Uploaded by Quan Thành

bai tap trac nghiem chuong 7 toc do phan ung

advertisement
CHƯƠNG VII: TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG VÀ CÂN BẰNG HOÁ HỌC
Câu 1: Trong phòng thí nghiệm người ta nhiệt phân KClO3 để điều chế khí oxi.
Biện pháp nào sau đây được sử dụng nhằm tăng tốc độ phản ứng?
A. Nung riêng KClO3
B. Nung KClO3 có xúc tác MnO2
C. Thu O2 qua nước
D. Thu O2 bằng cách dời chỗ không khí
Câu 2: Trường hợp nào sau đây có yếu tố làm giảm tốc độ phản ứng?
A. Đưa lưu huỳnh đang cháy ngoài không khí vào bình chứa oxi
B. Quạt bếp than đang cháy
C. Thay hạt nhôm bằng bột nhôm để cho tác dụng với dung dịch HCl
D. Dùng dung dịch loãng các chất tham gia phản ứng
Câu 3: Biện pháp kĩ thuật nào sau đây không được sử dụng để tăng tốc độ phản ứng nung vôi?
A. Đập nhỏ đá vôi đến kích thước thích hợp
B. Tăng nhiệt độ lên nhiệt độ thích hợp
C. Tăng nồng độ khí CO2
D. Thổi không khí vào lò nung vôi
Câu 4: Tốc độ của phản ứng sẽ tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C, nếu
hệ số nhiệt độ của phản ứng bằng 2?
A. 256 lần
B. 265 lần
C. 275 lần
D. 257 lần
Câu 5: Hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng là bao nhiêu biết rằng khi tăng nhiệt độ lên thêm
500C thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024 lần?
A. 1
B. 2
C. 3
*D. 4
Câu 6: Một phản ứng thuận nghịch đạt đến trạng thái cân bằng khi nào:
A. Phản ứng thuận đã kết thúc
B. Phản ứng nghịch đã kết thúc
C. Tốc độ của phản ứng thuận và nghịch bằng nhau
D. Nồng độ của các chất tham gia phản ứng và của các chất sản phẩm phản ứng bằng
nhau
Câu 7: Khi tăng áp suất không ảnh hưởng tới cân bằng của phản ứng nào sau đây?
A. N2 + 3H2  2NH3
B. 2CO + O2 ↔ 2CO2
C. H2 + Cl2 ↔ 2HCl
D. 2SO2 + O2 ↔ 2SO3
Câu 8: Hằng số cân bằng K của phản ứng chỉ phụ thuộc vào yếu tố nào sau đây?
A. Nồng độ
B. áp suất
C. Nhiệt độ
D. Chất xúc tác
Câu 9: Cho phương trình hoá học:
N2 (k) + O2 (k) tia lửa điện
2NO (k) ∆H > 0
Hãy cho biết cặp yếu tố nào sau đây đều ảnh hưởng đến sự chuyển dịch cân bằng hoá học trên?
A. Nhiệt độ và nồng độ
B. Áp suất và nồng độ
C. Nồng độ và chất xúc tác
D. Chất xúc tác và nhiệt độ
Câu 10: Câu nào sau đây đúng?
A. Bất cứ phản ứng nào cũng phải đạt đến trạng thái cân bằng hoá học
B. Khi phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng thì phản ứng dừng lại
C. Chỉ có những phản ứng thuận nghịch mới có trạng thái cân bằng hoá học
D. Ở trạng thái cân bằng, khối lượng các chất ở 2 vế của phương trình phản ứng phải
bằng nhau
Câu 11: Cho phản ứng: CaCO3 (r) ↔ CaO (r) + CO2 (k) và ∆H > 0
Cân bằng phản ứng chuyển dịch trên chuyển dịch theo chiều thuận lợi khi nào?
A. Tăng nhiệt độ
B. Giảm áp suất
C. Tăng áp suất
D. Cả A và B
Câu 12: Câu nào sau đây đúng?
A. Hằng số cân bằng K của mọi phản ứng đều tăng khi nhiệt độ tăng
B. Phản ứng một chiều không có hằng số cân bằng K
C. Hằng số cân bằng K càng lớn, hiệu suất phản ứng càng nhỏ
D. Khi một phản ứng thuận nghịch ở trạng thái cân bằng cũ chuyển sang một trạng thái
cân bằng mới ở nhiệt độ không đổi, hằng số cân bằng K biến đổi
Câu 13: Hệ cân bằng sau được thực hiện trong bình kín:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k); ∆H < 0
Yếu tố nào sau đây không làm nồng độ các chất trong hệ cân bằng biến đổi:
A. Biến đổi nhiệt độ
B. Biến đổi áp suất
C. Sự có mặt chất xúc tác
D. Biến đổi dung tích của bình phản ứng
Câu 14: Các câu sau, câu nào đúng? Câu nào sai?
