Uploaded by Tra Nguyen

[TTGK] SHTT

advertisement
2
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.......................................................................................................... 4
LỜI MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 5
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ALIAT LEGAL .......... 6
1.1.
Giới thiệu chung ....................................................................................... 6
1.2.
Cơ cấu tổ chức.......................................................................................... 7
1.3.
Lĩnh vực hoạt động .................................................................................. 8
1.4.
Thành tích............................................................................................... 10
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU THEO PHÁP LUẬT VIỆT
NAM VÀ THỰC TRẠNG ........................................................................... 12
2.1.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu theo Pháp luật Việt Nam ......................... 12
2.1.1.
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu: ....................................................... 13
2.1.2.
Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu................................................ 14
2.2.
Thực trạng đăng ký nhãn hiệu của khách hàng tại ALIATLEGAL ...... 15
2.2.1.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Toàn Phát ........ 16
2.2.2.
Công ty cổ phần hoá – dược phẩm Mekophar ............................... 20
CHƯƠNG 3: CÁC LƯU Ý TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
...................................................................................................................... 24
3.1.
Đào tạo nội bộ về SHTT ........................................................................ 24
3.1.1.
Cấp độ nhận thức của các DN ........................................................ 24
3.1.2.
Đào tạo trong DN ........................................................................... 25
3.2.
Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký ..................................................... 26
KẾT LUẬN ........................................................................................................... 29
3
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................. 30
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP.................................................................. 31
DANH MỤC VIẾT TẮT
Sở hữu trí tuệ
SHTT
Doanh nghiệp
DN
Trách nhiệm hữu hạn
TNHH
DANH MỤC HÌNH ẢNH
(Nguồn: Website http://aliatlegal.com/)
Hình 1- 1. Logo Aliat Legal ............................................................................................. 6
Hình 1- 2. IP Stars ranked Firm 2016 ............................................................................ 10
Hình 1- 3. Asian Law ..................................................................................................... 10
Hình 1- 4. Corporate INTL ............................................................................................ 11
DANH MỤC SƠ ĐỒ, BIỂU ĐỒ
(Nguồn: Tác giả tự tổng hợp)
Sơ đồ 1- 1. Tổ chức bộ máy quản lý của ALIATLEGAL ....................................... 7
Sơ đồ 2- 1. Sơ đồ tóm tắt quy trình đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt
Nam .................................................................................................... 12
Biểu đồ 2- 1. Bảng thống kê các trường hợp ALIATLEGAL đã tiếp nhận năm 2015
- nay ................................................................................................. 16
Biểu đồ 3- 1. Thứ bậc về quản lý SHTT ............................................................... 24
4
LỜI CẢM ƠN
Theo kế hoạch và phân công của Khoa Luật – Đại học Ngoại thương, em đã được
tham gia thực tập tại Công ty TNHH Tư vấn ALIATLEGAL. Dưới sự hướng dẫn, giám
sát của giảng viên hướng dẫn thực tập T.S. Nguyễn Minh Thư (Khoa luật – Trường Đại
học Ngoại thương) và cơ quan thực tập đã tạo điều kiện cho tiến trình thực tập của em
được thuận lợi, từ đó em tiếp thu được nhiều kiến thức, học tập được kỹ năng, tích lũy
thêm vốn sống thiết thực và hữu ích.
Em xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Tư vấn ALIATLEGAL tại Hà Nội đã
tiếp nhận và tận tình giúp đỡ em trong suốt thời gian thực tập.
Xin cảm ơn cô Nguyễn Minh Thư – giảng viên hướng dẫn, cô luôn động viên, tận
tâm giúp đỡ em và nhóm từ khi bắt đầu thực tập cho đến khi hoàn thành báo cáo thực
tập.
Thật sự thiếu sót lớn nếu không kể tới Giám đốc Văn phòng đại diện của Công ty
TNHH Tư vấn ALIATLEGAL – Luật sư Dương Thành Long tại nơi thực tập cùng với
các anh chị làm việc tại Công ty nơi em thực tập, những người đã trực tiếp hướng dẫn,
chỉ bảo và bồi dưỡng cho em những kiến thức lý luận cũng như thực tiễn áp dụng pháp
luật.
Kiến thức và kinh nghiệm em học hỏi được là hành trang cần thiết sau khi ra trường.
Em xin chân thành cảm ơn!
5
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế thị trường ngày nay, Nhãn hiệu (đôi khi còn gọi là “Thương
hiệu”) như chúng ta đều biết được coi là một trong những tài sản có giá trị của một DN.
Thực vậy, Nhãn hiệu nếu xét theo khía cạnh kinh tế thì nó đã vượt quá xa khái niệm pháp
lý của nó là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá/dịch vụ thuộc các nhà sản xuất
hoặc nhà cung ứng dịch vụ khác nhau mà đã trở thành công cụ để DN khẳng định vị thế
của mình trên thị trường. Do đó, để nâng cao năng lực cạnh tranh, các DN cần phải chú
trọng vào việc xây dựng, bảo hộ và phát triển các nhãn hiệu của mình. Chính vì vậy, việc
nắm bắt cụ thể và chính xác trình tự, thủ tục đăng ký nhãn hiệu hàng hoá là rất cần thiết.
Công ty TNHH Tư vấn ALIATLEGAL được biết đến là một trong những Công ty
Luật có thế mạnh rất lớn về nhiều lĩnh vực chuyên ngành, đặc biệt là về Sở hữu trí tuệ.
Với tác phong chuyên nghiệp cùng với khả năng tạo lập mối quan hệ thân thiết với Cơ
quan Nhà nước quản lý SHTT, cụ thể là về Nhãn hiệu, ALIATLEGAL đã giúp đỡ một
số lượng không nhỏ các DN đăng ký thành công Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu,
giúp cho DN đó bước đầu tạo lập nền tảng vững chắc cho quá trình xây dựng và phát
triển thương hiệu sản phẩm của DN.
Theo Thống kê Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và văn bằng bảo hộ cấp
ra của Cục SHTT, tính đến tháng 05 năm 2017, trên toàn quốc đã có 3230 đơn đăng ký
nhãn hiệu hàng hoá (sau đây được gọi là “đơn”) và có 1269 Giấy chứng nhận đăng ký
nhãn hiệu được cấp ra. Có thể thấy vấn đề đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đã và đang ngày
được các DN quan tâm; tuy nhiên số lượng nhãn hiệu được cấp lại chưa đến 40% so với
số đơn đăng ký đã nộp. Trong khi đó, vào năm 2012, trong số 22838 đơn được nộp thì
có đến 14976 đơn được chấp nhận cấp văn bằng bảo hộ (65,5%). Phải chăng có một số
DN vẫn chưa thực sự nắm bắt chính xác các bước cần làm để đăng ký nhãn hiệu nên mới
dẫn đến tình trạng đơn bị từ chối hoặc thời gian hoàn thành thẩm định đơn bị kéo dài?
Chính vì vậy, bài báo cáo thực tập dưới đây nghiên cứu quy trình đăng ký bảo hộ
nhãn hiệu theo Pháp luật Việt Nam và phân tích một số ví dụ thực tiễn nhằm rút ra một
số lưu ý cho DN trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.
6
CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN ALIAT LEGAL
1.1. Giới thiệu chung
Hình 1- 1. Logo Aliat Legal
ALIATLEGAL là công ty luật về sở hữu trí tuệ và thương mại. Công ty có trụ sở
chính đặt tại thành phố Hồ Chí Minh và các văn phòng chi nhánh tại các thành phố như:
Hà Nội, Hà Tĩnh, Cần Thơ và Phnôm Pênh. Được thành lập năm 2005, Công ty đã không
ngừng nỗ lực xây dựng danh tiếng bằng cách giúp đỡ các khách hàng đạt được các mục
tiêu tài chính.
Công ty kết hợp nhuần nhuyễn những hiểu biết trong nước với những tri thức
chuyên môn quốc tế nhằm cung cấp cho khách hàng trong và ngoài nước những lời
khuyên mang tính chuyên môn cao liên quan đến thương mại, DN, đầu tư, sở hữu trí tuệ,
chuyển giao công nghệ, nhượng quyền thương mại, giải quyết tranh chấp, dược phẩm
hoạt động tư vấn đăng ký và mỹ phẩm.
Ngoài ra, công ty cũng thấy hiểu nhu cầu về một dịch vụ pháp lý thân thiện với
cộng đồng. Với đội ngũ các luật sư có chuyên môn cao và dày dặn kinh nghiệm trong
thị trường nội địa cũng như kỹ năng ngoại ngữ ổn định bao gồm: tiếng Anh, tiếng Pháp,
tiếng Trung và dĩ nhiên là cả tiếng Việt, công ty tự tin sẽ đáp ứng được các yêu cầu của
khách hàng.
