Uploaded by nminhieu7499

VIETNAMESE-Commonly-used-terms

advertisement
Translated from English to Vietnamese
Bản dịch tiếng Việt từ tiếng Anh
Certified translation
Bản dịch Chất lượng Bảo đảm
“Commonly used terms”
“Thuật ngữ thông dụng”
June 2014
Tháng 6 năm 2014
Các thuật ngữ thông dụng có khi quý vị sẽ nghe hoặc thấy.
Bảng thuật ngữ sau đây trình bày định nghĩa những thuật ngữ thông dụng trong thủ tục tư pháp hình sự.
A
Accused (Bị cáo)
Người bị khép tội hình sự hoặc phạm pháp ở cấp tòa án cao hơn. Những thuật ngữ khác dùng để chỉ bị cáo
là “bị can” và “can phạm bị cáo buộc/khép tội”.
Acquit/Actuittal/Acquitted (Th
ng trắng án/miễn tố)
Khi thẩm phán, bồi thẩm đoàn hoặc tòa phúc thẩm xét thấy rằng một người nào đó không có tội đối với tội
phạm liên quan.
Adjournment – During the Tri l or He ring (Đình (Hoãn) Tòa (đối với Phiên tòa hay Phiên xử đ ng diễn
ra))
Nghỉ uống trà sáng hoặc ăn trưa hay trong lúc ‘lập luận pháp lý’ (xem ở dưới đây). Cũng có thể có nghĩa là
khi phiên tòa hay thủ tục tố tụng được dời sang một ngày khác.
Admissible (Bằng chứng hợp lệ)
Dùng để mô tả bằng chứng được phép trình tòa và được cứu xét trong thủ tục tố tụng. Không phải bằng
chứng nào cũng là bằng chứng hợp lệ.
Advers ri l (Đối tụng)
Hệ thống pháp luật của Úc được gọi là hệ thống đối tụng, tức là luật sư bên công tố và luật sư bên bị cáo sẽ
trình bày lập luận đối kháng. Họ sẽ tranh luận tại tòa về các sự kiện thực tế, các bằng chứng của nhân
chứng và/hay các vấn đề pháp lý.
Affidavit (Tờ khai Hữu thệ)
Tờ khai có chữ ký và được thề trên sách tôn giáo như Kinh Thánh trước mặt viên chức tư pháp hoặc luật sư.
Nếu không muốn thề trên sách tôn giáo, cá nhân cũng có thể làm tờ khai hữu thệ bằng cách khẳng định.
Người ký văn bản pháp lý khai rằng, theo họ thực sự biết, nội dung tờ khai là sự thật.
Affirmation (Khẳng định)
Lời hứa sẽ nói sự thật tại tòa án. Đây là cách những người không muốn thề trên Kinh Thánh hoặc sách tôn
giáo khác sử dụng. Xem thêm “Lời thề”.
Allegation (Cáo buộc/Khép tội)
Lời khẳng định của một bên trong thủ tục tố tụng, còn cần phải chứng minh.
Alleged Offender (Can phạm bị cáo buộc/khép tội)
Cho đến khi cá nhân bị chứng minh là có tội đối với tội phạm liên quan, người này là “can phạm bị cáo
buộc/khép tội”, “bị cáo” hay “bị can”.
Antecedents (Tiền án, tiền sự)
Hồ sơ và lý lịch tội phạm của cá nhân. Thông thường, bồi thẩm đoàn sẽ không biết những chi tiết này, và sẽ
trình Quan tòa biết nếu cá nhân bị xét là có tội và sẽ bị tuyên án hoặc khi xét liệu bị cáo có nên được tại
ngoại hầu tra hoặc bị tạm giam trong khi đợi phiên xử.
Appeal (Kháng cáo)
Đưa vụ việc lên tòa án cấp cao hơn để phản đối một quyết định. Cá nhân kháng cáo gọi là người kháng cáo.
Không phải quyết định nào cũng có thể kháng cáo được.
