Uploaded by Hoa nguyen thi

62- 70 thu

advertisement
Câu 5: trình bày quy tắc FOB
1) Cách quy định: FOB – giao hàng trên tàu
2) Tổng quan: người bán hoàn thành nghĩa vụ giao hàng khi hàng hóa được xếp lên tàu tại cảng
xếp hàng quy định – cảng đi
-
Mọi rủi ro và chi phí sẽ được chuyển sang bên người mua khi hàng được xếp lên tàu không phải
di chuyển qua lan can tàu (người bán hết trách nhiệm)
3) Trách nhiệm của người bán
-
Làm thủ tục thông quan xuất khẩu
-
Giao hàng và xếp hàng lên tàu
-
Cung cấp bằng chứng giao hàng
-
Trả phí bốc hàng lên tàu nếu chi phí này không bao gồm trong cước vận tải
-
Thông báo giao hàng
4) Nghĩa vụ của người mua
-
Kí kết hợp đồng vận tải thuê tàu, trả cước phí và chi phí bốc hàng nếu chi phí này thuộc cước phí
-
Thông quan nhập khẩu
-
Chịu mọi rủi ro và mất mát khi hàng hóa được xếp lên tàu, thông báo thời gian địa điểm…
5) Lưu ý:
-
Chỉ sử dụng cho vận tải đường biển và thủy nội địa
-
Lấy B/L càng nhanh càng tốt nhằm tránh rủi ro
-
Nên sủ dụng FCA thay FOB nếu không có ý định giao hàng lên tàu
o
Ưu điểm khi sử dụng FCA thay

Di chuyển rủi ro sớm hơn

Rủi ro khi giao hàng ít hơn

Chịu chi phí ít hơn

Giảm thời gian giao dịch, thu hồi được tiền hàng nhanh hơn
Câu 10: trình bày điều kiện DAT
1) Cách quy định: DAT – giao hàng tại nơi đến
2) Tổng quan: người bán chịu mọi rủi ro và chi phí đưa hàng đến và dỡ hàng tại bến đến quy định
tức là mọi rủi ro và chi phí sẽ được chuyển sang người mua khi hàng đã dở khỏi phương tiện vận
tải tại điểm giao hàng do người mua quy định tại bến, cảng
3) Nghĩa vụ người bán:
-
Thông quan xuất khẩu
-
Thuê phương tiện vận tải
-
Đặt hàng hóa đã dỡ dưới sự định đoạt của người mua
-
Cung cấp chứng từ giao hàng
-
Thông báo giao hàng
4) Nghĩa vụ người mua;
-
Thông báo giao hàng
-
Nhận hàng, nhận rủi ro
-
Thông quan nhập khẩu
33. So sánh chào hàng, chấp nhận chào hàng và hoàn giá chào theo quy định
của CISG
Chào hàng là Đề nghị của một bên gửi cho một hoặc một số đối tượng đã
xác định để bày tỏ ý định muốn bán hoặc muốn mua hàng hóa theo những điều
kiện cụ thể mà việc chấp nhận đề nghị này của bên được đề nghị sẽ hình thành
quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa.Theo quy định tại Điều 14.1 CISG, nội dung
của chào hàng phải “đủ rõ ràng”, cụ thể là phải nêu rõ hàng hóa, ấn định giá cả và
số lượng một cách trực tiếp hay gián tiếp hoặc quy định thể thức xác định các yếu
tố này. Theo đó, điều kiện nêu rõ hàng hóa là việc các bên thể hiện ý chí mua gì,
bán gì và điều kiện nêu rõ số lượng mua bao nhiêu. Việc xác định giá cả có thể quy
định trực tiếp hoặc gián tiếp hoặc phải quy đ ịnh phương thức xác định.
Chấp nhận chào hàng trong thương mại quốc tế là đồng ý của người được
chào hàng với những đề nghị của người chào hàng trong thương mại quốc tế. Chấp
nhận chào hàng chỉ có giá trị làm phát sinh quan hệ pháp lí giữa người chào hàng
và người được chào hàng khi người chào hàng nhận biết được sự chấp nhận của
người được chào hàng. Để bày tỏ sự chấp nhận của mình, người được chào hàng có
thể thực hiện một số hành vi nhất định. Theo quy định của Công ước Viên 1980 về
hợp đồng mua bán hàng hoá quốc tế thì sự chấp nhận chào hàng của người được
chào hàng chỉ có giá trị pháp lí khi nó được thể hiện bằng lời tuyên bố hoặc bằng
hành vi của người được chào hàng, biểu thị sự đồng ý của mình đối với nội dung
của chào hàng. Như vậy, theo quy định này thì sự im lặng hoặc không hành động
của người được chào hàng sẽ không mặc nhiên có giá trị như một sự chấp nhận.
Hoàn giá chào hay còn gọi là mặc cả giá chào. Hoàn giá là mặc cả về giá cả
hoặc về các điều kiện giao dịch. Khi người nhận được chào hàng hoàn giá thì chào
hàng trước coi như hủy bỏ.Về mặt pháp lý, hoàn giá chào là việc người được chào
giá khước từ đề nghị của người chào giá, tự mình trở thành người chào giá và đưa
ra đề nghị mới làm cơ sở ký kết hợp đồng.Khoản 1 Điều 19 Công ước Viên quy
định rằng “Một sự trả lời có khuynh hướng chấp nhận chào hàng nhưng có chứa
đựng những điểm bổ sung, bớt đi hay các sửa đổi khác thì được coi là từ chối chào
hàng và cấu thành một hoàn giá”. Quy định này phản ánh quy tắc “hình ảnh trong
gương”theo đó một hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế được giao kết khi nội
dung của chào hàng được bên kia chấp nhận một cách đầy đủ, chính xác về mọi
điều kiện nêu trong chào hàng. Điều này có nghĩa là nếu một sự trả lời có khuynh
hướng chấp nhận chào hàng nhưng có bất kỳ sự sửa đổi, bổ sung tạo nên sự khác
biệt giữa chào hàng và chấp nhận chào hàng thì sự trả lời có khuynh hướng chấp
nhận chào hàng đó sẽ cấu thành một chào hàng mới hoặc một hoàn giá.