7
1.2. Cơ cấu tổ chức
Giống như cơ cấu tổ chức của một công ty TNHH thông thường theo Luật DN,
ALIATLEGAL có bộ máy quản lý như sơ đồ dưới đây:
Hội đồng
thành viên
Chủ tịch Công
ty
Phó Chủ tịch
Công ty
Giám đốc
Phó
giám đốc
Trưởng phòng
Sơ đồ 1- 1. Tổ chức bộ máy quản lý của ALIATLEGAL
 Hội đồng thành viên: Gồm tất cả các thành viên công ty, là cơ quan quyết
định cao nhất của công ty.
 Chủ tich Công ty: Là người đứng đầu Hội đồng thành viên, vừa là người đại
diện cho Hội đồng thành viên quản lý các hoạt động của Công ty vừa là người đại
diện cho Công ty tham gia các quan hệ dân sự. Chủ tịch Công ty làm việc tại Trụ sở
chính ở Thành phố Hồ Chí Minh.
 Phó Chủ tịch Công ty: Là người có nhiệm vụ hỗ trợ cho Chủ tịch trong việc
quản lý các hoạt động của Công ty, đồng thời có thể thay mặt Chủ tịch giải quyết
các vấn đề trong phạm được ủy quyền.
 Giám đốc: Gồm Giám đốc Bộ phận và Giám đốc văn phòng Chi nhánh.
Giám đốc trực tiếp điều hành các hoạt động của bộ phận, chi nhánh hoặc theo sự
phân công nhiệm vụ của Chủ tịch Công ty.
8
 Phó Giám đốc: Là người có nhiệm vụ hỗ trợ cho Giám đốc quản lý, xử lý
các công việc tại các bộ phận, văn phòng chi nhánh; đồng thời có thể thay mặt Giám
đốc giải quyết những vấn đề tại bộ phận, văn phòng chi nhánh trong phạm vi được
ủy quyền.
 Trưởng phòng: Là người trực tiếp nhận các công việc, nhiệm vụ được giao
tại bộ phận, văn phòng chi nhánh, sau đó truyền đạt lại cho nhân viên trực thuộc
quyền quản lý của mình và phân công công việc cụ thể để hoàn thành nhiệm vụ
được giao.
1.3. Lĩnh vực hoạt động
1.3.1.
Luật Doanh nghiệp
Hiểu rõ vai trò của luật sư không chỉ là giải thích luật mà quan trọng hơn là giúp
cho khách hang đạt được những mục tiêu nhất định trong kinh doanh. Công ty sẽ tìm
giải pháp cho những vấn đề pháp lý của khách hang và cố gắng đưa ra những chỉ dẫn
hữu ích cho khách hàng.
Các luật sư của công ty có chuyên môn, kỹ năng và những hiểu biết nhất định về
thị truờng nhằm giúp đỡ khách hàng trong những vấn đề như thành lập DN, hợp nhất và
mở rộng thị truờng của DN tại Việt Nam.
1.3.2.
Sở hữu trí tuệ
Bộ phận SHTT của Công ty luôn nhận thấy rõ được tầm quan trọng của quyền sở
hữu trí tuệ đối với thành công của DN. Bộ phận SHTT bao gồm các luật sư chuyên về
SHTT, chuyên viên nghiên cứu có chuyên môn đào tạo và kinh nghiệm phong phú trong
các lĩnh vực liên quan đến kỹ thuật cơ khí, khoa học nông nghiệp, dược phẩm và các
lĩnh vực công nghệ khác.
Với kinh nghiệm và chuyên môn sâu rộng, Bộ phận SHTT có thể cung cấp cho
khách hàng những lời khuyên toàn diện và hiệu quả cho bất kỳ vấn đề nào có thể xảy ra
trong quá trình xác lập, bảo hộ, thi hành và cấp văn bằng bảo hộ cho các đối tượng SHTT.
9
Công ty cung cấp dịch vụ về SHTT ở Việt Nam và Cam-pu-chia và có thể hỗ trợ cho các
nước châu Á thông qua mạng lưới các Công ty Luật uy tín và chất lượng.
1.3.3.
Y tế - Dược phẩm
Công ty được công nhận là một trong những nhà tư vấn hàng đầu trong lĩnh vực
chăm sóc sức khoẻ tại Việt Nam, đã đạt được danh tiếng này nhờ sự chuyên nghiệp,
chuyên môn và cách tiếp cận tập trung vào khách hàng.
Ngành công nghiệp chăm sóc sức khoẻ và các ngành liên quan đang liên tục phát
triển và hệ thống quản lý luôn phát triển cùng với nó. Nhóm Thực thi Quy chế của công
ty bao gồm luật sư, chuyên gia tư vấn, bác sĩ và dược sĩ, hiểu được tầm quan trọng của
việc tuân thủ các quy định này và có chính sách và thủ tục cập nhật tại chỗ. Công ty có
mối quan hệ tốt với Cơ quan Thực phẩm và Dược phẩm và Bộ Y tế và có thể giúp khách
hàng với các vấn đề liên quan đến quản lý nhà nước và các hoạt động kinh doanh tư
nhân. Công ty sẽ đóng vai trò cầu nối giữa Cơ quan nhà nước và DN.
1.3.4.
CIPTEK
Là một công ty tư duy tiên phong tiến bộ và tin tưởng rằng để cung cấp dịch vụ
hiệu quả nhất cho khách hàng,Aliat cần truy cập vào hỗ trợ kỹ thuật và chuyên gia cần
thiết. Công ty đã phát triển CIPTEK để cung cấp hỗ trợ này cho ALIATLEGAL và cho
cộng đồng DN.
CIPTEK đã được phát triển để giúp các nhà phát minh và cộng đồng khoa học
quảng cáo các sáng chế và kết quả sáng tạo và xây dựng thương hiệu đặc biệt tạo ra công
nghệ mới có thể truy cập vào cộng đồng. CIPTEK có thể giúp lấy tài sản trí tuệ của khách
hàng từ giai đoạn ý tưởng thông qua thương mại hoá để cuối cùng đạt được mục tiêu
kinh doanh của DN. Các dịch vụ của CIPTEK bao gồm:
• Quản lý và bổ sung dự án
• Thương mại hóa SHTT và Công nghệ
• Phát triển thương hiệu
10
• Hệ thống quản lý và phát triển SHTT
• Trung tâm chuyển giao công nghệ
• Chuyển giao công nghệ trong và ngoài nước
1.4. Thành tích
Trong suốt hơn 10 năm hoạt động, công ty đã và đang không ngừng phát triển và
tự nâng tầm vị trí của mình trong lòng các khách hàng. Chỉ tính trong năm 2016, công
ty đã liên tiếp nhận được 3 giải thưởng lớn đến từ IP Stars 2016, Asia Law Profile 2016
và Corporate INL. Những giải thưởng này là thành quả trong suốt những năm phấn đấu
không ngừng nghỉ.
Hình 1- 2. IP Stars ranked Firm 2016
Xếp hạng bởi IP Stars 2016 với tư cách là:
- Hạng 3: Việt Nam - Trademark contentious/copyright
- Hạng 4: Patent prosecution
- Hạng 4: Trademark prosecution
Hình 1- 3. Asian Law
Aliat Legal tự hào được Asia Law Profile 2016 xếp hạng:
11
Ông Dương Thnh Long – một trong những luật sư đi đầu tại Việt Nam về mảng
SHTT; và
Nguyễn Quốc Phong – một trong những luật sư đi đầu tại Việt Nam chuyên về hoạt
động M&A.
Hình 1- 4. Corporate INTL
Đây là niềm vinh hạnh lớn cho Aliat Legal khi được Vorporate INTL trao tặng các
danh hiệu quốc tế sau trong năm 2016:
Công ty Luật SHTT của năm tại Việt Nam;
Công ty Luật Doanh nghiệp của năm tại Việt Nam.
12
CHƯƠNG 2: QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM VÀ THỰC TRẠNG
2.1. Quy trình đăng ký nhãn hiệu theo Pháp luật Việt Nam
Quy trình chung áp dụng cho đăng ký bảo hộ đối tượng sở hữu công nghiệp nói
chung và đăng ký nhãn hiệu được thể hiện theo sơ đồ dưới đây:
Sơ đồ 2- 1. Sơ đồ tóm tắt quy trình đăng ký đối tượng sở hữu công nghiệp tại Việt Nam
13
2.1.1.
Hồ sơ đơn đăng ký nhãn hiệu:
- Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu (Tờ khai), làm theo Mẫu
do Cục SHTT ban hành.
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu, nếu nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ là nhãn hiệu tập thể.
- Mẫu nhãn hiệu (12 mẫu nhãn).
- Tài liệu xác nhận quyền nộp đơn hợp pháp, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền
nộp đơn của người khác (Chứng nhận thừa kế, Chứng nhận hoặc Thoả thuận chuyển
giao quyền nộp đơn, kể cả đơn đã nộp, Hợp đồng giao việc hoặc Hợp đồng lao động,...).
- Giấy uỷ quyền (nếu có)
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn
có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, gồm một (1) bản.
- Tài liệu xác nhận về xuất xứ, giải thưởng, huy chương, nếu trên nhãn hiệu có chứa
đựng các thông tin đó.
