Uploaded by Tri H. Luu

NỘI DUNG KHÓA LUẬN-LE THI NGOC VINH

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÀI CHÍNH
TÊN ĐỀ TÀI:
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA QUẢN TRỊ VỐN LUÂN
CHUYỂN LÊN TỶ SUẤT SINH LỢI CỦA CÁC CÔNG TY
ĐƯỢC NIÊM YẾT TRÊN SÀN CHỨNG KHOÁN TẠI VIỆT
NAM
Giáo viên hướng dẫn
: ThS. NGUYỄN TRIỀU ĐÔNG
Sinh viên thực hiện
: LÊ THỊ NGỌC VINH
Lớp
: VB18AFN01
Số điện thoại
: 0977 104 151
Email
: ngocvinh248@gmail.com
Tp.Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 10 năm 2017
MỤC LỤC
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU ........................................................................................................................... 1
1.1.
Lý do chọn đề tài: .................................................................................................................. 1
1.2.
Mục tiêu nghiên cứu: ............................................................................................................ 2
1.3.
Phạm vi nghiên cứu: ............................................................................................................. 2
1.4.
Phương pháp nghiên cứu: .................................................................................................... 2
1.5.
Cấu trúc bài nghiên cứu: ...................................................................................................... 3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY .................................. 4
2.1.
Cơ sở lý thuyết: ..................................................................................................................... 4
2.1.1.
Quản trị vốn lưu động: ................................................................................................. 5
2.1.2.
Quản trị hàng tồn kho: ................................................................................................. 5
2.1.3.
Quản trị các khoản phải thu: ....................................................................................... 7
2.1.4.
Quản trị các khoản phải trả: ........................................................................................ 8
2.1.5.
Chu kỳ luân chuyển tiền mặt: ...................................................................................... 9
2.1.6.
Khả năng sinh lời: ......................................................................................................... 9
2.2.
Tổng quan các nghiên cứu trước đây:................................................................................. 9
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.......................................................................................... 15
3.1.
Dữ liệu và mẫu: ................................................................................................................... 15
3.2. Lý Thuyết và kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay đổi cho các
mô hình nghiên cứu: ....................................................................................................................... 15
3.2.1.
Đa cộng tuyến: ............................................................................................................. 15
3.2.2.
Tự Tương quan: .......................................................................................................... 16
3.2.3.
Phương sai thay đổi: ................................................................................................... 16
3.3.
Các kiểm định lựa chọn mô hình:...................................................................................... 16
3.3.1.
Kiểm định lựa chọn giữ FEM và Rem qua Hausman test: ..................................... 17
3.3.2.
Kiểm định Breusch and Pagan (1980): ...................................................................... 17
3.3.3.
Kiểm định F-test lựa chọn giữa Fem và Pool: .......................................................... 17
3.4.
Các biến sử dụng cho mô hình:.......................................................................................... 17
3.5.
Giả thiết và mô hình nghiên cứu: ...................................................................................... 20
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................................... 22
4.1.
Thống kê mô tả: .................................................................................................................. 22
4.2.
Phân tích tương quan - kiểm định đa cộng tuyến: ........................................................... 23
4.3.
Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình:............................................................................... 24
4.3.1.
Mô Hình (1) và (2):...................................................................................................... 24
4.3.2.
4.4.
Mô hình (3) và (4): ...................................................................................................... 26
Kết quả mô hình nghiên cứu:............................................................................................. 27
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................................................... 31
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
ROA : Tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
CCC : Chu kỳ luân chuyển tiền mặt
ACP : Kỳ thu tiền bình quân
APP : Kỳ thanh toán bình quân
IT
: Vòng quay hàng tồn kho
SIZE : Quy mô của doanh nghiệp
GROWTH
: Sự tăng trưởng của doanh nghiệp
LEV : Tỷ lệ nợ trên tổng tài sản
FE
: Mô hình ước lượng tác động cố định
RE
: Mô hình ước lượng tác động ngẫu nhiên.
DANH MỤC BẢNG
Bảng 1
: Các biến sử dụng trong mô hình và công thức tính
Bảng 2
: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập
Bảng 3.1 : Ma trận hệ số tương quan
Bảng 3.2 : Kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số nhân tử phóng đại VIF
Bảng 4
: Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi các
doanh nghiệp Việt Nam giai đoạn (2010-2016)
CHƯƠNG I: GIỚI THIỆU
1.1. Lý do chọn đề tài:
Sự tồn tại của doanh nghiệp gắn liền với chiến lược kinh doanh đa lĩnh vực như
hiện nay thì việc mở rộng thị trường, cơ cấu lại phương thức sản xuất kinh doanh,
chuyển dịch đầu tư và điều chỉnh các hoạt động sản xuất kinh doanh do vậy mà mỗi
doanh nghiệp cần quản trị nguồn vốn linh hoạt - đó là một vấn đề được đánh giá ở tầm
quan trọng cao của quản trị doanh nghiệp, nhằm tạo điều kiện để các nguồn vốn tài
chính được nhanh chóng chuyển sang sử dụng ở các lĩnh vực kinh doanh khác hiệu
quả hơn. Với vai trò cần phải đáp ứng nhanh chóng nhu cầu về vốn, để đẩy nhanh quá
trình chuyển hóa các dạng tồn tại của tài sản lưu động để có thể liên tục tạo ra ngân
quĩ. Do đó, quản trị vốn luân chuyển mà cụ thể là quản trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn
hạn hiệu quả là vấn đề thực tế mà các nhà quản trị doanh nghiệp quan tâm.
Việc quản lý hiệu quả vốn lưu động là điều cốt yếu đối với sự tồn tại của các
doanh nghiệp, cần lưu ý rằng quản lý của các nguồn lực sẵn có của công ty cũng là
việc cần thiết để quản lý vốn lưu động (Mensah, 2014, Lazaridis & Tryfonidis, 2006).
Sự khẳng định này được minh chứng bằng nhiều lập luận của giới học thuật trong thời
gian gần đây, nhằm tiếp cận hiệu quảviệc quản lý vốn lưu động đối với khả năng sinh
lời của công ty. Nghiên cứu của Bhumia (2010) đã giải thích là bất kỳ công ty nào
cũng không thể thiếu hụt hoặc dư thừa thanh khoản, vì nó có thể tạo ra những khó
khăn và có thể bị ảnh hưởng rất lớn trong việc thực hiện các mục tiêu ngắn hạn.
Nghiên cứu này trở nên quan trọng đối với tất cả các nhà đầu tư và nhà đầu tư có thể
dựa vào nó để ra quyết định và có ý tưởng thực hiện hiệu quả cho hoạt động của công
ty. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra là mức độ quản lý tài sản hiện tại của công ty và các
khoản nợ ngắn hạn có ảnh hưởng hay không đến khả năng sinh lợi của công ty? Viêc
quản lý một cách hiệu quả vốn lưu động của các công ty có phải là điều tất yếu hay
không?
Theo Weetman (2006), vốn lưu động là các khoản đầu tư tài chính dài hạn mà
doanh nghiệp phải cung cấp để giữ tài sản lưu động cho quá trình hoạt động của doanh
nghiệp. Vốn lưu động được xem như là khoản tài chính cho các khoản nợ phải trả từ
tài sản lưu động của công ty và bao gồm việc sử dụng các thành phần của tài sản lưu
động, như là hàng tồn kho, các khoản phải thu và tiền mặt để đáp ứng cho các khoản
nợ phải trả của doanh nghiệp. Một tổ chức muốn tồn tại và phát triển, vốn lưu động
phải được trang bị đầy đủ để đảm bảo cho việc chi trả các tài sản lưu động và có thể
giải quyết được các mục tiêu ngắn hạn cho doanh nghiệp. Tuy nhiên, trên thực tế thì
việc quản lý vốn lưu động không hiệu quả sẽ ảnh hưởng rất lớn đến khả năng trả nợ
của doanh nghiệp (Chakraborty, 2008, Bhunia, 2007). Về cơ bản khi cần thiết, việc
quản lý vốn lưu động hiệu quả sẽđạt được một động lực đầy hứa hẹn cho một vị thế
tốt hơn về tài sản lưu động nhằm đảm bảo các khoản nợ ngắn hạn cho doanh nghiệp.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang1
Mặc dù việc quản lý vốn lưu động đóng vai trò quan trọng cho quá trình hoạt động
kinh doanh của doanh nghiệp, Mensah (2014) đã tiết lộ rằng không có nhiều nghiên
cứu thực nghiệm cho mối quan hệ giữa vốn lưu động và khả năng sinh lời của các
công ty kinh doanh được niêm yết ở Ghana. Các công ty niêm yết hoạt động hiệu quả
được đặc trưng bởi việc sử dụng hợp lý về các khoản phải thu, các khoản phải trả và
hàng tồn kho, để hướng tới đạt được sự cân bằng. Trên cơ sở đó, nghiên cứu sẽ được
thực hiện để đánh giá và thiết lập cho mối quan hệ giữa việc quản lý vốn lưu động và
khả năng sinh lợi của các doanh nghiệp được niêm yết trên Sở Giao dịch Chứng khoán
Ghana.
Ở Việt Nam vấn đề nghiên cứu về vốn luân chuyển không còn là quá mới mẻ, vấn
đề này đã được xem xét trong quyết định hằng ngày của giám đốc tài chính các công
ty. Chiến lược quản trị về vốn là phải cân bằng hai mục tiêu: tính thanh khoản và khả
năng sinh lời, chẳng hạn nếu như ta bỏ qua khả năng sinh lời thì công ty sẽ khó tồn tại
và duy trì hoạt động trong thời gian dài. Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các phương
pháp thống kê các nhân tố khoa học và hệ thống sẽ cho các giám đốc tài chính những
thông tin tốt hơn cho việc đưa ra quyết định. Tóm lại, có rất nhiều lý do mà chúng ta
sẽ thấy được mối quan hệ khăng khít giữa quản trị vốn luân chuyển và lợi nhuận của
một công ty. Do đó, bài nghiên cứu này nhằm khẳng định tác động của quản trị vốn
luân chuyển lên lợi nhuận của các công ty ở Việt Nam để giúp các nhà quản trị doanh
nghiệp có cái nhìn sâu sắc hơn về vốn luân chuyển, qua đó có những chính sách nhằm
nâng cao thành quả hoạt động của doanh nghiệp và tối đa hóa giá trị cổ đông.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu:
Thứ nhất, nghiên cứu các nhân tố tác động lên tỷ suất lợi nhuận của các thành
phần của vốn luân chuyển bao gồm kỳ phải thu, kỳ phải trả, kỳ tồn kho, chu kỳ luân
chuyển tiền mặt của các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
Thứ hai, xem xét mức độ tác động của các nhân tố này lên tỷ suất lợi nhuận của
các doanh nghiệp niêm yết tại Việt Nam.
1.3. Phạm vi nghiên cứu:
Quy Mô Dữ Liệu nghiên cứu bao gồm hơn 100 công ty thuộc các nhóm công ty
phi tài chính tại Việt Nam.
-
Giai đoạn thu thập dữ liệu: trong 7 năm từ năm 2010 đến 2016.
Nguồn dữ liệu được lấy từ Vietstock bao gồm các công ty được niêm yết ở Sở
giao dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán
Hà Nội (HNX).
1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang2
Dữ liệu bảng sử dụng trong nghiên cứu này dự kiến sẽ được phân tích hồi quy với
2 dạng mô hình Fix-efects và Random-efects sau khi đã được kiểm định đa cộng
tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan.
1.5. Cấu trúc bài nghiên cứu:
-
CHƯƠNG I : GIỚI THIỆU
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU
TRƯỚC ĐÂY
-
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
-
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ CỦA BÀI NGHIÊN CỨU
-
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang3
CHƯƠNG II: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ TỔNG QUAN CÁC
NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY
2.1. Cơ sở lý thuyết:
Vốn luân chuyển (Working Capital) là giá trị của toàn bộ tài sản lưu động, là
những tài sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh
doanh, chúng chuyển hóa qua tất cả các dạng từ tiền mặt cho đến hàng tồn kho, các
khoản phải thu và trở về hình thái ban đầu là tiền mặt.
