MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP Tài liệu tham khảo [1] Hoàng Minh Sơn – Mạng truyền thông công nghiệp – NXB KH & KT 2001 [2] Nguyễn Thúc Hải – Mạng máy tính và các hệ thống mở- NXB Giáo dục 1997 1 MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP Nội dung môn học Phần lý thuyết cơ bản (45 tiết) – Khái niệm về mạng truyền thông công nghiệp – Cơ sở kỹ thuật của mạng truyền thông công nghiệp – Các hệ thống mạng tiêu biểu • Profibus • CAN • DeviceNET • Modbus • Interbus-S • AS-I – Một số mạng truyền thông trong thực tế Phần bài tập lớn (15 tiết) 2 CHƯƠNG 1 KHÁI NIỆM MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP 3 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG TTCN 1.1 Mạng truyền thông công nghiệp ? + Mạng TTCN là một mạng truyền thông số được sử dụng để kết nối các thiết bị công nghiệp với nhau + Mạng TTCN giống mạng viễn thông ở điểm gì ? - Đều là mạng kết nối các thiết bị truyền dữ liệu với nhau + Đặc điểm khác biệt của mạng TTCN với mạng viễn thông ? - Mạng viễn thông có phạm vi địa lý và số lượng thiết bị kết nối lớn nên các đặc điểm kỹ thuật và đặc điểm yêu cầu khác so với mạng TTCN - Đối tượng của mạng TTCN là các thiết bị công nghiệp còn đối tượng của mạng viễn thông bao gồm cả con người và máy tính nhưng con người đóng vai trò chủ đạo 4 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG TTCN + Ý nghĩa của mạng TTCN - Đơn giản hóa cấu trúc của mạng công nghiệp - Giảm giá thành hệ thống - Cải thiện tính linh hoạt, tính chính xác và mang lại khả năng mở rộng hệ thống một cách linh hoạt - Dễ dàng chuẩn đoán lỗi hệ thống và trong nhiều trường hợp có khả năng tự sửa lỗi hoặc tự động chuyển sang chế độ dự phòng - Nâng cao khả năng tương tác giữa các thành phần - Ứng dụng điều khiển phân tán, điều khiển giám sát 5 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG TTCN 1.2 Đặc trưng của mạng TTCN 6 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG TTCN Hệ thống bus trường có nhiệm vụ kết nối các thiết bị trường là các cơ cấu chấp hành, các sensors tại cấp trường với các bộ điều khiển ở cấp điều khiển. Hệ thống bus ở cấp này có dung lượng truyền rất ít, chủ yếu là các tín hiệu và các thông số điều khiển. Băng thông không cần lớn nhưng cần đáp ứng thời gian thực Bus hệ thống kết nối các bộ điều khiển với các máy tính giám sát. Bus hệ thống cũng giống như bus trường có dung lượng truyền không lớn nhưng cần có khả năng đáp ứng thời gian thực để đảm bảo giám sát các quá trình công nghệ, kỹ thuật để nhanh chóng đưa ra các quyết định điều khiển một cách chính xác và kịp thời. Mạng xí nghiệp là hệ thống mạng kết nối các máy tính giám sát 7 KHÁI NIỆM VỀ MẠNG TTCN quá trình công nghệ với hệ thống máy tính quản lý mang tính chất quản lý kinh tế, điều hướng kinh doanh Mạng công ty là hệ thống mạng kết nối trong nội bộ các phòng chức năng quản lý kinh tế và kỹ thuật trong nội bộ công ty. Mạng công ty cũng như mạng xí nghiệp có đặc điểm là lượng thông tin cần trao đổi rất lớn, nó cần trao đổi thông tin của toàn bộ quá trình công nghệ ở dưới nên cần có dung lượng cao. Tuy nhiên, các quyết định điều khiển ở cấp quản lý công ty và cấp điều hành sản xuất chỉ mang tính định hướng sản xuất, không cần tác động ngay vào hệ thống công nghệ phía dưới nên nó không cần đáp ứng tính thời gian thực. Người ta có thể sử dụng 1 mạng thông tin viễn thông để thực hiện chức năng của mạng xí nghiệp và mạng công ty 8 CHƯƠNG 2 CƠ SỞ KỸ THUẬT MẠNG TRUYỀN THÔNG CÔNG NGHIỆP 9 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.1. Thông tin, dữ liệu và hệ thống truyền dữ liệu Thông tin là thước đo mức nhận thức, sự hiểu biết của một vấn đề, một sự kiện hoặc một hệ thống Dữ liệu là phần thông tin hữu dụng trong một tập hợp các thông tin về đối tượng, một sự kiện hoặc một vấn đề Lượng thông tin là lượng dữ liệu cần thiết để biểu diễn một đơn vị thông tin VD: 1 tờ báo có rất nhiều chuyên mục khác nhau. Các nội dung mà bài báo đề cập tới chính là các thông tin. Người đọc A chỉ quan tâm đến thể thao, bài viết về thể thao chính là dữ liệu cần thiết đối với A. Số lượng từ trong bài viết chính là lượng thông tin. Nếu bài viết trên internet thì dung lượng nKB chính là lượng thông tin để biểu diễn bài báo. 10 CƠ SỞ KỸ THUẬT Tín hiệu biểu diễn một đại lượng vật lý mang thông tin. Các tín hiệu thường gặp là tín hiệu quang, tín hiệu điện, khí nén, thủy lực... Phân loại tín hiệu • Tín hiệu tương tự: có giá trị liên tục trong một khoảng bất kì • Tín hiệu liên rời rạc: Tham số chỉ có giá trị nhất định • Tín hiệu liên tục: tín hiệu có ý nghĩa tại một điểm bất kì trong khoảng thời gian quan tâm • Tín hiệu gián đoạn: Tín hiệu chỉ có giá trị xác định tại những thời điểm xác định. Tại các thời điểm khác, giá trị của nó là không xác định được. 11 CƠ SỞ KỸ THUẬT Giao tiếp truyền thông là một quá trình trao đổi thông tin giữa các thiết bị với nhau. Các tín hiệu có thể là tín hiệu âm thanh, hình ảnh, văn bản hoặc đơn thuần là dữ liệu Mã hóa/giải mã 12 CƠ SỞ KỸ THUẬT Thông tin trước khi được truyền đi trên hệ thống truyền dẫn tín hiệu phải trải qua quá trình mã hóa. Với bên nhận thông tin, các thông tin nhận được sẽ được giải mã. Quá trình mã hóa ít nhất phải trải qua 2 bước • Mã hóa nguồn: là quá trình thông tin được bổ xung các thông tin phụ trợ cần thiết cho truyền dẫn như địa chỉ nguồn tin, địa chỉ đích đến, kiểm soát lỗi, số lượng gói tin,... • Mã hóa đường truyền: là quá trình chuyển đổi thông tin đã được mã hóa nguồn thành dạng tín hiệu có thể truyền đi trong môi trường truyền dẫn(điều chế & điều biến) Quá trình giải mã là quá trình chuyển tín hiệu nhận được thành dữ liệu tương ứng, loại bỏ các thông tin thừa để xây dựng lại nguồn tin 13 CƠ SỞ KỸ THUẬT Các tham số của quá trình truyền thông v f *n • Tốc độ truyền, tốc độ bit 1 T B • Thời gian bit, chu kỳ bit v l • Thời gian lan truyền tín hiệu T S k *c Trong đó: l – chiều dài dây dẫn c – Tốc độ ánh sáng trong chân không k – hệ số giảm tốc độ truyền do lớp cách li 1 hằng số điện môi của lớp cách li k 14 CƠ SỞ KỸ THUẬT Tính năng thời gian thực: tính thời gian thực là tính chất kịp thời của hệ thống. Điều này có nghĩa là các quyết định xảy ra trong hệ thống không những cần sự chính xác mà còn cần đến thời điểm đưa ra quyết định. Những yêu cầu đảm bảo tính thời gian thực • Độ nhanh nhạy • Tính tiền định • Độ tin cậy, kịp thời • Tính bền vững 15 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.2 Chế độ truyền tải A, Phân loại chế độ truyền tải Phân loại theo phương pháp truyền bit Phương pháp Truyền song song truyền bit Truyền nối tiếp Nguyên tắc Ưu điểm Nhiều bit được truyền đi đồng Cách thực hiện đơn giản, độ tin cậy thời của dữ liệu cao Nhược điểm Giá thành cao Ứng dụng Khoảng cách nhỏ cần yêu cầu Thường được sử dụng trong các cao về thời gian và tốc độ truyền mạng công nghiệp 16 Tốc độ truyền bị hạn chế CƠ SỞ KỸ THUẬT Phân loại theo chế độ truyền Chế độ truyền Truyền đồng bộ Truyền không đồng bộ Nguyên tắc Các đối tác truyền thông hoạt động theo cùng một xung nhịp, tức là cùng một tần số với độ lệch pha nhất định Một trạm giữ vai trò tạo nhịp và truyền đến các trạm khác theo hệ thống dây dẫn Bên gửi và bên nhận hoạt động không theo một nhịp chung, dữ liệu trao đổi theo 1 nhóm có dung lượng 7 hoặc 8 bit Các nhóm được truyền đi vào những thời điểm không đều nhau Ưu điểm Kiểm soát được tốc độ hoạt động Hoạt động đơn giản, dễ áp dụng của tất cả các trạm trong hệ thống Nhược điểm Khó áp dụng với hệ thống có số Lượng thông tin truyền đi lớn do lượng thiết bị lớn và khoảng cách xa phải thêm các trường bổ trợ truyền thông Ứng dụng Thường được áp dụng truyền giữa 2 Hầu hết các trường hợp trong thiết bị công nghiệp 17 CƠ SỞ KỸ THUẬT B, Các chế độ truyền tải CĐ T Tải Simplex Half-Duplex Full-Duplex Ưu điểm Đơn giản Dữ liệu truyền 2 hướng Không đòi hỏi cấu hình phức tạp, có thể đạt được tốc độ cao Dữ liệu truyền trên các đường độc lập nên 1 trạm có thể thu phát đồng thời Nhược điểm Không áp dụng được Tại 1 thời điểm chỉ truyền Phải dùng 2 đường trong công nghiệp theo 1 hướng truyền riêng cho 1 liên kết Ứng dụng Gần như không có ứng Thường dùng trong liên dụng trong công nghiệp kết điểm-nhiều điểm. Được dùng phổ biến trong công nghiệp (RS485) Nguyên tắc Thích hợp trong liên kết nhiều điểm-nhiều điểm. Ứng dụng trong cấu trúc mạch vòng và cấu trúc hình sao 18 CƠ SỞ KỸ THUẬT Truyền tải dải cơ sở, dải mang và dải rộng Truyền tải dải cơ sở Truyền tải dải mang Truyền tải dải rộng Nguyên tắc Tín hiệu truyền đi là tín hiệu được tạo ra sau khi mã hóa, có tần số cố định hoặc nằm trong một khoảng hẹp nào đó gọi là dải cơ sở Tín hiệu truyền đi là tín hiệu được điều chế lên 1 dải tần số thích hợp, thông thường có tần số cao 1 tín hiệu chứa nhiều nguồn thông tin bằng cách kết hợp thông minh. Mỗi tín hiệu được tạo ra lại được sử dụng để điều biến 1 tín hiệu khác Ưu điểm Đơn giản, dễ thực hiện, Khắc phục ảnh hưởng Tốc độ cao tin cậy nhiễu xạ từ các thiết bị Truyền song song nhiều điện tử nguồn tin Nhược điểm Đường truyền chỉ mang Đường truyền chỉ mang 1 kênh thông tin duy 1 kênh thông tin duy nhất, mọi thành viên phải nhất phân chia thời gian sử dụng Tốc độ hạn chế Giá thành cao Tính thời gian thực kém Chủ yếu dùng trong mạng viễn thông, không được sử dụng trong mạng công nghiệp 19 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.3 