34. Trình bày về vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của người bán theo CISG
a) Nghĩa vụ của bên bán
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng và các chứng từ có liên quan đến hàng hoá
cho bên mua theo đúng thoả thuận trong hợp đồng về thời gian. Đó là thời điểm mà
các bên trong hợp đồng hoặc nếu không có thoả thuận cụ thể trong hợp đồng thì có
thể căn cứ vào hợp đồng để xác định được. Nếu các bên không thoả thuận một thời
điểm cụ thể mà thoả thuận một khoảng thời gian thì bên bán được coi là giao hàng
đúng thời hạn nếu hàng được giao vào bất kỳ một thời điểm nào trong khoảng thời
gian đó. Ngoài các trường hợp trên, bên bán được giao hàng vào một thời hạn hợp
lý sau khi hợp đồng được ký kết (Điều 33 Công ước Viên 1980).
- Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm
chất như mô tả trong hợp đồng hàng hoá được coi là không phù hợp với hợp đồng
nếu hàng hoá không thích hợp với mục đích sử dụng mà các hàng hoá cùng loại
thường đáp ứng hoặc không thích hợp cho bất kỳ mục đích cụ thể nào mà bên bán
đã biết vào lúc ký kết hợp đồng hoặc hàng có các tính chất của hàng mẫu hay kiểu
dáng mà bên bán đã cung cấp cho bên mua và hàng không được đóng gói theo cách
thông thường cho những hàng hoá cùng loại hoặc theo cách thích hợp để có thể
bảo vệ hàng hoá đó (Điều 35 Công ước Viên 1980).
– Bên bán có nghĩa vụ giao cho bên mua hàng hoá không bị ràng buộc bởi bất cứ
quyền hạn hay yêu sách nào của người thứ ba trên cơ sở quyền sở hữu công nghiệp
hoặc sở hữu trí tuệ khác (Điều 41Công ước Viên 1980).
– Bên bán có nghĩa vụ giao hàng đúng số lượng, chất lượng, quy cách phẩm chất
và điều kiện giao hàng tại địa điểm quy định. Nếu các bên không thoả thuận về địa
điểm giao hàng thì bên bán phải giao hàng theo quy định tại (điều 31 Công ước
Viên 1980).
b. Quyền của bên bán (Điều 62; Điều 63; Điều 64; Điều 74; Điều 78 CISG
1980)
Bên bán có quyền được thanh toán theo những quy định trong hợp đồng.
Trong trường hợp bên mua vi phạm nghĩa vụ của mình thì bên bán có quyền sau:
– Yêu cầu bên mua nhận hàng và thanh toán tiền hàng và thực hiện các nghĩa vụ
khác của bên mua.
– Cho phép bên mua một thời gian để bổ sung thực hiện các nghĩa vụ chưa hoàn
chỉnh.
– Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng trong một số trường hợp Công ước quy định.
– Yêu cầu bồi thường thiệt hại.
– Yêu cầu trả tiền lãi khi bên mua chậmthanh toán.
35. Trình bày về vấn đề nghĩa vụ và trách nhiệm của người mua theo CISG
a) Nghĩa vụ của người mua theo CISG
– Thanh toán tiền hàng
Theo quy định tại Điều 53 Công ước Viên 1980, bên mua có nghĩa vụ thanh
toán tiền hàng theo quy định của hợp đồng và của Công ước.Bên mua có nghĩa vụ
trả tiền vào ngày thanh toán đã quy định hoặc có thể được xác định theo hợp đồng
hoặc theo Công ước mà không cần có yêu cầu hoặc việc thực hiện một thủ tục mào
về phía bên bán (Điều 59 Công ước Viên 1980). Nghĩa vụ thanh toán tiền hàng của
bên mua bao gồm việc áp dụng các biện pháp và tuân thủ các biện pháp mà hợp
đồng hoặc Luật lệ đòi hỏi để có thể thực hiện được thanh toán tiền hàng tại địa
điểm nhất định. Nếu hợp đồng không quy định cụ thể địa điểm trả tiền sẽ là nơi
bên bán có trụ sở thương mại hoặc nơi giao hàng hoặc giao chứng từ nếu việc trả
tiền phải được thực hiện cùng lúc với việc giao hàng hoặc chứng từ. Nếu trong hợp
đồng không quy định thời hạn thanh toán tiền thì bên mua phải trả tiền khi bên bán
đặt hàng hoá hoặc thanh chứng từ nhận hàng dưới sự định đoạt của bên mua.
– Nhận hàng
Nghĩa vụ nhận hàng của bên mua bao gồm việc thực hiện mọi hành vi tạo
điều kiện cho bên bán giao hàng và tiếp nhận hàng hoá (Điều 60 Công ước Viên
1980) theo đúng quy định trong hợp đồng.
b. Quyền của bên mua (Điều 46; Điều 47; Điều 49 Công ước Viên 1980)
– Yêu cầu bên bán thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng (Nếu hàng hoá chưa phù hợp)
hoặc tiếp tục bổ sung hàng hoá (nếu còn thiếu về số lượng) hoặc sửa chữa hay đổi
hàng mới (nếu hàng hoá được cung cấp có khuyết tật)…
– Nếu hàng hoá không phù hợp với hợp đồng thì bên mua có quyền yêu cầu bên
bán giao hàng thay thế hoặc sửa chữa sự không phù hợp ấy. Trong trường hợp này,
bên mua có thể cho phép bên bán có thêm một thời hạn nhất định để thực hiện sự
sửa chữa ấy (Điều 46 Công ước Viên 1980).
