Uploaded by zulink1080

Ky thuat trong cai ngot - Huu co ECO

advertisement
KỸ THUẬT TRỒNG CẢI XANH HỮU CƠ
VỚI CÁC SẢN PHẨM CỦA ECO VIỆT NAM*
1. Thời vụ
Vụ Đông Xuân: Gieo từ tháng 8 đến
tháng 11; vụ Hè Thu: gieo từ tháng 2 đến
tháng 6.
2. Vườn ươm:
Cây cải xanh có thể gieo hạt thẳng
hoặc gieo ở vườn ươm rồi cấy. Làm đất
nhỏ, lên luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh
rộng 30 cm. Bón lót phân chuồng hoai mục 2 – 3 kg/m2. Nếu gieo để liền
chân thì dùng 0,5 - 1g hạt giống/m2; nếu gieo vườn ươm rồi cấy thì 1 - 1,2 g
hạt giống/m2.
Gieo hạt xong phủ trấu hoặc rơm rạ lên mặt luống rồi tưới phun hoặc
dùng thùng ô doa tưới đều bằng dung dịch NUTRIMORE (tỉ lệ pha: hòa 1 gói
NUTRIMORE 1kg với 500lít nước). Các ngày sau đó tưới nước duy trì độ ẩm
3. Làm đất, trồng:
Chọn đất cát pha hoặc đất thịt nhẹ có độ pH 5,5 - 6,5. Làm đất nhỏ, lên
luống rộng 1m, cao 30 cm, rãnh rộng 30 cm. Bón phân hữu cơ ECO
0,2kg/m2. Nếu không có phân hữu cơ ECO có thể sử dụng phân hữu cơ khác,
lượng dùng 700-1000kg/1000m2. Trộn đều phân hữu cơ với NUTRIMORE,
tỉ lệ 1kg cho 3m3 phân, xới nhẹ và san phẳng mặt luống, sau đó gieo hạt hoặc
trồng. Nếu quên không trộn NUTRIMORE thì tưới dung dịch NUTRIMORE tỉ
lệ 1:500 sau khi san phẳng mặt luống hoặc sau khi gieo hạt. Nếu gieo liền
chân thì tỉa làm 2 đợt khi cây có 2 - 3 lá thật với khoảng cách 15 - 20cm. Nếu
trồng cây ươm thì để khoảng cách 20-25cm, bảo đảm mật độ trồng 3.500 4.000 cây/sào.
4. Bón phân
* Bón lót: Phân hữu cơ ECO: 150kg -200kg (1000 m2) + 10 kg lân
nung chảy. Có thể dùng phân hữu cơ khác thay thế với lượng 7001000kg/1000m2.
Quy trình Kỹ thuật canh tác
Trang 1 / 2
Trước khi trồng, tưới phun nhẹ hoặc dùng thùng ô doa tưới đều bằng
dung dịch NUTRIMORE (tỉ lệ pha: hòa 1 gói NUTRIMORE 1kg với 500 lít
nước), lượng tưới từ 0,5-1 lít/m2 tùy theo độ ẩm của đất.
* Bón thúc: sau trồng 7-10 ngày sử dụng SOYATE: gói 3g/bình 16-20
lít hoặc gói 20g/400-600 lít nước tưới đều trên mặt lá và mặt đất. 7-10 ngày
tưới phun một lần. Nếu thấy cây cải có nguy cơ nhiễm nấm bệnh thì sử dụng
NUTRIMORE để tưới cùng.
5. Chăm sóc
Cải xanh là cây ngắn ngày, rất cần nước để sinh trưởng, do vậy cần
phải giữ ẩm thường xuyên. Sau trồng tưới mỗi ngày 1 lần, sau đó 2 - 3 ngày
thì tưới 1 lần. Kết hợp các lần tưới với các đợt bón thúc. Nhặt sạch cỏ dại,
xới xáo và vun gốc 1 - 2 lần.
6. Phòng trừ sâu bệnh
Cải xanh thường bị các loại sâu bệnh hại chính như: các loại rệp, bọ
nhảy, sâu xám, sâu tơ, sâu xanh, bệnh thối nhũn. Dùng các loại thuốc trừ sâu
sinh học như Bt, dầu Neem… để diệt trừ sâu. Sử dụng các thuốc BVTV sinh
học để phòng trừ bệnh thối nhũn, phun với nồng độ và liều lượng ghi trên
bao bì của nhà sản xuất. Cần sử dụng các biện pháp phòng trừ tổng hợp như
vệ sinh đồng ruộng, luân canh cây trồng, bón phân cân đối...
Có thể dùng SOYATE với để hòa cùng với các thuốc BVTV sinh học để
nâng cao hiệu quả, tỉ lệ pha như hướng dẫn ở trên. Trước khi thu hoạch 2
tuần tuyệt đối không sử dụng bất cứ loại thuốc nào.
7. Thu hoạch
Khi thu hoạch cần loại bỏ các lá gốc, lá già, lá bị sâu bệnh, chú ý rửa
sạch, cây không bị giập nát cho vào bao bì sạch để sử dụng.
Nguồn: - Giáo trình dạy nghề Bộ Nông nghiệp và PTNT
- Phòng Kỹ thuật và Dịch vụ Nông nghiệp ECO.
- TCVN 11041-2:2018: Nông nghiệp hữu cơ – Phần 2: Trồng trọt hữu cơ.
Quy trình Kỹ thuật canh tác
Trang 2 / 2
Download