Ting da phng Qung Binh

advertisement
MỘT VÀI ĐẶC ĐIỂM CỦA TIẾNG ĐỊA PHƯƠNG QUẢNG BÌNH
Phạm Thị Thuý Hồng*
TÓM TẮT
Tiếng địa phương Quảng Bình thuộc vùng phương ngữ Bình Trị Thiên của phương ngữ
Trung nên ngoài những đặc điểm chung của nhóm phương ngữ lớn này nó còn có những nét đặc
trưng riêng. Người Quảng Bình có giọng nói riêng. Giọng Quảng Bình đã được các nhà ngôn
ngữ học trong và ngoài nước quan tâm đến bên cạnh giọng Bắc, giọng Nam, giọng Huế … Người
Quảng Bình nói giọng Quảng tức là có cách phát âm riêng biệt nhưng cũng nghe và hiểu được
tất cả những cách phát âm của phương ngữ khác. Trong sự đối sánh với ngôn ngữ toàn dân và
các phương ngữ khác, phương ngữ Quảng Bình có sự khác biệt nhất định về ngữ âm, từ vựng và
đôi chút về ngữ pháp. Chúng tôi đã có một thời gian dài thu thập tiếng địa phương Quảng Bình
trên địa bàn các phường, xã thuộc thành phố Đồng Hới. Sở dĩ chúng tôi chọn tiếng nói của cư
dân Đồng Hới (phường Bắc Lý, Đồng Phú, Hải Ninh, Hải Thành…) vì tiếng Đồng Hới được coi
là đặc trưng, điển hình cho người dân tỉnh Quảng Bình, được dùng trên các phương tiện thông
tin đại chúng và trong giáo dục, các hoạt động hành chính của tỉnh. Bài viết của chúng tôi chủ
yếu tập trung vào phần từ vựng (từ địa phương so sánh với tiếng Việt toàn dân), từ đó có những
nhận xét sơ bộ về sự biến đổi ngữ âm của tiếng Đồng Hới, Quảng Bình so với ngôn ngữ toàn dân
trong quá trình phát triển hiện nay.
1. Dẫn nhập
Tiếng Việt là một ngôn ngữ thống nhất trên toàn lãnh thổ Việt Nam, là một sinh ngữ
đang không ngừng phát triển cùng với sự phát triển của văn hoá, khoa học và kinh tế, xã hội.
Nhưng về mặt biểu hiện, tiếng Việt cũng có những màu sắc địa phương ít nhiều có sự khác biệt.
Sự khác biệt đó thể hiện ở lớp người sử dụng, ở phong cách thể hiện và cả ở khu vực địa lý. Xét
về phương diện khu vực địa lý, tiếng Việt được chia thành 3 vùng phương ngữ lớn: phương ngữ
Bắc, phương ngữ Trung và phương ngữ Nam [1]. Trong mỗi vùng lại có những phương ngữ
(regional dialect), thổ ngữ (subdialect) nhỏ hơn, mang những đặc trưng riêng và góp phần tạo nên
văn hóa độc đáo của mỗi vùng.
Nhằm góp phần vào việc nghiên cứu đầy đủ hơn về tiếng Quảng Bình nói riêng cũng như
tiếng Việt nói chung, đồng thời góp phần vào việc gìn giữ và bảo lưu những đặc trưng riêng của
vùng miền trong bối cảnh cả đất nước hướng tới hội nhập và phát triển bền vững, bài viết sẽ tập
trung vào nghiên cứu tiếng nói của cư dân Đồng Hới, một thổ ngữ thuộc phương ngữ Quảng
Bình.