Theo nghĩa rộng, vốn luân chuyển là giá trị của toàn bộ tài sản ngắn hạn, những tài
sản gắn liền với chu kỳ kinh doanh của công ty. Trong mỗi chu kỳ kinh doanh, chúng
chuyển hoá qua tất cả các dạng-tồn tại từ tiền mặt đến hàng tồn kho, khoản phải thu và
trở về hình thái cơ bản ban đầu là tiền mặt. Vốn luân chuyển đo lường sức khỏe tài
chính của một doanh nghiệp và nó đóng một vai trò quan trọng trong việc tối đa hóa
tài sản của cổ đông. Vấn đề là để cân bằng các thành phần của vốn luân chuyển, đáp
ứng những nghĩa vụ trong ngắn hạn của công ty vì các thành phần của vốn luân
chuyển này có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Quản trị vốn luân chuyển còn duy trì mối quan hệ giữa từng bộ phận cấu thành
cũng như tổng thể của vốn luân chuyển một cách hợp lý và tìm ra các nguồn vốn phù
hợp tài trợ cho vốn luân chuyển. Nội dung của quản trị tài chính đối với vốn luân
chuyển đó chính là giải quyết hai vấn đề mức tài sản lưu động hợp lý và công ty duy
trì đối với từng khoản mục; và công ty nên sử dụng nguồn nào là hợp lí. Mục đích của
bài nghiên cứu này là xem xét mối quan hệ giữa các thành phần của vốn luân chuyển
như hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải trả đối với lợi nhuận của công ty.
Theo Hampton (2003), vốn lưu động là tất cả các tài sản ngắn hạn được sử dụng
trong hoạt động hàng ngày của các công ty. Ông giải thích thêm về vốn lưu động là sự
khác biệt giữa tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn. Atrill (2009) coi vốn lưu động như tài
sản ngắn hạn trừ đi các khoản nợ ngắn hạn. Vốn luân chuyển đo lường tính thanh
khoản của các công ty bằng cách xem xét mức độ đầy đủ của tiền mặt ngắn hạn trong
việc thực hiện nghĩa vụ của công ty (Hampton, 2003). Một công ty có tính chất thanh
khoản cao khi có đủ tiền mặt để thanh toán các khoản nợ phải trả khi phát sinh nợ.
Vốn luân chuyển chiếm một vị trí quan trọng thông qua các đối tượng thanh khoản
và khả năng sinh lời (Vijayakumar, 2001), và vẫn giữ vị trí trọng yếukhi môi trường
kinh doanh thay đổi nhanh chóng (Hrishikes, 2009). Đây là một lĩnh vực tài chính bao
gồm tất cả các tài khoản vãng lai của công ty và liên quan đến các chính sách quản lý
tài sản lưu động và nợ ngắn hạn cũng như các biện pháp kỹ thuật để tối đa hóa lợi
nhuận từ việc quản lý (Hampton, 2003).
Có hai loại vốn lưu động là tổng vốn lưu động và vốn lưu động ròng (thuần). Tổng
vốn lưu động là nói đến đầu tư của công ty vào tất cả các tài sản lưu động. Vốn lưu
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang4
động ròng là phần chênh lệch của tổng tài sản lưu động với tổng các khoản nợ ngắn
hạn. Nhu cầu về vốn lưu động của một công ty phụ thuộc một mức độ rất lớn đến chu
kỳ hoạt động của công ty. Chu kỳ hoạt động của công ty là khoảng thời gian bắt đầu
từ việc mua hàng hoá hoặc nguyên vật liệu và kết thúc với việc thực hiện bán hàng
(Rustagi, 1999).
2.1.1. Quản trị vốn lưu động:
Quản trị vốn lưu động là một khía cạnh quan trọng của hoạch định kinh doanh
ngắn hạn của doanh nghiệp. Việc thay đổi trong môi trường kinh doanh cũng sẽ ảnh
hưởng đến vốn lưu động, do đó cần phải có những nỗ lực quản lý để xác định những
thay đổi và những nỗ lực nhằm giảm thiểu những thay đổi đóđể đảm bảo mức độ đầu
tư vốn lưu động một cách có hiệu quả (Atrill, 2009). Trừ phi vốn lưu động là việc cần
thiết cho một dự án được cho là chắc chắn thì việc quyết định đầu tư không thể được
xem là hoàn thiện. Tổng số vốn lưu động cần thiết của công ty sẽ thay đổi theo từng
giai đoạn hoạt động của công ty (Ghosh, 2010).
*
Các yếu tố ảnh hưởng lên quản lý vốn lưu động
Hampton (2003) cho rằng quản lý vốn lưu động bị ảnh hưởng bởi các yếu tố sau:
1. Khối lượng bán hàng: doanh nghiệp duy trì tài sản lưu động để đáp ứng các hoạt
động để bán hàng.
2. Các yếu tố theo mùa và theo chu kỳ: sự biến động về nhu cầu hàng hoá và dịch vụ
của một công ty giữa những thay đổi về điều kiện kinh tế đòi hỏi phải duy trì đủ vốn
lưu động.
3. Những thay đổi về công nghệ: sự phát triển trong công nghệ ảnh hưởng đến việc
duy trì vốn lưu động. Nếu một công ty mua lại một thiết bị máy mà nó sẽ sản xuất ra
số lượng lớn hàng hóa ở bất kỳ giai đoạn nào của sản xuất đều đòi hỏi hàng dự trữ với
số lượng lớn tại mọi thời điểm.
4. Các chính sách của công ty: ngay tại một thời điểm công ty có thể quyết định để
thay đổi hoặc điều chỉnh lượng vốn lưu động để duy trì hoạt động sản xuất cho công
ty.
Quản lý vốn lưu động đề cập bao gồm đến các thủ tục và chính sách cần thiết để
quản lý vốn lưu động. Có thể nhận thấy rằng lợi nhuận dài hạn của một công ty phụ
thuộc vào quyết định đầu tư của một công ty (Rustagi, 1999).
2.1.2. Quản trị hàng tồn kho:
Hàng tồn kho là tổng số hàng hoá hoặc vật liệu được lưu trữ trong kho tại bất kỳ
thời điểm nào. Chúng được tổ chức bởi các công ty nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu
hàng ngày và sản xuất của khách hàng. Chi phí lưu trữ, chi phí tài chính và chi phí cơ
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang5
hội bị bỏ qua khi đặt các quỹ vào quản lý trách nhiệm để giảm thiểu số lượng hàng tồn
kho. Theo Kotler & Keller (2007) quản lý hàng tồn kho đề cập đến tất cả các hoạt
động có liên quan đến sự phát triển của công ty và việc quản lý mức độ tồn kho về
nguyên vật liệu, nguyên liệu bán thành phẩm, tiến độ hoạt động và hoàn thiện sản
phẩm để có đủ nguồn cung cấp hợp lí và giảm thiểu các chi phí ở mức thấp. Atrill
(2009) đề xuất một số kỹ thuật có thể sử dụng để quản lý hàng tồn kho. Các kỹ thuật
sau:
Dự báo về cầu trong tương lai: các nhà quản lý phải đảm bảo dự báo các xu hướng
về nhu cầu hàng hoá và dịch vụ cũng như đảm bảo giá cả hàng tồn kho.
Tỷ số tài chính: hệ số vòng quay hàng tồn kho trung bình được quyết định để duy
trì khoảng thời gian hợp lí để nắm giữ chúng. Tỷ số được đưa ra bởi Atrill (2009):
𝐻à𝑛𝑔 𝑡ồ𝑛 𝑘ℎ𝑜 𝑡𝑟𝑢𝑛𝑔 𝑏ì𝑛ℎ
𝑑𝑜𝑎𝑛ℎ 𝑡ℎ𝑢 𝑡ℎ𝑢ầ𝑛
∗ 365
Các hệ thống được ghi chép và sắp xếp lại: Phải duy trì cơ chế của việc ghi chép
lại lượng hàng chảy vào và lượng hàng chảy ra của hàng tồn kho, cần phải theo dõi
thời gian sắp xếp lại hàng tồn kho.
Các mô hình quản lý hàng tồn kho
1- Mô hình lượng đặt hàng kinh tế cơ bản (EOQ)
Mô hình này cho biết lượng hàng tồn kho mà một công ty nên nắm giữ. Nó giả
định rằng nhu cầu là không đổi, do đó hàng tồn kho sẽ dần cạn kiệt theo thời gian, và
được thay thế tại thời điểm nó sử dụng hết. Điều này được đưa ra bởi Atrill (2009)
như sau:
EOQ  2C0 D / CH
Các giả thiết để áp dụng mô hình:
- Nhu cầu sử dụng nguyên vật liệu (D) cho mỗi đơn vị;
- Chi phí cho từng lượt đặt hàng (C0);
- Chi phí cho mỗi đơn vị sản phẩm (C);
- Chi phí tồn trữ (H) được cho là chi phí để duy trì một đơn vị hàng tồn kho trong
một năm.
2- Hệ thống hoạch định về nhu cầu nguyên vật liệu
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang6
Đây là một hệ thống máy tính được sử dụng để lập kế hoạch thời gian phân phối
hàng tồn kho. Nó đảm bảo rằng nhu cầu về hàng tồn kho sẽ được phân phối vào thời
điểm cần thiết.
3- Quản lý hàng tồn kho đúng thời điểm
Một hệ thống được chỉ định để đảm bảo chodoanh nghiệpvề lượng hàng tồn kho
cần thiết để đáp ứng cho sản xuất hoạt động của doanh nghiệp.
Quản trị lưu trữ hàng tồn kho đem lại những lợi thế nhất định cho doanh nghiệp
liên quan đến việc tối đa hóa những lợi ích mà vẫn giảm thiểu được chí phí lưu trữ
hàng tồn kho:
+ Tránh các khoản lỗ trong kinh doanh
+ Có thể giảm chi phí đặt hàng
Tuy nhiên, việc lưu trữ hàng tồn kho không phải lúc nào cũng tốt. Có thể nói rằng
việc thu mua tràn lan chứa đựng nhiều rủi rovà việc gặp phải những rủi ro không
lường trước được sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp.Việc lưu trữ hàng tồn kho quá
nhiều, không có kế hoạch, sẽ chiếm những khoản chi phí nhất định. Do vậy, rất cần
thiết cho việc một công ty lập kế hoạch cụ thể về lưu trữ hàng tồn kho.
2.1.3. Quản trị các khoản phải thu:
Khoản phải thu là giá trị hàng hóa và dịch vụ mà khách hàng còn nợ và họ cam kết
thanh toán cho công ty.
Quản trị khoản phải thu phải quan tâm đến các vấn đề sau:
+ Chính sách tín dụng và các mô hình quản trị khoản phải thu.
+ Chính sách tín dụng của doanh nghiệp được thực hiện thông qua việc kiểm soát các
biến sốsau:
–
Tiêu chuẩn tín dụng: mức “chất lượng tín dụng” tối thiểu để một đối tác được
chấp nhận cấp tíndụng
–
Chiết khấu thanh toán: Là biện pháp khuyến khích khách hàng trả tiền sớm
bằng cách thực hiện việc giảm giá đối với các trường hợp mua hàng trả tiền trước thời
hạn.
–
Thời hạn bán chịu (thời hạn tín dụng): Là quy định về độ dài thời gian của các
khoản tín dụng.
–
Chính sách thu tiền: bao gồm các quy định về cách thức thu tiền như thu một
lần hay nhiều lần, hay trả góp và biện pháp xử lý đối với các khoản tín dụng quá hạn.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang7
Để quản lý các khoản phải thu, nhà quản lý phải biết cách theo dõi các khoản phải
thu, trên cơ sở đó có thể thay đổi chính sách tín dụng thương mại kịp thời.
