Uploaded by Nguyễn Quốc Việt

bài giảng nông nghiệp sạch- GAP- TS.Trần Đăng Hòa

advertisement
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM HUẾ
DỰ ÁN HỢP TÁC VIỆT NAM – HÀ LAN
BÀI GIẢNG
NÔNG NGHIỆP SẠCH (GAP)
Người biên soạn: TS. Trần Đăng Hoà
Huế, 08/2009
PHẦN LÝ THUYẾT
BÀI 1
GIỚI THIỆU CHUNG VỀ THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT (GAP)
1.1. Các yếu tố toàn cầu và khu vực dẫn đến nhu cầu về chất lượng và an toàn
thực phẩm
+ Độc tố trong sản phẩm nông nghiệp và nguy cơ độc cấp tính, mãn tính cho người
tiêu dùng ngày càng cao. Các chính sách pháp lý của nhà nước, luật vệ sinh an toàn
thực phẩm ngày càng chặt chẽ và hoàn thiện.
+ Các yếu tố toàn cầu và yếu tố vùng dẫn đến việc tăng nhu cầu về chất lượng và an
toàn thực phẩm:
1.1.1. Các yếu tố toàn cầu
- Sự thay đổi lối sống của người tiêu dùng: Do chất lượng cuộc sống tăng dẫn đến
nhu cầu về sản phẩm nông nghiệp có chất lượng và an toàn ngày càng cao. Những
thay đổi này sẽ tác động vào hệ thống cung ứng sản phẩm.
- Tăng tự do thương mại và thương mại toàn cầu: Khi gia nhập Tổ chức Thương
mại Thế giới (WTO), việc xoá bỏ hàng rào thuế quan giữa các nước là một lợi thế
cạnh tranh tự do, nhưng những rào cản về an toàn vệ sinh dịch tể là một trong
những thách thức mới của chúng ta.
- Sự gia tăng ưu thế của siêu thị toàn cầu: Các siêu thị có những yêu cầu nghiêm
ngặt về chất lượng và an toàn thực phẩm, nhằm đảm bảo tính đồng đều và an toàn
cho người tiêu dùng. Để có những sản phẩm chất lượng đồng đều và được cung cấp
quanh năm thì siêu thị có nhiều nguồn cung cấp từ các nước khác nhau.
- Chính sách của nhà nước: Qui định chung về vệ sinh an toàn dịch tể, xây dựng
tiêu chuẩn về danh mục dư lượng (MRL: Maximum Residue Limits) cho phép
thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) trong nông sản thực phẩm. MRL là một giới hạn tối
đa dư lượng thuốc BVTV (biểu thị bằng mg/kg), là nồng độ cao nhất của dư lượng
thuốc có trong một đơn vị sản phẩm có thể được chấp nhận, cho phép bởi bộ luật
của một nước cho một loại nông sản nào đó.
- Các đòi hỏi trách nhiệm đối với cộng đồng: Bảo vệ môi trường, phúc lợi cho
người lao động, sản phẩm không biến đổi gen (GMOs)...
1
- Thương mại điện tử: Việc mua bán hàng qua mạng hiện nay là khá phổ biến giữa
các quốc gia. Việc tiêu chuẩn hóa, cụ thể hóa các qui định về chất lượng và an toàn
sản phẩm là một điều cam đoan cho việc giao dịch.
1.1.2. Các yếu tố khu vực
- Thu nhập tăng: Thu nhập cao hơn khuyến khích người tiêu dùng mua nhiều thực
phẩm mới và lạ. Nhu cầu về chất lượng cao hơn cũng tăng.
- Thay đổi lối sống tiêu dùng: Những thay đổi lối sống ở khu vực Đông Nam Á, bộc
lộ những ảnh hưởng của phương Tây về sở thích đi mua sắm, nấu ăn và thói quen
ăn uống; trình độ giáo dục tăng nên nhận thức tốt hơn về giá trị dinh dưỡng và an
toàn thực phẩm.
- Du lịch tăng: Du lịch khu vực châu Á ngày càng tăng, thực phẩm phải đảm bảo
chất lượng và an toàn để phục vụ du khách.
- Phát triển cơ sở hạ tầng: Giao thông phát triển tốt tạo thuận lợi cho việc phát triển
các hệ thống siêu thị. Việc phát triển các hệ thống siêu thị tập trung đòi hỏi các
trang thiết bị đồng bộ.
- Sự gia tăng các siêu thị: Những thay đổi trong lối sống và tăng thu nhập làm thay
đổi sở thích mua sắm tại một siêu thị.
- Xuất nhập khẩu: Tự do thương mại giữa các nước đã tạo ra sự dễ dàng tiếp cận
việc nhập khẩu và xuất khẩu.
1.2. Khái niệm GAP
Thực hành nông nghiệp tốt (Good Agriculture Practices - GAP) là những
nguyên tắc được thiết lập nhằm đảm bảo một môi trường sản xuất an toàn, sạch,
thực phẩm phải đảm bảo không chứa các tác nhân gây bệnh như chất độc sinh học
(vi khuẩn, nấm, virus, ký sinh trùng) và hóa chất (dư lượng thuốc BVTV, kim loại
nặng, hàm lượng nitrat), đồng thời sản phẩm phải đảm bảo an toàn từ ngoài đồng
ruộng đến khi sử dụng. GAP bao gồm việc sản xuất theo hướng lựa chọn địa điểm,
việc sử dụng đất đai, phân bón, nước, phòng trừ sâu bệnh hại, thu hái, đóng gói, tồn
trữ, vệ sinh đồng ruộng và vận chuyển sản phẩm, v.v. nhằm phát triển nền nông
nghiệp bền vững với mục đích đảm bảo:
- An toàn cho thực phẩm
- An toàn cho người sản xuất
- Bảo vệ môi trường
- Truy nguyên được nguồn gốc sản phẩm
*Tiêu chuẩn của GAP về thực phẩm an toàn tập trung vào 4 tiêu chí sau:
- Tiêu chí 1 : Tiêu chuẩn về kỹ thuật sản xuất
2
Mục đích là càng sử dụng ít thuốc BVTV càng tốt, nhằm làm giảm thiểu ảnh
hưởng của dư lượng hóa chất lên con người và môi trường:
+ Quản lý dịch hại tổng hợp (Intergrated Pest Management = IPM)
+ Quản lý cây trồng tổng hợp (Intergrated Crop Management = ICM).
+ Giảm thiểu dư lượng hóa chất trong sản phẩm.
- Tiêu chí 2 : Tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm
Các tiêu chuẩn này gồm các biện pháp để đảm bảo không có hóa chất, nhiễm
khuẩn hoặc ô nhiễm vật lý khi thu hoạch:
+ Nguy cơ nhiễm sinh học: virus, vi khuẩn, nấm mốc
+ Nguy cơ hóa học.
+ Nguy cơ về vật lý.
- Tiêu chí 3 : Tiêu chuẩn môi trường làm việc
Mục đích là để ngăn chặn việc lạm dụng sức lao động của nông dân:
+ Các phương tiện chăm sóc sức khoẻ, cấp cứu, nhà vệ sinh...
+ Đào tạo tập huấn
+ Phúc lợi xã hội
- Tiêu chí 4 : Tiêu chuẩn truy nguyên nguồn gốc
GAP tập trung nhiều vào việc truy nguyên nguồn gốc. Nếu khi có sự cố xảy ra,
các siêu thị phải thực sự có khả năng giải quyết vấn đề và thu hồi các sản phẩm bị
lỗi.
Tiêu chuẩn này cho phép chúng ta xác định được những vấn đề từ khâu sản xuất
đến khâu tiêu thụ sản phẩm.
1.3. Lịch sử của G AP
+ Nguồn gốc GAP: Từ năm 1997, là sáng kiến của những nhà bán lẻ châu Âu
(Euro-Retailer Produce Working Group) nhằm giải quyết mối quan hệ bình đẳng và
trách nhiệm giữa người sản xuất nông nghiệp và khách hàng của họ. Họ đưa ra khái
niệm GAP.
+ EUREPGAP: Về mặt kỹ thuật, EUREPGAP là một tài liệu có tính chất quy chuẩn
cho việc chứng nhận (giống như ISO) trên toàn thế giới (International Standards
Organization). Từ năm 2007, EUREPGAP đã trở thành GLOBALGAP.
+ ASIAN GAP: 10 nước thành viên của ASIAN cam kết gia tăng chất lượng và giá
trị của sản phẩm rau và trái cây. Từ yêu cầu đó các nước thành viên đã bắt đầu giới
thiệu những quy định về đảm bảo chất lượng mà nông dân phải tuân thủ. Hiện nay,
một vài nước thành viên nhận ra cần thiết phải có hệ thống đảm bảo chất lượng
3
(QA : Quality Assurance) nên đã phát triển chúng như :
- Malaysia giới thiệu hệ thống kiểm soát chất lượng SALM (The Farmer
Accreditation Scheme of Malaysia)
- Ở Phillippine giải quyết hệ thống đảm bảo chất lượng dựa trên những quy định về
thực phẩm an toàn của chính phủ.
- Ở Singapore thì cách tiếp cận khác ở chỗ là họ phát triển hệ thống đảm bảo chất
lượng và an toàn thực phẩm (QA) từ Indonesia- nhà cung cấp chủ yếu sản phẩm cho
họ.
- Thái Lan giới thiệu hệ thống tương tự (Q).
Những hệ thống đảm bảo chất lượng này đã bao trùm những khía cạnh mà tiêu
chuẩn GAP yêu cầu. Từ đó các nước thành viên đã quan tâm đến một hệ thống QA
mở rộng cho khối ASIAN dựa trên yêu cầu an toàn thực phẩm.
Những quy định được chuẩn hóa ở mức độ chung nhất cho khu vực ASIAN
được gọi là ASIAN GAP và nó phải là một tiêu chuẩn hài hòa phù hợp với các nước
thành viên đến năm 2020.
Mỗi nước có thể xây dựng tiêu chuẩn GAP của mình theo tiêu chuẩn Quốc tế.
Hiện nay có USGAP (Mỹ), EUREPGAP (Liên minh châu Âu), FRESHCARE (Úc).
Các nước trong khu vực ASEAN đã thực hiện GAP từ việc điều chỉnh tiêu
chuẩn EUREPGAP cho phù hợp với tình hình sản xuất của nước họ như: Hệ thống
SALM của Malaysia, INDON GAP của Indonesia, VF GAP của Singapore, Q Thái
của Thái Lan…
Liên hiệp các nước Đông Nam Á (ASEAN) và chính phủ Úc xây dựng bản dự
thảo tiêu chuẩn ASEANGAP đại diện cho 10 nước trong khu vực Đông Nam Á vào
tháng 11 năm 2005. Tiêu chuẩn ASEANGAP đã ban hành vào năm 2006.
+ Chứng nhận GAP :
- Để được công nhận là thành viên của EUREPGAP, nước sở tại phải lập thủ tục
xác nhận các tiêu chuẩn phù hợp điểm chuẩn dựa trên cơ sở tiêu chuẩn EUREPGAP
do các hội đồng chứng nhận EUREPGAP tư vấn và chứng nhận.
- Tại Trung Quốc, sau một năm đăng ký và xây dựng, ngày 11/04/2006 vừa qua
đã được Hội đồng EUREPGAP công nhận ChinaGAP và đã công bố áp dụng trên
14 tỉnh của Trung Quốc.
- Tại Nhật Bản, hội nghị giúp Nhật Bản xây dựng JGAP vào 27-28/04/2006
được đánh dấu mới bắt đầu xây dựng bộ tiêu chuẩn.
- Tính đến năm 2005, tổ chức EUREPGAP đã chứng nhận cho 35.000 nhà sản
xuất và hơn 60 quốc gia, trong đó có Thái Lan với ThaiGAP.
- Tại khu vực ASIAN, Singapore công bố GAP-VF, Phillippine công bố
GAP-FV, Indonesia công bố INDON GAP dựa trên cơ sở hệ thống QA …
4
1.4. Lợi ích của G AP
+ An toàn: vì dư lượng các chất gây độc (dư lượng thuốc BVTV, kim loại nặng,
hàm lượng nitrát) không vượt mức cho phép, không nhiễm vi sinh, đảm bảo sức
khoẻ cho người tiêu dùng.
+ Chất lượng cao (ngon, đẹp…) nên được người tiêu dùng trong và ngoài nước
chấp nhận.
+ Các quy trình sản xuất theo GAP hướng hữu cơ sinh học nên môi trường được
bảo vệ và an toàn cho người lao động khi làm việc
5
BÀI 2
THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT QUỐC TẾ (GLOBALG AP)
2.1. Giới thiệu về GLOBALG AP
Thách thức của thị trường toàn cầu là không có lĩnh vực nào lớn hơn trong lĩnh
vực thực phẩm. GLOBALGAP (trước đây là EUREPGAP) được thiết lập như là
một chìa khóa cho Thực hành nông nghiệp tốt (GAP) bởi việc truyền tải các yêu
cầu của người tiêu dùng vào quá trình sản xuất nông nghiệp của hơn 80 nước thành
viên trên Thế giới. GLOBALGAP là một bộ tiêu chuẩn chứng nhận sản phẩm nông
nghiệp toàn cầu. Mục đích là nhằm thiết lập một tiêu chuẩn cho GAP với các loại
sản xuất nông nghiệp khác nhau phù hợp với nông nghiệp toàn cầu.
GLOBALGAP là một tiêu chuẩn xác nhận quá trình sản xuất từ việc đầu tư sử
dụng các vật liệu trong sản xuất, các hoạt động sản xuất đến khi tạo ra sản phẩm. Sự
chứng nhận GLOBALGAP được thực hiện bởi hơn 100 tổ chức, cá nhân độc lập, có
uy tín của hơn 80 nước trên toàn thế giới. GLOBALGAP là một chứng nhận mở
cho tất cả các nhà sản xuất trên toàn cầu.
GLOBALGAP bao gồm sự thanh tra của các nhà sản xuất và sự xem xét các tiêu
chuẩn mới khác.
GLOBALGAP là các tài liệu mang tính quy tắc. Các tài liệu này bao gồm các
quy định chung của GLOBALGAP (GLOBALGAP General Regulations), các điểm
kiểm soát GLOBALGAP (GLOBALGAP Control Points), các tiêu chuẩn đồng
thuận (Compliance Criteria), và danh mục kiểm tra GLOBALGAP (GLOBALGAP
Checklist).
Trong vòng 3 năm, các tiểu chuẩn GLOBALGAP được xem xét lại nhằm tiếp
tục cải thiện để phát triển công nghệ và thị trường.
Bộ tiêu chuẩn này gồm có 14 nội dung với 210 yêu cầu, trong đó có:
- 47 yêu cầu chính yếu (CY) (100% phải tuân thủ)
- 98 yêu cầu thứ yếu (TY) (95% phải tuân thủ)
- 65 yêu cầu đề nghị (ĐN)
Bao gồm:
1.Truy nguyên nguồn gốc (1CY)
2. Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ (3 CY, 1 TY)
3. Giống cây trồng (2 CY, 8 TY, 2 ĐN)
4. Lịch sử vùng đất và quản lý vùng đất đó (2 CY, 2 TY, 1 ĐN)
5. Quản lý đất và giá thể (1 CY, 3 TY, 6 ĐN)
6. Sử dụng phân bón (2 CY, 15 TY, 4 ĐN)
6
7.Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới (1 CY, 15 ĐN)
8. Các hoạt động bảo vệ thực vật (14 CY, 43 TY, 5 ĐN)
9.Thu hoạch (6 CY, 1 TY, 2 ĐN)
10. Xử lý bảo quản, chế biến sản phẩm (12 CY, 13 TY, 5 ĐN)
11. Quản lý ô nhiễm chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng (6 ĐN)
12. Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động (2 CY, 13 TY, 9 ĐN)
13. Vấn đề bảo vệ môi trường (1 TY, 8 ĐN)
14. Giải quyết khiếu nại (2 CY)
2.2. Nội dung của GLOBALG AP
2.2.1. Truy nguyên nguồn gốc
2.2.1.1. Các yêu cầu (1 CY)
Thực hành 1: Có một hệ thống lưu trữ hồ sơ về việc truy tìm nguồn gốc cho phép
các sản phẩm đã đăng ký GLOBALGAP có thể được truy tìm nguồn gốc cho đến
tận trang trại đã đăng ký hoặc nhóm các chủ trang trại đã đăng ký, và truy ngược
đến người tiêu thụ (CY).
2.2.1.2. Các hoạt động cần thiết để xác định nguồn gốc, xuất xứ
• Các thùng chứa sản phẩm đã đóng gói cần có nhãn mác rõ ràng để có thể truy
nguồn gốc, xuất xứ của trang trại hoặc địa điểm sản xuất ra loại sản phẩm đó.
• Đối với mỗi lô sản phẩm, cần có hồ sơ lưu ghi ngày tháng và địa điểm giao hàng.
• Nếu sản phẩm bị xác định là ô nhiễm hay có nguy cơ ô nhiễm thì cần cách ly lô
sản phẩm đó, ngừng phân phối hoặc thông báo tới người tiêu dùng nếu họ đã mua
sản phẩm.
• Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa tái nhiễm
đồng thời lưu lại biên bản.
2.2.2. Lưu trữ hồ sơ và kiểm tra nội bộ
2.2.2.1. Các yêu cầu (3 CY, 1 TY)
Thực hành 2: Chủ trang trại phải cập nhật và lưu trữ tài liệu trong thời gian tối thiểu
2 năm trừ khi được yêu cầu về mặt pháp lý phải lưu trữ lâu hơn. Trước khi đăng ký
GLOGAL GAP, không được yêu cầu các hồ sơ lưu trữ trong quá khứ. Những người
mới đăng ký GLOGAL GAP phải có hồ sơ lưu trữ một cách đầy đủ trong ít nhất 3
tháng trước ngày kiểm tra. (TY)
Thực hành 3: Chủ trang trại có tài liệu chứng minh GLOGAL GAP tiến hành thanh
tra nội bộ hàng năm. (CY)
Thực hành 4: Danh mục kiểm tra (Check list) của GLOGAL GAP đã được hoàn tất
và lưu trữ thành hồ sơ. (CY).
7
Thực hành 5: Các hồ sơ về biện pháp khắc phục hiệu quả các tồn tại được lưu trữ và
được thực hiện đầy đủ. (CY).
2.2.2.2. Các hoạt động cần thiết
+ Hoạt động rà soát
• Kiểm tra các hoạt động ít nhất mỗi tháng một lần bởi thanh tra viên nội bộ để toàn
bộ hệ thống xử lý hiệu quả, đồng thời thực hiện các biện pháp khắc phục những
khiếm khuyết còn tồn tại.
• Lưu lại biên bản kiểm tra và các biện pháp khắc phục.
+ Hoạt động lưu trữ hồ sơ
• Cần lưu giữ tất cả các tài liệu, hồ sơ, biên bản để chứng minh việc áp dụng
GLOGAL GAP ít nhất trong thời kỳ sản xuất và lưu thông sản phẩm hoặc có thể lâu
hơn nếu pháp luật quy định.
2.2.3. Giống cây trồng (2 CY, 8 TY, 2 ĐN)
2.2.3.1. Những nguy cơ đối với giống
- Vật liệu gieo trồng (ví dụ: hạt giống) có thể là các mối nguy cơ ô nhiễm hóa học
và sinh học.
- Ô nhiễm hóa chất thường là do sử dụng thuốc BVTV không cho phép trong quá
trình sản xuất và xử lý hạt giống.
- Ô nhiễm sinh học có khả năng mang nguy cơ cao khi sản xuất rau quả. Trong quá
trình sản xuất, bảo quản và vận chuyển giống cây trồng, cần tuân thủ đầy đủ các
biện pháp đảm bảo vệ sinh. Ví dụ, phải bảo quản hạt giống trong thùng kín, có che
chắn để ngăn các loài sinh vật gây hại.
2.2.3.2. Các yêu cầu
+ Sự lựa chọn giống cây trồng.
Thực hành 6: Các kỹ thuật trồng trọt và đặc tính nhận được từ “thế hệ bố mẹ” có
thể giảm thiểu các đầu vào như các sản phẩm BVTV và phân bón trên cây trồng đã
đăng ký.(ĐN)
Thực hành 7: Có đủ tài liệu văn bản theo yêu cầu chứng minh rằng các giống trồng
thỏa mãn các điều luật trong nước và đạt được các yêu cầu giá trị của nó. (TY)
+ Chất lượng của hạt giống/ gốc ghép
Thực hành 8: Các thông tin về giống/giấy chứng nhận về chất lượng hạt giống, tên
giống, độ thuần của giống, số lô và tên của nhà phân phối loại giống đó phải được
lưu giữ và có sẵn. (TY).
+ Tính kháng sâu bệnh
Thực hành 9: Chủ trang trại có thể xác định các giống cây đang trồng có tính kháng
hoặc chống chịu được sâu bệnh hại khi các giống đó có mặt trên thị trường. (ĐN).
8
+ Xử lí giống
Thực hành 10: Khi xử lý hạt giống hay gốc ghép thì phải có hồ sơ ghi rõ tên của các
sản phẩm đã sử dụng và đối tượng sử dụng (loại dịch bệnh). (TY).
+ Các vật liệu cho quá trình nhân giống
Thực hành 11: Giấy chứng nhận về sức khoẻ cây trồng phải có giá trị đúng với tiêu
chuẩn quốc gia hoặc theo sự hướng dẫn của cơ quan quản lý. (TY).
Thực hành 12: Khi cây có dấu hiệu thiệt hại do sâu bệnh gây hại, việc xử lý phải
được đưa ra kịp thời (ví dụ như ngưỡng để xử lý). (ĐN-2004) (CY-2006).
Thực hành 13: Có đủ tài liệu chứng minh vật liệu giống này phù hợp với mục đích
đặt ra, ví dụ: giấy chứng nhận, các ký kết. (TY)
Thực hành 14: Hệ thống quản lý chất lượng bao gồm cả hệ thống kiểm soát các dấu
hiệu nhận biết sâu bệnh phải có sẵn và các hồ sơ lưu trữ hiện tại về hệ thống kiểm
soát phải được thực hiện. (TY)
Thực hành 15: Hồ sơ về việc xử lý những hóa chất BVTV thực hiện trong vườn
ươm cây giống trong nhà lưới phải được ghi chép và chúng bao gồm tên hóa chất
được xử lý, ngày xử lý và liều lượng đã dùng. (TY).
+ Cây trồng biến đổi gen (GMO)
Thực hành 16: Các nông trại hay nhóm các nông trại đã đăng ký có bảng quy định
về tính hợp pháp của việc dùng giống cây có biến đổi gen và phải tuân thủ theo quy
định đó trừ khi không có giống cây biến đổi gen nào được sử dụng. (CY).
Thực hành 17: Nếu giống cây trồng và hoặc các sản phẩm có nguồn gốc từ biến đổi
gen được sử dụng, hồ sơ ghi chép quá trình trồng, sử dụng hoặc sản xuất các giống
cây trồng biến đổi gen phải có sẳn sàng khi cần. (TY).
2.2.2.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện
• Có hồ sơ lưu danh tính nhà cung cấp giống cây và ngày tháng mua.
• Nếu giống cây trồng được sản xuất tại chỗ, cần có biên bản về các biện pháp xử lý
hóa học.
2.2.4. Lịch sử vùng đất và quản lý vùng đất đó (2 CY, 2 TY, 1 ĐN)
2.2.4.1. Những nguy cơ về đất và môi trường gieo trồng
Đất cũng có thể là nguồn lây nhiễm các mối nguy về hóa học, sinh học và vật
lý.
• Ô nhiễm hóa chất gây ra bởi các loại hóa chất khó phân hủy và kim loại nặng tích
tụ trong đất.
• Ô nhiễm sinh học phát sinh từ vi sinh vật gây bệnh có mặt trong đất.
• Ô nhiễm vật lý gây ra bởi các dị vật như kính, thủy tinh rơi vãi trước đây.
9
• Môi trường gieo trồng như thủy canh cũng có thể là nguồn ô nhiễm hóa học. Cần
phải sử dụng các chất trơ để làm môi trường gieo trồng.
+ Hóa chất khó phân hủy trong đất
- Các loại hóa chất khó phân hủy có trong đất có thể do sử dụng từ trước, hóa chất
thải ra hoặc chảy từ các khu vực lân cận. Hóa chất được sử dụng để phục vụ cho
nông nghiệp hoặc công nghiệp.
Ví dụ:
• Trước đây đã phun các loại thuốc khó phân hủy – gốc clo hữu cơ và lân hữu cơ
• Địa điểm trước đây đã từng phun hóa chất để xử lý động vật
• Nhà xưởng, hàng rào, cột điện đã từng phải phun hóa chất diệt sinh vật gây hại
• Địa điểm trước đây từng là bãi rác đổ hóa chất của nhà máy hoặc trang trại
• Trang trại nằm sát nhà máy và chất thải hóa học từ nhà máy đổ vào trang trại
• Địa điểm trước đây nằm trong vùng chiến, đã từng bị rải chất độc da cam.
- Một số hóa chất có thể tồn tại trong đất một khoảng thời gian rất dài, thậm chí tới
trên 50 năm đối với một số trường hợp. Thời gian hóa chất tồn dư trong đất dài hay
ngắn còn phụ thuộc vào lượng hóa chất, đặc tính của đất và điều kiện môi trường.
Một số loại hóa chất khó phân hủy:
• DDT
• BHC
• Chlordane
• Dieldrin
• 245-T
• Endrin
• Aldrin
• Lindane
• Heptachlor
- Hóa chất khó phân hủy có thể bị cây trồng hấp thụ hoặc hiện diện trong đất, bụi
bám trên bề mặt rau quả. Nguy cơ ô nhiễm thường cao hơn đối với các loại rau ăn
rễ và củ hoặc sản phẩm trồng sát mặt đất.
- Đối với sản phẩm phát triển cách mặt đất, nguy cơ ô nhiễm thường thấp, bởi chỉ
một lượng rất nhỏ hóa chất thấm được qua rễ cây. Đề phòng ô nhiễm bề mặt sản
phẩm, cần tránh thu hoạch rau quả đã rụng xuống đất.
- Một số hóa chất khó phân hủy vẫn có thể được phép có dư lượng trên rau quả tươi
– dưới dạng mức dư lượng tối đa (MRL) hoặc mức dư lượng lạ (ERL). Nếu loại hóa
chất đó không có MRL hoặc ERL thì có nghĩa là sản phẩm không được phép có dư
lượng.
- Cần tiến hành đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất khó phân hủy tại địa điểm sản
xuất trước khi gieo trồng. Nếu thấy nguy cơ cao thì phải kiểm tra, phân tích mức dư
lượng trong đất.
- Không sản xuất rau quả ở địa điểm có dư lượng hóa chất khó phân hủy hoặc có thể
trồng loại cây mà sản phẩm để ăn không tiếp xúc với đất.
+ Kim loại nặng
10
- Kim loại nặng là nhóm kim loại có khối lượng riêng từ 5 trở lên, nghĩa là chúng
nặng gấp 5 lần hoặc hơn nữa so với khối lượng riêng của nước. Ví dụ cadimi, chì và
thủy ngân.
- Kim loại nặng có thể tự nhiên có sẵn ở trong đất hoặc được bổ sung thêm 1 khối
lượng nhỏ qua công đoạn bón phân (nhất là phân lân), chất phụ gia cho đất (thạch
cao, phân chuồng), và hóa chất sử dụng trong công nghiệp (trước đây và hiện nay).
- Nhiều quốc gia có quy định cụ thể về mức kim loại nặng tối đa trên rau quả tươi.
