CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU 1.1. Thông tin chung về Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu được thành lập năm 1981 với 100% vốn cổ đông, theo giấy phép kinh doanh do Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu cấp đầu ngày 20 tháng 8 năm 2004, đăng ký thay đổi lần thứ 11 ngày 21 tháng 9 năm 2016. Tên doanh nghiệp phát hành: CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XUẤT NHẬP KHẨU THỦY SẢN TỈNH BÀ RỊA – VŨNG TÀU. Tên giao dịch: BA RIA VUNG TAU SEAFOOD PROCESSING AND IMPORT – EXPORT JOINT STOCK COMPANY. Tên viết tắt: BASEAFOOD. Mã số doanh nghiệp/Mã số thuế: 3500666675. Chứng nhận: HALAL, HACCP, ISO 9001:2008. Logo: Vốn điều lệ: 48.000.000.000 đồng. Người đại diện: Trần Văn Dũng. Trụ sở chính: 02 Trưng Trắc, phường 1, Thành phố Vũng Tàu, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, Việt Nam. Điện thoại: (064)3837313 Fax: (064)3837313 Email: baseafoodvn@vnn.vn Website: www.baseafood.vn 1.2. Quá trình hình thành và phát triển Là một doanh nghiệp cổ phần có quy mô lớn được thành lập từ năm 1981. Sau hơn 35 năm xây dựng và phát triển, hiện Công ty có đội ngũ cán bộ quản lý có kinh nghiệm và trình độ chuyên sâu về Chế biến thủy sản, có đội ngũ công nhân lành nghề với trên 1.000 người. Ngoài ra Công ty đã trang bị hệ thống máy móc thiết bị hiện đại có thể chế biến các mặt hàng xuất khẩu có chất lượng cao để có thể đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính nhất. Công ty có nhiều xí nghiệp sản xuất đạt tiêu chuẩn Châu Âu DL 34, DL 20, giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn xuất vào các nước hồi giáo HALAL, tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm Việt Nam HACCP, chứng chỉ ISO 9001: 2008. Sản lượng thành phẩm xuất khẩu hàng năm đạt 9.000 tấn, trong đó 90% xuất khẩu, 10% tiêu thụ nội địa. Các mặt hàng xuất khẩu của Công ty gồm hàng đông các loại như: Tôm, Cá các loại, surimi các loại, Ghẹ, Bạch tuộc, mực nang, mực ống… nguyên con, phi lê, thành phẩm đóng gói nhỏ phục vụ cho các siêu thị. Hàng khô gồm: các loại Cá, Mực… tẩm gia vị và nướng ăn liền…Kim ngạch xuất khẩu hàng năm đạt từ 30 đến 40 triệu USD. Hiện nay, có trên 40 khách hàng các nước thường xuyên quan hệ mua bán với Công ty. Thị trường lớn nhất là các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Ukraina, Belarus, Tây Ban Nha, Mỹ, Đức và một số nước thuộc Trung Đông. Mục tiêu kinh doanh của Công ty là luôn chú trọng nâng cao chất lượng sản phẩm. Đầu tư nâng cấp các nhà xưởng, đào tạo đội ngũ công nhân lành nghề, có kinh nghiệm trong sản xuất và coi trọng những yêu cầu về mẫu mã và chất lượng sản phẩm của khách hàng. Công ty luôn giữ uy tín thương hiệu BASEAFOOD trên thị trường Quốc tế. 1.3. Sản phẩm và ngành nghề kinh doanh của công ty Hoạt động chủ yếu ban đầu của công ty là nuôi trồng, thu mua, chế biến, kinh doanh hàng nông – lâm – thủy sản. Đây cũng chính là phương diện hoạt động chính của công ty. Dần dần công ty mở rộng kinh doanh nhiều mặt hàng trong nước đang có nhu cầu như cây, con giống; xe chuyên dụng; máy móc, thiết bị, phụ tùng, động cơ; hóa chất; vật liệu xây dựng, gỗ; bao bì; dịch vụ ăn uống… Bên cạnh đó, công ty còn tổ chức hoạt động các ngành nghề khác như mua, bán các loại thực phẩm và đồ uống có cồn; vận tải hành khách bằng xe ô tô; vận tải hàng hóa bằng xe thùng, xe bảo ôn chở thịt, thực phẩm; cho thuê kho, bãi; sản xuất và mua bán nước đá ướp lạnh…. 1.4. Cơ cấu tổ chức quản lý của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Cơ cấ u tổ chức bô ̣ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu thực hiê ̣n theo cơ cấ u trực tuyế n – chức năng nhằ m tránh tin ̀ h tra ̣ng cồ ng kề nh quá tải trong bô ̣ máy quản lý và có sự phân công phù hơ ̣p cho các bô ̣ phâ ̣n. Điề u này giúp cho các bô ̣ phâ ̣n trong tổ chức có thể phố i hơ ̣p với nhau mô ̣t cách chă ̣t chẽ đảm bảo tiế n đô ̣ công viê ̣c và tình hình phát triể n chung của công ty. Ngoài ra viê ̣c xây dựng cơ cấ u tổ chức theo kiể u chức năng còn giúp thông tin chỉ huy từ cấ p trên và thông tin phản hồ i từ cấ p dưới đươ ̣c vâ ̣n hành nhanh chóng, hiê ̣u quả, chính xác. Để nắ m rõ hơn về cơ cấ u tổ chức bô ̣ máy quản lý của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đươ ̣c thể hiê ̣n qua sơ đồ sau: Sơ đồ 1 1 Sơ đồ bộ máy tổ chức của công ty Chức năng và nhiêm ̣ vu ̣ của các phòng ban Hội đồng quản trị Hội đồng quản trị là cơ quan quản trị của Công ty, có toàn quyền nhân danh Công ty để quyết định các vấn đề liên quan đến mục đích, quyền lợi của Công ty, trừ những vấn đề thuộc thẩm quyền của Đại hội đồng cổ đông. Hội đồng quản trị thường xuyên giám sát hoạt động kinh doanh, hoạt động kiểm soát nội bộ và hoạt động quản lý rủi ro của Công ty. Hội đồng quản trị của Công ty dự gồm 05 người do Đại hội đồng cổ đông bầu ra. Giám đốc Giám đốc là người thực hiện các chức năng quản trị, chỉ đạo điều hành mọi hoạt động của công ty theo đúng quy định của pháp luật. Giám đốc làm việc theo nguyên tắc cùng bàn bạc thống nhất với các trợ lý giám đốc, các trưởng phòng, để đề ra những chiến lược kinh doanh và định hướng phát triển trong tương lai của công ty. Trợ lý giám đốc Hỗ trợ giám đốc thực hiện các công việc mang tính chuyên môn. Phòng kinh doanh Thực hiện xây dựng chiến lược, kế hoạch ngân sách hàng năm, kế hoạch công việc của Phòng từng tháng để trình Tổng giám đốc phê duyệt. Tổ chức bộ máy nhân sự, phân công công việc trong Phòng để hoàn thành ngân sách năm, kế hoach công việc của phòng/ban đã được phê duyệt từng thời kỳ. Thực hiện các báo cáo nội bộ theo Quy định của Công ty và các báo cáo khác theo yêu cầu của Ban điều hành. Xây dựng các quy trình, quy định nghiệp vụ thuộc lĩnh vực của Phòng; đánh giá hiệu quả các quy trình, quy định này trong thực tế để liên tục cải tiến, giúp nâng cao hoạt động của Công ty. Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Ban điều hành phân công. Phòng tài chính - kế toán Kiểm soát các họat động hạch toán kế toán, quản trị tài sản, quản lý kho nguyên vật liệu và thành phẩm, tham mưu giá bán sản phẩm cho Ban Giám đốc, kiểm soát dòng tiền, xem xét và đề xuất các dự án đầu tư cũng như các phương án huy động vốn, lập báo cáo tài chính… Phòng logistic xuất nhập khẩu Thực hiện công tác đối ngoại, tìm kiếm thị trường, tìm kiếm khách hàng, tìm kiếm nhà cung cấp trong nước. Tính toán đầy đủ, chính xác giá cả các mặt hàng, các khoản chi phí: gửi mẫu, công tác, đóng gói bao bì, vận chuyển, cước tàu, phí giao nhận, bảo hiểm…Báo giá cho khách hàng theo giá FOB, CNF, CIF. Hoàn thành các chứng từ xuất khẩu cần thiết: lập tờ khai xuất khẩu, C/O, P/L, Commercial Invoice…để việc nhận tiền thanh toán được nhanh chóng. Phối hợp với bộ phận kế toán để tính toán mặt hàng cần xuất nhập khẩu với khối lượng, trị giá hợp đồng, xuất nhập khẩu theo phương thức nào, phương thức thanh toán, giá nhập khẩu: FOB, CIF. Phối hợp với bộ phận giao nhận để xem, lựa chọn mã số code hàng hóa, mã thuế nhập khẩu, thuế suất VAT nhập khẩu; tính toán các loại thuế nhập khẩu và hoàn tất các thủ tục nhập khẩu cần thiết: hợp đồng, L/C, C/O, P/L, B/L, Commercial Invoice. Các xí nghiệp trực thuộc Chịu trách nhiệm sản xuất thành phẩm. Quản lý kho vật tư, tổ chức thực hiện và theo dõi quá trình sản xuất, kiểm tra chất lượng sản phẩm. Báo cáo cho công ty biết kết quả kinh doanh của cửa hàng mỗi tháng.. 1.5. Các nguồn lực của Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu 1.5.1. Nguồn nhân lực Nhân sự là một yếu tố rất quan trọng trong bất cứ hoạt động nào nhất là đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, bởi máy móc, nguyên vật liệu, tài chính sẽ trở nên vô dụng nếu không có bàn tay và trí tuệ người lao động. Do đặc thù của công việc nên tỷ lệ lao động nữ cao là một yếu tố tạo nên lợi thế cạnh tranh cho Công ty bởi lao động nữ luôn tỏ rõ ưu thế hơn nam giới trong những công việc đòi hỏi sự cần cù, khéo léo và tỉ mỉ như công việc trong ngành. Tổng số lao động hiện có là 1498 người theo cơ cấu sau: Bảng 1. 1 Cơ cấu người lao động tại Công ty (tính đến ngày 31/12/2017) Tính chất phân loại STT Số lượng Tỷ lệ 1.498 100% A Theo trình độ 1 Đại học 54 3,60% 2 Cao đẳng 37 2,50% 3 Lao động phổ thông 1.407 93,90% B Theo bộ phận 1.498 100% 1 Lao động gián tiếp (bộ phận hành chính) 118 7,87% 2 Lao động trực tiếp 1.380 92,13% Đối với người lao động Công ty luôn tạo điều kiện và môi trường thuận lợi nhất cho người lao động có việc làm ổn định, có thu nhập cao, được đào tạo nâng cao trình độ nhằm phục vụ tốt công ty. Công ty cố gắng thiết lập môi trường làm việc tốt nhất tạo mọi điều kiện phát huy sức mạnh tập thể trên cơ sở kết hợp sức mạnh của tất cả cán bộ và công nhân viên trong Công ty 1.5.2. Nguồn lực tài chính Một doanh nghiệp muốn thành lập Công ty thì yếu tố đầu tiên mà doanh nghiệp cần phải có đó là nguồn lực tài chính. Do vậy nguồn lực tài chính là điều kiện tiên quyết cho bất kì một doanh nghiệp nàp, vốn chính là tiền đề vật chất để thành lập Công ty, để Công ty có thể tồn tại và phát triển. Thiếu vốn hoặc không có vốn sẽ là chiếc gọng kìm chặn mọi đường tiến, khiến cho doanh nghiệp rơi vào vòng luẩn quẩn của cái cũ, cái nghèo nàn. Trong công cuộc cạnh tranh gay gắt và khốc liệt của nền kinh tế thị trường vốn đóng một vai trò rất quan trọng trong mỗi bước tiến của doanh nghiệp. Công Ty Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu với vốn điều lệ là 48 tỷ đồng, số vốn này được chia thành 800.000 cổ phần, với mệnh giá giá là 60,000 đồng mỗi cổ phiếu. Vốn điều lệ của Công ty sẽ được điều chỉnh theo sát tình hình từng thời kỳ để đảm bảo cho các cổ đông và đáp ứng yêu cầu kinh doanh của Công ty 1.5.3. Cơ sở vật chất Tính đến thời điểm ngày 31 tháng 12 năm 2017, Công ty có tổng tài sản cố định là 47,797 triệu đồng. Trong đó tài sản cố định hữu hình là 45,950 triệu đồng bao gồm máy móc thiết bị là các máy móc tại các phòng ban như máy tính, máy fax, máy photo,… hay các dây chuyền sản xuất tại phân xưởng may, phân xưởng gò ráp, nhà cửa, vật kiến trúc, … và 1,847 triệu đồng là tài sản cố định vô hình. Các chỉ tiêu cơ bản trong năm 2017: Trích khấu hao TSCĐ:Tài sản cốđịnh được khấu hao theo phương pháp đường thẳng dựa trênthời gian hữu dụng ước tính của tài