Quảng Bình có khoảng 80 vạn dân với 3 cộng đồng dân tộc chủ yếu: người Kinh, người
Vân Kiều và người Chứt - trong đó người Kinh chiếm 90% dân số, cư trú ở mọi địa bàn trong
toàn tỉnh [3]. Lịch sử hình thành, quá trình nhập cư, cộng cư cùng với việc giao lưu thương mại
đã làm cho cộng đồng người sử dụng tiếng Việt ở đây không còn thuần nhất. Tuy vậy ở nhiều nơi
cư dân vẫn giữ được tiếng bản địa riêng của mình. Chính những điều này đã tạo nên một tiếng địa
phương Quảng Bình phong phú và giàu bản sắc.
Qua quá trình khảo sát, thu thập tư liệu, chúng tôi thu được bảng từ gồm 1.383 từ địa
phương khác với ngôn ngữ toàn dân (đây chưa phải là con số cuối cùng). Khái niệm “từ địa
phương khác với ngôn ngữ toàn dân” ở đây được hiểu là khác về mặt ngữ âm hoặc từ vựng,
1
chúng tôi sẽ làm rõ hơn trong bài viết của mình. Bằng phương pháp phân tích, so sánh, đối chiếu
với ngôn ngữ phổ thông chúng tôi thu được kết quả như sau:
2. Đă ̣c điể m từ vưṇ g (lexicon)
Từ vựng trong phương ngữ Quảng Bình nói chung, thổ ngữ Đồng Hới nói riêng trong so
sánh với ngôn ngữ toàn dân có thể chia thành ba loại như sau:
2.1. Một bộ phận từ vựng được người Đồng Hới sử dụng không có sự khác biệt với ngôn ngữ
toàn dân, tuy nhiên khi phát âm thì họ có những cách phát âm riêng biệt.
2.2. Một bộ phận từ vựng của thổ ngữ Đồng Hới có sự khác biệt với từ vựng toàn dân. Bảng
thống kê của chúng tôi bao gồm 1.383 từ, trong đó có thể chia ra làm mấy loại như sau:
2.2.1. Từ có sự khác biệt hoàn toàn về mặt ý nghĩa. Những từ thuộc loại này có vỏ âm
thanh giống với từ/ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân nhưng nó mang một ý nghĩa khác
hoàn toàn. Cũng có thể gọi đây là hiện tượng đồng âm khác nghĩa.
Ví dụ:
Từ / ngữ
Ruốc
Hòm
Ghen
Bổ
Ốm
đau
Ý nghĩa trong ngôn ngữ toàn dân
Một loại thức ăn khô làm từ thịt, cá
Đồ dùng bằng gỗ hay sắt hình vuông
hay chữ nhật để đựng quần áo...
Một trạng thái tâm lý khi yêu
Thao tác cắt trái cây làm nhiều phần
(động từ)
Trạng thái cơ thể bị bệnh.
Ý nghĩa trong thổ ngữ Đồng Hới
Mắm tôm
Quan tài để chôn người chết
Gỉ mắt, ghét bẩn ở mắt
Ngã
= gầy, cơ thể ở trạng thái không to,
không mập như bình thường.
= ốm, trạng thái cơ thể bị bệnh.
Cảm giác khó chịu ở bộ phận bị tổn
thương nào đó của cơ thể.