Cadimi là kim loại nặng đáng lo ngại nhất trên rau quả tươi trong khi chì không
mang nguy cơ cao lắm đối với an toàn thực phẩm do nó nằm cố định trong đất và
cây trồng chỉ hấp thụ lượng chì vô cùng nhỏ.
- Hầu hết cadimi có trong đất đều ở dạng không hòa tan nên cây hấp thu không
nhiều. Cadimi linh động ở trong đất và khả năng hấp thụ tăng lên khi trồng cây ở
vùng đất cát, đất chua, mặn, ít nguyên tố kẽm và chất hữu cơ và cả khi nước tưới
nhiễm mặn.
- Nguy cơ nhiễm cadimi phụ thuộc vào chủng lọại rau quả. Các sản phẩm sau có
nguy cơ cao hơn:
• Rau ăn củ và rễ, và
• Rau ăn lá (ví dụ cải bắp Trung Quốc, xà lách, rau chân vịt, củ cải đường).
- Các cây trồng thuộc nhóm nguy cơ cao này cần được kiểm tra hàm lượng cadimi
nếu điều kiện môi trường thuận lợi cho cây trồng hấp thu. Trong trường hợp mức
dư lượng chỉ bằng hoặc dưới một nửa ngưỡng cho phép thì cứ sau 3 năm, kiểm tra
lại một lần. Nếu mức dư lượng lớn hơn một nửa so với mức quy định thì tái kiểm
tra hằng năm.
- Trong trường hợp mức dư lượng vượt ngưỡng cho phép thì cần thay đổi địa điểm
sản xuất hoặc điều chỉnh phương thức canh tác và các điều kiện khác làm hạn chế
khả năng hấp thu. Ví dụ, thay nguồn nước tưới tiêu nếu nước nhiễm mặn.
- Cần kiểm tra kỹ mức kim loại nặng tối đa đối với các sản phẩn xuất khẩu sang
nước khác.
+ Ô nhiễm sinh học trong đất
- Vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian dài trong đất, nhất là khi chúng
được các chất hữu cơ che chở, bảo vệ.
- Mức độ nhiễm vi sinh vật trong đất cao có thể gây ra bởi:
• Bón phân chuồng không qua xử lý trước khi gieo trồng
• Địa điểm trước đây là nơi chăn thả súc vật hoặc khu chuồng trại
• Địa điểm chuẩn bị sản xuất là nơi chứa phân chuồng hoặc gần nơi chứa phân
chuồng
• Địa điểm trước đây là nơi chứa hệ thống chất thải sinh họat của con người.
11
• Địa điểm nằm sát nơi chăn thả động vật, chuồng trại chăn nuôi, bể phốt và hệ
thống nước thải.
• Địa điểm mà trên đó hoặc gần đó đã từng sử dụng chất thải rắn sinh học cấp thấp
hoặc nước tái sinh.
- Trước khi trồng rau quả tại địa điểm sản xuất, cần tiến hành đánh giá nguy cơ
nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong đất. Nguy cơ cao được ghi nhận đối với nhóm sản
phẩm A là nhóm cây mà sản phẩm của chúng phát triển dưới hoặc sát đất hoặc để
ăn sống.
2.2.4.2. Các yêu cầu
+ Lịch sử vùng đất
Thực hành 18: Có hồ sơ tài liệu về việc đánh giá những rủi ro về an toàn thực phẩm,
sức khỏe của người lao động và môi trường ở các khía cạnh như là vùng đất trước
đây được sử dụng ra sao, loại đất, xói mòn đất, chất lượng và mực nước ngầm, khả
năng của các nguồn nước bền vững, ảnh hưởng đến những vùng lân cận. Khi việc
đánh giá phát hiện một rủi ro không kiểm soát được có nguy hại đến sức khỏe và
môi trường, vùng đất đó sẽ không được sử dụng cho các hoạt động nông nghiệp.
(CY).
Thực hành 19: Đối với mỗi rủi ro khi phát hiện phải chỉ ra được mức độ quan trọng,
khả năng xảy ra cũng như biện pháp ngăn ngừa và khống chế những rủi ro đó. (TY).
+ Quản lý vùng đất
Thực hành 20: Phải có hồ sơ ghi chép tham khảo cho mỗi khu vực trồng trọt với
tất cả các hoạt động nông nghiệp liên quan đến các yêu cầu trong tài liệu GLOBAL
GAP/ EUREPGAP đối với khu vực này. (CY).
Thực hành 21: Mỗi cánh đồng, vườn cây hay nhà lưới phải được xác định rõ ràng,
ví dụ như việc miêu tả, bản đồ, ranh giới và/ hoặc các ký hiệu riêng, tên, số hay màu
được sử dụng trong tất cả ghi chép lưu trữ cho khu vực đó. (TY).
2.2.4.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện
- Cần đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ các mối nguy hóa học và sinh học tại khu vực
gieo trồng đối với từng hoạt động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm
trọng.
- Không trồng rau quả ở những nơi có nguy cơ cao về ô nhiễm hóa học và sinh học,
hoặc trước khi trồng cần có biện pháp xử lý để quản lý rủi ro.
- Nếu bắt buộc phải có biện pháp xử lý, cần giám sát chặt chẽ để đảm bảo sản phẩm
không bị ô nhiễm.
- Cần có hồ sơ lưu đối với khu vực nơi có các điểm được xác định là không phù hợp
cho sản xuất rau quả.
12
- Vật nuôi trong trang trại không được phép vào điểm canh tác trong vòng 3 tháng
trước và trong suốt mùa vụ, đặc biệt với những sản phẩm phát triển trong đất hoặc
sát mặt đất.
2.2.5. Quản lý đất và giá thể
Các yêu cầu (1 CY, 3 TY, 6 ĐN):
+ Sơ đồ đất
Thực hành 22: Loại đất được phải được xác định cho mỗi vùng đất dựa trên tiểu sử
đất, việc phân tích đất, hoặc (thuộc khu vực) bản đồ loại đất của khu vực. (ĐN).
+ Canh tác
Thực hành 23: Các biện pháp kỹ thuật được áp dụng thì phải hoàn toàn phù hợp với
việc sử dụng trên vùng đất. (ĐN).
+ Sự xói mòn đất
Thực hành 24: Có bằng chứng nhìn thấy hoặc hồ sơ của các kỹ thuật áp dụng trên
vùng đất dốc, hệ thống thoát nước, cỏ mọc, các loại phân xanh, cây và cây bụi ở
đường biên của các vùng đất, …(TY).
+ Xử lý đất
Thực hành 25: Có những tài liệu giấy tờ chứng minh và hiệu chỉnh cụ thể về việc sử
dụng những hóa chất xử lý đất gồm vị trí, ngày xử lý, thành phần hoạt chất, liều
lượng, phương thức xử lý và người thực hiện. (CY).
Thực hành 26: Người sản xuất phải đánh giá được những phương pháp xông đất
bằng hóa chất thông qua kiến thức kỹ thuật, bằng chứng cụ thể hoặc các kinh
nghiệm địa phương. (TY).
+ Những chất nền và giá thể
Thực hành 27: Chủ trang trại lưu trữ hồ sơ về số lượng tái sử dụng, ngày tái sử
dụng. Các hóa đơn, chứng từ, sổ ghi chép được xem là hợp lệ. Nếu không có
chương trình tái sử dụng thì điều đó cần được chứng minh. (ĐN).
Thực hành 28: Khi các chất nền được khử trùng ở trang trại thì tên hoặc số liệu
tham khảo của cánh đồng, vườn cây, hay nhà lưới cần được ghi chép lưu lại, nếu
việc tiệt trùng được thực hiện ở trang trại thì tên và vị trí của công ty tiệt trùng cần
được ghi lại. (CY)
Thực hành 29: Các điều sau đây được ghi chép và lưu giữ lại một cách chính xác:
ngày xử lý (ngày/ tháng/ năm); tên và thành phần hoạt chất; máy móc (ví dụ: 1000
L/thùng…); phương pháp (làm cho ướt đẫm hay phun sương); và tên người thực
hiện (người đã trực tiếp xử lý và tiệt trùng). (TY)
Thực hành 30: Khi các chất nền được sử dụng lại, các tài liệu ghi chép chứng minh
rằng xông hơi bằng nước nóng là phương pháp được lựu chọn sử dụng. (ĐN)
13
Thực hành 31: Có hồ sơ chứng minh nguồn gốc của các chất nền đang được sử
dụng. Các hồ sơ này chứng tỏ các chất nền này không được lấy từ các khu bảo tồn.
(ĐN)
2.2.6. Sử dụng phân bón (2 CY, 15 TY , 4 ĐN)
Rau quả bị ô nhiễm hóa học và sinh học từ phân bón và các chất phụ gia bón
trực tiếp vào đất, môi trường gieo trồng hoặc qua hệ thống tưới tiêu hay phun trên
lá.
2.2.6.1. Những nguy cơ về phân bón và chất phụ gia
- Phân bón và phụ gia đất có thể là nguồn gây ô nhiễm hóa chất và sinh học trên rau
quả tươi.
- Các loại phân bón và phụ gia đất:
• Phân vô cơ (khoáng), • Mụn dừa,
• Phân bón lá (dịch lỏng),
• Rơm rạ,
• Phân hữu cơ,
• Bã chè ủ,
• Phân chuồng,
• Mùn cưa,
• Vôi và thạch cao,
• Rong biển,
• Đá photphat,
• Sản phẩm phụ từ cá, v.v
+ Ô nhiễm hóa chất
- Ô nhiễm hóa chất trên rau quả tươi có thể là do cadimi có trong phân bón (nhất là
phân lân) và chất phụ gia cho đất như thạch cao, phân chuồng, chất thải rắn sinh
học và phân ủ.
- Cây có củ và rau ăn lá có thể hấp thụ cadimi nếu điều kiện môi trường thuận lợi
cho việc hấp thụ (xem phần kim loại nặng). Nguy cơ nhiễm cadimi đối với các cây
trồng khác là không đáng kể.
- Chỉ sử dụng những loại phân bón và phụ gia đất nào phù hợp với ngưỡng cadimi
theo quy định và có mức tạp chất thấp nhất. Ví dụ, phân lân đặc biệt có hàm lượng
cadimi thấp hiện nay đã có trên thị trường và nên sử dụng loại phân này khi cần
phải bón nhiều lân và khi trồng các loại rau quả có nguy cơ cao.
+ Ô nhiễm sinh học
- Rau quả tươi bị ô nhiễm sinh học do sử dụng các sản phẩm hữu cơ của động vật.
Vi sinh vật gây bệnh có trong dạ dày thường theo đường phân ra ngoài.
- Ô nhiễm có thể phát sinh thông qua sản phẩm hữu cơ tiếp xúc trực tiếp với bộ
phận để ăn của cây trồng (bón đất hoặc bón lá) hoặc gián tiếp thông qua tiếp xúc
với đất hoặc nước nhiễm bẩn.
14
- Cây trồng nhóm A mà sản phẩm của chúng ở dưới đất hoặc sát mặt đất và để ăn
sống có nguy cơ gây ô nhiễm và ngộ độc thực phẩm lớn nhất.
- Các biện pháp giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm do sử dụng sản phẩm hữu cơ của động
vật bao gồm:
• Áp dụng phương pháp bón và phương thức canh tác làm hạn chế khả năng sản
phẩm hữu cơ tiếp xúc với bộ phận để ăn. Ví dụ che chắn cho cây hoặc trồng cây
trên nhựa.
• Đưa sản phẩm hữu cơ vào đất để hạn chế xâm nhiễm sang các cây trồng lân cận
do gió thổi hoặc nước mưa rửa trôi.
• Kéo dài thời gian từ khi bón chất hữu cơ đến khi thu hoạch.
• Không bón phân chuồng chưa qua xử lý trong vòng 60 ngày trước khi thu hoạch
nếu thấy chất hữu cơ có nhiều khả năng tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với bộ
phận để ăn của cây.
• Tiến hành ủ hoặc để hoai mục phân chuồng nhằm làm giảm lượng vi sinh vật.
Biện pháp ủ hiệu quả hơn để tự hoại mục. Thời gian xử lý đối với biện pháp để tự
hoai mục dài hơn (mất tối thiểu là 6 tháng) so với biện pháp ủ phân (khoảng 6 tuần).
• Đối với các sản phẩm hữu cơ thương phẩm nên mua loại sản phẩm đã qua xử lý
nhằm giảm lượng vi sinh vật. Yêu cầu nhà cung cấp (nhà sản xuất) chứng nhận sản
phẩm đã qua xử lý. Ví dụ loại phân dạng hạt.
• Không được bón phân ủ và chất hữu cơ trùm lên trên rau quả.
• Không được bón phân ủ gần cây trồng chuẩn bị thu hoạch.
• Nếu phải tích trữ phân chuồng tại chỗ, cần đảm bảo tránh gây ô nhiễm do gió thổi
phân vào cây trồng lân cận hoặc vào sản phẩm đã thu hoạch, hoặc bị mưa rửa trôi
vào nguồn nước.
• Hạn chế nguy cơ ô nhiễm chất thải của vật nuôi, chim chóc và động vật khác.
- Không cho động vật vào khu vực sản xuất trong vòng 60 ngày cuối cùng trước khi
thu hoạch.
- Nhiều quốc gia cấm sử dụng chất thải rắn sinh học. Đây là sản phẩm của quá trình
xử lý sinh học chất thải của con người. Trước khi có ý định sử dụng chất thải rắn
sinh học, cần tìm hiểu các quy định của Chính phủ.
2.2.6.2. Các yêu cầu
+ Sự khuyến cáo về số lượng và dạng phân bón
Thực hành 32: Có những chứng chỉ hay tài liệu chứng tỏ người chịu trách nhiệm kỹ
thuật đã được đào tạo và có khả năng xác định liều lượng và loại phân bón sử dụng
(hữu cơ và vô cơ). (TY)
+ Ghi chép lưu trữ hồ sơ về việc xử lý bón phân
15
Thực hành 33: Lưu giữ hồ sơ của tất cả các lần bón phân bao gồm các chi tiết như
vị trí vùng đất, tên cánh đồng, vườn cây, hay nhà lưới nơi mà sản phẩm đã đăng ký
được trồng. (TY)
Thực hành 34: Ghi chi tiết ngày bón phân một cách chính xác (ngày/ tháng/ năm).
(TY)
Thực hành 35: Các chi tiết về tất cả các lần bón phân được ghi chép lại gồm tên
thương mại của các loại phân sử dụng, loại phân (N, P, K) hoặc thành phần (ví dụ
17 – 17 – 17). (TY)
Thực hành 36: Các chi tiết của tất cả các lần bón phân phải được ghi chép lại gồm
số lượng phân đã được bón được thể hiện ở dạng thể tích hay khối lượng. (TY)
Thực hành 37: Các chi tiết của các lần bón phân như loại máy móc được sử dụng để
bón phân và phương pháp bón được ghi lại chi tiết (ví dụ thông qua hệ thống tưới
tiêu hoặc bón bằng máy). (TY)
Thực hành 38: Chi tiết cần được ghi chép lưu giữ lại là tên của người trực tiếp bón
phân. (TY)
+ Máy bón phân
Thực hành 39: Phải có những hồ sơ bảo trì máy móc (ngày tháng và hình thức bảo
trì) hoặc các hóa đơn của các phụ tùng thay thế của máy bón phân hữu cơ và vô cơ.
(TY)
Thực hành 40: Có hồ sơ lưu trữ chứng minh rằng việc bảo trì và kiểm định máy
móc được thực hiện bởi các công ty chuyên ngành, nhà cung cấp thiết bị, hoặc bởi
các kỹ thuật viên trong vòng 12 tháng vừa qua. Việc kiểm định bao gồm lượng phân
bón trong khoảng thời gian nhất định trên một diện tích nhất định. (ĐN)
+ Lưu giữ phân bón
Thực hành 41: Việc kiểm kê gồm số lượng trong kho (loại và số lượng phân tồn
kho) sẳn có và được cập nhật ít nhất ba tháng một lần. (TY)
Thực hành 42: Yêu cầu tối thiểu là khoảng không gian tách biệt để giữa phân vô cơ
và các sản phẩm bảo vệ thực vật để ngăn sự nhiễm phân bón vô cơ với các sản
phẩm bảo vệ thực vật. ( TY)
Thực hành 43: Nơi lưu trữ có mái che phải phù hợp cho việc bảo vệ tất cả các loại
phân bón vô cơ (ví dụ phân bột, hạt hoặc là chất lỏng) tránh ảnh hưởng của môi
trường như ánh sáng, sương mù, và mưa. (TY)
Thực hành 44: Phân bón vô cơ (dạng bột, hạt, chất lỏng) được lưu giữ ở nơi không
có rác thải, không có ổ chuột, và các chất rò rỉ có thể thoát đi dễ dàng. (TY)
Thực hành 45: Khu vực lưu trữ các loại phân bón vô cơ (dạng bột, hạt, lỏng) phải
thông thoáng và không bị uớt bởi nước mưa, hoặc sự ngưng tụ hơi nước. (TY)
Thực hành 46: Các loại phân bón vô cơ (dạng bột, hạt, lỏng) phải được trữ ở nơi
thích hợp để giảm nguy cơ ô nhiễm nguồn nước. Ví dụ: phân dạng lỏng phải được
16
lưu giữ trong chai, thùng (theo quy định của địa phương hoặc của quốc gia, hoặc
dung tích 110% của thùng chứa nếu không có những quy định) và xem xét đến các
nguồn nước gần đó hoặc rủi ro khi có ngập lụt. (TY)
Thực hành 47: Những phân bón hữu cơ và vô cơ không được cất trữ cùng với rau
quả và các vật liệu cho quá trình nhân giống. (CY)
Thực hành 48: Nếu phân bón hữu cơ được lưu trữ ở trang trại, kho trữ phải được chỉ
định nơi cách nguồn nước đặc biệt nguồn nước bề mặt ít nhất là 25 m. (ĐN)
+ Phân bón hữu cơ
Thực hành 49: Không được sử dụng phân và các chất thải từ con người để bón
trong trang trại. (CY)
Thực hành 50: Các chứng từ chứng minh có sẳn để cho thấy các rủi ro tiềm ẩn sau
đã được xem xét: truyền bệnh, có chứa hạt cỏ dại, phương pháp ủ, …(TY)
Thực hành 51: Cần phân tích hàm lượng N,P,K có trong phân bón hữu cơ được bón.
(ĐN)
+ Phân bón vô cơ
Thực hành 52: Các tài liệu chi tiết về thành phần hóa học luôn sẳn sàng cho các loại
phân vô cơ được sử dụng trong mùa vụ có đăng ký GLOBALGAP trong thời hạn
12 tháng vừa qua. (ĐN)
2.2.6.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện
• Đánh giá nguy cơ ô nhiễm do sử dụng phân bón và chất phụ gia đối với từng hoạt
động sản xuất và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.
• Khi có nguy cơ lớn về nhiễm độc kim loại nặng, cần lựa chọn cẩn thận loại phân
bón và phụ gia để giảm thiểu rủi ro và khả năng hấp thụ.
• Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học từ các chất hữu cơ, cần triển khai biện
pháp khống chế rủi ro.
• Không sử dụng chất hữu cơ chưa qua xử lý ở những nơi có nguy cơ ô nhiễm lớn.
• Trong trường hợp cần xử lý chất hữu cơ tại chỗ trước khi gieo trồng, phải có biên
bản lưu lại ngày tháng và phương pháp xử lý.
• Cần đặt và xây dựng bể ủ phân đảm bảo không gây ô nhiễm cho điểm sản xuất và
nguồn nước.
• Với những chất hữu cơ phải xử lý trước khi mua, cần yêu cầu nhà cung cấp đưa ra
tài liệu chứng minh chất hữu cơ đã được xử lý nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
• Không bón chất hữu cơ (chưa xử lý hoặc đã xử lý) vào bộ phận rau quả dùng để
ăn.
• Không sử dụng các chất thải sinh hoạt trong sản xuất rau quả tươi.
• Bảo quản và tiêu hủy phân bón và các chất phụ gia đúng cách, đảm bảo tránh gây
ô nhiễm đến rau quả.
17
• Lưu lại hồ sơ sử dụng phân bón và phụ gia, nêu cụ thể tên sản phẩm/ vật liệu,
ngày tháng, địa điểm xử lý, số lượng, phương pháp sử dụng và tên người thực hiện.
2.2.7. Tưới tiêu và bón phân qua hệ thống tưới tiêu (1 CY, 15 ĐN)
2.2.7.1. Những nguy cơ ô nhiễm do nước và hướng dẫn khắc phục
+ Những nguy cơ ô nhiễm do nước
- Nguy cơ ô nhiễm sinh học lớn hơn nếu để nước tiếp xúc với sản phẩm ngay sau
khi thu hoạch hoặc khi đóng gói. Nguy cơ ô nhiễm cũng dễ xảy đến khi sử dụng
nước trước khi thu hoạch để tưới tiêu hoặc phun thuốc, nước rửa, nước pha hóa chất
bảo quản sau thu hoạch, nước trong bể, máng dẫn, nước trong máy làm lạnh, làm
nước đá bảo quản sản phẩm.
- Nước tái sinh và không được xử lý thích hợp tiềm ẩn nguy cơ cao hơn, nhất là khi
dùng để rửa rau quả. Nước tưới tiêu không tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm nên nguy
cơ ô nhiễm thấp.
- Nước để rửa tay và vệ sinh máy móc, thiết bị tiếp xúc trực tiếp với rau quả cũng
tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm.
- Nước rất cần thiết trong quá trình sản xuất phục vụ tưới tiêu và phun thuốc, để rửa
sạch sản phẩm sau thu hoạch, vệ sinh thùng chứa, xử lý hóa chất, cung cấp cho hệ
thống làm lạnh, làm nước đá bảo quản sản phẩm. Đối với phương pháp thủy canh,
rễ cây phải liên tục tiếp xúc với nước.
- Nước cũng có thể là nguồn gây ô nhiễm hóa học và sinh học đối với rau quả tươi.
- Ở mỗi trang trại, cần đánh giá mức độ nguy cơ ô nhiễm từ nước. Các yếu tố cần
xem xét bao gồm:
• Nguồn nước,
• Sử dụng nước khi nào và ra sao.
• Chủng loại sản phẩm.
- Mùi vị và màu sắc là những chỉ tiêu ban đầu để đánh giá mối nguy an toàn thực
phẩm nhưng không nên lấy đó làm căn cứ để kết luận độ an toàn của nước.
- Nguồn nước: Thông thường nước được dẫn từ sông, suối, hồ đập, túi nước ngầm
và bể chứa nước.Nước có khả năng nhiễm vi sinh vật hoặc hóa chất.
* Sông suối:
• Nước dễ bị nhiễm vi sinh vật nếu sông, suối nằm gần trại chăn nuôi, trại bò sữa,
heo và khu dân cư đông đúc.
• Ô nhiễm hóa học cũng có thể xảy ra khi các khu công nghiệp và nông nghiệp thải
hóa chất vào nguồn nước.
• Ô nhiễm hóa chất từ khu vực trước đây bị rải chất độc da cam.
* Hồ đập:
• Nước nhiễm vi sinh vật do nước mặt, vật nuôi và chim chóc xâm nhập.
18
• Nước có khả năng nhiễm hóa chất nếu kho thuốc hoặc khu vực sang chai và rửa
thiết bị phun thuốc nằm gần hồ đập và đường dẫn nước.
* Nước ngầm:
• Nước ngầm có khả năng bị nhiễm bẩn do chất thải ngấm qua hệ thống bể phốt
hoặc gần với khu vực chăn thả động vật với mật độ cao.
• Nước ngầm có khả năng nhiễm hóa chất từ các khu công nghiệp.
* Bể chứa nước:
• Nước có thể nhiễm vi sinh vật từ phân của chim chóc, chuột bọ và các sinh vật
khác theo đường máng dẫn nước từ mái nhà xuống bể nước hoặc nguy cơ từ xác
chim chóc, các loài gặm nhấm và động vật khác chết trong máng và bể nước.
* Nước cũng có thể được dẫn từ hệ thống nước công cộng và các công trình thu hồi
xử lý nước. Hệ thống nước công cộng cung cấp nước sạch đã qua xử lý và đảm bảo
an toàn cho rau quả.
* Nước tái sinh là nước lấy từ hệ thống nước thải và các dây chuyền công nghiệp.
Loại nước này cần phải xử lý để loại bỏ tất cả các mầm bệnh có hại cho con người
trước khi sử dụng cho rau quả tươi. Cơ quan có thẩm quyền kiểm soát việc sử dụng
nước tái sinh. Cần kiểm tra các quy định trước khi quyết định có nên sử dụng nước
tái sinh hay không.
- Chủng loại sản phẩm: Cách thức tiêu dùng ra sao và bộ phận nào dùng để ăn cũng
có tác động đến nguy cơ ô nhiễm sinh học. Những sản phẩm ăn sống, ăn liền mà
không cần phải có thao tác chuẩn bị nào khác (ví dụ nấu chín) sẽ mang nguy cơ cao
hơn so với sản phẩm cần phải bóc vỏ hoặc nấu chín trước khi ăn. Vi sinh vật có khả
năng sống sót cao hơn trên sản phẩm có bề mặt nhăn nheo như các loại rau ăn lá so
với rau quả có bề mặt trơn mịn.
+ Hướng khắc phục ô nhiễm nước
* Kiểm tra nước:
- Để đánh giá nguy cơ ô nhiễm sinh học, cần kiểm tra xem trong nước có nhóm vi
khuẩn coliforms hay không. Qua thử nghiệm có thể biết được mức độ nước nhiễm
nhóm vi khuẩn hay có trong phân này.
- Tiến hành lấy mẫu nước tại thời điểm nước tiếp xúc với rau quả. Mức độ thường
xuyên phải kiểm tra chất lượng nước tùy thuộc vào các yếu tố rủi ro và nguồn nước.
Ví dụ: nước lấy từ đập và sông có khả năng theo dòng chảy ảnh hưởng tới vùng hạ
lưu nhiều hơn so với nước hút lên từ các túi nước ngầm.
- Nếu mức độ khuẩn coliforms quá cao thì phải xử lý nước hoặc tìm nguồn nước
khác thay thế. Nước rửa rau quả và rửa tay trước khi xử lý sản phẩm chỉ nên có
dưới 10 coliforms trong 100 ml nước.
* Xử lý nước:
19
- Khi nước có nguy cơ ô nhiễm cao, cần xử lý nước bằng chất tiệt trùng hoặc tìm
nguồn nước an toàn khác. Hóa chất xử lý nước phải nằm trong danh mục được phép
sử dụng trên rau quả tươi.
- Các loại thuốc tiệt trùng hóa học và phi hóa học bao gồm:
• Chlorine
• Chlorine dioxide
• Hợp chất Chloro-Bromine
• Hydrogen peroxide
• Axit Peracetic
• Hợp chất Peroxy (gồm hydrogen peroxide và axit peracetic)
• Ozone
• Tia cực tím
- Cần giám sát quá trình xử lý nước bằng thuốc tẩy trùng để đảm bảo khống chế
mức độ vi sinh vật theo yêu cầu.
2.2.7.2. Các yêu cầu
+ Dự đoán nhu cầu về tưới tiêu
Thực hành 53: Các số liệu về tính toán phải dựa trên các tài liệu lưu trữ như: máy
đo lượng mưa, lượng nước thoát trên khay trong trường hợp các chất nền được sử
dụng, máy đo lượng nước bốc hơi, máy đo sức căng của nước (phần trăm độ ẩm của
đất) và bản đồ đất. (ĐN)
Thực hành 54: Phải có hồ sơ về lượng nước mưa thực tế và lượng nước mưa dự
đoán (máy đo lượng mưa). (ĐN)
Thực hành 55:Chủ trang trại có khả năng chứng minh bằng tài liệu các dữ liệu
thông tin nào được dùng để tính toán tỉ lệ nước bốc hơi và được tính như thế nào.