sản. Thời gian khấu hao phù hợp với Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/04/2013 của Bộ Tài chính. Cụthểnhư sau: Loại tài sản Thời gian khấu hao (năm) Nhà cửa, vật kiến trúc 05 –30 Máy móc, thiết bị 05 –10 Phương tiện vận tải 06–08 Thiết bịdụng cụquản lý 05–07 Nguồn: Báo cáo tài chính kiểm toán năm 2017 Tình hình thanh toán các khoản nợ đến hạn:Công ty luôn thanh toán đầy đủvà đúng hạn các khoản nợvà hiện nay không có nợ quá hạn trên 1 năm. Các khoản phải nộp theo luật định: Công ty luôn tuân thủvà thực hiện đúng các khoản nộp thuế giá trịgia tăng, thuếthu nhập doanh nghiệp và các khoản phải nộp nhà nước theo quy định hiện hành. 1.6. Định hướng phát triển của Cổ Phần Chế Biến Xuất Nhập Khẩu Thủy Sản Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu Chiến lược phát triển dài hạn của Baseafood là tiếp tục phát triển toàn diện, bền vững, trở thành công ty sản xuất mặt hàng thủy sản lớn; có năng suất, chất lượng, hiệu quả để tiếp tục củng cố và nâng cao thương hiệu; có khả năng cạnh tranh cao, hội nhập vững chắc vào nền kinh tế quốc tế; đồng thời góp phần nâng cao thu nhập và mức sống của nông, ngư, công nhân. Bảo vệ môi trường sinh thái và góp phần bảo vệ quốc phòng, an ninh trên các vùng biển, đảo của tổ quốc. Trở thành công ty chế biến, xuất khẩu thủy sản hàng đầu tại thị trường Việt Nam cũng như khu vực ASEAN, duy trì vị thế dẫn đầu ngành của Việt Nam, góp phần đưa nông sản Việt Nam vươn ra thế giới. Mang “cơ hội lợi nhuận” đến cho nhiều nhà nhập khẩu, bán và phân phối các mặt hàng thủy sản trên thế giới, cũng như các đại lý và hệ thống liên kết phân phối tại Việt Nam. Luôn gia tăng sự thỏa mãn của khách hàng theo các tiêu chí đã đề ra: giá cả cạnh tranh, giao hàng đúng hẹn, chất lượng đúng thỏa thuận, luôn cải tiến - sáng tạo và phục vụ tốt nhất. Tạo ra và nuôi dưỡng một văn hóa Baseafood, một môi trường làm việc thật khoẻ khoắn, sáng tạo, tôn trọng và vui vẻ, mà trong đó công lao của cán bộ công nhân viên luôn được đền đáp công bằng, và cán bộ công nhân viên cũng được khuyến khích luôn tôn trọng khách hàng cũng như chất lượng sản phẩm của Công ty. Thường xuyên mang đến cho những cán bộ công nhân viên có năng lực, nhiệt tình, thâm niên những cơ hội trở thành người chủ thật sự của Baseafood thông qua các chương trình ESOP. Luôn chú trọng công tác đào tạo- huấn luyện để giúp cán bộ công nhân viên có đủ tự tin và năng lực làm việc có hiệu suất cao hơn, đảm trách những vị trí quan trọng hơn. Tối đa hóa lợi nhuận cho cổ đông nhưng luôn có trách nhiệm với cộng đồng xã hội, và luôn nỗ lực đền đáp xứng đáng cho những nhà đầu tư dài hạn của Baseafood. Bảo vệ môi trường sinh thái tại Việt Nam, góp phần bảo vệ môi trường sinh thái trên toàn thế giới, để Baseafood nói riêng và ngành chế biến thủy sản nói chung có thể phát triển bền vững. Giữ vững uy tín trên các thị trường truyền thông, mở rộng và nhắm đến các thị trường tiềm năng như Nhật Bản, EU, Mỹ. Với những sản phẩm đạt chất lượng cao, tiêu chuẩn vệ sinh, giá cả hợp lý, trên cơ sở nỗ lực của toàn công ty và năng suất tiết kiệm; tổ chức sản xuất và quản lý khoa học nhằm đạt hiệu quả cao Công ty từng bước đổi mới kỹ thuật tiên tiến, áp dụng khoa học kỹ thuật một cách đồng bộ, phấn đấu chuyển dịch cơ cấu sản phẩm chế biến theo hướng giảm mạnh xuất khẩu cơ chế tăng tỷ trọng sản phẩm tinh chế giá trị cao, từ đó đưa ra phương hướng phát triển cụ thể: Tăng kim ngạch xuất khẩu các mặt hàng, giảm uy thác xuất khẩu, Tăng thu nhập cho người lao động CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG XUẤT KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN CHẾ BIẾN XNK THỦY SẢN BÀ RỊA - VŨNG TÀU 2.1. Thực trạng xuất khẩu mực đông lạnh tại Công ty Cổ phần Chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) giai đoạn 2015 – 2017 2.1.1. Kim ngạch xuất khẩu của Công ty Kim ngạch xuất khẩu công ty qua các năm được thể hiện theo bảng 2.1 dưới đây được trích từ báo cáo kết quả sản xuất kinh doanh 2015-2017, nhìn chung kim ngạch xuất khẩu tăng đáng kể năm 2016 và có phần sụt giảm năm 2017 trước tình hình khó khăn chung của thế giới. Bảng 2. 1 Sản lượng và Kim ngạch xuất khẩu của công ty năm 2015 – 2017 Năm Chỉ tiêu 2015 Sản lượng XK (tấn) 2016 2017 Chênh lệch Chênh lệch 2016/2017 2017/2017 Tuyệt đối Tương đối (%) Tuyệt đối Tương đối (%) 85439 82570 84179 (2869) -3,36 1609 1,95 174.072 231.798 208.419 57.726 33,16 (23.379) -10,09 Giá trị (1.000 USD) (Nguồn: Phòng Tài chính của công ty) Qua bảng 2.1 ta thấy: Sản lượng xuất khẩu: Giảm dần qua các năm. Cụ thể năm 2016 giảm 3,35% so với năm 2015, năm 2017 tăng nhẹ 2% so với năm 2016. Nguyên nhân do: Ảnh hưởng của thị trường tiêu thụ đầu ra. Năm 2015, 2016 tiế p tu ̣c khó khăn đố i với mô ̣t số thị trường đố i tác nhập khẩ u thủy sản lớn của Việt Nam như: – Mỹ đố i mă ̣t với khủng hoảng tài chính, tín du ̣ng. – EU khó khăn từ suy thoái kinh tế và nơ ̣ công. – Sự mất giá của đồng Euro so với đồng Đô la Mỹ, làm giảm kim ngạch xuất khẩu vào EU, một thị trường xuất khẩu quan trọng của Việt Nam Do khó khăn kinh tế tác động mạnh đến nhu cầu tiêu thụ thủy sản của người tiêu dùng làm cho sản lượng nhập khẩu vào các thị trường này giảm. Giá trị xuất khẩu: Trái với sự giảm của sản lượng, giá trị XK năm 2016 không giảm tương ứng mà tăng 33,16 %, tương ứng tăng 57726 triệu USD. Nguyên nhân chính là do giá mặt hàng xuất khẩu các tháng tăng so với cùng kỳ năm 2015, tháng cuối năm tăng 15% so với tháng đầu năm. Năm 2017 sản lượng XK tăng hơn 2016 nhưng giá trị XK không tăng do giá XK giảm, giá đầu vào và chi phí, lãi suất tăng cao. 2.1.2. Phân tích tình hình xuất khẩu theo cơ cấu thị trường xuất khẩu Qua bảng 2.2 ta thấy: Thị trường xuất khẩu mực của công ty rất đa dạng, sản phẩm được xuất khẩu sang hầu hết các nước phát triển và phân bổ khắp các Châu lục. Bảng 2. 