- Chứng từ nộp phí nộp đơn.
- Bản gốc Giấy uỷ quyền;
- Bản sao đơn đầu tiên hoặc Giấy chứng nhận trưng bày triển lãm, nếu trong đơn
có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên theo Điều ước quốc tế, kể cả bản dịch ra tiếng Việt.
- Phần mô tả nhãn hiệu trong Tờ khai phải làm rõ khả năng phân biệt của nhãn hiệu,
trong đó phải chỉ rõ từng yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn
hiệu. Nếu nhãn hiệu có chứa từ ngữ không phải là tiếng Việt thì phải ghi rõ cách phát
âm (phiên âm ra tiếng Việt) và nếu từ ngữ đó có nghĩa thì phải dịch nghĩa ra tiếng Việt.
- Nếu các chữ, từ ngữ yêu cầu bảo hộ được trình bày dưới dạng hình hoạ như là
yếu tố phân biệt của nhãn hiệu thì phải mô tả dạng hình hoạ của các chữ, từ ngữ đó.
- Nếu nhãn hiệu có chứa chữ số không phải là chữ số ả-rập hoặc chữ số La mã thì
phải dịch ra chữ số Ả-rập.
14
- Nếu nhãn hiệu gồm nhiều phần tách biệt nhau nhưng được sử dụng đồng thời trên
một sản phẩm thì phải nêu rõ vị trí gắn từng phần của nhãn hiệu đó trên sản phẩm hoặc
bao bì đựng sản phẩm.
- Danh mục hàng hoá và dịch vụ mang nhãn hiệu trong Tờ khai phải phù hợp với
phân nhóm theo Bảng Phân loại Quốc tế về hàng hoá và dịch vụ (Ni-xơ 10).
- Mẫu nhãn hiệu gắn trong Tờ khai cũng như các Mẫu nhãn hiệu khác được trình
bày rõ ràng với kích thước không được vượt quá khuôn khổ (80 x 80) mm và khoảng
cách giữa hai điểm gần nhau nhất không được nhỏ hơn 15 mm.
- Nếu yêu cầu bảo hộ màu sắc, thì Mẫu nhãn hiệu phải được trình bày đúng màu
sắc cần bảo hộ.
- Nếu không yêu cầu bảo hộ màu sắc thì tất cả các Mẫu nhãn hiệu đều phải được
trình bày dưới dạng đen trắng.
2.1.2.
Quá trình thẩm định đơn nhãn hiệu
a. Nơi nộp đơn
Cục SHTT địa chỉ: 386 Nguyễn Trãi,Thanh Xuân, Hà Nội.
b. Thẩm định hình thức
Đơn yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hoá phải được xét
nghiệm hình thức nhằm xác định xem đơn có đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ hay
không. Nếu đơn đáp ứng các yêu cầu của đơn hợp lệ thì Cục SHTT xác nhận ngày nộp
đơn hợp lệ, số đơn hợp lệ, ngày ưu tiên của đơn và thông báo cho người nộp đơn quyết
định chấp nhận đơn.
Các yêu cầu của đơn hợp lệ gồm có: Các yêu cầu chung, các yêu cầu cụ thể về hình
thức và yêu cầu về tính thống nhất của đơn sở hữu công nghiệp.
Thời hạn xét nghiệm hình thức là 01 tháng kể từ ngày đơn đến Cục SHTT.
15
c. Công bố đơn
Các đơn nhãn hiệu hợp lệ đều được Cục SHTT công bố trên Công báo Sở hữu công
nghiệp. Công báo này được ấn hành hàng tháng. Bất cứ ai có nhu cầu có thể yêu cầu Cục
SHTT cung cấp bản in Công báo và phải trả tiền mua Công báo.
d. Thẩm định nội dung
Việc thẩm định nội dung được tiến hành khi đơn đã được chấp nhận là đơn hợp lệ
và người nộp đơn đã nộp lệ phí xét nghiệm nội dung theo quy định. Thời hạn thẩm định
nội dung đơn nhãn hiệu là 06 tháng tính từ ngày công bố.
Mục đích của việc thẩm định nội dung đơn yêu cầu cấp văn bằng bảo hộ là để xác
định đối tượng nêu trong đơn có đáp ứng các tiêu chuẩn bảo hộ mà luật pháp quy định
hay không.
e. Cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, Đăng bạ
Căn cứ vào kết quả thẩm định nội dung, nếu đối tượng nêu trong đơn đáp ứng các
tiêu chuẩn bảo hộ thì Cục SHTT thông báo cho Người nộp đơn kết quả thẩm định và yêu
cầu nộp lệ phí đăng bạ, lệ phí cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, lệ phí công bố
Văn bằng bảo hộ .
Nếu Người nộp đơn nộp các lệ phí nêu trên thì Cục SHTT tiến hành các thủ tục cấp
Văn bằng bảo hộ cho Người nộp đơn, đăng bạ và công bố Văn bằng bảo hộ. Nếu Người
nộp đơn không nộp lệ phí theo yêu cầu thì đơn coi như bị rút bỏ.
2.2. Thực trạng đăng ký nhãn hiệu của khách hàng tại ALIATLEGAL
Số liệu thống kế từ năm 2015 đến nay, ALIATLEGAL đã tiếp nhận tổng cộng gần
1300 đơn yêu cầu đăng ký bảo hộ nhãn hiệu Việt Nam cũng như nhãn hiệu nước ngoài.
Trong đó, số nhãn hiệu được cấp Văn bằng bảo hộ chiếm 13%, số nhãn hiệu được dự
định cấp Văn bằng bảo hộ chiếm 3%, chỉ có 1 nhãn hiệu bị từ chối cấp Văn bằng bảo hộ
và số còn lại đang trong giai đoạn thẩm định hình thức hoặc thẩm định nội dung.
16
Từ chối
Dự định cấp
Đã cấp
Đang xét duyệt
Biểu đồ 2- 1. Bảng thống kê các trường hợp ALIATLEGAL đã tiếp nhận năm 2015 - nay
Nội dung dưới đây xin phép chỉ phân tích quy trình của 02 nhãn hiệu đã được cấp
Văn bằng bảo hộ và nhãn hiệu đang trong giai đoạn chờ Thông báo cấp Văn bằng bảo
hộ do Văn phòng Đại diên của ALIATLEGAL tại Hà Nội tiếp nhận.
2.2.1.
Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triển Công nghệ Toàn Phát
Ngày 25/09/2015, Công ty cổ phần Đầu tư và Phát triểm Công nghệ Toàn Phát (sau
đây gọi tắt là Công ty Toàn Phát) – trụ sở tại địa chỉ: Ô 39 lô D2, Khu đô thị mới Đại
Kim – Định Công, phường Đại Kim, quận Hoàng Mai, Hà Nội – đã uỷ quyền cho Công
ty TNHH Tư vấn ALIATLEGAL đại diện nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm
thuộc nhóm “Thiết bị giám sát dùng điện; công cụ giám sát; thiết bị báo hiệu phòng
chống trộm và thiết bị cảnh báo an ninh”1.
1
Nhóm 09
17
Mẫu nhãn hiệu được khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu2 và được miêu tả như
sau:
+ Màu sắc: đỏ, đen.
+ Mô tả: Nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ tổng thể gồm phần hình và phần chữ. Phần hình
là một hình thoi được ghép bởi 4 chữ V đối xứng với nhau ở tâm hình thoi và xoay ngược
chiều kim đồng hồ, trong đó 2 chữ V đối xứng với nhau có màu đen, 2 chữ V còn lại đối
xứng với nhau màu đỏ. Bên phải phần hình là chữ “HDPRO” trong đó chữ “HD” màu
đỏ, “PRO” màu đen. “HDPRO” là từ tự tạo không có nghĩa.
Hình 2- 1. Nhãn hiệu hàng hoá HD PRO
Đơn đăng ký nhãn hiệu này sẽ được xét nghiệm hình thức (giai đoạn 1) trong vòng
01-02 tháng kể từ ngày nộp đơn.
Ngày 26/10/2015, sau 01 tháng thẩm định hình thức đơn, Cục SHTT đã chấp thuận
đơn đăng ký nhãn hiệu HDPRO và có kèm theo Quyết định về việc chấp nhận đơn hợp
lệ. Đơn được chuyển qua giai đoạn đăng Công báo và được ấn định thời hạn xét duyệt
nội dung là trong vòng 11-12 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lệ.