– Nếu bên bán không đảm bảo đựơc thời gian giao hàng thì bên mua có thể cho
phép bên bán thêm một thời hạn nhất định để thực hiện hợp đồng (Điều 47 Công
ước Viên 1980).
– Tuyên bố huỷ bỏ hợp đồng nếu trong những trường hợp việc bên bán không thực
hiện nghĩa vụ theo hợp đồng tạo thành một vi phạm cơ bản hợp đồng hoặc khi bên
bán không giao hàng trong thời hạn bên mua gia hạn thêm hoặc bên bán tuyên bố
sẽ không giao hàng trong thời hạn bổ sung này (Điều 49 Công ước Viên 1980).
36. Trình bày về vấn đề chuyển rủi ro từ người bán sang người mua theo
CISG
Điều 66 Công ước Viên năm 1980 nêu rõ rủi ro đối với hàng hóa chính là
những mất mát hay tổn thất đối với hàng hóa. Sự mất mát của hàng hoá bao gồm
các trường hợp hàng hóa không thể được tìm thấy, đã bị đánh cắp hoặc đã được
chuyển giao cho người khác166. Sự tổn thất của hàng hóa bao gồm hàng hóa bị
phá hủy toàn bộ, sự hư hỏng, giảm sút chất lượng hàng hóa và sự thiếu hụt số
lượng của hàng hoá trong quá trình vận chuyển hoặc lưu trữ167. Tuy nhiên, thực
tiễn vận dụng CISG cho thấy một số tòa án vẫn áp dụng Điều 66 CISG đối với một
số rủi ro khác ngoài sự mất mát hay tổn thất hàng hóa như sự chậm trễ của nhà
chuyên chở sau khi người bán chuyển hàng hóa cho nhà chuyên chở168, hay các
quy định của chính phủ cấm kinh doanh các mặt hàng mà hai bên mua bán
Điều 66 CISG có quy định rằng khi hàng hóa đã bị mất mát hay tổn thất sau
khi rủi ro được chuyển sang cho người mua thì người mua sẽ phải gánh chịu rủi ro
đó và phải thanh toán đầy đủ tiền hàng cho người bán. Tuy nhiên, trong trường hợp
sự hư hỏng hay mất mát đó là do hành động hay thiếu sót của người bán, thì người
mua sẽ được miễn trừ nghĩa vụ thanh toán tiền hàng. Ví dụ, người bán đóng gói
hàng sai quy tắc và chỉ dẫn sai về cách bảo quản hàng hóa trong quá trình vận
chuyển, dẫn đến tình trạng hàng hóa bị hư hỏng, thì mặc dù rủi ro đã được chuyển
sang người mua, người mua sẽ không phải thanh toán tiền cho lô hàng đó.
Trong thực tiễn mua bán hàng hóa quốc tế thường xảy ra những sự kiện làm
mất mát, hư hỏng hàng hóa như cướp biển, bão đánh chìm tàu chở hàng... Trong
những trường hợp đó, yêu cầu đặt ra là phải xác định được trách nhiệm gánh chịu
rủi ro về hàng hóa thuộc về ai. Nếu hai bên không thỏa thuận về vấn đề chuyển rủi
ro trong hợp đồng thì sẽ phải áp dụng quy định của pháp luật. Theo CISG (Điều
67, 68, 69), thời điểm rủi ro được chuyển sang người mua sẽ được xác định trong
các trường hợp như sau:
- Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định: Nếu
người bán không buộc phải giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về hàng
hóa được chuyển sang người mua kể từ lúc hàng được giao cho người vận chuyển
đầu tiên. Quy định này có thể được minh họa bởi phán quyết của tòa án trong tranh
chấp Pizza cartons case, người mua đòi người bán bồi thường thiệt hại đối với tổn
thất của hàng hóa gây ra bởi người chuyên chở. Tuy nhiên, tòa án đã áp dụng điều
67.1, cho rằng rủi ro đối với tổn thất hàng hóa được chuyển giao cho người chuyên
chở và người bán không phải chịu trách nhiệm đối với tổn thất của hàng hóa gây ra
bởi người chuyên chở.
- Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định: Trừ trường
hợp có thỏa thuận khác, nếu người bán có nghĩa vụ giao hàng cho người chuyên
chở tại một địa điểm xác định thì người mua sẽ không phải gánh chịu rủi ro nếu
hàng hóa chưa được giao cho người vận chuyển tại địa điểm đó.
- Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hóa trên đường vận chuyển:
Trong hoạt động mua bán hàng hóa quốc tế, có nhiều trường hợp người bán buộc
phải ký hợp đồng mua bán hàng hóa khi hàng đang trên đường vận chuyển. Điều
68 Công ước Viên năm 1980 quy định rằng, trong trường hợp hàng hóa được bán
trên đường vận chuyển, người mua sẽ chịu rủi ro từ thời điểm giao kết hợp đồng.
Tuy nhiên, có những hoàn cảnh chỉ ra một thỏa thuận ngầm rằng người mua phải
chịu rủi ro từ thời điểm hàng hóa được giao cho người vận chuyển là người đã phát
chứng từ xác nhận một hợp đồng vận chuyển. Nhưng người mua sẽ không phải
chịu rủi ro về hàng hóa nếu người bán đã biết hoặc đáng lẽ phải biết về sự kiện mất
mát hay hư hỏng đó tại thời điểm giao kết hợp đồng mà không thông báo về điều
đó cho người mua.