2 Sản lượng xuất khẩu mực đông lạnh theo thị trường năm 2015 -2017 Năm Chỉ tiêu 2015 Chênh lệch 2016 2017 Sản lượng (tấn) 2016/2015 Sản lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) Sản lượng (tấn) Giá trị (1000 USD) 1. Nhật 2.081, 12 2.1261, 02 2.267, 76 2.0547, 2423,1 31 6 21955, 78 186, 64 2. Mỹ 2.366, 20 32.19 0,24 2.672, 65 30.03 8,35 2.688, 50 32.15 2,41 3. 412,6 Canada 4 4.809, 52 464,9 1 4.471, 50 794,3 7 4. EU 213,7 5 2.140, 79 401,1 7 3.401, 26 5. Hàn Quốc 49,2 357,3 3 147,3 3 6.Úc 24,24 137,7 0 2017/2016 Giá trị Tuyệ Tuyệ Tỷ Tỷ lệ (1000 t đối t đối lệ (%) USD) (tấn) (tấn) (%) 2,28 155, 4 65.5 5 306, 45 12,9 5 15,8 5 0,5 9 7.876, 69 52,2 7 12,6 7 329, 46 70, 87 381,7 3 3.340, 72 187, 42 87,8 6 19,4 4 4,8 5 989,5 4 173,4 6 1.186, 82 98,1 3 199, 45 26,1 3 17, 74 0 0 0 24,2 -100 0 - 4 7. Trung Đông 91,83 1.092, 28 189,3 3 1.889, 33 190,2 7 1.883, 97 165, 09 681, 06 0,94 0,5 8. Các nước khác 0 0 110,7 952,5 6 186,4 5 1.558, 00 18,8 7 20,5 5 75,7 5 68, 43 9. Singap ore 0 0 0 0 0 0 0 - 0 - 61.98 8,89 6.153, 85 62.28 9,85 6.837, 94 69.95 4,39 914, 87 17,4 6 684, 09 11, 12 TỔNG 5.238, TRỊ 98 GIÁ (Nguồn: Phòng tài chính của Công ty) Thị trường Mỹ: Mỹ là thị trường xuất khẩu chủ yếu của công ty với sản lượng và giá trị xuất khẩu dẫn đầu trong suốt 3 năm (từ năm 2015 đến năm 2017). Năm 2017, mặc dù chịu ảnh hưởng nặng nề từ ảnh hưởng của các vụ kiện chống bán phá giá, các tiêu chuẩn về vệ sinh an toàn thực phẩm nhưng sản lượng xuất khẩu của công ty sang Mỹ không những không giảm mà trái lại còn tăng nhẹ 0,59% so với năm 2016, tương đương tăng 15,85 tấn nâng sản lượng mực xuất khẩu của công ty vào thị trường này năm 2017 là 2.688,50 tấn . Điều này cũng chứng tỏ những nỗ lực của công ty trong việc duy trì bạn hàng truyền thống. Bên cạnh đó, việc điều chỉnh tỷ giá USD/VNĐ của Nhà nước ta trong thời gian qua luôn ở mức cao đã tạo nhiều thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu của công ty. Tỷ giá bình quân USD/VNĐ của Ngân hàng Ngoại Thương nước ta tăng dần giai đoạn 2015 – 2017: từ 21,890 năm 2015 lên 22,710 năm 2017. Tỷ giá được nâng lên khiến các nhà nhập khẩu Mỹ mua được nhiều hàng hóa hơn với sồ tiền vốn có. Do đó, họ sẽ tăng cường nhập khẩu hàng thủy sản Việt Nam hơn so với các thị trường khác và nhờ đó mà công ty đẩy mạnh xuất khẩu vào Mỹ. Đây cũng là nguyên nhân khiến lượng sản phẩm mực xuất khẩu của công ty sang thị trường này ngày càng tăng. Thị trường Nhật Bản: Nhìn chung, hoạt động xuất khẩu của công ty sang Nhật Bản là tương đối ổn định với cơ cấu giá trị xuất khẩu sang thị trường này trong tổng giá trị xuất khẩu của công ty qua các năm từ 2015 đến năm 2017 đều ở tỷ lệ cao: trên 31%. Đây là thị trường tiêu thụ lớn thứ hai trong khu vực Châu Á của Công ty. Thị trường này có lợi thế là kinh tế Nhật Bản đang có xu hướng phục hồi, đồng yên tăng giá khiến nhu cầu NK tăng, tạo thuận lợi cho XK mực của Công ty sang thị trường này. Thị trường Canada: Canada là nhà nhập khẩu lớn thứ ba của BASEAFOOD sau Mỹ và Nhật. Đây là thị trường có nhiều tiềm năng mà công ty muốn tiếp tục thâm nhập phát triển trong những năm tới. Sản lượng mực xuất khẩu của công ty sang thị trường này tăng dần qua các năm từ 412,64 tấn năm 2015 lên 464,91 tấn năm 2016 và tiếp tục tăng lên 794,37 tấn năm 2017 Ta thấy, mặc dù lượng sản phẩm của công ty xuất sang Canada không ngừng tăng lên nhưng giá trị xuất khẩu lại có sự sụt giảm vào năm 2016. Năm 2016, với việc xuất bán 464,91 tấn sản phẩm nhưng công ty chỉ thu về được 4.471,50 nghìn USD, giảm 7,03% so với năm 2015. Nguyên nhân của hiện trạng trên cũng do ảnh hưởng của suy thoái kinh tế làm người dân nước này chuyển hướng tiêu dùng sang dùng nhiều những sản phẩm kém cao cấp hơn và giá thấp hơn so với trước đó. Thị trường EU: Nhìn chung, sản lượng và giá trị xuất khẩu của công ty sang thị trường EU là tương đối ổn định và tăng dần. Sang năm 2017, lượng sản phẩm xuất sang thị trường này của công ty tuy có giảm so với năm 20016 nhưng với một lượng không đáng kể là 92,24 tấn kéo theo giá trị xuất khẩu cũng giảm nhẹ xuống 60,54 nghìn USD so với năm 2016. Mặc dù là một thị trường đầy tiềm năng, tuy nhiên, đây cũng là thị trường rất khó tính và đòi hỏi khắt khe về chất lượng nên trong thời gian tới để sản phẩm của công ty tiếp tục giữ vững thị phần trên thị trường này và đạt được mục tiêu hướng tới mà công ty đã đặt ra thì công ty