PHẦN THỨ NHẤT: ĐẶT VẤN ĐỀ 1. Lý do chọn đề tài Phát triển giáo dục là quốc sách hàng đầu. Phát triển giáo dục là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân. Thực hiện chỉ thị số 2268/CT - BGDĐT ngày 08/8/2019 của ngành giáo dục và công văn số 3082/SGDĐT - NVDH ngày 12/9/2019 của Sở giáo dục và đào tạo Ninh Thuận về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục trung học năm học 2019 - 2020 đã chỉ rõ: “Phải tích cực đổi mới phương pháp và hình thức dạy học nhằm phát huy tính tích cực, tự nghiên cứu, dành nhiều thời gian trên lớp cho học sinh trình bày, thảo luận, luyện tập, thực hành, bảo vệ kết quả học tập của mình; giáo viên tổng hợp, nhận xét, đánh giá, kết luận để học sinh tiếp nhận và vận dụng”. Như vậy, đổi mới phương pháp dạy học đang trở thành vấn đề cấp thiết nhằm phát triển sự nghiệp giáo dục. Thông qua các đợt tập huấn do Sở Giáo Dục và Đào Tạo Ninh Thuận tổ chức, kết hợp với việc nghiên cứu các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực tôi nhận thấy mình cần phải đa dạng các phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy học. Việc làm đó là cần thiết nhằm hướng tới mục tiêu tạo ra các lớp học hạnh phúc với những thế hệ học sinh có đầy đủ kĩ năng tự học, tự nghiên cứu để thích nghi với yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Chương tr nh Sinh học lớp 10, phần kiến thức chủ đề Cấu trúc tế bào” đóng vai trò nền tảng của chương tr nh Sinh học cấp THPT. Tuy nhiên, nội dung kiến thức chủ đề này rất rộng, trừu tượng và kéo dài qua nhiều tiết học khiến người học dễ nhầm lẫn, chán nản. Thêm vào đó, số lượng các bào quan trong tế bào nhân thực tương đối nhiều khi học các em phải nhớ h nh dạng, cấu trúc, chức năng… điều này dẫn tới t nh trạng học sinh nhớ cấu trúc nhưng không nêu được chức năng hoặc ngược lại nêu được chức năng nhưng không thể suy luận để tr nh bày lại cấu trúc của các bào quan đã học. Để khắc phục những khó khăn trên và truyền cảm hứng cho người học nhằm hướng tới mục tiêu dạy học là lấy học sinh làm trung tâm tôi quyết định thực hiện đề tài: “Sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề cấu trúc tế bào - Sinh học 10 tại trường THPT Nguyễn Du”. 1 2. Phạm vi, đối tƣợng, thời gian và mục đích nghiên cứu a. Phạm vi, đối tượng và thời gian nghiên cứu - Phạm vi nghiên cứu: Nội dung kiến thức chủ đề Cấu trúc tế bào” SGK Sinh học lớp 10. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Du, năm học 2019 – 2020 cùng với một số phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực. - Thời gian nghiên cứu: Học kỳ I năm học 2019 – 2020. b. Mục đích nghiên cứu - Đổi mới phương pháp dạy học chủ đề cấu trúc tế bào với mục đích lấy học sinh làm trung tâm” giúp các em chủ động lĩnh hội kiến thức và rèn luyện kĩ năng tự học, suy luận có hệ thống. - Kết quả của đề tài là tư liệu phục vụ cho quá tr nh giảng dạy của bản thân và mong muốn chia sẻ tài liệu tham khảo hữu ích với đồng nghiệp. 3. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp nghiên cứu lí thuyết: + Nghiên cứu nội dung các bài trong chủ đề cấu trúc tế bào thuộc chương tr nh Sinh học 10 THPT. + Nghiên cứu các tài liệu lí luận về đổi mới phương pháp dạy, kỹ thuật dạy học tích cực. - Phương pháp thực nghiệm: Tiến hành dạy học ở 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng để đánh giá tính hiệu quả, tính khả thi của đề tài. - Phương pháp phân tích tổng kết kinh nghiệm: So sánh, phân tích kết quả của việc vận dụng các phương pháp và kỹ thuật tích cực vào dạy chủ đề từ đó rút ra những kết luận bổ ích cho thực dạy học. 2 PHẦN THỨ HAI: NH N CHƢƠN I N PH P IẢI QU T VẤN ĐỀ I: MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1. Khái quát về phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực a. Phương pháp dạy học tích cực Hiện nay có nhiều quan điểm khác nhau về phương pháp dạy học (PPDH) tuy vậy có thể hiểu: Phƣơng pháp dạy học (PPDH) là những cách thức, con đường hoạt động chung giữa giáo viên và học sinh trong những điều kiện dạy học xác định, nhằm đạt tới mục đích dạy học. PPDH được chia thành 2 nhóm là PPDH truyền thống và PPDH tích cực. Phƣơng pháp dạy học truyền thống là phương pháp hướng tới giáo viên là trung tâm độc thoại, chủ động truyền đạt kiến thức có sẵn trong sách vở còn học sinh tiếp thu một cách thụ động; giáo viên làm mẫu học sinh làm theo. Phƣơng pháp dạy học tích cực là phương pháp hướng tới hoạt động học tập tích cực chủ động, sáng tạo của học sinh. Giáo viên chỉ là người tổ chức, hướng dẫn học tập, học sinh là trung tâm của quá tr nh dạy học. b. Kỹ thuật dạy học tích cực Kĩ thuật dạy học là những biện pháp, cách thức hành động của giáo viên và học sinh trong các t nh huống hành động nhỏ nhằm điều khiển quá tr nh dạy học. Kĩ thuật dạy học không phải là PPDH mà chỉ là những đơn vị nhỏ nhất của PPDH. Kỹ thuật dạy học tích cực là những kỹ thuật dạy học phát huy sự tham gia tích cực của học sinh vào quá tr nh dạy học, kích thích tư duy, sáng tạo và sự cộng tác làm việc của học sinh. 1.1.2. Nghiên cứu sử dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề cấu trúc tế bào Qua phân tích nội dung kiến thức của chủ đề, đối tượng học sinh khối 10 trường THPT Nguyễn Du, năm học 2019 - 2020 tôi quyết định sử dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực mang tính tương tác cao như sau: 1.1.2.1. Một số phương pháp dạy học tích cực a. Phƣơng pháp bàn tay nặn bột Là một phương pháp dạy học tích cực trong đó người học tự h nh thành kiến thức dựa trên các thí nghiệm t m tòi - nghiên cứu. 3 b. Phƣơng pháp dạy học theo nhóm Lớp học được chia thành các nhóm nhỏ từ 4 đến 6 người. Tùy mục đích, yêu cầu của vấn đề học tập mà các nhóm được phân chia ngẫu nhiên hay có chủ định, được duy tr ổn định hay thay đổi trong từng phần của tiết học. c. Phƣơng pháp dạy học theo góc Dạy học theo góc là một phương pháp dạy học trong đó giáo viên tổ chức cho học sinh thực hiện các nhiệm vụ khác nhau tại các vị trí cụ thể trong không gian lớp học nhưng cùng hướng tới chiếm lĩnh một nội dung học tập. Các bƣớc tiến hành: ƣớc 1. Lựa chọn nội dung bài học phù hợp ƣớc 2. Xác định nhiệm vụ cụ thể cho từng góc ƣớc 3. Thiết kế các hoạt động thực hiện nhiệm vụ ở từng góc bao gồm phương tiện/tài liệu (bản hướng dẫn làm việc theo góc; hướng dẫn tự đánh giá,…). ƣớc 4. Tổ chức thực hiện học theo góc, học sinh được học luân phiên tại các góc theo thời gian quy định (ví dụ 5 – 10 phút tại mỗi góc) để đảm bảo học sâu. ƣớc 5. Tổ chức trao đổi, chia sẻ. d. Phƣơng pháp dạy học bằng tình huống Là phương pháp dạy tích cực trong đó người học được khuyến khích tham gia thảo luận giải quyết các t nh huống thực để hình thành kiến thức. Đây là phương pháp dạy học làm tăng hứng thú học tập, phát huy năng lực tư duy của học sinh và gắn kiến thức lí thuyết với thực . e. Phƣơng pháp Graph Phương pháp Graph được hiểu là phương pháp tạo những sơ đồ” mô tả mối quan hệ giữa các thành phần kiến thức một cách lôgic nhằm tạo ra một h nh ảnh rõ ràng, chi tiết, sinh động trong tư duy học tập của học sinh. Trên cơ sở đó h nh thành một phong cách tư duy khoa học mang tính hệ thống. Hình 1.1. Mô tả phương pháp Graph 4 1.1.2.2. Một số kỹ thuật dạy học tích cực a. Kỹ thuật sơ đồ tƣ duy Sơ đồ tư duy là h nh thức ghi chép nhằm t m tòi đào sâu, mở rộng một ý tưởng, tóm tắt những ý chính của một