(ĐN)
+ Phương pháp tưới tiêu/ Phương pháp bón phân qua hệ thống tưới tiêu
Thực hành 56:Hệ thống tưới tiêu được sử dụng là hệ thống hữu hiệu nhất đối với
cây trồng và được chấp nhận cho một nền sản xuất nông nghiệp tốt và bền vững.
(ĐN)
Thực hành 57: Phải có kế hoạch đươc ghi lại trên giấy cho thấy sự phác thảo các
bước và các hành động cụ thể để thực hiện kế hoạch đó. (ĐN)
Thực hành 58: Các hồ sơ lưu phải chỉ ra ngày tháng và lượng nước tưới trên mỗi
đồng hồ hay trên đơn vị tưới tiêu. Nếu chủ trang trại làm việc với chương trình tưới
tiêu, thì lượng nước tưới tiêu thực sự và lượng nước tính toán phải được ghi chép
lưu trữ. Tất cả các trích dẫn về điều luật và giấy phép liên quan đến nông trại đều
phải lưu trữ. (ĐN)
+ Chất lượng nước tưới
20
Thực hành 59: Không được sử dụng nước thải chưa qua xử lý để tưới tiêu. Bất cứ
khi nào sử dụng nước thải đã được xử lý thì chất lượng nước thải phải đúng với tiêu
chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về việc sử dụng nước thải an toàn trong
nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản vào năm 1989. (CY)
Thực hành 60: Việc đánh giá những nguy cơ ô nhiễm phải xét đến nhiễm khuẩn, ô
nhiễm hóa chất và vật lý đối với tất cả mọi nguồn nước tưới tiêu. (ĐN)
Thực hành 61: Việc phân tích rủi ro cần điều chỉnh tần suất cần thiết để phân tích
nước tưới tiêu nếu được thực hiện nhiều lần trong năm. (ĐN)
Thực hành 62: Phòng thí nghiệm có khả năng phân tích hàm lượng N, P, K, EC và
pH. (ĐN)
Thực hành 63: Theo phân tích nguy cơ, hồ sơ cần ghi lại các sự nhiễm khuẩn liên
quan. (ĐN)
Thực hành 64: Theo phân tích nguy cơ, hồ sơ cần ghi lại các dư lượng hóa học.
(ĐN)
Thực hành 65: Theo phân tích nguy cơ, hồ sơ cần ghi lại bất kỳ sự ô nhiễm kim loại
nặng nào. (ĐN)
Thực hành 66: Các ghi chép về các biện pháp thực hiện và kết quả thu được đến
đâu rồi. (ĐN)
+ Cung cấp nước tưới tiêu
Thực hành 67: Nguồn nước tưới bền vững là nguồn nước cung cấp đủ lượng nước
trong điều kiện bình thường. (ĐN)
Thực hành 68: Những ghi chép hồ sơ phải sẳn sàng (thư tín, giấy phép). (ĐN)
2.2.7.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện
• Đánh giá nguy cơ ô nhiễm từ nguồn nước tưới đối với từng hoạt động sản xuất và
lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.
• Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành
kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước và hoạt động sản
xuất đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra.
• Ở những vùng có nguy cơ ô nhiễm hóa học và sinh học cao phải thay thế bằng
nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần có
biên bản ghi lại kết quả giám sát.
2.2.8. Các hoạt động bảo vệ thực vật (13 CY, 43 TY, 5 ĐN)
2.2.8.1. Những nguy cơ ô nhiễm do hoạt động bảo vệ thực vật và hướng khắc
phục
21
Đây là khâu đặc biệt quan trọng trong quá trình thực hành sản xuất nông sản
theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP/ EUREPGAP do nó ảnh hưởng trực tiếp từ việc sản
xuất nông sản trong vườn.
+ Ô nhiễm do hóa chất
- Sử dụng hóa chất không hợp lý, bất cẩn làm mức dư lượng vượt ngưỡng cho phép.
Một số nguyên nhân gây vượt mức MRL:
• Phun thuốc không được phép sử dụng trên cây trồng đó
• Không đọc hướng dẫn sử dụng
• Pha trộn thuốc sai
• Sử dụng hóa chất với tần suất cao
• Không tuân thủ thời gian cách ly trước khi thu hoạch
• Hóa chất từ khu vườn bên cạnh
• Thiết bị phun thuốc bị trục trặc hoặc không được kiểm tra
• Dùng dụng cụ phun thuốc để rửa trái cây
• Hóa chất thừa sau khi phun hoặc nước rửa bình phun đem xả vào nguồn nước
- Ủy ban An toàn Thực phẩm Codex đã xây dựng các tiêu chuẩn về MRL trên rau
quả tươi và đây là tài liệu tham chiếu toàn cầu được sử dụng trong thương mại quốc
tế.
- Nhiều quốc gia đã áp dụng các tiêu chuẩn MRL Codex cho rau quả nhập khẩu và
triển khai các chương trình kiểm tra, giám sát dư lượng hóa chất.
- Ở nhiều nước châu Á, các cơ quan chính phủ chịu trách nhiệm công tác đăng ký
hóa chất nông nghiệp và xây dựng MRL cho các loại hóa chất này.
- MRL là cơ sở để giám sát mức độ an toàn của rau quả tươi. Nông dân bán sản
phẩm vượt mức MRL có thể bị xử phạt.
- Nhằm ngăn ngừa mức MRL vượt ngưỡng thì chỉ nên sử dụng hóa chất được phép
trên cây trồng đó cũng như bảo quản và sử dụng thuốc hợp lý.
+ Ô nhiễm sinh học
- Vi sinh vật gây bệnh có thể sống một thời gian dài trong đất, nhất là khi chúng
được các chất hữu cơ che chở, bảo vệ.
- Mức độ nhiễm vi sinh vật trong đất cao có thể gây ra bởi:
• Bón phân chuồng không qua xử lý trước khi gieo trồng
• Địa điểm trước đây là nơi chăn thả súc vật hoặc khu chuồng trại
• Địa điểm chuẩn bị sản xuất là nơi chứa phân chuồng hoặc gần nơi chứa phân
chuồng
• Địa điểm trước đây là nơi chứa hệ thống chất thải sinh họat của con người.
22
• Địa điểm nằm sát nơi chăn thả động vật, chuồng trại chăn nuôi, bể phốt và hệ
thống nước thải.
• Địa điểm mà trên đó hoặc gần đó đã từng sử dụng chất thải rắn sinh học cấp thấp
hoặc nước tái sinh.
- Trước khi trồng rau quả tại địa điểm sản xuất, cần tiến hành đánh giá nguy cơ
nhiễm vi sinh vật gây bệnh trong đất. Nguy cơ cao được ghi nhận đối với nhóm sản
phẩm A là nhóm cây mà sản phẩm của chúng phát triển dưới hoặc sát đất hoặc để
ăn sống.
+ Mua hóa chất
- Hóa chất phải được đăng ký sử dụng trên đúng đối tượng cây trồng và người dân
chỉ nên mua thuốc tại các cửa hàng bán lẻ được ủy quyền. Hóa chất mua tại các cửa
hàng không phép, từ nguồn trôi nổi có thể không đảm bảo chất lượng, độ tinh khiết
như ghi trên nhãn hoặc có hàm lượng họat chất vượt quá mức cho phép.
- Đối với rau quả xuất khẩu, cần kiểm tra mức MRL của hóa chất theo yêu cầu của
nước nhập khẩu. Trong trường hợp một loại hóa chất không có mức dư lượng tối đa,
nếu phát hiện có hóa chất đó thì toàn bộ lô sản phẩm sẽ bị tịch thu.
- Danh mục thuốc được phép sử dụng và chỉ dẫn trên nhãn có thể thay đổi, nên cần
rà soát ít nhất mỗi năm một lần.
+ Bảo quản hóa chất
- Bảo quản và vận chuyển hóa chất không đúng cách và bất cẩn có thể dẫn đến làm
ô nhiễm nguồn nước, thiết bị, thùng chứa và vật liệu đóng gói từ đó lây nhiễm sang
rau quả. Hóa chất rò rỉ cũng có thể ngấm trực tiếp vào sản phẩm. Một số nguyên
nhân gây ô nhiễm:
• Kho hóa chất nằm ở khu vực không an toàn, gần với sản phẩm, thùng chứa và vật
liệu đóng gói.
• Kho chứa đặt ở sát nguồn nước tưới, hóa chất rò rỉ chảy theo dòng nước.
• Kho chứa hóa chất nằm ở vùng trũng dễ ngập nước.
• Bao bì đựng hóa chất không ghi nhãn do đó dễ nhầm lẫn khi sử dụng.
• Hóa chất quá hạn không được tiêu hủy hoặc không dán nhãn cũng dẫn đến tình
trạng sử dụng nhầm lẫn.
• Hóa chất cũ bị thải vào đất hoặc nguồn nước.
• Sử dụng thùng đựng hóa chất để chứa rau quả sau thu hoạch.
2.2.8.2. Các yêu cầu
23
+ Những yếu tố căn bản của việc bảo vệ cây trồng
Thực hành 69: Tất cả các chất bảo vệ thực vật được sử dụng phải được ghi chép lại
và bao gồm cả việc giải thích, mục tiêu, và cả ngưỡng cần can thiệp. (TY)
Thực hành 70: Các bằng chứng phải chứng tỏ được việc thực hiện các kỹ thuật IPM,
ở nơi khả thi về mặt kỹ thuật. (ĐN)
Thực hành 71: Khi mức độ sâu bệnh và cỏ dại cần được xử lý lặp lại, bằng chứng
các khuyến cáo chống lại sự kháng thuốc được tuân thủ nếu được nêu ra trên nhãn
của bao bì. (TY)
Thực hành 72: Người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật trên đồng ruộng phải được
đào tạo từ các khóa huấn luyện bài bản và/hoặc là các nhà tư vấn về kỹ thuật IPM
bên ngoài phải có bằng cấp về kỹ thuật. (TY)
+ Lựa chọn hóa chất
Thực hành 73: Tất cả những sản phẩm thuốc bảo vệ thực vật sử dụng trên cây trồng
phải phù hợp và có thể điều chỉnh (theo hướng dẫn trên bao bì hoặc từ các phát
hành của các cơ quan có thẩm quyền) cho các loại sâu hại, bệnh, cỏ dại hoặc mục
tiêu của việc xử lý thuốc bảo vệ thực vật trên cây trồng. (CY)
Thực hành 74: Tất cả những sản phẩm bảo vệ thực vật được sử dụng đều phải được
đăng ký chính thức với sự chấp thuận của cơ quan chính phủ có thẩm quyền ở nước
đó. Nếu không tồn tại một hệ thống đăng ký như vậy thì phải tham chiếu những
hướng dẫn của GOLOBAL GAP/ EUREPGAP và qui định quốc tế về việc phân
phối và sử dụng thuốc trừ sâu do FAO (tổ chức lương thực nông nghiệp của Liên
Hiệp Quốc). (CY)
Thực hành 75: Một danh sách hàng năm được cập nhật có cả tên thương mại của
các sản phẩm bảo vệ thực vật (gồm thành phần hoạt chất hoặc là các sinh vật có ích)
đang được sử dụng cho các cây trồng hiện tại hoặc là trên các cây trồng ở trang trại
theo tiêu chuẩn GLOBAL GAP/ EUREPGAP trong 12 tháng vừa qua. (TY)
Thực hành 76: Danh sách tên thương mại của các sản phẩm bảo vệ thực vật đã được
sử dụng và đăng ký chính thức sử dụng trên các cây trồng hiện tại ở nông trại hoặc
được trồng theo tiêu chuẩn EUREPGAP trong vòng 12 tháng vừa qua phải được
cập nhật về tất cả các thay đổi gần nhất về luật sử dụng các sản phẩm bảo vệ thực
vật ví dụ như được sử dụng trên các cây trồng, thời gian cách ly trước thu hoạch,
…(TY)
Thực hành 77: Các hồ sơ lưu trữ về việc xử lý cây trồng với các thuốc bảo vệ thưc
vật phải khẳng định rằng các hóa chất bị cấm ở EU không được sử dụng trong vòng
12 tháng vừa qua trên các cây trồng có đăng GLOBAL GAP/ EUREPGAP và được
xuất sang thị trường châu Âu (ví dụ danh sách các hóa chất bị cấm EC-79/117/EC
và các điều khoản bổ sung). (CY)
24
Thực hành 78: Khi các hồ sơ lưu trữ về thuốc bảo vệ thực vật chỉ ra rằng người kỹ
thuật chịu trách nhiệm lựa chọn các nông dược này phải là người tư vấn có năng lực
được thể hiện bằng các văn bằng hoặc chứng chỉ của các lớp đào tạo. (CY)
Thực hành 79: Khi hồ sơ về thuốc bảo vệ thực vật chỉ ra rằng khi người chịu trách
nhiệm kỹ thuật lựa chọn các sản phẩm này là chủ trang trại thì trình độ kỹ thuật của
họ phải được công nhận thông qua các ghi chép về kỹ thuật, ví dụ: tài liệu kỹ thuật
của sản phẩm, sự tham gia các khóa đào tạo. (CY)
Thực hành 80: Các bằng chứng bằng hồ sơ lưu trữ chỉ ra tỷ lệ phun xịt trên cây
trồng được thực hiện chính xác theo hướng dẫn trên bao bì và được tính toán, chuẩn
bị, và được ghi chép một cách chính xác. (TY)
+ Ghi chép các lần sử dụng
Thực hành 81: Tất cả các ghi chép về các lần sử dụng nông dược có ghi rõ tên, và
giống cây trồng. (CY)
Thực hành 82: Tất cả các hồ sơ về việc xử lý nông dược phải chỉ rõ khu vực địa lý,
tên hoặc tham chiếu của trang trại, cánh đồng, vườn cây hoặc nhà kính nơi trồng
cây trồng. (CY)
Thực hành 83: Tất cả các hồ sơ của việc xử lý nông dược phải chỉ rõ ngày xử lý
một cách chính xác (ngày/ tháng/ năm). (CY)
Thực hành 84: Tất cả các hồ sơ về việc xử lý nông dược phải chỉ rõ tên thương mại
của sản phẩm và thành phần hoạt chất. (CY)
Thực hành 85: Người trực tiếp xử lý nông dược phải được ghi nhận trong hồ sơ.
(TY)
Thực hành 86: Tên thông thường của các sâu hại, bệnh hoặc cỏ dại được xử lý nông
dược phải được ghi lại trong hồ sơ xử lý nông dược. (TY)
Thực hành 87: Người chịu trách nhiệm kỹ thuật để đề nghị các nông dược cần sử
dụng phải được ghi nhận trong hồ sơ lưu trữ. (TY)
Thực hành 88: Tất cả các hồ sơ ghi chép về việc xử lý nông dược phải chỉ rõ ra
tổng lượng nông dược đã được sử dụng (về khối lượng hoặc thể tích), hoặc tổng
lượng nước (hoặc các chất mang khác), và liều lượng theo gallon/lít hoặc các đơn vị
đo lường quốc tế khác. (TY)
Thực hành 89: Loại máy móc sử dụng cho các loại nông dược (nếu có nhiều đơn vị
thì chúng phải được xác định một cách riêng rẽ) và phương pháp xử lý (ví dụ: bình
phun đeu vai , liều lượng cao, U.L.V., qua hệ thống tưới, phun bụi, phun sương,
phun bình vào không khí, hoặc các phương pháp khác) được ghi lại chi tiết trong hồ
sơ phun xịt. (TY)
+ Dụng cụ sử dụng
Thực hành 90: Trang thiết bị được sử dụng để phun thuốc phải được bảo trì và các
tài liệu chứng từ về việc bảo trì phải được lưu giữ. (TY)
25
Thực hành 91: Trang thiết bị được sử dụng để phun thuốc đã được kiểm tra trong
vòng 12 tháng vừa qua và được chứng nhận bởi chương trình bảo trì chính thức
hoặc của người có năng lực thực hiện việc bảo trì. (TY)
Thực hành 92: Sự tham gia của chủ trang trại vào chương trình chứng nhận cho
việc kiểm định bảo trì máy phun thuốc phải được ghi chép lưu lại. (ĐN)
Thực hành 93: Các công cụ thiết bị gồm cả công cụ đo lường phải thích hợp cho
việc đo lường các nông dược, nhờ vậy việc tuân thủ chính xác các quy trình pha
trộn và xử lý theo chỉ dẫn trên nhãn bao bì. (TY)
+ Thời gian cách ly trước thu hoạch
Thực hành 94: Chủ trang trại có thể chứng minh rằng họ đảm bảo một khoảng thời
gian cách ly an toàn trước khi thu hoạch qua các tài liệu lưu trữ rõ ràng như các ghi
chép về việc sử dụng thuốc BVTV, ngày thu hoạch các sản phẩm ở các khu vực
được xử lý thuốc. Đặc biệt trong trường hợp thu hoạch liên tục, phải có các hệ
thống trên cánh đồng, vườn cây hoặc nhà kính (ví dụ: các biển cảnh báo) để đảm
bảo việc không tuân thủ sự an toàn về khoảng thời gian cách ly. (CY)
+ Loại thải những hóa chất pha thừa
Thực hành 95: Những nông dược dư thừa sau khi phun thuốc hay nước rửa thùng
pha thuốc được thải ra tuân thủ luật định của địa phương hay quốc gia đó, hoặc
trong trường Thực hành 96: Trong trường hợp phần dư của dung dịch nông dược đã
pha hoặc phần thải ra do vệ sinh thùng pha thuốc được phun trên phần chưa xử lý
của mùa vụ, có chứng cứ rằng liều lượng khuyến dùng (như được ghi trên nhãn bao
bì) không bị vượt quá và tất cả các xử lý được ghi lại tương tự như đã làm khi phun
xử lý nông được bảo vệ cây trồng. (ĐN)
Thực hành 97: Nếu phần dư dung dịch nông dược đã pha hoặc phần thải ra do vệ
sinh thùng pha được phun ở phần đất bỏ hoang, điều này phải được chứng minh là
một việc làm cho phép và tất cả các lần xử lý này cũng phải được ghi lại tương tự
như đã làm đối với việc phun xịt các thuốc bảo vệ thực vật thông thường khác, và
tránh làm ô nhiễm nguồn nước bề mặt. (ĐN)
+ Phân tích dư lượng của thuốc bảo vệ thực vật
Thực hành 98: Có các chứng từ hiện hành về phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực
vật hàng năm trên các sản phẩm đã đăng ký EUREPGAP/ GLOBAL GAP hoặc hồ
sơ chứng nhận có sự tham gia của phía thứ ba về hệ thống giám sát dư lượng thuốc
bảo vệ thực vật giúp truy nguyên nguồn gốc về trang trại. (CY)
Thực hành 99: Chủ trang trại có một bản về dư lượng tối đa cho phép hiện hành của
các nước nơi sản phẩm sẽ được mua bán (ví dụ: MRL của Châu Âu). (CY)
26
Thực hành 100: Có chứng từ hoặc là thư hay là bản sao về sự ủy nhiệm các phòng
thí nghiệm với chức năng phân tích dư lượng thuốc bảo vệ thực vật của cơ quan có
thẩm quyền ở quốc gia phù hợp với tiêu chuẩn ISO 17025 hay những tiêu chuẩn
tương đương. (TY)
Thực hành 101: Có quy trình gồm các bước xử lý (quy trình này gồm sự liên lạc với
khách hàng, các bước truy tìm sản phẩm, …) sẽ được thực hiện một khi vượt quá dư
lượng tối đa cho phép.(CY).
+ Lưu trữ và xử lý các sản phẩm bảo vệ thực vật
Thực hành 102: Các phương tiện bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải phù
hợp với những luật định hiện hành của quốc gia, vùng và địa phương. (TY)
Thực hành 103: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây
dựng với kiến trúc phù hợp nhất cho việt lưu trữ các sản phẩm đó. (TY)
Thực hành 104: Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được khóa
an toàn. (TY)
Thực hành 105: Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây
dựng bằng các vật liệu hoặc nằm ở địa điểm giúp cho các sản phẩm bảo vệ thực vật
không bị ảnh hưởng đến tác động của nhiệt độ. (TY)
Thực hành 106: Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây
dựng bằng các vật liệu chống cháy (yêu cầu có khả năng chống cháy tối thiểu 30
phút). (TY)
Thực hành 107: Các nơi bảo quản những sản phẩm bảo vệ thực vật phải được xây
dựng bằng các vật liệu có độ thông thoáng và tránh việc tích tụ hơi ẩm. (TY)
Thực hành 108: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải có ánh
sáng hoặc ở nơi có ánh sáng (tự nhiên hay nhân tạo) để có thể đọc được nhãn các
sản phẩm bảo vệ thực vật một cách dễ dàng. (TY)
Thực hành 109: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật phải nằm biệt
lập với các vật liệu khác. (TY)
Thực hành 110: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật được trang bị
kệ xây bằng vật liệu không hút ẩm trong trường hợp bị rò rỉ chảy đổ, ví dụ như làm
bằng kim loại, nhựa cứng. (ĐN)
Thực hành 111: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật có thùng để lưu
giữ các rò rỉ đổ chảy tùy theo lượng chất lỏng đang lưu trữ để đảm bảo rằng không
có bất kỳ một rò rỉ hay sự xâm nhập của bên ngoài vào trong kho lưu trữ. (TY)
Thực hành 112: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật hay là nơi pha
trộn nông dược (nếu hai chỗ này khác nhau) có các thiết bị đo lường được kiểm tra
và xác định độ chính xác của thiết bị đo lường. (TY)
27
Thực hành 113: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật hay là nơi pha
trộn nông dược (nếu hai chỗ này khác nhau) được trang bị các dụng cụ, ví dụ: xô,
nguồn nước… đảm bảo xử lý an toàn và hiệu quả các nông dược có thể sẽ được sử
dụng. (TY).
Thực hành 114: Những nơi bảo quản các sản phẩm bảo vệ thực vật hay là nơi pha
trộn nông dược cố định được trang bị với các thùng chứa các vật liệu trơ như là cát,
bàn chải chà sàn, đồ hốt rác, bao nilon có bảng chỉ dẫn nằm ở một nơi cố định sẳn
sàng cho việc tiện sử dụng nếu có đổ chảy, rò rỉ xảy ra. (TY)
Thực hành 115: Nơi bảo quản thuốc bảo vệ thực vật phải được khóa, và việc đi vào
trong kho chứa thuốc bảo vệ thực vật được giới hạn những công nhân đã qua đào
tạo về sử dụng và xử lý an toàn thuốc bảo vệ thực vật. (TY)
Thực hành 116: Bản kiểm kê tồn kho phải chỉ ra số lượng tồn kho và được cập nhật
ít nhất 3 tháng một lần. (TY)
Thực hành 117: Tất cả những thuốc bảo vệ thực vật phải được trữ trong bao bì gốc,
chỉ trong trường hợp bị bể vỡ thì bao bì mới thay thế phải có đủ tất cả những thông
tin có trên bao bì gốc. (TY)
Thực hành 118: Những sản phẩm bảo vệ thực vật hiện tại được giữ trong kho hoặc
thuốc bảo vệ thực vật trong hồ sơ được dùng trong các cây trồng luân canh phải
được chính thức đăng ký và cho phép (điểm 8.2.3) xử lý trong luân canh. Các thuốc
bảo vệ thực vật được sử dụng cho các mục đích khác ngoài việc sử dụng trên các
cây trồng luân canh phải được nhận diện và lưu trữ ở những nơi tách biệt với kho
thuốc bảo vệ thực vật được dùng cho các cây trồng đã đăng ký EUREPGAP/
GLOBAL GAP. (TY)
Thực hành 119: Tất cả những hóa chất dạng lỏng không được lưu trữ trong kệ đặt
trên các hóa chất dạng bột hoặc hóa chất dạng hạt. (TY)
+ Vỏ bao thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng
Thực hành 120: Không có bằng chứng cho thấy các bao bì đã sử dụng xong được
tái sử dụng ở bất cứ dạng nào. (TY)
Thực hành 121: Hệ thống được sử dụng để loại bỏ các bao bì đã sử dụng đảm bảo
rằng mọi người không tiếp xúc với các bao bì đó bằng cách có điểm bảo quản các
bao bì đã sử dụng một cách an toàn và một hệ thống xử lý trước khi loại bỏ các bao
bì đã sử dụng các phương pháp thân thiện với môi trường. (TY)
Thực hành 122: Hệ thống loại bỏ các bao bì đã sử dụng giảm tối thiểu nguy cơ gây
ô nhiễm môi trường, nguồn nước, các hệ động thực vật bằng cách có những điểm an
toàn và một hệ thống xử lý trước khi loại bỏ các bao bì đã sử dụng các phương pháp
thân thiện với môi trường. (TY)
28
Thực hành 123: Nơi nào các hệ thống gom nhặt và loại thải các bao bì đã sử dụng
chính thức tồn tại thì phải có những ghi chép và lưu trữ hồ sơ về sự tham gia của
các chủ trang trại. (TY)
Thực hành 124: Khi các bao bì chứa thuốc bảo vệ thực vật đã dùng hết thuốc không
được tái sử dụng lại và được lưu giữ một cách thích hợp, ghi nhãn và xử lý theo
những yêu cầu của chương trình thu nhặt và xử lý rác thải nếu chương trình đó tồn
tại. (TY)
Thực hành 125: Thiết lập trên máy phun thuốc một thiết bị rửa áp suất cho các bao
bì đã sử dụng hoặc có những chỉ dẫn bằng văn bản rõ ràng là rửa bằng nước ba lần
trước khi loại bỏ. (TY)
Thực hành 126: Thông qua việc dùng các thiết bị sử dụng để xử lý các bao bì đã sử
dụng hoặc qua các quy trình bằng văn bản cho người sử dụng thiết bị phun thuốc,
các nước rửa từ những bao bì đã qua sử dụng luôn được cho vào lại thùng pha thuốc.
(TY)
Thực hành 127: Có những điểm lưu trữ an toàn những bao bì đã sử dụng trước khi
xử lý loại bỏ, nơi lưu trữ và xử lý những sản phẩm này phải tách biệt với cây trồng
và các nguyên vật liệu đóng gói nghĩa là phải có các biển chỉ dẫn và hạn chế người
và động vật đi vào. (TY)
Thực hành 128: Phải được tuân thủ tất cả những luật định liên quan của địa phương,
vùng và quốc gia (nếu có) về việc xử lý loại bỏ các bao bì đã sử dụng. (TY)
+ Các thuốc bảo vệ thực vật đã hết hạn
Thực hành 129: Có các ghi chép, lưu trữ chỉ ra các thuốc bảo vệ thực vật hết hạn
được loại bỏ theo các phương pháp cho phép. Khi không thể loại bỏ thì các thuốc
bảo vệ thực vật được bảo quản một cách an toàn và dễ dàng nhận diện. (TY)
2.2.8.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện
• Trang bị cho chủ trang trại và nhân viên kiến thức về sử dụng thuốc trừ bảo vệ
thực vật phù hợp với phạm vi công việc của họ.
• Tăng cường áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp và các loại thuốc có
nguồn gốc sinh học.
• Sử dụng thuốc đăng ký trên đúng đối tượng cây trồng, theo đúng hướng dẫn ghi
trên nhãn hoặc theo giấy phép do cơ quan có thẩm quyền cấp, số lần phun thuốc cần
khống chế sao cho dư lượng thuốc không vượt quá MRL.
• Đối với rau quả xuất khẩu, cần kiểm tra danh mục hóa chất được phép và MRL
của quốc gia nhập khẩu trước khi sử dụng.
• Chỉ pha trộn các loại thuốc bảo vệ thực vật khi chúng tương thích với nhau và ít
có nguy cơ làm tăng mức dư lượng.
