Uploaded by Duy Đào

QLH chương 5

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN
KHOA KHOA HỌC QUẢN LÝ
---------------  ---------------
BÀI TẬP
QUẢN LÝ HỌC
Họ và tên thành viên
nhóm
:Đỗ Ngọc Anh
- 11170079
Đào Đức Duy
- 11176136
Nguyễn Sơn Lâm - 11172405
Lớp
: Kinh tế quốc tế CLC 59A
Giảng đường
: A2 – 918; Tiết 6-9 Thứ 4
Giảng viên
: PGS.TS Nguyễn Thị Ngọc
Huyền
Hà Nội, tháng 04 năm 2019
Đề bài:
1
Đề bài:
1, Nêu tên một tổ chức mà em quan tâm
2, Xác định một nhóm người lao động mà em nhận thấy cần
nâng cao động lực làm việc của họ.
3, Vận dụng mô hình phù hợp để phản ánh những công cụ tạo
dộng lực được tổ chức kể trên sử dụng để nâng cao động lực
cho nhóm người lao động kể trên.
4, Việc sử dụng các công cụ tạo động lực đã bộc lộ những ưu
nhược điểm gì ?
5, Nêu ra một vài sáng kiến đẻ hoàn thiện các công cụ tạo
dộng lực trên.
2
Phần 1 : Giới thiệu về cửa hàng trà sữa Gongcha tại Vinh






Cửa hàng trà sữa Gongcha cơ sở tại Vinh là hình thức cơ sở nhượng quyền của
chuỗi cửa hàng trà sữa Gongcha Việt Nam. Đây là chi nhánh đầu tiên của trà sữa
Gongcha Việt Namđược mở tại Vinh vào ngày 28/12/2017.
Thương hiệu Gongcha được mua lại bởi 1 start-up trẻ tên là Trần Quang Huy. Và
phát triển 1 cách mạnh mẽ, trở nên rất phổ biến trong mọi tầng lớp người dân thành
phố Vinh. Hiện giờ anh đang là chủ cửa hàng trực tiếp điều hành mọi hoạt động của
cửa hàng trà sữa
Là cửa hàng chuyên về trà sữa của Đài loan với bề dày trên 10 năm về ngành trà
sữa ở Đài loan.
Địa chỉ: Tầng 1 toà City Hub, số 1, Lê Hồng Phong, Thành phố Vinh, Tỉnh Nghệ
An.
Số điện thoại : 0238 628 1616
Gmail: Gongchavinh@gmail.com
Phần 2 : Nghiên cứu và dựa báo
1. Nghiên cứu môi trường:
a. Môi trường bên ngoài
+ Các chính sách tạo động lực mà các đối thủ cạnh tranh đang áp dụng: Tăng
lương thưởng gấp đôi hoặc thậm chí gấp ba cho nhân viên làm những ngày Lễ, Tết. Có
những ngày trong ên liêuháng tổ chức sinh nhật cho các nhân viên, vinh danh những cá
nhân làm việc xuất sắc. Ví dụ như chuỗi cửa hang Ding tea còn tổ chức các khóa đào
tạo ngắn và dài hạn miễn phí để nhân viên hiểu sâu về công thứ pha chế và sử dụng
nguyen liệu hiệu quả.
+ Vốn là thứ đồ uống quen thuộc và phổ biến, nhưng để nói đến từ “thời đại hoàng
kim” của thị trường trà sữa thì có lẽ đó là ở thời điểm hiện tại.
Chưa bao giờ người ta thấy nhiều cửa hàng trà sữa như vậy. Hầu như trên khắp
các phố lớn, đâu đâu cũng thấy bóng dáng của những hàng trà sữa với sự góp mặt của
nhiều thương hiệu lớn nhỏ đến từ các nước trên thế giới như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật
Bản, Malaysia..Do vậy như cung về lao động của thị trường là khá lớn. Và cầu lao động
không khan hiếm vì đối tượng mà các quán trà sữa nhắm đến các bạn trẻ năng động và
linh hoạt có độ tuổi từ 18 đến 35
3
+ Giai đoạn của chu kỳ kinh tế: Từ năm 2008 tới nay, nền kinh tế thế giới nói chung,
kinh tế Việt nam nói riêng rơi vào suy thoái trầm trọng và đang dần phục hồi trong các
năm gần đây. Trà sữa ngày nay không chỉ “chinh phục” trẻ em, học sinh, sinh viên mà
ngay cả giới văn phòng, người lớn tuổi đều yêu thích. Không chỉ với người tiêu dùng, trà
sữa còn được coi là “miếng bánh ngon” trên thị trường đầu tư. Báo cáo từ Euromonitor
cho thấy, thị trường trà sữa Việt Nam có giá trị 282 triệu USD vào năm 2016, tốc độ tăng
trưởng hàng năm là 20%.