1) Nhiên liệu cháy ở tầng khí quyển trên cao nhanh hơn khi cháy ở mặt đất
2) Nước giải khát được nén CO2 vào ở áp suất cao hơn sẽ có độ chua (độ axit) lớn hơn
3) Thực phẩm được bảo quản ở nhiệt độ thấp hơn sẽ giữ được lâu hơn
4) Thực phẩm nấu trong nồi áp suất là để giữ được mùi thơm của thức ăn do nồi rất kín
Câu 15: Cho biết cân bằng sau được thực hiện trong bình kín
PCl5 (k) ↔ PCl3 + Cl2 (k); ∆H > 0
Những yếu tố nào sau đây tạo nên sự tăng lượng PCl3 trong cân bằng.
A. Thêm PCl5 vào
B. Thêm Cl2 vào
C. Giảm nhiệt độ
D. Thêm xúc tác
Câu 16: Tốc độ phản ứng phụ thuộc vào các yếu tố nào?
A. Nhiệt độ
B. Nồng độ
C. Kích thước hạt, chất xúc tác
D. Cả A, B, C
Câu 17: Dùng không khí nén nóng thổi vào lò cao để đốt cháy than cốc (trong sản xuất gang),
yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Tăng diện tích bề mặt
D. Cả A và B
Câu 18: Nghiền nguyên liệu trước khi đưa vào lò nung để sản xuất clanh ke (trong sản xuất xi
măng), yếu tố nào ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng?
A. Nhiệt độ
B. Tăng diện tích bề mặt
C. Áp suất
D. Cả A và B
Câu 19: Cho 5g kẽm viên vào cốc đựng 50ml dung dịch H2SO4 4M ở nhiệt độ thường (250C).
Trường hợp nào tốc độ phản ứng không đổi?
A. Thay 5g kẽm viên bằng 5g kẽm bột
B. Thay dung dịch H2SO4 4M bằng dung dịch H2SO4 2M
C. Thực hiện phản ứng ở 500C
D. Dùng dung dịch H2SO4 4M gấp đôi
Câu 20: Biết rằng khi nhiệt độ tăng lên 100C thì tốc độ của một phản ứng tăng lên 2 lần. Vậy
tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần khi tăng nhiệt độ từ 200C đến 1000C.
A. 16 lần
B. 256 lần
C. 64 lần
D. 14 lần
Câu 21: Khi bắt đầu phản ứng, nồng độ một chất là 0,024 mol/l. Sau 10 giây xảy ra phản ứng,
nồng độ của chất đó là 0,022 mol/l. Tốc độ phản ứng trong trường hợp này là:
A. 0,0003 mol/l.s
B. 0,00025 mol/l.s
C. 0,00015 mol/l.s
D. 0,0002 mol/l.s
Câu 22: Để đánh giá mức độ xảy ra nhanh hay chậm của các phản ứng hoá học người ta dùng
đại lượng:
A. Khối lượng sản phẩm
B. Tốc độ phản ứng
C. Khối lượng chất tham gia phản ứng giảm
D. Thể tích chất tham gia phản ứng
Câu 23: Đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc
sản phẩm phản ứng trong một đơn vị thời gian gọi là:
A. Tốc độ phản ứng
B. Cân bằng hoá học
C. Tốc độ tức thời
D. Quá trình hoá học
Câu 24: Cho các yếu tố sau:
a) Nồng độ chất
b) Áp suất
c) Nhiệt độ
d) Diện tích tiếp xúc
e) Xúc tác
Những yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng nói chung là
A. a, b, c, d
B. a, c, e
C. b, c, d, e
D. a, b, c, d, e
Câu 25: Câu nào đúng?
A. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng tăng
B. Khi nồng độ chất phản ứng giảm thì tốc độ phản ứng giảm
C. Khi nồng độ chất phản ứng tăng thì tốc độ phản ứng giảm
D. Nồng độ chất phản ứng không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Câu 26: Đối với phản ứng có chất khí tham gia thì
A. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng giảm
B. Khi áp suất tăng, tốc độ phản ứng tăng
C. Khi áp suất giảm, tốc độ phản ứng tăng
D. Áp suất không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Câu 27: Câu nào đúng?
A. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng tăng
B. Khi nhiệt độ tăng thì tốc độ phản ứng giảm
C. Khi nhiệt độ giảm thì tốc độ phản ứng tăng
D. Nhiệt độ không ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
Câu 28: Khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng với phản ứng có chất nào tham gia?
A. Chất lỏng
B. Chất khí
C. Chất rắn
D. Cả A, B, C đều đúng
Câu 29: Cho phản ứng:
N2 + 3H2 ↔ 2NH3
Phản ứng này dùng xúc tác là Fe. Xúc tác Fe làm
A. Cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận
B. Tăng tốc độ các chất trong phản ứng
C. Tăng tốc độ phản ứng
D. Tăng hằng số cân bằng phản ứng
Câu 30: Hệ số cân bằng K của phản ứng phụ thuộc vào
A. Áp suất
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ
D. Cả A, B, C
Câu 31: Một cân bằng hoá học đạt được khi
A. Nhiệt độ phản ứng không đổi
B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ phản ứng nghịch
C. Nồng độ chất phản ứng bằng nồng độ của sản phẩm
D. Không có phản ứng xảy ra nữa dù có thêm tác động của các yếu tố bên ngoài như: nhiệt
độ, nồng độ, áp suất.
Câu 32: Cho phương trình phản ứng:
SO2 +
1
O2 ↔ SO3; ∆H < 0
2
Để tạo ra nhiều SO3 thì điều kiện nào không phù hợp?
