TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHOA TÀI CHÍNH ĐỀ TÀI MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ TẠI VIỆT NAM Giáo viên hướng dẫn: Th.S NGUYỄN TRIỀU ĐÔNG Sinh viên thực hiện: Phạm Phước Nguyên Lớp: LT23.1FN001 Email: phamnguyenktdn@gmail.com Số điện thoại : 0933.168.013 Năm 2020 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông CHƯƠNG 1 : TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1 Lý do chọn đề tài Lạm phát được hiểu là sự gia tăng liên tục trong mức giá chung của hàng hóa và dịch vụ hay hiểu đơn giản hơn là phải chi ra quá nhiều tiền để đổi lấy ít hàng hóa, dịch vụ. Thời kì lạm phát sẽ đem lại sự sụt giảm nghiêm trọng trong mua hàng. Một số nghiên cứu trước đây về lạm phát và tăng trưởng kinh tế được bắt nguồn từ lý thuyết kinh tế cổ điển và lý thuyết hiện đại. Ngày nay, sự tương đối quan trọng và cần thiết của xu hướng lạm phát thúc đẩy tăng trưởng vẫn là một chủ đề đáng để tranh luận Để phát triển kinh tế xã hội và hội nhập kinh tế thế giới. Các nước đã và đang phát triển trong đó có Việt Nam có nhiều cơ hội đầu tư phát triển và đẩy mạnh xuất khẩu, xâm nhập vào các thị trường khó tính.Tuy nhiên, có nhiều thách thức đối với nền kinh tế mở cửa hiện nay và sự cạnh tranh khốc liệt của các doanh nghiệp lớn thì vấn đề có tầm ảnh hưởng quan trọng đang được quan tâm là lạm phát. Đây là một vấn đề hết sức phức tạp và đòi hỏi sự đầu tư lớn về mặt thời gian cũng như nhân lực và trí tuệ mới mong đạt được kết quả khả quan Chính sách kinh tế vĩ mô nhằm đạt được sự tăng trưởng kinh tế cao và bền vững trong tương lai của sản lượng và tỷ lệ lạm phát thấp. Bản chất giữa mối liên hệ giữa lạm phát CPI và tăng trưởng kinh tế GDP luôn là chủ đề đáng được quan tâm và đang được tranh luận sôi nổi. Chính vì thế, có rất nhiều tác giả đã chọn đề tài này để nghiên cứu 1.2 Mục tiêu nghiên cứu Thứ nhất, lạm phát sẽ có ảnh hưởng như thế nào đến tăng trưởng GDP hay không và ngược lại. Thứ hai, Ngoài yếu tố lạm phát ảnh hưởng đến GDP thì còn các nhân tố nào? Mối quan hệ của cả hai biến được mở rộng để thảo luận và các tài liệu nghiên cứu trước đây đã phát hiện ra một số điều quan trọng và được sự chấp thuận rộng rãi để đạt được một số khía cạnh giữa mối quan hệ của hai biến. Nó được đồng thuận rằng trong thời gian dài nếu tỷ lệ lạm phát càng cao thì sẽ làm tổn thương đến nền kinh tế càng lớn. Lạm phát như là tín hiệu của giá trị tương đối thay đổi đã được nêu ra trong nghiên cứu hiệu quả nguồn lực Fischer (1993). Lạm phát cao có ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế. Do đó, đòi hỏi đưa ra chính sách để giữ lạm phát ở mức thấp nhưng vấn đề đặt ra là lạm phát thấp nên như thế nào? Điểm ngưỡng hay vượt quá mức cho phép sẽ ảnh hưởng ra sao đến nền kinh tế SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 2 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông 1.3 Phương Pháp Nghiên Cứu Trong nghiên cứu, Chúng ta đang luôn hướng tới việc tìm ra mối liên giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế...cho dù tác động tốt hay không tốt, tuyến tính hay phi tuyến tính và phải tìm ra ngưỡng lạm phát cho đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đã sử dụng mô hình kinh tế lượng sau để nghiên cứu GDP Growth = f( Inflation) GDP Growth(t) = B0 + B1*Inflation rate(t) + u(t) (1) Trong đó, tăng trưởng kinh tế và lạm phát là biến số hàng quý từ 2005 đến 2019 u(t) là phần dư của mô hình B0: là các hệ số chặn của mô hình hồi quy B1: hệ số hồi quy Một số nghiên cứu trước đây cũng đã xác định được mức ngưỡng lạm phát bằng phương pháp giả có tỷ lệ lạm phát dao động từ 2.5% đến 12% bởi Hassen(2000) đã đạt được kết quả ngưỡng mong đợi tồn tại. Mô hình nghiên cứu được biểu hiện dưới đây GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHD rate(t) + u(t) (1) CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHDrate(t) + u(t) (2) Với GDP là tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP , CPI là lạm phát CPI B0 là hệ số chặn B1 B2 B3 hệ số ước lượng u(t) là phần dư. Để lấy mức ngưỡng, chúng ta tách các khoảng nghĩ trong dữ liệu lạm phát dao động thấp đến cao (từ 3 đến 12.5%) và được kiểm tra trên cơ sở bình phương R và RSS tối thiểu. Mô hình được tăng cường để bao quát hơn mức độ lạm phát vì nghiên cứu đang quan tâm đến kiểm tra cho dù có một ảnh hưởng phi tuyến tính của lạm phát đến tăng trưởng GDP, chúng ta sử dụng phương trình bậc hai. SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 3 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông 1.4 Kết quả nghiên cứu và một số hạn chế Kết quả: Trong phần nghiên cứu, chúng ta đã kiểm tra mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và đánh giá chúng một cách chặt chẽ hơn. Ngoài hai yếu tố lạm phát và tăng trưởng GDP tác động qua lại lẫn nhau thì còn rất nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng rất lớn, như trong bài nghiên cứu này thì có thêm yếu tố lãi suất cơ sở và tỷ giá hối đoái Mục đích là xác định thực được mối liên hệ của hai biến này (lạm phát CPI và tăng trưởng kinh tế GDP) và tìm ngưỡng lạm phát phù hợp để thúc đẩy cho tăng trưởng kinh tế tốt nhất. Một số hạn chế trong nghiên cứu: Số liệu thu thập hạn chế và biến động theo từng năm, tùy vào thời kì và thời điểm có các đánh giá khác nhau. Các quốc gia khác nhau sẽ có các kết quả không giống nhau. Chuỗi thời gian thu thập không quá nhiều nên chưa thể phân tích chính xác và hiểu đúng vào các thời kì nghiên cứu. 1.4 Ý nghĩa của nghiên cứu Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hiện tượng rất nổi tiếng và nóng được nghiên cứu bởi nhiều tác giả cho các nước khác nhau và từng giai đoạn khác nhau. Một số nghiên cứu cho rằng đề xuất tỷ lệ lạm phát thấp để tăng trưởng kinh tế và ít người cho rằng tăng tỷ lệ CPI sẽ kích thích tăng trưởng GDP do có sự gia tăng trong hình thành vốn. Ngoài ra, còn có sự không thống nhất của lạm phát và tăng trưởng kinh tế cho dù tuyến tính hay phi tuyến tính. Nghiên cứu cũng đưa ra được ngưỡng lạm phát tốt nhất để có ảnh hưởng tích cực tăng trưởng kinh tế. Từ đó những người hoạch định tài chính hay chiến lược có thể kiểm soát chặt chẽ và điều chỉnh các chính sách cho có thể thích nghi và phù hợp với từng hoàn cảnh, thời kì, thời điểm và các mục tiêu khác nhau SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 4 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Các kết quả nghiên cứu trước đây Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai chỉ số khá quan trọng được tranh luận theo nhiều cách và một số nghiên cứu đã cố gắng tìm ra được mối quan hệ giữa chúng cho dù nó là tích cực hay tiêu cực và cũng đã tính được mức ngưỡng phù hợp để lạm phát có thể kích thích tăng trưởng kinh tế tốt. Theo nghiên cứu của Khan và Schimmelpfenning đã kiểm tra tỷ lệ lạm phát cho thấy ngày càng tăng xu hướng sau thời gian dài ở mức tỷ lệ thấp. Kết quả đánh giá cho thấy lạm phát tăng ở mức 8% đến 9% vào năm 2005 và ở mức 5% vào năm 2000. Cũng chính vì thế những người hoạch định luôn có mối quan tâm đặc biệt đến kiểm soát tỷ lệ tăng CPI. Do sự tăng trưởng trong mảng tín dụng đã làm gia tăng tỷ lệ CPI vào giai đoạn năm 2000 đến gần cuối năm 2006. Nghiên cứu này kiểm tra các nhân tố tiền tệ làm cho tỷ lệ lạm phát cao trong nước. Mô hình được tạo ra bằng cách biến tiền tệ tiêu chuẩn và các yếu tố cung ứng được thêm vào trong mô hình lạm phát. Bằng cách sử dụng mối quan hệ hợp nhất ARDL để kiểm tra và chỉ ra các yếu tố tiền tệ có tác động nhiều hơn các yếu tố cung ứng trong việc ảnh hưởng đến tốc độ lạm phát. Cũng giống như nghiên cứu của Quaser và Kasim trước đây (2009) đã kiểm tra mức ngưỡng Lạm phát tại Malaysia. Ngoài ra, cách tiếp cận khác để tìm mức ngưỡng lạm phát, đó là TAR( hay được gọi là ngưỡng tự động xâm phạm). Xuất phát nghiên cứu này bởi Hasen (2000) bằng cách kiểm tra mô hình theo hai chế độ của TAR. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra tranh luận về nhiều bài viết của các tác giả khác nhau đều có liên quan đến yếu tố lạm phát như Bruno và Easterly (1998). Phân tích lạm phát và tăng trưởng kinh tế của Malaysia đã được kiểm tra rằng có hai sự thay đổi lớn trong dữ liệu về tăng mức độ lạm phát như lạm phát ở mức cao giai đoạn năm 1973- 1974 và tỷ lệ lạm phát thấp từ năm 1985 – 1988. Thông qua phân tích mô tả dữ liệu đã đưa ra kết luận có mối tương quan cao giữa GDP và GCF, Mô hình TAR đã được xây dựng trên hai lần phá vỡ cấu trúc chế độ và giả thuyết đã được thực nghiệm bởi giá trị tới hạn được ước tính toán thông qua phương pháp Boostrap LM. Vì thế, kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biến đều ở mức ổn định và dài hạn, chứng tỏ có hai chế độ phá vỡ cấu trúc trong tỷ lệ lạm phát của Malaysia. Do đó dữ liệu được chia thành hai bộ, ước tính OLS đã thực hiện trên dữ liệu hoàn chỉnh và cả dữ liệu cho lạm phát ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế và nhận thấy rằng có mức ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng kinh tế trong một ngưỡng lạm phát nào đó. Và ngụ ý rằng có mối quan hệ phi tuyến tính giữa CPI và GDP trong trường hợp của Malaysia và kết quả cho thấy dưới 3.89% tỷ lệ lạm phát được hưởng lợi cho việc kích thích tăng trưởng kinh tế. Vì vậy cần phải giữ tỷ lệ lạm phát ở mức thấp để tăng trưởng kinh tế trong trường hợp của Malaysia. Một số nghiên cứu khác như Barro (1995) Bruno và Easterly (1995) và nhiều nghiên cứu khác về mối quan hệ giữa lạm SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 5 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông phát và tăng trưởng kinh tế. Họ đều khẳng định rằng CPI và GDP có quan hệ chặt chẽ với nhau. Ngoài ra, đối với hoàn cảnh của các nước khác nhau sẽ cho ra các kết quả khác nhau. Cụ thể, nghiên cứu của Bhusal và Silpakar (2011) đều tập trung vào tìm ra được ngưỡng lạm phát. Từ đó, xác định được tỷ lệ lạm phát có ảnh hưởng tích cực hay tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế và mối quan hệ giữa hai biến có ý nghĩa hay không? Rất nhiều nghiên cứu đã đưa ra mức ngưỡng lạm phát như Fisher (1993), Barro (1996), Bruno và Easterly (1995) cho rằng lạm phát nên ở mức cao từ 20% đến 40% sẽ tác động vô cùng tốt đến tăng trưởng kinh tế GDP. Tuy nhiên, theo nghiên cứu của Mubarik (2005) cho rằng tỷ lệ lạm phát nên ở mức 8% sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở Pakistan. Còn Nepal Kahn và Senhadji (2011) cho thấy tỷ lệ Lạm phát 11% sẽ cho tác động tích cực hơn Theo Bhusal và Silkapar (2011) lại cho rằng Lạm phát 6% là phù hợp để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tìm thấy mối quan hệ tích cực một chiều giữa hai biến bằng phương pháp giả tại các điểm phá vỡ cấu trúc chủ yếu kiểm tra thông qua đồ họa. Nghiên cứu của họ đề nghị lạm phát nên ổn định không nên vượt quá 6% và phải được kiểm soát chặt chẽ. Lạm phát là một trong những yếu tố kinh tế vĩ mô quan trọng nhất và là mối quan tâm hàng đầu của những người họach định chiến lược phát triển Trong một nghiên cứu của Hussian và Malik (2011) phân tích đã được thực hiện dựa trên phân tích đa biến, hiệu ứng của biến khác có thể can thiệp vào mô hình, đều đó gây tác động đến tỷ lệ lạm phát CPI và đưa ra các kết quả nghiên cứu chưa chính xác. Mục đích của nghiên cứu là tìm được mối quan hệ tích cực và tiêu cực giữa tăng trưởng kinh tế GDP và lạm phát CPI. Về mặt tích cực, khi CPI tăng cao dẫn đến GDP tăng tốt do tăng vốn. Điển hình như trong trường hợp nghiên cứu về Pakistan, nền kinh tế chịu nhiều sự thăng trầm. Vì thế lạm phát và tăng trưởng kinh tế không ổn định. Nghiên cứu đã sử dụng chuỗi thời từ 1960- 2010 về GDP và tỷ lệ lạm phát. Như đã nói ở phần trên, những nghiên cứu trước đây cũng đều cho rằng nên sử dụng dữ liệu thời gian đáng tin cậy hơn trong bối cảnh hiện tại để cung cấp chính xác các mối quan hệ mạnh mẽ. Đầu tiên, thông qua bài kiểm tra cố định đã tìm thấy tất cả các biến đều dừng tại I(1). Bằng cách sử dụng thử nghiệm hợp nhất Engle Granger trong thời gian dài thấy được rằng mối quan hệ giữa các biến đã được xác nhận. Trong một vài nghiên cứu khác cũng đã có kết quả kết quả tương tự rằng các biến có mối quan hệ ngắn hạn. Cuối cùng ngưỡng lạm phát được tính toán bằng cách lựa chọn phương pháp giả tại các điểm phá vỡ cấu trúc. Và cho rằng trong trường hợp của Pakistan thì ngưỡng lạm phát ở mức 9% là phù hợp để tăng trưởng GDP và cần phải giữ mức ổn định này kéo dài để kích thích tăng trưởng GDP một cách mạnh mẽ. Hơn thế, những nghiên cứu này cũng cho rằng Pakistan đang phát triển và phải đối mặt với những biến động trong SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 6 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông tăng trưởng kinh tế và tỷ lê lạm phát. Pakistan cũng có nhiều nguồn lực như con người và điều kiện tự nhiên nhưng chúng không được sử dụng tối ưu để nhận lợi ích từ chúng. Theo nghiên cứu của Ali (2014) do giá cả tăng cao, người nghèo gặp phải nhiều tác động xấu đến cuộc sống cá nhân của họ nhưng Ali cũng cho rằng Lạm phát cao cũng có lợi cho việc tạo ra vốn trong nền kinh tế. Như nghiên cứu này trước đây của Barro (1998) cho thấy mối quan hệ tiêu cực giữa hai chỉ số này nhưng Bruno và Easterly (1995) lại cho rằng tỷ lệ CPI cao có tác động tích cực đến nền kinh tế của họ. Vì vậy, có nhiều kết quả khác nhau nên chưa thể đồng nhất ý kiến về mối quan hệ giữa hai biến này. Các nghiên cứu gần đây trong bối cảnh của Pakistan, Iqpal và Nawaz (2010) và Ali (2014), Ahmed Easterly (2013) cũng cho thấy kết quả là tác động tiêu cực nhưng Mubarik (2005) lại cho rằng chúng có tác động tích cực. Trên thực tế, lạm phát cao sẽ rất tốt cho những người có thu nhập tốt và tầng lớp doanh nghiệp nhưng rất xấu cho những người có thu nhập thấp. Nghiên cứu của Ali (2014) đã cố gắng tìm mối quan hệ động giữa các biến bằng chuỗi phân tích về thời gian. Về lâu dài, mối quan hệ của lạm phát và tăng trưởng kinh tế được tìm thấy là tích cực và phù hợp với Mubarik (2005) nhưng cần một tỷ lệ lạm phát nhất định. Nghiên cứu của M.W. Madurapperuma (2016) đã tìm thấy mức độ tăng trưởng với tỷ lệ CPI và tác động của nó dẫn đến kết quả đã kết luận về mối liên hệ tiêu cực của các biến trong trường hợp kéo dài. Chính vì thế , theo nghiên cứu trong bối cảnh của Srilanka thì lạm phát nên ở mức tối thiểu để tăng trưởng nền kinh tế và với nghiên cứu này cũng không đưa ra mức ngưỡng như nhiều nghiên cứu trước đây. Nghiên cứu của người Nhật ( 2016) cũng đã tìm thấy mối quan hệ ngắn hạn và dài hạn giữa các biến và tìm thấy mối liên hệ tích cực trong bối cảnh ở Bangladesh và kết quả cũng phù hợp với nghiên cứu Malik và Mehmoud (2015). Alkahtani et al (2014) đã thực hiện ước tính lạm phát cho Saudi để ước tính tác động của CPI đến tăng trưởng kinh tế GDP. Phương pháp Hansen (2000) đã được áp dụng để tính mức tối ưu. Kết quả cho thấy kinh tế của Ả Rập nên tăng trưởng ở mức 3% đến 4%. Những thể chế hoạch định chính sách cần chú trọng chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ phù hợp với kết quả trên để thúc đẩy tăng trưởng ổn định cho kinh tế Ả Rập và để thúc đẩy các hoạt động phát triển kinh tế. Nếu lạm phát vượt quá 4% sẽ taọ ra tác động tiêu cực cho tăng trưởng kinh tế GDP. Xác định lạm phát bằng phương pháp tương tự đã được thử nghiệm ở Pakistan bởi Ayyoub et al (2011) để phân tích số liệu thống kê về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trương kinh tế. Dữ liệu sử dụng chuỗi thời gian từ 1972 đến 2010, phương pháp OLS cho kết quả tỷ lệ lạm phát sẽ ảnh hưởng xấu đến tăng trưởng GDP nếu ở ngưỡng 7%. Vì vây, chính sách nên áp dụng ở ngưỡng tỷ lệ dưới 7% để giữ ổn định và có tác động tích cực hơn. SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 7 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Để phân tích tác động của tăng trưởng ngành đến lạm phát trong trường hợp của