Arraignment (Thủ tục uộ tội)
Khi chi tiết của tội danh (gọi là bản cáo trạng) được đọc cho bị cáo nghe tại tòa. Sau đó tòa sẽ hỏi bị cáo có
nhận tội hay không nhận tội.
Arrest (Bắt giữ)
Thủ tục khi cá nhân bị cảnh sát bắt giữ sẽ bị khép tội hình sự hoặc sẽ bị đưa ra tòa và phải bị cảnh sát giam
giữ cho đến khi được tại ngoại hầu tra hoặc cho đến khi tòa đem vụ việc ra xét xử.
B
Bail (Tại ngoại hầu tra )
Đối với thủ tục tố tụng hình sự, tại ngoại hầu tra là khi tù nhân được thả ra và đồng ý sẽ hầu tòa, đôi khi
được mô tả như là “cam kết”. Cá nhân được tại ngoại hầu tra phải tuân theo các điều kiện nhất định.
Balance of Probabilities (Cán cân Xác suất)
Trắc nghiệm (hoặc tiêu chuẩn chứng minh) tòa sử dụng trong thủ tục tố tụng dân sự. Có nghĩa rằng một
điều gì đó phải có nhiều khả năng xảy ra hơn là không xảy ra.
Barrister (Trạng sư)
Luật sư biện hộ chuyên nghiệp tại tòa án và thường đội tóc giả và mặc áo thụng đen tại các tòa cấp cao
hơn.
Bar Table (Bàn Luật sư Trạng sư)
Chiếc bàn dài đặt gần phía trước phòng xử, nơi luật sư đứng khi họ trình bày tại tòa và ngồi khi những
người khác đang trình bày.
2
Bench (Ghế quan tòa)
Chiếc ghế cao đặt ngay phía trước phòng xử. Đây là nơi quan tòa hoặc Thẩm phán ngồi. Ngoài ra, thuật ngữ
này có khi còn được sử dụng khi đề cập đến quan tòa hoặc Thẩm phán xét xử vụ việc hoặc là thuật ngữ
chung khi đề cập đến một số quan tòa, kể cả những người xét xử cùng vụ việc.
Bench Warrant (Trát của quan tòa)
Tòa án ban hành trát bắt.
Beyond Reasonable Doubt (Không còn hồ nghi hợp lý)
Trắc nghiệm (hoặc tiêu chuẩn chứng minh) bồi thẩm đoàn, quan tòa hoặc Thẩm phán sử dụng để quyết
định xem bị cáo hoặc bị can có tội hay không có tội đối với từng tội danh hình sự. Phải có bằng chứng
chứng minh không còn hồ nghi hợp lý rằng bị cáo/can đã phạm tội mới có thể kết tội họ.
Breach (Vi phạm)
Không tuân thủ án lệnh của tòa án, chẳng hạn như vi phạm điều kiện tại ngoại hầu tra.
Brief or Brief of Evidence (Hồ sơ ằng chứng hay bằng chứng)
Đây là hồ sơ gồm các tờ khai nhân chứng (cả cảnh sát lẫn nhân chứng thường dân), các báo cáo của chuyên
viên, báo cáo y tế (bác sĩ), hình chụp, giấy tờ tại ngoại hầu tra, tờ tội danh, v.v, cảnh sát hoặc cơ quan điều
tra đã giao cho CDPP sau khi họ đã hoàn tất cuộc điều tra. CDPP sử dụng chi tiết trong hồ sơ bằng
chứng/chứng cứ để quyết định xem có nên truy tố hay không và nếu truy tố, sẽ truy tố bị cáo.
C
Charge (Tội danh)
Lời cáo buộc một người nào đó đã phạm một tội cụ thể.
Closed Circuit Television(Truyền thanh Truyền hình Mạch kín (CCTV))
Đây là phương tiện một số nhân chứng có thể được sử dụng, chẳng hạn như nhân chứng dễ bị tổn thương
hoặc nhân chứng trẻ em, để họ có thể trình bằng chứng với tòa án từ ở một nơi khác.