Cấu trúc mạng Các khái niệm Liên kết là mối quan hệ vật lý hoặc logic giữa hai hay nhiều đối tác truyền thông. Đối tác truyền thông có thể là một thiết bị phần cứng nhưng cũng có thể là một đối tượng phần mềm. Các loại liên kết • Liên kết điểm – điểm • Liên kết điểm – Nhiều điểm • Liên kết nhiều điểm – Nhiều điểm Topology là tổng hợp các liên kết mạng, tức là nó là cách sắp xếp, tổ chức về mặt vật lý hoặc cách sắp xếp về mặt logic của các nút mạng 20 CƠ SỞ KỸ THUẬT Cấu trúc bus Cấu trúc daisy-chain Cấu trúc truck-line/drop-line Cấu trúc mạch vòng không tích cực 21 CƠ SỞ KỸ THUẬT Ưu điểm Nhược điểm • Tiết kiệm dây dẫn • Đòi hỏi phương pháp truy cập bus • Đơn giản, dễ thực hiện • Phải thực hiện gán địa chỉ logic • Một trạm hỏng không ảnh hưởng theo kiểu thủ công cho từng trạm các trạm còn lại • Số trạm trong một đoạn mạng hạn chế • Có hiện tượng phản xạ tại mỗi đầu dây, do đó phải tăng trở đầu cuối, điều này làm tăng tải hệ thống • Mạng bị dừng hoạt động nếu bị lỗi đứt dây mạng • Khó sử dụng các công nghệ truyền dẫn quang 22 CƠ SỞ KỸ THUẬT Cấu trúc mạch vòng tích cực Các thành viên trong mạch vòng tích cực được nối từ điểm này đến điểm kia một cách tuần tự trong một mạch vòng khép kín. Mỗi trạm nhận dữ liêu từ trạm đứng trước và chuyển sang trạm kế tiếp. Quá trình được lặp đi lặp lại cho đến khi dữ liệu quay về trạm đá gửi Không có điều khiển trung tâm Có điều khiển trung tâm 23 CƠ SỞ KỸ THUẬT Ưu điểm Nhược điểm • Mỗi nút mạng đồng thời có thể là một bộ khuếch đại nên khoảng cách và số lượng thiết bị lớn • Thích hợp sử dụng các phương tiện truyền tín hiệu hiện đại như truyền dẫn quang • Việc gán địa chỉ các thiết bị mạng có thể thực hiện hoàn toàn tự động • Có khả năng xác định vị trí xảy ra sự cố • Nếu xảy ra sự cố thì ảnh hưởng đến hoạt động của toàn hệ thống nên cần phải có các đường dây dự phòng 24 CƠ SỞ KỸ THUẬT Lỗi trên đường dây Lỗi tại trạm Bộ chuyển mạch by-pass trong mạch vòng 25 CƠ SỞ KỸ THUẬT Cấu trúc hình sao Trong cấu trúc hình sao, một trạm trung tâm sẽ đóng vai trò điều khiển sự truyền thông trong toàn mạng Ưu điểm Nhược điểm • Một trạm trung tâm có thể kiểm soát được toàn bộ hoạt động của toàn hệ thống • Sự cố ở thiết bị trung tâm sẽ làm tê liệt hoạt động của toàn mạng • Tốn dây dẫn Ứng dụng • Thường được sử dụng trong phạm vi nhỏ • Mạng Ethernet công nghiệp 26 CƠ SỞ KỸ THUẬT Cấu trúc cây Cấu trúc cây là sự liên kết, kết hợp của các cấu trúc thẳng, mạch vòng hoặc cấu trúc hình sao 27 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.4 Kiến trúc giao thức Dịch vụ truyền thông Dịch vụ truyền thông là các dịch vụ mà hệ thống cung cấp cho các thành viên mạng để thực hiện các tác vụ trao đổi dữ liệu, báo cáo trạng thái, tạo lập cấu hình và tham số hóa thiết bị trường, giám sát thiết bị và cài đặt chương trình Việc khai thác các dịch vụ truyền thông được thực hiện thông qua phần mềm giao diện do từng mạng truyền thông hỗ trợ hoặc thông qua các thư viện của các phần mềm phổ thông dưới dạng các hàm dịch vụ C/C++, VisualBasic, OLE/DDE 28 CƠ SỞ KỸ THUẬT Các nguyên hàm dịch vụ cơ bản • Yêu cầu – request. Ký hiệu .req • Chỉ thị nhận lời dịch vụ - indication. Ký hiệu .ind • Đáp ứng dịch vụ - response. Ký hiệu .res • Xác nhận đã cung cấp dịch vụ - confirmation. Ký hiệu .con 29 CƠ SỞ KỸ THUẬT Giao thức Giao thức là một chuẩn “ngôn ngữ“ mà các thiết bị trong cùng một hệ thống mạng cần được cung cấp để có thể giao tiếp được với nhau, ví dụ FTP, HTTP, TCP/IP, HART, UART, HDLC Một qui chuẩn giao thức sẽ định nghĩa các thành phần • Cú pháp: qui định về cấu trúc bức điện, gói dữ liệ khi dùng trao đổi, trong đó xác định cấu trúc phần dữ liệu mang thông tin và phần dữ liệu mang thông tin hỗ trợ(địa chỉ, kiểm soát lỗi,...) • Ngữ nghĩa: qui định ý nghĩa từng trường trong bức điện, phương pháp đánh địa chỉ, bảo toàn dữ liệu,... • Định thời: qui định trình tự, thủ tục giao tiếp, chế độ truyền,... 30 CƠ SỞ KỸ THUẬT Giao thức HDLC 01111110 8/16 bit 8 bit N bit 16/32 bit 01111110 Cờ Địa chỉ Điều khiển Dữ liệu FCS Cờ Giao thức HDLC có 3 loại bức điện phân biệt ở trường điều 1 2 3 4 5 6 7 8 khiển Khung thông tin I-Format 0 N(S) Khung giám sát vận chuyển dữ liệu S-Format 1 0 Khung bổ trợ kiểm soát liên kết U-Format 1 1 P/F N(R) S P/F N(R) M P/F M N(S) Số thứ tự khung đã gửi chia modulo 8 N(R) Số thứ tự khung chờ nhận chia modulo 8 P/F Bit chỉ định kết thúc quá trình truyền S,M Bit có chức năng khác 31 CƠ SỞ KỸ THUẬT Giao thức UART UART cho phép truyền dữ liệu theo chế độ một chiều, hai chiều đồng bộ hoặc hai chiều không đồng bộ. Dữ liệu cần truyền đi có thể có độ dài 7 hoặc 8 bit Start 0 0 LSB 1 2 3 4 5 6 7 P MSB Stop 1 • Nếu chọn parity chẵn thì P = 0 khi tổng số bit 1 là chẵn • Nếu chọn parity lẻ thì P = 0 khi tổng số bit 1 là lẻ 32 CƠ SỞ KỸ THUẬT Mô hình lớp OSI (Open System Interconnection – Reference Model) 33 CƠ SỞ KỸ THUẬT Lớp vật lý đảm nhận toàn bộ công việc truyền dữ liệu bằng phương tiện vật lý. Lớp này mô tả • • • • • • Các chi tiết cấu trúc mạng Chuẩn truyền dẫn Phương pháp mã hóa bit Chế độ truyền tải Các tốc độ truyền cho phép Giao diện cơ học Lớp liên kết dữ liệu có nhiệm vụ truyền dữ liệu một cách tin cậy trong môi trường vật lý, tức là nó có nhiệm vụ: • Điều khiển truy cập đường truyền • Thực hiện bảo toàn dữ liệu: Kiểm soát khung dữ liệu, kiểm soát lỗi, kiểm soát lưu thông và đồng bộ hóa 34 CƠ SỞ KỸ THUẬT Lớp mạng là lớp có chức năng tìm đường đi tối ưu cho dữ liệu từ một thiết bị A của mạng này đến một thiết bị B thuộc mạng khác. Đối với mạng truyền thông công nghiệp thì lớp mạng không có ý nghĩa gì bởi vì trong mạng công nghiệp không có nhu cầu trao đổi dữ liệu thuộc 2 mạng khác nhau như đối với mạng viễn thông Lớp vận chuyển cung cấp các dịch vụ cho việc thực hiện vận chuyển dữ liệu giữa các chương trình ứng dụng Chức năng của lớp vận chuyển • Quản lý tên hình thức các trạm • Dồn kênh các nguồn dữ • Đồng bộ hóa giữa các liệu khác nhau trạm đối tác • Định vị các đối tác truyền thông qua tên hình thức hoặc/và địa chỉ • Xử lý lỗi và kiểm soát luồng thông tin, gửi lại dữ liệu khi cần thiết 35 CƠ SỞ KỸ THUẬT Lớp kiểm soát nối có chức năng kiểm soát mối liên kết truyền thông giữa các chương trình ứng dụng bao gồm việc tạo lập, quản lý và kết thúc các đường nối giữa các ứng dụng Lớp biểu diễn dữ liệu có chức năng chuyển đổi các dạng biểu diễn dữ liệu khác nhau về cú pháp thành một dạng chuẩn nhằm tạo điều kiện cho các đối tác truyền thông có thể hiểu được Lớp ứng dụng có chức năng cung cấp các dịch vụ truyền thông cho người sử dụng. Các dịch vụ truyền thông này hầu hết được xây dựng bằng phần mềm dưới dạng driver được nạp khi cần thiết hoặc tồn dại dưới dạng một thư viện cho ngôn ngữ lập trình chuyên dụng hoặc ngôn ngữ lập trình phổ thông 36 CƠ SỞ KỸ THUẬT Kiến trúc giao thức TCP/IP (Transmission Control Protocol/ Internet Protocol) Mô hình OSI Kiến trúc TCP/IP Lớp ứng dụng Lớp ứng dụng TELNET FTP SNMP SMTP DNS Lớp biểu diễn dữ liệu Lớp kiểm soát nối Lớp vận chuyển Lớp mạng Lớp liên kết dữ liệu Lớp vật lý Lớp vận chuyển TCP UDP Lớp Internet ICMP IP ARP RARP Lớp truy cập mạng Lớp vật lý 37 CƠ SỞ KỸ THUẬT • Lớp vật lý đề cập giao diện vật lý giữa các thiết bị truyền dữ liệu với nhau như môi trường truyền dẫn, đặc tính tín hiệu, chế độ tryền, tốc độ truyền, cấu trúc cơ học,... • Lớp truy nhập mạng có chức năng kiểm soát môi trường truyền, kiểm lỗi, lưu thông dữ liệu,... • Lớp Internet có chức năng chuyển giao dữ liệu giữa nhiều mạng liên kết với nhau • Lớp vận chuyển có chức năng đảm bảo dữ liệu được vận chuyển một cách an toàn • Lớp ứng dụng thực hiện các chức năng hỗ trợ cho các ứng dụng khác nhau FTP Chuyển giao file SMTP Chuyển thư điện tử TEL NET Làm việc với trạm chủ từ xa SNMP Quản trị mạng DNS Quản lý và tra cứu danh sách tên và địa chỉ Internet 38 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.5 Truy cập bus Tại sao lại cần giải quyết vấn đề truy cập bus Trong các cấu trúc mạng khác nhau như cấu trúc mạch vòng, cấu trúc hình sao hay đặc biệt là trong cấu trúc bus, các thành viên trong mạng phải chia nhau thời gian sử dụng đường dẫn. Mục đích của việc này là tránh sự xung đột về tín hiệu gây ra sai lệch thông tin. Tại mỗi thời điểm trên 1 đường dây dẫn chỉ duy nhất 1 tín hiệu điện được phép truyền đi. Những khía cạnh cần quan tâm khi giải quyết vấn đề truy cập bus • Độ tin cậy • Tính thời gian thực : thời gian đáp ứng, chu kỳ bus • Hiệu suất sử dụng đường truyền 39 CƠ SỞ KỸ THUẬT Phân loại các phương pháp truy cập bus 40 CƠ SỞ KỸ THUẬT Master/Slave Nguyên tắc : Một trạm trong hệ thống đóng vai trò trạm chủ, các trạm khác là các trạm tớ. Trạm chủ có quyền phân chia quyền xâm nhập bus cho các trạm tớ. Các trạm tớ chỉ được phép xâm nhập bus và gửi tín hiệu đi khi được yêu cầu 41 CƠ SỞ KỸ THUẬT Trong một số hệ thống, các trạm tớ còn không được phép giao tiếp với nhau. Bất cứ dữ liệu nào cần trao đổi cũng phải được thực hiện thông qua trạm chủ. Nếu hoạt động theo chu kỳ, trạm chủ sẽ chủ động gửi yêu cầu dữ liệu từ trạm tớ cần gửi và chuyển tới trạm tớ cần nhận. Nếu hoạt động là bất thường, trạm tớ cần gửi sẽ gửi yêu cầu khi được trạm chủ hỏi tới và sau đó chờ trạm chủ cho phép thực hiện yêu cầu Ưu điểm • Việc kết nối mạng đơn giản vì trí tuệ hệ thống tập trung tại máy chủ Nhược điểm • Hiệu suất trao đổi thông tin giảm