Uploaded by Huyền Trà

TOPIC5 (2)

advertisement
Giới thiệu về Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (DIV)
1. Khái niệm cơ bản về bảo hiểm tiền gửi
Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam là một tổ chức tài chính nhà nước được Nhà nước cấp
vốn điều lệ, có tư cách pháp nhân, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, tự bù
đắp chi phí và được miễn trừ các loại thuế.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam là tổ chức duy nhất tại Việt Nam triển khai chính sách
bảo hiểm tiền gửi, hoạt động theo mô hình chi trả với quyền hạn mở rộng, cơ cấu
tổ chức gồm: Trụ sở chính tại Hà Nội và tám chi nhánh bảo hiểm tiền gửi khu vực
đặt tại các vùng kinh tế trọng điểm của đất nước.
2. Quá trình hình thành của bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
Bảo hiểm tiền gửi (BHTG) trên thế giới đã có lịch sử 86 năm hoạt động. Mỹ là
nước đầu tiên hình thành hệ thống BHTG vào năm 1934. Hiện nay, trên thế giới có
khoảng 143 quốc gia và vùng lãnh thổ.
Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được thành lập theo Quyết định số 218/1999/QĐTTg, ngày 09/11/1999 của Thủ tướng Chính phủ, hoạt động theo Nghị định
89/1999/NĐ-CP. Năm 2012, hoạt động bảo hiểm tiền gửi Việt Nam được luật hóa
bằng Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 ngày 18 tháng 6 năm 2012.
3. Mục tiêu và hoạt động chính của BHTGVN
3.1. Mục tiêu
Thứ nhất, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, góp phần
tích cực duy trì sự ổn định của hệ thống các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng
nước ngoài, bảo đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh của hoạt động ngân hàng.
Thứ hai, nâng cao chất lượng, hiệu quả trong hoạt động bảo hiểm tiền gửi,
bao gồm chứng nhận tham gia bảo hiểm tiền gửi, thông tin báo cáo, giám sát, kiểm
tra, tham gia kiểm soát đặc biệt, phát hiện, cảnh báo sớm những rủi ro tiềm ẩn đối
với tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi; tham gia tái cơ cấu có hiệu quả đối với các
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi yếu kém; tính và thu phí bảo hiểm tiền gửi,
quản lý nguồn vốn và đầu tư, tuyên truyền chính sách bảo hiểm tiền gửi, chi trả
bảo hiểm tiền gửi theo hướng phù hợp với thông lệ quốc tế và các quy định của
pháp luật Việt Nam.
Thứ ba, tăng cường năng lực tài chính của tổ chức Bảo hiểm tiền gửi để
khẳng định cam kết của Nhà nước và nâng cao niềm tin của người gửi tiền đối với
chính sách bảo hiểm tiền gửi.
Cụ thể, phấn đấu tỷ lệ người gửi tiền được bảo hiểm toàn bộ trên tổng số
người gửi tiền được bảo hiểm đạt 92 - 95%, đảm bảo phù hợp với thông lệ quốc tế.
Phấn đấu rút ngắn thời gian chi trả thực tế kể từ khi phát sinh nghĩa vụ trả
tiền bảo hiểm đến năm 2025 là 30 ngày làm việc và đến năm 2030 là 15 ngày làm
việc, nhằm giúp người gửi tiền được tiếp cận sớm với tiền gửi của mình khi tổ
chức tham gia bảo hiểm tiền gửi được xử lý.
Phấn đấu đạt mục tiêu đến năm 2025 có 45% và đến năm 2030 có 55%
người gửi tiền nắm bắt được các nội dung cốt lõi của chính sách bảo hiểm tiền gửi.
3.2. Hoạt động chính của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam
+ Cấp phép mới cho tổ chức tiền gửi, cấp bổ sung, thu hồi giấy phép tổ chức tiền
gửi.