+ Các bộ luật về lao động: Quy định theo Hiến pháp, Bộ luật Lao động, Luật Bảo
hiểm xã hội,...
b. Môi trường bên trong
+ Đặc điểm của người lao động:
- Đối tượng lao động: Không cần trình độ quá cao và là lao động phổ thông
+ Đặc điểm về công viêc:
- Có các vị trí là thu ngân, pha chế và phục vụ. Làm việc với tinh thần học hỏi,
trung thực, sở hữu niềm đam mê hiểu biết để giới thiệu về văn hóa, những giá trị cốt lõi,
và nhiệm vụ của Gongcha cho Quý khách hàng.
- Giữ vững thái độ làm việc bình tĩnh và chuyên nghiệp trong những điều kiện khó
khăn bất thường nhằm bảo đảm tiêu chuẩn hoạt động của cửa hàng và tạo tấm gương cho
những thành viên khác.
+ Đặc điểm của quán trà sữa:
- Mục tiêu: Đảm bảo nguồn nhân lực dồi dào, chuyên nghiệp, gắn bó lâu dài để
phục vụ và mang đến những văn hoa, môi trường làm việc hiểu quả và văn minh
- Chiến lược: Đào tạo nhân viên các kĩ năng pha chế, và làm quen với nhiều công
thức pha chế và yêu cầu cho từng sản phẩm. Sau quá trình đào tạo, nếu nhân viên qua bài
kiểm tra về tác phong khi làm việc cũng như các tiêu chuẩn về cách thức pha chế, các quy
định về vệ sinh nhân viên sẽ có cơ hội trở thành nhân viên chính thức của Gong Cha. Và
có rất nhiều hình thức đãi ngộ để giữ chân nhưng nhân tố sáng, luôn tạo cơ hội đẻ nhân
viên phát huy hết khả năng và sự sáng tạo
4
2. Xác định mục tiêu tạo động lực
Nói chung, mục tiêu của tạo động lực là làm cho người lao động có thể phát huy hết
khả năng của bản thân trong công việc, nâng cao năng suất lao động cũng như tính sángtạo
và thích nghi trong các hoàn cảnh công việc.
Vì khí hậu miền Bắc có mùa đông lạnh nên doanh số các tháng mùa đông sẽ giảm
nhẹ so với mùa hè nóng nực. Do vậy nên chia làm hai chu kì trong năm.
- Chu kì 1: Từ tháng 3 đến thánh 10: Đây lầ khoảng thời gian quán làm việc hết
công suất, các nhân viên phải di chuyển với cường độ cao do lượng khách tang. Đồng thời
với việc các nhân viên phải ở lại quán để làm tăng ca nhiều hơn và dày đặc. Thời gian này,
nếu như các nhân viên không thể thích nghi được với áp lực công việc quá cao sẽ bỏ quán
và nghỉ việc. Đây chính là lúc cần tạo động lực, giảm áp lực cho nhân viên để họ có thể
hoàn thành tốt công việc được giao. Vì thế, mục tiêu tạo động lực của giai đoạn này, chính
là giảm thiểu áp lực đối với nhân viên, đồng thời có chính sách khuyến khích tích cực để
tạo điều kiện thuận lợi cho nhân viên hoàn thành công việc trong môi trường áp lực cao.
- Chu kì 2: Từ tháng 10 đến hết tháng 2 năm sau:là thời gian khối công việc giảm
đáng kể. Trời bắt đầu chuyển lạnh, khách đến quán hầu như là các bạn trẻ vì yêu thích
hương vị của Gongcha, hoặc hẹn hò, bàn chuyện tại quán. Và thời điểm tháng 2, sau dịp
Tết nguyên đán nghỉ kéo dài, nhiều nhân viên có thể xin nghỉ hoặc chuyển sang một công
việc khác hay một quán khác khi cảm thấy môi trường mới tốt và thỏa mãn hơn. Lúc này,
quán phải có sự quản lý phù hợp về nhân sự, vừa đảm bảo công việc được thông suốt đồng
thời phải tạo các điều kiện thư giãn cho nhân viên sau một khoảng thời gian làm việc liên
tục, mặt khác phải tạo động lực đủ để giữ chân những nhân viên cũ, đồng thời thu hút
nguồn nhân lực mới. Thời gian này là thời gian tạo động lực để làm bước đệm cho một chu
kỳ kinh doanh tiếp theo. Vì thế, mục tiêu tạo động lực giờ hướng tới các đối tượng nhân
viên mới, các nhân viên cũ muốn rời công ty, tạo bước đệm cho chu kỳ kinh doanh tiếp
theo.