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng áp suất bình phản ứng
C. Lấy bớt SO3 ra
D. Tăng nồng độ O2
Câu 33: Khi áp suất tăng, phản ứng nào không ảnh hưởng tới cân bằng?
A. N2 + 3H2 → 2NH3
B. 2CO + O2 → 2CO2
C. H2 + Cl2 → 2HCl
D. 2SO2 + O2 → 2SO3
Câu 34: Cho phản ứng thuận nghịch
4HCl + O2 (k) ↔ 2H2O + 2Cl2
Tác động nào sẽ ảnh hưởng tới sự tăng nồng độ clo (phản ứng theo chiều thuận)?
A. Tăng nồng độ O2
B. Giảm áp suất chung
C. Tăng nhiệt độ bình phản ứng
D. Cả 3 yếu tố trên
Câu 35: Cho phản ứng: CaCO3 (r) → CaO (r) + CO2 k) ∆H > 0
Cân bằng phản ứng trên dịch chuyển theo chiều khi
A. Tăng nhiệt độ
B. Giảm áp suất
C. Giảm nồng độ
D. Chỉ có A và B
Câu 36: Sự chuyển dịch cân bằng là
A. Phản ứng trực tiếp theo chiều thuận
B. Phản ứng trực tiếp theo chiều nghịch
C. Chuyển từ trạng thái cân bằng này sang trạng thái cân bằng khác
D. phản ứng tiếp tục xảy ra cả chiều thuận và nghịch
Câu 37: Cho phản ứng:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)
∆H = -198 kJ
Ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra rất chậm, để thu được nhiều sản phẩm SO3 thì:
A. Tăng nhiệt độ
B. Giảm áp suất bình phản ứng
C. Tăng nồng độ oxi
D. Cả A, B, C
Câu 38: Cho phản ứng:
N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
∆H = -92 kJ
Khi tăng áp suất thì cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều
A. Nghịch
B. Thuận
C. Không chuyển dịch
D. Không xác định được
Câu 39: Trong các phản ứng dưới đây, phản ứng nào áp suất không ảnh hưởng đến cân bằng
phản ứng?
A. N2 + 3H2 ↔ 2NH3
B. N2 + O2 ↔ 2NO
C. 2NO + O2 ↔ 2NO2
D. 2SO2 + O2 ↔ 2SO3
Câu 40: Cho phản ứng:
CaCO3 ↔ CaO + CO2
Để phản ứng nung vôi xảy ra tốt thì điều kiện nào sau đây không phù hợp?
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng áp suất
C. Đập nhỏ CaCO3
D. Dùng quạt hay lỗ thông gió
Câu 41: Phản ứng tổng hợp amoniac là:
N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
∆H = -92 kJ
Yếu tố không giúp tăng hiệu suất tổng hợp amoniac là
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng áp suất
C. Lấy amoniac ra khỏi hỗn hợp phản ứng
D. Bổ sung thêm khí nitơ vào hỗn hợp phản ứng
Câu 42: Câu nào diễn tả đúng cho phản ứng hoá học sau:
2H2O (l) + năng lượng → 2H2 (k) + O2 (k)
A. Phản ứng toả nhiệt, giải phóng năng lượng
B. Phản ứng toả nhiệt, hấp thụ năng lượng
C. Phản ứng thu nhiệt, giải phóng năng lượng
D. Phản ứng thu nhiệt, hấp thụ năng lượng
Câu 43: Cho phản ứng hoá học:
A (k) + 2B (k) + nhiệt → AB2 (k)
Tốc độ phản ứng sẽ tăng nếu:
A. Tăng áp suất
B. Tăng thể tích của bình phản ứng
C. Giảm áp suất
D. Giảm nồng độ khí A
Câu 44: Tăng nhiệt độ của một hệ phản ứng sẽ dẫn đến sự va chạm có hiệu quả giữa các phân
tử chất phản ứng. Tính chất của sự va chạm đó là
A. Thoạt đầu tăng, sau đó giảm dần
B. Chỉ có giảm dần
C. Thoạt đầu giảm, sau đó tăng dần
D. Chỉ có tăng dần
Câu 45: Tăng diện tích bề mặt của các chất phản ứng trong một hệ dị thể, kết quả sẽ là
A. Giảm tốc độ phản ứng
B. Tăng tốc độ phản ứng
C. Giảm nhiệt độ phản ứng
D. Tăng nhiệt độ phản ứng
Câu 46: Cho phản ứng:
Zn (r) + 2HCl (dd) → ZnCl2 (dd) + H2 (k)
Nếu tăng nồng độ dung dịch HCl thì số lần va chạm giữa các chất phản ứng sẽ
A. giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng
B. giảm, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm
C. tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm tăng
D. tăng, tốc độ phản ứng tạo ra sản phẩm giảm
Câu 47: Trong hệ phản ứng ở trạng thái cân bằng
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k) (∆H < 0)
Nồng độ của SO3 sẽ tăng, nếu
A. Giảm nồng độ của SO2
B. Tăng nồng độ SO2
C. Tăng nhiệt độ
D. Giảm nồng độ của O2
Câu 48: Cho biết sự biến đổi trạng thái vật lí ở nhiệt độ không đổi:
CO2 (r) ↔ CO2 (k)
Nếu tăng áp suất của bình chứa cân bằng chuyển dịch sang
A. Chiều thuận
B. Chiều nghịch
C. Không đổi
D. Không xác định được
Câu 49: Cho phản ứng trạng thái cân bằng
H2 (k) + Cl2 (k) ↔ 2HCl (k)
∆H < 0
Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên trái, khi tăng:
A. Nhiệt độ
B. Áp suất
C. Nồng độ khí H2
D. Nồng độ khí Cl2
Câu 50: Cho phản ứng trạng thái cân bằng:
A (k) + B (k) ↔ C (k) + D (k)
Ở nhiệt độ và áp suất không đổi, xảy ra sự tăng nồng độ của khí A là do:
A. Sự tăng nồng độ của khí B
B. sự giảm nồng độ của khí B
C. sự giảm nồng độ của khí C
D. sự giảm nồng độ của khí D
Câu 51: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
H2 (k) + Cl2 (k) ↔ 2HCl (k)
∆H < 0
Cân bằng sẽ chuyển dịch về bên phải, khi tăng:
A. nhiệt độ
B. áp suất
C. Nồng độ khí H2
D. Nồng độ khí HCl
Câu 52: Ở nhiệt độ không đổi, hệ cân bằng nào sẽ chuyển dịch về bên phải nếu tăng áp suất?
