàng hóa Việt Nam, của Đông Nam Bộ có cơ hội tiếp cận các thị trường lớn hơn, từ đó mở ra cơ hội phát triển cho một số ngành hàng. Những chuyển biến mới là bước đầu và tạo được niềm tin thực sự cho các nhà đầu tư, trong thời gian tới Đông Nam Bộ cần có những sự chuẩn bị tốt về nguồn nhân lực chất lượng cao, xây dựng đồng bộ cơ sở hạ tầng kỹ thuật, nâng cao chất lượng của hoạt động nghiên cứu và phát triển đáp ứng được mong muốn của các nhà ầu tư. Bên cạnh đó, Đông Nam Bộ cũng sẽ đẩy mạnh các giải pháp nhằm cải thiện, tăng tính hấp dẫn của môi trường đầu tư, như tiếp tục cải cách về thủ tục hành chính “một cửa liên thông” giúp nhà đầu tư giải quyết thủ tục hành chính theo hướng nhanh, gọn, hiệu quả, phát triển cả về lượng và chất của ngành công nghiệp hỗ trợ, hỗ trợ về vốn cho doanh nghiệp. Đồng thời các cơ quan như Thuế, Hải quan cũng gần gũi, đồng hành chia sẻ cùng doanh nghiệp lắng nghe, tháo gỡ kịp thời khó khăn. Bên cạnh đó, công tác xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại được thực hiện hiệu quả hơn khiến các nhà đầu tư nước ngoài đến Đông Nam Bộ tìm hiểu môi trường đầu tư ngày càng nhiều, nhất là nhà đầu tư đến từ các quốc gia và vùng lãnh thổ như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan. 5.Các nhân tố tác động tới thu hút đầu tư FDI vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ Cho đến hiện tại có rất ít các công trình nghiên cứu trong nước liên quan đến đo lường mức độ tác động của các nhân tố có ảnh hưởng đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng kinh tế trọng điểm như miền Đông Nam Bộ bằng phương pháp định lượng để đưa ra các nhóm giải pháp phù hợp nhằm ẩy mạnh thu hút nguồn vốn FDI vào Vùng và chủ yếu chủ dừng lại ở mức độ phân tích định tính, thống kê, mô tả nhưng xét ở cấp độ quốc gia, quốc tế có thể kể đến các công trình sau: Nghiên cứu của Nguyễn Ngọc Anh và Nguyễn Thắng (2007), “Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Việt Nam: Tổng quan và phân tích các yếu tố quyết định sự phân bố nguồn vốn của các tỉnh” chứng minh nhóm yếu tố thị trường, nhóm yếu tố về lao động và cơ sở hạ tầng có tác động đến sự phân bố về mặt không gian của vốn FDI giữa các địa phương [5]. Nguyễn Mạnh Toàn (2010) trong mô hình nghiên cứu “Các nhân tố tác động đến thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào các địa phương của Việt Nam”: Bằng phương pháp thống kê, mô tả nghiên cứu kết luận cơ sở hạ tầng kỹ thuật phát triển là yếu tố quan trọng bậc nhất; xếp theo sau lần lượt là những ưu đãi hỗ trợ đầu tư của chính quyền địa phương, cũng như của trung ương; chi phí hoạt động thấp; nhân tố kém phần quan trọng hơn là thị trường tiềm năng; nhân tố không ảnh hưởng lớn đến quyết định lựa chọn địa điểm nhà đầu tư là vị trí địa lý và cơ sở hạ tầng xã hội [6]. Ở một phương diện khác, Gueorguiev và Malesky (2012),“Foreign investment and bribery: A firm- level analysis of corruption in Vietnam” nghiên cứu tác động của FDI đến mức độ tham nhũng và nâng cao chất lượng thể chế tại Việt Nam [1]. Kết quả nghiên cứu của Gueorguiev an Malesky cho thấy có bằng chứng về tham nhũng trong đăng ký làm thủ tục và ký kết hợp đồng tại Việt Nam Tuy nhiên không có mối liên kết giữa tham nhũng với dòng vốn FDI. Ngoài ra theo các tác giả, sự mở cửa kinh tế dường như là động lực quan trọng nhất làm giảm tham nhũng Việt Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy mối tương quan cùng chiều giữa FDI và cải thiện chất lượng thể chế; theo đó, những tỉnh có vốn FDI giải ngân nhiều hơn tạo ra chất lượng thể chế đưọc cải thiện nhiều hơn. Trong nghiên cứu gần đây nhất của Hồng Hiệp Hoàng (2012), “Foreign direct investment in Southeast Asia: Determinants and spatial distribution”: khi phân tích các yếu tố quyết định dòng vốn FDI vào các nước khu vực Đông Nam Á giai đoạn 1991-2009, ngoài các yếu tố như kích thước thị trường, sự mở cửa của nền kinh tế, chất lượng cơ sở hạ tầng, vốn con người thì năng suất lao động, chính sách tỷ giá hối đoái, lãi suất, rủi ro chính trị và chất lượng thể chế cũng ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư nước ngoài. Đáng ngạc nhiên, lao động giá rẻ không hấp đẫn dòng vốn đầu tư nước ngoài vào khu vực vì các nhà đầu tư nước ngoài đặc biệt quan tâm đến năng suất lao động [2]. 