Pakistan, Chauhdry đã thực hiện nghiên cứu năm 2013, dữ liệu thu thập từ 1972 đến 2010 cho các lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và sản xuất. Kết quả nghiên cứu cho thấy tác động của ngành đến lạm phát thay đổi theo từng lĩnh vực. So với ngành dịch vụ và công nghiệp thì lĩnh vực sản xuất đang bị tác động nhiều bởi yếu tố lạm phát. Để tránh ảnh hưởng tác động tiêu cực của ngành đến lạm phát, khuyến nghị nên giữ mức lạm phát ở một chữ số để giữ được độ tác động tích cực của CPI đến tăng trưởng kinh tế GDP trong các lĩnh vực. Tuy nhiên, có nghiên cứu rằng nếu mức lạm phát ở mức rất thấp cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế đặc biệt là ngành công nghiệp và dịch vụ. Cụ thể, một nghiên cứu được thực hiện ở Tanzania với dữ liệu được sử dụng từ 1990 – 2011 bằng cách tích hợp phương pháp Kasidi và Mwakanemela(2013). Mục đích của nghiên cứu này là xác nhận lại lạm phát có ảnh hưởng tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế của Tanzania hay không? Hệ số tương quan và phương pháp tích hợp đã được sử dụng để kiểm tra mức đáp ứng của GDP đối với lạm phát. Những nghiên cứu này đã đưa ra những tác động tiêu cực của CPI đến GDP của Tanzania nên cần giữ ở mức thấp để tận dụng cơ hội thúc đẩy kinh tế. Kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ trong bối cảnh củaTanzania. Danladi và các cộng sự (2013) cũng đưa ra mức ngưỡng cho lạm phát là 9%. Vinayagahasan(2013) đã cố gắng tìm hiểu thêm mối liên hệ giữa tăng trưởng kinh tế GDP và lạm phát của các nước Châu Á trong khu vực được lựa chọn. Nghiên cứu cũng đã sử dụng tăng trưởng ngưỡng hồi quy giữa quan điểm hiệu ứng cố định và các vấn đề bên trong (nội sinh). Kết quả chỉ ra rằng, CPI và GDP có tương quan tác động tiêu cực ở 32 nước khu vực Châu Á được khảo sát. 2.2 Ảnh hưởng tích cực của CPI với GDP trong những nghiên cứu trước đây Lạm phát làm ảnh hưởng tích cực đến tăng trưởng GDP qua những lĩnh vực và những kênh khác nhau như kênh đầu tư và tiết kiệm. Nghiên cứu cứu của Sidrauski( 1967) xác định rằng lạm phát thấp thì nên đem đầu tư sẽ đạt sinh lời tốt hơn là giữ quá nhiều tiền mặt. Bởi so với việc nắm giữ quá nhiều tiền mặt thì sẽ làm mất giá của đồng tiền hơn là đem chúng đi kinh doanh hay đầu tư. Lạm phát xảy ra trong nền kinh tế thường đến muộn hơn so với sản phẩm bán ra với giá cao so với chi phí đầu vào biểu hiện về sự chậm trễ trong việc đánh giá tăng lương. Theo lập luận của Tobin(1972) cũng cho rằng lạm phát vừa là chất xúc tác cho nền kinh tế vừa giúp các nhà đầu tư sản xuất có thể giảm thiểu được chi phí sản xuất đầu vào (người lao động, nhân công, nhiên liệu…). Từ đó khuyến khích nhà đầu tư mở rộng quy mô sản xuất, tăng đầu tư và tiết kiệm Tăng trưởng GDP có mối tương quan cao so với tỷ lệ thuận với tăng trưởng CPI thông qua các hoạt động nhằm tác động kích cầu. Lạm phát làm cho tăng giá dẫn đến con SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 8 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông người có nhu cầu mua sắm tiêu dùng nhiều hơn là đầu cơ tích trữ, do đó làm tổng cầu sẽ tăng lên. Tuy nhiên, lạm phát cũng làm cho đồng tiền trong nước (nội tệ) mất giá, đẩy mạnh khả năng cạnh tranh của nền kinh tế và có xu thế đẩy mạnh xuất siêu. Nhu cầu xuất khẩu tăng lên sẽ làm cho kích thích tăng nhu cầu sản xuất hàng hóa, dịch vụ để đẩy mạnh xuất siêu và giao lưu thương mại. Theo nghiên cứu lý thuyết của Keynes về tổng cầu, một nền kinh tế luôn chịu ảnh hưởng bởi hai yếu tố là tổng cầu và tổng cung. Tuy nhiên, yếu tố trực tiếp ảnh hưởng đến sản lượng hàng hóa và nguồn lao động luôn là tổng cầu. Trong thực tế, do có xu hướng tiết kiệm và tích trữ nên tổng cung thường sẽ cao hơn tổng cầu - đó cũng là một trong những nguyên nhân gây ra nền kinh tế khủng hoảng. Để duy trì sự tăng trưởng ổn định, nhà nước cần đưa ra các giải pháp và chính sách phù hợp như tiền tệ, mở rộng các chính sách tài khóa nhằm đẩy mạnh tổng cầu, việc hạ nhẹ lãi suất cũng sẽ tạo ra lạm phát, kích thích được người tiêu dùng việc sử dụng tiền mặt chi tiều, vào hoạt động kinh doanh và đầu tư. Phát triển giáo dục, nghiên cứu công nghệ - khoa học, đầu tư xây dựng phát triển cơ sở hạ tầng có thể giúp làm gia tăng cung tiền, sẽ đóng góp một phần không nhỏ để nâng cao chất lượng, phát triển nguồn nhân lực, phát triển trình độ kỹ thuật, công nghệ- khoa học, cung ứng được cơ sở vật chất hạ tầng để phát triển kinh tế 2.3 Một số nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của Lạm phát với tăng trưởng Lạm phát sẽ làm giá bị biến đổi và các nguồn lực bị phân bổ sai. Theo nghiên cứu của Fischer (1993) cho rằng lạm phát làm các nguồn tài nguyên bị phẩn bổ sai lệch do có những bất lợi trong thay đổi về giá cả tương quan. Một khi nền kinh tế có lạm phát, hàng hóa và dịch vụ sẽ có giá cả khác nhau dẫn tới quyết định của người tiêu dùng cũng sẽ ảnh hưởng và biến dạng làm cho mất khả năng phân bổ nguồn lực. Lạm phát làm cho suy giảm đầu tư vào nền kinh tế. Tính không chắc chắn của lạm phát cũng là một trong những nguyên nhân gây ra sự sụt giảm trong đầu tư dài hạn. Vì thế nên các nhà đầu tư sẽ không thể dự đoán đúng và chính xác được những nguồn lợi thực tế từ những danh mục đầu tư đem lại nên họ sẽ không dám mạnh dạn đẩy mạnh đầu tư quá nhiều vào những dự án trung và dài hạn. Cũng theo Fischer (1993) đã thiết lập kênh truyền tải từ tăng trưởng kinh tế đến tính thực thi chính sách vĩ mô đưa ra kết quả rằng: Lạm phát tăng => Hoạt động đầu tư giảm => Năng suất giảm =>Tăng trưởng GDP giảm Tóm lại, mối liên hệ giữa tăng trưởng GDP và lạm phát CPI đã được kiểm tra theo kinh nghiệm và nhiều kết quả nghiên cứu trước đây với kết luận hỗn hợp. Một số nghiên cứu chỉ ra mối quan hệ này là tích cực trong khi một số khác lại thấy là tiêu cực. Trở lại với SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 9 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông nghiên cứ của Biswas et al (2016) dựa trên dữ liệu hàng năm theo chuỗi thời gian khoảng từ 1977 – 2015, cho thấy ở mức 6.25% ngụ ý rằng nếu lạm phát cao hơn mức đó sẽ gây ảnh hưởng không tốt đến tăng trưởng. Nghiên cứu này cũng chỉ ra kiểm soát giá trên ngưỡng và đây cũng là điều kiện tiên quyết để tăng trưởng ổn định trong bối cảnh Bangladesh. SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 10 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương Pháp Nghiên Cứu Trong nghiên cứu, Chúng ta luôn hướng tới việc tìm ra mối liên hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế...cho dù tích cực hay cực, tuyến tính hay phi tuyến tính và phải tìm ra ngưỡng lạm phát cho tăng trưởng kinh tế. Vì vậy, đã áp dụng mô hình kinh tế lượng sau để nghiên cứu GDP Growth = F( Inflation) GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHD rate(t) + u(t) (1) CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHDrate(t) + u(t) (2) Trong đó: GDP Growth:Tăng trưởng kinh tế hàng quý CPI: Lạm phát biến số hàng quý LSCS: Lãi suất cơ sở biến số hàng quý TGHD: Tỷ giá hối đoái là biến số hàng quý u(t) là phần dư B0 là các hệ số chặn của mô hình B1, B2 ,B3 là hệ số ước lượng Hiện tượng nội sinh: là khi biến độc lập và phần dư U(it) có mối quan hệ với nhau hay Cov( Uit;Xit) # 0. Khi xảy ra hiện tượng nội sinh sẽ làm mất tính vững của mô hình nghiên cứu, đồng nghĩa với ước lượng sẽ bị chệch, thay đổi dấu của hệ số và làm mất ý nghĩa thống kê hệ số 3.1.1. Hồi quy xử lý nội sinh 2SLS ( 2 Step Least of Square) GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHD rate(t) + u(t) (1) CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHDrate(t) + u(t) - (2) Xử lý nội sinh cho phương trình gốc Bước 1: Hồi quy mô hình (1) Bước 2: Lấy giá trị ước lượng GDP^ ở phương trình (1) và thế vào phương trình (2) Bước 3: Hồi qui phương trình (2) SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 11 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Bước 4: Lấy giá