A. 2H2 (k) + O2 ↔ 2H2O (k)
B. 2SO3 (k) ↔ 2SO2 (k) + O2 (k)
C. 2NO (k) ↔ N2 (k) + O2 (k)
D. 2CO2 (k) ↔ 2CO (k) + O2 (k)
Câu 53: Đối với một hệ ở trạng thái cân bằng, nếu thêm chất xúc tác thì:
A. chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng thuận
B. chỉ làm tăng tốc độ của phản ứng nghịch
C. làm tăng tốc độ cua phản ứng thuận và phản ứng nghịch như nhau
D. không làm tăng tốc độ phản ứng thuận và phản ứng nghịch
Câu 54: Trong phản ứng tổng hợp amoniac:
N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
; ∆H = -92 kJ
Sẽ thu được nhiều khí NH3 nếu:
A. giảm nhiệt độ và áp suất
B. tăng nhiệt độ và áp suất
C.tăng nhiệt độ và giảm áp suất
D. giảm nhiệt độ và tăng áp suất
Câu 55: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
C2 (k) + D2 (k) ↔ 2CD (k)
; ∆H < 0
Sự thay đổi yếu tố nào dưới đây là nguyên nhân của sự chuyển dịch cân bằng?
A. Tăng áp suất
B. Tăng thể tích
C. Tăng nhiệt độ
D. Dùng chất xúc tác
Câu 56: Có sự cân bằng trạng thái vật lí ở áp suất 1atm:
H2O (r) ↔ H2O (l)
Ở nhiệt độ nào xảy ra sự cân bằng trạng thái?
A. -100C
B. 00C
C. 200C
D. 1000C
Câu 57: Cho biết phản ứng hoá học sau ở trạng thái cân bằng:
H2 (k) + F2 (k) ↔ 2HF (k)
; ∆H < 0
Sự biến đổi nào sau đây không làm chuyển dịch cân bằng hoá học?
A. Thay đổi áp suất
B. thay đổi nhiệt độ
C. Thay đổi nồng độ khí H2
D. Thay đổi nồng độ khí HF
Câu 58: Nếu giảm diện tích bề mặt chất phản ứng trong hệ dị thể sẽ dẫn đến kết quả:
A. Giảm tốc độ phản ứng
B. Tăng tốc độ phản ứng
C. Giảm nhiệt độ phản ứng
D. Tăng nhiệt độ phản ứng
Câu 59: Dung dịch sau ở trạng thái cân bằng:
CaSO4 (r) ↔ Ca2+ (dd) + SO42 (dd)
Khi thêm Na2SO4 vào dung dịch, cân bằng sẽ chuyển dịch như thế nào?
A. Lượng CaSO4 (r) sẽ giảm và nồng độ ion Ca2+ sẽ giảm
B. Lượng CaSO4 (r) sẽ tăng và nồng độ ion Ca2+ sẽ tăng
C. Lượng CaSO4 (r) sẽ tăng và nồng độ ion Ca2+ sẽ giảm
D. Lượng CaSO4 (r) sẽ giảm và nồng độ ion Ca2+ sẽ tăng
Câu 60: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k) ; ∆H = -198 kJ
Các yếu tố sau làm cho giá trị của hằng số cân bằng K không thay đổi, trừ:
A. Áp suất
B. Nhiệt độ
C. Nồng độ
D. Xúc tác
Câu 61: cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng
A (k) + B (k) ↔ C (k) + D (k)
Nếu tách khí D ra khỏi môi trường phản ứng, thì:
A. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên phải
B. Cân bằng hoá học chuyển dịch sang bên trái
C. Tốc độ của phản ứng thuận và tốc độ của phản ứng nghịch tăng như nhau
D. Không gây ra sự chuyển dịch cân bằng hoá học
Câu 62: Có phản ứng sau:
Fe (r) + 2HCl (dd) → FeCl2 (dd) + H2 (k)
Trong phản ứng này, nếu dùng 1 gam bột sắt thì tốc độ phản ứng xảy ra nhanh hơn nếu dùng 1
viên sắt có khối lượng 1 gam, vì bột sắt có:
A. diện tích bề mặt nhỏ hơn
B. diện tích bề mặt lớn hơn
C. có khối lượng lớn hơn
D. có khối lượng nhỏ hơn
Câu 63: Câu nào sau đây mô tả đúng nhất cho một phản ứng hoá học giải phóng năng lượng?