2.2.2. Từ có sự khác biệt về ngữ âm: Kiểu từ này lại được chia thành hai loại:
- Từ có hình thức ngữ âm hoàn toàn khác với từ /ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Ví dụ:
Ngôn ngữ toàn dân
Tiếng Đồng Hới
Ngôn ngữ toàn dân
Tiếng Đồng Hới
húc
bạng
càu nhàu
càm ràm
ba láp
bậy bạ
đùa giỡn
chợn
bừa bộn
bây beng
trêu
chọc
túi áo
bâu
thấy
chộ
phanh ra
béc
ốm
đau
vá
díp
tạnh (mưa)
dợ
rủ
kè
gỉ
treéc
chạn
tra
khỏe
bạo
gàu múc nước
đài
khay
cơi
gáy
oóc
giã
đâm
(gạo) tẻ
(gạo) lòn
dứa
thơm
cù
choọc léc
gần/ sát
kề
ngã
bổ
bát
đọi
2
gánh
khiêng
sợ
que/ thanh
còn gì
nhặt/ lượm
nôn
vẫy
bẩn
đầu gối
sái
keo kiệt
sương
rinh
lện
lẻ
lưa chi
mót
mửa
ngoắt
nhớp
trôốc cúi
trặc
kiếc rằng/ kiệc sắc
gầy
gối (đầu)
nón (rách)
ngập
tối mờ
mảnh sành
(mưa) phùn
im
lồng
nổi
che
quanh
ốm
kê (trôốc)
lịp (cời)
lút
lu
mẻ trèng
(mưa) bui bui
nín
rọ
thấu
thưng
triêng gioóng
g¸nh
rách nát
tướp
chỉ bảo
vẹ
luống
vôồng
quét
xuốc
ngứa
xót
xa
ngái
(cá) quả
(cá) tràu
một chút/ ít
xí
núi
rú
(cây) xoan
(cây) sầu đâu
sưng
cảy
vú
bụ
trên
côi
ngọn
đọt
khiếp
tởn
già
tra
xấu hổ
ôốc dôộc
bôi
trây
nhọ nồi
lọ nghẹ
sân
cươi/ cơi
sợ
lện
giã (gạo)
đâm (gạo)
mở hàng
mì xưa
giấu
giú
xấu hổ
dị
tào lao
bá vơ
khẽ
sè sẹ
đú đởn
rượng
- Từ có hình thức ngữ âm khác một bộ phận nào đó (thanh điệu, âm đầu, phần vần) với
các từ/ ngữ tương ứng trong ngôn ngữ toàn dân.
Ví dụ:
Từ ngữ toàn dân
nước
mợ
trâu
bòn mót
gọt
già
phanh phui
giường
Thổ ngữ Đồng Hới
nác
mự
tru
boòng moot
khót
tra
pheng phui
chờng
-
3. Đặc điểm ngữ âm (phonetic)
3.1. Thanh điệu:
Qua quá triǹ h tiế p xúc với cư dân ở mô ̣t số điạ bàn của thành phố Đồng Hới, chúng tôi
nhâ ̣n thấ y rằ ng, đa ̣i bô ̣ phâ ̣n người Đồng Hới nói riêng, người Quảng Bình nói chung, trong khi
3
nói chỉ có 5 thanh: không, huyền, sắc, nặng, hỏi. Người Quảng Bình dường như không phân biê ̣t
đươ ̣c thanh hỏi với thanh nga.̃ Điề u này thể hiê ̣n rấ t rõ, kể cả đố i với lớp trẻ hiê ̣n nay. Và điề u
quan tro ̣ng hơn cả là nó chi phố i ma ̣nh mẽ tới mức thể hiê ̣n ngay cả trên chữ viế t (chiń h tả =
orthography). Trên bình diê ̣n chính tả, để phân biê ̣t dấ u hỏi hay ngã quả là mô ̣t điề u hế t sức khó
khăn đố i với ho ̣. Tuy nhiên không phải tất cả các khu vực trên địa bàn Đồng Hới đều có cách
phát âm thống nhất như vậy, mà ở một số xã thanh ngã không nhập vào với thanh hỏi mà thanh
ngã được phát âm như thanh nặng. Riêng ở làng Diêm Điền - phường Đức Ninh Đông - thị xã
Đồng Hới chỉ thấy xuất hiện 4 thanh điệu (thanh ngã và thanh hỏi trùng với thanh nặng). Ví dụ:
kẻ trộm -> kẹ trộm, gãy tay -> gạy tay, kẻng -> kẹng….. cách phát âm này rất giống với một số
khu vực ở Nghệ An, Hà Tĩnh.
Có thể khái quát hiện tượng này như sau:
A
B
/
s¾c (
s¾c ( / ngã (~)
không
ngã (~)
không
)
)
?