+ Thu phí bảo hiểm
+ Theo dõi, giám sát, thanh tra việc chấp hành Nghị định của Chính phủ về bảo
hiểm tiền gửi và các quy định về đảm bảo an toàn trong hoạt động ngân hàng của
tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi
+ Hoàn trả người gửi tiền trong hạn mức bảo hiểm theo quy định
+ Thu nợ đối với tổ chức tài chính thanh lý
+ Tuyên truyền, phổ biến về hoạt động bảo hiểm tiền gửi của BHTG Việt Nam
+ Hỗ trợ tài chính cho tổ chức tham gia BHTG
+ Thực hiện đầu tư tài chính từ nguồn vốn nhàn rỗi để bảo toàn nguồn vốn nhà
nước giao và bù đắp chi phí
4. Những điều đã làm được tại Việt Nam trong lĩnh vực BHTG
Từ năm 1986, đổi mới toàn diện mang tính chiến lược đã mở đầu thời kỳ
phát triển mới của đất nước. Hệ thống ngân hàng Việt Nam đã thực hiện cải cách
chuyển dần từ tập trung bao cấp sang hạch toán kinh doanh xã hội chủ nghĩa. Số
lượng các ngân hàng thương mại cổ phần, đặc biệt là các quỹ tín dụng và hợp tác
xã tín dụng đã tăng lên mạnh mẽ nhưng cũng đã nhanh chóng đổ vỡ hàng loạt vào
những năm 1989-1990.
Năm 1997, cuộc khủng hoảng tài chính Châu Á đã tạo áp lực buộc hệ thống
ngân hàng Việt Nam phải cải cách cơ cấu lại một cách toàn diện nhằm nâng cao
hiệu quả hoạt động, tăng năng lực canh tranh và khôi phục lòng tin của công
chúng.
Kinh nghiệm sụp đổ hệ thống hợp tác xã tín dụng và tác động khủng hoảng
tài chính Châu Á 1997 cho thấy, một nguyên tắc chung nhất trong hoạt động của
nền kinh tế thị trường là có rủi ro thì phải có các biện pháp phòng ngừa, xử lý.
Hoạt động ngân hàng càng hội nhập sâu rộng càng tiềm ẩn những yếu tố rủi ro bao
gồm cả những rủi ro mang tính hệ thống, nhất là trong hệ thống quỹ tín dụng nhân
dân và các ngân hàng thương mại cổ phần. Do vậy, cần thiết phải có các biện pháp
phòng ngừa. Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là một trong số các định chế
tài chính thực hiện những biện pháp phòng ngừa nhằm góp phần hạn chế tổn thất
và ngăn ngừa sự đổ vỡ hàng loạt các tổ chức tín dụng. Chính vì vậy, để tạo điều
kiện cho các tổ chức tín dụng phát triển ổn định, đảm bảo an toàn, góp phần vào sự
ổn định hệ thống tài chính quốc gia, ngày 01/9/1999, Chính phủ đã ban hành Nghị
định số 89/1999/NĐ-CP về BHTG. Căn cứ theo Nghị định này, ngày 09/11/1999
Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 218/1999/QĐ-TTg thành lập BHTGVN
(Deposit Insurance of Vietnam -DIV).
BHTGVN là công cụ thực hiện chính sách BHTG. BHTGVN là tổ chức tài
chính nhà nước, hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận, được Nhà nước cấp vốn
điều lệ ban đầu 1.000 tỷ đồng (nay là 5.000 tỷ đồng), là định chế tài chính quan
trọng và duy nhất trong lĩnh vực BHTG được Chính phủ thành lập. Đây là một sự
kiện quan trọng vì lần đầu tiên trong hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam
có một hình thức bảo hiểm công khai, nhằm mục đích bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp của người gửi tiền, góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo
đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng. Đây cũng chính là
bước đi thích hợp trong tiến trình phát triển nền kinh tế thị trường, hội nhập với các
nước trong khu vực và thế giới.
BHTGVN đã từng bước khẳng định được vai trò của mình trong tiến trình
đổi mới, cơ cấu lại hệ thống tài chính ngân hàng; bảo vệ được quyền và lợi ích hợp
pháp của người gửi tiền; góp phần duy trì sự ổn định của các tổ chức tín dụng, bảo
đảm sự phát triển an toàn, lành mạnh hoạt động ngân hàng, giữ vững an ninh chính
trị, trật tự xã hội. Tuy rằng trước đó, trên lãnh thổ Việt Nam đã từng có hoạt động
bảo hiểm tiền gửi mang tính thương mại thử nghiệm vào những năm 1994-1996
(thí điểm hoạt động của hệ thống quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), do Bảo Việt
thực hiện), nhưng không thành công.