do thông tin giữa các trạm tớ phải đi qua trạm chủ • Độ tin cậy hệ thống hoàn toàn phụ thuộc trạm chủ 42 CƠ SỞ KỸ THUẬT Ứng dụng Phương pháp này chủ yếu dùng trong các hệ thống bus cấp thấp, tức là bus trường hay bus thiết bị, nơi mà việc trao đổi thông tin hầu như chỉ diễn ra giữa trạm chủ điều khiển và các trạm tớ là các thiết bị trường hoặc các module vào/ra phân tán Cải thiện trao đổi dữ liệu giữa 2 trạm tớ 43 CƠ SỞ KỸ THUẬT TDMA Nguyên tắc: • Phương pháp TDMA phân chia thời gian truy cập bus cho tất cả các thành viên trong mạng. Mỗi thành viên khi được phép truy cập mạng có khả năng gửi thông tin tới các thành viên khác. Khoảng thời gian truy cập của mỗi thành viên được gọi là khe thời gian • Một chu kỳ bus TDMA là tổng thời gian truy cập bus của tất cả các thành viên cộng thêm khoảng thời gian dự phòng • Ngoài ra có thể xây dựng cấu trúc bức điện có số trường dữ liệu bằng tổng số các thành viên trong mạng. Khi bức điện tới trạm nào, dữ liệu của trạm đó sẽ được ghi vào trường dữ liệu tương ứng trong bức điện 44 CƠ SỞ KỸ THUẬT Ưu điểm • Hệ thống có thể hoạt động mà không cần có sự tham gia của trạm chủ • Mỗi trạm đều có vai trò chủ động trong việc trao đổi dữ liệu • Thích hợp với các ứng dụng thời gian thực do có tính tiền định Nhược điểm • Nếu số lượng các thiết bị lớn thì dẫn tới chu kì bus dài, ảnh hưởng tới tính thời gian thực của hệ thống Ứng dụng • Có thể dùng kết hợp với Master/Slave trong các mạng có quy mô không lớn lắm, chủ yếu được sử dụng trong các hệ thống bus trường 45 CƠ SỞ KỸ THUẬT Token Passing Nguyên tắc: Một trạm trong hệ thống có khả năng tạo ra 1 bức điện không mang dữ liệu gọi là Token (thẻ bài). Trạm nào đang giữ thẻ bài trong một khoảng thời gian nhất định có quyền truy cập bus thậm chí là có quyền yêu cầu trạm khác thực hiện các yêu cầu. Sau khi không có nhu cầu trao đổi thông tin, trạm đang có token phải gửi tới trạm kế tiếp theo một trình tự nhất định Có 2 loại Token Passing • Token Ring – trình tự đúng với thứ tự sắp xếp vật lý trong mạch vòng • Token Bus – trình tự chỉ có tính chất logic 46 CƠ SỞ KỸ THUẬT 47 CƠ SỞ KỸ THUẬT CSMA/CD Nguyên tắc: • Mỗi trạm đều phải tự nghe đường dẫn, nếu đường dẫn rỗi thì mới được phát tín hiệu truyền đi • Sau khi truyền tín hiệu đi thì vẫn phải nghe đường truyền để so sánh tín hiệu truyền đi với tín hiệu nhận được xem có xung đột hay không • Nếu xảy ra xung đột thì mỗi trạm đều phải hủy bỏ việc truyền tín hiệu của mình và chờ một khoảng thời gian ngẫu nhiên rồi thử lại 48 CƠ SỞ KỸ THUẬT 49 CƠ SỞ KỸ THUẬT Ưu điểm: • Đơn giản, linh hoạt • Thêm hay bớt 1 hay nhiều trạm không ảnh hưởng đến cấu hình hệ thống Nhược điểm: • Tính bất định của thời gian phản ứng • Hiệu suất đường truyền thấp Ứng dụng: • Thường được sử dụng trong những hệ thống không đòi hỏi tính thời gian thực cao chieu dai buc dien n chieu dai day dan l voi k 0, 66 2. Điều kiện ràng buộc: toc do truyen v k.3.10 8 50 CƠ SỞ KỸ THUẬT CSMA/CA Nguyên tắc: • Mỗi trạm đều phải nghe đường truyền trước và sau khi gửi. • Khi xảy ra xung đột, 1 tín hiệu có mức ưu tiên cao sẽ lấn át tín hiệu kia. 51 CƠ SỞ KỸ THUẬT Điều kiện ràng buộc 1 chieu dai day dan l 2. van toc truyen v k.3.108 voi k 0, 66 Ưu điểm • Tính năng thời gian thực được cải thiện • Hiệu suất truyền được tăng cao Nhược điểm • Điều kiện ràng buộc ngặt nghèo 52 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.6 Bảo toàn dữ liệu Mục đích: Bảo toàn dữ liệu là phương pháp xử lý giao thức để phát hiện lỗi và khắc phục lỗi Nguyên tắc: Trong quá trình mã hóa nguồn, bên gửi bổ xung một số các thông tin phụ trợ, theo một thuật toán nhất định vào bức điện cần gửi. Dựa vào các thông tin này, bên nhận sẽ kiểm tra, phát hiện lỗi nếu có thậm chí là có thể khắc phục được lỗi Các thông số: • Tỉ lệ bit lỗi P được tính bằng tỉ lệ giữa số bít bị lỗi trên tổng số bit được truyền đi. Thông thường P = 10-4 là một giá trị chấp nhận được 53 CƠ SỞ KỸ THUẬT • Tỉ lệ lỗi còn lại R được tính bằng tỉ lệ giữa số bức điện bị lỗi không phát hiện được trên tổng số bức điện đã truyền. Tỉ lệ này phụ thuộc vào tỉ lệ bít lỗi, phương pháp bảo toàn và độ dài bức điện • Thời gian trung bình giữa 2 lần lỗi TMTBF TMTBF n v*R • Khoảng cách Hamming HD là số lượng bit lỗi tối thiểu mà không đảm bảo chắc chắn phát hiện được trong 1 bức điện • Hiệu suất truyền E được tính bằng tỉ lệ số bit mang thông tin nguồn không bị lỗi trên toàn bộ số bit được truyền m(1 p) n E n 54 CƠ SỞ KỸ THUẬT Parity bit Nguyên tắc • Nếu chọn parity chẵn, p = 0 nếu tổng số bit 1 là chẵn • Nếu chọn parity lẻ, p = 0 nếu tổng số bit 1 là lẻ 1 2 3 4 5 6 7 8 P Ví dụ parity chẵn 1 0 0 1 0 1 0 0 1 Ưu điểm • Đơn giản, dễ thực hiện Nhược điểm • Không phát hiện được lỗi nếu số lỗi là chẵn HD = 2 55 CƠ SỞ KỸ THUẬT Parity bit 2 chiều Nguyên tắc: Dãy bit mang thông tin nguồn được tổ chức dưới dạng khối thông thường là 7x7. Việc tính parity được thực hiện theo cả 2 chiều Ưu điểm: • Khả năng phát hiện lỗi lớn hơn • Trong 1 số trường hợp thì phương pháp này còn có khả năng tự sửa lỗi Nhược điểm • Phải xây dựng dữ liệu dưới dạng khối 56 CƠ SỞ KỸ THUẬT CRC Nguyên tắc • Xây dựng một đa thức sinh bậc n G(n) dưới dạng số nhị phân • Thông tin nguồn I(m) được thêm n bit 0 trở thành P(m+n) • Thực hiện P(m+n):G được phần dư R(n) • Dãy gửi đi D(m+n) = I(m) + R(n) • Bên nhận D*(m+n) thực hiện D*(m+n):G • Nếu kết quả R*(n) = 0 thì xác suất rất cao là không lỗi • Nếu kết quả R*(n) khác 0 thì chắc chắn có lỗi 57 CƠ SỞ KỸ THUẬT Ưu điểm • Mỗi một giá trị bit đều được tham gia vào nhiều quá trình kiểm tra nên xác suất phát hiện lỗi là rất lớn Nhược điểm • Khả năng phát hiện lỗi hoàn toàn phụ thuộc vào việc chọn đa thức sinh G(n) • Cần cân nhắc mối quan hệ giữa chiều dài của dãy dữ liệu mang thông tin với bậc n của đa thức sinh G(n) 58 CƠ SỞ KỸ THUẬT Bit Stuffing (nhồi bit) Nguyên tắc • Các bức điện sử dụng một dãy bit đặc biệt gồm n bit giống nhau để làm cờ hiệu bắt đầu và kết thúc, trong phần dữ liệu còn lại không xuất hiện mẫu bit này • Nếu trong dữ liệu xuất hiện dữ liệu giống với chuỗi bit mẫu thì hệ thống sẽ tự động thêm vào đó 1 bit • Bên nhận dữ liệu khi thấy có n bit giống với chuỗi bit mẫu thì nó sẽ kiểm tra bit kế tiếp (là bit thêm vào) để kiểm tra lỗi hoặc để khôi phục dữ liệu Phương pháp này không được sử dụng độc lập mà thường được kết hợp với một hay nhiều phương pháp khác 59 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.7 Mã hóa bit Mục đích của mã hóa bit là chuyển dãy dữ liệu gồm các giá trị logic 0 và 1 thành tín hiệu thích hợp, thường là tín hiệu điện để có thể truyền dẫn trong môi trường vật lý Các tiêu chuẩn trong mã hóa bit • Tần số tín hiệu thường không phải là dạng điều hòa mà biến thiên tùy theo số bit cần mã hóa và phương pháp mã hóa bit. Tần số nhịp là một hằng số • Thông tin đồng bộ có trong tín hiệu • Triệt tiêu dòng 1 chiều • Khả năng phối hợp nhận biết lỗi 60 CƠ SỞ KỸ THUẬT NRZ, RZ Mã Manchester AFP FSK Ưu điểm • Tín hiệu có tần số thấp hơn nhiều so với tần số nhịp bus • Dòng 1 chiều bi triệt tiêu • Bền vững với nhiễu bên ngoài • Không tồn tại dòng 1 chiều • Giảm nhiễu xạ • Bền vững với nhiễu bên ngoài • Có thể dùng để đồng bộ nhịp • Bền vững với nhiễu ngoài • Triệt tiêu dòng 1 chiều Nhược điểm • Không thích hợp cho việc đồng bộ hóa • Không triệt tiêu được dòng 1 chiều • Nhiễu xạ của tín hiệu tương đối lớn • Tín hiệu tần số thấp • Không mang thông tin đồng bộ hóa • Tần số tương đối cao, gây nhiễu mạnh • Khó tăng tốc độ đường truyền Ng tắc Ứng dụng • Sử dụng trong các ứng dụng đòi hỏi khả năng đồng tải nguồn • Các hệ thống có tốc độ truyền tương đối thấp 61 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.8 Các chuẩn truyền dẫn Phương thức truyền dẫn Truyền dẫn không đối xứng Truyền dẫn chênh lệch đối xứng Nguyên tắc Ưu điểm • Cần 1 đường dây đất chung, tiết • Chống nhiễu tốt, đặc biệt khi dùng kiệm dây dẫn dây dẫn xoắn • Tốc độ cao, phạm vi rộng Nhược điểm • Chống nhiễu kém • Có sóng phản xạ đường dây • Hạn chế về chiều dài và tốc độ truyền 62 CƠ SỞ KỸ THUẬT Các thông số của truyền chênh lệch đối xứng • Điện áp chênh lệch đầu ra phải đạt tối thiểu 1,5V • Điện áp lệch được xác định bằng chênh lệch từ điểm giữa của tải đầu ra so sánh với đất của bộ kích thích • Điện áp chế độ chung được tính bằng giá trị trung bình của điện áp 2 dây VA và VB có kể tới nhiễu và chênh lệch điện áp • Chênh lệch điện áp đất giữa các trạm trong một hệ thống 63 CƠ SỞ KỸ THUẬT RS-232 Nguyên tắc • Truyền thông không đối xứng • Khoảng làm việc -15 đến 15V • Khoảng điện áp cho phép -25 đến 25V • Phạm vi vùng cấm -3 đến 3 V • Độ dốc tối thiểu của tín hiệu 6V/ms hoặc 3% nhịp xung 64 CƠ SỞ KỸ THUẬT Đặc điểm • Tốc độ truyền phụ thuộc khoảng cách 19.2kBd với khoảng cách 30 đến 50m. Hiện nay có thể có những hệ thống truyền với tốc độ lên tới 460kBd và hơn nữa nhưng trong thực tế sử dụng thì những hệ thống như vậy rất ít và khó thực hiện • Chế độ làm việc là full-duplex 65 CƠ SỞ KỸ THUẬT • Có thể sử dụng công suất phát tương đối thấp Thông số Điều kiện Tối thiểu Điện áp đầu ra hở mạch Điện áp đầu ra khi có tải Trở kháng đầu ra khi cắt nguồn Tối đa 25V 3k RL 7k 5V 15V 300 2V V0 2V Dòng ra ngắn mạch 500mA Điện dung tải 2500mF Trở kháng đầu vào 3V VI 25V 3k Ngưỡng cho giá trị logic 0 Ngưỡng cho giá trị logic 1 7k 3V -3V 66 CƠ SỞ KỸ THUẬT RS-422 Nguyên tắc • Sử dụng