trị ước lượng CPI^ ở phương trình (2) và thế vào phương trình (1) Như vậy, Bằng cách này ta triệt tiêu được hiện tượng nội sinh ở mô hình (1) và (2) để thu được các ước lượng vững 3.1.2. Hồi quy hệ phương trình đồng thời Xử lý nội sinh bằng hệ phương trình đồng thời Xét phương trình sử dụng trong bài nghiên cứu GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHD rate(t) + u(t) (1) CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHD rate(t) + u(t) (2) Để xử lý hệ phương trình đồng thời phải đảm bảo điều kiện số biến ngoại sinh không có mặt trong phương trình lớn hoặc bằng số biến độc lập bị nội sinh trong phương trình. Hệ phương trình ở trên đảm bảo điều kiện để tác giả sử dụng hệ phương trình đồng thời GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*TGHD rate(t) + u(t) (3) CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + B2*LSCS rate(t) + u(t) (4) 3.2 Dữ liệu nghiên cứu Quy mô dữ liệu nghiên cứu được áp dụng trong bối cảnh tình hình phát triển ở Việt nam. Giai đoạn nghiên cứu từ 2005 -2019, các số liệu được lấy bình quân và tính trên hàng quý Chuỗi thời gian và số liệu được áp dụng để phân tích được lấy từ International monetary fund, Business Monitor International Ltd và Chính sách Lãi suất được công bố của NHNN từ năm 2005 đến năm 2019 Ngoài ra, số liệu tỷ giá hối đoái được áp dụng thêm từ Ngân hàng Vietcombank công bố vào đầu ngày được tính bình quân 3.3 Lý thuyết kiểm định tính dừng 3.3.1 Lý thuyết và Kiểm định tính dừng Một chuỗi thời gian Y(t) được gọi là không dừng khi nó tăng dần đều hoặc giảm dần đều theo kì nghiên cứu. Chuỗi dữ liệu không dừng có giá trị trung bình thay đổi, khi hồi quy sẽ dẫn đến hiện tượng hồi quy giả mạo làm cho các hệ số hồi quy có ý nghĩa thống kê cao nhưng không thể hiện đúng bản chất của mục tiêu nghiên cứu Tác giả sử dụng kiểm định D-fuller để kiểm định tính dừng với giả thuyết H0: là Chuỗi dữ liệu không dừng SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 12 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông H1: là Chuỗi dữ liệu dừng Sử dụng giá trị tham chiếu với α = 5% 3.3.2 Biến đổi một chuỗi không dừng Biến đổi một chuỗi không dừng thành chuỗi dừng ta sử dụng sai phân bậc nhất, sau đó sử dụng lại kiểm định D-fuller để xác định chuỗi thời gian đã thật sự dừng hay không? Cụ thể, với mức α = 5% Nếu P- value > α : ta chọn H0 Nếu P- value < α: ta chọn H1 SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 13 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Số liệu thống kê trong quá khứ 4.1.1 Diễn biến Lạm phát ở Việt Nam Giai Đoạn 1995 – 2007 Giai đoạn từ 1995 – nữa cuối 2007, nước ta đã kiểm soát được lạm phát. Tốc độ lạm phát chỉ dừng lại một con số, Tốc độ tăng trưởng CPI và GDP được mô tả chi tiết qua biểu đồ bên dưới. Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI và GDP giai đoạn 1995 – 2007 (Nguồn: Tổng cục thống kê) Tốc độ tăng trưởng kinh tế GDP Tốc độ tăng lạm phát CPI 4.1.2 Diễn biến Lạm phát giai đoạn 2007 – 2008 SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 14 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng (Nguồn: Tổng cục thống kê) Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008 (Nguồn: Tổng cục thống kê) SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 15 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Lạm phát gia tăng với những tác nhân Nửa cuối tháng 5/2008 giá xăng đã tăng từ mười ba nghìn đồng(13.000) lên mười bốn nghìn năm trăm đồng (14.500) - tương đương tăng 11.5% Kéo theo đó cuối quý 1 năm 2008 tình trạng thiếu lương thực kéo dài dẫn đến giá lương thực tăng vọt từ 50% đến 100%. Đến hết 2 quý đầu năm 2008, giá nguyên liệu tăng lên do ảnh hưởng của lạm phát làm cho Việt Nam cũng ảnh hưởng bởi giá nhập khẩu nhiên liêu. Lạm phát gia tăng gây ảnh hưởng Một số chính sách tài khóa và thắt chặt tiền tệ làm cho thị trường tài chính trong đó chủ yếu là thị trường chứng khoán và bất động sản giảm mạnh một cách nghiêm trọng dẫn đến tính thanh khoản của các hạng mục đầu tư không cao Giảm từ 8.5% xuống còn 7% của các chỉ tiêu tăng trưởng và còn có nguy cơ giảm xuống 6%. Hàng hóa được tiêu thụ có xu hướng đang yếu dần, hoạt động sản xuất công nghiệp từ quý 4 tăng chậm hơn, khác xa so với mọi năm sẽ tăng mạnh do nhu cầu tiêu dùng cuối năm. Ngoài ra, nới lỏng chính sách tỷ giá hối đoái dẫn đến đánh giá quá cao đồng tiền Việt Nam (VND). Tình hình lạm phát ở Việt nam được dự báo trong thời gian tới Trong thời gian sắp tới, giá lương thực và nhiên liệu có xu hướng tăng do ảnh hưởng của dịch bệnh làm cho diễn biến của lạm phát hết sức phức tạp. Vào giai đoạn cuối năm cho thấy có nhiều yếu tố sẽ lạm giảm do áp dụng các biện pháp chính sách tiền tệ có tác dụng ngăn chặn kịp thời. Ngân hàng nhà nước chỉ đạo nghiêm ngặt với mục tiêu kiểm soát lạm phát bằng cách kiểm tra chặt chẽ hoạt động cấp tín dụng cho các NHTM phù hợp. Vấn đề cần được nêu ra ở đây là ưu tiên về tăng trưởng hay lạm phát. Việc hy sinh mảng nào và ưu tiên hoạt động nào cũng là vấn đề rất nhạy cảm. Bởi một khi lạm phát tăng quá cao thì mục tiêu trên hết là phải đưa ra các biện pháp kiềm chế sự gia tăng lạm phát và dĩ nhiên tốc độ tăng trưởng cũng sẽ bị chậm lại. Tuy nhiên, tốc độ tăng trưởng cao ở các nước phát triển bao giờ cũng sẽ kéo theo lạm phát tăng theo. SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 16 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông 4.1.3 Tình hình tăng trưởng GDP trong những năm qua Bảng 1: Bảng thể hiện các chỉ tiêu kinh tế từ năm 2005 - 2012 2005 Chỉ tiêu GDP danh 53.05 nghĩa(tỷ USD) 2006 2007 60.99 71.38 2008 77.69 2009 95.75 2010 2011 2012 118.98 144.38 172.58 Tỷ lệ tăng GDP 8.4 thực( %) 8.2 5.5 7.0 8.5 8.5 8.2 Dân số( người) 85.90 87.00 88.20 89.50 90.84 92 93.1 710 881 1070 1310 1569 1854 Triệu 85.02 GDP theo đầu 624 người( USD) 8.5 821 ((Nguồn: Business Monitor Intarnational Ltd) Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng GDP trong những năm từ 2005 -2012 (Nguồn: Business Monitor Intarnational Ltd) Bảng 2: Bảng thể hiện các chỉ tiêu kinh tế từ năm 2011 - 2017 Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017 GDP danh nghĩa(tỷ 144.38 172.58 200.19 232.22 269.38 312.48 362.47 USD) 8.2 8.0 8.0 8.0 8.0 8.0 Tỷ lệ tăng GDP 8.5 thực( %) 93.1 94.2 95.3 96.47 97.6 98.7 Dân số( Triệu 92 người) SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 17 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông GDP theo người( USD) đầu 1569 1854 2125 2437 2792 3202 3672 ((Nguồn: Business Monitor Intarnational Ltd) Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng GDP trong những năm từ 2011 -2017 (Nguồn: Business Monitor Intarnational Ltd) Nhìn chung, tỷ lệ tăng trưởng GDP hơn 10 năm qua đều dao động trung bình ở xung quanh mức 8% và không có biến động quá lớn. Hơn thế nữa, trong 5 năm trở lại đây (từ năm 2013 đến 2017) tỷ lệ ổn định ở mức 8% . Dân số từ năm 2005 đến 2017 đã tăng hơn 13 triệu dân đạt ngưỡng 98 triệu dân, đa số phần lớn là người trong độ tuổi lao động làm cho gia tăng nguồn lao động trí thức và trẻ tuổi thúc đẩy tăng trưởng GDP. Tuy nhiên, với mức lãi suất vay nước ngoài cũng tăng theo làm gây khó khăn cho các NHTM và Doanh nghiệp tại Việt nam với các khoản nợ ngắn hạn. Các khoản đầu tư và cho vay nước ngoài, các tổ chức tài chính quốc tế của các Doanh Nghiệp và NHTM trong nước cũng sẽ gặp nhiều khó khăn. Trong đó chủ yếu là các ngành về xuất nhập khẩu. 4.1.4 Tỷ giá hối đoái (Tỷ giá USD/VND) SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 18 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông TIME MUA BÁN TIME MUA BÁN TIME MUA BÁN Q1/2005 15,823 15,778 Q1/2010 18,544 18,479 Q1/2015 21,485 21,405 Q2/2005 15,857 15,818 Q2/2010 18,544 19,100 Q2/2015 21,673 21,595 Q3/2005 15,895 15,860 Q3/2010 18,932 19,095 Q3/2015 21,890 21,830 Q4/2005 15,916 15,894 Q4/2010 18,932 19,500 Q4/2015 21,890 22,505 Q1/2006 