nội dung, hệ thống hóa một chủ đề bằng cách kết hợp việc sử dụng h nh ảnh, đường nét, màu sắc, chữ viết,…Đặc biệt đây là một sơ đồ mở, việc thiết kế sơ đồ theo mạch tư duy của mỗi người. Hình 1.2. Mô tả kỹ thuật sơ đồ tư duy b. Kỹ thuật các mảnh ghép Là kĩ thuật tổ chức hoạt động học tập kết hợp giữa cá nhân, nhóm và liên kết giữa các nhóm nhằm giải quyết một nhiệm vụ phức hợp, kích thích sự tham gia tích cực của học sinh, nâng cao vai trò của cá nhân trong quá tr nh hợp tác. Học sinh phải hoàn thành nhiệm vụ ở 2 vòng: vòng 1 nhóm chuyên gia, vòng 2 nhóm mảnh ghép. Hình 1.3. Mô tả kỹ thuật các mảnh ghép c. Kĩ thuật phòng tranh - Khái niệm: Là kĩ thuật giáo viên tổ chức cho học sinh giải quyết câu hỏi hoặc vấn đề học tập bằng cách tr nh bày ý tưởng của cá nhân hoặc một nhóm học sinh xung quanh lớp học như một phòng triển lãm tranh thực sự. - Các bƣớc thực hiện: Kĩ thuật phòng tranh được chia thành 3 vòng + Vòng 1. Nhóm chuyên gia Giáo viên nêu vấn đề, chia lớp thành các nhóm chuyên gia, mỗi nhóm thực hiện một nhiệm vụ học tập, các thành viên trong nhóm lên ý tưởng và phác thảo cách giải quyết vấn đề lên một tờ b a và dán lên tường xung quanh lớp học như một phòng triển lãm tranh. 5 + Vòng 2. Nhóm ghép đi xem tranh Sau khi các nhóm chuyên gia hoàn thành nhiệm vụ, các nhóm ghép sẽ được hình thành. Mỗi nhóm ghép sẽ bao gồm các thành viên đến từ các nhóm chuyên gia. Các nhóm ghép đi xem triển lãm tranh” đến bức tranh” của nhóm nào th chuyên gia nhóm đó có nhiệm vụ thuyết tr nh cho các thành viên còn lại trong nhóm hiểu. Các nhóm lần lượt di chuyển cho đến hết tranh. + Vòng 3. Giáo viên kiểm tra, tổng kết. 1.2. Cơ sở thực tiễn Qua nhiều năm giảng dạy tại trường THPT Nguyễn Du chúng tôi nhận thấy: - Về phía học sinh: Điểm đầu vào của học sinh khối 10 rất thấp điều này gây khó khăn cho việc tiếp thu kiến thức chương tr nh THPT trong đó có môn Sinh học, thêm vào đó nhà trường, gia đ nh và xã hội luôn kỳ vọng ở các em. - Về phía giáo viên: Trước yêu cầu đổi mới giáo dục của xã hội giáo viên môn Sinh học trường THPT Nguyên Du nhanh chóng học hỏi cập nhật qua nhiều kênh thông tin tích cực xây dựng các chủ đề dạy học (4 chủ đề dạy học/ năm học/ 1 khối lớp). Cụ thể, trong chương tr nh Sinh học 10 có các chủ đề dạy học như sau: Chủ đề 1: Prôtêin và ứng dụng, 2 - Cấu trúc tế bào, 3 - Phân bào, 4 - Virut và bệnh truyền nhiễm; qua mỗi chủ đề học tập chúng tôi giúp học sinh tiếp cận và tiến tới rèn luyện các kĩ năng học tập khi được học các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực phù hợp với nội dung của từng chủ đề. - Nội dung kiến thức chủ đề cấu trúc tế bào: Đây là chủ đề bản lề trong chương tr nh Sinh học THPT với nội dung kiến thức rộng và khó nhớ v khi nghiên cứu cấu trúc tế bào tức là vừa phải t m hiểu h nh dạng, cấu trúc, chức năng các thành phần cấu tạo nên tế bào, khiến học sinh dễ nhầm lẫn (ví dụ như: cấu trúc bào quan này với chức năng của bào quan khác) làm cho học sinh chán nản, không hứng thú với môn học. Điều đó gây khó khăn cho giáo viên trong việc giảng dạy các nội dung kiến thức tiếp theo như: chuyển hóa vật chất và năng lượng trong tế bào, phân bào, di truyền học,….Trước thực trạng dạy học nói trên đã thôi thúc tôi sử dụng các phương pháp dạy và kỹ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề cấu trúc tế bào cho học sinh khối 10, tại trường THPT Nguyễn Du. 6 CHƢƠN II: SỬ DỤN C C PHƢƠN PH P VÀ KỸ THUẬT DẠ HỌC TÍCH CỰC VÀO DẠ CHỦ ĐỀ CẤU TRÚC T ÀO SINH HỌC 10 2.1. Xác định vấn đề cần giải quyết trong chủ đề Theo chương tr nh SGK môn Sinh học lớp 10 hiện hành, phần hai sinh học tế bào gồm có 4 chương trong đó Chương II. Cấu trúc của tế bào được biên soạn gồm 6 bài độc lập (từ bài 7 đến bài 12). Để học sinh tiếp thu kiến thức một cách có hệ thống chúng tôi thiết kế thành một chủ đề dạy học với tên gọi Cấu trúc tế bào”. Trong chủ đề này cần giải quyết các vấn đề sau: + Cấu trúc cấu tế bào nhân sơ và giải thích hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, qua đó đề xuất các biện pháp sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý. + Cấu trúc cấu tế bào nhân thực và sự thống nhất giữa cấu trúc với chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực. + Vận dụng kiến thức vận chuyển các chất qua màng tế bào để giải thích các hiện tượng trong cuộc sống như: muối cá, làm mứt, làm sirô, giữ rau tươi,… 2.2. Xây dựng nội dung chủ đề Chủ đề cấu trúc tế bào gồm 4 nội dung sau: Nội dung 1. Tìm hiểu đặc điểm chung và cấu tạo tế bào nhân sơ. Nội dung 2. Tìm hiểu đặc điểm chung và cấu tạo tế bào nhân thực. Nội dung 3. Tìm hiểu các phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào. Nội dung 4. Thực hành quan sát thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. 2.3. Xác định mục tiêu của chủ đề Sau khi học xong chủ đề này học sinh phải: a. Kiến thức - Tr nh bày được đặc điểm chung và giải thích được ưu điểm của tế bào nhân sơ. - Mô tả được thành phần chủ yếu của tế bào và tr nh bày được cấu tạo, chức năng của các thành phần trong tế bào nhân sơ. - Tr nh bày được sự thống nhất giữa cấu trúc và chức năng các bào quan trong tế bào nhân thực. - So sánh được tế bào nhân sơ và nhân thực; tế bào thực vật và động vật. - Phân biệt được các hình thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất. - Tr nh bày được quá tr nh đóng, mở khí khổng thông qua điều khiển mức độ thẩm thấu của tế bào. 7 b. Kỹ năng Rèn luyện cho học sinh một số kĩ năng sau: - Tự học, tự nghiên cứu, làm việc nhóm, thiết lập các Graph theo từng bài trong chủ đề để h nh thành kĩ năng suy luận có hệ thống, kĩ năng tổng hợp và phân tích các thông tin thông qua các hoạt động thí nghiệm. - Quan sát tiêu bản qua kính hiển vi, tranh ảnh và thiết lập các mô hình tế bào nhân sơ, nhân thực. c. Thái độ - Hình thành quan điểm đúng đắn về hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn, sự nguy hiểm và cách sử dụng thuốc kháng sinh hợp lý. - Vận dụng kiến thức về sự phù hợp giữa số lượng, cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực để giải thích các hiện tượng như: tại sao tế bào cơ tim có nhiều ti thể; tại sao khi uống rượu, bia, thuốc tây nhiều lại có hại cho gan….qua đó, xây dựng những thói quen tốt nhằm bảo vệ sức khỏe. - Vận dụng kiến thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất vào thực đời sống như: tưới nước, bón phân hợp lý cho cây trồng; vệ sinh an toàn thực phẩm (làm mứt, làm sirô, muối cá, ngâm rau sống trong nước muối,…). d. Năng lực STT 1 2 3 4 5 Các kỹ năng thành phần - Xác định mục tiêu học tập: nghiên cứu cấu trúc tế bào nhân sơ, nhân thực; vận chuyển các chất qua màng Năng lực tự học sinh chất; thí nghiệm co và phản co nguyên sinh. - Lập kế hoạch học tập: thời gian, nội dung nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu, sản phẩm.... - Thu thập thông tin, đưa ra các giải pháp giải quyết Năng lực nghiên vấn đề khi được giao nhiệm vụ học tập trong chủ đề. cứu khoa học - Làm thí nghiệm nghiêm túc, quan sát tiêu bản, vẽ các hình ảnh quan sát trực tiếp tiêu bản trên kính hiển vi. Phát triển tư duy phân tích, so sánh thông qua việc so Năng lực tư duy sánh các loại tế bào: nhân sơ và nhân thực; thực vật và sáng tạo động vật; bào quan ti thể và lục lạp;... Năng lực ngôn Phát triển ngôn ngữ nói và viết thông qua các hoạt động như trình bày, thảo luận