Thành tựu rất cơ bản trong lĩnh vực BHTG là bước đầu đã có khung khổ
pháp lý cho hoạt động BHTG; công khai hoá chính sách công BHTG, minh bạch
hóa ngân sách nhà nước trong xử lý rủi ro; các tổ chức nhận tiền gửi phải tham gia
bảo hiểm tiền gửi bắt buộc; đối tượng tiền gửi được bảo hiểm là tiền gửi bằng đồng
Việt Nam, chủ yếu là tiền gửi của cá nhân người gửi tiền, của hộ gia đình, không
bảo hiểm tiền gửi ngoại tệ; tổ chức BHTG thực hiện các nhiệm vụ gồm: cấp và thu
hồi Chứng nhận BHTG, thu phí bảo hiểm ở mức đồng hạng 0,15%/năm trên số dư
tiền gửi được bảo hiểm, giám sát các tổ chức nhận tiền gửi, đầu tư tài chính, hỗ trợ
tài chính đối với các tổ chức nhận tiền gửi, chi trả tiền bảo hiểm tối đa 50 triệu
đồng cho một người gửi tiền tại một tổ chức nhận tiền gửi, thu hồi nợ và thanh lý
tài sản. Các hoạt động BHTG đã gắn liền với đời sống của doanh nghiệp - tổ chức
nhận tiền gửi (xem sơ đồ 1).
Sơ đồ 1: BHTGVN triển khai các nhiệm vụ BHTG có hiệu quả
Vòng đời của tổ chức tham gia BHTG
Việt Nam đã thực thi chính sách BHTG được gần 9 năm: thiết lập quan hệ
BHTG với 1.077 tổ chức nhận tiền gửi, bao gồm 5 ngân hàng thương mại quốc
doanh, 34 ngân hàng thương mại cổ phần, 32 chi nhánh ngân hàng nước ngoài; 5
ngân hàng liên doanh, 10 TCTD phi ngân hàng, QTDND Trung ương và 990
QTDND cơ sở. (Nguồn BHTGVN, đến 31.12.2007). Các tổ chức này đều được
cấp giấy Chứng nhận BHTG.
Tổ chức BHTG đã thực hiện chức năng giám sát, kiểm tra hoạt động của tổ
chức nhận tiền gửi để cảnh báo sớm giúp các tổ chức tham gia BHTG có biện pháp
kịp thời phòng ngừa và khắc phục rủi ro. BHTGVN thực hiện giám sát 100% các
tổ chức tham gia BHTG, đã thực hiện nhiều cuộc kiểm tra tại chỗ đối với các tổ
chức tham gia BHTG. Hoạt động giám sát, kiểm tra là nghiệp vụ quan trọng nhất
của BHTGVN, đã khẳng định tổ chức này là một bộ phận cấu thành của hệ thống
giám sát tài chính quốc gia, kiểm soát có hiệu quả đối với các tổ chức tín dụng
trong việc tuân thủ pháp luật về BHTG và an toàn hoạt động ngân hàng, góp phần
cảnh báo các rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra để các TCTD chấn chỉnh, phòng ngừa và
nâng cao chất lượng hoạt động. Hiện nay, BHTGVN đang nghiên cứu cải tiến hoạt
động giám sát theo mô hình và chuẩn mực quốc tế; kết nối trực tuyến thí điểm với
tổ chức tham gia BHTG để khai thác báo cáo điện tử trực tuyến từ các TCTD.
Với mục tiêu góp phần ổn định hoạt động của các TCTD khi gặp khó khăn
tạm thời về vốn, từ tháng 8/2005 BHTGVN đã thí điểm triển khai nghiệp vụ hỗ trợ
tài chính đối với hệ thống QTDND tại 3 Chi nhánh BHTG khu vực (thành phố Hồ
Chí Minh, Bắc Trung Bộ và Đông Bắc Bộ). Kết quả, BHTGVN đã tiếp nhận và xử
lý trên 30 bộ “Hồ sơ đề nghị vay vốn”, nhưng chỉ có 02 đơn vị đủ điều kiện hỗ trợ
và đã được chấp thuận cho vay.
Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là một trong những nội dung hoạt
động quan trọng của BHTGVN. Chi trả tiền bảo hiểm cho người gửi tiền là biện
pháp cuối cùng nhưng có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với tổ chức tham gia
BHTG hoạt động yếu kém bị cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định chấm
dứt hoạt động và tổ chức đó bị mất khả năng thanh toán. Trong những năm qua,
BHTGVN đã thực hiện chi trả kịp thời theo quy định cho 1.511 người gửi tiền với
tổng số tiền là 18.421 triệu đồng, tại 36 QTDND bị giải thể. Việc chi trả tiền bảo
hiểm đã thể hiện được vai trò của BHTGVN trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp
pháp cho người gửi tiền, tạo lập được niềm tin của người dân, góp phần ổn định
chính trị, trật tự xã hội và ngăn ngừa ảnh hưởng rủi ro đổ vỡ dây chuyền trong hoạt
động của hệ thống ngân hàng.
Trên trường quốc tế, tổ chức BHTGVN đã thực hiện hội nhập quốc tế sâu
rộng, tiếp cận kinh nghiệm, chuẩn mực quốc tế về BHTG.
5. Những thách thức đối với Việt Nam
Hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng thì vấn đề rủi ro thị trường ngày càng
gia tăng là quy luật khách quan. Việt Nam đang hướng tới chuyển đổi nền hành
chính quốc gia từ “cai trị”, sang “phục vụ”. Hoạt động BHTG cho dù là mang tính
chính sách công cũng phải phù hợp với cơ chế thị trường, đảm bảo tính công khai,
minh bạch, công bằng. Như vậy, điều quan trọng hàng đầu trong chính sách BHTG
là lựa chọn được rõ ràng mục tiêu chính sách công BHTG. Cấu trúc mục tiêu này
thể hiện rõ ràng yêu cầu của xu hướng phát triển nền kinh tế thị trường.
Trên cơ sở mục tiêu chính sách công được lựa chọn phải xác định được các
tiêu chí cơ bản cho khung hoạt động BHTG, đó là: (1) Tham gia BHTG là lựa chọn
hay bắt buộc; (2) Đối tượng BHTG là VND hay bao gồm cả ngoại tệ; (3) Đối
tượng BHTG là tiền gửi của mọi chủ thể hay chỉ của đa số các chủ thể các khoản
tiền gửi nhỏ; (4) Phí bảo hiểm đồng hạng (cùng một mức) hay phân hóa theo mức
độ rủi ro của tổ chức nhận tiền gửi; (5) Mức chi trả bảo hiểm là hữu hạn (tối đa)
hay vô hạn; (6) Xác định vai trò giám sát của tổ chức BHTG; (7) Xác định vai trò
tiếp nhận xử lý, cấu trúc lại ngân hàng của tổ chức BHTG; (8) Xác lập mô hình tổ
chức BHTG với vai trò và chức năng của nó; (9) Vai trò của tổ chức BHTG trong
hệ thống giám sát an toàn tài chính quốc gia.
Một trong những yêu cầu to lớn là phải thiết lập các cơ chế kiểm soát rủi ro,
đặc biệt là những rủi ro mang tính lan truyền, quy mô lớn như rủi ro tiền gửi và rủi
ro của hệ thống các tổ chức nhận tiền gửi, các ngân hàng; giám sát hoạt động các
ngân hàng; các công cụ tích cực (như tổ chức BHTG, Ngân hàng bắc cầu - BB,
Công ty xử lý nợ - AMC), nhanh nhạy để xử lý kịp thời các trạng thái và quy mô
rủi ro phát sinh của các tổ chức nhận tiền gửi, cũng như của hệ thống tài chính ngân hàng nói chung.