cần cải tiến trong sản xuất, đẩy mạnh công tác tiếp thị, đa dạng hóa sản phẩm và và tập trung vào những sản phẩm mang lại giá trị gia tăng cao, đảm bảo chất lượng theo tiêu chuẩn của EU. Ngoài Mỹ, Nhật, Canada và EU, các thị trường còn lại của công ty như Hàn Quốc, Trung Đông, Úc và các nước khác chiếm tỷ lệ khá nhỏ trong tổng sản lượng và giá trị xuất khẩu hàng năm của công ty. Trong đó, Úc là thị trường mà công ty vẫn chưa thâm nhập thành công. Singapore là thị trường mà công ty vừa mới tiếp cận được trong năm 2017. Trong thời gian tới, để hoạt động xuất khẩu ổn định và ngày càng hiệu quả thì bên cạnh việc giữ vững thị phần ở những thị trường truyền thống, công ty cần phải tăng cường công tác nghiên cứu và Marketing nhằm tìm kiếm và mở rộng thị trường xuất khẩu, quan tăm đến các thị trường tiềm năng như Singapore, Brazil, Châu Phi, … để có thể hạn chế bớt rủi ro khi những thị trường truyền thống có biến động… 2.1.3. Tình hình xuất khẩu theo cơ cấu sản phẩm BASEAFOOD chủ yếu chế biến và xuất khẩu mực với các sản phẩm đa dạng như mực fillet, mực ống nguyên con, mực ống cắt khoanh, mực nang nguyên con, đầu mực nang đông lạnh, mực lá, mực hung khói, mực nướng tẩm gia vị, mực ướp muối,… Tất cả đều được đóng gói dưới dạng block, IQF, hút chân không hoặc hình thức đóng gói bán lẻ theo yêu cầu của khách hàng. Bảng 2. 3 Các mặt hàng mực đông lạnh xuất khẩu của BASEAFOOD Chỉ tiêu Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Sản lượng (tấn) % Mực fillet 1.759,63 33,02% 1.500,82 24,46% 1.734,79 25,37% Mực nang nguyên con 1.815,58 34,07% 1.846,27 30,09% 2.140,96 31,31% Mực ống nguyên con 1.290,15 24,21% 1.272,58 20,74% 1.420,92 20,78% 0 0% 984,19 16,04% 1.105 16,16% 463,62 8,7% 531,98 8,67% 436,26 6,38% 6.135,85 100% 6.837,94 100% Sản phẩm Đầu mực nang Mực ống cắt khoanh TỔNG: 5.328,98 100% (Nguồn: Báo cáo xuất khẩu hằng năm của Công ty BASEAFOOD) Nhận xét: Qua bảng trên ta thấy rằng, mực fillet và mực ống nguyên con, mực nang nguyên con là các mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Công ty đối với mặt hàng mực. Trong đó, mặt hàng mực nang nguyên con luôn tăng đều qua các nằm và chiếm tỉ trọng đều trên 30% đặc biệt là năm 2015 (đạt 1.815,58 tấn, chiếm 34,07% tổng lượng mực xuất khẩu của Công ty). Tuy nhiên, tỷ trọng của sản phẩm này trong cơ cấu các sản phẩm xuất khẩu của công ty giảm dần trong năm 2016, 2017. Nguyên nhân của tình trạng này là do sự phát triển, đa dạng hóa sản phẩm của Công ty và sự tin tưởng của các đối tác vào uy tín, chất lượng sản phẩm cùng với lợi thế lao động rẻ hơn từ công ty nên họ đã đặt hàng hổ trợ công thức giúp BASEAFOOD sản xuất ra loại sản phẩm giá trị gia tăng mới là đầu mực nang vào năm 2016. Việc này vừa giúp cho các nhà nhập khẩu nhập khẩu được chính xác sản phẩm mong muốn, đỡ tốn công sức và chi phí thay vì mua mực nang nguyên con về nhưng mục đích của họ chỉ cần đầu mực nang, vừa giúp công ty tạo thêm việc làm cho công nhân thay, lại tạo ra thêm một khoản giá trị gia tăng cho sản phẩm. Và từ năm 2016 đến nay, các mặt hàng khác của công ty như mực fillet, mực ống nguyên con cũng được đẩy mạnh xuất khẩu, tạo nên sự dịch chuyển phần nào cơ cấu sản phẩm từ mực nang nguyên con sang các mặt hàng này. 2.1.4. Phân tích tình hình xuất khẩu mực theo phương thức xuất khẩu Sản phẩm của BASEAFOOD được đưa vào thị trường nước ngoài theo 2 hình thức: xuất khẩu trực tiếp và ủy thác xuất khẩu. Năm 2016, lượng sản phẩm xuất khẩu trực tiếp của công ty là 6.027,58 tấn tăng 925,67 tấn so với năm 2015. Sang năm 2017, xuất khẩu trực tiếp lại tiếp tục tăng lên 6.809,37 tấn, tăng 781,79 tấn so với năm 2016. Ta có thể thấy rõ qua bảng sau: Bảng 2. 4. SẢN LƯỢNG XUẤT KHẨU THEO CÁC HÌNH THỨC XUẤT KHẨU CỦA CÔNG TY BASEAFOOD Đơn vị tính: Tấn Năm Chỉ tiêu Xuất khẩu trực tiếp Ủy thác xuất khẩu Tổng cộng: 2007 2008 2009 5.101,91 6.027,5 8 126,27 6.809,3 7 125,74 6 tháng đầu năm 2010 2.254,7 0 0 6.153,8 5 6.837,9 4 2.254,7 0 137,07 5.238,98 (Nguồn: báo cáo hoạt động xuất khẩu hàng hóa hàng năm của công ty của phòng kế toán) Trong các hình thức xuất khẩu thì công ty chủ yếu sử dụng hình thức xuất khẩu trực tiếp. Sở dĩ công ty ngày càng quan tâm đến việc nâng cao tỷ trọng sản phẩm xuất theo hình thức trực tiếp là vì xuất theo hình thức này thì giá xuất khẩu sẽ cao hơn so với ủy thác xuất khẩu. Bên cạnh đó, với hình thức xuất khẩu trực tiếp, công ty còn có thể giảm được chi phí lưu thông, thời gian sản phẩm tới tay người tiêu dùng nhanh hơn. Hơn nữa, công ty còn có điều kiện tiếp xúc trực tiếp với khách hàng, hiểu rõ hơn nhu cầu của khách hàng cũng như tình hình giá cả từ đó tạo điều kiện thuận lợi để nâng cao uy tín và thanh thế cho công ty. 2.1.5. Điều kiện Incoterm 2010 và phương thức thanh toán xuất khẩu Các hợp đồng xuất khẩu của BASEAFOOD được thanh toán chủ yếu bằng USD theo phương thức T/T, tín dụng chứng từ (L/C) và phương thức nhờ thu kèm chứng từ: D/P và D/A. Trong đó, tỷ lệ phương thức T/T trong tổng các phương thức thanh toán của công ty là không đáng kể; vì tính rủi ro trong thanh toán cao nên công ty chỉ áp dụng T/T đối với những khách