15,927 15,915 Q1/2011 20,703 19,500 Q1/2016 21,857 22,540 Q2/2006 15,996 15,932 Q2/2011 20,618 19,915 Q2/2016 21,873 22,325 Q3/2006 16,055 15,997 Q3/2011 20,628 20,610 Q3/2016 21,949 22,340 Q4/2006 16,054 16,009 Q4/2011 20,828 20,834 Q4/2016 22,159 22,335 Q1/2007 16,024 16,051 Q1/2012 20,828 21,036 Q1/2017 22,276 22,785 Q2/2007 16,125 16,048 Q2/2012 20,828 20,860 Q2/2017 22,431 22,790 Q3/2007 16,105 16,155 Q3/2012 20,828 20,880 Q3/2017 22,470 22,770 Q4/2007 16,114 16,097 Q4/2012 20,828 20,900 Q4/2017 22,425 22,760 Q1/2008 15,960 16,030 Q1/2013 20,828 20,860 Q1/2018 22,458 22,735 Q2/2008 16,514 16,120 Q2/2013 21,036 20,960 Q2/2018 22,650 22,820 Q3/2008 16,517 16,847 Q3/2013 21,036 21,220 Q3/2018 22,714 22,990 Q4/2008 16,977 16,620 Q4/2013 21,036 21,140 Q4/2018 22,825 23,370 Q1/2009 16,954 17,486 Q1/2014 21,036 21,125 Q1/2019 22,980 23,245 Q2/2009 16,953 17,790 Q2/2014 21,246 21,120 Q2/2019 23,066 23,250 Q3/2009 16,991 17,802 Q3/2014 21,246 21,360 Q3/2019 23,161 23,330 Q4/2009 17,941 17,842 Q4/2014 21,246 21,260 Q4/2019 23,150 23,270 Bảng 3: Bảng thống kê tỷ giá hối đoái qua các năm 2005 -2019 (Nguồn: International monetary fund) Tỷ giá hối đoái cũng là một trong những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến lạm phát và tăng trưởng kinh tế. Nếu đồng ngoại tệ quá cao so với đồng Việt nam sẽ thúc đẩy được SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 19 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông xuất khẩu làm cho GDP sẽ tăng trưởng, thu nhập trên đầu người cũng sẽ tăng theo. Tuy nhiên, điều này cũng làm cho lạm phát cũng sẽ tăng theo. Bởi vì đồng việt nam sẽ trở nên mất giá, người dân phải bỏ ra rất nhiều để mua một món hàng trong khi trước kia thì chỉ bỏ ra con số ít hơn, dẫn đến mất cân đối trong chi tiêu. Theo số liệu được thống kê ( tính chỉ số bình quân), tỷ giá hối đoái từ năm 2005 – 2019 liên tục tăng và đang có xu hướng tiếp tục tăng trong thời gian tới từ 1USD = 15.745 VND( năm 2005) đến 1USD = 23.150VND ( năm 2019). Điều này thúc tăng trưởng các ngành xuất nhập khẩu sẽ phát triển. Trong thời gian tới, tỷ giá này có thể sẽ tăng nhẹ bởi những chính sách đẩy mạnh xuất siêu, hạn chế nhập nhẩu với tiêu chí người việt nam dùng hàng việt nam nên cũng không quá ảnh hưởng nhiều đến GDP. 4.1.5 Lãi Suất Cơ Sở Trên thực tế, Ngân hàng nhà nước đã đưa ra chỉ thị ban hành các biện pháp về các gói lãi suất để phòng chống lạm Phát từ năm 2008 cụ thể là: Ngân hàng đã phát hành hơn 20.300 tỷ VNĐ trái phiếu kho bạc trong năm 2008 Thay đổi biểu lãi suất huy động tiền gửi để thúc đẩy tiền trong lưu thông Kiểm soát và thực hiện các chính sách tiền tệ chặt chẽ Bảng 4: Bảng số liệu thống kê lãi suất cơ sở qua các năm (Lấy số bình quân) TIME Q1/2005 Q2/2005 Q3/2005 Q4/2005 Q1/2006 Q2/2006 Q3/2006 Q4/2006 Q1/2007 Q2/2007 Q3/2007 Q4/2007 Q1/2008 Q2/2008 Q3/2008 Q4/2008 Q1/2009 Q2/2009 Q3/2009 Q4/2009 LSCS 7.6 7.8 7.8 7.95 8.25 8.25 8.25 8.25 8.25 8.25 8.25 8.25 8.58 10.92 14 11.42 7 7 7 7.33 SVTH: Phạm Phước Nguyên TIME Q1/2010 Q2/2010 Q3/2010 Q4/2010 Q1/2011 Q2/2011 Q3/2011 Q4/2011 Q1/2012 Q2/2012 Q3/2012 Q4/2012 Q1/2013 Q2/2013 Q3/2013 Q4/2013 Q1/2014 Q2/2014 Q3/2014 Q4/2014 LSCS 8 8 8 8.33 8.5 8.5 8.5 8.5 8.5 8.5 8.6 8.65 8.65 8.65 8.65 8.55 8.55 8.6 8.62 8.62 TIME Q1/2015 Q2/2015 Q3/2015 Q4/2015 Q1/2016 Q2/2016 Q3/2016 Q4/2016 Q1/2017 Q2/2017 Q3/2017 Q4/2017 Q1/2018 Q2/2018 Q3/2018 Q4/2018 Q1/2019 Q2/2019 Q3/2019 Q4/2019 LSCS 8.35 8.35 8.5 8.5 8.5 8.65 8.65 8.65 8.65 8.8 8.8 8.8 8.6 8.6 8.6 8.6 8.6 8.65 8.6 8.65 Page 20 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông (Nguồn: International monetary fund) CHÍNH SÁCH LÃI SUẤT CỦA NHNN Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện chính sách Lãi suất của NHNN từ năm 2005 đến 2008 ( Nguồn: tuoitre.com.vn) Trong những năm qua ( từ năm 2009 đến nay), lãi suất cơ sở luôn ở mức dưới 10% nhờ áp dụng một số chính sách thắt chặt tiền tệ hiểu quả - Kiểm tra, giám sát chặt chẽ và chi tiêu công được nâng cao một cách hiệu quả Đầu tư vào các ngành xuất khẩu, đẩy mạnh xuất siêu và kiểm soát nhập khẩu, giảm nhập siêu Tăng cường phát triển các ngành công nông nghiệp và dịch vụ đảm bảo cân đối cung cầu về hàng hóa, giảm thiểu tình trạng thiếu hụt dẫn đến phải nhập khẩu từ bên ngoài SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 21 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông - - Tăng cường các biện pháp phòng chống các hoạt động gian lận thương mại các hành vi đầu cơ buôn lậu, bán phá giá và kiểm soát chặt chẽ việc chấp hành pháp luật về giá Đẩy mạnh công tác thông tin và tuyên truyền đến người dân Đề ra các biện pháp ổn định cuộc sống người dân, đẩy mạnh các chính sách về an sinh và phúc lợi xã hội. 4.2 Thống kê mô tả Variable Obs Mean Std. Dev. Min Max GDP 60 6.61343 1.2422 3.14 9.261 CPI 60 7.75933 6.23661 0.5 27.73 LSCS 60 8.53283 0.98048 7 14 TGHD 60 19730.5 2630.76 15823 23161 Nhận xét: Nhận xét từng biến trong mô hình, đặc trưng của từng biến Giá trị trung bình, độ lệch chuẩn, giá trị nhỏ nhất và lớn nhất - - - - Tổng giá trị GDP quốc nội của Việt Nam từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2019 đạt giá trị trung bình là 6.613% với độ lệch chuẩn tương ứng là 1.24%. Giá trị lớn nhất đạt 9.26% vào quý 1 năm 2009. Tương tự, Tổng giá trị CPI của việt Nam đạt giá trị trung bình là 7.75% tương ứng với độ lệch chuẩn là 6.23% từ quý 1 năm 2005 đến quý 4 năm 2019. Giá trị lớn nhất đạt vào quý năm 2008 với mức 27.73% và giá trị thấp nhất là 0.5% vào năm 2015. Lãi suất cơ sở đạt giá trị trung bình là 8.53% với độ lêch chuẩn là 0.98%. Giá trị lớn nhất đạt 14% vào quý 3 năm 2008 và giá trị thấp nhất là 7% vào các quý 1, 2 và 3 năm 2009. Tỷ giá hối đoái đạt giá trị cao nhất đạt 1USD = 23,161 VND vào quý 3 năm 2019 và giá trị nhỏ nhất là 1USD = 15,823 VND vào quý 1 năm 2005. 4.3 Ma trận hệ số tương quan GDP CPI LSCS GDP 1 CPI -0.1329 1 LSCS -0.0645 0.5133 1 TGHD -0.3541 -0.4532 0.0555 SVTH: Phạm Phước Nguyên TGHD 1 Page 22 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Nhận xét: Hệ số ma trận tương quan thể hiển chiều tương quan( dương là đồng biến, âm là nghịch biến), giữa các biến trong mô hình nghiên cứu Hệ số tương quan của CPI và GDP bằng – 0.1329, thể hiện tương quan ngược chiều giữa chỉ số giá tiêu dùng mà trong sản phẩm quốc nội khi chỉ số giá tiêu dùng tăng sẽ làm ảnh hưởng tiêu cực đến tổng sản phẩm quốc nội và ngược lại. Hệ số tương quan của LSCS và GDP bằng – 0.0645, thể hiện tương quan ngược chiều giữa lãi suất và tăng trưởng kinh tế. Khi lãi suất tăng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến tốc độ tăng trưởng và ngược lại. Tuy nhiên LSCS và CPI có tương quan cùng chiều với nhau tương ứng với hệ số tương quan là 0.5133, điều này nói lên khi lãi suất tăng sẽ kéo theo chỉ số tiêu dùng quốc nội cũng tăng và ngược lại. Tỷ giá hối đoái có tương quan nghich biến (ngược chiều) với CPI và GDP tương ứng với hệ số tương quan là -0.4532 và – 0.3541 cho thấy khi tỷ giá hối đoái tăng sẽ làm sụt giảm GDP và chỉ số tiêu dùng quốc nội. Hay nói cách khác nếu muốn tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh chỉ số tiêu dùng quốc nội cần phải kiềm chế sự gia tăng lớn của tỷ giá hối đoái và cần phải có đưa ra chính sách tỷ giá hối đoái phù hợp với tình hình nền kinh tế ở từng thời kỳ và từng giai đoạn. Cuối cùng, Tỷ giá hối đoái và Lãi suất cơ sở có tương quan cùng chiều với nhau tương ứng với hệ số tương quan 0.0555. Khi lãi suất tăng kéo theo tỷ giá hối đoái cũng sẽ tăng theo và ngược lại, lãi suất giảm cũng kéo theo tỷ giá hối đoái giảm. Tuy nhiên không phải lúc nào tăng lãi suất cơ sở cũng tốt, điều này còn phụ thuộc vào hiện tại của tình hình kinh tế và kế hoạch phát triển trong tương lai. 4.4. Kết quả kiểm định tính dừng – nghiệm đơn vị 4.4.1 Kiểm định tính dừng của CPI Dfuller cpi Dickey- Fuller test for unit root Test