Nhà nước cũng phải xây dựng và triển khai mạng an toàn tài chính quốc gia
(xem mô hình) hay hệ thống giám sát dịch vụ tài chính quốc gia với lộ trình cụ thể
đáp ứng yêu cầu của hội nhập quốc tế. Các tổ chức cấu thành hệ thống giám sát tài
chính quốc gia hiện nay còn phân tán, năng lực yếu kém. Các hoạt động tài chính
nổi bật hiện nay như ngân hàng, chứng khoán, bảo hiểm đang phát triển mạnh,
nhưng chưa ổn định. Như vậy, trong lĩnh vực này phải giải quyết một số nội dung
tầm quốc gia và hướng tới chuẩn mực quốc tế như: cơ cấu tổ chức giám sát, mô
hình giám sát, phương pháp giám sát, tiêu chuẩn giám sát, hệ thống dữ liệu, chia sẻ
thông tin, ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng nguồn lực cho hoạt động giám
sát. (Xem sơ đồ 2)
Sơ đồ 2: Mô hình mạng an toàn tài chính quốc gia
Tất nhiên, tất cả những vấn đề nêu trên chỉ đi vào cuộc sống với sự thống
nhất quan điểm và được pháp chế hoá trong các luật có liên quan, trong đó có Luật
BHTG, bao gồm cả các mối quan hệ có liên quan đến tiền gửi và tổ chức BHTG công cụ thực hiện chính sách công quan trọng này trong nền kinh tế thị trường.
About Deposit Insurance of Vietnam (DIV)
1. Deposit Insurance Basics
Vietnam Deposit Insurance is a state-owned financial institution with charter
capital from the State, legal status, non-profit operation, self-financing and tax
exemption.
Deposit Insurance Vietnam is the only organization in Vietnam implementing a
deposit insurance policy, operating under a payment model with expanded powers,
the organizational structure includes: Head office in Hanoi and eight regional
deposit insurance branches located in key economic regions of the country.
2. Formation of deposit insurance in Vietnam
Deposit insurance (Deposit Insurance) in the world has a history of 86 years of
operation. The US was the first country to establish the deposit insurance system in
1934. Currently, there are about 143 countries and territories in the world.
Vietnam Deposit Insurance was established under Decision No. 218/1999/QDTTg, dated November 9, 1999 of the Prime Minister, operating under Decree
89/1999/ND-CP. In 2012, Vietnam's deposit insurance activities were legalized by
the Law on Deposit Insurance No. 06/2012/QH13 dated June 18, 2012.
3. Objectives and main activities of the Deposit Insurance Corporation
3.1. Target
Firstly, protect the legitimate rights and interests of depositors, actively contribute
to maintaining the stability of the system of credit institutions and foreign bank
branches, ensuring the safe and sound development of the system. strength of
banking activities.
Secondly, improving the quality and efficiency in deposit insurance activities,
including deposit insurance participation certificates, reporting information,
supervision, inspection, participation in special control, detection, early warning of
potential risks to deposit insurance participating organizations; participate in
effective restructuring of weak deposit insurance participating organizations;
calculate and collect deposit insurance premiums, manage capital and investment,
propagate deposit insurance policies, pay deposit insurance in accordance with
international practices and provisions of Vietnamese law .
Third, strengthen the financial capacity of the deposit insurance organization to
affirm the commitment of the State and improve depositors' confidence in the
deposit insurance policy.
Specifically, strive for the ratio of fully insured depositors to total insured
depositors to reach 92 - 95%, ensuring compliance with international practices.
Striving to shorten the actual payment time from the time of arising the insurance
payment obligation to 30 working days by 2025 and 15 working days by 2030, in
order to help depositors have early access to money. deposits when the deposit
insurance participating institution is processed.
Striving to achieve the goal that by 2025, 45% and by 2030, 55% of depositors can
grasp the core contents of the deposit insurance policy.
3.2. Main activities of Vietnam Deposit Insurance
+ Granting new licenses to depository institutions, additionally granting and
withdrawing deposit institutions' licenses.
+ Collect insurance premiums
+ Monitor, supervise and inspect the observance of the Government's Decree on
deposit insurance and regulations on safety assurance in banking activities of
deposit insurance participating organizations.
+ Refund depositors within the prescribed insurance limit
+ Debt collection for liquidated financial institutions
+ Propagating and disseminating about deposit insurance activities of Vietnam
Deposit Insurance
+ Financial support for organizations participating in deposit insurance
+ Making financial investment from idle capital to preserve the state allocated
capital and cover costs
4. What has been done in Vietnam in the field of deposit insurance
Since 1986, comprehensive strategic renovation has opened a new period of
development of the country. Vietnam's banking system has been reformed,
gradually shifting from a centralized subsidy to a socialist business accounting.