Closed Court (Tòa xử kín)
Phòng xử không cho công chúng vào dự.
Committal Hearing (Phiên tiền thẩm)
Phiên xử xem xét tất cả bằng chứng chứng minh tội danh tại tòa cấp thấp do Thẩm phán phụ trách, sau đó
Thẩm phán sẽ phán quyết xem có đủ bằng chứng để đưa vụ việc ra tòa xét xử. Trong một số trường hợp có
khi nhân chứng phải trình bằng chứng trong phiên tiền thẩm.
Common Law (Thông luật (Luật bất thành văn))
Pháp luật dựa trên những phán quyết và thể lệ của tòa án trong quá khứ, khác biệt với luật do Quốc hội
ban hành.
3
Commonwealth Director of Public Prosecutions (Công tố viện Liên bang (CDPP))
Văn phòng CDPP là cơ quan truy tố độc lập giữ nhiệm vụ truy tố các tội danh đã cáo buộc đối với luật Liên
bang và tịch thu tài vật phi pháp do phạm luật Liên bang. Tại Tòa án, đôi khi CDPP có thể được gọi là “the
Commonwealth” hay “the Crown”.
Commonwealth Offence (Tội danh Liên bang)
Phạm tội hình sự theo luật Liên bang (khác với luật Tiểu bang hoặc Lãnh địa).
Compl in nt (Người khiếu nại (bị hại))
Thuật ngữ sử dụng tại tòa án khi đề cập đến nạn nhân tội phạm.
Conference (Hội nghị)
Cuộc họp với luật sư / trạng sư để bàn về vụ việc.
Conviction (Kết án)
Khi cá nhân bị khép tội/cáo buộc đã phạm tội hình sự bị kết tội đối với tội phạm đó, án này sẽ được ghi vào
hồ sơ/lý lịch tội phạm của họ.
Counsel (Trạng sư)
Trạng sư đại diện cho bị cáo hoặc bên công tố.
Counsel for the Prosecution (Trạng sư ên ông tố)
Một thuật ngữ khác để gọi Công tố viên (xem ở bên dưới).
County Court (Tòa Trung cấp)
Tòa cấp cao hơn (hoặc trung cấp) thuộc một số phạm vi quyền lực tư pháp. Tại một số Tiểu bang/Lãnh địa,
tòa án tương đương là District Court.
Court (Tòa án)
Pháp đình nơi xét xử các vụ việc. Cũng được sử dụng để mô tả theo cách chung chung viên chức tư pháp
xét xử vụ việc, chẳng hạn như Thẩm phán hoặc Quan tòa.
Court Officer (Nhân viên Tòa án)
Người được tuyển dụng làm nhiệm vụ phụ giúp điều hành công việc của tòa án. Nhân viên Tòa án sẽ gọi tên
quý vị khi đến lúc Tòa cần quý vị trình bằng chứng.
Crime (Tội phạm)
Hành động phi pháp (hoặc bất hợp pháp).
Criminal History (Lý lịch hình sự)
Tiền án một người đã bị kết án.
Cross-examination (Chất vấn)
Khi nhân chứng của một bên (ví dụ bên công tố) bị luật sư của bên kia (ví dụ như bị cáo/bị can) đặt câu hỏi
tại tòa để kiểm tra lời khai của nhân chứng đã trình tòa. Xem thêm thuật ngữ “chất vấn chính yếu”.
4
The Crown
Tại các tòa án cấp cao hơn bên công tố có thể được gọi là “the Crown”, có nghĩa là đại diện cho Nữ hoàng
theo phía Liên bang.
Custody (Giam giữ)
Một người bị giam giữ trong trung tâm tạm giam (đợi phiên xử) hoặc nhà tù, thụ án.
D
Defence (Bên biện hộ)
Vụ việc của bị cáo và các luật sư đại diện cho họ.
Defence Counsel (Trạng sư iện hộ)
Trạng sư đại diện bị cáo tại tòa.