\
\
nÆng
hái (
nÆng
hái ( ?
huyền(
huyền(
(.)
)
(.)
)
)
)
Vd: Eng ăn sửa chua khôông?
Vd: Hôm qua hắn ngạ gạy tay.
(Anh ăn sữa chua không?)
(Hôm qua nó ngã gãy tay)
Ngoài hai trường hợp trên, một số xã, phường ở Đồng Hới có một cách phát âm đặc biệt
khác, đó là thanh nặng (.) được phát âm gần với thanh hỏi ( ? ).
Ví dụ: Mấy bửa ni eng có bẩng lắm không? (Mấy hôm nay anh có bận không?)
C
s¾c ( / ngã (~)
không
)
\
nÆng
hái
huyền(
(.)
( ?)
)
Như vậy, khu vực Đồng Hới tồn tại 3 biến thể khi phát âm thanh hỏi, ngã, nặng:
A- thanh ngã trùng với thanh hỏi;
B- thanh ngã, thanh hỏi trùng với thanh nặng;
C- thanh nặng, thanh ngã trùng với thanh hỏi.
3.2. Âm đầu.
Có rất nhiều phụ âm đầu của tiếng phổ thông được người Đồng Hới (hầu hết cư dân ở các
phường Bắc Lý, Nam Lý, Đồng Phú, Hải Thành…) phát âm thành một phụ âm khác một cách có
hệ thống. Chẳng hạn:
- nh -> d, gi
nhà -> già
nhờ cậy -> giờ cậy
nhiều ít -> diều ít
nhòm ngó -> dòm ngó
- nh -> l
hoa nhài -> hoa lài
nhạt -> lạt
nhanh -> lanh
4
- s -> th
ngôi sao -> ngôi thao
củ sắn -> củ thắn
- x -> th
xếp giấy -> thếp giấy
cái xuổng -> cái thuổng
- v -> b
vui vẻ -> bui bẻ
vá -> bá
vo -> bo
véo -> bẹo
vừa -> bừa
- v -> ph
vỗ tay -> phổ tay
ăn vụng -> ăn phúng
- b -> ph
(nói) bịa -> (nói) phịa
bỏng -> phỏng
- d -> đ
con dam -> con đam
dưới -> đưới
- d -> th
dỗ (dỗ dành) -> thổ
dấu -> thu
- d -> r
dở hơi -> rở hơi
- g -> kh/c
gãi -> khải
gỡ -> khở
gõ -> khỏ
- gi -> tr
giun -> trùn
ở giữa -> ở trữa
già giặn -> tra trắn
đầu gối -> trôốc cún
- gi -> ch
giường -> chờng
bây giờ -> bây chừ
- c -> n
cạo -> nạo
Cách phát âm này thường gặp ở các tầng lớp lao động chân tay, những người buôn bán,
nông dân... Tầng lớp trí thức có cách phát âm khác đôi chút, một số âm được phát âm như ngôn
ngữ toàn dân.