Phần 3 : Phân tích môi hình ( Lựa chọn mô hình phân cấp nhu cầu
của Maslow )
Mô hình phân cấp nhu cầu của Maslow trong cửa hàng trà sữa gongcha
Khái niệm: Theo maslow thì mỗi người đều có một tập hợp những nhu cầu rất đa
dạng và được chia thành những cấp độ khác nhau cụ thể là sẽ có 5 cấp độ từ thấp đến cao
và được biểu diễn theo hình tháp:
5
Sau đây ta sẽ xem xét các công cụ mà cửa hàng trà sữa Gongcha đã sử dụng theo
mô hình trên
Về mặt nhu cầu sinh lý, các nhà quản lí của cửa hàng Gongcha đã tạo ra mức đãi ngộ cả
trực tiếp và gián tiếp. Đặc biệt họ đã tìm hiểu rất kĩ về từng cá nhân.
+ Gongcha đã đưa ra những mức lương khá phụ hợp so với cuộc sống hiện tại:
Đối với người làm việc toàn thời gian sẽ được hưởng mức lương cơ bản từ 3,54 triệu/ tháng ( lúc thử việc ) và từ 4,5- 6 triệu/ tháng ( lúc làm chính thức)
- Đối với người làm việc bán thời gian thì từ 1,5-2,5 triệu/ tháng.
+ Về mặt thời gian, ăn uống, đi lại:
-
-
-
Thời gian làm việc cho những người làm toàn thời gian là 15 tiếng( bắt đầu
làm việc từ 8h sáng đến 11h tối ) và Gongcha đã hỗ trợ cho nhân viên 2 bữa (
bữa trưa và bữa tối )
Thời gian làm việc của nhân viên bán thời gian sẽ có 2 ca: ca 1 ( từ 8h sáng- 3h
chiều), ca 2 ( từ 3h chiều đến 11h tối ). Các nhà lãnh đạo đã nhận thấy hầu như
những người đang làm việc bán thời gian đều là sinh viên của các trường trong
thành phố nên việc chính của họ vẫn là học tập cho nên họ đã tạo điều kiện lựa
chọn lịch làm việc của từng các nhân để phù hợp với lịch học của từng cá
nhân. Không những vậy họ cũng đuợc gongcha hỗ trợ 1 bữa ăn trong từng ca
làm việc.
Về mặt đi lại, nhu cầu đặt hàng online của mọi người đang dần phổ biến thì
gongcha đã hỗ trợ phí xăng xe cho xe của cửa hàng để dùng giao hàng cho
khách, và phí ship thì sẽ được góp thêm vào quỹ khen thưởng của cửa hàng.
6
Về nhu cầu an toàn:
Mỗi người sẽ có 1 tủ đồ riêng và có 1 phòng dành cho nhân viên để tránh mất
cắp. Trong khuôn viên làm việc cũng được lắp đặt hệ thống camera để đảm bảo
an ninh cho cửa hàng cũng như nhân viên khi làm việc tại cửa hàng. Đòng thời
cửa hàng cũng đưa ra những qui định về tài sản chung và tài sản riêng cụ thể
như điện thoại, phương tiện của cửa hàng thì không được sử dụng vào mục
đích cá nhân,...
- Vừa qua xảy ra rất nhiều trường hợp hành vi quấy rối trong thang máy,... và
chủ yếu lúc đêm muộn các nhà lãnh đạo của cửa hàng cũng đã linh hoạt và rất
ưu tiên về 1 số mặt như: nhân viên nữ sẽ được ưu tiên lựa chọn ca sáng vì
thường buổi tối tan ca muộn nên có thể gặp nguy hiểm lúc đi làm về.