về tế bào. ngữ Năng lực hợp Lựa chọn hình thức làm việc nhóm, phân công nhiệm vụ theo dõi, kiểm tra tiến độ thực hiện nhiệm vụ. tác Tên năng lực 8 2.4. Bảng mô tả các mức độ yêu cầu của câu hỏi và bài tập dùng trong dạy học và kiểm tra đánh giá năng lực, phẩm chất của học sinh Mức độ yêu cầu cần đạt Nội dung Nhận biết - Đặc điểm chung tế bào nhân sơ. - Thành phần 1. Tế bào chủ yếu của nhân sơ một tế bào. - Nêu được các thành phần cấu trúc nên tế bào nhân sơ. - Đặc điểm chung của tế bào nhân thực. - Nhận biết tế 2. Tế bào bào thực vật, động vật và các nhân bào quan trong thực tế bào nhân thực thông qua h nh ảnh. Thông hiểu Vận dụng Vận dụng cao - Trình bày được cấu trúc và chức năng các thành phần cấu tạo nên tế bào nhân sơ. - Phân biệt vi khuẩn Gram (-) và Gram (+). - Giải thích được ưu điểm kích thước của tế bào nhân sơ. - Giải thích ý nghĩa của việc phân biệt vi khuẩn Gram (-) và Gram (+) trong y học. Phân biệt được tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực; tế bào thực vật với tế bào động vật. - Giải thích được hiện tượng kháng thuốc của vi khuẩn. - Liên hệ được những ứng dụng của con người với khả năng sinh sản nhanh của vi khuẩn. Lấy ví dụ và giải thích được sự thống nhất giữa số lượng, cấu trúc và chức năng của các bào quan trong cơ thể sinh vật như: Vì sao hồng cầu không nhân, không ti thể,… Vận dụng kiến thức co và phản co nguyên sinh để giải thích các hiện tượng thực tế như: làm mứt, làm sirô,… Tính toán và phân chia thời gian để phát hiện hiện tượng co và phản co nguyên sinh. Mô tả được cấu trúc và chức năng của nhân tế bào, các bào quan (ribôxôm, ti thể, lục lạp, lưới nội chất...) trong tế bào chất; màng sinh chất. Nêu được các con đường vận chuyển các chất qua màng sinh chất. Phân biệt được các h nh thức 3. Vận vận chuyển thụ chuyển động; vận các chất chuyển chủ qua động; xuất bào màng và nhập bào. 4. Thực Làm được tiêu Quan sát được hành: thí bản thực hành tiêu bản. nghiệm và sử dụng kính hiển vi co và phản co đúng cách. nguyên sinh 9 Phân biệt được thế nào là khuếch tán, thẩm thấu, dung dịch (ưu trương, nhược trương và đẳng trương). Xác định và vẽ h nh được các h nh dạng tế bào ban đầu, tế bào co và phản co nguyên sinh trên tiêu bản. 2.5. Hệ thống câu hỏi, bài tập cụ thể theo các mức độ yêu cầu đã mô tả 2.5.1. Câu hỏi và bài tập mức độ nhận biết Câu 1. Chú thích các bộ phận của tế bào nhân sơ (Đại diện là vi khuẩn) A. 1 lông, 2 vỏ nhầy, 3 thành tế bào, 4 màng sinh chất, 5 ribôxôm, 6 ADN trần dạng vòng, 7 roi. B. 1 vỏ nhầy, 2 lông, 3 thành tế bào, 4 màng sinh chất, 5 ribôxôm, 6 ADN trần dạng vòng, 7 roi. C. 1 thành tế bào, 2 vỏ nhầy, 3 lông, 4 màng sinh chất, 5 ribôxôm, 6 ADN trần dạng vòng, 7 roi. D. 1 lông, 2 vỏ nhầy, 3 thành tế bào, 4 màng sinh chất, 5 ADN trần dạng vòng, 6 ribôxôm, 7 roi. Hình 2.1. Cấu trúc tế bào vi khuẩn Câu 2. Hãy cho biết tên tế bào ở h nh 2.2, hình 2.3 và chú thích đầy đủ theo số thứ tự ở hai h nh sau đây: Hình 2.2. Tế bào…………………… Hình 2.3. Tế bào…………………… Câu 3. Hình 2.4 là sơ đồ cấu trúc của .... và chú thích các thành phần theo thứ tự A. Ti thể, 1 màng ngoài, 2 màng trong, 3 gian màng, 4 Chất nền, 5 ribôxôm 6 ADN, 7 Mào răng lược. B. Lục lạp, 1 màng ngoài, 2 màng trong, 3 gian màng, 4 Chất nền, 5 ribôxôm 6 ADN, 7 Mào răng lược. C. Ti thể, 1 màng trong, 2 màng ngoài, 3 gian màng, 4 Chất nền, 5 ribôxôm 6 ADN, 7 Mào răng lược. D. Lục lạp, 1 màng ngoài, 2 màng trong, 3 gian màng, 4 ribôxôm, 5 Chất nền, 6 ADN, 7 Mào răng lược. Hình 2.4. Cấu trúc ……………. 10 Câu 4. Hình 2.5 là sơ đồ cấu trúc của .... và chú thích các thành phần theo thứ tự A. Lục lạp, (1) chất nền, (2) màng ngoài, (3) màng trong, (4) màng tilacôit, (5) diệp lục. B. Lục lạp, (1) màng trong, (2) màng ngoài, (3) chất nền. (4) xoang tilacôit, (5) diệp lục. C. Lục lạp, (1) màng trong, (2) màng ngoài, (3) xoang tilacôit, (4) chất nền, (5) diệp lục. D. Lục lạp, (1) màng ngoài, (2) màng trong, (3) chất nền, (4) màng tilacôit, (5) hạt grana. Hình 2.5. Cấu trúc ……………. Câu 5. Nội dung nào sau đây đúng khi nói về thành phần hoá học chính của màng sinh chất? A. Một lớp phôtpholipit và các phân tử prôtêin. B. Hai lớp phôtpholipit và phân tử prôtêin. C. Một lớp phôtpholipit và không có prôtêin. D. Hai lớp phôtpholipit và không có prôtêin. Câu 6. Những phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào? A. Vận chuyển chủ động, khuếch tán, nhập bào và xuất bào. B. Vận chuyển thụ động, chủ động, nhập bào và xuất bào. C. Vận chuyển thụ động, khuếch tán, biến dạng màng sinh chất. D. Vận chuyển chủ động, thụ động, biến dạng màng sinh chất. 2.5.2. Câu hỏi và bài tập mức độ thông hiểu Câu 7. Cho các đặc điểm sau: (1) Không có màng nhân (2) Không có nhiều loại bào quan (3) Không có hệ thống nội màng (4) Không có thành tế bào bằng peptiđôglican Có mấy đặc điểm là chung cho tất cả các tế bào nhân sơ? A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 8. Trong các bào quan sau: 1. Ti thể 2. Ribôxôm 3. Lưới nội chất hạt 4. Lục lạp 5. Nhân 6. Không bào 7. Lưới nội chất trơn 8. Bộ máy gôngi Số bào quan có màng kép là: A. 4 B. 3 C. 5 D. 7 Câu 9. Những bộ phận nào của tế bào tham gia việc vận chuyển một prôtêin ra khỏi tế bào? A. Bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. B. Lưới nội chất trơn, bộ máy gôngi, túi tiết, màng tế bào. C. Lưới nội chất hạt, bộ máy gôngi, túi tiết, màng tế bào. D. Ribôxôm, bộ máy Gôngi, túi tiết, màng tế bào. Câu 10. Đặc điểm các chất vận chuyển qua kênh vận chuyển prôtêin là? A. Không phân cực, kích thước nhỏ. B. Phân cực, kích thước lớn. C. Không phân cực, kích thước lớn. D. Phân cực, kích thước nhỏ. 11 2.5.3. Câu hỏi và bài tập mức độ vận dụng Câu 11. So sánh tế bào nhân sơ với tế bào nhân thực? Đặc điểm Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực 1. Kích thước 2. ADN 3. Nhân 4. Thành tế bào 5. Bào quan 6. Ribôxôm 7. Đại diện Câu 12. Ghép các từ ở cột A với các chỗ trống ở cột C sao cho phù hợp và ghi đáp án vào cột B? Cột A A. Màng nhân B. Vật chất di truyền C. Cấu trúc D. Ba E. Hai F. Nhân hoàn chỉnh G. Nhân thực H. Nhân sơ I. Tế bào chất Cột Cột C - Căn cứ vào ….(1)… người ta chia tế bào thành 2…..(2)…… loại đó là tế bào ….(3)… và tế bào 3….(4)… Tế bào nhân sơ chưa có ….(5)…, tế 4bào nhân thực đã có…(6)… ngăn cách chất 5nhân với tế bào chất. 6- Cả tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực đều có 7..(7)... thành phần cấu trúc cơ bản là màng sinh 8chất,…(8)…và nhân hoặc vùng nhân 9chứa...(9)….. 2.5.4. Câu hỏi và bài tập mức độ vận dụng cao Câu 13. Hãy chỉ ra tên các bào quan thực hiện các chức năng dưới đây của tế bào thực vật? Chức năng Tên bào quan 1. Diễn ra quá tr nh quang hợp 2. Bảo vệ tế bào 3. Là nơi tổng hợp prôtêin cho tế bào 4. Điều khiển sự di chuyển các chất ra và vào tế bào 5. Giải phóng năng lượng cho tế bào 6. Chứa thông tin di truyền quy định đặc điểm tế bào Câu 14. Dựa vào chức năng của tế bào: hãy điền các dấu + (có số lượng nhiều) hay dấu – (có số lượng ít), dấu 0 (không có) về một số bào quan trong các tế bào vào bảng sau: Lƣới nội Lƣới nội Loại tế bào Ty thể Ribôxôm Nhân chất hạt chất trơn Tế bào tuyến giáp Tế bào kẽ Tế bào cơ Tế bào gan Tế bào hồng cầu Tế bào tuyến yên 1- 12 2.6. Xây dựng kế hoạch dạy học HOẠT ĐỘNG 1: KHỞI ĐỘNG ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Tổ chức cho học sinh chơi trò chơi với tên gọi là Siêu trí nhớ” Câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ: + Hãy nêu các đặc điểm chung của các giới sinh vật? Sau đó chia thành 2 nhóm và giải thích rõ lý do? + Hãy t m mối liên hệ giữa các bức tranh từ đó tìm tên của chủ đề? ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm (mỗi nhóm gồm 8 - 10 học sinh), yêu cầu học sinh gấp hết sách vở lại. Sau đó, phát tranh cho mỗi nhóm (4 bức tranh/1 nhóm), hướng dẫn và giúp đỡ những học sinh gặp khó khăn. H nh 2.6. Giới vi khuẩn H nh 2.7. Giới nấm H nh 2.8. Giới thực vật H nh 2.9. Giới động vật - Học sinh: Tiến hành nhận nhiệm vụ và liên hệ kiến thức đã học ở Bài 2. Các giới sinh vật để t m ra câu trả lời nhanh nhất. 13 ƣớc 3: áo cáo kết quả học tập - Các nhóm viết tên chủ đề lên bảng học tập của nhóm, nhóm nào có câu trả lời nhanh và chính xác sẽ nhận được 1 phần quà từ giáo viên. - Đại diện học sinh giải thích rõ lý do chọn tên chủ đề của nhóm m nh. ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh nhận xét câu trả lời của các nhóm để thống nhất t m ra tên của chủ đề. - Giáo viên nhận xét chung và giải thích thêm để học sinh khắc sâu kiến thức. ƣớc 5: Sản phẩm học tập: Tên của chủ đề CẤU TRÚC T ÀO” Hình 2.10. Học sinh tr nh bày sản phẩm tên của chủ đề học tập Giáo viên giải thích thêm về lịch sử nghiên cứu tế bào: + Năm 1665: Robert Hooke là người đầu tiên sử dụng kính hiển vi để thực hiện quan sát khoa học đầu tiên về tế bào. + Năm 1674 – 1683: Antonie van Leeuwenhoek nhà khoa học người Hà Lan, đã dùng kính hiển vi có độ phóng đại lớn phát hiện các tế bào như: vi sinh vật, tế bào máu, tế bào tinh trùng động vật. Qua đó, ông kết luận rằng tế bào có cấu tạo phức tạp gồm màng sinh chất, tế bào chất chứa các bào quan và nhân. + Năm 1838 - 1839, nhà thực vật học Schleiden và nhà động vật học Schwann h nh thành học thuyết tế bào: tất cả sinh vật được cấu tạo từ tế bào và tế bào là đơn vị sống cơ bản của sinh giới. Dựa vào cấu trúc tế bào đƣợc chia thành: Tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực. 14 HOẠT ĐỘNG 2: HÌNH THÀNH KI N THỨC NỘI DUNG 1. T BÀO NHÂN SƠ I. Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên nêu yêu cầu: + Các nhóm tr nh bày được những kiến thức đã biết về tế bào nhân sơ (đại diện là vi khuẩn)? Những điều chưa biết và mong muốn được biết về tế bào vi khuẩn? + Quan sát một số hình ảnh vi khuẩn và thực hiện 2 nhiệm vụ sau: Nhóm 1, 2 thực hiện nhiệm vụ 1: Lắp ráp mô hình tế bào nhân sơ từ các vật liệu được chuẩn bị trước như: xốp, giấy màu, keo dán, dây kẽm màu, kéo,… Nhóm 3, 4 thực hiện nhiệm vụ 2: Tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Để thực hiện nhiệm vụ này giáo viên cung cấp cho mỗi nhóm 8 cánh hoa có chứa sẵn các thông tin đúng hoặc sai và yêu cầu học sinh lựa chọn những thông tin đúng về đặc điểm chung của tế bào nhân sơ, sau đó gắn vào giấy rôki. ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập Học sinh hoạt động nhóm phân chia các thành viên thực hiện nhiệm vụ: lắp ráp hoàn thiện mô hình và thống nhất đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. Hình 2.11. Học sinh tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập Giáo viên yêu cầu mỗi nhiệm vụ một nhóm đại diện báo cáo kết quả, các nhóm còn lại lắng nghe tích cực và bổ sung cho nhóm báo cáo. 15 Hình 2.12. Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu đặc điểm chung của tế bào nhân sơ ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh nhận xét, hoàn thiện kiến thức phần đặc điểm chung của tế bào nhân sơ. - Giáo viên nhận xét chung và mở rộng kiến thức bằng các câu hỏi tình huống như: Câu hỏi: Kích thước nhỏ đem lại ưu thế gì cho tế bào nhân sơ? + Học sinh trả lời: kích thước nhỏ thì tỉ lệ S/V lớn quá tr nh trao đổi chất, sinh trưởng, sinh sản nhanh hơn so với các tế bào cùng h nh dạng nhưng kích thước lớn. + Giáo viên yêu cầu học sinh quan sát thí nghiệm (chuẩn bị từ trước): lấy củ khoai tây sống, gọt vỏ, cắt thành 2 khối lập phương khác nhau có cạnh 1cm, 2cm. Cho 2 khối vào 1 cốc đựng dung dịch có màu (thuốc tím hoặc iốt…) từ 1-3 phút. Sau đó vớt ra và cắt thành 2 phần bằng nhau. Kết quả: + Khối lập phương có cạnh 1cm cả 6 mặt đều bắt màu (mỗi đơn vị thể tích sẽ tương ứng với 6cm2 bề mặt). + Khối lập phương có cạnh 2cm chỉ có 3 mặt bị bắt màu (mỗi đơn vị thể tích sẽ tương ứng với 3cm2 bề mặt). ƣớc 5: Sản phẩm học tập Đặc điểm chung của tế bào nhân sơ - Chưa có nhân hoàn chỉnh, tế bào chất không có hệ thống nội màng. - Kích thước nhỏ (bằng 1/10 kích thước tế bào nhân thực) mang lại ưu điểm: + Tỉ lệ S/V lớn thì tốc độ trao đổi chất với môi trường diễn ra nhanh. + Tế bào sinh trưởng nhanh, khả năng phân chia mạnh, số lượng tế bào tăng. 16 Hình ảnh sản phẩm của học sinh Hình 2.13. Mô hình tế bào nhân sơ và đặc điểm chung của tế bào nhân sơ II. Cấu tạo tế bào nhân sơ ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên: Yêu cầu các nhóm nghiên cứu SGK, hoạt động nhóm và tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ theo sơ đồ tư duy sau: Hình 2.14. Sơ đồ tư duy tế bào nhân sơ ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Hoạt động nhóm, phân chia nhiệm vụ cho thành viên trong nhóm, nghiên cứu SGK hoàn thành kiến thức cấu tạo tế bào nhân sơ theo sơ đồ tư duy. - Giáo viên: Quan sát học sinh hoạt động nhóm, hướng dẫn, hỗ trợ học sinh hoàn thành sơ đồ tư duy. 17 Hình 2.15. Học sinh hoạt động nhóm hoàn thành sơ đồ tư duy ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập - Đại diện các nhóm gắn sản phẩm sơ đồ tư duy lên bảng và trình bày đặc điểm cấu tạo tế bào nhân sơ theo thứ tự từ ngoài vào trong như: Thành tế bào, màng sinh chất, lông và roi Tế bào chất Vùng nhân. - Học sinh còn lại lắng nghe tích cực, đặt câu hỏi cho nhóm thuyết trình và ghi lại những ý chính trong cấu tạo tế bào nhân sơ. 18 Hình 2.16. Học sinh báo cáo kết quả tìm hiểu cấu tạo tế bào nhân sơ ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh: Nhận xét, đánh giá chéo nhau theo tiêu chí đúng, nhanh, đẹp. - Giáo viên: Mở rộng kiến thức của học sinh bằng các câu hỏi tình huống như: Một bạn phát biểu rằng chỉ cần căn cứ vào độ dày thành tế bào của vi khuẩn là có thể phân biệt được vi khuẩn Gram âm và Gram dương. Theo em bạn phát biểu như vậy đúng hay sai? Tại sao? Ý nghĩa của việc phân biệt này? - Học sinh trả lời, giáo viên nhấn mạnh thêm một số tiêu chí phân biệt vi khuẩn Gram âm và Gram dương là phản ứng với hóa chất nhuộm gram, độ dày của thành tế bào, khả năng tạo độc tố, khả năng chống chịu với tác nhân vật lý, …việc phân biệt 2 loại vi khuẩn này có ý nghĩa trong việc sử dụng đúng thuốc kháng sinh. + Vi khuẩn Gram dƣơng bắt màu tím, thành tế bào dày, tạo ngoại độc tố,… + Vi khuẩn Gram âm bắt màu đỏ, thành tế bào mỏng, tạo nội độc tố, … - Giáo viên mở rộng kiến thức: + Vỏ nhầy của vi khuẩn được sử dụng để sản xuất xanthane dùng làm chất phụ gia trong công nghiệp dầu mỏ. + Lông của nhiều vi khuẩn gây bệnh dùng để bám chặt vào màng nhầy đường hô hấp, đường tiêu hoá, đường tiết niệu ở người và động vật. ƣớc 5: Sản phẩm học tập Stt Thành phần 1 Thành tế bào Màng sinh 2 chất 3 Lông và roi Chức năng Quy định h nh dạng của tế bào. Có chức năng trao đổi chất và bảo vệ tế bào. - Lông giúp vi khuẩn bám trên bề mặt tế bào chủ. - Roi giúp vi khuẩn di chuyển. Cấu tạo Peptiđôglican Phôtpholipit kép, Prôtêin. Prôtêin 19 4 Tế bào chất 5 Vùng nhân - Không có hệ thống nội - Bào tương là nơi diễn ra các màng và không có các phản ứng sinh hóa trong tế bào. bào quan có màng bọc. - Ribôxôm là nơi tổng hợp - Gồm bào tương và bào prôtêin. quan (chỉ có ribôxôm). - Không có màng bao bọc, chỉ chứa 1 phân tử ADN dạng vòng. Là nơi lưu trữ và truyền đạt - Ngoài ra còn có ADN thông tin di truyền. dạng vòng nhỏ gọi là plasmit. Một số hình ảnh sản phẩm học tập Hình 2.17. Sản phẩm tìm hiểu cấu tạo của tế bào nhân sơ 20 NỘI DUNG 2. T BÀO NHÂN THỰC Phần nội dung kiến thức tế bào nhân thực bao gồm Bài 8, 9, 10 được dạy trong 2 tiết, để thực hiện tốt nội dung này tôi xây dựng kế hoạch dạy học như sau: Tiết Phƣơng pháp và kĩ thuật dạy học Nội dung kiến thức - Hoàn thành phần nội dung: Đặc điểm - Phương pháp: Hoạt động nhóm chung của tế bào nhân thực. - Kĩ thuật dạy học: Sơ đồ tư duy 1 - Tìm hiểu cấu trúc các bào quan trong tế và các mảnh ghép. bào nhân thực dưới dạng sơ đồ tư duy. - Phương pháp: Hoạt động nhóm Báo cáo, đánh giá và hoàn thiện sản và Graph. 