29
• Cần bảo đảm thời gian cách ly từ khi phun thuốc tới khi thu hoạch.
• Thiết bị phun thuốc phải được kiểm tra hằng năm và bảo dưỡng định kỳ để đảm
bảo hoạt động hiệu quả.
• Rửa sạch thiết bị sau mỗi lần sử dụng và nước rửa thải ra phải được xử lý sao cho
không gây ô nhiễm tới sản phẩm.
• Tiêu hủy hỗn hợp thuốc thừa bằng phương pháp đảm bảo không tạo ra nguy cơ ô
nhiễm cho sản phẩm.
• Bảo quản các hóa chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn trên
nhãn nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho điểm sản xuất, nguồn nước, vật
liệu đóng gói và rau quả.
• Hóa chất quá hạn hoặc bị cấm phải được tiêu hủy theo đúng quy định cách xa khu
vực sản xuất hoặc phải được đặt cách ly với các loại hóa chất khác và dễ dàng phân
biệt.
• Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng cây trồng, nêu cụ thể tên hóa chất, ngày
tháng sử dụng, địa điểm, liều lượng, phương pháp xử lý, thời gian cách ly và tên
người thực hiện.
• Lưu giữ hồ sơ mua hóa chất, bao gồm chi tiết về tên hóa chất, nơi mua, ngày nhận
hàng, số lượng, thời hạn sử dụng và ngày sản xuất.
• Lưu giữ và cập nhập danh mục hóa chất được phép sử dụng cho rau quả gieo trồng
tại trang trại /điểm sản xuất.
• Nếu phát hiện dư lượng hóa chất vượt mức tối đa cho phép, cần tiến hành cách ly
cây trồng và điều tra nguyên nhân ô nhiễm cũng như triển khai biện pháp ngăn chặn
sự tái nhiễm.
• Trường hợp phun thuốc trong vòng 2 ngày trước khi thu hoạch sản phẩm, phải
đánh giá nguy cơ ô nhiễm sinh học và lưu lại hồ sơ các mối nguy nghiêm trọng.
• Khi có nguy cơ lớn về ô nhiễm sinh học, phải sử dụng nguồn nước khác an toàn
hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần biên bản ghi lại kết quả giám
sát.
2.2.9. Thu hoạch (6 CY, 1 TY, 2 ĐN)
2.2.9.1. Những nguy cơ ô nhiễm trong quá trình thu hoạch và hướng khắc phục
- Động vật và các loài sinh vật gây hại có khả năng là nguồn gây ô nhiễm sinh học
trong quá trình sản xuất, thu hoạch và xử lý rau quả sau thu hoạch. Sản phẩm bị lây
nhiễm do tiếp xúc trực tiếp với phân động vật hoặc gián tiếp do đất, nước, thiết bị
và vật liệu đóng gói bị nhiễm bẩn.
- Động vật bao gồm các loại hoang dã, động vật chăn thả hoặc vật nuôi (như chó,
mèo, khỉ…). Để ngăn ngừa động vật gây ô nhiễm, không cho phép:
• Chăn thả động vật gần nơi cung cấp nước.
30
• Chăn thả động vật ở khu vực gieo trồng trong vòng 60 ngày cuối cùng trước khi
thu hoạch sản phẩm.
• Động vật nuôi và động vật hoang dã vào khu vực thu hoạch, đóng gói, bảo quản
và vận chuyển rau quả.
• Chim chóc đậu phía trên khu vực đóng gói và bảo quản rau quả.
- Các loài sinh vật gây hại bao gồm chuột, các loài côn trùng như gián. Để hạn chế
ô nhiễm do sinh vật gây hại, cần:
• Bảo quản thùng chứa và vật liệu đóng gói nơi khô thoáng và che kín,
• Quét dọn thường xuyên khu vực đóng gói và bảo quản.
• Thường xuyển lau chùi thiết bị, thùng chứa cũng như quét dọn khu vực đóng gói
và bảo quản rau quả.
• Trước khi sử dụng thùng chứa, vật liệu đóng gói, cần kiểm tra xem bên trong có
các loài sinh vật gây hại hay không.
• Sử dụng bẫy bả phù hợp nếu thấy cần thiết. Khi đặt bẫy bả, cần lưu ý đảm bảo hóa
chất bên trong không chảy ra ngoài hoặc không để các loài sinh vật gây hại mang bả
mồi gây ô nhiễm sản phẩm, máy móc, thùng chứa và vật liệu đóng gói.
2.2.9.2. Các yêu cầu
+ Vệ sinh
Thực hành 130: Có các hồ sơ lưu trữ và cập nhật (được xem xét hàng năm) về đánh
giá các rủi ro (ở mức độ quốc gia, công nghiệp, từng cá thể), bao gồm các yếu tố vệ
sinh trong quá trình thu hoạch. (CY)
Thực hành 131: Tuân theo các kết quả phân tích rủi ro về vệ sinh trong thời gian
thu hoạch và trước khi vận chuyển tại cửa trang trại. (CY)
Thực hành 132: Dụng cụ và vật chứa dùng trong thu hoạch nhiều lần (ví dụ: kéo,
dao…) và các thiết bị thu hoạch (máy móc) được chùi rửa và bảo quản và có kế
hoạch khử trùng (ít nhất một năm một lần) để ngăn ngừa sự nhiễm bẩn theo các kết
quả đánh giá về rủi ro vệ sinh trong thu hoạch. (CY)
Thực hành 133: Tuân theo các kết quả đánh giá rủi ro về vệ sinh trong thu hoạch.
Tất cả những sản phẩm được đóng gói và xử lý trên đồng ruộng, vườn cây hoặc
nhà kính không được để qua đêm ở đây. Các sản phẩm được đóng gói trên đồng
phải được che đậy để ngăn sự lây nhiễm ngay sau khi đóng gói và trong quá trình
vận chuyển (từ các cánh đồng, trang trại đến nơi chúng được lưu trữ), tuân theo các
kết quả đánh giá rủi ro về vệ sinh trong thu hoạch. Nếu các sản phẩm được đóng
gói, thu hoạch và bảo quản trong trang trại thì khu vực bảo quản phải sạch sẽ, nếu
có thể thì điều chỉnh được nhiệt độ và độ ẩm và ghi chép lại theo các kết quả đánh
giá về rủi ro vệ sinh trong thu hoạch. (CY)
31
Thực hành 134: Các phương tiện sử dụng vận chuyển những sản phẩm trong quá
trình thu hoạch, nếu dùng cho các mục đích khác nữa phải có lịch trình chùi rửa,
bảo trì để ngăn chặn sự lây nhiễm (ví dụ: nhiễm đất đai, bụi, phân hữu cơ, các chất
rò rỉ…) theo các kết quả đánh giá về rủi ro vệ sinh trong thu hoạch. (CY)
Thực hành 135: Những trang thiết bị cố định hoặc di động để các công nhân thu
hoạch rửa tay phải nằm trong vòng 500 m và chúng phải sạch sẽ, vệ sinh. (CY)
Thực hành 136: Các nhà vệ sinh cố định hoặc di động phải nằm trong vòng 500 m
nơi các công nhân thu hoạch làm việc và chúng phải sạch sẽ, vệ sinh. (TY)
+ Các vật dụng để chứa sản phẩm trong quá trình thu hoạch và đóng gói
Thực hành 137: Dụng cụ để chứa chỉ được sử dụng duy nhất cho các sản phẩm thu
hoạch (nghĩa là không có nông dược, dầu nhớt, hóa chất tẩy rửa, cây cối, hoặc các
mảnh vụn, túi mang cơm, các dụng cụ…). (ĐN)
+ Sản phẩm được đóng gói tại nơi thu hoạch
Thực hành 138: Tất cả nước đá được sử dụng tại nơi thu hoạch phải được làm từ
nước uống được trong điều kiện thật vệ sinh và đảm bảo ngăn cản quá trình lây
nhiễm sản phẩm. (ĐN)
2.2.10. Xử lý, bảo quản, chế biến sản phẩm
2.2.10.1. Những nguy cơ ô nhiễm trong quá trình bảo quản, chế biến và hướng
khắc phục
+ Thiết bị, thùng chứa và vật liệu đóng gói
- Thiết bị, thùng chứa và vật liệu có thể là nguồn ô nhiễm các mối nguy cơ hóa chất,
sinh học và vật lý.
- Ô nhiễm hóa chất gây ra bởi:
• Sử dụng thùng chứa sản phẩm để đựng hóa chất
• Sử dụng thùng chứa và vật liệu đóng gói có chất độc.
• Dầu mỡ từ máy móc.
- Ô nhiễm sinh học gây ra bởi:
• Sử dụng thùng chứa, vật liệu đóng gói và thiết bị không sạch sẽ.
- Ô nhiễm vật lý là do:
• Sử dụng thùng chứa, vật liệu đóng gói và thiết bị bẩn.
• Xử lý máy móc gần nơi đóng gói và bảo quản.
• Sử dụng thùng chứa và máy móc không đảm bảo chất lượng – mảnh vỡ rơi ra từ
thùng chứa, mảnh kim loại long ra từ máy móc.
32
- Biện pháp hạn chế ô nhiễm đối với thiết bị, thùng chứa và vật liệu đóng gói là lau
chùi và bảo dưỡng thường xuyên. Cần dùng đúng loại hóa chất đề phòng ngừa ô
nhiễm hóa học.
+ Phương tiện đóng gói, bảo quản và vận chuyển
- Phương tiện đóng gói, bảo quản và vận chuyển có thể gây ra các mối nguy hóa
học, sinh học và vật lý.
- Ô nhiễm hóa chất là do:
• Hóa chất trong quá trình bảo quản và vật chuyển bị rò rỉ và lan sang sản phẩm
hoặc máy móc, thùng chứa và vật liệu đóng gói tiếp xúc trực tiếp với rau quả.
- Ô nhiễm sinh học là do:
• Khu vực đóng gói và bảo quản, phương tiện chuyên chở nhiễm đất và phân động
vật.
• Vận chuyển động vật chung với rau quả.
• Nước thải từ nhà vệ sinh chảy vào hệ thống cung cấp nước.
- Ô nhiễm vật lý là do:
• Công trình, nhà xưởng, xe máy không được xây dựng và bảo dưỡng hợp lý – ví dụ
bong sơn, bong gỗ, mảnh kim loại.
• Thủy tinh vỡ tại địa điểm đóng gói và bảo quản rau quả.
- Có thể giảm thiểu ô nhiễm bằng cách xây dựng hợp lý và bảo dưỡng thường
xuyên nhà xưởng, công trình và xe cộ. Không để hóa chất và máy móc nông nghiệp
gần khu vực đóng gói, bảo quản và vận chuyển sản phẩm.
2.2.10.2. Các yêu cầu (12 CY, 13 TY, 5 ĐN)
+ Vệ sinh
Thực hành 139: Hồ sơ lưu trữ và cập nhật (được xem xét hàng năm) về đánh giá rủi
ro (mức độ quốc gia, địa phương, hoặc từng cá thể) bao gồm các yếu tố vệ sinh của
quá trình xử lý sản phẩm. (TY)
Thực hành 140: Như là kết quả trực tiếp của việc đánh giá rủi ro về vệ sinh trong
suốt quá trình xử lý sản phẩm, các quy định về vệ sinh (các chất lây nhiễm lý hóa
học, các vi sinh vật lây nhiễm) phải được thực hiện. (TY)
Thực hành 141: Nhà vệ sinh phải ở tình trạng tốt với các phương tiện rửa tay gồm
cả xà phòng không hương, nước và phải được đóng lại, tuy nhiên không được mở
cửa trực tiếp vào khu vực xử lý sản phẩm, trừ phi cửa phải tự động đóng. Các ngoại
trừ từ việc khai báo xử lý sản phẩm cho những sản phẩm đã đăng ký sẽ được chấp
nhận. (TY)
Thực hành 142: Các xe sử dụng cho việc vận chuyển những sản phẩm trong quá
trình thu hoạch, nếu dùng cho các mục đích khác nữa phải có lịch trình chùi rửa,
33
bảo trì để ngăn chặn sự lây nhiễm (ví dụ: nhiễm đất đai, bụi, phân hữu cơ, các chất
rò rỉ…) theo các kết quả đánh giá về rủi ro vệ sinh trong thu hoạch. (CY)
Thực hành 143: Có những bằng chứng rằng các công nhân tuân thủ các hướng dẫn
về an toàn vệ sinh bao gồm vệ sinh cá nhân (bao tay, trang sức, vệ sinh móng tay…),
vệ sinh quần áo, hành xử cá nhân (không hút thuốc, khạc nhổ, ăn, nhai kẹo, nước
hoa…). Các ngoại trừ từ việc khai báo xử lý sản phẩm cho những sản phẩm đã đăng
ký sẽ được chấp nhận. (TY)
+ Rửa trong giai đoạn sau thu hoạch
Thực hành 144: Trong 12 tháng vừa qua việc phân tích nước đã được thực hiện
ngay tại đầu vào của máy rửa. Mức độ của các thông số phân tích được chấp nhận
theo ngưỡng của Tổ chức Y tế Thế giới hoặc được chấp nhận là an toàn đối với nền
công nghiệp thực phẩm bởi các cơ quan có thẩm quyền. (CY)
Thực hành 145: Nếu nước được tái sử dụng cho việc rửa sản phẩm cuối cùng thì
phải lọc và tiệt trùng, đo pH, nồng độ và mức độ của các chất tiệt trùng đã được
kiểm tra với các thông số được ghi chép và lưu trữ. Hệ thống lọc phải được thực
hiện một cách có hiệu quả cho các dung dịch huyền phù và rắn theo các tài liệu và
thời gian biểu phù hợp với lượng nước sử dụng. (CY)
Thực hành 146: Tiến hành phân tích nước được ở một phòng thí nghiệm được thừa
nhận theo ISO 17025 hoặc là các tiêu chuẩn quốc gia tương đương, có thể thể hiện
qua các tài liệu chứng minh rằng phòng thí nghiệm đang trong quá trình đạt được
tiêu chuẩn ISO 17025. (ĐN)
+ Xử lý sau thu hoạch
Thực hành 147: Có các quy trình và tài liệu rõ ràng, ví dụ như các chi tiết về thuốc
bảo vệ thực vật, sáp dùng xử lý sau thu hoạch, ngày đóng gói và vận chuyển các sản
phẩm đã xử lý sao cho các hướng dẫn về việc xử lý hóa chất phải được nhìn thấy
trên nhãn hiệu. (CY)
Thực hành 148: Các thuốc bảo vệ thực vật, sáp sử dụng trên sản phẩm đã được
đăng ký và cho phép chính thức bởi các cơ quan chức năng thuộc chính phủ ở nước
sở tại và được cho dùng trên các sản phẩm có ghi trên bao bì của thuốc bảo vệ thực
vật, sáp. Khi không có sự đăng ký chính thức thì theo hướng dẫn của EUREPGAP
và theo điều lệ quốc tế về sử dụng và phân bố thuốc trừ sâu của Tổ chức Nông
Lương Liên hiệp quốc. (CY)
Thực hành 149: Các tài liệu lưu trữ về sáp cũng như các thuốc bảo vệ sau thu hoạch
xác nhận rằng không có bất kỳ sáp hay thuốc bảo vệ thực vật nào được dùng trong
vòng 12 tháng vừa qua trên sản phẩm trồng theo tiêu chuẩn EUREPGAP được xuất
sang châu Âu bị cấm ở các nước này. (CY)
34
Thực hành 150: Có tài liệu về tất cả các chất sáp và thuốc bảo vệ thực vật được
đăng ký hiện hành dùng cho các sản phẩm sau thu hoạch. (TY)
Thực hành 151: Bảng danh sách đã cập nhật các thay đổi (nếu có) việc đăng ký các
chất sáp và thuốc bảo vệ thực vật (ví dụ: các thay đổi, ngày thay đổi). (TY)
Thực hành 152: Người chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật việc xử lý sau thu hoạch
có thể chứng minh năng lực của họ qua các giấy chứng nhận của các quốc gia hoặc
các khóa đào tạo chính thức. (TY)
Thực hành 153: Lô sản phẩm đã xử lý được ghi chép lưu trữ trong hồ sơ xử lý sau
thu hoạch. (CY)
Thực hành 154: Vị trí địa lý: tên, tham chiếu của trang trại hoặc nơi xử lý xử lý sản
phẩm được ghi lại trong hồ sơ xử lý sau thu hoạch. (CY)
Thực hành 155: Ngày chính xác (ngày/ tháng/ năm) của các xử lý có được ghi lại
trong hồ sơ sau thu hoạch. (CY)
Thực hành 156: Hình thức xử lý (phun xịt, ngâm, xông hơi…) được ghi chép lưu lại
trong tất cả hồ sơ về xử lý sau thu hoạch. (CY)
Thực hành 157: Tên thương mại và thành phần hoạt chất của các sản phẩm dùng
cho xử lý sau thu hoạch phải được ghi chép, lưu trữ trong hồ sơ xử lý sau thu hoạch.
(CY)
Thực hành 158: Số lượng của các chất (khối lượng hoặc thể tích) phải được ghi
chép lại trong hồ sơ xử lý sau thu hoạch. (CY)
Thực hành 159: Tên người trực tiếp sử dụng các chất dùng trong xử lý sau thu
hoạch phải được ghi lại trong hồ sơ xử lý sau thu hoạch. (TY)
Thực hành 160: Tên thông thường của sâu hại, bệnh mà đã được xử lý được ghi
chép lưu trữ trong hồ sơ xử lý sau thu hoạch. (TY)
+ Những thiết bị của trang trại dùng cho quá trình xử lý và lưu trữ sản phẩm
Thực hành 161: Các sàn được thiết kế (dốc, mương) và giữ trống để đảm bảo thoát
nước. (ĐN)
Thực hành 162: Thiết bị xử lý sản phẩm (dây chuyền chế biến, máy móc, tường,
sàn, khu vực kho bảo quản sản phẩm, các tấm palet …) phải sạch sẽ hoặc bảo trì
phù hợp lịch trình lau chùi làm sạch để ngăn quá trình lây nhiễm, và mọi ghi chép
liên quan phải được lưu trữ. Các trường hợp ngoại lệ trong bản khai xử lý sản phẩm
sẽ được chấp nhận cho các sản phẩm đã đăng ký. (TY)
Thực hành 163: Các chất thải và các sản phẩm bị loại thải đang lưu giữ trong vùng
được làm sạch và tiệt trùng để ngăn sự lây nhiễm của sản phẩm, các ghi chép của
quá trình lau chùi được lưu trữ lại. (ĐN)
35
Thực hành 164: Các chất tẩy rửa, lau chùi…được trữ trong vùng tách biệt với nơi
mà sản phẩm được đóng gói để tránh sự lây nhiễm của các chất hóa học trên sản
phẩm. (ĐN)
Thực hành 165: Các chứng nhận bằng chứng từ (các chi tiết trên nhãn hoặc bản số
liệu kỹ thuật) về việc cho phép sử dụng các chất lau chùi tẩy rửa có khả năng tiếp
xúc với sản phẩm trong ngành công nghiệp thực phẩm. (TY)
Thực hành 166: Các bóng đèn hoặc hệ thống đèn nằm trên các sản phẩm hoặc là
các vật liệu sử dụng trong quá trình xử lý sản phẩm phải được bảo vệ để ngăn sự lây
nhiễm sản phẩm trong trường hợp chúng bị vỡ. (TY)
Thực hành 167: Các qui định bằng văn bản về xử lý xử lý các sản phẩm bằng nhựa
cứng, trong suốt và bằng thuỷ tinh dễ vỡ trong khu vực chuẩn bị, xử lý xử lý và lưu
trữ sản phẩm. (ĐN)
Thực hành 168: Quản lý sự xâm nhập của những vật nuôi vào trong khu vực sản
xuất để ngăn sự lây nhiễm sản phẩm. (TY)
2.2.10.3. Những điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện
+ Thiết bị, vật tư và thùng chứa
• Thiết bị, thùng chứa và vật liệu tiếp xúc trực tiếp với sản phẩm phải được làm từ
những chất không độc hại.
• Thùng đựng chất thải, hóa chất và các chất nguy hiểm khác phải được đánh dấu rõ
ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm.
• Bảo dưỡng thường xuyên thiết bị, dụng cụ để hạn chế nguy cơ ô nhiễm.
• Thùng chứa sản phẩm thu họach và vật liệu đóng gói phải đặt riêng biệt với kho
chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia đồng thời thực hiện các biện pháp hạn chế
nguy cơ ô nhiễm từ các loài động vật gây hại.
• Thùng đựng rau quả cần đảm bảo chắc chắn, sạch sẽ trước khi sử dụng.
• Sau khi đóng gói, các thùng chứa không được đặt trực tiếp xuống đất.
+ Nhà xưởng và công trình
• Xây dựng và bảo dưỡng nhà xưởng và các công trình phục vụ cho việc sản xuất,
xử lý, đóng gói, bảo quản được sao cho hạn chế nguy cơ nhiễm bẩn.
• Tách riêng xăng, dầu, mỡ và và máy móc nông nghiệp ra khỏi khu vực xử lý, đóng
gói và bảo quản sản phẩm nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm.
• Thiết kế và xây dựng hệ thống bể phốt, xử lý rác thải và thoát nước để giảm thiểu
nguy cơ ô nhiễm nguồn nước.
36
• Bóng đèn phía trên thùng chứa sản phẩm và vật liệu đóng gói phải đảm bảo chống
vỡ hay được bảo vệ bằng vỏ ngoài chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ,
phải loại bỏ sản phẩm để ở khu vực đó đồng thời lau sạch dụng cụ và thùng chứa.
• Khi đặt thiết bị vào cùng với phân xưởng xử lý, đóng gói và bảo quản rau quả, cần
che chắn hoặc cho ngừng xử lý thiết bị trong quá trình đóng gói, xử lý và bảo quản
sản phẩm.
+ Làm sạch
• Soạn thảo và tuân theo bản hướng dẫn lau chùi thiết bị, thùng chứa và vật liệu tiếp
xúc trực tiếp với sản phẩm và làm sạch địa điểm đóng gói, xử lý, bảo quản.
• Sử dụng hóa chất làm sạch thích hợp để giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm hóa chất.
+ Kiểm soát động vật và các loài sinh vật gây hại
• Thực hiện các biện pháp giảm thiểu sinh vật gây hại ở trong và xung quanh khu
vực xử lý, đóng gói và bảo quản.
• Xua đuổi, không cho chim chóc đậu trên khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản.
• Cách ly các loài động vật khỏi khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản rau quả.
• Cần đặt bẫy bả ở nơi đảm bảo không làm ô nhiễm rau quả, thùng chứa và vật liệu
đóng gói đồng thời ghi lại trong hồ sơ những vị trí đó.
+ Vệ sinh cá nhân
• Cung cấp tài liệu hướng dẫn về vệ sinh cá nhân cho nhân viên.
• Huấn luyện nhân viên thực hành các biện pháp vệ sinh cá nhân và lưu giữ hồ sơ
huấn luyện, đào tạo.
• Bố trí nhà vệ sinh và khu rửa tay cho nhân viên.
+ Xử lý sau thu hoạch
• Hóa chất sử dụng sau thu hoạch, bao gồm cả thuốc bảo vệ thực vật và sáp thực vật
phải được phép sử dụng và tuân thủ hướng dẫn ghi trên nhãn hoặc theo giấy phép
của cơ quan có thẩm quyền.
• Đối với rau quả xuất khẩu, phải kiểm tra danh mục hóa chất được phép và MRL ở
nước nhập khẩu trước khi sử dụng.
• Thiết bị phun thuốc cần được làm sạch thường xuyên, kiểm tra và bảo dưỡng đảm
bảo hoạt động hiệu quả.
• Hỗn hợp các hóa chất dư thừa và nước thải tẩy rửa phải được xử lý sao cho không
tạo ra nguy cơ ô nhiễm tới sản phẩm.
37
• Bảo quản tất cả các hóa chất tại khu vực riêng biệt, kiên cố, an toàn theo chỉ dẫn
trên nhãn nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm cho điểm sản xuất, nguồn nước,
vật liệu đóng gói và rau quả.
• Hóa chất quá hạn hoặc bị cấm phải được tiêu hủy theo đúng quy định cách xa khu
vực sản xuất hoặc phải được đặt cách ly với các loại hóa chất khác và dễ dàng phân
biệt.
• Lưu lại hồ sơ sử dụng hóa chất trên từng loại sản phẩm, nêu cụ thể tên hóa chất,
ngày tháng sử dụng, lô sản phẩm được xử lý, liều lượng, phương pháp xử lý và tên
người thực hiện.
• Lưu giữ và cập nhật danh mục hóa chất được phép sử dụng trên rau quả sau thu
hoạch.
• Nếu phát hiện dư lượng hóa chất vượt quá MRL, cần cách ly sản phẩm, điều tra
nguyên nhân cũng như htực hiện các biện pháp đề phòng tái nhiễm.
+ Sử dụng nước
• Đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học và sinh học từ nguồn nước sử dụng để rửa, bảo
quản và xử lý rau quả sau thu hoạch và có hồ sơ lưu những mối nguy nghiêm trọng.
• Trong trường hợp phải phân tích nước để đánh giá nguy cơ ô nhiễm, cần tiến hành
kiểm tra định kỳ tùy theo điều kiện tác động tới hệ thống cấp nước chủng loại sản
phẩm đồng thời lưu lại kết quả kiểm tra.
• Ở những vùng có nguy cơ ô nhiễm hóa học và sinh học cao, phải thay thế bằng
nguồn nước khác an toàn hoặc nước phải được xử lý và giám sát chặt chẽ, cần có
biên bản ghi lại kết quả giám sát.
• Chất lượng nước xả cuối cho rau quả phải tương đương với tiêu chuẩn nước uống
(theo hướng dẫn của WHO, thích hợp để uống).
+ Bảo quản và vận chuyển
• Thùng chứa sản phẩm đã đóng gói không được đặt trực tiếp xuống đất.
• Trước khi sử dụng đồ chèn lót, cần kiểm tra đảm bảo không bị nhiễm đất, hóa chất,
dị vật và các loài sinh vật gây hại. Nếu phát hiện vấn đề không phù hợp, chúng cần
phải loại bỏ, làm sạch hoặc phủ kín bằng vật liệu bảo vệ.
• Cần kiểm tra các phương tiện chuyên chở trước khi sử dụng, đảm bảo sạch sẽ,
không có dị vật và sinh vật gây hại, nếu phát hiện nguy cơ ô nhiễm, cần làm sạch
các phương tiện vận chuyển.
• Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với hàng hóa khả năng gây ô
nhiễm hóa học, sinh học và vật lý.
2.2.11. Quản lý ô nhiễm và chất thải, tái sản xuất, tái sử dụng
38
Các yêu cầu (6 ĐN) :
+ Xác định chất thải và những chất gây ô nhiễm
Thực hành 169: Tất cả những sản phẩm thải từ trang trại phải được lập danh mục và
ghi chép lưu trữ. (ĐN)
Thực hành 170: Tất cả những nguồn ô nhiễm tiềm tàng (ví dụ như là dư lượng phân,
khói thải từ các thiết bị làm nóng…) phải được lập danh mục và ghi chép lưu trữ
cho tất cả các quá trình sản xuất trong trang trại. (ĐN)
+ Kế hoạch xử lý chất thải và ô nhiễm môi trường
Thực hành 171: Có một kế hoạch bằng văn bản hiện hành rõ ràng và dễ hiểu bao
gồm giảm rác thải, ô nhiễm, và tái chế rác thải. (ĐN)
Thực hành 172: Có các biện pháp và hành động cụ thể ở trang trại xác nhận rằng
mục tiêu của kế hoạch xử lý rác thải và ô nhiễm đã được thực hiện. (ĐN)
Thực hành 173: Một số ít các rác thải không mong muốn trong khu vực chỉ định
cũng như là rác thải trong này là chấp nhận được. Tất cả các lọai rác khác phải được
làm sạch sẽ. Các khu vực nơi sản phẩm được xử lý xử lý trong nhà được làm sạch ít
nhất một lần trong ngày. (ĐN).
