TÌM HIỂU VỀ STARTUP VÀ QUÁ TRÌNH TRIỂN KHAI DỰ ÁN STARTUP 1. TỔNG QUAN VỀ STARTUP Công ty khởi nghiệp là một công ty trẻ được thành lập bởi một hoặc nhiều doanh nhân để phát triển một sản phẩm hoặc dịch vụ độc đáo và đưa sản phẩm hoặc dịch vụ đó ra thị trường. Về bản chất của nó, công ty khởi nghiệp điển hình với nguồn vốn ban đầu từ những người sáng lập hoặc bạn bè và gia đình Startup cũng được liên kết với một doanh nghiệp thường được định hướng công nghệ và có tiềm năng tăng trưởng cao (nguyên nhân giải thích phần 4) Trong giai đoạn đầu, các công ty khởi nghiệp có rất ít hoặc không có doanh thu. Do đó, nhiệm vụ đầu tiên của startup là huy động một số tiền đáng kể để phát triển sản phẩm hơn nữa 2. ĐẶC ĐIỂM CỦA STARTUP Tính đột phá Tạo ra một điều gì đấy chưa có trên thị trường hoặc tạo ra một giá trị tốt hơn so với những thứ đang có sẵn, chẳng hạn như có thể tạo ra một phân khúc mới trong sản xuất (như thiết bị thông minh đo lường sức khoẻ cá nhân), một mô hình kinh doanh hoàn toàn mới (như AirBnb), hoặc một loại công nghệ độc đáo, chưa hề thấy (như công nghệ in 3D). Tăng trưởng Một công ty khởi nghiệp (Startup) sẽ không đặt ra giới hạn cho sự tăng trưởng, và họ có tham vọng phát triển đến mức lớn nhất có thể. Họ tạo ra sự ảnh hưởng cực lớn, có thể được xem là người khai phá thị trường (như điện thoại thông minh Apple là công ty đầu tiên khai phá và luôn dẫn đầu trong mảng đó sau này) 3. GIAI ĐOẠN PHÁT TRIỂN CỦA STARTUP Giai đoạn 1 - Định hướng: Đây là giai đoạn khởi đầu của bất kỳ công ty Start-up nào. Ở giai đoạn này, các ý tưởng đầu tiên và kế hoạch thực hiện là rất quan trọng. Nếu không có sự chuẩn bị kỹ lưỡng, cẩn thận sẽ rất dễ lạc lối ngay trong bước chân khởi đầu. Khi đã có ý tưởng và kế hoạch, các thành viên trong nhóm bắt tay vào thực hiện nó. Giai đoạn 2 - Thử thách: Sau khi kết thúc giai đoạn 1, đây sẽ là quãng thời gian khó khăn nhất cho các Startup. Hơn 80% các công ty Startup tại Việt Nam không thể vượt giai đoạn này và nhanh chóng đi đến thất bại hoặc phải thay đổi mô hình. Thời điểm này, các thành viên thường sẽ bị "vỡ mộng" do kết quả đặt ra không như mong muốn, các yếu tố khách quan và chủ quan tác động khiến cho số lượng nhân sự giảm so với lúc khởi đầu. Giai đoạn 3 - Hoà nhập: Đây được xem như giai đoạn phục hồi sau khó khăn của các Startup. Năng suất lao động tăng, các thành viên làm việc ăn ý và hiểu nhau hơn. Công ty bắt đầu có doanh thu hoặc không bị thua lỗ quá nhiều. Các mục tiêu trong ngắn hạn dần đạt được, công ty sẽ hướng đến việc xây dựng các cơ sở hạ tầng, đội ngũ nhân sự để phục vụ cho các kế hoạch "dài hơi". Giai đoạn 4 - Phát triển: Là giai đoạn trong mơ, là mục tiêu hướng đến của bất kỳ Startup nào. Ở giai đoạn này, các co-founders sẽ đề ra những kế hoạch, nhưng mục tiêu dài hạn. Bộ máy doanh nghiệp bắt đầu đi vào "guồng". Kinh nghiệm, kỹ năng chuyên môn của đội ngũ nhân sự sẽ giúp công ty có bước phát triển rất nhanh. 