2 phẩm phần nội dung: Cấu trúc các bào - Kĩ thuật dạy học: Các mảnh quan trong tế bào nhân thực. ghép và kĩ thuật phòng tranh. Tiết 1 I. Đặc điểm chung của tế bào nhân thực ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Yêu cầu học sinh quan sát một số hình ảnh tế bào nhân thực (đính kèm ppt) và hoàn thành thật nhanh” hai nhiệm vụ sau: Nhiệm vụ 1. Quan sát hình 1 và hoàn thành phiếu học tập số 1 so sánh cấu tạo của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Nội dung Tế bào nhân sơ Tế bào nhân thực 1. Kích thƣớc Hệ thống 2. Tế nội màng bào Số lượng chất bào quan 3. Cấu tạo nhân Hình 2.18. Cấu trúc chung của tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực Nhiệm vụ 2. Quan sát h nh 2, sau đó đánh dấu x vào các bào quan có ở tế bào thực vật và tế bào động vật vào phiếu học tập số 2 Các bào quan 1. Nhân tế bào 2. Lưới nội chất 3. Ti thể ……….. H nh 2.19. Tế bào thực vật và tế bào động vật 21 Tế bào thực vật x Tế bào động vật x ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hoạt động cá nhân quan sát, suy nghĩ, kết hợp với SGK nhanh chóng hoàn thành phiếu học tập theo đúng thời gian. ƣớc 3: áo cáo kết quả học tập: Đại diện học sinh trả lời câu hỏi. ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập: Học sinh nhận xét, bổ sung, giáo viên nhận xét chung và chuẩn hóa kiến thức đúng về đặc điểm chung của tế bào nhân thực. ƣớc 5: Sản phẩm học tập Đặc điểm chung của tế bào nhân thực - Kích thước lớn hơn tế bào nhân sơ, cấu tạo phức tạp gồm 3 phần chính: màng sinh chất, tế bào chất và nhân. + Tế bào chất có hệ thống nội màng và nhiều bào quan có màng bao bọc. + Nhân có cấu tạo hoàn chỉnh đã có màng nhân. - Tế bào thực vật có lục lạp, thành xenlulôzơ và không bào. Tế bào động vật không có (trừ động vật bậc thấp có không bào tiêu hóa). II. Cấu trúc các bào quan trong tế bào nhân thực Trong quá trình dạy học tôi nhận thấy ở tế bào nhân thực số lượng bào quan nhiều hơn tế bào nhân sơ, mỗi bào quan, học sinh phải nhớ được h nh dạng, cấu trúc và chức năng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu các bào quan bị ngắt quãng vì (1 tiết/1 tuần), điều này dẫn tới t nh trạng học sinh học bào quan này lại quên bào quan khác và việc so sánh các bào quan gặp rất nhiều khó khăn. Nhằm giúp học sinh học tập có hệ thống, học sâu tôi sử dụng phương pháp nhóm, Graph cùng với kĩ thuật sơ đồ tư duy, các mảnh ghép và kĩ thuật phòng tranh. ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Vòng 1: Nhóm chuyên gia; giáo viên chia lớp thành 6 nhóm (mỗi nhóm gồm 6 - 7 học sinh tùy từng lớp) tương ứng với 6 đơn vị kiến thức như sau: Nhóm 1: Nhân tế bào Nhóm 4: Ti thể, Lục lạp Nhóm 2: Lưới nội chất và Nhóm 5: Một số bào quan khác: Ribôxôm Không bào, Lizôxôm Nhóm 3: Bộ máy Gôngi Nhóm 6: Màng sinh chất và các cấu trúc bên ngoài màng sinh chất. (Giáo viên sẽ căn cứ vào từng lớp linh hoạt phân chia nhiệm cho nhóm) Nhiệm vụ của vòng 1: Các nhóm tìm hiểu cấu trúc, chức năng của 1 - 2 bào quan (phân tích sâu phần chức năng) và xử lý thông tin dưới dạng sơ đồ tư duy vào giấy A0 trong thời gian của tiết 1. - Vòng 2: Các nhóm mảnh ghép được hình thành, khoảng từ 8-10 học sinh từ các nhóm chuyên gia ở vòng 1 (bao gồm 1-2 người từ nhóm I, 1-2 từ nhóm II, …). 22 Nhiệm vụ vòng 2: Xem tranh hoàn thành phiếu học tập tìm hiểu cấu trúc chức năng của tất cả bào quan vào tiết 2. ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Hoạt động nhóm thực hiện nhiệm vụ vòng 1 tìm hiểu các bào quan về hình dạng, cấu trúc, chức năng sau đó lên ý tưởng hình thành sơ đồ tư duy. H nh 2.20. Học sinh t m hiểu cấu trúc các bào quan trong tế bào nhân thực 23 - Giáo viên: + Quan sát, hỗ trợ học sinh trong quá tr nh hoạt động nhóm. + Yêu cầu học sinh: Cuối tiết 1 các nhóm chuyên gia nộp lại sơ đồ tư duy cho giáo viên làm tư liệu tổ chức tiết học thứ 2, các chuyên gia trong nhóm về nhà tiếp tục t m hiểu thêm thông tin về các bào quan trong tế bào nhân thực để báo cáo, giải đáp thắc mắc cho các thành viên trong nhóm vào tiết 2. Tiết 2 ƣớc 3: áo cáo kết quả học tập - Giáo viên nêu yêu cầu: + Học sinh dán 6 sơ đồ tư duy mà các nhóm chuyên gia đã hoàn thành ở tiết 1 lên 6 góc trong lớp học tạo thành một phòng tranh. + Các nhóm mảnh ghép đi xem tranh được hình thành, mỗi nhóm mảnh ghép sẽ bao gồm thành viên đến từ các nhóm chuyên gia (đã phân chia từ cuối tiết 1). + Phát phiếu học tập cho mỗi học sinh và yêu cầu hoàn thành khi đi xem tranh. Hình 2.21. Phiếu học tập của mỗi học sinh phải hoànthành khi đi xem tranh + Tổ chức cho học sinh đi xem tranh: Giáo viên hướng dẫn học sinh chiều di chuyển đến 6 vị trí tương ứng đã dán tranh. Đến ức tranh” của nhóm nào thì chuyên gia nhóm đó có 3 phút để thực hiện nhiệm vụ giảng bài, trả lời các câu hỏi của các thành viên còn lại trong nhóm về kiến thức bào quan có trong sơ đồ tư duy; các học sinh còn lại trong nhóm phải ghi chép lại các nội dung bạn đã dạy vào 24 phiếu học tập; có thể đặt câu hỏi nếu có thắc mắc. Sau 3 phút, giáo viên báo hiệu hết giờ, yêu cầu các nhóm di chuyển sang vị trí thứ 2 và tiếp tục với bạn chuyên gia thứ 2. Sau khi chuyển hết 6 vị trí, các em học hết cấu trúc và chức năng của các bào quan trong tế bào nhân thực. 25 Hình 2.22. Học sinh t m hiểu cấu trúc các bào quan trong tế bào nhân thực theo kĩ thuật phòng tranh 26 ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập + Giáo viên thu lại phiếu học tập về nhà sửa sai, bổ sung kiến thức từng nội dung để học sinh nhận ra ưu điểm cần phát huy, khuyết điểm cần khắc phục. + Kiểm tra một vài học sinh về kiến thức liên quan đến 6 nội dung đã được tìm hiểu. Nếu học sinh trả lời đúng giáo viên tuyên dương và ghi nhận bằng cách cho điểm; nếu học sinh không trả lời được giáo viên sẽ gợi ý và giải thích thêm để học sinh khắc sâu kiến thức. + Giáo viên mở rộng kiến thức bằng cách đặt các câu hỏi tình huống: Bào quan Câu hỏi tình huống Trong cơ thể người loại tế bào nào có nhiều nhân, loại tế bào 1. Nhân tế nào không có nhân? Các tế bào bào không có nhân có khả năng sinh trưởng không? Vì sao? Trong cơ thể người loại tế bào nào có LNC có hạt phát triển, loại tế bào nào có LNC trơn phát triển? Insulin là một loại hooc môn có bản chất prôtêin. Nó được tổng hợp trong các tế bào β của tuyến tụy và được bài xuất vào 3. Bộ máy máu để tham gia vào cơ chế gôngi điều chỉnh lượng glucôzơ trong máu. Hãy cho biết Insulin được tổng hợp và phân phối theo con đường nào? V sao Lục lạp và ti thể là 2 4. Ti thể loại bào quan có khả năng tự và lục lạp tổng hợp prôtêin cho riêng mình? Tiến hành thí nghiệm tính thấm của màng tế bào sống và tế bào chết, kết quả cho màu sắc khác 5. Màng nhau ở lát cắt phôi ngô không sinh chất đun cách thủy với lát cắt phôi đun cách thủy khi cùng ngâm vào xanh metylen. Hãy giải thích? 