Theo Công báo Tập A Số 333 tháng 12 năm 2015 của Cục SHTT3, nhãn hiệu
HDPRO đã được liệt kê vào danh sách các nhãn hiệu đã có hình thức đăng ký hợp lệ và
đang trong giai đoạn thẩm định nội dung. Trong Công báo có cung cấp các thông tin về:
Số đơn; Ngày nộp đơn; Ngày công bố đơn; Phân loại quốc tế sản phẩm và dịch vụ; Phân
2
Tờ khai đăng ký nhãn hiệu: Mẫu 04-NH được đính kèm tại Phụ lục A của Thông tư 01/2007/ TT-BKHCN
Trang 830, Công báo Số 333A tháng 12/2015 của Cục SHTT:
http://noip.gov.vn/NOIP/RESOURCE.NSF/vwResourceList/7D5CF43E234D29A447257F260026FB64/$
FILE/CB333A.pdf
3
18
loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu hàng hoá; Mẫu nhãn hiệu; Màu sắc bảo hộ;
Tên, địa chỉ người nộp đơn; Tên, địa chỉ của người đại diện sở hữu công nghiệp. Các
thông tin này được đánh mã số theo Những mã số INID trích từ tiêu chuẩn ST60 của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) để nhận biết các dữ liệu thư mục dùng công bố
đơn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
theo Thoả ước Madrid.
Ngày 30/03/2017, sau hơn 17 tháng thẩm định nội dung, Cục SHTT đã ra Thông
báo dự định từ chối đối với một phần nhãn hiệu, cụ thể là phần chữ “HDPRO” với lí do
bị trùng với một nhãn hiệu đã nộp đơn đăng ký trước đó. Trong Thông báo cũng có nêu
rõ thời hạn 02 tháng kể từ ngày ra thông báo để người nộp đơn có ý kiến phản hồi.
Ngày 12/04/2017, ALIATLEGAL đã làm đại diện cho Công ty Toàn Phát có công
văn trả lời thông báo của Cục SHTT về kết quả thẩm định nội dung liên quan đến đơn
đăng ký nhãn hiệu HDPRO. Trong công văn trả lời, ALIATLEGAL đã nêu rõ lý do rằng
Công ty Toàn Phát đã được chấp nhận sử dụng nhãn hiệu “HDPRO & hình”.
Ngày 16/05/2017, Cục SHTT đã gửi Thông báo về việc dự định cấp văn bằng bảo
hộ và nộp phí, lệ phí tới ALIATLEGAL thông báo nhãn hiệu của Công ty Toàn Phát đã
đủ điều kiện được cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu, đồng thời nêu các khoản phí, lệ phí
liên quan trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày ký.
Ngày 06/06/2017, sau khi Công ty Toàn Phát đã nộp đủ các khoản phí, lệ phí theo
yêu cầu, Cục SHTT đã chính thức ra Quyết định cấp văn bằng cho nãhn hiệu “HDPRO
& hình”.
 Nhận xét:
 Về thời gian thẩm định nội dung, thực tế thời hạn Luật định chỉ là 06 tháng kể
từ ngày công bố đơn4 tuy nhiên lại không có chế tài xử lý việc chậm trả lời thẩm định
nội dung đơn, do đó có một thực tế không thể tránh khỏi là các chủ đơn thường phải chờ
đợi kết quả thẩm định nội dung đơn trong một thời gian khá dài (khoảng 12-18 tháng).
4
Hướng dẫn của Cục SHTT về quy trình và thời hạn xem xét đơn
19
 Về lý do đơn bị từ chối, theo Khoản 2 Điều 90 Luật SHTT sửa đổi năm 2009
về Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên:
“2. Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn
hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau dùng cho các sản phẩm, dịch
vụ trùng hoặc tương tự với nhau hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người
đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau thì văn bằng
bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn
sớm nhất trong số những đơn đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ.”
Do vào tháng 05/2015 đã có một DN khác sử dụng “HDPRO” để đăng ký nhãn
hiệu cho sản phẩm có cùng nhóm 09 với Công ty Toàn Phát nên Cục SHTT đã dùng cơ
sở này để từ chối đơn của Công ty Toàn Phát. Tuy nhiên, cũng theo Khoản 3 Điều 90
Luật này thì:
“3. Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ và cùng có ngày ưu tiên
hoặc ngày nộp đơn sớm nhất thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một
đơn duy nhất trong số các đơn đó theo thoả thuận của tất cả những người nộp đơn; nếu
không thoả thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn
bằng bảo hộ.”
Trên thực tế, Công ty Toàn Phát đã có Thư chấp nhận đồng ý của Công ty đăng ký
trước đó để Công ty Toàn Phát sử dụng chữ “HDPRO & hình”. Điều này đồng nghĩa với
việc các bên đã thoả thuận được với nhau; do đó, nhãn hiệu của Công ty Toàn Phát hoàn
toàn đã đáp ứng đủ các điều kiện để được bảo hộ tại Việt Nam.
 Về việc cấp Giấy chứng nhận nhãn hiệu: Các chủ đơn cần lưu ý rằng không
phải khi quá trình thẩm nội dung đơn kết thúc đồng nghĩa với việc chủ đơn nghiễm nhiên
được cấp văn bằng mà còn phải tiến hành nộp các khoản phí, lệ phí để được cấp văn
bằng bảo hộ. Trong một thời hạn nhất định, nếu chủ đơn không nộp đủ các khoản phí, lệ
20
phí mà Cục SHTT yêu cầu thì Cục hoàn toàn có thể từ chối cấp văn bằng theo điểm c,
Khoản 7, Điều 15 Thông tư 01/2007/TT-BKHCN, cụ thể:
“Nếu người nộp đơn không nộp lệ phí cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí công bố quyết
định cấp văn bằng bảo hộ, lệ phí đăng bạ trong thời hạn quy định thì trong thời hạn 15
ngày kể từ ngày kết thúc thời hạn tương ứng, Cục SHTT ra thông báo từ chối cấp văn
bằng bảo hộ.”
Trên thực tế, Công ty Toàn Phát đã tiến hành hoàn thành các khoản phí và lệ phí
theo đúng yêu cầu trong Thông báo dự định cấp văn bằng từ Cục SHTT. Do đó, vào
ngày 29/05/2017, Cục SHTT đã chính thức ra Quyết định cấp văn bằng cho nhãn hiệu
“HDPRO & hình”.
2.2.2.
Công ty cổ phần hoá – dược phẩm Mekophar
Ngày 19/11/2015, Công ty cổ phần hoá – dược phẩm Mekophar (sau đây gọi tắt là
Công ty Mekophar) – trụ sở tại địa chỉ: 297/5 Lý Thường Kiệt, phường 15, Quận 11,
TP. Hồ Chí Minh – đã uỷ quyền cho Công ty TNHH Tư vấn ALIATLEGAL đại diện
nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho nhãn hiệu thuộc nhóm “Dược phẩm; chế phẩm dược
dành cho người5”.
Mẫu nhãn hiệu được khai trong tờ khai đăng ký nhãn hiệu và được miêu tả như
sau:
+ Màu sắc: Trắng, đen.
+ Mô tả: Nhãn hiệu yêu cầu bảo hộ từ “ACOTEDIN” là từ tự tạo, không có nghĩa.
Ngày 17/12/2015, sau gần 02 tháng thẩm định hình thức đơn, Cục SHTT đã chấp
thuận đơn đăng ký nhãn hiệu ACOTEDIN và có kèm theo Quyết định về việc chấp nhận
đơn hợp lệ. Đơn được chuyển qua giai đoạn đăng Công báo.
5
Nhóm 05
21
Theo Công báo Tập A Số 334 tháng 01 năm 20166 của Cục SHTT6, nhãn hiệu
HDPRO đã được liệt kê vào danh sách các nhãn hiệu đã có hình thức đăng ký hợp lệ và
đang trong giai đoạn thẩm định nội dung. Trong Công báo có cung cấp các thông tin về:
Số đơn; Ngày nộp đơn; Ngày công bố đơn; Phân loại quốc tế sản phẩm và dịch vụ; Phân
loại quốc tế các yếu tố hình của nhãn hiệu hàng hoá; Mẫu nhãn hiệu; Màu sắc bảo hộ;
Tên, địa chỉ người nộp đơn; Tên, địa chỉ của người đại diện sở hữu công nghiệp. Các
thông tin này được đánh mã số theo Những mã số INID trích từ tiêu chuẩn ST60 của Tổ
chức Sở hữu trí tuệ Thế giới (WIPO) để nhận biết các dữ liệu thư mục dùng công bố
đơn, giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu và các nhãn hiệu được bảo hộ tại Việt Nam
theo Thoả ước Madrid.
Tuy nhiên, ngày 04/05/2016, Cục SHTT đã nhận được Đơn đề nghị từ chối đăng
ký bảo hộ đối với nhãn hiệu ACOTEDIN của Công ty Mekophar. Vì lý do bảo mật thông
tin đối với các yêu cầu chưa được cấp văn bằng bảo hộ, sau đây xin được giấu tên tổ
chức phản đối cấp văn bằng đối với nhãn hiệu ACOTEDIN và tạm gọi là “Công ty S”.
Do đó, ngày 11/11/2016, Cục SHTT đã gửi Thông báo về việc Phản đối cấp Giấy chứng
nhận nhãn hiệu liên quan đến nhãn hiệu ACOTEDIN cho Công ty ALIATLEGAL và
yêu cầu Công ty có ý kiến trả lời cho phản đối trên trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày
công văn được ký.