truyền dẫn chênh lệch đối xứng • Điện áp dương ứng với trạng thái logic 0 • Điện áp âm ứng với trạng thái logic 1 • Điện áp chênh lệch ở đầu vào bên nhận có thể xuống tới 200mV Đặc điểm • Chế độ truyền là Simplex hoặc Half-duplex. Để truyền Fullduplex cần sử dụng 2 đôi dây 67 CƠ SỞ KỸ THUẬT • Cần sử dụng thêm đường dây nối đất để giữ một mức điện áp chế độ chung cho các trạm tránh mất dữ liệu truyền hoặc các cổng kết nối bị phá hỏng • Có khả năng kết nối điểm-điểm hoặc điểm-nhiều điểm Thông số Điều kiện Tối thiểu Điện áp đầu ra hở mạch Điện áp đầu ra khi có tải Tối đa 10V RT 100 2V Trở kháng đầu ra 100 Dòng ra ngắn mạch 150mA Thời gian quá độ đầu ra RT 100 10%TB Điện áp chế độ chung đầu ra RT 100 3V Độ nhạy cảm đầu vào 200mV 7V VCM 7V Điện áp chế độ chung -7V Trở kháng đầu vào 4k 7V 68 CƠ SỞ KỸ THUẬT RS-485 Nguyên tắc • Sử dụng truyền dẫn chênh lệch đối xứng • Điện áp dương ứng với trạng thái logic 0 • Điện áp âm ứng với trạng thái logic 1 • Điện áp chênh lệch ở đầu vào bên nhận có thể xuống tới 200mV • Ngưỡng điện áp VCM lên tới -7V đến 12V • Trở kháng đầu vào cho phép lớn gấp 3 so với RS-422 • Có khả năng ghép nối nhiều điểm 69 CƠ SỞ KỸ THUẬT Thông số Điều kiện Điện áp đầu ra hở mạch Điện áp đầu ra khi có tải RLOAD 54 Tối thiểu 1.5V 6V 1.5V 5V Dòng ra ngắn mạch Thời gian quá độ đầu ra 250mA RLOAD 54 RLOAD 54 Độ nhạy cảm đầu vào 7V VCM 12V Trở kháng đầu vào 30%TB CLOAD 54 pF Điện áp chế độ chung đầu ra Điện áp chế độ chung Tối đa -1V 3V 200mA -7V 12V 12k 70 CƠ SỞ KỸ THUẬT • Số trạm tham gia 32 UL (đơn vị tải) ứng với 32 đơn vị thu phát. Gần đây, kỹ thuật cho phép giảm tải thành ½ hoặc ¼ đơn vị tải nên số trạm có thể lên tới 64 hoặc 128 trạm • Chiều dài dây dẫn và tốc độ truyền có quan hệ với nhau. Khoảng cách tối đa là 1200m (tốc độ nhỏ hơn 100KBit/s). Tốc độ tối đa là 10Mbit/s (khoảng cách nhỏ hơn 15m), gần đây có thể lên 12Mbit/s • Chế độ truyền có thể là Half-duplex hoặc Full-duplex tùy cấu hình • Cáp nối sử dụng có thể là đôi dây xoắn, cáp trơn hoặc các loại cáp khác nhưng cáp đôi dây xoắn được sử dụng phổ biến • Trở đầu cuối từ 100Ω đến 120Ω • Nối đất được sử dụng để giảm thiểu tác hại của nhiễu 71 CƠ SỞ KỸ THUẬT IEC 1158-2 Nguyên tắc • Truyền đồng bộ • Tốc độ truyền 31.25KBit/s • Sử dụng phương pháp truyền dẫn chênh lệch đối xứng • Sử dụng cáp đôi dây xoắn • Trở đầu cuối là 100Ω • Mức điện áp tối đa nằm trong khoảng 0.75V đến 1V • Phương pháp mã hóa Manchester • Một đoạn mạng có 1 bộ cung cấp nguồn • Mỗi thiết bị trường tiêu hao một dòng cơ sở cố định ≥10mA • Mỗi đầu dây kết thúc bằng 1 trở đầu cuối bị động • Số trạm tối đa là 32 trạm/1 đoạn, tổng cộng tối đa 126 trạm 72 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.9 Môi trường truyền dẫn STP UTP Đôi dây xoắn Cáp đồng trục Cáp sợi thủy tinh 73 CƠ SỞ KỸ THUẬT 2.10 Thiết bị liên kết mạng Mục đích kết nối 2 hay nhiều mạng lại với nhau Bộ lặp Mục đích bộ lặp là sao chép, khuếch đại và phục hồi tín hiệu mang thông tin trên đường truyền. Ngoài ra, bộ lặp còn có khả năng chỉnh dạng và tái tạo tín hiệu trong trường hợp tín hiệu bị biến dạng do nhiễu 74 CƠ SỞ KỸ THUẬT Yêu cầu của bộ lặp • Hai đoạn mạng nối với nhau thông qua bộ lặp phải giống nhau hoàn toàn cả về các lớp giao thức lẫn đường truyền vật lý. Nói cách khác, 2 đoạn mạng phải có cấu trúc giao thức giống hệt nhau • Các trạm trên các đoạn mạng vẫn có địa chỉ logic riêng biệt • Mỗi đoạn mạng được coi là được cách li hoàn toàn về điện học • Một bộ lặp không có địa chỉ logic nhưng vẫn được coi là 1 trạm trong hệ thống mạng • Nếu 2 đoạn mạng có đường truyền vật lý khác nhau thì ta phải sử dụng bộ chuyển đổi để tạo ra sự tương thích tín hiệu 75 CƠ SỞ KỸ THUẬT Cầu nối Mục đích của cầu nối là liên kết 2 mạng với nhau. Nhiệm vụ của cầu nối nhiều khi chỉ giải quyết vấn đề điều khiển truy nhập môi trường, còn chức năng của lớp LLC không bị thay đổi gì 76 CƠ SỞ KỸ THUẬT Yêu cầu thực hiện • Hai mạng phải có các lớp từ lớp 2 trở lên giống nhau hoàn toàn • Lớp vật lý có thể khác nhau, môi trường truyền dẫn cũng có thể khác nhau, các phương pháp truy cập bus cũng có thể khác nhau • Bản thân cầu nối không có địa chỉ riêng • Cầu nối được sử dụng khi liên kết các mạng có cấu trúc khác nhau hoặc do một yêu cầu thiết kế đặc biệt nào đó 77 CƠ SỞ KỸ THUẬT Router Mục đích của router là liên kết 2 mạng với nhau trên cơ sở lớp 3 theo mô hình OSI. Router có nhiệm vụ xác định đường đi tối ưu cho một gói dữ liệu cho 2 đối tác thuộc các mạng khác nhau. 78 CƠ SỞ KỸ THUẬT Yêu cầu • Các mạng có thể có lớp 1 và lớp 2 khác nhau • Lớp 3 trở lên phải giống nhau hoàn toàn • Mỗi mạng có 1 địa chỉ riêng và có không gian địa chỉ riêng, 2 trạm thuộc 2 mạng khác nhau có thể có cùng 1 địa chỉ nhưng chúng phân biệt nhau bởi địa chỉ mạng. 1 trạm nhìn thấy 1 mạng thông qua 1 địa chỉ mạng duy nhất. • Mã địa chỉ của 1 bức điện bao gồm nhiều thành phần, bao gồm địa chỉ nơi gửi, nơi nhận cũng như các thành phần mô tả địa chỉ mạng mà bức điện cần đi qua. • Việc tìm đường đi tối ưu được thực hiện thông qua việc thay đổi các trường địa chỉ mạng • Có nhiều tiêu chuẩn tìm đường đi tối ưu: đường đi ngắn nhất, nhanh nhất, thời gian truyền thông tin nhanh nhất, qua ít thiết bị nhất,... 79 CƠ SỞ KỸ THUẬT Gateway Mục đích liên kết các hệ thống mạng khác nhau. Nhiệm vụ chính của gateway là chuyển đổi giao thức ở cấp cao, thường được thực hiện bằng phần mềm. Do đó, gateway có thể chỉ là một PC thông thường với các phần mềm cần thiết. Do gateway hoạt động trên lớp ứng dụng nên nó có thể hoạt động với các hệ thống trên mô hình 7 lớp hoặc không theo mô hình này 80 CHƯƠNG 3 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 81 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 3.1 PROFIBUS Profibus là một chuẩn hệ thống bus dùng để liên kết các thiết bị trường với các thiết bị điều khiển và giám sát. Có 2 thiết bị chủ yếu • Thiết bị chủ hay các trạm tích cực có khả năng kiểm soát bus • Thiết bị tớ hay các trạm thụ động thường là các thiết bị trường phân tán, cảm biến và cơ cấu chấp hành Các loại Profibus • PROFIBUS-FMS • PROFIBUS-DP • PROFIBUS-PA 82 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Kiến trúc giao thức Giao diện sử dụng PROFIBUS-FMS PROFIBUS-DP PROFIBUS-PA FMS-Profile DP-Profile PA-Profile Các hàm DP mở rộng Các hàm DP cơ bản Lớp 7 Fieldbus Message Specification (FMS) Không thể hiện Lớp 3-6 Lớp 2 Fieldbus Data Link (FDL) IEC-Interface Lớp 1 RS-485/Cáp quang IEC1158-2 • Profibus chỉ sử dụng lớp 1 và 2 trên mô hình OSI, riêng Profibus-FMS sử dụng thêm lớp 7 83 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Lớp vật lý qui định về kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu, môi trường truyền, cấu trúc mạng và các giao diện điện học. Profibus sử dụng cáp quang với chuẩn RS-485 đối với Profibus-FMS và Profibus-DP. Profibus-PA sử dụng chuẩn IEC-1158-2 • Lớp liên kết dữ liệu (FDL) có chức năng kiểm soát truy cập bus, cung cấp các dịch vụ cấp thấp cho việc trao đổi dữ liệu. • Lớp ứng dụng bao gồm – FMS (Fieldbus Message Specification) thực hiện xử lý giao thức sử dụng và cung cấp dịch vụ truyền thông – LLI (Lower Layer Interface) thực hiện kết nối FMS với lớp 2 và thực hiện các chức năng của lớp 3-6 như tạo ngắt nối, kiểm soát lưu thông 84 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc mạng và kỹ thuật truyền dẫn Sử dụng chuẩn RS-485 • Sử dụng cấu trúc mạng truckline/dropline với đường nhánh ngắn • Cáp sử dụng là đôi dây xoắn STP • Trở kết thúc 290Ω-220Ω-390Ω • Tốc độ truyền 9.6kBit/s đến 12 Mbit/s tùy khoảng cách mạng • Chiều dài dây 100 đến 1200m • Số lượng trạm tối đa trong mỗi đoạn mạng là 32 với tối đa 3 đoạn mạng • Chế độ truyền không đồng bộ và Half-duplex • Phương pháp mã hóa NRZ 85 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Tốc độ (kBit/s) 9.6 19.2 93.75 185.5 500 1500 12000 Chiều dài (m) 1200 1200 1200 1000 400 200 100 Truyền dẫn với cáp quang • Loại cáp sử dụng là sợi thuỷ tinh (tối đa 1km) và sợi nhân tạo (tối đa 50m) • Cấu trúc hình sao hoặc mạch vòng hữu hạn, có thể sử dụng thêm các bộ chuyển đổi Truyền dẫn với IEC1158-2 • Sử dụng chuẩn vật lý IEC1158-2 • Phương pháp mã hóa Manchester • Nguồn cung cấp đi cùng với dây tín hiệu 86 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Truy cập bus • Token-Passing thích hợp với mạng FMS dùng ghép nối các thiết bị đẳng quyền • Master/Slave thích hợp với DP và PA để ghép các thiết bị điều khiển với cơ cấu chấp hành và cảm biến • Kết hợp (multi-master) 87 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Dịch vụ truyền dữ liệu • Gửi dữ liệu không xác nhận (SDN-Send Data with No Acknowledge) được sử dụng để gửi đồng loạt hoặc gửi đến nhiều trạm cùng 1 lúc. • Gửi dữ liệu có xác nhận (SDA-Send Data with Acknowledge) • Gửi và yêu cầu dữ liệu (SRD-Send and Request Data with Reply). SRD và SDA thường được sử dụng để phục vụ việc trao đổi không tuần hoàn • Gửi và yêu cầu dữ liệu tuần hoàn (CSRD-Cyclic Send and Request Data with Reply) thường được sử dụng trao đổi dữ liệu giữa các module vào/ra phân tán, các thiết bị cảm biến, cơ cấu chấp hành với máy tính điều khiển 88 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 89 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc bức điện • Khung với chiều dài cố định, không mang dữ liệu SD1 DA SA FC FCS ED • Khung với chiều dài cố định, mang 