2. Lƣới nội chất (LNC) 27 Đáp án - Tế bào nhiều nhân: tế bào bạch cầu, tế bào gan. - Tế bào không nhân: tế hồng cầu, không sinh trưởng vì nhân chứa NST mang ADN có các gen điều khiển và điều hòa mọi hoạt động sống của tế bào. - Tế bào có LNC trơn phát triển: tế bào gan, tế bào tuyến nhờn,… - Tế bào có LNC hạt phát triển: tế bào bạch cầu, tế bào tuyến yên, ... - Insulin được tổng hợp nhờ các ribôxôm trên LNC hạt sau đó được vận chuyển bộ máy gôngi để bao gói trong các túi tiết. - Khi có tín hiệu, các túi này liên kết với màng tế bào để giải phóng Insulin ra dịch mô. Từ dịch mô Insulin khuếch tán vào máu. Vì hai tế bào này đều có ADN dạng vòng và ribôxôm. - Phôi sống không bắt màu khi nhuộm còn phôi chết bắt màu xanh. - Vì: Phôi sống màng sinh chất có khả năng thấm chọn lọc, còn phôi chết màng màng sinh chất không có đặc tính này. ƣớc 5: Sản phẩm học tập Hình 2.23. Đại diện sản phẩm phiếu học tập của học sinh 28 NỘI DUNG 3. VẬN CHUYỂN CÁC CHẤT QUA MÀNG SINH CHẤT I. Vận chuyển thụ động Căn cứ vào việc phân tích mục tiêu, nội dung kiến thức tôi quyết định lựa chọn phƣơng pháp góc để dạy học phần vận chuyển thụ động nhằm tạo ra những h nh thức học tập mới sinh động hơn, hấp dẫn hơn. ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên: Chia lớp thành 4 nhóm tương ứng với 4 góc, sau đó chuyển giao nhiệm vụ học tập cho từng nhóm, quy định thời gian và hướng dẫn chiều di chuyển giữa các góc. - Nhóm 1: Góc quan sát Quan sát ảnh, video về vận chuyển thụ động trong máy vi tính và hoàn thành phiếu học tập số 1. - Nhóm 2: Góc phân tích Nghiên cứu nội dung phần I, SGK Sinh học 10 trang 47 và hoàn thành phiếu học tập số 2. - Nhóm 3: Góc trải nghiệm Học sinh tiến hành một số thí nghiệm mô tả vận chuyển thụ động được giáo viên hướng dẫn cách làm và được giao nhiệm vụ chuẩn bị trước tiết học. Sau đó quan sát, giải thích hiện tượng và hoàn thành phiếu học tập số 3. - Nhóm 4: Góc vận dụng Giải thích các hiện tượng thực tiễn đời sống liên quan tới vận chuyển thụ động bằng cách hoàn thành phiếu học tập số 4. Như vậy, bốn góc cùng thực hiện một mục tiêu học tập là tìm hiểu kiến thức vận chuyển thụ động nhưng theo 4 cách khác nhau. Các nhóm được di chuyển qua các góc học tập theo sự hướng dẫn của giáo viên. Chiều di chuyển giữa các góc: Góc trải nghiệm Góc quan sát Chiều di chuyển Góc vận dụng Góc phân tích 29 Hình 2.24. Phiếu học tập của học sinh phần vận chuyển thụ động ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Nhận nhiệm vụ nhanh chóng phân chia nhiệm vụ cho các thành viên nhóm và hoàn thành phiếu học tập theo đúng thời gian quy định. - Giáo viên: Quan sát các nhóm học sinh thực hiện nhiệm vụ tại mỗi góc, hỗ trợ kịp thời khi cần, hướng dẫn di chuyển giữa các góc. Hình 2.25. Học sinh t m hiểu vận chuyển thụ động theo phương pháp góc 30 ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập - Giáo viên: Yêu cầu học sinh báo cáo kết quả hoạt động nhóm theo thứ tự: Góc quan sát Góc phân tích Góc trải nghiệm Góc vận dụng. Kết quả các nhóm được treo đồng thời để so sánh, đối chiếu. - Học sinh: Đại diện nhóm báo cáo kết quả phiếu học tập, sau đó thảo luận về nội dung trình bày mỗi nhóm. Hình 2.26. Học sinh báo cáo kết quả vận chuyển thụ động ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh: Nhận xét, bổ sung và thống nhất kiến thức vận chuyển thụ động. - Giáo viên: Nhận xét, chuẩn hóa kiến thức và nhấn mạnh tính ứng dụng của vận chuyển thụ động như: Bảo quản thực phẩm trong môi trường có nồng độ đường hoặc muối cao, không xả thải những chất có mùi hôi thối ra môi trường, cấm hút thuốc lá nơi công cộng, …. ƣớc 5: Sản phẩm học tập 1. Khái niệm: Vận chuyển thụ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất mà không cần tiêu tốn năng lượng. - Nguyên lí: Khuếch tán (từ nơi có nồng độ cao đến nơi có nồng độ thấp). 2. Các kiểu vận chuyển qua màng - Qua lớp phôtpholipit kép: chất kích thước nhỏ, không phân cực như CO2, O2… - Qua kênh prôtêin: chất có kích thước lớn, phân cực như gluxit, glucôzơ,... - Đối với các phân tử nước vận chuyển qua kênh prôtêin theo cơ chế thẩm thấu. 3. Các yếu tố ảnh hƣởng đến tốc độ khuếch tán qua màng - Nhiệt độ môi trường, nồng độ chất tan, kích thước các chất,… - Căn cứ vào sự chênh lệch nồng độ chất tan chia thành 3 loại môi trường: + Ƣu trƣơng: Nồng độ chất tan ở ngoài môi trường cao hơn trong tế bào. + Đẳng trƣơng: Nồng độ chất tan ngoài môi trường bằng trong tế bào. + Nhƣợc trƣơng: Nồng độ chất tan ngoài môi trường thấp hơn trong tế bào. 31 II. Vận chuyển chủ động ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - iáo viên yêu cầu học sinh theo dõi các ví dụ, quan sát video, hình ảnh về vận chuyển chủ động và trả lời các câu hỏi sau: + Ví dụ: Ở một loài tảo biển, nồng độ iôt trong tế bào tảo cao gấp 1000 lần nồng độ iôt trong nước biển, nhưng iôt vẫn được vận chuyển từ nước biển qua màng vào trong tế bào tảo. Tại ống thận, tuy nồng độ glucôzơ trong nước tiểu thấp hơn trong máu 1,2g/l nhưng glucôzơ trong nước tiểu vẫn được thu hồi trở về máu. Hình 2.27. Hình mô tả hình thức vận chuyển chủ động - Câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ: + Thế nào là vận chuyển chủ động? Đặc điểm của phương thức vận chuyển này? + Cơ chế vận chuyển chủ động? ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh thực hiện nhóm cặp đôi” áp dụng kĩ thuật động não” quan sát và nhanh chóng t m ra câu trả lời. ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập: Đại diện cặp đôi trả lời các câu hỏi ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh nhận xét chéo câu trả lời của các nhóm. - Giáo viên nhận xét chung và chuẩn hóa kiến thức; sau đó nhấn mạnh điểm khác nhau giữa vận chuyển chủ động và thụ động. - Giáo viên mở rộng: Trong hai hình thức vận chuyển trên thì vận chuyển chủ động là chủ yếu vì màng tế bào có tính thấm chọn lọc, màng chỉ đưa vào những chất cần thiết cho tế bào và loại bỏ các chất độc đối với tế bào dù sự vận chuyển đó ngược chiều nồng độ, cần tiêu tốn năng lượng. 32 ƣớc 5: Sản phẩm học tập 1. Khái niệm Vận chuyển chủ động là phương thức vận chuyển các chất qua màng tế bào từ nơi có nồng độ thấp đến nơi có nồng độ cao (ngược chiều nồng độ) và cần tiêu tốn năng lượng. 2. Cơ chế - ATP liên kết với prôtêin đặc chủng cho từng loại cơ chất. - Prôtêin biến đổi để đưa các chất ra ngoài tế bào hay vào bên trong tế bào. III. Nhập bào và xuất bào ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên: Yêu cầu học sinh theo dõi video quá tr nh nhập bào, xuất bào và ví dụ minh họa như quá tr nh thực bào của trùng amip, bạch cầu, quá trình xâm nhập và phát tán của virut cúm,... - Câu hỏi chuyển giao nhiệm vụ: + Thế nào là nhập bào và xuất bào? Có mấy loại nhập bào? + Phân biệt ẩm bào và thực bào? + Em hãy lấy ví dụ về hiện tượng xuất bào, nhập bào? ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Học sinh hoạt động độc lập quan sát video quá tr nh nhập bào và xuất bào, suy nghĩ t m cách giải quyết vấn đề. ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập: Giáo viên dùng số thứ tự” ngẫu nhiên gọi đại diện học sinh trình bày. ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập: Học sinh còn lại dùng bút đỏ ghi lại những ý đúng, sửa sai những ý chưa đúng. ƣớc 5: Sản phẩm học tập 1. Nhập bào là phương thức tế bào đưa các chất vào bên trong tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất và tiêu tốn ATP. - Gồm hai kiểu + Thực bào là quá tr nh bao gói và đưa tế bào vi khuẩn, các mảnh vỡ tế bào, chất có kích thước lớn vào bên trong tế bào. + Ẩm bào là quá tr nh bao gói và đưa các chất lỏng vào bên trong tế bào. 2. Xuất bào là phương thức vận chuyển các chất ra khỏi tế bào bằng cách biến dạng màng sinh chất và tiêu tốn ATP. Các chất xuất bào: Prôtêin, đại phân tử..... 33 NỘI DUNG 4. THỰC HÀNH THÍ NGHI M CO VÀ PHẢN CO NGUYÊN SINH ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập - Giáo viên kiểm tra công tác chuẩn bị trƣớc khi thực hành: + Chia lớp thành các nhóm và ổn định vị trí thực hành cho các nhóm. + Kiểm tra sự chuẩn bị mẫu vật của các nhóm: Lá thài lài tía hoặc lá lẻ bạn, củ hành tím….. + Phân chia dụng cụ cho mỗi nhóm: Kính hiển vi, lưỡi lam hoặc kim mũi mác, phiến kính và lá kính, ống nhỏ giọt, nước cất, dung dịch muối loãng 8%, giấy thấm. Hình 2.28. Mẫu vật, dụng cụ hóa chất thực hành - Giáo viên chuyển giao các nhiệm vụ học tập Nhiệm vụ 1: Quan sát tế bào ban đầu 1. Làm tiêu bản Dùng dao lam tách lớp tế bào biểu b mỏng của củ hành hoặc lá thài lài tía phần có màu kích thước 0,2 – 0,5 cm. 2. Quan sát tế bào - Đặt tế bào biểu b lên phiến kính trên đó đã nhỏ sẵn một giọt nước cất. Đặt một lá kính lên mẫu vật. Dùng giấy Hình 2.29. Mô tả quan sát tế bào ban đầu thấm hút nước xung quanh. - Sau đó đặt tiêu bản lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường rồi quay vật kính x 10 để quan sát vùng có mẫu vật. - Chọn vùng có lớp tế bào mỏng nhất để quan sát các tế bào biểu bì của lá rồi sau đó chuyển sang vật kính x 40 để quan sát cho rõ hơn. - Vẽ hình các tế bào biểu b b nh thường và các tế bào cấu tạo nên khí khổng quan sát được dưới kính hiển vi. Câu hỏi: Khí khổng đóng hay mở? 34 Nhiệm vụ 2: Quan sát tế bào co nguyên sinh và phản co nguyên sinh 1. Quan sát hiện tƣợng co nguyên sinh - Lấy tiêu bản ra khỏi kính và dùng ống nhỏ giọt nhỏ 1 giọt dung dịch nước muối vào mẫu, dùng giấy thấm phía đối diện để đưa nhanh dung dịch nước muối vào vùng có tế bào, sau đó quan sát dưới kính hiển vi. - Vẽ hình các tế bào đang co nguyên sinh quan sát được dưới kính hiển vi. Câu hỏi: Tế bào lúc này có gì khác so với trước khi nhỏ nước muối? 2. Quan sát hiện tƣợng phản co nguyên sinh - Lấy tiêu bản ra khỏi kính, nhỏ 1 giọt nước cất vào rìa lá kính, dùng giấy phía đối diện, sau đó tiến hành quan sát dưới kính hiển vi. - Vẽ hình các tế bào phản co nguyên sinh quan sát được dưới kính hiển vi. Câu hỏi: Tại sao khí khổng lại mở trở lại? ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập - Học sinh: Nhận dụng cụ, sau đó phân công việc cho từng thành viên trong nhóm tiến hành nhiệm vụ: quan sát cấu trúc tế bào, tế bào co nguyên sinh và phản co nguyên sinh. Sau đó, hoạt động nhóm tìm ra câu trả lời sau mỗi thí nghiệm. - Giáo viên: Kiểm tra kết quả của các nhóm bằng cách quan sát sản phẩm qua kính hiển vi của các nhóm. Hình 2.30. Học sinh thực hiện nhiệm vụ thực hành 35 Hình 2.31. Học sinh thực hiện nhiệm vụ thực hành ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập - Giáo viên: Yêu cầu các nhóm báo cáo sản phẩm và trả lời câu hỏi theo từng nhiệm vụ cụ thể. - Học sinh: Trả lời được hình ảnh mà các em quan sát theo từng nhiệm vụ: + Nhiệm vụ 1. Chỉ rõ được các thành phần cơ bản của tế bào thực vật trong đó có khí khổng, trạng thái của khí khổng đóng hay mở? Vì sao? + Nhiệm vụ 2. Giải thích được tế bào khí khổng đóng, mở trong trường hợp nào? Rút ra kết luận về hiện tượng co và phản co nguyên sinh? ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập: Giáo viên nhận xét, đánh giá quá tr nh hoạt động của 4 nhóm làm cơ sở cho điểm cuối chủ đề. ƣớc 5: Sản phẩm học tập: Bài thu hoạch thực hành của học sinh và hình ảnh học sinh chụp được khi thực hiện nhiệm vụ. Nhân Thành tế bào Tế bào chất Hình 2.32. Tế bào biểu bì vảy hành và lỗ khí mở 36 1 2 3 4 Hình 2.33. Tế bào co nguyên sinh (1, 2, 3) và phản co nguyên sinh (4) Hình 2.34. Đại diện bài báo cáo thực hành của học sinh 37 HOẠT ĐỘNG 3: LUY N TẬP ƣớc 1: Chuyển giao nhiệm vụ học tập Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện 2 nhiệm vụ (Đã được chuẩn bị trước): Nhiệm vụ 1. Các nhóm trưng bày sản phẩm mô hình tế bào nhân sơ, nhân thực. Nhiệm vụ 2. Hệ thống hóa các nội dung kiến thức của chủ đề dưới dạng sơ đồ theo phương pháp Graph hoặc sơ đồ tư duy. + Nhóm 1. Hệ thống hóa kiến thức nội dung tế bào nhân sơ + Nhóm 2. Hệ thống hóa kiến thức nội dung tế bào nhân thực + Nhóm 3. So sánh tế bào nhân sơ và tế bào nhân thực theo sơ đồ tư duy + Nhóm 4. Hệ thống hóa kiến thức vận chuyển các chất qua màng sinh chất Hình 2.35. Nhiệm vụ học tập của các nhóm theo thứ tự 1, 2, 3, 4 38 ƣớc 2: Thực hiện nhiệm vụ học tập: Các nhóm nhanh chóng trưng bày sản phẩm và phân công thành viên lên báo cáo kết quả của nhóm. ƣớc 3: Báo cáo kết quả học tập: Đại diện các nhóm báo cáo sản phẩm của nhóm, các thành viên khác lắng nghe tích cực, ghi chép và đặt câu hỏi (nếu có). ƣớc 4: Đánh giá kết quả học tập - Học sinh: Các nhóm nhận xét, đánh giá nhằm hoàn thiện mô hình và sơ đồ hệ thống hóa những nội dung đã học trong chủ đề. - Giáo viên: Nhận xét (cơ sở cuối giờ chấm điểm), khắc sâu kiến thức và tuyên dương sự cố gắng của học sinh trong suốt quá trình học tập. ƣớc 5: Sản phẩm học tập Hình 2.36. Một số sản phẩm mô hình tế bào 39 Hình 2.37. Sản phẩm phiếu học tập của học sinh trong hoạt động luyện tập 40 HOẠT ĐỘNG 4: VẬN DỤNG, TÌM TÒI VÀ MỞ RỘNG KI N THỨC - Giáo viên: Yêu cầu học sinh đọc thông điệp sau Vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh: Thực trạng đáng báo động Kháng sinh ra đời ở những năm đầu của thập kỷ 40, đây là bước ngoặt lớn trong lịch sử y học nhân loại. Kháng sinh những chất được chiết xuất từ các vi sinh vật, nấm, được tổng hợp hoặc bán tổng hợp. Đây là các thuốc diệt vi khuẩn hay kìm hãm sự phát triển của vi khuẩn một cách đặc hiệu. Mặc dù kháng sinh có tác dụng tích cực là điều trị bệnh, diệt vi khuẩn gây bệnh, không cho vi khuẩn sinh sôi nhưng việc lạm dụng thuốc kháng sinh như: người dân có bệnh không đi khám bác sĩ mà tự ý mua kháng sinh ngoài tiệm thuốc tây, bác sĩ kê đơn kháng sinh không phù hợp, dược sĩ không tuân thủ quy định bán thuốc theo đơn điều này dẫn tới tình trạng không những bệnh không khỏi mà vi khuẩn có khả năng kháng thuốc và tiếp tục nhân lên trong cơ thể người bệnh ngay cả khi đang điều trị bằng kháng sinh. Trong khi đó, việc nghiên cứu và sản xuất thuốc kháng sinh mới rất khó khăn và tốn kém, hậu quả của kháng thuốc kháng sinh dẫn đến bệnh lâu khỏi, nặng hơn, nguy cơ tử vong cao hơn và chi phí điều trị tốn kém hơn. Tại Việt Nam theo nghiên cứu của CDDEP (Trung tâm Động lực Bệnh, kinh tế & chính sách) thực hiện từ 2000 đến 2015, Việt Nam nằm trong top 3 quốc gia có tốc độ bình quân tiêu thụ kháng sinh tăng nhanh, đứng sau Tunisa và Thổ Nhĩ Kỳ và là một trong các quốc gia có tỉ lệ kháng kháng sinh cao nhất thế giới. Dựa vào thông tin trên em hãy trả lời một số câu hỏi sau: 1. Thế nào là thuốc kháng sinh? Tác dụng của thuốc kháng sinh? 2. Hiện tượng kháng thuốc là gì? Nguyên nhân làm gia tăng t nh trạng kháng thuốc? Hậu quả của hiện tượng kháng thuốc? 