Ngày 09/12/2016, Công ty ALIATLEGAL đã làm công văn gửi Cục SHTT trả lời
thông báo liên quan đến việc phản đối cấp văn bằng của đơn đăng ký nhãn hiệu
ACOTEDIN. Trong công văn, ALIATLEGAL đã phân tích rõ các yếu tố nhằm phân biệt
ACOTEDIN với nhãn hiệu đối chứng của Công ty S phản đối đơn đăng ký, đồng thời
yêu cầu Cục SHTT xem xét không chấp nhận phản đối đơn đăng ký nhãn hiệu
ACOTEDIN.
Đến nay, Cục SHTT vẫn chưa có câu trả lời về sự việc này.
6
Trang 830, Công báo Số 334A tháng 01/2015 của Cục SHTT:
http://noip.gov.vn/NOIP/RESOURCE.NSF/vwResourceList/0522986F58DD3F4747257F4500396D1C/$F
ILE/CB334A.pdf
22
 Nhận xét:
 Về Ý kiến của bên thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ: Theo Điều 112 Luật
SHTT năm 2005: “Kể từ ngày đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên Công
báo sở hữu công nghiệp đến trước ngày ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, bất kỳ người
thứ ba nào cũng có quyền có ý kiến với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công
nghiệp về việc cấp hoặc không cấp văn bằng bảo hộ đối với đơn đó. Ý kiến phải được
lập thành văn bản kèm theo các tài liệu hoặc trích dẫn nguồn thông tin để chứng minh.”
Như vậy, trong trường hợp có đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được công bố trên
Công báo sở hữu công nghiệp, nhưng cơ quan quản lý nhà nước chưa có quyết định cấp
văn bằng bảo hộ, thì bất kì người thứ ba nào cũng đều có quyền đưa ra ý kiến của mình
về việc cấp đó. Trong trường hợp này, việc Công ty S nộp yêu cầu phản đối cấp văn
bằng bảo hộ cho nhãn hiệu ACOTEDIN của Công ty Mekophar là không trái pháp luật.
 Về Người có quyền phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu:
Khi tiến hành yêu cầu phản đối cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu ACOTEDIN
của công ty Mekophar, có thể xác định địa vị của Công ty S đã thoả mãn được các tiêu
chí để phản đối cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu ACOTEDIN như sau:
+ Bất kì bên thứ ba nào cũng có quyền phản đối đơn. Phản đối đơn là cách để bên
thứ ba tự bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình. Một đơn đăng kí có thể bị nhiều
bên phản đối.
+ Khi thấy quyền và lợi ích hợp pháp bị xâm phạm bởi việc đăng kí nhãn hiệu của
người khác thì nên chủ động phản đối đơn, để tránh rủi do ảnh hưởng tới lợi ích của
mình. Không nên chờ đợi sự phản đổi cấp của người khác hoặc việc thẩm định của Cục
SHTT.
+ Các bên thứ ba có thể nộp đơn lên Cục SHTT phản đối từ thời điểm đơn đăng kí
sở hữu công nghiệp được công bố trên công báo đến trước ngày ra quyết định cấp văn
bằng bảo hộ.
23
Khi phản đổi cấp giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu, chủ thể phản đối phải chứng
minh nhãn hiệu đăng ký không đáp ứng được tiêu chuẩn bảo hộ tại Việt Nam. Đồng thời
chủ thể phản đối cần nộp kèm những tài liệu chứng cứ chứng minh việc không đáp ứng
này. Và thực tế, Công ty S đã đưa ra những cơ sở chứng minh phù hợp để khẳng định
cho quan điểm của họ.
Trong trường hợp ý kiến của người thứ ba liên quan đến quyền đăng ký, nếu xét
thấy không thể xác định ý kiến của người thứ ba là có cơ sở hay không, Cục SHTT thông
báo để người thứ ba nộp đơn cho Toà án giải quyết. Trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày
Cục SHTT ra thông báo mà người thứ ba không thông báo cho Cục SHTT về việc đã
nộp đơn cho Toà án giải quyết thì Cục SHTT coi như người thứ ba rút bỏ ý kiến. Nếu
Cục SHTT được thông báo trong thời hạn như trên của người thứ ba, Cục SHTT tạm
dừng việc xử lý đơn để chờ kết quả giải quyết tranh chấp của Toà án. Sau khi nhận được
kết quả giải quyết của Toà án việc xử lý đơn sẽ được tiến hành phù hợp với kết quả đó.
 Hồ sơ phản đối cấp bao gồm:
+ Tờ khai phản đối (02 tờ theo mẫu);
+ Văn bản giải trình về việc phản đối cấp
+ Chứng cứ kèm theo.
+ Giấy uỷ quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí liên quan đến phản đối theo quy định.
Như vậy, điều luật về ý kiến của bên thứ ba về việc cấp văn bằng bảo hộ có ý nghĩa
rất quan trọng trong việc bảo vệ quyền, lợi ích của chủ thể có quyền bị xâm phạm, giúp
cơ quan quản lí sở hữu công nghiệp xử lí những trường hợp có hành vi lừa dối trong
đăng kí sở hữu công nghiệp. Cụ thể, trong trường hợp của Công ty Mekophar và Công
ty S, tuy rằng ALIATLEGAL đã chứng minh được nhãn hiệu ACOTEDIN vẫn đáp ứng
các yêu cầu để được bảo hộ nhưng nếu không có điều luật về ý kiến của bên thứ ba thì
không thể đảm bảo rằng Công ty S có quyền lên tiếng để bảo vệ nhãn hiệu của họ khi
xảy ra tranh chấp về vấn đề trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn nhãn hiệu.
24
CHƯƠNG 3: CÁC LƯU Ý TRƯỚC KHI TIẾN HÀNH
ĐĂNG KÝ NHÃN HIỆU
3.1. Đào tạo nội bộ về SHTT
3.1.1.
Cấp độ nhận thức của các DN
Biểu đồ 3- 1. Thứ bậc về quản lý SHTT7
- Cấp độ bảo vệ: Các DN ở cấp độ này chỉ sử dụng tài sản trí tuệ nhằm mục đích
bảo vệ, bao gồm thành quả sáng tạ của họ và bảo đảm rằng họ không xâm phạm quyền
sở hữu trí tuệ của người khác. Quan tâm chính của các tổ chức ở cấp độ này chính là chi
phí nộp đơn, thực thi và các chi phí pháp lý khác mà có thể khá tốn kém.
- Cấp độ kiểm soát chi phí: Các DN ở cấp độ này vẫn sẽ tập trung vào việc bảo vệ
quyền SHTT của mình, nhưng đã có chiến lược giảm thiểu các chi phí phát triển và duy
trì.
- Cấp độ tạo lợi nhuận: Các DN chỉ đạt được cấp độ này khi họ bắt đầu thực hiện
hoạt động li-xăng quyền SHTT của họ như một tài sản tạo ra lợi nhuận.
7
Patrick Sulivan và Suzanne Harrison, Sở hữu trí tuệ và DN: Quản lý SHTT như các tài sản của DN, Tạp
chí WIPO, tháng 2 năm 2008, http:/www.wipo_magazine/en/2008/01/article_008.html (dẫn chiếu đến
Edison trong Boardroom: Cách thức các DN hàng đầu hiện thực hoá giá trị tài sản trí tuệ của họ, Julie
Davis và Suzanne Harrison)
25
- Cấp độ tích hợp: Ở cấp độ này, các DN đã biết gắn SHTT với tất cả các lĩnh vực
thuộc chiến lược kinh doanh.
- Tầm nhìn: Ở trình độ quản lý SHTT cao cấp này, các DN sư dụng SHTT như một
chiến lược dài hạn để trở thành người dẫn đầu trong lĩnh vực kinh doanh.
3.1.2.
Đào tạo trong DN
Tùy thuộc vào cách mà các chủ DN tự đánh giá trình độ SHTT trong DN của mình
mà họ có thể xây dựng các chương trình đào tạo phù hợp cho lực lượng nòng cốt của
DN. Phần lớn tại Việt Nam hiện nay còn có khá ít các doanh nhiệp đạt đến cấp độ tầm
nhìn trong nhận thức về Sở hữu trí tuệ. Chính vì vậy, việc xây dựng các chương trình
đào tạo là rất cần thiết. Tuy nhiên, nhà quản lý DN cần xác định phương pháp đào tạo
mang lại hiệu quả tổt nhất. Một là, đào tạo riêng các vấn đề liên quan đến lĩnh vực khác
nhau trong SHTT (ví dụ: sáng chế, kiểu dáng công nghiệp…). Hai là, kết hợp việc đào
tạo với các hội thảo liên quan đến các vấn đề khác trong DN như: hoạt động sáng tạo,
phát triển sản phẩm mới, tiếp thị và xây dựng thương hiệu… Việc lựa chọn phương pháp
phù hợp không chỉ nâng cao được nhận thức trong toàn bộ DN mà còn đẩy mạnh việc
phát triển, nâng tầm giá trị và hướng tới mục tiêu cao nhất mà DN mong muốn đạt được.