A. Là phản ứng toả nhiệt, ∆H < 0
B. Là phản ứng toả nhiệt, ∆H > 0
C. Là phản ứng thu nhiệt, ∆H < 0
D. Là phản ứng thu nhiệt, ∆H > 0
Câu 64: Cho phản ứng sau ở trạng thái cân bằng:
4NH3 (k) + 3O2 (k) ↔ 2N2 (k) + 6H2O (k); ∆H = -1268 kJ
Sự thay đổi nào sau đây làm cho cân bằng hoá học chuyển dịch về phía tạo ra sản phẩm?
A. Tăng nhiệt độ
B. Giảm thể tích bình chứa
C. Thêm chất xúc tác
D. Loại bỏ hơi nước
Câu 65: Phản ứng ở trạng thái cân bằng:
2A (k) + B (k) ↔ 3C (k) + D (k)
Ban đầu cả A và B có nồng độ 1,00M. Khi đạt đến trạng thái cân bằng, nồng độ củ D đo được là
0,25M. Giá trị của hằng số cân bằng K cho phản ứng này được tính theo biểu thức:
A. K = [(0,75)3 . (0,25)]: [(0,50)2 . (0,75)]
B. K = [(0,75)3 . (0,25)]: [(0,50)2 . (0,15)]
C. K = [(0,75)3 . (0,25)]: [(0,50)2 . (0,225)]
D. Kết quả khác
Câu 66: Chất xúc tác làm tăng tốc độ của phản ứng hoá học vì nó:
A. Làm tăng nồng độ của các chất phản ứng
B. Làm tăng nhiệt độ của phản ứng
C. Làm giảm nhiệt độ của phản ứng
D. Làm giảm năng lượng hoạt hoá của quá trình phản ứng
Câu 67: Phản ứng hoá học được thực hiện trong bình chứa có thể tích không đổi, ở trạng thái
cân bằng hoá học:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)
; ∆H = -7,8 kcal
Biện pháp nào sau đây sẽ làm tăng nồng độ khí SO2?
A. Thêm khí O2
B. Thêm khí SO3
C. Tách riêng khí SO3
D. Giảm nhiệt độ
Câu 68: 2 mol khí NO và 1 lượng chưa xác định khí O2 trong bình chứa có dung tích 1 lít ở
400C:
2NO (k) + O2 (k) ↔ 2NO2 (k)
Để phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng, ta được hỗn hợp khí có 0,00156 mol O2 và 0,500 mol
NO2. Hằng số cân bằng K lúc này có giá trị là
A. 4,42
B. 40,1
C. 71,2
D. 214
Câu 69: Ở nhiệt độ thích hợp, hỗn hợp khí H2 và N2 đạt đến trạng thái cân bằng:
3H2 (k) + N2 (k) ↔ 2NH3 (k)
Hỗn hợp khí thu được có thành phần: 1,5 mol NH3; 2,0 mol N2 và 3,0 mol H2. Có bao nhiêu mol
H2 có mặt khi phản ứng bắt đầu?
A. 3,0 mol
B. 4,0 mol
C. 5,25 mol
D. 4,5 mol
Câu 70: Phản ứng ở trạng thái cân bằng có H2 (k), N2 (k), NH3 (k). Nhận thấy nếu tăng nhiệt độ
của phản ứng thì giá trị của hằng số cân bằng K cho sự tạo thành NH3 giảm xuống. Vậy phản
ứng tổng hợp NH3 từ các nguyên tố là:
A. Phản ứng thu nhiệt
B. Phản ứng toả nhiệt
C. Phản ứng xảy ra không kèm theo sự biến đổi năng lượng
D. Không có phản ứng xảy ra
Câu 71: Cho phản ứng ở trạng thái cân bằng:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)
; ∆H < 0
Vận dụng phương pháp nào có lợi cho sự điều chế SO3?
A. Giảm nồng độ khí SO2
B. Giảm áp suất và tăng nhiệt độ
C. Giảm áp suất và giảm nhiệt độ
D. Tăng thêm nồng độ khí O2
Câu 72: Biểu thức tính hằng số cân bằng K nào là đúng cho phản ứng
N2O4 (k) ↔ 2NO2 (k)
A. K = [NO2]: [N2O4]
B. K = [N2O4]: [NO2]
2
C. K = [NO2] : [N2O4]
D. K = 2[NO2]: [N2O4]
Câu 73: Cho phản ứng thuận nghịch:
N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
Tốc độ của phản ứng thuận sẽ lớn hơn nhiều so với tốc độ của phản ứng nghịch khi:
A. Có dư khí NH3 và khí N2, H2
B. Phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng hoá học
C. Có mặt khí NH3, nhưng không có mặt khí N2, H2
D. Có mặt khí N2, H2 nhưng không có mặt khí NH3
Câu 74: Đối với phản ứng thuận nghịch
2HgO (r) + nhiệt ↔ 2Hg (l) + O2 (k)
Với những yếu tố nào sau đây để có sự chuyển dịch cực đại thành các sản phẩm?