- Trong các trường hợp khác ngoài các trường hợp trên: Với những trường hợp
không nằm trong các trường hợp trên đây thì rủi ro được chuyển sang người mua
khi người này nhận hàng tại trụ sở của người bán, hoặc nếu họ không làm việc này
đúng thời hạn quy định, thì người mua sẽ phải chịu rủi ro kể từ lúc hàng hóa được
đặt dưới quyền định đoạt của anh ta. Lưu ý rằng việc người mua sử dụng dịch vụ
nhà chuyên chở đến nhận hàng sẽ không ngăn cản việc rủi ro được chuyển sang
người mua tại thời điểm nhận hàng đó, ngay cả khi trong hợp đồng thỏa thuận
người mua sẽ đến nhận hàng. Nếu người mua phải nhận hàng tại một địa điểm
khác với nơi trụ sở của người bán thì thời điểm rủi ro được chuyển giao là khi đã
đến thời hạn giao hàng theo quy định của hợp đồng và người mua biết rằng hàng
hóa đã được đặt dưới quyền định đoạt của mình.
37. Trình bày về các trường hợp hủy hợp đồng theo quy đình của CISG
CISG quy định một bên được hủy hợp đồng nếu bên kia vi phạm cơ bản hợp
đồng (Điều 49 và Điều 64). Điều 25 định nghĩa:Vi phạm hợp đồng do một bên gây
ra là cơ bản nếu vi phạm đó gây thiệt hại cho bên kia đến mức tước đi đáng kể
những gì bên kia có quyền kỳ vọng (mong đợi) từ hợp đồng, trừ khi bên vi phạm
không tiên liệu được và một người có lý trí cũng không tiên liệu được hậu quả đó
nếu họ ở vào địa vị và hoàn cảnh tương tự”. Đây là một bài test kháchquan
(objective test – a reasonable person in similar situation) để xác định yếu tố tính dự
đoán trước được của thiệt hại đã xảy ra: thiệt hại càng khó tiên liệu trước
(unforeseeable) thì yếu tố nhân-quả càng thấp, và bên vi phạm càng dễ vượt qua
bài kiểm tra này và vi phạm sẽ không bị coi là cơ bản.
CISG quy định một trường hợp được hủy hợp đồng, đó là khi bên vi phạm
không không thực hiện nghĩa vụ trong thời hạn đã được gia hạn thêm (Điều 49
khoản 1 và Điều 64 khoản 1). Quy địnhnày, xuất phát từ nguyên tắc Nachfrist
trong pháp luật của Đức, giúp cho bên bị vi phạm thiện chí có quyền hủy hợp đồng
khi bên kia chậm trễ trong việc thực hiện nghĩa vụ. Nếu không có quy định này thì
sẽ rất khó hủy hợp đồng trong trường hợp chậm thực hiện nghĩa vụ vì khó chứng
minh vi phạm cơ bản trong trường hợp này.
62. p. tích mqh giữa PICC và CIGS 2010 trong vc điều chỉnh hđ mua bán hh qt
- giới thiệu qua về PICC và CISG
- không giống CISG và INCOTERMS, PICC ko đc điều chỉnh chuyển về hđ
mbhhqt. PICC là các quy phạm có thể áp dụng cho hđ tm nói chung; chúng đc xd
để điều chỉnh bât cứ loại hđ nào, ko dành riêng cho hđmbhqt. Mà còn áp dụng cho
các loại hđ đa dạng như: hđ cho thuê; hđ x.dựng; hđ phân phối; hđ chuyển giao
công nghệ hay hđ cung ứng
PICC nêu rõ các quy phạm chung lq chủ yêu đến giao kết hđ, thực hiện hđ và ko
thực hiện hđ
-CISG x.dựng các quy phạm để điều chỉnh nhiều khía cạnh quan trọng nhất của
HĐ mbhhqt như: giao kết hđ; nghĩa vụ của bên bán ( giao hàng, sự phù hợp của hh;
quyền của bên thứ 3) và các bp khắc phục vi phạm hđ tương ứng cho ng mua;
ng.vụ của ng mua (thanh toán tiền hàng, nhận hàng) và các bbp khắc phục sự vi
phạm hđ tương ứng cho ng bán; chuyển rủi ro cũng như 1 số điều khoản áp dung
chung cho ng. vụ cả 2 bên
-Theo nguyên tắc luật riêng đc ưu tiên áp dụng so với luật chung, CISG chiếm ưu
thế hơn PICC khi điều chỉnh các vđề như nghĩa vụ của các bên và các bp khắc
phục vi phạm hđ tương ứng. tất nhiên, ko có gì ngăn cản các bên làm giảm hiệu lực
của điều khoản nào đó của CISG bằng việc ủng hộ các q.định của PICC
-PICC chịu sự ảnh hưởng của CISG, chúng đạt đc sự tương thích ở mức độ cao.
PICC đưa ra những điều khoản bổ sung, bổ trợ cho các qđ trong CISG
63. p. tích mqh giữa CISG và INCOTERMS 2010 trong vc điều chỉnh hđ mua
bán hh qt
- giới thiệu qua về 2 cái
-INCOTERMS cũng điều chỉnh cụ thể về hđmbhhqt, nhưng các qđ trong
INCOTERMS chỉ điều chỉnh 1 vài vấn đề cụ thể, cơ bản là giao hàng và chuyển
rủi ro
- một số vđề chủ đạo của INCOTERM đã đc số số điều khoản của CISG điều chỉnh
(đố là các vđ về giao hàng và chuyển rủi ro). Tuy nhiên, các quy phạm này của
CISG là quy phạm chung, áp dụng cho bất kì hđ mbhhqt nào, trong khi với giao
dịch mbhh cụ thể, các bên thường ưa chuộng các quy phạm cụ thể và tinh tế như
INCOTERMS hơn là các qđ chung.(ng. tắc luật riêng đc ưu tiên ad hơn so với luật
chung)
- vc lựa chọn qđ của INCOTERMS hoàn toàn thương thích với việc ad CISG,
Tóm lại, cả 3 vb trên đều bổ sung cho nhau, mỗi vb thể hiện ở 1 mức độ khái quát
khác nhau, về tính khái quát và tính cụ thể ( chi tiết xem tại 893 đến 895 textbook )
Câu 41: Mối quan hệ giữa CISG và INCOTERMS trong việc điều chỉnh hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế
INCOTERMS và CISG đều là hai nguồn luật điều chỉnh hợp đồng mua bán
hàng hóa quốc tế phổ biến. Tuy nhiên, hai nguồn luật này có những sự khác biệt cơ
bản, ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa chúng trong việc điều chỉnh hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Thứ nhất, về phạm vi điều chỉnh, CISG quy định bao trùm hơn và đầy đủ hơn
so với INCOTERMS về các nội dung trong hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế.