Defendant (Bị cáo)
Cá nhân bị khép tội/cáo buộc vi phạm tội hình sự. Một thuật ngữ khác cho “bị cáo” là “bị can”.
Deliberations (Thảo luận)
Thủ tục của bồi thẩm đoàn để quyết định xem bị cáo có tội hay không có tội. Bồi thẩm đoàn rời khỏi phòng
xử và đi đến một phòng đặc biệt để cân nhắc quyết định của họ.
Depositio n (Biên bản bằng chứng)
Bản đánh máy bằng chứng ghi nhận tại tòa án.
District Court (Tòa Trung cấp)
Tòa cấp cao hơn (hoặc trung cấp) thuộc một số phạm vi quyền lực tư pháp. Tại một số Tiểu bang, tòa án
tương đương là County Court.
Dock (Ghế dành cho bị cáo)
Một ghế riêng trong phòng xử nơi bị cáo ngồi trong thủ tục tố tụng. Không phải phòng xử nào cũng có ghế
dành cho bị cáo.
E
Electoral Roll (Danh sách Cử tri)
Danh sách tên cử tri. Danh sách có tên những người Tòa có thể mời làm bồi thẩm viên.
Empanel a Jury (Chọn bồi thẩm viên cho bồi thẩm đoàn)
Thủ tục lựa chọn bồi thẩm viên cho bồi thẩm đoàn (thường là 12 người) từ một nhóm đông hơn đã được
mời làm bồi thẩm viên.
5
Evidence (Bằng chứng)
Thông tin trình tòa án, được sử dụng để chứng minh hay bác bỏ một sự kiện thực tế trong vòng tranh cãi
trong thủ tục tố tụng.
Evidence-in-chief/Examination-in-chief (Bằng chứng Chính yếu/Chất vấn Chính yếu)
Là khi công tố viên đặt câu hỏi với nhân chứng để họ có thể trình với tòa án những gì đã xảy ra.
Exhibits (Tang vật)
Tất cả bằng chứng khác (ngoài bằng chứng của nhân chứng) cần thiết để giúp trình vụ việc với tòa, ví dụ
như các giấy tờ, hình chụp, quần áo hoặc các vật khác có liên quan đến vụ việc.
F
Forensic Evidence (Bằng chứng Pháp y)
Bằng chứng tìm thấy nơi tội phạm xảy ra, chẳng hạn như dấu (vân) tay, kết quả xét nghiệm máu, ADN, v.v.
Forensi Medi l Ex min tion Pro edure (Giám định Y khoa/Thủ tục Pháp y)
Có khi nạn nhân và/hay bị cáo phải làm xét nghiệm, ví dụ như mẫu quệt tế bào màng miệng, để có bằng
chứng khả dĩ cho vụ việc.
For Mention Only (Chỉ nhằm mụ đí h Dự thẩm)
Vụ việc được trình tòa trong một thời gian ngắn, thường là để giải quyết những việc như định ngày và
quyết định tại ngoại hầu tra. Phiên dự thẩm không phải là ‘phiên xử’ vụ việc. Thông thường, nhân chứng
không phải hầu tòa khi vụ việc chỉ nhằm mục đích Dự thẩm. Xem thêm “Phiên Dự thẩm”.
G
Guilty (Có tội)
Chịu trách nhiệm pháp lý đối với tội hình sự. Khi một bị cáo nhận tội, họ thú nhận trách nhiệm về hành vi
phạm pháp của mình. Khi bị cáo không nhận tội, bồi thẩm đoàn sẽ quyết định bị cáo có tội hay không nếu
vụ việc bị đưa ra xét xử tại tòa án cấp cao hơn. Trong trường hợp bị can không nhận tội ở tòa Sơ Thẩm
(Magistrates hay Local Court), Thẩm phán sẽ quyết định bị can có tội hay không.
H
Hearing (Phiên xử)
Thủ tục tố tụng để trình bằng chứng với tòa sau khi bị cáo hay bị can không nhận tội.