A. Nhiệt độ cao và áp suất cao
B. Nhiệt độ cao và áp suất thấp
C. Nhiệt độ thấp và áp suất cao
D. Nhiệt độ thấp và áp suất thấp
Câu 75: Lưu huỳnh đioxit tác dụng với khí oxi và có mặt chất xúc tác, tạo ra lưu huỳnh trioxit:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k)
Cho hỗn hợp 1,00 mol O2 và 2,00 mol SO2 vào 1 bình kín, ở nhiệt độ nhất định thì phản ứng đạt
đến trạng thái cân bằng. Lúc này trong hỗn hợp có 1,75 mol SO2. Số mol khí O2 còn lại ở trạng
thái cân bằng sẽ là bao nhiêu?
A. 0,00 mol
B. 0,125 mol
C. 0,250 mol
D. 0,875 mol
Câu 76: Nguyên nhân làm thay đổi giá trị của hằng số cân bằng trong phản ứng sau:
2A (k) + B (k) ↔ C (k) ; ∆H = 280 kJ
A. Dùng chất xúc tác
B. Thay đổi nồng độ khí A và B
C. Thay đổi nồng độ khí C
D. Thay đổi nhiệt độ của phản ứng
Câu 77: Cho 2,75 mol khí HI vào bình chứa có thể tích 1 lít ở 250C. xảy ra phản ứng phân huỷ:
2HI (k) ↔ H2 (k) + I2 (k)
Nồng độ sau cùng của khí H2 xác định được là 0,275M. Hằng số cân bằng K cho phản ứng có
giá trị là bao nhiêu?
A. 0,0275
B. 0,0100
C. 0,0123
D. 0,0156
Câu 78: Biện pháp nào sau đây không làm tăng lượng khí CO ở trạng thái cân bằng?
CO2 (k) + H2 (k) ↔ CO (k) + H2O (k) ; ∆H > O
A. Giảm nồng độ của hơi nước
B. Tăng nồng độ của khí H2
C. Tăng thể tích của bình chứa
D. Tăng nhiệt độ của bình chứa
Câu 79: Cho 0,70 mol CO tác dụng với 0,30 mol H2 trong bình có dung tích 1 lít ở nhiệt độ cao,
tạo ra sản phẩm CH3OH:
CO (k) + 2H2 (k) ↔ CH3OH (k)
Khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng hoá học, trong hỗn hợp khí có 0,06 mol CH3OH. Giá
trị của hằng số cân bằng K là:
A. 5,50
B. 0,98
C. 1,70
D. 5,45
Câu 80: Cho phản ứng:
N2O4 (k) ↔ 2NO2 (k)
0,02 mol N2O4 trong bình chứa có dung tích 500 ml, khi phản ứng đạt đến trạng thái cân bằng
hoá học thì N2O4 có nồng độ 0,0055M. Lúc này hằng số cân bằng K có giá trị là bao nhiêu?
A. 0,87
B. 12,50
C. 6,27
D. 0,14
Câu 81: Khi cho cùng một lượng dung dịch H2SO4 vào 2 cốc cùng một thể tích dung dịch
Na2S2O3 với nồng độ khác nhau, ở cốc đựng dung dịch Na2S2O3 có nồng độ lớn hơn thấy xuất
hiện kết tủa trước. Điều đó chứng tỏ ở cùng điều kiện và nhiệt độ, tốc độ phản ứng
A. không phụ thuộc vào nồng độ của chất phản ứng
B. tỉ lệ thuận với nồng độ của chất phản ứng
C. tỉ lệ nghịch với nồng độ của chất phản ứng
D. không thay đổi khi thay đổi nồng độ của chất phản ứng
Câu 82: Định nghĩa nào sau đây là đúng?
A. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản
ứng
B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản
ứng
C. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị thay đổi trong phản
ứng
D. Chất xúc tác là chất làm thay đổi tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao không nhiều
trong phản ứng
Câu 83: Khi cho cùng một lượng kẽm vào cốc đựng dung dịch HCl, tốc độ phản ứng sẽ lớn
nhất khi dùng kẽm ở dạng
A. viên nhỏ
B. bột mịn, khuấy đều
C. tấm mỏng
D. thỏi lớn
Câu 84: Khi cho axit HCl tác dụng với KMnO4 để điều chế khí clo, clo sẽ thoát ra nhanh hơn
khi:
A. dùng axit HCl đặc và đun nhẹ hỗn hợp
B. dùng axit HCl đặc và làm lạnh hỗn hợp
C. dùng axit HCl loãng và đun nhẹ hỗn hợp
D. dùng axit HCl loãng và làm lạnh hỗn hợp
Câu 85: Câu nào đúng trong các câu sau?