Thực hành 174: Trang trại có những vùng chỉ định để lưu giữ rác thải. Các loại rác
thải khác nhau được phân loại và lưu giữ riêng biệt. Các chai lọ hóa chất đã dùng
rồi được rửa với nước, cán ép và lưu giữ ở khu vực an toàn cho đến khi loại thải trừ
khi chúng được chuyển trở lại cho nhà phân phối. (ĐN).
2.2.12. Sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động
Các yêu cầu (2 CY, 13 TY, 9 ĐN) :
+ Đánh giá rủi ro
Thực hành 175: Có bảng đánh giá về rủi ro hiện tại dựa trên luật định của địa
phương, vùng và quốc gia cũng như các nghị định trong lĩnh vực sản xuất. (ĐN)
Thực hành 176: Có một kế hoạch hành động bằng văn bản chỉ ra các điều kiện
không tương thích, và các hành động được tiến hành với thời gian biểu và người
chịu trách nhiệm. (ĐN)
+ Đào tạo
Thực hành 177: Các hồ sơ ghi chép lưu trữ chỉ ra rằng chương trình đào tạo hoặc
các hướng dẫn cần thiết được thực hiện và có một bản sao các chứng chỉ đã tham dự
hoặc một danh sách các người lao động tham gia khóa học ký tên. Các ghi chép lưu
trữ bao gồm cả người cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phụ. (TY)
Thực hành 178: Có ghi chép,lưu trữ cho từng công nhân gồm cả các chương trình
đào tạo cần thiết, bản sao các giấy chứng nhận tham gia hoặc chữ ký của họ trên
danh sách những người tham dự khóa học. (ĐN)
39
Thực hành 179: Có ít nhất một người đã được đào tạo về sơ cứu trong vòng năm
năm gần đây có mặt ở trang trại, tại bất kỳ thời gian nào hoặc bất kỳ địa điểm nào
có hoạt động sản xuất diễn ra. Các luật định về đào tạo sơ cứu phải được tuân thủ.
Các hoạt động sản xuất diễn ra trong trang trại bao gồm: trồng trọt, vận chuyển và
xử lý xử lý sản phẩm nếu có. (ĐN)
Thực hành 180: Có những hướng dẫn bằng văn bản và trực tiếp cho các công nhân
để họ hiểu được cần phải làm gì khi tai nạn xảy ra. Những hướng dẫn này phải bằng
ngôn ngữ phổ cập đối với người công nhân. Các hướng dẫn có thể được hỗ trợ bằng
các ký hiệu nếu có thể. (TY)
Thực hành 181: Người lao động nhận được cả hai hình thức hướng dẫn bằng văn
bản và trực tiếp. Những hướng dẫn này được thực hiện bởi những người đã trải qua
sự đào tạo (y tá, giám đốc chất lượng…). Tất cả những người lao động mới phải
nhận được những hướng dẫn này. Khóa đào tạo và hướng dẫn này phải được lưu trữ
bằng hồ sơ. (ĐN)
Thực hành 182: Có bằng chứng cho thấy các qui định và đòi hỏi về vệ sinh an toàn
cá nhân đã được thông báo cho các khách thăm viếng và các nhà nhận thực hiện
hợp đồng phụ (các qui định về vệ sinh an toàn cá nhân đối với khách tham quan
công ty phải được đặt ở vị trí dễ nhìn thấy để mọi người khách đến thăm có thể đọc
được chúng). (ĐN)
+ Dụng cụ, trang thiết bị và các thủ tục khi xảy ra tai nạn
Thực hành 183: Hộp thuốc y tế dùng cho sơ cứu theo quy định và đề nghị của quốc
gia phải hiện diện và có thể dùng được khi cần thiết, được đặt ở gần nơi làm việc.
Nơi nào có nguy cơ thì người giám sát có thể mang theo hộp sơ cứu cùng với anh ta.
(TY)
Thực hành 184: Những tấm biển cảnh báo phải chỉ ra những mối nguy hiểm tiềm
tàng như: các hố rác thải, các thùng chứa nhiên liệu, các phân xưởng cũng như là
các cây trồng đã được xử lý… (ĐN)
Thực hành 185: Những thủ tục bằng văn bản phải mô tả các bước cần tiến hành khi
có trường hợp khẩn cấp hay xảy ra tai nạn. Các thủ tục phải nêu rõ tên của người
cần liên hệ, vị trí gần nhất của các thiết bị liên lạc (điện thoại, bộ đàm), bảng danh
sách các số điện thoại liên quan cập nhật nhất (cảnh sát, cứu thương, bệnh viện, cứu
hỏa) và chúng phải có thể truy cập mọi lúc. (TY)
Thực hành 186: Những tài liệu bằng văn bản phải trình bày các bước cơ bản về việc
chăm sóc người bị tai nạn được đặt trong vòng 10 m tính từ nơi lưu trữ thuốc bảo vệ
thực vật hoặc các nơi pha chế thuốc và mọi người có thể truy cập được khi cần thiết.
(TY)
Thực hành 187: Các bảng báo hiệu về mối nguy hiểm được đặt cạnh cửa ra vào của
kho lưu giữ phân bón và thuốc bảo vệ thực vật. (TY)
40
+ Xử lý những chất bảo vệ thực vật
Thực hành 188: Những người trực tiếp xử lý và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật có
thể chứng minh kiến thức cũng như năng lực của họ thông qua các bằng cấp chính
thức hoặc các giấy chứng nhận tham gia các khóa đào tạo đặc biệt. (TY)
Thực hành 189: Nếu có thể việc kiểm tra sức khỏe đối với tất cả nhân viên tiếp xúc
với thuốc bảo vệ thực vật được tiến hành theo qui định của địa phương và quốc gia.
(ĐN)
+ Thiết bị và quần áo bảo hộ
Thực hành 190: Các bộ quần áo bảo hộ (ủng cao su, quần áo không thấm nước, áo
khoác, găng cao su, mặt nạ…) phù hợp với những chỉ dẫn trên bao bì và ở tình
trạng sử dụng tốt. (CY)
Thực hành 191: Có các quy định về việc giặt đồ bảo hộ sau khi sử dụng. (TY)
Thực hành 192: Có các quy định hoặc các đề nghị về viêc sử dụng các thiết bị và đồ
bảo hộ tương ứng cho các công nhân khi xử lý hoặc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật
theo các đề nghị trên bao bì. (TY)
Thực hành 193: Tất cả các trang phục và thiết bị bảo hộ bao gồm cả các đồ lọc thay
thế… được lưu giữ ở nơi tách biệt với nơi lưu giữ các thuốc bảo vệ thực vật trong
vùng thông thoáng. (CY)
Thực hành 194: Tất cả những nơi pha thuốc và lưu trữ thuốc bảo vệ thực vật ở trang
trại phải có nơi rửa (mắt), nguồn nước sạch cách không quá 10 m, dụng cụ sơ cứu
và các quy định rõ ràng gồm cả các số điện thoại, các bước cơ bản chăm sóc người
bị nạn phải được ký và có thể truy cập dễ dàng khi cần thiết. (TY)
+ Vấn đề phúc lợi xã hội
Thực hành 195: Hồ sơ lưu trữ chứng minh rằng tên người quản lý có trách nhiệm
đảm bảo tuân thủ các luật định hiện hành của địa phương và quốc gia về sức khoẻ,
an toàn lao động và phúc lợi xã hội của người lao động. (TY)
Thực hành 196: Hồ sơ lưu trữ chỉ ra mối quan tâm của người lao động về sức khoẻ,
an toàn lao động và phúc lợi xã hội được ghi lại trong biên bản cuộc họp giữa các
nhà quản lý và người lao động được tổ chức ít nhất 2 lần một năm tại những địa
điểm đã được đăng ký. Tại các cuộc họp này các vấn đề trên được đem ra bàn bạc
một cách thoả mái (không sợ sệt mắc cỡ hay lo sợ bị trù dập). Người kiểm tra
không cần phải có những phán quyết về nội dung, độ chính xác hay là kết quả của
những ghi chép lưu trữ đó. (ĐN)
Thực hành 197: Nhà ở cho những người lao động ở trang trại phải có mái che, cửa
đi và cửa sổ tốt, có nước uống được, có nhà vệ sinh và có hệ thống thoát nước tốt.
(TY)
+ An toàn cho người thăm viếng
41
Thực hành 198: Có các bằng chứng chứng nhận rằng những người thực hiện các
hợp đồng phụ và những khách viếng thăm đã được chính thức thông báo về các yêu
cầu và quy định về vệ sinh cá nhân (các thủ tục về vệ sinh cá nhân của công ty đối
với mọi người viếng thăm được đặt ở nơi mà mọi người viếng tham công ty có thể
đọc được chúng). (TY)
2.2.13. Vấn đề về môi trường
Các yêu cầu (1 TY, 8 ĐN) :
+ Ảnh hưởng của việc sản xuất nông nghiệp đến môi trường
Thực hành 199: Các chủ trang trại có thể chứng minh kiến thức và năng lực của họ
về việc hạn chế tối đa các ảnh hưởng xấu tiềm tàng (như là bạc màu đất) của các
hoạt động sản xuất nông nghiệp đến môi trường. (ĐN)
Thực hành 200: Có những hành động thiết thực được thực hiện bởi chủ trang trại
hay một nhóm các chủ trang trại làm lợi cho chương trình bảo vệ môi trường. (ĐN)
+ Chính sách bảo vệ môi trường và bảo tồn thiên nhiên
Thực hành 201: Có hồ sơ lưu trữ về các công bố bảo tồn đời sống hoang dã. (TY)
Thực hành 202: Có các kế hoạch bảo tồn đời sống hoang dã bằng văn bản cho từng
trang trại. Kế hoạch này ở mức độ vùng hay quốc gia và được thực hiện ở trang trại.
(ĐN)
Thực hành 203: Nội dung và mục tiêu của kế hoạch bảo tồn được thực hiện phù hợp
với nông nghiệp bền vững và giảm tác động đến môi trường. (ĐN)
Thực hành 204: Có những quan tâm đến kế hoạch bảo tồn thiên nhiên để thực hiện
kiểm tra các điều kiện, vị trí, mức độ hiện tại…của hệ động thực vật ở trang trại từ
đó có thể lập kế hoạch bảo tồn. (ĐN)
Thực hành 205: Trong kế hoạch bảo tồn thiên nhiên có bản danh sách các điều ưu
tiên và các hành động cần thực hiện để điều chỉnh các môi trường sống đã bị huỷ
hoại ở trang trại. (ĐN)
Thực hành 206: Trong kế hoạch bảo tồn thiên nhiên có bản danh sách các điều ưu
tiên và các hành động cần thực hiện để nâng cao môi trường sống cho hệ động thực
vật và nâng cao đa dạng sinh học nếu có thể được ở trang trại. (ĐN)
+ Những khu vực không sản xuất
Thực hành 207: Nếu có thể làm được, có các kế hoạch chuyển các khu vực không
sản xuất vào trong vùng bảo tồn tự nhiên để bảo tồn hệ động thực vật. (ĐN)
2. 2.14. Giải quyết khiếu nại
Các yêu cầu ( 2 CY) :
Thực hành 208: Phải có các mẫu đơn liên quan đến việc tuân thủ theo các tiêu
chuẩn EUREPGAP/ GLOBAL GAP ở trang trại và có sẳn khi được yêu cầu. (CY)
42
Thực hành 209: Có hồ sơ lưu trữ về các công việc đã được thực hiện để giải quyết
các khiếu kiện về các vấn đề liên quan đến các thiếu sót về tiêu chuẩn EUREPGAP/
GLOBAL GAP tìm thấy trong các sản phẩm hoặc dịch vụ. (CY)
BÀI 3
THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT ĐÔNG NAM Á (ASEAN G AP)
3.1.Giới thiệu về ASEAN G AP
ASEAN GAP là một tiêu chuẩn cho thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát các
nguy cơ trong quá trình sản xuất, thu hoạch, sau thu hoạch các sản phẩm nông
nghiệp (đặc biệt là rau, quả tươi) ở các nước thành viên ASEAN. ASEAN GAP
được chia làm 4 hợp phần:
Hợp phần 1: An toàn thực phẩm
Hợp phần 2: Quản lý môi trường
Hợp phần 3: Sưc khỏe, an toàn và phúc lợi xã hội cho người lao động
Hợp phần 4:Chất lượng sản phẩm
ASEAN GAP được phát triển nhằm nâng cao sự hài hòa của các chương trình
GAP của các nước thành viên ASEAN. Nó bao trùm các hoạt động sản xuất, thu
hoạch và xử lý sau thu hoạch các sản phẩm rau, quả tươi trên đồng ruộng và ở nơi
mua bán sản phẩm. Hướng dẫn mang tính giải thích này được thiết kế nhằm giúp
các nhà sản xuất, nhà đóng gói, vận chuyển, nhà cung cấp, huấn luyện, đại diện
chính phủ và những người khác hiểu các thực hành yêu cầu thực hiện các 4 hợp
phần của ASEAN GAP. Nó cung cấp hướng dẫn về “việc gì phải làm” để tiến hành
các thực hành yêu cầu. ASEAN GAP có thể sử dụng cho tất cả hệ thống sản xuất,
nhưng không phải là một tiêu chuẩn để chứng nhận về các sản phẩm hữu cơ hoặc
sản phẩm không biến đổi gen (GMO free)
Hướng dẫn bao gồm thông tin cơ bản về các dạng nguy cơ và nguồn gốc gây ô
nhiễm, hướng dẫn thực hiện GAP, dạng mục kiểm tra tự đáng giá để xem xét lại sự
đồng thuận với các yêu cầu, ví dụ tài liệu và sổ ghi chép, giải thích khái niệm và các
thông tin bổ sung khác.
3.2. An toàn thực phẩm
3.2.1. Các nguy cơ và nguồn gây ô nhiễm
Nguy cơ về an toàn thực phẩm là các chất có đặc tính vật lý, hóa học, sinh học
gây cho nông sản trở nên rủi ro đối với sức khỏe của người tiêu dùng. Kiểm soát
các nguy cơ làm mất an toàn thực phẩm trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, xử
43
lý sau thu hoạch (cắt xén, đóng gói, vận chuyển...) các sản phẩm tươi sống là quan
trọng để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng và tiếp cận được thị trường khu vực
ASEAN và toàn cầu.
Có 3 nguy cơ đối với an toàn thực phẩm: Hóa học, sinh học, vật lý.
Các loại nông sản có thể bị nhiễm bẩn bởi việc tiếp xúc trực tiếp với các nguy
cơ trong sản xuất hoặc gián tiếp với đất, nước, thiết bị, vật liệu, phân bón, đất
nền…bị ô nhiễm.
3.2.1.1. Nguy cơ hóa học
Nhiễm bẩn hóa chất trong nông sản tươi có thể xẩy ra một cách tự nhiên hoặc
có thể do con người gây nên trong quá trình sản xuất, thu hoạch, xử lý sau thu
hoạch. Các dạng nhiễm bẩn hóa chất là:
• Dư lượng hóa chất nông nghiệp trong sản phẩm vượt quá ngưỡng MRL
• Nhiễm bẩn phi hóa chất nông nghiệp – Ví dụ: dầu, nhớt, chất tẩy rửa…
• Kim loại nặng vướt quá ngưỡng ML,
• Độc tố thực vật xuất hiện trong tự nhiên
• Các tác nhân gây dị ứng
3.2.1.2. Nguy cơ sinh học
Thông thường nông sản phẩm chứa nhiều loại vi sinh vật khác nhau. Một số vi
sinh vật là nguyên nhân làm mất phẩm chất nông sản như gây hôi, thối, mất màu…
Một số loài khác thì chỉ sinh sống trong nông sản phẩm chứ không gây mất phẩm
chất nông sản cũng như sức khỏe của người sử dụng. Vi sinh vật gây bệnh ảnh
hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng bằng cách ký sinh, phát triển trong cơ thể
người hoặc tiết ra các độc tố.
Sinh vật gây bệnh có thể tìm thấy trên bề mặt nông sản hoặc bên trong mô thực
vật. Các vật gây bệnh thường gặp là vi sinh vật (vi khuẩn, virus) và ký sinh.
Vi khuẩn
Vi khuẩn là nguyên nhân thường gặp gây bệnh tiêu hóa. Số lượng vi khuẩn cần
thiết để gây bệnh cho người là tùy thuộc vào loài vi khuẩn, tuổi và điều kiện ngoại
cảnh. Nói chung, vi khuẩn yêu cầu một số dinh dưỡng cần thiết và môi trường phù
hợp như ẩm độ cao và nhiệt độ ấm. Vi khuẩn có thể phát triển rất nhanh trong thời
gian ngắn. Trong thời gian 7 giờ, một tế bào vi khuẩn có thể sản sinh hơn 1 triệu tế
bào.
Một số vi khuẩn gây bệnh thường gặp có trong nông sản (đặc biệt là rau, quả
tươi) là:
• Salmonella sp.
• Escherichia coli (E. coli)
44
• Shigella sp.
• Listeria monocytogenes
Vi khuẩn Listeria monocytogenes có thể tìm thấy trong đất và có thể sống trong
đất trong vòng 60 ngày. Nông sản nhiễm bẩn vi khuẩn có thể do tiếp xúc với đất
trồng, hoặc các công cụ máy móc và thùng hàng chứa đất bị nhiễm khuẩn. Các vi
khuẩn khác như Salmonella sp., E. coli và Shigella sp. tồn tại trong chất thải của gia
súc và người. Nông sản bị nhiễm các loài vi khuẩn này là do sử dụng phân chuồng
không xử lý, nguồn nước ô nhiễm, tiếp xúc với gia súc trong khi sản xuất, vận
chuyển và từ các hoạt động thủ công của con người.
Ký sinh
Ký sinh là các tổ chức sống bên trong cơ thể sống khác (ký chủ). Ký sinh không
thể sống bên ngoài động vật hoặc con người nhưng chúng có thể gây bệnh cho
người và gia súc ngay cả khi có số lượng rất nhỏ. Nông sản có thể là một mắt xích
tạo điều kiện cho một ký sinh lây lan từ ký chủ này sang ký chủ khác (động vật –
người, người – người). Cysts (bào xác), giai đoạn ngủ đông của ký sinh, có thể tồn
tại trong đất trong vòng 7 năm, ví dụ: Giardia.
Ký sinh thường gặp trong nông sản là:
• Cryptosporidium
• Cyclospora
• Giardia
Virus
Virus không thể sinh sản bên ngoài tế bào sống và không thể phát triển bên
ngoài hoặc bên trong nông sản. Tuy nhiên nông sản có thể là một mắt xích để virus
lây lan từ động vật đến người, hoặc từ người đến người. Một số lượng nhỏ virus
trong nông sản có thể gây bệnh.
Virus có thể xâm nhập vào con người thông qua nông sản nhiễm virus:
• Hepatitis A virus
• Norwalk virus và Norwalk-like virus.
Các nguồi nhiễm bẩn sinh học
• Đất
• Nước
• Phân chuồng
• Nước cống thải
• Con người
• Động vật
• Bụi bẩn không khí
3.2.1.3. Nguy cơ vật lý
45
Nguy cơ vật lý là các vật thể bên ngoài có thể gây bệnh hoặc tổn thương cho
người tiêu dùng. Nhiễm bẩn vật lý có thể xẩy ra trong quá trình sản xuất, thu hoạch
và sau thu hoạch.
Các dạng nguy cơ vật lý có thể:
- Các vật thể từ môi trường: đất, đá, que gậy, hạt cỏ dại…
- Các vật thể từ thiết bị, nhà xưởng, thùng đựng (container): thủy tinh, gỗ, kim loại,
ni lông…
- Các vật thể từ hoạt động của con người: nữ trang, tóc, các vật dụng cá nhân …
3.2.2. Các yêu cầu của ASEAN G AP
Thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát các nguy cơ về an toàn thực phẩm
được nhóm lại thành 10 nội dung. Mỗi nội dung là thông tin cơ bản để giải thích
nguyên nhân gây ra nhiễm bẩn. Thông tin đặc biệt là cung cấp mỗi thực hành để
giải thích những yêu cầu để thực thi các thực hành. Trong một số trường hợp, hai
hoặc nhiều thực hành được nhóm lại với nhau khi là thông tin hướng dẫn là như
nhau cho cả hai thực hành.
3.2.2.1. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất
Chọn đất là một vấn đề quan trọng để sản xuất các sản phẩm an toàn. Cần phải
xem xét lịch sử về sinh học và hóa học của địa điểm sản xuất. Đất có thể chứa các
vi sinh vật gây bệnh, các hóa chất khó phân hủy và kim loại nặng.
Thực hành 1: Đánh giá sự rủi ro về nhiễm bẩn nông sản với nguy cơ hóa học và
sinh học từ những vụ trước của vùng sản xuất hoặc các vùng lân cận cho mỗi loại
cây trồng và lưu giữ các hồ sơ ghi chép các rủi ro đã xác định.
Thực hành 2: Nếu nơi nào có sự rủi ro về nhiễm bẩn hóa học hoặc sinh học được
xác định, thì không được sử dụng sản xuất nông nghiệp hoặc cần có các hành động
quản lý sự rủi ro đó.
Thực hành 3: Nếu các hành động quản lý rủi ro được yêu cầu, các hành động đó cần
phải được giám sát để kiểm tra sự nhiễm bẩn nông sản không xuất hiện, và phải lưu
giữ các hồ sơ ghi chép các hành động đó và kết quả giám sát.
Thực hành 4: Cần ghi chép đầy đủ những bị trí bị nhiễm bẩn, không phù hợp với
sản xuất nông nghiệp (đặc biệt là các sản phẩm tươi).
3.2.2.2. Giống cây trồng
Thực hành 5: Nếu giống cây trồng được sản xuất trên đồng ruộng, cần ghi chép đầy
đủ các loại hóa chất đã sử dụng và nguyên nhân sử dụng các loại hóa chất đó.
Thực hành 6: Nếu giống cây trồng lấy từ nơi khác thì cần ghi chép đầy đủ tên của
nhà cung cấp và ngày cung cấp.
46
Thực hành 7: Không trồng các giống có độc tố đối với con người.
3.2.2.3. Phân bón và các chất phụ gia
Thực hành 8: Đánh giá các rủi ro của việc nhiễm bẩn hóa chất và sinh học từ việc
sử dụng phân bón và các chất phụ gia cho mỗi loại cây trồng, ghi chép và lưu giữ
hồ sơ về các nguy cơ đã được xác định.
Thực hành 9: Nếu một nguy cơ từ việc sử dụng phân bón hoặc chất phụ gia đã được
xác định, cần thực hiện các biện pháp nhằm hạn chế sự rủi ro nhiễm bẩn cho sản
phẩm.
Thực hành 10: Cần lựa chọn phân bón và chất phụ gia để để giảm sự rủi ro nhiễm
bẩn kim loai nặng cho sản phẩm.
Thực hành 11: Không sử dụng các vật liệu hữu cơ chưa được xử lý khi có sự rủi ro
gây nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 12: Trước khi sử dụng một vật liệu hữu cơ được xử lý trên đồng ruộng,
cần ghi chép và lưu trữ hồ sơ về phương pháp, ngày và thời gian xử lý.
Thực hành 13: Nếu một sản phẩm chứa vật liệu hữu cơ được lấy từ nơi khác có sự
rủi ro về nhiễm bẩn sản phẩm, cần phải có tài liệu của nhà cung cấp chứng minh
rằng các vật liệu đó đã được xử lý để hạn chế thấp nhất sự rủi ro nhiễm bẩn sản
phẩm.
Thực hành 14: Không sử dụng chất thải của con người trong sản xuất các sản phẩm
tươi sống cho tiêu thụ của con người.
Thực hành 15: Thiết bị sử dụng bón phân và chất phụ gia phải được duy trì trong
điều kiện làm việc tốt và bảo dưỡng ít nhất một năm một lần bằng các kỹ thuật viên
có thẩm quyền.
Thực hành 16: Diện tích, thiết bị của kho chứa, phối trộn, chuyên chở phân bón và
chất phối trộn, phân ủ hữu cơ cần có vị trí, cấu trúc xây dựng và bảo dưỡng nhằm
hạn chế thấp nhất sự rủi ro về nhiễm bẩn vị trí sản xuất và nguồn nước.
Thực hành 17: Ghi chép đầy đủ và lưu giữ thông tin về nguồn gốc, tên sản phẩm,
ngày mua và chất lượng của phân bón và chất phụ gia.
Thực hành 18: Ghi chép đầy đủ và lưu giữ thông tin về ngày sử dụng, tên sản phẩm
hoặc vật liệu, vị trí xử lý, tỷ lệ, phương pháp và dụng cụ sử dụng phân bón và chất
phụ gia.
3.2.2.4. Nước
Thực hành 19: Đánh giá sự rủi ro về nhiễm bẩn hóa học, sinh học của sản phẩm do
nước trước khi thu hoạch sản phẩm là sự tưới tiêu, phân bón, sử dụng hóa chất, và
sau khi thu hoạch là cầm, nắm, rửa, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh. Ghi chép
đầy đủ các nguy cơ đã được xác định.
47
Thực hành 20: Nơi có yêu cầu đánh giá sự rủi ro nhiễm bẩn từ nước, các xét nghiệm
phải được tiến hành thường xuyên phù hợp với điều kiện tác động đến sự cung cấp
nước. Ghi chép đầy đủ kết quả xét nghiệm.
Thực hành 21: Nơi có sự rủi ro về nhiễm bân sinh học và hóa học, cần sử dụng
nguồn nước thay thế hoặc nước đã được xử lý và giám sát, ghi chép đầy đủ phương
pháp xử lý và kết quả giám sát.
Thực hành 22: Không sử dụng nước cống rảnh chưa được xử lý vào sản xuất và sau
thu hoạch. Những nước hạn chế sử dụng nước xử lý, chất lượng nước phải tuân thủ
các quy định liên quan.
3.2.2.5. Hóa chất
+ Hóa chất nông nghiệp
Thực hành 23: Chủ trang trại và công nhân phải được tập huấn ở mức độ phù hợp
với trách nhiệm của họ trong việc sử dụng hóa chất.
Thực hành 24: Người tư vấn sản phẩm hóa chất cần phải có giấy chứng nhận năng
lực kỹ thuật.
Thực hành 25: Áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp ở những nơi có thể để
hạn chế mức thấp nhất sử dụng hóa chất tổng hợp.
Thực hành 26: Hóa chất chỉ được cung cấp bởi các nhà cung cấp có giấy phép.
Thực hành 27: Hóa chất và thuốc trừ sâu sinh học sử dụng cho cây trồng và bán trên
thị trường cần được các tổ chức, cá nhân có thẩm quyền phê chuẩn, phải có tài liệu
chứng minh sự đồng ý đó.
Thực hành 28: Cần cập nhật tiêu chuẩn MRL từ người có thẩm quyền đối với các
sản phẩm hóa chất lưu thông trên thị trường.
Thực hành 29: Hóa chất sử dụng phải căn cứ vào chỉ dẫn ghi trên nhãn hoặc hướng
dẫn của người có thẩm quyền.
Thực hành 30: Kiểm tra chắc chắn rằng hóa chất sử dụng đúng, nông sản phẩm dự
định bán ra thị thường cần thường xuyên được kiểm tra dư lượng hóa chất theo yêu
cầu của khách hàng và người có thẩm quyền. Phòng nghiên cứu kiểm tra dư lượng
phải được công nhận của người có thẩm quyền.