Higher Court (Tòa cấp o hơn)
Tòa án như Tòa Trung cấp (District Court, County Court) hoặc Tòa Thượng thẩm xét xử các vụ việc nghiêm
trọng hơn. Tòa cấp cao hơn sẽ do (các) Quan tòa phụ trách. Trong những vụ việc liên quan đến hành vi
phạm luật Liên bang, bị xét xử ở tòa cấp cao hơn sẽ có bồi thẩm đoàn.
6
Hung Jury (Bồi thẩm đoàn ngang ngửa)
Kết quả khi những người trong bồi thẩm đoàn không thể đồng ý với nhau rằng bị cáo có tội hay không có
tội.
I
In Camera (Xử kín)
Được tiến hành kín đáo, ví dụ như trong phòng xử đóng cửa hoặc trong phòng riêng của Quan tòa.
Indictable Offence (Trọng tội)
Tội hình sự nghiêm trọng thường sẽ bị quan tòa và bồi thẩm đoàn xét xử ở tòa cấp cao hơn. Những tội ít
nghiêm trọng hơn, được gọi là khinh tội, thường bị xét xử tại tòa Sơ thẩm.
Indictment (Bản cáo trạng)
Bản buộc tội chính thức khép tội can phạm sẽ bị tòa cấp cao hơn xét xử.
Instructing Solicitor (Luật sư phụ trách)
Luật sư giúp chuẩn bị vụ việc và trợ giúp trạng sư tại tòa án.
J
Justice of the Peace (Công chứng viên (“JP”))
Các chức năng của Công chứng viên gồm có thị thực lời tuyên thệ, tờ khai danh dự và các giấy tờ pháp lý
khác.
Judge (Quan tòa)
Quan tòa chủ trì phòng xử và bảo đảm cả hai bên đều được đối xử công bằng. Cách xưng hô với quan tòa là
“Your Honour”. Quan tòa sẽ tuyên án can phạm. Quan tòa chủ trì tòa cấp cao hơn.
Judge’s Asso i te (Phụ tá Quan tòa)
Người giúp quan tòa lo các việc pháp lý và hành chính liên quan đến tòa án. Trong phiên xử, phụ tá quan
tòa có khi sẽ đọc chi tiết khép/cáo buộc tội bị cáo và giúp ghi lại các giấy tờ/tài liệu được sử dụng trong vụ
việc, chẳng hạn tang vật.
Juror (Bồi thẩm viên)
Thành viên bồi thẩm đoàn. Xem thêm cụm từ “Bồi thẩm đoàn”.
Jury (Bồi thẩm đoàn)
Một nhóm (thường là) 12 người được chọn theo cách ngẫu nhiên từ công chúng, những người này được
giao trách nhiệm xét tội bị cáo dựa trên các bằng chứng trong phiên tòa hình sự. Bồi thẩm đoàn sẽ quyết
định bị cáo có tội hay không (có nghĩa là bị cáo có tội hay vô tội).
7
L
Legal Argument (Lập luận pháp lý)
Cuộc tranh luận giữa luật sư của cả hai bên liên quan đến các vấn đề pháp lý quan tòa sẽ phán quyết. Thông
thường, các nhân chứng và bồi thẩm đoàn sẽ rời khỏi phòng xử khi điều này xảy ra.
Local Court (Tòa Sơ thẩm)
Tòa cấp thấp, xử các vụ việc ít nghiêm trọng hơn (“khinh tội”). Thẩm phán sẽ phụ trách Tòa Sơ thẩm (Local
Court/Magistrates Court) mà không có bồi thẩm đoàn.
Lower Court (Tòa cấp thấp)
Tòa Sơ thẩm (Local Court/Magistrates Court) xử các vụ việc ít nghiêm trọng hơn và do Thẩm phán phụ
trách. Tòa cấp thấp sẽ xét xử các vụ việc mà không có bồi thẩm đoàn.