hàng thân thiết. Từ năm 2013 đến nay, phương thức L/C được công ty chọn sử dụng chủ yếu, chiếm đến 60% tổng các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty vì mức độ an toàn cao mà phương thức này đem lại cho việc thanh toán tiền hàng xuất khẩu của công ty. Hơn nữa, thanh toán bằng L/C trong những năm qua chiếm tỷ lệ cao như vậy vì L/C là phương án tối ưu nhằm đảm bảo sự an toàn, hiệu quả hơn và giảm thiểu rủi ro trong việc thu tiền hàng. Tuy nhiên, bên cạnh những tiện ích thì việc sử dụng L/C trong thanh toán cũng không tránh khỏi một số nhược điểm nhất định như phí mở tín dụng, tỷ lệ ký quỹ tương đối cao và thời gian thực hiện khá dài. Do đó, để giảm bớt một phần chi phí và thời gian thì bên cạnh L/C, công ty còn sử dụng phương thức nhờ thu D/P và D/A với tỷ lệ tương ứng trong tổng số các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty lần lượt là 35% và 5%. Hình 2. 1 Cơ cấu các phương thức thanh toán sử dụng tại công ty BASEAFOOD (Nguồn: phòng kinh doanh ) Điều khoản được quy định trong hợp đồng thay đổi tuỳ theo yêu cầu của nhà nhập khẩu. Nhưng nhìn chung, giá thường được quy định là giá F.O.B cảng đến bao gồm cả chi phí đóng gói hoặc giá C.I.F nhà kho quy định. Phương thức thanh toán thường được các nhà cung cấp truyền thống sử dụng là CAD (cash against documents) - Phương thức đổi chứng từ trả tiền. Phần lớn các nhà nhập khẩu khối EU và Châu Mỹ không thích sử dụng phương thức L/C nhưng cũng sẵn sàng sử dụng các phương thức và điều khoản khác có lợi cho cả hai bên. Hợp đồng thường có điều khoản quy định rằng hàng hoá trước khi gửi đi phải được người mua kiểm tra và ký xác nhận trước. 2.2. Đánh giá chung về hoạt động xuất khẩu mực đông lạnh tại Công ty Cổ phần Chế biến XNK Thủy sản Bà Rịa – Vũng Tàu (Baseafood) giai đoạn 2015 – 2017 2.2.1. Những kết quả đạt được Là một trong những công ty xuất khẩu thuỷ sản lớn của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, tổng kim ngạch xuất khẩu của công ty chiếm giá trị tương đối lớn và luôn có sự tăng trưởng tương đối cao qua mỗi năm. Trong đó giá trị xuất khẩu của các sản phẩm được chế biến từ bạch tuộc, cá, và mực luôn chiếm tỷ trọng cao và là mặt hàng chủ lực của công ty. Thị trường Châu Âu, Châu Á đều là thị trường có nhu cầu rất lớn và điều đó đã được chứng minh qua giá trị xuất khẩu của công ty đã có sự tăng trưởng vượt bậc qua 3 năm xuất khẩu vào thị trường này. Ngoài ra công ty còn có các kế hoạch thích hợp đối với thị trường hiện có và mở rộng thị trường trong tương lai bằng các hình thức như: quảng cáo giới thiệu sản phẩm, hình ảnh của công ty với công nghệ sản xuất hiện đại và nhiều sản phẩm mới. Các mặt hàng xuất khẩu ngày càng được đa dạng hóa và thị trường xuất khẩu của công ty càng ngày càng được mở rộng thêm, điều này nhằm làm giảm những rủi ro cũng như ảnh hưởng của những sự cố bất ngờ có thể xảy ra đối với thị trường và sản phẩm chủ lực của công ty. Từ khi hình thành và phát triển, hiện tại công ty đã có tài sản và cơ sở vật chất kỹ thuật hùng hậu. Đội ngũ cán bộ quản lý giàu kinh nghiệm, cùng với lực lượng công nhân lành nghề đã được đào tạo. Công ty đã đạt được các tiêu chuẩn quản trị chất lượng quốc tế như: GMP (thực hành sản xuất tốt), HACCP (hệ thống phân tích mối nguy tại điểm kiểm soát giới hạn) hoặc SSOP (tiêu chuẩn vệ sinh thực phẩm),….và là một trong các doanh nghiệp chế biến thuỷ sản của Việt Nam đạt tiêu chuẩn về chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm. Với các điều kiện trên cho phép công ty ngăn ngừa và xử lý kịp thời những rủi ro cũng như khó khăn trong việc thâm nhập vào mở rộng thị trường xuất khẩu. Đó cũng là cơ sở để duy trì uy tín sản phẩm làm cho sản phẩm của công ty đáp ứng ngày càng cao nhu cầu tiêu dùng ở nước ngoài. Các sản phẩm mực xuất khẩu của công ty đang là nhu cầu thường xuyên của các thị trường nhập khẩu thuỷ sản lớn trên thế giới như: EU, Nhật Bản, Hàn Quốc… Công ty đã rút ra được những kinh nghiệm quý báu trong việc xuất khẩu thủy sản khi sản phẩm này của Việt Nam gặp những khó khăn trong thời gian qua. Thị hiếu tiêu dùng thủy sản của thế giới rất lớn, và thủy sản là một trong những mặt hàng cần thiết có giá trị dinh dưỡng cao cho nên nhu cầu về mặt hàng này càng gia tăng. Công ty có thể cạnh tranh với các nước xuất khẩu thủy sản trên thế giới. Giá nhân công thấp tạo cho công ty một lợi thế rất lớn trong việc cạnh tranh với các đối thủ nước ngoài. Được sự quan tâm của nhà nước đặc biệt là Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam (VASEP). VASEP thường cung cấp các thông tin về thị trường, định hướng cho người nuôi và doanh nghiệp trong quá trình sản xuất và chế biến, tổ chức các đoàn tham gia các kỳ hội chợ quảng bá sản phẩm. 2.2.2. Những khó khăn và hạn chế Mặt dù có mở rộng thị trường tiêu thụ nhưng giá trị xuất khẩu sang các thị trường mới chưa cao hoặc bị giảm sút. Điều này chứng tỏ rằng khả năng tiếp cận cũng như am hiểu thị trường của công ty còn bị hạn chế, công ty cần nỗ lực hơn nữa ở bộ phận marketing để giúp cho công phát huy hết khả năng cạnh tranh của mình ở các thị trường xuất khẩu chủ lực cũng như