Statistics Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey- Fuller ----------1% Critical 5% Critical 10% Critical Value Value Value Z(t) -1.726 -3.567 -2.923 -2.596 Mackinnon approximate p-value for z(t) = 0.4180 Gen dcpi = d.cpi ( 1 mising value generated) Dickey- Fuller test for unit root Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey- Fuller ----------Test 1% Critical 5% Critical 10% Critical Statistics Value Value Value Z(t) -3.451 -3.569 Mackinnon approximate p-value for z(t) SVTH: Phạm Phước Nguyên -2.924 = 0.0093 -2.597 Page 23 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông 4.4.2 Kiểm định tính dừng của GDP Dfuller gdp Dickey- Fuller test for unit root Test Statistics Z(t) -3.074 Mackinnon approximate Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey- Fuller ----------1% Critical 5% Critical 10% Critical Value Value Value -3.567 -2.923 -2.596 p-value for z(t) = 0.0285 4.4.3 Kiểm định tính dừng của LSCS Dfuller lscs Dickey- Fuller test for unit root Test Statistics Z(t) -3.707 Mackinnon approximate Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey- Fuller ----------1% Critical 5% Critical 10% Critical Value Value Value -3.567 -2.923 -2.596 p-value for z(t) = 0.0040 4.4.4 Kiểm định tính dừng của TGHD Dfuller tghd Dickey- Fuller test for unit root Z(t) Test Statistics -0.732 Mackinnon approximate SVTH: Phạm Phước Nguyên Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey- Fuller ----------1% Critical Value -3.567 5% Critical Value -2.923 10% Critical Value -2.596 p-value for z(t) = 0.8382 Page 24 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Bảng 5: Bảng kết quả kiểm định tính dừng theo D- Fuller BIẾN KIỂM TÍNH DỪNG ĐỊNH GIÁ TRỊ P- Value KẾT LUẬN CPI 0.418 Chọn H0: CPI là 1 chuỗi không dừng GDP 0.0285 Chọn H1: GDP là 1 chuỗi dừng LSCS 0.004 Chọn H1: LSCS là 1 chuỗi dừng TGHD 0.8382 Chọn H0: TGHD là 1 chuỗi không dừng Sử dụng kiểm định D-fulller để kiểm định mô hình với giả thuyết được đưa ra H0: là chuỗi không dừng H1: là một chuỗi dừng Tương ứng với α = 0.05 Với P- Value > α chọn H0 Ngược lại P- Value < α chọn H1 Kết quả mô hình đưa ra với mức α = 0.05 ta có các kết quả lần lượt P-value như bảng thống kê ở trên. Từ đó đưa ra kết luận, với GDP và LSCS cho ra kết quả lần lượt của P- value lần lượt là 0.0285 và 0.004 (nhỏ hơn α) là một chuỗi dừng. Còn ngược lại, CPI và TGHD có kết quả P- value lần lượt là 0.418 và 0.8382 ( lớn hơn α) là một chuỗi không dừng. 4.5 Thảo luận kết quả hồi quy 4.5.1 Kết quả hồi quy 2SLS ( Step Least of Square) Từ mô hình: GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHD rate(t) + u(t) (1) SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 25 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + + B2*LSCS rate(t) + B3* TGHDrate(t) + u(t) (2) Kết quả hồi quy cho mô hình (1) và mô hình (2) với giá trị ước lượng CPI và GDP tương ứng bảng bên dưới: Cpi (1) gdp 1.175*** (1.48e+08) (2) Dcpi lscs -1.145*** (-8.87e+07) 1.270*** (18311700.50) Dtghd -0.00230*** (-1.26e+08) 0.00402*** (18733451.82) gdp _Cons N 5.549*** (32450184.39) 16.78*** (1.55e+08) 59 -48.07*** (-3.53e+07) 59 t statistics in parentheses *p< 0.1, **p<0.05, ***p< 0.01 CPI có tác động đồng biến đến GDP ở mô hình (1), có mức ý nghĩa thống kê tại 1%. Kết luận: CPI có tác động đồng biến đến GDP ở mô hình (1) tương ứng với hệ số tương quan là 1.175, vì vậy khi lạm phát tăng sẽ kéo theo tăng trưởng kinh tế GDP và ngược lại ở mức ý nghĩa là α = 1%. Điều này giống với nghiên cứu của Fisher (1993), Barro (1996) và Bruno và Easterly (1995) cho rằng lạm phát nên ở mức cao từ 20% đến 40% sẽ tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, nghiên cứu của Mubarik (2005) cho rằng lạm phát nên ở 8% trong bối cảnh ở Pakistan sẽ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Còn Nepal Kahn và Senhadji (2011) cho thấy tỷ lệ lạm phát 11% sẽ cho tác động tích cực. Tuy nhiên, ngược lại thì Lãi suất cơ sở và tỷ giá hối đoái có tác động nghịch biến đến GDP trong mô hình (1) với mức ý nghĩa 1%. Cụ thể với mức hệ số tương quan tương ứng là -1.145 và -0.002. Điều này có nghĩa nếu muốn thúc đẩy tăng trưởng GDP buộc phải kiềm chế sự gia tăng của tỷ giá hối đoái, hạn chế nhập khẩu, đẩy mạnh xuất và khuyến khích phát triển đầu tư bằng các gói lãi suất thấp và phù hợp với từng thời kỳ kinh tế. Hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ đầu tư gia tăng sản xuất thông qua các chương trình ưu đãi lãi suất. SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 26 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Ngược lại, lãi suất cơ sở và tỷ giá hối đoái lại có tác động đồng biến với CPI ở mô hình (2) với cùng một mức ý nghĩa là α = 1% tương ứng với hệ số tương qua lần lượt là 1.27 và 0.004 cho thấy nếu lãi suất càng cao sẽ có nguy cơ dẫn đến Lạm phát rất cao và ngược lại. Tương tự, tỷ giá hối đoái cao sẽ làm cho đồng tiền Việt Nam mất giá, là điều càng cho thấy lạm phát sẽ diễn ra. 4.5.2. Hồi quy hệ phương trình đồng thời Hệ phương trình đòng thời GDP Growth(t) = B0 + B1*CPI rate(t) + B2*TGHD rate(t) + u(t) (3) CPI(t) = B0 + B1* GDP Growth(t) + B2*LSCS rate(t) + u(t) (4) Kết quả hồi quy phương trình (3) (3) Gdp Dcpi Dtghd _Cons N t 0.252*** (4.92) - 0.000584 (-1.13) 6.695*** (40.99) 59 statistics in parrenteses * p< 0.1, ** p< 0.05, *** p< 0.01 Nhận xét: tác động đồng biến hay nghịch biến có ý nghĩa thống kê hay không? Với mô hình (3), Cùng với mức ý nghĩa α= 1%, GDP có tác động đồng biến ngược lại với CPI, cũng giống với nghiên cứu của Fisher (1993) khi GDP tăng trưởng cũng sẽ kéo theo lạm phát tăng theo. Cả hai tiêu chuẩn có tỷ lệ thuận với nhau và tác động qua lại lẫn nhau theo quy luật: Lạm phát tăng Tăng trưởng kinh tế tăng SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 27 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Kết quả hồi quy phương trình (4) (4) Dcpi gdp lscs _Cons N t 1.324*** (5.20) 0.837*** (2.59) -15.98*** (-4.78) 59 statistics in parrenteses * p< 0.1, ** p< 0.05, *** p< 0.01 Cùng với mô hình (4), ta thấy kết quả được đưa ra lãi suất cơ sở cũng tác động đồng biến đến CPI với hệ số tương quan là 0.837 với mức ý nghĩa α = 1%. Lãi suất tăng sẽ dẫn đến lạm phát tăng. Lãi suất cơ sở tăng Lạm phát tăng SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 28 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ 5.1 Kết quả nghiên cứu đạt được - Cuối cùng, sau khi nghiên cứu các kết quả mô hình chúng ta có thể kết luận rằng lạm phát (CPI) và tăng trưởng kinh tế (GDP ) có tác động đồng biến và qua lại lẫn nhau. Ngoài hai yếu tố này tác động qua lại thì còn một số yếu tố khác ảnh hưởng đến GDP và CPI. Cụ thể, trong mô hình nghiên cứu này là lãi suất cở sở và tỷ giá hối đoái. Trong phần nghiên cứu, chúng ta đã kiểm tra mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế và đánh giá chúng một cách chặt chẽ hơn. Cụ thể, Bằng cách thêm vào hay thay biến khác vào làm thay đổi mô hình và kết quả nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu lần này một lần nữa khẳng định các nghiên cứu trước đây là đúng. Cụ thể là theo nghiên cứu của Fisher (1993) 5.2 Ý nghĩa nghiên cứu Thứ nhất, nghiên cứu chỉ ra lạm phát có tác động thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và ngược lại. Tuy nhiên, không phải lúc nào Lạm phát ở mức nào cũng phù hợp để tăng trưởng kinh tế GDP hết. Vì vậy, luôn cần phải có một mức tăng lạm phát phù hợp và có thể kiểm soát tốt để giúp Tăng trưởng kinh tế ngày càng hiệu quả Thứ hai, lạm phát thấp để tăng trưởng kinh tế và một số ít người cho rằng tăng tỷ lệ lạm phát sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế do sự gia tăng trong hình thành vốn. Ngoài ra, còn có sự mâu thuẫn của lạm phát CPI và tăng trưởng kinh tế cho dù tuyến tính hay phi tuyến tính. Thứ ba, nghiên cứu chỉ ra được ngưỡng lạm phát tốt nhất để thúc đẩy tăng tưởng kinh tế. Từ đó những người đưa ra các hoạch định chính