Hampton (2003), các khoản phải thu được định nghĩa là danh mục tài sản thể hiện
số tiền nợ của doanh nghiệp do bán hàng hoá và dịch vụ trong quá trình kinh doanh
bình thường. Việc quản lý các khoản phải thu tại bất kỳ thời điểm nào thì nêncân nhắc
việc khách hàng mua chịu hàng hóa, số lượng hàng mua chịu, thời gian khách hàng
phải thanh toán, các chính sách thu nợ và các biện pháp giảm thiểu rủi ro liên quan
đến việc không thanh toán nợ và trên hết là khuyến khích chiết khấu để khách hàng
sớm thanh toán.
* Mục đích của các khoản phải thu
• Tăng trưởng doanh số bán hàng: Nếu một công ty cho phép bán hàng nợ, thông
thường nó có thể bán được hàng nhiều hơn thay vì chấp nhận phải thanh toán ngay.
• Gia tăng lợi nhuận: nếu kết quả trực tiếp duy trì các khoản phải thu làm tăng doanh
số, thì kết quả gián tiếp là doanh số bán hàng thông thường sẽ đem lại lợi nhuận cao
hơn cho công ty. Đây là trường hợp khi biên lợi nhuận gộp hoặc tỷ suất lãi gộp trên
giá bán cao hơn chi phí bổ sung liên quan đến do quản lý chính sách nợ. Nếu công ty
không nhận được lợi nhuận cao hơn từ chính sách nợvà các khoản phải thu của mình
thì nên cân nhắc lại việc bán hàng bằng tiền mặt.
2.1.4. Quản trị các khoản phải trả:
Mua bán nợ phát sinh từ thực tế do bởi là hầu hết nhu cầu mua nợ hàng hoá và
dịch vụ của các doanh nghiệp. Trong thực tế, các nhà cung ứng đang cho vay tiền kinh
doanh, phi lãi suất trong ngắn hạn, các khoản phải trả là mặt khác của đồng tiền từ các
khoản phải thu. Khoản nợ phải trả là khoản nợ phải thu khác cho một giao dịch cụ thể.
Các khoản nợ phải trả là nguồn tài chính quan trọng cho hầu hết các doanh nghiệp.
Chúng được mô tả như là một nguồn tự phát, vì chúng có khuynh hướng gia tăng song
song cùng lúc với sự gia tăng mức độ hoạt động của doanh nghiệp. Mua bán nợ được
xem là nguồn tài chính miễn phí, vì vậy nó là việc tốt mà một doanh nghiệp nên sử
dụng.
* Kiểm soát khoản nợ phải trả
Atrill (2009), nhằm kiểm soát mức độ mua bán nợ, việc quản lý cần tính toán
khoản thời gian thanh toán trung bình đối với các khoản nợ phải trả
Khoản thời gian thanh toán trung bình đối với các khoản nợ phải trả= nợ phải trả
trung bình/ số hàng hoá nợ x 365
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang8
2.1.5. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt:
Theo quan điểm truyền thống mối quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền mặt và lợi
nhuận của công ty trong điều kiện các yếu tố khác không thay đổi thì việc rút ngắn
chu kỳ luân chuyển này sẽ làm tăng lợi nhuận của công ty. Quản trị tiền mặt hiệu quả
là bao gồm quản trị dòng nhập quỹ và dòng xuất quỹ nhằm giảm thiếu hụt tiền mặt
cho đơn vị. Có thể áp dụng định nghĩa này để tính chu kỳ chuyển hóa tiền mặt:
CCC = Chu kỳ chuyển hóa hàng tồn kho + Kỳ thu tiền bình quân –
toán bình quân
Kỳ thanh
Chu kỳ luân chuyển tiền mặt theo Ghosh (2010) là tập trung vào thời gian giữa các
khoản phải thanh toán cho nguyên vật liệu và lao động cũng như các khoản phải thanh
toán nhận được từ việc bán hàng. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt được coi là khoảng
thời gian luân chuyển hàng tồn kho cộng với khoảng thời gian thu hồi khoản phải thu
trừ đi các khoản trả chậm. Chu kỳ luân chuyển tiền mặt của một công ty càng lâu thì
lợi nhuậnđạt được thông qua doanh số bán hàng sẽ càng cao. Tuy nhiên, lợi nhuận của
công ty sẽ giảm khi chi phí đầu tư vào vốn lưu động cao hơn, làm tăng nhanh những
lợi ích của việc nắm giữ nhiều hàng tồn kho hơn hoặc sẽ cho khách hàng nợ nhiều hơn
(Raheman & Nasr, 2007). Về khía cạnh này sẽ là thước đo hiệu quả của quản lý vốn
lưu động được thay thế bằng chu kỳ luân chuyển tiền mặt.
Bằng nghiên cứu và tính toán về chu kỳ luân chuyển tiền mặt, chứng minh làm
thay đổi các chính sách liên quan đến việc mua bán nợ. Tiêu chuẩn thanh toán để mua
nợ hoặc nhận tiền mặt từ khách nợ có thể được thay đổi dựa trên báo cáo về chu kỳ
luân chuyển tiền mặt. Nếu giải thích tốt hơn về vị thế thanh khoản bằng tiền mặt thì
các chính sách tín dụng trong quá khứ có thể được duy trì.
2.1.6. Khả năng sinh lời:
Weetman (2006) định nghĩa khả năng sinh lợi (Lợi nhuận) là khả năng tạo ra lợi
nhuận dựa trên phép đo so sánh. Ví dụ: khoảng thời gian thu thập trung bình, khoảng
thời gian thanh toán trung bình và khoảng thời gian tồn kho trung bình. Khả năng sinh
lời của các doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi các quyết định hoạt động của ban quản lý
liên quan đến sử dụng tài sản hiệu quả nhằm gia tăng lợi nhuận. Hiệu quả hoạt độngvà
khá năng sinh lợitừ sản xuất sẽ đạt được bằng cách chia doanh thu với tổng tài sản
(Sari, 2007). Các tỷ số được sử dụng đánh giá khả năng tạo ra thu nhập trong một tổ
chức. Một tỷ suất sinh lời đo lường cho tổng hiệu suất của các doanh nghiệp. Khả
năng sinh lời được tính toán dựa trên doanh thu và đầu tư.
2.2. Tổng quan các nghiên cứu trước đây:
Về khía cạnh lịch sử thì quản trị vốn luân chuyển còn là nhiệm vụ tiền thân của
quản trị tài chính và đã có rất nhiều những nghiên cứu về những yếu tố về vốn luân
chuyển. Những nghiên cứu về vốn luân chuyển trước đây chủ yếu là cải thiện khả
năng thanh toán và số dư tiền mặt tối ưu, như nghiên cứu tiên phong của Baumol
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang9
(1952) về mô hình quản lý hàng tồn kho và Miller (1966) về mô hình quản lý tiền mặt
có thể được coi là nghiên cứu đầu tiên và được biết đến nhiều nhất trong lĩnh vực này.
Những nghiên cứu này cung cấp cho nhà quản trị các vấn đề liên quan đến thực hành
quản trị vốn luân chuyển, và tiếp nối từ các nghiên cứu trước những nghiên cứu gần
đây phân tích tác động ảnh hưởng của mối quan hệ giữa khả năng thanh toán, quản trị
vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của công ty đó, nghiên cứu được thực hiện ở
nhiều quốc gia và bằng nhiều phương pháp thống kê nên có rất nhiều quan điểm về
mối quan hệ này. Kể đến trên thế giới có rất nhiều nghiên cứu liên quan kể đến sau
những kết luận về mối liên hệ giữa các thành phần của quản trị vốn luân chuyển và
khả năng sinh lời.
Kể đến là các nghiên cứu Shin và Soenen (1998) đã lựa chọn các doanh nghiệp tại
Mỹ trong giai đoạn 1975-1944 thực hiện mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển
và khả năng tạo ra giá trị cho cổ đông. Hai tác giả này đã sử dụng phân tích tương
quan và hồi qui để đưa ra được kết luận là tìm thấy mối quan hệ ngược chiều giữa lợi
nhuận công ty và kỳ luân chuyển tiền mặt. Lazaridis và Tryfonidis (2006) điều tra mối
quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời doanh nghiệp của các
công ty niêm yết tại Sở giao dịch và chứng khoán Athens. Kết quả từ phân tích hồi
quy chỉ ra rằng có một ý nghĩa thống kê giữa khả năng sinh lời - đánh giá thông qua
lợi nhuận gộp, và chu kì chuyển hóa thành tiền mặt. Hay Deloof (2003), nghiên cứu
các mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời doanh nghiệp cho
một mẫu gồm 1009 công ty phi tài chính lớn của Bỉ trong giai đoạn 1992-1996. Tác
giả sử dụng chỉ tiêu thu nhập gộp từ hoạt động kinh doanh để đo lường khả năng sinh
lợi và chu kì chuyển hóa tiền mặt. Tác giả sử dụng phân tích tương quan và hồi quy
trong bài nghiên cứu này, Ông tìm thấy rằng có mối quan hệ nghịch biến giữa khả
năng sinh lợi và chu kỳ luân chuyển tiền mặt với các thành phần của nó như là kỳ thu
tiền, kỳ thanh toán bình quân và thời gian chuyển đổi hàng tồn kho.
Hill và cộng sự (2010) cho thấy rằng vốn luân chuyển ròng thể hiện đa chiều của
các điều chỉnh điều hành và các điều kiện tài chính của các công ty. Tăng trưởng
doanh thu, sự không chắc chắn của doanh thu, chi phí tài chính bên ngoài và khó khăn
tài chínhkhuyến khích các doanh nghiệp theo đuổi chiến lược vốn luân chuyển tích
cực hơn. Những công ty có năng lực tài chính nội bộ lớn hơn và tiếp cận thị trường
vốn cao hơn sử dụng các chính sách vốn luân chuyển bảo thủ hơn. Kết quả là mạnh
mẽ đối với sự không đồng nhất không quan sát được và những ảnh hưởng ngành công
nghiệp. Các bằng chứng cho thấy rằng điều kiện hoạt động và tài chính cần được xem
xét khi đánh giá hành vi của vốn luân chuyển, không chỉ là trung bình ngành. Ngoài
ra, độ tập trung ngành khuếch đại tác dụng của tăng trưởng doanh thu.
Tahir và Anuar (2015) xác định mối quan hệ của quản lý vốn luân chuyển và lợi
nhuận của công ty trong lĩnh vực dệt may của Pakistan. Một mẫu 127 công ty dệt
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang10
niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Karachi trong giai đoạn 2001-2012 được sử
dụng trong nghiên cứu. Nghiên cứu sử dụng phương pháp Momen bảng tổng quát
động để phân tích dữ liệu. Những phát hiện này cho thấy thời gian thu hồi trung bình
tính bằng ngày, mức vốn luân chuyển ròng, tài sản luân chuyển và đầu tư ngắn hạn
trên thu nhập hoạt động, tỷ số tài sản ngắn hạn trên doanh thu, nợ ngắn hạn trên tổng
tài sản có tác động tiêu cực đến lợi nhuận trên tài sản, trong khi các khoản phải trả
theo ngày, luân chuyển hàng tồn kho theo ngày, chu kỳ chuyển đổi tiền, chu kỳ
thương mại thuần, tỷ lệ lưu chuyển tiền mặt, tỷ số tài sản ngắn hạn trên tổng tài sản và
tỷ lệ nợ ngắn hạn có một liên kết tích cực với khả năng sinh lời. Trong trường hợp của
các biến kiểm soát, tăng trưởng doanh thu và quy mô doanh nghiệp có các liên kết tích
cực với khả năng sinh lời, thì ngược lạitỷ lệ nợ tài chính, tổng sản phẩm quốc nội, lạm
phát và lãi suất được mô tả có kết quả tiêu cực. Những phát hiện này làm nổi bật tầm
quan trọng của các thành phần vốn luân chuyển với lợi nhuận trong lĩnh vực dệt may
của Pakistan và khuyến nghị rằng bằng cách thiết kế và thực hiện các chính sách hiệu
quả về vốn luân chuyển thì lợi nhuận của công ty có thể được nângcao.