Bên cạnh thực hiện đào tạo nội bộ thông qua các hội thảo thì các nhà quản trị có
thể lưu tâm đến hình thức đào tạo trực tuyến. Hình thức này vừa đáp ứng được nhu cầu
thực tiễn của DN, vừa giúp cho DN phần nào tiết kiệm được thời gian và chi phí đào tạo.
Cụ thể, thay vì tổ chức một cuộc hội thảo với sự góp mặt của ban quản trị DN và trưởng
các bộ phận có những hoạt động liên quan trực tiếp đến vị thế của DN trên thị trường,
các nhân viên nay hoàn toàn có thể tham gia đào tạo trực tiếp thay vì được truyền đạt lại
từ người quản lý của mình. Tuy nhiên, khi sử dụng hình thức này, ý thức hợp tác và sự
nhận thức của các nhân viên là vô cùng cần thiết.
Hiện nay, IP Panorama là một chương trình đào tạo SHTT rất phổ biến trên thế
giới.
26

IP PANORAMA được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), Cơ quan Sở
hữu trí tuệ Hàn Quốc (KIPO) và Hiệp hội Thúc đẩy sáng chế Hàn Quốc (KIPA) phối
hợp xây dựng trong khuôn khổ Dự án "Phát triển chương trình đào tạo trực tuyến" từ
2004 đến 2007.

IP PANORAMA được xây dựng nhằm giúp các DN vừa và nhỏ (SME) sử
dụng và quản lý một cách có hiệu quả các tài sản trí tuệ trong chiến lược kinh doanh
của mình. Trước đây, hầu hết các ấn phẩm giáo dục thường tập trung vào khía cạnh
pháp lý của quyền sở hữu trí tuệ, mặc dù các DN có nhu cầu thực sự đối với một ấn
phẩm giáo dục về sở hữu trí tuệ trong kinh doanh. IP PANORAMA sẽ nâng cao nhận
thức về sở hữu trí tuệ của khu vực doạnh nghiệp và sinh viên các trường đại học thông
qua việc cung cấp kiến thức thực tế về việc sử dụng sở hữu trí tuệ cho sự thành công
trong kinh doanh.

IP PANORAMA được thực hiện theo cách thức "kể chuyện" để giáo dục các
vấn đề liên quan đến công nghệ. Nội dung học tập của mỗi Bài được xây dựng dựa
trên một câu chuyện thực tế về sở hữu trí tuệ. Các bài học rất giầu thông tin và hấp
dẫn.

IP PANORAMA đề cập đến các vấn đề sở hữu trí tuệ từ góc độ kinh doanh,
đặc biệt là tập trung vào bối cảnh của các DN nhỏ và vừa.
3.2. Tra cứu nhãn hiệu trước khi đăng ký
Tra cứu nhãn hiệu hàng hóa là một trong những thủ tục không bắt buộc nhưng
DN nào cũng quan tâm nó như một thói quen, khi họ sở hữu một nhãn hiệu cần được
đăng ký, thì việc này là điều hoàn toàn dễ hiểu. Một bước tuy đơn giản nhưng là sự đảm
bảo cao cho việc nhãn hiệu của DN có được đăng ký thành công hay không. Khác với
tính chất thị trường và nền kinh tế trước đây, hiện nay nhãn hiệu hàng hóa đang được
sử dụng và xuất hiện với tần suất ngày càng nhiều vì bất kỳ ai có hàng hóa cũng đều
muốn quảng bá nó trên thị trường một cách rộng rãi, đồng thời tăng lượng người tiêu
27
dùng. Trước tình hình đó, không thể tránh được việc trùng hoặc tương tự nhãn hiệu của
nhau, và nó là rào cản lớn nhất khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu.
Tuy nhãn hiệu góp lên tiếng nói cho DN, nhưng có một mà tất cả các chủ DN cần
ghi nhớ nếu như không phải DN tự thiết kế cho mình, thì việc tìm kiếm đơn vị thiết kế
ngoài sẽ làm tăng khả năng nhãn hiệu được sử dụng bị trùng, tương tự với cái đã đăng
ký trước đó.
Chưa kể đến đó là thực trạng xâm phạm nhãn hiệu như hiện nay, các DN nếu như
coi thường việc bảo vệ nhãn hiệu của mình thì nó sẽ là cơ hội xâm phạm nhãn hiệu cho
đối thủ cạnh tranh. Chính vì vậy đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là cần thiết và quan trọng,
nhưng muốn có được điều đó chắc chắn, thì nhãn hiệu phải là mẫu mã chưa được sử
dụng. Và cách để xác minh điều này chính là bước tra cứu.
Hiện nay, tại Việt Nam có hai cách tra cứu phổ biến sau:
Thứ nhất chính là tra cứu qua trang web của Cục SHTT với đường link
iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php và tiến hành thao tác tra cứu của mình để tìm
hiểu xem nhãn hiệu đó đã trùng hoặc tương tự với ai không..
Tại đây, nhập đầy đủ thông tin các trường như tên nhãn hiệu, tên sản phẩm, nhóm
phân loại… Nếu trường nào DN không biết hoặc chưa rõ có thể bỏ qua. Sau khi tiến
hành tra cứu, website Cục SHTT sẽ hiện thông tin những DN đã đăng ký nhãn hiệu, nếu
chưa có ai đăng ký thì DN có thể tiến hành đăng ký nhãn hiệu đó ngay lập tức.
Ở đây tôi ví dụ cụ thể như sau: tôi muốn đăng ký một nhãn hiệu thời trang với tên
nhãn hiệu là HDPRO, thì tôi sẽ nhập thông tin vào trường dữ liệu nhãn hiệu để tra cứu.
Tôi mặc định các thông tin như nhóm sản phẩm, bảng phân loại là tôi chưa rõ, nên tôi
bỏ qua chúng. Tiếp đến tôi nhẫn nút tìm kiếm thì website của Cục SHTT sẽ tiến hành rà
soát toàn bộ thông tin trên hệ thống. Và trả lại cho tôi kết quả những đơn vị kinh doanh
đã đăng ký nhãn hiệu mang tên HDPRO (xem hình bên dưới).
28
Từ kết quả trên cho thấy, các DN sẽ cần thiết kế nhãn hiệu của mình sao cho không
bị trùng lặp hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với danh sách nhãn hiệu mà website
Cục SHTT đưa ra.
Thứ hai, DN có thể tra cứu trực tiếp tại Cục SHTT, phương pháp này đơn giản hơn
nhiều vì ban chỉ cần nộp hồ sơ xong người có thẩm quyền giải quyết sẽ giúp DN. Nếu
nhãn hiệu không được bảo hộ thì các chuyên viên sẽ tư vấn cho DN những thay đổi về
mặt hình thức thiết kế để có thể đăng ký bảo hộ. Ngoài ra, các DN có thể đến trực tiếp
Công ty ALIATLEGAL để được hỗ trợ tra cứu miễn phí và tư vấn chi tiết hơn về các
vấn đề liên quan có thể gặp phải trong quá trình đăng ký nhãn hiệu sản phẩm.
29
KẾT LUẬN
Như vậy, cần chú trọng và đầu tư hơn nữa cho vấn đề xây dựng và bảo vệ thương
hiệu của DN mình bằng cách đăng ký nhãn hiệu cho hàng hoá của DN, bởi lẽ việc này
có ý nghĩa rất lớn sau:
- Đảm bảo quyền lợi hợp pháp, chính đáng cho chủ sở hữu. Khi chủ sở hữu đăng
ký bảo hộ cho nhãn hiệu hàng hóa của mình, họ sẽ được luật pháp công nhận và được
bảo vệ về mặt pháp lý. Theo đó, họ có toàn quyền thực hiện các hoạt động bảo vệ và
phát triển danh tiếng của mình trên thị trường.
- Thúc đẩy sáng tạo và đổi mới kỹ thuật sản xuất, khuyến khích cạnh tranh lành
mạnh giữa các chủ thể trong nền kinh tế. Để đạt được lợi ích kinh doanh, nhà sản xuất
phải không ngừng cải tiến mẫu mã, nâng cao năng suất, củng cố chất lượng nhằm phục
vụ nhu cầu ngày càng cao của những người tiêu dùng thông minh và khó tính. Và như
vậy, nhãn hiệu hàng hóa trở thành động lực thúc đẩy sản xuất, tạo nên uy tín và sự phát
triển của các nhà kinh doanh.
- Góp phần nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của DN. Việc đăng ký bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa là việc làm nhằm tạo ra sự khác biệt giữa sản phẩm, dịch vụ của mình với
những sản phẩm, dịch vụ cùng loại khác và đây cũng chính là một trong những phương
pháp nâng cao giá trị sản phẩm và giá trị của DN.