8 byte dữ liệu DS3 DA SA FC DU FCS ED • Khung với chiều dài thông tin khác nhau, với 1-246 byte dữ liệu SD2 LE LEr SD2 DA SA FC DU FCS ED • Token SD4 DA SA 90 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Ký hiệu Tên đầy đủ Ý nghĩa SD1-SD4 Start Delimiter Byte khởi đầu, phân biệt các loại khung SD1=10H, SD2=68H, SD3=A2H, SD4=DCH LE Length Chiều dài thông tin (4-249 byte) LEr Length repeated Nhắc lại độ dài vì lý do an ninh DA Destination Address Địa chỉ trạm đích 0-127 SA Source Address Địa chỉ trạm nguồn 0-126 DU Data Unit Đơn vị dữ liệu FC Frame Control Byte kiểm soát khung FCS Frame Check Sequence Byte kiểm soát lỗi, HD=4 ED End Delimiter Byte kết thúc ED=16H 91 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Với PROFIBUS-FMS và PROFIBUS-DP, việc truyền dữ liệu là không đồng bộ. Mỗi byte trong bức điện ở lớp 2 chuyển xuống lớp vật lý được xây dựng thành một khung kí tự có độ dài 11 bit – khung UART 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 0 B1 B2 B3 B4 B5 B6 B7 B8 P 1 Start bit LSB MSB Parity bit Stop bit • Nguyên tắc truyền – Bus rỗi tương ứng với mức tín hiệu của bit 1 – Trước 1 khung yêu cầu cần 1 khoảng thời gian tương ứng 33 bit phục vụ mục đích đồng bộ bên gửi và nhận – Không cho phép thời gian rỗi giữa các kí tự UART của một khung – Với 1 kí tự UART, hệ thống kiểm tra Start Bit, Stop Bit và Parity, với 1 khung, kiểm tra SD, DA, SA, FCS, ED, LE/Ler. Nếu có lỗi, toàn bộ khung bị hủy bỏ 92 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU PROFIBUS-FMS Profibus-FMS là bus hệ thống thường được sử dụng để kết nối các thiết bị khả trình với các thiết bị trường thông minh hoặc với các thiết bị cấp điều khiển giám sát, dữ liệu trao đổi chủ yếu có tính chất không định kì Kiến trúc Profibus-FMS • Xây dựng dựa trên lớp 1, 2 và lớp 7 của mô hình OSI • Các lớp 3-6 không được thể hiện. Chức năng của nó được thực hiện bằng phần mềm của chương trình ứng dụng phía trên lớp 7 93 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Giao tiếp hướng đối tượng • Profibus-FMS xây dựng cơ chế giao tiếp hướng đối tượng về mặt dữ liệu theo phương thức Client/Server. Tức là các đối tượng chỉ là dữ liệu, không quan tâm đến thiết bị có đặc điểm gì, của nhà sản xuất nào • 1 đối tượng là 1 phần tử có thể truy cập từ 1 trạm trong mạng, đại diện cho đối tượng thực tế hay các biến quá trình. Các thành viên trong mạng giao tiếp với nhau thông qua các đối tượng này • Truy nhập đối tượng được thực hiện thông qua – Sử dụng chỉ số đối tượng – object index – Sử dụng tên hình thức của đối tượng - tag 94 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Thiết bị trường ảo • Thiết bị trường ảo (VFD – Virtual Field Device) là một mô hình trừu tượng mô tả các dữ liệu, cấu trúc dữ liệu và đặc tính của một thiết bị tự động dưới góc độ của một đối tác giao tiếp • 1 đối tượng VFD chứa tất cả các phương thức giao tiếp với các đối tượng mà nó có thể giao tiếp • 1 thiết bị thực có thể chứa nhiều đối tượng VFD Mô tả đối tượng • Mỗi đối tượng giao tiếp được mô tả thông qua các thuộc tính Chỉ số Mã đối tượng Các thuộc tính khác Địa chỉ thực của ĐT Tên Mở rộng (index) (Object code) (further object attributes) (real object address) (name) (extension) 95 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Các kiểu đối tượng giao tiếp được FMS định nghĩa – – – – – Biến, mảng, cấu trúc Danh sách các biến Sự kiện Miền nhớ Gọi chương trình • Kiểu dữ liệu chuẩn: boolean, interger8, unsigned8, date,...(bảng 3.3) Quan hệ giao tiếp • 1 Client được hiểu là 1 chương trình ứng dụng gửi yêu cầu để truy cập các đối tượng • 1 Server là chương trình cung cấp các dịch vụ truyền thông • 1 chương trình có thể đóng vai trò là Client hoặc Server 96 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Mỗi thành viên trong mạng có thể đồng thời có nhiều quan hệ giao tiếp với cùng một thành viên khác, hoặc với các thành viên khác nhau 97 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Dịch vụ truyền thông (bảng 3.4) • Dịch vụ ứng dụng – Truy cập dữ liệu – Variable Access – Đối tượng chương trình, liên kết các domain thành 1 chương trình và kiểm soát các hoạt động chương trình – Program Invocation – Quản lý miền nhớ, truyền nạp và quản lý miền nhớ có liên kết logic – Domain Management – Hỗ trợ xử lý sự kiện – Event Management • Dịch vụ quản trị – Hỗ trợ thiết bị ảo thông qua đối tượng VFD – VFD Support – Quản lý danh mục các đối tượng – Object List Management – Quản lý các mối liên kết – Context Management 98 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU PROFIBUS-DP Profibus-DP được xây dựng để đáp ứng các yêu cầu thời gian thực trong trao đổi dữ liệu cấp trường. Việc trao đổi dữ liệu ở đây chủ yếu được thực hiện tuần hoàn theo cơ chế Master/Slave Kiến trúc Profibus-DP • Chỉ thực hiện lớp 1 và 2 nhằm nâng cao hiệu suất xử lý giao thức và tính năng thời gian thực • Phía trên lớp 7 (chương trình ứng dụng) có lớp giao diện người sử dụng (UIL-User Interface Layer) được liên kết với lớp 2 chứa – Các hàm DP cơ sở - phục vụ trao đổi dữ liệu tuần hoàn thời gian thực – Các hàm DP mở rộng – phục vụ truyền dữ liệu không định kì như đặt tham số thiết bị, đặt chế độ vận hành và thông tin chuẩn đoán 99 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu hình hệ thống và kiểu thiết bị • Số trạm tối đa trong 1 mạng là 126 • Cấu hình 1 trạm chủ (mono-master) hoặc nhiều trạm chủ (multi-master) • Cấu hình hệ thống định nghĩa số trạm, gán địa chỉ cho các trạm, tính nhất quán dữ liệu vào/ra, khuôn dạng các thông báo chuẩn đoán và tham số các bus sử dụng • Các loại thiết bị DP – DP-Master Class 1 (DPM1): trao đổi dữ liệu với các trạm tớ theo một chu trình được qui định, thông thường là bộ PLC, các bộ điều khiển trung tâm – DP-Master Class 2 (DPM2): là các máy lập trình, công cụ cấu hình, vận hành, chuẩn đoán hệ thống – DP-Slave: các thiết bị chỉ thực hiện một phần nhỏ các dịch vụ so với trạm chủ 100 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Đặc tính vận hành hệ thống • Đặc tính vận hành hệ thống thể hiện thông qua trạng thái hoạt động của các thiết bị chủ – STOP:không truyền dữ liệu sử dụng giữa trạm chủ và tớ, chỉ có thể chuẩn đoán và tham số hóa – CLEAR: Trạm chủ đọc thông tin từ các trạm tớ và giữ đầu ra ở giá trị an toàn – OPERATE: Trạm chủ trao đổi dữ liệu vào và ra tuần hoàn với các trạm tớ • Các hàm DP cơ sở cho phép đặt trạng thái làm việc cho hệ thống • Khi xảy ra lỗi trên quá trình truyền dữ liệu, trạm chủ sẽ đặt cho tất cả các trạm tớ về trạng thái an toàn(auto-clear). Sau đó trạm chủ chuyển về trạng thái CLEAR. Nếu tham số này không được đặt thì nó vẫn được giữ ở trạng thái OPERATE 101 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Trao đổi dữ liệu tuần hoàn • Khi cấu hình hệ thống, người ta cần gán các thiết bị tớ cho 1 thiết bị DPM1, qui định các trạm tham gia hoặc không tham gia trao đổi dử liệu tuần hoàn • Các bước thực hiện trao đổi dữ liệu tuần hoàn – Trạm chủ truyền thông tin cấu hình và các tham số xuống trạm tớ – Trạm tớ kiểm tra các thông tin. Khi các thông tin đó là phù hợp thì nó tiến hành trao đổi dữ liệu – Trong mỗi chu kì, trạm chủ đọc các thông tin đầu vào từ các trạm tớ vào bộ nhớ đệm và đưa các thông tin đầu ra từ bộ đệm xuống các trạm tớ theo trình tự được qui định sẵn – Với mỗi trạm tớ, trạm chủ gửi khung yêu cầu và chờ đợi khung đáp ứng 102 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 103 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Đồng bộ hóa dữ liệu vào/ra • 1 thiết bị chủ có thể đồng bộ hóa việc đọc các giá trị đầu vào và đặt các giá trị đầu ra thông qua việc gửi các bức điện đồng loạt • Lệnh SYNC: Đưa một nhóm các thiết bị tớ về chế độ đồng bộ hóa đầu ra tức là, trạng thái đầu ra của tất cả các thiết bị tớ được giữ nguyên tới khi nhận được lệnh SYNC tiếp theo. Lệnh UNSYNC sẽ đưa các trạm tớ về trạng thái bình thường có đầu ra thay đổi tức thì • Lệnh FREEZE: Đưa một nhóm trạm tớ về chế độ đồng bộ hóa đầu vào tức là, tất cả các trạm tớ không được phép cập nhật vùng dữ liệu đầu vào cho tới khi nhận được lệnh FREEZE kế tiếp. Lệnh UNFREEZE đưa trạm tớ về trạng thái bình thường, cho phép đọc đầu vào tức thì 104 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Tham số hóa và chẩn đoán hệ thống • Khi xảy ra sự cố hoặc trạng thái 1 thiết bị vượt qua ngưỡng cho phép, 1 trạm tớ DP-Slave có thể thông báo cho trạm chủ thông qua bức điện trả lời. Trạm chủ sẽ có trách nhiệm hỏi các trạm tớ liên quan về các chi tiết thông tin chuẩn đoán • Quá trình gửi các thông tin chuẩn đoán được thực hiện không tuần hoàn nhưng mỗi 1 chu kì chỉ được phép thực hiện 1 dịch vụ nên tốc độ trao đổi dữ liệu tuần hoàn không bị ảnh hưởng • Các hàm chuẩn đoán DP cho phép xác định lỗi một cách nhanh chóng và được truyền về trạm chủ. • Có 3 loại thông báo – Chuẩn đoán trạm: thông báo liên quan hoạt động chung cả trạm – Chuẩn đoán module: xác định lỗi nằm ở 1 khoảng vào/ra của 1 module – Chuẩn đoán kênh: xác định lỗi nằm ở 1 bit vào/ra riêng biệt 105 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU PROFIBUS-PA • Profibus-PA là loại bus trường thích hợp trong công nghệ chế biến, đặc biệt trong hóa chất, dầu mỏ • Thực chất nó là Profibus-DP mở rộng về phương pháp truyền dẫn an toàn cháy nổ theo IEC-61158-2 • Cho phép sử dụng nhiều thiết bị trường của