Ilyas (2014) xem xét tác động của chi phí vốn đến quản lý vốn luân chuyển. Đối
với nghiên cứu này, 109 doanh nghiệp đã được chọn từ tám lĩnh vực khác nhau, được
niêm yết trên thị trường chứng khoán Pakistan Karachi. Dữ liệu cho nghiên cứu được
lấy từ bảng cân đối, báo cáo doanh thu và báo cáo lưu chuyển tiền tệ của các công ty
từ năm 2006 đến năm 2010, các trang web của Ngân hàng Nhà nước Pakistan đã được
sử dụng cho mục đích này. Các yêu cầu về vốn luân chuyển của Shulman và Cox
(1985) và phương pháp cân bằng thanh khoản ròng như đại diện đo lường vốn luân
chuyển được sử dụng để phân tích. Các kết quả kết luận rằng một mối quan hệ tích
cực và rất có ý nghĩa tồn tại giữa các yêu cầu vốn luân chuyển và chi phí vốn. Mặt
khác, sự cân bằng thanh khoản ròng và chi phí vốn có mối quan hệ quan trọng nhưng
tiêu cực. Nhìn chung, kết quả cho thấy rằng việc quản lý vốn luân chuyển ảnh hưởng
đến thanh khoản và lợi nhuận của các doanh nghiệp và nó cũng chịu trách nhiệm cho
sự thành công hay thất bại của các côngty.
Zariyawati và cộng sự (2010) cho rằng quản lý vốn luân chuyển là một phần trong
quyết định tài chính của doanh nghiệp. Không hiệu quả trong việc quản lý nó dẫn đến
ảnh hưởng đến giá trị công ty. Các nhà quản lý cần xem xét tất cả các yếu tố có ảnh
hưởng đến công tác quản lý vốn luân chuyển. Vì vậy, nghiên cứu này điều tra các yếu
tố quyết định đến việc quản lý vốn luân chuyển của các công ty niêm yết tại Malaysia
cho giai đoạn 2000-2006. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được sử dụng như là biện pháp
đo lường toàn diện về công tác quản lý vốn luân chuyển. Kết quả cho thấy quy mô
doanh nghiệp, tỷ lệ nợ, tăng trưởng của công ty, tăng trưởng kinh tế và lạm phát liên
quan đến quản lý vốn luân chuyển của doanh nghiệp.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang11
Anup Chowdhury (2007) đã nghiên cứu việc quản trị vốn luân chuyển tại 8 doanh
nghiệp dược phẩm trên thị trường chứng khoán Dhaka trong giai đoạn 2000 - 2003.
Nghiên cứu này kiểm tra tính chính sách và thực tế của việc quản trị tiền mặt và xác
định nguyên tắc cũng như công cụ quản trị hàng tồn kho, khoản phải thu, khoản phải
trả. Mối tương quan đồng biến được tìm thấy giữa quản trị tài sản ngắn hạn và thành
quả tài chính của các doanh nghiệp dược phẩm cho thấy: vốn luân chuyển đóng vai trò
quan trọng đối với thành quả chung của nền công nghiệp dược phẩm, tuy nhiên việc
lưu giữ một lượng hàng tồn kho lớn không phán ánh tính không hiệu quả của việc
quản trị của các doanh nghiệp trong ngành công nghiệp này.
Abenet Yohannes Hailu and Professor P. Venkateswarlu (2016), đã kiểm chứng
mối quan hệ giữa khả năng sinh lời của doanh nghiệp và việc quản trị vốn luân chuyển
của các công ty sản xuất ở miền đông Ethiopia, trong số 30 công ty được chọn làm
mẫu phân tích trong giai đoạn 2010-2014 . Kết quả thực nghiệm cho thấy một mối
quan hệ nghịch biến giữa ROA và kỳ thu tiền bình quân, kết quả phù hợp với đa số
những phát hiện từ nghiên cứu trước đó là giữa tỷ suất sinh lợi và kỳ thu tiền có mối
quan hệ nghịch biến (Deloof, 2003; Lazaridis và Tryfonidis, 2006; Falope và Ajilore,
2009; Gill, Biger và Mathur, 2010; Dong và Su, 2010). Giữa hàng tồn kho và ROA lại
cho thấy mối quan hệ đồng biến, kết quả tìm thấy là phù hợp với các nghiên cứu của
(Zcapkun Hameri và Weiss, 2009; Dong và Su, 2010). Tuy nhiên lại mâu thuẫn với
các kết luận của (Deloof, 2003; Falope và Ajilore, 2009). Kỳ phải trả có tác động
nghịch biến với lợi nhuận, mặc dù kết quả thu được phù hợp với một số các nghiên
cứu trước đó (Deloof, 2003; Falope và Ajilore 2009), tuy nhiên kết quả mâu thuẫn với
việc nghiên cứu được tiến hành bởi Dong và Su (2010) đã tìm thấy mối quan hệ đồng
biến giữa kỳ phải thu và lợi nhuận có nghĩa là có sự chậm trễ trong thanh toán bởi các
công ty có lợi nhuận cao hơn. Một kết luận nữa là nghiên cứu cho thấy mối quan hệ
nghịch biến giữa ROA và chu kỳ chuyển đổi tiền mặt (CCC).
Niskanen và Niskanen (2006) nghiên cứu các chính sách tín dụng thương mại của
các doanh nghiệp quy mô nhỏ hoạt động sản xuất trong môi trường bị ngân hàng chi
phối (Phần Lan). Các tác giả thấy rằng khả năng tiếp cận thị trường và mức độ tín
nhiệm về cơ bản là yếu tố quyết định quan trọng mở rộng tín dụng thương mại bởi
người bán. Mức mua tương quan thuận với mức độ của các khoản phải trả. Doanh
nghiệp với quy mô lớn, lâu đời hơn và các doanh nghiệp có nguồn tài chính nội bộ
mạnh mẽ ít có khả năng sử dụng tín dụng thương mại, trong khi các doanh nghiệp có
tỷ lệ cao về tài sản luân chuyển và đầu tư ngắn hạn trên tổng tài sản, và các doanh
nghiệp thuộc diện tái cơ cấu nợ sẽ sử dụng nó nhiều hơn. Quyết định cho vay tiêu cực
bởi các trung gian tài chính tăng và một mối quan hệ ngân hàng người cho vay gần
hơn giảm xác suất mà một công ty không tận dụng lợi thế giảm giá tín dụng thương
mại.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang12
Mehmet (2009) đã xác định mối quan hệ giữa mức độ hiệu quả của các doanh
nghiệp trong việc quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA). Bằng
việc sử dụng dữ liệu của 49 doanh nghiệp đang được niêm yết ở thị trường chứng
khoán Istanbul (ISE) trong khoảng thời gian từ 1993 đến 2007, bài nghiên cứu cho
thấy việc doanh số của các doanh nghiệp đã giảm trong thời kì này nhấn mạnh tầm
quan trọng của việc quản trị vốn luân chuyển trong việc đưa ra quyết định tài trợ. Bên
cạnh đó, tác giả tìm thấy tỷ suất sinh lợi tài sản (ROA) có mối quan hệ nghịch biến
với tỷ số thanh toán hiện hành và đồng biến với lượng vốn luân chuyển ròng. Kết quả
cũng nhấn mạnh mối quan hệ đồng biến giữa rủi ro thanh khoản hoạt động và thu
nhập của các khoản nợ ngắn hạn.
Enqvist, Graham, và Nikkinen (2014) nghiên cứu tác động của việc quản lý vốn
lưu động ảnh hưởng đến khả năng sinh lời trong các chu kỳ kinh doanh tại các công ty
niêm yết tại Phần Lan. Bài nghiên cứu đã sử dụng một mẫu dữ liệu bảng gồm 1.136
quan sát doanh nghiệp Phần Lan niêm yết trên thị trường chứng khoán Nasdaq OMX
Helsinki và nghiên cứu một khoảng thời gian kéo dài 18 năm từ năm 1990 đến năm
2008. Các doanh nghiệp Phần Lan có xu hướng phản ứng mạnh mẽ với những thay
đổi trong chu kỳ kinh doanh, tính không ổn định của cácchỉ số chứng khoán Nasdaq
OMX Helsinki. Chỉ số này thường giảm nhanh chóng nhưng cũng làm cho phục hồi
nhanh ở các bang kinh tế nghèo nàn. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng điều kiện
kinh tế có thể đo lường được ảnh hưởng đến mối quan hệ giữa khả năng sinh lời và
vốn lưu động, tình trạng điều kiện kinh tế thấp thường thấy có những ảnh hưởng tiêu
cực đến tính khả thi của doanh nghiệp. Cụ thể, nghiên cứu cho thấy rằng tác động của
vốn lưu động hiệu quả (Chu kỳ luân chuyển tiền mặt-CCC) đối với khả năng sinh lợi
từ hoạt động sẽ tăng lên trong nền suy thoái kinh tế. Nghiên cứu đồng thời cho ta thấy
rằng ảnh hưởng của việc quản lý hàng tồn kho hiệu quả và các kỳ chuyển đổi các
khoản phải thu của chu kỳ luân chuyển tiền mặt đối với khả năng sinh lời cũng tăng
lên trong nền suy thoái kinh tế. Nhìn chung kết quả cho thấy chính sách kinh tế quốc
gia nhằm thúc đẩy dòng tiền mặt của các doanh nghiệp có thể làm tăng khả năng sinh
lợi trong việc tạo ra nguồn vốn lưu động nội bộ, đặc biệt là trong thời kỳ suy thoái
kinh tế.