M
Magistrates Court (Tò Sơ thẩm)
Tòa cấp thấp, xử các vụ việc ít nghiêm trọng hơn. Thẩm phán sẽ phụ trách Tòa Sơ thẩm (Local
Court/Magistrates Court) mà không có bồi thẩm đoàn. Thẩm phán sẽ phán quyết bản án khi can phạm bị
kết tội.
Matter (Vụ việc)
Vụ truy tố hoặc thủ tục tố tụng tại tòa (một “trường hợp”) có thể được gọi là một “vụ việc”.
Mention (Dự thẩm)
Đây là khi vụ việc được trình tòa án trong một thời gian ngắn, thường là để giải quyết vấn đề thủ tục chứ
không phải là 'phiên xử’ vụ việc, bao gồm những việc như định ngày và quyết định tại ngoại hầu tra. Thông
thường, nhân chứng không phải hầu tòa khi vụ việc chỉ nhằm mục đích dự thẩm mà thôi.
Mistrial (Phiên tòa vô hiệu lực)
Phiên tòa không có hiệu lực pháp lý vì sai phạm trong thủ tục tố tụng.
My learned friend (Đồng nghiệp)
Cụm từ thường được luật sư sử dụng trong phòng xử khi đề cập đến luật sư bên kia.
N
No Bill No further pro eedings (Ngưng Truy tố)
CDPP có thể quyết định ngưng truy tố, ví dụ như vì không đủ bằng chứng. Trường hợp này có thể được gọi
là tuyên bố ‘vô tội’ hay quyết định ngưng thủ tục tố tụng. Vụ truy tố sẽ chấm dứt khi tòa được thông báo về
điều này.
Nolle Prosequi
Quyết định ngưng truy tố (các) tội danh đã trình tòa trong bản cáo trạng. Vụ truy tố sẽ chấm dứt khi tòa
được thông báo về điều này. Một thuật ngữ khác cho “nolle prosequi” là “no bill”.
8
Not guilty (Không có tội)
Lời khẳng định của bị cáo đối với tội hình sự, sau đó bên công tố phải chứng minh với tòa rằng bị cáo có tội.
Bản án Không có tội có nghĩa là bên công tố không thể chứng minh bị cáo có tội mà không còn hồ nghi hợp
lý.
O
Oath (Lời thề)
Lời hứa nói sự thật tại tòa bằng cách thề trên sách tôn giáo có tính quan trọng đối với người tuyên thệ, ví
dụ như Kinh Thánh. Xem thêm “Khẳng định”.
Objections (Phản đối)
Khi bên bị cáo hoặc bên công tố cho rằng một câu hỏi nào đó không hợp lệ, họ có thể phản đối và Quan
tòa/Thẩm phán phải quyết định liệu có cho phép hỏi câu hỏi đó hay không.
Offender (Can phạm)
Cá nhân bị phát hiện đã làm điều gì đó bị pháp luật cấm. Cho đến khi điều này xảy ra, cá nhân này có thể
được gọi là can phạm bị khép/cáo buộc tội/bị can/bị cáo.
Open Court (Tòa Công khai)
Khi công chúng và bất kỳ người khác quan tâm được phép vào nơi dành cho công chúng trong phòng xử.
Opening address (Lời phát biểu mở đầu)
Lời phát biểu mở đầu của Trạng sư với Tòa, trình bày sơ lược vụ việc và bằng chứng của phía mình.
P
Paper Committal (Phiên Tiền thẩm dự trên Văn ản)
Phiên tiền thẩm dựa trên văn bản là khi Thẩm phán đọc hồ sơ bằng chứng và quyết định sau khi đọc xong
thấy có đủ bằng chứng để đưa bị cáo ra xét xử.
Parliament (Quốc hội)
Cơ quan làm luật cao nhất, còn được gọi là cơ quan lập pháp.
Part Heard (Xét xử một phần)
Vụ việc được gọi là xét xử một phần khi khi thủ tục tố tụng tại tòa đã bắt đầu nhưng chưa kết thúc.