Thực hành 31: Tránh phối trộn hơn 2 hóa chất, trừ khi có sự đồng ý và khuyến cáo
của người có thẩm quyền.
Thực hành 32: Phải chú ý thời gian cách ly sau khi phun thuốc và thu hoạch.
Thực hành 33: Công cụ, máy móc dùng để sử dụng hóa chất phải duy trì trong tình
trạng hoạt động tốt và thường xuyên được các nhà kỹ thuật bảo dưỡng ít nhất một
năm một lần.
Thực hành 34: Công cụ, máy móc phải được rửa sạch sau khi sử dụng và nước thải
phải được tiêu thoát mà không gây rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm.
48
Thực hành 35: Lượng thuốc dư thừa sau khi sử dụng phải được vứt bỏ mà không
gây rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm.
Thực hành 36: Hóa chất được cất giữ trong điều kiện ánh sáng thích hợp, trong
dụng cụ vững chắc, chỉ cho phép người có thẩm quyền tiếp xúc. Nơi cất giữ và
dụng cụ cất giữ đảm bảo hạn chế mức thấp nhất rủi ro gây nhiễm bẩn nông sản
phẩm và cần có thiết bị an toàn trong trường hợp xẩy ra sự cố.
Thực hành 37: Các hóa chất ở dạng lỏng không được cất giữ giá trên các loại bột.
Thực hành 38: Phải cất giữ hóa chất trong thùng đựng nguyên gốc với nhãn mác dễ
đọc và trên cơ sở chỉ dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hóa chất đã được chuyển
sang thùng đựng khác thì cần phải có nhãn mác rõ ràng về tên, tỷ lệ sử dụng và thời
gian cách ly.
Thực hành 39: Không được tái sử dụng các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất,
phải cất giữ nó ở nơi an toàn cho đến khi được xử lý.
Thực hành 40: Xử lý các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất tùy thuộc vào quy
định của từng quốc gia, tuy nhiên phải trên cơ sở chung là giảm đến mức thấp nhất
sự rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm. Những nơi có điều kiện cần sử dụng hệ thống
thu gom và xử lý.
Thực hành 41: Các hóa chất hết hạn, không sử dụng nữa thì cần phải được xác định
rõ ràng và cất giữ nơi an toàn cho đến lúc xử lý.
Thực hành 42: Xử lý các hóa chất hết hạn, không sử dụng bằng hệ thống xử lý hoặc
ở các nơi cho phép.
Thực hành 43: Xác định các loại hóa chất sử dụng cho từng loại cây trồng, ghi cụ
thể hóa chất sử dụng, mùa vụ sử dụng, vị trí xử lý, thời gian, tỷ lệ và phương pháp
sử dụng, thời gian cách lý và tên người sử dụng.
Thực hành 44: Ghi chép đầy đủ tên hóa chất, người cung ứng, thời gian, chất lượng
và hạn sử dụng của các hóa chất được sử dụng.
Thực hành 45: Ghi chép đầy đủ các hóa chất được cất giữ bao gồm tên hóa chất,
thời gian, chất lượng và thời gian kết thúc sử dụng hoặc thời gian vứt bỏ.
Thực hành 46: Nếu phát hiện ra dư lượng hóa chất vượt quá MRL ở quốc gia nơi
nông sản phẩm được mua bán thì đình chỉ mua bán các nông sản phẩm đó. Cần phải
điều tra xác định nguyên nhân gây nhiễm bẩn, các hành động ngăn ngừa sự tái
nhiễm, ghi chép đầy đủ sự việc xẩy ra và các hành động xử lý.
+ Các hóa chất khác
Thực hành 47: Chất đốt, dầu, các hóa chất phi nông nghiệp khác cần phải được xử
lý, cất giữ, vứt bỏ bằng cách giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn nông sản phẩm.
3.2.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm
49
Thực hành 48: Thiết bị, thùng chứa, vật liệu tiếp xúc với sản phẩm cần phải được
sản xuất từ các vật liệu không làm nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 49: Các thùng chứa sử dụng cất giữ rác thải, hóa chất, các chất nguy
hiểm khác cần được xác định rõ ràng và không sử dụng để chứa đựng hoặc xử lý
sản phẩm.
Thực hành 50: Thiết bị và thùng chứa cần được thường xuyên giữ gìn nhằm giảm
mức thấp nhất gây nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 51: Thiết bị, thùng chứa và vật liệu cần được cất giữ ở những nơi riêng
biệt với hóa chất, phân bón, chất phụ gia và ở khoảng cách phù hợp nhằm giảm thấp
nhất sự nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 52: Thiết bị, thùng chứa và vật liệu cần được kiểm tra đảm bảo nguyên
vẹn, sạch sẽ trước khi sử dụng và yêu cầu rửa sạch, sửa chữa hoặc vứt bỏ.
+ Nhà xưởng và kho
Thực hành 53: Không để các sản phẩm thu hoạch tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc sàn
ở những nơi xử lý, đóng gói hoặc cất giữ.
Thực hành 54: Nhà xưởng và kho sử dụng để trồng, vận chuyển, xử lý và cất giữ
sản phẩm phải được xây dựng và bảo dưỡng nhằm giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm
bẩn sản phẩm.
Thực hành 55: Mỡ, dầu, chất đốt và máy móc (nông cơ) cần phải được để riêng biệt
với nơi xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm nhằm ngăn ngừa sự nhiễm bẩn sản
phẩm.
Thực hành 56: Hệ thống thải nước, dầu mỡ, rác cần được xây dựng để giảm mức
thấp nhất gây rủi ro nhiễm bẩn địa điểm sản xuất và nguồn nước.
Thực hành 57: Bóng đèn phía trên thùng chứa sản phẩm và vật liệu đóng gói phải
đảm bảo chống vỡ hay được bảo vệ bằng vỏ ngoài chống vỡ. Trong trường hợp
bóng đèn bị vỡ, phải loại bỏ sản phẩm để ở khu vực đó đồng thời lau sạch dụng cụ
và thùng chứa.
Thực hành 58: Nơi thiết bị và dụng cụ có thể là nguồn nguy cơ vật lý được đặt để
trong cùng một nhà với nơi xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm, các thiết bị và
dụng cụ đó phải được ngăn bằng các lá chắn hoặc không được hoạt động trong suốt
thời gian xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm.
+ Làm sạch và vệ sinh
Thực hành 59. Cần xác định những nơi đóng gói, xử lý và cất giữ sản phẩm, thiết bị,
dụng cụ, vật liệu có thể là nguồn gây nhiễm bẩn sản phẩm, và cần có các hướng dẫn
để vệ sinh và làm sạch.
Thực hành 60. Chọn lựa các hóa chất làm sạch và vệ sinh phụ hợp để giảm mức
50
thấp nhất rủi ro của hóa chất đó gây nhiễm bẩn sản phẩm.
+ Động vật và kiểm soát dịch hại
Thực hành 61. Không cho động vật và vật nuôi vào các khu vực sản xuất, đặc biệt
khu vực trồng các loại cây trồng phía trên hoặc gần mặt đất, và ở nơi thu hoạch,
đóng gói, cất giữ sản phẩm.
Thực hành 62: Có biện pháp ngăn chặn sự hiện diện của dịch hại bên trong hoặc
xung quanh khu vực xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm.
Thực hành 63: Bẫy, bả dùng để phòng trừ dịch hại cần đặt và bảo dưỡng để hạn chế
sự rủi ro nhiễm bẩn sản phẩm, vật liệu và thùng đóng gói. Ghi chép đầy đủ nơi đặt
bẫy, bả.
+ Vệ sinh cá nhân
Thực hành 64: Công nhân phải có kiến thức nhất định và được tập huấn về thực
hành vệ sinh cá nhân và ghi chép đầy đủ về tập huấn đó.
Thực hành 65: Cung cấp hoặc dán ở những nơi thích hợp các tài liệu hướng dẫn về
vệ sinh cá nhân cho công nhân.
Thực hành 66: Cần phải có đầy đủ nhà vệ sinh và các thiết bị rửa tay trong tình
trạng sạch sẽ cho công nhân.
Thực hành 67: Nước cống thải phải đảm bảo giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn
trực tiếp hoặc gián tiếp cho sản phẩm.
+ Xử lý sản phẩm
Thực hành 68: Sử dụng, cất giữ, loại thải hóa chất sử dụng sau khi thu hoạch, bao
gồm thuốc trừ dịch hại và sáp, giống như các thực hành mô tả ở phân Hóa chất.
Thực hành 69: Sử dụng nước để xử lý sản phẩm sau khi thu hoạch giống như các
thực hành mô tả ở phần Nước.
Thực hành 70: Nước sử dụng lần cuối cùng đối với các phần ăn được của sản phẩm
là có chất lượng tương đương với nước uống.
+ Cất giữ và vận chuyển
Thực hành 71: Không đặt các thùng hàng tiếp xúc với mặt đất nơi có rủi ro nhiễm
bẩn sản phẩm từ đất.
Thực hành 72: Cần kiểm tra độ sạch, loang hóa chất, các vật thể lạ và sự lây nhiễm
dịch hại của các kệ kê hàng, rửa sạch hoặc bao phủ vật liệu bảo vệ hoặc vứt bỏ nếu
có rủi ro về nhiễm bẩn sản phẩm.
Thực hành 73: Kiểm tra độ sạch, loang hóa chất, các vật thể lạ và nhiễm dịch hại
của các phương tiện vận chuyển, và rửa sạch chúng nếu có sự rủi ro về nhiễm bẩn
51
sản phẩm. Thực hành 74: Sản phẩm được cất giữ và vận chuyển riêng biệt với
hàng hóa có tiềm năng nhiễm bẩn hóa hóc, vật lý, sinh học.
3.2.2.7. Truy nguyên nguồn gốc
Thực hành 75: Mỗi địa điểm sản xuất được xác định bằng một tên và mã số. Đặt tên
và mã số lên địa điểm sản xuất và ghi vào bản đồ sở hữu tài sản. Tên và mã số được
ghi chú trong tất cả các tài liệu liên quan đến địa điểm sản xuất đó.
Thực hành 76: Thùng, bao bì đóng gói cần phải ghi rõ nơi sản xuất, địa điểm sản
xuất để có thể truy được nguồn gốc sản phẩm.
Thực hành 77: Ghi chép đầy đủ ngày cung cấp, chất lượng sản phẩm và nơi đến của
các sản phẩm được gửi đi.
Thực hành 78: Khi một sản phẩm được xác định là bị nhiễm bẩn hoặc có khả năng
nhiễm bẩn thì phải cách ly, hạn chế phân phối, nếu sản phẩm đã bán thì phải ngay
lập tức thông báo cho người mua.
Thực hành 79: Khảo sát nguyên nhân gây nhiễm bẩn và thực hiện các hành động
đúng đắn nhằm hạn chế sự tái nhiễm. Ghi chép đầy đủ, lưu trữ hồ sơ về sự việc xẩy
ra và hành động đã thực hiện.
3.2.2.8. Tập huấn
Thực hành 80: Chủ trang trại và công nhân phải có kiến thức phù hợp và được tập
huấn về lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm của mình đối với GAP, ghi chép đầy đủ ,
lưu trữ hồ sơ về tập huấn đó.
3.2.2.9. Tài liệu và ghi chép
Thực hành 81: Ghi chép đầy đủ các thực hành nông nghiệp tốt trong thời hạn ít nhất
2 năm hoặc dài hơn nếu có yêu cầu của luật pháp và người tiêu dùng.
Thực hành 82: Vứt bỏ các tài liệu không còn hiệu lực, chỉ sử dụng các văn bản hiện
hành.
3.2.2.10. Xem xét lại các thực hành
Thực hành 83: Xem xét lại tất cả các thực hành ít nhất một năm 1 lần để đảm bảo đã
thực hiện đúng các thực hành và các hành động đã thực hiện để chỉnh sửa tất các
thiếu sót. Ghi chép đầy đủ, lưu trữ hồ sơ các thực hành đã được xem xét và các
hành động đã thực hiện.
Thực hành 84: Thực hiện các công việc giải quyết khiếu nại liên quan đến an toàn
thực phẩm và ghi chép, lưu trữ hồ sơ về than phiền và các hành động giải quyết.
52
3.3. Quản lý môi trường
3.3.1. Nguy cơ về môi trường
Nguy cơ môi trường là các tác động xấu của quá trình sản xuất, thu hoạch và xử
lý sau thu hoạch các nông sản phẩm đối với các đặc tính bên trong hoặc bên ngoài
của môi trường. Có nhiều nguy cơ thông thường xẩy ra ở đồng ruộng và chuồng trại,
mỗi nguy cơ có tính chất khác nhau. Cần phải xem xét tình huống đặc biệt của mỗi
đặc tính khi quản lý các nguy cơ môi trường.
Các bước kiểm soát nguy cơ môi trường như sau:
Bước 1: Xác định nguy cơ – Cái gì có thể xẩy ra đối với các đặc tính bên trong và
bên ngoài của môi trường nếu một vài hoạt động tiến hành không đúng?
Bước 2: Đánh giá rủi ro – Cái gì có thể xẩy ra và hậu quả của việc xuất hiện nguy
cơ?
Bước 3: Kiểm soát nguy cơ – Những thực hành nông nghiệp tốt nào được yêu cầu
thực hiện để ngăn ngừa hoặc giảm mức thấp nhất sự rủi ro của các nguy cơ?
Bước 4: Giám sát và xem sét lại các nguy cơ – Các thực hành nông nghiệp tốt
đang thực hiện có tốt không, có sự thay đổi nào dẫn đến sự hình thành nguy cơ
mới?
3.3.2. Các yêu cầu của ASEAN G AP
Thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát nguy cơ môi trường được nhóm lại
thành 13 nội dung. Mỗi mội nội dung, mô tả tiềm năng gây nên độc hại đối với môi
trường và cung cấp các thông tin đặc biệt cho mỗi thực hành để giải thích những
vấn đề yêu cầu để thực hiện thực hành đó. Trong một vài trường hợp, hai hoặc
nhiều thực hành có thể nhóm lại với nhau khi thông tin hướng dẫn chung cho cả hai
thực hành.
3.3.2.1. Lịch sử và quản lý địa điểm sản xuất
Thực hành 1: Địa điểm sản xuất tuân theo quy định của quốc gia, hạn chế sản xuất ở
vùng cao hoặc độ dốc lớn.
Thực hành 2: Đối với những địa điểm mới, cần đánh giá sự rủi ro gây nên độc hại
đối với môi trường bên trong hoặc bên ngoài địa điểm để đề nghị được sử dụng, ghi
chép và lưu trữ hồ sơ về các nguy cơ tiềm năng đã được xác định. Đánh giá sự rủi
ro cần xem xét:
- Tính ưu tiên sử dụng của địa điểm.
- Tác động tiềm năng của sản xuất cây trồng và xử lý sau thu hoạch lên bên trong và
bên ngoài địa điểm.
- Tác động tiềm năng của các địa điểm lân cận lên địa điểm mới.
Thực hành 3: Không sử dụng sản xuất cây trồng và xử lý sau thu hoạch ở những nơi
53
xác định có sự rủi ro hoặc có các biện pháp ngăn cản, giảm thiểu nguy cơ tiềm tàng.
Thực hành 4: Có một bản đồ chỉ rõ:
- Địa điểm sản xuất cây trồng
- Vùng có môi trường nhạy cảm và thoái hóa cao.
- Nơi cất giữ và phối trộn hóa chất, nơi rửa các thiết bị sử dụng hóa chất, nơi xử
lý hóa chất sau thu hoạch.
- Địa điểm hoặc phương tiện cất giữ, phối trộn, ủ phân và chất phụ gia.
- Dòng nước, nơi tích trữ, hệ thống tiêu nước, vùng tưới và điểm xả nước.
- Nhà cửa, công trình xây dựng, đường.
Thực hành 5: Quản lý để hạn chế mức thấp nhất sự tiếp tục thoái hóa đối với các
vùng bị thoái hóa cao.
Thực hành 6: Quản lý các hoạt động phù hợp với luật môi trường quốc gia về không
khí, nước, tiếng ồn, đất, đa dạng sinh học và các vấn đề môi trường khác.
3.3.2.2. Giống cây trồng
Thực hành 7: Để giảm đến mức thấp nhất sử dụng hóa chất và phân bón, lựa chọn
giống cây trồng có khả năng kháng dịch hại và trồng ở nơi có dạng đất và dinh
dưỡng đất thích hợp.
3.3.2.3. Đất và giá thể
Thực hành 8: Thực hành sản xuất là phải phù hợp với dạng đất và không làm tăng
rủi ro thoái hóa môi trường.
Thực hành 9: Những nơi có thể, sử dụng bản đồ đất để lập kế hoạch sản xuất và
luân canh.
Thực hành 10: Các thực hành canh tác phải nhằm cải thiện hoặc duy trì cấu trúc đất
và giảm thiểu sự kết vón và xói mòn đất.
Thực hành 11: Chứng minh sự đúng đắn việc sử dụng các hóa chất xử lý đất và giá
thể, ghi chép, lưu trữ hồ sơ về địa điểm, ngày, sản phẩm, tỷ lệ và phương pháp sử
dụng, và tên người sử dụng.
3.3.2.4. Phân bón và chất phụ gia
Thực hành 12: Cung cấp dinh dưỡng cho cây trồng dựa vào sự khuyến cáo của cơ
quan có thẩm quyền hoặc dựa vào các xét nghiệm về đất, lá, dịch cây để giảm thiểu
sự dư thừa và rửa trôi dinh dưỡng.
Thực hành 13: Định vị trí, xây dựng và bảo dưỡng các địa điểm hoặc thiết bị cất giữ,
phối trộn, đóng bao phân bón và chất phụ gia, phân ủ hữu cơ và các vật liệu hữu cơ
khác để giảm thiểu sự rủi ro gây độc môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm.
Thực hành 14: Duy trì các trang thiết bị sử dụng bón phân và chất phụ gia trong
54
điều kiện xử lý tốt, bảo dưỡng thiết bị ít nhất một năm một lần.
Thực hành 15: Ghi chép đầy đủ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia, chi tiết tên
sản phẩm hoặc vật liệu, ngày, địa điểm xử lý, tỷ lệ và phương pháp sử dụng và tên
người sử dụng.
Thực hành 16: Đối với hệ thống sản xuất thủy canh, giám sát và ghi chép sự phối
trộn, áp dụng và vứt bỏ dung dịch dinh dưỡng.
3.3.2.5. Nước
Thực hành 17: Tưới nước dựa vào yêu cầu nước của cây trồng, nguồn nước có thể,
ẩm độ đất, và quan tâm đến ảnh hưởng môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm
sản xuất.
Thực hành 18: Một hệ thống tưới tiêu hiệu quả là sử dụng tối thiểu lượng nước và
giảm thiểu rủi ro gây hại đối với môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm sản
xuất.
Thực hành 19: Kiểm tra sự hoạt động của hệ thống tưới tiêu trong mỗi lần sử dụng
dựa vào hướng dẫn của nhà sản xuất hoặc các phương pháp phù hợp khác và duy trì
đảm bảo sự phân phối có hiệu quả.
Thực hành 20: Ghi chép và lưu trữ hồ sơ sử dụng tưới tiêu, chi tiết về cây trồng,
ngày, vị trí, lượng nước sử dụng hoặc thời gian tưới tiêu, tên người quản lý các hoạt
động tưới tiêu.
Thực hành 21: Quản lý nguồn nước, tích trữ nước phù hợp với yêu cầu, quy định
của mỗi quốc gia.
Thực hành 22: Quản lý hoặc xử lý nhằm giảm thiểu rủi ro gây độc hại đến môi
trường đối với các nguồn nước sử dụng là nguyên ngân gây độc hại đến môi trường
đất, đất sản xuất, đường thủy và các vùng nhạy cảm.
Thực hành 23: Xả bỏ nước từ nhà vệ sinh, hệ thống cống rảnh hợp lý nhằm giảm
thiểu rủi ro gây độc hại với môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm sản xuất.
Thực hành 24: Quản lý hoặc xử lý nước thải từ thu hoạch, chùi rửa và xử lý bằng
tay nhằm giảm thiểu diện tích ô nhiễm môi trường.
3.3.2.6. Hóa chất
+ Hóa chất nông nghiệp
Thực hành 25: Chủ trang trại và công nhân phải được tập huấn ở mức độ phù hợp
với trách nhiệm của mình đối với việc sử dụng hóa chất.
Thực hành 26: Người tư vấn việc lựa chọn sản phẩm hóa chất cần phải chứng minh
được năng lực chuyên môn của mình.
Thực hành 27: Phương pháp bảo vệ cây trồng phải phù hợp trong phòng trừ dịch hại
và dựa vào khuyến cáo của các cơ quan có thẩm quyền hoặc giám sát dịch hại mùa
55
màng.
Thực hành 28: Áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở những nơi có
thể để giảm thiểu sử dụng hóa chất.
Thực hành 29: Hóa chất phải tiếp nhận từ nhà cung ứng có giấy phép.
Thực hành 30: Hóa chất phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép sử dụng trên
cây trồng, cập nhật các tài liệu có thể để chứng mình tình trạng cho phép hiện hành.
Thực hành 31: Áp dụng hóa chất căn cứ vào chỉ dẫn trên nhãn hoặc giấy phép của
cơ quan thẩm quyền.
Thực hành 32: Sử dụng một chiến lược luân phiên sử dụng các hóa chất và các
phương pháp bảo vệ thực vật khác để tránh sự kháng thuốc của dịch hại.
Thực hành 33: Quản lý việc áp dụng hóa chất (trong đất và không khí) nhằm giảm
thiểu sự rủi ro của việc lan tỏa đến vùng lân cận và nơi môi trường nhạy cảm.
Thực hành 34: Phối trộn lượng hóa chất phù hợp để giảm thiểu lượng hóa chất dư
thừa sau khi sử dụng.
Thực hành 35: Vứt bỏ lượng dung dịch hóa chất dư thừa và rửa dụng cụ hợp lý
nhằm giảm thiểu sự rủi ro về độc hại môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm.
Thực hành 36: Duy trì trang thiết bị sử dụng hóa chất trong điều kiện làm việc tốt
và bảo trì ít nhất một năm một lần.
Thực hành 37: Hóa chất được cất giữ trong điều kiện ánh sáng thích hợp, trong
dụng cụ vững chắc, chỉ cho phép người có thẩm quyền tiếp xúc. Định vị trí và xây
dựng công trình nhằm giảm thiểu rủi ro gây nhiễm bẩn môi trường và gắn các thiết
bị an toàn trong trường hợp xẩy ra sự cố hóa chất.
Thực hành 38: Phải cất giữ hóa chất trong thùng đựng nguyên gốc với nhãn mác dễ
đọc và trên cơ sở chỉ dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hóa chất đã được chuyển
sang thùng đựng khác thì cần phải có nhãn mác rõ ràng về tên, tỷ lệ sử dụng và thời
gian cách ly.
Thực hành 39: Không được tái sử dụng các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất,
phải cất giữ nó ở nơi an toàn cho đến khi được xử lý.
Thực hành 40: Xử lý các loại chai, lọ, bao bì… đựng hóa chất tùy thuộc vào quy
định của từng quốc gia, tuy nhiên phải trên cơ sở chung là phải giảm thiểu rủi ro
gây độc hại đến môi trường bên trong và bên ngoài địa điểm. Những nơi có điều
kiện cần sử dụng hệ thống thu gom và xử lý theo quy định.
Thực hành 41: Các hóa chất hết hạn, không sử dụng nữa thì cần phải được xác định
rõ ràng và cất giữ nơi an toàn cho đến lúc xử lý.
Thực hành 42: Xử lý các hóa chất hết hạn, không sử dụng bằng hệ thống xử lý theo
quy định hoặc ở các nơi cho phép.
Thực hành 43: Xác định các loại hóa chất sử dụng cho từng loại cây trồng, ghi cụ
thể hóa chất sử dụng, nguyên nhân sử dụng, ngày sử dụng, vị trí xử lý, tỷ lệ và
56
phương pháp sử dụng, điều kiện thời tiết, tên người sử dụng.
Thực hành 44: Ghi chép đầy đủ các hóa chất được cất giữ bao gồm tên hóa chất,
thời gian, chất lượng và thời gian kết thúc sử dụng hoặc thời gian vứt bỏ.
+ Các hóa chất khác
Thực hành 45: Chất đốt, dầu, các hóa chất phi nông nghiệp khác cần phải được xử
lý, cất giữ, vứt bỏ bằng cách giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn môi trường.
3.3.2.7. Thu hoạch và xử lý sản phẩm
Thực hành 46: Sử dụng, cất giữ, vứt bỏ các hóa chất sử dụng sau thu hoạch như
thuốc trừ dịch hại và chất sáp giống như các thực hành mô tả ở phần Hóa chất.
3.3.2.8. Chất thải và hiệu quả năng lượng
Thực hành 47: Lập kế hoạch và thực hiện việc quản lý chất thải, bao gồm việc xác
định dạng chất thải từ các hoạt động sản xuất và sử dụng các thực hành nhằm giảm
thiểu chất thải, tái sử dụng, tích giữ và loại bỏ chất thải.
Thực hành 48: Xem xét lại sự tiêu thụ điện, chất đốt và xác định, thực hiện các thực
hành có hiệu quả.
Thực hành 49: Bảo dưỡng máy móc và thiết bị hoặc thay thế nhằm duy trì sự xử lý
có hiệu quả.
3.3.2.9. Đa dạng sinh học
Thực hành 50: Hoạt động sản xuất tuân theo các quy định của quốc gia, bảo vệ các
loài động vật và thực vật nguy cơ tuyệt chủng.
Thực hành 51: Để bảo tồn các loài thực vật và động vật bản địa, cần duy trì và mở
rộng diện tích thực vật bản địa, các hành lang hoang dại, các vùng cây cối trên
hoặc xung quang hai bên bờ sống, suối.
Thực hành 52: Có biện pháp quản lý động vật hoang dã và dịch hại môi trường.
3.3.2.10. Không khí
Thực hành 53: Giảm thiểu sự ảnh hưởng của mùi hôi thối, khói, bụi và tiếng ồn lên
người và vật dung xung quanh.
3.3.2.11. Tập huấn
Thực hành 54: Chủ trang trại và công nhân phải có kiến thức phù hợp và được tập
huấn về lãnh vực liên quan đến trách nhiệm của mình đối với GAP, ghi chép đầy
đủ , lưu trữ hồ sơ về tập huấn đó.
3.3.2.12. Tài liệu và ghi chép
57
Thực hành 55: Ghi chép đầy đủ các thực hành nông nghiệp tốt trong thời hạn ít nhất
2 năm hoặc dài hơn nếu có yêu cầu của luật pháp và người tiêu dùng.
Thực hành 56: Vứt bỏ các tài liệu không còn hiệu lực, chỉ sử dụng các văn bản hiện
hành.
3.3.2.13. Xem xét lại các thực hành
Thực hành 57: Xem xét lại tất cả các thực hành ít nhất một năm 1 lần để đảm bảo đã
thực hiện đúng các thực hành và các hành động đã thực hiện để chỉnh sửa các thiếu
sót hoặc thay đổi đối với các quy định về môi trường.
Thực hành 58: Ghi chép đầy đủ và lưu trữ hồ sơ các thực hành đã được xem xét và
các hành động đã thực hiện.
Thực hành 59: Thực hiện các công việc giải quyết khiếu nại liên quan đến quản lý
môi trường và ghi chép, lưu trữ hồ sơ về than phiền và các hành động giải quyết.