Ở Việt Nam, tác giả Dong, Huynh Phuong & Jyh-tay Su (2010) nghiên cứu mối
quan hệ giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi, được đo lường bằng tỷ lệ
lợi nhuận hoạt động gộp trên một mẫu gồm 130 công ty trong giai đoạn 2006 – 2008
được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Hai tác giả đã tìm ra mối quan
hệ mạnh giữa chu kỳ luân chuyển tiền và khả năng sinh lợi, đồng thời cho rằng ban
quản trị có thể gia tăng giá trị tài sản cho cổ đông thông qua việc xác định chu kỳ luân
chuyển tiền là phù hợp và duy trì từng thành phần của chu kỳ này ở mức tối ưu.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang13
Tất cả nghiên cứu trên cho ta một cơ sở lí thuyết về quản trị vốn luân chuyển và
các thành phần của nó. Trên cơ sở những nghiên cứu trước đây, bài nghiên cứu về mối
quan hệ giữa các chỉ tiêu quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lời của các công
ty thuộc nhiều nhóm ngành kinh doanh khác nhau được niêm yết trên thị trường
chứng khoán ở Việt Nam nhằm xác định tồn tại mối quan hệ giữa các chỉ tiêu vốn
luân chuyển và khả năng sinh lời của các công ty này hay không. Đồng thời xác định
mức độ tương quan giữa khả năng sinh lời với ảnh hưởng của các nhân tố quản trị vốn
luân chuyển và khả năng sinh lời cho các doanh nghiệp trong nhiều ngành.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang14
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Dữ liệu và mẫu:
Phương pháp nghiên cứu dựa trên những dữ liệu thu thập từ các doanh nghiệp tại
Việt Nam. Quy mô dữ liệu nghiên cứu lấy từ mẫu 100 công ty thuộc các nhóm công ty
phi tài chính trong 7 năm từ năm 2010 đến 2016, tạo thành bảng gồm 700 công ty năm quan sát. Nguồn dữ liệu lấy từ trang Vietstock tại các công ty niêm yết ở Sở giao
dịch chứng khoán thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở giao dịch chứng khoán Hà
Nội (HNX). Nghiên cứu này dùng hồi quy dữ liệu bảng, song songvới phân tích chuỗi
thời gian vàphân tích tại một thời điểmđể định rõ tác động của vốn luân chuyển lên
khả năng sinh lời của các doanh nghiệp tại Việt Nam. Bằng phần mềm thống kê Stata
phiên bản 12.0 nhằm phân tích các mẫu doanh nghiệp được nghiên cứu. Biến phụ
thuộc nghiên cứu là khả năng sinh lời của doanh nghiệp, điển hình là biến đại diện
ROA, còn lại các biến độc lập là các thành phần quản lý vốn luân chuyển, đại diện là
(CCC) - chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ lưu kho (IT), kỳ phải trả (APP) và kỳ phải thu
(ACP). Còn lại là các biến kiểm soát tỷ lệ nợ (LEV),tăng trưởng (GROWTH) và quy
mô công ty (SIZE). Các biến số được phân tích nghiên cứu tìm ra liệu có mối quan hệ
có ý nghĩa giữa các biến độc lập và biến phụ thuộcbằng ma trận tương quan nhằm
định rõ hiện tượng đa cộng tuyến. Phân tích hồi quy dữ liệu bảng được sử dụng dựa
vào dự đoán rằng các doanh nghiệp không đồng đều, ít hiện tượng đa cộng tuyến giữa
các biến và hệ số tự do cao hơn, điều này đưa đến hiệu quả ước lượng cao hơn
(Wooldridge, 2003). Dữ liệu bảng được dùng trong bài nghiên cứu này xét đến đặc
điểm của dữ liệu được dùng, mang cả tính thời điểm và chuỗi thời gian.
3.2. Lý Thuyết và kiểm định đa cộng tuyến, tự tương quan, phương sai thay
đổi cho các mô hình nghiên cứu:
3.2.1. Đa cộng tuyến:
Đa cộng tuyến là hiện tượng các biến giải thích trong mô hình có mối tương quan
với nhau, đa cộng tuyến xảy ra làm chúng ta không thể đánh giá được tác động tách
biệt của một biến độc lập nào đó lên biến phụ thuộc. Đa cộng tuyến thường dẫn đến
các ước lượng t không còn đáng tin cậy, ngoài ra khi thêm vào hay bớt đi các biến có
mối quan hệ đa cộng tuyến với các biến khác trong mô hình có thể sẽ làm thay đổi dấu
hoặc độ lớn của các ước lượng. Trong bài này chúng ta sẽ phân tích đa cộng tuyếntheo
các cách sau:
Cách 1: sử dụng ma trận tương quan giữa các biến độc lập để xác định quan hệ
giữa các biến. Khi hệ số tương quan giữa các biến độc lập là >0,8 chúng ta có thể kết
luận rằng có tồn tại mối quan hệ giữa các biến độc lập trong mô hình
Cách 2: sử dụng hệ số VIF: khi phương trình có hệ số VIF là lớn hơn 5. Chúng
ta kết luận rằng phương trình tồn tại đa cộng tuyến.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang15
3.2.2. Tự Tương quan:
Tự tương quan là hiện tượng khi mà phần dư của năm này Ut có quan hệ với phần
dư của năm khác U(t-1), nghĩa là có mối quan hệ tương quan giữa các phần dư qua
các năm khác nhau, khi này phương trình vi phạm về giả thuyết của mô hình hồi quy
tuyến tính cổ điển là Cov(Ui,Uj) = 0. Chúng ta sử dụng các kiểm định sau để đánh giá
tự tương quan cho các mô hình:
Kiểm định Wooldridge (2002) và Drukker (2003): đây là kiểm định tự tương quan
cho mô hình Fe với các giả thiết tương ứng như sau:
Giả thiết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc .
Giả thiết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc .
Kiểm định Baltagi-Li (1995): đây là kiểm định tự tương quan cho mô hình Re với các
giả thiết tương ứng như sau:
Giả thiết H0: Mô hình không có hiện tượng tự tương quan bậc .
Giả thiết H1: Mô hình có hiện tượng tự tương quan bậc .
3.2.3. Phương sai thay đổi:
Một trong những giả định trong mô hình hồi quy là phương sai của những yếu tố
ngẫu nhiên Ui là một số không đổi và bằng . Ký hiệu:
E(Ui) = ( i=1,2,…,n)
Khi giả mô hình đã bị phương sai thay đổi dẫn tới các ước lượng tuyến tính không
chệch nhưng không còn hiệu quả nữa. Kiểm định T và F lúc này không còn đáng tin
cậy.
Kiểm định Greene : Kiểm định Phương sai cho mô hình Fe:
Modified Wald Test (2000), ta đặt giả thiết kiểm định như sau:
Giả thiết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi
Giả thiết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi
Kiểm định Breusch and Pagan (1980) Test: kiểm định Phương sai cho mô hình Re:
Giả thiết H0: Mô hình không có hiện tượng phương sai thay đổi
Giả thiết H1: Mô hình có hiện tượng phương sai thay đổi
3.3.
Các kiểm định lựa chọn mô hình:
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang16
Các bước kiểm định lựa chọn mô hình thông thường được thực hiện như sau:
Bước 1: Kiểm định so sánh giữa FEM và POOL thông qua F-Test khi chạy mô hình
FEM.
Bước 2: Chạy Hausman test so sánh giữa FEM và REM. Nếu kiểm định này đi đến
kết luận FEM và phù hợp, ta có thể khẳng định rằng FEM là công cụ được chọn để sử
dụng hồi quy cho phương trình, sau đó ta chuyển sang bước 4. Nếu Hausman test
chọn REM, ta chuyển sang bước 3.
Bước 3: Chạy Kiểm định so sánh giữa REM và POOL, kiểm định này có tên gọi là
Breusch and Pagan (1980). Nếu kiểm định này chọn REM, ta đi đến kết luận rằng
REM là công cụ được chọn để sử dụng hồi quy cho phương trình.
Bước 4: Sau khi đã chọn được FEM hoặc REM cho mô hình nghiên cứu, ta kiểm định
phương sai thay đổi và tự tương quan cho mô hình.
Chú ý rằng: Trong trường hợp các kiểm định đi đến kết quả lựa chọn POOL, ta
buộc phải sử dụng POOL trong mô hình nghiên cứu.
3.3.1. Kiểm định lựa chọn giữ FEM và Rem qua Hausman test:
Hausman Test để đánh giá giữa Fixed-effects (Fe) và Random-efects (Re) xem mô
hình nào hiệu quả hơn. Giả thiết cho Hausman Test như sau:
H0: Không có tương quan giữa những biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên
(REM)
H1: Có tương quan giữa những biến giải thích và thành phần ngẫu nhiên (FEM)
3.3.2. Kiểm định Breusch and Pagan (1980):
So sánh để lựa chon giữa Random-efects (Re) và Pool-OLS.
H0: Phương sai của thành phần sai số ngẫu nhiên bằng 0. Kết luận lựa chọn (POOL)
H1: Phương sai của thành phần sai số ngẫu nhiên khác 0. Lựa chọn (REM)
3.3.3. Kiểm định F-test lựa chọn giữa Fem và Pool:
Kiểm định F-test là kiểm định đi kèm khi chúng ta hồi quy mô hình với Fem, Ftest cho chúng ta các giả thiết như sau:
H0: Mô hình hồi quy với Pool là phù hợp
H1: Mô hình hồi quy với Fem là phù hợp.
3.4. Các biến sử dụng cho mô hình:
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang17
Việc lựa chọn các biến cơ bản dựa trên nghiên cứu thực nghiệm đã thực hiện từ
công trình nghiên cứu của Dr. John Kwaku Mensah Mawutor (2014).
Bảng 1: Các biến sử dụng và công thức tính
Ký hiệu
Tên biến
Công thức tính
ROA (%)
Tỷ suất sinh lợi trên tài sản
(Lợi nhuận ròng/ Tổng tài sản)*100
CCC
Chu kỳ luân chuyển tiền
Kỳ thu tiền (ACP) + Kỳ lưu kho (IT) - Kỳ thanh
toán (APP)
ACP
Kỳ thu tiền
(Khoản phải thu/ Doanh thu thuần) *365
APP
Kỳ thanh toán
(Phải trả người bán/ Giá vốn hàng bán) *365
IT
Kỳ lưu kho
(Hàng tồn kho/ Giá vốn hàng bán) *365
SIZE
Quy mô doanh nghiệp
Logarit tự nhiên của tổng tài sản
GROWTH
Tăng trưởng
[Doanh số(t) – Doanh số(t-1)] / Doanh số(t-1)
LEV
Tỷ lệ nợ
Tổng nợ/ Tổng tài sản
* Biến phụ thuộc:
ROA – là tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản, là một tỷ lệ đánh giá hiệu quả để đo
lường khả năng sinh lời trên mỗi đồng tài sản. Nó cho ta một bức tranh về cách quản
lý hiệu quả liên quan đến việc sử dụng tài sản. Tỷ số càng cao, khả năng sinh lời của
doanh nghiệp càng cao. Weetman (2006), đã trình bày tỷ số lợi nhuận trên tài sản như
sau:
𝑅𝑂𝐴 =
𝐿ợ𝑖 𝑛ℎ𝑢ậ𝑛 𝑡𝑟ướ𝑐 𝑡ℎ𝑢ế 𝑣à 𝑙ã𝑖 𝑣𝑎𝑦
𝑇ổ𝑛𝑔 𝑡à𝑖 𝑠ả𝑛
∗ 100
* Biến độc lập: Bài nghiên cứu có 4 biến độc lập :
+ CCC - Chu kỳ luân chuyển tiền mặt:
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang18
Theo Ghosh (2010), chu kỳ chuyển đổi tiền mặt tập trung vào khoảng thời gian
giữa các khoản thanh toán cho nguyên vật liệu và lao động và các khoản thanh toán
nhận được từ bán hàng. Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt của doanh nghiệp càng dài, khả
năng sinh lợi thu được từ bán hàng càng cao. Tuy nhiên, khả năng sinh lời sẽ giảm đi
khi doanh nghiệp đầu tư vào chi phí nhiều hơn,làm cho vốn lưu động tăng tốc độ
nhanh hơn so với những lợi ích thu được khi nắm giữ nhiều hàng tồn kho hay là cấp
thêm tín dụng cho khách hàng (Raheman & Nasr, 2007).
Vì vậy, chu kỳ chuyển đổi tiền mặt được tính bằng cách lấy thời gian chuyển hóa
hàng tồn kho cộng với thời gian chuyển đổi các khoản phải thu trừ đi thời gian chuyển
đổi các khoản phải trả.
+ ACP – Kỳ thu tiền bình quân:
Chỉ tiêu này cho biết thời gian để thu hồi nợ phải thutừ khách hàng của mình đồng
thời đo lường thời gian tín dụng dành cho khách hàng. Chỉ số này gia tăng cho biết
công ty đang gặp các vấn đề về dòng tiền, cho dù nỗ lực giảm thời gian tín dụng lại có
thể gây cản trở và làm cho khách hàng tìm đến một đối thủ cạnh tranh cho thời gian
tín dụng dài hơn (Weetman, 2006).
+ APP – Kỳ thanh toán bình quân:
Tỷ số này chỉ rõ số ngày mà doanh nghiệp cần phải thanh toán hết các khoản tín
dụng, đồng thời đo lường thời gian tín dụng trung bình từ các nhà cung cấp hàng hóa
dịch vụ dành cho doanh nghiệp. Sự gia tăng chỉ tiêutỷ số thể hiện nhà cung cấp cho
phép tín dụng thời hạn dài hơn. Nó còn chỉ ra rằng doanh nghiệptốn thời gian lâu hơn
để thanh toán, là do các vấn đề về dòng tiền. Nếu thanh toán chậm, doanh nghiệp sẽ
mất đi các khoản chiết khấu có được từ việc thanh toán nhanh.