4. SỰ KHÁC BIỆT GIỮA CÔNG TY KHỞI NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP NHỎ Cách nghĩ về sự tăng trưởng Các công ty khởi nghiệp khác với các doanh nghiệp truyền thống chủ yếu vì chúng được thiết kế để phát triển nhanh. Điều này có nghĩa là họ có thứ gì đó mà họ có thể bán cho một thị trường rất lớn. Đây là một trong những lý do, hầu hết các công ty khởi nghiệp là khởi nghiệp công nghệ. Các doanh nghiệp trực tuyến có thể dễ dàng tiếp cận thị trường rộng lớn hơn vì họ đi qua thời gian và không gian - mọi người có thể mua hàng của hoặc sử dụng sản phẩm bất kể lúc nào. Đặc điểm khác biệt của hầu hết các công ty khởi nghiệp là không bị gò bó bởi những yếu tố này Mối quan hệ với nguồn vốn Chủ yếu do nhà đầu tư thiên thần hoặc các công ty đầu tư mạo hiểm, trong khi các hoạt động kinh doanh nhỏ có thể dựa vào các khoản vay và tài trợ. Nhà đầu tư thiên thần: là 1 cá nhân giàu cung cấp vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, thường để đổi lấy nợ, chuyển đổi hoặc vốn chủ sở hữu. Họ thường đầu tư ở giai đoạn đầu khởi nghiệp. Họ cung cấp những cơ hội thuận lợi hơn các nhà cho vay khác Nhà đầu tư mạo hiểm: được hình thành rất điển hình dưới dạng Công ty Hợp danh hữu hạn trong đó các Thành viên trách nhiệm hữu hạn góp vốn vào quỹ Đầu tư mạo hiểm. Công ty quản lý quỹ thường được gọi là Thành viên chung công việc của họ là tìm kiếm các thương vụ tốt và đầu tư vào một vài thương vụ mà họ nghĩ rằng sẽ thu lại nhiều tiền nhất cho các Thành viên trách nhiệm hữu hạn. So sánh giống và khác nhau giữa 2 nhà đầu tư Tiêu chí so sánh NĐTTT NĐTMH a. Giống nhau Mục tiêu: tìm kiếm lợi nhuận kỳ vọng cao khi chấp nhận rủi ro đầu tư vào những dự án, doanh nghiệp khởi nghiệp. Lợi nhuận kỳ vọng trong tất cả danh mục đầu tư là khoảng 20-30%/năm. Hầu hết các NĐTTT và NĐTMH đều tìm kiếm cơ hội thoái vốn (exit), hay còn gọi là sự kiện tạo thanh khoản để thu hồi vốn trong vòng 3-5 năm. b. Khác nhau b1. Tư cách Là nhà đầu tư cá nhân, không đại Được hình thành rất điển hình dưới pháp nhân diện cho bất kỳ tổ chức pháp nhân dạng Công ty Hợp danh hữu hạn nào. trong đó các Thành viên trách nhiệm hữu hạn góp vốn vào Quỹ ĐTMH Thường đầu tư với quy mô nhỏ, trong khoảng từ 25.000 USD cho tới b2. Quy mô đầu 100.000 USD cho mỗi nhà đầu tư. Thường đầu tư với quy mô trung tư bình 7.000.000 USD Tổng số tiền đầu tư của 1 nhóm các NĐTTT cũng thường không quá 1.000.000 USD. b3. Đối tượng đầu tư Doanh nghiệp bắt đầu khởi nghiệp Các công ty mới khởi nghiệp thể (dựa trên niềm tin vào người đứng hiện được tiềm năng tăng trưởng và đầu doanh nghiệp khởi nghiệp). hứa hẹn sẽ thành công. Giai đoạn góp vốn phổ biến nhất là từ b4. Giai đoạn cuối giai đoạn hoàn thiện công nghệ đầu tư kỹ thuật đến đầu giai đoạn gia nhập thị trường. b5. Thẩm định chi tiết b6. Ra quyết định Thường tham gia khi doanh nghiệp đã hoàn thiện công nghệ kỹ thuật và gia nhập thị trường nhằm thúc