Uploaded by Lê Viết Long

nhận thức về vấn đề đạo đức

advertisement
2.2 Nhận thức hiện nay của sinh viên về vấn đề đạo đức
Ngày 10/7/2020 Khoa Chính trị-hành chính ĐH Quốc gia TP.HCM thực hiện một khảo sát với hơn 600
sinh viên các trường thành viên ĐH này về thực trạng chuẩn mực và thực hành đạo đức của sinh viên.
Kết quả khảo sát cho thấy có đến trên 91% sinh viên xác định mục đích của việc học là muốn cống hiến
cho xã hội, cho cuộc sống của bản thân và gia đình nên đã xác định thái độ tích cực trong học tập. Cụ thể
là trên 64% sinh viên có tinh thần hỗ trợ, giúp đỡ bạn bè cùng tiến bộ; 59% sinh viên có tinh thần cầu
tiến; 47% có tư duy độc lập và sáng tạo; gần 35% có tinh thần say mê, tích cực trong học tập.
Tuy nhiên, nhận đức về đạo đức và chuẩn mực đạo đức của một bộ phận sinh viên còn những tồn tại hạn
chế. Cụ thể, 1% sinh viên cho rằng đạo đức không quan trọng với sự phát triển của con người và xã hội;
2,9% sinh viên cho rằng giáo dục đạo đức là hoàn toàn không cần thiết.
Kết quả khảo sát cũng cho thấy một bộ phận sinh viên đã bị ảnh hưởng bởi lối sống thực dụng, cá nhân,
đề cao sức mạnh đồng tiền, sống thiếu lý tưởng, hoài bão.
Điều đặc biệt lo ngại chính là kết quả khảo sát về thái độ học tập của sinh viên ĐH Quốc gia TP.HCM.
Cụ thể gần 37% sinh viên thừa nhận có thái độ học tùy hứng, 16% lười biếng, trên 15% học thụ động và
8% học đối phó. Khảo sát cũng cho thấy gần 74% sinh viên lựa chọn thái độ tôn trọng, lễ phép với giáo
viên và gần 52% ra vào lớp luôn xin phép thầy cô.
Tuy nhiên điều đáng quan tâm là số sinh viên có những biểu hiện thiếu tôn trọng, cư xử không đúng mực
với thầy cô chiếm tỷ lệ không nhỏ (21,8%) và sinh viên ra vào lớp không xin phép (chiếm 34%). Những
biểu hiện về vi phạm pháp luật, nội quy nhà trường cũng nổi lên một số vấn đề như đi học muộn (gần
65%), làm việc riêng trong giờ học (60%), nghỉ học không lý do (gần 50%).
Theo nhóm thực hiện khảo sát, những số liệu này cho thấy đạo đức sinh viên, tinh thần kỷ luật của sinh
viên cần tiếp tục được cải thiện.
2.2.1 Nhận thức của nhóm về tư tưởng đạo đức của Bác
Đạo đức Hồ Chí Minh là đạo đức mới, đạo đức cách mạng, với những phẩm chất tiêu biểu là: tuyệt đối
trung thành, kiên định lý tưởng cách mạng, đặt lợi ích của Đảng, của đất nước, dân tộc lên trên tất cả, hết
lòng, hết sức phục vụ Tổ quốc, phụng sự nhân dân, tận trung với nước, tận hiếu với dân; hết lòng yêu
thương đồng bào, đồng chí, yêu thương con người; cần, kiệm, liêm chính, chí công vô tư, thật sự là công
bộc của nhân dân, kiên quyết chống chủ nghĩa cá nhân, cơ hội,... Là sự kết hợp đạo đức truyền thống của
dân tộc với tinh hoa đạo đức của nhân loại, giữa phương Đông với phương Tây, được hình thành và phát
triển từ yêu cầu của sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam. Hồ Chí Minh là hiện thân của sự hoàn thiện,
hoàn mỹ về đạo đức.
Qua kết quả khảo sát bốn thành viên trong nhóm chúng em thì 100% các bạn ủng hộ tư tưởng đạo đức Hồ
Chí Minh và lấy đó để làm cơ sở phát triển bản thân hoàn thiện hơn.
2.2.2 Tâm đắc nhất về một nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh
Qua khảo sát giữa các thành viên trong nhóm, nguyên tắc đạo đức Hồ Chí Minh mà nhóm em tâm đắc
nhất là : “phải lấy kết quả thiết thực đã góp sức bao nhiêu cho sản xuất và lãnh đạo sản xuất mà đo ý chí
cách mạng của mình. Hãy kiên quyết chống bệnh nói suông, thói phô trương hình thức, lối làm việc
không nhằm mục đích nâng cao sản xuất”. Vì bệnh nói suông, thói phô trương hình thức ít nhiều vẫn còn
tồn tại trong xã hội hiện nay, làm ảnh hưởng xấu đến năng suất công việc ở những công ty, xí nghiệp, tập
đoàn, tổ chức xã hội,... Cũng có thể nói, nguyên tắc này có liên quan mật thiết đến sự phát triển của xã hội
loài người.
Download