+ IT – Vòng quay hàng tồn kho:
Chỉ tiêu đo lường thời gian lưu kho trung bình của hàng hóa trước khi hàng hóa
được đem đi bán hoặc sử dụng cho các hoạt động của doanh nghiệp. Có quan điểm
cho rằng thời gian này càng ngắn càng tốt nhưng một quan điểm khác lại nói thời gian
này quá ngắn có thể là nguy cơ doanh nghiệp thiếu hút hàng tồn kho (Weetman,
2006).
* Biến kiểm soát: Các biến kiểm soát được lựa chọn sử dụng trong mô hình bao gồm
tăng trưởng doanh thu (GROWTH), quy mô doanh nghiệp (SIZE), và tỷ lệ nợ (LEV),
vì các biến này có ảnh hưởng đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp.
+ GROWTH – tăng trưởng:
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang19
Tăng trưởng trong nghiên cứu này cho biết doanh thu hay doanh số bán hàng của
một năm tài chính hay một giai đoạn hoạt độngcủa doanh nghiệp. Một công ty được
cho là tăng trưởng khi doanh số bán hàng ngày càng gia tăng. Tăng trưởng được tính
theo công thức: [Doanh số(t) – Doanh số(t-1)] / Doanh số(t-1)
+ SIZE – Quy mô doanh nghiệp:
Doanh nghiệp có nhiều tài sản hơn đồng nghĩa cũng có khả năng sinh lợi cao hơn.
Vì vậy biến quy mô doanh nghiệp sử dụng để kiểm soát ảnh hưởng mục tiêu cho
doanh nghiệp. Quy mô doanh nghiệp được đo lường bằng logarit tự nhiên từ doanh số
bán hàng hay logarit tự nhiên của tổng tài sản.
+ LEV – Tỷ lệ nợ (đòn bẩy):
Tỷ số này cho biết có bao nhiêu phần trăm tài sản của doanh nghiệp là từ đi vay.
Đây là tỷ số so sánh tổng nợ với tổng tài sản và chủ yếu liên quan đến việc liệu công
ty có đủ tài sản để đáp ứng tất cả các khoản nợ khi đến hạn. Khi một công ty sử dụng
đòn bẩy, nó ngụ ý rằng công ty đã vay tiền để mua tài sản. Một cách khác để mua tài
sản là thông qua việc sử dụng vốn chủ sở hữu, hoặc vốn cổ phần. Và để xác định đòn
bẩy là tính tỷ số nợ trên vốn chủ sở hữu (vốn cổ phần), cho thấy bao nhiêu phần tài
sản của doanh nghiệp được tài trợ bằng nợ và bao nhiêu làvốn chủ sở hữu (vốn cổ
phần). Việc doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy trong kinh doanh không nhất thiết là một
điều không tốt nhưng ngược lại sẽ rất hữu ích để tài trợ cho sự tăng trưởng của doanh
nghiệp thông qua việc mua sắm tài sản. Nhưng nếu công ty sử dụng nhiều vào việc
vay mượn thì nó sẽ không thể thanh toán hết các khoản nợ.
3.5. Giả thiết và mô hình nghiên cứu:
Các mục tiêu của bài nghiên cứu này chủ yếu đề cập về việc thiết lập các mối quan
hệ giữa Chu kỳ chuyển đổi tiền mặt, Kỳ thu tiền bình quân, Kỳ hạn thanh toán trung
bình, Kỳ lưu kho với Khả năng sinh lợi từ hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
niêm yết tại Việt Nam.
Tác giả đưa ra các giả thiết nghiên cứu để giải quyết các mục tiêu trên như sau:
H01: Không có mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sảnvà chu kỳ chuyển đổi tiền
mặt của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
H02: Không có mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản và kỳ thu tiền bình quân
của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
H03: Không có mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản với thời hạn thanh toán
trung bình của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang20
H04: Không có mối quan hệ giữa tỷ suất sinh lợi trên tài sản và vòng quay hàng tồn
kho theo ngày của các doanh nghiệp tại Việt Nam.
* Mô hình nghiên cứu định lượng:
Bốn mô hình hồi quy dữ liệu bảng kiểm định các giả thuyết về tác động của vốn
luân chuyển đến khả năng sinh lời của doanh nghiệp được đo bằng ROA. Trong bài
này, các mô hình hồi quy được lấy từ mô hình phát triển bởi Dr. John Kwaku Mensah
Mawutor (2014). Mô hình chung được sử dụng bởi Samiloglu & Demirgunes
(2008)của vốn luân chuyển tác dộng lên khả năng sinh lời của doanh nghiệp.Vì vậy,
có 4 mô hình hồi quy bảng được hình thành trong nghiên cứu này để kiểm định các
giả thiết đã được phát triển:
Mô Hình (1):
ROA Yt = α0 + α1 (ITYt) + α2 (SIZEYt) + α3 (LEVYt) + α4 (GROWTHYt) + ε
Mô Hình (2):
ROA Yt = α0 + α1 (APPYt) + α2 (SIZEYt) + α4 (LEVYt) + α5 (GROWTHYt) + ε
Mô Hình (3):
ROA Yt = α0 + α1 (ACPYt) + α2 (SIZEYt) + α3 (LEVYt) + α4 (GROWTHYt) + ε
Mô Hình (4):
ROA Yt = α0 + α1 (CCCYt) + α2 (SIZEYt) + α3 (LEVYt) + α4 (GROWTHYt) + ε
Trong đó: Y - ký hiệu cho các công ty; t - ký hiệu cho các năm; 𝛆- là sai số
* Phương pháp sử dụng phân tích mô hình:
Dữ liệu bảng sử dụng trong nghiên cứu này dự kiến sẽ được phân tích hồi quy với
2 dạng mô hình Fix-efects và Random-efects sau khi dựa trên kết quả kiểm định
Hausman khi đã được kiểm định đa cộng tuyến, phương sai thay đổi và tự tương quan.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang21
CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1. Thống kê mô tả:
Các biến độc lập và các biến phụ thuộc sẽ được tóm tắt và thống kê mô tả trong
bảng 2 như sau:
Bảng 2: Thống kê mô tả dữ liệu thu thập
Variable
Obs
Mean
Std. Dev.
Min
Max
ROA
700
0.073634
0.083599
-0.64551
0.7837
LEV
700
0.481523
0.221733
0.02705
2.809911
SIZE
700
27.14997
1.283038
23.73983
31.13437
GROWTH
700
0.128661
0.348358
-0.72463
3.646462
CCC
700
156.5981
168.7479
-97.0417
2291.602
ACP
700
80.52622
108.1805
0.149091
931.9962
IT
700
109.5103
105.4999
0
1435.872
APP
700
33.43841
31.95763
0
312.4207
Nguồn: Kết quả tổng hợp từ Phần mềm Stata trên số liệu tác giả thu thập với cỡ
mẫu gồm 700 quan sát của 100 Công ty trong giai đoạn từ năm 2010 đến 2016
Kết quả phân tích cho ta:
Lợi nhuận trung bình của các doanh nghiệp được đo bằng tỷ suất sinh lợi trên tài
sản (ROA) trung bình là 7,36%, doanh nghiệp sẽ có giá trị nhỏ nhất là -64,55% và sẽ
có giá trị lớn nhất là 78,37%, với độ lệch chuẩn là 8,36%. Các thành phần về vốn luân
chuyển của doanh nghiệp như chu kỳ luân chuyển tiền trung bình là 156 ngày, hoạt
động sản xuất của doanh nghiệp nhận được tiền thu của khách hàng trung bình là 80
ngày, hơn nữa để thanh toán tiền mua nguyên vật liệu cho khách hàng là trong khoảng
33 ngày và các công ty sẽ mất 109 ngày để bán hàng tồn kho. Quy mô các doanh
nghiệp có trung bình 27, mỗi năm sẽ tăng trưởng trung bình 12,87% tương đương độ
lệch chuẩn 34,84%, doanh nghiệp tăng trưởng cao nhất là 364% và nhỏ nhất với giá trị
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang22
là -72%. Các doanh nghiệp còn sử dụng đòn bẩy tài chính với giá trị trung bình là
48,15%.
4.2. Phân tích tương quan - kiểm định đa cộng tuyến:
 Kiểm định ma trận tương quan giữa các biến độc lập:
Để quyết định mối quan hệ giữa các biến phụ thuộc và các biến độc lập thì việc
phân tích tương quan sẽ được tiến hành, đối với khả năng sinh lời của các doanh
nghiệp thì các biến kiểm soát được đo lường bởi ROA. Dựa trên ma trận hệ số tương
quan cũng sẽ cho ta kiểm tra bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra hiện tượng tự tương
quan. Nếu có sự tương quan cao giữa 2 hay nhiều biến độc lập thì hiện tượng tự tương
quan có thể được xác định. Kết quả của ma trận được tóm tắt trong bảng 3.
Bảng 3.1 : Ma trận hệ số tương quan
LEV
LEV
1
SIZE
0.265
SIZE
GROWTH
CCC
ACP
IT
APP
1
GROWTH 0.0684
0.0805
1
CCC
0.0855
0.1013
-0.1223
1
ACP
0.0872
0.0814
-0.0569
0.8303
1
IT
0.1126
0.1199
-0.1271
0.8356
0.4283
1
APP
0.2152
0.1364
0.0338
0.2887
0.415
0.3391
1
Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm Stata 12.
Nhìn trên bảng 3 ta thấy có sự tương quan cao giữa CCC, ACP và IT thông qua hai
giá trị là 0,8303 và 0,8356 (tồn tại các hệ số tự tương quan cặp giữa các biến độc lập
lớn hơn 0,8). Mặc dù lớn hơn 0,8 nhưng không cùng 1 mô hình và các biến CCC,
ACP và IT lại nằm riêng lẻ không cùng nhau nên hiện tượng đa cộng tuyến không xảy
ra trong phát triển hồi quy. Vì thế mà 4 mô hình hồi quy dữ liệu bảng được phát triển
nghiên cứu tác động riêng lẻ của các thành phần vốn luân chuyển (CCC, ACP, APP,
IT).
-
Kiểm định ma trận tương quan thông qua hệ số VIF
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang23
Bảng 3.2: Kiểm tra đa cộng tuyến bằng hệ số nhân tử phóng đại VIF
Variable
LEV
SIZE
GROWTH
IT
Mean VIF
Variable
LEV
SIZE
GROWTH
ACP
Mean VIF
Mô hình (1)
VIF
1.09
1.09
1.03
1.04
1.06
Mô hình (3)
VIF
1.08
1.08
1.01
1.02
1.05
1/VIF
0.91967
0.91587
0.970867
0.958594
Variable
LEV
SIZE
GROWTH
APP
Mean VIF
1/VIF
0.922782
0.921959
0.986636
0.984239
Variable
LEV
SIZE
GROWTH
CCC
Mean VIF
Mô hình (2)
VIF
1.12
1.09
1.01
1.06
1.07
Mô hình (4)
VIF
1.08
1.09
1.03
1.03
1.06
1/VIF
0.895246
0.919463
0.990943
0.946706
1/VIF
0.923221
0.918186
0.973078
0.968065
Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm Stata 12.
Trong kiểm định hệ số nhân tử phóng đại VIF, khi hệ số VIF giữa 2 biến bất kỳ
trong mô hình có giá trị lớn hơn 5 thì mô hình sẽ xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến, vì
vậy ở cả 4 mô hình là không bị đa cộng tuyến do hệ số phóng đại VIF của các biến và
trung bình VIF ở cả 4 phương trình đều có giá trị rất nhỏ và nhỏ hơn 5.