đẩy tăng trưởng và mở rộng thị phần một cách nhanh chóng. Được diễn ra nhanh chóng và không Được thực hiện kỹ càng với nhiều quá nhiều hạng mục thẩm định. Tuy hạng mục điều tra và thẩm định vì nhiên, khi đầu tư theo nhóm, họ sẽ NĐTMH chịu trách nhiệm nhận ủy thực hiện nhiều thẩm định chi tiết hơn thác đầu tư của các Thành viên so với khi đầu tư riêng lẻ. trách nhiệm hữu hạn khác. Tự mình ra quyết định và không bị Ủy ban đầu tư của quỹ sẽ làm việc chi phối bởi bất cứ ai, ngoại trừ có cùng nhau để đưa ra quyết định. thể là vợ, chồng họ. Nhờ đó, các quyết định trở nên khách quan và không bị ảnh hưởng bởi ý chí chủ quan của một thành viên nào đó về thương vụ định đầu tư. b7. Rủi ro Rủi ro cao hơn vì đầu tư vào giai Rủi ro thấp hơn do đầu tư vào giai đoạn sớm hơn của doanh nghiệp khởi đoạn sau, thẩm định chi tiết kỹ nghiệp. lưỡng và khoa học hơn. Khi các NĐTTT đầu tư theo nhóm, sẽ có một nhà đầu tư tham gia vào Hội b8. Sự tham gia vào hội đồng quản trị đồng quản trị và đại diện cho quyền lợi của các nhà đầu tư. Nếu NĐTTT NĐTMH sẽ đại diện nhà đầu tư tham có những đóng góp đáng kể, họ sẽ gia vào hội đồng quản trị. tiếp tục có chỗ đứng trong Hội đồng quản trị kể cả sau khi các NĐTMH đã đầu tư. Lập kế hoạch chiến lược rút lui Nguyên nhân: đối với các nhà đầu tư, đến 1 giai đoạn họ sẽ exit khỏi doanh nghiệp, do đó doanh nghiệp cần lên kế hoạch và tránh việc rút vốn đột ngột của nhà đầu tư 5. QUY TRÌNH HÌNH THÀNH DỰ ÁN STARTUP Bước 1: Xác định mục tiêu Để có một bảng kế hoạch thành công, đầu tiên cần xác định đúng mục tiêu mà doanh nghiệp sẽ hướng đến. Mục tiêu ngắn hạn (2 – 3 năm) hoặc dài hạn (10 năm) doanh nghiệp sẽ đứng ở đâu trên thị trường? Mục đích kinh doanh của bạn là gì? Giá trị cốt lõi mà doanh nghiệp đang hướng tới. Xây dựng lộ trình rõ ràng, chi tiết để Bước 2: Nghiên cứu lợi thế, khó khăn của doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải Dự đoán trước được khó khăn và giảm thiểu rủi ro, thiệt hại đến mức thấp nhất. Có một cái nhìn tổng quan nhất về thị trường. Nghiên cứu đối thủ, chính sách sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Luôn có kế hoạch dự phòng hoặc khoản chi phí dự trù rủi ro để vượt qua những giai đoạn khó khăn trong kinh doanh. Bước 3: Tìm ý tưởng phù hợp Ý tưởng hay, sáng tạo nhưng cần đúng và phù hợp với thị trường. Những ý tưởng có thể bắt đầu từ những vấn đề đơn giản của bản thân và những người xung quanh. Tìm ra giải pháp hoặc sản phẩm tối ưu nhất để giải quyết những điều đó. Tránh những ý tưởng quá viễn viển vông hoặc quá lớn, không thuộc lĩnh vực am hiểu của người chủ ý tưởng Bước 4: Lấy ý tưởng từ việc phỏng vấn khách hàng Bất cứ ý tưởng nào cũng cần phải xuất phát từ nhu cầu thực tế của các hàng tiềm năng. Chính vì thế, để có một ý tưởng hay hướng đến điều khách hàng tiềm năng cần. Phỏng vấn, khảo sát khách hàng về nhu cầu, chất lượng sản phẩm mong muốn để có những thông tin cần thiết áp dụng