sách có thể kiểm soát và điều chỉnh cho phù hợp với từng thời kì, thời điểm và các mục tiêu khác nhau Cuối cùng, Ngoài yếu tố lạm phát thì còn rất nhiều yếu tố khác có thể gây tác động đến GDP. Tuy nhiên, cùng với những chiến lược phát triển kinh tế khác nhau ở mỗi giai đoạn và từng thời kỳ có thể dựa vào kết quả nghiên cứu để có thể ra các kế hoạch cụ thể và có thể thực thi hơn. 5.3 Bài học rút ra và một số hạn chế 5.3.1 Bài học rút ra - Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai phạm trù kinh tế không thể tách rời nhau, chúng có mối quan hệ tương quan tác động qua lại lẫn nhau. Khi lạm phát tăng có thể sẽ thúc đầy tăng trưởng kinh tế và ngược lại khi lạm phát giảm cũng kéo theo sự sụt giảm tăng trưởng GDP. Tuy nhiên không phải lúc nào lạm phát tăng hoặc giảm cũng là điều tốt. Nó còn phụ thuộc bởi rất nhiều yếu tố như thời gian, giai đoạn phát triển, chiến lược SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 29 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông phát triển…Vì vậy, vấn đề đặt ra là chúng ta phải tìm được mức ngưỡng lạm phát phù hợp ở từng thời kì để có thể thúc đẩy phát triển nền kinh tế hiệu quả nhất. 5.3.2 Một số hạn chế Số liệu thu thập hạn chế và biến động theo từng năm, tùy vào thời kì và thời điểm có các đánh giá khác nhau. Các khu vực khác nhau sẽ có các kết quả khác nhau Một số biến thu thập bị hạn chế về thời gian và không gian cũng như chưa được công bố. Ngoài ra không thể đưa quá nhiều biến vào cùng một mô hình nghiên cứu vì sẽ cho ra các kết quả không chính xác và không thể kiểm soát được Nghiên cứu được thực hiện trong thời kì kinh tế ổn định và chưa có sự bất ổn nào nên có thể sẽ không đúng vào thời kì bất kì của nền kinh tế. Vào mỗi giai đoạn khác nhau sẽ có những chính sách phù hợp khác nhau. 5.3.3 Đề xuất cho nhưng nghiên cứu sau Sử dụng mô hình có nhiều biến hơn vì trong thực tế, các biến có tác động đến CPI và GDP không chỉ có tỷ giá hối đoái và lãi suất Sử dụng chuỗi thời gian dài hơn để cho ra các kết luận chính xác hơn. Đánh giá đúng tình hình thực tại và đưa ra các dự đoán đúng trong tương lai TÀI LIỆU THAM KHẢO Nguồn dữ liệu được lấy từ nguồn International monetary fund Chuỗi thời gian được áp dụng để phân tích được lấy từ International monetary fund, Business Monitor International Ltd và Chính sách Lãi suất được công bố của NHNN từ năm 2005 đến năm 2019 Tuoitre.com.vn Threshold Modeling for Inflation and GDP Growth, MPRA Paper No. 79649, posted 14 Jun 2017 08:25 UTC Barro, R. (1996). Determinants of economic growth: A crosscountry empirical study. NBER Working Paper, 56(98), 22-29 Fischer, S. (1993). The role of macroeconomic factors in growth. Journal of monetary economics, 32(3), 485-512 SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 30 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông PHỤ LỤC 1: CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ MỐI QUAN HỆ GIỮA LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ 1.1 Lý do chọn đề tài 2 1.2 Mục tiêu nghiên cứu 2 1.3 Phương pháp nghiên cứu 3 1.4 Kết quả nghiên cứu và một số hạn chế 4 1.5 Ý nghĩa của nghiên cứu 4 CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN VỀ CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU TRƯỚC ĐÂY 2.1 Các kết quả Nghiên cứu trước đây 5 2.2 Một số nghiên cứu cho thấy tác động tích cực của lạm phát với tăng trưởng 8 2.3 Một số nghiên cứu cho thấy tác động tiêu cực của lạm phát với tăng trưởng 9 CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ DỮ LIỆU NGHIÊN CỨU 3.1 Phương pháp nghiên cứu 11 3.1.1. Hồi quy xử lý nội sinh 2SLS ( 2 Step Least of Square) 11 3.1.2. Hồi quy hệ phương trình đồng thời 12 3.2 Dữ liệu nghiên cứu 12 3.3 Lý thuyết kiểm định tính dừng 12 3.3.1 Lý thuyết và Kiểm định tính dừng 12 3.3.2 Biến đổi một chuỗi không dừng 13 CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 4.1 Số liệu thống kê trong quá khứ 14 4.1.1 Diễn biến lạm phát ở Việt Nam giai đoạn 1995 – 2007 14 4.1.2 Diễn biến lạm phát giai đoạn 2007 – 2008 14 4.1.3 Tình hình tăng trưởng GDP trong những năm qua 17 SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 31 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông 4.1.4 Tỷ giá hối đoái (Tỷ giá USD/VND) 18 4.1.5 Lãi suất sơ sở 20 4.2 Thống kê mô tả 22 4.3 Ma trận hệ số tương quan 22 4.4 Kết quả kiểm định tính dừng – nghiệm đơn vị 23 4.4.1 Kiểm định tính dừng của CPI 23 4.4.2 Kiểm định tính dừng của GDP 24 4.4.3 Kiểm định tính dừng của LSCS 24 4.4.4 Kiểm định tính dừng của TGHD 24 4.5 Thảo luận kết quả hồi quy 25 4.5.1 Kết quả hồi quy 2SLS ( Step Least of Square) 25 4.5.2. Hồi quy hệ phương trình đồng thời 27 CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC, BÀI HỌC VÀ MỘT SỐ HẠN CHẾ 5.1 Kết quả nghiên cứu đạt được 29 5.2 Ý nghĩa nghiên cứu 29 5.3 Bài học rút ra và một số hạn chế 29 5.3.1 Bài học rút ra 29 5.3.2 Một số hạn chế 30 5.3.3 Đề xuất 30 SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 32 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông PHỤ LỤC 2: TÊN BIỂU ĐỒ VÀ TÊN BẢNG TÊN BIỂU ĐỒ Biểu đồ 1: Biểu đồ thể hiện tốc độ tăng trưởng CPI và GDP giai đoạn 1995 – 2007 Biểu đồ 2: Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng Biểu đồ 3: Biểu đồ thể hiện chỉ số giá tiêu dùng 10 tháng đầu năm 2008 Biểu đồ 4: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng GDP trong những năm từ 2005 -2012 Biểu đồ 5: Biểu đồ thể hiện tỷ lệ tăng GDP trong những năm từ 2011 -2017 Biểu đồ 6: Biểu đồ thể hiện chính sách Lãi suất của NHNN từ năm 2003 đến 2008 TÊN BẢNG Bảng 1: Bảng thể hiện các chỉ tiêu kinh tế từ năm 2005 - 2012 Bảng 2: Bảng thể hiện các chỉ tiêu kinh tế từ năm 2011 – 2017 Bảng 3: Bảng thống kê tỷ giá hối đoái qua các năm 2005 -2019 Bảng 4: Bảng số liệu thống kê lãi suất cơ sở qua các năm (Lấy số bình quân) Bảng 5: Bảng kết quả kiểm định tính dừng theo D- Fuller SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 33 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông PHỤ LỤC 3 : KẾT QUẢ CHẠY MÔ HÌNH STATA -------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------------name: <unnamed> log: C:\Users\Admin\Desktop\nhat ki final.log log type: text opened on: 6 Mar 2020, 20:55:35 . ******** Thong ke mo ta ************* . . sum gdp cpi lscs tghd Variable | Obs Mean Std. Dev. Min Max -------------+-------------------------------------------------------gdp | 60 6.613433 1.242197 3.14 9.261 cpi | 60 7.759333 6.236605 .5 27.73 lscs | 60 8.532833 .9804757 7 14 tghd | 60 19730.52 2630.762 15823 23161 . . . . . . ******** Ma tran tuong quan *********** SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 34 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông . . pwcorr gdp cpi lscs tghd | gdp cpi lscs tghd -------------+-----------------------------------gdp | 1.0000 cpi | -0.1329 1.0000 lscs | -0.0645 0.5133 1.0000 tghd | -0.3541 -0.4532 0.0555 1.0000 . . . . . . ******* Kiem dinh tinh dung *********** . . dfuller cpi Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey-Fuller --------Test 1% Critical Statistic Value SVTH: Phạm Phước Nguyên 5% Critical Value 10% Critical Value Page 35 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông -----------------------------------------------------------------------------Z(t) -1.726 -3.567 -2.923 -2.596 -----------------------------------------------------------------------------MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.4180 . . gen dcpi = d.cpi (1 missing value generated) . . dfuller dcpi Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 58 ---------- Interpolated Dickey-Fuller --------Test 1% Critical Statistic Value 5% Critical Value 10% Critical Value -----------------------------------------------------------------------------Z(t) -3.451 -3.569 -2.924 -2.597 -----------------------------------------------------------------------------MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.0093 . . . . dfuller gdp SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 36 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey-Fuller --------Test 1% Critical Statistic Value 5% Critical Value 10% Critical Value -----------------------------------------------------------------------------Z(t) -3.074 -3.567 -2.923 -2.596 -----------------------------------------------------------------------------MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.0285 . . . . dfuller lscs Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey-Fuller --------Test 1% Critical Statistic Value 5% Critical Value 10% Critical Value -----------------------------------------------------------------------------Z(t) -3.707 -3.567 -2.923 -2.596 -----------------------------------------------------------------------------MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.0040 SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 37 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông . . . . dfuller tghd Dickey-Fuller test for unit root Number of obs = 59 ---------- Interpolated Dickey-Fuller --------Test 1% Critical Statistic Value 5% Critical Value 10% Critical Value -----------------------------------------------------------------------------Z(t) -0.732 -3.567 -2.923 -2.596 -----------------------------------------------------------------------------MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.8382 . . . . gen dtghd = d.tghd (1 missing value generated) . . dfuller dtghd Dickey-Fuller test for unit root SVTH: Phạm Phước Nguyên Number of obs = 58 Page 38 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông ---------- Interpolated Dickey-Fuller --------Test 1% Critical Statistic Value 5% Critical Value 10% Critical Value -----------------------------------------------------------------------------Z(t) -8.050 -3.569 -2.924 -2.597 -----------------------------------------------------------------------------MacKinnon approximate p-value for Z(t) = 0.0000 . . . . . . . . . . . . ********* Hoi quy gia tri uoc luong *********** . . reg gdp dcpi lscs dtghd, r Linear regression Number of obs = F( 3, SVTH: Phạm Phước Nguyên 55) = 59 3.53 Page 39 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Prob > F = 0.0207 R-squared = 0.1643 Root MSE = 1.1716 -----------------------------------------------------------------------------| gdp | Robust Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------dcpi | .1802092 .0662366 2.72 0.009 .0474681 .3129503 lscs | -.2288468 .1203217 -1.90 0.062 -.4699768 .0122832 dtghd | -.0007242 .0003084 -2.35 0.023 -.0013423 -.0001061 _cons | 8.662085 1.110981 7.80 0.000 6.43563 10.88854 ------------------------------------------------------------------------------ . . predict gdp_hat (option xb assumed; fitted values) (1 missing value generated) . . reg dcpi gdp lscs dtghd, r Linear regression Number of obs = F( 3, 55) = Prob > F R-squared SVTH: Phạm Phước Nguyên 59 4.10 = 0.0107 = 0.2610 Page 40 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Root MSE = 2.5464 -----------------------------------------------------------------------------| dcpi | Robust Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gdp | .8512692 .2756018 lscs | .9744652 .5070538 3.09 0.003 1.92 0.060 dtghd | .0019597 .0010476 .2989508 1.403588 -.0416934 1.990624 1.87 0.067 -.0001398 .0040591 _cons | -14.2829 4.969545 -2.87 0.006 -24.24209 -4.323713 ------------------------------------------------------------------------------ . . predict cpi_hat (option xb assumed; fitted values) (1 missing value generated) . . . . . . . . . SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 41 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông . reg gdp cpi_hat lscs dtghd, r Linear regression Number of obs = F( 2, 55) = Prob > F 59 . = . R-squared = 1.0000 Root MSE = 0 -----------------------------------------------------------------------------| gdp | Robust Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------cpi_hat | 1.174716 7.92e-09 1.5e+08 0.000 lscs | -1.14472 1.29e-08 -8.9e+07 0.000 1.174716 1.174716 -1.14472 -1.14472 dtghd | -.002302 1.83e-11 -1.3e+08 0.000 -.002302 -.002302 _cons | 16.77836 1.08e-07 1.5e+08 0.000 16.77836 16.77836 ------------------------------------------------------------------------------ . . est sto mo1 . . reg dcpi gdp_hat lscs dtghd, r Linear regression Number of obs = F( 2, SVTH: Phạm Phước Nguyên 55) = 59 . Page 42 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông Prob > F = . R-squared = 1.0000 Root MSE = 7.2e-07 -----------------------------------------------------------------------------| dcpi | Robust Coef. Std. Err. t P>|t| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gdp_hat | 5.549105 1.71e-07 3.2e+07 0.000 5.549105 lscs | 1.269895 6.93e-08 1.8e+07 0.000 1.269895 1.269895 dtghd | .0040187 2.15e-10 1.9e+07 0.000 .0040187 .0040187 5.549106 _cons | -48.06683 1.36e-06 -3.5e+07 0.000 -48.06683 -48.06682 ------------------------------------------------------------------------------ . . est sto mo2 . . esttab mo1 mo2, star( * 0.1 ** 0.05 *** 0.01 ) -------------------------------------------(1) (2) gdp dcpi -------------------------------------------cpi_hat SVTH: Phạm Phước Nguyên 1.175*** Page 43 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông (1.48e+08) lscs -1.145*** (-8.87e+07) dtghd 1.270*** (18311700.50) -0.00230*** (-1.26e+08) 0.00402*** (18733451.82) gdp_hat 5.549*** (32450184.39) _cons 16.78*** (1.55e+08) -48.07*** (-3.53e+07) -------------------------------------------N 59 59 -------------------------------------------t statistics in parentheses * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 . . . . . . . SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 44 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông . ********* Hoi quy he phuong trnh dong thoi ************ . . reg3 (gdp dcpi dtghd) (dcpi gdp lscs), sure Seemingly unrelated regression ---------------------------------------------------------------------Equation Obs Parms RMSE "R-sq" chi2 P ---------------------------------------------------------------------gdp 59 2 1.185677 0.0819 24.26 0.0000 dcpi 59 2 2.60584 0.1699 32.10 0.0000 ---------------------------------------------------------------------- -----------------------------------------------------------------------------| Coef. Std. Err. z P>|z| [95% Conf. Interval] -------------+---------------------------------------------------------------gdp | dcpi | .252013 .0512442 4.92 0.000 .1515762 .3524497 dtghd | -.000584 .0005158 -1.13 0.258 -.0015949 .0004269 _cons | 6.694903 .1633133 40.99 0.000 6.374815 7.014991 -------------+---------------------------------------------------------------dcpi | gdp | 1.324148 .2547777 lscs | .8367789 .323596 _cons | -15.98321 3.344856 5.20 0.000 2.59 0.010 -4.78 0.000 .8247934 .2025424 1.823503 1.471015 -22.539 -9.427411 -----------------------------------------------------------------------------SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 45 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông . . est sto mo3 . . esttab mo3, star( * 0.1 ** 0.05 *** 0.01 ) ---------------------------(1) gdp ---------------------------gdp dcpi 0.252*** (4.92) dtghd -0.000584 (-1.13) _cons 6.695*** (40.99) ---------------------------dcpi gdp 1.324*** (5.20) lscs SVTH: Phạm Phước Nguyên 0.837*** Page 46 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông (2.59) _cons -15.98*** (-4.78) ---------------------------N 59 ---------------------------t statistics in parentheses * p<0.1, ** p<0.05, *** p<0.01 . exit, clear SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 47 MỐI LIÊN HỆ GIỮA TĂNG TRƯƠNG KINH TẾ VÀ LẠM PHÁT TẠI VIỆT NAM GVHD: Th.S Nguyễn Triều Đông SVTH: Phạm Phước Nguyên Page 48