4.3.
Kết quả kiểm định lựa chọn mô hình:
4.3.1. Mô Hình (1) và (2):
ROA Yt = α0 + α1 (ITYt) + α2 (SIZEYt) + α3 (LEVYt) + α4 (GROWTHYt) + ε (1)
ROA Yt = α0 + α1 (APPYt) + α2 (SIZEYt) + α4 (LEVYt) + α5 (GROWTHYt) + ε (2)
Bước 1: Chạy Hausman Test để so sánh đánh giá giữa Fixed-effects (Fe) và
Random-efects (Re) kiểm tra mô hình nào là hiệu quả hơn. Giả thiết cho Hausman
Test là:
+ Giả thiết H0: Mô hình Random-efects (Re) là hiệu quả hơn Fixed-effects
(Fe).
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang24
+ Giả thiết H1: Lựa chọn mô hình Fixed-effects (Fe).
Chạy bước 1 cho ta giá trị P-value ở MH 1 là 0,1790 và ở MH 2 là 0,1638 ( Pvalue > 5% ) - chọn H0 - lựa chọnMô hình Random-efects (Re).
Bước 2: Chạy kiểm định so sánh giữa REM và POOL, kiểm định này có tên gọi
là Breusch and Pagan (1980). Nếu kiểm định này chọn REM, ta đi đến kết luận rằng
REM là công cụ được chọn để sử dụng hồi quy cho phương trình.
+ Giả thiết H0: Kiểm định chọn mô hình Pool – OLS.
+ Giả thiết H1: Kiểm định chọn mô hình Random-efects (Re).
Chạy bước 2 cho ta giá trị P-value tại lần lượt 2 mô hình với một giá trị là
0,0000 ( P-value < 5% ) – chọn H1- lựa chọn Mô hình Random-efects (Re).
Sau khi chạy 2 bước trên dẫn đến kết quả kiểm định ủng hộ sử dụng mô hình
Random-efects (Re) để phân tích.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Bảng 4.3.1 (a) : Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Mô hình
P-value
Mô hình (1)
0.0000
Mô hình (2)
0.0000
Nguồn: trích từ phần mềm stata 12
Với P-value = 0,0000<5% ta bác bỏ giả thiết H0 đồng nghĩa chấp nhận H1, từ đó
đi tới kết luận rằng hai mô hình (1) và (2) bị phương sai sai số thay đổi.

Kiểm Định tự tương quan
Bảng 4.3.1 (b): Kiểm định tự tương quan
Mô hình
P-value
Mô hình (1)
0.0000
Mô hình (2)
0.0000
Nguồn: trích từ phần mềm stata 12
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang25
Với P-value = 0,0000<5% ta bác bỏ giả thiết H0 đồng nghĩa chấp nhận H1, từ đó
đi tới kết luận rằng hai mô hình (1) và (2) bị tự tương quan.
4.3.2. Mô hình (3) và (4):
ROA Yt = α0 + α1 (ACPYt) + α2 (SIZEYt) + α3 (LEVYt) + α4 (GROWTHYt) + ε (3)
ROA Yt = α0 + α1 (CCCYt) + α2 (SIZEYt) + α3 (LEVYt) + α4 (GROWTHYt) + ε (4)
Bước 1: Chạy Hausman Test để so sánh đánh giá giữa Fixed-effects (Fe) và
Random-efects (Re) kiểm tra mô hình nào là hiệu quả hơn. Giả thiết cho Hausman
Test là:
+ Giả thiết H0: Mô hình Random-effects (Re) là hiệu quả hơn Fixed-effects
(Fe).
+ Giả thiết H1: Lựa chọn mô hình Fixed-effects (Fe).
Chạy bước 1 cho ta giá trị P-value ở MH 3 là 0,0000 và ở MH 4 là 0,0051 ( Pvalue < 5% ) - chọn H1 - mô hình Fixed-effects (Fe).
Bước 2: Chạy kiểm định so sánh giữa FEM và POOL, kiểm định này có tên
gọi là kiểm định F-test cho hệ số Prob.
+ Giả thiết H0: Kiểm định chọn mô hình Pool – OLS.
+ Giả thiết H1: Kiểm định chọn mô hình Fixed-effects (Fe).
Chạy bước 2 cho ta giá trị P-value tại lần lượt 2 mô hình với một giá trị là
0,0000 ( P-value < 5% ) – chọn H1- lựa chọn mô hình Fixed-effects (Fe).
Sau khi chạy 2 bước trên dẫn đến kết quả kiểm định ủng hộ sử dụng mô hình
Fixed-effects (Fe) để phân tích.

Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Bảng 4.3.2 (a) : Kiểm định phương sai sai số thay đổi:
Mô hình
P-value
Mô hình (3)
0.0000
Mô hình (4)
0.0000
Nguồn: trích từ phần mềm stata 12
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang26
Với P-value = 0,0000<5% ta bác bỏ giả thiết H0 đồng nghĩa chấp nhận H1, từ đó
đi tới kết luận rằng hai mô hình (3) và (4) bị phương sai sai số thay đổi.

Kiểm Định tự tương quan
Bảng 4.3.2 (b): Kiểm định tự tương quan
Mô hình
P-value
Mô hình (3)
0.7046
Mô hình (4)
0.6676
Nguồn: trích từ phần mềm stata 12
Với P-value >5% là đồng nghĩa chấp nhận H0, từ đó đi tới kết luận rằng hai mô
hình (3) và (4) không xảy ra hiện tượng tự tương quan.
4.4.
Kết quả mô hình nghiên cứu:
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang27
Bảng 4: Mối quan hệ giữa quản trị vốn luân chuyển và tỷ suất sinh lợi các
doanh nghiệp Việt Nam, giai đoạn (2010-2016)
Roa
Random
it
size
lev
growth
-0.0001072
(7.13)***
0.005
(4.48)***
-0.138
(21.30)***
0.028
(5.56)***
app
Roa
Random
0.004
(3.58)***
-0.143
(20.80)***
0.030
(5.86)***
-0.0002727
(5.54)***
acp
Roa
Fix
0.007
(3.63)**
-0.145
(5.11)***
0.037
(2.51)**
N
R2
0.007
(3.81)***
-0.145
(5.55)***
0.034
(2.23)*
-0.0001314
(4.16)***
ccc
_cons
Roa
Fix
0.014
(0.48)
700
0.040
(1.43)
700
-0.034
(0.71)
700
0.20
-0.0000826
(8.88)***
-0.038
(0.76)
700
0.19
Ghi chú: * p<0.1; ** p<0.05; *** p<0.01
Nguồn: Kết quả phân tích trên phần mềm Stata 12
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang28
Đối với mô hình (1), IT – Vòng quay hàng tồn kho có quan hệ nghịch biến với
ROA với hệ số ước lượng là -0.0001072 tại mức ý nghĩa thống kê α = 1%, nghĩa là
vòng quay hàng tồn kho càng ngắn thì số lượng hàng tồn kho sẽ được luân chuyển
nhanh hơn làm cho tỷ suất sinh lợi của công ty gia tăng lên.
Mô hình (2) ta thấy hệ số ước lượng có giá trị là -0.0002727 tại mức ý nghĩa thống
kê α = 1%, thể hiện mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ thanh toán (APP) và tỷ suất sinh
lợi trên tài sản (ROA). Hệ số này cho biết khi doanh nghiệp có khả năng sinh lợi càng
thấp thì phải mất một thời gian khá lâu để thanh toán các hóa đơn mua hàng, hay thời
gian thanh toán cho khách hàng sẽ kéo dài làm ảnh hưởng đến uy tín của doanh
nghiệp cũng như sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi cho doanh nghiệp.
Tại mô hình (3) cho thấy với hệ số ước lượng -0.0001314 ở mức ý nghĩa thống kê
α = 1%, kỳ phải thu (ACP) có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi trên tài sản
(ROA),cho ta biết kỳ thu tiền càng ngắn thì khả năng sinh lời càng cao. Khi các khách
hàng thanh toán càng sớm các hóa đơn mua hàng thì doanh nghiệp càng có nhiều tiền
để tái đầu tư vào hàng tồn kho, Mathuva (2010). Vì vậy doanh số càng cao thì khả
năng sinh lời đạt được cao hơn.
Biến tăng trưởng (GROWTH) lần lượt tại mô hình (1), (2), (3), (4) với hệ số ước
lượng 0.028, 0.030,0.037,0.034, cho thấy mối quan hệ đồng biến với tỷ suất sinh lợi
(ROA) tại mức ý nghĩa thống kê cao α = 1%.
Các biến kiểm soát SIZE ở 4 Mô hình tương ứng với các hệ số ước lượng 0.005;
0.004; 0.007 và 0.007 cho thấy kết quả là quy mô doanh nghiệp có mối quan hệ đồng
biến với tỷ suất sinh lợi (ROA), cho các hệ số đều có ý nghĩa thống kê ở mức cao α =
5% ở các mô hình 3 và α = 1% ở mô hình 1, 2, 4, suy ra rằng quy mô của doanh
nghiệp càng lớn thì tỷ suất sinh lợi ROA càng cao. Bên cạnh đó tỷ lệ nợ (LEV) lại có
quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA), nó được thể hiện qua các
hệ số ước lượng tương ứng trên 4 Mô hình là -0.138; -0.143; -0.145và -0.145 và các hệ
số này hầu như có ý nghĩa thống kê ở mức cao (α = 1%) đồng nghĩa với việc là những
doanh nghiệp sử dụng đòn bẩy tài chính nhiều sẽ có những ảnh hưởng tiêu cực lên tỷ
suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA).
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang29
Qua mối quan hệ nghịch biến giữa kỳ phải thu, chu kỳ luân chuyển tiền, kỳ lưu
kho , kỳ thanh toán với tỷ suất sinh lợi của doanh nghiệp, ta nhận thấy được việc quản
trị vốn luân chuyển tại các doanh nghiệp Việt Nam có mối quan hệ với tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản (ROA). Kết quả cho thấy tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản (ROA) có
quan hệ với các biến độc lập như sau:
 Chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) có quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi trên
tổng tài sản (ROA) qua hệ số ước lượng -0.0000826 có ý nghĩa ở mức α = 1%;
 Kỳ thu tiền (ACP) tương quan âm với hệ số ước lượng -0.0001314 có ý nghĩa ở
mức α = 1%;
 Kỳ thanh toán (APP) có hệ số ước lượng -0.0002727 có ý nghĩa thống kê ở mức
α = 1%;
 Hệ số ước lượng của kỳ lưu kho (IT) -0.0001072 cũng có ý nghĩa thống kê ở
mức α = 1%;
Tại các biến kiểm soát ở cả bốn Mô hình thì biến tăng trưởng (GROWTH) và quy
mô công ty (SIZE) lại tương quan đồng biến với tỷ suất sinh lợi trên tổng tài sản
(ROA) với ý nghĩa ở mức cao α = 1% và α = 5%, ngược lại ở bốn mô hình thì tỷ lệ nợ
(LEV) lại tương quan nghịch biến với tỷ suất sinh lợi trên tài sản (ROA) với ý nghĩa
thống kê ở mức α = 1%.