3.4. An toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động
3.4.1. Nguy cơ đối với sức khỏe, an toàn và phúc lợi của người lao động
Công việc trang trại bao gồm rất nhiều việc thường xuyên gặp nhiều rủi ro cho
người làm việc và sống trong trang trại. Hàng năm có hàng ngàn người bị thương và
nhiều người bị chết do tai nạn lao động nông nghiệp. Ngoài những chi phí chăm sóc
sức khỏe cho người bị thương, sự đau khổ, thương tiếc những người thân bị chết, tai
nạn lao động cũng ảnh hưởng đến số lượng người lao động, giảm sản phẩm, giảm
thu nhập và tăng bảo hiểm. Tất cả mọi người trong trang trại đều phải có trách
nhiệm giảm thiểu sự rủi ro tai nạn nghề nghiệp.
Trách nhiệm của chủ trang trại:
• Đánh giá về sức khỏe và sự rủi ro an toàn cho công nhân và người khác như khách
tham quan, người thầu sản phẩm và thực hiện GAP.
• Cung cấp môi trường làm việc an toàn
• Tổ chức hệ thống an toàn trong công việc
• Duy trì khu vực làm việc, máy móc và thiết bị trong điều kiện an toàn
• Đảm bảo an toàn trong việc sử dụng, xử lý, bảo quản và vận chuyển các chất độc
• Cung cấp các thông tin, tập huấn, hướng dẫn và tư vấn đầy đủ cho người lao động.
• Cung cấp phương tiện đầy đủ cho phúc lợi của người lao động
Trách nhiệm của người lao động:
• Cần chú ý đến sức khỏe và tính an toàn của mình và người khác.
• Tuân thủ các yêu cầu về an toàn và sức khỏe nghề nghiệp
Tai nạn có thể được bảo vệ và một người công nhân cần phải làm nhiều việc
để bảo vệ người lao động không bị tai nạn như tăng cường sự nhận thức về rủi ro
đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi.
58
Các bước quản lý rủi ro đối với sức khỏe, an toàn và phúc lợi như sau:
- Bước 1: Xác định rủi ro – Điều gì sẽ xẩy ra đối với sức khỏe, an toàn và phúc lợi
của người lao động nếu có những hành động sai?
- Bước 2: Đánh giá rủi ro – Điều gì có thể đúng và hậu quả của việc xẩy ra rủi ro?
- Bước 3: Điều khiển sự rủi ro – Những yêu cầu thực hành nông nghiệp tốt nào để
ngăn ngừa hoặc giảm thiểu sự rủi ro tai nạn?
- Bước 4: Giám sát và xem xét lại rủi ro – Những thực hành nông nghiệp tốt đang
thực hiện có có hình thành các rủi ro mới hay không?
3.4.2. Các yêu cầu của ASEAN G AP
Thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát rủi ro đối với sức khỏe, an toàn và
phúc lợi của người lao động bao gồm 6 nội dung. Mỗi mội nội dung có thông tin cơ
bản để giải thích nguyên nhân gây sự rủi ro. Cung cấp các thông tin đặc biệt cho
mỗi thực hành nhằm giải thích những vấn đề yêu cầu để thực hiện thực hành đó.
Trong một vài trường hợp, hai hoặc nhiều thực hành có thể nhóm lại với nhau khi
thông tin hướng dẫn chung cho cả hai thực hành.
3.4.2.1. Hóa chất
Thực hành 1: Xử lý và sử dụng hóa chất bởi người lao động được cho phép, có kiến
thức và kỹ năng phù hợp.
Thực hành 2: Hóa chất được cất giữ trong điều kiện ánh sáng thích hợp, trong dụng
cụ vững chắc, chỉ cho phép người có thẩm quyền tiếp xúc. Định vị trí và xây dựng
công trình nhằm giảm thiểu rủi ro gây nhiễm bẩn môi trường và gắn các thiết bị an
toàn trong trường hợp xẩy ra sự cố hóa chất.
Thực hành 3: Phải cất giữ hóa chất trong thùng đựng nguyên gốc với nhãn mác dễ
đọc và trên cơ sở chỉ dẫn của cơ quan có thẩm quyền. Nếu hóa chất đã được chuyển
sang thùng đựng khác thì cần phải có nhãn mác rõ ràng về tên, tỷ lệ sử dụng và thời
gian cách ly.
Thực hành 4: Nơi có rủi ro về sự nhiễm bẩn hóa chất đối với người lao động, cần
phải có nhãn mác chỉ rõ ràng về bảng số liệu an toàn vật liệu (Material Safety Data
Sheets) hoặc chỉ dẫn an toàn.
Thực hành 5: Phải có các phương tiện và các phương pháp để xử lý khi người lao
động bị nhiễm hóa chất.
Thực hành 6: Có tài liệu chỉ dẫn tai nạn và tình trạng khẩn cấp đặt ở những vị trí
nỗi bật bên trong hoặc gần nơi cất giữ hóa chất.
Thực hành 7: Người xử lý và sử dụng hóa chất và người đi vào vùng mới sử dụng
hóa chất cần phải mặc quần áo bảo hộ và các thiết bị sử dụng hóa chất đó.
Thực hành 8: Rửa sạch và cất giữ quần áo báo hộ riêng biệt với các xản phẩm bảo
vệ cây trồng.
59
Thực hành 9: Hạn chế sự tiếp cận các vùng sắp sửa sử dụng hoặc mới sử dụng hóa
chất trong một thời gian phù hợp với hóa chất sử dụng.
Thực hành 10: Nếu có yêu cầu, vùng sử dụng hóa chất phải có biển cảnh báo
3.4.2.2. Điều kiện làm việc
+ Điều kiện chung
Thực hành 11: Điều kiện làm việc phải phù hợp với người lao động, phải cung cấp
quần áo bảo hộ lao động cho người lao động làm việc ở những nơi có nguy cơ độc
hại.
Thực hành 12: Gìn giữ, duy trì và kiểm tra thường xuyên về khả năng gây rủi ro
cho người sử dụng đối với tất cả các máy móc, dụng cụ, thiết bị, bao gồm các thiết
bị điện và cơ giới.
Thực hành 13: Các công việc xử lý bằng tay cần phải giảm thiểu sự rủi ro thương
tổn từ các đồ vật nhấc lên cao, xoắn quá mức và vận động ngoài tầm với.
+ Vệ sinh cá nhân
Thực hành 14: Người lao động phải có kiến thức nhất định và được tập huấn về
thực hành vệ sinh cá nhân và ghi chép đầy đủ về tập huấn đó.
Thực hành 15: Cung cấp hoặc dán ở những nơi dễ nhìn thấy các tài liệu hướng dẫn
về thực hiện vệ sinh cá nhân.
Thực hành 16: Cần phải có đầy đủ nhà vệ sinh và các thiết bị rửa tay trong tình
trạng sạch sẽ cho người lao động.
Thực hành 17: Nước cống thải phải đảm bảo giảm mức thấp nhất rủi ro nhiễm bẩn
cho người lao động.
Thực hành 18: Chủ trang trại phải báo cáo tất cả các vấn đề sức khỏe cho các nhà
chức trách khi được yêu cầu cung cấp về tình trạng sức khỏe và y tế.
Thực hành 19: Lao động nước ngoài phải có phiếu kiểm tra sức khỏe toàn diện và
lưu giữ các phiếu đó.
Thực hành 20: Hạn chế sự hiện diện của động vật và vật nuôi mang bệnh truyền
nhiễm vào vùng sản xuất và xung quanh vùng xử lý, bảo quản và vận chuyển.
3.4.2.3. Phúc lợi người lao động
Thực hành 21: Nếu chủ trang trại cung cấp nhà ở cho người lao động thì nhà ở phải
phù hợp với nơi ở của con người và có các dịch vụ và trang bị cần thiết tối thiểu.
Thực hành 22: Tuổi lao động nhỏ nhất là tuân theo quy định của quốc gia đó. Nơi
nào không có quy định thì tuổi lao động phải lớn hơn 15 tuổi.
3.4.2.4. Tập huấn
60
Thực hành 23: Thông tin các rủi ro về sức khỏe và an toàn cho những người lao
động mới trước khi bắt đầu công việc.
3.4.2.5. Tài liệu và ghi chép
Tài liệu và ghi chép cung cấp minh chứng rằng các thực hành nông nghiệp tốt
đã được thực hiện để bảo vệ sức khỏe, an toàn và phúc lợi cho người lao động.
Chúng cũng giúp chúng ta xem xét lại các thực hành đó đã được thực hiện chính
xác và có hiệu quả hay chưa. Các ghi chép liên quan đến sức khỏe, an toàn và phúc
lợi phải giữ lại ít nhất là thời gian 2 năm hoặc có thể dài hơn nếu có yêu cầu của
khách hành hoặc nhà chức trách chính phủ.
3.4.2.6. Xem xét các thực hành
Xem xét lại các thực hành là cần thiết để khẳng định các thực hành được tiến
hành như yêu cầu và ghi chép chính xác và chứa đựng đầy đủ các thông tin yêu cầu.
Bản tự đáng giá chỉ ra các thực hành không làm đúng và cần thiết phải có các hành
động chỉnh sửa các vấn đề đó. Tất các các thực hành cần được xem xét ít nhất 1
năm một lần. Không được xem xét lại các thực hành trong cùng một thời gian. Tốt
nhất là xem xét lại các thực hành tại thời điểm thực hiện các thực hành đó. Ví dụ
khi thu hoạch, xem xét các thực hành về thu hoạch và chuẩn bị các sản phẩm để bán.
Xem xét việc sử dụng thuốc trừ dịch hại trong suốt quá trình sản xuất nên tiến hành
trước khi thu hoạch sản phẩm.
Phải điều tra và có các hành động để giải quyết các than phiền và khiếu nại liên
quan đến sức khỏe, an toàn và phúc lợi. Các than phiền có thể từ người lao động,
một người hoặc tổ chức bên ngoài trang trại. Ghi chép và lưu giữ các than phiền đó.
3.5. Chất lượng sản phẩm
3.5.1. Nguy cơ và nguyên nhân làm mất chất lượng
3.5.1.1. Rủi ro về chất lượng
Rủi ro về chất lượng là tất cả các đặc điểm của một sản phẩm mà không đáp
ứng được yêu cầu của khách hàng hoặc quy định của chính phủ. Ví dụ chất lượng
sản phẩm không đáp ứng được yêu cầu của khách hàng về kích thước, màu sắc, độ
chín, biểu hiện bên ngoài, mùi vị… Sản phẩm có thể không đáp ứng quy định kiểm
dịch của nước nhập khẩu bởi vì có một loài dịch hại hoặc ghi sai nhãn mác.
Có 3 loại đặc trưng chất lượng: biểu hiện bên ngoài, chất lượng bên trong và
chất lượng tiềm ẩn.
- Biểu hiện bên ngoài: bao gồm các đặc điểm có thể thấy, ví dụ như màu sắc, kích
thước, độ nhăn, bệnh hại, sâu hại, vết uế, và bao bì.
61
- Chất lượng bên trong: bao gồm các đặc điểm không thấy từ bên ngoài mà sản
phẩm cần phải cắt ra hoặc ăn để xác định phẩm chất. Ví dụ: màu sắc, độ chắc, xơ,
mùi vị, mùi thơm, bệnh hại, sâu hại…
- Chất lượng tiềm ẩn: bao gồm các đặc điểm không thể thấy, ngửi hoặc nếm. Ví
dụ: giá trị dinh dưỡng, thay đổi gene…
Một số đặc tính chất lượng cơ bản khách hàng thường quan tâm khi mua các
sản phẩm tươi sống:
• Không có các tổn thương, hư hỏng, vết uế
• Không chín nẫu, mềm quá hoặc héo
• Không có đồ dơ bẩn, dư lượng hóa chất không cho phép và các vật lạ.
• Không có mùi và vị lạ
• Không có dịch hại thuộc đối tượng kiểm dịch
Chất lượng sản phẩm có thể bị mất ở tất cả các khâu trong sản xuất, thu hoạch,
xử lý sau thu hoạch
+ Phân hạng chất lượng
Không chỉ chất lượng quan trọng đối với từng phần sản phẩm đơn lẻ, mà chất
lượng tổng thể của một đơn vị hành hóa bán ra cũng quan trọng. Người mua mong
muốn chất lượng của một đơn vị hành hóa- ví dụ: bó rau, rổ, thùng, sọt quả…
Nhiều khách hàng yêu cầu sản phẩm phải có độ đồng đều về chất lượng, như
đồng đều về màu sắc, kích cở, hình dạng hoặc các đặc điểm khác. Để đạt được sự
đồng đều, sản phẩm phải được phân loại khi thu hoạch, đóng gói hoặc trong suốt
giai đoạn đóng gói lại.
Thông thường phân hạng chất lượng bằng người hái hoặc người đóng gói, mặc
dù có việc sử dụng máy ngày càng tăng. Người phân hạng thường có độ chính xác
không cao bằng máy, nhưng có thể cải tiến bằng cách tập huấn.
Đạt được độ đồng đều hoàn toàn là rất khó, vì vậy cho phép ngưỡng sai số có
thể. Ví dụ đối với các sản phẩm yêu cầu trọng lượng 250 g, sai số cho phép 10%,
tức là có thể dao động từ 225 đến 275 g.
3.5.1.2. Mất chất lượng trong quá trình sản xuất
Các thực hành sản xuất quyết định chất lượng vốn có của sản phẩm. Sau khi
thu hoạch sản phẩm thì khó có thể cái tiến chất lượng.
Thực hành sản xuất ảnh hưởng đến tất các các dạng đặc trưng chất lượng:
- Đặc điểm bên ngoài như màu sắc, kích cở, hình dạng bị ảnh hưởng do các thực
hành sản xuất tác động đến sinh trưởng, phát triển của cây trồng như quản lý dinh
dưỡng, xén ngọn, tỉa cành… Biểu hiện bên ngoài cũng có thể bị giảm do sâu bệnh,
bị xây xát cơ giới.
- Biểu hiện bên trong, chất lượng ăn, giá trị dinh dưỡng của sản phẩm bị giảm do
62
khủng hoảng nước, dinh dưỡng cho cây trồng không phù hợp và cây lốp đổ.
Mục đích của ASEAN GAP trong qua trình sản xuất là nhằm tăng chất lượng của
sản phẩm tại thời điểm thu hoạch.
3.5.1.3. Mất chất lượng khi thu hoạch
Độ thành thục của sản phẩm không chỉ ảnh hưởng đến chất lượng khi thu hoạch
mà còn ảnh hưởng đến tuổi thọ (seft life) của sản phẩm. Độ thành thục thường nơi
đến một giai đoạn trong quá trình sinh trưởng của cây rau và quả. Sự thành thục của
sản phẩm tiếp tục cho đến khi băt đầu già cỗi và chết.
Có thể là rất khó để quyết định nông sản phẩm lúc nào thành thục để thu hoạch.
Một số loại cây trồng, biểu hiện độ chín được thể hiện bằng quá trình phát triển.
Một số cây trồng khác, thời gian thu hoạch được quyết định theo chủ quan của con
người (không có biểu hiện chín của nông sản). Độ thành thục phù hợp nhất để tiến
hành thu hoạch là khi cây trồng hoàn thành sinh trưởng và phát triển để đảm bảo
chất lượng sản phẩm thu hoạch được khách hàng chấp nhận.
Hầu hết sản phẩm trở nên già cỗi và dẫn đến chết sau khi thu hoạch. Nếu thu
hoạch các sản phẩm đó quá chín thì sự già cỗi có thể xuất hiện trước khi giao sản
phẩm cho khách hàng. Nếu thu hoạch các sản phẩm quá non thì các đặc trưng như
màu sắc, kích thước, hình dáng, mùi vị, độ xơ… sẽ bị giảm.
Một phần của độ thành thục của các loại quả thường phải trải qua một quá trình
chín. Sự chín liên quan đến thay đổi các đặc trưng của quả dẫn đến tăng tính có thể
ăn được. Ví dụ thay đổi độ mềm, giảm a xít, tanin, tăng đường, tăng mùi thơm và
thay đổi màu sắc da. Một số loại quả như xoài, chuối, cà chua sự thay đổ đó có thể
tiếp diễn sau khi thu hoạch sản phẩm.
3.5.1.4. Mất chất lượng trong quá trình xử lý sau thu hoạch
Có rất nhiều nguyên nhân gây mất chất lượng sản phẩm sau thu hoạch. Chất lượng
sản phẩm có thể mất do quá trình sinh học thông thường, tuy xẩy ra chậm nhưng
liên tục, không ngừng và có thể do thực hành xử lý không tốt.
Một số nguyên nhân chính làm giảm chất lượng sản phẩm sau thu hoạch:
• Làm tăng sự già cỗi
• Mất nước
• Vết thương cơ giới
• Rối loạn sinh lý
• Nhiễm bệnh
• Sinh trưởng và phát triển
3.5.2. Các yêu cầu của ASEAN G AP
63
Thực hành nông nghiệp tốt để kiểm soát chất lượng sản phẩm bao gồm 10 nội dung.
Nội dung thứ nhất về “Kế hoạch chất lượng” mô tả phương pháp phát triển một kế
hoạch chất lượng. Các nội dung khác mô tả nguyên nhân làm mất chất lượng và
cung cấp cấp các thông tin đặc biệt cho mỗi thực hành nhằm giải thích những vấn
đề yêu cầu để thực hiện thực hành đó. Trong một vài trường hợp, hai hoặc nhiều
thực hành có thể nhóm lại với nhau khi thông tin hướng dẫn chung cho cả hai thực
hành.
3.5.2.1. Kế hoạch chất lượng
Thực hành 1: Xác định các thực hành nhằm quản lý chất lượng sản phẩm trong quá
trình sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch trong một kế hoạch chất lượng cho
từng loại cây trồng.
3.5.2.2. Giống cây trồng
Thực hành 2: Chọn các giống cây trồng thỏa mãn với nhu cầu của thị trường.
Thực hành 3: Nếu các giống cây trồng lấy từ trang trại hoặc vườn ươm khác thì cần
phải có giấy chứng nhận sức khỏe cây trồng hoặc một sự đảm bảo về chất lượng vật
liệu của nhà cung cấp.
3.5.2.3. Phân bón và chất phụ gia
Thực hành 4: Sử dụng phân bón phải dựa vào khuyến cáo của nhà chức trách có
thẩm quyền hoặc thử nghiệm đất, lá hoặc dịch cây và nhu cầu dinh dưỡng của mỗi
loại cây trồng.
Thực hành 5: Duy trì các trang thiết bị sử dụng bón phân và chất phụ gia trong điều
kiện vận hành tốt, bảo dưỡng thiết bị ít nhất một năm một lần bởi kỹ thuật viên có
thẩm quyền.
Thực hành 6: Định vị trí, xây dựng và bảo dưỡng các địa điểm và thiết bị ủ phân
hữu cơ ngăn ngừa sự nhiễm bệnh đối với cây trồng.
Thực hành 7: Ghi chép đầy đủ việc sử dụng phân bón và chất phụ gia, chi tiết tên
sản phẩm hoặc vật liệu, ngày, địa điểm xử lý, tỷ lệ và phương pháp sử dụng và tên
người sử dụng.
3.5.2.4. Nước
Thực hành 8: Tươi tiêu dựa vào yêu cầu nước của cây trồng, nguồn nước có thể, ẩm
độ đất.
Thực hành 9: Ghi chép và lưu trữ hồ sơ sử dụng tươi tiêu, chi tiết về cây trồng, ngày,
vị trí, lượng nước sử dụng hoặc thời gian tưới.
64
3.5.2.5. Hóa chất
+ Hóa chất nông nghiệp
Thực hành 10: Nhà quản lý và công nhân phải được tập huấn ở mức độ phù hợp với
trách nhiệm của mình đối với việc sử dụng hóa chất.
Thực hành 11: Phương pháp bảo vệ cây trồng phải phù hợp trong phòng trừ dịch
hại.
Thực hành 12: Áp dụng hệ thống quản lý dịch hại tổng hợp (IPM) ở những nơi có
thể.
Thực hành 13: Chỉ tiếp nhận hóa chất của nhà cung ứng có giấy phép.
Thực hành 14: Hóa chất sử dụng trên cây trồng đã được cho phép bởi cơ quan có
thẩm quyền nơi trồng loại cây trồng đó và nơi lưu hành hóa chất đó và phải cập nhật
các tài liệu có thể để chứng minh sự phê chuẩn đó.
Thực hành 15: Áp dụng hóa chất căn cứ vào chỉ dẫn trên nhãn hoặc giấy phép của
cơ quan có thẩm quyền.
Thực hành 16: Có một chiến lược luân phiên sử dụng các hóa chất và các phương
pháp bảo vệ thực vật khác để tránh sự kháng thuốc của dịch hại.
Thực hành 17: Duy trì trang thiết bị sử dụng hóa chất trong điều kiện làm việc tốt
và bảo trì ít nhất một năm một lần bởi kỹ thuật viên có thẩm quyền.
Thực hành 18: Ghi chép đầy đủ các loại hóa chất sử dụng cho từng loại cây trồng,
ghi cụ thể hóa chất sử dụng, nguyên nhân sử dụng, ngày sử dụng, vị trí xử lý, tỷ lệ
và phương pháp sử dụng, điều kiện thời tiết, tên người sử dụng.
3.5.2.6. Thu hoạch và xử lý sản phẩm
+ Thu hoạch
Thực hành 19: Sử dụng chỉ số chín/ chỉ số thu hoạch phù hợp để xác định đúng thời
gian thu hoạch sản phẩm.
Thực hành 20: Sử dụng kỹ thuật thu hoạch sản phẩm hợp lý.
Thực hành 21: Dụng cụ, máy móc thu hoạch phù hợp và yêu cầu kiểm tra độ sạch
và rửa sạch dụng cụ trước khi thu hoạch.
Thực hành 22: Thùng đựng sản phẩm phải phù hợp và không để sản phẩm quá đầy
thùng.
Thực hành 23: Nếu thùng chứa có bề mặt gồ ghề thì phải sử dụng đường trượt để
bảo vệ sản phẩm.
Thực hành 24: Che đậy thùng chứa để giảm sự thoát nước và bị rọi nắng.
Thực hành 25: Kiểm tra tính lành lặn, độ sạch và phải rửa sạch và khâu vá thùng
chứa trước khi sử dụng.
Thực hành 26: Thu hoạch sản phẩm vào thời gian mát nhất trong ngày và tránh thu
hoạch khi trời mưa.
65
Thực hành 27: Di chuyển sản phẩm ra khỏi ruộng càng nhanh càng tốt.
Thực hành 28: Đặt để các sản phẩm đã thu hoạch nơi râm mát trong khi chờ đợi vận
chuyển.
Thực hành 29: Không đặt chồng các thùng chứa sản phẩm lên nhau trừ khi chúng
được thiết kế có thể đặt chồng lên nhau được nhằm hạn chế sự tổn thương cơ giới.
Thực hành 30: Bảo vệ thùng chứa sản phẩm trong quá trình sản phẩm nhằm han chế
sự tổn thương cơ giới.
+ Xử lý và đóng gói sản phẩm
Thực hành 31: Thiết bị phải được đảm bảo chắc chắn nhằm giảm thiểu sự tác động
cơ học.
Thực hành 32: Thiết bị, thùng chứa, vật liệu tiếp xúc với sản phẩm cần phải thường
xuyên rửa, duy trì sạch sẽ nhằm giảm thiểu tổn thương cơ giới.
Thực hành 33: Có các biện pháp hạn chế sự hiện diện của các loài dịch hại trong và
xung quanh nơi xử lý, đóng gói và cất giữ sản phẩm.
Thực hành 34: Những nơi có yêu cầu, sản phẩm phải được xử lý nhằm giảm thiểu
phát triển của bệnh và mất phẩm chất.
Thực hành 35: Xử lý nước hoặc thường xuyên thay đổi nước sử dụng để xử lý, rửa
và sản phẩm nhằm giảm thiểu nhiễm bẩn các sinh vật làm hư hỏng sản phẩm.
Thực hành 36: Đóng gói và cất giữ sản phẩm trong khu vực có mái che.
Thực hành 37: Không được để sản phẩm tiếp xúc trực tiếp với đất hoặc nền nhà nơi
xử lý, đóng gói hoặc cất giữ.
Thực hành 38: Phân loại và đóng gói sản phẩm theo yêu cầu của khách hàng hoặc
thị trường.
Thực hành 39: Sử dụng vật liệu bảo vệ khi có yêu cầu bảo vệ sản phẩm khỏi bị ảnh
hưởng bởi bề bặt gồ ghề của thùng đựng và thoát hơi nước.
Thực hành 40: Giảm nhiệt trên đồng ruộng bằng các biện pháp làm mát thích hợp.
+ Cất giữ và vận chuyển
Thực hành 41: Giữ sản phẩm trong điều kiện nhiệt độ thấp nhất có thể nếu phải chờ
đợi vận chuyển trong thời gian dài.
Thực hành 42: Phương tiện vận chuyển sản phẩm phải được che phủ và có điều
kiện nhiệt độ phù hợp để giảm thiểu mất mát phẩm chất sản phẩm.
Thực hành 43: Phương tiện vận chuyển phải được kiểm tra vệ sinh, vật lạ và sự
nhiễm dịch hại, và cấn phải làm sạch nếu có sự rủi ro về tổn thương cơ giới và sinh
vật gây hại. .
Thực hành 44: Tránh vận chuyển lẫn lộn các sản phẩm không thích hợp.
Thực hành 45: Vận chuyển nhanh các sản phẩm đến nơi giao nhận.
3.5.2.7. Truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
66
Thực hành 46: Mỗi địa điểm sản xuất được xác định bằng một tên và mã số. Đặt tên
và mã số lên địa điểm sản xuất và ghi vào bản đồ sở hữu tài sản. Tên và mã số được
ghi chú trong tất cả các tài liệu liên quan đến địa điểm sản xuất đó.
Thực hành 47: Thùng chứa sản phẩm cần phải ghi rõ ràng trang trại hoặc địa điểm
sản xuất để có thể truy được nguồn gốc sản phẩm.
Thực hành 48: Ghi chép đầy đủ ngày cung cấp, khối lượng và nơi tiếp nhận sản
phẩm.
3.5.2.8. Tập huấn
Thực hành 49: Người quản lý và công nhân phải có kiến thức phù hợp và được tập
huấn về lĩnh vực liên quan đến trách nhiệm của mình đối với ASEAN GAP, ghi
chép đầy đủ, lưu trữ hồ sơ về tập huấn đó.
3.5.2.9. Tài liệu và ghi chép
Thực hành 50: Ghi chép đầy đủ các thực hành nông nghiệp tốt trong thời hạn ít nhất
2 năm hoặc dài hơn nếu có yêu cầu của luật pháp và người tiêu dùng.
Thực hành 51: Vứt bỏ các tài liệu không còn hiệu lực, chỉ sử dụng các văn bản hiện
hành.
3.5.2.10. Xem xét lại các thực hành
Thực hành 52: Xem xét lại tất cả các thực hành ít nhất một năm 1 lần để đảm bảo đã
thực hiện đúng các thực hành và đã thực hiện các hành động để chỉnh sửa các thiếu
sót
Thực hành 53: Ghi chép đầy đủ và lưu trữ hồ sơ các thực hành đã được xem xét và
các hành động đã thực hiện.
Thực hành 54: Thực hiện các công việc giải quyết khiếu nại liên quan đến chất
lượng sản phẩm, ghi chép đầy đủ và lưu trữ hồ sơ về sự than phiền và các hành
động giải quyết.