INCOTERMS chỉ điều chỉnh một số vấn đề nhất định về việc vận chuyển, giao
nhận hàng hóa, bảo hiểm và chuyển rủi ro đối với hàng hóa trong thương mại quốc
tế. Trong khi CISG có vai trò như luật nội dung điều chỉnh cả mối quan hệ hợp
đồng mua bán hàng hóa quốc tế, bao gồm quyền hạn và nghĩa vụ chung và của các
bên trong hợp đồng, nghĩa vụ liên quan đến chất lượng hàng hóa, kiểm tra hàng
hóa trước và sau giao hàng, thanh toán tiền, giảm giá và các biện pháp khắc phục
khi có vi phạm của một bên, bồi thường thiệt hại, chấm dứt hợp đồng,...
Thứ hai, về tính cụ thể, những vấn đề về giao hàng và chuyển rủi ro cũng
được CISG điều chỉnh, tuy nhiên mức độ cụ thể và tinh tế không bằng
INCOTERMS. INCOTERMS đưa ra các điều khoản áp dụng cho từng loại hợp
đồng, hay từng điều kiện giao hàng (FOB, CIF,…), trong khi CISG chỉ quy định
khái quát các vấn đề về giao hàng và chuyển rủi ro chung cho mọi hợp đồng mua
bán hàng hóa quốc tế.
Để giải quyết sự xung đột này thì khi hợp đồng được điều chỉnh bởi CISG và
các bên thỏa thuận điều kiện cơ sở giao hàng được quy định bởi INCOTERMS,
những quy định về vấn đề chuyển rủi ro cũng sẽ được giải thích và áp dụng tuân
theo INCOTERMS, trừ khi các bên có thỏa thuận khác. Điều này phù hợp với quy
định của Điều 9.1, 9.2 của CISG, theo đó, các bên bị điều chỉnh bởi các tập quán
mà họ đã thỏa thuận và các tập quán thương mại quốc tế phổ biến. Tóm lại, nếu
hợp đồng mua bán dẫn chiếu đến các điều kiện cơ sở giao hàng trong
INCOTERMS và có sự xung đột về chuyển rủi ro theo INCOTERMS và Công ước
Viên năm 1980, thì các quy định về chuyển rủi ro trong INCOTERMS sẽ được ưu
tiên áp dụng.
Ngoài ra, khi hợp đồng được điều chỉnh bởi Công ước Viên năm 1980, Công
ước có quy định để các bên có thể sử dụng tập quán và các điều khoản khác thay
thế cho các điều khoản của Công ước, cụ thể như Điều 6: “Các bên có thể […] loại
trừ hoặc thay đổi hiệu lực của bất kỳ điều khoản nào của công ước này.” và Điều
9 như nói ở trên.
Vì vậy, trên thực tế CISG và INCOTERMS có thể được áp dụng đồng thời
trong cùng một mối quan hệ hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, khi mà CISG là
nguồn luật nội dung áp dụng cho hợp đồng, và các bên có thỏa thuận riêng trong
hợp đồng về điều khoản giao hàng theo INCOTERMS.
Vì vậy mối quan hệ giữa hai nguồn luật này là bổ sung lẫn nhau. Hợp đồng
thỏa thuận sử dụng INCOTERMS có thể áp dụng CISG làm nguồn luật điều chỉnh
các vấn đề mà INCOTERMS không đề cập và giải quyết. Hợp đồng sử dụng CISG
sẽ được bổ sung cặn kẽ hơn về các điều khoản về giao nhận hàng hóa và chuyển
rủi ro trong INCOTERMS.
Câu 45
1.
Luật Thương mại Việt Nam năm 2005 (Điều 233): Trong Luật Thương mại
2005, lần đầu tiên khái niệm về dịch vụ logistics được pháp điển hóa. Luật quy
định “Dịch vụ logistics là hoạt động thương mại, theo đó thương nhân tổ chức thực
hiện một hoặc nhiều công đoạn bao gồm nhận hàng, vận chuyển, lưu kho, lưu bãi,
làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng, đóng gói bao bì,
ghi ký mã hiệu, giao hạng hoặc các dịch vụ khác có liên quan tới hàng hóa theo
thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao”.