vào thực tế. Có thể sử dụng sản phẩm mẫu, bản dùng thử (đối với lĩnh vực công nghệ, phần mềm) để đo lường mức độ hài lòng của khách hàng. Ngoài ra, cần nhận định rõ những lợi ích từ sản phẩm, dịch vụ mà startup cung cấp có thật sự phù hợp với khách hàng? Hãy ghi chép lại những ý tưởng từ khách hàng để có một chiến lược kinh doanh, chiến lược marketing hiệu quả. Bước 5: Lập kế hoạch kinh doanh Tiếp theo là bản dự án phác thảo chung về dự án khởi nghiệp của doanh nghiệp Bản dự án kinh doanh sơ bộ sẽ giúp doanh nghiệp định hình được về tính khả thi của ý tưởng, mô hình khởi nghiệp, chiến lược chung, các vấn đề về thương hiệu, pháp lý, tài chính, lộ trình thực hiện… Bên cạnh đó, để doanh nghiệp kinh doanh phát triển, không thể thiếu các hoạt động tiếp thị như truyền thông, thiết kế nội dụng, marketing… Bước 6: Xây dựng bản kế hoạch chi tiết Sau khi có bản kế hoạch kinh doanh sơ bộ, bắt đầu tiến hành xây dựng bản kế hoạch chi tiết cho từng giai đoạn. Đặt ra các mục tiêu ngắn hạn và phương pháp, thời gian hoàn thành từng mục tiêu đó sẽ giúp bạn tiết kiệm được tối đa nguồn lực. Xây dựng bản kế hoạch chi tiết Sau đây là các nội dung mà 1 dự án cần có: PHẦN 1 – giới thiệu về dự án Tên dự án Giới thiệu về dự án Ý tưởng về dự án Sự khác biệt Phân tích cơ hội của dự án Người sáng lập (hoặc ekip thực hiện). Tính pháp lý của dự án (công ty, giấy phép liên quan đến dự án) PHẦN 2 – nội dung dự án Mô hình của dự án (dạng sơ đồ hình ảnh) Mục tiêu của dự án (các mục tiêu chung, mục tiêu riêng, mục tiêu theo các giai đoạn) Chiến lược của dự án So sánh với các mô hình tương tự đang có Tính khả thi của dự án Sản phẩm và dịch vụ của dự án (nên có sản phẩm mẫu) Xây dựng thương hiệu Thị trường (thị trường trực tuyến, thị trường theo địa lý, thị trường ngách, ….) Đối thủ cạnh tranh Sự khác biệt Kênh bán hàng (bán hàng qua online, qua đại lý, qua telesale, qua trực tiếp, … tùy theo dự án) Chiến lược cạnh tranh (cần làm rõ được cách để cạnh tranh với các đối thủ đang có trên thị trường) Kế hoạch marketing, truyền thông. Xây dựng nền tảng cơ bản (văn phòng, nhà xưởng, CNTT, vv..) Xây dựng website (APP, mạng xã hội) Hệ thống quản lý Kế toán tài chính Nhà đầu tư, cổ đông Hệ thống đối tác Nhân sự thực hiện (người điều hành dự án, các thành viên, các bên tham gia) Các giả định về sự tăng trưởng của dự án (doanh số, khách hàng, thị trường, ….) Các vấn đề (kịch bản) sẽ xảy ra với dự án và phương án xử lý. Các nội dung khác của dự án PHẦN 3 – thực hiện dự án Chiến lược chung Lộ trình thực hiện (các giai đoạn của thực hiện dự án) Dự toán chi phí (bóc tách các chi phí cho từng nội dung của dự án) Bảng cân đối thu chi Các nguồn thu lợi nhuận Doanh thu dự kiến Điểm hòa vốn Đánh giá và dự đoán rủi ro Phụ lục Một dự án kinh doanh ( Startup) cần đảm bảo tuân thủ quy trình cơ bản sau để đảm bảo tính chuyên nghiệp và giảm thiểu rủi ro của dự án. Trong hình thức bản dự án cần có số liệu