- Bảo vệ quyền lợi ích chính đáng cho người tiêu dùng. Với người tiêu dùng, nhãn
hiệu hàng hóa có vai trò vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, người tiêu dùng khó có thể phân
biệt được các hàng hóa mang nhãn hiệu thật với những sản phẩm làm nhái. Khi đó, bảo
hộ nhãn hiệu hàng hóa là công cụ hữu hiệu nhất để bảo vệ người tiêu dùng. Bảo hộ nhãn
hiệu hàng hóa góp phần đẩy lùi tệ nạn hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, giúp
người tiêu dùng thoát khỏi tâm lý hoang mang, lo sợ khi lựa chọn sản phẩm tiêu dùng.
30
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi năm 2009;
2. Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ quy
định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở hữu công
nghiệp;
3. Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định
số 103/2006/NĐ-CP;
4. Thông tư số 13/2010/TT-BKHCN ngày 30/7/2010 của Bộ Khoa học và Công
nghệ về việc sửa đổi, bổ sung một số quy định của Thông tư số 17/2009/TT-BKHCN
ngày 18/6/2009 và Thông tư số 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007;
5. Tiến sĩ Hồ Thuý Ngọc, 2012, Giáo trình Pháp luật Sở hữu trí tuệ, NXB Đại học
Quốc gia Hà Nội;
6. ;
7. Công báo Số 333A tháng 12/2015 của Cục SHTT;
8. Công báo Số 334A tháng 01/2016 của Cục SHTT;
9. IPPANORAMA, http://www.noip.gov.vn/html/panorama/ ;
10. Số liệu thống kê đơn và bằng SHCN của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương năm 2012, Cục SHTT, link website:
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agntDis
playContent)?OpenAgent&UNID=83A769EE0A38795A47257B1E00290672;
11. Số lượng đơn đăng ký sở hữu công nghiệp và văn bằng bảo hộ cấp ra tháng
05 năm 2017, Cục SHTT, link website:
http://www.noip.gov.vn/web/noip/home/vn?proxyUrl=/noip/cms_vn.nsf/(agntDis
playContent)?OpenAgent&UNID=85C3D48318EFE0A64725813A000CD6E4.
31
BÁO CÁO QUÁ TRÌNH THỰC TẬP
1. Báo cáo quá trình thực tập
a. Mong muốn , mục đích thực tập
Tham gia kì thực tập giữa khóa này, em có những mong muốn và mục đích như
sau:
 Tìm hiểu và làm quen với môi trường thực tế tại doanh nghiệp để mở rộng hiểu
biết, tìm hiểu văn hóa công ty cũng như giao lưu, học hỏi, tích lũy kinh nghiệm thực tế
làm việc về lĩnh vực SHTT.
 Tham gia kì thực tập này, em cũng mong muốn được các anh chị cấp trên trong
công ty hướng dẫn về các công việc mà một nhân viên tư vấn SHTT sẽ phải làm để giúp
em đỡ bỡ ngỡ trong quá trình đi làm sau này.
 Tham gia kì thực tập, mục đích của em là học hỏi, giao lưu, làm quen với môi
trường công ty, hoàn thành tốt các công việc được giao và tìm hiểu các nội dung để phục
vụ cho đề tài báo cáo thực tập giữa khóa mà mình đã chọn.
b. Khó khăn và thuận lợi trong quá trình thực tập
Ở kì thực tập này, em cảm thấy bản thân và nỗ lực rất nhiều để làm quen với môi
trường công ty, học hỏi kinh nghiệm của các anh chị cấp trên, cũng như cố gắng hoàn
thiện thêm kĩ năng cần thiết để phục vụ cho công việc của mình.
 Khó khăn
Khó khăn duy nhất em gặp phải trong thời gian thực tập chỉ là vấn đề đi lại từ nhà
đến Văn phòng. Do khoảng cách khá xa (khoảng 8km) và Văn phòng bắt đầu làm việc
từ 8h30 sáng – khung giờ cao điểm – nên em thường phải mất trung bình 40 phút để di
chuyển từ nhà đến Văn phòng. Để đảm bảo việc có mặt đúng gườ tại Văn phòng lúc
8h30 sáng, em phải dậy từ sớm và hoàn thành vệ sinh cá nhân cũng như ăn sáng nhằm
đảm bảo thời gian rời khởi nhà là 7h45.
32
Ngoài ra, trong quá trình thực tập, khối lượng công việc em được giao cũng khá
nhiều, điển hình là công việc dịch các loại Tờ khai, Mẫu đơn yêu cầu cấp giấy chứng
nhận đăng ký nhãn hiệu từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Em gặp khá nhiều khó khăn trong
việc tra cứu thuật ngữ tiếng Anh chuyên ngành trong lĩnh vực SHTT. Tuy nhiên, được
sự giúp đỡ và chỉ dẫn các nguồn tài liệu tra cứu hữu ích từ các anh chị trong cùng Bộ
phận, em đã hoàn thành được các công việc này đúng thời hạn được giao.
 Thuận lợi
Được thực tập tại ALIATLEGAL là may mắn lớn đối với em. Đây là một kì thực
tập tuy ngắn nhưng rất bổ ích và thú vị đối với em. Được làm việc trong một trường công
ty chuyên nghiệp nhưng thân thiện như ALIATLEGAL khiến em rất dễ hòa nhập và cảm
thấy yêu thích công việc của mình.
Qua quá trình thực tập, em đã học hỏi được rất nhiều yêu cầu, kiến thức, kĩ năng
trong công việc làm tư vấn SHTT. Đồng thời, em cũng có cơ hội để mở rộng quan hệ và
trở nên thân thiết với nhiều anh chị trong công ty. Ở ALIATLEGAL, em cảm nhận được
cả công ty là một gia đình lớn. Mọi người đều rất vui vẻ, thân thiện và hòa đồng với
nhau, nhưng khi bắt tay vào công việc, ai cũng quyết liệt và nỗ lực hết sức mình để hoàn
thành thật tốt. Đây thực sự là những điều mà em cần phải học hỏi rất nhiều để có thể tự
tin hơn khi đi làm trong tương lai.
Không những vậy, đợt thực tập lần này cho cơ hội được học hỏi rất nhiều trong
cuộc sống: về kiến thức được học trên trường với thực tiễn đời thực, về tình trạng hoạt
động đăng ký nhãn hiệu nói riêng và đăng ký SHTT nói chung. Hơn thế, em xác định
được cho mình thái độ nghiên túc khi làm việc và học được cách ứng xử, hòa đồng trong
môi trường làm việc. Em đã có nhiều mối quan hệ mới, có ấn tượng tốt với các anh
chị.Một kỳ thực tập hè rất ý nghĩa, cho em rất nhiều trải nghiệm.
33
2. Nhật ký thực tập
Trong khoảng thời gian 6 tuần (từ ngày 26/06 đến ngày 04/08), em đã đăng ký thực
tập tất cả các buổi sáng từ thứ 2 đến thứ 6 và được sắp xếp học hỏi và hỗ trợ các anh chị
làm việc tại Bộ phận Tư vấn SHTT của Công ty ALIATLEGAL.
Em xin tường thuật lại quá trình thực tập của em tại Văn phòng Đại diện của
ALIATLEGAL tại Hà Nội với những nội dung công việc và cảm nhận cá nhân khi thực
hiện các các công việc như sau:
Tuần 1: Từ ngày 26 tháng 06 năm 2017 đến ngày 30 tháng 06 năm 2017
Thứ
Ngày, tháng, năm
Thứ 2
Ngày 26 tháng 06 năm 2017
Thứ 3
Ngày 27 tháng 06 năm 2017
Thứ 4
Ngày 28 tháng 06 năm 2017
Thứ 5
Ngày 29 tháng 06 năm 2017
Thứ 6
Ngày 30 tháng 06 năm 2017
Nội dung công việc
Nghiên cứu Luật Sở hữu trí tuệ và các văn
bản dưới luật có liên quan
Nghiên cứu Luật Sở hữu trí tuệ và các văn
bản dưới luật có liên quan
Nghiên cứu Luật Sở hữu trí tuệ và các văn
bản dưới luật có liên quan
Nghiên cứu Luật Sở hữu trí tuệ và các văn
bản dưới luật có liên quan
Nghiên cứu Luật Sở hữu trí tuệ và các văn
bản dưới luật có liên quan
Tuần đầu tiên, em chủ yếu được làm quen với nếp làm việc của các anh chị nhân
viên tại Văn phòng. Tuy nhiên, vì là sinh viên thực tập và chưa có kinh nghiệm nên cần
trau dồi thêm các kiến thức chuyên môn để chuẩn bị cho các công việc tiếp theo được
giao, các anh chị trong Bộ phận đã chủ động đề xuất các cuốn sách, tư liệu cũng như các
34
văn bản luật với những nội dung cơ bản và chi tiết gắn với quy trình làm việc thông
thường của Bộ phận Tư vấn SHTT cho em đọc và nghiên cứu. Các văn bản pháp luật em
được chỉ dẫn nghiên cứu bao gồm: Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 sửa đổi năm 2009;
Thông tư 01/2007/TT-BKHCN ngày 14/02/2007 hướng dẫn thi hành Nghị định số
103/2006/NĐ-CP; Nghị định số 103/2006/NĐ-CP ngày 22 tháng 9 năm 2006 của Chính
phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Sở hữu trí tuệ về sở
hữu công nghiệp và một số văn bản dưới luật khác. Từ việc nghiên cứu các văn bản pháp
luật này, em đã có cái nhìn rõ ràng và chi tiết hơn về hệ thống pháp luật về SHTT của
Việt Nam cũng như một số quan điểm về SHTT của các nước trên thế giới.