+
Chủ
thể
tiến
hành:
phải
là
thương
nhân
kd
dv
logistics
+ Nhiệm vụ chính là quản lý hiệu quả việc di chuyển 2 chiều lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông tin
liên
quan
đến
dòng
hàng
hóa
và
dịch
vụ
+ Hàng hóa tạo ra sự luân chuyển hữu hình bên trong và giữa các tổ chức ( bao gồm xử lý đơn hàng, vận
tải,
lưu
kho,
quản
lý
kho
hàng,
xử
lý
và
đóng
gói
nguyên
liệu)
+ Không giống như sp hữu hình, việc sản xuất và tiêu dùng dv logistics diễn ra đồng thời. ngay khi việc sx
bắt đầu, quá trình tiêu dung cũng bắt đầu. Dịch vụ đc tiêu dung hết khi quá trình sx kết thúc
64. trình bày những nội dung p.lý cơ bản của bộ nguyên tắc LUẬT hợp đồng
châu âu (PECL)
Chỉ ad giữa các thương nhân châu âu, trong p,vi c,âu. Bao gồm các quy định nền
tảng về hđ, giao kết hđ, quyền đại diện, hiệu lực hđ, giải thích hđ, ndung hđ, thực
hiện hđ, ko đc thực hiejn hđ (vi phạm) và các bp khắc phục vi phạm hđ
 Nguyên tắc tự do hđ
Là 1 ng.tắc cơ bản. phần lớn các quy định trong PECL là những áp dụng cụ thể của
ng.tắc tự do hđ. Việc áp dụng trực tiếp ng.tắc tự do hđ đc q.định tại điều 1;102
PECL. Các bên đc tự do giao kết hđ và quyết định nd hđ, tùy thuộc vào sự thiện
chí, tính công = và các q.định bắt buộc của PECL. Tuy nhiên, các bên có thể ko áp
dụng bất kì q.định nào của PECL. Hoặc làm giảm hoặc thay đổi hiệu lực của các
q.định đó, trừ khi PECL có q.định khác (đ 6 CISG)
-Về yêu cầu thiện chí, PECL q.định rằng trc khi bảo lưu trách nhiệm của bên đàm
phán thiếu thiện chí, PECL ghi nhận quyền tự do đàm phán của các bên, mà ko có
gì khác ngoài việc thể hiện sự tự do hđ ở giai đoạn trc khi kí kết hđ( Đ 2; 301)
Điều 1;301 PECL q,định chi tiết giới hạn của tự do hđ,
-tự do quyết định nội dung của hđ nghĩa là tự do quy định các n.vụ, nơi thực hiện
n.vụ, ngày thực hiện hđ, hoặc đồng tiền đc sử dụng để thanh toán.
 Giao kết hđ
-PECL q.định về quy tắc đồng thuận, nêu rõ hđ đc giao kết nếu có sự thỏa thuận
giữa các bên. Đó là ý định chịu sự rang buộc về mặt pháp luật và đạt đc thỏa thuận
đầy đủ mà ko cần phải cõ them bất kì yêu cầu nào
-1 hđ ko cần phải giao kết or chứng minh = văn bản, cũng ko cần phải phụ thuộc
vào bất kì yêu cầu nào về hình thức
-1 chào hàng có thể bị hủy cho đến lúc đc chấp nhận chào hàng, trừ khi c.hàng đó
đc xem làm c,hàng cố định. Chấp nhận c.hàng ko phù hợp với c.hàng đc xem là
c.hàng mới, trừ khi những thay đổi đó là ko cơ bản
 Các biện pháp khắc phục khi ko thực hiện hđ
-buộc thực hiện đúng hđ
-giảm giá
-chấm dứt hđ
-bồi thường thiệt hại
+ về vđề tính toán bồi thường thiệt hại
+ mức độ của thiệt hại
+miễn trừ trách nhiệm do có trở ngại nằm ngoài khả năng kiểm soát của bên vi
phạm
Nguồn: trang 897 đến 900 textbook
65. nêu những nộp dung p.lý cơ bản của plvn về hđ mua bán hh quốc tế
nguồn luật điều chỉnh: BLDS 2005 VÀ LTM 2005 (quan trọng nhất)
 Kn hđmbhhqt
LTM ko trực tiếp định nghĩa. Thay vào đó, luật liệt kê các hình thức hoạt động đc
coi là hoạt động mbhhqt tại đ 27: xuất khẩu, nhập khẩu, tạm xuất tái nhập, tạm
nhập tái xuất, chuyển khẩu
 Hình thức hđ
Điều 27. Mua bán hàng hoá quốc tế
1. Mua bán hàng hoá quốc tế được thực hiện dưới các hình thức xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập, tái
xuất, tạm xuất, tái nhập và chuyển khẩu.
2. Mua bán hàng hoá quốc tế phải được thực hiện trên cơ sở hợp đồng bằng văn bản hoặc bằng hình
thức khác có giá trị pháp lý tương đương.
Điều 15. Nguyên tắc thừa nhận giá trị pháp lý của thông điệp dữ liệu trong hoạt động thương mại
Trong hoạt động thương mại, các thông điệp dữ liệu đáp ứng các điều kiện, tiêu chuẩn kỹ thuật theo quy
định của pháp luật thì được thừa nhận có giá trị pháp lý tương đương văn bản
 Giao kết hđ
LTM ko quy định về những nd này đã đc điều chỉnh bởi BLDS. Hđ đc giao kết và
rang buộc khi chào hàng đc chấp nhận. về cơ bản quy định tương tự CISG. (1 số
khác biệt đọc tại trang 903)
 Nội dung hđ
Các bên tt các điều khoản về
- Hh
- Số lượng và chất lượng
- Giá cả và phương thức thanh toán
- Thời hạn, địa điểm thực hiện
- Nghĩa vụ của các bên
- Trách nhiệm của các bên
- Phạt vi phạm và các điều khoản khác
Trong trường hợp ko quy định giá cả: Điều 52. Xác định giá
Trường hợp không có thoả thuận về giá hàng hoá, không có thoả thuận về phương pháp xác định giá và
cũng không có bất kỳ chỉ dẫn nào khác về giá thì giá của hàng hoá được xác định theo giá của loại hàng
hoá đó trong các điều kiện tương tự về phương thức giao hàng, thời điểm mua bán hàng hoá, thị trường
địa lý, phương thức thanh toán và các điều kiện khác có ảnh hưởng đến giá.
Điều 54. Địa điểm thanh toán
Trường hợp không có thỏa thuận về địa điểm thanh toán cụ thể thì bên mua phải thanh toán cho bên bán
tại một trong các địa điểm sau đây:
1. Địa điểm kinh doanh của bên bán được xác định vào thời điểm giao kết hợp đồng, nếu không có địa
điểm kinh doanh thì tại nơi cư trú của bên bán;
2. Địa điểm giao hàng hoặc giao chứng từ, nếu việc thanh toán được tiến hành đồng thời với việc giao
hàng hoặc giao chứng từ.