các nhà sản xuất khác nhau • Sử dụng đôi cáp xoắn STP • Tốc độ truyền cố định 31.25kBit/s • Cho phép bảo dưỡng, sửa chữa trong khi vận hành. • Thích hợp trong môi trường cháy nổ 106 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Kiến trúc giao thức • Profibus-PA có kiến trúc giao thức giống hoàn toàn ProfibusDP từ lớp liên kết dữ liệu trở lên. Do đó có thể ghép nối 2 hệ thống bằng DP/PA Link hoặc DP/PA Couple • Mỗi thiết bị trường PA được coi là một DP-Slave. Trạng thái của thiết bị PA được trao đổi tuần hoàn với DPM1. Các dữ liệu trao đổi không tuần hoàn được trao đổi thông qua DPM2 107 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU PA-Profile PA-Profile hỗ trợ khả năng tương tác và thay thế lẫn nhau giữa các thiết bị trường của nhiều nhà sản xuất khác nhau • Profile class A: qui định đặc tính và cá chức năng cho các thiết bị đơn giản như các cảm biến và các cơ cấu truyền động. Các giá trị và các tham số có thể truy cập là giá trị và trạng thái của biến quá trình, đơn vị đo, phạm vi làm việc, giới hạn trễ và ngưỡng cảnh báo • Profile class B: qui định đặc tính và chức năng của các thiết bị có chức năng phức hợp. Các chức năng này bao gồm khả năng gán địa chỉ tự động, đồng bộ hóa thời gian, cơ sở dữ liệu vào ra phân tán, tự mô tả thiết bị và lập lịch khối hàm 108 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Các khối hàm PA • Các khối hàm PA là các khối mô tả chức năng và tham số thiết bị. Mỗi khối hàm đại diện cho một chức năng • Có 2 loại khối hàm đặc thù cho các thiết bị trường – Khối hàm vật lý (Physical Block) chứa các thông tin chung của 1 thiết bị như tên thiết bị, nhà sản xuất, chủng loại, serie,... – Khối hàm chuyển đổi (Transducer Block) chứa các tham số cần thiết để ghép nối 1 thiết bị trường với quá trình kỹ thuật 109 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 3.2 CAN CAN là hệ thống được xây dựng phục vụ cho các liên kết điểmđiểm ở cự ly ngắn và tốc độ cao Kiến trúc giao thức • Lớp vật lý đề cập tới vấn đề truyền tín hiệu, định thời, tạo nhịp bit, phương pháp mã hóa bit và đồng bộ hóa. Lớp vật lý cho phép ta lựa chọn môi trường truyền tùy thích phụ thuộc từng ứng dụng • Lớp liên kết dữ liệu gồm 2 lớp con – Lớp điều khiển truy nhập đường truyền (MAC) có trách nhiệm tạo khung thông báo, điều khiển truy cập môi trường, xác nhận và kiểm soát lỗi – Lớp điều khiển logic (LLC) điều khiển các dịch vụ gửi dữ liệu và yêu cầu dữ liệu từ xa, thanh lọc thông báo, báo cáo tình trạng quá tải và phục hồi trạng thái 110 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 111 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc mạng và kỹ thuật truyền dẫn • CAN không qui định cụ thể về chuẩn truyền dẫn cũng như môi trường truyền nhưng thực tế hay sử dụng cáp đôi dây xoắn STP kết hợp với RS-485 và cáp quang cũng hay được sử dụng. • Cấu trúc được sử dụng là truckline/dropline hoặc cấu trúc thẳng • Tốc độ có thể chọn ở nhiều mức khác nhau nhưng phải cố định trong toàn mạng.Vì có sự ràng buộc về tốc độ và chiều dài dây dẫn trong phương pháp CSMA/CA nên mạng có tốc độ tối đa 1MBit/s ở 50m và 50KBit/s ở 1000m • Số trạm tối đa thường là 64 trạm ở cấu trúc thẳng • CAN có 2 trạng thái logic của tín hiệu là trội (dominant) và lặn (recessive) 112 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cơ chế giao tiếp • Đặc trưng giao tiếp của CAN là giao tiếp hướng đối tượng. Mỗi thông tin được coi là một đối tượng và được gán một mã căn cước • Các thông tin không được gửi tới một địa chỉ cụ thể mà bất cứ trạm nào cũng có thể nhận được theo nhu cầu. Nội dung của mỗi thông báo được các trạm phân biệt thông qua một mã căn cước nói lên nội dung của thông báo • Các trạm tự quyết định có nhận thông báo hay không thông qua phương thức lọc thông báo (Message Filtering) • Một trạm yêu cầu trạm khác gửi dữ liệu bằng cách gửi 1 khung REMOTE FRAME, trạm có khả năng cung cấp dữ liệu gửi trả khung dữ liệu DATA FRAME • Một mạng CAN có thể thêm hay bớt bất kì 1 trạm mà không cần thay đổi gì về phần mềm cũng như phần cứng 113 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc bức điện CAN định nghĩa 4 kiểu bức điện • Khung dữ liệu DATA FRAME mang dữ liệu từ 1 trạm truyền đến các trạm nhận • Khung yêu cầu dữ liệu REMOTE FRAME được gửi từ 1 trạm yêu cầu cùng với mã căn cước • Khung lỗi ERROR FRAME được gửi từ 1 trạm bất kì phát hiện ra lỗi bus • Khung quá tải OVERLOAD FRAME tạo ra một khoảng thời gian bổ sung giữa 2 khung dữ liệu trong trường hợp bus bị quá tải 114 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Khung dữ liệu/yêu cầu dữ liệu • Khởi đầu khung là một bit trội đánh dấu khởi đầu của một khung dữ liệu hoặc khung yêu cầu dữ liệu • Ô phân xử là mức ưu tiên của bức điện, quyết định quyền truy cập bus khi có nhiều thông báo được gửi đi. Bit cuối của ô phân xử RTR phân biệt khung dữ liệu (bit trội) với khung yêu cầu dữ liệu (bit lặn) • Ô điều khiển 6 bit trong đó 4 bit cuối mã hóa chiều dài dữ liệu 115 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Ô dữ liệu có chiều dài 0...8 byte. Mỗi byte truyền đi theo thứ tự MSB đến LSB • Ô kiểm soát lỗi CRC gồm 15 bit được mã hóa theo phương pháp CRC với đa thức sinh G = X15+X14+X10+X8+X7+X4+X3+1 • Ô xác nhận ACK gồm 2 bit, được phát đi là các bit lặn. Mỗi trạm nhận được bức điện phải kiểm tra CRC. Nếu dữ liệu đúng thì sẽ phát chồng 1 bit trội trong thời gian nhận được ACK đầu tiên. Bức điện truyền chính xác sẽ có 1 bit trội nằm giữa 2 bit lặn • Ô kết thúc khung là 7 bit lặn 116 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Khung lỗi Hai loại lỗi của CAN phân biệt bởi cờ lỗi • Lỗi chủ động có cờ gồm 6 bit trội liền nhau • Lỗi bị động có cờ gồm 6 bit lặn liền nhau trừ trường hợp bị ghi đè bởi bit trội từ trạm khác 117 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Khung quá tải • Cờ quá tải bao gồm 6 bit trội tương tự cờ lỗi chủ động 118 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Truy cập bus • CAN sử dụng phương pháp truy nhập môi trường CSMA/CA, tức là điều khiển phân kênh theo từng bit. • Mã căn cước của thông báo được sử dụng làm mức ưu tiên • Bất cứ trạm nào cũng đều có khả năng gửi thông báo. Trong trường hợp xung đột trên đường truyền, thông báo nào có mức ưu tiên lớn hơn thì sẽ được truyền tiếp. Do đó 1 trạm sau khi gửi thông báo vẫn phải tiếp tục theo dõi đường truyền • Nếu hệ thống sử dụng bit 1 làm bit lặn và bit 0 làm bit trội thì thông báo có mã căn cước càng nhỏ thì càng được ưu tiên 119 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Bảo toàn dữ liệu • Các biện pháp – – – – Theo dõi mức tín hiệu truyền đi và so với tín hiệu nhận được trên bus Kiểm soát lỗi CRC Thực hiện nhồi bit (Bit Stuffing) Kiểm soát khung thông báo • Hiệu quả – – – – – – Phát hiện tất cả các lỗi toàn cục Phát hiện các lỗi cục bộ tại trạm phát Phát hiện tới 5 bit phân bố ngẫu nhiên trong 1 bức điện Phát hiện các lỗi đột ngột có chiều dài nhở hơn 15 bit trong 1 thông báo Phát hiện các lỗi có số bit lỗi là chẵn Tỉ lệ lỗi còn lại nhỏ hơn 4,7.10-11 120 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Mã hóa bit • CAN sử dụng phương pháp nhồi bit rồi sau đó tín hiệu được mã hóa bằng phương pháp • NRZ Các hệ thống dựa trên nền CAN • CANopen – Độ tin cậy cao, hiệu suất đường truyền lớn, thích hợp các ứng dụng điều khiển chuyển động tốc độ cao – Tốc độ và chiều dài đoạn mạng bị ràng buộc với nhau • SDS – Tính thời gian thực cao, áp dụng trong các hệ thống tập trung và phân tán – Hoạt động chủ yếu theo cơ chế hướng sự kiện – Giá thành thấp, độ tin cậy cao, có khả năng chuẩn đoán hệ thống, sử dụng hiệu quả đường truyền, một thiết bị có khả năng tự nhận biết tốc độ và tự cấu hình – Tốc độ và chiều dài đoạn mạng bị ràng buộc, không được nhiều nhà sản xuất hỗ trợ 121 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 3.3 DeviceNet Đặc điểm • Là hệ thống bus được xây dựng trên nền tảng CAN • Tại lớp vật lý, DeviceNet đưa ra cụ thể – Phương thức giao tiếp kiểu tay đôi (peer to peer) hoặc Master/Slave – Cấu hình mạng truckline/dropline, chiều dài dropline tối đa 6m – Tốc độ truyền cố định 125kBit/s, 250kBit/s và 500kBit/s tương ứng với khoảng cách tối đa trên đường trục 500m, 250m, 100m – Số trạm tối đa là 64 trạm – Mỗi thành viên được đặt một địa chỉ MAC-ID có giá trị từ 0...63 – Việc thêm hay bớt một trạm có thể thực hiện “nóng“ 122 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cơ chế giao tiếp Các hình thức giao tiếp • Điều khiển theo sự kiện • Điều khiển theo thời gian-chu kì • Gửi đồng loạt • Phương pháp hỏi tuần tự cổ điển với hệ thống có cấu hình Master/Slave Với các hình thức giao tiếp trên thì • Dữ liệu có thể được thu thập theo chu kì hoặc theo nhu cầu • Sử dụng đường truyền hiệu quả • Các trạm có thể giao tiếp với nhau mà không cần Master 123 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Mô hình đối tượng • Đối tượng căn cước (Identity Object) chứa mã số nhà sản xuất, kiểu thiết bị, phiên bản, trạng thái, tên sản phẩm • Đối tượng chuyển thông báo (Message Router Object) chuyển thông báo tới các đối tượng khác • Đối tượng DeviceNet (DeviceNet Object) chứa địa chỉ trạm, tốc độ truyền, hành động khi ngắt bus, đếm số lần ngắt, địa chỉ Master • Đối tượng ghép (Assembly Object) là đối tượng tổng hợp của nhiều đối tượng khác nhau • Đối tượng nối (Connection