5.Các giải pháp thu hút FDI vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ Từ những nhân tố tổng hợp nêu trên, để thu hút được các dự án có chất lượng, đáp ứng các mục tiêu, yêu cầu như: có giá trị gia tăng cao, có tính lan toả, có công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường, có nhiều đóng góp khác cho phát triển kinh tế, xã hội của đất nước, chúng ta cần thực hiện tốt các giải pháp sau: Thứ nhất, đánh giá sâu sắc sự phát triển kinh tế của vùng Đông Nam Bộ, không chỉ so sánh với các địa phương trong cả nước, có điều kiện kém thuận lợi hơn trong phát triển kinh tế mà còn với các trung tâm kinh tế khác của các nước ASEAN, Châu Á và thế giới về thể chế kinh tế, quản trị nhà nước, quản trị doanh nghiệp, hiệu quả đầu tư, năng suất lao động, mức độ sáng tạo, trình độ công nghiệp, các thị trường tài chính dịch vụ. Trên cơ sở đó làm rõ hơn sự cần thiết phải đổi mới cơ chế, chính sách, thể chế nhằm cạnh tranh có hiệu quả, kết nối với các trung tâm kinh tế lớn trong khu vực và thế giới Thứ hai, xác định cụ thể những chủ trương, cơ chế chính sách cần phải triển khai cho vùng đảm bảo vùng Đông Nam Bộ thực sự là đầu tàu phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế như NQ 53-NQ/TW ngày 29/8/2005 của Bộ Chính trị. Vùng phải như là địa bàn đột phá trong phát triển kinh tế đất nước trong thời gian tới. Trong đó cần thảo luận về khả năng ban hành chủ trương, cơ chế, chính sách, thể chế vượt trội, cạnh tranh với các trung tâm kinh tế khu vực ASEAN, Châu Á và trên thế giới. Cần rà soát, làm rõ hơn định hướng kinh tế của vùng này theo hướng phát triển các ngành công nghiệp có hàm lượng công nghệ cao, tạo giá trị gia tăng lớn, công nghiệp sạch không cạnh tranh với các vùng khó khăn về các loại hình đầu tư dựa vào lao động giá rẻ, thúc ẩy sự năng động hơn của các khu công nghiệp theo chiến lược tăng trưởng mới của Đảng và Nhà nước; xây dựng quỹ, vườn ươm phát triển doanh nghiệp trong nước gắn với đầu tư sáng tạo công nghệ của các trung tâm nghiên cứu của doanh nghiệp; phát triển dịch vụ chất lượng cao và hiện đại kết nối, cạnh tranh quốc tế phát triển dịch vụ thống nhất toàn vùng với các trung tâm logistic quốc tế hiện đại; nông nghiệp gắn liền với công nghiệp chế biến hình thành chuỗi nông nghiệp thực phẩm khép kín, hiện đại; tăng cường quan hệ hợp tác, trao đổi thương mại, nghiên cứu và phát triển ứng dụng quốc tế, không chỉ đối với phát triển kinh tế - x hội Vùng Đông Nam Bộ mà còn góp phần quan trọng hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh liên kết và phát triển kinh tế - xã hội các vùng khác trong phạm vi cả nước. Thứ ba, hoàn thiện hệ thống luật pháp, chính sách liên quan đến đầu tư theo hướng nhất quán, công khai, minh bạch, có tính dự báo, tạo thuận lợi cho nhà đầu tư và có tính cạnh tranh so với các nước trong khu vực. Đồng thời, hoàn thiện cơ chế, chính sách nhằm khuyến khích thu hút các dự án công nghệ cao; ban hành các tiêu chuẩn hạn chế, ngăn chặn các dự án kém chất lượng. Thứ tư, tiếp tục thực hiện tốt công tác cải thiện cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao. Theo đó, cần huy động mọi nguồn lực thực hiện đột phá chiến lược về xây dựng kết cấu hạ tầng đồng bbộ, nhanh chóng triển khai đào tạo lao động theo nhu cầu doanh nghiệp Thứ năm, làm tốt công tác quy hoạch bao gồm quy hoạch chung, quy hoạch ngành, quy hoạch vùng, làm căn cứ thu hút FDI. Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ phối hợp với các Bộ, ngành, địa phương đề xuất các giải pháp đồng bộ nhằm đảm ảo việc thực thi các quy hoạch này như: phải có kế hoạch đầu tư hạ tầng, cung cấp điện, nguồn nguyên liệu, nguồn nhân lực, Làm tốt công tác quy hoạch sẽ giúp thu hút được các dự án FDI có chất lượng, theo đúng trọng tâm, trọng điểm và định hướng. Thứ sáu, cải thiện khâu thực thi pháp luật: tăng cường năng lực bộ máy thực thi của các địa phương Cải cách thủ tục và bộ máy hành chính theo hướng lấy người dân, doanh nghiệp làm đối tượng phục vụ. Gắn trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan với thực thi không đúng quy định của pháp luật. Thường xuyên theo dõi, giám sát, kiểm tra thực thi pháp luật của các cơ quan quản lý địa phương để có biện pháp nhắc nhở, chấn chỉnh kịp thời. Thứ bảy, đổi mới phương thức xúc tiến đầu tư thông qua các Quỹ đầu tư, Ngân hàng, Công ty tài chính, các công ty Luật, công ty tư vấn nước ngoài vì đây là những đối tác có vai trò quan trọng khi ra quyết ịnh của nhà đầu tư. Đồng thời, chú trọng hoạt động xúc tiến đầu tư tại chỗ thông qua giải quyết các khó khăn vướng mắc của nhà đầu tư hiện hữu làm minh chứng về hiệu quả đầu tư cho các nhà đầu tư mới. Đặc biệt xúc tiến đầu tư cũng cần tập trung chú trọng vào các dự án FDI có chất lượng, đạt mục tiêu phát triển nền kinh tế bền vững; nói không với những dự án tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường và công nghệ lạc hậu. Thứ tám, tăng cường đối thoại với nhà đầu tư. Tiếp tục triển khai đối thoại chính sách với các nhà đầu tư, doanh nghiệp thông qua diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam. Triển khai tốt sáng kiến chung Việt Nam – Nhật Bản và các mô hình hỗ trợ nhà đầu tư như đối thoại chính sách Keidanren, Japan Desk, Korea Desk, Ichi Desk,… 6.Kết luận Việc tái cơ cấu danh mục đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào các địa bàn của khu vực kinh tế trọng điểm miền Đông Nam Bộ là hoàn toàn hợp lý và thức thời. Cần phải định hướng lại vai trò của khu vực trọng điểm này trong sự phát triển kinh tế của cả nước, xác định đúng vị trí của khu vực này trong chuối giá trị quốc gia. Từ đó mới có thể thu hút những dòng vốn đầu tư phù hợp một cách có chọn lọc để nâng cao hiệu quả sử dụng và góp phần vào hiệu ứng lan tỏa cho các tỉnh khác lân cận trong khu vực và trên phạm vi cả nước. Đi đôi với việc này là việc kiến tạo một môi trường cơ chế chính sách thuận lợi không chỉ giúp thu hút các dự án đầu tư tiềm năng mà còn để cho các dự án này phát huy một cách tối đa tác dụng nhằm đem lại lợi ích bền vững và thiết thực cho các bên liên quan như là các nhà đầu tư, chính phủ, cộng đồng, xã hội và môi trường. Tài liệu tham khảo: [1] Gueorguiev and Malesky (2012). Foreign investment and bribery: A firmlevel analysis of corruption in Vietnam. Journal of Asian Economics 23.2 (April, 2012): 111-129. [2] Hồng Hiệp Hoàng (2012). Foreign direct investment in Southeast Asia: Determinants and spatial distribution. DEPOCEN, Working Paper Series No. 2012/ 30. [3] Huỳnh Ngọc Chương, Đinh Văn Hưởng, Phan Tấn Lực, Trần Minh Thương (2018). Phân tích các nhân tố tác động đến FDI tại vùng Đông Nam Bộ mở rộng. Kỷ yếu “Liên kết vùng trong phát triển kinh tế Đông Nam Bộ”, trang 165-179. ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương 29.06.2018. [4] Lâm Nguyễn Hoài Diễm (2018). Giải pháp thu hút FDI vào phát triển kinh tế vùng Đông Nam Bộ. Kỷ yếu “Liên kết vùng trong phát triển kinh tế Đông Nam Bộ”, trang 222-236. ĐH Thủ Dầu Một, Bình Dương 29.06.2018. [5] Nguyen Ngoc Anh and Nguyen Thang (2007). Foreign direct investment in Vietnam: An overview and analysis the determinants of spatial distribution across provinces. MPRA Paper No. 1921. [6] Nguyễn Mạnh Toàn (2010). Các nhân tố tác động đến việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài vào một địa phương của Việt Nam. Tạp chí khoa học và công nghệ, Đại học Đà Nẵng - s 5(40) 2010, Trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng. [7] Nguyễn Hoàng Tiến (2018). Giải pháp thu hút ODA vào khu vực kinh tế miền Đông Nam Bộ. Kỷ yếu “Cơ chế và chính sách thu hút đầu tư phát triển tại khu vực kinh tế phía Nam”. Tháng 9 2018, Bình Dương. View publication stats