3. Tình trạng kháng thuốc do vi khuẩn ở Việt Nam diễn ra như thế nào? Em hãy nêu những biện pháp hạn chế tình trạng kháng thuốc của vi khuẩn? - Học sinh: Khắc sâu, ghi nhớ kiến thức và vận dụng kiến thức vào thực đời sống để góp phần bảo vệ sức khỏe cho bản thân và cộng đồng. 41 PHẦN THỨ A K T QUẢ VÀ HI U QUẢ PH I N ỨN DỤN VÀO THỰC TIỂN 3.1. Mức độ hứng thú của học sinh đối với giờ học Học kỳ I, năm học 2019 - 2020 trường THPT Nguyễn Du có 8 lớp 10, tôi được phân công giảng dạy 4 lớp tôi chia làm hai nhóm có số lượng và năng lực học tập tương đương nhau: nhóm thực nghiệm gồm lớp 10A1, 10A5 và nhóm đối chứng gồm lớp 10A2 và 10A4. Sau khi thực hiện đề tài tôi đã tiến hành điều tra mức độ hứng thú của học sinh khi được học với phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực bằng cách phỏng vấn trực tiếp học sinh kết hợp phát phiếu điều tra ở 2 nhóm lớp tôi thu được kết quả như sau: Lớp Số học sinh Nhóm thực nghiệm Nhóm đối chứng Nhƣ vậy: 76 (100%) 76 (100%) Hứng thú Số lƣợng Tỉ lệ 76 100% 41 53.95% Hiểu bài Số lƣợng Tỉ lệ 76 100% 35 46.05% + Nhóm lớp thực nghiệm: Đổi mới phương pháp dạy học th học sinh phải hoạt động rất nhiều, tích cực hơn trong học tập, khả năng tiếp thu kiến thức cao hơn, các em cảm thấy yêu thích môn học, dù tiết 5 nhưng khi được giao nhiệm vụ các em vẫn tràn đầy năng lượng để thực hiện nhiệm vụ học tập. + Nhóm lớp đối chứng: Dạy học theo phương pháp truyền thống chủ yếu là sử dụng phương pháp vấn đáp, thuyết giảng th tiết học trầm, học sinh ít hoạt động, chỉ lắng nghe và ghi chép thụ động một chiều, dẫn tới t nh trạng học sinh mệt mỏi và ngủ trong giờ học, khả năng tiếp thu kiến thức không cao. 3.2. Kết quả kiểm tra chất lƣợng của giờ học Để kiểm tra tác dụng của việc áp dụng phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực tôi tiến hành xây dựng hệ thống câu hỏi kiểm tra đánh giá sau mỗi tiết học và khi kết thúc chủ đề ở lớp thực nghiệm và lớp đối chứng là như nhau để đảm bảo tính công bằng. Sau đó rút ra kết luận mang tính khách quan, các kết quả qua bài kiểm tra số 1 và số 2 được phân tích định lượng. Kết quả thu được tr nh bày ở các bảng và biểu đồ sau. 42 ài kiểm tra số 1 Bảng 3.1. Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra số 1 Số bài đạt điểm Tổng Lớp số bài 1 2 3 4 5 6 7 8 Thực nghiệm 76 0 0 3 4 9 14 21 12 Đối chứng 76 0 4 7 8 17 14 12 9 9 9 5 10 4 0 Hình 3.1. Đồ thị điểm bài kiểm tra số 1 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Dựa vào bảng điểm và biểu đồ kết quả bài kiểm tra số 1 cho thấy: Các lớp thực nghiệm điểm 8-9-10 tăng và ngược lại với điểm 2-3-4 giảm. Như vậy, các lớp thực nghiệm có kết quả kiểm tra cao hơn lớp đối chứng. ài kiểm tra số 2: Bảng 3.2. Bảng thống kê điểm số của bài kiểm tra số 2 Số bài đạt điểm Tổng Lớp số bài 1 2 3 4 5 6 7 8 Thực nghiệm 76 0 0 2 5 11 19 18 10 Đối chứng 76 0 2 5 10 22 16 13 8 9 6 0 10 5 0 Hình 3.2. Đồ thị điểm bài kiểm tra số 2 của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng 43 Dựa vào bảng điểm và biểu đồ kết quả bài kiểm tra số 2: Các lớp thực nghiệm điểm 8-9-10 tăng, ngược lại với điểm 2-3-4 giảm và có xu hướng giảm so với lần trước. Như vậy, các lớp thực nghiệm có kết quả kiểm tra cao hơn lớp đối chứng. Kết thúc học kỳ I, các em đều phải hoàn thành bài kiểm tra học kỳ, trong bài kiểm tra này đa số các câu hỏi đều thuộc chủ đề cấu trúc tế bào và thêm một lần nữa cho phép tôi được kiểm chứng lại hiệu quả của việc đổi mới phương pháp. Kết quả thống kê chất lượng môn Sinh học ở nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng được tr nh bày ở các bảng và biểu đồ sau. Bảng 3.3. Kết quả học tập của nhóm thực nghiệm và nhóm đối chứng sau khi kết thúc học kỳ I năm học 2019 - 2020 Số iỏi Khá Trung bình ếu Nhóm lƣợng Lớp SL % SL % SL % SL % HS Thực 76 27 35.52 32 42.11 12 15.79 5 6.58 nghiệm Đối 76 14 18.42 20 26.32 31 40.78 11 14.48 chứng Hình 3.3. Đồ thị chất lượng học sinh của lớp thực nghiệm và lớp đối chứng Qua bài kiểm tra số 1, 2 và kết quả học kỳ I năm học 2019 - 2020 cho thấy việc sử dụng các phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực vào dạy chủ đề cấu trúc tế bào đã đem lại hiệu quả cao trong dạy học, giúp tăng hứng thú học tập của học sinh, các em chủ động lĩnh hội kiến thức, giảm tỉ lệ học sinh yếu. Ngoài ra, việc sử dụng phương pháp Graph trong học tập giúp học sinh rèn luyện kỹ năng suy luận có hệ thống trong học tập. 44 K T LUẬN Qua thực tiễn áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực vào chủ đề Cấu trúc tế bào” trong chương tr nh Sinh học lớp 10 đã đạt được kết quả rất khả quan. V vậy, tôi mong muốn được chia sẻ với các đồng nghiệp một số bài học kinh nghiệm như sau: 1. Khi áp dụng các phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực mỗi tiết học trở nên sinh động, hấp dẫn vừa góp phần nâng cao chuyên môn của chính người dạy và phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của chính người học. 2. Sản phẩm học tập trong quá tr nh thực hiện chủ đề cấu trúc tế bào như: Sơ đồ tư duy, tranh ảnh và các mô h nh tế bào không chỉ là đồ dùng dạy học, nguồn tư liệu học tập quý giá để truyền cảm hứng và t nh yêu đối với môn Sinh học cho các em học sinh. 3. Yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học trong tình hình hiện nay là rất cần thiết vì phương pháp mới giúp học sinh rèn luyện rất tốt kỹ năng học tập tuy nhiên thường mất nhiều thời gian hơn vì vậy, để khắc phục điều này giáo viên nên linh hoạt thiết kế những sơ đồ học tập (Graph) một cách ngắn gọn nhất theo từng bài và từng chủ đề giúp các em học tập có hệ thống, lưu lại những kiến thức trọng tâm nhất để đáp ứng được yêu cầu của các kỳ thi cấp THPT. 4. Phương pháp và kỹ thuật dạy học phải phong phú, sinh động, tránh đơn điệu gây sự nhàm chán cho học sinh. Tuy nhiên với năng lực có hạn, cộng với kinh nghiệm giảng dạy chưa nhiều, chắc chắn đề tài không tránh khỏi những thiếu sót. V vậy rất mong được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn. Ninh Sơn th n năm 2 20 Người viết ĐỖ THỊ VUI 45 TÀI LI U THAM KHẢO 1. Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành (1998), "Lí luận dạy học sinh học phần đại cươn " Nhà xuất bản giáo dục. 2. Nguyễn Phúc Chỉnh (2005), Phươn ph p Graph tron dạy học sinh học”, Nhà xuất bản giáo dục, Hà Nội. 3. Robert J. Marzano, Debra J. Pickering & Jame E. Pollock (2000), "C c phươn ph p dạy học hiệu quả" Người dịch: Nguyễn Hồng Vân, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam. 4. Giselle O. Martin-Kniep (2004), "T m đổi mới để trở thành n ười i o viên iỏi", Nhà xuất bản giáo dục. 5. Sách giáo khoa Sinh học lớp 10, Nhà xuất bản giáo dục, 2000. 6. Tài liệu tập huấn: "Dạy học và kiểm tra đ nh i kết quả học tập theo định hướn ph t triển năn lực học sinh môn Sinh học". Bộ Giáo Dục và Đào Tạo, Vụ giáo dục Trung học. 7. Trần Doãn Bách, Trần Bá Hoành, Nguyễn Quang Vinh (1980), "Lí luận dạy học Sinh học", Nhà xuất bản giáo dục. 46