thị trường mới xâm nhập. Công ty chưa kí kết được hợp đồng với các công ty khai thác thuỷ sản lớn, mà chủ yếu dựa vào hộ nông dân nên nguồn cung cấp không ổn định Mẫu mã sản phẩm của công ty chưa đa dạng, mặt hàng chủ yếu là mực fillet, bên cạnh đó còn có các mặt hàng mô phỏng, nhưng nhìn chung vẫn chưa cuốn hút được người tiêu dùng. Đối với bộ phận Marketing vẫn còn hạn chế trong khâu giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng, chủ yếu đẩy mạnh việc quảng bá sản phẩm ở những thị trường cũ và những nước trong khu vực, mà bỏ qua chưa phát hiện được những môi trường mới đầy tiềm năng Công ty chưa có văn phòng đại diện chính thức ở nước ngoài để kịp thời nắm bắt thông tin, tìm kiếm đối tác mở rộng thị trường, quảng bá hình ảnh công ty và kịp thời giải quyết những khó khăn khi cần thiết. Cơ sở chế biến của Công ty còn nhỏ lẻ, phân bố nhiều nơi làm phát sinh nhiều chi phí liên quan đến quá trình bảo quản, vận chuyển và sản xuất. Trang thiết bị sản xuất còn hạn chế công suất hoạt động chưa cao nên sản lượng vẫn chưa được nhiều. Hàng rào kỹ thuật cao, các nhà nhập khẩu EU, Úc, Nhật…. thường sử dụng các thiết bị hiện đại để kiểm tra các dư lượng kháng sinh, hoá chất. Qui định, nguyên tắc đối với hàng thuỷ sản nhập khẩu vào các thị trường này rất khắt khe. CHƯƠNG 3. GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH XUẤT KHẨU MỰC ĐÔNG LẠNH TẠI CÔNG TY BASEAFOOD 3.1. Cơ sở, quan điểm đề xuất giải pháp Hiện nay sản lượng cũng như kim ngạch xuất khẩu mưc của Công ty BASEAFOOD vẫn chiếm một vị trí rất khiêm tốn trong tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Công ty nói riêng và kim ngạch xuất mực cả nước nói chung. Phấn đấu đến năm 2025, công ty BASEAFOOD trở thành công ty sản xuất hàng hóa lớn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, cơ cơ cấu sản phẩm đa dạng, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng ngày càng tăng trong nước, tiếp tục giữ vững vị trí xuất khẩu tại một số thị trường xuất khẩu truyền thống của công ty đồng thời đẩy mạnh xuất khẩu vào các thị trường mới. Công ty BASEAFOOD là một trong các doanh nghiệp xuất khẩu mực cũng như thủy sản lớn tại Việt Nam. Do đó để giữ vững vị thế của mình cũng như tăng doanh thu xuất khẩu trong tương lai, có thể đưa ra một số định hướng sau: Giữ vững thị phần tại các thị trường xuất khẩu. Đa dạng hóa các sản phẩm, bên cạnh việc tiếp tục đẩy mạnh phát triển các mặt hàng mực chủ lực như mực fillet, mực ống nguyên con, phát triển thêm một số mặt hàng mới như đầu mực nang, mực viên, chả mực để cạnh tranh tốt hơn và tăng doanh thu xuất khẩu Tăng cường các tiêu chuẩn về an toàn thực phẩm. Tìm kiếm và ký kết hợp đồng lâu dài với các ngư dân và các nguồn nguyên liệu sản xuất có chất lượng nhằm đảm bảo nguồn cung đầu vào ổn định và chất lượng để xuất khẩu. Để thúc đẩy xuất khẩu mực của cho xứng với tiềm năng của công ty cũng như đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng đối với mặt hàng mực nói riêng và thủy sản nói chung chúng ta có thể áp dụng một số biện pháp sau: 3.2. Giải pháp 3.2.1. Giải pháp 1: Ổn định nguồn nguyên liệu Mục tiêu: nhằm mục đích để đảm bảo được nguồn nguyên liệu để sản xuất vào những mùa biển động, mùa cao điểm. Cách thực hiện: Tổ chức, phân bổ thời gian thu mua của các hộ nông dân một cách hợp lý, sau đó tích trữ nguồn nguyên liệu dùng để sản xuất vào những tháng mưa bão. Công ty có thể vay ưu đãi từ chính phủ để có thể tự trang bị cho mình một đội tàu biển để đánh cá tự chủ động được nguồn nguyên liệu Công ty cần tăng cường quan hệ thường xuyên với các nhà cung ứng để đảm bảo nguồn nguyên liệu được ổn định bằng cách bao tiêu sản phẩm, hỗ trợ cho người nuôi về mặt kỹ thuật, cách chọn con giống, hướng dẫn trị bệnh khi xảy ra, có thể hỗ trợ một phần về vốn cho người chăn nuôi xem như đặt cọc (hỗ trợ về con giống, thuốc thú y…), hướng dẫn họ sử dụng kháng sinh, hóa chất và nhận biết các chất không được sử dụng. Từ đó sẽ đảm bảo cung cấp cho công ty một lượng nguyên liệu sạch và người nuôi cũng được yên tâm không còn lo ngại về đầu ra và công ty cũng đảm bảo được đầu vào Xây dựng các chợ đầu mối thu mua thủy sản hiệu quả nhằm giảm chi phí tìm kiếm thông tin hàng hóa, giảm chi phí vận tải hàng hóa đảm bảo lợi ích cả người nông dân và cả xí nghiệp thu mua chế biến hoặc công ty có thể xây dựng các nhà máy chế biến sản phẩm trực tiếp tại các tỉnh này nơi có nguồn nguyên liệu dồi dào Lơi ích dự kiến: Công ty sẽ không phải phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu từ ngư dân, chủ động trong công tác sản xuất. Khi chủ động nguồn nguyên liệu sẽ làm cho giá trị hàng hoá sản xuất ra luôn ở mức ổn định, đảm bảo lợi nhuận cho công ty. 3.2.2. Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Mục tiêu: Nhằm tạo ra nguồn nhân lực hợp lý về cơ cấu, nâng cao về trình độ chuyên môn và kinh nghiệp đáp ứng yêu cầu về nguồn nhân lực cho chiến lược phát triển của Công ty Cách thức thực hiện Tổ chức rà soát và sắp xếp lại lực lượng lao động trên cơ sở chuẩn định biên, yêu cầu công việc, trình độ đào tạo và năng lực làm việc thực tế của người lao động theo phương châm bảo đảm bố trí đúng người đúng việc Hàng năm tổ chức cuộc thi “Tay nghề, thợ giỏi” để khuyến khích người lao động nâng cao trình độ nghiệp vụ kĩ năng, nhưng mặt khác để kịp thời phát hiện những nhân tố mới cần được tạo điều kiện để phát triển họ trở thành những cán bộ nòng cốt. Kiện toàn chế độ, chính sách đãi ngộ bằng vật chất, tinh thần và các hình thức khen thưởng, đề bạt, thăng tiến phù hợp với năng lực và mức độ cống hiến của người lao động, trên cơ sở hoàn thiện và công khai hoá hệ thống tiêu chuẩn đánh giá năng lực cán bộ có tính đến yếu tố khuyến khích người lao động phát huy sáng kiến, cải tiến kỹ thuật, nâng cao năng suất lao động Lợi ích dự kiến: Hình thành và phát triển văn hoá Công ty để bên cạnh đó tạo ra bầu không khí làm việc thoải mái từ đó cho phép phát huy cao nhất khả năng làm việc của người lao động, là giáo dục ý thức chấp hành kỷ luật, pháp luật, hành vi, thái độ và tinh thần làm việc vì Công ty. 3.2.3. Giải pháp 3: Đa dạng hoá mặt hàng Mục đích: Để đáp ứng được nhu cầu của người tiêu dùng thì công ty phải tạo thêm nhiều sản phẩm mới, tùy theo nhu cầu và xu hướng tiêu thụ của từng thị trường cần đưa ra những sản phẩm phù hợp mang tính cạnh tranh cao so với các đối thủ từ đó tăng khả năng cạnh tranh của công ty đối với các đối thủ khác. Cách thức thực hiện Bên cạnh những dòng sản phẩm mực tươi nguyên con xuất khẩu truyền thống công ty nên nghiên cứu và phát triển những dòng sản phẩm khác kết hợp mực và các loại hải sản khác như mực viên, chả mực,... Đặc biệt là sản phẩm như mực fillet, đây là dòng sản phẩm đang được các nước phát triển trên thế giới ưa chuộng, kim ngạch xuất khẩu của mặt hàng này cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Tăng cường đầu tư, mở rộng quy mô sản xuất, chú trọng đổi mới công nghệ, thiết bị, đẩy mạnh sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm truyền thống Công ty nên tranh thủ nguồn vốn vay ưu đãi của chính phủ để có thể mở rộng thêm sản xuất, công ty nên từng bước mở rộng các nhà máy và phân xưởng của mình để có thể gia tăng sản lượng hàng hoá xuất khẩu. Tăng cường mở rộng các nhà máy sản xuất các sản phẩm như mực viên, và các sản phẩm kết hợp như chả mực. Bên cạnh việc đa dạng mẫu mã, nâng cao chất lượng sản phẩm, một yếu tố khác không thể không nhắc đến đó là bao bì của sản phẩm. Đây là yếu tố đầu tiên thu hút sự chú ý của người tiêu dùng, nó vừa có chức năng là bảo vệ sản phẩm, chống lại những tác động từ môi trường bên ngoài, vừa có nhiệm vụ là truyền đạt đến khách hàng những thông tin về thương hiệu, sản phẩm, địa chỉ công ty, và bao bì còn có chức năng là làm sao để thu hút sự chú ý, quan tâm của khách hàng đến sản phẩm. Với tầm quan trọng như vậy công ty nên chú ý đến chất lượng, mẫu mã và sự tiện dụng của bao bì khi thiết kế, tạo ra những bao bì đẹp phù hợp với thị hiếu tiêu dùng của khách hàng. Lợi ích dự kiến: Tăng sức cạnh tranh của công ty, cũng như đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng của người tiêu dùng. Việc đa dạng hóa các sản phẩm xuất khẩu sẽ giúp cho công ty không phụ thuộc quá nhiều vào các sản phẩm chính, điều này vô tình khiến cho công ty không thể khai thác hết các tiềm lực của mình. Bên cạnh đó, công ty sẽ có thêm nhiều sự lựa chọn và thêm nhiều khách hàng mới. 3.2.4. Giải pháp 4: Thay đổi chiến lược Marketing Mục đích: nhằm cải tiến hệ thống phân phối, đưa sản phẩm của Công ty đến với khách hàng mới thông qua các kênh phân phối mới, mở rộng các hoạt động kinh doanh ra các thị trường mới, phát triển sản phẩm Cách thức thực hiện: Tích cực tham gia các hội chợ triễn lãm trong và ngoài ngước như hội chợ Vietfish, và những triển lãm về hàng thuỷ sản ở các tỉnh miền Tây. Vận dụng mối quan hệ với các khách hàng đang có để có thể tìm kiếm thêm nhiều khách hàng mới, hoặc cũng có thể thông qua Hiệp hội thuỷ sản Việt Nam để có thể tìm kiếm thêm các khách hàng tiềm năng Công ty nên mở một văn phòng đại diện tại nước ngoài - nơi phân phối các sản phẩm của công ty đến các người tiêu dùng cuối cùng và các sản phẩm này sẽ mang thương hiệu của BASEAFOOD. Do hiện nay các sản phẩm của công ty sau khi giao hàng cho khách hàng nước ngoài thường sẽ được đóng gói lại theo bao bì của các khách hàng, vì thể việc xây dựng văn phòng đại diện tại nước ngoài có thể giúp công ty tìm hiểu nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng tại các nước này từ đó sẽ có những chiến lược phù hợp để có thể mở rộng sản xuất kinh doanh. Đối với bộ phận kinh doanh ngoài việc bán hàng theo phương thức truyền thống như chào hàng, điện thoại, fax, hoặc qua mail thì có thể mở rộng bán hàng qua mạng. Đây là phương thức bán hàng rất thuận tiện, nhanh chóng với chi phí rẽ… nhưng thu hút được rất nhiều người tiêu dùng bởi tính tiện lợi và mang lại hiệu quả kinh tế cao cho doanh nghiệp. Lợi ích dự kiến: Giúp công ty có cơ hội tiếp xúc với nhiều khách hàng mới, mở ra nhiều cơ hội thâm nhập vào thị trường cũng như là tìm hiểu được nhu cầu tiêu dùng, cùng xu thế sử dụng sản phẩm là như thế nào để từ đó có thể đưa ra các điều chỉnh sản xuất cho phù hợp với các yêu cầu đó.