Về nhu cầu xã hội
Cao hơn nhu cầu an toàn là nhu cầu quan hệ như quan hệ giữa người với người,
quan hệ con người với tổ chức hay quan hệ giữa con người với tự nhiên.Các nhà lãnh đạo
quản lí của cửa hàng luôn biết cách tạo động lực cho nhân viên thông qua 1 số việc tiêu
biểu như:
-
-
-
Có các buổi ngoại khoá để giúp cho tính làm việc nhóm được tăng lên ( đi du
lịch ở khu sinh thái Diễn Lâm và tạo ra các trò chơi teamwork ). Đây cũng góp
phần tính đoàn kết cho tập thể cũng như thấy được sự quan tâm của đội ngũ
quản lí với nhân viên vừa cho nhân viên được hưởng những quyền lợi thiết
thực khi đi làm ở GongCha.
Cho nhân viên tham gia các hoạt động ở các nơi công cộng ( ví dụ như phát trà
sữa miễn phí ở trường đại học nhân dịp các em nhập học năm mới ) vừa quảng
bá được thương hiệu vừa cho mọi người thấy được sự linh hoạt của đội ngũ
nhân viên của cửa hàng, đó cũng như là 1 sự công nhận của mọi người về nhân
viên về phong cách làm việc.
Về nhu cầu tôn trọng
Các quản lí của Gongcha chịu khó lắng nghe ý kiến của nhân viên, xem nhân viên
như là những người bạn của mình hàng tháng đều có những cuộc họp để nhân viên được
nêu lên ý kiến và bầu ra những nhân viên xuất sắc của tháng. Bên cạnh đó cũng cho nhân
viên tự rút ra được những điểm mạnh, điểm yếu của cửa hàng để thay đổi theo hướng tích
cực giúp cửa hàng càng ngày càng phát triển mạnh mẽ hơn.
-
Tuy nhiên sự ghi nhận hoàn thành tốt 1 công việc chưa được đáp ứng thoả
đáng về mức thưởng :
+ Quán có qui định hàng tháng sẽ bầu ra những nhân viên xuất sắc của quán để
có những phần thưởng. Tuy nhiên mức thưởng mà quán đưa ra còn khá ít. Có
thể lấy ví dụ như nhân viên sẽ chỉ được 1 voucher miễn phí 1 ly đồ uống tại
7
quán hoặc những phần thưởng chỉ mang tính tự phát của ban quản lí như vé
xem phim hay thẻ điện thoại,…
Về nhu cầu thể hiện bản thân
Nhu cầu được xem là cao nhất trong sơ đồ hình tháp của Maslow chính là nhu cầu
tự hoàn thiện bản thân. Về nhu cầu này, ở cửa hàng gongcha mọi nhân viên đều có thể
phát huy năng lực của mình, khi được làm tốt nhân viên có thể được thăng chức lên các
chức cao hơn và qua đó cũng sẽ có nhưng mức lương và quyền lợi lớn hơn. Họ luôn
khuyến khích động viên nhân viên hằng ngày, cụ thể bắt đầu mỗi ca làm thì các nhà quản
lí và nhân viên luôn cùng nhau hô vang khẩu hiệu: “ Gongcha, chúng tôi luôn thể hiện hểt
mình “
Tuy nhiên việc cửa hàng đưa ra những qui định về trang phục, hình thức sẽ làm
giảm đi nhu cầu thể hiện bản thân của 1 số nhân viên ví dụ như :
+ nhân viên không để được móng tay quá dài, sơn móng loè loẹt
+ không xịt nước hoa quá nồng, không đeo nhiều quá trang sức, phụ kiện có
giá trị lớn khi làm việc,....
 Qua nhưng hoạt động trên của cửa hàng Gongcha cho thấy đội ngũ quản lí đã hiểu
và vận dụng rất tốt mô hình của Maslow họ đã dùng rất nhiều phương pháp để
khuyến khích tạo động lực cho nhân viên của họ. Minh chứng cho điều đó là
doanh thu của cửa hàng từ ban đầu chỉ vọn vẹn 3 tỷ mỗi năm nay đã tăng lên
thành4,5 tỷ mỗi năm. Chỉ số đánh giá thái độ phục vụ của nhân viên thông qua
mạng xã hội hay trực tiệp tại của hàng luôn đạt từ 4,5- 5 sao.