phân tích, chú thích và hướng dẫn Bước 7: Đo lường, đánh giá Trong suốt quá trình thực hiện, luôn đo lường, đánh giá mức độ hoàn thành của mục tiêu nhằm tối ưu sao cho có được bản kế hoạch hoàn chỉnh nhất. Ghi nhận những đánh giá, phản hồi của khách hàng về chất lượng sản phẩm mẫu và có những cải tiến kịp thời trước khi đưa sản phẩm chính thức vào thị trường Bước 8: Tiến hành xây dựng đội ngũ nhân sự Nếu ý tưởng kinh doanh đã hoàn chỉnh và khả thi, công việc tiếp theo là tìm kiếm những cộng sự cùng bạn phát triển ý tưởng đó. Yếu tố con người rất quan trọng trong các công ty Startup Tùy thuộc vào mỗi kinh nghiệm cá nhân, hãy tìm kiếm những nhân sự xuất sắc có thể hỗ trợ nhau trong các mảng như tài chính, marketing, dịch vụ, chăm sóc khách hàng, sản xuất…Từ đó, tạo nên một thể thống nhất cùng nhau giúp bạn xây dựng công ty ngày càng phát triển. Bước 9: Huy động và kêu gọi vốn Startup rất khác với việc mở một công ty kinh doanh bình thường. Công ty Startup phải luôn có vốn để mở rộng quy mô kinh doanh. Các công ty Startup thường mang đến những phương pháp giải quyết nhu cầu của người dùng nên “tốc độ phủ” thị trường phải cực nhanh. Và vốn sẽ giúp startup nhanh chóng đạt được mục tiêu này. Lên một kế hoạch huy động và kêu gọi vốn kinh doanh cho từng vòng (round) là bước đi quan trọng giúp công ty Startup tồn tại được trong giai đoạn khởi đầu. Không giống như những năm trước, thời điểm này các nguồn cấp vốn đầu tư đang rất đa dạng. Từ các nhà đầu tư thiên thần (Angel Investor) đến các quỹ đầu tư mạo hiểm (Venture Capitals). Thậm chí rất nhiều Startup công nghệ tại Việt Nam đã kêu gọi được vốn đầu tư từ Silicon Valley. Đối với nhà đầu tư thiên thần, startup sẽ được “rót” vốn ngay lập tức nếu ý tưởng đủ hay và có sức thuyết phục. Các nguồn tài trợ truyền thống bao gồm các khoản vay doanh nghiệp nhỏ từ các ngân hàng hoặc công đoàn tín dụng, các khoản vay của Cơ quan Quản lý Doanh nghiệp Nhỏ do chính phủ tài trợ từ các ngân hàng địa phương và các khoản tài trợ do các tổ chức phi lợi nhuận và chính quyền bang thực hiện. Cái gọi là vườn ươm , thường được liên kết với các trường kinh doanh và các tổ chức phi lợi nhuận khác, cung cấp dịch vụ cố vấn, không gian văn phòng và tài trợ hạt giống cho các công ty khởi nghiệp. Bước 10: Cơ cấu bộ máy doanh nghiệp và nhân sự Sau khi chuẩn bị các yếu tổ từ ý tưởng, kế hoạch, nhân sự, nguồn vốn…bước tiếp theo cần phải quyết định là chọn loại hình doanh nghiệp. Theo Luật Doanh nghiệp năm 2014, hiện nay có các loại hình sau: Công ty TNHH 1 thành viên Công ty TNHH 2 thành viên Công ty Cổ phần Công ty Hợp danh Doanh nghiệp tư nhân Tùy vào nguồn vốn và quy mô phát triển, cần lựa chọn một loại hình doanh nghiệp phù hợp. Tuy nhiên, trước khi lựa chọn, cần tìm hiểu kỹ đến các vấn đề liên quan đến loại hình doanh nghiệp. Đối với Công ty khởi nghiệp, con người luôn là ưu tiên hàng đầu giúp Startup đó lớn mạnh và có đủ sức thuyết