Object) đại diện 1 điểm cuối của một đường nối 2 trạm của 1 mạng 124 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Đối tượng tham số (Parameter Object) đại diện giao diện cấu hình của một thiết bị: giá trị, phạm vi, chuỗi, giới hạn • Đối tượng ứng dụng (Application Object) đại diện chương trình ứng dụng 125 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Mô hình địa chỉ Mỗi đối tượng chứa một số thuộc tính và dịch vụ. Việc truy cập các dịch vụ thông qua địa chỉ có dạng Địa chỉ trạm MAC-ID Mã căn cước lớp ĐT Object Class Identifier Mã đối tượng Instance Number Mã thuộc tính/d.vụ Attribute Number 0...63 1...65535 0...65535 1...255 126 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc bức điện Nhóm thông báo Khoảng giá trị Các bit của mã căn cước 10 Nhóm 1 000-3FF 0 Nhóm 2 400-5FF 1 0 Nhóm 3 600-7BF 1 1 Nhóm 4 70C-7EF 1 1 1 1 1 Không hợp lệ 7F0-7FF 1 1 1 1 1 9 8 7 6 5 4 ID thông báo 3 2 1 0 MAC-ID nguồn MAC-ID nguồn ID thông báo ID thông báo MAC-ID nguồn ID-Thông báo 1 1 x x x x 127 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Dịch vụ thông báo DeviceNet có 2 kiểu thông báo • Thông báo rõ ràng (Explicit Message) có địa chỉ đầy đủ của thuộc tính cần truy cập hoặc dịch vụ cần gọi • Thông báo vào/ra chỉ mang dữ liệu, được tự động gửi (không cần có yêu cầu) – Polling – hỏi tuần tự: trạm chủ gửi dữ liệu đầu ra tới từng thiết bị, chờ đáp ứng đầu vào từ các thiết bị này. Ưu điểm dễ kiểm soát, tin cậy. Nhược điểm hiệu suất không cao – Strobing – quét đồng loạt: trạm chủ gửi một loạt thông báo yêu cầu, các trạm tớ đáp lại bằng dữ liệu phụ thuộc mức độ ưu tiên của trạm hoặc của thông báo. Ưu điểm hiệu suất cao với các thiết bị không có đầu ra – Cyclic –tuần hoàn: Các thiết bị được đặt cấu hình để gửi dữ liệu định kì – Change of State – thay đổi trạng thái: Dữ liệu gửi mỗi khi giá trị của nó thay đổi hoặc đồng hồ cảnh báo Heartbeat-Timer báo Timeout Bảng mã căn cước (Bảng 3.6) Các dịch vụ DeviceNet (Bảng 3.7) 128 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 3.4 Modbus Đặc điểm • Là một chuẩn giao thức và dịch vụ thuộc lớp ứng dụng • Có thể thực hiện trên các cơ chế vận chuyển cấp thấp như TCP/IP, MAP, RS-232,... • Quá trình giao tiếp được thực hiện theo cơ chế yêu cầu/đáp ứng • Thường được ứng dụng trong – PLC – Hệ SCADA – Kết nối giữa thiết bị dữ liệu đầu cuối với thiết bị truyền dữ liệu 129 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cơ chế giao tiếp • Modbus chuẩn – Giao tiếp sử dụng RS-232C – Cơ chế giao tiếp Master/Slave. Master thường là máy tính điều khiển trung tâm hoặc các thiết bị lập trình. Slave có thể là PLC hoặc các bộ điều khiển chuyên dụng khác – Trạm chủ có thể gửi đồng loạt hoặc gửi thông báo tới từng trạm tớ. Trạm tớ nhận được yêu cầu mới gửi thông báo đáp ứng – Thông báo yêu cầu gồm: địa chỉ trạm nhận+mã hàm dịch vụ yêu cầu bên nhận thực hiện+dữ liệu đi kèm+thông tin kiểm soát lỗi • Modbus trên các mạng khác – Giao tiếp theo cơ chế riêng có thể là peer to peer hoặc master/slave – Ở mức giao tiếp thông báo, giao thức sử dụng vẫn là Master/Slave 130 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Chu trình yêu cầu/đáp ứng Các thành phần của thông báo (yêu cầu hoặc đáp ứng) – Địa chỉ trạm nhận (0-247), địa chỉ 0 là gửi đồng loạt – Mã hàm gọi chỉ thị hành động trạm tớ cần thực hiện theo yêu cầu – Dữ liệu chứa các thông tin bổ sung mà trạm tớ cần thực hiện yêu cầu đó – Thông tin kiểm lỗi 131 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Chế độ truyền Chế độ ASCII Chế độ RTU(Remote Terminal Unit) Cấu hình bức điện Ưu điểm Nhược điểm Nếu không sử dụng parity thì sẽ sử dụng 2 bit cuối làm Stop bit Nếu không sử dụng parity thì sẽ sử dụng 2 bit cuối làm Stop bit • Cho phép khoảng thời gian trống tối đa 1s giữa 2 kí tự mà không phát sinh lỗi • Hiệu suất cao • Hiệu suất thấp • Thông báo phải được truyền liên tục 132 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc bức điện Khung ASCII Khung RTU Khởi đầu Địa chỉ Mã hàm Dữ liệu Mã LCR Kết thúc Khởi đầu Địa chỉ Mã hàm Dữ liệu Mã CRC Kết thúc 1 kí tự : 2 ki tự 2 kí tự N ki tự 2 kí tự CR+ LF (----) 8 bit 8 bit Nx 8 bit 16 bit (----) • Trường địa chỉ chứa 2 kí tự ASCII hoặc 8 bit có giá trị 0-247, địa chỉ 0 là gửi đồng loạt. Địa chỉ ở đây chỉ là địa chỉ của trạm tớ vì trong Modbus chỉ có 1 trạm chủ duy nhất. Do đó mà không cần nêu đia chỉ trạm truyền và trạm nhận 133 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Mã hàm gồm 2 kí tự ASCII hoặc 8 bit có giá trị 1- 255. Mã hàm thông báo có giá trị 1-127. Một số hàm được nêu ở bảng 3.8. Khi trạm chủ yêu cầu, nó gửi mã hàm tương ứng tới trạm tớ. Khi trạm tớ trả lời, nó cũng dùng chính mã hàm đó trong thông báo đáp ứng • Dữ liệu là phần nói lên chi tiết hành động mà trạm tớ cần thực hiện theo yêu cầu trạm chủ. Bình thường, phần dữ liệu trong thông báo đáp ứng chính là kết quả của hành động đã thực hiện. Nếu xảy ra lỗi, phần dữ liệu chứa mã ngoại lệ, nhờ đó mà Master xác định hành động tiếp theo cần thực hiện Các hàm Modbus được các bộ điều khiển Modicon hỗ trợ được trình bày tại bảng 3.8 134 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Bảo toàn dữ liệu Bảo toàn dữ liệu của Modbus được áp dụng tại 2 mức • Kiểm soát kí tự khung: sử dụng phương pháp Parity • Kiểm soát khung – Chế độ ASCII: sử dụng phương pháp LCR (longitudinal Redundancy Check). Dãy bit nguồn để tính là LCR gồm địa chỉ + mã hàm + dữ liệu. Mã LCR (8 bit – 2 kí tự ASCII) được tính bằng cách cộng đại số toàn bộ các byte của dãy bit nguồn, sau đó lấy bù 2 của kết quả – Chế độ RTU: sử dụng CRC với G = 1010 0000 0000 0001. Khi đưa vào khung thông báo thì byte thấp của CRC được gửi đi trước, tiếp sau là byte cao 135 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Modbus Plus • Đây là hệ thống dựa trên cơ sở Modbus sử dụng ở cấp trường và cấp điều khiển. Modbus có giá thành thấp, dễ lắp đặt và đưa vào vận hành • Modbus Plus sử dụng đôi dây xoắn STP, chiều dài tối đa 500m, sử dụng kỹ thuật truyền RS-485, với tốc độ có thể lên tới 1 Mbit/s. Cơ chế điều khiển truy cập đường truyền là Token Passing • Các thông báo của Modbus Plus được đóng gói thành các khung LLC. Mỗi khung LLC được bổ sung thông tin về địa chỉ trạm gửi, trạm nhận và số lượng byte truyền. Trước khi mã hóa, một khung MAC lại được đóng gói thành bức điện HDLC 136 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Output path Đường dẫn đầu ra có vai trò mux/demux MAC function Mã hàm điều khiển truy cập đường truyền Router Counter Đếm các router mà khung đã đi qua Byte Counter Số lượng byte trong LLC được truyền Trans sequence Mã số phiên giao dịch Preamble Dãy bit báo hiệu khung đầu Routing path Mã số đường dẫn, chứa thông tin chọn đường đi tối ưu Opening Flag Cờ mở đầu khung Destination address Địa chỉ trạm đích Broadcast Address Địa chỉ gửi đồng loạt Source address Địa chỉ nguồn CRC Kiểm tra CRC Closing Flag Cờ kết thúc 137 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 3.5 Interbus-S Kiến trúc giao thức DTI Data Interface SGI Signal Interface MXI Mailbox Interface API Application Programming Interface PDC Process Data Channel ALI Application Layer Interface PMS Peripheral Message Specification LLI Lower Layer Interface PDL Peripheral Data Link BLL Basic Link Layer PHY Physical Layer 138 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU • Lớp vật lý qui định phương pháp mã hóa bit, kỹ thuật truyền dẫn tín hiệu và các giao diện điện học, cơ học, tốc độ truyền,... • Lớp liên kết dữ liệu đảm bảo cho việc truyền thông chính xác, tin cậy. Lớp liên kết dữ liệu hỗ trợ vào/ra 2 loại dữ liệu chính thông qua lớp BLL. Đó là các loại dữ liệu: – Mang tính tuần hoàn như các dữ liệu từ cảm biến, các cơ cấu chấp hành thông qua khối PDC – Có thông số không có tính định kì thông qua PMS với sự hỗ trợ của ALI, LLI và PDL • Phần chính của lớp ứng dụng là PMS là một tập con của MMS. Vì thế mà Interbus-S tương thích cơ bản với ProfibusFMS 139 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc mạng và kỹ thuật truyền dẫn • Sử dụng cấu trúc mạch vòng khép kín • Phương pháp truy cập bus Master/Slave và TDMA, trong đó có 1 trạm chủ duy nhất, các trạm khác được phân chia khoảng thời gian thích hợp để trao đổi dữ liệu • Cấu trúc ghép nối kiểu điểm-điểm sử dụng đôi dây xoắn STP, cáp quang, hồng ngoại,...Thông dụng nhất là đôi dây xoắn STP kết hợp RS-485 • Tổng số trạm tối đa là 256 • Chiều dài dây mạng lên tới 13km • Với tốc độ 500kBit/s thì khoảng cách tối đa là 400m • Phương pháp mã hóa NRZ, môi trường cháy nổ sử dụng mã Manchester • Chế độ truyền Full-duplex 140 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 141 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cơ chế giao tiếp • Phương pháp truy cập TDMA kết hợp Master/Slave • Interbus-S sử dụng 1 khung thông tin bắt đầu từ trạm chủ mang các dữ liệu ra đi 1 vòng qua các trạm tớ • Tại các trạm tớ, mỗi trạm được cung cấp 1 khoảng thời gian để nhận dữ liệu đầu vào và ghi dữ liệu đầu ra (2-16 Byte) tại khe tương ứng • Khi khung thông tin đi được 1 vòng thì tất cả các trạm tớ đều nhận được dữ liệu đầu ra và gửi về trạm chủ dữ liệu đầu vào • Nếu dữ liệu gửi về trạm có dung lượng lớn (lớn hơn 16 Byte) thì dữ liệu này được chia nhỏ và gửi về Master theo các chu kì liên tiếp nhau • Ưu điểm hiệu suất tương đối cao, đảm bảo tính