A. Chất xúc tác là chấy không làm thay đổi tốc độ phản ứng mà không bị tiêu hao trong
phản ứng
B. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không bị tiêu hao trong phản
ứng
C. Chất xúc tác là chấy làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng bị tiêu hao một phần trong phản
ứng
D. Chất xúc tác là chất làm tăng tốc độ phản ứng, nhưng không tham gia vào trong phản
ứng
Câu 86: Trong 3 cốc đựng cùng một lượng của một dung dịch CuSO4. Thêm vào cốc thứ nhất 1
lá kim loại sắt, vào cốc thứ 2 một lượng bột sắt, vào cốc thứ 2 một lượng phôi sắt. Khối lượng
của sắt trong 3 trường hợp là bằng nhau. Sau đó lắc đều cả 3 cốc một thời gian. Màu của dung
dịch:
A. Cốc thứ nhất nhạt hơn trong 2 cốc kia
B. Cốc thứ hai nhạt hơn trong 2 cốc kia
C. Cốc thứ ba nhạt hơn trong 2 cốc kia
D. Trong 3 cốc nhạt như nhau
Câu 87: Cân bằng hoá học là một trạng thái của phản ứng thuận nghịch khi:
A. Tốc độ phản ứng thuận bằng hai lần tốc độ phản ứng nghịch
B. Tốc độ phản ứng thuận bằng tốc độ nghịch
C. Tốc độ phản ứng thuận bằng một nửa tốc độ phản ứng nghịch
D. Tốc độ phản ứng thuận bằng k lần tốc độ phản ứng nghịch
Câu 88: Cân bằng hoá học
A. là một cân bằng tĩnh vì khi đó các phản ứng thuận và phản ứng nghịch đều dừng lại
B. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt đến cân bằng hoá học, các phản ứng
thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra với tốc độ bằng nhau
C. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt đến cân bằng hoá học, các phản ứng
thuận và phản ứng nghịch vẫn tiếp tục xảy ra nhưng tốc độ không bằng nhau
D. là một trạng thái cân bằng động vì khi hệ đạt đến cân bằng hoá học, phản ứng thuận
dừng lại còn phản ứng nghịch tiếp tục xảy ra.
Câu 89: Khi đốt cháy etilen, ngọn lửa có nhiệt độ cao nhất khi:
A. cháy trong không khí
B. cháy trong khí oxi nguyên chất
C. cháy trong hỗn hợp khí oxi và khí nitơ
D. cháy trong hỗn hợp khí oxi và khí cacbonic
Câu 90: Tại nhiệt độ không đổi, ở trạng thái cân bằng
A. thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng không thay đổi
B. thành phần của các chất trong hỗn hợp phản ứng vẫn liên tục thay đổi
C. phản ứng hoá học không xảy ra
D. phản ứng hoá học xảy ra chậm dần
Câu 91: Sự chuyển dịch cân bằng hoá học là
A. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác
không cần có các tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng
B. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái không cân bằng do tác
động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng
C. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác
do tác động của các yếu tố từ bên ngoài tác động lên cân bằng
D. sự di chuyển từ trạng thái cân bằng hoá học này sang trạng thái cân bằng hoá học khác
do cân bằng tác động lên các yếu tố từ bên ngoài
Câu 92: Cân bằng hoá học
A. chỉ bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất tham gia phản ứng
B. chỉ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ của phản ứng
C. bị ảnh hưởng bởi nồng độ của các chất và nhiệt độ của phản ứng
D. chỉ bị ảnh hưởng bơi nồng độ của các chất tạo thành
Trong quá trình sản xuất H2SO4 phải thực hiện phản ứng sau:
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k); ∆H = -198,24 kJ
Sử dụng dữ kiện trên để trả lời câu 93 và câu 94
Câu 93: Để tăng hiệu suất của quá trình cần phải:
A. tăng nhiệt độ của phản ứng
B. giảm nhiệt độ của phản ứng, dùng xúc tác
C. giữ phản ứng ở nhiệt độ thường
D. tăng nhiệt độ và dùng xúc tác
Câu 94: Khi dùng một lượng dư không khí sẽ
A. làm cho hiệu suất phản ứng tăng
B. làm cho hiệu suất giảm
C. làm cho phản ứng dừng lại
D. không làm ảnh hưởng đến hiệu suất phản ứng
Câu 95: Khi đốt cháy pirit sắt FeS2 trong lò đốt, để đạt hiệu suất cao hơn cần
A. nghiền nhỏ vừa phải quặng pirit và cho dư không khí
B. dùng quặng pirit dưới dạng thỏi lớn
C. dùng quặng pirit dưới dạng thỏi lớn và dùng lượng thiếu không khí
D. nghiền quặng pirit thành bột và cho dư không khí
Câu 96: Trong công nghiệp, người ta tổng hợp NH3 theo phương trình hoá học:
N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
Khi tăng nồng độ H2 lên 2 lần (giữ nguyên nồng độ của khí nitơ và nhiệt độ của phản ứng) thì
tốc độ phản ứng tăng lên bao nhiêu lần?