The number of joint-stock commercial banks, especially credit funds and credit
cooperatives, increased strongly but also rapidly collapsed in series in the years
1989-1990.
In 1997, the Asian financial crisis put pressure on Vietnam's banking system to
comprehensively reform and restructure in order to improve operational efficiency,
increase competitiveness and restore the confidence of the banking sector. general
public.
The experience of the collapse of the credit cooperative system and the impact of
the 1997 Asian financial crisis shows that the most common principle in the
operation of the market economy is that if there is a risk, there must be preventive
measures. , handle. The more deeply and deeply integrated banking activities
become, the more potential risk factors exist, including systemic risks, especially
in the system of people's credit funds and joint-stock commercial banks. Therefore,
it is necessary to take preventive measures. Deposit Insurance of Vietnam (Deposit
Insurance Vietnam) is one of a number of financial institutions that have taken
preventive measures to help limit losses and prevent the failure of a series of credit
institutions. Therefore, in order to create conditions for credit institutions to
develop stably, ensure safety, and contribute to the stability of the national
financial system, on September 1, 1999, the Government issued Decree No. Decree
No. 89/1999/ND-CP on deposit insurance. Pursuant to this Decree, on November
9, 1999, the Prime Minister signed Decision No. 218/1999/QD-TTg establishing
BHTGVN (Deposit Insurance of Vietnam -DIV).
Vietnam Deposit Insurance is a tool to implement the deposit insurance policy.
Vietnam Deposit Insurance is a state-owned financial institution, operating not for
profit, with an initial charter capital of VND 1,000 billion (now VND 5,000
billion) from the State. The deposit insurance sector was established by the
Government. This is an important event because for the first time in the operation
of the Vietnamese banking system, there is a form of public insurance, aimed at
protecting the legitimate rights and interests of depositors, contributing to
maintaining stability of credit institutions, ensuring the safe and healthy
development of banking activities. This is also an appropriate step in the process of
developing a market economy and integrating with other countries in the region
and the world.
Vietnam Deposit Insurance has gradually affirmed its role in the process of
reforming and restructuring the banking and financial system; protect the
legitimate rights and interests of depositors; contributing to maintaining the
stability of credit institutions, ensuring the safe and healthy development of
banking activities, maintaining political security and social order. Although before
that, in the territory of Vietnam, there was an experimental commercial deposit
insurance activity in the years 1994-1996 (pilot operation of the people's credit
fund system), led by Baoviet Holdings. Free implementation), but failed.
A very basic achievement in the field of deposit insurance is the initial legal
framework for deposit insurance activities; publicize the deposit insurance public
policy, make the state budget transparent in risk handling; deposit-receiving
institutions must participate in compulsory deposit insurance; the subject of
insured deposits are deposits in Vietnam dong, mainly deposits of individual
depositors, households, foreign currency deposits are not insured; The deposit
insurer performs the following tasks: issuing and withdrawing the Certificate of
Deposit Insurance, collecting insurance premiums at the rate of 0.15%/year on the
balance of insured deposits, supervising depository institutions, financial
investment, financial support for deposit-receiving organizations, maximum
insurance payout of 50 million dong for a depositor at a deposit-receiving
organization, debt recovery and asset liquidation. Deposit insurance activities have
been closely associated with the life of enterprises - depository institutions (see
diagram 1).
SEE DIAGRAM 1
Vietnam has implemented the deposit insurance policy for nearly 9 years:
establishing deposit insurance relations with 1,077 deposit-taking institutions,
including 5 state-owned commercial banks, 34 joint-stock commercial banks, and
32 foreign bank branches. outside; 5 joint venture banks, 10 non-banking credit
institutions, the Central People's Credit Fund and 990 grassroots People's Credit
Funds. (Source from Vietnam Deposit Insurance, up to December 31, 2007). These
organizations are all granted certificates of deposit insurance.