đồng bộ trong hệ thống 142 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 143 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Loop back Dữ liệu quá trình Dữ liệu quá trình Trạm 1 Trạm 2 Dữ liệu quá trình Dữ liệu tham số n Chu kì n Dữ liệu tham số n Dữ liệu tham số 3 Chu kì 3 Dữ liệu tham số 3 Dữ liệu tham số 2 Chu kì 2 Dữ liệu tham số 2 Dữ liệu tham số 1 Chu kì 1 Dữ liệu tham số 1 Dữ liệu quá trình Trạm n-1 Trạm n Trạm 3 FCS Giao thức truyền Interbus-S 144 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc bức điện • Cấu trúc khung giao thức lớp 2 • Khung giao thức lớp 2 được chia thành các kí tự 8 bit. Mỗi kí tự được bổ sung 5 bit • Cấu trúc khung giao thức lớp 1 145 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Dịch vụ giao tiếp • Dịch vụ truyền tuần hoàn – Trạm chủ tự động cập nhật nhờ các dịch vụ truyền của lớp 2 – Các chương trình ứng dụng sử dụng dữ liệu tuần hoàn chỉ cần sử dụng bộ nhớ đệm vào/ra của trạm chủ để đọc các đầu vào và ghi các dữ liệu ra – Cách sử dụng đơn giản, đơn giản hóa thủ tục xử lý phức tạp • Dịch vụ truyền thông báo PMS – Có khoảng 25 dịch vụ được định nghĩa trong PMS, trong đó các dịch vụ tiêu biểu gồm • Context Management: Thiết lập, giám sát các mối liên kết truyền thông • Variable Access: Đọc và ghi các biến quá trình hoặc tham số • Program Invocation: Nạp chương trình, khởi động và kết thúc chương trình – 1 trạm vừa có thể là server cung cấp các dịch vụ PMS vừa là client sử dụng các dịch vụ do trạm khác cung cấp 146 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 3.6 AS-i (Actuator Sensor Interface) Đặc điểm • Có khả năng đồng tải nguồn • Phương pháp truyền bền vững trong môi trường công nghiệp nhưng không đòi hỏi cao về chất lượng đường truyền • Cấu trúc mạng có thể là mạng đường thẳng hoặc hình cây • Giao diện mạng có giá thành thấp • Bộ nối nhỏ gọn, đơn giản, giá thành hợp lý 147 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 148 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Kiến trúc giao thức • Toàn bộ xử lý giao thức chỉ gói gọn trong lớp 1 theo mô hình OSI • Trong lớp vật lý, AS-i đưa ra phương pháp mã hóa hoàn toàn mới để thích hợp với đường truyền 2 dây đồng tải nguồn và không dựa vào chuẩn RS-485 như các hệ thống khác • Lớp vật lý cũng qui định rõ các thành phần mạng • Chức năng điều khiển truy cập và bảo toàn dữ liệu cũng được thực hiện tại lớp 1 – Truy cập đường truyền sử dụng phương pháp Master/Slave – Bảo toàn dữ liệu sử dụng parity bit kết hợp với phương pháp mã hóa bit mà AS-i tự xây dựng 149 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc mạng và cáp truyền • Cấu trúc mạng có thể chọn là cấu trúc thẳng (daisy-chain hoặc truckline/dropline) • Các trạm có thể được phân bố đều, có thể được sắp xếp theo nhóm • Không yêu cầu sử dụng trở đầu cuối • 1 trạm chủ duy nhất kiểm soát hoạt động toàn mạng • 1 trạm tớ có thể là 1 bộ ghép nối với tối đa 4 cảm biến hoặc cơ cấu chấp hành có tích hợp giao diện AS-i • Chiều dài tổng cộng cáp truyền tối đa 100m, khoảng cách lớn hơn phải sử dụng bộ lặp • Số trạm trong 1 mạng tối đa là 31, toàn mạng tối đa 124 • Tốc độ qui định không đổi là 167kBit/s 150 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 151 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cơ chế giao tiếp • AS-i sử dụng cơ chế giao tiếp Master/Slave • Trong 1 chu kì bus, trạm chủ giao tiếp với mỗi trạm tớ theo phương pháp hỏi tuần tự • Khi giao tiếp với 1 trạm – Trạm chủ gửi bức điện với độ dài 14 bit gồm 5 bit chứa địa chỉ trạm tớ và 5 bit thông tin (dữ liệu đầu ra hoặc mã hàm gọi) – Trạm tớ trả lời bằng 1 bức điện có độ dài 7 bit trong đó có 4 bit là dữ liệu đầu vào hoặc kết quả thực hiện hàm • Tốc độ được giữ cố định 167kBit/s nên thời gian 1 chu kì bus phụ thuộc hoàn toàn vào số trạm ghép nối nhưng không vượt quá 5ms • Nếu có sự cố thì trạm chủ có thể gửi riêng từng bức điện • Ngoài ra AS-i còn có 9 loại thông báo gồm 2 loại phục vụ truyền dữ liệu, 2 loại dùng để đặt địa chỉ và 5 loại để nhận 152 dạng và xác định trạng thái các trạm tớ CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Cấu trúc bức điện Trao đổi dữ liệu 0 0 A4 A3 A2 A1 A0 0 D3 D2 D1 D0 P 1 Đặt tham số 0 0 A4 A3 A2 A1 A0 0 D3 D2 D1 D0 P 1 Đặt địa chỉ 0 0 0 0 0 0 0 A4 A3 A2 A1 A0 P 1 Reset trạm tớ 0 1 A4 A3 A2 A1 A0 1 1 1 0 0 P 1 Xóa địa chỉ mặc định 0 1 A4 A3 A2 A1 A0 0 0 0 0 0 P 1 Đọc cấu hình vào ra 0 1 A4 A3 A2 A1 A0 1 0 0 0 0 P 1 Đọc mã căn cước 0 1 A4 A3 A2 A1 A0 1 0 0 0 1 P 1 Đọc trạng thái 0 1 A4 A3 A2 A1 A0 1 1 1 1 0 P 1 Đọc và xóa trạng thái 0 1 A4 A3 A2 A1 A0 1 1 1 1 1 P 153 1 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Mã hóa bit • Đặc điểm cáp 2 dây của mạng AS-i – Đặc tính suy giảm mạnh theo tần số – Nhiễu xạ lớn • Phương pháp APM = AFP + Manchester • Gửi dữ liệu – Chuyển dãy bit cần gửi sang mã Manchester – Dòng điện tương ứng sẽ tạo ra mức điện áp mong muốn trên đường truyền – Tại sườn lên của dòng tạo điện áp âm và ngược lại • Nhận dữ liệu – Nhận biết các xung âm và dương – Dựa vào khoảng cách giữa các xung để phân biệt các bit 0 và 1 154 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU 155 CÁC HỆ THỐNG BUS TIÊU BIỂU Bảo toàn dữ liệu • Phương pháp bảo toàn dữ liệu là Parity bit kết hợp với phương pháp mã hóa hợp lý • Trong 1 chu kì bit, tín hiệu trên đường truyền được lấy mẫu 16 lần. Trong mỗi chu kì bit phải có 1 hoặc 2 xung và các xung kết tiếp phải đảo chiều. Chỉ những tín hiệu dạng này mới được xử lý, còn lại được coi là lỗi và phải truyền lại • Tiếp theo, mỗi bức điện có chiều dài cố định, có bit đầu và bit cuối và được ngăn cách bởi 1 khoảng thời gian nghỉ, nếu xuất hiện sai lệch thì cũng có thể phát hiện được • Cuối cùng, các giá trị nhận được sẽ được kiểm tra bằng 1 bit chẵn lẻ 156 CHƯƠNG 4 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ 157 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ 4.1 CENTUM CS 3000 R3 Centum CS 3000 R3 là sản phẩm của hãng Yokogawa, Japan được phát triển từ những năm 1975. Đây là hệ thống điều khiển phân tán được sử dụng để điều khiển và giám sát các hệ thống ứng dụng trong các lĩnh vực hóa chất, hóa dầu, thực phẩm, sắt thép, năng lượng,... Cấu hình Centum CS 3000 R3 • Cấu hình cơ sở 158 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ • Cấu hình chuẩn 159 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ Các thành phần chuẩn trong hệ thống • HIS – Human Interface Station được sử dụng để điều khiển và giám sát quá trình điều khiển, bao gồm – Desktop Type HIS là máy PC với bàn phím đặc biệt – Console Type HIS là máy PC đặc biệt phức hợp với màn hiển thị LCD, phím điều khiển touch panel function Console Type HIS 160 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ • FCS - Field Control System là hệ thống máy điều khiển do hãng Yokogawa chế tạo và sản xuất • Control LAN – Vnet/IP là hệ thống mạng theo chuẩn IEEE 802.3 Ethernet có tốc độ lên tới 1GBit/s được sử dụng để kết nối các trạm HIS, FCS và BCV • BCV – Bus Converter • ENG – Engineering Station là máy trạm dùng để mô phỏng hoạt động hệ thống và điều khiển hệ thống khi máy FCS thực thi FCS họat động bảo hành hay sửa chữa hệ thống 161 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ 162 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ • SIOS – System Integration OPC Station là hệ thống máy điều khiển trên nền OPC tương thích với các thiết bị điều khiển của các hãng khác • Centum CS 3000 R3 có thể hỗ trợ các hệ thống bus khác nhau như Foundation Fieldbus, HART, Profibus-DP, DeviceNet, Modbus, Modbus/TCP và Ethernet/IP Giao diện HMI – Human Machine Interface • Cung cấp giao diện điều khiển và giám sát hệ thống • Nhanh chóng cập nhật các thông số điều khiển • Cung cấp hệ thống cảnh báo • Hỗ trợ giám sát đa màn hình từ xa, thông qua mạng 163 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ 164 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ 4.2 PlantScape PlantScape là hệ thống điều khiển phân tán được xây dựng bởi hãng Honeywell. Đây là hệ thống lai, có thể điều khiển tương tự và điều khiển rời rạc Cấu hình hệ thống • Cấu hình tối thiểu 165 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ • Cấu hình cơ bản 166 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ Đặc điểm hệ thống • PlantScape là hệ thống điều khiển giám sát hoạt động linh hoạt, bền bỉ và có cấu trúc mở • Hệ thống hoạt động trên giao thức Server/Client có khả năng hỗ trợ cơ sở dữ liệu của các hãng phần mềm khác nhau, đáp ứng theo thời gian thực • Hệ thống hỗ trợ các kỹ thuật và chuẩn mới nhất như ODBC, AdvanceDDE, ActiveX, Visual Basic, OLE for Process Control,... 167 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ • Hỗ trợ giám sát từng điểm thông số, các vị trí kỹ thuật, công nghệ • Hệ thống hỗ trợ các thiết bị trường khác nhau của Honeywell và nhiều hãng sản xuất thứ 3 • Dễ dàng xây dựng hệ thống thành hệ thống SCADA hoặc hệ thống điều khiển phân tán • Hệ thống hỗ trợ 6 mức bảo vệ • Giao diện giám sát trực quan, dễ sử dụng 168 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ Xây dựng hệ thống điều khiển giám sát trên nền WEB 169 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ Khai báo và sử dụng modul điều khiển 170 MỘT SỐ MẠNG TRUYỀN THÔNG TRONG THỰC TẾ Giám sát các thông số điều khiển multi point 171 BÀI GIẢNG KẾT THÚC 172