Parties (Các bên)
Thông thường sẽ có hai bên trong thủ tục tố tụng hình sự, Liên bang và bị cáo/bị can (bên biện hộ).
Plea (Lời khẳng định có tội hay không có tội (Plea))
Khi người bị cáo cho tòa biết họ có tội hay không có tội đối với tội danh. Nếu bị cáo nhận tội, tòa sẽ không
mở phiên tòa và vụ việc sẽ chuyển sang phiên tòa tuyên án.
9
Pre-sentence Report (Báo cáo trước khi tuyên án)
Báo cáo để giúp tòa phán quyết định bản án cho can phạm. Nếu can phạm đang bị giam (trong tù), Báo cáo
trước khi tuyên án có thể bao gồm thông tin về hành vi/thái độ của người này trong lúc bị giam giữ.
Prima facie
Theo nhận định đầu tiên. Vụ việc prima facie là vụ việc, theo nhận định đầu tiên, thấy có đủ bằng chứng để
chứng minh các chi tiết của tội phạm.
Prosecutor/Prosecution (Công tố viên / truy tố)
(Các) Luật sư của CDPP phụ trách vụ hình sự tại tòa.
Prosecution Counsel (Trạng sư/Luật sư Truy tố)
(Các) Luật sư của CDPP hoặc trạng sư tư thay mặt cho CDPP trình bày vụ truy tố tại tòa.
Pu li G llery (Nơi dành cho công chúng)
Những hàng ghế ngồi ở phía cuối phòng xử, nơi bạn bè, gia đình hay bất kỳ người nào khác quan tâm có thể
ngồi yên lặng và lắng nghe.
Q
QC
Queen’s Counsel là trạng sư thâm niên. Xem thêm “Senior Counsel” (SC).
Quash (Hủy án)
Khi tòa cấp cao hơn bác bỏ hoặc dẹp phán quyết của tòa cấp thấp (ví dụ như trong trường hợp kết án sai
luật).
R
R
Mẫu tự R thường tượng trưng cho Regina, Nữ hoàng trong tiếng Latinh. Trong thủ tục tố tụng hình sự, “R”
có nghĩa là Crown hay Liên bang.
Re-trial (Xử lại)
Phiên tòa mới xử cùng một vụ việc.
Right to Silence (Quyền im lặng)
Điều luật cho phép người bị khép/cáo buộc tội vi phạm luật pháp không phải nói bất cứ điều gì hết từ khi
người này bị cảnh sát thẩm vấn cho đến cuối phiên tòa.
S
SC
Senior Counsel (trạng sư thâm niên). Xem thêm “QC”.
10
Sentencing (Tuyên án)
Tòa có thể quyết định những hình phạt khác nhau đối với can phạm kể cả tù giam, án lệnh công tác tạp dịch
cộng đồng, hứa giữ hạnh kiểm tốt và phạt vạ. Theo Đạo luật Tội phạm (Criminal Act) 1914, Tòa phải để ý
đến một số yếu tố khi quyết định bản án cho tội danh liên bang và cũng đòi hỏi rằng bản án phải ở mức độ
tương xứng với tất cả tình tiết trong vụ phạm pháp.
Sheriff’s Offi er
Nhân viên chịu trách nhiệm về an ninh cho tất cả các bên trong thời gian họ có mặt tại tòa án. Quý vị có thể
báo cho Sheriff’s Officer biết nếu cảm thấy lo ngại quý vị có thể bị nguy hiểm.
Statement (Tờ khai)
Bản khai trình bày bằng chứng của nhân chứng.
Subpoena (Trát tòa)
Lệnh tòa án đòi (bắt buộc) nhân chứng đến tòa án trình bằng chứng và/hay mang/đem giấy tờ/tài liệu đến
tòa.
Summary Hearing (Phiên xử Sơ khởi)
Phiên xử tại tòa cấp thấp khi tất cả bằng chứng sẽ được trình với Tòa và Thẩm phán sẽ phán quyết một
mình (không có bồi thẩm đoàn).