Điều 55. Thời hạn thanh toán
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn thanh toán được quy định như sau:
1. Bên mua phải thanh toán cho bên bán vào thời điểm bên bán giao hàng hoặc giao chứng từ liên quan
đến hàng hoá;
2. Bên mua không có nghĩa vụ thanh toán cho đến khi có thể kiểm tra xong hàng hoá trong trường hợp
có thỏa thuận theo quy định tại Điều 44 của Luật này.
 Chuyển giao rủi ro khá giống CISG
+ko có tt, chuyển từ ng bán sang mua khí ng mua nhận hàng tại địa điểm giao hàng
+ko có tt về địa điểm, chuyển chon g mua khi ng mau nhận đc giấy tờ sở hữu or
giấy tờ xác nhận việc chiếm hữu hh của mình
+ nếu ng mua ko phải ng nhận hàng từ ng bán, rủi ro sẽ chuyển cho ng mua khi hh
đc giao chon g vận chuyển đầu tiên
Điều 57. Chuyển rủi ro trong trường hợp có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho bên mua tại một địa điểm
nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được
giao cho bên mua hoặc người được bên mua uỷ quyền đã nhận hàng tại địa điểm đó, kể cả trong trường
hợp bên bán được uỷ quyền giữ lại các chứng từ xác lập quyền sở hữu đối với hàng hoá.
Điều 58. Chuyển rủi ro trong trường hợp không có địa điểm giao hàng xác định
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hợp đồng có quy định về việc vận chuyển hàng hoá và bên bán
không có nghĩa vụ giao hàng tại một địa điểm nhất định thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá
được chuyển cho bên mua khi hàng hoá đã được giao cho người vận chuyển đầu tiên.
Điều 59. Chuyển rủi ro trong trường hợp giao hàng cho người nhận hàng để giao mà không phải là
người vận chuyển
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, nếu hàng hoá đang được người nhận hàng để giao nắm giữ mà
không phải là người vận chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua
thuộc một trong các trường hợp sau đây:
1. Khi bên mua nhận được chứng từ sở hữu hàng hoá;
2. Khi người nhận hàng để giao xác nhận quyền chiếm hữu hàng hoá của bên mua.
Điều 60. Chuyển rủi ro trong trường hợp mua bán hàng hoá đang trên đường vận chuyển
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, nếu đối tượng của hợp đồng là hàng hoá đang trên đường vận
chuyển thì rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua kể từ thời điểm giao kết
hợp đồng.
Điều 61. Chuyển rủi ro trong các trường hợp khác
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc chuyển rủi ro trong các trường hợp khác được quy định như
sau:
1. Trong trường hợp không được quy định tại các điều 57, 58, 59 và 60 của Luật này thì rủi ro về mất mát
hoặc hư hỏng hàng hoá được chuyển cho bên mua, kể từ thời điểm hàng hóa thuộc quyền định đoạt của
bên mua và bên mua vi phạm hợp đồng do không nhận hàng;
2. Rủi ro về mất mát hoặc hư hỏng hàng hoá không được chuyển cho bên mua, nếu hàng hoá không
được xác định rõ ràng bằng ký mã hiệu, chứng từ vận tải, không được thông báo cho bên mua hoặc
không được xác định bằng bất kỳ cách thức nào khác.
Điều 62. Thời điểm chuyển quyền sở hữu hàng hoá
Trừ trường hợp pháp luật có quy định khác hoặc các bên có thỏa thuận khác, quyền sở hữu được
chuyển từ bên bán sang bên mua kể từ thời điểm hàng hóa được chuyển giao.
 Thực hiện hđ
Giống CISG, khác mỗi cái định nghĩa vi phạm cơ bản. đối chiếu sang câu 35, 36.
Theo điều 13.3 LTM
Vi phạm cơ bản là sự vi phạm hợp đồng của một bên gây thiệt hại cho bên
kia đến mức làm cho bên kia không đạt được mục đích của việc giao kết hợp đồng. đối chiếu sang câu
41 để thấy
 Các bp khắc phục vi phạm hđ
Điều 292. Các loại chế tài trong thương mại
1. Buộc thực hiện đúng hợp đồng.
2. Phạt vi phạm.
3. Buộc bồi thường thiệt hại.
4. Tạm ngừng thực hiện hợp đồng.
5. Đình chỉ thực hiện hợp đồng.
6. Huỷ bỏ hợp đồng.
7. Các biện pháp khác do các bên thoả thuận không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam,
điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên và tập quán thương mại quốc tế.
 Các trường hợp miễn trách
Điều 294. Các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền
mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Them vào đó, điều 161 BLDS còn quy định theo về sự kiện bất khả kháng
Xem chi tiết tại trang 901 đến 907 textbook
66. trình bày về các hình thức phân phối trong tmqt
Theo quy định của wto Gồm: đại lý hoa hồng; đại lý bán buôn; đại lý bán lẻ (bao
gồm các hđ bán hàng đa cấp); d.vụ nhượng quyền tm; và các d.vụ pp khác
Plvn theo tinh thần của GATS với 4 phân ngành dịch vụ. tuy nhiên pl tm 2005 chỉ
có quy định về đại lý tm và nhượng quyền tm mà ko đề cập đến bán buôn, bán lẻ
Đại lý tm: Đ i ề u
1 6 6 . Đại lý thương mại
Đại lý thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên giao đại lý và bên đại lý thoả thuận việc bên đại lý nhân danh chính
mình mua, bán hàng hoá cho bên giao đại lý hoặc cung ứng dịch vụ của bên giao đại lý cho khách hàng để hưởng thù lao.
Đ i ề u 1 6 9 . Các hình thức đại lý
1. Đại lý bao tiêu là hình thức đại lý mà bên đại lý thực hiện việc mua, bán trọn vẹn một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng đầy
đủ một dịch vụ cho bên giao đại lý.