Tuy nhiên, trong suốt khoảng thời gian dài 5 ngày chỉ được đọc và nghiên cứu Luật
khiến em cảm thấy có đôi chút nhàm chán. Bản thân em vẫn hy vọng được tiếp cận các
vụ việc liên quan đến SHTT, đặc biệt là nhãn hiệu vì thực sự khi theo học bộ môn Pháp
luật Sở hữu trí tuệ, em đã rất có hứng thú với lĩnh vực này.
Tuần 2: Từ ngày 03 tháng 07 đến ngày 07 tháng 07 năm 2017
Thứ
Ngày, tháng, năm
Nội dung công việc
Thứ 2
Ngày 03 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
Thứ 3
Ngày 04 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
Thứ 4
Ngày 05 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
Thứ 5
Ngày 06 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
Thứ 6
Ngày 07 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
35
Tuần 3: Từ ngày 10 tháng 07 đến ngày 14 tháng 07 năm 2017
Thứ
Ngày, tháng, năm
Thứ 2
Ngày 10 tháng 07 năm 2017
Thứ 3
Ngày 11 tháng 07 năm 2017
Thứ 4
Ngày 12 tháng 07 năm 2017
Thứ 5
Ngày 13 tháng 07 năm 2017
Thứ 6
Ngày 14 tháng 07 năm 2017
Nội dung công việc
Dịch các loại Tờ khai đăng ký bảo hộ SHTT
sang tiếng Anh
Dịch các loại Tờ khai đăng ký bảo hộ SHTT
sang tiếng Anh
Dịch các loại Tờ khai đăng ký bảo hộ SHTT
sang tiếng Anh
Dịch các loại Tờ khai đăng ký bảo hộ SHTT
sang tiếng Anh
Dịch các loại Tờ khai đăng ký bảo hộ SHTT
sang tiếng Anh
Trong hai tuần từ ngày 03/7 đến ngày 14/7, khối lượng công việc cũng tăng lên khá
nhiều. Điển hình là việc được giao công việc Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
đến nay nhằm phục vụ cho việc tiến hành xây dựng hệ thống tra cứu nội bộ trong Công
ty. Kho dữ liệu này là tập hợp chi tiết các trường hợp đăng ký nhãn hiệu mà
ALIATLEGAL được uỷ quyền nộp đơn, Văn phòng Đại diện tại Hà Nội chính là đơn vị
trực tiếp xử lý các yêu cầu này.
Do phạm vi hoạt động của ALIATLEGAL không chỉ giới hạn tại Việt Nam mà còn
mở rộng ra phạm vi quốc tế, chính vì thế khách hàng của ALIATLEGAL không chỉ có
các cá nhân, tổ chức tại Việt Nam mà còn các cá nhân, tổ chức nước ngoài muốn đăng
ký nhãn hiệu tại Việt Nam. Làm việc trong môi trường quốc tế, bản thân là sinh viên
Ngoại thương và được các anh chị đánh giá là có khả năng ngoại ngữ (tiếng Anh) ổn
36
định nên được giao công việc dịch các tờ khai đăng ký bảo hộ của khách hàng nước
ngoài sang tiếng Anh nhằm phục vụ nhu cầu theo dõi quá trình đăng ký của khách hàng.
Tuần 4: Từ ngày 17 tháng 07 đến ngày 21 tháng 07 năm 2017
Thứ
Ngày, tháng, năm
Nội dung công việc
Thứ 2
Ngày 17 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
Thứ 3
Ngày 18 tháng 07 năm 2017
Update kho dữ liệu Công ty từ năm 2015
Thứ 4
Ngày 19 tháng 07 năm 2017
Thứ 5
Ngày 20 tháng 07 năm 2017
Công ty đi nghỉ mát
=> Không đến Văn phòng
Thứ 6
Ngày 21 tháng 07 năm 2017
Tiếp tục hoàn thiện bản thống kê các số liệu về trường hợp yêu cầu đăng ký nhãn
hiệu để Bộ phận IT tại trụ sở chính ở Thành phố Hồ Chí Minh bắt đầu tiến hành thử
nghiệm hệ thống tra cứu nội bộ. Trong thời gian hoàn thiện công việc cập nhật kho dữ
liệu này, em được tiếp cận sát hơn với các trường hợp cụ thể của từng khách hàng và
nắm bắt được quy trình và phong cách tư vấn mang tính chất đặc thù và nội bộ của
ALIATLEGAL, đồng thời em cũng nắm bắt được cấu trúc của một email tư vấn đăng
ký nhãn hiệu cũng như các văn bản sử dụng trong quá trình chăm sóc khách hàng của
ALIATLEGAL. Đảm bảo tuyệt đối bí mật của khách hàng chính là yếu tố khiến khách
hàng hoàn toàn tin cậy ở phong cách làm việc rất chuyển nghiệp ALIATLEGAL.
37
Tuần 5: Từ ngày 24 tháng 07 đến ngày 28 tháng 07 năm 2017
Thứ
Ngày, tháng, năm
Thứ 2 Ngày 24 tháng 07 năm 2017
Thứ 3 Ngày 25 tháng 07 năm 2017
Thứ 4 Ngày 26 tháng 07 năm 2017
Thứ 5 Ngày 27 tháng 07 năm 2017
Nội dung công việc
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Xin nghỉ
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Thứ 6 Ngày 28 tháng 07 năm 2017 Scan văn bản tài liệu, update lên Data Share
Bắt đầu được tiếp cận với những trường hợp cụ thể với các bước chi tiết khi
ALIATLEGAL thực hiện đăng ký nhãn hiệu theo uỷ quyền của khách hàng, thay vì chỉ
được biết qua các mốc thời gian như khi tiến hành công việc Update kho dữ liệu. Đồng
thời, có được cái nhìn tổng quan về quy trình đăng ký nhãn hiệu cũng như hiểu rõ hơn
về các vấn đề có thể phát sinh trong quá trình đăng ký mà khi học bộ môn Pháp luật về
Sở hữu trí tuệ tại trường Đại học Ngoại thương không hình dung được cụ thể mà chỉ
được nắm bắt về lý thuyết.
Hơn thế nữa, nhận thức được tầm quan trọng của việc tuân thủ đúng các yêu cầu
của pháp luật về SHTT khi tiến hành đăng ký nhãn hiệu. Bên cạnh đó, phát hiện được
một số thiếu sót các chủ đơn đăng ký thường gặp phải khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu.
Và trên hết là nắm được nguyên lý hoạt động của Bộ phận tiếp nhận yêu cầu đăng ký
nhãn hiệu của Cục SHTT, từ đó phát triển ý tưởng cho đề tài Báo cáo thực tập giữa khoá.
38
Tuần 6: Từ ngày 31 tháng 07 đến ngày 04 tháng 08 năm 2017
Thứ
Ngày, tháng, năm
Thứ 2 Ngày 31 tháng 07 năm 2017
Thứ 3 Ngày 01 tháng 08 năm 2017
Thứ 4 Ngày 02 tháng 08 năm 2017
Thứ 5 Ngày 03 tháng 08 năm 2017
Nội dung công việc
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Nghiên cứu hồ sơ các trường hợp đăng ký bảo
hộ nhãn hiệu mà ALIATLEGAL đã tiếp nhận
Thứ 6 Ngày 04 tháng 08 năm 2017
Xin nghỉ
Qua thời gian thực tập, thực hiện những công việc được phân công, rèn luyện kỹ
năng và quan sát quá trình hoạt đông và làm việc của cơ quan, em rút ra được một vài
nhận xét sau:
 Một là,tiếp cận và nghiên cứu hồ sơ đăng ký nhãn hiệu một cách đầy đủ giúp em
có cái nhìn tổng quan, toàn diện hơn khi nghiên cứu một bản án sơ thẩm hình sự.
 Hai là, được hỏi hỏi và cải thiện những kỹ năng cần thiết và hữu ích như nghiên
cứu, tóm tắt hồ sơ, tra cứu tài liệu, bút lục.
 Ba là, cần kéo dài thêm thời gian thực tập, điều này sẽ tạo điều kiện cho sinh
viên học hỏi được thêm nhiều kiến thức và kinh nghiệm hơn.
So với mục đích và mong muốn ban đầu trước khi tham gia thực tập, em khá hài lòng về
môi trường, công việc cũng như quá trình thực tập của mình tại Công ty ALIATLEGAL.
Em rất mong sẽ được gắn bó lâu dài với công ty và được trở thành nhân viên chính thức
tại đây.
Download