-
Phần 4: Ưu, nhược điểm của công cụ tạo động lực
Qua nhiều năm thực hiện phương pháp tạo động lực tổng hợp từ nhiều phương pháp
khác nhau, về cơ bản đã đạt được một số chuyển biến tích cực trong năng suất làm việc
cũng như tỷ lệ bỏ cửa hàng của nhân viên. Nhìn lại những biện pháp này ta có thể thấy:
+ Cửa hàng đã xây dựng những quy định, quy chế nhân viên một cách rõ ràng, phổ
biến những mục tiêu chung của cửa hàng với từng chỉ mục cụ thể, từ đó kích thích người
lao động làm việc hết mình để góp phần đạt mục tiêu chung và cảm thấy gắn bó hơn với
cửa hàng. Đây là thành công của các công cụ hành chính
+ Việc tuyển chọn, đào tạo và phân bổ nhân viên được thực hiện một cách phù hợp,
công bằng, tạo điều kiện để nhân viên phát huy hết khả năng, thế mạnh của mình trong một
môi trường làm việc thân thiện, từ đó tăng sự thỏa mãn với công việc, tạo động lực làm
việc hiệu quả. Việc thành lập nhóm được quy định rõ ràng về nhiệm vụ, quyền hạn đối với
8
trưởng nhóm, thành viên nhóm trong quy chế nhân viên, tạo điều kiện thuận lợi khi thường
xuyên làm việc nhóm. Đây là thành công của các công cụ tổ chức.
+ Hệ thống lương được quy định một cách cụ thể, rõ ràng và hợp lý, hệ thống cấp bậc
được minh bạch dựa trên thời gian làm việc và trình độ tương ứng. Ngoài lương còn có các
khoản thưởng thường kỳ, thưởng các dịp lễ, tết, chế độ bảo hiểm và phúc lợi phù hợp kích
thích động lực làm việc của các nhân viên. Đây là thành công của các công cụ kinh tế.
+ Ngoài ra, cửa hàng còn có nhiều chương trình đào tạo nâng cao trình độ cả về
chuyên môn lẫn văn hóa ứng xử. Những chương trình này không những nâng cao trình độ
của mỗi nhân viên, mà còn góp phần tạo nên môi trường văn hóa tổ chức lành mạnh, thân
thiện. Từ đó nhân viên có thể làm việc hiệu quả hơn.
Tuy nhiên, ngoài những thành công đó, hiệu quả tạo động lực ở còn Gongcha Vinh
nhiều tồn tại sau:
+ Tuy công cụ kinh tế phát huy được tác dụng, nhưng thời gian để thăng cấp bậc,
tăng lương còn hơi dài, số cấp bậc còn nhỏ và chủ yếu là phụ thuộc thời gian làm
+ Cửa hàng chưa thực hiện tốt công tác tổ chức, nhiều khi để một nhân viên phải
tăng ca quá nhiều không có ngày nghỉ, dẫn tới áp lực công việc cho nhân viên tăng cao,
giảm hiệu quả công việc.
+ Trong “mùa nắng cực điểm” ngoài các công cụ kinh tế là tiền lương, thưởng
ngoài giờ, cửa hàng chưa có công cụ nào hiệu quả để giảm áp lực, kích thích động lực
làm việc
cho nhân viên
+ Tuy đã có nhiều hoạt động đào tạo, nhưng số lượng nhân viên được tham gia
còn ít
Phần 5: Một số giải pháp đưa ra
Để khắc phục những tồn tại trên, đồng thời tiếp tục phát huy những thành công đã
đạt được, cửa hàng cần có một số điều chỉnh trong việc tạo động lực cho nhân viên như
sau:
9
+ Thực hiện một cuộc điều tra toàn diện cửa hàng mỗi năm 1 lần về mức độ hài
long đối với chức vụ, mức đãi ngộ hiện tại, môi trường làm việc của mỗi nhân viên để từ
đó đưa ra những điều chỉnh cụ thể.
+ Cải thiện các công cụ kinh tế, tăng số cấp bậc, giảm thời gian tăng cấp và thay
bằng hiệu quả công việc ở từng thời kỳ. Cải thiện mức lương, thưởng phù hợp với yêu
cầu của người lao động cũng như nguồn lực của cửa hàng.
+ Điều chỉnh lại công tác tổ chức, kéo dãn thời gian giữa 2 lầnchu kì kinh doanh,
không để một nhân viên hoặc 1 nhóm nhân viên làm việc quá nhiều dẫn tới áp lực tăng
cao. Có sự cân nhắc phù hợp đối với các trường hợp nhân viên là phụ nữ, có gia đình,...
+ Tổ chức thêm các hoạt động đào tạo, nâng cao trình độ chuyên môn cũng như văn
hóa ứng xử, tổ chức các hoạt động vui chơi giải trí, du lịch, thư giãn trong thời gian công
việc chưa nhiều. Tăng cường bồi dưỡng nhân viên tay nghề cao, và tổ chức nhiều cuộc
thi tay nghề.
10
Download