3.3. Phần vần:
5
Giống như âm đầu, phần vần trong tiếng Đồng Hới cũng có rất nhiều điểm khác biệt so
với ngôn ngữ toàn dân:
- ach -> ăt
khách khứa -> khắt khứa
- ưi-> ơi
gửi -> gởi
- ôi -> ui
chổi -> chủi
tôi -> tui
- ôn -> un
hôn -> hun
khôn -> khun
- ai -> ây
trái -> trấy
con gái -> con gấy / con cấy
- anh - eng
tanh -> teng
ganh tị -> gheng tị
- ênh -> êng
bênh vực -> bêng vực
kềnh -> kềng
- ach -> ec
đỏ quạch -> đỏ quẹc
mách -> méc
- et -> ec
ghét -> ghéc
- ưng -> âng
bưng mâm -> bâng mâm
- âu -> u
trâu -> tru
bầu -> bù
trấu - trú
sâu -> su
Một số vần có nguyên âm đôi được người Đồng Hới phát âm thành nguyên âm đơn. Ví dụ:
- iê -> e
miếng -> méng
miệng -> mẹng
- ươ -> a
lửa -> lả
nước -> nác
mượn -> mạn
nướng -> náng
đường -> đàng
- uô -> o/ oo
lúa -> ló
nuốt -> nót
6
luồn -> lòn
muối -> mói
ruộng -> roọng
Nguyên âm đơn o được người Đồng Hới phát âm thành kéo dài thành nguyên âm đôi oo
- o -> oo
con ong -> (coong) oong
bòn mót -> boòng moóc
gọng -> goọng
Ngoài những đă ̣c trưng cơ bản trên, chúng tôi còn nhâ ̣n thấ y rằ ng một số âm cuối cũng
được người Đồng Hới phát âm khác với ngôn ngữ toàn dân, đồng thời cũng khác với các khu vực
khác ở Quảng Bình. Cách phát âm anỳ gần với cách phát âm của người Huế. Chẳng hạn:
- n -> ng
gan góc -> gang góc
gán ghép -> gáng ghép
gắn bó -> gắng bó
- t -> c
ghen ghét -> gheng ghéc
Qua quá trình tìm hiể u, chúng tôi thấ y có một hiện tượng là trong tiế ng Đồng Hới hiê ̣n
nay, ở mô ̣t số xã, phường có một số cá nhân (chủ yế u tâ ̣p trung ở lớp người lớn tuổ i) không trực
tiế p chiụ nhiề u ảnh hưởng của sự thay đổi của xã hội, của sự thay đổi), còn tồ n ta ̣i hiê ̣n tươ ̣ng
phát âm còn giữ lại âm cuối /-n/ mà ở nhiều nơi khác đã thành âm tiết mở.
chỉ -> chỉn
rui mè -> rui mèn
rễ -> rẹn
4. Đặc điểm ngữ pháp (grammar)
Bên cạnh những nét khác biệt về ngữ âm và từ vựng vừa nêu trên, tiếng Đồng Hới cũng
có một số điểm khác biệt với tiếng phổ thông về mặt ngữ pháp.
4.1. Hệ thống đại từ chỉ trỏ và nghi vấn
Tiếng phổ thông
Tiếng Đồng Hới
này
ni
thế này
ri/mầng ri
ấy
nớ
thế (ấy)
rứa
kia
tê
kìa
tề
đâu, nào
mô
sao, thế nào
răng
gì
chi
gì thế
chi hè
gì bây giờ
chi giừ
phía kia
đàng tê
4.2. Hệ thống đại từ xưng hô
Tiếng phổ thông
Phương ngữ Quảng Bình
tôi
tui
tao
tau
chúng tôi
boọng tui
chúng tao
boọng choa
7
mày
chúng mày
nó
chúng nó
ông ấy
bà ấy
cô ấy
chị ấy
anh ấy
mi
bây, boọng bây
hắng
boọng hắng
ôông nớ
mệ nớ
o nớ
ả nớ
eng nớ
4.3. Hệ thống trạng từ chỉ thời gian
Tiếng phổ thông
Phương ngữ Quảng Bình
hôm nay
bựa ni
bây giờ
bây chừ/chừ
ngay trước, lúc trước
khi tê
lúc
khi/hồi
lâu nay
lâu ni
lúc nãy
khi nạy
lúc đó
khi nớ
4.4. Không chỉ khác về từ vựng, ngữ âm, ngữ pháp, người Đồng Hới còn có cách nói khác với
người miền Bắc. Người Đồng Hới có thói quen nói châ ̣m, và có xu hướng kéo dài về cuố i câu,
nhấ t là những câu có biể u lô ̣ sắ c thái tình cảm. Một điểm đáng lưu ý trong phương ngữ Quảng
Bình là khi kết thúc một câu nghi vấn hay một câu cảm thán thì thường thêm ngữ khí từ như: hè,
nới, mà, tề…
Ví dụ:
- Mầng chi mà mầng rứa hè?/ sao lại làm vậy nhỉ?
