WEEKLY PLANNER ............................................................................................................. ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ ............................................................................................................ Phát triển từ bên trong Nếu muốn thay đổi tình hình, trước tiên phải thay đổi chính mình. Và để thay đổi mình hiệu quả cần thay đổi nhận thức. Đạo đức Tính cách: sự phát triển tính cách, trau dồi kỹ năng, phương pháp tạo ảnh hưởng, tư duy tích cực,… Đạo đức Phẩm giá: tính chính trực, khiêm nhường, trung thành,… Đạo đức phẩm giá là chính yếu, còn đạo đức tính cách chỉ là cần rèn luyện. Mô thức (nhận thức) là cách chúng ta nhìn nhận sự việc. Mỗi chúng ta đều có 2 loại bản đồ chính: Bản đồ thực tại (thứ ta đang là) và Bản đồ giá trị (thứ ta nên là). Ảnh hưởng của điều kiện sẽ tác động mạnh mẽ đến nhận thức của chúng ta. Ai trong chúng ta đều có xu hướng cho rằng mình nhìn sự việc như đúng bản chất vốn có của nó, nhưng thật ra không phải vậy. Chúng ta nhìn sự việc, không như cách nó vốn có mà như cách chúng ta vốn là, hoặc như chúng ta bị điều kiện hóa trở nên như vậy. Và nếu người khác phản đối chúng ta, ngay lập tức chúng ta cho rằng họ sai. Mọi đột phá lớn đều bắt đầu từ việc phá vỡ truyền thống, thoát ra khỏi những lối tư duy cũ, những mô thức cũ. Mô thức của ta chính là khởi nguồn của thái độ và hành vi ta thể hiện. Nếu ta muốn tạo ra những thay đổi nhỏ trong cuộc sống, ta có thể hướng sự tập trung phù hợp vào thái độ và hành vi. Nhưng nếu ta mong muốn tạo nên những thay đổi lớn lao, triệt để, ta cần nhìn lại những mô thức căn bản của chính mình. Nguyên lý cũng giống như ngọn hải đăng, chúng là những quy luật tự nhiên không thể phá vỡ. Dù có nhận ra hay không thì nhiều người trong chúng ta đang bị huyễn hoặc bởi lời hứa rỗng tuếch của Đạo đức tính cách. “7 thói quen hiệu quả” là 1 phương pháp cải tiến “từ trong ra ngoài”, lấy nguyên lý làm trọng và dựa trên phẩm giá, nhằm đạt được hiệu quả ở cả mức độ cá nhân lẫn mức độ tập thể – bắt đầu từ bản thân mình trước. Tổng quan về 7 thói quen Thói quen là tổng hòa của 3 yếu tố: Kiến thức (những gì cần làm), Kỹ năng (cách thức làm) và Khát khao (động lực làm). 7 thói quen sẽ đưa ta qua 3 giai đoạn: Lệ thuộc (người khác chăm sóc tôi) Độc lập (tôi có thể tự làm được) Tương thuộc (chúng ta có thể làm được) Tương thuộc là một khái niệm cấp tiến và trưởng thành nhất. Bắt buộc phải đi từ lệ thuộc sang độc lập rồi đến tương thuộc. Người lệ thuộc không thể lựa chọn trở thành tương thuộc được, họ chưa có phẩm giá để làm được điều đó, họ chưa làm chủ bản thân đúng mức. Khi bạn độc lập rồi, bạn sẽ có được nền tảng để đạt được sự tương thuộc một cách hiệu quả. Hiệu quả chính là sự cân bằng P/PC. Trong đo P là kết quả mong đợi và PC là khả năng sản xuất là kết quả. Sự cân bằng thể hiện ở việc cải thiện PC chứ không phải tập trung vào P. Sự cân bằng này còn gọi là cân bằng Kết quả/ Nguyên nhân.