Summary Offence (Khinh tội)
Là những tội ít nghiêm trọng hơn và có thể xét xử ở tòa cấp thấp.
Summing Up (Tóm tắt)
Quan tòa tóm tắt các bằng chứng và giải thích về luật cho bồi thẩm đoàn.
Summons (Trát triệu tập)
Lệnh của tòa cấp thấp đòi bị cáo phải ra tòa để dự phiên xử về tội họ đã bị cáo buộc. Đôi khi giấy này có
một tên khác, chẳng hạn như “Court Attendance Notice” (Giấy Báo Hầu Tòa)
Support Person (Người Hỗ trợ)
Nhân chứng đôi khi sẽ có người hỗ trợ đi theo (ví dụ như một người bạn hoặc thân nhân), người này có thể
ngồi gần nhân chứng trong phòng xử.
Supreme Court (Tòa Thượng thẩm)
Tòa cấp cao hơn, xét xử các vụ việc nghiêm trọng hơn (đọc thuật ngữ “trọng tội”). (Các) Quan tòa sẽ chủ trì
vụ việc tại Tòa Thượng thẩm. Các phiên tòa luật Liên bang tại Tòa Thượng thẩm sẽ có bồi thẩm đoàn.
T
Transcript (Biên bản đánh máy)
Bản đánh máy những gì đã nói ra trong tòa. Xem thêm thuật ngữ “Biên bản bằng chứng”.
11
Trial (Phiên tòa)
Phiên xử tại tòa khi tất cả bằng chứng sẽ được trình Tòa và Tòa sẽ chính thức phán quyết. Đối với tòa cấp
cao hơn, phiên tòa sẽ có quan tòa và bồi thẩm đoàn. Ở tòa cấp thấp, phiên tòa thường được gọi là “phiên
xử” và do Thẩm phán phụ trách.
U
Unanimous – verdict/decision (Nhất trí (bản án/quyết định))
Một quyết định khi tất cả thành viên bồi thẩm đoàn đồng ý rằng bị cáo có tội hay không có tội đối với tội
phạm liên quan.
Undertaking (Cam kết)
Lời hứa được một bên hoặc luật sư của họ đưa ra trong thủ tục tố tụng.
Unpresented (Không có luật sư)
Bị cáo hay bị can không có luật sư là người không có luật sư đại diện cho họ.
V
Verdict (Phán quyết)
Quyết định của bồi thẩm đoàn trong phiên tòa hình sự rằng bị cáo có tội hay không có tội đối với tội phạm
liên quan.
Victim (Nạn nhân)
Cá nhân đã bị tổn hại vì hệ quả trực tiếp của (các) tội phạm.
Victim Impact Statement (Tờ Khai Hệ quả Nạn nhân Tội phạm (VIS))
Tờ khai do nạn nhân viết, có thể được đọc hoặc được trình tòa sau khi can phạm đã bị kết tội đối với tội
phạm liên quan và trước khi can phạm bị tuyên án. VIS cho tòa biết về những tổn hại nạn nhân phải gánh
chịu vì kết quả của tội phạm. Trong tuyên án, tòa án phải xem xét một số yếu tố, kể cả chấn thương, mất
mát hay tổn hại xảy đến cho nạn nhân vì hệ quả của tội phạm.
Voir dire
Lập luận pháp lý về việc chấp nhận bằng chứng nhất định tại tòa. Các nhân chứng và bồi thẩm đoàn sẽ ra
khỏi phòng xử trong khi cuộc tranh luận này diễn ra.
W
Witness (Nhân chứng)
Bất kỳ người nào phải hầu tòa và trả lời câu hỏi trước Thẩm phán hoặc Quan tòa và bồi thẩm đoàn.
Witness Expenses (Chi phí của nhân chứng)
Các nhân chứng có thể được thanh toán chi phí theo giá biểu định sẵn như phần đóng góp cho lương bổng
bị mất mát, chi phí đi lại và chi phí liên quan.
12
Download