phục với nhà đầu tư. Một Founder giỏi là người biết tập hợp các cá nhân ưu tú thành một tập thể đoàn kết, vững mạnh và có năng lực chuyên môn tốt. Bước 11: Thiết lập ngân sách hoạt động Để công ty được phát triển, cần lập ngân sách hoạt động của công ty. Cụ thể, bao gồm các khoản như chi phí marketing, tiền lương nhân viên công ty, chi phí mua sắm khác…Điều quan trọng là cần đảm bảo bạn không lãng phí một khoản chi phí nào nhằm tiết kiệm tối đa chi phí nhưng vẫn đáp ứng vốn khi cần. Bước 12: Mở rộng quy mô kinh doanh phù hợp với kế hoạch tiếp thị Công việc cần phải làm là thực hiện theo bảng kế hoạch đã đặt ra. Tuy nhiên, kế hoạch đó vẫn có thể thay đổi khi gặp phải những trở ngại và vượt qua chúng. Bước 13: Dự trù rủi ro Xây dựng kế hoạch B hoặc chi phí dự trù rủi ro sẽ luôn hữu ích trong những thời điểm khó khăn. Ý tưởng rất dễ bị đánh cắp, có không ít tập đoàn lớn sẽ “đổ” tiền vào thị trường nhằm “giết chết” các công ty Startup cùng lĩnh vực cho dù đó là người tiên phong hay không. Hãy đánh giá lại tất cả các nguồn lực, thời điểm, thị trường, đối thủ cạnh tranh để lựa chọn phương án hợp lý nhất. Lựa chọn chống lại những “người khổng lồ” hay trở thành “cánh tay nối dài” của họ sẽ dựa vào những đánh giá và phân tích của Founder. 6. MỘT SỐ NGUYÊN NHÂN CHÍNH KHIẾN STARTUP THẤT BẠI Sai lầm trong ý tưởng – không thể định vị sai sản phẩm và dịch vụ Họ quá tập trung vào việc đưa ra những ý tưởng độc lạ, mơ mộng mà rời xa một thực tế Kinh doanh chính là bán những gì khách hàng cần. Để có thể tìm được một sản phẩm, dịch vụ có thể kinh doanh, trước tiên hãy xuất phát từ nhu cầu và vấn đề của bản thân. Sau đó, nghiên cứu mở rộng đến những người xung quanh và cuối cùng là khảo sát nhu cầu trên quy mô lớn. Thiếu vốn – không quản lý được chi tiêu Thông thường các công ty hoạt động đến năm thứ 3 sẽ bị thất bại. Bởi vì đây là giai đoạn phát triển. Họ cần vốn để mở rộng thị trường, mở rộng quy mô kinh doanh. Các Startup trẻ đang thiếu kỹ năng rất quan trọng khi khởi nghiệp chính là Kêu gọi vốn đầu tư. Việc thiếu kỹ năng kêu gọi đầu tư sẽ khiến chính doanh nghiệp không huy động được vốn. Tệ hơn, trong quá trình thương lượng, một vài Startup không tỉnh táo hoặc quá áp lực về nhu cầu vốn của mình nên đã chấp nhận mất quá nhiều cổ phần vào tay nhà đầu tư. Dẫn đến doanh nghiệp sẽ dần bị “nuốt chửng”. Vấn đề nhân sự Marketing còn yếu Một số nguyên nhân khác: https://www.way.com.vn/nguyen-nhan-dan-den-khoinghiep-that-bai-pho-bien-nhat.html https://baodautu.vn/vi-sao-hon-90-startup-that-bai-d113693.html 7. MỘT SỐ STARTUP THÀNH CÔNG ĐẾN HIỆN TẠI Những startup được cho là thành công đến hiện nay: https://enternews.vn/nhungstartup-viet-goi-von-thanh-cong-hang-trieu-usd-nua-dau-nam-2019-152145.html Một số startup quen thuộc: https://edu2review.com/news/top-10-hay-tot-nhat/top5-start-up-viet-nam-thanh-cong-3877.html Đà Nẵng có Liberzy – nền tảng chia sẻ kinh nghiệm du lịch