Ta có thể kết luận rằng quản trị vốn luân chuyển có ảnh hưởng lên tỷ suất sinh lợi
trên tài sản (ROA) của các doanh nghiệp tại Việt Nam, vì vậy ban quản trị của các
doanh nghiệp có thể gia tăng tỷ suất sinh lợi trên tài sản cho các doanh nghiệp của
mình bằng cách giảm thời gian lưu kho, giảm số ngày thu tiền, giảm chu kỳ luân
chuyển tiền, và giảm thời gian thanh toán cho khách hàng.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang30
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Quản trị vốn luân chuyển là một trong những quyết định tài chính quan trọng của
một doanh nghiệp, mức độ vốn luân chuyển tối ưu nên được duy trì để làm hoạt động
kinh doanh cho doanh nghiệp trở nên trôi chảy hơn. Qua nghiên cứu này, có thể kết
luận được rằng quản trị vốn luân chuyển có mối quan hệ mật thiết đối với lợi nhuận
của doanh nghiệp. Bài nghiên cứu tập trung vào sự ảnh hưởng của quản trị vốn luân
chuyển lên tính thanh khoản hoạt động của các doanh nghiệp trên sàn Sở Giao dịch
Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh (HOSE) và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội
(HNX) bằng cách sử dụng dữ liệu của 100 doanh nghiệp giai đoạn từ năm 2010 đến
2016. Kết quả nghiên cứu cho hệ số âm của chu kỳ luân chuyển tiền (CCC) cho thấy
rằng chu kỳ luân chuyển tiền càng lớn sẽ càng làm giảm tính thanh khoản hoạt động
của doanh nghiệp, điều này còn hàm ý thêm rằng hiệu suất quản trị vốn luân chuyển
càng tốt sẽ làm gia tăng vị thế thanh khoản hoạt động của doanh nghiệp, bởi vì sự
quản trị vốn luân chuyển càng tốt thể hiện ở việc giá trị kỳ luân chuyển tiền càng thấp
và sự sụt giảm trong giá trị của CCC làm gia tăng dòng tiền vào của doanh nghiệp, từ
đó tính khoản hoạt động của doanh nghiệp sẽ được cải thiện. Thêm vào đó mối quan
hệ nghịch chiều giữa kỳ phải thu bình quân là phù hợp với thực tế vì không khách
hàng nào muốn mua hàng mà thanh toán ngay, mối quan hệ cộng sinh giữa việc áp
dụng chính sách bán hàng, xây dựng chính sách tín dụng thương mại, điều này phải
tính đến chi phí đánh đổi giữa chi phí phát sinh như chiết khấu thanh toán, chi phí cơ
hội của khoản phải thu hay chi phí dự phòng nợ khó đòi và những lợi ích mang lại,
nếu thời gian thu hồi các khoản nợ này càng dài chứng tỏ rằng doanh nghiệp phải đầu
tư nhiều vào tài sản lưu động thì doanh nghiệp sẽ càng mất cơ hội sử dụng khoản tín
dụng vào đầu tư khác và từ đó sẽ giảm dần khả năng sinh lợi. Kết quả còn tìm thấy kỳ
thanh toán (APP) và kỳ lưu kho (IT) có mối quan hệ nghịch biến với tỷ suất sinh lợi
trên tổng tài sản (ROA), hàm ý rằng bằng cách rút ngắn kỳ phải trả và kỳ lưu kho thì
doanh nghiệp có thể gia tăng lợi nhuận cho mình. Bên cạnh đó tác giả cũng thấy rằng
có mối quan hệ thuận chiều giữa quy mô và lợi nhuận của doanh nghiệp, điều này có
nghĩa là tính kinh tế nhờ quy mô, quy mô lớn uy tín cộng thêm thị phần chiếm giữ lớn
hoạt động kinh doanh tốt hơn, quy mô càng lớn thì khả năng đáp ứng nhu cầu về vốn
với chi phí thấp hơn so với các quy mô nhỏ. Cuối cùng tồn tại mối quan hệ nghịch
biến giữa tỷ lệ nợ (LEV) và khả năng sinh lời của doanh nghiệp, những doanh nghiệp
có tỷ lệ nợ cao càng phụ thuộc vào vay nợ chi phí tài chính tăng mà trong điều kiện
hoạt động kinh doanh không hiệu quả sẽ tạo áp lực các khoản lãi từ đó làm giảm lợi
nhuận. Do đó, cần lựa chọn một tỷ lệ nợ tối ưu là hết sức cần thiết.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang31
KIẾN NGHỊ
Qua kết quả phân tích thì vai trò của quản trị vốn luân chuyển thì nhiệm vụ chung
cũng như mục tiêu hoạt động của doanh nghiệp là tối đa hóa lợi nhuận và tối thiểu hóa
chi phí như sau:
- Xây dựng chính sách tín dụng của khách hàng bằng thông tin tín dụng được lưu trữ
hay khảo sát. Thiết lập chính sách quản lý các khoản phải thu liên quan tới quyết định
về những nguồn lực hành chính cần thiết để kiểm tra, theo dõi sổ sách, cấp thời hạn tín
dụng thương mại cho khách hàng và các quy trình để đảm bảo rằng chỉ những khách
hàng có khả năng hoàn trả mới được cấp tín dụng thương mại trong lần đầu tiên.
- Doanh nghiệp cần đánh giá tín dụng khách hàng thông qua: vốn, năng lực, điều kiện
kinh tế tổng thể và môi trường ảnh hưởng đến khả năng kinh doanh cũng như uy tín
của khách hàng. Doanh nghiệp cần tăng cường công tác thu hồi nợ cũng như cần có
một bộ phân chuyên trách về quản lý thu nợ và đối chiếu công nợ theo từng mảng hoạt
động của đơn vị. Công tác đánh giá kỳ phải thu để xem xét mất bao lâu để bình quân
có thể thu hồi khoản nợ, so sánh với các năm trước, do vậy cần đánh giá chu kỳ phải
thu theo tình trạng thu nợ để tăng cường công tác quản lý. Thanh toán càng sớm thì
càng tốt, doanh nghiệp có thể khuyến khích trả nợ sớm bằng cơ chế quản lý hành
chính tốt hoặc bằng chính sách chiết khấu. Bảo hiểm sẽ đảm bảo một phần rủi ro cho
doanh nghiệp khi một số người mua chịu không trả nợ.
- Quản lý khoản phải trả gần như là một tấm gương phản chiếu ngược của quản lý
khoản phải thu. Khoản phải trả người bán là một nguồn vốn rẻ và hữu dụng. Tuy
nhiên, một doanh nghiệp thành công cần có khả năng đảm bảo cho nhà cung cấp thấy
mình có rủi ro tín dụng thấp. Một số khoản phải trả cần thanh toán vào một ngày cụ
thể. Do đó, doanh nghiệp phải ghi nhớ và sẵn sàng tiền mặt để thanh toán.
- Vấn đề về dòng tiền luôn tồn tại do các tác nhân như tăng trưởng và những biến
động theo mùa. Để tránh được những vấn đề này, doanh nghiệp cần thận trọng trong
công tác quản lý các thành phần khác của vốn lưu động, đồng thời cũng cần phải quản
lý chặt chẽ các yêu cầu sử dụng tiền mặt thông qua dự toán tiền mặt một cách cẩn
trọng và qua các dự báo có độ chính xác cao. Nâng cao hiệu quả quản trị dòng tiền
chú trọng việc lập kế hoặc ngân quỹ dài hạn, trung hạn và ngắn hạn gắn với kế hoạch
kinh doanh và các phân tích rủi ro trong từng viễn cảnh nhằm đảm bảo rằng công ty
luôn duy trì được lượng tiền mặt cần thiết để tài trợ cho các hoạt động và đảm bảo
thanh toán các nghĩa vụ nợ. Phần lớn tiền của doanh nghiệp là số dư tài khoản trong
các ngân hàng và việc quản lý cẩn trọng các giao dịch ngân hàng sẽ giúp giảm đáng kể
phí cũng như lãi ngân hàng, đồng thời tận dụng được cơ hội kiếm thêm tiền lãi từ tiền
gửi.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang32
- Các biện pháp quản lý hàng tồn kho của nhà quản trị có rất nhiều, theo nguyên tắc
tận dụng giảm giá khi mua hàng nhiều để dự trữ, giảm chi phí mua hàng, tránh các
khoản lỗ trong kinh doanh tại một thời điểm nhưng vấn đề được đặt ra là cần xem xét
giữa những lợi ích sẽ mang lại.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang33
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Chatterjee (2010), Impact of Working Capital Management on the Profitability
of the Listed Companies in the London Stock Exchange, http://papers.ssrn.com/sol3/
papers.cfm?abstract_id=1587429
Abenet Yohannes Hailu and Professor P. Venkateswarlu, “Effect of working
capital management of Firm Profitability evidence from manufacturing companies in
eastern, Ethiopia”, International Journal of Applied Ressarch 2016, 2(1), 643-647
Azhar, N., & Noriza, M. (2010), “Working Capital Management: The Effect of
Market Valuation and Profitability in Malaysia”, International Journal of Business
and Management, 5 (11), 140-147.
Dong, Huynh Phuong & Jhy-tay Su (2010), “The Relationship between Working
Capital Management and Profitability: A Vietnam Case”, International Research
Journal of Finance and Economics, Issue 49, pp.59-67.
Deloof, M. (2003), “Does Working Capital Management Affect Profitability of
Belgian Firms?”, Journal of Business Finance & Accounting, 30 (3-4), 573-588.
Enqvist, Graham, & Nikkinen (2012), The Impact of Working Capital
Management on Firm Profitability in Different Business Cycles: Evident from
Finland, http:// papers.ssrn.com/abstract=1794802
Faulkender, M., & Wang, R. (2006), “Corporate Financial policy and the Value
of Cash”, Journal of Finance (61), 1957-1997.
John Kwaku Mensah Mawutor, “Working Capital Management and Profitability
of Firm: A Study of List Manufacturing Firms in Ghana”, Research Journal of
Finance Accounting,Vol 5, No 22, 2014, 122-133
Śamiloġlo, F., & Demirgũneş, K. (2008), “The Effect of Working Capital
Managemnt on Firm Profitibility: Evidence from Turkey”, The International Journal
of Applied Economics and Finance, 2 (1), 44-50.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang34
Garcia, Martins & Brandao (2011), The Impact of Working Capital anagement
upon Companies’Profitability: Evidence from European Companies, FEP
Working
Papers, n.438, Nov. 2011.
Filbeck, G., Krueger, T., & Preece, D. (2007), “CFO
Magazin’s
Working
Capital Survey: Do Selected Firms Work for Shareholders?”, Quarterly Journal of
Business & Economices, 46 (2), 3-22.
Gill, A., Biger, N., & Neil, M. (2010), “The Relationship Between Working
Capital Management And Profitability: Evidence From The United States”, Business
and Economics Journal, 10, 1-9
Lazaridis, I., & Tryfonidis, D. (2006), “Relationship between Working Capital
Management and Profitability of Listed Companies in the Athens Stock Exchange”,
Journal of Financial Management and Analysis, 19 (1), 26-35.
Mansoori and Muhammad (2012), “The Effect of Working Capital Management
on Firm’s Profitability: Evidence from Singapore”, Interdisciplinary Journal of
Contemporary Reseach in Business, Vol 4. No 5, 472-487.
Richards, V., & Laughlin, E. (1980), “A Cash Conversion Cycle Approach to
Liquydity Analysis”, Financial Management, 32-38.
Shin, H., & Soenen, L. (1998), “Efficiency of Working Capital and Corporate
Profitability”, Financial Practice and Education, 8 (2), 37-45.
Nguyễn Thị Uyên Uyên.TS và Từ Thị Kim Thoa.THS (2014), “Mối quan hệ
giữa quản trị vốn luân chuyển và khả năng sinh lợi: Bằng chứng thực nghiệm ở Việt
Nam”, Tạp chí phát triển và hội nhập, số 14 (24), trang 62-70
Teruel, P., & Solano, P. (2007), “Effects of Working Capital Management on
SME Profitability”, International Journal of Managerial Finance , 3 (2), 164-177.
Vijaya Kumar, A. (2011), “Cash Conversion Cycle and Corporate Profitability –
An Emperical Enquyry in Indian Automobile Firms”, International Journal of
Research in Commerce, IT & Management, 1 (2), 84-91.
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang35
Luận văn Tốt nghiệp_Lê Thị Ngọc Vinh
Trang36
Download