The deposit insurer has performed the function of monitoring and inspecting the
activities of depository institutions to give early warning to help deposit insurers
take timely measures to prevent and overcome risks. DIV conducts 100%
supervision of deposit insurance participating institutions, and has carried out
many on-site inspections of participating institutions. Supervision and inspection
activities are the most important operation of the Deposit Insurance Corporation,
which has confirmed that this institution is an integral part of the national financial
supervision system, effectively controlling credit institutions. in complying with
the law on deposit insurance and safety of banking operations, contributing to
warning potential risks that may occur so that credit institutions can correct,
prevent and improve operational quality. Currently, the Deposit Insurance of
Vietnam is researching to improve supervision activities according to international
models and standards; pilot online connection with deposit insurance participating
organizations to exploit online electronic reports from credit institutions.
With the aim of contributing to stabilizing the operation of credit institutions when
facing temporary difficulties in capital, from August 2005, Vietnam Deposit
Insurance has piloted the implementation of financial support services for the
People's Credit Union system at 3 regional deposit insurance branches. (Ho Chi
Minh City, North Central and North East). As a result, the DIS has received and
processed over 30 sets of "loan application documents", but only 02 units are
eligible for support and have been approved for loans.
Payment of insurance premiums to depositors is one of the important activities of
the Vietnam Deposit Insurance Corporation. Paying deposit insurance premiums to
depositors is a last resort but is extremely important for a poorly performing
deposit insurer whose operation is terminated by a competent authority. that is
insolvent. Over the years, the Deposit Insurance Corporation has made timely
payments in accordance with regulations to 1,511 depositors with a total amount of
VND 18,421 million, at 36 dissolved PCFs. The payment of insurance has
demonstrated the role of the DIV in protecting the legitimate rights and interests of
depositors, establishing the people's trust, contributing to political stability, social
order and social security. prevent the influence of the risk of chain breakdown in
the operation of the banking system.
In the international arena, the deposit insurance organization has implemented
extensive international integration, approached international experience and
standards on deposit insurance.
5. Challenges for Vietnam
As international integration deepens, the problem of increasing market risk is an
objective law. Vietnam is aiming to transform the national administration from
"ruling", to "serving". Deposit insurance activities, even if they are public policy,
must be consistent with the market mechanism, ensuring openness, transparency
and fairness. Thus, the most important thing in the deposit insurance policy is to
clearly select the objectives of the deposit insurance public policy. This target
structure clearly shows the requirements of the development trend of the market
economy.
On the basis of selected public policy objectives, the basic criteria for the deposit
insurance operating framework must be determined, which are: (1) Is participation
in deposit insurance optional or compulsory; (2) The subject of deposit insurance is
VND or including foreign currencies; (3) Objects of deposit insurance are deposits
of all subjects or only of the majority of subjects of small deposits; (4) Insurance
premiums of the same class (same level) or different according to the risk level of
the depository institution; (5) Whether the insurance payout is limited (maximum)
or infinite; (6) Define the supervisory role of the deposit insurer; (7) Determining
the role of receiving, handling and restructuring the bank of the deposit insurer; (8)
Establish the deposit insurance organization model with its roles and functions; (9)
The role of the deposit insurer in the national financial safety supervision system.
One of the great requirements is to set up risk control mechanisms, especially for
large-scale, contagious risks such as deposit risk and the risk of the system of
deposit-taking institutions. , banks; supervise the activities of banks; active tools
(such as deposit insurer, Bridge Bank - BB, Debt Settlement Company - AMC),
agile to promptly handle the arising risk status and scale of money-receiving
institutions deposits, as well as of the financial-banking system in general.
The State must also develop and deploy a national financial safety net (see model)
or a national financial service supervision system with a specific roadmap to meet
the requirements of international integration. The organizations constituting the
current national financial supervision system are still fragmented and have weak
capacity. Current prominent financial activities such as banking, securities and
insurance are developing strongly, but not stably. Thus, in this field, it is necessary
to solve a number of national-level issues and move towards international
standards such as: monitoring organization structure, supervision model,
supervision methods, supervision standards, monitoring system, etc. data,
information sharing, information technology application, resource use for
monitoring activities. (See diagram 2)
Of course, all of the above-mentioned issues only come to life with a consensus of
opinion and are legalized in relevant laws, including the Law on Deposit
Insurance, including related relationships. deposits and deposit insurers - this
important public policy implementation tool in the market economy.
Download