A. 2
B. 4
C. 8
D. 16
Câu 97: Cho phản ứng
2SO2 (k) + O2 (k) ↔ 2SO3 (k) ; ∆H = -198 kJ
Ở nhiệt độ thường phản ứng xảy ra rất chậm. Để thu được nhiều sản phẩm SO3 cần tiến hành
biện pháp nào dưới đây?
A. Tăng nhiệt độ
B. Tăng nồng độ
C. Giảm áp suất bình phản ứng
D. Giảm nhiệt độ, tăng áp suất bình
Câu 98: Khi tăng nhiệt độ của một phản ứng lên thêm 500C thì tốc độ phản ứng tăng lên 1024
lần. Giá trị hệ số nhiệt độ của tốc độ phản ứng của phản ứng trên là bao nhiêu?
A. 2,0
B. 2,5
C. 3,0
D. 4,0
Câu 99: yếu tố nào dưới đây đã được sử dụng để làm tăng tốc độ phản ứng khi rắc men vào tinh
bột để làm rượu?
A. Nhiệt độ
B. Chất xúc tác
C. Nồng độ
D. Áp suất
Câu 100: Cho phương trình: N2 (k) + 3H2 (k) ↔ 2NH3 (k)
Nếu ở trạng thái cân bằng, nồng độ của NH3 là 0,30 mol/l, của N2 là 0,05 mol/l và của H2 là
0,10 mol/l thì hằng số cân bằng của phản ứng là
A. 18
B. 60
C. 3600
D. 1800
Câu 101: Cho phản ứng có dạng
2A (k) + B (k) ↔ 2C (k)
; ∆H < 0
Biện pháp cần tiến hành để cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận là:
A. Tăng áp suất chung của hệ
B. giảm nhiệt độ
C. dùng chất xúc tác thích hợp
D. tăng áp suất chung và giảm nhiệt độ của hệ
Câu 102: Cho cân bằng hoá học:
N2 + O2 ↔ 2NO ; ∆H > 0
Để thu được nhiều khí NO cần:
A. tăng nhiệt độ
B. tăng áp suất
C. giảm nhiệt độ
D. giảm áp suất
Câu 103: Cho cân bằng:
2NO2 (màu nâu) ↔ N2O4 (không màu)
; ∆H = -58,04 kJ
Nhúng bình đựng hỗn hợp NO2 và N2O4 vào nước đá thì:
A. hỗn hợp vẫn giữ nguyên màu như ban đầu
B. màu nâu đậm dần
C. màu nâu nhạt dần
D. hỗn hợp chuyển sang màu xanh
Câu 104: Câu nào đúng trong các câu sau đây?
A. Hằng số cân bằng tỉ lệ nghịch với nhiệt độ
B. Dùng chất xúc tác có thể làm tăng hằng số cân bằng
C. Khi thay đổi nồng độ các chất sẽ làm thay đổi hằng số cân bằng
D. Khi thay đổi hệ số các chất trong một phản ứng, hằng số cân bằng K thay đổi
Câu 105: Cho cân bằng hoá học:
H2 (k) + I2 (k) ↔ 2HI (k)
Yếu tố nào dưới đây không ảnh hưởng đến cân bằng của hệ?
A. Nồng độ H2
B. Nồng độ I2
C. Áp suất chung
D. Nhiệt độ
Câu 106: Hằng số cân bằng của phản ứng phụ thuộc vào yếu tố nào trong các yếu tố sau?
A. Nồng độ
B. Nhiệt độ
C. áp suất
D. Chất xúc tác
Câu 107: Cho 10 gam đá vôi vào 200 ml dung dịch HCl 2M. Tốc độ phản ứng ban đầu sẽ giảm
nếu:
A. nghiền nhỏ đá vôi trước khi cho vào
B. thêm 100 ml dung dịch HCl 4M
C. tăng nhiệt độ phản ứng
D. cho thêm 500 ml dung dịch HCl 1M vào hệ ban đầu
Câu 108: Xét phản ứng: CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k)
Biết rằng nếu thực hiện phản ứng giữa 1 mol CO và 1 mol H2O thì ở trạng thái cân bằng có 2/3
mol CO2 được sinh ra. Hằng số cân bằng của phản ứng là:
A. 8
B. 6
C. 4
D. 2
Câu 109: Xét phản ứng: CO (k) + H2O (k) ↔ CO2 (k) + H2 (k) (Kcb = 4)
Nếu xuất phát từ 1 mol CO và 3 mol H2O thì số mol CO2 trong hỗn hợp khi phản ứng đạt trạng
thái cân bằng là:
A. 0,5 mol
B. 0,7 mol
C. 0,8 mol
D. 0,9 mol
Câu 110: Nén 2 mol N2 và 8 mol H2 vào bình khí có thể tích 2 lít (chứa sẵn chất xúc tác với thể
tích không đáng kể) và giữ cho nhiệt độ không đổi. Khi phản ứng trong bình đạt tới trạng thái
cân bằng, áp suất các khi trong bình bằng 0,8 lần áp suất lúc đầu (khi mới cho vào bình, chưa
xảy ra phản ứng). Nồng độ của khí NH3 tại thời điểm cân bằng là giá trị nào trong số các giá trị
sau?
A. 1M
B. 2M
C. 3M
D. 4M
Download