2. Đại lý độc quyền là hình thức đại lý mà tại một khu vực địa lý nhất định bên giao đại lý chỉ giao cho một đại lý mua, bán một
hoặc một số mặt hàng hoặc cung ứng một hoặc một số loại dịch vụ nhất định.
3. Tổng đại lý mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ là hình thức đại lý mà bên đại lý tổ chức một hệ thống đại lý trực thuộc để
thực hiện việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ cho bên giao đại lý.
Tổng đại lý đại diện cho hệ thống đại lý trực thuộc. Các đại lý trực thuộc hoạt động dưới sự quản lý của tổng đại lý và với danh
nghĩa của tổng đại lý.
Nhượng quyền tm: Đ i ề u
2 8 4 . Nhượng quyền thương mại
Nhượng quyền thương mại là hoạt động thương mại, theo đó bên nhượng quyền cho phép và yêu cầu bên nhận quyền tự mình
tiến hành việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ theo các điều kiện sau đây:
1. Việc mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ được tiến hành theo cách thức tổ chức kinh doanh do bên nhượng quyền quy định
và được gắn với nhãn hiệu hàng hoá, tên thương mại, bí quyết kinh doanh, khẩu hiệu kinh doanh, biểu tượng kinh doanh, quảng
cáo của bên nhượng quyền;
2. Bên nhượng quyền có quyền kiểm soát và trợ giúp cho bên nhận quyền trong việc điều hành công việc kinh doanh.
Nghị định số 23/2007 đưa ra quy định về khái niệm bán buôn, bán lẻ như sau:
7. Bán buôn là hoạt động bán hàng hoá cho thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán hàng trực tiếp cho người
tiêu dùng cuối cùng.
8. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hoá trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng.
9. Cơ sở bán lẻ là đơn vị thuộc sở hữu của doanh nghiệp để thực hiện việc bán lẻ.
Nghị định còn quy định cụ thể về thủ tục cấp giấy phép thành lập cơ sở bán lẻ( từ
điều 13 đến đ.17)
67. Nêu và phân tích các điều khoản thường có trong hđ đại lý
Hđ đại lý tmqt là 1 thỏa thuận, theo đó, đại lý tm tiến hành việc mua bán hh thay
mặt bên giao đ. Lý
Các điều khoản thường có trong…
1. p. vi địa lý
bên giao đl chỉ định đl để tiến hành việc bán các sp (or d.vụ ) trong khu vực địa lý
và theo hình thức xúc tiến tm theo q. định dưới đây:
- sp: mô tả chi tiết về sp
- khu vực địa lý: mô tả chi tiết về khu vực địa lý mà bên đl bán hh
- hình thức xúc tiến tm: mô tả chi tiết (ví dụ: k.mại, quảng cáo…)
2. n.vụ của đại lý
- thực hiện hđ 1 cách nghiêm túc, thiện chí và vì lợi ích của bên giao đl
- đ.lý nhân danh mình, tiến hành vc bán các sp trong khu vực địa lý và theo
các hình thức xúc tiến tm theo q. định của hđ, giao lại các đơn đặt hàng cho
bên giao đ. Lý
- thực hiện việc bán hàng (như time giao hàng, giá cả, p. thức thanh toán )
theo quy đinh của bên giao đại lý
- định kì báo cáo về hoạt động của mình cho bên giao đ.lý
3. nhãn hiệu và quyền sh
- Bên giao đ.lý cho phép đ.lý sử dụng nhãn hiệu hh tên tm, quyền shtt khác
lquan đến sp, nhằm mđ thực hiện hđ
- Đ.lý sử dụng nhãn hiệu h, tên tm, quyền shtt khác theo cách thức trong
những trường hợp đc quy định bởi bên giao đ.lý
- Bên giao đ.lý đản bảo nhãn hiệu, tên tm, quyền shtt của mình ko vi phạm pl
và shtt trong khu vực địa lý
4. phương thức tính hh và thanh toán
-hh đc tính trên số tiền bán hh ghi trên hóa đơn, ko bao gồm các khoản thuế và chi
phí bổ sung phải đc thể hiện riêng biệt trên hóa đơn
-hh bao gồm các cho phí để đại lý thực hiện n.vụ theo hđ
-tính = đồng tiền cuẩ hđ mb trên đó hh đc trả
-thời hạn thanh toán
-trường hợp bên giao đại lý chậm thanh toán
68. Trình bày khái niệm, đặc điểm của logistics quốc tế
- kn logistic
Theo hội đồng các nhà quản lý chuỗi cung ứng chuyên nghiệp: quản lý logistics là
1 bộ phận cấu thành của quản lý chuỗi cung ứng, có chức năng lên kế hoạch, thực
hiện và kiểm soát việc di chuyển 2 chiều và lưu trữ hàng hóa, dịch vụ và các thông
tin liên quan một cách hiệu quả từ điểm đầu đến điểm tiêu dùng để đáp ứng yêu
cầu của khách hàng
- Đặc điểm của logistic qt:
+ chủ thể tiến hành: phải là thương nhân kd dv logistics
+ nhiệm vụ chính là quản lý hiệu quả việc di chuyển 2 chiều lưu trữ hàng hóa, dịch
vụ và các thông tin liên quan đến dòng hàng hóa và dịch vụ
+ hàng hóa tạo ra sự luân chuyển hữu hình bên trong và giữa các tổ chức ( bao gồm
xử lý đơn hàng, vận tải, lưu kho, quản lý kho hàng, xử lý và đóng gói nguyên liệu)
+ không giống như sp hữu hình, việc sản xuất và tiêu dung dv logistics diễn ra
đồng thời. ngay khi việc sx bắt đầu, quá trình tiêu dung cũng b.đầu. d.vụ đc tiêu
dung hết khi quá trình sx kết thúc …
Download