67
BÀI 4
THỰC HÀNH NÔNG NGHIỆP TỐT VIỆT NAM (VietGAP)
(Trích Quyết định số 379/QĐ-BNN-KHCN, ngày 28 tháng 01 năm 2008, ban hành
về “Quy trình thực hành nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn – VietGAP”)
4.1. Giới thiệu về VietGAP
VietGap được biên soạn dựa theo ASEAN GAP, hệ thống phân tích nguy cơ và
xác định điểm kiểm soát trọng yếu (Hazard Analysis Critical Control Point:
HACCP), các hệ thống thực hành sản xuất nông nghiệp tốt quốc tế được công nhận
như: EUREPGAP/GLOBALGAP (EU), FRESHCARE (Úc) và luật pháp Việt Nam
về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). VietGAP đáp ứng yêu cầu của người sản
xuất, chế biến, kinh doanh và tiêu thụ đối với sản phẩm rau, quả an toàn.
VietGAP là một quy trình áp dụng tự nguyện, có mục đích hướng dẫn các nhà
sản xuất nâng cao chất lượng, đảm bảo vệ sinh an toàn, nâng cao hiệu quả, ngăn
ngừa hoặc giảm tối đa những nguy cơ tiềm ẩn về hóa học, sinh học và vật lý có thể
xẩy ra trong suốt quá trình sản xuất, thu hoạch, chế biến, bảo quản và vận chuyển,
mua bán rau quả. Những mối nguy cơ này tác động xấu đến chất lượng, vệ sinh an
toàn, môi trường và sức khỏe của con người. Chính vì vậy, các tổ chức, cá nhân sản
xuất, kinh doanh muốn cung cấp nông sản sạch, vệ sinh an toàn theo tiêu chuẩn
quốc tế cần áp dụng VietGAP và được chứng nhận.
VietGAP là một quy trình kiểm tra chất lượng VSATTP dễ áp dụng, ít tốn kém,
nhưng hiệu quả cao và thích hợp với nhiều loại rau, quả khác nhau. VietGAP đã
được tổ chức và cá nhân sản xuất, sơ chế, bảo quản trong lĩnh vực rau quả góp ý
kiến. VietGAP đã được Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quyết định ban
hành “ Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toànVietGAP” số 379/QĐ-BNN-KHCN ngày 28 tháng 01 năm 2008.
4.2. Những quy định chung
4.2.1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
+ Phạm vi điều chỉnh: Quy trình này áp dụng để sản xuất rau, quả tươi an toàn
nhằm ngăn ngừa và hạn chế rủi ro từ các mối nguy cơ ô nhiễm ảnh hưởng đến an
toàn, chất lượng sản phẩm rau, quả, môi trường, sức khỏe, an toàn lao động và phúc
lợi xã hội của người lao động trong sản xuất, thu hoạch và xử lý sau thu hoạch.
+ Đối tượng áp dụng: VietGAP áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài
nước tham gia sản xuất, kinh doanh, kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả tươi
an toàn tại Việt Nam, nhằm:
- Tăng cường trách nhiệm của tổ chức, cá nhân trong sản xuất và quản lý an toàn
68
thực phẩm.
- Tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thực hiện sản xuất và được chứng nhận
VietGAP.
- Đảm bảo tính minh bạch, truy nguyên nguồn gốc của sản phẩm.
- Nâng cao chất lượng và hiệu quả sản xuất rau, quả tại Việt Nam.
4.2.2. Giải thích từ ngữ
- Thực hành sản xuất nông nghiệp tốt cho rau quả tươi của Việt Nam (gọi tắt là
VietGAP: Vietnamese Good Agricultural Practices) là những nguyên tắc, trình tự,
thủ tục hướng dẫn tổ chức, cá nhân sản xuất, thu hoạch, sơ chế bảo đảm an toàn,
nâng cao chất lượng sản phẩm, đảm bảo phúc lợi xã hội, sức khỏe người sản xuất và
người tiêu dùng, bảo vệ môi trường và truy nguyên nguồn gốc sản phẩm.
- VietGAP cho rau quả tươi an toàn dựa trên cơ sở ASEAN GAP,
EUREPGAP/GLOBALGAP và FRESHCARE, nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
rau, quả Việt Nam tham gia thị trường khu vực ASEAN và thế giới, hướng tới sản
xuất nông nghiệp bền vững.
- Tổ chức, cá nhân là doanh nghiệp, đơn vị sự nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ
nông dân sản xuất theo mô hình kinh tế trang trại tham gia sản xuất, kinh doanh,
kiểm tra và chứng nhận sản phẩm rau, quả an toàn theo VietGAP.
4.3. Nội dung của VietGAP
4.3.1. Đánh giá và lựa chọn vùng sản xuất
Thực hành 1: Vùng sản xuất rau, quả áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát,
đánh giá phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với quy định hiện hành của nhà
nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học, vật lý lên rau, quả.
Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có
thể khắc phục được hoặc giảm các nguy cơ tiềm ẩn.
Thực hành 2: Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học,
vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.
4.3.2. Giống và gốc ghép
Thực hành 3: Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà
nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất.
Thực hành 4: Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện
pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và
mục đích xử lý. Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ
sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng
loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép (nếu có).
69
4.2.3. Quản lý đất và giá thể
Thực hành 5: Hàng năm phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn
trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước.
Thực hành 6: Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này
phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Thực hành 7: Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức
và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và
lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý.
Thực hành 8: Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong
vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và các biện pháp
xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu
hoạch.
4.3.4. Phân bón và chất phụ gia
Thực hành 9: Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý
do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có
nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các
biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm trên rau, quả.
Thực hành 10: Lựa chọn phân bón và chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô
nhiễm lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép
sản Thực hành 11: Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong
trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chổ, phải ghi lại thời gian và phương pháp
xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa
chỉ của tổ Thực hành 12: Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ
sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên.
Thực hành 13: Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn
và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm
bảo Thực hành 14: Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn
gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua).
Thực hành 15: Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi thời gian
bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).
4.3.5. Nước tưới
Thực hành 16: Tưới nước cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm
bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp
dụng.
Thực hành 17: Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước
70
sử dụng cho việc tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, bảo quản, chế biến, xử lý sản
phẩm, làm sạch và vệ sinh phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ.
Thực hành 18: Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay
thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm
tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu
trong hồ sơ.
Thực hành 19: Trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch, không dùng nước thải công
nghiệp, nước thải từ bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi,
các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý.
4.3.6. Hóa chất (bao gồm thuốc bảo vệ thực vật)
Thực hành 20: Người lao động và tổ chức cá nhân sử dụng lao động phải được tập
huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo
đảm an toàn.
Thực hành 21: Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều
hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người chuyên môn về lĩnh vực bảo
vệ thực vật.
Thực hành 22: Nên áp dụng các biện pháp quản lý dịch hại tổng hợp (IPM), quản lý
cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật.
Thực hành 23: Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được
phép kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật.
Thực hành 24: Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử
dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam.
Thực hành 25: Phải sử dụng hóa chất đúng theo sự hướng dẫn ghi trên nhãn hàng
hóa hoặc hướng dẫn của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm đảm bảo an toàn
cho vùng sản xuất và sản phẩm.
Thực hành 26: Thời gian cách ly phải đảm bảo theo đúng hướng dẫn sử dụng thuốc
bảo vệ thực vật ghi trên nhãn hàng hóa.
Thực hành 27: Các hỗn hợp hóa chất và thuốc bảo vệ thực vật dùng không hết cần
được xử lý đảm bảo không làm ô nhiễm môi trường.
Thực hành 28: Sau mỗi lần phun thuốc, dụng cụ phải vệ sinh sạch sẽ và thường
xuyên bảo dưỡng, kiểm tra. Nước rửa dụng cụ cần được xử lý tránh ô nhiễm môi
trường.
Thực hành 29: Kho chứa hóa chất phải đảm bảo theo quy định, xây dựng ở nơi
thoáng mát, an toàn, có nội quy và được khóa cẩn thận. Phải có bảng hướng dẫn và
thiết bị sơ cứu. Chỉ những người có trách nhiệm mới được vào kho.
Thực hành 30: Không để thuốc bảo vệ thực vật dạng lỏng trên giá phía trên các
thuốc dạng bột.
71
Thực hành 31: Hóa chất cần giữ nguyên trong bao bì, thùng chứa chuyên dụng với
nhãn mác rõ ràng. Nếu đổi hóa chất sang bao bì, thùng chứa khác thì phải ghi rõ đầy
đủ tên hóa chất, hướng dẫn sử dụng giống như bao bì, thùng chứa hóa chất gốc.
Thực hành 32: Các hóa chất hết hạn sử dụng hoặc đã bị cấm sử dụng phải ghi rõ
trong sổ sách theo dõi và lưu giữ nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy định của
nhà nước.
Thực hành 33: Ghi chép các hóa chất đã sử dụng cho từng vụ (tên hóa chất, lý do,
vùng sản xuất, thời gian, liều lượng, phương pháp, thời gian cách ly và tên người sử
dụng).
Thực hành 34: Lưu giữ hồ sơ các hóa chất khi mua và khi sử dụng (tên hóa chất,
người bán, thời gian mua, số lượng, hạn sử dụng, ngày sản xuất, ngày sử dụng).
Thực hành 35: Không tái sử dụng các loại bao bì, thùng chứa hóa chất. Những vỏ
bao bì, thùng chứa phải thu gom và cất giữ ở nơi an toàn cho đến khi xử lý theo quy
định của nhà nước.
Thực hành 36: Nếu phát hiện dư lượng hóa chất trong rau, quả vượt quá mức tối đa
cho phép phải dừng ngay việc thu hoạch, mua bán sản phẩm, xác định nguyên nhân
ô nhiễm và nhanh chóng áp dụng các biện pháp ngăn chặn và giảm thiểu ô nhiễm.
Phải ghi chép cụ thể trong hồ sơ lưu trữ.
Thực hành 37: Các nhiên liệu, xăng dầu và hóa chất khác cần được lưu trữ riêng
nhằm hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả.
Thực hành 38: Thường xuyên kiểm tra việc thực hiện quy trình sản xuất và dư
lượng hóa chất có trong rau, quả theo yêu cầu của khách hàng hoặc cơ quan chức
năng có thẩm quyền. Các chỉ tiêu phân tích phải tiến hành tại các phòng thí nghiệm
đạt tiêu chuẩn quốc gia hoặc quốc tế về lĩnh vực dư lượng thuốc bảo vệ thực vật.
4.3.7. Thu hoạch và xử lý sau thu hoạch
4.3.7.1. Thiết bị, vật tư và đồ chứa
Thực hành 39: Sản phẩm khi thu hoạch không được tiếp xúc trực tiếp với đất và hạn
chế Thực hành 40: Thiết bị, thùng chứa hay vật tư tiếp xúc với rau, quả phải được
làm từ các nguyên liệu không gây ô nhiễm lên sản phẩm.
Thực hành 41: Thiết bị, thùng chứa hay vật tư phải đảm bảo chắc chắn và vệ sinh
sạch sẽ trước khi sử dụng.
Thực hành 42: Thùng đựng phế thải, hóa chất bảo vệ thực vật và các chất nguy
hiểm khác phải được đánh dấu rõ ràng và không dùng chung để đựng sản phẩm.
Thực hành 43: Thường xuyên kiểm tra và bảo trì thiết bị, dụng cụ nhằm hạn chế
nguy cơ ô nhiễm lên sản phẩm.
Thực hành 44: Thiết bị, thùng chứa rau, quả thu hoạch và vật liệu đóng gói phải cất
giữ riêng biệt, cách ly với kho chứa hóa chất, phân bón và chất phụ gia và có các
72
biện pháp hạn chế nguy cơ gây ô nhiễm.
4.3.7.2. Thiết bị và nhà xưởng
Thực hành 45: Cần hạn chế đến mức tối đa nguy cơ ô nhiễm ngay từ khi thiết kế,
xây dựng nhà xưởng và công trình phục vụ cho việc sản xuất, xử lý, đóng gói, bảo
quản.
Thực hành 46: Khu vực xử lý, đóng gói và bảo quản sản phẩm rau quả phải tách
biệt khu chứa xăng, dầu, mỡ và máy móc nông nghiệp để phòng ngừa nguy cơ ô
nhiễm lên sản phẩm.
Thực hành 47: Phải có hệ thống xử lý rác thải và hệ thống thoát nước nhằm giảm
thiểu nguy cơ ô nhiễm đến vùng sản xuất và nguồn nước.
Thực hành 48: Các bóng đèn chiếu sáng trong khu vực sơ chế, đóng gói phải có lớp
chống vỡ. Trong trường hợp bóng đèn bị vỡ và rơi xuống sản phẩm thì phải loại bỏ
sản phẩm và làm sạch khu vực đó.
Thực hành 49: Các thiết bị và dụng cụ đóng gói, xử lý sản phẩm phải có rào ngăn
cách đảm bảo an toàn.
4.3.7.3. Vệ sinh nhà xưởng
Thực hành 50: Nhà xưởng phải được vệ sinh bằng các loại hóa chất thích hợp theo
quy định, không gây ô nhiễm lên sản phẩm và môi trường.
Thực hành 51: Thường xuyên vệ sinh nhà xưởng, thiệt bị, dụng cụ.
4.3.7.4. Phòng chống dịch hại
Thực hành 52: Phải cách ly gia súc, gia cầm khỏi khu vực sơ chế, đóng gói và bảo
quản rau, quả.
Thực hành 53: Phải có các biện pháp ngăn chặn các vi sinh vật lây nhiễm vào các
khu vực sơ chế, đóng gói và bảo quản.
Thực hành 54: Phải đặt đúng chổ bẫy bả phòng trừ dịch hại và đảm bảo không làm
ô nhiễm rau, quả, thùng chứa và vật liệu đóng gói. Phải ghi chú rõ ràng vị trí đặt
bẫy bả.
4.3.7.5. Vệ sinh cá nhân
Thực hành 55: Người lao động cần được tập huấn kiến thức và cung cấp tài liệu cần
thiết về thực hành vệ sinh cá nhân và phải được ghi trong hồ sơ.
Thực hành 56: Nội quy vệ sinh cá nhân phải được đặt tại các địa điểm dễ nhìn thấy.
Thực hành 57: Cần có nhà vệ sinh và trang thiết bị cần thiết ở nhà vệ sinh và duy trì
đảm bảo điều kiện vệ sinh cho người lao động.
Thực hành 58: Chất thải của nhà vệ sinh phải được xử lý.
73
4.3.7.6. Xử lý sản phẩm
Thực hành 59: Chỉ sử dụng các hóa chất, chế phẩm, màng sáp cho phép trong quá
trình xử lý sau thu hoạch.
Thực hành 60: Nước sử dụng cho xử lý rau, quả sau thu hoạch phải đảm bảo chất
lượng theo quy định.
4.3.7.7. Bảo quản và vận chuyển
Thực hành 61: Phương tiện vận chuyển phải được làm sạch trước khi xếp thùng
chứa sản phẩm.
Thực hành 62: Không bảo quản và vận chuyển sản phẩm chung với các hàng hóa
khác có nguy cơ gây ô nhiễm sản phẩm.
Thực hành 63: Phải thường xuyên khử trùng kho bảo quản và phương tiện vận
chuyển.
4.3.7.8. Quản lý và xử lý chất thải
Thực hành 64: Phải có biện pháp quản lý và xử lý chất thải, nước thải phát sinh từ
hoạt động sản xuất, sơ chế và bảo quản sản phẩm.
4.3.9. Người lao động
4.3.9.1. An toàn lao động
Thực hành 65: Người được giao nhiệm vụ quản lý và sử dụng hóa chất phải có kiến
thức và kỹ năng về hóa chất và kỹ năng ghi chép.
Thực hành 66: Tổ chức và cá nhân sản xuất phải cung cấp trang thiết bị và áp dụng
các biện pháp sơ cứu cần thiết và đưa đến bệnh viện gần nhất khi người lao động bị
nhiễm hóa chất.
Thực hành 67: Phải có tài liệu hướng dẫn các bước sơ cứu và có bảng hướng dẫn tại
kho chứa hóa chất.
Thực hành 68: Người được giao nhiệm vụ xử lý và sử dụng hóa chất hoặc tiếp cận
các vùng mới phun thuốc phải được trang bị quần áo bảo hộ và thiết bị phun thuốc.
Thực hành 69: Quần áo bảo hộ lao động phải được giặt sạch và không được để
chung với thuốc bảo vệ thực vật.
Thực hành 70: Phải có biển cảnh báo vùng sản xuất rau, quả vừa mới được phun
thuốc.
4.3.9.2. Điều kiện làm việc
Thực hành 71: Nhà làm việc thoáng mát, mật độ người làm việc hợp lý.
Thực hành 72: Điều kiện làm việc phải đảm bảo là phù hợp với sức khỏe người lao
74
động. Người lao động phải được cung cấp quần áo bảo hộ.
Thực hành 73: Các phương tiện, trang thiết bị, công cụ (các thiết bị điện và cơ khí)
phải được thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng nhằm tránh rủi ro gây tai nạn cho
người sử dụng.
Thực hành 74: Phải có quy trình thao tác an toàn nhằm hạn chế tối đa rủi ro do di
chuyển hoặc nâng vác các vật nặng.
4.3.9.3. Phúc lợi xã hội của người lao động
Thực hành 75: Tuổi lao động phải phù hợp với các quy định của pháp luật Việt
Nam.
Thực hành 76: Khu nhà cho người lao động phải phù hợp với điều kiện sinh hoạt và
có những thiết bị, dịch vụ cơ bản.
Thực hành 77: Lương, thù lao cho người lao động phải hợp lý, phù hợp với Luật
Lao động của Việt Nam.
4.3.9.4. Đào tạo
Thực hành 78: Trước khi làm việc, người lao động phải được thông báo về những
nguy cơ liên quan đến sức khỏe và điều kiện an toàn.
Thực hành 79: Người lao động phải được tập huấn công việc trong các lĩnh vực
dưới đây:
- Phương pháp sử dụng cac trang thiết bị, dụng cụ
- Các hướng dẫn sơ cứu tai nạn lao động
- Sử dụng an toàn các hóa chất, vệ sinh cá nhân
4.3.10. Ghi chép, lưu trữ hồ sơ, truy nguyên nguồn gốc và thu hồi sản phẩm
Thực hành 80: Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả theo hướng VietGAP phải ghi
chép và lưu giữ đầy đủ nhật ký sản xuất, nhật ký về bảo vệ thực vật, phân bón, bán
sản phẩm...
Thực hành 81: Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tự kiểm tra hoặc
thuê kiểm tra viên kiểm tra nội bộ xem việc thực hiện sản xuất, ghi chép và lưu trữ
hồ sơ đã đặt yêu cầu chưa. Nếu chưa đạt yêu cầu thì phải có biện pháp khắc phục và
phải được lưu trong hồ sơ.
Thực hành 82: Hồ sơ phải được thiết lập cho từng chi tiết trong các khâu thực hành
VietGAP và được lưu giữ tại cơ sở sản xuất.
Thực hành 83: Hồ sơ phải được lưu trữ ít nhất hai năm hoặc lâu hơn nếu có yêu cầu
của khách hàng hoặc cơ quan quản lý.
Thực hành 84: Sản phẩm sản xuất theo VietGAP phải được ghi rõ vị trí và mã số
của lô sản xuất. Vị trí và mã số của lô sản xuất phải được lập hồ sơ và lưu trữ.
Thực hành 85: Bao bì, thùng chứa sản phẩm cần có nhãn mác để giúp việc truy
75
nguyên nguồn gốc được dễ dàng.
Thực hành 86: Mỗi khi xuất hàng, phải ghi chép rõ thời gian cung cấp, nơi nhận và
lưu giữ hồ sơ cho từng lô sản phẩm.
Thực hành 87: Khi phát hiện sản phẩm bị ô nhiễm hoặc có nguy có ô nhiễm, phải
cách ly lô sản phẩm đó và ngưng phân phối. Nếu đã phân phối thì phải thông báo
ngay tới người tiêu dùng.
Thực hành 88: Điều tra nguyên nhân ô nhiễm và thực hiện các biện pháp ngăn ngừa
tái nhiễm, đồng thời có hồ sơ ghi lại nguy cơ và giải pháp xử lý.
4.3.11. Kiểm tra nội bộ
Thực hành 89: Tổ chức và cá nhân sản xuất rau, quả phải tiến hành kiểm tra nội bộ
ít nhất mỗi năm một lần.
Thực hành 90: Việc kiểm tra phải được thực hiện theo bảng kiểm tra đánh giá; sau
khi kiểm tra xong, tổ chức, cá nhân sản xuất hoặc kiểm tra viên có nhiệm vụ ký vào
bảng kiểm tra đánh giá. Bảng tự kiểm tra đánh giá, bảng kiểm tra (đột xuất và định
kỳ) của cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải được lưu trong hồ sơ.
Thực hành 91: Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải tổng kết và báo cáo
kết quả kiểm tra cho cơ quan quản lý chất lượng khi có yêu cầu.
4.3.12. Khiếu nại và giải quyết khiếu nại
Thực hành 92: Tổ chức và cá nhân sản xuất theo VietGAP phải có sẵn mẫu đơn
khiếu nại khi khách hàng có yêu cầu.
Thực hành 93: Trong trường hợp có khiếu nại, tổ chức và cá nhân sản xuất theo
VietGAP phải có trách nhiệm giải quyết theo quy định của pháp luật, đồng thời lưu
đơn khiếu nại và kết quả giải quyết vào hồ sơ.
76
PHẦN THỰC TẬP
BÀI 1
ĐIỀU TRA THỰC TRẠNG SẢN XUẤT, THU HOẠCH, XỬ LÝ, BẢO QUẢN,
CHẾ BIẾN VÀ KINH DOANH SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP
1.1. Mục đích
- Thu thập các thông tin và dữ liệu về thực trạng sản xuất, thu hoạch, xử lý, bảo
quản, chế biến và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là sản xuất rau, quả) của
tổ chức và cá nhân.
- Quan sát và so sánh các hoạt động sản xuất, thu hoạch, xử lý, bảo quản và chế
biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm ở địa phương. Phân tích nguyên nhân làm
giảm phẩm chất và an toàn vệ sinh nông sản, thực phẩm.
- Thực hiện các phương pháp tiếp cận, phỏng vấn các tổ chức, cá nhân để thu thập
dữ liệu.
1.2. Nội dung
- Tìm hiểu phương pháp điều tra, thu thập thông tin, dữ liệu, bao gồm việc lập bảng
câu hỏi phù hợp cho từng đối tượng điều tra.
- Chuẩn bị địa điểm điều tra
- Tiến hành điều tra thu thập số liệu về hoạt động sản xuất, thu hoạch, xử lý, bảo
quản và chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm ở địa phương.
1.3. Cơ sở vật chất cần thiết
1.3.1. Phương tiện: phương tiện đi lại, phòng seminar, địa điểm điều tra...
1.3.1. Vật liệu: giấy, bút, sổ ghi chép, thước dây, bao bì, vợt, chai, lọ...
77
BÀI 2
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG
VÀ XÁC ĐỊNH GIẢI PHÁP XÂY DỰNG QUY TRÌNH G AP
2.1. Mục tiêu
- Hiểu rõ phương pháp phân tích số liệu điều tra hoạt động sản xuất, thu hoạch, xử
lý, bảo quản và chế biến, kinh doanh nông sản, thực phẩm ở địa phương.
- Đánh giá các yếu tố thuận lợi, khó khăn, những điểm yếu và điểm mạnh trong hoạt
động sản xuất, thu hoạch, xử lý, bảo quản và chế biến, kinh doanh nông sản, thực
phẩm ở địa phương, và các nguy cơ, nguyên nhân gây mất an toàn vệ sinh thực
phẩm và chất lượng nông sản.
- Đưa ra các giải pháp cụ thể để xây dựng và phát triển quy trình sản xuất nông
nghiệp theo hướng GAP cho địa phương.
2.2. Nội dung
- Tổng hợp, phân tích số liệu điều tra
- Viết báo cáo đánh giá
- Trình bày báo cáo và thảo luận
2.3. Cơ sở vật chất cần thiết
2.3.1. Phương tiện: phòng seminar, máy tính, projector...
2.3.1. Vật liệu: giấy, bút, sổ ghi chép...
78
BÀI 3
XÂY DỰNG QUY TRÌNH G AP
3.1. Mục tiêu
- Hiểu rõ các bước để xây dựng quy trình thực hành nông nghiệp tốt (GAP) cho một
loại cây trồng.
- Đề xuất các thực hành từ chuẩn bị gieo trồng, tạo ra sản phẩm đến phân phối đến
người tiêu dùng
- Đánh giá tính khả thi và các yếu tố thuận lợi, bất lợi khi thực hiện quy trình sản
xuất.
3.2. Nội dung
- GAP trong sản xuất cây trồng.
- GAP trong tu hoạch
- GAP trong xử lý, bảo quản và cất giữ sản phẩm
- GAP trong vận chuyển và phân phối sản phẩm
3.3. Cơ sở vật chất cần thiết
3.3.1. Phương tiện: phòng seminar, máy tính, projector...
3.3.1. Vật liệu: giấy, bút, sổ ghi chép...
79
TÀI LIỆU THAM KHẢO
ASEAN GAP, 2006. Good Agricultural Practices for Production of Fresh Fruit and
Vegetables in ASEAN Countries: Environmental Management Module
ASEAN GAP, 2006. Good Agricultural Practices for Production of Fresh Fruit and
Vegetables in ASEAN Countries: Food Safety Module
ASEAN GAP, 2006. Good Agricultural Practices for Production of Fresh Fruit and
Vegetables in ASEAN Countries: Produce Quality Module
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008. VietGAP- Quy trình thực hành sản
xuất nông nghiệp tốt cho rau, quả tươi an toàn tại Việt Nam.
Công ty cổ phần BVTV An Giang, 2007. Tài liệu tập huấn “ Sản xuất và xây dựng
mô hình rau an toàn theo hướng GAP”.
Nguyễn Văn Hòa và Nguyễn Hữu Thoại. Tiêu chuẩn EUREPGAP- Sản xuất quả
theo hướng chất hượng, vệ sinh và an toàn thực phẩm (GAP).
Phạm Thị Thùy, 2006. Sản xuất rau an toàn theo tiêu chuẩn thực hành nông nghiệp
tốt (GAP). Nhà xuất bản Nông nghiệp. 197 trang
www.globalgap.org
80
MỤC LỤC
Bài học
Nội dung
Trang
PHẦN LÝ THUYẾT
Giới thiệu chung về thực hành nông nghiệp tốt (GAP)
1.1.Các yếu tố toàn cầu và khu vực dẫn đến nhu cầu về chất lượng và
an toàn thực phẩm
1.2. Khái niệm GAP
1.3. Lịch sử của GAP
1.4. Lợi ích của GAP
Bài 2
Thực hành nông nghiệp tốt quốc tế (GLOBALGAP)
2.1. Giới thiệu về GLOBALGAP
2.2. Nội dung của GLOBALGAP
Bài 3
Thực hành nông nghiệp tốt Đông Nam Á (ASEAN GAP)
3.1.Giới thiệu về ASEAN GAP
3.2. An toàn thực phẩm
3.3. Quản lý môi trường
3.4. An toàn, sức khỏe và phúc lợi của người lao động
3.5. Chất lượng sản phẩm
Bài 4
Thực hành nông nghiệp tốt Việt Nam (VietGAP)
4.1. Giới thiệu về VietGAP
4.2. Những quy định chung
4.3. Nội dung của VietGAP
PHẦN THỰC TẬP
Bài 1
Điều tra thực trạng sản xuất, thu hoạch, xử lý, bảo quản, chế biến và
kinh doang sản phẩm nông nghiệp
Bài 2
Phân tích hiện trạng và xác định giải pháp xây dựng quy trình GAP
Bài 3
Xây dựng quy trình GAP
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Bài 1
1
1
2
3
4
5
5
6
39
39
39
48
53
56
62
62
62
63
70
71
72
73
Download