- Mi đi mô nới?/ mày đi đâu (vậy)?
- Eng mầng chi nới?/ anh làm gì?
- Mi tề! / Xem mày kìa!
- Ăn cơm chưa rứa tề? / Ăn cơm chưa vậy?
- Nói rứa mà cũng nghe được tề! / Nói thế mà cũng nghe được!
Thậm chí có những câu người Đồng Hới lại kết hợp vài ngữ khí từ lại với nhau thành
một chuỗi: chi mô rứa hè, nói chi mà hay rứa (Sao lại nói vậy nhỉ?)…. Hiện tượng này được sử
dụng phổ biến trong các phát ngôn. Cách thức thêm các từ này làm cho các phát ngôn mềm mại,
uyển chuyển hơn.
5. Kết luận
Trên đây chỉ là kết quả khảo sát ban đầu của chúng tôi. Trên thực tế, có thể nói tiếng
Đồng Hới còn có rất nhiều điểm thú vị khác nữa. Nó vừa mang những nét chung của phương ngữ
Trung, vùng phương ngữ Bình Trị Thiên (cũ) lại vừa có những đặc điểm riêng của mình do nhiều
yếu tố địa lý, lịch sử phát triển, văn hóa ... mang lại. Mặt khác phương ngữ Quảng Bình cũng như
nhiều vùng phương ngữ khác hiện nay đang phát triển theo xu hướng gần với ngôn ngữ phổ
thông hơn. Vì vậy nghiên cứu sâu hơn về phương ngữ Quảng Bình, tìm ra những yếu tố bản địa
và quá trình phát triển của nó để hiểu hơn về lịch sử phát triển của Tiếng Việt nói chung cũng
như những nét văn hóa độc đáo của một vùng dân cư là rất cần thiết.
Tài liệu tham khảo
8
1. Hoàng Thị Châu, 1989, Tiếng Việt trên các miền đất nước: Phương ngữ học. Hà Nội: Khoa
học xã hội.
2. Nguyễn Nhã Bản, 2000, Từ điển phương ngữ – một dạng thức đối chiếu đặc biệt, TC Ngôn
ngữ, số 5-2000, tr. 30-35.
3. Trần Quốc Lợi, 2008, “Quy mô và cơ cấu dân số tỉnh Quảng Bình sau 17 năm trở về tỉnh cũ”,
Viện thống kê Việt Nam.
4. Hoàng Phê (chủ biên),1998, Từ điển tiếng Việt, Nhà xuất bản Khoa học xã hội.
5. Lê Đình Phúc, 1997, Tiền sử Quảng Bình, Nhà xuất bản KHXH.
6. Nguyễn Quý Trọng, 1981, Dùng từ ngữ địa phương trong mối quan hệ với chuẩn từ vựng toàn
dân; trong Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, T.2, nhiều tác giả, Hà Nội, NXB
Khoa học Xã hội, tr. 321-324.
7. Đoàn Thiện Thuật, 1977, Ngữ âm tiếng Việt, NXB Đại học và trung học chuyên nghiệp, Hà
Nội.
8. Võ Xuân Trang, 1981, Tiếng địa phương với vấn đề chuẩn hoá tiếng Việt về mặt từ ngữ; trong
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt về mặt từ ngữ, T.2, nhiều tác giả, Hà Nội, NXB Khoa học
Xã hội, tr. 359-363.
Địa chỉ liên lạc:
TS. Phạm Thị Thuý Hồng
Giảng viên khoa Ngôn Ngữ học, Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn,
Đại học Quốc Gia Hà Nội.
Email: thuyhongling@yahoo.com
Điện thoại: 094.234.1971
9
Download